Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Món chè Thái từ lâu luôn nằm trong top món chè yêu thích của rất nhiều người. Cách làm chè Thái có dễ làm hay không? Cần nấu chè Thái như thế nào? Hãy cùng Góc của mẹ xem qua bài viết dưới đây

1. Chè Thái

Chè Thái
Chè Thái

Chè Thái là món chè có nguồn gốc từ Thái Lan. Những năm gần đây sau khi du nhập vào Việt Nam đã chiếm gọn được sự yêu thích của người Việt. Cách làm chè Thái đỏi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo trong khâu chế biến. Chè Thái được nấu và kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Khi ăn chè Thái sẽ cảm nhận được vị ngọt mát của nước cốt dừa, dai giòn của hạt lựu, thơm lừng của sầu riêng và mít. Đặc biệt, chè Thái có thể ăn cả trong mùa hè nắng nóng hay những ngày đông đều có vị ngon riêng khác nhau.

2. Nguyên liệu nấu chè Thái

Nguyên liệu nấu chè
Nguyên liệu nấu chè Thái
  • Mít dai nửa quả hoặc 800 gr (tùy theo sở thích để chuẩn bị nhiều hay ít mít)
  • Sầu riêng 2 múi (thay đổi theo sở thích ăn)
  • Vải thiều 1 chùm
  • Xoài chín 2 quả. Lê chín tới 1 – 2 quả.
  • Bột rau câu con cá dẻo hoặc bột sương sáo 1 gói
  • Nước cốt dừa tươi hoặc nước cốt dừa đóng hộp
  • Sữa tươi có đường hoặc không đường tùy theo sở thích 1 túi 180ml
  • Lá dứa, hoặc phẩm màu dùng trong thực phẩm hay có thể dùng siro màu các loại
  • Đường cát, thạch dừa, đá, dừa bào.

3. Cách làm chè Thái

Cách làm thạch rau câu
Cách làm thạch rau câu để nấu chè Thái
  • Lá dứa rửa sạch, thái nhỏ. Cho vào máy xay sinh tố cùng một ít nước rồi xay đều. Bỏ ra rây lọc để lấy nước cốt màu xanh của lá dứa.
  • Đổ bột sương sáo ra bát và trộn đều với đường (tùy theo khẩu vị cho ít hoặc nhiều đường).
  • Chuẩn bị khoảng 500ml – 1 lít nước cho vào nồi. Đổ hỗn hợp bột sương sáo vào khuấy đều.
  • Đợi hỗn hợp bột tan hết thì bật bếp đun lửa to. Khi sôi thì vặn nhỏ lửa, khuấy đều tay liên tục.
  • Đun khoảng tầm 1 – 2 phút thì cho nước cốt lá dứa vào, đun thêm 2 phút nước và liên tục khấy hỗn hợp cho chín thì tắt bếp.
  • Đổ thạch đã vào khuôn chuẩn bị sẵn, để nguội hẳn bên ngoài rồi cho vào ngăn mát khoảng 5 – 6 tiếng.
  • Thạch đông mát thì bỏ ra ngoài, thái miếng vừa ăn.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành phần thạch trong cách làm chè Thái.

3.1. Hoa quả ăn kèm khi làm chè thái

Hoa quả ăn kèm
Hoa quả ăn kèm khi làm chè thái
  • Mít bóc vỏ và sơ, loại bỏ hạt. Thái nhỏ hoặc xé sợi nhỏ, dài để ăn cùng chè.
  • Rầu siêng bóc lột vỏ, tách thịt sầu ra khỏi hạt. Cho vào máy xay sinh tố cùng sữa tươi, nước cốt dừa để tạo thành một hỗn hợp sền sệt thì dừng lại.
  • Xoài gọt vỏ, cắt miếng nhỏ vừa ăn.
  • Vải lột vỏ, bóc tách lấy hạt bỏ vào bát riêng.
  • Cho các loại trái cây đã sơ chế vào ngăn mát để vừa bảo quản, vừa làm mát trái cây để lúc ăn chè sẽ ngon hơn là một trong bí quyết để có cách nấu chè Thái ngon.

3.2. Cách làm chè Thái với phần hạt lựu

  • Rửa sạch lê, gọt bỏ vỏ. Cắt nhỏ và thái thịt lê thành những hạt nhỏ như hạt lựu với kích thước khoảng 1 cm.
  • Lê sau khi cắt thì cho vào nước lạnh hay nước đã pha muối thật loãng để không bị thâm phần thịt đã thái.
  • Sau khoảng 4 phút thì vớt ra, cho vào một tô khác. Đổ vào nước lá dứa nếu muốn hạt lựu màu xanh, cho siro hoặc phẩm màu thực phẩm màu đỏ vào nếu muốn hạt lựu có màu đỏ (tùy theo sở thích muốn ăn mà cho màu của siro – màu thực phẩm vào ngâm với thịt lê).
  • Ngâm trong khoảng 30 phút – 1 tiếng để hạt lựu ngấm màu. Màu của hạt lựu thay đổi theo sở thích của mỗi người khi nấu chè Thái.
  • Vớt hạt lựu đã lên màu cho ráo nước. Cho thêm bột năng vào hạt lựu để tạo lớp vỏ trắng bao xung bên ngoài.
  • Sau khi cho bột vào, đợi khoảng 3 phút, bỏ hạt lựu ra ngoài, rồi cho vào xóc đều trên ray lọc để rơi hết bột năng vụn xung quanh.
  • Chuẩn bị khoảng 1 lít nước đun sôi. Cho hạt lựu vào khuấy thật đều.
  • Chuẩn bị một bát nước đá lạnh sẵn để cho hạt lựu chín vào.
  • Đợi hỗn hộp sôi thì vặn nhỏ lửa, hạt lựu đã nổi hết lên trên mặt nước thì đun thêm khoảng 3 phút. Sau đó lấy muỗng thủng vớt hạt lưu ra cho vào bát nước lạnh đã chuẩn bị trước.
  • Ngâm khoảng 1 phút thì vớt hạt lựu ra. Như vậy là đã hoàn thành phần nguyên liệu thơm ngon không thể thiếu trong cách làm chè Thái đơn giản tại nhà.
Cách làm trân châu dạng sợi
Cách làm trân châu dạng sợi

3.3. Cách làm trân châu dạng sợi để nấu chè Thái

  • Cho bột năng vào tô, đun nước sôi.
  • Lấy nước lá dứa đun cùng 500ml nước cho sôi.
  • Nước sôi đổ từ từ vào bát bột năng, vừa đổ vừa đảo đều tay để bột ngấm vừa đủ nước.
  • Nhào bột cho tới khi thành một khối dẻo.
  • Cắt bột thành những khúc nhỏ, tán đều thành lớp bột mỏng trên rồi thái thành những sợi trân châu dài.
  • Đun sôi nước rồi thả trân châu sợi vào, khi sôi thì khuấy đều nhẹ tay rồi vớt vào bát nước lạnh để trân châu không bị dính.
  • Ngâm khoảng 2 phút thì vớt trân châu sợi ra cho ráo nước.

3.4. Thưởng thức sau khi làm chè Thái

  • Để vào tô thạch rau câu đã thái nhỏ, mít sé sợi, xoài, vải và hỗn hợp sầu riêng, cùng hạt lựu, trân châu sợi, và dưới thêm nước cốt dừa, dừa bào để thưởng thức.
  • Thêm đá bào vào chè để thưởng thức món chè Thái thơm ngon.

4. Lưu ý trong cách làm chè Thái

  • Khi làm thạch rau câu nên cho bột vào ngay từ khi nước còn lạnh, không nên cho vào lúc sôi nếu không sẽ khiến bột bị vón cục. Nếu đã đun nước sôi thì cần hòa tan bột sương sáo với một bát nước trước khi cho vào nồi nước sôi.
  • Tùy theo sở thích mà dùng màu xanh của lá dứa, hoặc có thể cho các màu khác nhau khi làm thạch rau câu và sợi trân chân.
  • Sầu riêng nếu không ăn được có thể thay thế bằng những loại trái cây khác.

5. Kết luận

Nguồn: KT Food Stories

Chè Thái đã “làm mưa, làm gió” trong giới nghiện đồ vặt bởi sự thơm ngon của chè. Cách làm chè Thái cũng khá dễ nhưng cũng đòi hỏi sự tỉ mị khi nấu. Lúc ăn mọi người sẽ cảm nhận được sự dai giòn của trân châu sợi, hạt lựu, vị thơm ngọt của các loại trái cây ăn kèm.

Chè khúc bạch là loại chè được nhiều người yêu thích trong vô số món chè của người Việt. Nếu không thể ra ngoài hàng để thưởng thức những ly chè khúc bạch thì chúng ta hoàn toàn có thể tự nấu chè khúc bạch để thưởng thức tại nhà. Vậy cách làm chè khúc bạch như thế nào? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Chè khúc bạch

Chè khúc bạch
Chè khúc bạch

Chè khúc bạch là gì? Nguồn gốc của chè khúc bạch nhiều ý kiến cho rằng nó được bắt nguồn bởi chính đặc điểm của chè. Từ “khúc” có nghĩa là cắt thành những miếng nhỏ, còn từ “bạch” có thể là từ màu sắc trắng của thạch, trái cây ăn kèm. Cũng có người cho rằng làm chè khúc bạch bắt nguồn từ HongKong.

Mặc dù có nguồn gốc từ đâu thì chè khúc bạch đã mang tới một món chè ngon thật tuyệt để thưởng thức trong những ngày hè nắng nóng này. Và cách làm chè khúc bạch thì quá dễ dàng để chúng ta tự làm tại nhà.

2. Nguyên liệu để làm chè khúc bạch

Nguyên liệu để làm chè
Nguyên liệu để làm chè khúc bạch
  • Bột gelatin khoảng 50gr
  • Kem whipping 400ml
  • Sữa tươi không đường (có đường)  1 lít
  • Các loại bột trà xanh 5 gr, cacao 5 gr
  • Lá dứa tươi
  • Nhãn, vải khoảng 500gr mỗi loại
  • Phô mai con bò cười 3 miếng
  • Bột con cá dẻo hoặc bột rau câu
  • Đường, hạnh nhân

3. Cách làm chè khúc bạch

Chuẩn bị sơ chế các nguyên liệu
Chuẩn bị sơ chế các nguyên liệu

3.1. Chuẩn bị sơ chế các nguyên liệu

  • Bột galetin cho ra bát và đổ thêm khoảng 300ml nước, khuấy đều. Bột khi nở sẽ biến thành dạng sền sệt, có thể hơi quánh lại một chút.
  • Phomai bỏ ra ngoài nhiệt độ phòng khoảng 1 tiếng để mềm, sau đó tan cho pho mai để thành nhuyễn mịn.
  • Bột rau câu cho vào tô rồi đổ thêm 1 lít sữa vào, khuấy đều để trong vòng 15 phút cho bột nở.

3.2. Cách sơ chế để làm chè khúc bạch

Cách sơ chế
Cách sơ chế để làm chè khúc bạch
  • Hết thời gian ủ rau câu và sữa tươi. Cho lên bếp đun với lửa vừa phải, không nên để lửa quá to. Để cho hỗn hợp sôi nhỏ từ từ trên bếp.
  • Tiếp tục để lửa nhỏ, khuấy đều tay, cho phần phomai tán nhuyễn vào.
  • Đun thêm đến khi bột phomai tan hẳn, và bột rau câu chín hoàn toàn.
  • Vặn lửa nhỏ và đổ phần galetin đã ngâm trong nước vào nồi. Đun thêm từ 2 – 3 phút cho galetin tan hết.
  • Có thể cho thêm đường hoặc không tùy theo sở thích.
  • Đun thêm hỗn hợp khoảng 1 phút thì cho nốt kem whipping vào nồi.
  • Nhỏ lửa đun sôi hỗn hợp lăn tăn rồi tắt bếp.

3.3. Cách làm khúc bạch

  • Bột cacao cho vào bát trộn thêm nước khuấy tan.
  • Bột trà xanh làm tương tự như trên.
  • Chuẩn bị sẵn các khuôn tạo hình cho khúc bạch.
  • Chia 3 phần hỗn hợp, đổ 1 phần vừa nấu chín vào khuôn.
  • Một phần trộn thêm với bột cacao cho thật đều rồi đổ ra khuôn.
  • Một phần trộn với bột trà xanh thật đều rồi đổ vào khuôn định hình.
  • Khi đổ vào thì hớt phần bọt nếu có để khúc bạch được láng mịn, không có những vết rỗ trên bề mặt.
  • Sau khi đã đổ phần khúc bạch vào khuôn, để cả 3 khay vào ngăn mát trong vòng 4 – 5 tiếng để đông lại.
  • Phần khúc bạch sau khi đông lấy ra và thái nhỏ thành những miếng vừa ăn.

Chúng ta đã vừa hoàn thành phần khúc bạch trong cách làm chè khúc bạch đơn giản tại nhà.

3.4. Cách làm phần nước đường

  • Cho nước vào đường vào đun sôi.
  • Lá dứa rửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào đun sôi cùng nước.
  • Nước sôi thì vặn nhỏ lửa tầm 2 phút cho lá dứa ngấm mầu ra nước đường.
  • Tắt bếp, đợi nước nguội cho vào ngăn mát.

3.5. Cách làm hạnh nhân khi làm chè khúc bạch

  • Hạnh nhân cho vào chảo rang vàng và được coi là yếu tố mang tới sự mới lạ trong cách làm chè khúc bạch.
  • Có thể thay thế bằng các nguyên liệu khác như dừa khô, lạc rang.

3.6. Cách làm trái cây

  • Vải, nhãn bóc vỏ bỏ hạt.
  • Cho vào ngăn mát tủ lạnh.

3.7. Thưởng thức chè khúc bạch

  • Lấy tất cả các phần nguyên liệu trong tủ lạnh ra.
  • Cho vào bát 3 phần khúc bạch 3 màu, cho thêm dừa tươi nạo sợi, rồi dưới nước đường lên, thêm trái cây vài và nhãn. Cuối cùng rắc hạnh nhân lên trên và thưởng thức.

4. Các nguyên liệu có thể thay thế trong cách làm chè khúc bạch

Các nguyên liệu có thể thay thế
Các nguyên liệu có thể thay thế
  • Có thể thay kem whipping bằng sữa đặc. Tuy nhiên sữa đặc sẽ ngon hơn nên lượng dùng cần điều chỉnh cho phù hợp.
  • Trong cách làm khúc bạch nếu không có galetin có thể dùng bột rau câu, nhưng bột rau câu làm phần khúc bạch bị cứng, không mềm như khi dùng galetin.
  • Màu và hương vị của các phần khúc bạch có thể thay nếu không thích làm bằng bột cacao và trà xanh trong khi làm chè khúc bạch.

5. Mẹo vặt để có cách nấu chè khúc bạch ngon

  • Galetin cần được ngâm để nở bằng sữa hoặc nước lạnh. Không dùng nước nóng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng.
  • Phần khúc bạch không nên để lâu trong tủ sẽ khiến chè không còn thơm ngon.
  • Chè ăn ngon hơn khi các nguyên liệu được làm mát sẵn. Khi cho thêm đá sẽ ảnh hưởng đến vị ngọt của chè là bí quyết của cách làm chè khúc bạch.
  • Nước đường nếu không muốn có màu xanh thì có thể không cho thêm lá dứa vao.

6. Kết luận

cách làm chè khúc bạch
Cách nấu chè khúc bạch

Với cách làm chè khúc bạch rất dễ dàng nên giờ đây chúng ta có thể thỏa sức thưởng thức món chè thơm ngon này ngay tại nhà. Khi ăn sẽ cảm nhận được sự mềm dẻo thơm ngon của các lớp khúc bạch màu sắc kết hợp với vị ngọt bùi của trái cây ăn kèm.

Món chè trôi nước truyền thống đã trở lên quá quen thuộc với mọi người. Những viên trôi nước thơm dẻo cùng lớp nhân đậu xanh mềm mịn bên trong làm ta không thể nào quên được sau khi thưởng thức. Cùng Góc của mẹ xem cách làm chè trôi nước ngũ sắc qua bài viết sau đây.

1. Chè trôi nước là gì?

Chè trôi nước là gì?
Chè trôi nước là gì?

Chè trôi nước là loại chè có nguồn gốc từ xa xa lâu đời. Vào những ngày Tết Hàn Thực mồng 3 tháng 3, chè trôi nước có ý nghĩa là để cảm ơn một năm có mùa màng bội thu. Chè trôi nước giờ đây được ăn hầu như quanh năm. Cách làm chè trôi nước hiện nay được biến tấu đã mang đến sự đa dạng và phong phú cho món chè này.

2. Nguyên liệu nấu chè trôi nước ngũ sắc

Nguyên liệu nấu chè
Nguyên liệu nấu chè
  • Bột gạo nếp cần 500gr
  • Đậu xanh không vỏ khoảng 500gr
  • Nước cốt dừa tươi tự nấu hoặc nước cốt dừa đóng hộp
  • Lá dứa tươi 5 lá
  • Màu dùng trong thực phẩm hoặc siro màu đỏ, màu tím, màu vàng
  • Gừng, vừng, bột bắp, đường phèn, muối
  • Khoai lang 500gr

3. Cách nấu chè trôi nước ngũ sắc

3.1. Sơ chế các phần nguyên liệu trong cách làm chè trôi nước

  • Rửa sạch khoai lang, thái khoanh mỏng.
  • Cho vào nồi hấp chín, bỏ ra tô, dùng muỗng tán nhuyễn khoai cho mềm mịn.
  • Đậu xanh rửa sạch, cho ngâm nước khoảng 3 tiếng cho rời vỏ đậu. Làm sạch vỏ đậu, để khô ráo.
  • Gừng rửa sạch, lột bỏ, thái thành lát sợi mỏng, dài.

3.2. Cách làm đậu xanh để nấu chè trôi nước

  • Đậu xanh đãi sạch vỏ cho vào nồi. Đổ tiếp nước cốt dừa, đường phèn sao cho sâm sấp mặt đậu rồi bật bếp lửa lớn.
  • Đậu sôi vặn nhỏ lửa, đun khoảng 15 phút đến khi vừa cạn nước và đậu chín thì tắt bếp.
  • Dùng muỗng nghiền nát đậu thành hỗn hợp mềm mịn, vo tròn thành viên nhỏ vừa phải.

Chúng ta đã chuẩn sên xong phần nhân mềm thơm để nấu chè trôi nước ngũ sắc rồi.

3.3. Cách làm bột bánh trong chè trôi nước

  • Lấy bột nếp cho vào phần khoai đã mềm mịn, trộn thật đều với nhau.
  • Đun sôi nước, rồi từ từ vừa đổ, vừa trộn vào hỗn hợp bột khoai để khối bột trở nên mềm mịn.
  • Chia nhỏ khối bột lớn thành năm khối bột nhỏ vào các tô khác nhau để làm chè trôi nước ngũ sắc.

3.4. Cách làm chè trôi nước ngũ sắc

Cách làm chè trôi nước ngũ sắc
Cách làm chè trôi nước ngũ sắc
  • Lá dứa rửa sạch, thái nhỏ, cho vào xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Lọc lấy phần nước cốt màu xanh.
  • Cho các phần màu xanh lá dứa, phẩm màu hoặc siro màu vàng, màu đỏ, màu tím vào 4 bát bột.
  • Một bát để màu trắng nguyên bản.
  • Lần lượt tạo hình với các khối bột theo cách sau:
  • Cắt bột thành những phần nhỏ vừa ăn
  • Cán mỏng phần bột nhỏ đó và cho đậu xanh đã viên lại vào bên trong.
  • Vo tròn để tạo thành hình các viên trôi nước hình tròn.

3.5. Cách nấu chè trôi nước

  • Chuẩn bị 1 lít nước rồi đun sôi.
  • Nước sôi thả những viên trôi nước vào rồi đảo đều. Hỗn hợp sôi thì tiếp tục vặn nhỏ đun thêm trong 10 phút để các viên trôi nước nổi hết lên trên mặt nước.
  • Chuẩn bị bát nước đá lạnh.
  • Vớt trôi nước đã chín và ngâm vào bát nước đá.
  • Làm lần lượt cho đến khi hết các màu ngũ sắc của trôi nước.
  • Ngâm nước đá lạnh khoảng 3 phút thì vớt trôi nước ra ngoài.

Phần trôi nước là thành phần chính và quan trọng nhất trong cách nấu chè trôi nước ngon.

3.6. Cách làm nước cốt dừa khi nấu chè trôi nước

  • Cho 500ml cốt dừa, đường phèn lên bếp đun sôi. Vừa đun vừa khuấy cho đường tan đều.
  • Hòa tan bột bắp với 1 phần nhỏ nước.
  • Nước sôi thì cho phần nước bột bắp vào. Đun sôi nhỏ lửa đến khi được một hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp.

3.7. Cách làm nước đường để làm chè trôi nước

  • Cho khoảng 700ml nước, đường phèn, gừn vào đun khoảng 5 phút cho đường tan hết.
  • Cho các phần trôi nước đã làm ở trên vào đun sôi rồi tắt bếp.

3.8. Thưởng thức chè trôi nước ngũ sắc

Cho vào tô các loại trôi nước ngũ sắc cùng nước đường, thêm nước cốt dừa bên trên, rắc vừng rang trên cùng rồi thưởng thức.

4. Bí quyết chọn đậu xanh ngon để nấu chè trôi nước ngon

  • Đậu xanh cần mua những hạt đậu mới, thơm mùi đậu. Hạt đậu tròn và bóng vỏ.
  • Hạt cầm chắc tay chứ không mềm hay có bụi phấn bên ngoài.
  • Loại bỏ những  loại đậu có dấu hiệu khách thường như vỡ, đen, nứt…
  • Không mua đậu xanh khi có những mùi khó chịu, mùi lạ thường.
  • Nếu đậu bị mọt thì cần loại bỏ ngay lập tức.
  • Có thể dùng cả đậu nguyên vỏ nếu không có đậu đã tách vỏ sẵn. Loại bỏ vỏ bằng cách ngâm nước rồi tách vỏ để làm chè trôi nước.

5. Chọn khoai lang để nấu chè trôi nước

khoai lang
Khoai lang
  • Chọn củ khoai hai đầu hơi thuôn, thân mình dầy.
  • Cầm khoai nên chắc tay, củ cứng, không mềm.
  • Vỏ ngoài của khoai không bị xước hay có những đốm nâu, đốm đen và dấu vết bị hỏng.
  • Không mua những củ bị hà, có mùi lạ hoặc mùi khó chịu.
  • Tránh mua khoai bị rỗ, phần eo bị lõm vào.

6. Mẹo vặt để có cách làm chè trôi nước ngũ sắc ngon

  • Phần nước đường tùy vào sở thích ăn ngọt mà cho lượng đường phèn phù hợp vào khi nấu.
  • Có thể thay lá dứa, siro bằng màu của các loại củ quả có màu sắc tương ứng.
  • Bột nếp có thể mua túi bột khô hoặc dùng bột nếp xay nước.
  • Bánh trôi nước chín là lúc nổi hoàn toàn trên mặt nước. Lúc này cần vớt ngay ra cho vào bát nước để chúng không bị nát, dính khi ăn là một trong những bí quyết quan trọng trong cách nấu chè trôi nước ngon.
  • Chè trôi nước ngon hơn khi ăn mát vì thế nên cho chè vào ngăn mát trước khi thưởng thức.

7. Kết luận

chè trôi nước
Chè trôi nước

Món chè trôi là món chè truyền thống lâu đời được rất nhiều người yêu thích. Chè trôi nước ngũ sắc khi ăn sẽ có sự mềm dẻo, thơm ngon của bột nếp và đậu xanh. Cách nấu chè trôi nước khá đơn giản, không quá cầu kỳ. Chè trôi nước có thể thưởng thức lạnh vào mùa hè, và ăn nóng vào những ngày đông giá rét.

Cách hấp mực tại nhà ngon nhất đảm bảo độ tươi ngon làm như thế nào? Mực luôn là một trong những loại hải sản yêu thích của nhiều người. Do đó, mực hấp rất dễ “chinh phục” những bữa ăn hàng ngày của gia đình. Mẹ cần phải nắm được 4 cách hấp mực giòn ngon sau đây để làm đa dạng khẩu phần ăn dành cho bé.

Mực hấp là món ăn tốn rất ít thời gian để chuẩn bị. Cách hấp mực ngon không hề tốn công sức và khó khăn. Tuy nhiên, cách chọn mực tươi và sơ chế mới là quan trọng. Mực bán ở ngoài chợ hay siêu thị thường dễ bị mua phải loại 2, loại 3. Thậm chí, có tình trạng bị hỏng hay ôi thiu nếu mẹ không biết cách lựa. Ăn hải sản rất quan trọng độ tươi ngon. Vậy nên mẹ cần phải biết cách chọn mực trước khi học cách hấp mực.

1. Cách chọn mực sống tươi

Cách chọn mực sống tươi
Cách chọn mực sống tươi

Mực sống khi mua ngoài cần phải đảm bảo rất nhiều tiêu chí. Trong đó, có những tiêu chí có thể nhìn nhanh bằng mắt thường. Ngoài ra, cũng có những dấu hiệu đòi hỏi mẹ phải quan sát kỹ một chút. Hãy thử ra chợ hoặc siêu thị và áp dụng ngay các tiêu chí này nhé. Chỉ loáng cái là mẹ đã có những cân mực tươi để nhanh chóng bắt đầu cách hấp mực giòn ngon rồi:

  • Thân mực sáng bóng. Màu mực trắng, hơi ngả về màu trắng sữa, có thể hơi hồng. Những con mực nhợt nhạt hoặc trắng đục mẹ nên tránh không chọn.
  • Độ đàn hồi và săn chắc của thân mực tốt. Tiêu chí này bắt buộc phải sử dụng một chút tiếp xúc mới đánh giá được.
  • Một bộ râu mực còn nguyên vẹn, không bị đứt sẽ cho thấy đây là con mực tươi ngon. Phần râu mực săn chắc cũng cho thấy điều này. Trái lại, những con mực có râu mềm thường không còn tươi nữa.
  • Đầu mực phải dính chặt vào thân. Nếu mẹ nhấc mực lên mà thấy đầu bị đứt ra, đó là con mực không đạt tiêu chuẩn để sẵn sàng cho cách hấp mực.
  • Đương nhiên, mực có mùi tanh, hôi không được phép mua nếu mẹ muốn có cách hấp mực ngon.
  • Giá cả: thông thường, mực có giá không hề rẻ. Là đồ hải sản, lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cực cao, nên giá thành của mực khá đắt. Nếu mẹ ham rẻ mua phải loại mực kém chất lượng, món mực hấp cũng sẽ không được ngon. Hãy luôn nhớ câu: “Đắt xắt ra miếng” hay “Của rẻ là của ôi”.

2. Cách hấp mực ngon cần phải đi kèm với bí quyết sơ chế mực

Bí quyết sơ chế mực
Bí quyết sơ chế mực
  • Rửa sạch mực khi mua về. Mẹ dùng tay rút đầu mực ra khỏi thân mực. Ở bước này nên cẩn thận, tránh để vỡ túi mực. Nếu không may túi mực bị vỡ, mẹ rửa mực với nước sạch một lần nữa.
  • Rút phần xương sống, lấy ra túi mực và ruột bên trong. Nếu mẹ mua đúng loại mực trứng thì không cần bỏ trứng.
  • Đối với những con mực to, thân mực sẽ có một lớp màng bao quanh. Mẹ nhớ tách lớp màng này ra và vứt đi nhé. Những con mực nhỏ cũng có màng này nhưng không cần phải bỏ đi.
  • Phần đầu mực: bỏ mắt. Nếu mẹ giữ nguyên mắt và hấp lên, mực sẽ có vị tanh. Ngoài ra, phần miệng của mực cũng cần tách bỏ bằng dao để chuẩn bị cho cách hấp mực.

Sau khi đã sơ chế kỹ mực, mẹ rửa sạch lại một lần nữa. Với các loại mực ống, mực sữa, mực trứng, mực sim, mẹ nên rửa cùng rượu trắng rồi mới rửa với nước. Cách hấp mực giòn ngon với mực nang thì cần thêm một bước nữa. Đó là cắt mực nang thành miếng vừa ăn. Sau đó, bóp mực với gừng và rượu trắng rồi rửa sạch. Mục đích của những công đoạn này là để khử mùi hôi tanh.

Xem thêm:

Thực đơn cho bé 22 tháng tuổi: tiêu chuẩn, chế độ, gợi ý

“Hấp dẫn” bé yêu với 4 món ăn vặt từ khoai lang

3. Cách hấp mực ngon với bia

Hấp mực với bia
Cách hấp mực ngon với bia

3.1. Nguyên liệu cần có

  • 1kg mực tươi (mẹ nên chọn mực trứng hoặc mực sim để hấp ngon nhất).
  • 2 lon bia.
  • 5 cây sả.
  • Gia vị cần cần có cho cách hấp mực với bia: tương ớt, mù tạt, bột ngọt, muối, xì dầu, ớt, chanh, đường, hạt tiêu.
  • Ngoài ra, một chiếc nồi hấp không thể thiếu được cho cách hấp mực giòn ngon.

3.2. Cách hấp mực ngon với bia

Bóc lớp vỏ đã khô héo của sả ở bên ngoài. Sau đó đập dập và cắt thành khúc nhỏ. Đổ bia vào nồi hấp. Rải một lớp sả lên trên tấm xửng hấp. Tiếp theo, đặt mực lên trên lớp sả. Đậy vung nồi thật kín và bắt đầu hấp. Sau khoảng 10 phút, mực sẽ chín. Mực với bia không nên để thời gian hấp quá lâu. Kết quả sẽ khiến mực bị khô, đồng thời thịt mất đi độ ngọt. Nước chấm mực có thể được làm từ tương ớt, mù tạt pha với xì dầu. Nếu không thích chấm cay, mẹ có thể dùng muối chanh ớt và hạt tiêu cũng rất ngon.

4. Cách hấp mực giòn ngon với gừng sả

Hấp cùng gừng sả
Cách hấp mực giòn ngon với gừng sả

4.1. Nguyên liệu cần có

  • Mực tươi: 1kg.
  • Gừng: 2 củ.
  • 3 cây sả tươi.
  • Ớt, chanh, tỏi.
  • Gia vị cần có cho với gừng sả: đường, mì chính, mắm nêm.

Xem thêm:

Giải đáp thắc mắc sau sinh ăn hải sản được không?

Thực phẩm không nên cho bé ăn dặm mà bố mẹ nên biết

4.2. Cách làm mực hấp gừng sả

  • Mực to: cắt thành miếng nhỏ, mực nhỏ: để nguyên cả con để hấp.
  • Gừng: gọt vỏ, rửa với nước, thái thành sợi nhỏ.
  • Sả: bóc lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch rồi đập dập và cắt thành khúc khoảng 5cm.
  • Xếp một lớp gừng và sả vào tấm xửng hấp. Sau đó mẹ rải mực lên trên lớp này. Cuối cùng rải nốt chỗ gừng và sả còn lại lên mực. Đậy kín nắp vung nồi và hấp trong khoảng 10 phút. Cách hấp mực với gừng sả này đảm bảo được độ giòn ngon và khử mọi mùi tanh.
Món mực hấp ngon
Cách hấp mực

Cách hấp mực có thể được thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau. Miễn sao mẹ chỉ cần đảm bảo được hai tiêu chí: lựa mực tươi ngon, đồng thời hấp vừa đủ thời gian. Như vậy, món mực hấp sẽ giữ lại được nhiều dinh dưỡng nhất có thể. Đối với các gia đình có trẻ nhỏ đã ăn dặm được một thời gian, mực hấp là một món ăn mới lạ cho các bé. Mực giòn, thơm, giàu dinh dưỡng sẽ cung cấp cho bé những dưỡng chất quý giá trong quá trình phát triển.

Nguồn tham khảo:

https://www.dienmayxanh.com/vao-bep/cach-chon-mua-muc-tuoi-ngon-va-cach-bao-quan-muc-dung-cach-04537

https://en.timeboil.ru/seafood/squid/

Dạy con tập đọc từ lâu đã được xem như một nỗi “ác mộng” của nhiều bố mẹ. Nhiều bố mẹ không biết làm sau để con tập đọc nhanh và hiệu quả. Thấu hiểu nỗi niềm này, Mamamy đưa ra gợi ý cho các mẹ nên sử dụng truyện cho bé tập đọc.

1. Truyện cho bé tập đọc là gì?

Xã hội ngày càng hiện đại, ngày càng xuất hiện nhiều công cụ hỗ trợ bố mẹ trong việc nuôi dạy con. Sử dụng truyện cho bé tập đọc không phải là một phương pháp quá mới nhưng hiệu quả của nó chưa bao giờ là cũ.

Truyện để tập đọc phần lớn có chứa tranh ảnh minh họa bởi các hình ảnh sống động giúp phát huy trí tưởng tượng của các bé. Các bức tranh với các nét vẽ sinh động, màu sắc kích thích thị giác tạo hứng thú tìm hiểu cho bé. Truyện tranh tập đọc cũng tạo sự thuận lợi cho các mẹ khi dạy bé tập đọc, chuyện dạy con tập đọc không còn là “cực hình”.

Nhìn chung, truyện dành cho các bé nhỏ thường là thể loại truyện tranh hoặc truyện ngắn. Chúng sở hữu nội dung hấp dẫn, phù hợp để tạo sự tương tác giữa bố mẹ và các bé giúp quá trình tập đọc diễn ra suôn sẻ và ngập tràn niềm vui.

Truyện cho bé tập đọc là gì?
Truyện cho bé tập đọc là gì?

2. Tại sao mẹ nên dùng truyện cho bé tập đọc?

2.1. Chúng có giá trị sử dụng lâu dài

Truyện dành để tập đọc thường là những câu chuyện ngắn, truyện tranh, bố mẹ có thể đọc cho bé nghe khi bé còn nhỏ và dùng để dạy con tập đọc khi bé lớn hơn. Điều này giúp giá trị của các cuốn truyện tập đọc được tối đa hóa, giúp mẹ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn.

2.2. Khuyến khích tinh thần tự học của bé

Các truyện này có nội dung, hình ảnh sinh động thu hút bé tìm hiểu. Các bé nhỏ luôn bị thu hút bởi những thứ màu sắc, vui vẻ. Vì vậy tập đọc thông qua truyện là một phương pháp hữu hiệu giúp việc tập đọc của bé trở nên lý thú hơn, các bé cũng tự giác học tập hơn.

Khuyến khích tinh thần tự học của bé
Khuyến khích tinh thần tự học của bé

2.3. Tạo sự thuận lợi trong quá trình dạy bé tập đọc

Các mẹ thường bị bối rối không biết làm sao để dạy con tập đọc. Những cuốn truyện dành cho bé tập đọc với tranh minh họa sống động là giải pháp hiệu quả. Từ những bức tranh này giúp mẹ dễ dàng gợi ý cho bé đoán ra nội dung câu truyện từ đó việc tập đọc từng từ cũng trở nên dễ dàng hơn. Các bức tranh, ảnh miêu tả này cũng góp phần tạo sự hứng khởi và giúp bé nhớ lâu hơn những từ đã được học.

2.4. Hạn chế thời gian bé sử dụng thiết bị điện tử

Hạn chế thời gian bé sử dụng thiết bị điện tử
Hạn chế thời gian bé sử dụng thiết bị điện tử

Ngày nay các bé được tiếp xúc với các thiết bị điện tử khi còn khá nhỏ. Việc sử dụng truyện tập đọc như một phương thức giải trí giúp hạn chế thời gian bé tiếp xúc với thiết bị di động. Điều này cũng giúp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực mà việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử mang lại.

2.5. Tạo không gian gắn kết gia đình

Lúc dạy bé tập đọc chính là lúc bố mẹ ở bên bé sau ngày dài làm việc. Không chỉ giúp trẻ tập đọc còn tăng tương tác, tạo sự gắn kết trong gia đình.

3. Mamamy gợi ý cho mẹ một số tựa truyện phù hợp

Ngày nay xuất hiện tràn lan nhiều loại truyện cho bé tập đọc. Các mẹ khi chọn truyện cho bé cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Truyện có ý nghĩa, có chứa yếu tố giáo dục.
  • Truyện không quá dài nhưng cũng không nên quá ngắn. Nên chọn truyện có độ dài phù hợp tránh gây nhàm chán cho bé.
  • Tranh miêu tả trong truyện tranh cho bé cần phù hợp với lứa tuổi.
  • Hạn chế tối đa những truyện có tình tiết bạo lực, gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
  • Hãy ưu tiên chọn những truyện có thể mang lại sự tương tác giữa bố mẹ và bé.

Trên đây là những lưu ý dành cho mẹ tham khảo để chọn đúng truyện cho con. Mamamy cũng gợi ý cho các mẹ một số truyện để mẹ lựa chọn cho bé:

  • Truyện ngắn: Một số truyện ngắn dành cho bé có tranh minh họa sống động, dễ hiểu như: Chú thỏ tinh khôn, Ngỗng đẻ trứng vàng, Hổ và cóc thi tài….
Truyện ngắn
Truyện ngắn

Xem thêm: truyện ngắn hay cho bé tập đọc

  • Truyện tranh: một số truyện tranh song ngữ như Chú sâu háu ăn, Mẹ có phải mẹ của con,…

Xem thêm: Truyện tranh song ngữ cho bé

Truyện tranh
Truyện tranh

Truyện tranh hay truyện ngắn cho bé tập đọc đều chỉ đóng vai trò như những công cụ hỗ trợ. Bố mẹ nên duy trì thói quen đọc sách cùng con mỗi ngày ngay từ khi bé còn nhỏ. Thói quen này khuyến khích tinh thần tự học của bé cũng như giúp bé tập đọc nhanh hơn.

Xem thêm: Lưu lại ngay cách dạy bé học chữ cái nhanh và nhớ lâu nào mẹ ơi!

Kết luận

Truyện cho bé tập đọc có tác dụng giúp quá trình tập đọc của bé diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đây cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc dành cho các mẹ đang muốn dạy con tập đọc. Việc sử dụng truyện tranh/ truyện ngắn cho con tập đọc sẽ giúp việc dạy con tập đọc không còn là một cuộc chiến.

Mẹ đang cần tìm một món ngon dễ nấu và dễ ăn? Mẹ đang cần tìm một món ngon mới cho thực đơn mỗi ngày? Nếu vậy, mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu ngay cách nấu lẩu gà lá giang cho bữa cơm thêm tròn vị nhé!

1. Ăn lẩu gà lá giang có tác dụng gì?

Gà lá giang có tác dụng gì?
Gà lá giang có tác dụng gì?

Theo webmd, thịt gà là một thực phẩm giàu dinh dưỡng để thay thế cho thịt đỏ. Thịt gà chứa nhiều protein chất lượng cao và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin B12, tryptophan, choline, kẽm, sắt,… Việc bổ sung thịt gà có thể đem lại một số lợi ích như cải thiện xương và cơ bắp, quản lý cân nặng, sức khỏe tim mạch,…

Theo thuocdantoc.org, lá giang có vị chua, tính mát. Lá giang có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, chỉ khát, tiêu viêm. Những món ăn từ lá giang món có thể chữa viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang, suy nhược cơ thể và sản hậu băng huyết.

2. Cách nấu lẩu gà lá giang:

2.1. Nguyên liệu:

Nguyên liệu lẩu gà lá giang
Nguyên liệu lẩu gà lá giang

Các nguyên liệu của món lẩu lá giang đều đơn giản, có thể tìm thấy tại chợ hoặc siêu thị. Mẹ có thể gia giảm các nguyên liệu trong món ăn tùy theo sở thích hoặc chuẩn bị theo công thức dưới đây:

  • Gà mái tơ: 1 con khoảng 1,5 kg.  Mẹ lưu ý chọn gà thân nhỏ gọn, săn chắc, ức nhỏ. Mẹ lưu ý tránh mua gà có mùi hôi, mùi ôi, mùi thuốc kháng sinh hoặc có các đốm đen, thâm tím, nốt nổi, thịt nhão, biến dạng, bị lõm kiểu phù nước.
  • Lá giang: 300 gr.
  • Sả: 2 củ.
  • Ớt sừng: 1 quả.
  • Rau thơm: ngò gai, hành lá.
  • Gia vị: Muối, tiêu, đường, nước mắm, bột ngọt,…
  • Tỏi, hành khô.
  • Bún. Mẹ cũng có thể thay thế bằng bún gạo hoặc mì, tùy theo sở thích.
  • Rau ăn lẩu: rau muống chẻ, rau rút, giá đỗ, chuối bào,…

2.2. Cách nấu lẩu gà lá giang:

Cách nấu lẩu gà lá giang
Cách nấu lẩu gà lá giang
  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

Mẹ sơ chế thịt gà bằng cách chà muối để khử mùi tanh. Sau đó, mẹ rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Để thịt được đặm vị, mẹ nhớ ướp thịt gà với muối, tiêu, bột ngọt trong 15 phút trước khi nấu. Mẹ có thể nêm nếm gia vị tùy theo sở thích hoặc ướp theo tỉ lệ sau đây: 1/2 thìa cà phê hạt tiêu + 1 thìa cà phê nước mắm + 1 thìa cà phê muối.

Để sơ chế lá giang, mẹ bỏ hết dây và các lá sâu, rửa sạch rồi để ráo, vò nhẹ lá trước khi nấu để tăng vị chua. Khi nhặt rau ngò gai, mẹ nhớ loại bỏ lá già, lá vàng, rửa sạch rồi thái nhỏ.

Với tỏi, hành khô, mẹ bóc vỏ, rửa sạch, đập dập, thái nhỏ. Ớt sừng mẹ cũng rửa sạch rồi thái nhỏ.

Với các loại rau ăn kèm, mẹ nhớ rửa sạch và cắt thành đoạn vừa ăn.

  • Bước 2: Nấu lẩu gà lá giang:

Mẹ làm nóng nồi rồi phi thơm sả, hành, tỏi với một chút dầu. Sả, hành, tỏi vàng thơm thì bỏ thịt gà vào xào. Khi thịt gà săn lại thì mẹ chế thêm khoảng 2 lít nước. Mẹ nhớ canh nồi nước để vớt bọt, sau đó vặn lửa nhỏ lại để liu riu rồi nêm gia vị cho vừa ăn.

Khi thịt gà mềm, mẹ bỏ lá giang đã vò sơ vào, cho thêm chút ớt, tỏi phi và sa tế.

  • Bước 3: Trình bày:

Mẹ dọn lẩu gà lá giang ra ăn kèm với bún, rau và nước chấm pha theo khẩu vị.

Mẹ có thể tham khảo thêm một số món khác:

Cách nấu lẩu gà ớt hiểm đơn giản tại nhà

Cách nấu lẩu gà lá é đặc sản Đà Lạt khiến nhiều người si mê

3. Những lưu ý khi nấu lẩu gà lá giang:

Những lưu ý khi nấu lẩu gà lá giang
Những lưu ý khi nấu lẩu gà lá giang

Bên cạnh những gợi ý của Góc của mẹ về cách nấu lẩu gà lá giang, mẹ còn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trong quá trình nấu, mẹ nhớ điều chỉnh lượng lá giang cho vào lẩu. Lá giang nấu càng lâu sẽ càng chua. Mẹ có thể gia giảm lượng lá giang để phù hợp với khẩu vị của gia đình.
  • Lượng ớt, đường trong món ăn có thể thay đổi tùy theo khẩu vị. Mẹ có thể gia giảm lượng ớt, đường sử dụng trong món ăn.
  • Mẹ không nên nấu lẩu gà lá giang trong nồi nhôm. Chất chua trong món ăn có thể ăn mòn nhôm, làm nồng độ nhôm trong nước lẩu tăng cao. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc. Để đảm bảo sức khỏe, mẹ nên dùng các loại nồi inox hay tráng men.
  • Để gia tăng hương vị cho món ăn, mẹ có thể cho 1 củ hành khô nằm trong nồi nước lèo.
  • Lẩu gà lá giang đạt chuẩn khi chín có vị chua ngọt, thịt gà dai, săn chắc, hơi béo và đậm đà.
  • Lẩu gà lá giang có thể ăn kèm với một số loại rau như rau nhút, măng chua, rau muống, bắp chuối, giá đỗ,… Các loại rau này không chỉ làm gia tăng hương vị món ăn mà còn giúp chống ngấy. Mẹ cũng có thể bổ sung những topping ăn kèm tùy theo sở thích. Tuy nhiên, khi lựa topping, mẹ nhớ lưu ý lựa chọn những thực phẩm không kị với nguyên liệu trong món ăn.

4. Kết luận

Lẩu gà lá giang là một món ngon bữa cơm thêm tròn vẹn. Mẹ có thêm tham khảo những gợi ý của Góc của mẹ về cách nấu lẩu gà lá giang để có thể dễ dàng thực hiện món ăn này hơn nhé. Mẹ có thể theo dõi những bài viết khác trên Góc của mẹ để tìm hiểu nhiều công thức món ngon khác nhé!

Kể chuyện cho bé ngủ vốn là một phương thức dỗ con được sử dụng một cách phổ biến từ trước tới nay. Việc kể chuyện cho bé ngủ mang lại nhiều lợi ích cho cả bố mẹ và bé, hãy cùng Mamamy tìm hiểu về cách kể chuyện cho bé ngủ và lợi ích của việc này nhé.

1. Kể chuyện cho bé ngủ có tác dụng gì?

Trong xã hội hiện đại, bố mẹ ngày càng bận rộn với công việc, thời gian dành cho con cũng ít dần. Các bé cũng được tiếp xúc với các thiết bị điện tử ngay từ nhỏ, những điều này gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sự gắn kết của bố mẹ với bé cũng như sự phát triển toàn diện của các bé. Việc kể truyện cho bé ngủ là một hoạt động tuy đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích mà các mẹ nên tham khảo.

1.1. Đọc truyện cho bé ngủ là hoạt động tăng tính gắn kết giữa bố mẹ và bé

Sau một ngày làm việc bận rộn, thời gian ngồi kể chuyện cho bé ngủ là khoảnh khắc quý báu dành riêng cho bố mẹ và các bé. Trong lúc đọc truyện bố mẹ có thể tương tác cùng các con, tâm sự và lắng nghe con, điều này giúp bố mẹ thấu hiểu con hơn cũng như là khoảng bình yên giúp bố mẹ thư giãn sau cả ngày làm việc vất vả.

Đọc truyện cho bé ngủ là hoạt động tăng tính gắn kết giữa bố mẹ và bé
Đọc truyện cho bé ngủ là hoạt động tăng tính gắn kết giữa bố mẹ và bé

1.2. Đọc truyện cho bé ngủ – phương thức kích thích trí não phát triển

Trong quá trình bố mẹ kể chuyện cho bé ngủ các bé sẽ tưởng tượng về những nội dung, tình tiết câu chuyện mà mình được nghe. Khác với việc xem phim hoạt hình có sẵn các hình ảnh màu sắc, khi các bé nghe bố mẹ kể chuyện sẽ được tự do phát triển trí tưởng tượng của mình từ đó kích thích trí não bé phát triển.

1.3. Xây dựng thói quen đọc cho con ngay từ khi còn nhỏ

Xem thêm: QUỐC TẾ THIẾU NHI, LƯU LẠI NGAY 8 CUỐN SÁCH KINH ĐIỂN CHO BÉ MẸ NHÉ! – Mamamy

Việc được bố mẹ kể truyện mỗi ngày trước khi ngủ sẽ hình thành thói quen đọc sách cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Đây là một thói quen tốt, có ích đối với việc học tập của bé về sau. Vậy nên các mẹ hãy cố gắng duy trì thói quen kể chuyện cho bé ngủ mỗi ngày nhé.

1.4. Truyền đạt những giá trị nhân văn, hình thành đức tính tốt cho bé.

Các câu truyện dành cho bé thường chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, ý nghĩa sâu sắc. Thông qua hoạt động kể chuyện cho bé, bố mẹ có thể giáo dục con các đức tính tốt, giúp con phân biệt, nhận định được hành vi tốt xấu, tạo tiền đề cho sự hình thành các phẩm chất dũng cảm, tốt bụng, trung thực, giàu lòng yêu thương của bé.

1.5. Bổ sung kiến thức cho bé

Thế giới xung quanh còn quá lạ lẫm đối vưới các bé, thông qua những câu chuyện mà bố mẹ kể, bé sẽ khám phá được nhiều điều lý thú về thế giới bên ngoài hơn, mở mang tầm hiểu biết của các con hơn.

Thế giới xung quanh còn quá lạ lẫm đối vưới các bé, thông qua những câu chuyện mà bố mẹ kể, bé sẽ khám phá được nhiều điều
Thông qua những câu chuyện mà bố mẹ kể, bé sẽ khám phá được nhiều điều

1.6. Kể chuyện cho bé ngủ giúp tăng khả năng giao tiếp, tương tác của bé

Trong quá trình bố mẹ kể chuyện cho bé, giữa bé và bố mẹ sẽ có sự tương tác, trò chuyện với nhau. Các bé nhỏ thường có xu hướng “bắt chước” lại các hành động của người xung quanh mình vì vậy việc được bố mẹ đọc truyện cho bé ngủ sẽ giúp bé có thể nâng cao khả năng nghe hiểu từ đó có thể nói sớm hơn.

Xem thêm: Đọc truyện cho trẻ sơ sinh và những cuốn sách hay nhất mà bố mẹ nên chọn

1.7. Thúc đẩy sự phát triển cảm xúc của bé

Những câu chuyện kể cho bé thường giàu cảm xúc
Những câu chuyện kể cho bé thường giàu cảm xúc

Những câu chuyện kể cho bé thường giàu cảm xúc, các cảm xúc yêu, ghét, giận hờn được phân định rõ ràng, kết hợp với biểu cảm khi bố mẹ kể chuyện cho bé sẽ giúp kết nối cảm xúc giữa bố mẹ và bé, các cảm xúc của bé cũng được phát triển một cách tốt hơn.

Xem thêm: Kỹ năng xã hội cho bé phát triển cảm xúc và nhận thức – Mamamy

Có thể nói việc đọc truyện cho bé ngủ là một hoạt động tốt mà bố mẹ nên cùng làm với các bé giúp gắn kết tình cảm gia đình, thúc đẩy sự phát triển trí não của con.

Xem thêm: 10 lợi ích bất ngờ từ việc đọc truyện cho bé ngủ

2. Cách kể chuyện cho bé ngủ phù hợp với từng độ tuổi

Đọc sách/ truyện cho bé là một hoạt động tốt, bố mẹ có thể bắt đầu ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ
Đọc sách/ truyện cho bé là một hoạt động tốt, bố mẹ có thể bắt đầu ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ

Đọc sách/ truyện cho bé là một hoạt động tốt, bố mẹ có thể bắt đầu ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ, đây cũng là cách tích cực để bố mẹ giao tiếp, tương tác với thai nhi.

Xem thêm: Đọc sách cho thai nhi nghe giúp bé phát triển trí não từ trong bụng m

Khi bé chào đời, việc đọc truyện cho bé ngủ mỗi ngày là hoạt động góp phần gắn kết bố mẹ với bé cũng như thúc đẩy trí não bé phát triển. Thế nhưng đọc sách/ truyện cho bé như thế nào là đúng, các mẹ hãy cùng Mamamy tìm hiểu nhé.

  • Với những bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi, bố mẹ nên đọc truyện cho bé ngủ một cách thường xuyên và đều đặn giúp giấc ngủ của bé diễn ra xuyên suốt, thuận lợi hơn, kích thích trí não bé phát triển.
  • Với những bé từ 6 tháng đến 1 tuổi, bố mẹ nên vừa đọc truyện cho bé ngủ vừa tương tác với bé. Bố mẹ chỉ cho bé từng hình ảnh cho bé chơi, bé nhận biết và làm quen.
  • Với những bé lớn hơn 1 tuổi, bố mẹ nên chỉ từng bức tranh và đọc cho bé từng câu chuyện để bé hình dung, tưởng tượng.

3. Mamamy gợi ý một tựa truyện để bố mẹ đọc chuyện cho bé ngủ

Với những bé lớn hơn 1 tuổi, bố mẹ nên chỉ từng bức tranh và đọc cho bé từng câu chuyện để bé hình dung
Với những bé lớn hơn 1 tuổi, bố mẹ nên chỉ từng bức tranh và đọc cho bé từng câu chuyện để bé hình dung

1001 tựa truyện bố mẹ kể chuyện cho bé ngủ Mamamy gợi ý cho các mẹ như: truyện cổ Grim, Jack và cây đậu thần, chú thỏ thông minh, rùa và thỏ…

Xem thêm: Top 10 câu chuyện mẹ kể mỗi đêm sẽ nuôi dưỡng bé thành người trí tài, nhân đức song toàn khi lớn lên

Kết luận

Hoạt động đọc chuyện cho bé ngủ mang lại nhiều lợi ích đối với cả bé và bố mẹ. Các mẹ nên lựa chọn các câu truyện phù hợp để kể truyện cho bé cũng như thường xuyên đọc truyện cho bé để tạo thành thói quen ngay từ khi bé còn nhỏ.

Tôm kho tàu có hương vị thơm ngon, lạ miệng lại giàu dinh dưỡng. Với các nguyên liệu dễ mua, dễ tìm mẹ có thể học cách kho tôm ngon để chế biến cho bữa cơm gia đình thêm ấm cúng, ngon miệng.

1. Có nên cho các bé ăn tôm kho tàu cùng gia đình?

có nên cho bé ăn tôm kho khồng?
Tôm không chỉ dễ hấp thu mà còn chứa DHA tăng cường sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé

Tôm rất giàu canxi, chứa protein cao hơn so với các loại thịt gia cầm. Ngoài ra, tôm không chỉ dễ hấp thu mà còn chứa DHA tăng cường sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé. Các giá trị dinh dưỡng của tôm bao gồm:

  • Chứa nhiều vitamin: Bao gồm vitamin A và D. Đây là những vi chất quan trọng đối với sự phát triển của cơ xương. Tăng cường hỗ trợ hệ tiêu hóa và chức năng của đường ruột.
  • Chứa nhiều chất Selen, giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy khoáng chất selen còn giúp ngăn ngừa một số loại ung thư nhất định ở trẻ nhỏ.

Như vậy, ba mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn tôm để hỗ trợ cơ thể phát triển tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý về số lượng cũng như sức khỏe,… phù hợp theo tháng tuổi của bé để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó mẹ cũng cần nắm chắc cách kho tôm ngon để món ăn an toàn với sức khỏe các bé.

2. Mẹ nên cho bé ăn tôm kho tàu và các món chế biến từ tôm như thế nào?

Từ 6 tháng tuổi, bé có thể bắt đầu ăn dặm thêm một số loại thực phẩm khác ngoài sữa như bột, cháo, rau, củ quả,….Hải sản nói chung và tôm nói riêng thường chứa nhiều đạm. Nên nó thường hay gây dị ứng thực phẩm ở trẻ. Vì vậy, mẹ nên bé ăn tôm từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất.

Mẹ nên cho bé ăn tôm và các món chế biến từ tôm như thế nào?
Tôm mua về thì mẹ cắt bỏ đầu, lột vỏ, chừa lại chút đuôi tôm cho đẹp

Khi cho bé ăn tôm cần lưu ý cho ăn từ từ ít một để bé dần thích nghi. Tùy theo tháng tuổi mà lượng tôm mỗi bữa sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Trẻ 7 – 12 tháng: Đối với trẻ trong độ tuổi này mỗi bữa nên cho ăn 20 – 30g tôm đã bỏ vỏ. Mẹ có thể nấu tôm với bột và cháo, mỗi ngày có thể ăn một bữa và 3 – 4 bữa/tuần.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: Đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi thì mỗi ngày nên ăn một bữa thịt kho tôm, tôm nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp… với khoảng 30 – 40g tôm.
  • Trẻ 4 tuổi trở lên: Khi trẻ được 4 tuổi trở lên thì nên cho trẻ ăn 1 – 2 bữa tôm/ngày, mỗi bữa ăn 50 – 60g tôm.

3. Mách mẹ cách kho tôm ngon “chinh phục” cả gia đình

3.1. Nguyên liệu làm tôm kho tàu

nguyên liệu làm món tôm kho ngon
Tôm càng xanh là “nhân vật chính” của món tôm kho tàu
  • Tôm càng xanh: 500g
  • Dừa tươi: 1 quả
  • Tỏi: 3 tép
  • Hành tím: 1 củ
  • Hành lá: 20g
  • Ớt sừng: 1 quả
  • Gia vị: nước mắm, dầu ăn, muối, đường, bột ngọt

3.2. Cách làm tôm kho tàu siêu ngon

Bước 1: Sơ chế và ướp tôm

sơ chế và ướp tôm
Tôm mua về thì mẹ cắt bỏ đầu, lột vỏ, chừa lại chút đuôi tôm cho đẹp
  • Tôm mua về thì mẹ cắt bỏ đầu, lột vỏ, chừa lại chút đuôi tôm cho đẹp. Sau đó mẹ lấy gạch tôm ra chén để riêng. Rút bỏ chỉ đen ở sống lưng để tôm không bị tanh.
  • Mẹ trộn đều tôm với 2 muỗng canh đường. Dùng tay bóp nhẹ nhàng rồi rửa lại với 2 – 3 lần nước lạnh cho sạch, để ráo. Công đoạn này sẽ giúp khử mùi tanh của tôm một cách đáng kể.
  • Mẹ chặt dừa lấy nước và để riêng.
  • Với hành tím, tỏi thì mẹ bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
  • Ớt sừng thì mẹ rửa sạch, bỏ hạt, băm nhỏ.
  • Mẹ nhặt gốc hành lá, rửa sạch. Phần lá xanh cắt nhỏ. Còn phần đầu trắng băm nhỏ.
  • Sau khi sơ chế, mẹ chuyển sang ướp tôm với 1/2 lượng hành tỏi băm, đầu hành lá, ớt băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và một chút tiêu xay. Trộn tất cả nguyên liệu thật đều và ướp khoảng 15 phút cho gia vị thấm đều.

Bước 2: Cách kho tôm ngon

cách kho tôm ngon
Mẹ không nên chiên tôm quá kỹ để tránh làm tôm bị khô
  • Mẹ bắc chảo lên bếp, cho vào 3 muỗng canh dầu ăn. Khi dầu nóng cho tôm đã ướp vào chiên sơ đến khi tôm vàng đều thì tắt bếp. Mẹ lưu ý không chiên quá kỹ để tôm tránh bị khô. Điều này sẽ giúp món tôm kho tàu thơm ngon hơn.
  • Mẹ phi thơm 1/2 lượng hành tỏi băm còn lại với dầu ăn. Khi hành tỏi đã vàng thì mẹ cho gạch tôm vào đảo nhanh tay. Dùng đũa đánh cho tơi đến khi gạch tôm chuyển sang màu vàng đẹp mắt là được.
  • Tiếp theo, mẹ cho nước dừa tươi vào chảo gạch tôm, nêm thêm 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường và 1/2 muỗng cà phê bột ngọt. Nấu đến khi hỗn hợp sôi đều và xuất hiện lớp bọt phía trên thì dùng muôi vớt sạch bọt bỏ đi.
  • Sau đó, đợi hỗn hợp sôi khoảng 5 phút thì mẹ cho tôm đã chiên vào. Mở lửa lớn. Khi chảo tôm sôi lại thì hạ lửa vừa, đun tiếp khoảng 10 phút nữa để tôm thấm gia vị. Trong quá trình nấu nếu thấy có bọt thì mẹ nên vớt cho sạch. Đun đến khi nước trong chảo gần cạn và có độ sánh như ý rồi thì mẹ cho tiêu xay và hành lá vào, tắt bếp.

3.3. Bật mí bí quyết làm thịt kho tôm ngon tuyệt đỉnh

bật mí bí quyết để có món tôm kho ngon
Bí quyết để có món tôm kho tàu ngon là phải chọn tôm ngon

Bí quyết cách kho tôm ngon mẹ nên ghi nhớ là:

  • Cách lựa tôm ngon: Chọn những con tôm còn nguyên vẹn, có phần đầu cứng gắn chặt với mình. Đầu tôm phải có màu xanh tươi, không bị tái hay chuyển màu đỏ.
  • Ngoài tôm càng xanh, mẹ có thể chọn mua tôm đồng, tôm bạc hay tôm sú đều được. Tuy nhiên phải đảm bảo tôm còn tươi ngon, đang còn nhảy, thịt chắc và có độ đàn hồi cao.
  • Trong quá trình kho, mẹ phải đảo đều tay để tôm không bị cháy và gia vị thấm đều vào thịt tôm. Như vậy sẽ giúp món ăn đậm vị hơn.

Xem thêm:

Cách kho quẹt đúng chuẩn Nam bộ ngất ngây lòng người

Cách kho thịt kho tiêu, bò kho tiêu “tuyệt đỉnh” cho cả gia đình

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/tre-may-thang-bat-dau-duoc-tom/

Cách kho tôm ngon có phải rất đơn giản không nào? Mẹ đừng quên lưu lại công thức để thường xuyên chế biến món này chiêu đãi cả nhà nha. Chúc mẹ thành công với công thức làm tôm kho cực ngon mà đơn giản này.

Cá thác lác là loại thức ăn khá quen thuộc trong các bữa ăn của người Nam Bộ. Đặc biệt, tuy có khí hậu nhiệt đới điển hình, nhưng người Nam Bộ khá thích ăn lẩu. Cách nấu lẩu cá thác lác của người miền Nam thường là với khổ qua. Lẩu các thác lác khổ qua rất thanh ngọt và dai ngon, hấp dẫn. Nấu lẩu như thế nào, lẩu cá thác lác ăn với rau gì,… Tất cả đều sẽ được giải đáp qua bài viết hướng dẫn sau đây.

1. Nguyên liệu nấu lẩu cá thác lác khổ qua

Nguyên liệu lẩu cá thác lác
Chuẩn bị nguyên liệu cho lẩu
  • Cá thác lác: nguyên liệu không thể thiếu trong cách nấu lẩu cá thác lác.Tùy theo số lượng người ăn mà mẹ có thể cân đối số lượng cá. Trung bình, một bữa ăn cho bố mẹ và bé cần khoảng 800gr thịt cá.
  • Xương heo: đây là thành phần được sử dụng để ninh nước dùng, làm nước lẩu ngọt thanh hơn. Mẹ hãy mua sẵn 500g xương heo nhé.
  • Khổ qua: ở miền Bắc gọi là mướp đắng. 2 trái khổ qua là vừa đủ cho một nồi lẩu ngon chuẩn vị.
  • Lẩu cá thác lác ăn với rau gì là hợp nhất? Rau mồng tơi là câu trả lời. Cách nấu lẩu cá thác lác đúng kiểu Nam Bộ luôn cần có rau mồng tơi. Khoảng 400g rau mồng tơi sẽ cần đến để nhúng lẩu.
  • Củ cải trắng: 1 củ.
  • Hành tím: 5 củ hành tím.
  • 1 củ tỏi.
  • Ngò rí: khoảng 1/2 mớ rau.
  • Hành lá: lẩu cá thác lác khổ qua không cần nhiều hành lá. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 2 nhánh hành.
  • Bột ớt: 1/2 muỗng cà phê bột ớt sẽ làm hương vị của nồi lẩu dậy mùi hơn.
  • Sa tế: 1 muỗng lớn. Mẹ nên chọn loại sa tế chua ngọt để nước lẩu không quá cay.
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh.
  • Nước mắm: 2 thìa lớn.
  • Các loại gia vị khác: đường, muối, hạt nêm, hạt tiêu, bột ngọt.

2. Mẹo chọn mua nguyên liệu để có nồi lẩu ngon nhất

cách chọn cá thác lác
Mẹ nên chọn cá thác lác như thế nào?

2.1. Mẹ nên chọn cá thác lác như thế nào?

Cách nấu lẩu cá thác lác ngon nhất là nấu với cá đồng. Giống cá thác lác sống ở tự nhiên sẽ cho ra chất thịt tươi ngon nhất. Đồng thời, thịt cá đồng cũng dai hơn rất nhiều. Mẹ có thể chọn mua cá sống ở ngoài chợ về để tự làm. Nếu mẹ muốn tiết kiệm thời gian, cá thác lác xay sẵn cũng được bán rất nhiều.

Với cá tươi sống, mẹ nên chọn những con có lớp vảy bóng sáng, mắt trong. Thân cá phải dày và còn cứng để làm sạch, lọc xương và nạo thịt. Khi mua cá xay sẵn, mẹ phải để ý phần cá xay phải hồng và sáng màu. Cá xay sẵn không được có màu xỉn hay tái xanh, không có mùi hôi tanh. Lẩu cá thác lác khổ qua quan trọng nhất là nguyên liệu cá.

Xem thêm:

Cách Xào Mực: Mách mẹ 3 cách khiến bé “mê như điếu đổ”

Cách kho cá nục đậm đà cực ngon và dễ làm cho mẹ

2.2. Khổ qua tươi ngon có dễ chọn không?

Cách chọn khổ qua tươi ngon
Khổ qua tươi ngon có dễ chọn không?

Nếu mẹ để ý tới những đặc điểm sau có trên quả, thì việc chọn khổ qua ngon không khó. Những trái khổ qua có hình thuôn dài, kích thước vừa phải và đặc biệt là còn cuống thì nên được chọn. Về màu sắc, quả có màu xanh tươi, da căng bóng, vỏ có nhiều gân nhỏ và gai nở sẽ ít khi bị đắng. Mẹ không nên tham chọn những quả bị phình to và màu xanh đậm. Đây là những quả đã bị tiêm thuốc kích thích. Cách nấu lẩu cá thác lác ngon nhất là khi chọn được cá và khổ qua tươi ngon.

3. Cách nấu lẩu cá thác lác yêu cầu sự tỉ mỉ ở bước sơ chế nguyên liệu

3.1. Sơ chế cá thác lác đúng cách

Đặc điểm của thịt cá thác lác là độ dai. Nếu mẹ sơ chế cá khi còn tươi sẽ rất mất thời gian. Việc lọc thịt cá khi cá còn tươi là điều không hề dễ dàng. Do đó, tốt nhất là mẹ nên cho cá vào ngăn đông hoặc để bên ngoài 4 tiếng cho cá ươn hơi mềm. Lúc này, mẹ bắt đầu các bước đánh vẩy, rửa cá và mổ vứt bỏ nội tạng. Lẩu cá thác lác khổ qua cần phải đảm bảo được tiêu chí dễ ăn cũng như giàu dinh dưỡng.

Bước tiếp theo, mẹ lấy một con dao sắc để lóc thịt. Sau đó, mẹ cần một chiếc muỗng để nạo thịt cá ra khỏi khung xương. Mẹ nên chuẩn bị sẵn một chiếc tô sạch để cho thịt cá nào. Đặc biệt, sau khi nạo thịt xong, mẹ cần phải lọc tiếp để đảm bảo xương không còn lẫn vào. Cách nấu lẩu cá thác lác phức tạp ở chính bước lọc xương cá này.

cách nấu lẩu cá thác lác
Viên thịt cá nên được nặn tròn như này khi cho vào nồi lẩu

3.2. Các nguyên liệu khác sơ chế như thế nào?

  • Xương heo: ngâm với nước muối loãng để khử mùi hôi trong khoảng 10 phút. Cuối cùng rửa lại với nước sạch và để ráo.
  • Khổ qua: cắt bỏ 2 đầu và cuống rồi rửa sạch. Tiếp theo, mẹ nạo hết phần ruột và cắt khổ qua thành những lát nhỏ.
  • Cách nấu lẩu cá thác lác không thể thiếu rau mồng tơi. Rau mồng tơi nhặt bỏ những lá bị sâu và héo. Sau đó, mẹ rửa rau như bình thường.
  • Củ cải trắng: nạo vỏ, rửa với nước, thái khúc nhỏ.
  • Hành ngò: ngâm nước rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Tỏi và hành tím: rửa sạch sau đó băm nhuyễn.
Bún ăn kèm
Lẩu cá thác lác khổ qua ăn kèm với bún là “combo hoàn hảo”

3.3. Ướp cá và xương heo để tạo hương vị chuẩn nhất

Cách nấu lẩu cá thác lác có chút khác biệt so với các món lẩu cá khác. Đầu tiên, mẹ cho thịt cá đã nạo vào cối với hành tím băm, bôt ngọt (1 muỗng), hạt nêm (1 muỗng nhỏ), muối, đường, ớt bột (một ít), hạt tiêu. Trộn hỗn hợp này thật đều tay. Tiếp theo, mẹ cần một chiếc chày để giã hỗn hợp. Đến khi giã nặng tay, thấy cá đã dính dẻo là hoàn thành. Để ướp xương heo, mẹ cho hạt nêm, đường, muối, mì chính, hạt tiêu ướp tối đa 20 phút.

Xem thêm:

Cách xào rau muống đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu

4. Hoàn thành nồi lẩu cá thác lác khổ qua

Hoàn thành nồi lẩu cá thác lác khổ qua
Hoàn thành nồi lẩu cá thác lác khổ qua

Mẹ đổ chút dầu ăn vào nồi và phi thơm vàng hành tỏi. Tiếp theo, mẹ bỏ xương heo đã ướp vào nồi xào cùng cho săn thịt. Sau đó, tiếp tục bỏ thêm củ cải trắng và 3 lít nước vào hầm trong 20 phút. Sau khi hầm nước dùng, mẹ cho thêm sa tế, muối, nước mắm, đường, hạt tiêu, hạt nêm để hoàn thành bước cuối cùng trong cách nấu lẩu cá thác lác. Ăn tới đâu, mẹ mới bỏ viên cá thác lác và khổ qua vào tới đó.

Thịt cá thác lác dai dai, kèm nước lẩu ngọt thanh và có chút đắng dịu nhẹ rất phù hợp cho nhiều khẩu vị khác nhau. Dễ mua nguyên liệu, dễ chế biến và rất ngon khi thưởng thức, cách nấu lẩu cá thác lác sẽ được rất nhiều mẹ ghi nhớ để chuẩn bị cho bữa ăn của gia đình.

Nguồn tham khảo:

https://canghaisan.com/cach-che-bien-ca-thac-lac-dung-cach-nhung-mon-an-ngon-tu-ca-thac-lac/

https://www.dienmayxanh.com/vao-bep/ca-thac-lac-co-may-loai-cach-chon-mua-ca-thac-lac-ngon-bao-10232 

Món lẩu gà ớt hiểm là món ăn được nhiều gia đình ưa chuộng vì vị thơm ngon, lạ miệng và bổ dưỡng. Tưởng rằng món ăn lẩu gà ớt hiểm này sẽ vô cùng khó làm và phức tạp nhưng không cách làm của nó vô cùng đơn giản. Hôm nay, bài viết sẽ chia sẻ cho mẹ cách nấu lẩu gà ớt hiểm siêu ngon ngay tại nhà để chiêu đãi gia đình và bạn bè.

1. Nguyên liệu nấu lẩu gà ớt hiểm

lẩu gà ớt hiểm
Nguyên liệu nấu lẩu gà ớt hiểm
  • Một con gà ta
  • 1 – 2 củ hành tây
  • 600g nấm đông cô
  •  Một vài củ sả
  • 2 – 3 củ cải trắng
  • 1 củ hành tím
  • 1 củ tỏi
  • 5 – 6 trái ớt hiểm xanh
  • Kỷ Tử
  • 400ml nước cốt dừa
  • Cùng các gia vị thông thường khác.

2. Cách sơ chế lẩu gà ớt hiểm

Cách sơ chế lẩu gà ớt hiểm

2.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Để nấu món lẩu gà ớt hiểm bước đầu tiên chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu như sau:

2.1.1. Sơ chế thịt gà

Đầu tiên thịt gà sau khi đã làm rửa sạch rồi chặt ra thành từng miếng vừa ăn. Mẹ để thịt gà vào 1 bát tô loại to.

Lưu ý: Khi chọn thịt gà mẹ không nên chọn mua loại thịt gà quá già hoặc gà quá non. Bởi vì gà già rất dai và gà non, khi nấu sẽ bị nhão. Gà trưởng thành vừa đúng thời gian khi nấu lên sẽ có bị ngọt dai và thơm đúng vị nhất.

Mẹ đem thịt gà ướp cùng hành, tỏi, ớt.

2.1.2. Sơ chế các nguyên liệu khác

Đầu tiên, mẹ bóc lớp vỏ bên ngoài củ sả rồi rửa sạch. Sau đó dùng dao đập dập sả và cắt đốt khoảng 2 – 3cm.

Đối với nấm, mẹ đem rửa sạch và cắt bỏ rễ. Nếu là nấm to, mẹ cắt thành miếng vừa ăn để đem nhúng lẩu gà ớt hiểm.

Củ cải trắng gọt vỏ rồi rửa sạch sau đó cắt miếng khoảng 2cm

Hành tây mẹ bóc lớp vỏ màu nâu bên ngoài rồi thái lát.

Hành tím và tỏi sau khi bóc vỏ rửa sạch bạn băm nhỏ rồi cho vào bát.

Ớt hiểm rửa sạch thái lát và đập hơi dập sau đó cho vào bát.

Hành tây và sả đem chiên xém xém

Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu

2.2. Bước 2: Ướp gia vị và chiên hành tây

2.2.1. Ướp gia vị

Trước tiên mẹ hãy cho 1 muỗng cafe muối hột cùng với 3-4 quả ớt hiểm (tùy mức độ ăn cay của mỗi gia đình)  vào cối. Sau đó giã nát rồi đổ hỗn hợp đó vào bát tô thịt gà đã chuẩn bị ở trên.

Mẹ nên sử dụng muối hột, đặc biệt là muối tinh khi ướp gà. Ướp gà bằng muối giúp gà giữ được vị ngọt nguyên bản và không bị chát vị muối.

2.2.2. Chiên hành tây

Đầu tiên mẹ đặt chảo lên bếp cho lửa nhỏ riu riu tiếp đến khi chảo nóng cho một ít dầu ăn đun. Khi dầu sôi lăn tăn, mẹ cho hành tây đã chuẩn bị ở trên vào chiên. Phần hành tây được chiên  khi  cho vào nước nấu lẩu thì nước lẩu gà sẽ ngọt thanh hơn. Tiếp đến là chiên sả và cuối cùng là chiên gà.

3. Cách nấu lẩu gà ớt hiểm

lẩu gà ớt hiểm
Cách nấu lẩu gà ớt hiểm

3.1. Bước 3: Làm nước lẩu gà ớt hiểm

Công đoạn làm nước lẩu là vô cùng quan trọng nó góp phần tạo nên vị ngon, ngọt của món cũng vậy.

Trước tiên mẹ cần bắc một chiếc nồi to lên trên bếp. cho vào nồi khoảng 1 lít nước trắng và thêm 400ml  nước dừa vào nồi. Tiếp đến toàn bộ các nguyên liệu đã rán ở trên như hành, sả, thịt gà cho hết vào nồi đó. Đậy nắp vung lại và  đun sôi khoảng 6-7 phút là phần thịt gà có thể sẽ  chín. Tiếp theo cho nấm, hành tây, hạt nêm,  củ cải, nước tương vào nồi và đun sôi thêm khoảng 4-5 phút nữa là đã hoàn thành xong được  cách nấu lẩu gà ớt hiểm  thơm ngon chuẩn vị rồi.

3.2. Bước 4: Thưởng thức

Mẹ múc lẩu ra và trang trí theo sở thích của mình.

4. Công dụng của việc ăn thịt gà

Công dụng của việc ăn thịt gà

4.1. Hàm lượng Protein cao: 

Thịt gà được biết đến là một món ăn nhiều protein nhưng lại ít chất béo. Lượng protein cao giúp tăng trưởng và phát triển được cơ bắp. Ngoài ra, ức gà luộc bỏ da sẽ giúp giảm cân hiệu quả .

4.2. Chống trầm cảm: 

Trong thịt gà có chứa  một lượng rất lớn các axit amin đặc biệt là tryptophan có công dụng làm dịu thần kinh,giúp chúng ta ngủ sâu và ngon hơn. Nếu cảm thấy chán nản mệt mỏi, gia đình nên được ăn thịt gà, tăng nồng độ serotonin trong não bộ, giúp giảm căng thẳng mệt mỏi.

4.3. Tốt cho tim mạch:

Thịt gà có chứa một loại axitamin khác có tên là  Homocysteine – 1 loại axit amin có thể gây nên bệnh tim mạch nếu như mức độ của nó trong cơ thể là cao. Vì thế, bạn nên kiểm soát mức độ axit amin  homocysteine để bảo vệ tình trạng sức khỏe cho tim.

Lẩu gà ớt hiểm
Lẩu gà ớt hiểm

Hi vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ có thể nấu lẩu gà ớt hiểm đơn giản và thơm ngon nhất. Ngoài ra, việc nắm dinh dưỡng trong thịt gà là cách để các mẹ lên thực đơn cho gia đình.

Nguồn tham khảo: Lợi ích sức khỏe của thịt gà

Giải đáp sự lo lắng của mẹ sau sinh ăn thịt gà được không?

Xem thêm: Hướng dẫn nấu lẩu thái hải sản tươi ngon mà lại đơn giản

Giỏ hàng 0