Mẹ mong muốn được đo tim thai để được theo dõi từng nhịp đập của bé yêu trong suốt thai kỳ. Vừa được lắng nghe bé, vừa có thể theo dõi sự phát triển của là điều mà mẹ luôn ao ước. Bởi mẹ biết rằng nhịp tim sẽ cho biết sự tồn tại của trong bụng mẹ, là kỷ niệm đầu tiên của hai mẹ con. Vậy mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu thông tin về đo tim thai để làm gì ở bài viết này nhé!
Mục lục
1. Thông tin từ A tới Z về việc đo tim thai cho bé
Trái tim đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Việc đo tim thai theo chu kỳ trong giai đoạn mang bầu giúp mẹ xác định được phần nào sức khỏe và sự phát triển của bé. Hãy cùng góc của mẹ tìm hiểu về đo tim thai nhé!
1.1. Đo tim thai: có gì khác so với siêu âm tim thai?
Vậy đo tim thai là gì? Có gì khác so với siêu âm tim thai? Đo tim thai là sử dụng các loại máy đo theo dõi nhịp tim thai hoặc các loại máy monitor sản khoa để theo dõi nhịp tim của thai nhi và độ co thắt cửa tử cung của mẹ. Khi sử dụng Monitor, bác sĩ sẽ đặt một đầu dò trên thành bụng mẹ, điện cực sẽ ghi nhận tần số và biên độ của tim thai. Kết quả được ghi nhận liên tục, vẽ trên giấy một đường biểu diễn kéo dài trong suốt quá trình đặt máy, đường biểu diễn đó gọi là CTG.
Trong khi đó, siêu âm thai là một trong những phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh ở giai đoạn tiền sản và được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp này không chỉ đánh giá về nhịp tim, nó có thể chẩn đoán về cả chức năng và cấu trúc của tim thai.
1.2. Tại sao mẹ cần theo dõi tim thai?
Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao mẹ cần theo dõi tim thai? Có lẽ rằng mẹ chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng và những lợi ích tuyệt vời mà đo tim thai mang lại. Đo tim thai đồng nghĩa mẹ đang theo dõi nhịp tim của bé khi còn nằm trong bụng mẹ để phát hiện những tình huống bất thường của tim thai như tình trạng thiếu oxy gây suy thai,…Từ đó có những can thiệp, xử trí kịp thời những tai biến có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho cả thai nhi và mẹ bầu.
Đo tim thai đặc biệt chỉ định cho đối tượng thai kỳ có nguy cơ cao. Ví dụ:
1 – Nhóm mẹ bầu có nguy cơ cao:
- Mẹ bị tiểu đường
- Mẹ bị bệnh huyết áp cao
2 – Nhóm đối tượng thai kỳ có nguy cơ cao:
- Thai nhi không phát triển
- Thai nhi phát triển không như bình thường
1.3. Mẹ đo tim thai như thế nào?
Điều đầu tiên trước khi đo tim thai CTG, mẹ sẽ được các bác sĩ giải thích rõ ràng về cách thức và ý nghĩa của việc theo dõi tim thai bằng monitor. Sau đó được đưa vào phòng yên tĩnh, kín đáo và mặc trang phục chuyên dụng phù hợp.
Về tư thế, mẹ bầu phải nằm kiểu nửa nằm, nửa ngồi có thể hơi nghiêng sang trái và nữ hộ sinh sẽ tiến hành đo huyết áp rồi bắt đầu gắn máy. Đặt đầu dò của monitor ở vị trí có thể dễ dàng cảm nhận nhịp tim của thai nhi rõ nhất, giữ cố định bằng các sợi dây thun nịt đàn hồi quanh bụng. Cùng lúc đó, mẹ sẽ được hướng dẫn sử dụng một thiết bị theo dõi thai bằng cách bấm nút khi cảm giác thấy bé cử động. Tín hiệu này sẽ được ghi nhận trên giấy cùng với biểu đồ tim thai.
Khi đó, mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được trái tim bé yêu đang đập từng nhịp trong cơ thể mình, càng rõ hơn khi được khuếch đại âm thanh qua đầu dò monitor. Quá trình này thông thường diễn ra trong 20 phút, những trường hợp bác sĩ nghi ngờ có dấu hiệu bất thường có thể theo dõi thêm.
1.4. Cách đọc đường biểu diễn tim thai của bé
1.4.1. Đường biểu diễn tim thai bình thường
Sau khi đo tim thai, nếu mẹ nhận được nhịp tim đập từ 120-150 nhịp/phút nghĩa là tim của bé đang nằm trong giới hạn tim thai bình thường. Đồng thời các nhịp tăng xuất hiện rải rác, không hề có nhịp giảm với dao động nội tại bình thường từ 5-25 nhịp/ phút.
1.4.2. Đường biểu diễn tim thai bất thường
Khi tiến hành đo nhịp tim thai và cơn co tử cung, đường biểu diễn tim thai bất thường được nhận biết từ một số dấu hiệu cơ bản như:
- Nhịp tim thai chậm: Với số nhịp đập là < 100 nhịp/phút. Nguyên nhân là do có thể mẹ đã sử dụng các thuốc huyết áp, tình trạng bị co giật, hạ thân nhiệt, ối vỡ non, ối vỡ sớm, chèn ép dây rốn, thai già tháng, rối loạn nhịp tim thai hoặc block nhĩ thất hoàn toàn…
- Nhịp tim nhanh: Nhịp tim thai cơ bản > 150 nhịp/phút. Các nguyên nhân của nhịp tim thai nhanh do sốt, lo lắng, cường giáp, viêm màng ối, thai thiếu oxy…
- Dịch chuyển đường tim thai cơ bản: Có thể diễn ra theo hướng đi lên hoặc đi xuống. Nếu dịch chuyển theo hướng đi lên là do tình trạng nhiễm trùng trong tử cung, thai thiếu oxy (do chèn ép rốn).
- Đường cơ bản nhấp nhô: Là thời điểm nhịp tim thai chậm nặng nề (<100 nhịp/phút). Nguyên nhân có thể do tắc nghẽn tuần hoàn dây rốn, nhau bong non hoặc biến chứng của mẹ như tụt huyết áp, choáng, co giật, vỡ tử cung hay cơ TC bị kích thích quá mức.
- Đường cơ bản không rõ: Nghĩa là không thể xác định được đường tim thai cơ bản. Xuất hiện đường cơ bản không rõ có thể là do một loạt các nhịp tăng, tăng dao động nội tại, các nhịp giảm biến đổi xuất hiện liên tục.
- Dao động nội tại: Là các biến động của tim thai căn bản không đều đặn về tần số và biên độ. Những yếu tố ảnh hưởng đến dao động nội tại bao gồm: thiếu oxygen mạn tính, thai ngủ, dùng thuốc an thần, phù thai nhi, tổn thương não, cơn co TC mạnh…
- Nhịp tăng: là dấu chỉ điểm của bào thai khỏe mạnh hay còn gọi là đường biểu diễn tim thai có đáp ứng.
- Nhịp giảm: Có 3 trường hợp bao gồm nhịp giảm sớm, giảm biến đổi và giảm muộn. Nhịp giảm sớm thường là do phản xạ thần kinh khi đầu thai nhi bị chèn ép vào tiểu khung ở mỗi cơn co TC. Nhịp giảm biến đổi thường do chèn ép rốn, có thể một phần hay toàn bộ. Đối với nhịp giảm muộn thường đi kèm với giảm dao động nội tại cùng với không có sự hiện diện của nhịp tăng là một dấu hiệu rất muộn của tình trạng thai nhi nguy kịch.
1.5. Monitor theo dõi tim thai cho kết quả như nào?
Khi đo tim thai bằng monitor, mẹ sẽ nhận được các kết quả như sau:
- Nhịp tim thai cơ bản: Là số lần trung bình tim của bé đập trong một phút khi không có cơn gò tử cung hoặc cử động thai. Nhịp tim thai nằm trong khoảng 120 đến 160 nhịp/phút. Trong đó, khi nhịp tim <120 nhịp/phút sẽ được cho là nhịp chậm và >160 nhịp/phút là nhịp nhanh.
- Những dao động nội tại: Là sự biến đổi nhịp tim thai quanh nhịp tim cơ bản khi có sự tác động từ bên ngoài. Ví dụ như: cơn gò tử cung, cử động của thai nhi…Khi đó trung tâm điều khiển nhịp tim sẽ kích thích tăng tần số để cung cấp lượng máu nhiều hơn giúp tim thai chịu đựng tình trạng thiếu oxy một cách tương đối. Dao động nội tại được xem là bình thường nếu như tim thai của bé tăng được hơn 10 nhịp trong một phút so với nhịp tim thai cơ bản.
- Cử động thai: Được theo dõi từ những cảm nhận của mẹ trong khoảng thời gian 20 phút. Dựa vào cử động thai có thể đánh giá được tình trạng của thai nhi: 2 lần cử động/20 phút thai nhi sẽ được chẩn đoán là bình thường. Nếu trong 10 phút đầu vẫn chưa có tín hiệu cử động, mẹ bầu cần “đánh thức” bé dậy bằng cách vỗ nhẹ, rung lắc bụng hoặc nói chuyện với bé, cho bé nghe nhạc…mẹ nhé!
2. Hoạt động của cơn gò tử cung
Đo tim thai và cơn gò tử cung bằng monitor sản khoa là điều vô cùng cần thiết nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Trong chuyển dạ, phân tích cơn gò tử cung hay còn gọi là phân tích tần số cụ thể như sau:
- Cơn gò tử cung trong chuyển dạ: khoảng 3 cơn gò/10 phút, mẹ bầu đau, cường độ mạnh (cường độ > 50- 80 mmHg), tăng từ pha tiềm tàng sang pha tích cực.
- Cơn gò tử cung trong chuyển dạ bất thường: cơn gò thưa yếu, khoảng 6 cơn gò/10 phút, cơn gò mạnh (cường độ > 80mmHg), tăng trương lực cơ bản…
Một số nguyên nhân gây ra rối loạn cơn gò có thể là do sử dụng thuốc tăng gò quá liều, lạm dụng thuốc tăng gò tử cung, hoặc đẻ khó do thai to, không tương xứng giữa thai nhi và khung chậu, do nhau bong non, ngôi bất thường…
3. Đánh giá sức khỏe thai nhi qua chỉ số CTG
3.1. Non-Stress Test (NST)
Non-Stress Test (NST) được hiểu là biểu đồ ghi nhịp tim thai khi vắng mặt cơn co tử cung. Từ các chỉ số thu được có thể khảo sát đáp ứng tăng nhịp tim thai tiếp theo sau các cử động thai. Đối với chứng nghiệm đo tim thai này, cần phải đảm bảo đủ các điều kiện dưới đây thì độ nhạy của NST sẽ đạt tới 97%.
- Thời gian thực hiện tối thiểu là 30 phút.
- Làm ở tư thế Fowler, hơi nghiêng trái và có kết luận rõ ràng khi đọc CTG
- Đối với trường hợp có hay không có nhịp tim tăng đều phải thỏa mãn các tiêu chuẩn về thời gian (từ 20-30 phút) và biên độ.
- Nhịp tim thai phẳng nghĩa là tim thai đã mất các dao động nội tại. Ước tính tỉ lệ % của biểu đồ phẳng so với toàn biểu đồ từ đó đánh giá tiên lượng của thai nhi.
Tuy nhiên, khi NST không đáp ứng cần xem xét lại các dược phẩm đang sử dụng đặc biệt là thuốc an thần, thay đổi tư thế mẹ bầu khi làm kiểm tra và không quên loại trừ tình trạng ngủ của thai nhi. Các bác sĩ cho biết, chu kỳ thức ngủ của thai nhi trung bình khoảng 70-90 phút, trong đó pha ngủ yên kéo dài khoảng 30 phút. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên biết rằng một NST không đáp ứng sẽ không có giá trị chẩn đoán mà chỉ mang tính báo động, vì vậy mẹ cần được kiểm tra thêm Stress Test hoặc tăng cường theo dõi sức khỏe thai nhi.
3.2. Stress Test (ST)
Các chỉ số trên máy monitor thai cũng bao gồm ST – chỉ số đo được từ chứng nghiệm Stress Test. Mục đích của chứng nghiệm này là tạo ra số cơn co tử cung giống như trong giai đoạn hoạt động của chuyển dạ. Và từ đó các bác sĩ có thể đánh giá sức khỏe của bào thai một cách cụ thể. Việc ghi tim thai thường rơi vào khoảng 15-20 phút đến khi nào mất hẳn cơn co nhân tạo.
Chỉ số ST dương tính khi xuất hiện nhịp giảm, nghi ngờ khi các nhịp giảm xuất hiện trong khoảng < 1/2 tổng số thời gian theo dõi (điều kiện phải không có tình trạng tăng trương lực cơ tử cung). Trong trường hợp xuất hiện xu hướng tăng trương lực của cơ tử cung trong thời gian làm stress test, bác sĩ sẽ không được phép kết luận và phải thực hiện lại sau 48h hoặc bỏ dở tùy tình huống lâm sàng cụ thể.
4. Gợi ý theo dõi và các hướng xử trí tai biến
Sau khi đo tim thai, nếu các thông số đều nằm trong giới hạn bình thường, các bác sĩ có thể đưa ra kết luận về sức khỏe của thai nhi là bình ổn trong 1 tuần. Do đó, vào tháng cuối của thai kỳ, mẹ nên đi thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa phụ sản để được theo dõi và đánh giá tình trạng của thai nhi. Ngược lại, nếu các thông số không đáp ứng tốt chứng tỏ đây là dấu hiệu thai nhi bị suy nhược. Khi đó mẹ bầu rất cần lời khuyên từ các bác sĩ “liệu nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ thì có lợi hơn?”
Trong quá trình thực hiện việc theo dõi, mẹ cũng nên lưu ý:
- Mẹ không nên cử động nhiều vì có thể làm thay đổi vị trí của đầu dò gây nhiễu trên giấy ghi.
- Nếu nhịp tim thai bị nhiễu, cần kiểm tra lại vị trí đặt đầu dò và băng thun cố định đầu dò để có kết quả rõ ràng và chính xác hơn.
- Cần xem kết quả ghi trên giấy 10 phút/lần để phát hiện những dấu hiệu bất thường để có cách xử lý kịp thời.
- Khi đo tim thai, mẹ thường phải nằm ngửa nên rất dễ bị choáng đồng thời thai nhi có nguy cơ bị suy nhược do tư thế nằm của mẹ. Do đó, khi phát hiện các biểu hiện như: vã mồ hôi, mệt mỏi hay tim thai chậm, kéo dài tới vài phút…bác sĩ cần đổi tư thế nằm nghiêng sang bên trái và cho mẹ thở oxygen.
Đo tim thai là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng trong giai đoạn thai kỳ mà các bác sĩ Sản khoa luôn yêu cầu các mẹ bầu kiểm tra. Tuy nhiên, việc kiểm tra cần diễn ra theo chu kỳ và kết hợp với sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn và kinh nghiệm. Mẹ hãy cố gắng sắp xếp, thực hiện đo tim thai để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bé yêu một cách sát sao, đem đến những điều tốt đẹp nhất cho bé, mẹ nhé!