Tim thai đập nhanh liệu có nguy hiểm đến sức khỏe của bé không mẹ nhỉ? Mẹ biết không, tim thai của bé cho mẹ biết nhiều điều về sức khỏe và tình trạng phát triển. Do đó, hãy để Góc Của Mẹ giúp mẹ giải tỏa mối bận tâm này nhé!
1. Tim thai đập nhanh: Mẹ nên biết những gì?
Tim thai giúp mẹ hiểu được sự phát triển của bé. Quá trình hình thành tim thai và những thay đổi về nhịp tim tùy vào từng giai đoạn là những điều mẹ nên biết trước khi tìm hiểu về tình trạng tim thai đập nhanh.
1.1. Quá trình hình thành tim thai của bé
Quá trình hình thành tim thai của bé bắt đầu từ ngày 16 khi phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn. Về mặt chức năng, hai ống dẫn này đập và co bóp như một quả tim thực thụ mặc dù hình dáng của tim thai vẫn chưa thực sự hoàn thiện.
Tim thai dần hoàn thiện hơn vào cuối tháng thứ nhất (tức tuần thứ 4). Hai buồng tim bắt đầu được phân chia trái phải rõ ràng vào tuần thứ 7. Tim thai lúc này đập mỗi phút từ 90–110 nhịp/phút và tăng dần cho đến khoảng tuần thứ 9, nhịp đập mỗi phút sẽ tăng từ 140 -170 nhịp.
Tuy nhiên, Cũng có những trường hợp tim thai của bé xuất hiện muộn vào khoảng tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Sau đó, tim thai gần như đã hoàn thiện vào tuần thứ 1212. Tim thai có thể bơm lượng máu khoảng 24 lít/ngày vào tuần thứ 16. Bé càng phát triển, lượng máu tim bơm được ngày càng tăng. Các tuần sau đó cho đến khi bé chào đời, tim thai tiếp tục hoàn thiện về kích thước và khối lượng. Tim thường đập từ 120 – 160 lần /phút.
1.2. Phân biệt nhịp đập tim thai của bé yêu
Tim thai đập bao nhiêu lần trên phút là nhanh, chậm và bình thường? Mỗi tình trạng của tim thai có những đặc điểm điểm riêng biệt. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời những câu hỏi đó mẹ nhé.
Tim thai đập bình thường | – Nhịp tim bình thường của tim thai vào cuối tuần thai 16, trung bình đập từ 120-160 lần/phút. Nếu bé cựa quậy nhiều thì nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút.
– Tim thai ở tuần thai thứ 20 đập mạnh đến mức mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được nhịp tim của bé. – Các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra rằng nhịp tim thai nhi trong giai đoạn chuyển dạ đạt từ 110 – 160 nhịp đập/phút là tốt nhất. |
Tim thai đập nhanh | – Nếu tim thai đập 180 lần/phút thì nhịp tim của bé đang đập quá nhanh. Lúc này, mẹ nên đến các phòng khám tim mạch dành cho thai nhi để thăm khám sức khỏe mẹ hoặc bé yêu.
– Khi đo nhịp tim thai nhi, nếu đo được nhịp tim tăng lên ít nhất 15 nhịp trong mỗi phút thì tim thai đang đập nhanh. Mẹ đừng lo lắng vì tình trạng này không có gì đáng lo ngại. Nguyên nhân có thể do thai nhi lúc này đang cần lượng oxy để thở khi mẹ chuyển dạ. |
Tim thai đập chậm |
|
1.3. Nguyên nhân tim thai đập nhanh là gì?
Tim của bé yêu đập nhanh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Mẹ cùng tìm hiểu về những nguyên nhân này mẹ nhé.
1- Nguyên nhân từ thai nhi
- Bé cần nhiều oxy khi mẹ chuẩn bị chuyển dạ
Vào thời điểm mẹ chuyển dạ, bé cần một lượng oxy nhiều hơn bình thường. Điều đó làm cho tim thai co bóp và phải đập nhiều hơn. Nhịp tim thai tăng ít nhất 15 nhịp/phút và kéo dài trong khoảng 15 giây. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng đâu nha.
- Thai nhi bị thiếu oxy
Một nguyên nhân khác cũng liên quan đến đến việc hô hấp của bé là do thai bị thiếu oxy. Việc thiếu oxy này không diễn ra trong giai đoạn mẹ chuẩn bị chuyển dạ. Mẹ đừng quá lo lắng nhé. Mẹ nhớ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được nhận những lời khuyên lúc này mẹ nhé.
- Thai máy nhiều
Bé vận động bên trong tử cung của mẹ (thai máy) cũng được coi là một trong những nguyên nhân của tim thai đập nhanh. Bé sẽ có những cử động làm tăng nhịp tim như xoay trở mình, di chuyển tay, chân bên trong bụng. mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được đó ạ!
- Suy tim
Nhịp tim thai đập nhanh đột ngột khi chuyển dạ có thể là dấu hiệu của suy tim. Mẹ nên chăm đi thăm khám định kỳ, lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để phát hiện kịp thời và có những biện pháp xử trí hợp lý cho mẹ và bé. Các bác sĩ sẽ giúp mẹ và bé, kịp thời đưa ra những hướng dẫn nên mẹ đừng quá lo lắng mẹ nhé.
2 – Nguyên nhân từ cơ thể mẹ
Sức khỏe của mẹ có ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi. Các nguyên nhân đến từ sức khỏe mẹ bao gồm:
- Mẹ bị bệnh cường giáp thứ phát
Bệnh cường giáp thứ phát cần được kiểm soát tốt bằng lộ trình điều trị đều đặn, nếu không thì có thể dẫn tới thai nhi bị tim bẩm sinh.
- Mẹ bị sốt ốm, cảm cúm
Thai nhi có thể mắc các dị tật bẩm sinh trong đó có tim bẩm sinh (hở van tim) khi mẹ bị cảm cúm trong thai kỳ.
- Mẹ bị hen suyễn
Nếu mẹ bị hen suyễn có thể làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn khi mang thai , gây ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi.
- Mẹ bị nhiễm trùng tử cung và viêm màng đệm
Một trong những triệu chứng khi mẹ bị nhiễm trùng tử và viêm màng đệm (viêm màng ối) là nhịp tim nhanh, điều này có thể làm nhịp tim của con cũng đập nhanh theo.
1.4. Tim thai đập nhanh có nguy hiểm không?
Tim thai đập nhanh có sao không? Tim thai đập nhanh có nguy hiểm không? Tim thai đập nhanh trên thực tế có thể xuất phát từ nhiều lý do. Trong đó không phải lý do nào cũng phản ánh sức khỏe đáng báo động của thai nhi. Tuy nhiên nếu nhịp tim của bé đập hơn 180 lần/phút thì mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra lời khuyên phù hợp vì đó có thể là dấu hiệu của suy tim hoặc, tim thai yếu.
2. Có phải mẹ đang mang thai bé gái?
Tim thai đập bao nhiêu là con trai? Tim thai đập bao nhiêu là con gái? Tim thai đập nhanh là trai hay gái? Nhiều người hiện nay vẫn tin rằng tim thai đập nhanh là con gái, tim thai đập chậm hơn là con trai. Tuy nhiên đó chỉ là những lời truyền miệng không có căn cứ khoa học nên không có độ tin cậy. Mẹ không nên tin vào những lời như vậy mẹ nhé.
Hiện nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới tính và nhịp tim của thai nhi. Chỉ sau khi mẹ chuyển dạ, nhịp tim của bé gái mới cao hơn bé trai. Để biết chắc chắn về giới tính của bé, hiện nay có nhiều phương pháp hiện đại mà mẹ có thể yên tâm tham khảo như: siêu âm thai, sinh thiết nhau thai, xét nghiệm máu,…
3. Mẹ nên làm gì để bé có một trái tim khỏe mạnh?
Một chế độ ăn uống hợp lý cùng chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp bé yêu của mẹ có một trái tim khỏe mạnh. Mẹ hãy ghi vào sổ tay những điều nên và không nên để áp dụng vào sinh hoạt hàng ngày mẹ nhé.
1 – Mẹ nên ăn gì?
- Các thực phẩm chứa chất đạm
Chất đạm có vai trò quan trọng trong việc kích thích các mô tế bào thai nhi tăng trưởng, hỗ trợ tử cung và tuyến vú của mẹ phát triển tốt. Trong thực đơn hàng ngày mẹ nhớ bổ sung khoảng 10-18g chất đạm có trong các thực phẩm như thịt, cá, sữa, trứng, các loại đậu,… mẹ nhé.
- Các thực phẩm chứa chất béo
Các chất béo không bão hòa như Omega 3 và Omega 6 có trong cá hồi, các loại hạt, súp lơ trắng, hạt óc chó, dầu oliu sẽ giúp kích thích trí não thai nhi phát triển. Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm này từ tháng thứ 5 của thai kỳ trở đi.
- Các thực phẩm chứa chất sắt
Cơ thể mẹ thiếu sắt có thể làm cho nhịp tim thai yếu. Mẹ nên cho vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm chứa sắt như các loại thịt đỏ, ngũ cốc nguyên, rau xanh,… để bổ sung sắt cho cơ thể.
- Các thực phẩm chứa tinh bột
Nhiều mẹ dè dặt trong việc sử dụng tinh bột trong khẩu phần ăn vì sợ mẹ tăng cân mà không vào con. Tuy nhiên, tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Nếu chán cơm, mẹ có thể thử sử dụng các loại thực phẩm khác làm từ tinh bột như: miến, bánh mì, bún,… để việc ăn uống trở nên có cảm hứng hơn mẹ nha.
- Các thực phẩm chứa canxi
Canxi rất cần cho quá trình hình thành hệ xương và mầm răng ở thai nhi kể từ tháng thứ 6. Thiếu canxi kết hợp tim thai yếu có thể làm cho thai bị nhẹ cân, xương dị dạng. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm như tôm cua, trứng, sữa, cá, đậu đỗ, rau xanh,… để bổ sung canxi cho bé.
- Các thực phẩm chứa axit folic
Axit folic(vitamin B9) có vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra hồng cầu. Những thực phẩm có nguồn axit folic dồi dào mẹ có thể thêm vào thực đơn như: bông cải xanh, vừng, lạc, ngũ cốc, rau muống, cải bó xôi,…
- Các thực phẩm chứa vitamin D và C
Vitamin D là chất cần thiết giúp cơ thể dễ dàng hấp thu canxi . Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, tạo điều kiện cho cơ thể dễ dàng hấp thu sắt. Việc bổ sung 2 loại vitamin này giúp thai nhi phát triển cơ, mạch máu và giúp bánh nhau vững chắc.
ảnh
2 – Mẹ nên kiêng gì?
- Chất kích thích
Các bác sĩ khuyến cáo mẹ trong quá trình mang thai không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê, bia, các loại đồ uống có ga,…
- Gia vị cay nóng
Các gia vị có vị cay nồng như ớt, hạt tiêu, tỏi, mù tạt, tỏi, giấm,… thường được sử dụng trong những bữa ăn của gia đình nhưng những gia vị này không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Những thực phẩm co bóp tử cung
Những thực phẩm co bóp tử cung có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai như dứa, nhãn, mướp đắng, chùm ngây, đu đủ, xanh rau ngót, rau răm, ngải cứu,….
- Lao động nặng
Mẹ khi lao động nặng có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng tim thai vốn đã yếu của bé. Vì vậy, mẹ nên lưu ý tránh làm việc nặng, tốn nhiều sức lực mẹ nhé.
Tim thai đập nhanh hay chậm không phải lúc nào cũng phản ánh tình trạng sức khỏe đáng báo động của thai nhi. Mẹ đừng quá lo lắng mà hãy nhớ khám thai định kỳ, lắng nghe những biến chuyển trong thời kỳ mang thai để nhận biết kịp thời những dấu hiệu bất thường và có giải pháp phù hợp đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé yêu. Mẹ nhớ đón đọc nhiều bài viết thú vị ở Góc Của Mẹ, người bạn thân thiết luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu, đồng hành cùng mẹ trên hành trình đón chào thiên thần nhỏ ra đời.