Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Khi có bầu, không phải cứ ăn nhiều là sẽ tốt. Cũng không phải mẹ béo lên là con cũng sẽ to. Điều quan trọng là mẹ cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp để ăn vào con và ít vào mẹ. Tháng thứ 6 của thai kỳ là khoảng thời gian khá quan trọng. Mẹ chuẩn bị bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 với thời gian chạy nước rút để về đích. Bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con mà không vào mẹ? Góc của mẹ sẽ chia sẻ với các mẹ ngay sau đây.

1. Những thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6

Khi mang thai tháng thứ 6 thì thai nhi đã có được sự phát triển đáng kể với trọng lượng có thể đạt đến 320-350g, chiều dài khoảng hơn 25,5 cm. Trọng lượng chuẩn của mẹ trong giai đoạn này nên tăng khoảng 4,5 kg và không nên thừa cân quá nhiều.

Vào tháng thứ 6 của thai kỳ, người mẹ đã dẫn kiểm soát được những cơn buồn nôn, ốm nghén nên có thể ăn ngon miệng hơn, cảm giác đói bụng cũng có thể tăng vì thai nhi đã cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé tăng cao trong giai đoạn này có thể dẫn tới thiếu máu ở người mẹ vì vậy cần tăng cường mức dinh dưỡng tập trung vào vitamin, canxi, các thực phẩm dinh dưỡng đến từ nhiều nguồn khác nhau.

2. Bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con?

Bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con, cho con tăng cân và phát triển một cách toàn diện nhất? Dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho các mẹ.

2.1. Bầu 6 tháng nên ăn gì? Tinh bột là không thể thiếu

Bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con: Cơm chưa nhiều tinh bột cho bà bầu 6 tháng
Cơm chưa nhiều tinh bột cho bà bầu 6 tháng

Bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con? Dù ăn nhiều hay ít thì cũng phải khẳng định rằng tinh bột là một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mẹ. Không chỉ ăn cơm, các mẹ có thể lựa chọn thức ăn khác chưa tinh bột gồm: xôi, phở, khoai… Như vậy sẽ đỡ cảm thấy nhàm chán hơn mà vẫn cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết.

Một số thực phẩm có chứa tinh bột để mẹ lựa chọn ví dụ như: Gạo lứt, Khoai lang, Khoai tây, Bún, Miến, Xôi, Mì, Nui, Bánh mì, Yến mạch…

Chúng ta cần phải lựa chọn lượng tinh bột một cách phù hợp tùy thuộc vào tốc độ tăng cân của cơ thể và chỉ số đường huyết trong từng loại thực phẩm mẹ nhé. Như vậy mới đảm bảo dinh dưỡng vào con không vào mẹ được.

2.2. Bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con: Bổ sung protein giúp thai nhi tăng tốc

Các thực phẩm giàu protein
Các thực phẩm giàu protein

Bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con? Một phần cũng không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mẹ đó chính là protein. Một số loại thực phẩm mẹ cần ghi nhớ để lựa chọn là: Thịt nạc, Cá, Trứng, Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành, Đậu phụ… Cần chú ý là hạn chế các loại thịt đỏ và ưu tiên chọn thịt trắng. Vì các loại thịt này có chứa ít chất béo hơn.

2.3. Bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con: Muốn khỏe đẹp, đừng quên vitamin và khoáng chất

Bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con: Các loại hoa quả giàu vitamin và khoáng chất
Các loại hoa quả giàu vitamin và khoáng chất

Mẹ bầu ăn gì để vào con không vào mẹ? Nếu mà quên đi các loại vitamin cũng như khoáng chất thì quả là thiết sót rồi. Đây chính là chìa khóa giúp mẹ có được vẻ đẹp và sức khỏe ngay trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, con cũng sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn khi được bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu này.

Những loại rau mẹ bầu nên chọn ở tháng thứ 6 ví dụ như: Củ dền, Súp lơ xanh, Bắp cải, Cải xoăn, Măng tây, Cải bó xôi, Bí đỏ, đậu đũa, mồng tơi… Bên cạnh đó, mẹ cũng nên ăn các loại quả như: Chuối, Nho, Kiwi, Táo, Lê, Bưởi, Cam, Ổi, Dâu

Ngoài ra, các sữa và các thực phẩm từ sửa như: yogurt, phô mai… cũng giúp cho mẹ bổ sung protein, canxi và các vitamin, khoáng chất khác.

2.4. Bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con? Một lượng nhỏ chất béo

Dầu đậu nành dành cho mẹ bầu 6 tháng
Dầu đậu nành dành cho mẹ bầu 6 tháng

Bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con? Ở tháng thứ 6, mẹ bầu sẽ tăng cân rất nhanh. Chính vì thế, chúng ta không thể ăn quá nhiều chất béo, mỡ nữa. Lúc này cần phải ăn một cách chọn lọc và bổ sung dầu thực vật để không khiến mẹ bị khó tiêu hóa vào táo bón.

Mẹ có thể ăn: dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu cải hoặc quả bơ. Chúng ta có thể sử dụng để trộn salad hoặc xào nấu với lượng nhỏ.

3. Các loại thực phẩm phụ nữ mang thai tháng thứ 6 nên tránh

Ngoài việc quan tâm mẹ bầu 6 tháng nên ăn gì với những thay đổi trong giai đoạn quan trọng này thì thai phụ cũng cần lưu ý một số loại thực phẩm nên tránh như sau:

  • Hải sản sống: Có khả năng mang hàm lượng methyl thủy ngân cao gây ra các bệnh lý nguy hiểm hoặc ngộ độc thực phẩm
  • Thịt chưa chín hẳn: Các món tái cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, rất cần được phòng tránh trong quá trình mang thai
  • Thức uống nhiều caffeine: Có thể khiến thai nhi bị tăng nhịp tim và tiềm ẩn nguy cơ nghiện cà phê ngay từ trong bụng mẹ. Cơ thể thai nhi cũng chưa hoàn thiện trong cơ chế thải độc khi phải hấp thu một lượng lớn caffeine có thể gây hại cho cơ thể của trẻ
  • Đậu nành: Mặc dù là một thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhưng đậu nành chứa phytoestrogen là hợp chất làm tăng khả năng sinh sản sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của não, cơ quan sinh dục và hệ miễn dịch của trẻ nếu sử dụng một lượng quá lớn
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Lượng calo lớn trong đồ ăn nhanh có thể khiến chỉ số đường huyết của mẹ bầu tăng đột biến rồi hạ xuống gây nên cảm giác khó chịu, mệt mỏi và suy yếu các cơ quan về lâu dài trong cơ thể
  • Thức quá cay: Các gia vị cay nồng khi vào cơ thể có thể khiến dạ dày khó chịu dẫn tới ợ nóng, khó tiêu không tốt cho sức khỏe của thai phụ
  • Đồ ăn nhiều đường, nước ngọt có gas: Việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể có thể khiến thai phụ hao tổn lượng canxi gây loãng xương sau này, hơn nữa còn làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ
  • Đồ ăn quá mặn: Có thể làm tình trạng tích nước gây phù nề, tăng huyết áp, gây áp lực lên thận và thậm chí là nhiễm độc thai nghén.

4. Phương pháp bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con

Bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con không chỉ cần chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm mà phương pháp ăn cũng là điều mà mẹ phải quan tâm. Vậy nên, mẹ cần phải ghi nhớ các phương pháp sau đây để áp dụng.

4.1. Không được bỏ bữa sáng

Mẹ bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con: Không được bỏ bữa ăn sáng
Không được bỏ bữa ăn sáng

Mẹ bầu 6 tháng nên ăn gì? Dù có hạn chế việc ăn uống để tránh buồn nôn thì mẹ cũng không được bỏ bữa sáng. Bởi đây là bữa ăn quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho cả ngày dài. Vì thế, mẹ hãy chú ý bổ sung bữa sáng thật đầy đủ.

4.2. Chia nhỏ các bữa ăn nhưng không có nghĩa là tăng đồ ăn vặt

Mẹ bầu 6 tháng nên ăn gì? Không nên chỉ ăn 3 bữa mà mẹ bầu hãy chia nhỏ thành 6 bữa/ngày với 3 bữa phụ xen kẽ. Điều này sẽ giúp mẹ bầu có thể nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, không khiến cho đường trong máu tăng lên. Từ đó, giảm nguy cơ tích mỡ thừa và hạn chế mệt mỏi nghén cho mẹ.

4.3. Bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con phải đảm bảo tỉ lệ dinh dưỡng

Mẹ bầu 6 tháng nên ăn gì? Dù có điều chỉnh chế độ ăn nhưng chúng ta vẫn cần phải đảm bảo đẩy đủ các nhóm dinh dưỡng. Tỷ lệ là: 25% protein + 25% tinh bột + 50% rau củ. Điều này sẽ giúp mẹ nắm rõ xem mình đã nạo bao nhiêu chất dinh dưỡng vào cơ thể trong ngày.

Dinh dưỡng đi đôi với sinh hoạt lành mạnh
Dinh dưỡng đi đôi với sinh hoạt lành mạnh

4.4. Dinh dưỡng đi đôi với sinh hoạt lành mạnh

Mẹ bầu 6 tháng nên ăn gì? Mẹ bầu 6 tháng ngoài việc ăn uống cũng phải để tâm đến chế độ sinh hoạt của mình. Không nên làm việc quá sức mà hãy nghỉ ngơi sau khoảng 1-2 giờ liên tục.

Bụng bầu 6 tháng đã khá lớn, vì thế khi sinh hoạt, mẹ cần phải chú ý nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt là không khiêng, vác đồ vật, những hoạt động đòi hỏi phải rướn người, không ngồi trên ô tô quá lâu… Ngoài ra, mẹ cũng có thể tập vài động tác thể dục mỗi ngày để cơ thể thoải mái và khỏe khoắn hơn. Nguồn: Hana Giang Anh (Youtube).

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ thì ở tháng thứ 6 của thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên cho con. Để chọn được tên bé hợp tuổi bố mẹ, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên bé trai, tên bé gái 2022 từ Góc của mẹ nhé!

Mẹ đã biết chọn thực phẩm như thế nào để bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con chưa? Hãy ghi nhớ và lựa chọn cho mình phương pháp. Từ đó chọn các loại thực phẩm phù hợp nhất để tốt cho cả mẹ và con nhé.

Mẹ xem thêm: 

Bầu 7 tháng ăn gì? Chế độ ăn cho mẹ bầu tháng thứ 7

Bầu 8 tháng nên ăn gì tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé?

Vào tháng thứ 5 của thai kì, cơ thể mẹ đã có những thay đổi rõ rệt. Thai nhi lúc này cũng bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển rất nhanh. Vì vậy thai 5 tháng ăn gì để con tăng cân, mẹ khỏe?. Một chế độ ăn uống cân bằng khi mang thai tháng thứ 5 là điều rất quan trọng để giúp con lớn lên khỏe mạnh. Với rất nhiều sự lựa chọn, nhiều mẹ vẫn chưa biết được bầu 5 tháng nên ăn gì là tốt nhất cho thai nhi. Vậy thì mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây để được giải đáp thắc mắc nhé!

Mẹ xem thêm: Bầu 2 tháng nên ăn gì để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh?

1. Lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5

Những thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng và mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì?
Những thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng và mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì?

Ở tháng thứ 5 mang thai, thai nhi bắt đầu phát triển rất nhanh. Bé đã có chiều dài cơ thể khoảng 15 – 16 cm, nặng khoảng 240 – 260 g. Các bộ phận trên cơ thể con cũng bắt đầu phát triển rõ rệt, khung xương và các mô cơ đang dần được hoàn thiện. Bụng của mẹ lúc này đã lớn hơn so với những giai đoạn trước.

Chính vì vậy mà lúc này nhu cầu dinh dưỡng của hai mẹ con là rất lớn vì thế dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 rất quan trọng. Mẹ cần được cung cấp nhiều dưỡng chất hơn so với trước vì phải nuôi cả em bé lẫn bản thân. Để tạo đà cho sự phát triển của thai nhi thì mẹ cần một chế độ ăn uống đầy đủ về cả số lượng lẫn chất lượng.

Ngoài ra mẹ cũng cần ăn uống lành mạnh để phòng tránh các nguy cơ bệnh lý. Ở giai đoạn này, các mẹ thường rất dễ bị thiếu hụt sắt và canxi. Vậy, để biết mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì cho đủ dưỡng chất, mẹ hãy tìm hiểu ở phần ngay sau đây để biết bầu 5 tháng ăn gì để vào con tốt nhất nhé. 

1.1. Thực phẩm giàu sắt

Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Thực phẩm giàu sắt
Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Thực phẩm giàu sắt

Bầu 5 tháng nên ăn gì? Sắt là dưỡng chất vô cùng quan trọng với mẹ bầu trong thời gian mang thai, nhất là vào giai đoạn tháng thứ 5 này. Chất này giúp tạo ra những tế bào máu đỏ giúp vận chuyển oxy đến các tế bào cảu mẹ và thai nhi. Nếu mẹ bị thiếu sắt sẽ rất dễ xảy ra tình trạng thiếu máu. Do đó, mẹ nên được cung cấp khoảng 20 – 30 mg sắt mỗi ngày. Các thực phẩm bổ sung sắt cần thiết và cũng là thức ăn tốt cho thai nhi và mẹ bao gồm:

  • Thịt đỏ
  • Động vật thân mềm
  • Rau chân vịt
  • Bông cải xanh
  • Các loại đậu
  • Hạt bí ngô
  • Socola đen
  • Nội tạng động vật

Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung sắt bằng cách uống các viên sắt bổ sung.

1.2. Thực phẩm giàu canxi

Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Thực phẩm giàu canxi
Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì để con tăng cân đó là thực phẩm giàu canxi

Bầu 5 tháng nên ăn gì? Bên cạnh sắt, canxi cũng là một chất rất quan trọng đối với mẹ và bé trong thời kì mang thai. Chất này vô cùng cần thiết đối với việc hình thành xương và răng của con. Hơn nữa canxi cũng tham gia vào sự hình thành hệ thần kinh, duy trì hoạt động của tim. Trong tam cá nguyệt thứ 2, nhu cầu canxi của mẹ lên tới 1000 mg mỗi ngày. Để trả lời cho câu hỏi mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì để bổ sung canxi thì câu trả lời ở ngay sau đây mẹ nhé!

Những thực phẩm giàu canxi mà mẹ cần bổ sung vào thực đơn cho bà bầu 5 tháng đó là:

  • Sữa, phô mai, sữa chua
  • Rau lá xanh
  • Đậu, đậu phụ, sữa đậu nành
  • Cá, cua
  • Tảo biển
  • Hạnh nhân
  • Chuối, cam, kiwi, sung

1.3. Thực phẩm giàu chất đạm (protein)

Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Món ăn giàu chất đạm
Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì để bổ sung đạm tốt nhất cho con

Bầu 5 tháng nên ăn gì? Đây là nguồn dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 không thể thiếu đối với mẹ bầu và thai nhi. Nhóm chất này tham gia vào việc tạo ra các cơ bắp và tế bào thai nhi. Mẹ bầu cần cung cấp 1g protein cho 1 kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Protein là câu trả lời cho câu hỏi mẹ bầu 5 tháng ăn gì để con tăng cân đấy! Những thực phẩm giàu protein mà mẹ nên bổ sung đó là:

  • Thịt lợn, bò, gà, cá…
  • Trứng
  • Các loại hạt
  • Đậu
  • Ngũ cốc

1.4. Thực phẩm giàu chất xơ

Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Thực phẩm giàu chất xơ
Các thực phẩm mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì để bổ sung chất xơ cho con

Tiếp theo bầu 5 tháng nên ăn gì tốt cho thai nhi, đó là chất xơ. Chất xơ giúp mẹ ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ thông qua các loại thức ăn như rau lá xanh, bắp cải, cà rốt, cà chua, củ cải đường. Điều này là vô cùng có lợi cho bé đó mẹ nhé!

1.5. Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Bầu 5 tháng nên ăn gì? Vitamin và khoáng chất giúp mẹ tăng cường sức đề kháng của thai phụ thông qua các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, gan lợn, giò heo, rong biển, tôm, hạt các loại,… và trái cây tươi như lê, táo, chuối, kiwi, cam, nho, dâu. Đây là những thứ không thể nào thiếu trong thực đơn  cho bà bầu 5 tháng nhé!

2. Những thực phẩm có ích cho mẹ bầu 5 tháng nên ăn

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5, mẹ nên chọn lựa kỹ càng những thực phẩm mà mình ăn. Dưới đây là một số gợi ý lý tưởng các thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 đấy ạ.

2.1. Các loại thịt

Bầu 5 tháng nên ăn gì: Thịt nạc là món ăn giúp cung cấp cho mẹ protein và chất sắt tốt nhất trong tự nhiên
Bầu 5 tháng nên ăn gì: Thịt nạc là món ăn giúp cung cấp cho mẹ protein và chất sắt tốt nhất trong tự nhiên

Bầu 5 tháng nên ăn gì để vào con là vấn đề rất nhiều quan tâm, phải không ạ. Thịt nạc là món ăn giúp cung cấp cho mẹ protein và chất sắt tốt nhất trong tự nhiên. Về mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì thì mẹ không nên giới hạn bản thân trong bất kỳ món thịt nào mà hãy ăn càng đa dạng càng tốt. Mẹ có thể luân phiên đổi món giữa thịt gà, thịt bò, thịt hay hay các loại thịt gia cầm. Điều này giúp mẹ ăn không bị ngán, vừa đảm bảo luôn có đủ chất cho bé đó mẹ nhé!

2.2. Cá và trứng

Bầu 5 tháng nên ăn gì: Cá và trứng
Khi được hỏi bầu 5 tháng nên ăn gì tốt cho thai nhi thì không thể bỏ qua cá và trứng

Bầu 5 tháng nên ăn gì? Chất béo có lợi nhất cho sự phát triển não bộ của bé và giúp bé dự trữ lớp mỡ cần thiết trước khi chào đời. Mẹ chắc chắn không nên bỏ qua các loại cá biển như cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ hay cá mú. Đây chính là nguồn cung cấp omega-3 rất tốt cho mẹ, Tuy nhiên, mẹ cần nhớ chỉ nên ăn 3 phần cá/tuần là đủ theo các nhà khoa học hiện nay.

Trứng là một món ăn không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì. Trong trứng có chất béo Lecithin giúp điều hòa lượng cholesterol trong cơ thể. Điều này rất có ích cho mẹ bầu vì trong giai đoạn mang thai mẹ thường có khuynh hướng ăn nhiều đồ béo hơn bình thường.

2.3. Các loại đậu

Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Các loại đậu sẽ cung cấp giúp mẹ rất nhiều protein dinh dưỡng đó!
Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Các loại đậu sẽ cung cấp giúp mẹ rất nhiều protein dinh dưỡng đó!

Bầu 5 tháng nên ăn gì? Đậu nành nói riêng và các loại đậu nói chung như đậu xanh, đậu đen, đậu ngự… đều chứa lượng protein phong phú. Nếu mẹ là người thích những món chay, thanh đạm thì không thể không bổ sung các loại đậu vào thực đơn của mình.

2.4. Sữa và các thực phẩm từ sữa

Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Sữa và các thực phẩm từ sữa
Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Sữa và các thực phẩm từ sữa

Bầu 5 tháng nên ăn gì? Dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 5 không thể thiếu các món từ sữa. Nếu không uống sữa bầu, mẹ vẫn có thể chọn các loại sữa từ đậu nành, sữa tươi hay các món ăn chế biến từ sữa như phô mai, yogurt để thay thế.

2.5. Các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc cũng là món cần có trong thực đơn bầu 5 tháng nên ăn gì!
Các loại ngũ cốc cũng là món cần có trong thực đơn bầu 5 tháng nên ăn gì!

Bầu 5 tháng nên ăn gì? Mẹ bầu nên ăn cơm và các loại thực phẩm từ ngũ cốc để cung cấp chất bột đường, nguồn năng lượng chính cho mọi hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng quý báu như vitamin B, vitamin A giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng. Nhóm thực phẩm này cũng cung cấp chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cho mẹ bầu đó!

2.6. Trái cây

Không thể dùng một vài từ để diễn tả lợi ích của trái cây đối với bà bầu. Nhóm thực phẩm này mang lại những vitamin phong phú như vitamin C, vitamin B, E, D, A. Một số nghiên cứu khoa học cũng thống kê được, các mẹ ăn trái cây nhiều trong thai kỳ thì con sinh ra cũng thông minh hơn. Điều này sẽ khiến mẹ ăn thật nhiều trái cây chứ?

2.7. Các loại rau xanh và củ quả

Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Các loại rau xanh và củ quả
Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Các loại rau xanh và củ quả

Bầu 5 tháng nên ăn gi? Mẹ bầu rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, do đó, lượng chất xơ phong phú từ rau xanh và các loại củ quả như bầu bí, cà chua, cà tím… sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Từ tháng này, mẹ bầu thường ăn nhiều hơn thời gian trước, do đó, nên tích cực bổ sung chất xơ vào thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5. Chất xơ cũng rất tốt cho sự phát triển của bé đó mẹ nhé!

2.8. Các loại hạt

Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Các loại hạt
Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Các loại hạt

Bầu 5 tháng nên ăn gì? Các loạt hạt và quả hạch như hạnh nhân, hạt macca, hạt sen, quả óc chó cung cấp một nguồn axit béo dồi dào giúp mẹ bầu cảm thấy mình thật nhiều năng lượng, đồng thời, chúng cũng mang đến protein cần thiết cho mẹ. Mỗi ngày một vốc các loại quả, hạt cho bữa phụ sẽ giúp mẹ bầu phấn chấn hơn hẳn đấy.

2.9. Viên uống bổ sung canxi và sắt

Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Viên uống bổ sung canxi và sắt
Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì: Viên uống bổ sung canxi và sắt

Bầu 5 tháng nên ăn gì? Bên cạnh việc ăn uống thông thường, mẹ bầu thường được các chuyên gia khuyên bổ sung thêm sắt và canxi dạng viên uống để đáp ứng được nhu cầu tăng cao trong thời gian mang thai. Một lưu ý nhỏ cho mẹ, đó là nên bổ sung hai loại dưỡng chất này cách xa nhau từ 2 giờ trở lên để chúng không cản trở việc hấp thụ chất còn lại.

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ bầu tháng thứ 5, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên cho con. Bố mẹ nào còn đang băn khoăn họ Nguyễn đặt tên con gái là gì, tên Đạt hợp với tên gì,… thì hãy tham khảo bài viết từ Góc của mẹ nhé!

3. Bầu 5 tháng không nên ăn gì?

Bầu 5 tháng không nên ăn gì?
Bầu 5 tháng không nên ăn gì, mẹ có biết không?

Tháng thứ 5 của thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của bé, do đó, mẹ cần phải chú ý nhiều đến chế độ ăn của bản thân. Ngoài chuyện bầu 5 tháng nên ăn gì, trong thực đơn mỗi ngày mẹ nên tránh tuyệt đối các thực phẩm sau:

  • Trái cây: Rất tốt cho sức khỏe, nhưng với bà bầu không phải loại trái cây nào cũng tốt. Bà bầu mang thai 5 tháng cần tránh ăn các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ sống, dứa, lựu… bởi nếu mẹ không “kiềm” được mà ăn quá nhiều các loại trái cây này có thể dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh tuyệt đối các loại trái cây được được đóng hộp bởi những thực phẩm này thường chứa nhiều chất bảo quản, không tốt cho thai kỳ.
  • Tránh uống nước ngọt: Nước giải khát là thức uống yêu thích của nhiều người, tuy nhiên, đây lại là những thực phẩm rất không tốt cho sức khỏe. Bà bầu uống nhiều nước ngọt có ga sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa và tăng cân mất kiểm soát. Nếu bị thừa cân khi mang thai, mẹ sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng khi mang thai nguy hiểm.
  • Thức ăn bày bán sẵn: Có thể làm cho mẹ cảm thấy rất ngon nhưng tốt nhất mẹ nên tránh ăn trong giai đoạn này. Bởi những món ăn thường không được chế biến kỹ lưỡng, mất vệ sinh. Pizza và bánh mì kẹp thịt là 2 món ăn mà bà bầu cần tuyệt đối tránh. Dù những món ăn này có ngon đến đâu đi nữa thì mẹ cũng nên nghĩ đến sức khỏe của bé trước khi ăn nhé.
  • Tránh uống trà và cà phê: Vì những thức uống này chứa rất nhiều caffeine. Bà bầu hấp thụ lượng caffeine vượt mức cho phép có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Tuyệt đối không đụng đến rượu và các thức uống có cồn: Bởi rượu và các thức uống có cồn được xem là thức uống nguy hiểm nhất trong thai kỳ.
  • Tránh ăn các món vặt: Như bánh quy, khoai tây chiên và kẹo trong thai kỳ bởi những món ăn này không tốt cho cơ thể. Phần lớn những món ăn này đều chứa nhiều đường hóa học và chất béo không lành mạnh, nếu ăn nhiều, mẹ sẽ rất dễ bị tăng cân.
  • Tránh ăn trứng sống: Dù trứng là thực phẩm rất cần thiết trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai 5 tháng. Nguyên nhân là do khi ăn trứng sống, mẹ sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn salmonella rất cao. Mẹ chỉ nên ăn trứng đã được nấu chín kỹ, không nên ăn các món trứng luộc lòng đào hay ốp la hơi chín.
  • Tránh ăn thức ăn quá mặn: Khi mang thai tháng thứ 5 để giảm thiểu nguy cơ tổn thương thận, tăng huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi.

4. Bầu 5 tháng nên ăn gì để con thông minh?

Bầu 5 tháng nên ăn gì để con thông minh
Bầu 5 tháng nên ăn gì để con thông minh

Mẹ có biết trí thông minh của con đã bắt đầu phát triển ngay từ khi còn trong bụng mẹ không? Những hoạt động của mẹ hàng ngày có thể tác động tới trí thông minh của con sau này. Trong đó, việc ăn uống của mẹ cũng không ngoại lệ. Nếu mẹ bổ sung đủ các chất cần thiết, con sẽ được phát triển trí não tốt từ trong thai kì. Vậy mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì để con thông minh?

Những dưỡng chất mẹ cần bổ sung để con thông minh bao gồm:

  • Axit béo Omega 3: Rất quan trọng trong phát triển trí não ở trẻ và cải thiện chức năng thị giác. Chất này có trong các thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, hạt óc chó…
  • Choline: Rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi và bé sơ sinh. Chất này có trong các thực phẩm như lòng trắng trứng, các loại thịt, cá, rau xanh.
  • Axit folic: Quan trọng trong sự hình thành mô não của thai nhi, giúp giảm nguy cơ dị tật cho con. Mẹ bổ sung chất này trong các loại rau như súp lơ, rau chân vịt, măng tây…
  • I-ốt: Giúp tăng IQ cho bé, giảm các biến chứng thai kì cho mẹ. Có trong tảo, rau xanh, cá biển, muối biển…
  • Kẽm: Giúp xây dựng tế bào não, phát triển não bộ của thai nhi. Bổ sung chất này qua hải sản, thịt bò, trứng, thịt gia cầm, sữa…

Mẹ xem thêm:

Top thực phẩm giàu sắt và cách bổ sung cho trẻ

Mách mẹ: bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con không vào mẹ?

Bầu 7 tháng ăn gì? Chế độ ăn cho mẹ bầu tháng thứ 7

Như vậy, mẹ đã biết được bầu 5 tháng nên ăn gì để con thông minh, khỏe mạnh chưa? Chúc mẹ và bé mạnh khỏe và hạnh phúc!

Nguồn: chăm sóc mẹ và trẻ em (Youtube)

Sau khi hết thời kỳ thai nghén, mẹ không biết bầu tháng thứ 4 nên ăn gì? Như hầu hết các trường hợp, qua 3 tháng đầu mẹ bầu có thể đã vượt qua những triệu chứng ốm nghén như đau đầu, buồn nôn, chán ăn. Mẹ dường như đã lấy lại khẩu vị và thèm ăn trở lại. Ba tháng tiếp theo có thể là khoảng thời gian dễ chịu nhất của mẹ. Vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ như thế nào trong giai đoạn này. Cùng Góc tìm hiểu với những thông tin bên dưới nhé!

1. Tầm quan trọng của việc bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Mẹ bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?
Mẹ bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Như với đa số các bà mẹ, ba tháng đầu là khoảng thời gian mệt mỏi với vô vàn những thử thách. Mẹ có thể trở nên gầy đi vì không thể ăn uống được gì. Nôn mửa và chóng mặt cũng là những biểu hiện ốm nghén thường thấy ở các mẹ. Liệu rằng hiện tượng này có kéo dài không, và bầu 4 tháng nên ăn gì? Mẹ đừng quá lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng rất bình thường. Vì trong lúc này cơ thể đang thích nghi với việc có thêm một thành viên mới.  

Sau 3 tháng đầu, hầu như các dấu hiệu sẽ dần biến mất và mẹ sẽ hào hứng hơn với việc ăn uống trở lại. Tháng thứ 4 nằm trong 3 tháng thai kỳ thứ 2. Đây là khoảng thời gian được cho là dễ chịu với mẹ nhất. Bé phát triển rất mạnh trong khoảng thời gian này. Lượng máu của mẹ tăng lên để bé được nuôi dưỡng từ các chất dinh dưỡng trong máu đã hấp thụ. Vậy bầu tháng thứ 4 nên ăn gì? Câu trả lời là chế độ ăn uống của mẹ trong giai đoạn này bao gồm tất cả những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. 

2. Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì tốt cho thai nhi và mẹ?

Quan trọng là phải lên kế hoạch có bầu 4 tháng nên ăn gì. Để có thể cung cấp đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, chế độ ăn uống của mẹ nên bao gồm:

2.1. Thực phẩm giàu chất sắt – Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Thực phẩm giàu chất sắt - Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?
Thực phẩm giàu chất sắt – Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Như đã nói ở trên, vào tháng thứ 4 của thai kỳ, lượng máu của mẹ sẽ tăng lên. Để đảm bảo điều đó, cung cấp thêm chất sắt cho cơ thể rất quan trọng. Cơ thể có thể hấp thụ chất này thông qua các loại thực phẩm trong quá trình ăn uống. Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt, cá, đậu phụ, gan, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, các loại hạt), các loại rau lá xanh đậm (cải xoăn, rau bina), trái cây sấy khô và trứng. 

Nếu mẹ chưa biết bầu tháng thứ 4 nên ăn gì, thì hãy bắt đầu bằng việc thêm những thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn hằng ngày nhé!

Mẹ xem thêm:

Khám thai lần đầu cần lưu ý những gì?

Sinh con thứ 3 có bị phạt không?

Bà bầu bị ho có nguy hiểm không?

2.2. Thực phẩm giàu chất xơ – Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Thực phẩm giàu chất xơ - Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?
Thực phẩm giàu chất xơ – Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì? Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, hormone progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa. Tử cung bắt đầu phát triển về kích thước để phù hợp hơn với thai nhi đang lớn dần. Điều này dẫn đến hiện tượng táo bón ở mẹ mang thai. Để kích thích nhu động ruột và quá trình tiêu hóa, mẹ hãy bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể. 

Để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể, mẹ bầu 4 tháng nên ăn gì? Chất xơ sẽ có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, cám và lúa mạch. Các loại hạt như hạt lanh, hạt chia, hạnh nhân, hồ đào, hồ trăn, đậu xanh. Rau và trái cây là một trong những nguồn chất xơ dồi dào nhất trong các loại thực phẩm. Mẹ có thể ăn hầu hết các loại rau quả như: bông cải xanh, ngô ngọt, atiso, lê, táo, chuối, sung,…

2.3. Thực phẩm giàu canxi – Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Thực phẩm giàu canxi - Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?
Thực phẩm giàu canxi – Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì? Canxi rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương của bé. Tháng thứ 4 mẹ bầu nên ăn gì để xương của bé được chắc khỏe? Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất canxi bao gồm: cải xoăn, sữa, sữa chua, pho mát, cá mòi, cải xoong, bông cải xanh, đậu bắp, hạnh nhân,…

2.4. Thực phẩm giàu kẽm và Vitamin C – Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì: Nấm giàu kẽm và Vitamin C
Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì: Nấm giàu kẽm và Vitamin C

Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì? Vì chất kẽm có vai trò quan trọng trong việc hình thành protein. Cần thiết cho hệ thần kinh và một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bà bầu tháng thứ 4 nên ăn gì để bổ sung lượng kém thiết yếu này? Có khá nhiều thực phẩm giàu kẽm mà mẹ có thể thêm vào chế độ ăn hằng ngày. Ví dụ như: hàu, thịt cừu, rau bina, mầm lúa mì, bí ngô, hạt bí, các loại hạt, nấm, thịt gà, đậu. 

Vitamin C cần thiết cho quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Vì lý do này, mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Vitamin C như: ớt xanh và đỏ, bông cải xanh, cà chua, khoai lang, súp lơ, bắp cải, rau lá xanh,…

2.5. Thực phẩm giàu axit béo Omega – Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Thực phẩm giàu axit béo Omega - Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?
Thực phẩm giàu axit béo Omega – Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì? Tháng thứ 4 mẹ bầu nên ăn gì có giàu axit béo Omega-3. Chất này rất cần thiết đối với sự phát triển của mắt và não của thai nhi. Mặt khác, Axit béo Omega-6 lại quan trọng với hệ tim mạch, sự phát triển bình thường của da, tóc, xương của bé. Những axit béo này có nhiều trong dầu thực vật, cá mòi, cá hồi, đậu nành, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh.

2.6. Protein và Carbohydrate – Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Protein và Carbohydrate - Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?
Protein và Carbohydrate – Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì? Protein là thành phần cấu tạo nên cơ, mô và DNA. Carbohydrate là nguồn năng lượng cho cơ thể. Mẹ có thể bổ sung 2 thành phần này trong các loại thực phẩm như: các loại đậu, đậu lăng, quả hạnh, các loại hạt, bơ hạt, thịt, thịt gà, đậu nành, khoai tây, gạo, mì ống, bánh mì

2.7. Thực phẩm giàu Axit folic – Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Thực phẩm giàu Axit folic - Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?
Thực phẩm giàu Axit folic – Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì? Cơ thể của mẹ cần thêm lượng máu trong khi mang thai, mà axit béo chính là thành phần dinh dưỡng cần cho quá trình này. Một nghiên cứu khác còn cho thấy gần 70% khuyết tật ống thần kinh có thể được ngăn ngừa nhờ việc tiêu thụ axit béo. Vậy tháng thứ 4 thai kỳ nên ăn gì để bổ sung thực phẩm nào cho mẹ? Một số thực phẩm có thể thêm vào chế độ ăn hằng ngày là các loại đậu, rau lá xanh, các loại hạt, đậu lăng.

2.8. Thực phẩm giàu Vitamin D – Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì?

Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì: Món cá hồi giàu Vitamin D
Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì: Món cá hồi giàu Vitamin D

Bầu tháng thứ 4 nên ăn gì? Một loại dinh dưỡng cuối cùng mà Góc muốn chia sẻ đến các mẹ là Vitamin D. Cung cấp Vitamin D cho cơ thể sẽ cần thiết cho việc hấp thụ canxi, giúp trẻ phát triển hệ xương và răng chắc khỏe. Mẹ có thể tìm thấy loại vitamin này trong cá hồi, sữa, ánh nắng mặt trời,…

Mẹ xem thêm: 

Bầu 5 tháng nên ăn gì để con tăng cân, phát triển toàn diện?

Mách mẹ: bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con không vào mẹ?

Bầu 7 tháng ăn gì? Chế độ ăn cho mẹ bầu tháng thứ 7

Bầu 8 tháng nên ăn gì tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé?

Bước qua 3 tháng thai nghén khó khăn, mẹ không cần phải lo lắng bầu tháng thứ 4 nên ăn gì nữa. Bắt đầu từ lúc này, bé sẽ phát triển rất nhanh chóng. Vì thế, điều cần thiết với mẹ là ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, hãy bổ sung thêm trái cây và các loại rau xanh. Mẹ luôn có thể tìm thấy các dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể trong các loại thực phẩm này.

Xem thêm:

Biệt danh cho con gái: Siêu cute, cool ngầu 2022

Tên con gái mệnh Thổ: 50+ tên bé gái mệnh Thổ cho mẹ yêu tham khảo

Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ phải chú trọng rất nhiều về vấn đề dinh dưỡng cho cả bản thân và thai nhi. Ngoài chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày, thì việc bổ sung hoa quả, trái cây cũng cực kỳ cần thiết.Vậy đâu là những trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết này nhé!

17 loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Top 17 những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu không thể bỏ qua

1. Vì sao bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hoa quả tươi?

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Trái cây luôn được biết đến như thực phẩm có hàm lượng cao vitamin và khoáng chất. Tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi cũng như là sức khoẻ của mẹ bầu. Sau đây là một vài dưỡng chất mẹ cần biết trong danh sách những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu.

  • Beta – carotene: Đây là hợp chất phổ biến trong trái cây và các loai rau củ quả. Loại chất này rất cần thiết cho sự phát triển mô, thị giác, hệ thống miễn dịch và các tế bào của thai nhi.
  • Axit folic: Có thể mẹ đã nghe quá nhiều về loại chất này rồi, nó là 1 trong 4 nhóm chất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng đầu. Chất này giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
  • Vitamin C: Loại vitamin này giúp tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng hấp thu sắt dành cho mẹ.
  • Chất xơ: Có thể mẹ đã biết, chất xơ là chất không thể thiếu trong bất cứ thực đơn nào cho bà bầu, nó hỗ trợ tiêu hoá và tránh tình trạng táo bón thai kỳ.

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ bầu 3 tháng đầu, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên cho con. Để chọn được cái tên ưng ý cho bé, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé!

Xem thêm:

Đặt tên con gái họ Nguyễn 2022: Gợi ý 100 tên cực hay và ý nghĩa nhất!

Cách đặt tên con là Đạt hay và ý nghĩa nhất năm 2022!

2. 17 Loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Rõ ràng từng giai đoạn mang thai, mẹ sẽ có những yêu cầu cung cấp chất dinh dưỡng khác nhau. Và vì thế, việc ăn uống không đúng có thể gây tổn hại đến em bé trong bụng. Ví dụ rất đơn giản như việc: ăn đu đủ xanh giai đoạn sau sinh giúp mẹ nhiều sữa. Nhưng nếu ăn khi đang mang thai lại nguy hiểm vì có khả năng xảy thai cao. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và sản phụ khoa, 3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm thai nhi được hình thành. Vì vậy, các mẹ cần phải rất cẩn trọng trong chế độ dinh dưỡng để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Các loại trái cây có vị chua, hoặc quá chín, quá già đều không nên ăn. Sau đây là 17 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mà mẹ không thể nào bỏ lỡ!

2.1. Đu đủ chín

Đu đủ chín - Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Đu đủ chín – Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Đu đủ chín lọt top trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Trong đu đủ chín giàu vitamin A, beta – carotene, vitamin C, canxi và sắt. Đu đủ chín là một trong những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu được khuyên nên ăn bởi ăn đu đủ chín sẽ giúp bà bầu giảm ốm nghén, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời tránh tình trạng táo bón và tốt cho sự phát triển thị giác của thai nhi. Đu đủ chín làm mát người, rất tốt đối với hệ tiêu hóa của mẹ khi mới mang thai. 

Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn đu đủ chín 2 lần/ tuần và mỗi lần chỉ nên ăn 1 miếng là đủ. Vì vị ngọt của đu đủ chín có thể khiến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Ăn quá nhiều đu đủ sẽ gây kích thích ruột già do đặc tính nhuận tràng và có thể gây vàng da. Mẹ cũng tránh ăn đu đủ non nhưng chín nhé. 

2.2. Chuối chín

Chuối chín - Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Chuối chín – Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Tương tự như đu đủ, chuối chín cũng không thể bỏ qua trong những trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Chuối chín là loại quả tốt cho bà bầu và có thể ăn trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu tiên, chuối chín là món không thể thiếu trong danh sách Bầu ăn gì cho đỡ nghén. Ăn 1 – 2 quả chuối mỗi ngày sẽ cung cấp cho mẹ bầu nguồn năng lượng dồi dào vì trong chuối có chứa nhiều thành phần đường tự nhiên.

Các mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều chuối trong thai kỳ vì có thể gây táo bón nặng, dư thừa chất dinh dưỡng vì chuối chứa hàm lượng cao magiê và pectin (một loại chất xơ tự nhiên).

2.3. Họ nhà cam, quýt

Họ nhà cam, quýt - Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Họ nhà cam, quýt – Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Cam và quýt là 2 loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu, chúng chứa hàm lượng vitamin C rất cao. Trong một bài viết của BabyCenter có nói: “Vitamin C rất quan trọng cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và trong thời kỳ mang thai, nó giúp mẹ và em bé của tạo ra collagen cho gân, xương và da.” 

Mỗi ngày mẹ có thể ăn 1 quả cam hoặc uống 1 cốc nước cam nhé. Và tránh uống khi đói nhé! 

2.4. Quả kiwi

Quả kiwi - Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Quả kiwi – Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Nhiều mẹ thường thắc mắc rằng: Bà bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không? Hay bầu 3 tháng đầu ăn kiwi vàng được không? Câu trả lời là CÓ!

Kiwi là nguồn cung axit folic và vitamin C dồi dào cho bà bầu trong 3 tháng đầu khi mang thai. Trong 100gr kiwi có đến khoảng 90mg vitamin C, vượt trội hơn hẳn so với lượng vitamin C trong cam. Những loại vitamin và khoáng chất như vitamin E, canxi, sắt, magie, kali… có trong kiwi hỗ trợ sản xuất collagen, giúp phát triển xương, sụn và mạch máu cho thai nhi. Việc bổ sung kiwi trong thực đơn trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu hàng ngày còn có tác dụng giảm nguy cơ hình thành bệnh hen suyễn và bệnh chàm eczema ở trẻ sơ sinh.

2.5. Quả lựu

Quả lựu - Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Quả lựu – Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Lựu là một trong những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu, bởi vì nó giúp phòng tránh nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt và ngăn ngừa rạn da hiệu quả cho các mẹ.

Ngoài ra, trong quả lựu có hàm lượng chất chống oxy hóa vượt trội. Chất chống oxy hóa trong lựu giúp tái tạo tế bào, tốt cho sự cấu tạo da tóc… của bé cũng như giúp mẹ đẹp hơn trong thai kỳ. Vitamin C chứa trong quả lựu cũng rất phong phú, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mẹ và thai nhi.

Lựu cũng là loại quả có lượng calories cao, vậy nên các mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả lựu hoặc uống 1 cốc nước ép lựu mỗi ngày. Mẹ ăn lựu nên nhằn hạt vì ăn hạt không tốt cho tiêu hóa.

Xem thêm: Bụng bầu căng cứng và những lưu ý mẹ yêu cần biết

2.6. Quả nho

Quả nho - Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Quả nho – Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Nếu không nhắc tới quả nho trong các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thì thật là một thiếu sót lớn. Trong nho cũng có hàm lượng axit folic dồi dào, đủ cung cấp cho nhu cầu thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên.

Nho cũng rất giàu các vitamin như vitamin B, vitamin C, vitamin A cùng với hàng loạt chất chống oxy hóa khác. Ngoài ra, việc ăn nho khi mang thai cũng là cách bổ sung nước cho cơ thể một cách tự nhiên vì trong nho có đến 85% là nước. 

2.7. Trái bơ

Trái bơ - Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Trái bơ – Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong quả bơ chứa nhiều vitamin A, vitamin E, vitamin B6, và folate giúp bà bầu có một hệ miễn dịch tốt cũng như là ngăn ngừa dị tật thai nhi. Bơ còn hỗ trợ tiêu hoá, hỗ trợ duy trì mức cholesterol và đường trong cơ thể. Vì thế quả bơ luôn là trong những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu bác sĩ khuyên các mẹ nên ăn để bổ sung thêm vitamin cho bé. 

Dù là trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn 1 trái bơ ngày. Và ăn trước bữa chính 1 – 2 tiếng để tránh bị tích chất béo. Các mẹ cũng có thể lưu ý đổi cách chế biến để không bị ngán.

2.8. Trái xoài

Trái xoài - Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Trái xoài – Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Xoài cũng là loại quả “vạn năng” trong list những trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu nhé. Mẹ nhớ là xoài chín nhé mọi người. Nhiều mẹ ốm nghén hay thèm xoài sống chua. Nhưng ăn xoài sống thực sự không tốt cho tiêu hóa mẹ chút nào đâu.

Xoài không chỉ ngon mà còn có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Trong xoài có thành phần vitamin A, vitamin C rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên bà bầu không nên ăn nhiều hơn 1 trái xoài/ngày vì có thể gây nóng và nổi mụn.

Đối với xoài chín, mẹ chỉ nên ăn 1 – 2 quả xoài/tuần. Mẹ bầu cũng nên lưu ý phần mủ xoài dễ gây dị ứng cho da. 

2.9. Quả táo

Quả táo - Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Quả táo – Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Ai cũng nghĩ rằng cam hay chanh là những loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C nhất trong danh sách 17 loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Nhưng trên thực tế, một quả táo có thể cung cấp hàm lượng vitamin C gấp 7 lần so với cam. Vì vậy, táo là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Ngoài ra, táo cũng có thành phần chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác như vitamin A, B, kali, axit folic… Tăng hệ miễn dịch, giảm chứng dị ứng ở trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh ở thai nhi, giảm cholesterol cho mẹ bầu, giúp bảo vệ xương,..

Lưu ý khi chọn mua táo, mẹ nên mua ở những địa chỉ uy tín để tránh táo ngâm phun các loại thuốc hoá học. Trước khi ăn, mẹ nên ngâm táo 5-10 phút trong nước muối để đảm bảo vệ sinh. 

2.10. Dâu tây

Dâu tây - Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Dâu tây – Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Dâu tây là loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu vừa thơm ngon và lại chế biến ra được vô số món ăn bổ dưỡng. Dâu tây chứa hàm lượng cao vitamin C và axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi. Và tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế khả năng sinh non.

Mẹ bầu có thể ăn dâu tây mỗi ngày. Nhưng hãy nhớ rửa thật kỹ trước khi ăn để đảm bảo an toàn. Mẹ có thể làm sinh tố hoặc nước ép dâu tây để có thể hấp thu các dưỡng chất tối đa.

2.11. Việt quất

Việt quất - Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Việt quất – Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Việt quất không chỉ là hoa quả tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu mà còn trong cả quá trình thai kỳ. Quả việt quất giàu các chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin B2, vitamin B6, vitamin E, vitamin K và cung cấp nhiều chất xơ.

Các mẹ bầu ăn việt quất thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích rất lớn như: tăng cường hệ tiêu hoá, bảo vệ tim mạch, cải thiện trí nhớ, ngăn chặn các tế bào ung thư; giúp mẹ bảo vệ răng tóc trong quá trình mang thai.

Mỗi ngày mẹ nên ăn ít nhất 2 quả việt quất và ăn trong suốt thai kỳ. Ở Việt Nam, đa phần việt quất được nhập khẩu nên mẹ hãy chọn nơi bán uy tín, đảm bảo an toàn.

2.12. Dừa tươi

Dừa tươi - Trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Dừa tươi – Trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Dừa tươi thực sự là một trong những trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu được yêu thích nhất. Không chỉ vì nó có giá thành tương đối rẻ mà nước dừa thực sự như một thức uống tuyệt vời cho mẹ mang thai. Khi mẹ bầu uống nước dừa đúng cách sẽ giúp: cải thiện chức năng thận, cải thiện mức nước ối, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp cả các vi chất cho mẹ và thai nhi.

Nhưng các mẹ hãy hết sức lưu ý khi sử dụng nước dừa nếu không sẽ bị phản tác dụng. Tuy nước dừa có tính chất dịu nhẹ giúp giải khát nhưng mẹ bầu chỉ nên uống tối đa 1 ly/ngày. Tuyệt đối không nên lạm dụng nước dừa thay cho nước lọc.

2.13. Thanh long

Thanh long - Trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Thanh long – Trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Thanh long có vị chua ngọt nhẹ là loại hoa quả nhiều người ưa chuộng. Trái thanh long có chứa hàm lượng cao vitamin C, các vitamin nhóm B, kali, magiê, canxi, chất béo có lợi và chất xơ. Do đó, thanh long trở thành một loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu, giúp các mẹ tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Đồng thời ổn định tim mạch và huyết áp, ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ. Và đặc biệt còn giúp phát triển não bộ của thai nhi.

Cũng như các loại hoa quả khác, mẹ bầu không nên sử dụng thanh long quá nhiều. Mức sử dụng khuyến nghị cho bà bầu là 1-2 quả/tuần. Các mẹ có tiền sử tiểu đường không nên sử dụng thanh long vì có lượng đường cao.

2.14. Quả ổi

Quả ổi - Trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Quả ổi – Trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu dễ kiếm, dễ ăn mà vô cùng bổ dưỡng chính là quả ổi! Nhiều người quan niệm rằng ăn ổi không tốt cho phụ nữ mang thai. Nhưng trên thực tế, nếu biết sử dụng đúng cách thì ổi có tác dụng rất lớn cho mẹ bầu, như là: ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ, giữ huyết áp ổn định, giảm nguy cơ thiếu máu, hỗ trợ hệ tiêu hoá, bổ sung canxi và hỗ trợ phát triển hệ thần kinh thai nhỉ.

Mẹ nên ăn ổi chín, hạn chế ăn ổi xanh để tránh gây ra các vấn đề về răng miệng. Mẹ cũng không nên ăn quá nhiều ổi, đặc biệt là không ăn vỏ và hạt ổi nhé. Vì sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hoá.

2.15. Quả lê

Quả lê - Trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Quả lê – Trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Là loại quả mọng nước, có vị chua ngọt nhẹ nên lê được nhiều mẹ chọn để là món tráng miệng. Quả lê sẽ giúp mẹ giảm các triệu chứng nghén, hạn chế tiểu đường thai kỳ. Và ngăn ngừa các bệnh tim mạch và cung cấp axit folic tốt cho mẹ và bé.

Tuy lê không có tác dụng phụ nhưng mẹ chỉ nên ăn 1-3 quả lê nhỏ mỗi ngày nhé. Để đảm bảo không bị dư thừa chất dinh dưỡng, cũng như dư thừa khí gây nên đầy bụng

2.16. Hồng xiêm

Hồng xiêm - Trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Hồng xiêm – Trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Hồng xiêm là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu được trồng phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy, không quá khó để mẹ tìm được loại quả bổ dưỡng này.

Hồng xiêm có vị ngọt nên được các mẹ bầu vô cùng yêu thích. Vị ngọt này tới từ đường glucose quả hồng xiêm, nó sẽ cung cấp đường trong cơ thể phụ nữ mang thai. Các vi chất dinh dưỡng trong hồng xiêm cũng giúp mẹ bầu tránh táo bón, ngăn ngừa vi khuẩn, giảm phù nề.

Khi ăn hồng xiêm, mẹ bầu nên ăn quả chín, không nên ăn quả xanh vì nhựa từ quả có thể gây dị ứng.

2.17. Mãng cầu ta (quả na)

Mãng cầu ta (quả na) - Trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Mãng cầu ta (quả na) – Trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Loại quả cuối cùng trong danh sách trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu là quả Na! Quả na là một trong những trái cây lành tính, rất tốt. Loại quả này được khuyến khích cho mẹ bầu với tác dụng giải quyết tình trạng ốm nghén, hoa mắt, buồn nôn. Nhất là trong những tháng đầu thai kỳ, chúng kích thích làm tăng nguồn sữa mẹ cho em bé sau này. Na làm giảm nguy cơ sảy thai và chuyển dạ sớm. Ăn na giúp bổ sung protein, axit béo và omega-6 tốt cho sự phát triển não bộ của bé.

Khi ăn na mẹ hãy chú ý không cắn vỡ hạt na. Vì trong hạt có chứa nhiều độc tố có thể gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Na chín kỹ quá hoặc nhiễm nước dễ bị dòi bọ xâm nhập gây tiêu chảy, không tốt cho mẹ. Mặc dù tốt nhưng mẹ cũng chỉ nên ăn tốt đa 3 quả/tuần tránh táo bón nhé.

Nguồn: Bí Kíp Trường Thọ – Youtube

3. Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn quả gì?

Bên cạnh những loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thì mẹ cũng cần lưu ý không nên ăn những loại nào. Mẹ cũng tham khảo nhé!

  • Quả dứa: Dứa là loại quả ngọt, thơm, nhưng lại là một trong những món ăn mà mẹ bầu 3 tháng đầu cần tránh xa. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có khả năng làm mềm tử cung, gây sảy thai.
  • Quả nhãn: Nhãn lại là loại trái cây có đặc tính nóng, do đó khi ăn vào sẽ khiến thân nhiệt tăng cao hơn nữa. Việc này có thể khiến xuất huyết dẫn đến sảy thai.
  • Mướp đắng: Nguyên nhân bởi vì mướp đắng có chứa Monodicine và Quinin có thể gây ra hiện tượng tăng co bóp dạ dày và tử cung, dẫn tới sảy thai.
  • Quả me: Me ngăn chặn quá trình sản xuất progesterone trong cơ thể mẹ bầu dẫn đến nguy cơ sảy thai. Ngoài ra hàm lượng vitamin C trong me quá cao không tốt cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
  • Quả đào: Giống như nhãn đào cũng là loại trái cây có tính nóng. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu cũng không nên ăn loại quả này nhằm tránh nguy cơ sảy thai.

Vừa rồi mẹ đã được tham khảo top 17 những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Điều cuối cùng là hãy luôn luôn rửa sạch trái cây trước khi sử dụng. Bất kỳ loại trái cây nào cũng có khả năng dư thừa lượng thuốc trừ sâu hoặc đất còn sót lại sau khi thu hoạch. Sau cùng, chúc mẹ và bé sẽ có sức khỏe thật khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!

Mẹ có thể quan tâm đến bài viết này:

Ở tuần thứ tư của thai kỳ, các bà mẹ đã có thể cảm nhận được rất nhiều sự thay đổi rõ rệt diễn ra trong cơ thể cả về mặt cảm xúc. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và chào đón bé yêu. Các mẹ đừng quên trang bị những kiến thức bắt đầu ngay từ khi bé 4 tuần tuổi như bầu 4 tuần nên ăn gì, giai đoạn vô cùng quan trọng đấy. Dưới đây, nhà mình sẽ chia sẽ những lời khuyên bổ ích cho các mẹ nhé!

1. Bé tuần 4 phát triển như thế nào?

Bé tuần 4 phát triển như thế nào và bầu 4 tuần nên ăn gì thì tốt cho bé?
Bé tuần 4 phát triển như thế nào và bầu 4 tuần nên ăn gì thì tốt cho bé?

Thai nhi 4 tuần tuổi có kích thước khoảng 2 mm.

Sau bốn tuần mang thai, phôi thai được cấu tạo từ hai lớp tế bào: các mô ngoại phôi bì và các mô nội phôi bì. Các tế bào này sẽ phát triển thành tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé. Hai bộ phận khác cũng phát triển vào thời gian này là màng ối và túi noãn hoàng. Màng ối chứa đầy nước ối bao quanh và bảo vệ phôi thai đang phát triển. Giữ nhiệm vụ đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi một cách toàn vẹn. Túi noãn sẽ tạo máu và giúp nuôi dưỡng phôi thai cho đến khi nhau thai đảm nhận vai trò đó.

2. Mẹ bầu 4 tuần nên ăn gì?

2.1. Bầu 4 tuần nên ăn gì: Bổ sung các thực phẩm chứa chất sắt

Bầu 4 tuần nên ăn gì: Bổ sung các thực phẩm chứa chất sắt
Bầu 4 tuần nên ăn gì: Bổ sung các thực phẩm chứa chất sắt

Trong quá trình mang thai, mẹ luôn đặt câu hỏi “bầu 4 tuần nên ăn gì nhỉ” khiến các mẹ lo lắng về những vấn đề này. Nên mẹ cần được bổ sung một lượng máu tương đối lớn. Để duy trì hoạt động đồng thời cung cấp cho quá trình phát triển, tạo mới các mô, cơ quan của bé. Sắt là nguyên tố vi lượng vô cùng quan trọng trong quá trình sản sinh ra các tế bào máu.

Các mẹ nếu thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, trẻ sinh ra có thể bị suy dinh dưỡng. Chính vì thế, cần bổ sung một lượng vừa đủ chất sắt thông qua viên uống. Hoặc khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ. Cụ thể sắt có nhiều trong các loại thực phẩm thịt tươi sống như thịt bò, thịt gà… và các loại cá như cá ngừ, rau củ quả sạch, giàu vitamin như củ cải đường, các loại trái cây sấy khô…

2.2. Bầu 4 tuần nên ăn gì: Các thực phẩm chứa Vitamin B11, axit Folic, Canxi

  • Vitamin B11: hay còn gọi là Salicylic acid có rất nhiều chức năng quan trọng, cần thiết cho sự phát triển. Và sự hình thành các mô của cơ thể, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Và tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ nhỏ. Riêng đối với các mẹ cho con bú, loại vitamin này còn giúp kích thích sản xuất sữa. Cải thiện khiếm khuyết và phục hồi da sau sinh.
  • Axit folic: Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic qua các loại thực phẩm như rau màu xanh thẫm (cải xanh, rau muống,…), thịt gia cầm, ngũ cốc,… Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng thêm viên uống bổ sung axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Canxi cho mẹ bầu: Mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi trong trứng, tôm, cá, cua, sữa, rau xanh, đậu đỗ và nên tắm nắng sớm để tăng cường hấp thu vitamin D.

2.3. Mẹ bầu 4 tuần nên ăn gì từ thịt

Mẹ bầu 4 tuần nên ăn gì từ thịt: Thịt bò tốt cho mẹ bầu 4 tuần tuổi
Mẹ bầu 4 tuần nên ăn gì từ thịt: Thịt bò tốt cho mẹ bầu 4 tuần tuổi

Trong các loại thịt gà và thịt bò thường chứa rất nhiều protein và sắt. Đây là một trong những dưỡng chất thiết yếu cần cho sự phát triển của bé trong những tháng đầu tiên. Vậy nên phụ nữ có thai trong tháng đầu tiên cần tích cực sử dụng các loại thịt này cho bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, mẹ cần là người tiêu dùng thông thái khi chọn lựa thực phẩm này. Bởi vì trên thị trường hiện nay các thực phẩm không rõ nguồn gốc. Và thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản thường được bày bán tràn lan. Do đó các mẹ bầu cần lựa chọn những các loại thịt rõ nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

2.4. Bầu 4 tuần nên ăn gì: Cá hồi và tôm

Bầu 4 tuần nên ăn gì: Cá hồi và tôm
Bầu 4 tuần nên ăn gì: Cá hồi và tôm

Hàm lượng dưỡng chất có trong cá hồi và tôm. Giúp hỗ trợ sự phát triển của xương thai nhi. Cung cấp nhiều protein, canxi, phốt pho, sắt chất béo, vitamin A, B1, B2…Ngoài tác dụng tốt cho hệ xương của bé thì công dụng của cá hồi và tôm còn giúp lượng đường huyết trong cơ thể mẹ được ổn định. Giảm chứng mất ngủ, cải thiện hoạt động tuần hoàn máu, sắc mặt và da dẻ hồng hào, não bộ cũng được minh mẫn…

Lưu ý: trên thị trường hiện nay có rất nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc. Và để không mua phải những thực phẩm kém chất lượng. Mẹ bầu cần chọn lựa những thực phẩm rõ nguồn gốc, tươi ngon. Và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể món cá chép sốt cà chua cực ngọn cực bổ dưỡng nếu như mẹ muốn thay đổi mẹ nhé!

2.5. Bầu 4 tuần nên ăn gì từ các loại hạt?

Bầu 4 tuần nên ăn gì từ các loại hạt?
Bầu 4 tuần nên ăn gì từ các loại hạt?

Mẹ mang bầu ngoài việc sử dụng thường xuyên các thực phẩm tươi. Thì các loại hạt cũng được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng. Bởi vì thực phẩm khô giúp cho mẹ có thể bồi bổ sức khỏe cho mẹ. Giảm cơn thèm ăn, ốm nghén cho mẹ bầu. Các loại hạt sẽ không thể thiếu trong danh sách Bầu ăn gì đỡ nghén cho mẹ đó! Bên cạnh đó còn cung cấp nhiều hàm lượng những khoáng chất, chất béo bão hòa có ích. Giúp cho quá trình phát triển của bé, tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất. Tránh được những dị tật không mong muốn.

Những loại hạt nên sử dụng như: hạnh nhân, óc chó, đậu phộng, hướng dương, hạt bí, mắc ca…trong những loại hạt này rất giàu những dinh dưỡng nêu trên. Do đó việc dự trữ những loại hạt này trong nhà là điều cần thiết. Nhưng cũng không nên để quá lâu vì chúng sẽ không còn sử dụng được.

2.6. Bầu 4 tuần đừng nên ăn nhiều trứng

Trứng được biết đến là một loại thực phẩm giàu omega 3, axit folic, các vitamin D, vitamin A những dưỡng chất cần cho sự phát triển của não bộ và võng mạc của bé.

Các bác sĩ thường khuyên các mẹ mang thai vào tháng đầu tiên nên ăn 3 đến 4 quả trứng mỗi tuần. Dùng vào các bữa sáng hoặc bữa chính. Trứng là món ăn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như: ốp la, luộc, chiên, hấp rất dễ ăn cho các mẹ bầu.

Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều trứng. Bởi vì nó rất dễ làm cho đầy bụng, khó tiêu, làm cho mẹ cảm thấy khó chịu.

Mẹ xem thêm: 

Bầu 2 tháng nên ăn gì để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh?

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh

2.7. Mẹ bầu 4 tuần nên ăn gì từ các loại rau?

Mẹ bầu 4 tuần nên ăn gì từ các loại rau?
Mẹ bầu 4 tuần nên ăn gì từ các loại rau?

Bên cạnh việc bổ sung thịt cá cho các mẹ bầu. Thì rau cũng được xem là loại thực phẩm không thể thiếu. Vậy trong những giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Mẹ bầu nên chọn những loại rau nào để tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Bầu ăn măng được không chắc hẳn là câu hỏi của nhiều mẹ. Những loại rau đó không thể không nhắc đến cải bó xôi, rau bina và  măng tây. Các loại rau này hàm lượng vitamin D, sắt, canxi, axit folic. Giúp cho hệ xương phát triển vững chắc, máu được lưu thông tốt hơn. Vậy cho nên các mẹ mang thai ba tháng đầu. Nên để ý bổ sung những loại rau này thường xuyên cho cơ thể.

Mẹ xem thêm: Top 11 Những loại Rau tốt cho Bà Bầu 3 Tháng đầu từ Chuyên Gia

2.8. Mẹ bầu 4 tuần nên ăn gì: Các loại trái cây cũng vô cùng tốt

Mẹ bầu 4 tuần nên ăn gì: Các loại trái cây cũng vô cùng tốt
Mẹ bầu 4 tuần nên ăn gì: Các loại trái cây cũng vô cùng tốt

Những loại trái cây được khuyến khích dùng nhằm bổ sung Vitamin. Và dưỡng chất thiết yếu cho các bà mẹ phổ biến như cam, xoài, táo, cà chua… Hoa quả là một trong những nguồn thực phẩm dinh dưỡng. Giá rẻ và hợp với mọi đối tượng, tuổi tác. Trong mỗi loại hoa quả đều chứa rất nhiều hàm lượng nước, chất chống oxy hóa, chất xơ… không thể thay thế.

Ngoài việc nghiên cứu và theo dõi kỹ chế độ ăn của mẹ bầu suốt cả thai kỳ, đặt tên cho con cũng là vấn đề mà nhiều bố mẹ quan tâm. Để chọn tên con trai họ Hoàng, hay 500 tên hay cho bé trai họ Lê, mời bố mẹ tham khảo bài viết từ Góc của mẹ nhé!

Nguồn: chăm sóc mẹ và trẻ em – Youtube

Trong những tháng đầu thai kỳ, mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung ít nhất khoảng 200g trái cây các loại. Thay đổi theo sở thích trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, các bà mẹ bầu nên đặc biệt chú ý một số loại trái cây không nên ăn như nhãn, đu đủ, vải, quả đào, dứa, mận, na… có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết, tiểu đường và vô vàn biến chứng nguy hiểm khác. Tất cả đều góp mặt trong danh sách 15 loại thực phẩm gây sảy thai cao mà mẹ bầu cần tránh.

Mẹ xem thêm:

Danh sách thực phẩm gây mất sữa sau sinh mẹ cần tránh

Tháp dinh dưỡng cho mẹ sau sinh khoa học và đầy đủ

Trên đây là tất tần tật mọi điều mẹ cần biết về Bầu 4 tháng nên ăn gì. Mẹ hãy tham khảo thật kĩ để lên danh sách đồ ăn thật tốt cho cả mẹ và bé nhé! Chúc mẹ và bé luôn hạnh phúc, mạnh khỏe bên nhau nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/13-foods-to-eat-when-pregnant

Bong da mặt ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong hầu hết các trường hợp, bé bị bong tróc da không đáng ngại và có xu hướng tự hết mà không cần điều trị. Mẹ hãy đọc những thông tin tiếp theo để biết nguyên nhân và cách điều trị cho bé khi rơi vào trường hợp này.

1. Bong da mặt ở trẻ sơ sinh nguyên nhân do đâu?

Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bong da mặt ở trẻ sinh và cách đối phó với các nguyên nhân ấybong da:

1.1. Trẻ sơ sinh thay da

Trẻ sơ sinh bị bong tróc da trong một hoặc 2 tuần sau sinh là điều bình thường
Trẻ sơ sinh bị bong tróc da trong một hoặc 2 tuần sau sinh là điều bình thường

Trẻ sơ sinh bị bong tróc da trong một hoặc 2 tuần sau sinh là điều bình thường. Khi còn trong bụng mẹ, một lớp phủ vernix như sáp bao quanh thai nhi. Lớp màng này bảo vệ bé khỏi nước ối. Sau khi sinh, lớp vernix này được y tá làm sạch. Da của bé phải làm quen với môi trường không khí, do đó trở nên khô và bong tróc.

Bong da mặt ở trẻ sơ sinh ít xảy ra hơn với trẻ sinh non. Những bé sinh đủ tháng, lớp da thường ít vernix hơn. Do đó, thường xảy ra hiện tượng nổi mụn và bong tróc da mặt hơn.

Mẹ có thể làm gì?

Thay da là một quá trình tự nhiên và hầu hết trẻ sơ sinh không cần điều trị. Da khô sẽ biến mất sau một khoảng thời gian. Tuy vậy, bố mẹ cũng có thể sử dụng những phương pháp nhẹ nhàng để đẩy nhanh quá trình này. Sử dụng bồn tắm nước ấm và máy tạo độ ẩm có thể sẽ có ích.

1.2. Tiếp xúc quá nhiều nước

Tiếp xúc quá nhiều nước
Tiếp xúc quá nhiều nước

Tắm lâu, đặc biệt là tắm với nước nóng có thể làm trôi đi các chất nhờn tự nhiên của da bé. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ da mặt bị khô và bong tróc hơn.

Xem thêm làn da bé:

Mẹ nên làm gì khi da trẻ sơ sinh bị khô

4 vấn đề mẹ cần lưu ý về da mặt trẻ sơ sinh

Mẹ nên làm gì?

Với làn da nhạy cảm và non nớt của bé, mẹ không nên dùng các loại xà phòng, đặc biệt là các loại xà phòng có độ tẩy mạnh. Chúng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong da mặt ở bé sơ sinh.

Tốt nhất cho bé là nên giới hạn thời gian tắm trong khoảng 15 phút với nước ấm. Lau khô nhẹ nhàng bằng các loại khăn mềm. Mẹ cũng có thể dùng tay vỗ nhẹ lên da mặt bé và để khô tự nhiên. Tránh lau mạnh tay bằng khăn lên da, như thế sẽ giảm thiểu được nguy cơ tổn thương da.

Mẹ nên cân nhắc sử dụng một loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, thân thiện với bé. Để thỉnh thoảng thoa lên da khi chúng trở nên khô và thô ráp.

1.3. Trẻ sơ sinh bị bong da mặt do mất nước

Trẻ sơ sinh bị bong da mặt do mất nước
Trẻ sơ sinh bị bong da mặt do mất nước

Môi trường hanh khô và gió cả bên ngoài lẫn bên trong nhà sẽ làm da bé mất nước rất nhanh chóng. Sau đó da sần lên và bị bong tróc.

Mẹ nên làm gì?

Thông thường máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương có thể làm tăng độ ẩm trong phòng. Tuy nhiên trước khi lắp đặt, mẹ nên xin ý kiến của bác sĩ xem có được sử dụng khay không.

Trẻ sơ sinh bị bong da mặt có thể là do cơ thể thiếu nước. Sữa mẹ là giải pháp tốt nhất để giữ cho bé đủ nước và khỏe mạnh. Nếu có thể, hãy cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, thay vì các loại thức ăn hoặc chất lỏng khác trong 6 tháng đầu sau sinh. Đây cũng chính là khuyến nghị từ tổ chức Y tế thế giới WHO.

1.4. Sử dụng kem dưỡng da có cồn

Các loại kem dưỡng da thường có thành phần cồn trong đó, ngay cả đối với các loại kem cho trẻ em
Các loại kem dưỡng da thường có thành phần cồn trong đó, ngay cả đối với các loại kem cho trẻ em

Các loại kem dưỡng da thường có thành phần cồn trong đó, ngay cả đối với các loại kem cho trẻ em. Thành phần cồn sẽ làm da mặt bé bị mất nước bề mặt. Dẫn đến tình trạng khô và bong tróc. Do đó, điều quan trọng khi mua các sản phẩm dành cho trẻ em là đọc nhãn bao bì. Tránh sử dụng kem dưỡng có thành phần cồn trong đó.

1.5. Bong da mặt ở trẻ sơ sinh do Ichthyosis

Bong da mặt ở trẻ sơ sinh do Ichthyosis
Bong da mặt ở trẻ sơ sinh do Ichthyosis

Ichthyosis là một nhóm các loại bệnh da liễu khác nhau gây ra tình trạng khô da và bong da mặt ở trẻ sơ sinh. Thường các loại bệnh này khá nghiêm trọng và không có cách chữa trị dứt điểm. Từ ‘ichthyosis’ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ‘ichthys’, có nghĩa là cá. Vì những người mắc chứng này làn da như vảy cá.

Theo viện da liễu Hoa Kỳ, có hơn 20 loại bệnh da liễu khác nhau. Ichthyosis vulgaris là dạng nhẹ nhất. Bệnh phát triển trong thời kỳ sơ sinh và ấu thơ. 

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh ichthyosis có xuất hiện hay không dựa trên tiền sử bệnh lý của các thành viên gia đình. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu lấy mẫu máu hoặc mẫu da để xác định tình trạng bệnh.

Cách điều trị

Ichthyosis không có cách chữa khỏi. Nhưng các loại kem bôi ngoài da có thể giúp giảm tình trạng khô da và kiểm soát các triệu chứng khác. Lưu ý là không tự ý sử dụng các loại thuốc không kê đơn, trừ khi được bác sĩ đồng ý.

1.6. Bong da mặt ở trẻ sơ sinh do bệnh chàm

Bong da mặt ở trẻ sơ sinh do bệnh chàm
Bong da mặt ở trẻ sơ sinh do bệnh chàm

Một số tình trạng khác được gọi là viêm da dị ứng hoặc bệnh chàm có thể dẫn đến khô da và bong da mặt ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm hiện nay vẫn không rõ. Chúng thường có các biểu hiện như: ngứa, da khô và bong tróc; da đỏ; nứt nẻ hoặc dày lên; viêm; phát ban trên mặt, cổ, cổ tay, đầu gối, khuỷu tay và mắt cá chân.

Cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị chàm, da khô có thể làm tình trạng phát ban và ngứa trở nên trầm trọng thêm. Hãy nói chuyện với bác sĩ khi nhà có trẻ bị bệnh. Bác sĩ có thể giới thiệu những loại kem hoặc thuốc mỡ đáng tin cậy để giảm các triệu chứng cho bé.

Xem thêm:

Những câu hỏi về khăn khô đa năng mamamy

10 thành phần thiên nhiễn dưỡng da tuyệt vời cho bé

Da các bé sơ sinh đặc biệt mỏng manh và rất dễ bị tổn thương hơn so với người lớn. Bong da mặt ở trẻ sơ sinh thường là do các vấn đề tự nhiên, nguyên nhân khác là do các loại bệnh lý khó chữa. Nếu tình trạng khô da và bong tróc kéo dài hơn vài tuần. Mẹ nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ, để tìm ra giải pháp và có biện pháp chữa trị lâu dài.

Em bé 2 tháng tuổi đã phát triển và tinh tường hơn rất nhiều. Mẹ hãy học cách chăm sóc bé thật chu đáo để con phát triển hoàn hảo, cách mát xa cho bé 2 tháng tuổi sau đây sẽ giúp mẹ có kỹ năng chăm bé được tốt hơn.

1. Đặc điểm của em bé 2 tháng tuổi

Đặc điểm của em bé 2 tháng tuổi
Đặc điểm của em bé 2 tháng tuổi

Em bé 2 tháng tuổi có khả năng chú ý đến những sự việc xung quanh mình và khả năng kiểm soát cơ thể của bé tốt hơn. Bé sẽ tinh hơn và những biểu hiện nhỏ trong tính cách, thới quen của bé mẹ cũng có thể nhìn thấy rõ. Vì vậy tùy vào từng giai đoạn mà có cách chăm sóc bé tốt nhất.

Ngoài việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ chu đáo, mẹ cần quan tâm đến việc tắm đúng cách, mát xa cho bé bởi những hành động tuy đơn giản này cũng có tác dụng lớn đối với trẻ.

Khi ở giai đoạn 2 tháng tuổi, bé thường xuất hiện tình trạng táo bón, đi tiêu không đúng lịch. Mẹ có thể khắc phục điều này bằng cách mát xa cho bé 2 tháng tuổi. Vì mát xa cho bé có tác dụng ức chế thực vị, giúp bé ăn ngon hơn.

Ngoài ra, với những bé sơ sinh bị thiếu cân, chậm phát triển chiều cao, mẹ có thể mát xa chân tay, phần xương sống để giúp bé dẻo dai và tăng chiều cao. Mẹ Minh Phương chia sẻ: “Bé Bin nhà mình được 1 tháng tuổi thì cả nhà co bé đi cân và đo chiều cao. Đo về mới biết, bé thiếu cân và chiều cao thấp hơn tiêu chuẩn tận 2 cm. Bác sĩ mới bày cho mình cách mát xa cho bé tăng chiều cao. Vậy là ngày nào mình cũng thực hành cho bé. Hai tháng sau đo lại thấy bé đã đủ tiêu chuẩn chiều cao của trẻ sơ sinh Châu Á.”

2. Vậy nên mát xa cho bé 2 tháng tuổi khi nào?

Nên mát xa cho bé 2 tháng tuổi khi nào?
Nên mát xa cho bé 2 tháng tuổi khi nào?

Không chỉ với những bé 2 tháng tuổi, ngay cả những bé sơ sinh và lớn hơn thế mẹ nên mát xa cho bé là vào buổi sáng khi bắt đầu một ngày mới; trước lúc tắm hay lúc bé chuẩn bị đi ngủ để bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Chắc chắn nhiều mẹ có thắc mắc khi nào thì không nên mát xa cho bé: Câu trả lời cho mẹ chính là:

Mẹ nên tránh mát xa cho bé khi vừa mới ăn no vì dễ gây đau bụng và khó chịu cho bé.

Khi da bé bị trầy xước cũng không nên mát xa sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da

3. Cách mát xa cho bé 2 tháng tuổi

3.1. Mát xa tay và chân

Mát xa tay và chân
Mát xa tay và chân cho bé 2 tháng tuổi

Đầu tiên mẹ sử dụng 2 lòng bàn tay chà xát nhẹ nhàng vào chân bé. Mát xa bé bằng cách lăn tay và chân bé giữa 2 bàn tay. Sau đó mẹ vỗ nhẹ các ngón tay lên tay, chân của bé. Về phần tay của bé, mẹ mát xa bằng cách vuốt nhẹ nhàng từ lòng bàn tay đến đầu các ngón tay.

3.2. Cách mát xa cho bé 2 tháng tuổi: Mát xa mặt

Cách mát xa cho bé 2 tháng tuổi: Mát xa mặt
Cách mát xa cho bé 2 tháng tuổi: Mát xa mặt

Mẹ sử dụng ngón tay trỏ vẽ nhẹ nhàng một hình tròn trên mặt bé. Thao tác bắt đầu từ giữa trán sang 2 bên mặt. Từ trán, mẹ chuyển tới má, mũi, cằm của bé. Sau đó mẹ có thể sử dụng 2 ngón tay trỏ và tay cái để mát xa tai bằng cách day nhẹ tai bé từ bên dưới lên vành tai trên.

3.3. Mát xa lưng 

Mát xa lưng cho bé 2 tháng tuổi
Mát xa lưng cho bé 2 tháng tuổi

Đặt bé nằm sấp trên bụng của mẹ. Hãy chắc chắn rằng bé nhỏ thoải mái nhất khi nằm. Đầu tiên mẹ sử dụng các ngón tay mát xa thật nhẹ nhàng dọc theo sống lưng của bé. Lưu ý mẹ nên thực hiện nhanh động tác này. Bởi vì nếu kéo dài, bé rất dễ bị nhột và bật cười khiến việc mát xa khó khăn hơn.

3.4. Cách mát xa cho bé 2 tháng tuổi: Mát xa bụng

Cách mát xa cho bé 2 tháng tuổi: Mát xa bụng
Cách mát xa cho bé 2 tháng tuổi: Mát xa bụng

Thời điểm tốt nhất để mát xa bụng cho bé là sau khi ăn khoảng 1 tiếng. Với động tác này, mẹ hãy sử dụng ngón trỏ vẽ vòng tròn trên bụng với rốn là tâm. Ngoài ra mẹ có thể thực hiện động tác chèo thuyền trên bụng: 2 tay mẹ khép lại, đặt vuông góc với bụng bé, sau đó mẹ di chuyển tay nhẹ nhàng trên bụng theo chiều từ trên xuống dưới. Cách mát xa cho bé 2 tháng tuổi này giúp giảm đau bụng và cải thiện tiêu hóa cho bé nhà mẹ.

4. Dụng cụ mát xa cho bé 2 tháng tuổi:

Dụng cụ mát xa cho bé 2 tháng tuổi
Dụng cụ mát xa cho bé 2 tháng tuổi

Trước khi tiến hành mát xa cho bé, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ vật dụng để tiết kiệm thời gian tránh việc đang mát xa cho bé lại chạy đi lấy đồ. Một ý tưởng giúp mẹ tiết kiệm thời gian chuản bị đồ mà không bị quên chính là chuẩn bị sẵn các dụng cụ mát xa để vào 1 chiếc giỏ nhỏ. Hàng ngày tiến hành mát xa cho bé mẹ chỉ cần lôi giỏ đồ ra là có thể thực hiện ngay rồi. Một số vật dụng nên chuẩn bị như:

  • Gối nhỏ
  • Tinh dầu mát xa
  • Khăn dày
  • Ghế mát xa
  • Tấm thảm yoga
  • Tã lót, bỉm
  • Núm vú giả

5. Lời khuyên

Lời khuyên
Lời khuyên khi mát xa cho bé 2 tháng tuổi
  • Nhớ trò chuyện nhẹ nhàng với trẻ trong quá trình mát-xa. Hãy cho trẻ biết mẹ đang làm gì hoặc đơn giản là kể về một ngày của mẹ cho trẻ.
  • Để một chiếc bỉm ở gần trong trường hợp trẻ tè dầm.
  • Lưu ý các động tác phải nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. Các động tác quá nhẹ nhàng có thể khiến trẻ bị nhột, còn nếu quá mạnh sẽ khiến trẻ đau hoặc không cảm thấy thoải mái.
  • Trẻ sơ sinh sẽ thích được bế trong khi mát-xa hơn. Trẻ có thể nằm trên đầu gối hoặc trên bàn chân của mẹ trong tư thế ngồi hai chân gập vào bụng. Mẹ có thể ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi khoanh chân vòng tròn.

Tham khảo thêm: Tất tần tận những điều mẹ cần biết về đau bụng sau sinh

Răng miệng của bé chưa được chắc khỏe như người lớn. Vậy nên Mẹ cần chọn loại bàn chải phù hợp để làm dụng cụ vệ sinh răng miệng cho bé.

1. Các loại bàn chải đánh răng cho bé

1.1. Bàn chải đánh răng xỏ ngón

Bàn chải đánh răng xỏ ngón được làm từ silicon với khả năng chịu nhiệt tốt
Bàn chải đánh răng xỏ ngón được làm từ silicon với khả năng chịu nhiệt tốt

Đây là loại bàn chải đánh răng thường dùng cho bé từ 6 – 12 tháng.

Bàn chải đánh răng xỏ ngón được làm từ silicon với khả năng chịu nhiệt tốt. Do đó,  Mẹ có thể yên tâm khi tiệt trùng bằng nước nóng mà không lo làm biến tính sản phẩm.

Sản phẩm có thiết kế xỏ ngón giúp Mẹ dễ dàng làm sạch phần nướu, lưỡi cũng như massage lợi mà không làm đau khoang miệng của con.

1.2. Bàn chải đánh răng điện

Loại bàn chải này sử dụng sóng âm để làm sạch các mảng bám trên phần răng nướu của các bé. Hiện nay, bàn chải điện đang rất được các Mẹ ưu ái chọn làm dụng cụ vệ sinh răng miệng cho bé nhà mình.

Bàn chải điện có khả năng làm sạch sâu mà không cần di chuyển quá nhiều trong khoang miệng. Loại bàn chải này thường được dùng cho bé từ 15 tháng đến dưới 2 tuổi.

1.3. Bàn chải đánh răng bằng silicon

Đây là loại bàn chải phù hợp với bé trên 1 tuổi.

Bởi bề mặt của đầu chải cực mềm mịn và thân thiện với khoang miệng của con. Kiểu dáng chiếc bàn chải này tương tự như bàn chải người lớn nên con có thể làm quen dần.

1.4. Bàn chải đánh răng 360 độ

Bàn chải đánh răng 360 độ
Bàn chải đánh răng 360 độ

Cái tên của nó đã nói lên điểm đặc trưng của bàn chải: có lông chải ở tất cả các mặt thay vì một mặt có lông chải như những bàn chải đánh răng thông thường.

Điều này thật tuyệt vì nó giúp trẻ có thể dễ dàng làm sạch mọi ngóc ngách răng miệng mà không cần phải xoay cổ tay quá nhiều.

1.5. Bàn chải đánh răng siêu mềm cho bé

Bàn chải đánh răng siêu mềm này có đặc điểm là các đầu lông chải cực kì mảnh và mềm mại. Nhờ vậy, chúng có thể làm sạch sâu các mảng bám cứng đầu mà không hề làm bé bị đau hay phải dùng quá nhiều sức khi sử dụng bàn chải.

2. Cách sử dụng bàn chải làm dụng cụ vệ sinh răng miệng cho bé

Để bàn chải chếch 1 góc 45 độ với hàm sau chải dọc theo khoang miệng
Để bàn chải chếch 1 góc 45 độ với hàm sau chải dọc theo khoang miệng

Bước 1: Mẹ hãy cho con súc miệng trước nhằm loại bỏ những vụn thức ăn to.
Bước 2: Dùng nước thấm ướt qua đầu bàn chải, lấy lượng kem đánh răng vừa đủ (khoảng 1 hạt gạo)
Bước 3: Để bàn chải chếch 1 góc 45 độ với hàm sau chải dọc theo khoang miệng. Lặp lại nhiều lần theo từng nhóm 2 – 3 chiếc răng rồi dịch chuyển sang chỗ khác. Cứ như vậy cho đến khi con chải đều tất cả các mặt.
Bước 4: Sau khoảng 2 phút chải răng, Mẹ cho con súc miệng lại bằng nước sạch 3 – 4 lần để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám.
Bước 5: Rửa sạch bàn chải rồi cất gọn tại nơi sạch sẽ, khô thoáng.

Mẹ có thể đọc thêm:

Dạy trẻ đánh răng gồm có các bước như thế nào ?

Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh miệng cho bé ăn dặm cực đơn giản

3. Một số loại bàn chải đánh răng tốt nhất cho bé

Tùy vào đặc điểm, nhu cầu, sở thích của từng bé mà Mẹ chọn loại bàn chải phù hợp nhất  cho con. Dưới đây là một số mẫu bàn chải cho bé được ưa chuộng nhất. Mẹ có thể tham khảo nha!

3.1. Bàn chải đánh răng cán rộng Jordan

Jordan là thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm chăm sóc răng miệng tốt nhất cho bé. Vì vậy, Mẹ có thể yên tâm khi chọn bàn chải này làm dụng cụ vệ sinh răng miệng cho bé nhé!

Chiếc bàn chải sở hữu thiết kế đáng yêu rất được cái bé ưa thích. Cùng với đó, phần đầu nhỏ với sợi lông mềm mại, mảnh nhỏ có thể làm sạch từng kẽ răng mà không làm tổn thương đến nướu và lợi của con.

3.2. Bàn chải đánh răng xỏ ngón tay Mybee

Sở hữu thiết kế độc lạ, chiếc bàn chải Mybee này sẽ là lựa chọn đúng đắn của Mẹ cho những bé từ 3 tháng trở lên.

Bàn chải được làm từ nhựa ABS không chứa BPA – đã được chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh cho con. Thiết kế hiện đại vừa vặn với kích thước ngón tay của người lớn. Điều này giúp Mẹ dễ dàng trong việc massage và làm sạch răng miệng của bé.

3.3. Bàn chải đánh răng Combi cho bé trên 18 tháng

Combi là thương hiệu đồ dùng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi lớn nhất của Nhật Bản
Combi là thương hiệu đồ dùng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi lớn nhất của Nhật Bản

Combi là thương hiệu đồ dùng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi lớn nhất của Nhật Bản rất được các Mẹ tin dùng. Đặc biệt, hình dáng của bàn chải ngộ nghĩnh và đáng yêu, phù hợp các bé đang ở độ tuổi tập đánh răng.

Thiết kế của bàn chải sử dụng nhựa PP an toàn với sức khỏe của bé. Phần đầu bàn chải có thiết kế cao su mềm dẻo với mục đích không gây tổn thương cho khoang miệng và vùng nướu, lợi của con. Thân bàn chải mềm nhỏ cực tiện dụng giúp bé dễ cầm nắm. Ngoài ra, bàn chải Combi còn có thiết kế màn chắn an toàn tránh bé vô tình chọc sâu vào bên trong cổ họng.

3.4. Bàn chải đánh răng Chicco

Đây là loại bàn chải đến từ thương hiệu Chicco nổi tiếng ở Ý. Ưu điểm của loại bàn chải này là phần cổ tròn, nhỏ phù hợp với nhiều khuôn miệng của bé.

Đầu lông mềm, mảnh có khả năng tiếp cận được những vị trí sâu trong kẽ răng – vị trí được đánh giá là khó làm sạch nhất. Tay cầm của bàn chải khá nhỏ gọn có nhiều điểm sần nổi lên nhằm giúp bé cầm chắc và không bị trượt tay, thọc sâu vào trong họng. Ở trên thân bàn chải có nhiều hình ảnh với màu sắc tươi mới phù hợp với lứa tuổi các con. Từ đó giúp tăng hứng thú đối với việc đánh răng ở các bé.

Qua bài viết Mẹ đã biết cách chọn bàn chải nào thích hợp để trở thành dụng cụ vệ sinh răng miệng cho bé phải không nào? Tất cả vì nụ cười xinh của con.

Mẹ nên đọc thêm:

Vệ sinh đúng cách cho con theo 4 giai đoạn mọc răng

Hướng dẫn vệ sinh răng cho bé mới mọc răng

Răng sữa thường mọc khi trẻ được 6 tháng và hoàn thiện và thời điểm 30 tháng. Quy trình mọc răng của bé là khác nhau đối với mỗi trẻ. Nhưng thời gian chênh lệch thường không đến một năm.

1. Quá trình mọc răng của trẻ

Chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6 ở vị trí răng cửa hàm dưới
Chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6 ở vị trí răng cửa hàm dưới
  • Từ 6 – 9 tháng: Bốn răng cửa giữa

Chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6 ở vị trí răng cửa hàm dưới. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ gây đau đớn cho bé nhiều nhất. Trẻ có thể cáu gắt, khó chịu, bỏ bú và sốt nhẹ. 

  • Từ 7 – 10 tháng: Hai răng cửa trên

Khi bé được 7 tháng đến 10 tháng, 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp tục nhú mọc. 

  • Từ 12 – 14 tháng: 4 răng hàm sữa

Sau khi răng cửa mọc đầy đủ, răng hàm sẽ bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là 2 chiếc răng hàm bên trong ở hàm trên. Đây là 2 chiếc răng hàm nằm ở vị trí giữa hàm, cách một đoạn so với răng cửa. Tiếp theo là sự xuất hiện của hai chiếc răng hàm dưới đối diện với hai chiếc răng hàm trên. 

  • Từ 16 – 18 tháng: 4 răng nanh sữa

Chiếc răng nanh sữa hàm trên nhú mọc khi trẻ được 16 – 18 tháng, lấp đầy chỗ trống giữa vị trí răng cửa và răng hàm. Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện sau khi hai chiếc răng nanh sữa hàm trên mọc đầy đủ. Trong một vài trường hợp, trẻ phải đến 22 tháng mới nhú mọc đầy đủ bốn chiếc răng nanh sữa này.

  •  Từ 20 – 30 tháng: Bốn răng hàm sữa cuối cùng

Hai chiếc răng hàm cuối cùng sẽ lấp đầy hàm dưới vào tháng thứ 20. Khi hai răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì liên tiếp đó sẽ là sự xuất hiện của hai răng hàm cuối cùng của hàm trên.

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh mọc răng

Quy trình mọc răng của bé kéo dài khoảng 2 năm
Quy trình mọc răng của bé kéo dài khoảng 2 năm

Quy trình mọc răng của bé kéo dài khoảng 2 năm. Từ khi bé 6 tháng tuổi đến 2 tuổi rưỡi để hoàn thiện với đầy đủ các răng trên khuôn miệng. Có những trường hợp bé mọc răng rất sớm hoặc mọc răng muộn, mẹ không cần lo lắng nhiều. Vì có thể do nguyên nhân di truyền hoặc cấu trúc răng khiến bé mọc răng chậm. Thời gian chênh lệch giữa các bé thường không đến 1 năm. 

Mẹ có thể theo dõi quá trình mọc răng của trẻ khi có những dấu hiệu mọc răng dưới đây:

  • Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, khó chịu, dễ bị kích động.
  • Chảy nhiều nước dãi, nướu sinh đỏ, có thể lở loét.
  • Thường xuyên cắn, gặm đồ vật, nghiến nướu, gặm ngón tay.
  • Rối loạn tiêu hóa nhẹ, hay còn gọi là hiện tượng “đi tướt mọc răng”.
  • Sốt nhẹ. Thông thường, các trường hợp sốt mọc răng sẽ không quá 38 độ C.
  • Trẻ ăn uống kém, sụt cân.

Những dấu hiệu mọc răng ở trẻ thường xuất hiện khoảng 3 đến 5 ngày trước khi chiếc răng nhú mọc và tự hết sau 3 – 7 ngày.

3. Cách chăm sóc răng sữa cho trẻ sơ sinh mọc răng

3.1. Tại sao mẹ cần chăm sóc răng sữa cho trẻ sơ sinh mọc răng

Một số gia đình nghĩ rằng răng sữa sẽ được thay nên không quá chú ý
Một số gia đình nghĩ rằng răng sữa sẽ được thay nên không quá chú ý

Một số gia đình nghĩ rằng răng sữa sẽ được thay nên không quá chú ý. Trên thực tế, răng sữa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất (phát âm, nhai nuốt) và thẩm mỹ của trẻ.Bên cạnh đó, răng sữa còn có công dụng “giữ chỗ” cho các răng vĩnh viễn tương ứng trên hàm. Qua đó giúp răng vĩnh viễn mọc lên đẹp, đúng chỗ và phát triển bình thường. Do đó, bố mẹ cần quan tâm chăm sóc răng sữa cho trẻ ngay từ khi mới bắt đầu mọc

3.2. Quy trình chăm sóc răng sữa trẻ sơ sinh mọc răng

Mẹ dùng khăn sạch hoặc gạc y tế quấn vào ngón trỏ rồi chà nhẹ nhàng lên nướu của trẻ
Mẹ dùng khăn sạch hoặc gạc y tế quấn vào ngón trỏ rồi chà nhẹ nhàng lên nướu của trẻ
  • Ở giai đoạn đầu (0 – 6 tháng):

Mẹ dùng khăn sạch hoặc gạc y tế quấn vào ngón trỏ rồi chà nhẹ nhàng lên nướu của trẻ. Vệ sinh nướu cả hàm trên lẫn hàm dưới sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Để tránh vi khuẩn phá vỡ bề mặt răng sữa của bé.

  • Giai đoạn 6 – 12 tháng:

Ở giai đoạn bắt đầu mọc răng, bé sẽ chảy nhiều nước dãi và hay nhai, gặm các đồ vật xung quanh. Mẹ có thể giữ vệ sinh răng miệng cho bé. Bằng cách dùng gạc hoặc khăn nhỏ quấn quanh ngón trỏ, chà nhẹ lên nướu trẻ. Nếu bé quấy khóc trong quy trình mọc răng của bé, mẹ có thể tham khảo bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau.

  • Giai đoạn 12 – 18 tháng:

Ở giai đoạn này, bé đã có thể dùng bàn chải đánh răng. Mẹ nên chọn những loại bàn chải lông mềm, kích thước nhỏ. Cùng loại kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ. Những loại kem đánh răng không cay, vị ngọt dịu sẽ khiến bé thích thú và dễ chịu hơn nhiều đó.

Bên cạnh vệ sinh răng hàng ngày, bé cần làm sạch vùng lưỡi để tránh vi khuẩn và mảng bám gây hôi miệng, sâu răng.

Bé nên đánh răng hai lần một ngày và thay bàn chải tối đa 3 tháng/lần.

Để bảo vệ răng sữa cho trẻ, cha mẹ nên đưa bé khám răng định kỳ 6 tháng một lần kể từ khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên.

Kết luận

Mẹ có thể xem thêm:

Từ A đến Z kinh nghiệm chăm sóc bé mọc răng

Vệ sinh đúng cách cho con theo 4 giai đoạn mọc răng

Như vậy, chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ thường được mọc vào khoảng 6 tháng tuổi. Đa phần trẻ sẽ mọc đủ 20 răng (10 răng hàm trên, 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa sẽ rụng dần và được thay thế bởi các răng vĩnh viễn tương ứng. Tuy nhiên sẽ có một số trẻ mọc răng sữa sớm hơn hay muộn hơn. Điều nay là hoàn toàn bình thường. Do đó bố mẹ không cần lo lắng. Hy vọng thông qua bài viết này, mẹ sẽ biết được “trẻ em mấy tháng mọc răng?”. Qua đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/gioi-thieu/he-thong-y-te-vinmec/khoa-nhi/lich-moc-rang-sua-day-du-o-tre/

Những thực phẩm mẹ ăn trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vậy có bầu ăn gì tốt cho em bé? Có bầu ăn gì cho con thông minh? 

1. Thực phẩm giàu axit béo Omega3:

Axit béo Omega 3 là một dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé. Axit béo này gồm ba loại dưỡng chất: DHA , EAP, ALA sẽ được chuyển hóa thành EPA và DHA khi vào trong cơ thể.
Axit béo Omega 3 là một dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé. Axit béo này gồm ba loại dưỡng chất: DHA, EAP, ALA sẽ được chuyển hóa thành EPA và DHA khi vào trong cơ thể.

Nếu mẹ băn khoăn bầu ăn gì cho con thông minh thì thực phẩm giàu axit béo Omega3 sẽ là lựa chọn không thể thiếu.

Axit béo Omega 3 là một dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé. Axit béo này gồm ba loại dưỡng chất: DHA , EAP, ALA sẽ được chuyển hóa thành EPA và DHA khi vào trong cơ thể. DHA hỗ trợ cho sự phát triển não bộ, hệ thần kinh trung ương, mắt; trong khi EPA hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch, tim mạch cho thai nhi.

Mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 500mg omega-3/ngày. Đặc biệt là vào cuối thai kỳ, giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé, mẹ nhớ gia tăng hàm lượng để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.

Mẹ có thể bổ sung Omega3 qua nguồn thực phẩm như cá biển, trứng, sữa, dầu cá, súp lơ,… hoặc qua thực phẩm, chức năng. Riêng với các loại cá, mẹ chỉ nên ăn khoảng 300g/tuần để đảm bảo sức khỏe.

Mẹ có thể đọc thêm về cách sử dụng thực phẩm chức năng tại: tudu.com.vn

2. Thực phẩm giàu Choline:

Choline cũng là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Trong list thực phẩm “Bầu ăn gì cho con thông minh”, những thực phẩm chứa Choline là yếu tố không thể thiếu để giúp bé phát triển trí nhớ và khả năng học tập sau này. Nếu mẹ bầu có chế độ ăn ít choline thì bé có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống cao gấp 4 lần so với bình thường.

Trong thời gian thai kỳ, mẹ được khuyến cáo bổ sung khoảng 450 mg/ngày, không vượt quá 2.500 mg.

Mẹ có thể bổ sung Choline thông qua những thực phẩm như gan bò, gan gà, trứng, cá tuyết, cá hồi, bông cải, dầu đậu nành,…

3. Thực phẩm giàu Axit folic:

Axit folic có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm như súp lơ xanh, rau chân vịt, măng tây và các loại hoa quả. Để bảo đảm giá trị dinh dưỡng, mẹ bầu không nên nấu quá lâu những thực phẩm này.
Axit folic có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm như súp lơ xanh, rau chân vịt, măng tây và các loại hoa quả. Để bảo đảm giá trị dinh dưỡng, mẹ bầu không nên nấu quá lâu những thực phẩm này.

Axit folic có vai trò quan trọng trong sự hình thành mô não của thai nhi. Việc bổ sung đủ axit folic sẽ giúp bé giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, phòng ngừa dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay. Trong thời gian thai kỳ, mẹ được khuyến cáo bổ sung khoảng 600 microgam axid folic/ngày.

Axit folic có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm như súp lơ xanh, rau chân vịt, măng tây và các loại hoa quả. Để bảo đảm giá trị dinh dưỡng, mẹ bầu không nên nấu quá lâu những thực phẩm này.

4. Thực phẩm giàu Sắt:

Sắt có nhiều trong các nguồn thực phẩm tự nhiên. Mẹ có thể ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, thịt cừu, thịt gà, gan động vật, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, rau xanh, đậu Hà Lan,… để bổ sung vi chất này.
Mẹ có thể ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, thịt cừu, thịt gà, gan động vật, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, rau xanh, đậu Hà Lan,… để bổ sung vi chất này.

Sắt giúp tổng hợp hemoglobin, vận chuyển oxy trong máu đến khắp các tế bào mô trong cơ thể, bao gồm cả não bộ. Đây cũng là dưỡng chất cần thiết để bé thông minh và phát triển khỏe mạnh. Trong giai đoạn mang thai, mẹ được khuyến cáo bổ sung khoảng 30-60mg sắt/ngày.

Sắt có nhiều trong các nguồn thực phẩm tự nhiên. Mẹ có thể ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, thịt cừu, thịt gà, gan động vật, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, rau xanh, đậu Hà Lan,… để bổ sung vi chất này.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm tại: Top thực phẩm giàu sắt và cách bổ sung đúng cách cho trẻ

5. Thực phẩm giàu I-ốt:

Thực phẩm giàu I-ốt là thành phần không thể thiếu trong list thực phẩm “Có bầu ăn gì cho con thông minh“.

Cùng với sắt, I-ốt là vi chất không thể thiếu trong để bé thông minh. I-ốt giúp bé phát triển hệ thống thần kinh, nâng cao chỉ số IQ. Trong thai kỳ, đặc biệt là 12 tuần đầu, việc thiếu I-ốt sẽ làm giảm chỉ số IQ của bé. I-ốt cũng giúp mẹ và bé phát triển khỏe mạnh, ngăn chặn nguy cơ khuyết tật ở bé. Trong giai đoạn mang thai, mẹ được khuyến cáo bổ sung khoảng 160-220mcg i-ốt/ngày.

Mẹ bầu có thể bổ sung i-ốt trong thực đơn hằng ngày thông qua muối i-ốt, rau chân vịt, rau cần, cải thảo, cải xoong, khoai tây, trứng gà, ức gà, cá biển, cua biển,…

6. Thực phẩm giàu Kẽm:

Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt bò, trứng, thịt gia cầm, sữa, các loại đậu, rau củ quả.
Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt bò, trứng, thịt gia cầm, sữa, các loại đậu, rau củ quả.

Kẽm là vi chất thiết yếu để xây dựng các tế bào não, góp phần vào sự phát triển não bộ của bé. Không chỉ vậy, kẽm còn tham gia vào quá trình phân chia tế bào, hỗ trợ tạo tế bào mới, đảm bảo cho bé phát triển hoàn thiện. Trong giai đoạn mang thai, mẹ được khuyến cáo bổ sung khoảng 11-12mg sắt/ngày. Việc nạp quá nhiều kẽm có thể khiến mẹ buồn nôn, tiêu chảy, giảm sức đề kháng,…

Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt bò, trứng, thịt gia cầm, sữa, các loại đậu, rau củ quả.

Bên cạnh những thực phẩm trên, mẹ cũng cần bổ sung đủ vitamin để bé phát triển tốt. Các khoáng chất khác như canxi, magie,… cũng là yếu tố cần bổ sung trong thực đơn hàng ngày. Mẹ nên xây dựng một chế độ ăn khoa học, hợp lý, tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ để đảm bảo sự phát triển của bé. Nguồn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh cũng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của trẻ.

Trên đây là một số gợi ý của Mamamy cho list thực phẩm Có bầu ăn gì cho con thông minh. Để con phát triển tốt, mẹ nên đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất. Mẹ có thể tìm hiểu thêm những thông tin khác trên chuyên mục Góc của mẹ nhé. Mamamy chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Đọc thêm mẹ nhé:

Gợi ý 5 loại thuốc dưỡng thai 3 tháng đầu giúp mẹ chăm sóc cho thai nhi

Thai hành 3 tháng đầu – Mẹ thông thái phải làm sao?

Giỏ hàng 0