Trẻ được cho là đang mọc răng hay được gọi là mọc răng sữa khi có dấu hiệu xuất hiện một hoặc vài chiếc răng đầu tiên. Thông thường, khi bé được 6 tháng tuổi sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều bé 8 tháng chưa mọc răng thậm chí là 13 tháng tuổi thì được cho là mọc răng muộn. Vậy tại sao trẻ 8 tháng chưa mọc răng và có ảnh hưởng gì khi trẻ lớn? Các mẹ hãy xem bài chia sẽ của nhà mình ở dưới đây nhé!
1. Quá trình mọc răng ở trẻ
Ở mỗi trẻ tiến trình mọc răng hoàn toàn khác nhau, có trẻ mọc răng sớm, có trẻ mọc răng muộn. Số răng của trẻ thông thường bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Bình thường khi trẻ được 6 tháng tuổi, chiếc răng đầu tiên sẽ mọc. Trẻ bắt đầu mọc răng cửa hàm dưới trước tiên rồi đến răng cửa hàm trên. Tiếp theo là răng cối sữa thứ nhất, sau đó là răng nanh. Khi mọc đến răng cối sữa thứ hai cũng là lúc bộ răng sữa đã mọc đủ, 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới, lúc này trẻ đã được khoảng 3 tuổi. Nếu trẻ được 13 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc cái răng nào thì có thể khẳng định là trẻ bị mọc răng chậm.
Theo tiêu chuẩn chung, thứ tự mọc răng của trẻ sẽ diễn ra theo một tiến trình theo nguyên tắc công 4 như sau:
Tháng thứ 7 bắt đầu mọc răng cửa
Tháng thứ 11 mọc đủ 4 răng cửa giữa (gồm: 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới)
Tháng thứ 15 mọc thêm 4 răng cửa bên (tức là mọc đủ 8 răng cửa)
Tháng thứ 19 mọc thêm 4 răng hàm nhỏ
Tháng thứ 23 mọc thêm 4 răng nanh
Tháng thứ 27 mọc thêm 4 răng số 5
Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ 6 đến 12 tuổi.
Răng khôn thì mọc muộn hơn hẳn, khoảng sau 17 tuổi.
2. Nguyên nhân khiến trẻ 8 tháng chưa mọc răng
Trong trường hợp bé chậm mọc răng đi cùng các dấu hiệu khác như: Chậm tăng cân, chiều cao không tăng hoặc tăng ít, lười ăn, tóc vành khăn,… thì mẹ nên đưa bé đi khám ở các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa nhi uy tín.
Thông thường, việc trẻ 8 tháng chưa mọc răng bởi một số nguyên nhân sau:
Do yếu tố di truyền từ gia đình.
Trẻ đẻ thiếu tháng.
Trẻ có chế độ ăn chưa hợp lý, thiếu chất.
Do cha mẹ cho bé ăn dặm muộn, nướu và mầm răng không được kích thích bằng phản xạ nhai nuốt.
Do bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, thiếu canxi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết khác. Lúc này, bé thường có các biểu hiện như lười ăn, tóc vành khăn, hay ra mồ hôi trộm ban đêm, ngủ không sâu giấc, bẹp hộp sọ, thóp rộng… Mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn giải pháp khắc phục.
3. Trẻ 8 tháng chưa mọc răng gây ra biến chứng gì?
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng rất có thể có các biến chứng sau đây, mẹ cần lưu ý:
Các răng vĩnh viễn của bé có thể mọc lệch, vẹo không thẳng, đúng vị trí.
Răng yếu, không nhai được thức ăn cứng rắn, dễ rụng.
Nguy cơ bị sâu răng, bệnh về răng miệng cao.
Răng vĩnh viễn mọc cùng răng sữa dẫn đến bé có 2 loại răng mọc cùng lúc.
4. Mẹ cần làm gì khi trẻ 8 tháng chưa mọc răng
4.1. Chế độ dinh dưỡng
Bổ sung Canxi: Sữa chính là nguồn cung cấp giàu canxi và dễ dàng cho trẻ hấp thụ nhất. Vì thế trong quá trình có thai và cho con bú các mẹ cần ăn uống đủ chất, không nên kiêng ăn cũng như cần bổ sung thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày.
4.2. Bổ sung Vitamin D
Có 2 nguồn cung cấp Vitamin D chính cho trẻ chính là thức ăn và ánh sáng mặt trời. Trong đó ánh sáng mặt trời chiếm đến 80%. Vì thế, bé và mẹ nên thường xuyên tắm nắng từ 15-20 phút trước 9 giờ cho đến khi trẻ biết đi. Chúng ta cũng có thể bổ sung Vitamin D từ các nguồn thức ăn như: thịt, cá,trứng, sữa…Bởi nguồn thức ăn từ động vật sẽ có nhiều vitamin D hơn nguồn thức ăn từ thực vật.
4.3. Tập ăn dặm cho trẻ 8 tháng chưa mọc răng
Nên cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Khi mới bắt đầu nên cho bé ăn bằng bột ngọt trước sau đó mới chuyển sang bột mặn. Bột ngọt có thể chế biến từ yến mạch, trái cây, rau củ quả…Các hoạt động khi nhai, niềng sẽ góp phần giúp bé tránh được tình trạng 7-8-9-10 tháng tuổi chưa mọc răng.
4.4. Chế độ sinh hoạt hợp lý
Cho trẻ ngủ đúng giấc. Đồng thời khuyến khích trẻ vận động để tăng trao đổi chất. Đây cũng là biện pháp giúp bé ăn ngon miệng, tránh suy dinh dưỡng dẫn đến dù bé 7-8-9-10 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng.
4.5. Giữ vệ sinh răng miệng cho bé
Bé chậm mọc răng cũng có thể do một số bệnh về răng miệng, viêm nhiễm. Nếu nướu trẻ bị tổn thương cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng. Vậy nên, bố mẹ hãy giúp bé vệ sinh lưỡi và khoang miệng mỗi ngày. Bố mẹ cũng nên tham khảo thêm ý kiến của nha sĩ để viết cách chăm sóc răng miệng đúng cách cho bé.
Lời kết
Trên đây là một bài chia sẽ của nhà mình về việc trẻ 8 tháng chưa mọc răng rất hiệu quả và bổ ích dành cho các mẹ. Hy vọng có thể giúp ích được nhiều mẹ đang gặp những vấn đề này. Mong rằng các mẹ luôn ủng hộ nhà mình trong các bài viết tiếp theo nhé.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ chưa bao giờ là đơn giản. Vì vậy hôm nay bài viết này sẽ bật mí cho Mẹ cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi Mẹ nhé!
1. Quá trình mọc răng của bé
Có thể Mẹ không biết nhưng những mầm răng đầu tiên của con đã xuất hiện bên trong xương hàm ngay khi bé vừa được chào đời.
Tuy nhiên, thông thường phải đến tháng thứ 6 thì chiếc răng đầu tiên mới bắt đầu mọc.
Từ lúc mọc chiếc răng đầu tiên cho đến giai đoạn 2,5 – 3 tuổi, bé sẽ mọc khoảng 20 chiếc răng sữa.
Đến năm bé 6-7 tuổi, răng 6 sẽ là chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên mọc trên cung hàm. Sau đó, các răng sữa cũng dần được thay bằng các răng vĩnh viễn. Đầu tiên sẽ là răng cửa. Các răng sau được thay dần cho đến năm con 10-12 tuổi.
Độ tuổi từ 6 đến 20 tuổi: 32 răng trưởng thành (vĩnh viễn) sẽ dần thay thế răng sữa.
Để giữ cho răng bé chắc khỏe, điều quan trọng nhất là chăm sóc nướu và răng từ trước khi chúng bắt đầu mọc trong miệng bé.
2. Vì sao cần phải vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
2.1 Răng trẻ nhỏ rất dễ bị sâu
Thông thường, răng sữa của trẻ có lớp men răng ở ngoài, ngà răng mỏng và buồng chứa tủy. Tuy nhiên, thể tích phần này lại lớn hơn răng vĩnh viễn. Do vậy, sâu răng rất xâm nhập vào phần tủy và phát triển tại đây. Đây cũng là lý do mà quá trình sâu răng của các bé diễn ra nhanh hơn bình thường. Nếu các Mẹ không phát hiện kịp thời thì phần tủy răng của con sẽ bị viêm nhiễm.
Đặc biệt là khi bị sâu răng, bé sẽ dần trở nên biếng ăn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
2.2 Tránh tình trạng nhổ răng sớm ở trẻ
Nếu răng sâu quá nặng thì Mẹ nên cho con đi nha sỹ để bé nhổ bỏ răng sâu đi nha! Tuy nhiên, việc nhổ răng sữa quá sớm là không phải là chuyện tốt với các con. Bởi các bé còn quá bé, khi mất răng thì các con sẽ gặp nhiều khó khăn với việc ăn uống.
Nhổ răng sớm cũng làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm cũng như khả năng mọc của răng vĩnh viễn sau này. Đồng thời, việc mất răng cũng làm ảnh hưởng đến vấn đề phát âm của bé. Bé sẽ hay phát âm lệch, nói bị biến âm tùy mức độ khác nhau. Không chỉ vậy, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói hơn bình thường.
2.3 Tạo cho trẻ thói quen tốt
Việc vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi đều đặn mỗi ngày cho bé chính là Mẹ đang giúp con hình thành thói quen tốt. Và thói quen này sẽ đi theo bé suốt cả cuộc đời để con luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt.
3. Cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
Để vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi mẹ nên dùng khăn vải mềm thấm nước (Mẹ có thể thấm bằng nước mát hoặc ấm). Sau đó, mẹ thực hiện lau sạch phần nướu, lưỡi cho bé.
Nếu bé đã mọc những chiếc răng đầu tiên thì Mẹ nên lưu ý lau sạch răng nhiều lần. Nhưng Mẹ cần đảm bảo động tác thật nhẹ nhàng để bảo vệ răng cho con nhé!
Trong một số trường hợp, có những bé 1 tuổi đã mọc khá nhiều răng. Lúc này, các Mẹ nên bắt đầu tập cho bé làm quen với việc đánh răng. Mẹ nên sử dụng bàn chải chuyên dụng cho trẻ em (có lông mềm) và tập chải răng cho bé. Tuy nhiên, Mẹ cũng không nên chải quá lâu để tránh làm con khó chịu, quấy khóc. Mẹ lưu ý chỉ cần chải không cho con vì bé mới 1 tuổi, vẫn chưa cần thiết phải sử dụng kem đánh răng.
4. Lưu ý khi chăm sóc vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
Chính vì con còn quá nhỏ nên phần nướu, lưỡi, răng vẫn còn khá yếu. Thậm chí, nhiều trường hợp bé 1 tuổi vẫn chưa mọc răng. Do đó, việc chăm sóc răng miệng cho bé 1 tuổi cũng cần sự chú tâm, tránh làm tổn thương đến vùng khoang miệng của con.
Nên hạn chế cho con ăn những thức ăn thức uống có chứa nhiều đường. Điều này sẽ hạn chế tình trạng sâu răng, viêm nướu cho con.
Không nên cho bé ngậm ti giả hoặc ngậm bình sữa suốt đêm.
Các mẹ cũng không nên dùng lưỡi của mình để làm sạch phần sữa dính trên ti giả. Vi khuẩn từ lưỡi của Mẹ bám vào ti giả, bé dễ bị vi khuẩn tấn công hơn. Đồng thời, trước và sau khi sử dụng ti giả Mẹ phải ngâm qua nước ấm để diệt khuẩn.
Mẹ không nên vội vàng cho con uống nhiều các loại nước ép. Mặc dù nước ép chứa nhiều chất dinh dưỡng, chúng lại không tốt cho sức khỏe răng miệng của trẻ vì có chứa đường. Hơn nữa, cơ thể của bé 1 tuổi có thể vẫn chưa thích nghi tốt với kiểu thực phẩm này.
Khi trẻ từ 1 trở đi, Mẹ nên cho bé làm quen với việc sử dụng ống hút. Điều này sẽ bảo vệ răng của bé không phải tiếp xúc nhiều với các loại thức ăn, giúp răng chắc khỏe hơn và ngăn ngừa các bệnh lý.
Qua đây, Mẹ đã nắm được tình trạng răng miệng của bé 1 tuổi chưa nào. Mẹ hãy lưu ý vệ sinh răng miệng bé 1 tuổinhà mình thật tốt nhé!
Mẹ bầu 3 tháng sẽ tương đối khá chăm sóc. Do thai lúc này còn nhỏ và mẹ bắt đầu các triệu chứng ốm nghén. Giai đoạn này, việc chăm sóc mẹ khỏe mạnh là rất quan trọng. Do nhiều mẹ khi mới mang thai, chưa thích ứng được việc ăn uống phù hợp để nuôi thêm em bé trong bụng. Hãy cùng điểm qua những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu kèm cách nấu chi tiết dưới đây!
1. Lưu ý chọn món ăn cho bà bầu 3 tháng đầu
Giai đoạn đầu của thai kỳ mẹ đã biết “những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu” chưa? Chế độ ăn 3 tháng đầu cần khác biệt so với các giai đoạn khác để mẹ có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần biết đến các nguyên tắc sau đây:
Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu: Hệ tiêu hóa của mẹ trong giai đoạn đầu mang thai rất nhạy cảm. Vậy nên bố mẹ cần chuẩn bị các loại thức ăn dễ tiêu hóa nhé. Ăn đủ chất xơ, vitamin vì hệ tiêu hóa của mẹ khi mới có bé thay đổi rất nhiều.
Lựa mua rau củ tươi sống, không hóa chất: Để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ thì ngoài việc chọn lựa những thực phẩm phù hợp còn cần mua thực phẩm tươi sống chất lượng với nguồn gốc đảm bảo mẹ nhé!
Thực phẩm giảm bớt nghén: tình trạng ốm nghén trong những tháng đầu tiên của thai kỳ rất phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cơ thể không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Mẹ có thể sử dụng các sản phẩm thiên nhiên như quế, bạc hà, gừng, chanh trong các món ăn.
Uống đủ nước: Không chỉ phụ nữ mang thai cần bổ xung đầy đủ lượng nước mà bình thường cũng nên bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.
2. Những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
2.1.Cháo thịt gà thức ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Trong nhóm những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thì cháo thịt gà là một trong những món ăn tốt cho bầu 3 tháng đầu. Và khá dễ ăn và dễ nấu. Thịt gà chứa nhiều protein, kẽm, sắt… Đây đều là những chất dinh dưỡng có lợi cho mẹ bầu bà thai nhi những tháng đầu. Dưới đây là cách chế biến cháo thịt gà cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu:
Chuẩn bị: 50g thịt lườn gà, 250ml nước hầm xương gà, 30g cà rốt, Gạo tẻ, 2 – 3 cái nấm hương, Hành, mùi, Nước mắm, hạt tiêu, các loại gia vị cần thiết.
Cách nấu:
Nấm hương đi ngâm với nước cho nở, rửa sạch rồi thái chỉ. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, bào thành sợi nhỏ.
Gạo ngâm cho mềm, giã nhỏ. Mẹ cũng có thể rang gạo để cháo thơm hơn.
Bắc nồi lên bếp. Cho gà và nước hầm vào đun sôi. Đến khi chín, vớt gà ra xé miếng vừa ăn. Thêm gạo, nấm hương, cà rốt vào khuấy đều rồi đun sôi chừng 20 phút nữa để cháo chín sánh mịn là được.
Nêm gia vị vừa ăn rồi cho thịt gà vào. Thêm chút tiêu để làm tăng hương vị cho món ăn và thưởng thức.
2.2.Thịt bò xào súp lơ xanh, món ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Trong những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mà không nhắc tới thịt bò xào súp lơ thì quả là một thiếu sót lớn. Thịt bò chứa nhiều sắt và rất tốt cho thai kỳ tháng đầu. Một lưu ý nhỏ đó là mẹ nên nấu chín để đảm bảo vệ sinh nhé. Súp lơ xanh giàu sắt và giàu axit folic nên rất tốt cho mẹ bầu mang thai những tháng đầu.
Chuẩn bị: Nửa bông súp lơ, 200gr thịt bò, hành lá, hành củ, rau mùi, 1 tép tỏi, 1 mẩu gừng, 1 quả cà chua, Các loại gia vị, bột canh, nước mắm. Mẹ cũng có thể thay thịt bò thành tôm. Với cách nấu giống nhau.
Cách nấu:
Súp lơ ngâm nước muối 15′. Rửa sạch, bổ và thái mỏng.
Gừng gọt vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
Đem thịt bò rửa sạch, thái mỏng và ướp với gừng băm nhuyễn, 1 ít hạt tiêu, ít bột canh. Cứ ướp khoảng 10 – 15 phút là được.
Hành rửa sạch, thái nhỏ, tỏi đập dập.
Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng. Cho hành, tỏi vào phi thơm rồi đổ thịt bò vào, đảo nhanh. Lưu ý là để thịt bò không bị dai, bạn nên xào với ngọn lửa to. Nêm thêm gia vị cho vừa miệng.
Khi thấy thịt bò đã chuyển sang tái hồng, trút ra bát. Cho cà chua vào chảo, đảo một chút, thêm súp lơ. Đổ thịt bò vào để xào thêm cho chín. Nhưng với ai thích ăn tái thì không cần phải xào lâu.
Nêm lại gia vị, đảo đều rồi tắt bếp. Khi ăn thì nên thái hành dài khoảng 3cm để trang trí và có thể rắc tiêu lên.
2.3.Cháo yến mạch cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Cháo yến mạch chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt cho mẹ bầu. Mẹ có thể nấu món cháo yến mạch kết hợp với thịt bò và cần tây vô cùng dinh dưỡng.
Cà rốt gọt vỏ, cần tây rửa sạch, cắt hạt lựu. Thịt bò băm ướp với 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê nước mắm. Để khoảng 15 phút cho thịt ngấm gia vị.
Đun sôi 1 lít nước, cho 50 gram bột yến mạch vào nấu cùng. Tiếp đến trút cà rốt vào. Đun thêm khoảng 10 phút cho cà rốt mềm thì trút thịt bò vào. Nêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường và 1/2 muỗng cà phê bột ngọt.
Thả cần tây vào, nấu thêm 3 phút thì tắt bếp. Rắc thêm ít tiêu để cháo thêm thơm. Cách nấu cháo yến mạch với thịt bò đơn giản nhưng lại giàu dinh dưỡng. Rất thích hợp với những người đang muốn tăng cân.
2.4.Gà kho gừng dễ làm cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Gà kho gừng là một trong những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu được yêu thích nhất. Món gà kho gừng có vị thơm ngọt của gà, vị ấm nồng của gừng mang lại món ăn với vị ngon hấp dẫn. Thịt gà ăn vào thì mềm, ngọt xen lẫn vị cay nồng của gừng, thêm một chén cơm nóng ăn cùng là hết ý.
Chuẩn bị: 500gr gà, 50gr gừng, hành tím, tỏi, hành lá, dầu ăn, gia vị cơ bản, tiêu.
Cách nấu:
Gà rửa sạch với nước muối để khử mùi hôi. Sau đó xả lại với nước sạch, để ráo, chặt khúc vừa ăn.
Gừng để nguyên vỏ, rửa thật kỹ dưới nước cho sạch bùn đất, thái sợi mỏng.
Ướp thịt gà với 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh đường và chút dầu ăn, hành đập dập, trộn đều và để yên gà trong 45 phút cho thấm gia vị.
Cho chảo lên bếp với một ít dầu ăn, dầu nóng thì cho hành tím, tỏi băm vào phi lên cho thơm, cho gà vào đảo đều tay, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cho vào 1/2 chén nước, đậy nắp trong 5 phút. Khi thịt gà bắt đầu săn lại, chuyển màu thì hạ lửa liu riu, cho tiếp gừng vào đảo đều tay trong khoảng 2 – 4 phút.
Đến khi thịt gà chín hoàn là cho phần hành lá cắt nhỏ vào, đảo nhẹ rồi tắt bếp. Vậy là món gà kho gừng đã hoàn thành rồi.
2.5.Canh ngao nấu chua cực tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Trong ngao chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và thai nhi. Trong đó phải kể đến là photpho, omega 3, vitamin A, canxi, kali… Chưa hết, lượng vitamin A trong ngao còn giúp bé phát triển thị giác một cách tốt nhất. Đồng thời, bà bầu ăn ngao sẽ được cung cấp kali, hạn chế được sự tăng lên của cholesterol. Điều này giúp cho bà bầu không bị bệnh tim và giúp ổn định huyết áp. Vì vậy, món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu không thể thiếu canh ngao này đúng không nào?
Chuẩn bị: 1kg ngao tươi, nửa quả thơm ( dứa), 2 quả cà chua, 2-3 quả sấu, hành lá, hành tím, tỏi ớt, gia vị cơ bản
Cách nấu:
Dứa gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ. Cà chua rửa sạch, thái thành hình múi cau. Hành khô đem thái mỏng. Rau thơm, hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
Ngao rửa sạch, cho vào nồi và luộc với một lượng nước khoảng 1 bát tô canh lớn. Đến khi thấy ngao mở miệng, vớt ra, tách lấy phần thịt. Lưu ý là không nên luộc quá lâu để tránh tình trạng ngao bị dai, không còn giữ được độ ngọt.
Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành khô, cho cà chua vào đảo đều, thêm ít bột canh và đổ thịt ngao vào xào đều. Cứ xào cho đến khi ngửi thấy mùi thơm là được.
Rắc rau thơm và hành lá lên để đảo đều, nêm gia vị vào là có thể ăn được.
2.6.Cháo cá hồi cải bó xôi rất tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Chuẩn bị: Cải bó xôi, 300 gr cá hồi, 100gr gạo tẻ, hành củ, gia vị cơ bản
Cách nấu:
Gạo bó xôi rửa sạch, xay nhuyễn. Cá hồi rửa xong thì xát muối để không bị tanh, sau đó rửa lại lần nữa. Gạo vo sạch, để ráo, rang sơ qua cho thơm. Hành củ bóc vỏ, băm nhuyễn.
Đem cá hồi cho vào nồi, thêm nước vào rồi luộc chín. Sau đó vớt cá ra, để nguội, tách lấy phần thịt cá để riêng. Phần xương cá cho vào nồi đun tiếp khoảng 15 phút nữa cho ngọt nước.
Thịt cá xé nhỏ, cho vào chảo phi lên cùng với hành.
Nồi xương cá hồi sau khi đã sôi kỹ thì lọc xương bỏ đi, cho gạo rang vào, thêm nước và đun sôi. Để cháo không bị cháy, trong quá trình nấu nên khuấy đều.
Khi thấy gạo đã nở bung, cho cá hồi, cải bó xôi đã xay nhuyễn vào. Nêm ít gia vị vào rồi dùng muỗng khuấy đều là có thể dùng.
Món cháo cá hồi cải bó xôi thích hợp để dùng cho nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, nếu đã sinh con thì các bà mẹ có thể tham khảo món ăn này để nấu cho con.
2.7.Cháo cá đậu đỏ món ăn bồ dưỡng cho mẹ bầu
Đậu đỏ oại đậu tuyệt vời, giàu chất xơ, protein, chất chống oxy hóa và sắt. Mẹ nên bổ sung loại đậu này vào chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là nếu mẹ đang mang thai, vì nó có các chất dinh dưỡng cần thiết quan trọng cho em bé phát triển. Để nấu được món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu này, mẹ cần làm như sau:
Chuẩn bị: 1 con cá chép, 100gr đậu đỏ, 100 gr gạo tẻ, trần bì, táo đỏ, rau mùi, hành lá, hành tím, gừng, các loại gia vị cần thiết
Cách nấu:
Đậu đỏ rửa sạch, ngâm qua đêm. Vớt các hạt bị hư hỏng và nổi trên mặt nước, rửa lại với nước rồi vớt ra.
Cá chép đánh sạch vảy, làm sạch bụng và mang cá. Để món cháo không bị tanh, bạn nên cạo sạch màng phía bên trong bụng cá. Nếu muốn loại bỏ hoàn toàn mùi tanh, hãy rửa cá với nước gừng hoặc nước vo gạo.
Gạo tẻ đem vo sạch nhưng cũng không nên vo kỹ quá để tránh làm mất chất dinh dưỡng.
Hành tím, gừng bóc vỏ, rửa rồi băm nhuyễn.
Cho cá vào nồi và luộc cho chín, vớt ra, gỡ lấy phần thịt.
Lọc bỏ phần cặn của nước luộc cá, cho đậu đỏ, táo, trần bì vào để hầm tiếp.
Cho gạo vào một cái nồi khác nấu cháo nhừ hẳn.
Trút nồi cháo trắng vào nồi hầm đậu đỏ, khuấy đều. Nêm thêm chút gia vị và đun tiếp.
Khi cháo sôi trở lại, cho phần thịt cá vào nồi và nấu một chút nữa là được.
Múc cháo ra tô, rắc thêm chút hành lá rau mùi là có thể thưởng thức. Lưu ý là chỉ nên ăn khi cháo đang nóng, bởi cháo nguội sẽ có mùi tanh, không còn ngon nữa.
2.8.Măng tây xào thịt bò cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ
Món ngon cho bà bầu 3 tháng đầu sẽ ngon miệng hơn cùng măng tây xào thịt bò. Măng tây chứa nhiều Axit Folic cho mẹ bầu. Không những thế măng tây còn là món ăn chữa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Chuẩn bị: 500g măng tây, 250g thịt bò, hành lá, 1 nhánh gừng nhỏ, 2 nhánh tỏi, Dầu ăn/ bơ thực vật, tiêu, gia vị cơ bản.
Cách nấu:
Măng chọn ngọn thon nhỏ, màu xanh non. Cắt rửa phần xơ ở gốc, rửa sạch, để ráo nước, cắt xéo miếng vừa ăn.
Hành lá, mùi ta bỏ rễ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Tỏi bóc vỏ băm nhuyễn.
Thịt bò thái mỏng, ướp với gừng đập dập băm nhuyễn, đảo đều cùng ½ thìa muối, 1/3 thìa mì chính, 1/3 thìa tiêu. Sau đó cho thêm 1 thìa dầu ăn vào ướp cùng để thịt bò đỡ dính vào nhau.
Cho chút dầu ăn vào chảo nóng, phi thơm tỏi. Cho thịt bò vào đảo nhanh tay, đến khi thịt gần chín thì cho ra đĩa.
Cho măng tây vào chảo xào, nêm nếm gia vị: 2 thìa mắm, ½ thìa hạt nêm, đảo đều. Hạ lửa nhỏ xuống cho măng chín đều, khi măng tây trên chảo có vẻ khô thì chắt nước xào thịt bò từ đĩa vào cho ngấm “gia vị bò”.
Thấy măng gần chín, đổ đĩa thịt bò vừa rồi vào, cho hành mùi vào đảo đều khoảng 1 phút nữa là xong. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Vừa rồi chính là những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầudễ làm lại vô cùng dinh dưỡng. Nếu như mẹ có cách chế biến nào thú vị và độc đáo thì đừng quên để lại dưới phần bình luận để nhiều người cùng biết nhé!
Bầu 1 tháng ăn gì? Mang thai tháng đầu không nên ăn gì? Có vô vàn câu hỏi mẹ bầu đặt ra khi sinh linh bé nhỏ bắt đầu xuất hiện trong cơ thể mình. Chắc chắn mẹ sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng đúng không nào? Tuy nhiên, đã có Mamamy bên cạnh giúp mẹ giải đáp thì không cần phải hoang mang nữa đâu mẹ nhé. Bài viết này sẽ giúp mẹ biết bầu 1 tháng kiêng ăn gì để tránh lựa chọn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
1. Bầu 1 tháng không nên ăn gì? Đồ ngọt
Phụ nữ mang thai thì chức năng thải đường của thận sẽ giảm. Vì thế, khi lượng đường trong máu ở mức quá cao thì thận sẽ làm việc quá tải. Như vậy là không tốt cho sức khỏe.
2. Đồ ăn quá mặn
Thức ăn mặn sẽ khiến cho mẹ bầu bị tăng huyết áp. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm độc thai nghén ở mẹ bầu cao hơn. Chúng ta có thẻ gặp phải một số vấn đề như: phù, tăng huyết áp và albumin niệu…. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 6g muối mỗi ngày mà thôi.
3. Bầu 1 tháng kiêng ăn gì? Thức ăn nhiều dầu, mỡ
Thức ăn có nhiều dầu mỡ sẽ làm tăn nguy cơ ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Khi mẹ bầu ăn nhiều mỡ trong quá trình mang thai thì con cũng có nguy cơ mắc phải các bệnh này cao hơn.
4. Hạn chế thực phẩm nhiều chất chua
Bầu 1 tháng kiêng ăn gì? Câu trả lời tiếp theo mà Mamamy mang đến cho mẹ chính là các loại thực phẩm chua. Đây hẳn là món ăn khoái khẩu của nhiều mẹ bầu đúng không nào?
Tuy nhiên, theo nghiên cứu các nhà khoa học đến từ Liên bang Đức thì nếu mẹ bầu tháng đầu tiên hấp thụ nhiều chất chua thì rất dễ bị tích lũy trong tổ chức bào thai. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của con sau này.
5. Tuyệt đối không ăn thực phẩm để lâu
Các mẹ thường tiếc của, thực phẩm để lâu tiếc lại ăn. Nhưng mẹ biết không? Các lại thực phẩm này đã bị nhiễm độc hoặc có chứa độc tố làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Trong những tháng đầu tiên, phôi thai phát triển. Tế bào phôi sẽ bắt đầu phân hóa. Nếu để độc tố xâm hại sẽ khiến cho các nhiễm sắc của con thể bị phá vỡ hoặc biến dạng. Nguy hiểm hơn sẽ khiến thai nhi ngừng phát triển. Tăng nguy cơ khiến con bị dị tật bẩm sinh. Thậm chỉ khiến thai bị chết.
6. Bầu 1 tháng kiêng ăn gì? Ăn chay dài ngày
Khi mang thai tháng đầu tiên, điều mẹ cần chú ý đó chính là phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Đừng vì muốn giảm cân, giữ dáng mà thực hiện bất cứ chế độ giảm cân nào. Khi thai nhi không có đủ protein sẽ khiến cho số tế bào não giảm. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến trí lực của con sau này. Ngoài ra, bản thân mẹ cũng có thế gặp phải một vài vấn đề như thiếu máu, phù nề và tăng huyết áp.
Vì thế nếu đang không biết bầu 1 tháng kiêng ăn gì? Thì câu trả lời dành cho bạn là ăn chay.
7. Không ăn thịt tái hoặc nấu chưa chín
Thịt tái ăn sẽ thơm và ngọt hơn. Đây có lẽ là sở thích của không ít người. Tuy nhiên, trong loại đồ ăn này có chứa nhiều kí sinh trùng toxoplasmosis gây ra các biến chứng như cho mẹ thai nhi như: sảy thai, thai chết lưu. Vì thế, trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ đặc biệt phải chủ ý đến việc ăn chín, uống sôi.
8. Bầu 1 tháng kiêng ăn gì? Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Cá là thực phẩm rất tốt cho cả mẹ và con. Nhưng đó là các loại cá giàu omega-3 mà thôi. Còn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình thì mẹ tuyệt đối không nên ăn. Nếu sử dụng trong thời gian dài khiến cho con bị tổn thương não và chậm phát triển.
9. Bầu 1 tháng kiêng ăn gì? Trứng sống, trứng trần qua hoặc nấu chưa chín
Trứng là một loại thực phẩm nằm trong danh sách đồ ăn mà mẹ cần bổ sung khi mang bầu. Tuy nhiên, hãy ăn trứng chín kỹ vì trứng sống khiến mẹ bị nhiễm vi khuẩn salmonella. Chất này khiến thai nhi nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
10. Tuyệt đối không ăn pho mát mềm, thịt nguội trong tháng đầu
Pho mát mềm, thịt nguội có chứa vi khuẩn listeria khiến cho nguy cơ sảy thai cao. Listeria khi đi qua nhau thai khiến cho thai nhi nhiễm trùng, nhiễm độc máu.
11. Bầu 1 tháng kiêng ăn gì? Tránh Caffeine, đồ uống có cồn
Đây là những loại thực phẩm bạn tuyệt đối nên tránh khi đang mang thai. Bởi caffeine và đồ uống có cồn khiến cho nguy cơ sảy thai rất cao. Hiệp Hội Phụ nữ mang thai Hoa Kì khuyến cáo bạn tuyệt đối nên tránh caffeine trong 3 tháng đầu tiên.
12. Hạn chế một số loại trái cây
Trái cây rất tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên nếu để hỏi bầu 1 tháng kiêng ăn gì thì trong danh sách chắc chắn sẽ có những cái tên sau:
Dứa: Loại quả này chứa bromelain làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.
Nhãn: Ăn nhãn khiến cho mẹ bị động thai, đau tức bụng dưới, ra huyết, đau bụng, sảy thai.
Đu đủ xanh: có chứa rất nhiều enzyme gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.
13. Khoai tây mọc mầm xanh
Khoai tây mọc mầm xanh rất độc và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu do chúng chứa solanin. Vì vậy hãy hạn chế ăn loại đồ ăn này.
14. Bầu 1 tháng kiêng ăn gì? Rau sam
Rau sam là loại rau giúp thanh nhiệt, trừ giun, giải độc nhưng với bà bầu thì có thể gây kích thích mạnh cho tử cung khiến chúng co bóp với tần suất cao hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai.
Ở tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu không tránh khỏi sự háo hức, bồn chồn khi nhận một thiên chức mới. Việc đặt biệt danh ngầu cho bé trai hay đáng yêu cho bé gái có lẽ là việc được mẹ nghĩ đến đầu tiên. Mẹ hãy tham khảo thêm các bài viết từ Góc của mẹ để chọn được một cái tên thật hay cho bé yêu nhà mình nhé.
Bố họ Nguyễn có thể tham khảo gợi ý đặt tên con gái 2022 họ Nguyễn ngay từ bây giờ để có nhiều thời gian chọn cho con một cái tên ưng ý nha.
Bạn đã nắm rõ bầu 1 tháng kiêng ăn gì chưa nào? Hãy ghi nhớ để loại bỏ những cái tên này trong thực đơn hằng ngày của mình nhé. Ngoài ra cũng nên tìm hiểu mẹ bầu 1 tháng nên ăn gì để lựa chọn phù hợp.
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh ngay từ khi nhận được tin vui có bầu là điều mà các mẹ nên làm. Bởi dinh dưỡng trong tháng đầu tiên có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của cả mẹ và bé. Vậy bầu 1 tháng nên ăn gì? Hãy cùng Mamamy tìm kiếm câu trả lời trong bài viết sau đây.
1. Mang thai tháng đầu nên ăn gì? Các sản phẩm từ sữa
Nhóm thực phẩm đầu tiên không thể thiếu dành cho các mẹ bầu nói chung và mẹ bầu tháng đầu nói riêng đó là sữa và các loại chế phẩm từ sữa. Đây là một nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời giúp cung cấp canxi, vitamin D, protein axit folic (folate) cũng như một số chất béo lành mạnh khác cho mẹ.
Canxi chính là một dưỡng chất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xương và răng của thai nhi. Việc bổ sung canxi sớm cũng hạn chế được những vấn đề mà mẹ bầu có thể gặp phải trong quá trình mang thai. Ví dụ như tụt canxi, hay loãng xương sau khi sinh.
Các chất dinh dưỡng khác trong sữa cũng sẽ cung cấp cho mẹ nhiều lợi khuẩn. Từ đó bảo vệ mẹ bầu tránh được các nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời đây cũng là cách giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
2. Mẹ nên ăn trứng và thịt gia cầm
Trứng được biết đến là thực phẩm rất giàu protein. Đây cũng là một loại đồ ăn được khuyên dùng khi mang thai. Bên cạnh đó, trong trứng còn có canxi, vitamin D, omega-3… sẽ đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển của xương, thị giác và trí não của con.
Mẹ biết không? Ăn trứng còn giúp cho da của thai nhi trắng hồng tự nhiên nữa đấy! Mẹ đã biết bầu 1 tháng nên ăn gì chưa nào?
3. Bầu tháng đầu nên ăn gì? Chọn thực phẩm giàu folate
Folate chính là một chất rất quan trọng ảnh hưởng đến sự tái tạo cũng như tăng trưởng của tế bào. Mẹ bầu bổ sung đầy đủ folate trong chế độ ăn có thể hạn chế được tới 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Bên cạnh đó, folate cũng sẽ giúp cho cơ thể của mẹ nâng cao khả năng tự sửa chữa DNA, hạn chế tình trạng thiếu máu. Vì vậy, đừng quên chọn các loại thực phẩm như: cải bó xôi, cải xoăn, măng tây, các loại trái cây họ cam quýt, đậu Hà Lan, đậu lăng…
4. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt cho mẹ bầu trong tháng đầu
Bạn đang phân vân bầu 1 tháng nên ăn gì thì câu trả lời chính là các loại ngũ cốc nguyên hạt. Bởi chúng là nguồn carbohydrate lành mạnh. Đồng thời, cung cấp rất nhiều chất xơ, phức hợp các vitamin nhóm B. Ngoài ra còn có các khoáng chất thiết yếu gồm sắt, magie, selen cho cơ thể.
Một số loại ngũ cốc nguyên hạt như: gạo nâu, hạt kê, bột yến mạch, lúa mạch, lúa mì…
5. Bầu 1 tháng nên ăn gì? Câu trả lời là trái cây
Trái cây là loại thực phẩm mà bất cứ ai cũng cần phải bổ sung. Đối với mẹ bầu thì trái cây giàu vitamin C ví dụ như ổi, cam, chanh ngọt, dâu tây và táo… sẽ cực kỳ tốt đấy. Chúng sẽ kích thích vị giác đồng thời cung cấp chất chống oxy cho cơ thể giúp con phát triển khỏe mạnh hơn.
6. Rau có màu xanh đậm là thực phẩm mẹ không nên bỏ qua
Rau xanh chính là nguồn cung cấp folate vô cùng dồi dào. Và trong tháng đầu khi mang thai đây là thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu nên ăn.
Các loại rau mẹ nên chọn như: cải bó xôi, rau diếp cá, rau cải xoăn, cà rốt, bí ngô, ớt chuông…
7. Bầu 1 tháng nên ăn gì? Các loại hạt và quả hạch
Mẹ không cần lo lắng lựa chọn xem bầu 1 tháng nên ăn gì nữa đâu vì gợi ý tiếp theo của Mamamy là câu trả lời. Các loại hạt và quả hạch chính là “kho” chứa rất nhiều các dưỡng chất lành mạnh, cần thiết cho cơ thể. Ví dụ như: vitamin và khoáng chất, các protein, flavonoid, chất xơ. Vậy nên đừng bỏ qua những cái tên này nhé.
8. Chọn các loại cá an toàn để ăn trong tháng đầu thai kỳ
Cá cũng là một loại thực phẩm mẹ bầu không được phép bỏ qua khi lên thực đơn cho mình. Trong cá có chứa nhiều omega-3, vitamin B2, D, E và các khoáng chất thiết yếu khác bao gồm: kali, canxi, kẽm, iot, magie và phospho. Đặc biệt, một vài loại cá có hàm lượng DHA cao như cá hồi sẽ hỗ trợ rất tốt cho trí nào của trẻ sự phát triển. Mẹ bầu cũng được cải thiện tâm trạng tốt hơn.
9. Bầu 1 tháng nên ăn gì? Nên bổ sung các loại thịt
Đừng bỏ qua thịt bò và thịt lợn nạc để cung cấp sắt cho cơ thể mẹ nhé. Ngoài ra, chúng cũng có vitamin B6, B12, kẽm và colin hỗ trợ trí não của con phát triển. Riêng đối với thịt bò thì chúng còn giúp cho mẹ bầu kiểm soát đường huyết rất tốt. Đồng thời, tăng sức đề kháng cũng như tránh tình trạng nhiễm khuẩn khi mang thai.
10. Không thể thiếu dầu gan cá
Bầu 1 tháng nên ăn gì? Sự lựa chọn dành cho mẹ đó chính là dầu gan cá tuyết. Thực phẩm này có chứa rất nhiều axit béo omega-3 cực kỳ tốt cho sự phát triển trí não cũng như thị giác của thai nhi.
Bên cạnh đó, chúng còn chứa vitamin D hỗ trợ cho quá trình phát triển xương của con. Ngoài ra còn hạn chế tình trạng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm ở mẹ.
Bên cạnh việc tìm hiểu bầu 1 tháng nên ăn gì để lựa chọn thì mẹ cũng nên cân nhắc đến việc mang thai tháng đầu không nên ăn gì để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và con trong thời kỳ đầu mang thai.
Những thực phẩm mẹ ăn trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vậy có bầu ăn gì tốt cho em bé? Có bầu ăn gì cho con thông minh?
1. Thực phẩm giàu axit béo Omega3:
Nếu mẹ băn khoăn bầu ăn gì cho con thông minh thì thực phẩm giàu axit béo Omega3 sẽ là lựa chọn không thể thiếu.
Axit béo Omega 3 là một dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé. Axit béo này gồm ba loại dưỡng chất: DHA , EAP, ALA sẽ được chuyển hóa thành EPA và DHA khi vào trong cơ thể. DHA hỗ trợ cho sự phát triển não bộ, hệ thần kinh trung ương, mắt; trong khi EPA hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch, tim mạch cho thai nhi.
Mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 500mg omega-3/ngày. Đặc biệt là vào cuối thai kỳ, giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé, mẹ nhớ gia tăng hàm lượng để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.
Mẹ có thể bổ sung Omega3 qua nguồn thực phẩm như cá biển, trứng, sữa, dầu cá, súp lơ,… hoặc qua thực phẩm, chức năng. Riêng với các loại cá, mẹ chỉ nên ăn khoảng 300g/tuần để đảm bảo sức khỏe.
Mẹ có thể đọc thêm về cách sử dụng thực phẩm chức năng tại: tudu.com.vn
2. Thực phẩm giàu Choline:
Choline cũng là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Trong list thực phẩm “Bầu ăn gì cho con thông minh”, những thực phẩm chứa Choline là yếu tố không thể thiếu để giúp bé phát triển trí nhớ và khả năng học tập sau này. Nếu mẹ bầu có chế độ ăn ít choline thì bé có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống cao gấp 4 lần so với bình thường.
Trong thời gian thai kỳ, mẹ được khuyến cáo bổ sung khoảng 450 mg/ngày, không vượt quá 2.500 mg.
Mẹ có thể bổ sung Choline thông qua những thực phẩm như gan bò, gan gà, trứng, cá tuyết, cá hồi, bông cải, dầu đậu nành,…
3. Thực phẩm giàu Axit folic:
Axit folic có vai trò quan trọng trong sự hình thành mô não của thai nhi. Việc bổ sung đủ axit folic sẽ giúp bé giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, phòng ngừa dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay. Trong thời gian thai kỳ, mẹ được khuyến cáo bổ sung khoảng 600 microgam axid folic/ngày.
Axit folic có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm như súp lơ xanh, rau chân vịt, măng tây và các loại hoa quả. Để bảo đảm giá trị dinh dưỡng, mẹ bầu không nên nấu quá lâu những thực phẩm này.
4. Thực phẩm giàu Sắt:
Sắt giúp tổng hợp hemoglobin, vận chuyển oxy trong máu đến khắp các tế bào mô trong cơ thể, bao gồm cả não bộ. Đây cũng là dưỡng chất cần thiết để bé thông minh và phát triển khỏe mạnh. Trong giai đoạn mang thai, mẹ được khuyến cáo bổ sung khoảng 30-60mg sắt/ngày.
Sắt có nhiều trong các nguồn thực phẩm tự nhiên. Mẹ có thể ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, thịt cừu, thịt gà, gan động vật, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, rau xanh, đậu Hà Lan,… để bổ sung vi chất này.
Thực phẩm giàu I-ốt là thành phần không thể thiếu trong list thực phẩm “Có bầu ăn gì cho con thông minh“.
Cùng với sắt, I-ốt là vi chất không thể thiếu trong để bé thông minh. I-ốt giúp bé phát triển hệ thống thần kinh, nâng cao chỉ số IQ. Trong thai kỳ, đặc biệt là 12 tuần đầu, việc thiếu I-ốt sẽ làm giảm chỉ số IQ của bé. I-ốt cũng giúp mẹ và bé phát triển khỏe mạnh, ngăn chặn nguy cơ khuyết tật ở bé. Trong giai đoạn mang thai, mẹ được khuyến cáo bổ sung khoảng 160-220mcg i-ốt/ngày.
Mẹ bầu có thể bổ sung i-ốt trong thực đơn hằng ngày thông qua muối i-ốt, rau chân vịt, rau cần, cải thảo, cải xoong, khoai tây, trứng gà, ức gà, cá biển, cua biển,…
6. Thực phẩm giàu Kẽm:
Kẽm là vi chất thiết yếu để xây dựng các tế bào não, góp phần vào sự phát triển não bộ của bé. Không chỉ vậy, kẽm còn tham gia vào quá trình phân chia tế bào, hỗ trợ tạo tế bào mới, đảm bảo cho bé phát triển hoàn thiện. Trong giai đoạn mang thai, mẹ được khuyến cáo bổ sung khoảng 11-12mg sắt/ngày. Việc nạp quá nhiều kẽm có thể khiến mẹ buồn nôn, tiêu chảy, giảm sức đề kháng,…
Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt bò, trứng, thịt gia cầm, sữa, các loại đậu, rau củ quả.
Bên cạnh những thực phẩm trên, mẹ cũng cần bổ sung đủ vitamin để bé phát triển tốt. Các khoáng chất khác như canxi, magie,… cũng là yếu tố cần bổ sung trong thực đơn hàng ngày. Mẹ nên xây dựng một chế độ ăn khoa học, hợp lý, tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ để đảm bảo sự phát triển của bé. Nguồn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh cũng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của trẻ.
Trên đây là một số gợi ý của Mamamy cho list thực phẩm “Có bầu ăn gì cho con thông minh”. Để con phát triển tốt, mẹ nên đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất. Mẹ có thể tìm hiểu thêm những thông tin khác trên chuyên mục Góc của mẹ nhé. Mamamy chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Bầu 4 tháng không nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai nhi là điều mà rất nhiều bà mẹ muốn biết. Khi khoảng thời gian 3 tháng đầu qua đi, cũng là lúc hầu như các dấu hiệu thai nghén cũng biến mất. Thay vì trước đó mẹ không thể ăn bất cứ thứ gì, thì nay có vẻ như lại thèm ăn rất nhiều thứ. Việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng với thai nhi trong giai đoạn phát triển này. Tuy nhiên, vẫn có những thực phẩm nên tránh để bảo vệ tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Cùng tìm hiểu xem đó là những thực phẩm nào nhé!
1. Bầu 4 tháng không nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé?
Có một số thực phẩm có thể gây hại cho thai nhi mà mẹ cần tránh trong thời gian thai kỳ. Dưới đây là liệt kê những thực phẩm không an toàn đó:
1.1. Cam thảo
Tiêu thụ quá nhiều cam thảo đen trong quá trình mang thai, có thể liên quan đến chỉ số IQ thấp ở trẻ sơ sinh. Trong cam thảo cũng chứa các chất có khả năng kích thích co thắt tử cung. Dẫn đến tình trạng sinh non ở mẹ. Do đó, nếu mẹ bầu 4 tháng không nên ăn gì, thì câu trả lời đầu tiên chính là cam thảo.
1.2. Bột tinh chế
Ở Ấn Độ bột mì tinh chế được gọi là maida. Đây là một loại thực phẩm khá khó tiêu hóa. Nếu tiêu thụ, có thể dẫn đến chứng táo bón hay thậm chí là bệnh trĩ.
Bột mì tinh chế cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên vì chỉ số đường huyết cao có trong loại thực phẩm này. Điều này cũng dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ, có hại cho cả mẹ và bé. Mẹ có thể thay thế loại thực phẩm này bằng lúa mì nguyên cám và các loại thực phẩm làm lúa mì nguyên cám.
1.3. Bầu 4 tháng không nên ăn gì: Cá đại dương
Trong các loại cá như cá ngừ trắng, cá thu, cá vua, cá kiếm,… có chứa hàm lượng rất cao thủy ngân. Nếu hỏi bầu 4 tháng không nên ăn gì tiếp theo thì đó chính là những loại cá lớn đại dương này.Thủy ngân không chỉ có hại cho với tất cả mọi người mà còn đối với các bà mẹ mang thai. Chất độc này tích tụ trong các loại cá lớn và không mất đi khi qua quá trình chế biến. Chính vì thế, nếu mẹ ăn cá đại dương thường xuyên, lượng thủy ngân có thể được truyền sang cho thai nhi, gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Thủy ngân có thể gây tổn thương não các bé ngay khi còn ở trong bụng mẹ. Và có liên quan đến việc chậm phát triển trí tuệ ở trẻ sơ sinh. Vì thế, tốt nhất mẹ nên tránh các loại cá đại dương kể trên và thay thế bằng các loại hải sản nước ngọt khác.
1.4. Phô mai xanh
Các loại phô mai như phô mai xanh camembert, phô mai mềm Brie có thể chứa vi khuẩn listeria và các loại vi khuẩn khác. Các loại vi khuẩn này là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cho mẹ. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do đó, bầu 4 tháng không nên ăn gì có liên quan đến phô mai xanh và phô mai mềm. Và chỉ ăn các loại phô mai cứng như Parmesan hoặc Cheddar.
Trứng sống và thịt sống có chứa vi khuẩn salmonella, và có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn salmonellosis. Đây có thể được coi là một dạng ngộ độc và có thể gây hại cho mẹ lẫn bé. Vì thế ít nhất trong khoảng thời gian nhạy cảm này, hãy đảm bảo tất cả các loại thịt mẹ tiêu thụ đều đã được nấu chín.
1.6. Bầu 4 tháng không nên ăn gì: Pa tê
Pa tê chắc hẳn là món ăn yêu thích của nhiều người bởi vị béo ngậy và thơm ngon. Tuy nhiên, món ăn này được làm từ việc xay nhuyễn thịt, gan hoặc mỡ, nên nếu không được làm sạch sẽ khá mất vệ sinh. Bất cứ loại pa tê nào cũng có khả năng nhiễm khuẩn listeria. Do đó, mẹ bầu bốn tháng không nên ăn gì có thêm loại thực phẩm này.
1.7. Caffeine
Tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa chất caffein như cà phê, trà, socola, thuốc lá, rượu bia,… có thể làm tăng nhịp tim, gây ra căng thẳng, khó chịu và mất ngủ. Thành phần này được cho là có hại cho cả thai nhi và có liên quan đến hiện tượng sảy thai. Hạn chế lượng caffein nạp vào cơ thể hằng ngày chính là bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu không thể loại bỏ hoàn toàn, mẹ có thể duy trì ở giới hạn an toàn là 200ml cho mỗi ngày.
1.8. Chất làm ngọt nhân tạo
Trong danh sách bầu 4 tháng không nên ăn gì tiếp theo là chất làm ngọt nhân tạo. Chất làm ngọt nhân tạo không gây hại nếu mẹ sử dụng với một lượng trong giới hạn. Tuy nhiên, mang thai là một giai đoạn nhạy cảm. Do đó, nếu có thể mẹ nên tránh chúng và thay thế bằng các loại nước ngọt tự nhiên như mật ong hay nước các loại trái cây ép.
1.9. Muối
Những bà mẹ có thói quen ăn mặn sẽ không thích điều này. Nhưng thực tế thì ăn muối quá nhiều trong thời gian thai kỳ có thể gây đầy hơi và tăng huyết áp. Do đó, hãy tiêu thụ muối với mức độ vừa phải. Và thay thế các loại muối có hàm lượng natri thấp, sẽ tốt hơn cho sức khỏe các bà mẹ.
Tháng thứ 4 là giai đoạn khá thoải mái đối với những bà mẹ mang thai. Đừng quá tập trung vào việc bầu 4 tháng không nên ăn gì. Thay vào đó, hãy ăn uống đa dạng một cách lành mạnh, tập thể dục và nghỉ ngơi điều độ. Như thế, mẹ và thai nhi sẽ luôn có được một sức khỏe tốt.
Tháng thứ 2 của thai kì là thời điểm mẹ vẫn còn bỡ ngỡ khi có một sinh linh bé nhỏ trong bụng mình. Lúc này chế độ ăn uống của mẹ phải thay đổi khá nhiều để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi. Một chế độ ăn uống lành mạnh là vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nhiều mẹ cho rằng phải ăn thật nhiều để có đủ dinh dưỡng cho con khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng tốt cho thai nhi. Bài viết sau đây Góc của mẹ sẽ giải đáp thắc mắc bầu 2 tháng kiêng ăn gì cho mẹ nhé!
Khi mang thai 2 tháng đầu, mẹ bầu cầu bổ sung đủ các nhóm chất dinh dưỡng như protein, lipid, chất xơ, vitamin, chất khoáng… Những dưỡng chất này có mặt trong rất nhiều các loại thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, có những loại thực phẩm mà mẹ nên bỏ qua để tránh gây hại cho thai nhi. Để giải đáp thắc mắc bầu 2 tháng kiêng ăn gì, mẹ hãy tham khảo danh sách thực phẩm dưới đây.
1.1. Thực phẩm sống, chưa tiệt trùng
Thực phẩm sống dẫn đầu trong danh sách bầu 2 tháng kiêng ăn gì cho bà bầu. Trong đồ sống chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại tới sức khỏe mẹ và thai nhi mà mẹ cần tránh xa.
Trứng sống: ăn trứng sống có thể khiến mẹ bị lây nhiễm vi khuẩn salmonella. Vi khuẩn này gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và cản trở nghiêm trọng sự phát triển của con. Mẹ nên chế biến trứng chín hoàn toàn để thưởng thức nhé.
Thịt, cá sống hoặc tái: thường gặp trong các món sushi, bít tết, gỏi cá. Những món này hoàn toàn không phù hợp với mẹ mang thai. Vi khuẩn trong đồ sống có thể gây hại đến cả mẹ và em bé. Mẹ nên tự chế biến để đảm bảo an toàn hơn.
Sữa chưa tiệt trùng: mặc dù sữa cung cấp rất nhiều canxi và vitamin D, mẹ cần tránh xa các loại sữa và chế phẩm sữa không được tiệt trùng. Trong đó có thể chứa mầm bệnh, vi khuẩn salmonella, listeria gây sảy thai. Hơn nữa còn có thể khiến mẹ bị nhiễm độc vi sinh vật.
1.2. Thức ăn từ động vật
Những thức ăn từ động vật là rất cần thiết cho mỗi bữa ăn. Tuy nhiên mẹ vẫn chưa biết bầu 2 tháng nên kiêng ăn gì? Kiêng những loại thức ăn nào?
Thịt chế biến sẵn: thịt nguội, xúc xích, dăm bông… đều là những thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp. Những thức ăn này có nguy cớ chứa vi khuẩn listeria, rất nguy hiểm với bà bầu. Nếu mẹ bị nhiễm khuẩn, nguy cơ sảy thai là rất cao.
Gan động vật: đây là thực phẩm chứa rất nhiều sắt và vitamin A. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ đã hấp thụ đủ vitamin A từ các loại trái cây, rau củ, thuốc bổ sung… Nếu mẹ ăn quá nhiều gan động vật sẽ bị thừa vitamin A, gây ảnh hưởng xấu đến con, thậm chí gây quái thai. Gan cũng là nơi giải độc và chứa nhiều chất độc của động vật.
Cá có hàm lượng thủy ngân cao: là những loại cá đóng hộp như cá ngừ, cá thu… Thủy ngân tích lũy lâu trong cơ thể mẹ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Nó còn gây tổn thương đến hệ thần kinh của mẹ và bé.
1.3. Thực vật
Bên cạnh động vật, thực vật cũng là món ăn quan trọng trong thai kì của mẹ. Vậy mẹ có biết bầu 2 tháng kiêng ăn gì từ thực vật không?
Khoai tây mọc mầm: chất độc solanin rất nguy hiểm đến sự phải triển của con. Mẹ bị nhiễm độc sẽ bị rối loạn tiêu hóa và hệ thần kinh.
Rau sống: đây là nơi hội tụ của các vi khuẩn salmonella, ecoli… Trụn sơ rau sống cũng không tiêu diệt được các vi khuẩn này. Mẹ nên hạn chế ăn rau sống khi mnag thai.
Rau ngót: thành phần papaverin có trong rau ngót có tác dụng giãn cơ trơn, giảm đau, hạ huyết áp. Mẹ bầu ăn nhiều rau ngót sẽ có nguy cơ sảy thai do cổ tử cung co thắt. Mẹ nên hạn chế trong ba tháng đầu mang thai nhé.
Khổ qua: chứa quinine, monodicine kích thích co bóp tử cung, gây nguy cơ sảy thai cao.
Măng tươi: chứa cyanin rất nguy hiểm với cơ thể. Mẹ bị ngộ độc có thể bị khó thở, nôn ói, đau đầu, thậm chí tử vong. Khi chế biến, mẹ nên luộc kĩ và rửa lại nhiều lần với nước. Mẹ nên mở nắp nồi khi luộc để khí cyanin bay hết.
Trái cây cũng không phải ngoại lệ trong danh sách bầu 2 tháng kiêng ăn gì của mẹ. Mẹ hãy lưu ý hạn chế ăn những loại trái cây sau đây để tránh ảnh hưởng thai nhi nhé!
Đu đủ xanh: chứa chất kích thích cơ trơn tử cung hoạt động có thể gây sảy thai.
Dứa: loại quả này cũng gây co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai ở mẹ bầu. Mẹ nên hạn chế ăn dứa mặc dù loại quả này chứa nhiều vitamin C.
Nhãn: hàm lượng glucose trong nhãn khá cao. Mẹ bầu ăn nhiều có nguy cơ cao mắc tiểu đường, táo bón và nổi mụn. Mẹ nên hạn chế ăn để tránh tăng lượng đường trong máu.
Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ thì trong 2 tháng đầu của thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên cho con, nhất là tên tiếng Anh cho bé gái, bé trai. Để chọn được tên nước ngoài hay nhất cho bé, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé!
Như vậy mẹ đã biết bầu 2 tháng kiêng ăn gìchưa? Danh sách trên đã liệt kê các loại thực phẩm mẹ nên tránh khi mang thai nhé. Chúc mẹ và bé khỏe mạnh và hạnh phúc!
Bà bầu ăn gì có sữa là mối quan tâm của mẹ. Bởi lẽ sữa mẹ không chỉ là cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn.
1. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên, bởi vậy rất an toàn cho bé. Không chỉ vậy, sữa mẹ còn góp phần hạn chế nguy cơ tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh như: tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu, ho, cảm lạnh, hen suyễn…Khi được nuôi bằng sữa mẹ, bé sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch lúc trưởng thành, các bệnh dị ứng, chàm và nhiễm trùng tai,…
Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ còn thúc đẩy sự phát triển của xương hàm của bé cũng như tốt cho sự phát triển của trí thông minh, thị lực, hệ thần kinh và ruột của bé. Đối với bé từ sáu tháng tuổi đổ lại, sữa mẹ cung cấp tất cả những dưỡng chất cần thiết. Sữa mẹ còn thay đổi tùy theo nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Với mẹ, việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp mẹ cải thiện vóc dáng. Hơn nữa, việc này còn giúp tử cung co bóp và trục xuất các sản phẩm còn sót lại như nhau thai và màng nhầy, và giúp sớm chấm dứt hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm thiểu khả năng phát triển ung thư buồng trứng, ung thư vú giai đoạn tiền mãn kinh, giảm khả năng phát triển bệnh loãng xương và bệnh tiểu đường loại II cũng như tăng cường tình cảm giữa mẹ và bé.
Khi mang thai, đặc biệt là mang thai lần đầu, mẹ có thể không biết bà bầu ăn gì có sữa. Việc thiếu thông tin có thể khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị trước khi sinh, khiến mẹ dễ chán nản, mệt mỏi. Tuy nhiên, giờ đây, mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm trong list dưới đây:
2.1. Cà rốt, củ cải và khoai lang
Cà rốt, củ cải và khoai lang là những thực phẩm rất có lợi để giúp bà bầu có sữa. Những thực phẩm này có chứa beta-carotene (tiền vitamin A) có tác dụng thúc đẩy chu kỳ sản xuất sữa và nâng cao chất lượng sữa của mẹ.
Cà rốt còn có phytoestrogen giúp kích thích sữa về. Bên cạnh đó, những loại rau củ này còn giúp mẹ cải thiện làn da, cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
2.2. Rong biển
Rong biển có hàm lượng vitamin A cao gấp 2-3 lần so với một củ cà rốt. Không chỉ vậy, rong biển còn lưu trữ khá nhiều vitamin C, B2, DHA góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào, điều tiết máu lưu thông cho mẹ, cũng như kích thích sữa mau về hơn sau thời kỳ sinh nở.
Rong biển có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như canh rong biển, nộm rong biển,…
2.3. Rau ngót
Nếu mẹ băn khoăn bà bầu ăn gì có sữa thì rau ngót là lựa chọn không thể thiếu. Rau ngót rất giàu dinh dưỡng khi cung cấp một loạt những dưỡng chất như sắt, canxi, protein, phốt pho, chất béo, vitamin A, B, C, sắt và các hợp chất béo khác. Ngoài ra, rau ngót có khả năng tác động nội tiết các hợp chất hóa học sterols có tính chất estrogen, do đó, có tác dụng lợi sữa.
Song, rau ngót cũng có thể có tác dụng phụ nếu không được sử dụng hợp lý. Mẹ chỉ nên ăn rau ngót vào những tháng cuối thai kỳ với một lượng vừa phải.
2.4. Móng giò
Móng giò là một thực phẩm luôn có mặt trong list “Bà bầu ăn gì có sữa“. Móng giò có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, chứa những chất như như protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, magiê, mangan, kẽm, các vitamin nhóm A, B,C. Các chất systine, myoglobin và đặc biệt là chất keo protit có trong móng giò sau khi vào cơ thể sẽ góp phần cải thiện chức năng sinh lý ở các cơ quan nội tạng và là nguồn cung cấp collagen cho cơ thể.
Theo Đông y, ăn móng giò có một số tác dụng như bổ huyết, lợi sữa, bổ sung khí huyết, chống ung thũng và suy nhược thần kinh, tạo giấc ngủ ngon cho mẹ bầu sau sinh. Tuy nhiên, cũng như các loại thực phẩm trên, móng giò nên được ăn theo một chế độ khoa học, kết hợp với nhiều thực phẩm khác để tránh gây ra những ảnh hưởng không mong muốn.
Ăn đủ bữa. Có thể ăn thêm một vài bữa phụ trong ngày.
Ăn phong phú và đủ chất. Mẹ không nên cố ăn thật nhiều để có nhiều sữa.
Chọn những thực phẩm có nguồn gốc an toàn, đảm bảo vệ sinh.
Uống đủ nước trong ngày. Uống bổ sung thêm nước ép trái cây để cung cấp các dưỡng chất khác.
Mỡ từ động vật có thể khiến mẹ thừa cân, dễ tắc tia sữa nến ăn uống không khoa học.
Để tiết nhiều sữa thì mẹ nên ăn ấm, ăn nóng.
Trên đây là một số gợi ý của Mamamy về chủ đề “Mẹ bầu ăn gì lợi sữa“. Bên cạnh việc ăn uống, mẹ cũng nên giữ một tinh thần thoải mái để đảm bảo sức khỏe. Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin về mẹ và bé trên Góc của mẹ nhé. Mamamy chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Bước sang tháng thứ 2 của thai kì, hẳn nhiều mẹ bầu vẫn còn chưa quen với những sự thay đổi. Nhất là chế độ ăn uống của mẹ cần được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết. Bởi vì mẹ sẽ trực tiếp cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi bên trong bụng mình. Đây là giai đoạn quan trọng để em bé phát triển các bộ phận trong cơ thể. Chính vì vậy mẹ cần có sự chuẩn bị kĩ để biết được bầu 2 tháng nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Trong giai đoạn từ tuần thứ 7 đến 10 của thai kì, thai nhi trong bụng mẹ sẽ có kích thước khoảng 2 – 3cm. Cân nặng của bé lúc này cũng chỉ khoảng 4g, rất nhỏ phải không mẹ? Tháng thứ 2 sẽ là thời gian thai nhi phát triển vượt bậc, phân hóa mình, đầu, tay chân. Đồng thời các bộ phận mắt, tai, miệng và các cơ quan như tim cũng được hình thành. Lúc này các cơ quan trong cơ thể đã được hình thành và định hình đúng vị trí. Nó sẽ được phát triển ở các giai đoạn sau. Sau tuần thứ 8, khả năng dị tật của thai nhi sẽ giảm xuống đáng kể. Vào tuần thứ 9, bé đã có thể di chuyển trong tử cung của mẹ rồi đấy.
Do đó, dinh dưỡng khi mang bầu tháng thứ 2 là vô cùng cần thiết cho mẹ và bé. Nó đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Đồng thời cũng giúp mẹ kiểm soát các triệu chứng ốm nghén thời gian đầu thai kì. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp mẹ cung cấp đủ dinh dưỡng cho con và cho chính mình. Ngoài ra còn giúp mẹ phòng ngừa tiểu đường thai kì, huyết áp cao, thiếu máu, thiếu sắt, i ốt. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mẹ chưa biết bà bầu 2 tháng nên ăn gì? Hãy tìm hiểu trong phần dưới đây mẹ nhé!
2. Mẹ bầu 2 tháng nên ăn gì để con khỏe mạnh?
2 tháng đầu của thai kì là mốc thời gian quan trọng của thai nhi. Lúc này mẹ cần bổ sung rất nhiều các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng con khỏe mạnh. Sau đây mẹ sẽ được giải đáp thắc mắc có bầu 2 tháng nên ăn gì nhé! Đây là danh sách những thực phẩm mà mẹ cần bổ sung trong giai đoạn này:
2.1. Thực phẩm giàu canxi
Canxi là một loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người. Nhất là đối với thai nhi, đây là chất cần thiết để phát triển hệ xương của con. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường hệ cơ bắp và giúp tim chắc khỏe. Mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi để bé lớn nhanh hơn. Mẹ nên được cung cấp khoảng 800 – 1000mg canxi mỗi ngày.
Các thực phẩm giàu canxi bao gồm:
Sữa động vật và sữa đậu nành
Đậu hũ
Phô mai, sữa chua
Quả hạch, hạnh nhân
Cua đồng, tôm đồng
Bông cải xanh
Cá mòi
Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung canxi bằng cách dùng viên uống bổ sung canxi.
2.2. Thực phẩm chứa axit folic
Axit folic là dưỡng chất cần thiết mà mẹ bầu được khuyến khích bổ sung vào 3 tháng đầu của thai kì. Đây là chất giúp bảo vệ thai nhi khỏi dị tật các ống thần kinh. Loại dị tật bẩm sinh này rất thường gặp trong các trường hợp thai dị tật bị sảy thau và thai lưu trong tử cung. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa nhiều khuyết tật bẩm sinh khác như sứt môi, chẻ vòm, dị tật tim, chân tay…
Vậy bà bầu 2 tháng nên ăn gì để bổ sung axit folic? Các thực phẩm giàu axit folic mà mẹ bầu nên ăn là:
Bánh mì nguyên cám
Các loại rau lá xanh
Đậu đen
Ngũ cốc nguyên hạt
Trứng luộc chín
Nước cam, quả cam
Gạo lứt
Cá hồi đóng hộp
2.3. Thực phẩm giàu protein
Ngay từ tháng đầu tiên, việc tiêu thụ đủ protein sẽ tạo điều kiện phát triển cơ bắp cho thai nhi. Hơn nữa, việc này vcũng giúp đảm bảo nguồn cung cấp máu cho em bé. Mỗi ngày mẹ nên được cung cấp 75 – 100g protein để con yêu được phát triển tốt nhất.
Để trả lời cho câu hỏi mẹ bầu 2 tháng nên ăn gì để bổ sung protein thì sau đây là các thực phẩm giàu protein cho mẹ:
Hải sản
Trứng
Thịt nạc
Các sản phẩm từ sữa
Các loại quả hạch
Chuối, ngô ngọt
2.4. Thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất
Bên cạnh những chất thiết yếu, mẹ cần bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể để nuôi dưỡng em bé. Vậy mẹ đã biết 2 tháng đầu mang thai nên ăn gì bổ sung dưỡng chất chưa?
Sắt: giúp cải thiện nồng độ huyết sắc đem lại lượng máu cần thiết cho thai nhi. Đồng thời giúp tránh trình trạng mẹ bầu bị thiếu máu.
Chất xơ: giảm nguy cơ mẹ bị táo bón khi mang thai.
I ốt: rất cần thiết cho sự phát triển não bộ và thần kinh của em bé.
Vitamin B12: giúp duy trì sức khỏe hệ thần kinh. Ngoài ra, nó còn giúp thai nhi ngăn ngừa bệnh gai cột sống và các khuyết tật bẩm sinh.
Vitamin D: hỗ trợ sự phát triển của xương cốt. Chất này cũng giúp giảm nguy cơ tiền sản giật cho mẹ.
Vitamin C: giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ phả triển xương và răng của con.
2.5. Bầu tháng thứ 2 nên uống sữa gì?
Ngoài ra, mẹ có biết bầu tháng thứ 2 nên uống sữa gì không? Sữa là nguồn bổ sung rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé. Trong thành phần của sữa, có đầy đủ các nhóm chất: protein, lipid, vitamin, axit folic… và đặc biệt là canxi.
Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có thể trả lời cho câu hỏi bà bầu 2 tháng nên ăn gì. Góc của mẹ xin chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!