Bố mẹ là những giáo viên đầu tiên và quan trọng nhất của các con. Mỗi ngày con học được nhiều thứ từ cách bố mẹ giao tiếp, làm việc, xử lý vấn đề…Đặc biệt trong độ tuổi học mẫu giáo con đã bắt đầu biết nhận thức, suy nghĩ, ghi nhớ và rất thích làm theo bố mẹ. Để giúp bố mẹ thành những giáo viên thông thái của con, những thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích giúp bố mẹ rèn luyện tư duy cho trẻ nhà mình.
Mục lục
1. Phát triển tư duy cho trẻ qua các bài tập về tính toán
Có rất nhiều loại bài tập giúp trẻ phát triển khả năng tính toán , logic . Ba mẹ có thể dạy con yêu các phép tính cộng trừ nhân chia qua các đồ vật, thức ăn quen thuộc với bé. Ví dụ ” Ba có 5 cái kẹo , ba cho con 4 cái vậy ba còn mấy cái?”. Hoặc hỏi con các bài tập về lớn bé , to nhỏ.
Khi cho trẻ học mẫu giáo, trẻ sẽ được rèn luyện tư duy, bắt đầu từ việc học nhận biết các con số. Sau đó con được sẽ học đếm từ 1 đến 10. Để giúp con học nhanh bố mẹ nên dạy con những con số xuất hiện trên đồ vật xung quanh. Khi con đã quen mặt số, bố mẹ hãy cùng trẻ đếm thật nhiều thứ, như đếm trái cây, đếm số bút màu, số kẹo… Kỹ năng đếm số tuy là khó đối với một số bé. Nhưng con sẽ học nhanh hơn nếu được luyện tập thường xuyên.
2. Phát triển tư duy cho trẻ qua các bài tập về ngôn ngữ
Ở mẫu giáo, con sẽ được các cô dạy chữ cái. Bé mẫu giáo lớn có thể biết đọc một số chữ. Một số bé còn có thể ghép được chữ để tạo thành một vài từ đơn giản. Để giúp con, bố mẹ có thể dán các chữ cái xung quanh nhà hoặc dùng chữ có nam châm để dính lên tủ lạnh. Ngoài ra bố mẹ có thể dùng các thẻ chữ cái để giúp con quen mặt chữ. Đây là những bài tập tốt để phát triển tư duy cho trẻ mầm non.
Có rất nhiều bài hát về bảng chữ cái, bố mẹ có thể cho bé nghe thường xuyên hoặc hát cùng con. Âm nhạc giúp con thích thú và ghi nhớ dễ dàng hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tập trung lắng nghe khi con hỏi hay tâm sự. Trò chuyện nhiều và đọc sách cùng con mỗi ngày để nuôi dưỡng tình yêu của trẻ đối với ngôn ngữ.
Có thể bố mẹ muốn biết : Tổng hợp các câu thơ chúc tết cho bé cực hay và ý nghĩa
3. Phát triển tư duy cho trẻ qua các bài học về nghệ thuật
Trẻ ở độ tuổi từ 4-6 phát triển tư duy rất tốt bằng cách cho con học về nghệ thuật. Bố mẹ có thể cho bé học vẽ, âm nhạc, hát múa…Bé học vẽ thường có khả năng nhận biết, miêu tả tốt do thường xuyên tiếp xúc với màu sắc, hình ảnh .. Các nghiên cứu cho thấy âm nhạc là một trong những yếu tố kích thích, khơi gợi những cảm nhận, cảm xúc về cuộc sống đầu tiên cho con trẻ, giúp bé biết chia sẻ và gắn kết yêu thương. Không những thế, nó còn có thể giúp hình thành khả năng tư duy sáng tạo cho các con.
Bố mẹ có thể tham khảo thêm : Top 4 trò chơi cho bé giúp phát triển toàn diện
4. Rèn luyện cho trẻ tư duy sáng tạo
Sáng tạo nghĩa là con có khả năng tìm ra những điều mới lạ từ những vấn đề, đồ vật quen thuộc. Chính vì vậy, bố mẹ có thể rèn luyện cho trẻ bằng cách thường xuyên đưa ra những câu hỏi để con tự tư duy trả lời . Cho con tiếp xúc với bên ngoài càng nhiều càng tốt. Khi được thỏa sức cọ xát và vận động chạy nhảy, con sẽ có điều kiện phát triển trí não tốt và rèn luyện tư duy sáng tạo. Bố mẹ có thể dạy con vẽ lại những gì đã nhìn thấy. Hoặc kể lại những chuyện đã gặp phải để kích thích não bộ cho con. Dạy con làm thủ công, chơi đất nặn. Để con thoả sức cắt ghép hay nhào nặn ra những thứ con thích. Bố mẹ sẽ thấy bất ngờ với khả năng của con đấy.
5. Rèn luyện cho trẻ tư duy phân tích
Ở trẻ mầm non bố mẹ có thể phát triển tư duy phân tích cho trẻ qua các bài tập giải đố. Bố mẹ hãy nghĩ ra những câu đố đơn giản để hỏi con. Qua đó, con sẽ học được cách phân tích thông tin một cách logic và khoa học nhất. Vừa là trò chơi bổ ích, vừa giúp con có thể chủ động rèn luyện trí não. Bố mẹ hãy dành nhiều thời gian cho con. Hạn chế cho con xem tivi, điện thoại nhiều nhé.
Kinh nghiệm cho bố mẹ : Hình thành tính cách cho trẻ như thế nào là đúng
6. Rèn luyện cho trẻ kỹ năng ghi nhớ
Theo ba mẹ khả năng ghi nhớ tốt có phải do bẩm sinh không? Nhiều nghiên cứu cho thấy trí nhớ tốt phần lớn là do tập luyện. Thời gian tốt nhất để rèn luyện tư duy ghi nhớ cho trẻ là sáng sớm hoặc trước giờ đi ngủ. Bố mẹ hãy chú ý đến tâm trạng của con. Bé sẽ ghi nhớ tốt hơn nếu tâm trạng vui vẻ, hào hứng. Một số giáo cụ như bảng màu, thẻ tranh ảnh, giúp bé ghi nhớ hình ảnh rất tốt. Bố mẹ có thể thường xuyên hỏi con về những đồ vật xung quanh con. Ví dụ” xe đạp của con đẹp quá , nó có màu gì thế” . Dạy con ghi nhớ đường về nhà qua các mốc địa điểm. Ví dụ ” Cửa hàng bánh kia rồi, rẽ phải là về đến nhà đúng không con?”. Thông thường, trẻ sẽ ghi nhớ tốt những việc lặp đi lặp lại nhiều lần. Lâu dần não bộ của trẻ sẽ hình thành phản xạ ghi nhớ .
7. Phát triển tư duy phản biện cho con
Bố mẹ nghĩ tư duy phản biện có quan trọng không? Theo nghiên cứu gần đây, tư duy phản biện được xếp vào danh sách bảy kỹ năng sống cần thiết cho mọi đứa trẻ. Bố mẹ có thể cho con chơi những trò khám phá nguyên nhân và kết quả. Hãy kiên nhẫn để trẻ tự tìm tòi, như vậy trẻ sẽ hình thành những câu hỏi tại sao và hứng thú tìm câu trả lời. Thay vì tự động đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi mà con đặt ra. Bố mẹ hãy hỏi ngược lại con những câu như ” con có ý tưởng gì? Theo con chúng ta phải làm sao? Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tôn trọng câu trả lời của con dù đúng hay sai. Đôi khi có những vấn đề cần bố mẹ giải quyết. Nhưng hãy giải thích cho con cách làm của bố mẹ để con hình thành suy nghĩ giải quyết vấn đề.
Nguồn tham khảo : http://www.mindmapsoft.com/mind-map-develop-children-brain/