Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi cả về mặt tâm sinh lý lẫn sức khỏe. Trong đó, không thể không nhắc tới đó chính là ốm nghén. Rất hiếm mẹ bầu mang thai mà không nghén. Vì thế, mẹ cần phải chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cũng như kiến thức khi đối mặt với vấn đề này. Bầu ăn gì cho đỡ nghén chính là điều mẹ cần quan tâm.
Mục lục
1. Biểu hiện ốm nghén ở bà bầu
Trước khi tìm hiểu ăn gì cho đỡ nghén, mẹ cần hiểu rõ hiện tượng nghén ở bà bầu. Nghén là triệu chứng mà hầu hết mẹ bầu đều sẽ gặp phải khi mang thai. Khi bị ốm nghén sẽ xuất hiện những biểu hiện đó là: đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Thậm chí có những mẹ còn không dám ăn gì vì cứ ăn vào là nôn.
12 tuần đầu của thai kỳ chính là thì điểm mà bị bị ốm nghén nặng nhất. Tùy vào cơ địa của mỗi mẹ bầu mà các mức độ ốm nghén cũng sẽ có sự khác nhau. Có người ốm nghén vài tuần. Có người chỉ một hai lần. Thậm chí có mẹ còn không bị nghén.
Thời gian dễ bị ốm nghén nhất là vào buổi sáng. Một trong những cách khắc phục là mẹ nên tìm hiểu bầu ăn gì cho đỡ nghén để lựa chọn cho phù hợp.
2. Vì sao bà bầu bị ốm nghén?
2.1 Hormone HCG tăng
Hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) là nguyên nhân chính gây ra chứng ốm nghén ở mẹ bầu. Khi mang thai, nồng độ HCG trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên gấp đôi, dẫn đến chứng buồn nôn, nôn ói trầm trọng. Mức độ HCG cao hay thấp còn là dấu hiệu nhận biết tuổi thai và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thai nhi.
2.2 Khứu giác của bà bầu nhạy cảm hơn
Rất nhiều mẹ chia sẻ rằng khi mang thai khứu giác của họ trở lên khó tính hơn, mỗi khi ngửi thấy mùi hương mạnh hoặc những mùi lạ như: nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm… đều có thể khiến họ cảm thấy buồn nôn. Theo các nhà nghiên cứu, có một mối liên hệ giữa khứu giác với hormone estrogen ở nữ giới. Khi mức độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu thai kỳ, khứu giác sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ hơn và điều này giải thích rằng tại sao mẹ bầu lại hay nôn ói khi ngửi mùi lạ.
2.3 Thay đổi hệ tiêu hóa
Những thay đổi trong hệ tiêu hóa khi mang thai có thể làm nặng hơn triệu chứng ốm nghén. Trong thời gian đầu mang thai, mức độ progesterone tăng lên đáng kể, tác động lên tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Bên cạnh đó, progesterone còn tác động lên dạ dày, ruột và thực quản… gây ra chứng chậm tiêu hóa, tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến khó chịu, buồn nôn, nôn ói.
3. Bầu ăn gì cho đỡ nghén?
Để giúp mẹ bầu lựa chọn được những thực phẩm phù hợp, ngay sau đây, Góc của mẹ gợi ý cho mẹ ngay đây ạ!
3.1. Bị nghén nên ăn hoa quả gì?
Khi bị nghén hệ tiêu hóa của mẹ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều này khiến cho khẩu vị của mẹ bị thay đổi và khó khăn hơn khi ăn uống. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên lựa chọn các loại quả sau đây:
- Thanh long: Giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động hiệu quả hơn. Loại bỏ triệu chứng khó chịu như đầy hơi, buồn nôn, ợ chua,…
- Cam: Cung cấp vitamin C cũng như lượng nước dồi dào cho cơ thể. Nhờ vậy mà cơ thể của mẹ sẽ phân giải cũng như hấp thụ sắt tốt hơn.
- Nho: Có tính mát, vị ngọt và rất dễ ăn. Chúng cũng cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa. Nho sẽ cung cấp lượng đường glucose và vitamin C cho cơ thể một cách nhanh chóng. Từ đó giúp mẹ phục hồi năng lượng và loại bỏ các triệu chứng nôn, mệt mỏi.
- Chuối: Là loại quả mà mẹ nào đang bị nghén không nên bỏ qua đâu nhé. Chúng giúp mẹ bổ sung lượng lớn vitamin B6, vitamin C, kali và chất xơ. Đồng thời ngăn ngừa hiệu quả chứng buồn nôn, chán ăn, táo bón trong thai kỳ.
Nói chúng, trái cây là thực phẩm rất dễ ăn. Nếu bạn đang phân vân bầu ăn gì cho đỡ nghén thì đừng quên chọn những loại quả trên nhé.
3.2. Thực phẩm giúp giảm nghén, buồn nôn khi mang thai
Bên cạnh các loại trái cây ở trên thì một vài món ăn sau đây cũng sẽ giúp mẹ hạn chế được cơn buồn nôn một cách hiệu quả.
- Bánh mặn: Đây có thể coi là vị “cứu tinh” cho các mẹ bầu đang phải chịu cảnh ốm nghén. Bánh mặn có chứa nhiều vitamin, dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Chính vì thế mà mẹ bầu đừng quên mang theo bên mình những chiếc bánh quy mặn để có thể ăn bất cứ lúc nào nhé.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Bột đường trong ngũ cốc chính là thứ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn. Đồng thời trung hòa acid dạ dày dư thừa một cách cực kỳ hiệu quả. Nhờ vậy mà có thể giảm cơn buồn nôn, ợ nóng, trào ngược dạ dày.
3.3. Bầu ăn gì cho đỡ nghén: Một số món ăn tốt cho mẹ bầu
Ăn gì cho đỡ nghén? Chúng ta cũng có thể lựa chọn những món ăn dưới đây để mẹ bầu ăn uống dễ dàng hơn.
3.3.1. Cháo ý dĩ
Để làm món ăn này, mẹ cần chuẩn bị: 100g gạo, 100g gừng, 15g ý dĩ, 20g đường đỏ.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Xay gạo và ỹ dĩ thành bột.
- Bước 2: Giã nhỏ gừng sau đó cho vào nồi cùng với hỗn hợp gạo và ý dĩ.
- Bước 3: Thêm nước và đun lửa nhỏ lửa đế cho cháo chín nhừ.
- Bước 4: Chuẩn bị tắt bếp thì cho thêm đường đỏ vào và khuấy đều.
Mẹ bầu đang bị nghén nặng thì nên ăn cháo nóng. Hãy duy trì ăn cháo ý dĩ ngày 2 lần vào lúc đói. Chắc chắn vị thanh nhẹ của cháo sẽ giúp mẹ giảm nhanh triệu chứng nghén khó chịu.
3.3.2. Canh sấu
Một sự lựa chọn tiếp theo cho câu hỏi bầu ăn gì cho đỡ nghén đó chính là canh sấu. Nguyên liệu vô cùng đơn giản đó là: 50g sấu (khoảng 5 quả), 100g bí xanh, 200g sườn lợn và gia vị.
Cách nấu như sau:
- Bước 1: Cạo sạch bỏ phần vỏ sấu. Bí xanh gọt bỏ vỏ. Sau đó đem tất cả rửa sạch.
- Bước 2: Sườn lợn rửa sạch và chặt miếng vừa ăn. Ướp cùng với gia vị cho thấm.
- Bước 3: Xào sấu và sườn lợn trên bếp cho đến khi sườn hơi săn lại.
- Bước 4: Thêm nước vào hỗn hợp và nấu kỹ.
- Bước 5: Sau khi xương đã nhừ, các mẹ cho bí xanh thêm vào đun chín là được.
3.3.3. Bầu ăn gì cho đỡ nghén: Canh me
Vị chua của me cũng rất dễ ăn, giúp mẹ hạn chế cơn ốm nghén hiệu quả. Hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau đây: quả me, cà chua, 100g rau cải trắng, khoảng 300g cá trắm cỏ và gia vị nêm nếm.
Cùng bắt tay thực hiện với các bước sau:
- Bước 1: Rửa sạch cá sau đó ướp cùng với gia vị khoảng 20 phút
- Bước 2: Cạo sạch vỏ me và rửa sạch. Cà chua thái miếng và rau cải trắng thái nhỏ.
- Bước 3: Cho dầu ăn vào nồi vào xào qua cà chua cho nát. Sau đó thêm cá vào đảo cùng.
- Bước 4: Thêm nước vừa đủ rồi đun sôi nhỏ lửa, Lúc này hãy thả me vào đun cùng.
- Bước 5: Kiểm tra thấy me mềm thì cho rau cải trắng và nêm gia vị vừa ăn.
4. Cách hạn chế cơn ốm nghén ở bà bầu
Ngoài ăn gì cho đỡ nghén, mẹ cũng cần quan tâm các điều sau Khi mẹ đã sử dụng các loại thực phẩm được gợi ý trong phần bầu ăn gì cho đỡ nghén phía trên mà vẫn không hiệu quả, hãy áp dụng thêm một số điều sau:
- Ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa trong ngày.
- Ăn/uống những thực phẩm có chứa gừng cũng giảm được chứng nôn ói.
- Ăn những thực phẩm khô: bánh mì, bánh quy.
- Uống nhiều nước.
- Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như: chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.
- Tập thể dục đều đặn.
- Massage.
Mẹ đã nhớ bầu ăn gì cho đỡ nghén chưa nào. Hãy áp dụng ngay và cho Góc của mẹ biết liệu có hiệu quả với mẹ không nhé!
Mẹ xem thêm: Bị nôn khi mang thai & 5 cách giúp bà bầu thấy dễ chịu hơn
Nguồn tham khảo: https://www.whattoexpect.com/pregnancy/morning-sickness/