Để có một thai kỳ khoẻ mạnh, chuẩn bị trước khi mang thai là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Góc của mẹ gửi đến các bạn những điều cần biết khi mang thai để rõ hơn, không bỡ ngỡ khi mang bầu. Mục đích cuối cùng vẫn là có một thai kỳ khoẻ mạnh ngay từ đầu.
Mục lục
1.Những điều cần biết khi mang thai
1.1.Tỷ lệ có thai
Một cặp vợ chồng khoẻ mạnh, độ tuổi từ 20 đến 30 có khoảng 25 – 30% cơ hội mang thai mỗi tháng, theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG).
Mặc dù con số này có vẻ thấp nhưng trong khoảng một năm, cơ hội thụ thai khoảng 75 – 85%. Tỷ lệ này sẽ giảm dần theo độ tuổi.
1.2.Điều gì ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai. Nếu bất kỳ yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng (hoặc bạn nghĩ là có thể ảnh hưởng), hãy chủ động đi thăm khám và gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể bạn nhé.
Tuổi tác
Khả năng sinh sản giảm dần theo độ tuổi. Ví dụ: một người phụ nữ 30 tuổi khoẻ mạnh có khoảng 20% cơ hội mang thai mỗi tháng. Ở độ tuổi 40, tỷ lệ này giảm xuống 5% mỗi tháng.
Hút thuốc
Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM), có tới 13% trường hợp vô sinh ở nữ do hút thuốc lá. Hút thuốc lá cũng có thể dẫn đến các vấn đề sinh sản ở nam giới. Vì nó có thể giảm quá trình sản xuất tinh trùng.
Trọng lượng cơ thể
Chỉ số BMI ở mức quá cao (thừa cân/ béo phì) có thể khiến cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen, làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Trong khi tình trạng thiếu cần có thể làm ngừng quá trình rụng trứng.
Theo ASRM, 12% của những trường hợp vô sinh là kết quả của việc người phụ nữ có cân nặng quá ít hoặc quá nhiều.
Vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý là một điều cực kỳ quan trọng, đảm bảo khả năng thụ thai cao cũng như thai kỳ khoẻ mạnh.
1.3.Các vấn đề sức khoẻ
Những yếu tố có thể làm giảm khả năng sinh sản:
- Lạc nội mạc tử cung
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- U xơ tử cung
- Các bất thường của tử cung do phẫu thuật trước đó
Các bệnh khác nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai. Chẳng hạn bệnh thận, tuyến giáp, thiếu máu hồng cầu ở nam giới.
Vì vậy, kiểm tra sức khoẻ định kỳ là việc hết sức cần thiết để đảm bảo luôn làm chủ được tình trạng sức khoẻ hiện tại.
1.4.Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Chu kỳ kinh nguyệt không đều do mất cân bằng nội tiết tố hay PCOS, vấn đề cân nặng hoặc dùng thuốc, đều có thể khiến khả năng thụ thai khó khăn hơn.
1.5.Rối loạn tự miễn dịch
Autoimmune disorders – bệnh tự miễn dịch xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể lại tấn công vào mô của chính cơ thể đó.
Sự tự miễn có thể gây nên nhiều bệnh nghiêm trọng, huỷ diệt các mô, tế bào của chính cơ thể. Điển hình, bệnh tự miễn dịch gây nên bệnh Lupus hoặc các bệnh của tuyến giáp. Và Lupus cũng có thể ảnh hưởng đến cơ hội mang thai của phụ nữ.
1.6.Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Infections – STIs) không được điều trị có thể dẫn đến viêm vùng chậu (Pelvic inflammatory disease – PID). PID có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho ống dẫn trứng, tử cung, các mô xung quanh, gây khó khăn cho việc mang thai. Thậm chí không thể mang thai.
Tuy nhiên, nếu điều trị STI kịp thời có thể giúp người phụ nữ tránh được PID.
1.7.Phơi nhiễm với độc tố môi trường (do nghề nghiệp)
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc lâu dài với thuốc trừ sâu, hoá chất công nghiệp. Nhất là đối với một số ngành nghề nhất định có thể làm giảm cơ hội thụ thai.
Đối với phụ nữ, những chất độc này có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Thậm chí sản xuất nhiều hormone giới tính và làm giảm khả năng sinh sản.
Đối với nam giới, chúng có thể làm giảm ham muốn tình dục, giảm nồng độ hormone, giảm số lượng tinh trùng.
1.8.Tập thể dục quá sức
Ngay cả khi bạn có cân nặng bình thường, việc tập thể dục quá sức (hoặc quá lâu) cũng có thể ảnh hưởng đến việc sinh con. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, những phụ nữ có cân nặng bình thường (chỉ số BMI dưới 25) tập thể dục với cường độ cao hơn 5 giờ một tuần có thể khó mang thai hơn.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không nên tập thể dục. Việc tập thể dục thường xuyên, điều độ, vừa phải giúp tăng khả năng sinh sản ở nữ giới.
Trên đây là những điều cần biết trước khi mang thai Góc của mẹ gửi đến các bạn. Sinh con là thiên chức của người mẹ. Nhưng để có một thai kỳ khoẻ mạnh đòi hòi cả hai vợ chồng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Chuẩn bị cả về vật chất và tinh thần. Hi vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích cho những ai đã, đang và sẽ trở thành cha mẹ.
Nguồn tham khảo:
- What to Expect Before You’re Expecting, 2nd edition, Heidi Murkoff and Sharon Mazel.
- Rothman KJ, et al. Volitional determinants and age-related decline in fecundability: a general population prospective cohort study in Denmark, Fertility and Sterility, June 2013.
- American College of Obstetricians and Gynecologists, Evaluating Infertility, October 2017.
- American Society for Reproductive Medicine, Age and Fertility: A Guide for Patients, 2003.
- The Society of Reproductive Surgeons, Quick Facts About Infertility.
- Society for Assisted Reproductive Technology, Infertility Topics, 2018.
- Arthritis Foundation, Rheumatoid Arthritis and Pregnancy.
- Centers for Disease Control and Prevention, Pelvic Inflammatory Disease, July 2017.
- Mayo Clinic, Pregnancy After 35: Healthy Moms, Healthy Babies, August 2017.
- United States Department of Labor, Reproductive Hazards.
- American Dental Association. Oral Health Topics: Pregnancy, June 2018.
- Periodontal Diseases and Adverse Pregnancy Outcomes, Journal of Dental Hygiene, 2008.