Khoai tây là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường xuất hiện nhiều trong mâm cơm hằng ngày. Thế nhưng, “Phụ nữ sau sinh ăn khoai tây được không? Xếp khoai tây vào thực đơn sau sinh của mẹ có sao không? ”là câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi này, mẹ nhớ đọc kỹ bài viết sau nhé.
1. Giá trị dinh dưỡng của khoai tây
Khoai tây nấu chín ở trạng thái còn nguyên vỏ là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong 100 gram khoai tây luộc/ nấu chín còn nguyên vỏ cung cấp nguồn dưỡng chất:
Dưỡng chất | Hàm lượng |
Nước | 77% |
Calo | 87 |
Protein | 1.9 gram |
Carbs | 20.1 gram |
Đường | 0.9 gram |
Chất xơ | 1.8 gram |
Chất béo | 0.1 gram |
Vitamin C | 27mg |
Kali | 620mg |
Vitamin B6 | 0,2mg |
Ngoài những dưỡng chất đã liệt kê ở trên, khoai tây còn chứa các acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được như lysine, methionine, threonine,… các acid amin này có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé yêu.
2. Mẹ sau sinh ăn khoai tây được không?
Mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn khoai tây. Bởi theo Đông Y, khoai tây có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể con người, đặc biệt là mẹ sau sinh. Để giải thích rõ hơn cho thắc mắc của mẹ “sau sinh ăn khoai tây được không?”, hãy cùng Góc của mẹ khám phá những lợi ích tuyệt vời mà loại khoai này mang lại mẹ nhé:
2.1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Lợi ích tuyệt vời đầu tiên mà khoai tây mang lại sẽ giúp mẹ phần nào giải đáp thắc mắc “sau sinh ăn khoai tây được không?”. Với hàm lượng vitamin B1, vitamin B6 có cơ chế chống nhiễm khuẩn sẽ là dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường, hỗ trợ sức khỏe hệ tim mạch. Ngoài ra, chất xơ có trong củ khoai tây còn giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa còn hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…
2.2. Giảm căng thẳng
Các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi sau sinh là điều mà mẹ không thể tránh khỏi bởi sự tác động của nhiều áp lực xung quanh việc chăm lo con nhỏ. Đừng lo lắng vội, vì mẹ sau sinh ăn khoai tây sẽ hấp thụ một lượng vitamin A, C, B2 giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ lưu thông máu, hữu ích trong việc giảm đau đầu, mệt mỏi. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin B6 khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành một loại hợp chất hữu cơ có công dụng giúp xoa dịu thần kinh, giảm lo âu, căng thẳng, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng trầm cảm.
2.3. Tăng cường thể chất, cải thiện trí nhớ
Khoai tây là một trong những loại rau củ giàu vitamin B6 – dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ ở bé và làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi. Chính vì vậy, mẹ sau sinh ăn khoai tây giúp cải thiện trí nhớ đáng kể. Bên cạnh đó, khoai tây còn giúp giúp cơ thể giải phóng các hoocmon như serotonin, norepinephrine, và melatonin giúp điều chỉnh tâm trạng, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn. Xếp khoai tây vào thực đơn sau sinh sẽ giúp mẹ khỏe mạnh và giàu năng lượng hơn mỗi ngày.
2.4. Tốt cho những người bị bệnh dạ dày
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai tây ngoài chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho việc hồi phục sức khỏe mẹ sau sinh như: canxi, phốt pho, sắt, kali và những loại vitamin C, A, B khác và còn có chứa chất xơ và nhiều protein. Khoai tây còn chứa nhiều phần tử có tác dụng kháng khuẩn cao, chúng có thể làm ức chế sự phát triển và sinh trưởng của vi khuẩn gây hại trong bao tử. Chính vì vậy, mẹ có thể sử dụng khoai tây để làm giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày, đau dạ dày…Hoạt chất carbohydrate có trong khoai tây còn có tác dụng chống lại ung thư và bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại đối với dạ dày.
2.5. Giảm rối loạn tiêu hóa và táo bón
Khoai tây được xem là một loại rau củ rất tốt cho hệ tiêu hóa nhờ vào hàm lượng chất xơ vốn có – chúng được biết đến với tác dụng kích thích tiêu hóa rất tốt. Chất xơ có trong khoai tây giúp làm mềm phân, nhờ vậy có thể ngăn ngừa táo bón và giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích.
3. Lưu ý cho mẹ ăn khoai tây sau sinh
Mặc dù là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên ngoài tìm hiểu “sau sinh ăn khoai tây được không?”, mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe:
- Mẹ nên ăn khoai tây nhà trồng, hoặc mua ở những nơi rõ nguồn gốc, trồng và chăm sóc không sử dụng các chất độc hại để kích thích tăng trưởng. Bởi lẽ điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và còn tác động xấu tới nguồn sữa cho bé.
- Để tránh tình trạng bé dị ứng với khoai tây, mẹ cần thử ăn một ít trước và theo dõi phản ứng của bé. Nếu bé có những phản ứng xấu như quấy khóc, ngứa ngáy, phát ban… thì mẹ tuyệt đối không được ăn khoai tây trong giai đoạn cho con bú.
- Mẹ nên hạn chế các món chiên, rán hoặc xào khoai tây. Các món ăn nhiều dầu mỡ chứa hàm lượng calo cao và ít dưỡng chất có thể gây kích ứng dạ dày của bé, tác động không tốt đến sức khỏe của mẹ.
- Thay vào đó, mẹ nên ưu tiên những món khoai tây nghiền nấu trong nước. Các món ăn như vậy sẽ giúp thiết lập quá trình làm rỗng ruột sau khi sinh con, kích hoạt nhu động của đường tiêu hóa…. Mẹ còn có thể thay đổi khẩu vị bằng các món ăn khác chế biến từ khoai tây như: salad, súp, bánh khoai tây…
- Mẹ tuyệt đối không dùng những củ khoai tây đã mọc mầm bởi rất dễ gây ngộ độc thực phẩm. Khi chế biến món ăn, tốt hơn hết mẹ nên gọt bỏ mắt và những phần đã chuyển sang màu sắc khác để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ, bé và cả gia đình.
4. Ăn khoai tây có bị mất sữa không?
Một câu hỏi mà mẹ đang cho con bú cũng rất quan tâm đó là “ Liệu ăn khoai tây có bị mất sữa không?”. Câu trả lời dành cho mẹ là ăn khoai tây không những không bị mất sữa mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho cơ thể người mẹ. Khoai tây có chứa hàm lượng tinh bột cao cùng cenllulose; vitamin B1, B2, C cần thiết có tác dụng nâng cao chất lượng sữa mẹ, rất hữu ích trong việc thúc đẩy sản xuất sữa ở mẹ sau sinh.
5. Sau sinh ăn khoai tây có tốt không? Một số trường hợp mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Dù là loại thực phẩm rất tốt, tuy nhiên không thể tránh khỏi những trường hợp mẹ sau sinh không nên ăn khoai tây. Mẹ hãy lưu ý những trường hợp cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn khoai tây nhé:
- Mẹ ăn khoai tây, em bé có dấu hiệu bị phản ứng dị ứng ở dạng ngứa, bong tróc, đỏ da, phát ban thì phải dừng ngay và đưa bé đến bệnh viện.
- Mẹ ăn khoai tây quá nhiều dẫn đến táo bón, đau ruột ở trẻ sơ sinh có liên quan đến hàm lượng tinh bột trong củ.
- Đối với mẹ mắc bệnh nền tiểu đường loại 2 và loại 3, khuyến cáo nên hạn chế khẩu phần hoặc loại trừ nó khỏi thực đơn sau sinh.
6. Món ăn có lợi cho mẹ sau sinh từ khoai tây
6.1. Canh gà hầm khoai tây
Mẹ sau sinh ăn canh gà hầm khoai tây – một sự kết hợp tinh tế chắc chắc chắn sẽ tạo nên một món canh vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng vô cùng.
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:
- Đùi gà (hoặc cánh) 300g
- Khoai tây 300g
- Cà rốt 1 củ
- Rau mùi, hạt tiêu, muối
Cùng vào bếp mẹ nhé:
- Bước 1: Mẹ sơ chế đùi gà, rửa sạch và chặt làm đôi
- Bước 2: Xào gà cùng chút muối và đổ thêm nước đun sôi, hầm trong khoảng 15 phút.
- Bước 3: Trong thời gian hầm gà, mẹ có thể tranh thủ gọt vỏ khoai tây và cà rốt rồi cắt miếng vừa ăn.
- Bước 4: Sau 15 phút gà đã chín, cho khoai tây và cà rốt vào hầm chung đến khi mềm.
- Bước 5: Nêm nếm cho vừa miệng rồi rắc rau mùi thái nhỏ trước khi tắt bếp.
6.2. Bò hầm khoai tây
Bò hầm khoai tây là món ăn thơm ngon nhờ sự kết hợp giữa mùi thơm mềm của thịt bò hòa quyện với vị bùi bùi của khoai tây, vị ngọt của cà rốt. Đây là món ăn cực kỳ đơn giản nhưng mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao:
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:
- Khoai tây 3 củ
- Cà rốt 1 củ
- Cà chua 3 quả
- Ngũ vị hương, hạt tiêu
- Hành, mùi
- Thịt bắp bò: 1,1kg
Cùng vào bếp mẹ nhé:
- Bước 1: Thịt bò mẹ đem thái miếng vừa ăn ướp cùng với hạt tiêu, hạt nêm và 1/2 gói ngũ vị hương.
- Bước 2: Bắc chảo lên bếp, đổ dầu chờ tới khi dầu nóng mẹ bỏ thịt bò vào xào săn và chế nước, hầm bằng nồi áp suất sao cho thịt nhừ vừa tới.
- Bước 3: Khoai tây nạo vỏ, bổ miếng vừa ăn. Cà chua, cà rốt tỉa hoa cắt khúc.
- Bước 4: Chưng cà chua với chút dầu ăn để tạo màu tiếp tục cho khoai tây, cà rốt vào xào ngấm gia vị.
- Bước 5: Múc thịt bò vào nồi khoai tây rồi ninh đến khi khoai và cà rốt, thịt bò chín nhừ. Rắc hành, mùi thái nhỏ vào nồi rồi tắt bếp, mẹ đã có một món bò hầm ngon tuyệt.
6.3. Canh sườn khoai tây
Nhắc đến canh khoai tây nấu sườn chắc hẳn ai cũng biết bởi đây là món ăn không còn xa lạ gì với mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Mẹ hãy tham khảo cách nấu canh sườn khoai tây ngon đúng điệu dưới đây nhé!
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:
- Sườn heo
- Khoai tây
- Cà rốt
- Hành hoa, rau mùi, hạt tiêu, gia vị, hạt nêm
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Bước 1: Mẹ chặt sườn miếng vừa ăn, rửa sạch bọt bẩn rồi để ráo nước.
- Bước 2: Khoai tây gọt bỏ vỏ, bổ miếng vừa ăn, ngâm vào bát nước muối loãng tránh khoai tây bị thâm.
- Bước 3: Sườn đem ướp với một ít hạt nêm, gia vị, hạt tiêu. Xào qua sườn trước rồi cho khoai tây vào, nêm nếm gia vị, đảo đều cho khoai và sườn thấm gia vị trong khoảng 1 – 2 phút.
- Bước 4: Cho lượng nước đủ ăn vào nồi. Thả vào nồi phần rễ của cây mùi và gốc trắng cây hành (gốc mùi và gốc hành giúp món canh được thơm hơn).
- Bước 5: Đun cho đến khi khoai và sườn đều chín mềm thì thả cà rốt vào. Đun sôi trong khoảng 5 phút nữa, vớt bỏ phần rễ cây mùi và tát bếp.
Mong rằng bài viết đã giúp mẹ gỡ rối những thắc mắc về vấn đề “sau sinh ăn khoai tây được không?”. Mẹ đừng ngại chia sẻ thêm những kinh nghiệm của bản thân ở phần bình luận để có thêm thật nhiều tips hữu ích cho thực đơn sau sinh. Chúc mẹ có thật nhiều sức khỏe, bé mau ăn chóng lớn nhé!
Tham khảo thêm: