Mẹ nên cho bé học ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi trở lên, độ tuổi này hệ tiêu hóa của bé tương đối phát triển có thể tiêu hóa được một số loại thức ăn từ loãng đến đặc. Để tập cho bé ăn dặm đúng cách mẹ nên tìm hiểu chi tiết “ăn dặm là gì” và có những cách ăn dặm nào tốt nhất dành cho bé dưới đây.
1. Ăn dặm là gì?
Theo bộ Y tế Hoa Kỳ, ăn dặm là quá trình chuyển chế độ ăn của bé sơ sinh từ sữa mẹ, sữa công thức sang ăn các loại thực phẩm khác. Quá trình này có thể kéo dài hoặc ngắn tùy thuộc vào sự phát triển của bé. Nhiều mẹ bỉm, nhất là mẹ mới có bé đầu, mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm thường không nắm rõ bản chất ăn dặm là gì, dẫn đến những sai lầm trong việc ăn dặm. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, Góc của mẹ sẽ kể tên 7 lầm tưởng thường gặp giúp mẹ tập cho con ăn dặm cho đúng cách, giúp bé ngon miệng và phát triển mỗi ngày, mẹ nhé.
2. 7 Nguyên tắc cho bé ăn dặm
- Ăn dặm đúng độ tuổi: Nên cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở nên để đảm bảo lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển toàn diện và tiêu hóa được thức ăn.
- Ăn từ loãng đến đặc: Tuy 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé cũng đã phát triển khá đầy đủ nhưng cũng cần có thời gian để thích nghi và tập làm quen tiêu hóa các thức ăn ở các dạng khác nhau.
- Ăn từ ít đến nhiều: khi bé mới bắt đầu học ăn dặm mẹ chỉ nên cho bé ăn ít một để làm quen dần với những đồ ăn mới, cũng giúp hệ tiêu hóa của bé thích nghi dần, tránh tình trạng đầy bụng khó tiêu khi ăn quá nhiều một lúc.
- Ăn từ ngọt đến mặn
- Ăn đa dạng nhiều món khác nhau: Đa dạng món ăn giúp bé không bị ngán và thích thú với mỗi bữa ăn hơn.
- Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn
3. 4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến hiện nay
3.1. Phương pháp ăn dặm truyền thống
Ăn dặm truyền thống là phương pháp lâu đời, quen thuộc với nhiều mẹ Việt. Mẹ cho bé ăn dặm bằng cách kết hợp bột với 3 nhóm thực phẩm gồm: thịt cá, rau củ và các loại hạt. Các loại thực phẩm này sẽ được xay nhuyễn để trộn với bột cho bé ăn. Khi bé dần quen, mẹ chuyển sang cho bé ăn cháo và cuối cùng là cơm để hoàn thiện kỹ năng ăn cho bé.
Phương pháp ăn dặm truyền thống có nhiều tác động tích cực đến bé yêu:
1 – Bé được bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Ăn dặm truyền thống bổ sung thực đơn khoa học cho bé với 4 nhóm chất gồm thiết yếu gồm chất đạm từ thịt cá; chất bột đường (carbohydrate) từ khoai lang, khoai tây; chất béo từ các loại hạt và dầu ăn; vitamin và khoáng chất dồi dào từ rau củ.
2 – Mẹ tạo thói quen ăn uống tốt cho bé
Việc chuyển dần từ sữa mẹ sang bột lỏng, cháo đặc, bột ăn dặm nhật rồi cơm mềm…giúp bé dễ làm quen và tiêu hóa tốt hơn. Phương pháp này tập cho con thói quen tốt ăn uống điều độ, có thứ tự ăn đúng từ dễ đến khó, từ mềm đến cứng để không bị nghẹn hóc thức ăn.
3 – Mẹ tiết kiệm thời gian chế biến món ăn
Đồ ăn dặm theo phương pháp truyền thống rất dễ làm, mẹ chỉ cần pha bột, xay nhuyễn thức ăn bằng máy xay và trộn đều lên là cho bé ăn được rồi. Mẹ tiết kiệm được khá nhiều thời gian và dành ra để chơi đùa cùng bé, gắn kết bé thân thiết với mẹ hơn.
4 – Mẹ chủ động điều chỉnh thực đơn ăn uống cho bé
Phương pháp ăn dặm truyền thống cho phép mẹ điều chỉnh độ đặc, loãng, thức ăn lợn cợn hay xay nhuyễn tùy ý. Thực đơn mỗi bữa cùng đa dạng, không bị gò ép là phải ăn món nào, yêu cầu ra sao. Như thế mẹ sẽ dễ cân đối thức ăn hơn sao cho phù hợp với thể trạng của bé nhà mình.
Tuy nhiên, ăn dặm truyền thống vẫn có một số nhược điểm. Vì nhiều loại thức ăn được trộn lên cùng nhau nên bé không cảm nhận được mùi vị của từng loại rau củ, thịt cá. Trong trường hợp bé bị dị ứng, mẹ cũng khó phát hiện ra bé bị dị ứng với loại thức ăn nào.
Nếu mẹ là mẹ Việt bận rộn, ít có thời gian nấu ăn cho bé thì phương pháp này phù hợp cho mẹ đó ạ. Mẹ nhớ gia giảm lượng thức ăn và độ lỏng đặc cho phù hợp với bé, sử dụng một loại rau củ cho mỗi bữa ăn. Khi bé cảm nhận được vị thì mới tiến hành kết hợp nhiều loại rau củ trong một bữa nhé.
3.2. Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (BLW)
Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm bé tự quyết định ăn món gì và ăn như thế nào, chứ không phải là ăn theo yêu cầu của bố mẹ. Vì được tự chủ nên bé phát triển được kỹ năng lựa chọn, nâng cao khả năng vận động và sự linh hoạt. Ăn dặm BLW mang lại hiệu quả cao nên được nhiều mẹ áp dụng.
1 – Bé chủ động tự ăn mà không cần mẹ phải bón
Việc mẹ đút cho bé ăn dễ khiến bé lười biếng và không nhanh nhạy, sự phối hợp các giác quan cũng yếu đi. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy có lợi thế lớn nhất đó là giúp bé học cách tự chọn món, tự ăn mà không cần mẹ phải bón. Mẹ luộc các loại rau củ thật mềm, cắt thành miếng nhỏ dài bằng ngón tay trỏ, cho vào bát và để bé tự ăn.
2 – Bé kết hợp tay và miệng thuần thục hơn
Vì được tự tay cầm nắm thức ăn đưa lên miệng nên chỉ cần làm vài lần, cử động tay và miệng bé sẽ thuần thục hơn rất nhiều. Sau đó, bé bắt đầu tập ngửi mùi đồ ăn hay quan sát và nhận biết thức ăn tốt hơn.
3 – Bé nhận biết tốt hơn
Trong quá trình ăn dặm với nhiều thực đơn khác nhau, bé cảm nhận được mùi vị của các món ăn và dần phát hiện được rằng mình thích ăn gì và không thích ăn gì. Khả năng phán đoán này là tiền đề để bé nhận thức được bản thân và nhạy bén hơn trong các hoạt động sau này.
Phương pháp BLW có nhiều ưu điểm được công nhận nhưng vẫn có khuyết điểm. Đó là khi ăn dặm tự chỉ huy, bé thường sẽ làm bẩn quần áo, đôi khi bé còn quăng đồ ăn xung quanh vì đã no hoặc không thích món đó. Mẹ nên đặt bé trong tầm mắt để quan sát bé nhằm xử lý nhanh chóng nếu bé có dấu hiệu nghẹn, nôn ói.
Ăn dặm tự chỉ huy áp dụng cho bé tự ngồi được, giữ được đầu thẳng và có thể tự cầm nắm thức ăn cho vào miệng. Mẹ cũng nhận thấy bé thích thú với các món ăn khi mọi người xung quanh ăn và với tay lên muốn lấy. Mẹ nhớ để bé ăn ở nơi mẹ nhìn thấy được và trò chuyện, dạy bảo từ từ để bé không ném đồ ăn khi ăn nữa nhé. Sau mỗi bữa ăn, mẹ lau miệng và tay bé thật sạch bằng khăn ướt cho bé sơ sinh có thành phần kháng khuẩn, làm sạch dịu nhẹ để tránh cặn thức ăn làm miệng bé nổi mẩn, nhớt dính khó chịu mẹ nhé.
3.3. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật bắt nguồn từ xứ sở anh đào – quốc gia nổi tiếng với nền giáo dục tiên tiến. Thay vì dùng máy xay nhuyễn, ăn dặm kiểu Nhật khuyến khích mẹ sử dụng cối giã và rây để làm mịn thức ăn. Bằng cách này bé yêu sẽ dễ nuốt và cảm nhận được hương vị của món ăn.
Thời gian đầu mẹ sẽ cho bé tập ăn với cháo rây mịn và khi bé quen, mẹ cho bé ăn cháo đặc hơn kèm với các loại rau củ nghiền mịn để bé ăn ngon miệng và đủ chất hơn. Ăn dặm kiểu Nhật,bé sẽ tự ăn chứ không đợi bố mẹ, ông bà bón cho. Phương pháp này có các ưu điểm là:
1 – Bé học hỏi nhanh: Bé học được kỹ năng nhai, nuốt tốt, tự chủ động ăn bằng tay, từ đó bé điều khiển tay linh hoạt hơn.
2 – Dễ dàng thích nghi với chế độ ăn thô: Khi chuyển sang ăn thô, bé tiếp nhận nhanh và tập cầm thìa muỗng giỏi hơn. Bé cũng tiêu hóa tốt và hạn chế bị rối loạn vị giác vì tiếp nhận quá nhiều loại thức ăn cùng lúc.
3 – Bé thích ăn hơn: Bé tự ăn uống tùy ý muốn nên không bị chán ăn, không sợ hãi và bài trừ với những bữa ăn.
Nhưng khi áp dụng ăn dặm kiểu Nhật, việc nghiền và rây thức ăn sẽ làm mẹ mất nhiều thời gian để chế biến món ăn cho bé.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thích hợp với các bé đã ngồi được, bé tự ăn được và có khả năng cử động răng hàm miệng linh hoạt. Đúng theo tinh thần ăn kiểu Nhật, mẹ cho bé ngồi ăn, không để bé nằm, không ăn rong, không bật tivi hoạt hình để bé tập trung vào món ăn. Mẹ sắm dụng cụ đầy đủ như nồi, chảo, bát, đĩa ăn dặm để chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé hoặc dùng thức ăn dặm nấu sẵn để tiết kiệm thời gian mà vẫn mang lại hiệu quả tốt mẹ nhé.
3.4. Phương pháp ăn dặm 3in1
Ăn dặm 3in1 là phương pháp ăn dặm kết hợp một cách linh hoạt 3 phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay gồm ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm bé tự chỉ huy và ăn dặm truyền thống. Mẹ kết hợp bón cho con ăn với việc cho con tự ăn, đa dạng thực đơn và cách chế biến tùy thuộc vào thể trạng, sở thích của bé cũng như thời gian của mẹ. Từ đó mẹ và bé gắn kết hơn, bé ăn giỏi hơn và đầy đủ dưỡng chất hơn.
Bởi đây là phương pháp yêu cầu sự linh hoạt nên mẹ cần hiểu thật rõ về các phương pháp, về thể trạng của con và kết hợp cả 3 phương pháp trong 1 thực đơn để áp dụng hiệu quả. Mẹ tham khảo thực đơn ăn dặm 3in1 để áp dụng cho bé yêu nhé.
4. Các giai đoạn ăn dặm cho bé
5. 7 Sai lầm cho bé ăn dặm mẹ nào cũng mắc phải
5.1. Coi nhẹ tầm quan trọng của ăn dặm
Khi bé ra đời, sữa mẹ hoặc sữa công thức là nguồn dinh dưỡng đầu tiên bé hấp thụ, cung cấp năng lượng thiết yếu cho bé. Nhiều mẹ bỉm cho bé bú ti mẹ hoặc uống sữa công thức thấy bé bụ bẫm, lớn khỏe nên nghĩ là chỉ cần cho bé uống mỗi sữa thôi là đủ chất rồi. Sau này bé mọc răng rồi bắt đầu tập cho bé ăn thô luôn cũng được. Đây là lầm tưởng phổ biến và thường gặp nhất của mẹ, đặc biệt là mẹ mới có bé đầu lòng.
Nếu chỉ uống sữa thôi bé sẽ phụ thuộc vào sữa, chậm phát triển các kỹ năng và khó làm quen khi chuyển sang ăn thô. Vì thế, mẹ vẫn nên cho bé ăn dặm trước khi ăn thô vì những lý do sau:
1 – Bé phối hợp các giác quan thuần thục hơn
Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, thấy thức ăn ở gần bé sẽ có xu hướng với tay đến để lấy rồi cho vào miệng nhai, mặc dù bé chưa mọc đủ răng. Đôi khi bé làm vương thức ăn ra bàn, ra quần áo nhưng đây là tín hiệu tốt, cho thấy con đang tập cách phối hợp cử động tay và miệng. Khi mẹ cho bé tập ăn nhiều lần, bé sẽ quen dần với thức ăn và sử dụng tốt các giác quan khác như khứu giác (ngửi mùi) và vị giác (nếm vị thức ăn).
2 – Bé có ý thức về sở thích của mình
Trong quá trình ăn dặm, bé được làm quen với một thế giới thực phẩm hoàn toàn mới lạ mà trước đây bé chưa từng thử. Đây chính là lúc bé bắt đầu bộc lộ sự yêu thích hoặc không thích đối với thức ăn. Từ đó bé dần ý thức được về sở thích của mình, tạo tiền đề cơ bản để bé phát triển cá tính riêng cho bản thân sau này. Ăn mỗi sữa thôi thì con sẽ bỏ lỡ cơ hội thử những điều mới mẻ đó mẹ.
3 – Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bé
Khi ăn dặm, bé có cơ hội thưởng thức nhiều loại thịt, cá, rau xanh và trái cây, bổ sung đa dạng dưỡng chất cho bé như các loại vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm, carbohydrate. Việc thêm các loại thức ăn này vào thực đơn ăn dặm giúp mẹ cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bé thay vì chỉ phụ thuộc vào nguồn dưỡng chất duy nhất là sữa. Bởi lẽ, từ khi bé được 6 tháng tuổi trở lên, sữa mẹ mất dần dinh dưỡng, không đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng của bé nữa đâu mẹ ạ.
4 – Bé phát triển các kỹ năng quan trọng
Bé sẽ học được cách phối hợp môi, lưỡi và hàm lúc chập chững ăn dặm, sau đó dần dần phát triển đến kỹ năng nhai và nuốt thức ăn. Bé cũng chủ động tự ăn thức ăn thay vì bắt mẹ đút, bắt mẹ cầm bình sữa như khi tu ti. Đây đều là các kỹ năng cần thiết cho bé trước khi chuyển sang ăn thô.
Ăn dặm là bước đệm quan trọng trong hành trình lớn khôn của bé yêu. Nếu mẹ không cho bé ăn dặm mà chuyển hẳn sang ăn thô sẽ khiến bé bị ngợp và chậm ăn, đôi khi còn làm bé sợ ăn và chỉ muốn uống sữa. Vì thế, không thể bỏ qua giai đoạn ăn dặm đâu mẹ ạ. Mẹ lưu ý để dạy bé ăn dặm đúng cách, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tạo cơ hội cho bé phát triển các kỹ năng cần thiết nhé!
Xem thêm: Bé ăn dặm: 10 Luật Bất Thành Văn Mẹ Không Thể Bỏ Qua
5. 2. Cho bé ăn dặm bất cứ khi nào mẹ muốn
Trong những năm đầu đời, nhiều bé gặp phải tình trạng tỉnh giấc đêm, chậm tăng cân hay bé từ chối ti mẹ, không chịu uống sữa. Mẹ thấy bé như vậy thì lo lắng, sợ bé bị đói, không đủ dưỡng chất nên cho bé ăn dặm sớm từ giai đoạn 4 – 5 tháng tuổi, nghĩ là ăn dặm sẽ giúp bổ sung dưỡng chất cho con mau lớn. Nhưng không nên đâu mẹ ạ. Những tình trạng trên khá phổ biến, khiến bé có thể không bụ bẫm như các bạn đồng trang lứa, nhưng chưa chắc là dấu hiệu bé bị thiếu chất đâu ạ.
WHO khẳng định rằng mẹ nên cho bé bú sữa mẹ, sữa công thức hoàn toàn trong 6 tháng đầu và chỉ cho bé tập ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi trở lên. Đến độ tuổi này khả năng hoạt động miệng lưỡi của bé mới đủ để bé nuốt thức ăn và giảm nguy cơ dị ứng. Nếu mẹ cho bé ăn dặm sớm sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, bé bỏ ti và dễ bị nghẹn thức ăn vì lúc này hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện, cơ miệng bé chưa hoạt động thuần thục để nghiền nhỏ thức ăn.
Ngược lại, ăn dặm quá muộn cũng không tốt cho bé. Bé sẽ dễ bị suy dinh dưỡng do thiếu chất, khả năng nhai nuốt – cầm nắm của bé cũng chậm phát triển, dẫn đến quá trình tập ăn thô diễn ra trễ và khó khăn hơn.
Mẹ kiên nhẫn chờ bé đủ tháng tuổi và có các dấu hiệu như bé tự ngồi được, bé không từ chối thức ăn khi mẹ đưa vào miệng, cân nặng bé tăng gấp đôi so với lúc sinh… rồi mới cho bé ăn dặm mẹ nhé. Đừng vì sốt ruột quá mà ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé yêu.
5.3. Chưa hiểu hết về các phương pháp ăn dặm đã thực hành
Để hỗ trợ mẹ trong quá trình cho bé ăn dặm, nhiều phương pháp ăn dặm hiệu quả đã ra đời như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống, ăn dặm tự chỉ huy và ăn dặm 3in1. Thế nhưng việc có nhiều phương pháp khiến một số mẹ bỉm bị mất phương hướng, cứ thấy phương pháp nào “hot” là áp dụng ngay cho bé nhà mình, thậm chí còn bài xích và cho rằng ăn dặm truyền thống đã quá lỗi thời.
Mặc dù biết là mẹ muốn tốt cho con, muốn tìm cách hiệu quả nhất để con ăn giỏi, lớn khỏe nhưng mẹ đừng quên lắng nghe con để biết con muốn gì và cần gì, mẹ nhé. Tùy thuộc vào đặc điểm bé nhà mình mà mẹ chọn phương pháp phù hợp để đạt hiệu quả tốt theo 4 phương pháp ăn dặm cho bé ở trên.
5.4. Không nắm rõ các nguyên tắc cho bé ăn dặm
Lần đầu làm mẹ không tránh khỏi có nhiều bỡ ngỡ, mẹ chưa nắm rõ ăn dặm là gì. Bởi vậy mà đôi khi mẹ không hiểu con, không biết con thích ăn gì hay làm thế nào để con hứng thú hơn với bữa ăn, vô tình áp dụng không đúng nguyên tắc khiến bé yêu khó chịu, không hợp tác. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, mẹ áp dụng các nguyên tắc này để kích thích bé ăn giỏi, bụ bẫm hơn mẹ nhé:
- Cho bé ăn từ loãng tới đặc
- Cho bé ăn dặm bột ngọt trước
- Hạn chế nêm gia vị trong món ăn
- Cho bé ăn từ tinh bột – rau củ đến thịt
- Tạo lịch trình sinh hoạt khoa học cho con
Mẹ tham khảo thêm 5 biểu đồ ăn dặm cho bé từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi để hiểu rõ hơn về các nguyên tắc ăn dặm và áp dụng cho chuẩn nhé!
5.5. Cai sữa khi con bắt đầu ăn dặm
Bé quen ăn dặm rồi thường sẽ không chịu uống sữa nữa. Mẹ thấy chế độ ăn dặm của con cũng đầy đủ dưỡng chất và khoa học rồi nên quyết định cai sữa cho bé luôn. Nhưng cai sữa quá sớm sẽ không tốt cho bé đâu ạ.
Sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng mà các loại thực phẩm khác không có, nếu bỏ bú sớm lượng chất bé hấp thụ sẽ ít đi, điển hình là các kháng thể IgA, Lysozyme dồi dào trong sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ miễn dịch cho bé. Cai sữa sớm còn tiềm ẩn nguy cơ bé bị nhiễm trùng, dị ứng và các bệnh lý về đường ruột bởi lúc này, miễn dịch của con yếu và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.
Trong trường hợp bé không bú ti mẹ mà uống sữa công thức mẹ vẫn duy trì cho bé uống sữa xen kẽ các bữa ăn chính. Vì lúc mới tập ăn dặm, bé chưa ăn được nhiều nên nhanh đói, cho bé ti sữa để con luôn được no nê, không bị mệt mỏi và luôn có đủ dưỡng chất để bé phát triển toàn diện nhé.
5.6. Không tăng dần độ thô của các món ăn
Một sai lầm mà nhiều mẹ hay mắc phải đó là không tăng dần độ thô cho bé khi ăn dặm. Mẹ thấy bé ăn bột nhuyễn ngon miệng, ăn giỏi nên cứ mãi “dậm chân tại chỗ” mà không chuyển sang cho bé ăn bột lợn cợn, ăn cháo.
Điều này khiến bé khó cảm nhận được hương vị, cấu trúc thức ăn và không phát triển được kỹ năng nhai nuốt. Sau này khi mẹ cho bé ăn thô, dạ dày bé khó làm quen với thức ăn cứng, bé dễ bị đầy bụng và khó tiêu đó mẹ. Vậy nên, mẹ nhớ áp dụng đủ 3 giai đoạn ăn dặm này để bé yêu không bị “ngợp” khi ăn thô mẹ nhé.
1- Giai đoạn ăn bột (bé 6 – 8 tháng tuổi)
Đây là giai đoạn đầu tiên mẹ áp dụng để bé tập ăn dặm. Mẹ trộn bột với thịt cá, rau củ xay nhuyễn rồi cho bé ăn. Bột nhuyễn mịn nên bé dễ nuốt, hệ tiêu hóa không phải “làm việc quá sức”, bé tiêu thụ nhanh hơn. Ăn bột còn giúp bé cử động lưỡi linh hoạt, tập nuốt thức ăn thuần thục để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Duy trì chế độ ăn bột nhuyễn này trong vòng 2 tháng từ lúc bé mới bắt đầu ăn dặm đến khi bé được 8 tháng tuổi để có hiệu quả tốt nhất mẹ nhé.
2 – Giai đoạn ăn cháo (bé 9 – 11 tháng tuổi)
Khi bé được 9 tháng tuổi mẹ bắt đầu tập cho bé ăn cháo nhé. Lúc này cơ miệng của bé đã cứng cáp và dạ dày cũng thích nghi tốt hơn nên rất thích hợp để bé chuyển sang ăn dạng thức ăn đặc hơn. Mẹ dùng nước hầm xương, rau củ, hoặc nước dashi để nấu cháo cho bé, kết hợp thêm rau thịt xay lợn cợn trộn vào để bé ăn cho đủ chất. Mẹ cho bé ăn cháo như vậy đến khi bé được 11 tháng tuổi để bé quen và tập nhai tốt hơn.
3 – Giai đoạn ăn cơm (bé 12 – 15 tháng tuổi)
Sau giai đoạn ăn cháo cũng là lúc bé mọc răng đầy đủ và có thể nhai kỹ thức ăn. Mẹ nấu cơm chín kỹ, dằm nát ra cho mềm để bé nhai tốt hơn, không bị ê răng và đừng quên thêm các loại canh như canh rau đay, canh bí đỏ, canh mồng tơi để bé ăn chung với cơm cho ngon miệng và không bị ngán. Mẹ cho bé ăn cơm mềm để tập nhai cho đến khi bé được 15 tháng tuổi nhé.
5.7. Ép con ăn theo ý mẹ
Em bé bụ bẫm, mập mạp rất đáng yêu, mẹ nào nhìn thấy cũng mê cả. Vì thế, khi thấy con không được mập, ăn dặm mãi mà không lên cân thì mẹ sốt ruột, ép con ăn nhiều hơn cho bằng cân với các bạn khác. Điều này rất dễ khiến bé bị hoảng sợ và bài trừ đồ ăn, ảnh hưởng không tốt đến tinh thần của bé.
Ăn dặm là giai đoạn bé làm quen với nguồn thực phẩm mới nên có thể bé chưa ăn được nhiều. Cộng thêm thể trạng của bé không giống với các bạn nên bé có nhu cầu ăn cũng khác nhưng bé vẫn được nạp năng lượng và dưỡng chất đầy đủ từ sữa mẹ, sữa công thức và các loại bánh quy ăn dặm. Vậy nên, mẹ đừng lo lắng quá mà ép con ăn mẹ nhé. Thời gian trẻ ăn dặm cần khoa học và hợp lý.
Bé ăn bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là bé vui vẻ và thoải mái, như vậy bé mới khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Mẹ thấu hiểu con, tạo không khí ăn uống vui nhộn và hứng khởi để bé thích thú và hợp tác hơn trong các bữa ăn nhé.
Thời kỳ chuyển giao cho bé từ sữa mẹ sang ăn dặm khiến mẹ lo lắng vì chưa hiểu rõ ăn dặm là gì, mẹ sợ làm sai ảnh hưởng tới con. Nhưng đừng lo mẹ ơi, mẹ tránh các sai lầm ở trên và áp dụng đúng phương pháp ăn dặm là bé sẽ ăn dặm thun thút luôn đó ạ. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời nhất nhé. Chúc mẹ cho bé ăn dặm thành công!