Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ 5 tháng bị tiêu chảy – Nguy hiểm khôn lường

Tiêu chảy là một trong số những bệnh thường gặp ở trẻ em. Căn bệnh này tưởng chừng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng câu trả là lời là có. Đối với trẻ tiêu chảy kéo dài có thể gây chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất. Vì vậy mẹ tỏ ra hoang mang khi con bị tiêu chảy. Do đó, mẹ không được phép chủ quan, lơ là trong việc điều trị. Dưới đây nhà mình chia sẻ những dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị trẻ 5 tháng bị tiêu chảy cho mẹ nhé.

1. Bệnh tiêu chảy là gì?

trẻ 5 tháng bị tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy là gì?

Bệnh tiêu chảy ở trẻ 5 tháng bị tiêu chảy thường gặp vào mùa hè. Vì mùa này hay gặp các bệnh lý do tiêu chảy nhiễm khuẩn. Vào mùa đông xuân hay gặp các bệnh lý tiêu chảy do virus (Rotavirus). Trẻ đột ngột đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, trung bình 10-15 lần. Đối với trẻ nhỏ có thể đi ngoài ra nước vàng tới 20 lần trong ngày. Tính chất phân lỏng toàn nước, lầy nhầy, có mùi chua, có bọt hoặc có máu. Lượng phân mỗi lần trẻ đi ngoài có thể nhiều hay ít. Một số trẻ “ị đùn” ra quần do phân chảy ra một cách khó kiểm soát, trẻ không kịp gọi mẹ.

Trẻ 5 tháng bị tiêu chảy có thể bị sốt, nôn ói, đau bụng, biếng ăn. Và quan trọng nhất là biểu hiện mất nước có thể nặng đưa đến tử vong. Đó là các dấu hiệu vật vã, bứt rứt hay nặng hơn là li bì khó đánh thức. Ngoài ra là mắt trũng, thóp lõm, môi khô tiểu ít, khát nước đòi uống liên tục.

2. Các dấu hiệu để nhận biết trẻ 5 tháng bị tiêu chảy

  • Tần suất đi ngoài của trẻ nhiều hơn mức bình thường: từ 3 lần trở lên.
  • Đi ngoài phân lỏng, phân nát, phân nhiều nước, dạng lổn nhổn hoặc nước, mùi tanh, có bọt, màu xanh hoặc vàng, có thể có máu.
  • Trẻ nhỏ bỏ bú, chán ăn.
  • Nôn ói vài lần hoặc thường xuyên.
  • Mất nước do đi ngoài và nôn nhiều, sút cân, chậm tăng cân.

3. Nguyên nhân trẻ 5 tháng bị tiêu chảy

trẻ 5 tháng bị tiêu chảy
Nguyên nhân trẻ 5 tháng bị tiêu chảy

Tác nhân gây tiêu chảy thường gặp ở trẻ 5 tháng bị tiêu chảy là siêu vi (virus). Một số ít trường hợp là vi khuẩn và ký sinh trùng. Lí do là dùng kháng sinh bừa bãi, kéo dài, hoặc do rối loạn tiêu hóa hấp thu ở ruột khi đổi sữa.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trẻ 5 tháng bị tiêu chảy:

  • Cho trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh
  • Cho trẻ ăn bổ sung không đúng cách
  • Do nước uống không sạch hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
  • Do dụng cụ hay tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.
  • Do xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách. Do quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn.
  • Do không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn.

4. Cách điều trị trẻ 5 tháng bị tiêu chảy

trẻ 5 tháng bị tiêu chảy
Cách điều trị trẻ 5 tháng bị tiêu chảy

4.1. Bổ sung nước

Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ gây mất nước, mất điện giải, do đó cách điều trị hiệu quả, thường được sử dụng đó là cho trẻ uống Oresol. Oresol dùng để điều trị tình trạng mất nước, điện giải do bệnh tiêu chảy gây ra, chứ không phải là thuốc điều trị tiêu chảy.

  • Cách pha Oresol: Cần pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm, chỉ pha với nước đã đun sôi, không pha với các loại nước khác. Lưu ý cần phải pha đúng tỷ lệ, tuyệt đối không được pha ít nước hơn so với hướng dẫn.
  • Cách cho trẻ uống: Cho trẻ uống chậm, uống thay nước, thường uống từ 50 – 100ml (tương đương khoảng 10 – 20 muỗng cà phê) sau mỗi lần trẻ tiêu chảy.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay Oresol bằng nước dừa, nước cơm, nước súp.
  • Nếu trẻ từ chối uống hoặc bị ói ngay sau khi uống thì cần phải theo dõi sát tình trạng mất nước của trẻ.

4.2. Sử dụng thuốc

  • Thuốc kháng sinh: Do ở trẻ 5 tháng bị tiêu chảy chủ yếu do virus gây ra, nên không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Bởi thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mà không có tác dụng tiêu diệt virus nên không có tác dụng trong điều trị tiêu chảy trẻ em do virus gây ra.
  • Thuốc kháng tiêu chảy: Không cần thiết sử dụng thuốc kháng tiêu chảy, vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy sẽ che mất các triệu chứng. Từ đó, làm chậm trễ việc điều trị, khiến cho bệnh kéo dài, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ.
  • Kẽm: Không cần thiết sử dụng kẽm với những trẻ đủ dinh dưỡng và không có nguy cơ bị thiếu kẽm. Chỉ cần thiết đối với những trẻ có nguy cơ bị thiếu kẽm như là trẻ bị giảm cân nặng. Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng làm giảm tái phát đợt tiêu chảy tiếp theo trong nhiều tháng sau đó.

5. Khi nào cần đưa trẻ 5 tháng bị tiêu chảy đi bệnh viện

  • Trẻ rất khát, môi khô, khóc không có nuớc mắt
  • Có máu trong phân
  • Tiêu chảy trên 8 lần trong vòng 6 giờ
  • Nôn ói nhiều, đau bụng
  • Trẻ yếu đi, lừ đừ, li bì
Khi nào cần đưa trẻ 5 tháng bị tiêu chảy đi bệnh viện

6. Cách phòng ngừa cho bé 5 tháng bị tiêu chảy

Rửa tay trẻ trước ăn, sau mỗi lần vệ sinh. Rửa tay sau mỗi lần làm vệ sinh cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, hay trước cho trẻ ăn uống để đề phòng trẻ bị nhiễm bệnh tiếp tục từ phân hay lây lan cho người khác.

Những chất thải của trẻ và giấy lau, phải được xử lý ngay, giặt sạch tã lót và khăn trải giường bị dính phân.

Thức ăn cho trẻ phải được nấu chín kỹ, không nên cho trẻ ăn thức ăn cũ.

Vậy đối với những trẻ 5 tháng bị tiêu chảy, mẹ cần quan tâm và để ý đến những thay đổi nhỏ nhất của cơ thể bé. Điều này chính là chìa khóa để có thể đem lại cho bé một sức khỏe tốt. Chúc các mẹ sẽ có được điều mình mong muốn.

Xem thêm: Nguyên nhân, dấu hiệu trẻ 5 tháng không tăng cân

Nguồn tham khảo: Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ 5 tháng bị tiêu chảy – Nguy hiểm khôn lường”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0