Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Những bài tập thể dục sau sinh mổ là một trong các phương pháp hỗ trợ mẹ nhanh chóng phục hồi cơ thể trở lại bình thường. Sinh mổ là việc can thiệp y tế vào quá trình sinh con. Giúp trẻ ra đời một cách thuận lợi khi mẹ gặp khó khăn trong việc sinh thường. Tuy sinh mổ cần thiết về mặt y tế, nhưng nó khiến cơ thể phục hồi chậm hơn. Do đó, 4 bài tập thể dục nhẹ nhàng dưới đây sẽ giúp mẹ mau chóng phục hồi cơ thể.

1.Tại sao cần tập thể dục sau sinh mổ?

Sinh mổ là phương pháp phẫu thuật rạch một đường trên bụng để giúp bé ra đời một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Sinh mổ là phương pháp phẫu thuật rạch một đường trên bụng để giúp bé ra đời một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Mẹ sau thời gian dài mang thai, cần phục hồi lại một số các cơ quan trọng như cơ sàn chậu, cơ bụng, cơ lưng dưới. Sau khi sinh, điều quan trọng là phải kích thích và tăng cường các khu vực này bằng các bài tập thể dục sau sinh mổ,để giảm nguy cơ chấn thương, giúp mẹ nhanh chóng phục hồi.

Sinh mổ là phương pháp phẫu thuật rạch một đường trên bụng để giúp bé ra đời một cách nhanh chóng và thuận lợi. Sinh mổ tuy an toàn cho các bà mẹ khó sinh, nhưng thời gian phục hồi lại lâu hơn bình thường. Vì lý do này, mẹ cần cẩn thận trước khi bắt đầu tập thể dục trở lại. Hãy xin ý kiến bác sĩ về cường độ cùng thời điểm tập luyện phù hợp trước khi bắt đầu.

2.4 bài tập thể dục sau sinh mổ nhẹ nhàng cho mẹ

Với 4 bài tập thể dục sau sinh mổ nhẹ nhàng dưới đây. Mẹ có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào, mà không đến các thiết bị chuyên dụng.

Xem thêm món ăn sau sinh cho mẹ:

Ăn móng có giúp nhiều sữa hay không?

Sau sinh có thể ăn hải sản hay không?

Cung cấp sinh dưỡng sau sinh thường đúng cách 

2.1. Hít thở bằng bụng

Bài tập này là phương pháp thư giãn tuyệt vời. Nó giúp đào tạo lại các cơ cốt lõi. Khiến chúng phối hợp cùng nhau trong các hoạt động thường ngày. Cơ bắp chính hoạt động trong bài này là cơ bụng ngang.
Bài tập này là phương pháp thư giãn tuyệt vời. Nó giúp đào tạo lại các cơ cốt lõi. Khiến chúng phối hợp cùng nhau trong các hoạt động thường ngày. Cơ bắp chính hoạt động trong bài này là cơ bụng ngang.

Bài tập này là phương pháp thư giãn tuyệt vời. Nó giúp đào tạo lại các cơ cốt lõi. Khiến chúng phối hợp cùng nhau trong các hoạt động thường ngày. Cơ bắp chính hoạt động trong bài này là cơ bụng ngang.

  • Bước 1: Nằm ngửa trên giường, ghế dài hoặc trên sàn nhà với tư thế thoải mái.
  • Bước 2: Đặt tay lên bụng và thả lỏng cơ thể.
  • Bước 3: Hít sâu bằng mũi, cảm nhận phần bụng đang nở ra theo hai bàn tay.
  • Bước 4: Thở ra bằng miệng. Khi mẹ thở ra, đồng thời hóp bụng về phía cột sống, làm co cơ bụng lại. Giữ trong tư thế này 3 giây.

Lập lại 5 đến 10 lần. Thực hiện động tác thể dục sau sinh mổ này 3 lần một ngày.

2. Bài tập ngồi Kegel

Có một lớp mô liên kết được gọi là màng đệm kết nối các cơ bụng với sàn chậu. Giúp chúng phối hợp và tạo ra các hoạt động một cách linh hoạt
Có một lớp mô liên kết được gọi là màng đệm kết nối các cơ bụng với sàn chậu. Giúp chúng phối hợp và tạo ra các hoạt động một cách linh hoạt

Có một lớp mô liên kết được gọi là màng đệm kết nối các cơ bụng với sàn chậu. Giúp chúng phối hợp và tạo ra các hoạt động một cách linh hoạt. Bài tập ngồi kegel tuyệt vời này, sẽ hỗ trợ kích hoạt và tăng cường các cơ sàn chậu. Các bài tập này đã được chứng minh là làm giảm tình trạng mất kiểm soát căng thẳng sau sinh. Chúng sẽ có hiệu quả sau khi ống thông tiểu được rút ra. Cơ bắp chính hoạt động trong bài thể dục này là cơ sàn chậu.

  • Bước 1: Ngồi trên mép ghế, đặt chân trên sàn.
  • Bước 2: Co các cơ của sàn chậu. Hãy tưởng tượng như mẹ đang cố gắng co thắt các lỗ mở âm đạo, hậu môn và niệu đạo. Sau đó, tưởng tượng như mẹ đang nhấc chúng lên khỏi ghế.
  • Bước 3: Giữ việc co thắt này càng lâu càng tốt. Bắt đầu từ 5 giây, rồi từ từ tăng dần thời gian lên.
  • Bước 4: Hít sâu và thở ra hoàn toàn, đồng thời buông lỏng và thư giãn cơ sàn chậu.
  • Bước 5: Thử tập thể dục sau sinh mổ với bài kegel này theo nhiều tư thế khác nhau như đứng hoặc nằm nghiêng.

Lập lại từ 8 đến 12 lần, nghỉ ngơi giữa các lần khoảng 2 phút. Thực hiện khoảng 2 lần 1 ngày với bài tập này nhé!

3. Bài tập Wall Sit

Bài tập isometric toàn thân này là một cách tuyệt vời để tăng cường sức mạnh của tất cả các nhóm cơ, đồng thời tăng khả năng phối hợp hoạt động của chúng với nhau
Bài tập isometric toàn thân này là một cách tuyệt vời để tăng cường sức mạnh của tất cả các nhóm cơ, đồng thời tăng khả năng phối hợp hoạt động của chúng với nhau

Bài tập isometric toàn thân này là một cách tuyệt vời để tăng cường sức mạnh của tất cả các nhóm cơ, đồng thời tăng khả năng phối hợp hoạt động của chúng với nhau. Cơ bắp hoạt động trong bài tập thể dục sau sinh mổ này bao gồm cơ tứ đầu, cơ gân kheo, cơ sàn chậu, các cơ cốt lõi và lưng dưới. 

  • Bước 1: Đứng quay lưng vào tường, cách chân tường từ 1 đến 2 bước chân.
  • Bước 2: Từ từ chùng gối, tựa lưng về phía tường theo tư thế ngồi. Hông và đầu gối ở góc 90 độ với nhau.
  • Bước 3: Hít thật sâu và thở ra. Trong khi thở ra, hãy kéo cơ bụng rốn vào phía tường.
  • Bước 4: Để có thể lợi ích. Mẹ cũng có thể tập co cơ sàn chậu trong tư thế ngồi kegel này.

Có thể giữ trong tư thế này càng lâu càng tốt. Nghỉ ngơi giữa các lần 1 phút và lập lại khoảng 5 lần như thế.

Xem thêm quan hệ tình dục sau sinh con:

Khi nào là thời điểm thích hợp quan hệ tình dục sau sinh em bé

Những điều cần lưu ý khi quan hệ tình dục trong khi mang thai

4. Động tác trượt chân

Sau sinh nên tập thể dục như thế nào cho hiệu quả? Bài tập cho người mới bắt đầu này giúp các cơ cốt lõi tham gia một cách nhẹ nhàng mà hữu ích. Cơ bắp hoạt động là cơ bụng ngang.

Sau sinh nên tập thể dục như thế nào cho hiệu quả? Bài tập cho người mới bắt đầu này giúp các cơ cốt lõi tham gia một cách nhẹ nhàng mà hữu ích. Cơ bắp hoạt động là cơ bụng ngang.

  • Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, đầu gối cong và bàn chân đặt trên mặt đất. Mang vớ để bàn chân dễ dàng trượt trên mặt đất.
  • Bước 2: Hít thở sâu. Khi thở ra, co cơ bụng bằng cách kéo rốn về phía cột sống mà không làm thay đổi đường cong của lưng dưới. Đồng thời, mở rộng một chân, cho đến khi chân duỗi ra hoàn toàn. 
  • Bước 3: Từ từ đưa chân trở về vị trí ban đầu.

Lập lại 10 lần đối với mỗi bên. Thực hiện 1 lần mỗi ngày.

Các bài tập thể dục sau sinh mổ không nên bắt đầu cho đến 6 hoặc 8 tháng sau phẫu thuật. Mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Luôn bắt đầu bằng các bài tập đơn giản, và nâng cao dần lên các động tác khó hơn. Nếu có thể, hãy tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc các chuyên gia tập thể dục sau sinh. Nếu có bất cứ hiện tượng nào như mệt mỏi, gia tăng việc chảy máu, hãy dừng lại và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế.

Mẹ cần một chút thời gian để trở lại chế độ vận động sau sinh mổ. Tuy các ca sinh mổ hiện nay diễn ra rất phổ biến, nhưng dẫu sao đây cũng là một cuộc phẫu thuật quan trọng và cần thời gian để phục hồi. Dưới đây là những chỉ dẫn nên và không nên để mẹ có thể lấy lại cơ thể chắc khỏe một cách an toàn.

1.Thời điểm thích hợp bắt đầu chế độ vận động sau sinh mổ?

Nhưng dù đã đạt đến mốc 6 tuần, thì điều đó cũng không có nghĩa là tất cả các mẹ đều sẵn sàng để tham gia vào một chế độ thể dục
Nhưng dù đã đạt đến mốc 6 tuần, thì điều đó cũng không có nghĩa là tất cả các mẹ đều sẵn sàng để tham gia vào một chế độ thể dục

Nếu mẹ đang tự hỏi: “khi nào tôi có thể bắt đầu chế độ vận động sau sinh mổ?”. Hãy yên tâm rằng mẹ sẽ không phải đợi quá lâu. Các chuyên gia cho biết, sinh mổ là một cuộc phẫu thuật rạch phần bụng để lấy em bé ra ngoài, vì thế mẹ phải đợi ít nhất là 6 tuần sau khi sinh. 

Nhưng dù đã đạt đến mốc 6 tuần, thì điều đó cũng không có nghĩa là tất cả các mẹ đều sẵn sàng để tham gia vào một chế độ thể dục. Điều đó còn phụ thuộc vào khả năng phục hồi và tình trạng của mẹ ở thời điểm hiện tại. Các mẹ bắt buộc phải có sự cho phép của bác sĩ và ở trong một trạng thái ổn định, trước khi bắt đầu vật lý trị liệu hoặc thể dục. Vì có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra, bao gồm vết mổ chậm lành hoặc bị nhiễm trùng.

2.Chế độ vận động sau sinh mổ tốt nhất dành cho mẹ

Thực tế là mỗi phụ nữ lành vết thương với tốc độ khác nhau, vì thế tốt nhất mẹ nên tự đánh giá mức độ chữa lành tại vị trí mổ.
Thực tế là mỗi phụ nữ lành vết thương với tốc độ khác nhau, vì thế tốt nhất mẹ nên tự đánh giá mức độ chữa lành tại vị trí mổ.

Một phụ nữ khỏe mạnh, không có biến chứng sau phẫu thuật, có thể bắt đầu các chế độ vận động sau sinh mổ như đi bộ, bơi và tập yoga. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe khu vực sàn chậu, tốt hơn hết là bắt đầu sau 3 tháng. 

Thực tế là mỗi phụ nữ lành vết thương với tốc độ khác nhau, vì thế tốt nhất mẹ nên tự đánh giá mức độ chữa lành tại vị trí mổ. Có một phương pháp để mẹ biết đã hoàn toàn bình phục hay chưa. Vào thời điểm mẹ buồn đi tiểu, hãy đứng thẳng hai chân rộng bằng vai, nhảy lên xuống 20 lần, sau đó ho 5 lần. Nếu không bị ra nước tiểu hoặc không còn cảm thấy đau thì mẹ đã có thể trở lại với các bài tập thể dục.

Nhưng để khởi đầu cho tất cả, mẹ nên làm quen với các bài tập có áp lực thấp, đặc biệt là các bài có liên quan đến cơ thành bụng. Mẹ sẽ sớm có thể trở về với những chế độ vận động yêu thích trước đó. Chỉ cần cho bản thân thêm thời gian để phục hồi. Về lâu dài, điều này sẽ tốt cho cơ thể của mẹ.

Tuy nhiên, nếu mẹ không chắc chắn về cơ thể của mình đã sẵn sàng hay chưa. Hãy xin ý kiến của chuyên gia, những người được đào tạo về sức khỏe phụ nữ, để đưa ra được các đánh giá và lập kế hoạch cho một chế độ vận động sau sinh mổ phù hợp với tình trạng hiện tại nhất.

3.Chế độ vận động sau sinh mổ mẹ cần tránh

Các bài tập cần nhiều sức mạnh không phù hợp với mẹ trong giai đoạn này
Các bài tập cần nhiều sức mạnh không phù hợp với mẹ trong giai đoạn này

Các bài tập cần nhiều sức mạnh không phù hợp với mẹ trong giai đoạn này. Đặc biệt là nếu mẹ rơi vào trường hợp bị xổ bụng, thì tuyệt đối tránh xa tất cả các bài tập. Xin ý kiến của bác sĩ vật lý trị liệu hoặc chuyên gia trước khi bắt đầu bất cứ chế độ vận động nào.

Cũng nên tránh chạy bộ nếu mẹ bị tiểu không tự chủ hoặc sa nội tạng. Nếu đang gặp 1 trong 2 vấn đề này, bác sĩ vật lý trị liệu sẽ tư vấn cho mẹ thời điểm và chế độ thích hợp để mẹ có thể hoạt động trở lại.

Nên tránh hoàn toàn các động tác plank ngay sau khi sinh. Rất hiếm có người thực hiện chính xác các động tác này, ngay cả nguyên gia. Việc thực hiện sai tư thế, ngược lại có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ.

4.Chế độ vận động sau sinh mổ giúp bụng phẳng

Chế độ vận động sau sinh mổ như thế nào giúp mẹ có một chiếc bụng phẳng. Dưới đây là bốn bài tập được đề xuất cho mẹ:

Xem thêm những lưu ý về việc sinh mổ cho mẹ:

Khi nào mẹ yêu nên sinh mổ

4.1.Động tác cây cầu

Nằm ngửa, 2 tay xuôi theo người, đầu gối co sao cho 2 lòng bàn chân chạm đất.
Nằm ngửa, 2 tay xuôi theo người, đầu gối co sao cho 2 lòng bàn chân chạm đất.

Nằm ngửa, 2 tay xuôi theo người, đầu gối co sao cho 2 lòng bàn chân chạm đất. Nâng phần hông lên, để tạo thành một đường thẳng từ đầu gối đến vai. Hít thở sâu, giữ trong tư thế này từ 20 đến 30 giây, sau đó hạ mình về tư thế ban đầu. 

4.2.Động tác cái bàn

Ngồi trên sàn, hai chân co, lòng bàn chân áp xuống sàn. Tay duỗi thẳng, chống ra phía sau, lòng bàn tay áp xuống sàn, các ngón tay hướng về phía chân. Hít thật sâu, sau đó nâng hông lên cho đến khi tạo thành hình như chiếc bàn 4 chân. Giữ trong tư thế này khoảng 15 giây. Lập lại động tác này thêm 2 lần.

4.3.Rắn hổ mang

Một chế độ vận động sau sinh mổ khác cho mẹ là động tác rắn hổ mang
Một chế độ vận động sau sinh mổ khác cho mẹ là động tác rắn hổ mang

Một chế độ vận động sau sinh mổ khác cho mẹ là động tác rắn hổ mang. Nằm sấp, lòng bàn tay úp cạnh vai. Khuỷu tay phải ép vào khung xương sườn. Dùng lực từ cánh tay, nâng đầu và cổ khỏi sàn, vừa đủ để làm căng phần lưng dưới. Hóp cơ phần rốn như thể đang cố nâng xương chậu lên khỏi sàn. Giữ trong tư thế này khoảng 3 đến 4 nhịp thở. Trở lại vị trí ban đầu. Lập lại thêm 4 đến 8 lần như thế.

4.4.Động tác đứng gập người về phía trước (Forward Bend)

Đứng thẳng, 2 chân cách nhau 3 đến 4 bàn chân, 2 tay chống hông
Đứng thẳng, 2 chân cách nhau 3 đến 4 bàn chân, 2 tay chống hông

Đứng thẳng, 2 chân cách nhau 3 đến 4 bàn chân, 2 tay chống hông. Mở rộng cánh tay qua đầu rồi từ từ gập người về phía trước 1 góc 90 độ. Giữ cho lưng được bằng phẳng. Trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện lập lại từ 4 đến 8 lần.

Xem thêm chuẩn bị gì khi sinh mổ:

Chuẩn bị đồ đi sinh mổ đúng khoa học

6 lưu ý giúp mẹ chuẩn bị đồ khi sinh mổ

Trước khi sinh mổ cần chuẩn bị những gì?

Mọi nỗ lực sẽ không có tác dụng nếu cơ thể của mẹ chưa sẵn sàng. Một chế độ vận động sau sinh mổ quá sớm là khá nguy hiểm. Ngay cả khi được bác sĩ cho phép, mẹ cũng nên lắng nghe cơ thể mình trong lúc này. Hãy bắt đầu khi mẹ cảm thấy mình đang trong trạng thái tuyệt nhất. Các bài tập thể dục thực sự có thể giúp khu vực sàn chậu và bụng của mẹ bình phục trở lại.

Không chỉ người lớn hoặc trẻ em đã mọc đầy đủ răng mới gặp phải những vấn đề về viêm lợi. Trên thực tế, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ những có thể gặp phải bệnh lý này. Sưng lợi là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Vậy nguyên nhân và cách điều trị dân gian hiệu quả khi trẻ bị sưng lợi sẽ được khai thác dưới đây. Hãy cùng nhà mình tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh sưng lợi ở trẻ với bài viết bên này nhé.

1. Nguyên nhân trẻ bị sưng lợi?

Nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa được vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.
Nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa được vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.

Nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa được vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Trẻ không thể tự làm sạch được những vụn thức ăn. Hoặc những mảng cáu bẩn bám lâu ngày trên bề mặt răng cũng như trong các kẽ răng. Điều này khiến vi khuẩn ẩn trú trong các mảng bám vôi răng gây ra viêm lợi.

Đặc biệt ở các bé đang mọc răng, nướu răng rất nhạy cảm. Và dễ bị tổn thương nên vi khuẩn sẽ càng dễ tấn công hơn.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây sưng lợi ở trẻ như:

  • Viêm lợi do mọc răng
  • Đánh răng không đúng cách
  • Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khiến thức ăn thừa bám và tích tụ ở dưới chân răng và kẽ răng.
  • Trẻ bị nhiệt vì ăn nhiều đồ nóng.

2. Triệu chứng của trẻ bị sưng lợi

Tùy vào nguyên nhân và đặc điểm mỗi bé mà sẽ có các triệu chứng khác nhau.
Tùy vào nguyên nhân và đặc điểm mỗi bé mà sẽ có các triệu chứng khác nhau.

Tùy vào nguyên nhân và đặc điểm mỗi bé mà sẽ có các triệu chứng khác nhau. Nhưng nhìn chung trẻ sẽ có các biểu hiện sau:

  • Lợi sưng phồng và rất dễ chảy máu khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa
  • Răng lung lay
  • Hơi thở hôi
  • Lợi có màu sắc bất thường
  • Xuất hiện các mảng hoặc đốm trắng trên nướu
  • Lợi bị tụt xuống khiến chân răng lộ ra ngoài
  • Lở loét bên trong má, nướu răng.

3. Cách điều trị khi trẻ bị sưng lợi

Khi trẻ có những triệu chứng của viêm lợi, mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ. Nên điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các phương pháp điều trị sưng lợi ở trẻ bao gồm:

3.1.Loại bỏ mảng bám và cao răng

Khi trẻ có những triệu chứng của viêm lợi, mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ.
Khi trẻ có những triệu chứng của viêm lợi, mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ.

Mẹ có thể đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để khám và lấy cao răng. Thường thì sau khi làm sạch, các nha sĩ sẽ hướng dẫn trẻ cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh hằng ngày. Tránh những mảng bám ở chân răng

3.2.Dùng thuốc kháng sinh

Nếu các triệu chứng sưng lợi ở trẻ trở nặng, mẹ nên điều trị cho trẻ bằng thuốc kháng sinh
Nếu các triệu chứng sưng lợi ở trẻ trở nặng, mẹ nên điều trị cho trẻ bằng thuốc kháng sinh

Nếu các triệu chứng sưng lợi ở trẻ trở nặng. Mẹ nên điều trị cho trẻ bằng thuốc kháng sinh, tuy nhiên phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cũng có thể tham khảo các loại thuốc dưới đây và chú ý xem hướng dẫn sử dụng

  • Thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, diclophenac, meloxicam…): Giúp làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau do bị sưng lợi
  • Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…): Có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau nướu răng
  • Các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…): Thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do sưng lợi. Không dùng aspirin cho các trường hợp mắc các bệnh ưa chảy máu, sốt xuất huyết.

4. Những mẹo điều trị dân gian khi trẻ bị sưng lợi

4.1.Cách chữa sưng lợi bằng súc miệng nước muối

Nước muối có khả năng sát khuẩn tốt mà an toàn cho người sử dụng.
Nước muối có khả năng sát khuẩn tốt mà an toàn cho người sử dụng.

Nước muối có khả năng sát khuẩn tốt mà an toàn cho người sử dụng. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng làm giảm cơn đau do sưng lợi gây ra.

4.2.Cách chữa sưng lợi bằng tỏi tươi

Ngoài ra trong tỏi có có các loại kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn rất hiệu quả.
Ngoài ra trong tỏi có có các loại kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn rất hiệu quả.

Tỏi được coi là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra trong tỏi có có các loại kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn rất hiệu quả. Vì vậy, mẹ nên sử dụng tỏi để chữa sưng lợi ở bé.

4.3.Trẻ bị sưng lợi chữa bằng túi lọc trà

Túi trà lọc đã qua sử dụng có chứa một lượng axit Tannic tác dụng giảm sưng lợi
Túi trà lọc đã qua sử dụng có chứa một lượng axit Tannic tác dụng giảm sưng lợi

Túi trà lọc đã qua sử dụng có chứa một lượng axit Tannic tác dụng giảm sưng lợi, sâu răng khá hiệt quả.

4.4.Cách chữa sưng lợi bằng lá trầu không

Lá trầu không là một loại thực vật quá đỗi quen thuộc và cũng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian. Đặc biệt lá trầu không có tác dụng rất tốt chữa các bệnh liên quan đến răng miệng.

4.5.Trẻ bị sưng lợi chữa bằng mật ong

pha mật ong với với chanh cùng nước ấm dùng để súc miệng để đạt hiệu quả cao nhất.
Pha mật ong với với chanh cùng nước ấm dùng để súc miệng để đạt hiệu quả cao nhất.

Bôi trực tiếp mật ong lên phần lợi bị viêm để sát khuẩn. Sau đó, pha mật ong với với chanh cùng nước ấm dùng để súc miệng để đạt hiệu quả cao nhất.

4.6.Cách chữa sưng lợi bằng gừng tươi

trong gừng có chất men zingibain có tác dụng như một loại thuốc giảm đau tự nhiên.
Trong gừng có chất men zingibain có tác dụng như một loại thuốc giảm đau tự nhiên.

Theo nghiên cứu cho thấy trong gừng có chất men zingibain có tác dụng như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Vì vậy, gừng trở thành loại “thuốc” chữa viêm, sưng lợi hiệu quả.

4.7.Nước cốt chanh có thể chữa sưng lơi của bé

Đặc tính kháng viêm và hàm lượng vitamin C có trong nước cốt chanh hoàn toàn có khả năng chữa các bệnh nhiễm trùng nướu răng, giúp nướu răng chắc khỏe, tăng cường sức đề kháng cho răng cực hiệu nghiệm.

5. Phòng ngừa viêm lợi cho trẻ

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, mẹ có thể dùng gạc quấn quanh ngón tay trỏ, chà răng và nướu của trẻ
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, mẹ có thể dùng gạc quấn quanh ngón tay trỏ, chà răng và nướu của trẻ

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng trước và sau khi đi ngủ, sau mỗi bữa ăn. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, mẹ có thể dùng gạc quấn quanh ngón tay trỏ, chà răng và nướu của trẻ

Khi hơi thở của trẻ có mùi hôi, miệng có mùi hôi khó chịu và có mủ giữa răng. Mẹ nên kiểm tra bàn chải đánh răng của bé và đưa trẻ tới cơ sở y tế sớm nhất.

Cho trẻ đi khám răng định kỳ để lấy cao răng cho bé sau mỗi lần tới nha khoa. Và giúp phát hiện sớm bệnh sưng lợi ở trẻ.

Mẹ nên có kế hoạch và dành thời gian đưa trẻ đến gặp nha sĩ định kỳ. Có thể từ 3 – 6 tháng/lần để kiểm tra tốt nhất các vấn đề về răng miệng. Tuyệt đối không để khi các bệnh của bé đã trở nên nghiêm trọng mới đưa đến phòng khám.

Xem thêm:

Hướng dẫn vệ sinh răng cho bé mới mọc răng

Phương pháp vệ sinh răng miệng cho bé dưới 1 tuổi

Tình trạng bé bị sâu răng do rất nhiều nguyên nhân gây ra như chế độ ăn, thói quen sinh hoạt xấu, tình trạng thiếu fluoride. Bé bị sâu răng có thể gặp rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như các vấn đề sức khỏe.

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương do vi khuẩn trong khoang miệng sản sinh ra axit và tấn công men răng dẫn đến các lỗ sâu hình thành trên răng, gây đau, nhiễm trùng, thậm chí là mất răng. Nếu mẹ đang tìm cách phòng ngừa em bé sâu răng, hãy tham khảo những thông tin dưới đây.

1. Dấu hiệu bé bị sâu răng

Dấu hiệu bé bị sâu răng
Dấu hiệu bé bị sâu răng

Tình trạng sâu răng giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu. Mẹ thường chỉ phát hiện ra bé bị sâu răng khi quan sát thấy răng bé có những lỗ nhỏ, răng bị đổi màu, bị đen hay nướu bị sưng, đau… Nếu bé bị sâu răng, con có thể có các dấu hiệu khác như:

  • Bé tỏ ra đau răng khi nhai hoặc cắn thức ăn
  • Răng tỏ ra nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh
  • Con bị đau răng mà không có lý do
  • Hơi thở có mùi…

Nếu nhận thấy con có một trong những dấu hiệu trên, mẹ nên đưa trẻ đến gặp ​​nha sĩ ngay. Răng bị sâu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hỏng răng, phải nhổ bỏ răng.

2. Nguyên nhân bé bị sâu răng

Khi chúng ta ăn, một số mảnh vụn thức ăn mắc kẹt và nằm lại trong các kẽ răng. Vi khuẩn cư trú trong khoang miệng sẽ lên men carbohydrate có trong các mảnh vụn thức ăn, tạo ra axit. Axit tấn công, gây tổn thương cho men răng dẫn đến sâu răng. Ngoài ra, các vi khuẩn này còn tạo ra các mảng bám chứa nhiều axit ăn mòn men răng, làm cho răng bị tổn thương, hình thành lỗ sâu.

Một số nguyên nhân gây sâu răng chủ yếu bao gồm:

2.1. Thói quen ăn nhiều đồ ngọt khiến bé bị sâu răng

Thói quen ăn nhiều đồ ngọt khiến bé bị sâu răng
Thói quen ăn nhiều đồ ngọt khiến bé bị sâu răng

Nguyên nhân gây bé bị sâu răng phần lớn là do thói quen ăn uống. Hàm lượng đường cao trong những thực phẩm mà trẻ ăn gây ảnh hưởng đến răng của trẻ. Trẻ em thường thích ăn đồ ngọt, sôcôla, kem và các loại thực phẩm chứa nhiều đường nên chúng rất dễ bị sâu răng.

Ngoài ra, việc trẻ uống nước trái cây, nước ngọt, sữa… cũng có thể gây sâu răng. Răng của những đứa trẻ thường xuyên tiêu thụ những loại đồ uống này sẽ bị đường và các phẩm màu có trong nước uống bao bọc lại, gia tăng nguy cơ làm tổn thương men răng, dẫn đến nhiễm trùng.

2.2. Thói quen bú bình vào ban đêm

Thói quen bú bình vào ban đêm
Thói quen bú bình vào ban đêm

Những bé có thói quen bú bình vào ban đêm rất dễ bị sâu răng. Nguyên do là sữa có chứa đường và có thể bám trên răng hàng giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

2.3. Thiếu fluoride

Bổ sung fluoride cho bé bị sâu răng
Bổ sung fluoride cho bé bị sâu răng

Fluoride là một khoáng chất tự nhiên có mặt trong nhiều loại thực phẩm và nước, có tác dụng bảo vệ răng, giúp phục hồi tổn thương răng trong giai đoạn đầu. Khoáng chất này được bổ sung vào nước máy, kem đánh răng và nước súc miệng. Những trẻ sử dụng nước không có bổ sung fluoride, dùng kem đánh răng không chứa fluoride thường có nguy cơ sâu răng hơn những trẻ khác.

3. Phương pháp điều trị cho em bé sâu răng

Bác sĩ nha khoa sẽ căn cứ vào tình trạng sâu răng của trẻ để đưa ra phương pháp điều trị sâu răng phù hợp:

3.1. Trám răng

Trám răng cho bé
Trám răng cho bé

Nếu răng con đã hình thành các lỗ sâu lớn nhưng chưa gây ảnh hưởng đến tủy răng, nha sĩ sẽ tiến hành trám răng cho trẻ để bảo vệ phần răng còn lại. Lỗ sâu trên răng sẽ được làm sạch rồi trám lại bằng

3.2. Nhổ răng

Nhổ răng cho bé
Nhổ răng cho bé

Nếu răng bị hư hại nhiều và không thể phục hồi do nhiễm trùng thì phải được nhổ để tránh lây lan cho các răng bên cạnh. Nếu việc mất răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, gây khó khăn cho bé trong chuyện ăn uống, bác sĩ có thể xem xét đến việc cấy ghép hoặc làm cầu răng.

4. Mách mẹ cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ

Mách mẹ cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ
Mách mẹ cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ

Mẹ có thể gúp con ngăn ngừa tình trạng bé bị sâu răng bằng cách làm theo các phương pháp được gợi ý dưới đây:

  • Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ nên dùng gạc hoặc dụng cụ rơ miệng để vệ sinh răng miệng cho con ngay khi bé chưa có cái răng nào. Khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện, hãy đánh răng cho trẻ bằng bàn chải đánh mềm và sử dụng kem đánh răng có fluoride.
  • Không để trẻ vừa ngủ vừa bú bình hay không vệ sinh răng miệng trước khi ngủ. Điều này nhằm tránh cho răng của bé tiếp xúc với đường dẫn đến bé bị sâu răng, nghẹt thở và sâu răng.
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều đường. Hãy kiểm soát lượng thực phẩm có đường mà bé thường xuyên ăn. Khoai tây chiên, kẹo, thạch rau câu, các loại bánh, kem… có chứa đường là mối đe dọa cho răng miệng và sức khỏe nếu trẻ tiêu thụ quá mức.
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống. Việc dùng chung dụng cụ ăn uống. Mớm thức ăn làm lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ, làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tiêu hóa, hô hấp… nói chung.
  • Khám răng thường xuyên. Khi trẻ được 1 tuổi hoặc khi bé bắt đầu mọc răng. Hãy đưa bé đến gặp nha sĩ nhằm kịp thời phát hiện các bất thường về răng miệng. Việc duy trì sức khỏe răng miệng cho con sẽ giúp bé ít có nguy cơ bị nhiễm khuẩn dẫn đến sâu răng.

Tham khảo thêm: Trẻ chậm mọc răng mẹ phải làm sao

Trong 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì? Từ tuần 14 đến tuần 27 là giai đoạn phát triển mạnh của bé về hình dạng cơ thể cũng như các cấu trúc não bộ. Vì thế ăn gì tốt cho thai nhi 3 tháng giữa là cực kỳ quan trọng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa nên tăng thêm 250 kcal/ngày đồng thời cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu kẽm, canxi …

Mẹ xem thêm: Món ăn không thể thiếu trong thực đơn bầu 3 tháng giữa

1. 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì?

3 tháng giữa là thời điểm bé của mẹ bắt đầu phát triển xương, các đặc điểm trên khuôn mặt, chân, tay và đặc biệt não cũng phát triển mạnh. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng ở 3 tháng giữa sẽ giúp đảm bảo sự phát triển thuận lợi của bé. Trong thực tế, có không ít các mẹ thắc mắc 3 tháng giữa nên ăn gì, không biết có nên chọn sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa không? Hay nên chọn thực phẩm nào thì tốt? Mẹ cũng đừng quên các mũi tiêm ngừa quan trọng trong thai kỳ mẹ nhé.

1.1. Sữa và phô mai

Bầu 3 tháng giữa nên sử dụng sữa và phô mai
Bầu 3 tháng giữa nên sử dụng sữa và phô mai

Sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa là những loại thực phẩm có chứa nhiều Canxi, vitamin D giúp phát triển hệ xương cho bé. Hơn nữa, trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ ở 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì tốt hơn. Nhờ có vitamin D, cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ và duy trì mức độ canxi, phốt pho. Giúp phát triển răng và xương cho bé. Thiếu vitamin D là nguyên nhân dẫn đến dị dạng xương ở thai nhi và tiền sản giật ở mẹ, mẹ cũng nên biết việc cung cấp đầy đủ vitamin D khi mang thai cũng có thể làm giảm nguy cơ trẻ gặp các vấn đề về ngôn ngữ sau này.

Sữa và phô mai giàu vitan D, canxi tốt cho sự phát triển hệ xương

1.2. Các loại hạt

Các loại hạt tốt cho 3 tháng giữa thai kỳ
Các loại hạt tốt cho 3 tháng giữa thai kỳ

Theo các nghiên cứu khoa học, các loại hạt giàu axit béo Omega 3 giúp thúc đẩy sự hoạt động của các tế bào não nhằm cải thiện trí tuệ của trẻ sơ sinh. Óc chó, hạnh nhân,… là thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa đầy lợi ích cho các mẹ bầu, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên dùng 3-6 quả óc chó một ngày là tốt nhất. Đây là liều lượng hợp lý để mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển trí não.

Mẹ bầu ở giai đoạn 3 tháng giữa nên bổ sung các loại hạt giàu omega-3

1.3. Rau củ quả tốt cho câu hỏi 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì

Rau củ quả tốt cho 3 tháng giữa thai kỳ
Rau củ quả tốt cho 3 tháng giữa thai kỳ

Rau củ quả là thực phẩm tốt cho mẹ bầu 3 tháng giữa, vì đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ khi mang thai. Rau lá xanh là thực phẩm giàu sắt có lợi cho mẹ bầu. Mẹ chớ nên bỏ qua những thực phẩm này để ngăn ngừa thiếu sắt. Để cơ thể dễ hấp thụ sắp, mẹ nên uống thêm hoặc sử dụng những thực phẩm giàu vitamin C.

Rau củ nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ giúp hạn chế tình trạng táo bón

1.4. Bơ là thực đơn tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Bơ là thực đơn tốt cho bà bầu 3 tháng giữa
Bơ là thực đơn tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Cũng giống như các loại rau củ, bơ luôn có mặt trong thực đơn cho các mẹ bầu 3 tháng giữa, không chỉ được biết đến là loại trái cây giảm nghén hiệu quả ở ba tháng đầu, bơ còn là một thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của bé ở 3 tháng giữa. Vì chúng chứa lượng lớn omega-3, vitamin K, folate, vitamin C, kali và Vitamin B6.

1.5. Trứng gà

Mang thai 3 tháng giữa nên ăn cá hồi
Mang thai 3 tháng giữa nên ăn cá hồi

Là một trong số ít những nguồn cung cấp vitamin D từ thực phẩm tự nhiên, mẹ nên nhớ, lòng đỏ trứng gà còn chứa choline một chất quan trọng trong sự phát triển trí não của bé.

1.6. Cá hồi là thực đơn bà bầu 3 tháng giữa

Cá hồi tốt cho mẹ bầu 3 tháng giữa
Cá hồi tốt cho mẹ bầu 3 tháng giữa

Cá hồi làthực phẩm nên ăn trong 3 tháng giữa thai kì. Vì không chỉ chứa vitamin D, canxi mà cá hồi còn là một trong những nguồn cung cấp DHA dồi dào cho bé. Muốn con thông minh ngay từ khi chưa sinh ra. Mẹ không được bỏ lỡ món này trong thực đơn của mình đâu đấy.

2. Những thực phẩm mẹ không nên ăn khi mang thai 3 tháng giữa

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, mẹ cũng cần phải tránh ăn một số loại thực phẩm để tốt cho mẹ và bé:

2.1. Gia vị mang tính nóng và cay

Mang thai 3 tháng giữa không nên sử dụng gia vị mang tính nóng và cay
Mang thai 3 tháng giữa không nên sử dụng gia vị mang tính nóng và cay

Những gia vị có tính nóng và cay như ớt tiêu, hoa hồi, ngũ vị hương, quế,… không chỉ dễ làm mất nước mà còn khiến sự bài tiết của mẹ kém đi. Khiến mẹ rất dễ mắc các bệnh như đau dạ dày, trĩ, táo bón. Trong khi, với mẹ bầu nếu phải rặn nhiều vì bị táo bón. Khiến cho bụng bị nén xuống, thai nhi trong tử cung cũng bị ép theo, sẽ dễ tạo nên những hậu quả xấu như động thai hay sinh sớm.

2.2. Những đồ uống kích thích và đồ ngọt

Không nên sử dụng đồ uống kích thích và đồ ngọt trong 3 tháng giữa thai kỳ
Không nên sử dụng đồ uống kích thích và đồ ngọt trong 3 tháng giữa thai kỳ

3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì? Khi mẹ dùng lượng thức ăn và đồ uống có chứa chất caffein có thể dẫn đến các tình trạng như tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn. Các chất caffein có thể thông qua cuống rốn vào thai nhi làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé. Đối với nước ngọt, chứa lượng đường lớn sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cho mẹ.

2.3. Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa? Đó là bột ngọt

3 tháng giữa thai kỳ không nên ăn bột ngọt
3 tháng giữa thai kỳ không nên ăn bột ngọt

Bột ngọt là gia vị khá phổ biến, nhưng đối với mẹ bầu thì cần phải chú ý không nên ăn hoặc cần hạn chế. Thành phần chủ yếu của bột ngọt là muối sodiumglutamate. Do đó nếu mẹ ăn nhiều bột ngọt cũng chính là nạp vào cơ thể nhiều muối, làm tăng nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp, tiền sản giật cho mẹ bầu.

Mẹ xem thêm: 

Bầu 4 tháng không nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé?

Bầu tháng thứ 5 nên bổ sung gì để đầy đủ dưỡng chất?

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, điện thoại và các loại thiết bị điện tử khác hầu như không thể thiếu đối với cuộc sống của chúng ta. Không ai có thể phủ nhận lợi ích mà điện thoại thông minh mang lại. Bên cạnh đó, những tác hại cũng rất khôn lường nếu không sử dụng đúng cách. Nhất là đối với trẻ đang trong tuổi lớn, nhiều mẹ không biết có nên cho trẻ em sử dụng điện thoại hay không? Lợi ích và tác hại là gì? Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

Xem thêm: Lưu ý quan trọng Mẹ cần biết khi chăm sóc da bé mùa hè

1. Vì sao rất dễ gây nghiện khi để trẻ em sử dụng điện thoại?

Vì sao rất dễ gây nghiện khi để trẻ em sử dụng điện thoại?
Vì sao rất dễ gây nghiện khi để trẻ em sử dụng điện thoại?

Chiếc điện thoại bây giờ đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Không chỉ giúp liên lạc, nó còn là thiết bị để cập nhật thông tin, làm việc, kinh doanh và giải trí. Nó đáp ứng nhiều nhu cầu cần thiết của mọi người trong cuộc sống. Thế nhưng, điện thoại thông với vô vàn các chức năng rất dễ gây nghiện. Đến cả người lớn đôi khi cũng không kiểm soát được thời gian dùng điện thoại của mình.

Đối với trẻ em, điện thoại là thiết bị thú vị hơn bất cứ thứ gì. Bé có thể truy cập mạng, xem video, xem hoạt hình, chơi game… Và trẻ em thì thường không kiểm soát được mức độ sử dụng điện thoại của mình. Sự thật là các hình thức giải trí trên điện thoại luôn rất cuốn hút với trẻ em. Một khi đã nghiện rồi thì rất khó có thể dứt ra được.

Một nguyên nhân nữa khiến trẻ em sử dụng điện thoại dễ nghiện đó là do sự dung túng của bố mẹ. Rất nhiều bố mẹ hiện đại có thói quen dỗ dành con bằng việc cho phép sử dụng các thiết bị thông minh. Nhiều trẻ được bố mẹ chiều chỉ chịu ăn uống hay làm những việc được yêu cầu nếu mẹ cho bé chơi điện thoại. Hay bố mẹ quá bận rộn mà không có thời gian chăm sóc, trò chuyện cùng con cái. Có lẽ cảnh tượng mỗi người cầm một chiếc điện thoại trong gia đình không phải hiếm thấy ở thời đại này.

Tuy nhiên, không phải lúc nào điện thoại cũng xấu. Câu hỏi đặt ra là: mẹ có nên cho trẻ em sử dụng điện thoại hay không?

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi
Mua 1 tặng 1 khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Lợi ích khi cho trẻ sử dụng điện thoại sớm

Chúng ta không thể chối bỏ những lợi ích mà điện thoại mang lại cho cuộc sống. Nhất là trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc bắt kịp công nghệ là điều cần thiết. Vậy thì việc cho trẻ em dùng điện thoại có những ưu điểm gì?

  • Giúp con không bị thụt lùi trong thời đại công nghệ. Trẻ em có kĩ năng tìm tòi khám phá rất nhanh, như vậy bé sẽ nhanh nhẹn hơn trong việc sử dụng công nghệ.
  • Được tiếp xúc với nguồn thông tin rộng lớn về mọi lĩnh vực cần thiết. Con có thể chủ động hơn trong việc học, được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và chính xác. Các công cụ như Google, Youtube hỗ trợ rất tốt về mặt này.
  • Giúp bố mẹ dễ liên lạc và định vị vị trí của con hơn. Tính năng định vị sẽ giúp bố mẹ biết được con mình đang ở đâu một cách dễ dàng.

3. Tác hại khi cho trẻ em sử dụng điện thoại sớm

Bên cạnh những lợi ích, tác hại khi trẻ em sử dụng điện thoại là rất khôn lường
Bên cạnh những lợi ích, tác hại khi trẻ em sử dụng điện thoại là rất khôn lường

Bên cạnh những lợi ích, tác hại mà điện thoại mang tới cho trẻ em là rất khôn lường. Khi cho trẻ em dùng điện thoại, có thể đối mặt với những nhược điểm sau đây.

3.1. Trẻ em sử dụng điện thoại: Sức khỏe bị đe dọa 

  • Bức xạ điện thoại ảnh hưởng rất lớn đến não bộ của trẻ. Sự hấp thụ bức xạ của bé lớn hơn rất nhiều so với người trưởng thành. Theo nghiên cứu, trẻ em sử dụng điện thoại từ nhỏ có nguy cơ mắc ung thư não cao hơn tới 4 – 5 lần.
  • Trẻ dễ mắc các vấn đề về mắt, thị lực giảm do cường độ ánh sáng của điện thoại. Bé lại thường xuyên nhìn chằm chằm và kề sát vào màn hình. Việc này sẽ khiến bé dễ bị khô mắt, mỏi mắt và mờ dần.
  • Bé dễ mắc các bệnh về xương khớp, đốt cổ, đốt sống. Do bé ngồi yên trong thời gian dài để nghịch điện thoại sẽ gây nên đau cơ cổ, co thắt dây chằng, có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cổ.

3.2. Trẻ em sử dụng điện thoại: Ảnh hưởng xấu đến tư duy và giao tiếp

Trẻ em sử dụng điện thoại: Ảnh hưởng xấu đến tư duy và giao tiếp
Trẻ em sử dụng điện thoại: Ảnh hưởng xấu đến tư duy và giao tiếp
  • Trẻ em sử dụng điện thoại nhiều sẽ chậm phát triển, kém thông minh và giao tiếp kém hơn những đứa trẻ khác. Điều này sẽ giảm kỹ năng xã hội của bé xuống. Bức xạ điện thoại làm cho các hệ cơ quan của bé phát triển chậm lại. Đồng thời do ảnh hưởng tới não bộ nên năng lực tư duy của bé cũng chậm chạp hơn. Con sử dụng nhiều sẽ không có thời gian chơi đùa, giao tiếp với người thân, gia đình dẫn tới ù lì, trầm tính.
  • Nếu bé dùng điện thoại nhiều, tình cảm gia đình cũng đi xuống. Bé không còn quan tâm đến bố mẹ và mọi người nữa, không tập trung, chú ý vào lời bố mẹ nói. Khi bị tịch thu điện thoại, trẻ dễ nổi giận, cáu gắt với bố mẹ. Thậm chí bé còn dễ bị dụ dỗ bởi những trang web không lành mạnh, bạo lực, khiêu dâm… hoặc bị kẻ xấu lừa gạt. Hãy tập trung chỉ bé cách dạy con tự tin để bé tránh phụ thuộc sử dụng điện thoại mẹ nhé!
  • Khả năng học tập của con cũng giảm sút một cách trầm trọng nếu con nghiện điện thoại. Nếu trẻ em dùng điện thoại để học tập, nâng cao kỹ năng thì nên được khuyến khích. Thế nhưng đa số trẻ em dùng điện thoại chủ yếu phục vụ mục đích giải trí. Việc này sẽ khiến con bị xao lãng trong học tập và lười biếng hơn, hay trì hoãn. Thành tích học tập của con sẽ bị thụt lại do quỹ thời gian đã bị sử dụng cho việc dùng smartphone.

4. Những lưu ý để trẻ em sử dụng điện thoại an toàn và có trách nhiệm

Bố mẹ không nên cho trẻ em sử dụng điện thoại quá thường xuyên
Bố mẹ không nên cho trẻ em sử dụng điện thoại quá thường xuyên
  • Dùng phần mềm lọc nội dung từ những trang web không lành mạnh con truy cập, kiểm soát và giới hạn đối tượng con nói chuyện và nhắn tin cùng
  • Không cho phép trẻ tự tải các phần mềm và trò chơi về máy
  • Chỉ cho con dùng điện thoại di động thường thay vì sử dụng điện thoại thông minh
  • Bố mẹ cần làm gương cho con về cách dùng điện thoại của mình
  • Cài đặt giờ trên màn hình điện thoại
  • Cho trẻ biết bạn sẽ hướng dẫn và quản lý cách con dùng điện thoại một cách sát sao
  • Biết mật khẩu điện thoại của con
  • Thu điện thoại trước khi con đi ngủ ít nhất một tiếng và sạc ngoài phòng ngủ của con
  • Dạy cho con biết về mối nguy hiểm của những hành vi không lành mạnh liên quan đến tình dục thông qua điện thoại di động.

Mẹ có thể dạy bé các kỹ năng mềm quan trọng trong cuộc sống thay vì để trẻ em sử dụng điện thoại như là kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng sống cho bé, kỹ năng xã hội, kỹ năng sinh tồn cho con,….

Nguồn: BBC Earth Lab (Youtube)

Như vậy, bố mẹ không nên cho trẻ em sử dụng điện thoại quá thường xuyên và hướng dẫn bé dùng điện thoại phục vụ cho mục đích học tập. Điện thoại thông minh không phải là kẻ thù nếu mẹ biết sử dụng đúng cách. Đừng để con bị nghiện điện thoại!

Xem thêm:

Chăm sóc da bé mùa đông đúng cách để bé luôn khỏe mạnh

Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân & Những lưu ý quan trọng

Nguồn tham khảo: https://www.babycenter.in/x1016855/is-it-safe-to-let-my-baby-play-with-my-mobile-phone-tablet-or-laptop

Quá trình nuôi dưỡng con lớn lên và trưởng thành luôn thật gian nan và vất vả. Nhất là với những bé đang trong giai đoạn khám phá thế giới và chưa hiểu chuyện, sự bướng bỉnh là chuyện thường gặp ở nhiều gia đình. Không ít bố mẹ cảm thấy đau đầu vì con ương bướng, ngoan cố, khó dạy bảo. Hơn nữa nếu không chấm dứt sẽ trở thành thói xấu cho bé khi lớn lên. Vậy thì mẹ đã biết cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh chưa? Hãy cũng Góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Xem thêm: Trẻ 4 tháng tuổi phát triển như thế nào?

1. Đặc điểm phát triển của trẻ con 4 tuổi

Trẻ 4 tuổi có biểu đạt rõ ràng về cảm xúc của mình nên thường rất bướng bỉnh, không nghe lời
Trẻ 4 tuổi có biểu đạt rõ ràng về cảm xúc của mình nên thường rất bướng bỉnh, không nghe lời

Ở năm thứ tư của cuộc đời, con đã bắt đầu có những định hình rõ ràng về tính cách và tư duy. Trí thông minh và khả năng vận động của bé cũng tốt hơn trước đó. Bé có thể thích vận động nhiều hơn, thích chạy nhảy nô đùa, ham thích di chuyển. Con cũng bắt đầu nắm bắt được những khái niệm trừu tượng, nhận thức được sự việc xung quanh mình. Trẻ con 4 tuổi rất ham học hỏi và bắt đầu có những câu hỏi khám phá thế giới với mọi người xung quanh. Trí nhớ của con cũng nhanh hơn và lâu dài hơn.

Cá tính của bé phát triển mạnh, bé cũng bắt đầu có cái tôi riêng của mình. Con có thể phân biệt quan hệ của mình với mọi người, phân biệt giới tính, biết so sánh bản thân. Bé cũng có những hành động thể hiện sự yêu ghét rõ ràng với bạn bè, người thân hay đồ vật. Ngoài ra con cũng thích bắt chước người lớn, muốn được tự lập hơn trong những việc làm hàng ngày.

Những thay đổi trong tính cách của mỗi bé là khác nhau, có bé rụt rè, có bé lại mạnh mẽ hơn. Đôi khi cách dạy con sai lệch cũng dẫn đến con ngang bướng. Vậy nếu trẻ bướng bỉnh phải làm sao đây? Bố mẹ cần có những cách dạy trẻ con bướng bỉnh phù hợp để bé có thể hiểu và không rơi vào tình trạng chống đối với bạn.

2. Nguyên nhân trẻ 4 tuổi bướng bỉnh

Trẻ con 4 tuổi bướng bỉnh, không nghe lời có thể do cách giáo dục của bố mẹ sai
Trẻ con 4 tuổi bướng bỉnh, không nghe lời có thể do cách giáo dục của bố mẹ sai

Thông thường, nguyên nhân khiến bé 4 tuổi bướng bỉnh là do cách dạy dỗ, nuôi dạy trẻ của bố mẹ. Chính vì vậy, để dạy con ngoan ngoãn và nghe lời, mẹ cần biết những nguyên nhân dẫn đến trẻ bướng bỉnh, ngang ngạnh. Sau đây là một số nguyên nhân bén không nghe lời thường gặp.

  • Quá nuông chiều con: Nhiều bố mẹ có thói quen nuông chiều con vô điều kiện. Việc làm này sẽ tạo nên thói quen đòi hỏi, muốn được đáp ứng mọi thứ cho bé.
  • Quá nghiêm khắc với con: Ngược lại, việc hà khắc, áp đặt con cũng không phải cách dạy dỗ đúng. Hành động này rất dễ khiến bé sinh bướng bỉnh, phản kháng mạnh mé.
  • Thiếu sự nhất quán trong dạy dỗ: Không thể dạy con ngoan ngoãn nếu bố mẹ thiếu tính nhất quán. Mẹ không thể cùng một sai lầm của bé mà lúc thì phạt, lúc thì không. Nếu bé mắc lỗi mà một người phạt, một người bênh cũng không thể giúp trị tính bướng bỉnh của bé.
  • Bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh: Bé 4 tuổi thường tiếp xúc với người thân và bạn bè nhiều hơn. Lúc này bé sẽ có tính bắt chước, dễ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu.
  • Bố mẹ không làm gương: Bố mẹ chính là hình mẫu mà con cái noi theo. Bé bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bố mẹ. Nếu bố mẹ có những hành vi lệch lạc, thói hư tật xấu, bé cũng dễ học theo, lâu dần sẽ thành thói quen khó bỏ.

Những sai lệch trong cách nuôi dạy con cái sẽ dẫn tới những thói xấu cho bé. Vậy mẹ đã biết cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh như thế nào chưa?

3. Nguyên tắc nuôi dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh, không nghe lời

Bố mẹ cần nhất quán trong cách nuôi dạy trẻ
Bố mẹ cần nhất quán trong cách nuôi dạy trẻ

Để dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh hiệu quả, bố mẹ cần có sự khéo léo, tinh tế trong nuôi dạy con. Sau đây là một số nguyên tắc mà mẹ cần ghi nhớ khi dạy bảo con ngang ngạnh, khó bảo:

3.1. Nhất quán trong cách giáo dục trẻ

Sự đồng nhất của bố mẹ trong phương pháp dạy con là điều vô cùng cần thiết. Bố mẹ nên lập ra nội quy trong nhà một cách rõ ràng để có thể áp dụng cho bé. Nếu cứ làm ngơ những thói xấu của bé sẽ tạo cơ hội để bé ngày càng bướng bỉnh hơn. Khi con mắc lỗi và bị phạt, bố mẹ cũng cần đồng nhất và nghiêm túc để bé nhận thức được lỗi sai của mình. Nếu trong nhà có một người lúc nào cũng bênh bé thì con sẽ không bao giờ bỏ được tính ngoan cố.

3.2. Truyền đạt thông tin tới bé cụ thể và rõ ràng

Thay vì nói qua loa đại khái, đưa ra những yêu cầu không dứt khoát, bố mẹ cần truyền đạt một cách rõ ràng hơn. Bố mẹ cần có cảnh báo cụ thể về thời gian để bé có thể bắt tay vào làm việc cần làm ngay lập tức.

3.3. Tôn trọng và không áp đặt

Một đứa trẻ 4 tuổi cũng cần sự tôn trọng tối thiểu từ bố mẹ. Nếu bố mẹ muốn làm bạn và được con tin tưởng hơn, nguyên tắc đầu tiên là sự tôn trọng. Bố mẹ cần tôn trọng quyền riêng tư của con, giữ lời hứa và không nên đánh đòn con bằng roi vọt. Như vậy thì bé cũng sẽ ít chống đối và phản kháng hơn.

4. Cách giáo dục trẻ không nghe lời, nghịch ngợm

Cách giáo dục trẻ 4 tuổi đúng cách sẽ giúp bé phát triển theo hướng đúng đắn, ngoan ngoãn
Cách giáo dục trẻ 4 tuổi đúng cách sẽ giúp bé phát triển theo hướng đúng đắn, ngoan ngoãn

Mẹ quá đau đầu vì không tìm được cách dạy những đứa trẻ bướng bỉnh? Hãy tham khảo những cách sau đây:

  • Khen con nhiều hơn khi bé làm việc tích cực và nghe lời.
  • Lắng nghe con nhiều hơn để hiểu con một cách triệt để.
  • Giải thích cho bé vì sao cần làm việc gì và hậu quả nếu không nghe lời.
  • Không nuông chiều bé thái quá, phớt lờ bé khi bé đòi hỏi vô lý.
  • Cần có quy tắc thưởng phạt rõ ràng cho bé.
  • Cho con nhiều sự lựa chọn hơn.
  • Kiểm soát cảm xúc của mình để không bị cuốn theo con.

Nuôi dạy con là cả một quá trình dài cần tới sự kiên nhẫn của bố mẹ. Càng khó khăn hơn đối với những đứa trẻ nghịch ngợm bướng bỉnh. Hy vọng rằng qua bài viết trên, mẹ đã tìm được cách dạy trẻ em bướng bỉnh. Chúc mẹ thành công!

Tìm hiểu thêm:

Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên, hình thành trong giai đoạn phát triển của bé nhỏ và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi bé lớn. Cũng chính vì điều này mà nhiều bậc cha mẹ cho rằng, răng sữa không quan trọng và không chú ý đến việc thay răng cho con. Thực tế, việc nhổ răng sữa cho bé phải được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm.

1. Răng sữa có vai trò như thế nào?

Răng sữa có vai trò như thế nào?
Răng sữa có vai trò như thế nào?

Hiện nay, nhiều phụ huynh có những suy nghĩ sai lầm và không có cái nhìn đúng về răng sữa. Họ cho rằng răng sữa không quan trọng và chuyện nhổ răng sữa vì thế cũng không được chú ý. Các chuyên gia nha khoa cho biết, răng sữa thực chất không hề kém quan trọng so với răng vĩnh viễn. Mà ngược lại còn rất có lợi đối với sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân của bé trong những năm đầu phát triển, đồng thời góp phần hình thành một hàm răng đẹp sau này. Dưới đây là vai trò cụ thể của răng sữa mà mẹ có thể tham khảo.

1.1 Vai trò

  • Răng sữa giúp bé nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Vì sau 6 tháng tuổi, bé bắt đầu ăn dặm và đây cũng là thời điểm những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện.
  • Răng sữa giúp bé phát âm đúng. Nếu răng sữa bị hỏng phải nhổ bỏ sớm thì bé có thể bị nói ngọng.
  • Răng sữa kích thích sự phát triển của xương hàm. Bởi nhờ có răng sữa, bé có thể nhai, cắn thức ăn, từ đó làm cho các cơ và xương hàm phát triển bình thường, đảm bảo chức năng cũng như thẩm mỹ cho khuôn mặt.
  • Răng sữa còn là tiền đề giúp cho răng vĩnh viễn mọc lệch đúng vị trí. Nếu răng sữa bị sâu, hỏng, phải nhổ bỏ sớm khi chưa đến tuổi thay răng. Thì có thể khiến răng vĩnh viễn mọc chậm, mọc lệch, gây lệch lạc khớp cắn ở bộ răng sau này.

1.2 Lời khuyên cho mẹ

Mẹ hãy quan tâm đến răng sữa và quá trình nhổ răng sữa cho bé
Mẹ hãy quan tâm đến răng sữa và quá trình nhổ răng sữa cho bé

Chính vì thế, các mẹ hãy quan tâm đến răng sữa và quá trình nhổ răng sữa cho bé. Đừng cố gắng nhổ răng sữa của bé trước thời điểm thay răng theo quy luật. Bởi vì nếu răng bị nhổ quá sớm, để một thời gian không có răng vừa ảnh hưởng đến tâm lý của bé, khả năng ăn nhai; vừa làm xương hàm và lợi không phát triển và răng vĩnh viễn sẽ mọc chậm bất thường. Lợi không răng để lâu ngày co khít lại sẽ gây đau đớn cho bé khi răng vĩnh viễn mọc.

2. Có nên nhổ răng sữa cho bé hay không?

Nhổ răng cho bé thường không được khuyến khích
Nhổ răng cho bé thường không được khuyến khích

Theo các chuyên gia nha khoa, việc nhổ răng cho bé thường không được khuyến khích. Chỉ nên được thực hiện bằng cách đưa bé đến các phòng khám răng chất lượng và uy tín trong trường hợp thật sự cần thiết. Bởi vì:

  • Bộ răng đầu đời có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe toàn thân. Sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của bé. Nôn nóng nhổ sớm sẽ khiến bé bị đau, chảy máu nhiều dẫn đến gây ám ảnh, ảnh hưởng tâm lý cho bé về sau.
  • Việc duy trì đầy đủ răng sữa đảm bảo chức năng ăn nhai của bé. Nếu nhổ răng sớm thì bé sẽ bị đau dẫn đến giảm sức nhai, sự tương tác giữa hàm trên và dưới.
  • Mặt khác răng sữa còn giúp bé phát âm tròn tiếng, không bị nói ngọng.

Đặc biệt, răng sữa có thể đảm bảo cho xương hàm phát triển bình thường. Các răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, giúp bé có hàm răng đều đẹp trong tương lai. Vì khi răng sữa bị nhổ quá sớm sẽ làm mất định hướng của răng vĩnh viễn, xương hàm có thể bị ảnh hưởng và phát triển không bình thường như hẹp cung hàm khiến răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên làm răng mọc chen chúc hoặc lệch hẳn. Điều này sẽ phá vỡ cấu trúc răng, hàm, gây mất thẩm mỹ và các bệnh răng miệng dễ dàng xảy ra hơn. Hơn nữa, quý phụ huynh đừng quá lo lắng vì răng sữa của bé mọc lệch hoặc vì một lý đơn giản nào đó mà nhổ răng sữa của bé.

3. Nhổ răng sữa cho bé khi nào?

Nhổ răng sữa cho bé khi nào?
Nhổ răng sữa cho bé khi nào?

Việc nhổ răng sữa cho bé thường được diễn ra khi:

  • Bé đến tuổi mọc răng vĩnh viễn, các răng sữa có dấu hiệu lung lay tự rụng hoặc răng sữa lung lay lâu không rụng.
  • Phát hiện răng vĩnh viễn bắt đầu trồi lên mà răng sữa bên trên vẫn chưa rụng.
  • Răng sữa bị sâu, mẻ, vỡ đã điều trị mà không có chuyển biến tích cực.
  • Răng sữa bị viêm, nhiễm trùng, bị hư tủy, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
  • Răng sữa bị viêm cement cấp, viêm quanh chóp, tụt nướu,… và có nguy cơ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.

4. Nhổ răng sữa cho bé đúng cách

Nhổ răng sữa cho bé đúng cách
Nhổ răng sữa cho bé đúng cách

Răng sữa thường có cơ chế tự rụng, không cần tác động lực từ bên ngoài. Đến thời điểm thích hợp răng sữa sẽ tự rụng. Lúc này, rất nhiều bậc cha mẹ thường dùng tay hoặc chỉ để nhổ răng cho bé. Như vậy, trong các trường hợp răng sữa đã lung lay nhiều và bé hoàn toàn khỏe mạnh. Không có bệnh lý đặc biệt đi kèm thì cha mẹ có thể nhổ răng sữa cho bé tại nhà và lưu ý đến những vấn đề sau đây:

  • Rửa tay bằng xà phòng và lau khô với khăn sạch trước khi nhổ răng sữa cho bé.
  • Khuyến khích bé tự làm răng lung lay bằng lưỡi hoặc bằng tay sạch, như vậy sẽ giúp bé cảm thấy ít lo sợ hơn.
  • Cầm thân răng bằng một miếng gạc sạch, dùng một lực xoắn vặn nhẹ nhàng, răng sẽ rơi ra.
  • Cho bé cắn gạc hoặc gòn tại vị trí răng rụng liên tục trong 5 – 10 phút để cầm máu. Sau khi máu đã cầm, kiểm tra lại để đảm bảo không còn sót chân răng cũ.

Trong một số trường hợp phụ huynh chưa nắm rõ thao tác nhổ răng sữa cho bé tại nhà. Hoặc răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc, răng sữa bị sâu lâu ngày khiến tủy bị viêm nhiễm gây đau nhức, ê buốt. Thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm: Quá trình mọc răng sữa và thay răng ở trẻ

Là cha mẹ, chúng ta đều mong muốn hỗ trợ con những năm đầu đời không chỉ phát triển khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và trí tuệ mà còn là một hành trình tuổi thay răng sữa thuận lợi.

Bởi từ 6 – 12 tuổi, con sẽ dần hoàn thiện bộ răng thứ 2 (bộ răng vĩnh viễn), bộ răng này giữ vai trò quan trọng giúp trẻ lớn khỏe, tự tin và theo con suốt cuộc đời. Giai đoạn này nếu Ba Mẹ để ý tuổi thay răng sữa và tầm soát mọc răng cho trẻ sẽ giúp trẻ có được hành trình thay răng thuận lợi, sở hữu hàm răng thẳng đều trong tương lai.

Mẹ tham khảo: Quá trình mọc răng sữa và thay răng ở trẻ

1. Tuổi thay răng sữa ở bé

Bé thay răng
Mẹ nên chú ý về thời gian bé thay răng sữa
  •  6-8 tháng tuổi mọc 4 răng cửa giữa (2 răng cửa giữa dưới mọc đầu tiên, tiếp theo là răng cửa giữa trên)
  • 9-12 tháng tuổi mọc 4 răng cửa bên
  • 12- 15 tháng tuổi mọc 4 răng hàm sữa thứ nhất
  • 18- 21 tháng tuổi mọc 4 răng nanh sữa
  • 24- 30 tháng tuổi mọc 4 răng hàm sữa thứ hai

2. Thời gian trẻ mọc răng vĩnh viễn và tuổi thay răng sữa

Đến thời kỳ thay răng, chân răng sữa sẽ tiêu, răng sữa lung lay và rụng để răng vĩnh viễn mọc lên. Răng nào mọc trước sẽ thay trước.
Đến thời kỳ thay răng, chân răng sữa sẽ tiêu, răng sữa lung lay và rụng để răng vĩnh viễn mọc lên. Răng nào mọc trước sẽ thay trước.

Đến thời kỳ thay răng, chân răng sữa sẽ tiêu, răng sữa lung lay và rụng để răng vĩnh viễn mọc lên. Răng nào mọc trước sẽ thay trước. Nếu rặng không tự rụng nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa khám và nhổ.

  • 5-7 tuổi các răng cửa giữa vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa giữa sữa
    Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (cối lớn) thứ nhất sau răng hàm sữa thứ hai (lưu ý đây là răng vĩnh viễn, không thay)
  •  7-8 tuổi các răng cửa bên vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa bên sữa
  • 9-10 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ nhất mọc, thay các răng hàm sữa thứ nhất
  • 10-11 tuổi thay các răng nanh sữa
  • 11-12 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ hai mọc, thay các răng hàm sữa thứ hai
    Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (cối lớn) thứ hai sau răng hàm thứ nhất và đây cũng là răng vĩnh viễn, không thay.

3. Các dấu hiệu sau cũng có thể thấy khi trẻ đến tuổi thay răng sữa

Có thể bị tướt (đi ngoài phân loãng hay sệt) 3-4 lần trong ngày, chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ đi ngoài loãng nhiều hơn nên đưa bé đến bác sĩ khám.
Có thể bị tướt (đi ngoài phân loãng hay sệt) 3-4 lần trong ngày, chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ đi ngoài loãng nhiều hơn nên đưa bé đến bác sĩ khám.
  •  Sốt nhẹ. Nếu trẻ sốt trên 380 C, có thể cho uống thuốc hạ sốt (theo chỉ dẫn của bác sĩ).
  • Chảy nước miếng
  • Nướu tại chỗ răng đang nhú lên có thể sung đỏ, trẻ thường thích cắn gì đó (ngón tay, đồ chơi). Chú ý vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ và đồ chơi.
  • Biếng ăn: Sự khó chịu sẽ khiến trẻ biếng ăn. Nên cho trẻ ăn nhiều lần và cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu.
  • Có thể bị tướt (đi ngoài phân loãng hay sệt) 3-4 lần trong ngày, chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ đi ngoài loãng nhiều hơn nên đưa bé đến bác sĩ khám.

4. Chăm sóc trẻ thay răng sữa như thế nào?

Chính vì răng có vai trò hết sức quan trọng nên các bậc phụ huynh cần chăm sóc và bảo vệ răng cho trẻ, tốt nhất là bằng các biện pháp dự phòng như:

4.1 Trẻ dưới 3 tuổi thay răng sữa

Hướng dẫn trẻ lớn cách đánh răng đúng cách: Đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng có chứa fluor; nên đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày
Hướng dẫn trẻ lớn cách đánh răng đúng cách: Đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng có chứa fluor; nên đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày
  • Trẻ dưới 3 tuổi thì chỉ dùng bàn chải đánh răng cho trẻ bằng nước sạch mà không dùng kem đánh răng vì trẻ dễ nuốt kem đánh răng gây nhiễm fluor, làm ố men răng;
  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể tập tự đánh răng bằng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em với lượng kem rất ít để tránh tình trạng nuốt kem;

Hướng dẫn trẻ lớn cách đánh răng đúng cách: Đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng có chứa fluor; nên đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày; nên đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại;

4.2 Điều mẹ nên làm trong tuổi thay răng sữa

Trong giai đoạn này, một số trẻ duy trì những thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm.
Trong giai đoạn này, một số trẻ duy trì những thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm.
  • Nên đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra và điều trị sớm sâu răng, các bệnh răng miệng cũng như làm vệ sinh răng (lấy cao răng);
  • Hãy luôn theo dõi sát sao trong quá trình thay răng ở trẻ và tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai vì dễ dẫn đến sâu răng;
  • Những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn,vì vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả;

Trong giai đoạn này, một số trẻ duy trì những thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm. Những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa. Hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Vì vậy cần khuyên trẻ không nên làm các hành động này.

Kết luận

Đối với những trẻ gặp tình trạng bất thường về xương hàm như hô, móm, hẹp hàm rất nên được điều chỉnh đúng thời điểm từ 6 – 11 tuổi.
Đối với những trẻ gặp tình trạng bất thường về xương hàm như hô, móm, hẹp hàm rất nên được điều chỉnh đúng thời điểm từ 6 – 11 tuổi.

Tuổi thay răng sữa và thay răng ở trẻ là giai đoạn cha mẹ cần hết sức chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ, bởi nó có thể ảnh hưởng tới chất lượng hàm răng vĩnh viễn sau này khi bé trưởng thành.

Bước vào lớp 1 là mốc phát triển quan trọng của con. Bên cạnh chăm lo sức khỏe thể chất giúp con học tập thì quan tâm đến hành trình thay răng là một trong những cần thiết cho con bộ răng thẳng đều trong tương lai.

Đối với những trẻ gặp tình trạng bất thường về xương hàm như hô, móm, hẹp hàm rất nên được điều chỉnh đúng thời điểm từ 6 – 11 tuổi. Bởi vì trước tuổi dậy thì, xương hàm đang trong quá trình phát triển cùng với sự thay răng. Việc nắn chỉnh và di chuyển xương hàm về vị trí chuẩn khớp cắn sinh lý là điều có thể thực hiện bởi Bác sĩ chỉnh nha và sự hỗ trợ của các khí cụ.

Những chiếc răng xíu xiu sẽ xuất hiện khi bé bước vào tháng thứ 6 hoặc thậm chí sớm hơn. Đó là lúc mẹ nên vệ sinh răng cho bé mới mọc răng, nhất là khi bé đã bắt đầu ăn dặm, để răng đẹp và không sâu răng. Răng sữa ở trẻ cũng quan trọng như răng vĩnh viễn. Những răng nầy sẽ giúp trẻ ăn nhai, nói chuyện, có gương mặt đẹp, đồng thời nó giữ khoảng cho răng vĩnh viễn sau nầy mọc lên đúng chỗ, đều và đẹp. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc răng miệng cho bé trong giai đoạn ăn dặm mẹ nhé.

Theo thống kê, nước ta có hơn 86% trẻ em từ 6 đến 12 tuổi hiện đang gặp các tình trạng sâu răng sữa, cùng đó, cả nước có trên 60% trẻ em và 50% người lớn chưa từng chủ động đi khám răng miệng. Điều đáng lo ngại hơn cả là hiện nay các em chưa có ý thức trong việc chăm sóc vệ sinh răng miệng, và các bậc phụ huynh cũng chưa thực sự giúp bé biết cách bảo vệ cũng như phòng chống sâu răng.

1. Các dấu hiệu và triệu chứng mọc răng ở bé

Sự xuất hiện của “bạn” răng mới sẽ làm bé cáu kỉnh và khó chịu.
Sự xuất hiện của “bạn” răng mới sẽ làm bé cáu kỉnh và khó chịu.

Sự xuất hiện của “bạn” răng mới sẽ làm bé cáu kỉnh và khó chịu. Nếu có những dấu hiệu sau thì rất có thể bé của mẹ đang mọc răng đấy:

  • Khóc thường xuyên và cáu kỉnh
  • Sốt nhẹ
  • Chảy nước miếng nhiều hơn bình thường
  • Lười ăn và rối loạn tiêu hóa( tính chất phân thay đổi nhẹ: phân sệt)
  • Hút hoặc gặm đồ chơi
  • Mút tay hoặc ti giả
  • Cắn nhiều
  • Kéo tai cùng bên với nơi răng mọc

Các dấu hiệu này thường nhẹ, không có gì đáng lo ngại. Chúng thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 – 4 ngày khi những chiếc răng mới nhú lên những triệu chứng trên cũng giảm dần rồi hết hẳn.

Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi chăm sóc vệ sinh răng cho bé mới mọc răng thật chu đáo. Nếu thấy trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên và đau lợi nhiều phải đưa đi khám bệnh ngay để thầy thuốc cho dùng thuốc hạ sốt và giảm đau.

Để giúp bé dễ chịu hơn, mẹ có thể:

  • Rửa sạch tay và nhẹ nhàng chà xát nướu của bé
  • Cho bé một chiếc vòng mọc răng dẻo hoặc khăn ướt để cắn.
  • Cho bé nhai bánh quy không đường.
  • Nếu bé bị sốt nhẹ hoặc đi ngoài, mẹ cần cho bé uống nước (nước trắng hoặc nước hoa quả) đầy đủ để bụ lại lượng nước đã mất.

2. Cách vệ sinh răng cho bé mới mọc răng

2.1 Cách chải răng, vệ sinh răng cho bé mới mọc răng

Cách chải răng, vệ sinh răng cho bé mới mọc răng
Cách chải răng, vệ sinh răng cho bé mới mọc răng

Dù bé chưa mọc răng, mẹ cũng nên lau nướu cho bé một cách nhẹ nhàng bằng vải mềm ẩm một lần mỗi ngày, có thể kết hợp trong lúc tắm cho bé.

Sau khi trẻ có răng, nên cho uống vài muỗng nước ngay sau khi bú hay ăn rồi dùng gạc hoặc vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch răng (đừng quên lau mặt trong của răng) và xoa nắn nướu, lưỡi cho trẻ.

Trẻ 1 tuổi (có 8 răng cửa), mẹ cần có cách vệ sinh cho bé 1 tuổi dùng bàn chải đánh răng có lông mềm với kích thước nhỏ.

Xem thêm: Hướng dẫn Mom cách vệ sinh răng cho bé 1 tuổi khoa học

Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa flo có hàm lượng thấm hơn 1000ppm.

Trẻ 3 tuổi trở lên có thể sử dụng kem đánh răng trẻ em chứa flo có hàm lượng khoảng 1350 – 1500 ppm, với lượng kem phết lên bàn chải độ bằng hạt đậu. Mẹ không nên dùng quá nhiều sẽ dễ gây bỏng răng, nôn hay tiêu chảy ở trẻ. Vệ sinh răng cho bé bằng dùng chỉ nha khoa để làm sạch mặt bên trong.

Đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu một góc 45 độ so với răng, lắc nhẹ bàn chải. Chải từng nhóm răng, mỗi nhóm độ 2-3 cái, chải ba mặt răng. Mặt ngoài ( nhìn thấy khi há miệng), mặt trong (phía dưới) và mặt nhai. Nên thay bàn chải của trẻ khi lông bàn chải bắt đầu toe ra, thường thì mỗi 3 tháng một lần.

Lưu ý: Mẹ nên đồng hành hướng dẫn dần cho bé cách sử dụng bàn chải đánh răng cho trẻ mới biết đi để bé hào hứng hơn và không cảm thấy sợ hay lo lắng.

Xem thêm: Mách nhỏ Mẹ bí quyết vệ sinh răng cho bé 2 tuổi

2.3. Cách chăm sóc nướu trẻ em đúng cách

Trong các công việc chăm sóc vệ sinh răng cho bé mới mọc răng, việc chăm sóc nướu là công việc rất quan trọng với cả trẻ sơ sinh chưa mọc răng hay đang mọc răng rồi. Vệ sinh nướu cần mẹ thực hiện hàng ngày bằng dụng cụ bàn chải riêng cho trẻ sơ sinh hoặc gạc rơ lưỡi.

Các bước vệ sinh nướu đúng cách như sau:

Mẹ lấy miếng gạc rơ lưỡi bọc quanh ngón tay trỏ rồi chấm vào nước muối sinh lý, sau đó mẹ nhẹ nhàng đưa lên nướu của bé. Mẹ nên vệ sinh định kỳ vệ sinh nướu 2 lần/ngày, sáng và tối sau ăn khoảng 30 phút và trước khi đi ngủ

2.3 Lưu ý về lây nhiểm răng miệng

Lưu ý về lây nhiểm răng miệng
Lưu ý vệ sinh răng cho bé mới mọc răng tránh lây nhiểm răng miệng

Vi khuẩn gây bệnh răng miệng lây từ răng này qua răng khác và từ miệng người này qua miệng người khác. Chúng không có trong miệng trẻ sơ sinh. Khi răng bắt đầu mọc, vi khuẩn này được truyền từ mẹ qua việc hôn hít, nếm thức ăn hay mút vú giả trước khi cho trẻ bú, vì thế tìm cách bảo vệ răng sữa cho bé là rất quan trọng.

Việc bà mẹ chải răng thật kỹ, chế độ ăn có lượng đường thấp sẽ làm giảm lượng vi khuẩn sâu răng trong miệng, từ đó làm giảm hay chậm khả năng truyền vi khuẩn sang cho trẻ. Để loại trừ sự lây nhiễm, không nên nhai hay cắn thức ăn rồi đút cho trẻ. Cách chăm sóc răng sữa cho bé tốt nhất là mẹ không cho trẻ sử dụng chung muỗng, đũa với người bị sâu răng và tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng.

3. Những điều mẹ cần lưu ý để bé có hàm răng phát triển tốt

Những điều mẹ cần lưu ý để bé có hàm răng phát triển tốt
Những điều mẹ cần lưu ý để bé có hàm răng phát triển tốt
  • Không cho bé nằm uống sữa. Khi đang mọc răng, bé thường có thói quen ngậm chặt núm bình. Do đó, răng sẽ ngâm trong sữa rất lâu nên dễ bị biến dạng. Làm hỏng men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Dễ gây sâu răng.
  • Không cho bé mút đầu ngón tay, hoặc ngậm ti giả. Thói quen này sẽ khiến răng bé mọc không đều, không thẳng hàng.
  • Không cho bé nhai một bên. Thói quen này sẽ khiến bé bị lệch hàm, gây mất cân đối cho khuôn mặt.
  • Tập cho bé ăn cứng. Mẹ nên chú ý sự quan sát sự phát triển của răng cửa và cho bé ăn những thức ăn có độ cứng phù hợp để răng bé phát triển toàn diện hơn.
  • Khám răng miệng định kỳ. Để mẹ có thể bảo vệ răng sữa cho bé tốt nhất, mẹ nên định kỳ đưa bé đến gặp nha sĩ khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, kiểm tra tình trạng và phát hiện sớm các bệnh răng miệng, từ đó cách vệ sinh răng cho bé mới mọc răng đúng cách.
  • Thay bàn chải 3 tháng/lần. Mẹ nên thay bàn chải cho bé khi lông bài chải bắt đầu xơ cứng, thường khoảng 3 tháng/lần, giúp bảo vệ nướu, tránh tình trạng chảy máu chân răng.

Hy vọng với những thông tin trên đây, mẹ đã biết cách vệ sinh răng cho bé mới mọc răng cũng như cách chăm bé trong giai đoạn mọc răng. Chúc bé của mẹ khỏe mạnh, phát triển toàn diện với răng chắc và khỏe đẹp nhé!

Tham khảo: Vệ sinh đúng cách cho con theo 4 giai đoạn mọc răng

Nguồn tham khảo: https://www.colgate.com.vn/

Giỏ hàng 0