Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần và 5 điều mẹ cần biết

Chiều dài xương đùi của thai nhi là một trong những thông số sinh trắc học cơ bản để đánh giá sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và sự phát triển của con sau này. Trong bài viết dưới đây, Góc của mẹ sẽ chia sẻ 5 điều quan trọng mẹ cần biết về chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để xem bé yêu nhà mình đã phát triển đúng tốc độ chưa, mẹ nên biết gì và làm gì trong trường hợp xương đùi của bé ngắn hơn mức trung bình. Đừng bỏ lỡ mẹ nhé!

Chiều dài xương đùi của thai nhi thay đổi theo tuần
Chiều dài xương đùi của thai nhi thay đổi theo tuần

1. Chiều dài xương đùi thai nhi cho mẹ biết điều gì?

Chiều dài xương đùi thai nhi (FL) là thông số được bác sĩ “bật mí” mỗi khi mẹ siêu âm, giúp đánh giá chiều dài thai nhi, chiều cao của bé sau này và nhận biết thai nhi có khỏe mạnh hay không. Ngoài ra, chỉ số FL còn có khả năng cho biết độ tuổi của thai nhi, ngày dự sinh và phát hiện hội chứng Down của thai nhi.

Thiên thần nhỏ trong bụng có chiều dài xương đùi theo kích thước chuẩn chứng tỏ con vẫn phát triển bình thường. Ngược lại, thai nhi có chiều dài xương đùi ngắn trong suốt giai đoạn thai kỳ thường có xu hướng thấp còi sau sinh nếu mẹ không thay đổi chế độ dinh dưỡng. Còn bé có xương đùi dài thì sau này có khả năng con sẽ cao lớn hơn các bạn bằng tuổi.

Chiều dài xương đùi thai nhi đánh giá chiều dài thai nhi, chiều cao của bé sau này
Chiều dài xương đùi thai nhi đánh giá chiều dài thai nhi, chiều cao của bé sau này

2. Bảng tính chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần

Chiều dài xương đùi của bé thay đổi theo tuần nên mẹ cần theo dõi định kỳ theo các mốc quan trọng từ tuần thứ 14 cho đến tuần thứ 40 để nắm được con có phát triển bình thường hay không. Qua đó kịp thời phát hiện để điều chỉnh nếu chỉ số chiều dài xương đùi của con sao cho đạt chuẩn.

Bảng chiều dài xương đùi thai nhi từ 8 đến 20 tuần tuổi
Bảng chiều dài xương đùi thai nhi từ 8 đến 20 tuần tuổi
Bảng chiều dài xương đùi thai nhi từ 20 đến 42 tuần tuổi
Bảng chiều dài xương đùi thai nhi từ 20 đến 42 tuần tuổi

3. 4 yếu tố tác động đến chiều dài xương đùi của thai nhi

Trong quá trình mang thai, có những bé có chỉ số chiều dài xương đùi ngắn hơn mức trung bình khiến mẹ không khỏi lo lắng. Nguyên nhân là gì mẹ nhỉ? cùng Góc của mẹ tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

3.1. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền ảnh hưởng tới 23% trường hợp xương đùi thai nhi của bé bị ngắn. Cụ thể, nếu bố mẹ hoặc ông bà có chiều cao ở mức trung bình hoặc trên mức trung bình (khoảng trên 1m53 ở mẹ và 1m64 ở bố) thì sau này con cũng có chiều cao vượt chuẩn. Ngược lại nếu chiều cao của bố mẹ dưới chuẩn, bé yêu sau này cũng khó cao hơn chiều cao của bố hoặc mẹ. 

Nếu cha mẹ hay ông bà có chiều cao lý tưởng thì bé sau này sẽ sở hữu chiều cao tốt
Nếu cha mẹ hay ông bà có chiều cao lý tưởng thì bé sau này sẽ sở hữu chiều cao tốt

Trong trường hợp này, mẹ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung canxi, hỗ trợ bé tăng chiều cao từ các loại thực phẩm như cá hồi, rau củ (súp lơ, cải bó xôi, cải chíp…), hoặc các loại sữa tăng chiều cao… Ngoài ra mẹ nên có những hoạt động hay các bài tập nhẹ nhàng cho bà bầu, thường xuyên tắm nắng (khoảng 10 phút 1 ngày, vào trước 10 giờ sáng hoặc sau 17 giờ chiều) để hấp thu vitamin D.

3.2. Dinh dưỡng thai kỳ

Rất nhiều mẹ có quan điểm sai lầm khi bổ sung dinh dưỡng trong quá trình mang thai, điều này cũng ảnh hưởng đến chiều dà xương đùi thai nhi và ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao của bé sau này. 

Mẹ cần phải bổ sung đầy đủ các các dưỡng chất quan trọng như vitamin D, canxi, đạm, sắt… để cải thiện chiều dài xương đùi thai nhi
Mẹ cần phải bổ sung đầy đủ các các dưỡng chất quan trọng như vitamin D, canxi, đạm, sắt… để cải thiện chiều dài xương đùi thai nhi

Nếu thực đơn hàng ngày có chứa nhiều thực phẩm giàu đạm mà không bổ sung những thực phẩm chứa canxi hay mẹ bầu ăn quá nhiều chất béo, tinh bột, đường… sẽ tác động không tốt đến sự phát triển hệ xương thai nhi. Để cải thiện số đo chiều dài xương đùi từ khi bé còn trong bụng mẹ, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các các dưỡng chất quan trọng như vitamin D, canxi, đạm, sắt, i-ốt, axit folic,… qua thực phẩm hàng ngày.

3.3. Chế độ sinh hoạt của mẹ

Nếu mẹ có thói quen thức khuya, uống nhiều nước ngọt, cà phê, bia rượu hoặc hút thuốc thì đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. khi cơ thể thai nhi tích tụ một lượng cồn hoặc chất kích thích lớn, cơ thể sẽ sản sinh ra chất gây ức chế, ngăn cản thai nhi hấp thu chất dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết nuôi các cơ quan dẫn tới bé thấp còi, nhẹ cân thậm chí mẹ có nguy cơ gây sảy thai. 

Mẹ không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích trong suốt thời gian mang thai
Mẹ không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích trong suốt thời gian mang thai

Để bé có chiều dài xương đùi đạt chuẩn, mẹ cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng rượu bia, hạn chế dùng nước ngọt, cà phê hay hút thuốc trong suốt thời gian mang thai. Đặc biệt nên ngủ đủ giấc (khoảng 8 tiếng 1 ngày) và không thức quá khuya (quá 22 giờ đêm).

3.4. Môi trường sống 

Môi trường sống trong thời gian mang thai cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của bé. Nếu mẹ sống trong môi trường bị ô nhiễm,bé khi sinh ra sẽ thấp bé, nhẹ cân hơn so với những bạn có mẹ được sống trong bầu không khí trong lành. 

Mẹ nên thường xuyên vệ sinh không gian sống, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tránh xa khói thuốc
Mẹ nên thường xuyên vệ sinh không gian sống, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tránh xa khói thuốc

Khi mẹ hít phải các loại khí độc như nitơ đioxit, lưu huỳnh, khí thải xe cộ… các khí này sẽ đi vào cơ thể, dễ gây ra các biến đổi về gen, nhiễm sắc thể, làm xuất hiện các dị tật,thậm chí còn dẫn tới sinh non, bé sinh ra thường thấp còi.

Mẹ nên chú ý vệ sinh không gian sống, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tránh xa khói thuốc, đóng kín cửa sổ, cửa chính trong giờ cao điểm để hạn chế sự xâm nhập của khói bụi. Mẹ nên mang bên mình gói khăn ướt kháng khuẩn để lau tay thường xuyên hoặc rửa tay bằng nước rửa tay khử khuẩn để loại bỏ, tiêu diệt tối đa các vi khuẩn gây bệnh mẹ nhé!

Khăn ướt được khuyên dùng để vệ sinh cho cả mẹ và bé
Khăn ướt được khuyên dùng để vệ sinh cho cả mẹ và bé

4. Chiều dài xương đùi của thai nhi ngắn, mẹ nên cẩn thận

Chiều dài xương đùi ngắn có thể là biểu hiện của việc nhau thai thiếu chất dinh dưỡng, hội chứng di truyền hoặc rối loạn sản xương. Mẹ nên nắm được thông tin chính xác về những vấn đề này để có cái nhìn đúng đắn nếu bé không may nằm trong số ít trường hợp đó.

4.1. Nhau thai thiếu chất dinh dưỡng

Theo các nghiên cứu của trang PLOS ONE, nhau thai là môi trường cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển đầy đủ và toàn diện nhất. Những bé có chiều dài xương đùi ngắn thường do nhau thai thiếu dinh dưỡng, cơ thể con không được “nạp” đủ chất để nuôi cơ thể, tăng nguy cơ thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai, con sinh ra nhẹ cân và sinh non.

Nhau thai là môi trường cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển đầy đủ và toàn diện nhất 
Nhau thai là môi trường cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển đầy đủ và toàn diện nhất

4.2. Dấu hiệu của các hội chứng di truyền

Theo nghiên cứu của tạp chí sản phụ Hoa Kỳ, có 11 trong số 45 thai nhi mắc hội chứng Down có xương đùi ngắn (24,4%). Vậy nên thai nhi có xương đùi ngắn được các nhà khoa học cho rằng có nguy cơ mắc Hội chứng Down cao gấp 11 lần thai nhi bình thường.

Ngoài nguy cơ mắc hội chứng Down (tam nhiễm sắc thể 21), xương đùi thai nhi ngắn có thể là biểu hiện của tam nhiễm sắc thể 13 (hội chứng Patau) hoặc tam nhiễm sắc thể 18 (hội chứng Edward) (Theo tạp chí siêu âm trong sản phụ khoa của Wiley’s Obstetrics and Gynaecology hub)

Thai nhi có xương đùi ngắn có nguy cơ mắc Hội chứng Down cao gấp 11 lần thai nhi bình thường
Thai nhi có xương đùi ngắn có nguy cơ mắc Hội chứng Down cao gấp 11 lần thai nhi bình thường

4.3. Dấu hiệu của rối loạn sản xương 

Thai nhi có chiều dài xương đùi ngắn hơn bình thường có nguy cơ cao mắc chứng loạn sản xương, hay còn gọi là chứng lùn, gồm hơn 200 rối loạn và tất cả đều có đặc điểm là khung xương không cân đối do các bất thường về tăng trưởng sụn và xương. Mẹ lưu ý những bạn có chiều cao khiêm tốn, tầm vóc thấp bé, chiều cao thấp hơn vài cm so với tuổi nhưng cơ thể vẫn cân đối thì không được coi là rối loạn sản xương mẹ nhé. 

5. Chế độ dinh dưỡng tăng chiều dài xương đùi cho thai nhi

Tuy chiều dài xương đùi ngắn dẫn đến những biến chứng bất thường, nhưng mẹ hoàn toàn khắc phục được nhờ việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp với thai nhi.

5.1. Nhóm thực phẩm mẹ nên ăn 

Mẹ cần đa dạng thực phẩm mỗi ngày để vừa cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, vừa không khiến mẹ bị ngán khi phải ăn đi ăn lại một món.

Mẹ cần đa dạng thực phẩm mỗi ngày để cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé
Mẹ cần đa dạng thực phẩm mỗi ngày để cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé

1 – Thực phẩm giàu canxi

Canxi là dưỡng chất quan trọng nhất giúp hệ xương của bé phát triển toàn diện, đặc biệt đối với xương đùi của bé trong 3 tháng đầu. Ngoài ra canxi cũng giúp mẹ bầu chống lại loãng xương, xốp xương trong suốt thời gian mang thai. Các loại thực phẩm giàu canxi tốt cho thai kỳ như: các loại hạt (hạt vừng, hạt chia,…), phô mai, cá mòi, cá hồi, sữa chua…

2 – Thực phẩm giàu axit folic

Axit folic là thành phần giúp ngăn chặn các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến não, nứt đốt sống, biến dạng xương ở thai nhi, cung cấp, tạo ra các tế bào máu mới cho cơ thể mẹ. Mẹ bầu thiếu axit folic sẽ dễ bị sảy thai, sinh non, thai nhi bị khuyết tật bẩm sinh. Ngũ cốc, các loại đậu, trứng, rau xanh, và các loại quả mọng đều là các thực phẩm chứa nhiều axit folic tốt cho mẹ và bé.

Mẹ bầu thiếu axit folic sẽ dễ bị sảy thai, sinh non, thai nhi bị khuyết tật bẩm sinh
Mẹ bầu thiếu axit folic sẽ dễ bị sảy thai, sinh non, thai nhi bị khuyết tật bẩm sinh

3 – Thực phẩm giàu sắt

Trong thời gian mang thai, thể tích máu của mẹ tăng 50% và sắt là thành phần chính tạo ra máu, thiếu sắt làm cho chất bé bị thiếu chất dinh dưỡng, khiến xương kém phát triển. Mẹ nên bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm như thịt bò, gan động vật, rau chân vịt, bông cải xanh… để cả mẹ và con cùng khỏe, chuẩn bị cho giai đoạn “vượt cạn” sau này.

4 – Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A không chỉ giúp thai nhi hình thành và phát triển chức năng của mắt mà còn góp phần giúp phát triển bộ khung xương chắc khỏe, trong đó có xương đùi. Các loại thực phẩm giàu vitamin A mẹ nên bổ sung hàng ngày như: lòng đỏ trứng, cà rốt, cà chua, rau xanh, bí đỏ…

Vitamin A giúp thai nhi hình thành và phát triển chức năng của mắt
Vitamin A giúp thai nhi hình thành và phát triển chức năng của mắt

5 – Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D là dưỡng chất cần thiết để hấp thu canxi và phốt pho. Thiếu vitamin D sẽ làm bé giảm hấp thu canxi, xương bé không phát triển được, dẫn đến còi xương, xương đùi ngắn. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, cá hồi và các loại đậu vào chế độ ăn hàng ngày để xương của con phát triển bình thường.

6 – Thực phẩm giàu protein

Protein là thành phần chính giúp thai nhi phát triển chiều cao, cân nặng và cũng là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho cả mẹ và bé. Mẹ dễ dàng tìm thấy nguồn thực phẩm giàu protein qua các loại thịt, hải sản, trứng, măng tây, bơ…

Protein là thành phần chính giúp thai nhi phát triển kích thước, cân nặng trong suốt thai kỳ
Protein là thành phần chính giúp thai nhi phát triển kích thước, cân nặng trong suốt thai kỳ

7 – Thực phẩm giàu DHA

DHA là dưỡng chất cần bổ sung trong suốt thai kỳ giúp thai nhi tăng cường phát triển não bộ, khả năng vận động và cả thị lực. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, DHA có tham gia vào việc cấu tạo khung xương và giúp tăng khối lượng xương. Vì vậy mẹ nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu DHA như cá biển, tôm, hàu, các loại hạt, trứng gà trong bữa ăn của mình mẹ nhé!

5.2. Nhóm thực phẩm mẹ nên tránh

Bên cạnh những thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp tăng chiều dài xương đùi cho thai nhi, mẹ nên tránh một số loại thực phẩm có hại đến sức khỏe và sự phát triển của bé, làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình mang thai.

Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh
Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh

1 – Mẹ nên hạn chế ăn xúc xích, thịt nguội hay các loại thịt chế biến sẵn hoặc lên men khác. Nếu mẹ muốn dùng xúc xích, mẹ nên chế biến ở nhiệt độ ít nhất là 80 độ C cho đến khi xúc xích chín hẳn mẹ nhé!

2 – Mẹ hãy tránh các loại thực phẩm sống như sushi, thịt động vật lạ, thịt chưa nấu chín và tất cả các loại thịt tái vì chúng đều có khả năng gây bệnh sán cho mẹ và bé.

Mẹ nên tránh ăn những món ăn chưa được nấu chín
Mẹ nên tránh ăn những món ăn chưa được nấu chín

3 – Mẹ không nên sử dụng các loại nước chứa cồn như bia, rượu để tránh gây ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao trung bình của bé. Nếu mẹ uống rượu bia thường xuyên khi mang thai, rất dễ dẫn đến Hội chứng nghiện rượu ở thai nhi đó ạ!

4 – Mẹ hạn chế tiêu thụ caffeine khi mang thai để không làm cản trở sự phát triển bình thường của thai nhi. Nếu muốn, mẹ chỉ nên sử dụng 2 tách cà phê hoặc 3 tách trà, tương đương 140 ml mỗi ngày thôi ạ!

Mẹ có thể tiêu thụ 2 tách cà phê hoặc 3 tách trà, tương đương 140 ml mỗi ngày
Mẹ có thể tiêu thụ 2 tách cà phê hoặc 3 tách trà, tương đương 140 ml mỗi ngày

Nếu mẹ bầu không hạn chế, tránh sử dụng các loại thực phẩm ở trên dễ khiến bé sinh ra thấp còi, dị dạng do đột biến xương, trí tuệ kém phát triển, hoặc sinh non và thậm chí có thể sảy thai đó ạ!

Như vậy, Góc của mẹ đã chia sẻ một số kiến thức cần thiết để theo dõi chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần. Hi vọng qua bài viết này mẹ đã hiểu được tầm quan trọng của chiều dài xương đùi thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai, từ đó điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng thích hợp để bé có được chiều cao mong muốn. Nếu như còn điều gì băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận phía dưới để được giải đáp sớm nhất nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần và 5 điều mẹ cần biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn WHO giúp mẹ chăm bé tốt hơn
Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn WHO giúp mẹ chăm bé tốt hơn
Để con phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ, mẹ cần thường xuyên theo dõi bảng cân nặng thai nhi qua từng thời kỳ. Nhưng mẹ bỉm chưa có nhiều kinh nghiệm thường gặp khó khăn trong việc xác định cân nặng của bé, nguyên nhân bé nhẹ cân và cách điều chỉnh […]
Thai 3 tháng đầu phát triển như thế nào? Sự phát triển từng ngày trong mẹ
Thai 3 tháng đầu phát triển như thế nào? Sự phát triển từng ngày trong mẹ
3 tháng đầu thai nhi mới hình thành là thời điểm nhạy cảm, cần theo dõi cần thận. Tuy không thay đổi nhiều về kích thước và cân nặng nhưng vẫn có sự phát triển nhất định. Thai 3 tháng đầu phát triển như thế nào? Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé! […]
5 bản nhạc hay dành cho thai nhi mẹ bầu nên lựa chọn
5 bản nhạc hay dành cho thai nhi mẹ bầu nên lựa chọn
Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Đó là món ăn tinh thần giúp cho cuộc sống phong phú hơn. Đối với mẹ bầu và thai nhi thì âm nhạc càng quan trọng hơn. Âm nhạc dành cho thai nhi giúp mẹ và bé yêu cùng gắn kết. Vậy mẹ bầu đã lựa chọn […]
Giỏ hàng 0