Bé 3 tuổi ăn gì để tăng cân là điều mà nhiều mẹ đang băn khoăn và thắc mắc khi con bị suy dinh dưỡng, ăn nhưng không tăng cân. Những lúc này mẹ đừng quá lo lắng. Cũng không nên gượng ép con ăn quá nhiều. Hãy cùng Góc của ẹm tìm hiểu những thông tin hữu ích vừa giúp con tăng cân, vừa giúp mẹ hết ưu phiền nhé.
Mục lục
1. Sự phát triển của bé 3 tuổi
Bé ở giai đoạn 3 tuổi được coi là cột mốc rất quan trọng mà cha mẹ cần lưu tâm. Bởi lúc này não con đã hoàn thiện gần như 80% so với bộ não của người lớn. Thời gian này trẻ cũng được coi là được phát triển mạnh mẽ toàn diện trong cả trí tuệ, thể chất, ngôn ngữ, cũng như tính cách.
Bé đã bắt đầu đi nhà trẻ, mẫu giáo với những hoạt động sôi nổi cả ngày. Con sẽ có sự tăng cân và phát triển chiều cao trông thấy. Thông thường, con có thể đạt mức thể trọng là 16 – 18kg, và có chiều cao tầm 100cm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng nếu để trẻ suy dinh dưỡng, chậm tăng cân ở độ tuổi vàng từ 3 – 5 tuổi thì rất dễ gây nên hậu quả là việc kích thước não bộ của con sẽ nhỏ hơn trẻ bình thường. Mà hậu quả chính là trẻ sẽ bị ảnh hưởng về chỉ số IQ, các hành vi, cũng như nhận thức của mình. Vì vậy, bé 3 tuổi ăn gì để tăng cân thực sự quan trọng và mẹ luôn cần chú ý.
2. Chế độ dinh dưỡng cho bé 3 tuổi
Nếu mẹ đang băn khoăn rằng bé 3 tuổi ăn gì để tăng cân nhằm đảm bảo dinh dưỡng, và phát triển toàn diện của bé, thì mẹ hãy tham khảo những thông tin cần thiết sau đây:
- Đảm bảo đủ 3 bữa chính trong ngày cho con.
- Cung cấp đầy đủ những thực phẩm có chứa tinh bột, đạm, protein..
- Bổ sung các nhóm vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, B, C.. và sắt, kẽm, canxi..
- Cho bé ăn 2 -3 các bữa ăn phụ trong ngày với cháo, trái cây, sữa…
3. Biểu hiện của bé 3 tuổi chậm tăng cân
Việc theo dõi bé để biết con có phải đang chậm tăng cân hay không thì mẹ nên quan sát con trong cuộc sống thường ngày với các biểu hiện.
- Con sẽ không chịu ăn.
- Thường hay khó chịu, đầy bụng.
- Nếu bé 3 tuổi ăn vào là nôn thì rất có thể là con bị rối loạn tiêu hóa. Khiến con không hấp thu được dinh dưỡng mà bị chậm lên cân.
- Bé không lên cân trong một thời gian, hoặc là chậm hẳn việc lên cân, hay giữ cân nặng.
- Chiều cao của bé cũng không tăng trong vòng từ 2 đến 3 tháng.
- Bé 3 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân, ít vận động và không có sự hoạt bát.
- Bé hay bị rối loại tiêu hóa, hay nôn trớ.
- Bé còn có thể gặp phải tình trạng chậm biết đi, hay chậm mọc răng.
- Ngủ không ngon, hay tỉnh giấc.
4. Nguyên nhân vì sao trẻ chậm tăng cân
Bé 3 tuổi ăn nhiều những vẫn không tăng cân thì mẹ nên tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao con gặp phải tình huống này. Bởi có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng tới việc tăng cân của con.
- Đầu tiên, có thể thực đơn món ăn con chưa đáp ứng đủ nhủ cầu dinh dưỡng của bé. Khiến cho bé 3 tuổi tuy ăn nhiều những lại không tăng cân.
- Gặp phải bệnh lý ví dụ khi bé 3 tuổi ăn vào là bị nôn do các vấn đề về hệ tiêu hóa. Khiến con có thể ăn được những không hấp thụ được dinh dưỡng để đi nuôi cơ thể.
- Bé trong độ tuổi ham chơi nên con không chú ý khi ăn uống, nhai nhanh và nuốt vội nên không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng.
- Tâm lý của con có thể càng bị ép ăn, hoặc bị ép ăn quá nhiều nên có thể không cảm thấy ngon miệng khi ăn.
5. Thực đơn giúp bé 3 tuổi ăn gì để tăng cân
Trong thực đơn xây dựng để bé 3 tuổi ăn gì để tăng cân mẹ cần cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm như khoai tây, hay gạo… Các nhóm thịt như thịt lợn, hải sản…Cũng như không thể quên trái cây và rau xanh.
Sau đây, Góc của mẹ xin gợi ý một số thực đơn giúp mẹ tăng cân cho bé.
5.1. Món số 1: Cháo gà và bí đỏ
Nguyên liệu: 40gr thịt gà, 30gr bí đỏ, 20gr gạo.
Chế biến: Gà luộc chín, xe nhỏ. Bí thái nhỏ. Nấu cháo chín bằng nước luộc gà, rồi cho bí vào. Trộn đều với thịt gà. Để bé thưởng thức.
5.2. Món số 2: Cháo hạt sen và hàu
Nguyên liệu: 30gr gạo, thịt hào 50gr, hạt sen 20gr, nấm 30gr.
Chế biến: Ninh gạo với hạt sen. Nấm, và hàu băm nhỏ. Rồi cho nấm và hàu vào xào chín. Cháo chín múc ra trộn đều với hàu và nấm cho bé thưởng thức.
5.3. Món số 3: Cá chép hấp gừng
Nguyên liệu: 300gr cá chép, 20gr gừng.
Chế biến: Cá làm sạch, gừng băm nhỏ. Hấp cách thủy cá với gừng. Khi cá chín, cho bé ăn cùng với cơm, cũng như các loại thực phẩm khác là rau xanh.
5.4. Món số 4: Cháo lươn nấu rau củ quả
Nguyên liệu: 40 gr lươn, gạo 30gr, cà rốt 20gr, khoai tây 20gr.
Chế biến: Ninh gạo với khoai tây. Lươn luộc chín rồi lấy thịt. Cà rốt thái nhỏ. Sau đó cho hỗn hợp vào nồi ninh cháo.
6. Nguyên tắc khi mẹ lên thực đơn
Bé con không tăng cân thì mẹ cũng không nên vội vàng, hay ép buộc con quá mức. Bởi mẹ có thể khiến bé 3 tuổi ăn hay bị nôn trớ, hoặc con sợ đến mức bỏ ăn.
Do đó, mẹ nên nắm vững một số nguyên tắc:
- Chế độ ăn của con cần phù hợp với tuổi và thể trạng thực tại của bé.
- Thực phẩm trong thực đơn các bữa ăn của bé nên đa dạng và phong phú. Mẹ có thể kết hợp nhiều món ăn mới lạ với nhau. Điều này giúp bé có hứng thú với thức ăn thì cũng có thể tạo cảm giác ngon miệng cho con.
- Bé 3 tuổi ăn gì để tăng cân thì mẹ cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính cho bé. Đó là tinh bôt, đạm, vitamin và chất béo.
- Không nên dồn thành 1 bữa và ép con ăn. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nhưng bữa ăn vẫn phải đảm bảo yêu cầu cho trẻ.
- Bé 3 tuổi ăn gì để tăng cân thì thực đơn cần phải bổ sung thêm nhiều protein hơn. Có như vậy mới có thể bù đắp vào phần thiếu hụt của cơ thể. Cũng như giúp hồi phục thể trạng được tốt hơn.
- Tăng cường sử dụng các nguồn thực phẩm có nguồn gốc động vật như cá, tôm, cua hơn cho bé trong bữa ăn hoặc các protein có nhiều trong vừng, lạc, đậu..
- Vitamin và khoáng chất cũng vô cùng cần thiết để giải quyết vấn đề bé 3 tuổi ăn gì để tăng cân. Bởi những chất này sẽ tác động vào việc giúp cơ thể đang thiếu chất của bé phục hồi.
Rất nhiều mẹ đang băn khoăn bé 3 tuổi ăn gì để tăng cân, tuy nhiên mẹ không cần quá vội vàng hoặc gấp gáp. Chúng ta cần theo dõi tình trạng thực tế của con. Sau đó nên thực đơn những món ăn có đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể của bé. Thêm vào nữa, mẹ cũng cần bổ sung thêm nhiều chất đạm từ tôm, cua, thịt, cá.. cho con nhiều hơn. Tăng cường vitamin và khoáng chất.
Mẹ cũng không cần ép con ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn. Tránh con bị áp lực và sợ ăn hơn. Các bữa ăn của con nên chia nhỏ làm nhiều bữa. Kết hợp với thực đơn phòng phú và đa dạng theo sở thích của con nhé.