Chủ đề: “Có nên xi bé đi vệ sinh không?” luôn gây tranh cãi trong các hội nhóm mẹ bỉm sữa. Việc xi tè cho bé có gây hại cho bàng quang của con như một số lời đồn? Hay nên xi bé đi vệ sinh để nhàn hơn trong việc chăm con? Đây là những băn khoăn điển hình của mẹ khi muốn cho bé học xi tè, xi ị. Vậy câu trả lời ra sao, mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Xem thêm: Trẻ 16 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không?
Mục lục
1. Có nên xi cho bé đi vệ sinh không?
Nhiều mẹ có tâm lý muốn xi tè từ sớm (từ 6 tháng tuổi) cho bé nhà mình để bé không tè ra quần, mẹ đỡ vất vả trong việc giặt giũ hay vệ sinh cơ thể bé nhiều lần. Cách làm này tạo ra những cuộc thảo luận không hồi kết trong các hội nhóm của mẹ bỉm sữa về “có nên xi cho bé đi vệ sinh không?”
Một luồng ý kiến từ những mẹ có phương châm “lấy bé làm trung tâm” cho rằng xi tè cho bé không tốt. Mẹ cho rằng điều này ảnh hưởng tiêu cực tới con vì mẹ đang can thiệp vào quá trình phát triển tự nhiên của bé. Các mẹ hiện đại thấy điều này giống như việc “ép” bé phải đi vệ sinh trong khi bé chưa sẵn sàng hoặc chưa có nhu cầu. Bởi các mẹ cho rằng xi cho bé đi vệ sinh sớm sẽ làm ảnh hưởng đến bàng quang, tăng khả năng mắc các bệnh táo bón, suy thận.
Nửa còn lại là những mẹ đồng tình với việc luyện xi bé đi vệ sinh càng sớm càng tốt. Mẹ ủng hộ việc này vì cho rằng bé có thể hình thành thói quen tự lập sớm khi làm quen với việc xi vệ sinh ngay từ khi nhỏ. Không những thế, khi ấy bé không còn tè dầm, lượng quần áo, bỉm tã thay mỗi ngày cũng ít đi. Từ đó mẹ chăm bé cũng nhàn hơn rất nhiều.
Đây là các quan điểm của mẹ về xi tè cho bé có tốt không, vậy các chuyên gia nói gì về điều này, cùng nhau tìm hiểu chi tiết dưới đây nha.
Các chuyên gia nhi khoa nhận định về “có nên xi cho bé đi vệ sinh không?” như sau:
Theo nguyên Trưởng khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai – PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng: việc xi tè cho con chỉ là một cách luyện phản xạ có điều kiện khi đi tiểu (tức luyện cho bé phản xạ – đi tiểu khi có tiếng xi tè). Nếu như mẹ biết cách xi trẻ đi vệ sinh đúng, điều này là hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe nói chung hay những bộ phận có chức năng bài tiết như thận, bàng quang của bé.
Tuy nhiên, tập xi ị cho bé khi còn quá nhỏ sẽ gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt đối với bé dưới 1 tuổi. Bởi lúc này, não bộ của bé chưa phát triển toàn diện nên sẽ khó để rèn luyện được. Khi bé lớn hơn một chút (khoảng 1-2 tuổi), bé sẽ học được nhanh hơn do các vùng não bộ đã phát triển hoàn thiện. Việc mẹ luyện bé xi tè cũng vì thế mà trở nên dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều.
Như vậy, việc xi tè cho con về bản chất không tác động xấu đến sức khoẻ của con. Ngược lại còn giúp mẹ nhàn hơn trong việc chăm bé, cũng như giảm thiểu chi phí tã bỉm. Nhưng mẹ cần lưu ý về thời điểm thích hợp để xi tè cho bé là trên 1 tuổi mẹ nhé!.
2. Khi nào nên xi bé đi vệ sinh tốt nhất?
Nói về vấn đề bao giờ nên tập xi cho trẻ, Trưởng khoa thận của Bệnh viện Nhi đồng 2, Th.S – BS Hoàng Thị Diễm Thuý cho biết, bé dưới 6 tháng tuổi không hình thành được thói quen xi tè. Thậm chí bé dưới 1 tuổi, việc này cũng không cần thiết và khó thực hiện. Mẹ chỉ nên tập xi cho bé đi vệ sinh khi bé đã trên 1 tuổi.
Để biết bao giờ nên tập xi cho trẻ, mẹ cần hiểu rõ “đồng hồ sinh học” của con để việc xi tè diễn ra thuận lợi. Ví dụ, mẹ để ý thấy rằng, bé có xu hướng đi tè sau khi ngủ dậy, sau khi bú hay trước khi ăn trưa 30 phút…
Hoặc những biểu hiện của bé trước mỗi lần đi vệ sinh như ngây mặt hoặc rùng mình… Dựa vào những dấu hiệu trên, mẹ xi tè cho bé vào những thời gian đó để bé tạo thành thói quen hàng ngày. Mẹ cũng nên căn thời gian cho việc xi tè, cách khoảng 3-5 tiếng mỗi lần tuỳ vào lượng thức ăn và đồ uống bé tiêu thụ trong ngày.
3. Hướng dẫn 3 bước xi bé đi tè tự nhiên
- Bước 1: Trước khi xi tè, mẹ dùng tay vuốt nhẹ lưng bé để bé có cảm giác rùng mình. Lặp lại động tác này nhiều lần trước khi cho bé đi vệ sinh sẽ kích thích bé mắc tiểu và muốn đi vệ sinh.
- Bước 2: Mẹ xi bé bằng cách tạo ra những âm thanh “xi” kéo dài. Âm thanh này giống như một tín hiệu, dần sẽ giúp bé hình thành phản xạ có điều kiện, mỗi khi mẹ xi sẽ có tác dụng kích thích cảm giác muốn đi tiểu của bé.
- Bước 3: Sau khi bé tè xong. Mẹ vệ sinh bộ phận sinh dục và mông của bé, để mông bé khô thoáng trước khi mặc tã hoặc quần.
Lưu ý cho mẹ khi xi tè cho bé như sau:
- Không nên xi tè quá 1 phút hoặc ép bé phải đi vệ sinh. Khi mẹ xi quá 1 phút mà bé không tè, tức là bé chưa có nhu cầu bài tiết. Mẹ đừng ép con nếu con chưa có nhu cầu đi tè nhé!
- Đối với các bé đã biết ngồi, mẹ có thể cho bé học ngồi bô dần kết hợp với xi tè để bé làm quen với việc tự đi vệ sinh sau này. Với những bé đã trên 1 tuổi và mẹ đang tập cho bé đi vệ sinh đúng nơi quy định, mẹ tham khảo thêm nhé!
- Không nên cho bé mặc bỉm 24/24. Theo bác sĩ Sameer, mẹ nên “thả rông” bé 15-20 phút sau mỗi lần thay tã, bỉm để da bé khô thoáng, tránh ngứa ngáy, hăm tã hay các vấn đề về da.
Ngoài ra, các sản phẩm giúp vệ sinh sạch sẽ và an toàn cho da bé như khăn ướt, … cũng điều mẹ cần lưu ý tìm hiểu và lựa chọn. Với khăn ướt Mamamy, em bé của mẹ sẽ luôn sạch sẽ và được chủ động ngừa hăm, mẩn đỏ tối đa.
Mamamy hiện đang có những ưu đãi siêu hấp dẫn, số lượng có hạn trên website, nhanh tay đặt hàng ngay mẹ ơi!
4. 5 bước hướng dẫn cách xi trẻ đi ị đơn giản bé thích thú
So với đi tè, trong một ngày bé đi ị ít hơn, thường là 1-2 lần. Ngoài ra, thời gian đi ị cũng lâu hơn, thường là khoảng 2 – 5 phút, vì thế mà việc hợp tác của bé rất quan trọng. Mẹ chú ý quan sát lịch trình đi ị của con để xi bé ị hiệu quả mẹ nhé!
- Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bô thật xinh xắn, màu sắc tươi sáng để bé thích thú hơn với việc đi vệ sinh.
- Bước 2: “Hỏi ý kiến” bé trước khi xi bé. Hoặc đơn giản chỉ là báo hiệu cho bé biết mẹ sẽ cho bé đi ị. Ví dụ như “Mẹ con mình cùng đi ị nhé!”
- Bước 3: Mẹ mở video hoặc truyện tranh có chủ đề dạy bé đi vệ sinh để bé thích thú và dễ học theo.
Những kênh youtube hấp dẫn hỗ trợ đắc lực cho mẹ dạy bé đi vệ sinh đây ạ:
Bước 3 này mẹ áp dụng mỗi lần xi bé, hoặc dành thời gian xem cùng con hằng ngày khi rảnh rỗi để giúp con làm quen dần với hình ảnh trực quan, bắt chước theo cho đúng nhé!
- Bước 4: Mẹ tạo âm thanh “Xii” liên tục kéo dài để kích thích bé đi ị.
- Bước 5: Sau khi bé ị xong, mẹ chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé. Cùng bé rửa tay sau khi đi vệ sinh để tránh những bệnh liên quan đến vi khuẩn.
Xi bé đi ị, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Xi bé đi ị cần nhiều kiên nhẫn hơn so với việc xi bé đi tè. Khi xi bé khoảng hơn 2 phút mà bé không ị, đó là dấu hiệu bé chưa buồn ị. Mẹ xi ị bé vào một khung giờ khác nhé.
- Chế độ ăn uống của bé ảnh hưởng khá nhiều đến việc đi ị, cũng như xi bé ị. Nếu như mẹ đã nhận thấy bé hay đi ị vào một khung giờ, nhưng xi bé lại không ị, nguyên nhân có thể do thức ăn bé khó tiêu, táo bón…Do đó, mẹ hãy bổ sung những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, củ, quả hoặc thực phẩm loãng có nhiều nước như cháo, súp mẹ nhé!
Như vậy, việc xi bé đi vệ sinh được giới chuyên gia đánh giá không ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của bé, lại còn có lợi cho mẹ trong việc chăm con và cũng lý giải được cho các mẹ xi tè cho bé có tốt không. Tuy nhiên cần áp dụng vào thời điểm thích hợp (chỉ áp dụng với bé trên 1 tuổi). Mẹ có thể yên tâm tập xi tè, xi ị cho bé sau khi bé được 1 tuổi mẹ nhé!
Xem thêm: