Ăn gì để sớm có tim thai là nỗi băn khoăn, lo lắng của mẹ trong giai đoạn đầu mang thai. Bởi lẽ đây chính là dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất để “thông báo” tình hình phát triển của bé cho mẹ. Những chia sẻ của Góc của mẹ trong bài viết này sẽ giúp mẹ lựa chọn những thực phẩm tốt nhất để bé nhanh có tim thai và tư vấn cho mẹ về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ. Mẹ theo dõi ngay nhé!
Mục lục
1. Tim thai bình thường và tim thai bất thường
Mẹ đang thắc mắc “Ăn gì để sớm có tim thai?”, trước khi giải đáp câu hỏi này, mẹ hãy tham khảo những thông tin về tim thai bình thường và tim thai bất thường. Qua đó, mẹ sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của tim thai trong sự phát triển của bé.
Bước sang ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai bắt đầu xuất hiện 2 mạch máu, hình thành 2 ống dẫn vào tim thai. Từ thời điểm này, tim thai đã được cấu thành và có thể co bóp như tim người thực thụ. Thông thường, khi mẹ siêu âm vào tuần thứ 6 sẽ lắng nghe được rõ ràng tim thai của bé.
Từ tuần thứ 7, tim thai lớn dần và có sự phân chia thành buồng trái, buồng phải, tim đập khoảng 90 – 110 nhịp/phút và tăng dần từng ngày. Bước sang tuần thứ 9, thai nhi có nhịp tim đập nhanh nhất với 140 – 170 nhịp/phút.
Thời điểm tim thai hoàn thiện nhất rơi vào tuần thứ 11 – 12 của thai kỳ với nhịp tim 120 – 160 nhịp/phút. Tùy thuộc vào từng tuần thai, nhịp tim sẽ có sự thay đổi nhất định, cụ thể như sau:
- Tuần 9 – 10 của thai kỳ: Tim thai đập 170 nhịp/phút
- Từ tuần thứ 14: Tim thai đập 150 nhịp/phút
- Từ tuần thứ 20: Tim thai đập chậm hơn với 140 nhịp/phút
- Những tuần cuối của thai kỳ: Tim thai đập 130 nhịp/phút
- Khi bé sinh ra: Tim đập 75 nhịp/phút
Trong thời gian mang thai, khi siêu âm nếu tim thai đập thấp hơn 120 nhịp/phút là tim thai bất thường hoặc tim thai yếu, cảnh báo những nguy hiểm nhất định đối với thai nhi. Lúc này, mẹ cần khám thai định kỳ và lắng nghe những tư vấn của bác sĩ, đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tim mạch của thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Mẹ tham khảo thêm: Bà bầu nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con
2. Mẹ ăn gì để sớm có tim thai?
Nên ăn gì để nhanh có tim thai? Mẹ hãy bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết sau đây:
2.1. Mẹ cần phải ăn gì để nhanh có tim thai? Bổ sung chất đạm
Chất đạm là thành phần quan trọng nhất giúp cấu thành tế bào, các cơ quan trong cơ thể, giúp bé phát triển toàn diện. Mẹ cần bổ sung chất đạm từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như: Thịt heo, thịt bò, cá, trứng, sữa, các loại đậu và phô mai…
2.2. Cần ăn gì để nhanh có tim thai? Bổ sung chất béo
Ăn gì để mau có tim thai? Câu trả lời là chất béo mẹ nhé! Chất béo giúp mẹ và bé có nhiều năng lượng, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, qua đó giúp cơ quan tim mạch hình thành, kích thích trí não bé phát triển.
Tốt nhất, mẹ hãy bổ sung chất béo vào thực đơn với lượng vừa phải, ưu tiên nguồn thực phẩm có lợi như cá hồi, hải sản, bơ, cải bó xôi, bắp cải…
2.3. Mẹ bầu nên ăn gì để sớm có tim thai? Bổ sung chất sắt
Thực phẩm chứa chất sắt không thể thiếu trong thực đơn của mẹ bầu, vì chất này giúp cải thiện tim thai yếu, hỗ trợ tim mạch hoạt động tốt hơn, tạo ra nhiều hồng cầu trong máu. Mẹ nên ăn nhiều thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, gan động vật…, kết hợp cùng vitamin C để chất sắt được hấp thụ tốt hơn.
2.4. Mẹ bầu cần phải ăn gì để nhanh có tim thai? Bổ sung tinh bột
Ăn gì cho nhanh có tim thai? Mẹ đừng quên bổ sung tinh bột vào thực đơn của mình nhé! Tinh bột giúp mẹ có nhiều năng lượng và kích thích sự phát triển toàn diện ở bé, nhất là hệ thần kinh. Tuy nhiên, mẹ nên điều chỉnh lượng tinh bột hợp lý cho từng giai đoạn mang thai để tránh thừa cân, tiểu đường thai kỳ…
Mẹ có thể kết hợp các thực phẩm giàu tinh bột sau đây trong thực đơn: Cơm, bánh mì, miến, phở, ngô, yến mạch, gạo lứt, lúa mì, hạt kê…
2.5. Mẹ bầu cần ăn gì để nhanh có tim thai? Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất có nhiều trong trái cây tươi và rau xanh, cung cấp cho mẹ và bé nhiều chất sắt, chất xơ, vitamin C, vitamin D, axit folic, canxi… Những chất này giúp các tế bào hình thành và phát triển, kích thích xương phát triển và tăng cường hệ miễn dịch ở cả mẹ và bé.
Mẹ nên ưu tiên các loại rau củ quả theo mùa và giàu dinh dưỡng như: Đu đủ, kiwi, nho, cải bó xôi, chuối, rau mồng tơi, cải ngọt…
Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ bầu trong suốt thai kỳ, thì đặt tên cho con cũng là việc mà bố mẹ cần dành nhiều thời gian tìm hiểu. Để chọn được tên bé gái, tên bé trai tiếng Anh ưng ý, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé! Với những mẹ bầu mang thai sinh đôi, chắc hẳn việc đặt tên cho cặp sinh đôi sẽ khiến bố mẹ mất thời gian hơn nhiều. Mẹ cũng có thể tham khảo các gợi ý để nhanh chóng chọn được tên hay cho 2 bé yêu nha.
3. Gợi ý 5 thực phẩm ăn vào sớm có tim thai
Mẹ bầu nên ăn gì để sớm có tim thai? Dưới đây là danh sách 5 loại thực phẩm mà mẹ bầu cẩn ăn bổ xung để sớm có tim thai.
3.1. Các loại hạt: hạnh nhân, hạt điều
Ăn gì để nhanh có tim thai? Thực đơn của mẹ không thể thiếu các loại hạt như:
- Óc chó
- Hạnh nhân
- Hạt điều
- Hạt dẻ…
Những loại hạt này rất giàu dinh dưỡng như protein, chất béo, chất xơ, vitamin E…, cần thiết cho cả mẹ và bé. Mẹ có thể dùng trực tiếp, rang cùng gia vị, làm sữa hạt hoặc trộn cùng salad để thay đổi khẩu vị.
3.2. Rau xanh
Rau xanh có nhiều chất xơ, sắt, vitamin và khoáng chất, do đó, thực đơn ăn gì để nhanh có tim thai không thể thiếu rau xanh. Mẹ nên lựa chọn:
- Cải bó xôi
- Bông cải xanh
- Cải ngọt
- Rau dền
- Mồng tơi
- Ngò tây…
Với rau xanh, cách chế biến tốt nhất dành cho mẹ đó là luộc, trộn salad cùng dầu oliu, nấu canh rau với tôm…
3.3. Sữa
Sữa là thực phẩm quan trọng cần bổ sung khi mang thai, do đó, mẹ nên sử dụng thường xuyên để cả và bé đều đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh những dòng sữa dành riêng cho mẹ bầu, mẹ có thể kết hợp thêm sữa hạt, sữa chua, phô mai…
3.4. Ngũ cốc nguyên hạt
Ăn gì để con phát triển tim thai? Mẹ không thể bỏ qua ngũ cốc nguyên hạt nhé! Vì nhóm thực phẩm này rất giàu chất xơ, sắt, vitamin, kali, axit folic, giúp mẹ và bé phát triển toàn diện. Ngũ cốc nguyên hạt gồm nhiều loại như:
- Diêm mạch
- Ngô
- Yến mạch
- Kiều mạch
- Hạt kê…
Mẹ có thể lựa chọn các món ngon như bánh quy lúa mạch, yến mạch nấu rau củ, sữa chua kết hợp yến mạch…
3.5. Thực phẩm giàu đạm: cá, thịt gà, thịt lợn
Thực đơn ăn gì để sớm có tim thai cần có thực phẩm giàu đạm như cá, thịt gà, thịt heo… Nhóm thực phẩm này giúp thai nhi phát triển toàn diện, tăng sức đề kháng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ.
Mẹ có thể chế biến các món ngon như:
- Cháo cá chép hạt sen
- Cá chép hấp
- Cá hồi áp chảo sốt bơ tỏi
- Gà ác tiềm nước dừa
- Gà ác nướng lá chanh
- Bắp cải cuốn thịt heo
- Sườn heo sốt hành tây…
Mẹ tham khảo thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh
4. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng thai kỳ cho mẹ
Bên cạnh việc áp dụng thực đơn ăn gì để sớm có tim thai, mẹ cần lưu ý thêm một số thông tin về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ. Cụ thể như sau:
- Không nên dùng những thực phẩm đã quá hạn sử dụng, thức ăn để qua đêm. Vì những món ăn này có thể đã bị nhiễm khuẩn, biến chất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của mẹ. Khi mẹ gặp bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột hay ngộ độc, thai nhi cũng sẽ gặp nguy hiểm.
- Không ăn những loại củ đã mọc mầm, đặc biệt là khoai tây, vì những loại củ này dễ gây ngộ độc, nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.
- Tuyệt đối tránh xa những thức uống có cồn hoặc chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Hạn chế sử dụng thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ thì dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ.
- Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ tránh những thực phẩm gây co bóp tử cung mạnh có thể dẫn đến sảy thai như đu đủ xanh, rau răm, ngải cứu…
- Trước khi ăn, mẹ nhớ rửa sạch rau củ và thực phẩm với nước rửa rau quả Mamamy – sản phẩm rất an toàn, lành tính, rửa sạch được rau củ và thực phẩm để mẹ ăn trực tiếp hàng ngày.
- Trong suốt thời gian mang thai, mẹ không tự ý dùng thuốc để điều trị bệnh. Để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi, mẹ nên thăm khám và nhờ sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Trên đây là tất tần tật thông tin giải đáp thắc mắc ăn gì để sớm có tim thai cũng như một số lưu ý trong chế độ ăn uống để bé luôn khỏe và phát triển bình thường. Mẹ hãy tiếp tục đồng hành cùng Góc của mẹ để đón đọc những bài viết hữu ích mẹ nhé! Chúc mẹ và bé khỏe mạnh.
Đọc thêm:
Mang thai 3 tháng đầu ra dịch màu nâu: Mẹ không được chủ quan!