Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn WHO giúp mẹ chăm bé tốt hơn

Để con phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ, mẹ cần thường xuyên theo dõi bảng cân nặng thai nhi qua từng thời kỳ. Nhưng mẹ bỉm chưa có nhiều kinh nghiệm thường gặp khó khăn trong việc xác định cân nặng của bé, nguyên nhân bé nhẹ cân và cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng của mẹ để đảm bảo con phát triển khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trên mẹ nhé. 

Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn WHO giúp mẹ chăm bé tốt hơn
Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn WHO giúp mẹ chăm bé tốt hơn

1. Bảng chuẩn cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Cân nặng và chiều dài thai nhi là cách để bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của bé qua từng thời kỳ. Dựa vào chiều dài cơ thể bé, các bác sĩ dễ dàng ước lượng cân nặng của cơ thể bé yêu, từ đó xác định xem bé có phát triển bình thường không. Mẹ tham khảo con số trung bình về cân nặng của bé qua từng tuần tuổi qua bảng dưới đây nhé!

Bảng cân nặng thai nhi từ tuần 8 đến tuần 20
Bảng cân nặng thai nhi từ tuần 8 đến tuần 20
Bảng cân nặng thai nhi từ tuần 20 đến tuần 42
Bảng cân nặng thai nhi từ tuần 20 đến tuần 42

2. Cách tính chiều dài và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi

Để theo dõi sự phát triển của bé ở từng giai đoạn thai kỳ, bác sĩ sẽ có những cách tính toán chiều dài và cân nặng khác nhau. Dưới đây là cách đo chiều dài và cân nặng của bé theo từng tuần tuổi, mẹ tham khảo để cùng đồng hành với sự phát triển của bé yêu mẹ nhé!

1 – Kỳ tam cá nguyệt thứ 1 (từ tuần 8 – 20): Ở giai giai đoạn này, chân của bé co lại trong bào thai nên rất khó có thể xác định chính xác chiều dài và cân nặng của bé. Chiều dài của bé lúc này được tính bằng chiều dài đầu mông, tức là khoảng cách tính từ phần đầu đến phần mông của con.

Cách tính chiều cao và cân nặng cho bé yêu theo tuần tuổi
Cách tính chiều cao và cân nặng cho bé yêu theo tuần tuổi

2 – Kỳ tam cá nguyệt thứ 2 (từ tuần 20 – 42): Khi bước sang kỳ tam cá nguyệt thứ 2, lúc này bé đã có sự thay đổi lớn về cân nặng và kích thước. Bác sĩ sẽ lấy kích thước từ đầu đến gót chân bé để làm mốc tính chiều dài thai nhi, đồng thời đo đường kính đầu, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng để tính trọng lượng cơ thể bé.

3 – Kỳ tam cá nguyệt thứ 3 (từ tuần thứ 32): Lúc này, các bác sĩ vẫn tính toán các số đo tương tự như cách tính ở kỳ tam cá nguyệt 2 và bổ sung thêm chỉ số chu vi vòng đầu, đường kính ngang bụng để tính toán chính xác cân nặng của bé. Mẹ dễ dàng cảm nhận mọi đường nét trên cơ thể con vì giai đoạn này, mọi bộ phận trên cơ thể bé yêu đã phát triển gần như hoàn thiện.

3. 7 yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi 

Cân nặng là yếu tố tiên quyết để theo dõi sát sao quá trình phát triển của bé yêu. Tuy nhiên, chỉ số này cũng chịu sự chi phối và can thiệp của nhiều yếu tố khác. Để biết cách chăm sóc và đảm bảo sức khỏe cho bé yêu trong suốt thời kỳ thai sản, mẹ nhớ nắm vững 7 yếu tố ảnh hưởng đến thai nhi ngay sau đây.

7 yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng  thai nhi
7 yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

3.1. Yếu tố di truyền

Mẹ đã bao giờ thắc mắc mặc dù đã luôn tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai mà bé sinh ra vẫn nhẹ cân chưa ạ? Cân nặng của bé không chỉ phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai mà còn chịu tác động bởi yếu tố di truyền nữa đấy mẹ ạ. 

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, 38 – 80 % trọng lượng cơ thể bé là do gen di truyền từ cha mẹ, trong khi đó các yếu tố môi trường chỉ chiếm khoảng 25%. Như vậy, khi bé nhẹ cân hoặc quá cân so với mức trung bình,rất có thể nguyên nhân xuất phát từ gen di truyền của gia đình. Trong trường hợp này, mẹ nhớ thường xuyên tăng hoặc giảm hàm lượng dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày để bé được phát triển và chào đời khỏe mạnh mẹ nhé.

38 - 80 % trọng lượng cơ thể bé là do gen di truyền từ cha mẹ
38 – 80 % trọng lượng cơ thể bé là do gen di truyền từ cha mẹ

3.2. Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Không thể phủ nhận vai trò của dinh dưỡng đối với cân nặng của bé bởi khi còn ở trong bụng mẹ, mọi dưỡng chất mẹ nạp vào cơ thể sẽ được dẫn vào bé qua dây rốn. chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu chất hoặc không cân bằng, bé nhà mình sẽ nhẹ cân, dễ ảnh hưởng đến sức đề kháng và trí não của bé về sau.

Mẹ nên có độ dinh dưỡng cân bằng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé
Mẹ nên có độ dinh dưỡng cân bằng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé

Tuy vậy, mẹ không nên để cơ thể tăng cân mất kiểm soát, vừa gây khó khăn cho quá trình sinh nở của mẹ, vừa khiến con gặp vấn đề về cân nặng sau này. Mẹ chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng, chỉ tăng 20% trọng lượng cơ thể trong suốt thai kỳ với mẹ có cân nặng đạt chuẩn, 25% với mẹ bị nhẹ cân và 15% với mẹ thừa cân trước mang thai nhé!

3.3. Số lượng thai nhi

Mẹ mang song thai hay đa thai cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng nặng của bé trong thai kỳ. Hầu hết các trường hợp mẹ mang thai đôi hay đa thai, thai nhi không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất nên thường nhẹ cân khi mẹ mang thai đơn. Vì thế, để con phát triển khỏe mạnh, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé yêu nhé.

Bé sinh đôi thường nhẹ cân hơn so với bé được  sinh 1 thai
Bé sinh đôi thường nhẹ cân hơn so với bé được sinh 1 thai

3.4. Thời gian mẹ mang thai 

Vì không được ở trong bụng mẹ đủ ngày đủ tháng, bé sinh non thường yếu và nhẹ cân hơn so với các bé bình thường. Sau khi chào đời, bé sinh non cũng thường dễ mắc các hội chứng như suy hô hấp, hạ thân nhiệt, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vitamin,… Mẹ nhớ luôn giữ gìn sức khỏe cẩn thận, hạn chế vận động mạnh trong thời kỳ thai sản để bé yêu được chào đời đúng ngày nhé. 

Bé sinh đủ ngày sẽ đảm bảo về sức khỏe hơn so với bé sinh non
Bé sinh đủ ngày sẽ đảm bảo về sức khỏe hơn so với bé sinh non

3.5. Dây rốn và bánh nhau không bình thường

Khi mẹ tiêu thụ thức ăn, các chất dinh dưỡng sẽ được vận chuyển từ bánh nhau qua dây rốn để dẫn đến cơ thể bé. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trọng lượng của dây rốn và bánh nhau tỉ lệ thuận với cân nặng của thai nhi. Khi các chức năng của các bộ phận này suy giảm, bé sẽ thiếu cân, chậm lớn, suy dinh dưỡng,…

3.6. Thứ tự sinh con

Thứ tự sinh con cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các bé được sinh đầu tiên (con so) thường nhẹ cân hơn những bé được sinh sau (con dạ). Tuy nhiên, nếu mẹ sinh các bé sát nhau, thường là 1 – 2 năm thì bé sinh sau sẽ nhẹ cân hơn bé sinh đầu do cơ thể mẹ chưa hồi phục hoàn toàn sau lần sinh thứ nhất.

Bé sinh đầu lòng thường nhẹ cân hơn bé sinh sau
Bé sinh đầu lòng thường nhẹ cân hơn bé sinh sau

3.7. Do mẹ thiếu máu

Khi lượng hồng cầu trong máu của mẹ suy giảm, các chất dinh dưỡng và oxy không thể đi khắp cơ thể mẹ để đến được với bé, khiến bé khó hấp thu chất dinh dưỡng từ bánh nhau. Mẹ nhớ luôn bổ sung đầy đủ chất sắt, ăn nhiều thịt bò, rau xanh để đảm bảo bé được chào đời mạnh khỏe, mẹ vượt cạn thành công nhé.

Mẹ ăn nhiều thịt bò, rau xanh để bổ sung chất sắt
Mẹ ăn nhiều thịt bò, rau xanh để bổ sung chất sắt

4. Sự tác động của cân nặng thai nhi đến bé yêu sau này

Cân nặng thai nhi không chỉ là thước đo sự phát triển của bé qua từng thời kì mà còn là nhân tố quyết định sức khỏe của bé sau này. Mẹ tìm hiểu sự tác động của cân nặng thai nhi đến bé yêu dưới đây để điều chỉnh cân nặng của mẹ và bé cho phù hợp nhé!

4.1. Thai nhi nhẹ cân hơn mức chuẩn

Thai nhi nhẹ cân hơn mức chuẩn hay thai nhi kém phát triển là khi bé nhẹ cân hơn so với cân nặng chuẩn của tuần thai tương ứng trong bảng cân nặng thai nhi. Với cân nặng và chiều cao thấp hơn mức chuẩn như vậy, sau khi sinh, bé sẽ dễ gặp các triệu chứng như:

  • Bé thường xuyên quấy khóc, khó ti mẹ.
  • Bé ăn không đủ no hoặc chán ăn.
  • Bé nôn, trớ khi mẹ cho ti.
  • Bé dễ bị nhiễm trùng trước khi sinh.
  • Bé có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Thai nhi nhẹ cân hơn mức chuẩn khiến bé dễ quấy khóc, khó ti mẹ
Thai nhi nhẹ cân hơn mức chuẩn khiến bé dễ quấy khóc, khó ti mẹ

Mẹ lưu ý rằng, khi cân nặng của bé không tăng như bình thường, đó rất có thể là dấu hiệu của việc thiếu cân bằng dinh dưỡng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Mẹ nhớ siêu âm định kỳ (tối thiểu 8 lần trong thai kỳ) để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của bé mẹ nhé.

4.2. Thai nhi nặng cân hơn mức chuẩn

Thai nhi nặng cân hơn mức chuẩn hay thai nhi lớn hơn so với tuổi thai là khi bé nặng cân hơn so với cân nặng chuẩn của tuần thai tương ứng trong bảng cân nặng thai nhi. Điều này chứng tỏ bé có sự phát triển nhanh hơn các bạn “cùng trang lứa” nhưng đồng thời cũng là dấu hiệu để nhắc nhở mẹ điều tiết lại chế độ dinh dưỡng của mình. Bởi thai quá lớn có thể gây ra nhiều hệ lụy như:

  • Mẹ chuyển dạ khó khăn.
  • Bé dễ gặp các triệu chứng như: tiểu đường, béo phì, các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch sau này.
Thai nhi nặng cân hơn mức chuẩn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
Thai nhi nặng cân hơn mức chuẩn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

Khi phát hiện ra cân nặng bất thường của bé, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để tìm nguyên nhân, từ đó sẽ đưa ra phương pháp phù hợp để mẹ điều chỉnh. Mẹ yên tâm nhé!

5. Lời khuyên cho mẹ để thai nhi tăng cân theo tiêu chuẩn

Để đảm bảo sức khỏe cho bé cũng như giúp quá trình “vượt cạn” diễn ra dễ dàng, mẹ cần đảm bảo duy trì cân nặng thai nhi ở mức ổn định và giúp mẹ dễ phục hồi sau khi sinh. Dưới đây là 3 lời khuyên cho mẹ để bé tăng cân theo chuẩn. Mẹ cùng làm theo nhé!

Lời khuyên hữu ích cho mẹ để bé tăng cân theo đúng chuẩn
Lời khuyên hữu ích cho mẹ để bé tăng cân theo đúng chuẩn

5.1. Cân bằng dinh dưỡng thai kỳ

Điều đầu tiên, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng cân bằng trong thai kỳ để đảm bảo bé yêu hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng từ mẹ mà không bị quá cân hay nhẹ cân. 

1 – Trong trường hợp bé nhẹ cân:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào thực đơn hằng ngày: tinh bột (mì, gạo,..), chất béo tốt (các loại hạt, sữa,…), chất đạm (thịt, cá,…), vitamin, khoáng chất (rau,củ), chất xơ.
  • Bổ sung các loại vitamin A, B, C, D,E, K và các khoáng chất như canxi, DHA, sắt,… theo đúng chỉ định của bác sĩ theo từng giai đoạn của thai kỳ.
Mẹ ăn nhiều rau củ quả để bổ sung Vitamin và khoáng chất
Mẹ ăn nhiều rau củ quả để bổ sung Vitamin và khoáng chất

2 – Trong trường hợp bé quá cân:

  • Mẹ ưu tiên các loại thực phẩm có chứa calo thấp nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, các loại hoa quả có hàm lượng đường thấp như ổi, lê, dâu tây, cam, dứa…
  • Hạn chế ăn các loại tinh bột và đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.

5.2. Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Bên cạnh chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, mẹ cũng cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học, cụ thể:

  • Tránh xa đồ uống chứa cồn, cafein; hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ nướng, đồ xông khói và các loại thực phẩm lên men chua. 
  • Duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, không thức khuya và ngủ đủ giấc (8 tiếng/ngày).
  • Thường xuyên tập hít thờ, tập các bài thể dục trên nền nhạc có nhịp điệu chậm, nhẹ nhàng, đi bộ, tập yoga,.. để cơ thể dẻo dai hơn.
Mẹ tập yoga để cơ thể dẻo dai hơn
Mẹ tập yoga để cơ thể dẻo dai hơn

Mẹo nhỏ cho mẹ: Để chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của thiên thần nhỏ, mẹ tham khảo thêm những điều mẹ bỉm nên quan tâm khi mang thai như các tuần thai kỳ, dinh dưỡng mẹ bầu, sức khỏe thai nhi,… tại danh mục Mang thai mẹ nhé! Mẹ sẽ có được thêm rất nhiều mẹo chăm sóc bé trong thời kỳ thai nghén đấy ạ!

5.3. Khám thai định kỳ

Để đảm bảo mẹ có một kỳ thai an toàn cũng như theo dõi cân nặng của bé một cách chính xác nhất, mẹ cũng đừng quên thường xuyên siêu âm và thăm khám định kỳ tối thiểu 8 lần trong suốt quá trình mang thai tại các cơ sở khám thai uy tín nhé. Các cơ sở khám thai uy tín cho mẹ tham khảo:

  • Bệnh viện Phụ sản của tỉnh, thành phố
  • Khoa Phụ sản tại các bệnh viện Trung ương Quân đội
  • Khoa Phụ sản tại các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố
  • Hệ thống các bệnh viện tư như: Thu Cúc, Vinmec, Medlatec…

Mong rằng qua bài viết trên, mẹ đã biết thêm về bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi, nắm được cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để đảm bảo cân nặng của bé đạt chuẩn. Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh để vượt cạn thành công! Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc gì, mẹ đừng ngại mà hãy bình luận ngay dưới bài viết để Góc của mẹ giải đáp nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn WHO giúp mẹ chăm bé tốt hơn”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh mới nhất chuẩn WHO
Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh mới nhất chuẩn WHO
Cân nặng của trẻ sơ sinh bao nhiêu là chuẩn khoa học? Vì sao cha mẹ cần nắm rõ cân nặng của trẻ? Để giải đáp cho những câu hỏi này, hãy cùng Mamamy tìm hiểu qua bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh cập nhật mới nhất chuẩn WHO nhé! 1. Vì […]
Hiểu rõ cân nặng thai nhi, cân nặng của bé giúp mẹ chăm bé tốt hơn
Hiểu rõ cân nặng thai nhi, cân nặng của bé giúp mẹ chăm bé tốt hơn
Cân nặng thai nhi là một trong những điều các mẹ đang mang thai vô cùng quan tâm. Nếu bé thiếu cân/ thừa cân, mẹ nên làm gì? Những thông tin trong bài viết dưới đây, mẹ sẽ rất cần đấy! 1. Hiểu về cân nặng thai nhi  Khi thai nhi phát triển, tốc độ […]
10 điều cần biết khi mang thai không phải mẹ nào cũng rõ
10 điều cần biết khi mang thai không phải mẹ nào cũng rõ
Để có một thai kỳ khoẻ mạnh, chuẩn bị trước khi mang thai là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Góc của mẹ gửi đến các bạn những điều cần biết khi mang thai để rõ hơn, không bỡ ngỡ khi mang bầu. Mục đích cuối cùng vẫn là có một thai kỳ […]
Giỏ hàng 0