Lần đầu tiên mẹ thấy bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ nên rất lo lắng, lúng túng. Phải làm sao để con khỏi nhanh và không tái lại bây giờ? Mẹ đừng lo. Bài viết này sẽ mách mẹ “bí quyết” chăm sóc bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ chuẩn khoa học, mẹ theo dõi nhé!
Mục lục
1. Lý do khiến bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ
Bé 3 tuổi có hệ miễn dịch và cấu trúc da chưa hoàn thiện. Vì vậy, con dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc các rắc rối ngoài da hơn so với người lớn.
Các nguyên nhân chính khiến bé 3 tuổi bị mẩn đỏ như: do virus phát ban, do viêm da, do dị ứng thức ăn, do dị ứng thời tiết, do kích ứng với sản phẩm ngoài da. Từng nguyên nhân có biểu hiện thế nào, mẹ kéo xuống để đọc tiếp nhé!
1.1. Bé bị nhiễm các virus gây phát ban
Khi bị nhiễm 1 số virus như sởi, rubella,… bé sẽ bị sốt cao (38 – 40 độ C) cùng với xuất hiện mẩn đỏ với biểu hiện sau:
- Nốt mẩn đỏ: Xuất hiện sau cơn sốt cao vài ngày, ban đầu là những nốt nhỏ có thể mọc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bé. Sau đó các nốt to, lan ra xung quanh, gây ngứa nên bé hay đòi gãi.
- Biểu hiện khác: Bé mệt mỏi do sốt cao, một số trường hợp bị sổ mũi, đau họng, tiêu chảy.
1.2. Bé bị viêm da
Khi nhiễm phải 1 số chủng vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu,… bé dễ bị viêm da và nổi mẩn đỏ. Ban đầu là các nốt đỏ hình tròn, mọng nước, sau đó to dần lên vỡ ra và tróc vảy. Vùng da bị viêm sẽ ẩm ướt và hơi có mùi.
1.3. Dị ứng thức ăn, sữa
Hệ miễn dịch và tiêu hóa của bé 3 tuổi còn chưa hoàn thiện, niêm mạc ruột non hấp thu nhanh nên bé dễ bị dị ứng với thực phẩm giàu protein. Một số thức ăn dễ gây dị ứng cho bé 3 tuổi như: Sữa, thịt bò, thịt gà, hải sản, các loại hạt của bé,….
Khi ăn phải thức ăn gây dị ứng, bé bị nổi mẩn đỏ sẽ có biểu hiện sau:
- Biểu hiện mẩn đỏ: Các nốt mẩn nhỏ li ti, hơi gây ngứa, xuất hiện nhiều ở khu vực quanh miệng. Nếu bé nhà bạn bị nổi mẩn đỏ quanh miệng vì ăn bột thì hãy tham khảo ngay cách xử lý đơn giản tại đây.
- Biểu hiện khác: Bé hay bị đầy hơi, tiêu chảy, số ít trường hợp còn bị sốt nữa.
1.4. Dị ứng thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt vào những thời điểm giao mùa hoặc bé đi ra ngoài không được che chắn cẩn thận cũng sẽ là lý do khiến bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người
Dấu hiệu bé dị ứng thời tiết để mẹ nhận biết đây ạ!
- Nốt mẩn đỏ: Các nốt mẩn nhỏ, màu đỏ xuất hiện rải rác ở những vị trí không được che chắn như mặt, cổ, tay, chân. Các nốt này gây ngứa, mẹ để ý sẽ thấy bé rất hay đưa tay lên gãi..
- Biểu hiện khác: Bé bị kích ứng mũi, ho, số ít trường hợp bị đau họng.
1.5. Bé bị kích ứng với sản phẩm dùng ngoài da
Một số sản phẩm dùng ngoài da cho bé như: Khăn ướt, sữa tắm, kem bôi ngoài da, nước giặt quần áo,… gây dị ứng cho bé vì các nguyên nhân sau:
- Các sản phẩm cũ bé đang dùng: Hết hạn, bị hỏng hóc không đảm bảo chất lượng.
- Sản phẩm mới: Có chứa các thành phần dễ gây dị ứng cho bé như chất tạo bọt hoá học, Clo, chất tạo màu và bảo quản Paraben, MIT,…
Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé dị ứng với các sản phẩm dùng ngoài da:
- Mẩn đỏ nhỏ, li ti như hạt gạo, sờ vào thấy có bọng nước và khô.
- Chỉ nổi mẩn ở những vị trí mẹ dùng sản phẩm ngoài da cho con
2. Cách xử lý khi bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ
Mẹ đừng quá lo lắng khi bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ nhé, với những bí quyết dưới đây, bé nhà mình sẽ khỏi mẩn đỏ nhanh thôi ạ!
2.1. Bé bị nổi mẩn do nhiễm virus phát ban
Ngoài biểu hiện da nổi mẩn đỏ, bé còn bị sốt và nhiều triệu chứng khác nên mẹ cần kết hợp chăm sóc bé theo hướng dẫn sau:
- Chăm sóc nốt ban: Tắm sạch sẽ, tránh để các nốt phát ban bị nhiễm khuẩn. Lưu ý: Vì bé đang bị ốm nên mẹ cần tắm nhanh trong 5 – 7 phút với nước ấm (khoảng 35 – 38 độ C), lau khô người, ủ ấm cho bé ngay sau khi tắm.
- Theo dõi nhiệt độ bé: Cặp nhiệt độ cho bé 2 giờ/1 lần. Nếu bé sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, chỉ cần lau chườm bằng khăn ấm, mặc quần áo mỏng cho bé. Nếu bé sốt cao trên 38.5 độ C, mẹ cho bé uống thuốc hạ sốt.
- Bổ sung nước cho bé: Cho bé uống sữa thường xuyên (2 – 3 giờ/ 1 lần), kết hợp cho bé uống thêm nước lọc khoảng 100ml/ lần, mỗi ngày 4 – 6 lần. Cho bé ăn thêm cháo, súp và các loại nước hoa quả cũng sẽ giúp con khỏe mạnh, tăng cường đề kháng hơn.
- Tránh để mọi người xung quanh nhiễm virus phát ban: Hạn chế cho bé tiếp xúc với mọi người, bé nên ở phòng riêng, có dụng cụ vệ sinh, ăn uống riêng.
Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ hết sốt sau 2 – 3 ngày, các nốt ban lặn dần sau 5 – 7 ngày.
Trẻ bị phát ban nặng với 1 trong các dấu hiệu sau, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay:
- Bé sốt cao trên 39 độ C, sử dụng thuốc hạ sốt nhưng vẫn không có tác dụng
- Các nốt ban bị lở loét, ẩm ướt và có dấu hiệu sưng, phù nề
- Bé bị tiêu chảy nhiều, khoảng từ 6-8 lần trở lên trong ngày
2.2. Do bé bị viêm da
Nếu bé mới bị viêm da chưa có mụn mủ, mụn nước, mẹ áp dụng cách chăm sóc sau, bé sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày:
- Chăm sóc các nốt phát ban: Tắm rửa sạch sẽ các nốt ban, ưu tiên sử dụng sữa tắm an toàn đã được kiểm chứng cho bé.
- Sử dụng xịt kháng khuẩn, chống viêm: Giúp giảm cảm giác khó chịu, kích ứng cho bé. Mẹ ưu tiên chọn sản phẩm xịt kháng khuẩn có thành phần thiên nhiên để lành tính nhất với con mẹ nhé!
- Tránh để bé gãi lên các nốt mẩn: Cắt móng tay cho bé 1 tuần/ lần và vệ sinh tay bé sạch sẽ sau khi ăn và chơi.
Trong trường hợp các nốt mẩn đỏ đã bị viêm nhiễm với biểu hiện: mụn mủ, mụn nước, sau 3 – 4 ngày chăm sóc không có dấu hiệu thuyên giảm mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.
2.3. Dị ứng với thức ăn, sữa
Bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ do dụ ứng với thức ăn và sữa mẹ có cách xử lý rất đơn giản sau:
- Không cho bé ăn các thực phẩm gây dị ứng nữa
- Cắt ngắn móng tay bé 1 lần/tuần, tránh để móng tay bé làm xước các nốt mẩn. Ngoài ra, mẹ chú ý vệ sinh tay bé sau khi chơi, ăn để tránh vi khuẩn bám lên tay, xâm nhập vào các vết mẩn đỏ khi bé sờ vào.
- Kiểm tra hạn sử dụng, chất lượng của thức ăn. Ưu tiên cho bé ăn thịt lợn, thịt gà, rau xanh,… vì đây là thực phẩm lành tính, dễ tiêu hóa và không gây dị ứng cho bé. Nếu mẹ đổi sữa cho bé, nên cho bé uống thử trước 5 -10 ml xem có dị ứng không thì mới tiếp tục sử dụng.
Thông thường, dị ứng thức ăn, sữa sẽ khỏi nhanh sau 2 – 3 ngày. Trong trường hợp bé bị tiêu chảy từ 6 – 8 lần/ ngày, mẹ đưa bé đến khám bác sĩ vì bé có thể đang bị ngộ độc thức ăn đó ạ!
2.4. Dị ứng thời tiết
Bé dị ứng thời tiết được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách như trên, bé sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày. Mẹ lưu ý:
- Vệ sinh tay sạch sẽ: Mẹ vệ sinh tay bé sạch sẽ sau mỗi lần vui chơi, ăn uống. Đồng thời, mẹ cần cắt ngắn móng tay 1 lần/tuần để tránh móng tay bé làm xước các nốt mẩn mẹ nhé!
- Tránh cho bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Hạn chế cho bé ra ngoài trời, tránh để bé tiếp xúc với thú cưng,…
- Sử dụng xịt kháng khuẩn, ngừa viêm: Ngăn ngừa viêm nhiễm ở vùng da bị mẩn, giảm ngứa và tạo cảm giác dễ chịu nhanh chóng. Khi sử dụng dạng xịt, tay của mẹ không sờ trực tiếp vào da bé, tránh gây đau và nguy cơ nhiễm trùng hơn so với dạng kem.
Lưu ý: Trường hợp bé bị dị ứng nặng, có dấu hiệu phù nề, kích ứng đỏ mẹ cần đưa con đi thăm khám bác sĩ để kịp thời xử lý.
2.5. Dị ứng sản phẩm dùng ngoài da
Nếu được chăm sóc đúng cách, bé sẽ hết nổi mẩn đỏ dị ứng sau 1 – 2 ngày.
- Chăm sóc các nốt mẩn đỏ: Vệ sinh sạch sẽ tay bé và lau khô 2 – 3 lần/ngày cho bé. Cắt ngắn móng tay 1 lần/ tuần để tránh móng tay làm xước các nốt mẩn của bé. Đồng thời, mẹ vệ sinh tay sau khi bé chơi, ăn tránh vết bẩn từ tay lây sang nốt mẩn đỏ gây nhiễm khuẩn.
- Dừng sử dụng sản phẩm bôi ngoài da: Mẹ không dùng sản phẩm bôi ngoài da trong giai đoạn này. Khi bé ổn định hoàn toàn, nếu muốn tiếp tục dùng sản phẩm ngoài da, mẹ cần thay sang sản phẩm có thành phần thiên nhiên, lành tính để an toàn nhất cho bé.
3. 5 Nên – 5 Không khi bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ
Khi bé có dấu hiệu nổi mẩn đỏ dị ứng, để giúp con nhanh khỏi hơn mẹ đừng bỏ qua các mẹo NÊN và KHÔNG NÊN dưới đây nhé!
3.1. 5 điều mẹ nên làm khi bé bị nổi mẩn đỏ
Bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ sẽ nhanh khỏi hơn nếu mẹ áp dụng những cách sau:
- Vệ sinh da bé sạch sẽ: Tắm rửa hàng ngày bằng các sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé. Ưu tiên sản phẩm có thành phần tự nhiên như: Tía tô, sài đất, tinh dầu bưởi,… để an toàn, lành tính nhất với con.
- Giặt chăn gối cho bé thường xuyên: Nên giặt chăn gối 1 – 2 lần/tuần. Khi giặt, mẹ sử dụng các sản phẩm giặt xả chuyên dụng có nguồn gốc thực vật, tránh những sản phẩm chứa chất gây kích ứng như: hương hóa học, paraben, chất tạo bọt,…
- Tránh tay bé làm tổn thương các nốt mẩn đỏ: Cắt móng tay 1 tuần/ lần và vệ sinh tay bé sạch sẽ sau khi chơi và trước khi ăn.
- Chú ý thực phẩm của bé: Khi cho bé ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, mẹ chú ý xem bé có biểu hiện gì bất thường không để kịp thời xử lý.
3.2. 5 điều không nên làm khi bé bị nổi mẩn đỏ
Khi bé bị mẩn đỏ, da của con đang rất nhạy cảm, mẹ cần tránh những điều sau:
- Không tắm và chà kỹ da bé vì dễ gây tổn thương da, làm da bé bị kích ứng
- Không nặn các nốt mẩn bị viêm vì dễ gây nhiễm trùng
- Không tự ý sử dụng kem bôi chống dị ứng không rõ nguồn gốc.
- Không dùng các loại sữa tắm có chất tạo bọt, tẩy rửa như Sodium lauryl sulfate (SLS) và Sodium laureth sulfate (SLES),… vì chúng sẽ khiến da bé bị kích ứng và lâu khỏi hơn.
- Không cho bé chơi với thú cưng, lông thú cưng rất dễ gây dị ứng
Bé 3 tuổi bị nổi mẩn đỏ là vấn đề thường gặp, mẹ chỉ cần xác định đúng nguyên nhân, chăm sóc đúng cách ở trên, các nốt mẩn đỏ ngứa sẽ chia tay bé sớm thôi. Nếu các mẹ còn câu hỏi bất kỳ câu hỏi nào về bé bị nổi mẩn đỏ ngứa cần giải đáp hãy để lại bình luận bên dưới để được tư vấn mẹ nhé!
Mẹ tham khảo: