Để đảm bảo sức khỏe của bé trong thai kỳ thì một trong yếu tố mẹ cần quan tâm là kích cỡ tim thai nhi. Tim thai nhi to hơn bình thường có sao không? Mẹ cần làm gì để tim thai khỏe mạnh? Cùng Góc của mẹ khám phá thông tin hữu ích này ngay nhé.
1. Chỉ số tim ngực của thai nhi là gì?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh tim mạch tiền sản cho thai nhi như: siêu âm, MRI,… Và phương pháp phổ biến được sử dụng nhiều nhất chính là chụp X quang tim mạch. Kích thước bóng tim là đặc điểm đầu tiên cần ghi nhận khi ứng dụng của x quang tim mạch vào việc chẩn đoán bệnh tim. Bóng tim to hay nhỏ được phản ánh thông qua chỉ số tim – ngực.
Mẹ có thể tính kích cỡ tim của bé, hay chính là tỷ lệ tim ngực, để xem tim thai nhi to hơn bình thường hay không dựa theo công thức sau:
Chỉ số tim – lồng ngực = Đường kính ngang (Kích thước chiều ngang) lớn nhất của tim/ Đường kính trong (Kích thước chiều ngang) lớn nhất lồng ngực |
Thông thường thì tỷ lệ tim ngực bình thường trên phim X-quang có tỷ lệ là từ 0,5-0,55. Bóng tim to khi tỷ lệ tim ngực lớn hơn 0,55.
Tuy nhiên chỉ số này không cố định ngay từ đầu mà ở từng thời điểm của thai kỳ sẽ có thay đổi một chút. Chỉ số tim ngực sẽ tăng nhẹ theo tuổi thai, và nếu thường thai nhi bình thường sẽ có tỷ lệ này nhỏ hơn 0.5. Mẹ cùng tham khảo bảng dưới nha:
Chỉ số chu vi tim-lồng ngực (C/T) | Thai kỳ |
0.38 – 0.45 | 11 tuần – 20 tuần |
0.45 | 17 tuần |
0.5 | 18 tuần |
Chỉ số tim ngực này giúp đưa ra chẩn đoán về kích cỡ tim của bé.
Với chỉ số tim lồng ngực > 0.55, thể hiện tim to, thì có thể bé gặp một vài bệnh lý như :
- Suy tim: bệnh này diễn ra khi các tế bào cơ tim phải làm việc quá sức. Việc này khiến máu bị ứ lại, cơ tim bị phì đại.
- Bệnh lý van tim: Tim bé xảy ra các triệu chứng bất thường như hẹp hở van hai lá hoặc ba lá…
- Tràn dịch màng ngoài tim: Hiện tượng này mẹ có hiểu là dịch tăng lên bất thường ở màng khoang ngoài tim, chèn ép tim. Từ đó gây ra sự khó thở, đau ngực,…
- Bệnh lý tim bẩm sinh: từ chứng fallot (hình dạng tim sẽ giống chiếc ủng), bệnh Ebstein( hình dạng tim giống hình hộp)…
Với chỉ số tim ngực < 0.5, thể hiện tim nhỏ, mẹ lưu ý có thể bé đã gặp một trong các bệnh lý như sau:
- Bệnh khí phế thũng: Bệnh lý này có thể gây ra tình trạng khó thở do các tiểu phế quản bị căng giãn quá mức và lâu dài.
- Bệnh phổi mạn tính, hen phế quản
- Tình trạng thiếu máu, cơ thể suy kiệt
2. Tìm hiểu tình trạng tim thai nhi to hơn bình thường
2.1.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tim thai to
Tim thai nhi to hơn bình thường có thể đến từ hai nguyên nhân tại tim và ngoài tim. Mẹ tham khảo nguyên nhân bằng bảng dưới đây mẹ nhé.
Tại tim:
- Bệnh Ebstein: Hay còn gọi là dị dạng van ba lá khiến máu chảy ngược
- Kênh nhĩ thất: Nguyên nhân do thiếu tế bào gối nội mạc, hầu hết đều dẫn đến hội chứng Down.
- Rối loạn nhịp tim
- Cơ tim giãn: Khiến tim không bơm máu được tốt như bình thường
- Co thắt sớm ống động mạch
Ngoài tim:
- Dị dạng động tĩnh mạch: là một hiện tượng dị tật bẩm sinh thường xuất hiện ở não và tủy sống, gây cản trở dòng chảy của máu.
- Hội chứng truyền máu song thai: khi mẹ mang thai đôi, thai nhi không nhận đủ được oxy hay chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến suy tim. Đây là tình trạng đặc biệt nguy hiểm
- Thai nhi bị thiếu máu nghiêm trọng
- Mẹ bị tiểu đường không kiểm soát
2.2.Tim thai nhi to hơn bình thường có ảnh hưởng gì đến bé không?
Hiển nhiên kích thước tim sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của bé, Tim thai nhi to hơn bình thường hay nhỏ hơn bình thường đều báo hiệu sức khỏe tim mạch bé đang gặp vấn đề. Trước mắt, để xác định được kích cỡ tim của bé trong giới hạn cho phép hay quá giới hạn cho phép, mẹ có thể dựa vào kết quả chỉ số tim ngực thông qua việc chụp X-quang. Hoặc mẹ có thể quan sát qua ảnh chụp. Cách này có thể sẽ đơn giản và dễ nhìn hơn.
Thông thường, kích cỡ tim của thai nhi sẽ chiếm khoảng ¼ diện tích lồng ngực. Vậy nên mẹ quan sát thấy kích thước tim của con lớn hơn bất thường (chiếm ⅓ hoặc ½ diện tích khoang lồng ngực thì có thể con đã gặp vấn đề về dị tật tim. Những dị tật này thường là bệnh về cơ hay van tim, tràn dịch màng tim, ống động mạch…
Với cả hai trường hợp này, khi thấy dấu hiệu bất thường nào mẹ đều nên đến bệnh viện để bác sĩ có thể thăm khám và điều trị kịp thời mẹ nhé.
Mẹ có thể tìm hiểu thêm về tình trạng tim thai của bé: Tim thai bình thường là như thế nào? Giải đáp từ chuyên gia (mamamy.vn)
3. Siêu âm tim thai – Phương pháp tầm soát dị tật tim trong thai kỳ
Nếu mẹ muốn sớm biết tình trạng tim thai có to hơn bình thường hay các tình trạng khác, mẹ cần siêu âm tim thai trong xuyên suốt thai kỳ mẹ nha.
3.1.Siêu âm tim thai là gì?
Siêu âm theo dõi tim thai là một trong các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng mà các bác sĩ thường xuyên sử dụng để đo lường về chức năng tim, cấu trúc tim. Đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đánh giá về tình trạng về tim mạch tiền sản cho bé. Và từ kết quả đo lường, bác sĩ có thể phát hiện sớm được những bất thường của của bé như là tim thai nhi to hơn bình thường và điều trị kịp thời.
Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến một nửa tỷ lệ trẻ em sinh ra gặp dị tật về tim và rất ít bé được phát hiện và can thiệp phẫu thuật từ sớm. Do đó, khi mang thai, mẹ thật sự phải chú ý đi siêu âm đều đặn để theo dõi tim thai, bảo đảm sức khỏe cho bé mẹ nhé.
3.2.Mẹ nên siêu âm tim thai lúc nào?
Ở tuần thứ 6 -7, thai nhi đã có thể hình thành tim thai. Tuy nhiên, ở một số mẹ bầu có tình trạng kinh nguyệt không đều thì tim thai của bé sẽ hình thành muộn hơn ở tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ. Đến tuần thứ 20, tim thai lúc này đã ổn định, nhịp đập đã rõ và mạnh hơn. Lúc này mẹ có thể đi siêu âm tim thai được rồi. Lúc này, các bác sĩ hoàn toàn có thể giúp mẹ đánh giá chính xác kích thước và tình trạng tim thai của bé rồi mẹ nha.
Tuy nhiên để bác sĩ có thể đánh giá và chẩn đoán tình trạng sức khỏe tim cho bé thì mẹ nên đi siêu âm vào tuần 22 đến tuần thứ 26. Đây là thời điểm tim thai đã phát triển gần như hoàn thiện, nhịp đập đã mạnh hơn nhiều.
Nhịp tim của bé đập càng khỏe, càng rõ thì chứng tỏ tim của bé rất khỏe mạnh. Theo đánh giá chung, nhịp tim của bé khỏe mạnh sẽ rơi vào khoảng từ 120 -160 lần/phút hoặc mạnh hơn một chút là tăng đến 180 lần/phút. Tuy nhiên, nếu tim thai của bé vượt mức 180 lần/phút thì mẹ cần chẩn đoán kỹ lưỡng hơn vì đây là dấu hiệu hơi bất thường của thai nhi.
3.3.Những phương pháp siêu âm tim thai phổ biến
Với sự tân tiến của nền y học hiện đại, mẹ có nhiều sự lựa chọn để siêu âm tim thai cho bé. Một vài phương pháp siêu âm tim thai hiện nay phổ biến cho mẹ như sau:
- Siêu âm 2D: Phương pháp này có từ lâu, là phương pháp siêu âm thông thường. Kiểu siêu âm này sẽ giúp xác định bé có tim thai hay chưa và xác định vị trí của những dị tật bẩm sinh của thai từ sớm.
- Siêu âm 3D: Đây là phương pháp là siêu âm ba chiều. Mẹ có thể quan sát được trên màn hình siêu âm hình ảnh và cử động của em bé trong bụng mẹ.
- Siêu âm 4D: Được nâng cấp từ phương pháp siêu âm 3D, phương pháp siêu âm 4D này cho phép bác sĩ quan sát nhiều mặt cắt khác nhau, hình ảnh cũng như cử động của thai nhi cũng chân thực hơn.
- Siêu âm 5D: Phương pháp này là công nghệ siêu âm hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Với siêu âm 5D, bác sĩ có thể quan sát một cách chi tiết cấu trúc bên trong thai nhi. Và điều này giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán về tình trạng tim thai nhi từ sớm và điều trị kịp thời.
Mẹ cần đảm bảo siêu âm từ sớm và thường xuyên để đảm bảo phát hiện sớm những bệnh lý của bé. Từ đó đảm bảo sức khỏe tim mạch cũng như sự phát diện toàn diện cho bé thật tốt.
3.4.Những lợi ích khi siêu âm tim thai
Bác sĩ thường xuyên khuyến nghị mẹ cần siêu âm tim thai thường xuyên bởi điều này đem lại rất nhiều lợi ích:
- Theo dõi tình trạng tim mạch của bé phòng tránh bị tật bẩm sinh
- Phát hiện tình trạng bất thường về tim mạch từ sớm
- Sau khi phát hiện vấn đề tim thai của bé, có thể nhanh chóng chữa trị để khắc phục tình trạng sớm nhất, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Xem thêm:
101+ Đặt tên con trai họ Phạm hay “công danh rộng mở” theo chữ cái 2023
Họ Từ đặt tên con là gì? 101 cách đặt tên họ Từ hay cho bé!
4. Mẹ cần làm gì để tim thai khỏe mạnh?
Sức khỏe của mẹ sẽ tác động rất lớn khi bé còn trong bụng mẹ. Nhưng dù vậy hiển nhiên mẹ không thể kiểm soát được tất cả những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tim bé, như các bất thường về gen,… Tuy nhiên, mẹ có thể tham khảo những lưu ý sau để đảm bảo dây thần kinh của bé khỏe mạnh nhất mẹ nha:
1 – Ăn uống đầy đủ
Dinh dưỡng hiển nhiên có tác động nhiều đến quá trình phát triển của bé khi còn trong bụng mẹ. Mẹ nên xây dựng chế độ ăn hợp lý, tránh xa các chất kích thích và luôn giữ một tinh thân thoải mái nhất nha.
Mẹ có thể tham khảo thêm gợi ý chế độ dinh dưỡng Mamamy gợi ý tại : Ăn gì để sớm có tim thai. Bật mí các loại thực phẩm giúp tim thai sớm phát triển.
2 – Sử dụng axit folic
Axit folic là một dưỡng chất rất cần thiết cho quá trình sản sinh và phát triển tế bào mới. Trước và trong mang thai mẹ nên uống axit folic để giúp ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh ở bé mẹ nhé.
3 – Kiểm soát lượng đường
Bệnh tiểu đường ở mẹ là một trong những nguyên nhân liên quan đến việc gây ra nguy cơ dị tật tim ở bé. Vậy nên mẹ nên kiểm soát lượng đường nạp vào trong suốt thai kỳ, đặc biệt là khi mẹ có bị tiểu đường typ2.
Tuy nhiên, ngay cả khi mẹ hết sức chăm sóc, đôi khi vẫn có những trường hợp bất ngờ xảy đến với tim của bé. Nhưng đây hoàn toàn không phải lỗi của mẹ mà hầu hết đến từ những yếu tố ngoài tầm kiểm soát. Mẹ hãy cứ giữ một tinh thần tốt, đến gặp bác sĩ kiểm tra nha.
Nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn bé có thể khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường.
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc tim thai nhi to hơn bình thường có sao không. Góc của mẹ mong có thể cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích và chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!