Đối với mẹ mang bầu, theo dõi sự hình thành và phát triển tim thai thực sự là một kỷ niệm quý giá và ý nghĩa. Nhịp tim chính là dấu hiệu cho biết sự tồn tại của thai nhi trong bụng mẹ. Hãy cùng theo dõi bài viết sau của Góc của mẹ để tìm hiểu tất tần tật về tim thai mẹ nhé!
Mục lục
1. Sự hình thành và phát triển của tim thai
Nhịp tim thai hình thành và phát triển như thế nào? Đây là câu hỏi rất được mẹ quan tâm. Tim của thai nhi được hình thành vào khoảng ngày thứ 16 của thai kỳ mẹ nhé. Vào khoảng thời gian đó, phôi thai bắt đầu xuất hiện 2 mạch máu, từ đó hình thành 2 ống dẫn vào tim thai. Tim phôi thai sẽ bắt đầu đập vào khoảng ngày 22 – 23, khoảng ngày 27 – 28, dòng tuần hoàn phôi thai đã thực hiện đúng và đầy đủ các chức năng co bóp và đập như tim người thực thụ dù hình dáng vẫn chưa hoàn thành.
Khi thai nhi được 3 tuần tuổi, tức là lúc mẹ bước sang tuần thứ 5 của thai kỳ, phôi thai bắt đầu có hình hài và ống thần kinh đã hình thành. Giai đoạn cuối tuần thứ 5 là lúc hình thành hạt nhỏ ở giữa phôi, để phát triển tim thai về sau. Đây chính là dấu mốc quan trọng về sự xuất hiện tim thai, về một sức sống mạnh mẽ đang lớn dần trong bụng mẹ.
Khi mẹ bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ, đây chính là giai đoạn phát triển mạnh của tim thai. Lúc này, tim thai đang lớn dần và bắt đầu phân thành hai buồng trái và buồng phải. Nhịp tim đập nhẹ khoảng 90 – 110 nhịp/phút và dần tăng lên mỗi ngày đến cuối tuần thứ 11. Ở khoảng tuần thai thứ 12, tim của bé đã dần hoàn thiện về hình dáng và các chức năng.
Đến tuần thai thứ 14, tim thai đập mạnh và rõ hơn. Đây là lúc mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng nhịp đập của bé mỗi ngày. Giai đoạn tuần thứ 16 của kỳ thai, tim thai có thể bơm 24 lít máu/ngày và lượng máu sẽ tiếp tục tăng thêm theo sự phát triển của bé. Đồng thời, lúc này tim thai đã bắt đầu hoàn chỉnh về mặt cấu tạo, chức năng, khối lượng, kích thước.
Từ tuần thai này trở đi, tim thai sẽ tiếp tục duy trì phát triển hơn về mọi mặt cho đến khi bé yêu chào đời. Nhịp tim thai bình thường sẽ đập từ 120 – 160 nhịp /phút.
Xem thêm: Thai 3 tháng đầu phát triển như thế nào? Sự phát triển từng ngày trong mẹ
2. Khi nào nghe được nhịp tim thai nhi?
Khi mẹ ở tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, bác sĩ đã có thể nghe được nhịp tim của bé qua thiết bị siêu âm. Lúc này nhịp tim bé đã đập mạnh và rõ, khoảng 110 lần/ phút và sẽ tăng lên 150-170 nhịp/ phút trong vòng 2 tuần tiếp theo. Tuy nhiên, một số thai nhi đến khoảng tuần 8 – 10 mới có thể nghe được tim thai.
Khi đến tuần thai thứ 17, bộ não của bé bắt đầu điều chỉnh nhịp tim để chuẩn bị chào đời, vậy nên lúc này tim thai sẽ đập một cách tự nhiên hơn. Đến tuần thứ 20 của thai kỳ, mẹ không cần đến thiết bị hỗ trợ mà đã có thể nghe rõ nhịp tim thai của bé bằng tai bình thường. Nhịp đập nghe được càng to và ổn định là một dấu hiệu tốt cho thấy bé yêu đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.
3. Thế nào là tim thai bình thường và tim thai bất thường?
Đối với thai nhi, nhịp tim thai đập nhanh hay chậm rất quan trọng. Đây là một cách để mẹ biết được tình trạng sức khỏe của bé. Đồng thời, qua nhịp tim thai giúp bác sĩ nắm bắt được mọi vấn đề liên quan đến thai nhi để kịp thời tư vấn và hỗ trợ sức khỏe. Vậy thế nào là tim thai bình thường và tim thai bất thường?
3.1. Nhịp tim bình thường
Nhịp tim thai được xem là bình thường khi ở mức trung bình 120 – 160 lần/phút vào tuần thai thứ 16, và có thể tăng lên 180 lần/ phút khi bé cựa quậy nhiều. Theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, nhịp tim thai nhi tốt nhất giai đoạn chuyển dạ là đạt từ 110 – 160 nhịp/phút.
3.1. Nhịp tim nhanh
Nhịp tim thai nhi có lúc tăng nhanh và mạnh. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng nhé! Nhịp tim đập nhanh thường xuất hiện giai đoạn mẹ sắp chuyển dạ. Lúc này bé cần nhiều oxy hơn để chuẩn bị ra thế giới bên ngoài, dẫn đến tim thai co bóp và đập nhiều hơn. Nhịp tim thai nhi sẽ tăng ít nhất 15 nhịp/phút và thường kéo dài trong khoảng 15 giây.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý nếu nhịp tim của thai nhi tăng nhanh và đột ngột khi chuyển dạ thì đó có thể là dấu hiệu của suy tim. Mẹ cần sự hỗ trợ kịp thời của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Các bác sĩ thường tác động làm tim thai đập nhanh lên bằng các biện pháp sau:
- Lắc nhẹ nhàng bụng mẹ.
- Đưa ngón tay qua phần cổ tử cung, ấn lên đầu thai, đối với thai ngôi thuận.
- Tạo những âm thanh động ngắn.
Sau khi áp dụng các phương pháp trên mà nhịp tim đập nhanh trở lại thì chứng tỏ thai nhi vẫn đang khoẻ mạnh.
3.3. Nhịp tim chậm
Nhịp tim thai dưới 120 nhịp/phút được xem là nhịp tim chậm đối với thai nhi đã hoàn thiện tim. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của thai nhi không ổn định. Đối với tuần thai thứ 6 – 8, khi đã có tim thai và nhịp tim nhưng tim thai đập dưới 70 lần/phút thì nguy cơ sảy thai có thể lên đến 90%.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể là do khả năng lưu thông máu kém, hoặc mẹ bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi. Trường hợp thai nhi có dấu hiệu nhịp tim chậm thì mẹ nên lưu ý đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và cần ngay lập tức thăm khám bác sĩ.
4. Lưu ý dành cho mẹ để tim thai phát triển khỏe mạnh
Việc theo dõi nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi là rất quan trọng, đặc biệt với mẹ mới mang thai lần đầu. Vì nó là dấu hiệu thể hiện tình trạng sức khỏe thai nhi. Chính vì vậy, mẹ cần chú ý thăm khám bác sĩ theo định kỳ để theo dõi và kiểm tra nhịp tim của thai nhi. Hơn hết ở giai đoạn 3 tháng cuối, mẹ nên cẩn thận và lắng nghe những thay đổi của nhịp tim, để được kịp thời hỗ trợ từ bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.
Đồng thời, để đảm bảo sức khỏe cho bé, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, trong giai đoạn này mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
- Mẹ cần nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời.
- Mẹ nhớ theo dõi lượng nước ối liên tục, đặc biệt trong 3 tháng cuối nhé
- Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đề phòng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh mẹ nhé
- Mẹ cần phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh các trường hợp không mong muốn như sinh non, suy thai, thai lưu.
- Nếu mẹ bị nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp bởi bác sĩ sản khoa.
- Ngoài ra, mẹ phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để kịp thời đến bệnh viện nhờ hỗ trợ và can thiệp.
Xem thêm: Tổng hợp 40 tuần thai kỳ và tất cả những điều mẹ cần lưu tâm
5. Chế độ dinh dưỡng thai kỳ cho mẹ
Bên cạnh việc theo dõi quá trình hình thành và phát triển của tim thai, chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn thai kỳ cũng vô cùng quan trọng. Mẹ cần đặc biệt lưu tâm những điều sau:
- Mẹ không nên ăn thức ăn để qua đêm hoặc thực phẩm quá hạn sử dụng. Hệ tiêu hóa của mẹ sẽ bị ảnh hưởng vì nguy cơ món ăn biến chất, gây nhiễm khuẩn.
- Các loại củ đã mọc mầm nằm trong danh sách thực phẩm mẹ nên kiêng ăn. Hầu hết phần mầm đều tích cụ chất độc, gây nôn mửa, ngộ độc, nghiêm trọng hơn là nguy cơ tử vong. Để đảm bảo an toàn, mẹ tham khảo sử dụng sản phẩm Nước rửa rau củ Mamamy để làm sạch khuẩn thực phẩm trước khi ăn mẹ nhé!
- Mẹ bầu nên tránh sử dụng các loại thức uống có chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Các loại thực phẩm được cho là có hại cho thai nhi như đu đủ xanh, rau răm, ngải cứu,… mẹ tuyệt đối không ăn, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Trong thời gian mang thai, mẹ không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị bệnh mà chưa có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng bài viết trên của Góc của mẹ đã giúp mẹ có thêm thông tin về tim thai và những điều quan trọng cần biết cho hành trình mang thai bé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi!
Xem thêm: