Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến cho mẹ bị hoang mang. Tại sao đang lớn lên bình thường mà bé lại gặp tình trạng bất thường như vậy? Mẹ cần phải tìm ra ngay nguyên nhân. Từ đó mới có thể biết hướng xử lý hiệu quả khi bé 3 tuổi đi ngoài nhiều lần.

Khi bé được 2 đến 3 tuổi, hệ tiêu hóa lúc này vẫn chưa hoàn toàn hoàn thiện. Do còn non nớt và chưa tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây nên tiêu chảy, bé rất dễ mắc bệnh lý này. Sự nhạy cảm trong các cơ quan tiêu hóa khiến tiêu chảy dễ tấn công bé hơn bao giờ hết. Có nhiều cách xử lý tiêu chảy theo các nguyên nhân khác nhau. Muốn biết trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày chữa như thế nào, mẹ phải nắm được những bất ổn. Vậy các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?

1. Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi tiêu chảy nhiều lần trong ngày

1.1. Virus

Thói quen cầm nắm và chạm vào nhiều đồ vật dễ khiến bé nhiễm virus
Thói quen cầm nắm và chạm vào nhiều đồ vật dễ khiến bé nhiễm virus

Do tác hại của virus khi xâm nhập vào cơ thể bé. Từ 2 đến 3 tuổi, bé đã được cho ra ngoài đường phố hoặc môi trường tự nhiên khá nhiều lần. Đây là những nơi tập trung nhiều loại virus khác nhau. Chúng có ở nguồn nước, thức ăn, các nơi công cộng. Thậm chí, ngay cả không khí tự nhiên cũng đã có sẵn các loại virus này. Chính vì vậy, bé dễ dàng bị virus xâm nhập.

Xem thêm:

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy- Dấu hiệu mẹ không được bỏ qua

Trẻ 5 tháng bị tiêu chảy – Nguy hiểm khôn lường

Ăn dặm bị tiêu chảy ở trẻ có phải là điều đáng lo?

1.2. Chế độ ăn không phù hợp

Bé khó chịu và cáu gắt khi bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày
Bé khó chịu và cáu gắt khi bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày

Mặc dù mẹ đã nấu ăn rất ngon và tốn công sức, nhưng có nhiều món lại làm bé khó chịu khi ăn. Có thể không phải là mùi vị của loại thức ăn đó. Khả năng cao là trong thành phần của một món ăn nào đó làm bé dị ứng. Hoặc thậm chí cơ thể còn muốn đào thải những thành phần này. Do đó, cơ thế đã phản kháng bằng cách khiến bé 3 tuổi đi ngoài nhiều lần.

1.3. Thói quen xấu: mút tay

Khi tìm hiểu thế giới xung quanh, bé có xu hướng cầm nắm các loại đồ vật. Những đồ vật này chứa rất nhiều các loại virus có hại. Hoặc khi bé bị ngã, tay chân của bé sẽ tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Đây là nguồn lây nhiễm virus nhanh nhất, tặng nguy cơ trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày.

1.4. Thuốc kháng sinh cũng là một nguyên nhân

Khi bé bị tiêu chảy, không phải cứ dùng thuốc đã là tốt
Khi bé bị tiêu chảy, không phải cứ dùng thuốc đã là tốt

Khi bé bị sốt, thuốc kháng sinh có tác dụng rất tốt. Loại thuốc này hạ sốt cho bé, nhưng cũng đồng thời tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. Cả vi khuẩn có lợi cũng có thể bị thuốc kháng sinh tiêu diệt. Khi đó, hệ tiêu hóa của bé bị đảo lộn và mất cân bằng, dễ dẫn đến tình trạng bé 3 tuổi đi ngoài nhiều lần.

1.5. Cơ thể tiếp nhận quá nhiều đường

Ăn quá nhiều đồ ngọt cũng dễ làm bé bị đi ngoài
Ăn quá nhiều đồ ngọt cũng dễ làm bé bị đi ngoài

Bé vốn rất thích ăn đồ ngọt. Các loại kẹo hay bánh có sức hấp dẫn cực lớn với khẩu vị của trẻ. Trong bánh kẹo cũng chứa rất nhiều đường. Chính thành phần này cũng góp phần vào làm cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động bất ổn. Do đó, trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày cũng có thể do ăn quá nhiều đồ ngọt.

1.6. Các bệnh lý khác có liên quan

Những bệnh lý có thể làm trẻ 3 tuổi tiêu chảy thường liên quan đến tay chân miệng, viêm phổi, rối loạn chức năng ruột,… Thậm chí, bệnh viêm tai cũng có thể làm cho bé rơi vào tình trạng bị đi ngoài nhiều lần trong ngày. Do đó, mẹ cần theo dõi xem bé có bị mắc các bệnh này không nếu bị tiêu chảy.

2. Thời điểm nào bé 3 tuổi dễ bị tiêu chảy nhất?

Ở Việt Nam, bệnh tiêu chảy có thể xuất hiện ở quanh năm. Là một nước có khí hậu nhiệt đới, virus làm trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày dễ dàng phát triển. Tuy nhiên, có hai thời điểm mà vi khuẩn này phát triển mạnh nhất:

  • Mùa nóng: nhiệt độ cao làm virus dễ sinh sôi hơn. Đồng thời, các gia đình cũng thường xuyên ăn hàng quán nhiều. Virus từ các hàng quán vỉa hè dễ dàng xâm nhập vào môi trường xung quanh bé.
  • Mùa lạnh: lúc này, gia đình thường xuyên ở trong nhà. Tiếp xúc nhiều làm virus dễ dàng lây lan giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Vì vậy, nguy cơ bé 3 tuổi đi ngoài nhiều lần cũng hiện hữu hơn.

3. Cách điều trị cho bé 3 tuổi đi ngoài nhiều lần

3.1. Bù nước và điện giải cho bé

Oresol không phải là thuốc chữa, chỉ là một cách để bù nước cho bé
Oresol không phải là thuốc chữa, chỉ là một cách để bù nước cho bé

Cho trẻ uống Oresol chính là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Do bị tiêu chảy, cơ thể của trẻ mất nước và điện giải nhanh chóng. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi mẹ dùng oresol khi trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày:

  • Oresol không phải là thuốc chữa tiêu chảy. Oresol chỉ được dùng để bù nước và điện giải cho bé.
  • Chỉ pha Oresol với nước đã đun sôi, pha đúng tỷ lệ.
  • Cách uống: cho trẻ uống thay nước, uống từng ngụm một chậm rãi.

3.2. Sử dụng thuốc cho trẻ 3 tuổi tiêu chảy

  • Thuốc kháng sinh: vì bệnh tiêu chảy ở trẻ em do virus gây ra, nên thuốc kháng sinh không có tác dụng. Bởi thuốc này chỉ tiêu diệt vi khuẩn chứ không diệt virus.
  • Thuốc kháng tiêu chảy: không quá cần thiết sử dụng cho trẻ 3 tuổi bị đi ngoài nhiều lần trong ngày. Bởi nếu dùng sai cách, bé có thể gặp nguy hiểm.
  • Men vi sinh probiotics: với men vi sinh, triệu chứng tiêu chảy sẽ thuyên giảm trong vòng 1 ngày. Sau đó, tùy nguyên nhân gây ra mà bệnh có thể hết hẳn hoặc quay trở lại.
  • Kẽm: mẹ không cần sử dụng kẽm cho những bé đủ dinh dưỡng và không có nguy cơ thiếu kẽm. Kẽm còn có tác dụng làm giảm mức độ tiêu chảy nếu bé có bị những lần sau.

3.3. Đưa bé 3 tuổi đi ngoài nhiều lần đến bệnh viện

Khi bé có các biểu hiện nghiêm trọng, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện
Khi bé có các biểu hiện nghiêm trọng, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện

Mẹ cần đưa trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày nếu bé có những dấu hiệu sau:

  • Bé sốt cao không giảm.
  • Bé khát nước, hoặc có biểu hiện khác của tình trạng mất nước: khô môi, khóc không ra nước mắt, mắt trũng,…
  • Từ 4 đến 6 tiếng trôi qua mà bé không đi tiểu.
  • Bé ăn uống kém.
  • Nôn nhiều.
  • Phân của bé có vết máu.
  • Bé 3 tuổi đi ngoài nhiều lần chuyển sang kiết lỵ.
  • Bé bị co giật

Như vậy, trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể được giải quyết bằng nhiều phương pháp khác nhau. Việc đầu tiên mẹ cần làm là tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh lý này ở trẻ. Từ đó, cách giải quyết chính xác nhất để chấm dứt tiêu chảy cũng sẽ hiệu quả hơn.

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cach-dieu-tri-benh-tieu-chay-o-tre-em/

https://www.verywellfamily.com/diarrhea-in-the-breastfed-baby-431632

360 ngày qua chị em chúng mình đã dành trọn cho gia đình. Vậy nên, với những ngày kỷ niệm trong năm, hãy tự dành tặng cho bản thân những điều tuyệt vời nhất chị em nhé. Sắp đến ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 chị em đã có kế hoạch gì cho mình chưa? Cùng list ra giấy xem ngày phụ nữ Việt Nam làm gì để dành tặng món quà thật ý nghĩa cho bản thân mình ngay thôi nào.

1. Bật chế độ “lười nhác” trong ngày dành cho phụ nữ trên khắp cả nước

Ngày của chúng mình nên cứ tận hưởng thôi chị em nhé. Thay vì dậy sớm tất bật chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình như thường ngày, hãy nói với ông xã và các con rằng: “Ngày mai mẹ xin phép bật chế độ nghỉ ngơi. Bố con tự lo nhé”.

Bật chế độ “lười nhác” trong ngày dành cho phụ nữ trên khắp cả nước
Ngày của chúng mình nên cứ tận hưởng thôi chị em nhé

Hãy cứ thử đi chắc chắn chị em chúng mình sẽ không thất bại đâu. Chẳng làm gì hết để tận hưởng và cũng để cho các thành viên còn lại trong gia đình thấy người phụ nữ quan trọng như thế nào.

Nếu vẫn phải đi làm trong ngày này thì hãy xin nghỉ buổi chiều để tự thưởng cho mình những điều tuyệt vời nhất nhé. Đừng chôn vùi tuổi tác vào đống deadline nữa, hãy cho bản thân thoải mái một ngày. Có chuyện gì “để mai tính”. Hôm nay chỉ để xem xem ngày phụ nữ Việt Nam làm gì thôi chị em nhé.

2. Ngày phụ nữ Việt Nam làm gì cũng đừng quên yêu bản thân mình một chút

Ngày phụ nữ Việt Nam làm gì cũng đừng quên yêu bản thân mình một chút
Hãy trang điểm, ăn mặc điệu đà hơn so với ngày thường một chút xem sao. Quệt son đỏ, đi giày cao gót và kiêu hãnh bước ra ngoài phụ nữ nhé

Đừng quên chăm chút và làm đẹp cho bản thân chị em nhé. Đẹp mới khiến chúng ta tự tin. Thay đổi để thấy cuộc sống trở nên mới mẻ hơn. Đơn giản thôi. Hãy trang điểm, ăn mặc điệu đà hơn so với ngày thường một chút xem sao. Quệt son đỏ, đi giày cao gót và kiêu hãnh bước ra ngoài phụ nữ nhé.

Ngoài ra cũng đừng quên đến spa quen thuộc để được massage toàn thân và thư giãn. chị em phải cảm thấy thoải mái thì mới biết được ngày phụ nữ Việt Nam làm gì để ý nghĩa hơn chứ.

Nếu muốn có sự đột phá sao không thử thay đổi kiểu tóc hay đi làm móng nhỉ? Ý tưởng này không tồi đâu nhé. Sau đó, đừng quên shopping để mua cho bản thân món đồ mà mình thích từ rất lâu rồi. Ngày hôm nay là của chị em mà. Cứ làm những thứ mình thích thôi.

3. Đừng quên người phụ nữ mang tên “mẹ” chị em nhé

Ngày phụ nữ Việt Nam làm gì thì làm cũng đừng quên người phụ nữ đã sinh ra mình các chị em nhé. Mua quà cho bản thân cũng hãy mua quả để dành tặng cho người phụ nữ ấy. Đơn giản thôi, quà gì mà chị em tặng bà chẳng thích. Quan trọng nhất vẫn là tấm lòng. Hãy dành tình cảm và lời cảm ơn chân thành nhất đến người đã đưa chị em đến với cuộc sống này.

Mua quà cho mẹ thì cũng đừng quên mẹ chồng chị em nhé. Bà cũng là người đã sinh ra và nuôi nấng, dạy dỗ người chống tuyệt vời của chị em. Hãy thể hiện tình cảm, sự trận trọng đối với bà. Bởi phụ nữ ai cũng cần được yêu thương.

4. Ngày phụ nữ Việt Nam làm gì? Lên kế hoạch xem ăn tối ở đâu thôi nào

Ngày phụ nữ Việt Nam làm gì? Lên kế hoạch xem ăn tối ở đâu thôi nào
Một bữa tối hoàn hảo sẽ giúp chúng ta có một ngày phụ nữ Việt Nam tuyệt vời hơn đấy

Một bữa tối hoàn hảo sẽ giúp chúng ta có một ngày phụ nữ Việt Nam tuyệt vời hơn đấy các chị em. Nếu đã có gia đình thì hẳn là ông xã của chị em sẽ phải lo điều này chứ nhỉ. Nhưng chị em cũng hãy nêu ý kiến để gợi ý cho anh ấy về địa điểm mà chị em thích nhé.

Nhớ là ngày phụ nữ Việt Nam làm gì, đi ăn hay muốn tặng quà phải nói với anh ấy trước để còn đặt bàn chứ. Ngày hôm đó sẽ rất đông đấy. Đặt chỗ trước giúp chúng ta tránh được những vấn đề không mong muốn và tận hưởng một ngày lễ trọn vẹn hơn.

Còn nếu chị em vẫn cô đơn lẻ bóng thì đừng lo đã có lũ chị em bên cạnh rồi mà. Lập kèo ngay thôi chứ còn đợi chờ gì nữa. Ăn ở quán yêu thích, đi xem một bộ phim thật hay ho và còn tăng 3 tăng 4 nữa chứ. Hãy cứ tận hưởng những gì mà cuộc sống dành tặng để nạp năng lượng tích cực để chiến đấu vào những ngày tiếp theo thôi.

5. Ngày phụ nữ Việt Nam làm gì để kết thúc thật hoàn hảo

Ngày phụ nữ Việt Nam làm gì để kết thúc thật hoàn hảo
Chúng ta cố gắng mối ngày để vun đắp gia đình hạnh phúc

Kết thúc ngày phụ nữ Việt Nam làm gì để hoản hảo nhỉ? Chắc chắn là về nhà và thư giãn trong không gian của mình rồi. Nếu về sớm thì sao không ngâm mình trong bồn đầy bọt xà phòng. Đột chút nến thơm, kèm theo ly rượu vang và bản nhạc ngân nga. Một không gian tuyệt vời để đánh dấu một ngày phụ nữ Việt Nam đáng nhớ.

Tắm xong thì hãy bật những dây đèn nhấp nháy đủ màu sắc và chìm vào giấc ngủ thật ngon cùng với tiếng nhạc du dương êm ái nhé. Hãy ngủ thật ngon, thật sâu, quên đi mọi thứ. Hãy nghĩ đến bản thân nhiều hơn. Vì không ai ngoài chị em biết mình cần gì và muốn gì ngoài bản thân mình đâu.

Phụ nữ sinh ra đã phải gánh trên vai nhiều trọng trách lớn lao. Chúng ta hy vong cơ thể, thanh xuân để có một gia đình hoàn hảo. Chúng ta cố gắng mối ngày để vun đắp gia đình hạnh phúc. Vậy nên ngày phụ nữ Việt Nam làm gì cũng đừng quên bản thân mình nhé. Thật là vô nghĩa khi mình không được thoải mái với cuộc sống của chính mình phụ nữ nhé.

Nguyên nhân chính khiến cho trẻ 1 tuổi biếng ăn đó chính là việc mẹ lên thực đơn và chọn món ăn cho con không khoa học. Con cảm thấy nhàm chán với các món ăn. Mẹ ép con ăn quá nhiều không vào khuôn khổ giờ giấc. Tất cả khiến cho con chán ăn, sợ ăn và ngày càng chạm phát triển. Cùng tìm cách giải quyết vấn đề ngay sau đây.

1. Bé 1 tuổi ăn được những gì?

Bé 1 tuổi ăn được những gì?
Trẻ 1 tuổi biếng ăn nguyên nhân do đâu?

Trẻ mắc chứng biếng ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ cần tìm hiểu và lên thực đơn cho con một cách hoàn hảo nhất. Trong thực đơn hằng ngày của con mẹ cần phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản là:

  • Ngũ cốc
  • Rau củ và trái cây
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Thịt và các sản phẩm thay thế

Khi chế biến món ăn cho con, mẹ cần phải đảm bảo thực phẩm tươi ngon. Món ăn ít gia vị thậm chí là không cho. Đồng thời, để hạn chế tình trạng trẻ 1 tuổi biếng ăn mẹ nên chọn các loại thực phẩm có màu sắc đa dạng và thu hút. Như vậy khi trình bày món ăn con mới thích thú và ăn nhiều hơn.

2. Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu một bữa và ăn bao nhiêu bữa/ngày?

Ở mốc 1 tuổi, con cần phải được ăn 3 bữa chính và các bữa phụ xen kẽ.

  • Bữa chính gồm sáng, trưa, tối. Nên ăn theo khung giờ của cả gia đình.
  • Bữa phụ vào các khung giờ như 9h sáng, 14h chiều, 16h chiều, 21h tối.
Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu một bữa và ăn bao nhiêu bữa/ngày?
Nên đa dạng các món ăn để con cảm thấy thú vị và hấp dẫn hơn

Lượng thức ăn trong một ngày dành cho con là:

  • Tinh bột gạo: 100 – 150g
  • Thịt, cá, tôm: 100 – 120g
  • Trứng: 3 – 4 quả/ tuần (một ngày chỉ ăn 1 bữa)
  • Rau xanh: 50 – 100g
  • Dầu mỡ: 25 – 30g
  • Trái cây chín: 150 – 200g.
  • 600 – 800ml sữa/ngày

Mỗi một đứa trẻ lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Nếu gặp phải tình trạng trẻ 1 tuổi biếng ăn thì mẹ nên điều tiết lại mọi thứ. Đừng nên ép con phải ăn cố để đảm bảo lượng thực phẩm như trên. Khi đó sẽ phản tác dụng.

3. Nguyên tắc lên thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn

Nguyên tắc lên thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn
Mẹ hãy trang trí món ăn của con thật đẹp mắt để bé cảm thấy hứng thú hơn với việc ăn uống

Khi lên thực đơn cho bé 1 tuổi biếng ăn mẹ cần phải đảm bảo 4 nguyên tắc cơ bản sau:

  • Nguyên tắc 1: Thực phẩm phải có được hương vị thơm ngon, tươi sống. Từ đó hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm cho con.
  • Nguyên tắc 2: Thực phẩm phải sạch sẽ trước khi được tiến hành chế biến.
  • Nguyên tắc 3: Đảm bảo cung cấp thực phẩm hài hòa và đủ liều lượng.
  • Nguyên tắc 4: Đồ ăn phải thơm ngon, trình bày đẹp mắt, màu sắc hấp dẫn. Như vậy mới có thể kích thích con  ăn nhiều hơn.

Những nguyên tắc trên kết hợp với chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý sẽ nhanh chóng khắc phục tình trạng trẻ 1 tuổi biếng ăn.

4. Gợi ý một vài món ăn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn

Sau đây sẽ là một vài món ăn để mẹ có thể tham khảo và thay đổi cho bữa ăn của con.

4.1. Cháo tim heo cải thảo dành cho trẻ 1 tuổi biếng ăn 

Nguyên liệu gồm có:

  • 1 chút gạo ngon
  • 20g tim heo
  • 10g cải thảo
  • Gia vị

Cách thực hiện như sau:

  • Cho gạo vào nồi và ninh nhừ.
  • Tim heo đem rửa sạch và băm nhuyễn.
  • Cải thảo đem rửa sạch bằng nước muối sau đó băm nhỏ.
  • Tiếp theo, mẹ lấy cháo đặc vừa đun hòa cùng với 100ml nước. Đặt lên bếp đun sôi.
  • Tiếp đó cho tim băm nhỏ vào và nấu sôi trong vòng 5 phút. Nêm nếm các loại gia vị vừa ăn.
  • Cuối cùng là cho rau vào và đun thêm khoảng 3 phút là được.
trẻ 1 tuổi biếng ăn
Tập thói quen cho con tự ăn để chúng có khả năng phát triển tốt nhất

4.2. Cháo khoai tây thịt bò cà rốt

Đây chắc chắn là món ăn khoái khẩu của nhiều bé. Dù trẻ 1 tuổi biếng ăn đến thế nào cũng sẽ mê món này cho xem. Trước hết, mẹ hãy chuẩn bị những nguyên liệu sau.

  • 2/3 chén cháo trắng nấu nhừ hơi đặc
  • Thịt bò băm nhuyễn: 30g
  • Cà rốt băm nhuyễn: 20g
  • 1/3 chén nước
  • 1 thìa canh gạt dầu: 5g

Cách thực hiện món cháo khoai tây thịt bò cà rốt gồm các bước sau đây:

  • Đầu tiên, mẹ hãy hòa cháo chung cà rốt cùng với thịt bò và khoảng 1/3 chén nước đã chuẩn bị.
  • Cho hỗn hợp cháo vừa hòa tan lên trên bếp và đun sôi.
  • Được khoảng 5 phút thì cho thêm dầu và khuấy đều.
  • Cuối cùng chỉ cần nêm nếm thêm gia vị sao cho vừa với khẩu vị mà con hay ăn là được.
  • Tắt bếp và cho cháo ra bát. Trang trí thêm chút lá xanh để con cảm thấy hấp dẫn hơn.
Tạo hứng thú trong mỗi bữa ăn cho con

4.3. Cháo gà bí đỏ cho trẻ 1 tuổi biếng ăn 

Một món cháo mẹ cũng nên lựa chọn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn nhà mình đó là cháo gà bí đỏ. Nguyên liệu cần phải chuẩn bị để làm món ăn này là:

  • Cháo trữ đông
  • Thịt gà: 30g
  • Bí đỏ: 20g
  • Phomai dạng viên nhỏ

Sau khi đã có đủ nguyên liệu hãy tiến hành chế biến món ăn theo các bước sau:

  • Thịt gà mẹ chọn phần lườn có nhiều thịt sau đó đem rửa sạch và băm nhỏ.
  • Bí gọt vỏ sau đó luộc chín. Nghiền nát phần bí vừa luộc để chuẩn bị cho vào cháo
  • Cháo đem đi rã đông bằng cách hâm nóng lên.
  • Tiếp theo, bắc nồi lên bếp và cho hành vào phi thơm cùng với dầu oliu. Sau đó đổ thịt gà vào xào chín.
  • Tiếp đó, cho nồi cháo lên bếp và cho thịt gà xào cùng với bí vào nồi. Khuấy đều cháo để không bị bén nồi.
  • Cuối cùng là nêm nếm gia vị phù hợp với con. Tắt bếp và đổ cháo ra bát đợi nguội thì con con ăn.

Dinh dưỡng như thế nào, lên thực đơn ra sao ảnh hưởng không nhỏ đến việc trẻ 1 tuổi biếng ăn. Vì vậy, mẹ hãy chú ý để thay đổi thực đơn sao cho hợp lý, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của con. Tuy nhiên, không phải lúc nào bé cũng chịu ăn ngoan và có được sự phát triển ổn định. Điều này khiến không ít mẹ lo lắng. Trẻ 11 tháng biếng ăn thì phải làm sao đây? Với những bí quyết được chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ có thể giải quyết vấn đề này.

1. Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 11 tháng biếng ăn

Để có những cách khắc phục tình trạng bé 11 tháng biếng ăn, trước hết, chúng ta cần phải nắm được xem đâu là những nguyên nhân khiến con gặp phải vấn đề này.

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 11 tháng biếng ăn
Trẻ 11 tháng biếng ăn có nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Đầu tiên chính là việc con bị ép ăn dẫn đến sợ ăn.
  • Thứ hai là do thức ăn mẹ chuẩn bị cho con không đa dạng. Chọn thực phẩm khiến con khó nhai, khó nuốt.
  • Nhiều mẹ ngay từ khi con mới tập ăn không rèn cho con sự tập trung. Ăn rong hay vừa ăn vừa chơi cần phải được loại bỏ.
  • Hệ tiêu hóa của con không ổn định khiến chúng cảm thấy chán ăn.
  • Con gặp phải một số vấn đề về sức khỏe và phải sử dụng thuốc kháng sinh. Đây cũng là nguyên nhân khiến con chán ăn và sợ bú.
  • Nguyên nhân khiến trẻ 11 tháng biếng ăn có thể do bẩm sinh. Có khoảng 5% trẻ gặp phải vấn đề này.
  • Do thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến việc ăn uống của con.

2. Dinh dưỡng cho bé 11 tháng gồm những gì?

Để tìm cách khắc phục tính trạng trẻ 11 tháng biếng ăn mẹ cần phải biết nhu cầu dinh dưỡng của con trong giai đoạn này là bao nhiêu để cung cấp đầy đủ. Không ép Con ăn quá nhiều.

Dinh dưỡng cho bé 11 tháng gồm những gì?
Chọn phương pháp ăn phù hợp để giải quyết tình trạng bé biếng ăn

Ngoài sữa mẹ, 3 bữa ăn chính hàng ngày của bé phải đảm bảo:

  • 80 – 90gr gạo tẻ
  • 80 – 90gr protein (thịt, cá, tôm,….)
  • 15gr dầu 15gr dầu
  • 30 – 40gr rau xanh
  • 50 – 100gr quả chín

Thực đơn cho 3 bữa chính của con cần có đủ 4 nhóm chất như sau:

  • Tinh bột: gạo, đỗ, mỳ,…
  • Đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng
  • Chất béo: dầu ăn, mỡ
  • Vitamin và khoáng chất: các loại rau xanh và quả chín

3 bữa phụ hàng ngày mẹ nên cho con ăn khoảng 500-600ml sữa và 1 ly sữa chua. Như vậy sẽ giúp hệ tiêu hóa của con tốt hơn. Bên cạnh đó hãy cho con uống sinh tố, uống nước ép trái cây giúp tăng cường vitamin và khoáng chất. Từ đó hạn chế tình trạng trẻ 11 tháng biếng ăn.

3. Mẹo cho bé 11 tháng biếng ăn cực hiệu quả mẹ nên nhớ

Nếu bé nhà mẹ 11 tháng bị mắc chứng biếng ăn hãy áp dụng những biện pháp xử lý sau đây:

3.1 Để con “được” đói

Trước hết hãy là một “người mẹ cứng rắn” để cho con đói. Nhiều mẹ luôn sợ con mình không được no thì sẽ không có sức để chơi hay phát triển. Đó là sai lầm. Con ăn theo nhu cầu. Và việc ăn quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé. Đặc biệt là ăn khi bị ép. Vậy nên hãy cứ để con cảm thấy đói thì ăn. Như vậy cơ thể con sẽ hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất. Đồng thời cũng giải quyết được tình trạng trẻ 11 tháng biếng ăn hiệu quả.

3.2 Cho con ăn nhiều bữa

ăn quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé
Cho con ăn theo sở thích không ép buộc

Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn cho con thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Các bữa phụ sẽ giúp con có đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu để hoạt động. Việc này cũng giảm áp lực trong việc ăn uống cho con của chúng ta.

3.3 Tập cho trẻ 11 tháng biếng ăn thói quen tự lập khi ăn

Thói quen ăn uống là điều vô cùng quan trọng ở trẻ. Tốt nhất, hãy cho con ăn theo giờ cùng với cả gia đình. Đừng lo lắng con làm bẩn quần áo hay nhà cửa. Bởi chúng sẽ thích tự ăn như người lớn hơn bố mẹ bón. Con cũng ăn theo nhu cầu của mình chứ không ép buộc. Điều này hạn chế tính trạng trẻ 11 tháng biếng ăn rất hiệu quả.

Tập cho trẻ 11 tháng biếng ăn thói quen tự lập khi ăn
Cho con ăn cùng với cả gia đình để giúp con hào hứng hơn

3.4 Giới hạn thời gian ăn sẽ giúp bé hết biếng ăn

Chỉ có con ăn trong một khoảng thời gian cố định. Bữa chính khoảng 30 phút, bữa phụ 20 phút. Không nên cố ép con phải ăn quá lâu khiến chúng càng cảm thấy chán ăn hơn.

3.5 Đa dạng thực đơn cho trẻ 11 tháng biếng ăn

Con không hứng thú khi ăn nguyên nhân chính cũng do thực đơn mẹ lên không phong phú, lạ miệng. Nhiều mẹ không kịp chuẩn bị đồ ăn cho con cứ lặp đi lặp lại vài món. Đến người lớn chúng ta còn càm thấy nhàm chán huống chi là trẻ con. Vì thế, hãy thay đổi để con cảm thấy thú vị hơn.

Đa dạng thực đơn cho trẻ 11 tháng biếng ăn
Mẹ nên lên thực đơn phù hợp với nhu cầu của con

3.6 Khen ngợi khi trẻ biếng ăn ăn tốt

Để hạn chế tình trạng trẻ 11 tháng biếng ăn, khi con ăn ít đừng chê bai hay mắng mỏ con. Mẹ hãy động viên và khen ngợi. Chỉ cần con ăn hơn ngày hôm qua 1 thìa cơm cũng hãy khen chúng để con có động lực hơn trong ăn uống.

3.7 Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Ngoài việc thay đổi thực đơn ăn uống của trẻ cũng như rèn luyện thói quen ăn uống, mẹ hãy cho con sử dụng các sản phẩm hỗ trợ khác. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi cho con dùng. Bên cạnh đó, cũng hãy chọn những sản phẩm chất lượng tốt, uy tín để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Mẹ đã ghi nhớ những thông tin liên quan đến việc trẻ 11 tháng biếng ăn chưa nào. “Cuộc chiến” chăm con không khó, chỉ cần mẹ chọn được hướng đi đúng đắn cho mình mọi thứ sẽ được giải quyết ổn thỏa mọi việc.

Thông thường, bé 6 tháng tuổi, thậm chí có bé 5 tháng tuổi đã bắt đầu mọc chiếc răng cửa đầu tiên. Tuy nhiên, một số trẻ 7 tháng chưa mọc răng. Điều này có nguy hiểm không và mẹ nên làm gì? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé!

1. Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có phải chậm mọc răng không?

Muốn biết trẻ 7 tháng chưa mọc răng có muộn hay không, mẹ cần tìm hiểu rõ thời gian mọc răng của bé. Ở trẻ em, chân răng đã hình thành trong xương hàm từ khi chào đời, vài tháng sau đó sẽ nhô lên.

trẻ 7 tháng chưa mọc răng

1.1. Quá trình mọc răng của bé

Sau khi sinh được một khoảng thời gian, răng sữa sẽ bắt đầu mọc ra khỏi xương hàm và nướu. Mỗi bé thường cần từ 2,5 – 3 năm để mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa này. Thời gian mọc răng ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến khi lên 3 tuổi cho 20 răng sữa, cụ thể như sau:

  • Từ 6 – 9 tháng tuổi: Bé mọc 4 răng cửa đầu tiên, 2 răng cửa hàm dưới mọc trước. Trong thời gian này, bé có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, bỏ bú…
  • Từ 7 – 10 tháng tuổi: Bé mọc 2 răng cửa bên, răng ở hàm dưới mọc muộn hơn.
  • Từ 12 – 14 tháng tuổi: Bé mọc 4 răng hàm sữa. Mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho bé phòng bệnh về răng miệng.
  • Từ 16 – 18 tháng tuổi: Bé mọc 4 răng nanh sữa, hai răng hàm trên mọc trước. Răng hàm dưới mọc sau, có thể kéo dài đến khi bé được 16 tháng tuổi.
  • Từ 20 – 30 tháng tuổi: Bé mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng, 2 răng hàm dưới mọc trước, răng hàm trên mọc sau. Như vậy, toàn bộ răng sữa của bé mọc hoàn toàn.

trẻ 7 tháng chưa mọc răng

1.2. Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có muộn không?

Thực tế, có bé mọc răng khá sớm từ 4 – 5 tháng tuổi, có bé đến tháng thứ 9 – 10 mới bắt đầu mọc răng. Do vậy, trẻ 7 tháng chưa mọc răng chưa phải quá muộn. Nếu mẹ thấy bé chậm mọc răng nhưng vẫn phát triển tốt, không gặp vấn đề về sức khỏe như chậm cân, suy dinh dưỡng, chán ăn… thì không cần quá lo lắng vì đó là chậm mọc răng sinh lý mà thôi.

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bé 7 tháng chưa mọc răng đi kèm một số dấu hiệu như chững cân, chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao, chán ăn, lười ăn… thì cần đưa bé đi khám để xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của con.

2. Nguyên nhân trẻ 7 tháng chưa mọc răng là gì?

trẻ 7 tháng chưa mọc răng

Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do sinh lý bình thường, cũng có thể do bé gặp một số vấn đề về sức khỏe. Một số nguyên nhân như sau;

  • Di truyền
  • Bé sinh thiếu tháng
  • Do bé được ăn dặm muộn, không được kích thích phản xạ mọc răng.
  • Bé bị suy dinh dưỡng, thiếu canxi, thiếu vitamin D và một số chất dinh dưỡng khác.

Trong đó, trẻ 7 tháng chưa mọc răng do thiếu dinh dưỡng là đáng lo ngại nhất, mẹ cần phải chú ý. Nếu mẹ thấy con chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao, ngủ không an giấc, hay giật mình… đó là biểu hiệu của bệnh còi xương.

Thiếu canxi cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng mẹ cần quan tâm. Bé bị thiếu canxi có thể do sữa mẹ ít canxi do mẹ chế độ ăn của mẹ không đủ dinh dưỡng, sữa ngoài không cung cấp đủ canxi cần thiết, đồ ăn dặm chứa nhiều phốt pho làm giảm tỷ lệ hấp thụ canxi của cơ thể…

Lúc này, bé cần được kiểm tra dinh dưỡng toàn diện. Mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân. Từ đó, các bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị và lời khuyên phù hợp để mẹ chăm sóc bé tốt hơn.

3. Trẻ 7 tháng chưa mọc răng, mẹ nên làm gì?

Việc bé chậm mọc răng ít nhiều khiến mẹ lo lắng. Lúc này, mẹ có thể áp dụng các biện pháp bổ sung chất dinh dưỡng bị thiếu hụt và một số mẹo giúp bé mọc răng nhanh. Góc của mẹ sẽ chia sẻ với mẹ một số phương pháp dưới đây.

3.1. Biện pháp tăng cường chất dinh dưỡng cho bé

trẻ 7 tháng chưa mọc răng

Trường hợp xác định nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng chưa mọc răng do thiếu dinh dưỡng, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Nếu bé còn bú mẹ, mẹ hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bữa ăn cửa mình, không nên kiêng khem quá. Như vậy sữa mẹ mới có đủ dưỡng chất cho bé.
  • Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, mẹ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bé. Mẹ hãy tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, hải sản, bí đỏ, cà rốt, súp lơ, đậu hà lan, ngũ cốc… Đồng thời, bổ sung thêm 1 – 2 thìa dầu ăn vào bát thức ăn của bé vì nó giúp tăng cường hấp thụ vitamin D và canxi.
  • Cho bé tắm nắng để tăng cường tổng hợp vitamin D. Thời gian thích hợp là trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều.

3.2. Biện pháp kích thích mọc răng cho bé

trẻ 7 tháng chưa mọc răng

Ngoài ra, với trẻ 7 tháng chưa mọc răng, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để kích thích mọc răng cho bé:

  • Mẹ hãy vệ sinh miệng cho bé sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Sử dụng miếng gạc nhỏ hay khăn vải mềm nhúng nước muối sinh lý lau sạch nướu cho bé. Thực hiện thật nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương nướu của bé.
  • Mẹ có thể dùng tay mát xa nướu cho bé để kích thích mọc răng nhanh hơn.
  • Mẹ cũng có thể tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ đối với vấn đề này. Đồng thời, theo dõi tình trạng răng miệng của bé thường xuyên để phát hiện bệnh và kịp thời điều trị.

Như vậy, việc trẻ 7 tháng chưa mọc răng không phải vấn đề nghiêm trọng, mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ hãy cải thiện chế độ dinh dưỡng và cho bé tắm nắng mỗi ngày. Nếu trẻ được 10 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng, mẹ nên cho bé đi khám để được tư vấn chuyên môn cụ thể hơn.

Xem thêm:

Trẻ 7 tháng uống bao nhiêu nước là đủ, mẹ có biết không?

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón – Dấu hiệu và cách chữa trị tốt nhất

Bún riêu cua là một món nước hấp dẫn đổi vị cho bữa cơm gia đình hoặc là món ăn sáng thơm ngon. Hôm nay, hãy cùng vào bếp thực hiện ngay cách nấu bún riêu cua đồng đúng chuẩn tại nhà nhé!

1. Nấu bún riêu cua đồng

1.1 Nguyên liệu nấu bún riêu cua đồng

  • Bún tươi 400 gram
  • Cua đồng xay
  • Giò sống 100 gram
  • Huyết heo 200 gram
  • Đậu hũ 150 gram
  • Tôm khô 50 gram
  • Mực khô 30 gram
  • Lòng đỏ trứng gà 2 cái
  • Mỡ heo 100 gram
  • Hành tím 100 gram
  • Hành lá 20 gram
  • Cà chua 500 gram
  • Rau ăn kèm 300 gram
  • Mắm tôm 20 gram
  • Dầu điều 1 muỗng canh
  • Nước mắm 20 ml
  • Các gia vị thông thường
Nguyên liệu nấu bún riêu cua đồng
Để nấu bún riêu cua ngon, cua phải được giã bằng tay, váng thịt cua mới mềm, mịn và giữ được mùi vị đặc trưng

1.2 Cách chọn mua cua đồng tươi ngon

  • Chọn cua đồng có màu tím xám đục, phần mai cua màu sáng hơn. Muốn chọn cua nhiều thịt thì nên chọn cua đực có yếm nhỏ và nhọn, còn chọn cua nhiều gạch thì chọn cua cái có yếm lớn hơn, người ta thường gọi là yếm bông.
  • Chọn những con còn di chuyển nhanh, càng và chân còn đủ, linh hoạt. Dùng tay ấn vào vỏ yếm thấy nổi bọt khí là cua còn tươi.
  • Để nấu bún riêu cua ngon, cua phải được giã bằng tay, váng thịt cua mới mềm, mịn và giữ được mùi vị đặc trưng. Nếu không có thời gian mẹ có thể đem xay cua bằng máy xay, nhưng váng thịt cua thường xốp, sạn.
  • Không nên chọn cua đồng có mắt đỏ, bụng dưới cua có lông hay đầu lưng cua có chấm sao.

1.3 Dụng cụ thực hiện

Máy xay sinh tố, chảo chống dính, nồi xửng hấp, khuôn,…

2. Cách nấu bún riêu cua đồng

Cách nấu bún riêu cua đồng
Cách nấu bún riêu cua đồng tại nhà

2.1 Sơ chế cua đồng nấu bún riêu cua

  • Cua ngâm nước khoảng 1 tiếng để loại bỏ hết đất cát, xả lại nước sạch. Lột yếm cua, mai cua và để riêng.
  • Dùng thìa nhỏ nạo lấy phần gạch cua cho vào chén, ướp với một ít tiêu xay, hạt nêm. Xay hoặc giã nhỏ phần yếm cua.
  • Cho cua xay vào một chiếc tô lớn ướp vào ít muối rồi hòa nước vào, dùng tay bóp nhẹ cho thịt cua tan vào với nước. Sau đó, dùng tay hoặc rây lọc bỏ xác cua lấy nước. Lược lấy khoảng 3.5 lít nước riêu cua là được.

2.2 Sơ chế các nguyên liệu khác nấu bún riêu cua

  • Mỡ heo rửa sạch, cắt thành từng miếng vuông nhỏ sau đó đem chiên vàng (tận dụng phần nước mỡ heo làm dầu để chiên các nguyên liệu khác). Đậu hũ cắt nhỏ mang đi chiên vàng.
  • Hành lá rửa sạch 1 nửa cắt nhỏ còn 1 nửa cắt khúc khoảng 3cm. Hành tím lột vỏ cắt lát.
  • Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Huyết heo đem luộc sơ lại với nước cho sạch và cắt khúc vừa ăn.
  • Tôm khô và mực khô ngâm nước khoảng 30 phút, sau đó đem mực cắt nhỏ rồi chiên vàng cùng với tôm khô.

2.3 Phi hành tím

  • Cho vào chảo lòng sâu 150ml dầu ăn (hoặc tận dụng phần nước mỡ heo nếu nhiều) đun nóng, rồi cho hành tím đã cắt lát vào chiên vàng.
  • Sau khi hành chín vàng thì cho phần tóp mỡ đã thắng vào chiên sơ rồi vớt ra để ráo.

Mẹo phi hành tím giòn ngon, không bắn dầu

  • Thêm 3 – 4 giọt chanh cùng với 1 ít muối vào lúc dầu chưa sôi, đợi dầu sôi thì cho hành vào, như vậy hành sẽ giòn ngon và không bắn dầu.
  • Sử dụng tỷ lệ dầu ăn phù hợp cứ khoảng 500gr hành tím thì dùng khoảng 600ml dầu. Để hành được ngập trong dầu và giòn đều, không bị cháy.
  • Cho từ từ hành tím vào chứ không đổ hết một lần, đồng thời dùng đũa đảo liên tục nhưng nhẹ nhàng để tránh hành bị tách ra nhuyễn.

2.4 Xào gạch cua

Phần gạch cua đã tách riêng ra, mẹ cho vào chảo cùng với 1 muỗng canh nước mỡ heo và xào chín.

Nấu bún riêu cua: Làm và hấp chả
Mắm tôm tạo nên hương vị đặc trưng của bún riêu, nếu mẹ không thích vẫn có thể bỏ ra nhé

2.5 Nấu bún riêu cua: Làm và hấp chả

  • Cho vào tô 100gr giò sống, 2 cái lòng đỏ trứng gà, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 ít hành lá cắt nhỏ cùng với một ít nước riêu cua đã lọc và trộn đều.
  • Sau đó cho phần hỗn hợp này vào khuôn cùng với khoảng 100ml nước riêu cua đã lọc và đem hấp khoảng 30 – 40 phút cho phần chả cua chín.
  • Mẹ phết lên bề mặt chả cua ít gạch cua đã xào tạo nên màu vàng đẹp mắt và tăng thêm hương vị.

2.6 Xào cà chua

Bắc chảo lên bếp cùng với một ít nước mỡ heo đun nóng, cho cà chua đã cắt múi cau, 1 muỗng canh dầu điều vào xào sơ khoảng 5 phút.

2.7 Nấu bún riêu cua: nước dùng

  • Phần mực và tôm đã chiên sẵn cho vào nồi, cùng với phần xác cua đã bọc kĩ bằng vải. Thêm vào nồi 1.5 lít nước và nấu khoảng 30 – 40 phút để tôm mực và xác cua ra được chất ngọt.
  • Vớt xác bỏ, lúc này trong nồi còn khoảng 1 lít nước dùng, tiếp tục đổ thêm 3 lít nước riêu cua đã lọc vào nồi nấu trên lửa nhỏ để riêu cua từ từ tạo thành váng thịt và nổi lên mặt nước.
  • Sau đó cho phần cà chua, đậu hũ, huyết heo, hành lá cắt khúc, gạch cua còn lại vào nồi nêm gia vị gồm: 60gr đường, 1 ít bột ngọt, 20ml nước mắm, 1 ít hạt nêm, tiêu và 20gr mắm tôm khuấy đều.

Mách nhỏ: Mắm tôm tạo nên hương vị đặc trưng của bún riêu, nếu mẹ không thích vẫn có thể bỏ ra nhé.

3. Thành phẩm

Nấu bún riêu cua
Cho bún vào tô, cắt phần chả riêu cua hấp thành những miếng vừa ăn, chan nước riêu cùng cà chua, huyết, đậu hũ và hành lá vào thưởng thức ngay thôi nào
  • Cho bún vào tô, cắt phần chả riêu cua hấp thành những miếng vừa ăn, chan nước riêu cùng cà chua, huyết, đậu hũ và hành lá vào thưởng thức ngay thôi nào.
  • Nước dùng ngọt thanh, chả riêu hấp béo mềm sẽ đem đến cho mẹ một hương vị vô cùng thơm ngon, dùng kèm với rau sống thì còn gì bằng. Còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp nấu bún riêu cua và chiêu đãi gia đình bằng món ăn hấp dẫn này chứ.

Tham khảo thêm: Cách xào bắp ngon ăn mãi không chán

Bún ốc là một món ngon quen thuộc với mỗi người Hà Nội. Vậy làm thế nào để nấu bún ốc đơn giản mà vẫn ngon đúng chuẩn cho cả nhà?

1. Giá trị dinh dưỡng của ốc:

Giá trị dinh dưỡng của ốc
Giá trị dinh dưỡng của ốc

Theo Hellobacsi, ốc chứa ít chất béo, giàu protein và rất giàu vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, selen, vitamin E và phốt pho. Ăn ốc có tác dụng làm xương, răng chắc khỏe, giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim, viêm khớp dạng thấp và nhiễm trùng tái phát, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Ốc là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên, nếu không chế biến cẩn thận, món ăn này cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Theo trang WebMD, thịt ốc nếu nấu cùng nước sốt bơ có thể gây nên vấn đề tim mạch. Ngoài ra nếu ăn ốc sống, người ăn có nguy cơ nhiễm bệnh giun phổi chuột.

2. Cách nấu bún ốc ngon đúng chuẩn Hà Nội:

2.1. Nguyên liệu:

Nguyên liệu nấu bún ốc
Nguyên liệu nấu bún ốc
  • 2 kg ốc nhồi loại vừa
  • 1/2 kg xương ống heo
  • 1 kg bún rối
  • 2-3 miếng đậu hũ: 2 – 3 miếng
  • 3 – 4 trái cà chua chín
  • Các gia vị: giấm bỗng, bột nghệ, dầu ăn hoặc mỡ, nước mắm, hạt tiêu, muối, đường…
  • Các loại rau sống: xà lách, rau muống chẻ, bông thiên lý, bắp chuối thái rối…
  • Hành lá, tía tô, rau thơm
  • Chanh, ớt, hành, tỏi

2.2. Cách nấu bún ốc:

2.2.1. Sơ chế nguyên liệu:

Sơ chế nguyên liệu món bún ốc
Sơ chế nguyên liệu món bún ốc

Cà chua, các loại rau sống, hành lá, tía tô, ranh thơm, chanh, ớt mẹ mẹ làm sạch rồi để ráo. Hành, tỏi mẹ bóc vỏ, rửa sạch, đập dập rồi băm nhỏ. Mẹ để riêng một củ hành đem thái thành các lát mỏng.

Mẹ bổ cà chua thành miếng cau khoảng 6 – 8 miếng. Ớt bỏ hạt, băm nhỏ. Hành lá, tía tô, rau thơm thái nhỏ. Xương heo rửa sạch, chần sơ qua nước sôi để bớt hôi. Đậu hũ mẹ cắt miếng vuông vừa ăn. Để đậu vàng giòn như ngoài quán, mẹ đem đậu chiên ngập trong dầu hoặc mỡ sau đó vớt ra để ráo trên giấy thấm dầu.

Đối với ốc, mẹ nên mua ốc từ 1 – 2 ngày trước khi nấu và ngâm ốc với nước vo gạo để ốc nhả hết chất bẩn và béo hơn. Mẹ nên thay nước vo gạo thường xuyên để ốc không bị hỏng, thối. Nếu mẹ không có nhiều thời gian, mẹ có thể ngâm ốc với 2 – 3 trái ớt để ốc nhanh đẩy chất bẩn hơn.

Khi chuẩn bị nấu ốc, mẹ rửa ốc bằng nước sạch nhiều lần rồi luộc chín. Mẹ lễ ruột ốc bằng tăm có đầu nhọn hoặc gai bưởi, bỏ hết phần phân ở ruột ốc, đem rửa sạch rồi bóp với giấm một lần cho sạch nhớt. Cách làm này có thể giúp ốc ngon hơn.

Mẹ ướp ốc đã rửa ướp với nước mắm, bột nghệ, một chút hành tỏi băm khoảng 30 phút cho đặm vị.

2.2.2. Nấu bún ốc:

Nấu bún ốc
Nấu bún ốc

Mẹ tận dụng nước luộc ốc để nấu nước bún. Mẹ để nước luộc ốc lặng cho lắng cặn rồi lọc lấy phần nước trong nấu bún.

Mẹ dùng một chiếc chảo nhỏ, cho dầu ăn hoặc mỡ vào đun nóng rồi ớt băm vào xào. Khi thấy ớt băm hơi săn lại, dậy mùi và đổi màu, mẹ múc ra chén.

Mẹ cho xương heo đã chuẩn bị vào nồi với khoảng 2 lít nước, nêm thêm một chút muối, hạt tiêu, hành tím thái mỏng. Mẹ chú ý ninh xương với lửa nhỏ và không đậy vung. Trong quá trình ninh, mẹ nên thường xuyên vớt bọt để nước dùng trong hơn. Sau khoảng 40 phút – 1 tiếng thì mẹ vớt xương ra, chỉ lấy nước.

Mẹ dùng một chiếc nồi khác, phi hành tỏi băm vàng thơm rồi cho ốc vào xào cùng, đảo nhanh tay với lửa lớn để ốc thấm dầu. Khi ốc săn lại, chín và thơm, mẹ tắt bếp rồi trộn với lá tía tô xắt nhỏ. Mẹ để ốc với nước xào mỗi thứ ra một chén riêng.

Mẹ phi thơm hành tỏi tiếp rồi cho cà chua vào xào. Cà chua chín mềm thì mẹ đổ nước luộc ốc, nước hầm xương và nước xào ốc vào nấu sôi, thêm chút giấm bỗng để nước dùng có vị chua dịu. Nước sôi lại thì mẹ nêm nếm gia vị vừa ăn, hạ lửa liu riu giữ nóng và cho đậu hũ vào nồi nước dùng.

2.2.3. Thành phẩm bún ốc:

Thành phẩm bún ốc
Thành phẩm bún ốc

Để ăn bún ốc, mẹ chần lượng bún vừa ăn qua nước sôi khoảng 1 phút rồi cho vào tô. Mẹ để nhân ốc lên trên, rắc thêm hành lá, rau thơm rồi chan nước dùng nóng. Mẹ nhơ múc thêm vài miếng đậu hũ, cà chua cho đẹp mắt. Bún ốc nóng hổi ăn kèm với rau thơm, chanh, ớt. Mẹ có thể thanh thế bún thành mì, bánh đa tùy theo khẩu vị.

2.2.4. Mẹo làm ớt chưng ăn cùng bún ốc:

Mẹo làm ớt chưng ăn cùng bún ốc
Mẹo làm ớt chưng ăn cùng bún ốc
  • Nguyên liệu
    • Ớt tươi: 100g
    • Ớt bột: 50g
    • Tỏi băm: 20g
    • Gia vị: dầu ăn, muối, đường…
  • Cách làm ớt chưng

Mẹ rửa sạch ớt tươi, loại bỏ cuống rồi để trên rổ cho ráo nước. Mẹ cắt ớt thành những lát nhỏ rồi cho vào trong máy xay sinh tố, thêm 1/2 muỗng đường, xay cho đến ớt nhuyễn rồi cho ra bát.

Mẹ chưng ớt 2 lần đến khi hỗn hợp sánh đặc.

Ở lần chưng đầu tiên, mẹ bắc nồi lên bếp, bật lửa vừa rồi cho thêm 1/2 chén dầu ăn vào cùng. Đợi khi dầu nóng, mẹ cho thêm tỏi băm vào phi đến khi vàng thơm thì thêm ớt xay cùng một ít muối vào rồi khuấy đều.

Ở lần chưng thứ 2, mẹ cho thêm 1/2 chén dầu ăn vào nồi, giảm lửa về nhỏ rồi cho ớt bột vào nồi khuấy đều. Đun thêm khoảng 3 phút, khi hỗn hợp sánh đặc thì tắt bếp, để cho nguội.

Để bảo quản ớt chưng, mẹ cho ớt chưng thành phẩm vào trong lọ thủy tinh, đậy kín. Thời hạn bảo quản theo cách này là 2 – 3 tháng.

Không khó để nấu bún ốc đúng chuẩn nhỉ? Nếu mẹ muốn tìm hiểu thêm những công thức nấu ăn ngon miệng khác thì hãy theo dõi những bài viết sắp tới trên Góc của mẹ nhé!

Một số công thức nấu ăn khác mẹ có thể tham khảo:

Thai giáo cho bé là cụm từ khóa được tìm kiếm nhiều trong vài năm trở lại đây. Cha mẹ ai cũng mong muốn con của mình phát triển toàn diện, thông minh ngay từ khi còn trong bụng. Tuy nhiên, không phải cứ áp dụng thai giáo là có thể tác động đến con một cách có hiệu quả. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thật kỹ xem thai giáo là gì và những sai lầm mà mẹ hay mắc phải để hạn chế nhé.

1. Thai giáo cho bé là gì?

Thai giáo chính là các phương pháp giáo dục dành cho thai nhi. Chúng sẽ được bắt đầu thực hiện việc phương pháp nuôi dạy con khoa học ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Áp dụng thai giáo cho bé đúng cách sẽ giúp cho thai nhi có thể phát triển đầy đủ thể lực và cả trí tuệ ngay từ khi mới hình thành.

Thai giáo cho bé là gì?
Áp dụng thai giáo cho bé như thế nào là đúng cách

Cụ thể, thực hiện thai giáo sẽ mang đến cho con những lợi ích sau:

  • Mang đến cho con một môi trường phát triển thật hoàn hảo ngay khi còn trong bụng mẹ.
  • Giúp cho bé cưng có thể phát triển trí não cũng như ngôn ngữ sớm. Hình thành phản xạ nhanh nhạy. Đồng thời tăng chỉ số về mặt cảm xúc cho con.
  • Tăng khả năng gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
  • Đây cũng là cách giúp mẹ có thể trang bị được kiến thức, kỹ năng đối với việc nuôi dạy con. Là tiền đề giúp việc giáo dục sơ sinh đạt hiệu quả hơn.

2. Các phương pháp thai giáo cho bé

Các phương pháp thai giáo cho bé
Cha mẹ hãy đọc sách và trò chuyện cùng với con

Sẽ có 2 loại thai giáo mà mẹ có thể áp dụng cho thai nhi đó là:

  • Thai giáo trực tiếp: Là các biện pháp tác động trực tiếp đến đến thai nhi. Thông qua các bài tập về 5 giác quan của mẹ và bé sẽ giúp con có thể tiếp nhận mọi thứ một cách tích cực.
  • Thai giáo gián tiếp: Là các biện pháp giáo dục thai nhi gián tiếp thai nhi qua việc chăm sóc cơ thể của ẹm hằng ngày.

3. 5 cách tiến hành thai giáo hiệu quả

Thực hiện thai giáo cho bé mẹ cần tác động đến cả 5 giác quan của con đó là:

  • Thính giác: Đến tuần thứ 24 thì hệ thống truyền âm thanh của tai thai nhi đã hoàn chỉnh. Mẹ có thể nói truyện, đọc sách cho con. Cùng con nghe những bài hát nhẹ nhàng, vui tươi để kích thích cho sự phát triển của bé.
  • Thị giác: Mẹ hãy áp dụng thực hiện thai giáo thị giác cho con từ tuần 33 vì lúc này con ngươi của con đã có thể co giãn khi tiếp xúc với ánh sáng. Phương pháp là mẹ sử dụng đèn pin và di chuyển dọc theo bụng trong vài giây rồi lại tắt. Thực hiện nhiều lần để em bé có thể quen dần mẹ nhé. Ngoài ra cũng đừng quên tắm nắng hằng ngày. Vì ánh sáng tự nhiên rất tốt cho cả 2 mẹ con đó.
  • Khứu giác: Tuần 36 là thời điểm khứu giác của con hoàn thiện hoàn toàn. Lúc này, mẹ hãy cho con cảm nhận những mùi hướng tự nhiên để kích thích khứu giác. Một số mùi hương tốt mà mẹ có thể dùng là: tình dầu bưởi, oải hương, khuynh diệp…
  • Xúc giác: Tuần thứ 8 trở đi là mẹ có thể áp dụng thai giáo cho bé có liên quan đến xúc giác. Các hoạt động rất đơn giản là: vuốt ve, massage nhẹ nhàng. Thời gian phù hợp là khoảng 9h tối, kéo dài 5-10 phút.
  • Vị giác: Từ tuần 13 trở đi con đã có thể cảm nhận mọi thứ bằng lưỡi. Vì thế mẹ hãy bổ sung chế độ dinh dưỡng để kích thích vị giác của con nhé.
cách tiến hành thai giáo hiệu quả
Cho ngon nghe nhạc để phát triển về thính giác

4. Sai lầm thường gặp khi thực hành thai giáo 

Thai giáo cho bé là rất tốt nhưng nhiều mẹ lại làm dụng điều ngày khiến chúng phản tác dụng. Vậy thì, hãy cùng xem những sai lầm các mẹ thường gặp phải để tránh nhé.

4.1. Ép con nghe nhạc cổ điển

Chắc chắn có không ít mẹ nghĩ rằng nhạc cổ điển là âm nhạc bác học, hàn lầm. Muốn con phát triển thông minh thì phải cho con nghe loại nhạc này. Thực tế thì đây là một kiến thức hoàn toàn sai.

Chúng ta chỉ cần chọn loại nhạc nào có giai điệu nhẹ nhàng và tiết tấu chậm ở khoảng 60-80 nhịp/phút là được mẹ nhé. Vì vậy, mẹ có thể thoải mái chọn nhạc cho con nghe. Có rất nhiều thể loại phù hợp như: nhạc thiếu nhi, nhạc trẻ, dân ca, trữ tình…

Quan trọng nhất trong việc hình thành sự phát triển của con vẫn là tâm trạng mẹ. Vì thế, mẹ phải thực sự vui tươi và thoải mái khi mang thai thì mới tốt cho con.

mẹ phải thực sự vui tươi và thoải mái khi mang thai thì mới tốt cho con
Thay đổi chế độ ăn theo từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển của con

4.2. Sai lầm thai giáo cho bé – nghe nhạc âm lượng quá lớn

Mẹ nghĩ rằng con bị ngăn cách bởi thế giới bên ngoài thông bởi mang bụng và túi ối nên sẽ chẳng thể cảm nhận rõ được âm thanh bên ngoài. Vì thế mà mẹ bật tai nghê âm lượng thật to để con có thể nghe thấy. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho thai nhi khó chịu và còn lảnh ảnh hưởng đến thính giác của con nữa.

Mẹ chú ý, không nên cho con nghe nhạc có sóng âm cao hơn 4.000Hz. Tức là nhạc vừa đủ nghe với tai mẹ là được. Vừa nghe nhạc, vừa lắng nghe chuyển đông của con để điều chỉnh nhé.

4.3. Thường xuyên xoa bụng bầu

Sai lầm khi thực hiện thai giáo cho bé tiếp theo là mẹ xoa bụng con quá nhiều. Masage hay xoa bụng nhẹ nhàng là một trong những phương pháp thai giáo giúp con phát triển xúc giác. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên thực hiện với tần suất vừa đủ như ở trên đã đề cập mà thôi.

thai giáo đúng cách
Sử dụng tinh dầu để con có thể cảm nhận mùi hương tốt hơn

Bên cạnh đó, cũng không nên dùng cả bàn tay để vuốt ve mà chỉ nên dùng ngón tay mà thôi. Vuốt thành bụng từ trên xuống dưới và từ trái qua phải để con cảm thấy thoải mái nhất.

Mẹ đã ghi nhớ phương pháp thai giáo cho bé để thực hiện đúng cách và sai lầm khi thực hiện để tránh chưa nào? Hãy luôn đồng hành cùng với sự phát triển của con mẹ nhé.

Bún măng vịt là món ăn thanh mát để mở đầu cho một ngày dài. Hôm nay, mẹ cùng Góc của mẹ bắt tay vào bếp để cùng nấu bún măng vịt đơn giản mà siêu ngon nhé!

1. Những lợi ích sức khỏe của món bún măng vịt:

Những lợi ích sức khỏe của món bún măng vịt
Những lợi ích sức khỏe của món bún măng vịt

Theo Sở Y tế Nam Định, thịt vịt chứa lipit, protit, P, Ca, Fe và các vitamin (B1, B2, A, D, E). Theo y học cổ truyền, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, bổ huyết, lợi thấp nhiệt, hòa ngũ tạng, giải độc,… Những món ăn làm từ thịt vịt có thể chữa mồ hôi trộm, suy nhược nóng trong, miệng khô, khát, đại tiểu tiện kém, ít kinh nguyệt.

Theo Thầy thuốc Việt Nam, măng có tác dụng giúp giảm cân, kiểm soát cholesterol, tốt cho tim mạch, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch,… Tuy nhiên, loại thực phẩm này không phù hợp với phụ nữ có thai, người bị bệnh thận, đau dạ dày, bệnh gout.

2. Cách nấu bún măng vịt đơn giản mà siêu ngon:

2.1. Nguyên liệu bún măng vịt:

Nguyên liệu bún măng vịt
Nguyên liệu bún măng vịt
  • Vịt: 1/2 con (khoảng 700gam)
  • Măng tươi: 250 gam
  • Nấm rơm: 500 gam
  • Tiết vịt: 100 gam
  • Bún tươi: 1kg
  • Rượu trắng: 100ml
  • Gừng: 2 nhánh
  • Hành tím: 4 củ
  • Tỏi: 1 củ
  • Hành lá: 2 nhánh
  • Rau mùi: 10 gam
  • Rau răm: 10 gam
  • Ớt: 2 trái
  • Dầu ăn hoặc mỡ
  • Rau ăn kèm (rau quế, rau muống, bắp chuối bào, hoa thiên lý,…)
  • Gia vị thông dụng (đường, tiêu, hạt nêm, bột ngọt, muối, nước mắm,…)

2.2. Cách chọn vịt và măng trong món bún măng vịt:

Cách chọn vịt và măng trong món bún măng vịt
Cách chọn vịt và măng trong món bún măng vịt

2.2.1. Cách chọn vịt:

  • Đối với vịt sống:

Khi mua vịt, mẹ nhớ chú ý lông vịt. Vịt ngon có bộ lông bóng mướt, vạch bên trong thấy không còn lông tơ, lông vũ bên ngoài mọc dài đầy đủ. Nếu mẹ thấy vịt lông xù, có mùi hôi, vịt ủ rũ thì không nên chọn vì đây có thể là vịt ốm bệnh.

Lúc mua, mẹ cũng nên nắm vào ức vịt. Nếu thấy ức vịt tròn đầy, mập mạp, da cổ và da bụng dày là vịt ngon.

Mẹ nên chọn vịt trưởng thành vì nhiều thịt và dễ nhổ lông. Mẹ để ý thấy hai cánh vịt có thể đan chéo vào với nhau là đạt chuẩn.

  • Đối với vịt làm sẵn

Đối với vịt đã làm sẵn, mẹ nên chọn vịt có màu vàng nhạt, da vịt đều màu, cảm giác tươi mới. Không chọn vịt quá sậm màu hoặc có vết bầm, loang lổ. Mẹ có thể ấn vào thịt vịt để kiểm tra độ đàn hồi. Nếu ấn vào thấy săn chắc, có độ đàn hồi là vịt ngon. Nếu thấy mềm nhũn, có mùi hôi ươn, chảy nước thì mẹ không nên chọn vì có thể là vịt để lâu, không ngon.

2.2.2. Cách chọn măng:

Nếu chọn măng tươi còn vỏ thì mẹ nên chọn măng có dáng thắng, màu sắc tươi mới, bề mặt không có đốm, không bị héo. Còn nếu chọn măng luộc sẵn mẹ nên chọn măng có vỏ mỏng, giòn, không nên chọn măng quá trắng, màu măng vàng nâu, có những đường vân. Những ngọn măng bé thường dày cơm và đậm vị hơn măng to.

2.3. Sơ chế thịt vịt:

Mẹ sơ chế thịt vịt bằng cách rửa sạch thịt vịt với nước sau đó thoa muối lên cả bên trong lẫn bên ngoài vịt. Mẹ có thể khử bớt hôi của thịt vịt bằng cách dùng muối, rượu trắng, gừng đập dập chà xát lên khắp mình vịt trong vài phút và rửa lại với nước hoặc dùng muối chà xát đều lên mình vịt, sau đó dùng chanh xát đều lên vịt lần nữa và rửa sạch lại với nước. Sau khi khử sạch mùi hôi của thịt vịt, mẹ chặt vịt thành từng miếng vừa ăn rồi để ráo. Bước này sẽ làm món bún măng vịt trở nên hoàn hảo hơn.

Mẹ bóc vỏ hành, tỏi, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Gừng mẹ cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi thái sợi. Sau đó, mẹ trộn đều thịt vịt cùng gừng thái sợi, 1/2 lượng tỏi băm nhuyễn, 1/2 lượng hành tím băm nhuyễn, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu.

Mẹ lưu ý ướp thịt vịt trong khoảng 15 – 30 phút trước khi nấu cho vịt đậm vị, ăn ngon hơn.

2.4. Sơ chế măng:

Sơ chế măng
Sơ chế măng

Để nấu bún măng vịt ngon, việc sơ chế măng rất quan trọng. Sơ chế măng có thể giúp măng bớt vị đắng và bớt độc.

Măng tươi mua về mẹ nhớ rửa sạch, sau đó luộc với nước và ít muối. Khoảng 30 phút sau, vớt măng ra, rửa lại với nước mát, cắt măng thanh từng miếng nhỏ vừa ăn.

Để măng bớt độc và bớt đắng trong món bún măng vịt, mẹ có thể sơ chế măng bằng cách cho vào nồi luộc ngập nước luộc 2 – 3 lần, mỗi lần 15 phút, sau đó rửa sạch hoặc với nước. Mẹ cũng có thể sơ chế măng bằng cách ngâm măng ngập trong nước vo gạo sau khi đã luộc nhiều lần. Với cách này, mẹ nhớ chú ý thay nước vo gạo 2 lần 1 ngày để măng không bị lên men và bốc mùi hôi. Lúc chế biến mẹ chỉ cần lấy măng ra rửa lại là có thể sử dụng.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể luộc măng với nước bồ ngót. Khi măng đã chín, mẹ chỉ nhấc xuống chắt hết nước rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá bồ ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.

2.5. Cách nấu măng, vịt:

Cách nấu măng, vịt
Cách nấu măng, vịt

Để nấu bún măng vịt, mẹ bắc nồi lên, đun nước cho sôi rồi cho tiết vịt vào luộc. Sau khi tiết vịt chín, mẹ vớt ra và thái miếng vừa ăn.

Mẹ tiếp tục nấu sôi một nồi nước khác, cho bún vào trụng khoảng 1 phút, đổ bún ra rổ, để ráo. Mẹ không nên dùng luôn nồi đun tiết để bún được trắng hơn.

Hành lá, rau răm, nấm mẹ nhặt rồi rửa sạch. Các loại rau ăn kèm mẹ cũng nhặt sạch, sau đó rửa với nước muối loãng.

Mẹ xào măng trước để măng ngấm gia vị. Mẹ phi thơm hành sau đó cho măng vào xào. Khi nào măng mềm, mẹ nêm nếm gia vị vừa ăn rồi để riêng.

2.6. Cách nấu nước dùng:

Cách nấu nước dùng bún măng vịt
Cách nấu nước dùng bún măng vịt

Mẹ tiếp tục cho vào nồi dầu ăn hoặc mỡ. Khi dầu hoặc mỡ nóng lên, mẹ trút thịt vịt vào đảo đến khi thịt vịt săn lại. Mẹ nấu nước dùng bằng cách cho thêm 2 lít nước vào nồi xào thịt, khuấy đều. Lúc mới cho nước vào, mẹ nhớ để lửa lớn đun cho  đến lúc nước sôi rồi mới hạ lửa nhỏ hầm khoảng 30 phút để thịt vịt chín mềm. Lúc này mẹ cho nấm rơm, huyết, măng vào nồi. Khi nào nước sôi lại lần nữa mẹ chỉ cần nêm nếm vừa ăn là có thể tắt bếp.

Cách hấp ghẹ ngon là bí quyết để có một bữa ăn gia đình mới mẻ. Sau những bữa cơm thường ngày với vòng quay món ăn đã bắt đầu nhàm chán, một món hải sản tươi ngon sẽ là lựa chọn lý tưởng. Ghẹ hấp bia, ghẹ hấp lá chanh hay gừng tỏi đều là những món ăn rất đáng để thử.

1. Ghẹ hấp bia với sả

Ghẹ hấp bia với sả
Ghẹ hấp bia với sả

1.1. Nguyên liệu

  • Ghẹ: 1kg.
  • Bia: 1 lon.
  • Sả: 4 củ.
  • Nồi hấp.

Xem thêm:

Bé 3 tuổi ăn gì để tăng cân, phát triển toàn diện?

Cách hâm cháo cho bé – tuyệt chiêu chăm con khỏe của bà mẹ khéo

Món ăn từ trứng cho bé với những lợi ích và cách làm tiện lợi

1.2. Cách hấp ghẹ với bia và sả

Mẹ chuẩn bị một chiếc nồi hấp cách thủy thật sạch sẽ. Đổ lon bia vào trong nồi để sẵn sàng cho cách hấp ghẹ với “bí quyết” khử mùi tanh này. Sau khi đã rửa sạch sả, mẹ cắt khúc nhỏ khoảng 5cm và đập dập rồi cho vào nồi. Lưu ý, khi cho sả vào, mẹ xếp lớp dưới đáy nồi như một lớp lót.

Tiếp theo, mẹ đậy nắp vung nồi hấp lại. Đun đến khi bia trong nồi đã có mùi thơm bốc lên thì mở nắp vung. Sau đó, mẹ cho ghẹ vào hấp cùng với bia và sả. Mẹ nhớ rằng, ghẹ hấp bia ngon nhất khi đun ở lửa to. Bởi làm như vậy sẽ làm hơi bia và sả bốc lên, ngấm vào thịt ghẹ. Ghẹ vừa được khử mùi tanh, vừa có thể thơm mùi dễ chịu của sả.

2. Cách hấp ghẹ với lá chanh

Cách hấp ghẹ với lá chanh
Cách hấp ghẹ với lá chanh

2.1. Nguyên liệu cần có

  • Ghẹ: 1kg.
  • Lá chanh: 1 nắm lá thái nhỏ.
  • Nồi hấp.

2.2. Cách hấp ghẹ ngon với lá chanh

Sau khi sơ chế ghẹ và lá chanh xong, mẹ rửa sạch nồi hấp. Cho cả ghẹ và lá chanh vào và hấp cùng một lúc với nhau. Cách hấp ghẹ với lá chanh không cần quá nhiều thời gian đun. Chỉ cần từ 10 đến 15 phút là ghẹ đã chín, tùy theo độ lớn/nhỏ của ghẹ. Mẹ không nên hấp ghẹ quá khoảng thời gian này.

Quá trình hấp quá lâu sẽ làm ghẹ mất hết chất dinh dưỡng. Từ đó, thịt ghẹ bị nhạt, mất mùi vị do cách hấp ghẹ ngon chỉ tối đa 15 phút. Khi phần mai của ghẹ đã chuyển sang màu đỏ gạch, cùng với mùi lá chanh thơm nức, đó là lúc mẹ cần vớt ghẹ ra. Chỉ cần trình bày đơn giản ra đĩa lớn, rắc thêm chút lá chanh, mẹ đã hoàn thành cách hấp ghẹ với lá chanh.

3. Ghẹ hấp gừng tỏi – đảm bảo thơm ngon khó cưỡng

Ghẹ hấp gừng tỏi - đảm bảo thơm ngon khó cưỡng
Ghẹ hấp gừng tỏi – đảm bảo thơm ngon khó cưỡng

3.1. Nguyên liệu cần có cho cách hấp ghẹ với gừng và tỏi

  • 1kg ghẹ.
  • Gừng: 20g.
  • Tỏi: 1 củ.
  • Nồi hấp ghẹ.

3.2. Cách hấp ghẹ ngon với gừng tỏi bằng những bước đơn giản sau

Gừng và tỏi đều cạo sạch vỏ. Nếu mẹ gặp khó khăn khi cạo vỏ gừng, hãy sử dụng một chiếc thìa. Đây là bí quyết lột vỏ gừng không phải ai cũng biết. Dùng chiếc thìa nạo vào củ gừng, lớp vỏ sẽ nhanh chóng bị lột ra. Trong khi đó, phần thịt của củ gừng không bị mất đi quá nhiều. Sau khi đã cạo vỏ gừng và tỏi xong, mẹ băm nhỏ hai nguyên liệu này.

Mẹ chuẩn bị một nồi hấp đã rửa sạch, cho thêm ít nước vào bên trong. Cách hấp ghẹ này cần cho 6 lát gừng tươi cùng tỏi và ghẹ vào hấp cách thủy. Giống như hấp ghẹ với lá chanh, mẹ chỉ nên hấp tối đa 15 phút. Dấu hiệu nhận biết khi ghẹ đã chín là màu của ghẹ. Khi phần mai ghẹ đã đổi màu đỏ au, đồng thời mẹ đã ngửi thấy mùi thơm của gừng thì vớt ghẹ ra.

Khi cho ghẹ đã đĩa, mẹ rắc thêm chút hành lá băm nhỏ và rau mùi lên trên. Cách hấp ghẹ ngon với gừng và tỏi đảm bảo không làm thịt ghẹ mất đi dinh dưỡng. Hương vị của ghẹ vẫn được giữ nguyên. Độ ngọt thịt của ghẹ dường như càng rõ vị hơn khi đã có gừng và tỏi khử tanh.

4. Ghẹ hấp nước dừa – độc đáo, thơm nức mũi

Ghẹ hấp nước dừa - độc đáo, thơm nức mũi
Ghẹ hấp nước dừa – độc đáo, thơm nức mũi

4.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Ghẹ: 1kg.
  • Hành tím: 1 củ.
  • Dừa tươi: 1 quả.
  • Gia vị: muối, hạt nêm.
  • Nồi hấp.

4.2. Cách thực hiện

Trước tiêu, mẹ cần rửa sạch và đập dập hành tím. Sau đó, mẹ băm nhỏ loại gia vị này. Sau đó, mẹ chặt dừa để lấy nước dừa tươi. Phần cùi dừa cũng rất ngon và có nhiều dinh dưỡng, mẹ hãy giữ lại để làm món ăn vặt cho cả gia đình nhé. Cách hấp ghẹ với nước dừa ở bước tiếp theo cần đun sôi nước dừa. Đến khi nước sôi, mẹ thêm gia vị như muối và hạt nêm vào.

Tiếp theo, mẹ cho ghẹ vào hấp cùng và chờ trong khoảng từ 12 đến 15 phút đồng hồ. Khi thấy con ghẹ đã chuyển màu sang đỏ au, ghẹ đã chín. Mẹ vớt ghẹ cho ra đĩa và xếp ngay ngắn. Bước tiếp theo trong cách hấp ghẹ ngon với nước dừa chính là một cách hay để giữ nguyên mùi thơm của dừa. Đó là mẹ tiếp tục đun sôi nước dừa một lần nữa. Cuối cùng, mẹ rưới chút nước dừa lên trên ghẹ đã hấp.

5. Làm thế nào để hấp ghẹ không bị rụng càng?

Làm thế nào để hấp ghẹ không bị rụng càng?
Làm thế nào để hấp ghẹ không bị rụng càng?

Thông thường, cách hấp ghẹ làm ghẹ bị rụng càng là do sơ chế sai. Để ghẹ không bị rụng càng, điều quan trọng nhất là mẹ phải đảm bảo con ghẹ đã chết trước khi cho vào nồi hấp. Nếu như ghẹ còn sống, càng ghẹ rất có khả năng sẽ rụng ra hết sau khi hấp.

Để đảm bảo điều này, mẹ cần biết cách sơ chế ghẹ. Sau khi mua ghẹ về, mẹ giữ nguyên dây buộc. Tiếp đó, mẹ dùng dao hoặc kéo đâm vào vùng đỉnh tam giác của yếm ghẹ. Giữ nguyên khoảng 1 đến 2 phút là ghẹ đã chết. Sau đó, mẹ mới tháo dây buộc, rửa sạch sẽ với nước. Cách hấp ghẹ theo 4 phương pháp trên lúc này mới sẵn sàng.

Với 4 cách hấp ghẹ rất đa dạng bên trên, mẹ không còn lo mình thực hiện sai phương pháp khi chế biến món hải sản bổ dưỡng này nữa. Ghẹ hấp bia hay ghẹ hấp nước dừa đều rất hấp dẫn. Dù hấp ghẹ theo cách nào, điều quan trọng là cả gia đình đã có một bữa ăn giàu dinh dưỡng bên nhau với loại hải sản rất dễ ăn này.

Nguồn tham khảo:

https://www.dienmayxanh.com/vao-bep/cach-lua-ghe-ngon-cach-so-che-cach-bao-quan-va-khu-tanh-ghe-00067

https://www.vietnamonline.com/beach/guide/most-popular-seafood-dishes-you-can-find-any-vietnam-beaches.html

Giỏ hàng 0