Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi chắc hẳn bố mẹ đã đỡ vất vả hơn so với 2 tháng đầu đời. Nhưng bố mẹ cũng đừng lơ là con nhé. Trong giai đoạn này con cũng có những cột mốc phát triển đáng nhớ. Mong rằng những thông tin dưới đây sẽ hữu ích cho bố mẹ trong hành trình chăm con. Giúp bé phát triển đầy đủ và khoẻ mạnh nhất.

1. Các chỉ số sức khoẻ trẻ 3 tháng tuổi mẹ cần quan tâm

1.1. Cân nặng

Mẹ sẽ thấy tốc độ tăng cân của con chậm lại. Trong 2 tháng đầu đời, trung bình trẻ tăng được 600-1500 gram/tháng. Tuy nhiên, khi được 3 tháng tuổi tốc độ tăng cân chậm lại và đa số trẻ tăng được 100-150gram/tuần. Tương đương 450-600 gram/tháng. Vì vậy nếu thấy con tăng cân ít hơn trước mẹ cũng đừng lo lắng nhé. Trong giai đoạn này, cân nặng trung bình của các bé gái ở khoảng 5,5-6kg . Cân nặng của các bé trai thường nhỉnh hơn một chút, khoảng từ 6-6,5kg.

Kinh nghiệm cho mẹ : Bé 3 tháng tuổi bú ít mẹ nên xử lý như thế nào?

Trong 2 tháng đầu đời, trung bình trẻ tăng được 600-1500 gram/tháng
Trong 2 tháng đầu đời, trung bình trẻ tăng được 600-1500 gram/tháng

1.2. Chiều cao

Bước vào tháng thứ 3, chiều cao trung bình của bé trai nằm trong khoảng 57,6-61,4cm. Chiều cao trung bình của các bé gái nằm trong khoảng 55,6-64cm. Mẹ sẽ thấy con cao hơn rất nhanh . Thông thường các em bé mới sinh dài khoảng 50cm. Những tháng đầu đời bé sẽ tăng khoảng 2,5cm mỗi tháng cho đến 6 tháng tuổi. Từ 7 tháng tuổi trở đi, tốc độ tăng trưởng chậm lại trung bình 1,5cm/tháng.

1.3. Vòng đầu

Thông thường bố mẹ chỉ hay quan tâm đến chiều cao và cân nặng của con. Tuy nhiên chu vi vòng đầu mà một thông số quan trọng trong sự phát triển của bé. Chu vi vòng đầu giúp bố mẹ theo dõi được sự phát triển não bộ của con. Trung bình chu vi vòng đầu của con sẽ tăng khoảng 2cm mỗi tháng và đạt khoảng 40 cm khi trẻ được 3 tháng tuổi.

2. Trẻ 3 tháng tuổi ăn ngủ như thế nào?

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày

2.1. Giấc ngủ của con

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày. Thay vì ngủ giấc dài 2-3 tiếng mỗi lần ngủ như trước kia. Nhiều bé có xu hướng ngủ giấc ngắn và ngủ ít hơn vào ban ngày. Một số bé đã có thể bắt đầu thiết lập được giờ giấc ngủ khá nhất quán. Bố mẹ có thể tiên đoán trước được lịch ngủ của con. Một số dấu hiệu mẹ có thể nhận thấy khi trẻ buồn ngủ như: ngáp, dụi mắt, quấy, nhìn xa xăm và không còn hứng thú tương tác với mọi người nữa.

Với những đứa trẻ thường xuyên quấy khóc khi ngủ thì mẹ cần làm gì? Mẹ nên biết 9 Mẹo chữa trẻ hay quấy khóc ngủ ngon này giúp mẹ nhàn hơn và đặc biệt là con có những giấc ngủ ngon, sâu hơn.

2.2. Trẻ 3 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Trong giai đoạn này, bố mẹ sẽ thấy con ăn nhiều hơn rõ rệt. Nếu con bú mẹ hoàn toàn, có thể con sẽ đòi bú nhiều lần trong ngày. Đối với các bé bú bình, trung bình 100-120ml/kg trên một ngày. Ví dụ bé 6kg sẽ bú tương đương 600-700ml một ngày. Dạ này của bé cũng lớn hơn và bú được khoảng 90-120ml mỗi cữ. Con đã có khả năng tự tích trữ năng lượng. Mẹ có thể để con ngủ lâu trong đêm mà không cần gọi con dạy bú như trước. Khi đói con sẽ cựa mình hoặc tự tỉnh đòi bú mẹ nhé.

Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết chia sẻ “trẻ 3 tháng uống bao nhiêu nhiêu ml sữa” để có thêm các lời khuyên từ chuyên gia về lượng sữa bé bũ mỗi cữ và một ngày uống bao nhiêu ml sữa là tốt nhất.

3. Trẻ 3 tháng tuổi biết làm những gì?

Thay vì chỉ cần được ăn, ngủ và ôm ấp trong 2 tháng đầu đời. Bước sang tháng thứ 3, bố mẹ sẽ thấy bé khoẻ và lanh hơn nhiều.

3.1. Bé có thể nhìn tốt hơn

Nếu trong tháng đầu con chỉ thỉnh thoảng ti hí mắt và nhìn được trong khoảng 20-30cm. Sang tháng thứ 2 nhiều trẻ mắt đã tinh hơn .Con bắt đầu theo dõi di chuyển của bố mẹ và đồ vật, từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Khi được 3 tháng tuổi, trình độ nhìn của trẻ tốt hơn. Con bắt đầu nhìn kỹ các vật và có thể theo dõi vật chuyển động xoay vòng. Ngoài ra, con bắt đầu nhận biết được giọng nói và khuôn mặt của bố mẹ. Đặc biệt con sẽ rất thích nhìn khuôn mặt tươi cười của mẹ đấy.

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày
Con bắt đầu nhìn kỹ các vật và có thể theo dõi vật chuyển động xoay vòng

3.2. Bé “nói ” được nhiều hơn

Thay vì chỉ nhìn trong im lặng hoặc khóc để giao tiếp với bố mẹ trong tháng đầu đời. Ở tháng thứ 2 con có thể nhận biết được âm thanh và tương tác tốt hơn. Đến khi được 3 tháng tuổi trẻ sẽ tỏ ra hứng thú khi được tương tác với bố mẹ . Khi bố mẹ nói chuyện với bé, con sẽ tập trung nhìn và phát ra những âm thanh thích thú. Bé có thể phát ra những âm thanh nghe như ê, a hoặc tương tác lại với bố mẹ bằng nụ cười. Đôi khi bé reo lên vui vẻ, thỉnh thoảng lại thở dài một tiếng. Lúc này, bố mẹ có thể hát, đọc chuyện hay chỉ đơn giản là nói chuyện vu vơ với con . Trẻ chẳng hiểu đâu nhưng con sẽ rất thích đấy bố mẹ nhé.

3.3. Con có nhiều hành động mới

Trẻ 3 tháng tuổi đáng yêu lắm phải không bố mẹ. Nhiều mẹ còn tâm sự là bị nghiện ngắm con. Trong giai đoạn này con biết nhìn chăm chú bố mẹ thật lâu. Nhiều bé đã biết reo mừng khi bố mẹ đùa. Con còn hay chu môi, chảy nước nhãi và nhóp nhép miệng cả ngày . Một số bé bắt đầu biết mút tay và nắm đồ vật. Các bé bắt đầu học lẫy và có thể ngóc đầu lên khi nằm úp . Có thể con thích được bế nhiều hơn. Nếu bố mẹ vác lên vai hoặc cho con quay mặt ra ngoài bé sẽ cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn. Con có thể thích thú với những hành động quen thuộc như sắp được cho bú hay được gọi tên…

Có thể mẹ muốn biết : Hiểu về trẻ sơ sinh để chăm sóc bé tốt hơn

4. Các hoạt động kích thích sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

4.1. Nói chuyện với bé

Bố mẹ hãy nói chuyện với bé thường xuyên trong giai đoạn này. Dĩ nhiên là con chẳng hiểu đâu nhưng như vậy sẽ giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ. Hơn nữa nó còn giúp tăng sự kết nối giữa con và bố mẹ. Hãy lặp đi lặp lại một hành động hay lời nói nào đó. Chúng có thể khiến bố mẹ thấy nhàm chán nhưng lại rất tốt cho sự phát triển của con. Những câu chuyện hay những bài hát vui vẻ kích thích não bộ của trẻ. Hoặc chỉ đơn giản là thường xuyên gọi tên con hoặc diễn đạt lại những gì bố mẹ đang làm cho con nghe.

4.2. Tập cho trẻ nằm sấp

Nằm sấp rất tốt cho sự phát triển của con. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bố mẹ có thể tập cho bé nằm sấp từ tháng đầu tiên. Trẻ nằm bụng thường xuyên càng nhanh phát triển các kỹ năng vận động cần thiết như lật, bò bụng, trườn , ngồi… Ban đầu con có thể mệt do còn yếu. Mẹ chỉ cần cho con nằm sấp vài phút mỗi ngày . Sau đó dần dần tăng lên khi con đã quen hơn. Mẹ có thể trải một tấm khăn mềm để con tập nằm và nhớ là đừng để bé một mình mẹ nhé.

4.3. Đụng chạm tích cực

Trẻ 3 tháng tuổi có thể cảm nhận được nhiều thứ. Con rất thích được ôm, hôn, âu yếm, vuốt ve hằng ngày. Việc này  giúp con phát triển một cách tích cực và vui vẻ. Nghe có vẻ lạ, nhưng vuốt ve có tác động tích cực lên sự tăng cân ,tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ được âu yếm, vuốt ve hằng ngày có chỉ số phát triển tri thức và hành vi tốt hơn nhiều so với các bé ít được bố mẹ quan tâm. Vì vây, bố mẹ nên dành nhiều thời gian, tạo nhiều cơ hội để bé có thể nhận được nhiều những tương tác tích cực này nhé.

5. Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi như thế nào?

Trẻ 3 tháng tuổi, thức ăn duy nhất mà bé cần vẫn là sữa mẹ
Trẻ 3 tháng tuổi, thức ăn duy nhất mà bé cần vẫn là sữa mẹ

Trẻ 3 tháng tuổi, thức ăn duy nhất mà bé cần vẫn là sữa mẹ. Nhiều bố mẹ đã nghĩ đến việc bắt đầu cho con tập ăn dặm. Sự thật là hệ tiêu hoá của con đã phát triển hơn. Nhưng vẫn còn khá sớm để cho trẻ ăn hay uống bất kỳ thứ gì khác ngoài sữa bố mẹ nhé.

Bé có thể đã tăng cân khá nhiều và mẹ cần tính đến chuyện thay loạt quần áo mới cho bé. Đặc biệt mẹ cần chú ý thay size tã bỉm cho bé. Tránh để bỉm quá chật gây cọ sát lên da của con.

Đây là thời gian vàng để phát triển trí não cho trẻ. Con học rất nhanh quá các hành động quen thuộc. Bố mẹ có thể giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp qua các hành động vui đùa hay nói chuyện với trẻ thường xuyên.

Hãy luôn chú ý tới con và tránh để trẻ một mình. Trong giai đoạn này một số bé đã tập lẫy, bố mẹ hãy chú ý để tránh con bị úp mặt quá lâu sẽ gây nguy hiểm cho bé . Đặc biệt con có thể cử động tay khá tốt . Bé có thể cầm nắm và đưa đồ vật nên miệng. Vì vậy hãy chú ý để những vật sắc nhọn hay có thể làm trẻ bị hóc ra ngoài tầm với của con bố mẹ nhé.

6. Cuộc sống của mẹ khi trẻ 3 tháng tuổi

Đây là lúc thích hợp để mẹ bắt đầu quay lại chăm sóc sức khoẻ sau sinh cho mình. Khuyến khích chồng và mọi người trong gia đình cùng chơi với bé. Hãy cho mình những giây phút nghỉ ngơi và thư giãn bản thân mẹ nhé.

Đây là lúc thích hợp để mẹ bắt đầu quay lại chăm sóc sức khoẻ sau sinh cho mình
Đây là lúc thích hợp để mẹ bắt đầu quay lại chăm sóc sức khoẻ sau sinh cho mình

6.1. Tập thể thao

Cơ thể của mẹ đã bắt đầu sẵn sàng bắt đầu sẵn sàng cho việc tập luyện trở lại . Mẹ có thể vừa trông con vừa tập thể dục. Việc này giúp mẹ nâng cao sức khoẻ và lấy lại vóc dáng nhanh hơn. Các khớp xương của mẹ có thể vẫn còn lỏng lẻo, hãy bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ. Hãy tận dụng mọi cơ hội để tập luyện. Tuy nhiên đừng nghiêm khắc quá với bản thân mẹ nhé.

6.2. Những mối quan hệ xã hội

Những tháng đầu mẹ gần như phải túc trực bên con cả ngày. Bây giờ trẻ nhà mình đã được 3 tháng tuổi. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ dành chút thời gian cho bản thân. Đừng để bản thân bị cô lập hay xa cách với thể giới bên ngoài. Hãy dành thời gian đọc sách báo, nói chuyện với bạn bè, đến chơi nhà người thân. Hoặc đơn giản như tham gia vào những hội nhóm chăm sóc con. Mẹ có thể học hỏi thêm nhiều thông tin hữu ích từ những mẹ khác. Hơn nữa đây cũng là môi trường tốt để mẹ chia sẽ những băn khoăn hay giãi bày tâm tư, tình cảm của mình.

Mong rằng những thông tin trên giúp bố mẹ giải đáp được những băn khoăn và hiểu hơn về trẻ khi con được 3 tháng tuổi. Chu kỳ 3 tháng đầu đời của con đã kết thúc và mẹ chuẩn bị bước sang giai đoạn phát triển mới của con. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho bản thân để đồng hành cùng con yêu trong suốt những chặng đường phát triển phía trước nhé.

Mẹ có thể tham khảo thêm các phương pháp nuôi dạy con hiện đại:

Trẻ nhỏ là một trang giấy trắng, các con luôn muốn khám phá, tìm tòi mọi thứ. Vì vậy bố mẹ hãy bắt đầu dạy những kỹ năng sống cho bé ngay từ nhỏ. Rèn luyện kỹ năng sống cho bé giúp con thích nghi với cuộc sống tốt hơn và có lối sống lành mạnh. Trẻ không được dạy kỹ năng sống cho trẻ từ nhỏ sẽ dẫn đến khả năng tự lập kém. Dễ gây ra  những sai lệch trong nhận thức lẫn hành động của con sau này.

Từng giai đoạn trẻ sẽ cần những kĩ năng sống mới. Vì nếu dạy trẻ 3 tuổi kĩ năng về sinh tồn, kĩ năng cắm trại,.. bé sẽ không đủ sức. Và tương tự, đối với trẻ mẫu giáo cũng đòi hỏi những kỹ năng sống khó hơn.

1. Kỹ năng sống cho bé từ 3 – 5 tuổi

1.1. Kỹ năng giao tiếp

Phát triển kỹ năng mềm cho bé ngay từ khi còn nhỏ
Phát triển kỹ năng mềm cho bé ngay từ khi còn nhỏ

Hãy bắt đầu với con bằng kỹ năng giao tiếp. Đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà mỗi người cần có dù là ở trẻ nhỏ hay người lớn. Kỹ năng giao tiếp cho bé không phải những câu nói đủ câu, đủ ý. Mà đối với con, mẹ nên tập và dạy bé cách phản ứng, trả lời lại lời của ai đó nói với mình.

Ví dụ như khi được hỏi về món ăn được thích, mẹ cần dạy con phải trả lời lại. Đó có thể là cách miêu tả qua hành động, lời nói, biểu cảm,.. Điều này giúp bé hình thành thói quen diễn đạt từ nhỏ, thói quen bày tỏ ý kiến. Hãy cho trẻ tiếp xúc trong môi trường thoải mái, hòa đồng, để con có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách tốt nhất.

Xem thêm: Cách giúp bố mẹ phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ ít nói

1.2. Dạy bé về phép lịch sự

Kỹ năng sống cho trẻ tiếp thep là dạy cho bé cách ứng xử lịch sự, lễ phép ngay từ bé. Rất đơn giản. Mẹ hãy dặn con biết chào hỏi khi có người đến nhà, biết chào khi rời khỏi nhà ai đó. Dạy bé nói cảm ơn khi nhận đồ người khác cho, biết xin lỗi khi làm sai…

Hãy chú trọng giáo dục cho con từ nhỏ để hình thành một nhân cách tốt sau này. Đồng thời chính bố mẹ, người lớn trong gia đình phải là tấm gương cho bé. Việc lặp lại các hành động là biện pháp giúp trẻ học tập và ghi nhớ tốt nhất.

1.3. Hãy dạy trẻ thói quen tự ăn ngay từ nhỏ

Dạy cho trẻ kỹ năng tự ăn một mình
Dạy cho trẻ kỹ năng tự ăn một mình

Từ khi con có thể tự ngồi, biết cầm nắm các vật dụng thì bố mẹ nên tập cho con cách tự ăn, kỹ năng sống này sẽ tạo cho bé tính tự giác. Giai đoạn đầu chắc chắn sẽ rất khó khăn cho cả con lẫn mẹ. Bé sẽ vương vãi khắp nơi, dây bẩn vào quần áo,…. Mẹ có thể tập trẻ ăn từ những đồ ăn khô. Rồi dần dần tự đồ ăn ướt như cháo, bột, sữa…

Để dạy kỹ năng sống cho trẻ này bố mẹ cần hết sức kiên trì và kiên nhẫn vì mới bắt đầu bé sẽ rất quậy do tập làm quen với dụng cụ và đồ ăn. Tuy nhiên, nhìn con vui vẻ ăn với mặt mũi lấm lem cũng rất đáng yêu đấy.

1.4. Kỹ năng sống cho bé trước những nguy hiểm xã hội

Trong tình hình xã hội ngày càng phức tạp, kỹ năng sống cho trẻ về biết cách tự bảo vệ bản thân là điều vô cùng quan trọng. Nếu bố mẹ không có thời gian để hướng dẫn bé, mẹ nên đưa con đến các lớp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non để bé hiểu khi nào là nguy hiểm.

Thay vì nghiêm cấm các con tiếp xúc với xã hội, hãy dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm này. Với cách dạy trẻ tự bảo vệ bản thân tại đây,  Bố mẹ hãy an tâm để trẻ học hỏi, khám phá thế giới này nhé.

Bắt đầu bằng việc dặn bé không được nghe lời người lạ, không nhận đồ từ người lạ. Hãy dạy con về bộ phận sinh dục, đây là bộ phận nhạy cảm, nguy hiểm, không được cho người khác chạm, sờ, hay nhìn bộ phận sinh dục của con trừ bố mẹ.

Hãy dạy trẻ biết mặc đồ lót để bảo vệ bộ phận sinh dục. Dạy trẻ phải nói thật và báo ngay cho bố mẹ nếu có ai muốn hoặc đã xâm phạm vào vùng nhạy cảm của con để có thể bảo vệ con kịp thời.

Xem thêm : Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân và những lưu ý quan trọng

1.5. Dạy trẻ cách sắp xếp đồ đạc ngăn nắp

Hướng dẫn bé cách dọn dẹp phòng và đồ đạc của mình sau khi sử dụng
Hướng dẫn bé cách dọn dẹp phòng và đồ đạc của mình sau khi sử dụng

Mẹ nên sớm dạy trẻ kỹ năng sống cần thiết này ngay từ sớm. Sau khi trẻ chơi đồ chơi, hãy hướng dẫn con biết sắp xếp đồ đạc ngăn nắp. Trẻ 3 tuổi có thể chỉ cần yêu cầu bé để vào đúng chỗ ban đầu và không nên vứt đồ linh tinh. Hãy có một hình phạt nhỏ khi trẻ để sai chỗ và hãy khen và thưởng khi bé làm đúng. Như vậy, bé sẽ cố gắng cho những lần sau.

Đối với trẻ lớn hơn, hãy yêu cầu bé sắp xếp lại đồ ngay ngắn. Điều này sẽ hình thành thói quen sống ngăn nắp, gọn gàng cho bé khi lớn.

1.6. Kỹ năng quản lý thời gian

Đừng hiểu lầm kỹ năng sống cho trẻ này quá khó đối với bé 3 tuổi. Việc quản lý thời gian có thể hiểu là việc cho bé ăn, chơi, ngủ đúng giờ. Trẻ con thường ham chơi hơn các hoạt động khác. Vì vậy mẹ cần tập cho trẻ thói quen quản lý thời gian cho các hoạt động của mình.

Mẹ có thể lập cho con 1 thời gian biểu hợp lý như thời gian ăn, thời gian học, thời gian chơi, thời gian tắm, thời gian thức giấc… Tốt nhất là nên áp dụng thời gian biểu chung của gia đình và lịch sinh hoạt của trẻ.

1.7. Hãy để trẻ tự vượt qua khó khăn từ những việc nhỏ nhất

Rèn luyện cho bé kỹ năng tự giải quyết vấn đề mỗi khi gặp khó khăn trước khi cần giúp đỡ từ người khác
Rèn luyện cho bé kỹ năng tự giải quyết vấn đề mỗi khi gặp khó khăn trước khi cần giúp đỡ từ người khác

Rất nhiều ông bố bà mẹ chiều chuộng con quá mức. Như một thói quen từ việc con vấp ngã là chạy lao đến đỡ con dậy. Hay khi trẻ khóc sẽ lập tức chiều theo ý trẻ. Điều này vô tình tạo nên một thói quen sống xấu, không có tính tự lập cho trẻ.

Thay vì làm giúp con, hãy khuyến khích, gợi ý dạy cho con một số kỹ năng tự mình giải quyết khi gặp vấn đề khó khăn. Đây cũng là kỹ năng sống cho trẻ nổi tiếng trên thế giới trong phương pháp nuôi dạy trẻ được rất nhiều phụ huynh áp dụng.

2. Kỹ năng sống cho trẻ trên 5 – 8 tuổi

5 tuổi là thời điểm mà trẻ đạt được rất nhiều cột mốc phát triển quan trọng từ thể chất, trí tuệ cho đến các mối quan hệ xã hội. Con lên 5 tuổi sẽ nhận thức mọi việc rõ ràng hơn so với những bé nhỏ tuổi hơn.

Ở độ tuổi khoảng 5 – 6 tuổi cũng là lúc trẻ bắt đầu bước vào lớp 1 với nhiều sự đổi thay. Do đó bé sẽ rất cần sự quan tâm, động viên và hướng dẫn những kỹ năng sống cho bé từ cha mẹ.

2.1. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Ở độ tuổi này con buộc phải biết các kỹ năng tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân
Ở độ tuổi này con buộc phải biết các kỹ năng tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân

Con sẽ bắt đầu cuộc sống ở trường với những người bạn mới và không có bố mẹ ở bên. Vì thế, hãy tập cho con các kỹ năng tự chăm sóc bản thân từ những việc nhỏ nhất. Ví dụ như tự lấy đồ uống, tự cơm ăn, tự đi vệ sinh, tự đánh răng, tự mặc quần áo… Nếu con không làm được, đừng la mắng mà hãy khuyến khích con và khen khi bé làm được gì đó. Hãy để trẻ lớn lên trong môi trường tự lập cá nhân ngay từ nhỏ.

2.2. Kỹ năng sống cho bé khi tham gia giao thông

Ở trường, bé sẽ được học về các kiến thức giao thông cần cho trẻ. Bố mẹ có thể trở một cảnh sát giao thông và kiểm tra con. Trẻ sẽ rất thích thú với hoạt động này và dễ ghi nhớ hơn.

Những chia sẻ của bố mẹ đối với con rất có ý nghĩa. Bé sẽ chỉ thực hiện và làm theo bố mẹ. Vì vậy, hãy luôn là tấm gương tốt cho bé trong mọi việc nói chung và chấp hành tốt an toàn giao thông nhé mẹ.

2.3. Dọn dẹp nhà cửa

Kỹ năng sống cho trẻ về dọn dẹp nhà cửa
Kỹ năng sống cho trẻ về dọn dẹp nhà cửa

Hãy cho bé tham gia vào quá trình dọn dẹp phòng bé, phụ giúp bố mẹ các công việc trong nhà. Hãy bắt đầu tự việc nhắc bé phải dọn dẹp đồ chơi của mình. Hãy tạo niềm vui và cho bé tham gia vào các hoạt động phụ giúp bố mẹ như việc dọn bàn ăn, rửa chén, hay chăm sóc vườn,…

Đừng lo bé sẽ không làm được việc. Bé 5 tuổi đã biết nghe theo hướng dẫn và có thể thực hiện các hành động với sự cẩn thận và có suy nghĩ. Vì vậy, hãy mạnh dạn tập cho bé các kỹ năng gia đình này nhé.

2.4. Kỹ năng tự sơ cứu vết thương

Hãy dạy trẻ các kĩ năng sống cho trẻ cơ bản như cầm máu, dùng băng keo cá nhân,… Như vậy, khi trẻ bị thương, trẻ có thể không hoảng sợ và khóc thé. Thay vào đó, con sẽ tự chủ được và chủ động biết mình cần làm gì.

Do đó, bạn nên ưu tiên dạy cho trẻ những cách sơ cứu cần thiết. Điều này sẽ giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân và tự tin hỗ trợ người khác khi họ gặp nạn.

2.5. Dạy con cách tiêu tiền và biết tự mua đồ

Kỹ năng sống cho trẻ tiếp theo là dạy bé cách tiêu tiền
Kỹ năng sống cho trẻ tiếp theo là dạy bé cách tiêu tiền

Đây là một trong những kỹ năng sống cho bé quan trọng mà mẹ nên dạy con. Hãy cho con biết ý nghĩa của đồng tiền. Việc giải thích về tiền bạc sớm cho con sẽ khiến bé có lập trường và sẽ không dẫn đến các lỗi lầm sau này do đồng tiền mang lại. Mẹ có thể dạy con biết giá trị của tiền thông qua các công việc nhỏ. Khi cho con gì đó, hãy tạo điều kiện rằng con sẽ trả công bố mẹ bằng việc giặt giũ, rửa chén bát, dọn phòng tắm…

Ngoài ra, con cần biết cách tự đi mua đồ ở của hàng tạp hóa gần nhà hay siêu thị. Đầu tiên, hãy cho con một danh sách các món đồ cần mua và giới hạn tiền để bé chi tiêu. Tránh việc bé sa đà vào mua các món đồ con thích. Sau đó, hãy để con tự đến siêu thị và mua hàng. Có lẽ trước đó, mẹ nên dẫn con đến siêu thị và chỉ bé trước 1 vài lần.

2.6. Kỹ năng sinh tồn ở nơi hoang dã

Có rất nhiều lớp kỹ năng sinh tồn, hoạt động ngoại khóa, các khóa quân sự ngắn cho trẻ bây giờ. Tất cả đều nhằm rèn luyện cho bé những kỹ năng sinh tồn cho bé.

Những lớp học này sẽ dạy cho bé các kỹ năng để sinh tồn ở nơi hoang dã như cách tìm nơi trú ẩn, cách đốt lửa, cách di chuyển, cách phát tín hiệu cầu cứu… Các kỹ năng sống cho trẻ này sẽ giúp trẻ tự tin và độc lập, đồng thời dám tham gia vào những cuộc phiêu lưu. Hoặc mẹ có thể tổ chức các buổi dã ngoại gia đình và tự dạy con.

Kỹ năng sinh tồn không chỉ ở trong môi trường hoang dã mà còn khi bé bị lạc
Kỹ năng sinh tồn không chỉ ở trong môi trường hoang dã mà còn khi bé bị lạc

2.7. Kỹ năng bơi lội

Bơi lội là một môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất và trí tuệ. Học bơi là một kỹ năng sống cho bé tự bảo vệ bản thân và còn giúp đỡ được người khác. Việc học bơi giúp trẻ sống lành mạnh, hòa đồng với bạn bè. Đồng thời tăng kỹ năng học hỏi và nắm bắt kinh nghiệm từ những người khác.

Do đó, đây là một kỹ năng thiết yếu mà con bạn nên học dù nhà bạn không ở vùng sông nước.

Dù được học và dạy ở đâu, bố mẹ vẫn là tấm gương tốt trong việc giáo dục con. Kỹ năng sống cho bé là một trong những kỹ năng quan trọng mà các bố mẹ cần dạy từ nhỏ. Hãy để con mạnh dan tham gia các hoạt động xã hội trên nền tảng giáo dục vững chắc từ bố mẹ nhé.

Xem thêm:

Top 6 trung tâm kỹ năng sống_mẹ nên cho con học kỹ năng sống ở đâu?

Hé mở cho mẹ cách dạy kỹ năng sống cho con

Nguồn tham khảo:

Can your kid do this? 30 life skills worth teaching

7 Essential life skills to help your child succeed

Giai đoạn tháng thứ 7 cũng chính là giai đoạn “vàng” phát triển của bé về mọi mặt. Để có thể hỗ trợ bé cũng như giúp bé phát triển về mọi mặt thì trò chơi là một trong những yếu tố không thể thiếu. Mẹ hãy đọc ngay để biết rõ hơn về 12 trò chơi cho bé 7 tháng tuổi sau mẹ nhé!

1. Các mốc phát triển chính của bé 7 tháng tuổi

Trước hết, để hiểu cũng như lựa cho bé yêu những trò chơi cho bé 7 tháng tuổi khoa học nhất thì mẹ cần nắm rõ các mốc phát triển của bé nhé mẹ!

1.1. Ăn thức ăn rắn hoặc xay nhuyễn

Hãy cho bé 7 tháng làm quen với thức ăn rắn và xay nhuyễn mẹ nhé!
Hãy cho bé 7 tháng làm quen với thức ăn rắn và xay nhuyễn mẹ nhé!

Từ các chuyên gia nghiên cứu từ Vinmec, từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi, chất lượng sữa mẹ bắt đầu giảm sút về thành phần dưỡng chất và các kháng thể. Vậy nên theo nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng, bé yêu có thể bắt đầu có thể làm quen nhiều hơn với các loại thức ăn rắn hoặc xay nhuyễn. Mẹ hoàn toàn có thể lên thực đơn cho bé 7 tháng tuổi với những món ăn mới lạ cũng như giúp bé làm quen với thức ăn giống bố mẹ hơn. Tuy nhiên, mẹ cần hết sức lưu ý về gia vị cho bé, nên chế biến và giữ nguyên các hương vị sẵn có trong món ăn. Ngoài ra, mẹ vẫn hãy kết hợp cho bé uống sữa để bé có thể được phát triển một cách toàn diện nhất mẹ nhé. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh cũng là điều mẹ nên quan tâm đó nha!

1.2. Tạo ra những âm thanh bập bẹ

Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu có những âm thanh bập bẹ.
Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu có những âm thanh bập bẹ.

Đây chính là thời điểm rõ nhất của dấu hiệu trên. Ở giai đoạn 7 tháng tuổi mẹ sẽ dễ thấy được bé yêu bắt đầu cố gắng và tạo ra những âm thanh khác nhau. Nguyên âm chính là những âm thanh yêu thích của bé với “Aa, Ee, Oo”. Hơn thế nữa, mẹ sẽ thấy bé cũng bắt đầu phản hồi lại mọi người xung quanh bằng cách tự phát ra những âm thanh tương tự. Đôi khi, chính vì sự hiếu kỳ của giai đoạn này nên bé sẽ luôn miệng và không ngừng tạo ra những âm thanh bập bẹ đó. Nhưng hẳn mẹ cũng thấy những âm thanh đó thực sự đáng yêu đúng không? Hãy đồng hành cùng bé bằng những cách dạy bé tập nói để bé có thể phát triển xa hơn nữa nhé!

1.3. Khả năng vận động tốt hơn

Khả năng vận động của bé sẽ phát triển từng bước ở giai đoạn 7 tháng tuổi.
Khả năng vận động của bé sẽ phát triển từng bước ở giai đoạn 7 tháng tuổi.

Một trong những điều phát triển kỳ diệu của bé ở giai đoạn này chính là bé sẽ bắt đầu biết bò. Đây là một quá trình diễn ra chậm rãi và không thể chỉn chu trong một sớm một chiều. Đó chính là những bước đầu tiên của bé đó mẹ nhé! Được chứng kiến bé yêu chập những những bước đầu tiên chắc chắn sẽ là những kỷ niệm mãi mãi mẹ không bao giờ quên.

1.4. Cải thiện các giác quan và khả năng phối hợp cơ thể

Bé 7 tháng tuổi phát triển mạnh mẽ và cải thiện nhiều các giác quan cũng như kỹ năng phối hợp cơ thể.
Bé 7 tháng tuổi phát triển mạnh mẽ và cải thiện nhiều các giác quan cũng như kỹ năng phối hợp cơ thể.

Điều cuối cùng chính là việc bé sẽ trở nên nhạy bén hơn với mọi thứ xung quanh. Bé sẽ nhìn lên khi được gọi tên hay nghe thấy một âm thanh nào đó, mỉm cười mỗi khi mẹ chơi với bé hay nhặt đồ vật đưa tới vị trí bé yêu thích. Ngoài ả, bé 7 tháng tuổi của mẹ cũng có thể ngồi mà không cần sự hỗ trợ nào và vui vẻ vươn tay với các đồ vật gần đó bằng cách duỗi tay.

2. 12 Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi phát triển toàn diện

2.1. Trò chơi bong bóng

Khả năng vận động của bé
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi thổi bong bóng

Chuẩn bị:

  • 1 dụng cụ thổi bóng
  • 1 lọ dung dịch thổi bóng

Trên thị trường hiện nay có bán cả bộ thổi bóng gồm cả dụng cụ thổi và dung dịch thổi nữa mẹ nha. Mẹ tham khảo các gợi ý dưới đây để mua vật dụng nhé!

Máy chụp ảnh bắn bong bóng

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Đầu tiên mẹ hãy bắt đầu bằng cách thổi 2 đến 3 quả bóng to.
  • Sau đó, khi bé bắt đầu tập trung sự chú ý và quen dần, mẹ hãy thổi 1 hơi thật dài và thật nhiều bóng để bé bất ngờ. Mẹ nhớ thổi lượt dài này sau khi bé đã thấy quen để bé không bị giật mình và sợ nhé!
  • Mẹ có thể chủ động chơi với bóng trước cho bé xem: 
    • Hất tay hay thổi để bóng bay xa hơn
    • Chạm tay vào bóng để bóng nổ. Mẹ nhớ tỏ ra ngạc nhiên, thích thú để bé phấn khích hơn mẹ nhé!
    • Mẹ đếm các bong bóng để bé có thể vừa nghe được âm thanh từ mẹ mà vừa quan sát được. Nhớ hãy vừa đếm vừa tỏ ra thật thích thú để bé có thể cảm thấy không khí mẹ mang lại nhé!
  • Tuy nhiên, mẹ hạn chế thổi bóng hay để bóng bay chạm vào mắt bé nhé! Dù dung dịch thổi bóng mẹ dùng được làm từ chất liệu an toàn nhất thì khi tiếp xúc với mắt vẫn gây ra hiện tượng cay mắt khiến bé khó chịu và không hợp tác ở những lần chơi sau.

Các kỹ năng phát triển: Khả năng vận động và thị giác của bé

2.2.   Hát cho bé nghe

Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Hát theo bài mẫu giáo
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Hát theo bài mẫu giáo

Chuẩn bị: 

  • Các bài hát mẫu giáo 
  • Loa để phát nhạc (không có cũng không sao)

Các bài hát hay mẫu giáo mà mẹ có thể cho bé tham khảo nghe như:

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Sau khi chuẩn bị xong xuôi lời bài hát cũng như loa, mẹ hãy chủ động hát hằng ngày để bé có thể làm quen.
  • Hát theo các bài hát trên không chỉ là một cách tuyệt vời để gắn kết với con mẹ nhé. Ngoài ra, nó còn giúp bé phát triển hơn về bảng chữ cái, số, động vật, …

Các kỹ năng phát triển: Khả năng học từ ngữ cũng như kĩ năng lắng nghe của bé

Các mẹ có thể tham khảo thêm 10 Bài Hát Vui Nhộn Cho Bé Vui Đến Trường ♫ Nhạc Cho Trẻ Mầm Non dưới dây nhé (Kênh Thiếu Nhi – BHMEDIA)

2.3. Khám phá ngoài trời

Hoạt động cho bé
Trò chơi cho bé 7 tháng: Khám phá ngoài trời

Chuẩn bị: Mẹ chỉ mang bé ra ngoài trời để có thể khám phá mọi thứ xung quanh.

Đây sẽ là những nơi mà mẹ không thể nào bỏ lỡ khi cho bé đi khám phá ngoài trời đâu:\

Hà Nội:

  • Công viên Thủ Lệ
  • Khu vui chơi giáo dục VINKE Times City
  • Royal City
  • Quảng trường sách – Books Square
  • Khu vui chơi Tiniworld
  • Công viên nước Hồ Tây
  • Thiên đường Bảo Sơn
  • KeangNam 72
  • Khu vui chơi Kolorado
  • Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Hồ Chí Minh:

  • SC VivoCity
  • KizCiti
  • Tiniworld
  • Khu du lịch sinh thái Suối Tiên
  • Công viên nước Đầm Sen
  • Thảo Cầm Viên
  • Khu vui chơi Thỏ trắng

Mẹ có thể xem thêm:

Tổng hợp địa điểm vui chơi cho bé yêu tại Đà Nẵng mẹ không thể bỏ lỡ

Khám phá ngay 9 khu vui chơi bé nào cũng thích tại Hải Phòng

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Mẹ có thể cho bé đi dạo khám phá xung quanh. Hãy ưu tiên các nơi trong lành như là công viên, sở thú
  • Vừa đi mẹ có thể chỉ cho bé và nói với bé đó là gì. Ví dụ như là mẹ chỉ vào cái cây và lặp lại lời nói “Cái cây” từ 3 đến 5 lần để cho bé nhận biết. Lặp lại liên tục với mọi thứ xung quanh để bé có thể nhận biết hết mọi thứ quanh mình một cách nhanh nhất mẹ nhé! Hãy nhớ là vừa nói vừa tỏ ra phấn khích để bé có thể cảm thấy thoải mái nhất nhé!

Các kỹ năng phát triển: Khi đi chơi ngoài trời nếu mẹ khôn khéo thì bé phát triển rất nhiều kỹ năng từ vận động, ghi nhớ, nắm bắt, ….

2.4. Trò chơi vượt chướng ngại vật

Hoạt động cho bé
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi thu thập thông tin

Chuẩn bị:

  • Một số đồ vật làm chướng ngại cho bé như là đồ chơi, gối, ….
  • Một không gian đủ rộng và không gây nguy hiểm gì cho bé

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Mẹ hãy thiết lập chướng ngại vật cho bé bằng gối hoặc đồ chơi để di chuyển xung quanh hoặc vượt qua hoặc để chúng bò về phía bạn qua các đường hầm bằng vải hoặc pháo đài bằng chăn.
  • Điều này có thể giúp xây dựng sức mạnh, khả năng phối hợp của họ và khuyến khích bé di chuyển theo các hướng khác nhau.

Các kỹ năng phát triển: Khả năng vận động của bé cũng như tư duy để vượt qua thử thách của bé

2.5. Vỗ tay cùng nhau

Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Vỗ tay cùng nhau
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Vỗ tay cùng nhau

Chuẩn bị: Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi này rất đơn giản. Mẹ chỉ cần thuộc cho mình giai điệu của những bài hát thiếu nhi đơn giản để thực hiện. Mẹ hoàn toàn có thể dùng các bài hát mẫu giáo để chơi với bé mẹ nhé!

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Từ từ vỗ tay theo giai điệu trước mặt con bạn trong khi chúng bắt chước bạn, vỗ tay theo cách đáng yêu của chúng.
  • Em bé của mẹ sẽ thích nghe những bài hát vui nhộn, âm thanh của tiếng vỗ tay và dự đoán các chuyển động theo nhịp. Khi nói đến trò chơi cho bé 7 tháng tuổi, vỗ tay cùng nhau luôn là người chiến thắng!

Các kỹ năng phát triển: Kỹ năng ghi nhớ và lắng nghe giai điệu, sức mạnh cơ bắp được phát triển ở bé.

2.6. Trò chơi hình gia đình

Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi hình gia đình
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi hình gia đình

Chuẩn bị: 

  • Một bức hình có đầy đủ mọi người trong gia đình

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Mẹ có thể giúp cải thiện kỹ năng nhận thức thị giác của bé bằng cách đặt bé vào lòng và cho bé xem những bức ảnh có màu sắc rực rỡ về những người quan trọng trong cuộc đời bé, chỉ vào họ và nói tên của họ.
  • Bé sẽ từ từ bắt đầu liên tưởng từng cái tên với từng khuôn mặt, giúp bé cải thiện khả năng nhận biết các đặc điểm trên khuôn mặt và hiểu biết về tên gọi.

Các kỹ năng phát triển: Kỹ năng ghi nhớ mặt mọi người xung quanh.

2.7. Nếm thức ăn

Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Nếm thức ăn
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Nếm thức ăn

Chuẩn bị: Mẹ hãy cho bé làm quen với với nêm nếm đồ ăn

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Mẹ có thể thử cho bé ăn với các bát cháo, yến mạch hoặc hoa quả xay nhuyễn cho bé với những cách nêm nếm khác nhau. Ở thời điểm này bé vẫn cần ăn những đồ ăn mềm do răng bé vẫn chưa phát triển được toàn diện.
  • Khi mẹ quan sát phản ứng của bé với một số hương vị nhất định, bạn thậm chí có thể nhận thấy nhà phê bình đồ ăn nhỏ của bạn tiếp cận với bát mà họ thích nhất.
  • Ngoài ra hãy chỉ bé đâu là vị mặn, vị nhạt hay vị ngọt để bé nhận biết. Rồi quay lại xem bé có nhận ra không?

Các kỹ năng phát triển: Khả năng nhận biết gia vị cũng như lựa chọn gia vị yêu thích của bé.

2.8. Phán đoán âm thanh đồ vật

Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Dự đoán âm thanh đồ vật
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Dự đoán âm thanh đồ vật

Chuẩn bị: 

  • Một chiếc hộp kín
  • Các vật dụng nhỏ khác nhau như là thìa, bóng tròn, …

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Bên trong một hộp các tông nhỏ, mẹ hãy đặt một số đồ vật và vật liệu khác nhau. Ví dụ như là 1 quả bóng nhỏ hay là cái lục lạc quen thuộc của bé.
  • Lắc hộp, khuyến khích bé làm điều tương tự và lắng nghe âm thanh khác nhau mà mỗi đồ vật tạo ra.
  • Em bé của mẹ có thể thực hành các kỹ năng vận động của mình bằng cách lấy các đồ vật và đặt chúng vào hộp các tông, và hoạt động thú vị này cũng có thể giúp phát triển thính giác của con.

Các kỹ năng phát triển: Khả năng ghi nhớ âm thanh đồ vật cũng như lắng nghe của bé.

2.9. Trò chơi con rối

Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi con rối
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi con rối

Chuẩn bị: Mẹ chỉ cần chuẩn bị con rối là siêu nhân hoặc búp bê tùy vào giới tính và sự yêu thích của bé.

Mẹ hãy tham khảo các con rối sau đây nhé:

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Khi chơi trò chơi này với con, hãy ngồi sau một đồ vật để chỉ con rối mới có thể nhìn thấy được.
  • Di chuyển con rối và phát ra âm thanh để bé nghĩ rằng nó đang tự di chuyển, đồng thời lén nhìn và nhìn để xem phản ứng vui mừng của bé mẹ nhé!

Các kỹ năng phát triển: Khả năng nghe và nhìn của bé được phát triển cũng như kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp của bé.

2.10. Trò chơi ánh sáng – bóng tối

Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi ánh sáng - bóng tối
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi ánh sáng – bóng tối

Chuẩn bị: Mẹ chỉ cần một chiếc đèn pin chiếu sáng để phụ giúp mẹ là được.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo các đèn pin đi kèm chiếu hình cho bé sau đây:

  • Tiki – 59,000 VND

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Đầu tiên, hãy ngồi với em bé của mẹ trong khi bạn đời của mẹ bật đèn pin và hướng nó vào một bức tường trống. 
  • Sau đó, mẹ đặt tay trước ánh sáng để nó tạo ra các hình dạng khác nhau ngoài ánh sáng. Hoặc nếu có hình ảnh sẵn rồi thì thật tiện đúng không nào?
  • Mẹ thậm chí có thể đặt một số đồ vật khác trước ánh sáng như đồ chơi, chúng có thể tạo ra những bóng đổ thú vị. Trong khi những bóng đen này hình thành trên tường, mẹ chỉ bé chúng là gì và sử dụng một số từ gợi ý hài hước để thu hút sự chú ý của bé.

Các kỹ năng phát triển: Khả năng sáng tạo của bé từ cách tạo để ra những chiếc bóng đen vui nhộn.

2.11. Chơi với khối đồ chơi

Hoạt động cho bé
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Các khối đồ chơi

Chuẩn bị: Mẹ cần chuẩn bị các khối chơi nhiều màu sắc cho bé

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo các khối đồ chơi có các hình các con số, chữ cái bằng gỗ sau đây:

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Mẹ bắt đầu bằng cách bắt bé ngồi cạnh mẹ. Sau đó, đặt các khối ở phía trước và bắt đầu xếp chúng chồng lên nhau. Để em bé thấy mẹ đang làm gì. Sau đó bắt bé cầm một khối trong tay và nhẹ nhàng hướng dẫn hai tay xếp khối. Em bé của mẹ từ từ nhận thức được những gì phải làm và sẽ bắt đầu tự mình nhặt các khối và xếp chúng. Các khối màu sáng sẽ được sử dụng.
  • Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các khối có gắn chữ và con số để dạy bé nhận biết.

Các kỹ năng phát triển: Khả năng nhận biết hình học cũng như sáng tạo khi xếp các khối hộp.

2.12. Ẩn đồ chơi

Hoạt động cho bé
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Ẩn đồ chơi

Chuẩn bị:

  • Ba chiếc cốc hoặc bát trong suốt 
  • Một món đồ chơi nhỏ

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Mẹ hãy lấy một bộ ba cốc (nhựa hoặc thủy tinh) trong suốt và đặt chúng thành một đường thẳng, cạnh nhau. Mẹ cũng có thể sử dụng bát lớn trong suốt. 
  • Sau khi mẹ đã đặt cốc hoặc bát, hãy lấy một món đồ chơi đủ nhỏ để đặt dưới cốc / bát. Đặt đồ chơi này dưới một chiếc cốc và để em bé nhìn thấy mẹ đang làm gì. Từ từ đảo các cốc trong khi em bé đang nhìn mẹ và quan sát phản ứng của em bé. 
  • Khi mẹ đã hoàn thành việc xáo trộn, hãy yêu cầu bé phát hiện chiếc cốc có đồ chơi bên dưới. Chạm vào cốc bằng đồ chơi để gợi ý cho trẻ. Bé sẽ khá thích thú khi nhìn thấy những chiếc cốc chuyển động có đồ chơi bên dưới và có thể dùng tay đập nhẹ vào chiếc cốc có đồ chơi bên dưới.

Các kỹ năng phát triển: Khả năng quan sát của bé sẽ được phát triển.

3. Lời khuyên khi chơi trò chơi cho bé 7 tháng tuổi

Trò chơi cho bé 7 tháng sẽ giúp bé rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng cũng như thể chất của bản thân. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý một số điều nhất định khi tham gia trong các trò chơi cho bé 7 tháng.

Lời khuyên khi chơi trò chơi cho bé 7 tháng tuổi
Lời khuyên khi chơi trò chơi cho bé 7 tháng tuổi
  • Để bé chủ động: Dù mẹ rất thích nhìn con mình chơi nhưng mẹ phải lưu ý rằng bé phải là người chủ động trong một trò chơi / hoạt động. Nếu bé có vẻ không thích chơi trò chơi một cách rõ ràng và tỏ ra cáu kỉnh, thì không nên tiếp tục hoạt động đó. Bắt đầu một hoạt động khác và nếu bé có vẻ không thích nó thì hãy tạm dừng chơi và tiếp tục nó vào lúc khác. Hãy nhớ rằng bé là trung tâm của những trò chơi và hoạt động này, do đó đừng bao giờ ép bé chơi bất cứ thứ gì.
  • Hãy kiên nhẫn: Trẻ sơ sinh có cá tính và thậm chí có thể có tâm trạng thất thường. Ngoài ra, các em bé khác nhau có tốc độ học tập khác nhau. Do đó, đừng lo lắng nếu bé có vẻ đang tụt hậu trong khả năng hiểu trò chơi / hoạt động của mình. Bé sẽ sớm biết được điều đó nhưng lo lắng về điều đó hoặc ép buộc anh ta chơi trò chơi chỉ có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Kiên nhẫn là điều cần thiết khi chơi với con mẹ nhé!
  • Có một lịch trình hoạt động: Nếu mẹ muốn con mình đạt được lợi ích tối đa của một hoạt động thì hãy lập một lịch trình thường xuyên cho các trò chơi và hoạt động mà mẹ muốn tiến hành. Mỗi trò chơi / hoạt động nhắm đến một số mốc phát triển nhất định. Có một lịch trình sẽ đảm bảo rằng đến cuối tuần mẹ đã kích thích được tất cả các mốc phát triển này để thai nhi phát triển toàn diện.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết: Đảm bảo mẹ thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết trong việc chống trẻ sơ sinh trong nhà để giảm thiểu rủi ro thương tích. Che tất cả các cạnh nhọn, cất đi các vật sắc nhọn, và khóa tất cả các ngăn tủ. Điều này sẽ giúp gia đình yên tâm trong khi chúng bò trong nhà không bị giới hạn để tự khám phá. Ngoài ra, hãy đề phòng khi em bé đang chơi và giữ an toàn cho em bé khỏi bị thương.
  • Tương tác mới quan trọng: Đừng làm người xem im lặng cho bé trong khi bé chơi. Tương tác với bé  nhiều nhất có thể vì đây là những thời điểm mà các giác quan của bé chú ý nhất. Trẻ sơ sinh thích chơi với cha mẹ và sự tương tác của mẹ sẽ giúp nuôi dưỡng sự quan tâm cần thiết đối với trò chơi.
  • Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ: Thời điểm tốt nhất để chơi là khi bé tỉnh táo và lanh lợi trong khi tỏ ra thích thú với thế giới xung quanh. Chơi một trò chơi tại một thời điểm và không liên tục cho bé chơi trò chơi. Hãy cho bé một khoảng thời gian để nghỉ ngơi và tiếp thu những điều bé học được trong hoạt động. Bằng cách đó, mẹ ngăn ngừa sự mệt mỏi trong khi vẫn đảm bảo rằng bé không cảm thấy buồn chán.
  • Cho gia đình tham gia: Các kỹ năng xã hội cũng cần thiết như các cột mốc phát triển khác của một em bé. Bé nên có nhiều tương tác với cả cha và mẹ cùng với các thành viên khác trong gia đình. Trò chơi và các hoạt động là phương tiện tốt nhất để tạo điều kiện cho sự tương tác này diễn ra một cách có trật tự nhưng vẫn vui vẻ.

Trên đây là tất tần tật về trò chơi cho bé 7 tháng tuổi từ A đến Z. Đến cuối cùng, mục đích của trò chơi không chỉ là giúp bé vui vẻ, thư giãn mà còn là giúp bé phát triển các kỹ năng cần thiết trong xã hội. Nhưng hãy nhớ hãy đến bé chơi trò chơi thay vì ép buộc. Chắc chắn mẹ sẽ có những kỷ niệm khó quên khi cùng bé chơi những trò chơi cho bé 7 tháng tuổi trên đó!

Xem thêm:

Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi – 9 Trò mẹ không nên bỏ qua

Trò chơi cho bé 9 tháng tuổi giúp con phát triển toàn diện

Mầm non là độ tuổi giúp bé luyện tập những thói quen tốt cho quá trình phát triển thể chất lẫn tinh thần. Là những bố mẹ hiện đại, bạn đừng nên bỏ qua kỹ năng sống mầm non cho trẻ cực kỳ quan trọng này. Đây chính là cơ sở để bé ngày một phát triển toàn diện hơn. 

1. Chọn lọc các kỹ năng sống mầm non cho con 

1.1. Kỹ năng tự ăn

Đối với con nhỏ, bố hãy tập cho trẻ tự ăn càng sớm càng tốt
Đối với con nhỏ, bố hãy tập cho trẻ tự ăn càng sớm càng tốt

Người xưa có câu nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nghĩa là những lễ nghĩa hành xử trong cách ăn phải được học đầu tiên. Đối với con nhỏ, bố hãy tập cho trẻ tự ăn càng sớm càng tốt. Việc học ăn của bé chỉ cần bé có thể không cần sự dỗ dành của mẹ mà bé có thể tự ăn và tự giác ăn. Điều này sẽ giúp trẻ từng bước tự lập hơn. Ở giai đoạn đầu có lẽ sẽ khó khăn và vất vả. Tuy nhiên hãy để bé trải nghiệm và tạo lập thói quen biết cố gắng ở con. 

Khi con đã có thể ngồi vững và biết cách cầm nắm đồ vật, mẹ có thể tập bé cách tự ăn. Bằng những việc như cách xúc món ăn, cách ngồi ăn. Từ khoảng 3 đến 4 tuổi, trẻ mới có thể ngồi ăn vững, lấy cốc nước… mà không có sự hỗ trợ bên cạnh. Hãy nhắc bé về những thứ nên và không nên ăn. Đến giai đoạn vào mẫu giáo, con sẽ vận dụng và được dạy kĩ hơn về kỹ năng sống mầm non này.

Xem thêm kỹ năng sống mầm non: Những món ăn cho trẻ mầm non

1.2. Kỹ năng sống mầm non: giao tiếp

Có thể khẳng định, giao tiếp là một trong những năng lực cần thiết nhất cho con sau này
Có thể khẳng định, giao tiếp là một trong những năng lực cần thiết nhất cho con sau này

Bố mẹ là người có vai trò quan trọng nhất trong việc rèn luyện cho con khả năng này. Giai đoạn đầu, việc giao tiếp có thể được thể hiện qua cử động tay chân, qua biểu cảm ánh mắt, qua tiếng khóc… Lớn hơn, kỹ năng giao tiếp của trẻ được hình thành và hoàn thiện dần qua ngôn ngữ, cử chỉ…

Có thể khẳng định, giao tiếp là một trong những năng lực cần thiết nhất cho con sau này. Có khả năng giao tiếp, con dễ dàng truyền đạt cảm nhận, ý kiến của bản thân cho bố mẹ hoặc bạn bè. Vì vậy, từ bé, hãy thường xuyên nói chuyện với trẻ để trẻ tiếp cận được tốt hơn. Sau đó, tạo môi trường phù hợp cho trẻ, tạo điều kiện giúp trẻ hòa đồng với những người xung quanh. Cho trẻ cơ hội và khuyến khích con tương tác, giao tiếp với bạn bè. 

1.3. Kỹ năng ứng xử

Học nói, học ứng xử được xem là kỹ năng học cần thiết thứ 2 cho trẻ. Hầu hết các bé đều ứng xử theo bản năng, hoặc quan việc quan sát mọi thứ xung quanh. Vì vậy, nếu không được dạy ứng xử đúng, bé dễ dàng học theo những lề lối hư, tật xấu. Dạy con học kỹ năng sống mầm non trong độ tuổi này cũng giúp trẻ tạo thiện cảm với mọi người xung quanh hơn.

Giai đoạn đầu trong quá trình học kỹ năng ứng xử, bố mẹ có thể dạy trẻ những hoạt động cơ bản, gần gũi. Ví dụ như học chào hỏi, lễ phép với người lớn, nhường và thương yêu các bé nhỏ hơn,…. Điều này vừa giúp con có cách hành xử đúng đắn lại vừa xây dựng lối sống tốt đẹp sau này cho con

1.4. Giữ vệ sinh công cộng 

Ý thức biết giữ vệ sinh chung nơi cộng cộng của con sẽ phản ánh sự dạy dỗ của bố mẹ
Ý thức biết giữ vệ sinh chung nơi cộng cộng của con sẽ phản ánh sự dạy dỗ của bố mẹ

Ý thức biết giữ vệ sinh chung nơi cộng cộng của con sẽ phản ánh sự dạy dỗ của bố mẹ. Nói cách khác, chính sự buông lỏng việc giáo dục giữ gìn vệ sinh chung của bố mẹ mà ít nhiều ảnh hưởng nhân cách sống cho trẻ ngay từ nhỏ. Nếu như mỗi bố mẹ đều biết giữ vệ sinh chung như không đổ rác, vứt rác bừa nơi công cộng. Đó sẽ là tấm gương tốt để dạy dỗ trẻ từ độ tuổi mầm non. 

1.5. Không chơi gần những nơi nguy hiểm

Con đến tuổi mầm non luôn hiếu động và ham chơi, do có sự tiếp xúc với các bạn mới. Vì thế, các mẹ không thể cứ giữ con 24/24 bên cạnh mình được. Chính vì thế, việc dạy bé mầm non biết nơi nào nguy hiểm và không được lại gần là vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, bé sẽ không nhớ lời mẹ đau do mải chơi vi cùng bạn. Mẹ hãy dạy con bằng cách dùng hình ảnh thay cho lời nói. Hãy cho bé xem các video, hình ảnh,… việc học qua hình ảnh sinh động, dễ hiểu sẽ giúp bé nhớ lâu hơn. 

1.6. Kỹ năng bảo vệ bản thân

Bố mẹ nên dạy con những kỹ năng sống cơ bản
Bố mẹ nên dạy con những kỹ năng sống cơ bản

Đa phần các bậc cha mẹ đều ý thức được điều này. Nhưng thay vì dạy con, bố mẹ lại tìm cách nghiêm cấm con.

Trong các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non về bảo vệ bản thân gồm có những kỹ năng như: Kỹ năng an toàn khi tự chơi, kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể, kỹ năng xử lý khi bị lạc, an toàn khi tham gia giao thông trên đường,… Hãy xây dựng cho con ý thức cần bảo vệ mình từ những việc nhỏ nhất. 

Xem thêm kỹ năng sống mầm non: Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân

1.7. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Kỹ năng chăm sóc bản thân sẽ giúp bố mẹ an tâm hơn về con. Từ 3 tuổi, mẹ có thể cho con tự ăn. Lớn hơn, mẹ có thể để con tự tắm, tự dọn dẹp quần áo, đồ chơi. Như vậy, sẽ dần xây dựng một thói quen biết tự lập ở trẻ. Trẻ biết tự lập sớm sẽ trở nên tự chủ và quyết đoán hơn trong cuộc sống sau này. 

Xem thêm kỹ năng sống mầm non: Kỹ năng sống cho bé theo từng độ tuổi

1.8. Kỹ năng bơi lội

Chơi thể thao giúp con phát triển tốt về mặt thể chất, độ nhanh nhạy, xử lý tình huống
Chơi thể thao giúp con phát triển tốt về mặt thể chất, độ nhanh nhạy, xử lý tình huống

Hầu hết các môn thể thao đều được khuyến khích để trẻ tham gia từ nhỏ. Chơi thể thao giúp con phát triển tốt về mặt thể chất, độ nhanh nhạy, xử lý tình huống. Trong đó, bơi lội là kỹ năng mẹ nên tập cho con biết ngay từ nhỏ. Trẻ con rất thích nước. Và sẽ là một cơ hội tốt để gắn kết tình cảm gia đình qua những buổi chiều trên biển. Vì vậy, hãy cho trẻ thoải sức vùng vẫy vui chơi với những kỹ năng đã được học.

Có rất nhiều lớp tổ chức bơi cho trẻ mầm non. Mẹ hãy đăng kí cho trẻ một lớp để đảm bảo có các thiết bị hỗ trợ và sự giám sát chặt chẽ.

2. Lợi ích của các kỹ năng sống mầm non cho con

  • Giúp con phát triển về thể chất
Việc rèn luyện các kỹ năng sẽ mang đến cho con sức khỏe và phát triển tốt về thể lực
Việc rèn luyện các kỹ năng sẽ mang đến cho con sức khỏe và phát triển tốt về thể lực

Các kỹ năng thường được dạy qua sách vở, sau đó cần được thực hành để trẻ ghi nhớ. Đây cũng là phương pháp dạy của hầu hết các trường mẫu giáo cho con. Việc rèn luyện các kỹ năng sẽ mang đến cho con sức khỏe và phát triển tốt về thể lực. Với 1 thể chất tốt, trẻ sẽ có khuynh hướng tích cực tham gia nhiều hoạt động hơn. Đồng thời, tự tin đón nhận những cơ hội mới và dũng cảm vượt qua các khó khăn trong cuộc sống.

  • Giúp trẻ tăng khả năng nhận thức

Mục đích chính của việc dạy kỹ năng sống mầm non là giúp trẻ tăng khả năng xử lý, nhận thức vấn đề. Thông qua các bài học, trẻ học được cách phân biệt đúng, sai; cách nhìn nhận vấn đề. Cũng như biết đưa ra ý kiến cá nhân và lắng nghe ý kiến mọi người. Đồng thời, trẻ cũng xây dựng niềm đam mê trong việc tìm tòi, học tập. Điều này rất có cho sự phát triển của con sau này. 

Xem thêm: Cách rèn luyện tư duy cho trẻ mầm non hiệu quả

  • Giúp trẻ phát triển tinh thần
Tham gia các hoạt động cùng bạn bè ngoài trời sẽ giúp bé trở nên lạc quan, vui vẻ, sống tích cực hơn
Tham gia các hoạt động cùng bạn bè ngoài trời sẽ giúp bé trở nên lạc quan, vui vẻ, sống tích cực hơn

Tham gia các hoạt động cùng bạn bè ngoài trời sẽ giúp bé trở nên lạc quan, vui vẻ, sống tích cực hơn. Bé biết cách thể hiện tình yêu ra với mọi người xung quanh và cũng nhận lại sự quan tâm chăm sóc. Vì thế, bé biết sống bao dung, biết chia sẻ đối với mọi người. 

Kết luận

Kỹ năng sống mầm non sẽ cho mẹ biết con cần và có khả năng học được gì. Hãy xây dựng một nền tảng giáo dục vững chắc cho trẻ. Điều này giúp các con phát triển thành những công dân có ích cho xã hội mai này.

Gần đến thời điểm sinh, mẹ bầu sẽ rất háo hức để chuẩn bị đồ dùng cho em bé chào đời. Với tâm trạng hồi hộp, đặc biệt là với mẹ sinh con lần đầu, chị em có thể sẽ bỏ sót những vật dụng cần thiết mà bình thường chị em không để ý đến. Vậy làm thế nào để chuẩn bị đồ sơ sinh đầy đủ nhất có thể? Cùng Góc của mẹ điểm qua danh sách đồ sơ sinh cần sắm trước khi bé chào đời nhé!

1. Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé

1.1. Chuẩn bị đồ sơ sinh – Áo quần cho bé

Mẹ cần phải chuẩn bị rất nhiều vật dụng để chăm sóc cho cả hai mẹ con sau sinh
Mẹ cần phải chuẩn bị rất nhiều vật dụng để chăm sóc cho cả hai mẹ con sau sinh
  • Quần dài cotton sơ sinh: 15 chiếc – Nên mua loại chun quần có độ co giãn tốt
  • Áo sơ sinh tay dài: 10 áo – Mang lót cho bé, nên mua loại mềm mại, gài khuya đầy đủ tránh làm lạnh bụng bé
  • Áo liền quần – bộ Body: 3 bộ – Nên mua cả áo ngắn tay lẫn dài tay
  • Bao tay, tất: 6 đôi – Giữ ấm cho tay chân bé. Ngăn việc bé cào tay lên mặt.
  • Mũ đội đầu, che thóp: 3 cái – Bảo vệ, che chắn, giữ ấm cho thóp đầu của trẻ
  • Áo khoác: 3 cái – Giữ ấm khi đưa bé ra đường
  • Yếm: 3 cái – Tránh dây bẩn khi cho bé ăn, buộc đỡ lạnh cho cổ

Lưu ý: Mẹ không cần phải mua áo quần cho bé mới sinh quá nhiều, tầm mỗi loại 3-4 bộ là vừa đủ. Bởi vì trong thời gian này bé phát triển rất nhanh, quần áo sẽ mau chật. Việc mua áo quần sơ sinh cũng tùy thuộc vào thời tiết lúc sinh. Nếu sinh bé vào mùa hè, mẹ cần ưu tiên quần áo khô thoáng, mát mẻ. Nếu là sinh vào mùa đông, mẹ nên mua thêm các loại áo quần nỉ, len giữ ấm cho bé, mua với số lượng nhiều vì với thời tiết này áo quần sẽ lâu khô.

1.2. Chuẩn bị đồ sơ sinh – Bỉm, tả sơ sinh

  • Tã lót xô: 1 gói – Dùng để đóng tả xô. Chọn loại vài cotton mềm mại cho bé.
  • Tã chéo:  1 gói – Dùng để quấn tả chéo hoặc quấn ngoài bỉm, giữ ấm cho bé. Chọn loại vải cotton mềm mại cho da bé.
  • Bỉm trẻ em: 5 bịch – Trẻ sơ sinh mới đầu sẽ cần 5-6 tả/bỉm trong ngày.
  • Chiếu lót: 2 chiếc – Dùng để lót mỗi khi thay bỉm/tả cho bé.
  • Giấy lót phân xu: 2 bịch – Dùng để lót phân su thay cho tả trong 3 tuần đầu tiên.
  • Quần mang bỉm: 8-10 cái – Dùng để đóng tã giấy

1.3. Chuẩn bị đồ sơ sinh – khăn, chăn, gối cho bé

  • Khăn lau mặt (khăn sữa): 30 chiếc – Dùng để lau mặt, lau miệng, thấm sữa, lau nước dãi.
  • Khăn tắm:  3 chiếc – 1 cái dùng để lau nước cho bé sau khi tắm, 1 cái dùng để quấn bé khi thay áo quần.
  • Khăn quấn mũ chóp: 1 chiếc – Sử dụng khi đưa bé ra ngoài
  • Chăn: 2 chiếc – Đắp giữ ấm cho bé
  • Chũn quấn:  2 chiếc – Giúp bé ngủ ngon, không bị giật mình.
  • Gối chặn: 1 cái – Có tác dụng như quần chũn vì vậy nếu đã có quần chũn thì mẹ không cần mua gối chặn.

1.4. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh

  • Băng rốn: 3 hộp – Cầm máu khi bé bị rụng rốn
  • Tưa lưỡi: 3 hộp – Vệ sinh lưỡi cho bé
  • Gạc y tế: 2 gói
  • Nước muối sinh lý: 1 lốc – Dùng để rơ lưỡi, nhỏ mũi cho bé sơ sinh
  • Tăm bông: 2 gói – Sử dụng để vệ sinh tai và mũi cho bé
  • Khăn ướt:  2 gói – Dùng để vệ sinh cho bé và lau sữa trên ti mẹ
  • Bấm móng tay: 1 cái – Dùng để cắt móng tay nhọn ngăn không cho bé cào rách da mặt hoặc da đầu.
  • Sữa tắm sơ sinh: 1 bịch – Da của bé rất nhạy cảm vì vậy cần có sửa tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để tránh kích ứng da bé.
  • Xịt chống hăm tã: 1 bịch – Nên chọn sản phẩm có thành phần thiên nhiên, dịu nhẹ cho da bé.

1.5. Chuẩn bị sữa, bình sữa và các dụng cụ liên quan

  • Sữa công thức: 1 lon – Mẹ cần chuẩn bị sẵn sữa công thức trong các trường hợp mẹ bị tắc sữa, không có sữa cho bé bú.
  • Bình đựng sữa: 2 bình – Mẹ có thể lựa chọn giữa các loại bình sữa bằng nhựa, thủy tinh hoặc sillicon tùy mức giá
  • Giá úp bình sữa: 1 giá – Kê bình sữa sau khi vệ sinh
  • Túi giữ nhiệt hoặc bình giữ nhiệt: 1 túi/bình – Giữ ấm cho sữa khi đi ra ngoài
  • Bộ cọ rửa bình sữa: 1 bộ – Chuyên dụng vệ sinh bình sữa
  • Nước rửa bình sữa: 1 bịch – Chuyên dụng vệ sinh bình sữa
  • Máy hâm sữa: 1 máy – Hâm nóng lại sữa cho bé

1.6. Đồ sơ sinh cần chuẩn bị khác:

  • Chậu tắm: 1 chậu – Có thể mua thêm một tấm chắn đỡ an toàn cho bé khi tắm.
  • Túi đựng đồ sơ sinh: 1 túi – Dùng để đựng đồ sơ sinh.
  • Làn có nắp: 1 làn – Dùng để đựng đồ sơ sinh.
  • Màn chụp chống muối: 1 màn – Bảo vệ giấc ngủ khỏi các loại ruồi muỗi đốt chích khiến bé thức giấc vì khó chịu.
  • Nhiệt kế: 1 cái – Phòng khi bé bị sốt, mẹ cần kiểm tra để nắm rõ tình hình
  • Xe đẩy bé sơ sinh: 1 xe – Dùng để đưa bé ra ngoài chơi
  • Nôi nhỏ: 1 nôi – Nôi nhỏ ru bé ngủ
  • Nước giặt quần áo trẻ em: 1 chai – Da bé rất dễ bị kích ứng bởi các loại hóa chất có trong xà phòng giặt thông thường. Vì vậy mệ cần chú ý lựa chọn các loại nước giặt áo quần bé sơ sinh

1.7. Vật dụng mẹ có thể tham khảo mua thêm:

Ngoài các vật dùng kể trên, mẹ cùng có thể mua thêm những vật dụng sau tùy vào điều kiện tài chính và nhu cầu của mẹ:

  • Hút mũi: 1 máy – Vệ sinh mũi cho bé, thông mũi khi bé bị tắc mũi, khò khè
  • Máy báo khi bé khóc: 1 máy – Báo hiệu cho mẹ rằng bé khóc khi mẹ đang bận việc phải rời bé
  • Cũi cho trẻ sơ sinh: 1 cũi – Dành cho các gia đình nuôi con theo kiểu Easy
  • Hộp chia sữa: 1 hộp
  • Máy tiệt trùng bình sữa: 1 máy – Tiệt trùng bình sữa và các dụng cụ hút sữa

2. Chuẩn bị đồ sơ sinh cho mẹ

Chuẩn bị đồ cho mẹ trước kì sinh cũng là một việc vô cùng quan trọng. Chuẩn bị tốt các vật dụng làm mẹ bỉm sữa thì mẹ mới có thể chăm sóc con tốt được. Dưới đây là danh sách các vật dụng cần chuẩn bị cho mẹ bầu sắp sinh con.

  1. Giỏ đựng đồ đi sinh
  2. Miếng lót thấm sữa
  3. Áo lót
  4. Quần lót dùng 1 lần
  5. Băng vệ sinh
  6. Dung dịch vệ sinh phụ nữ
  7. Gen bụng
  8. Kem dưỡng
  9. Tất chân giữ ấm
  10. Máy hút sữa
  11. Túi trữ sữa

Xem thêm:

Danh sách đồ đi sinh mẹ cần lưu ý

Bật mí cho mẹ những vật dụng cần thiết khi đi sinh

3. Chuẩn bị đồ sơ sinh như thế nào?

Mẹ cần phải chuẩn bị rất nhiều vật dụng để chăm sóc cho cả hai mẹ con sau sinh
Mẹ cần phải chuẩn bị rất nhiều vật dụng để chăm sóc cho cả hai mẹ con sau sinh

Mẹ cần phải chuẩn bị rất nhiều vật dụng để chăm sóc cho cả hai mẹ con sau sinh. Chính vì vậy, việc chuẩn bị đồ sơ sinh thiếu sót hoàn toàn là điều dễ hiểu. Hơn nữa, tâm lý hồi hộp và hoang mang, đặc biệt là ở các chị em sinh con so, sẽ khiến các mẹ không tránh khỏi tình trạng “nhớ trước quên sau”. Vậy làm thể nào để chuẩn bị cho sự chào đời của bé một cách tốt nhất?

  1. Lên danh sách cụ thể và đầy đủ những vật dụng cần mua.
  2. Đi mua đồ sơ sinh từ những tháng thứ 7 thứ 8 của thai kì.
  3. Hỏi kinh nghiệm của những người đi trước hoặc bác sĩ để biết cần mua những gì.
  4. Tham khảo giá từ các bà mẹ bỉm sữa trước đó để tránh bị “hớ giá” khi mua.
  5. Chuẩn bị sẵn một khoản tài chính đáp ứng cho các chi phí sinh và sau sinh. Khoản tài chính bao gồm chi phí chăm sóc bé và mẹ, chi phí sinh nở (tiền đi sinh, tiền sàng lọc sau sinh, tiền dịch vụ nếu có), chi phí giấy tờ thủ tục.

Quá trình chuẩn bị đồ sơ sinh có chút vất vả. Bởi mẹ cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ để chăm sóc cho những ngày sau sinh một cách chu đáo nhất. Bài viết trên đã liệt kê giúp me danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé và mẹ. Góc của mẹ xin chúc các chị em sẽ có những trải nghiệm chăm em bé thật ý nghĩa.

Trẻ em Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với tính kỷ luật và tự lập cao. Mà các bé còn vô cùng ngoan ngoãn, lễ phép và chăm chỉ. Vì vậy, cách nuôi con kiểu Nhật Bản. Cũng là bí quyết được nhiều ông bố bà mẹ ở Việt Nam tìm hiểu và áp dụng.

1. Nuôi con kiểu Nhật – dạy con tính tự lập từ bé

Mỗi quốc gia sẽ có một cách giáo dục con trẻ khác nhau. Và khi nuôi con kiểu Nhật, họ sẽ dạy con học cách tự lập từ bé. Mà không có sự can thiệp của người lớn.

Dù ở nhà hay đi học. Các ông bố bà mẹ người Nhật đều chú ý đến việc dạy con tự lập. Và luôn khuyến khích con tự làm những việc cá nhân của mình.

Nuôi con kiểu Nhật – dạy con tính tự lập từ bé

Trẻ em Nhật được dạy phải tự mình mặc quần áo. Hay mang giày và xách đồ của mình. Việc một đứa trẻ tự ăn và dọn dẹp phần ăn của mình. Là điều hết sức bình thường ở Nhật. Tất cả những việc đấy các em đều phải tự làm.

Thực tế, không phải cứ muốn con tự lập. Thì quẳng con ra ngoài và mặc kệ con. Cha mẹ Nhật luôn để con tự làm mọi thứ trong mức khả năng tối đa có thể. Nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện và hỗ trợ để con có thể bước đầu tự lập. Từ đó giúp bé nâng cao sự tự tin. Nhưng vẫn không bị lệ thuộc vào cha mẹ.

2. Nuôi con kiểu Nhật – dạy con tính kỷ luật từ khi con còn nhỏ

Tính kỷ luật – một trong những đức tính của người Nhật. Được thế giới ngưỡng mộ và tôn trọng. Khi nuôi con kiểu Nhật Bản, tính kỷ luật sẽ được dạy từ bé.

Người dân Nhật Bản rất đề cao sự kỷ luật của cả cộng đồng. Và vì thế, ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ em Nhật đã được học về tính kỷ luật. Thay vì trách mắng hay đánh phạt. Bố mẹ người Nhật sẽ là người làm gương cho con về sự kỷ luật để con làm theo. Trong cách nuôi dạy con của người Nhật. Mắng mỏ và đánh phạt là điều tối kỵ.

Nuôi con kiểu Nhật – dạy con tính kỷ luật từ khi con còn nhỏ

Chính vì nhờ cách dạy nhân văn và khoa học. Trẻ em Nhật Bản rất biết tiếp thu. Và tôn trọng kỷ luật ở nơi công cộng. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy hình ảnh chen lấn xô đẩy. Hay trẻ em Nhật khóc lóc mè nheo… Ở những nơi công cộng.

Để rèn được tính kỷ luật cho con ngay từ khi còn nhỏ. Chính bản thân cha mẹ phải là người tuân thủ kỷ luật. Để những đứa con của mình tự động “bắt chước” những hành vi của bố mẹ. Nếu muốn trẻ luôn tôn trọng kỷ luật. Và tuân thủ những nội quy cần thiết. Chính bố mẹ phải là những người đầu tiên làm điều này để noi gương cho trẻ.

3. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản: Tất cả trẻ em được sinh ra công bằng, giống nhau

Theo hệ thống giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản. Trẻ em được tự do làm điều mình thích trước khi lên 5 tuổi. Nghe lời bố mẹ tầm từ 5 đến 15 tuổi. Và từ 15 tuổi được coi là ngang hàng với bố mẹ cũng như những người khác.

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản: Tất cả trẻ em được sinh ra công bằng, giống nhau

Triết lý này nhằm mục đích khích lệ các thành viên trong một tập thể. Nơi lợi ích cá nhân được coi là điều quan trọng nhất. Đó là một lý do mạnh mẽ trong cách nuôi con kiểu Nhật. Giúp con thành một người hài hòa. Người sẽ có thể tìm thấy mục đích. Và không đánh giá thấp giá trị bản thân của chính mình.

4. Mắng mỏ và đánh phạt là điều tối kỵ trong nuôi con kiểu Nhật

Trong cách nuôi con kiểu Nhật. Việc “khoe” hay kể về con quá nhiều trước mặt người khác là một điều tối kỵ. Bởi người Nhật cho rằng hành động này là thừa thãi và không cần thiết.

Việc quy chụp, áp đặt hay chỉ trích lỗi lầm của con cũng hoàn toàn không có. Phụ huynh Nhật Bản quan niệm rằng. Ai cũng có sai lầm. Và việc chỉ trích những lỗi lầm của người khác không giúp họ tốt hơn. Và đương nhiên việc chỉ trích đó càng không xảy ra với con cái của họ. Thay vào đó, người Nhật dạy con kỷ luật. Biết đúng sai, làm gương… Để trẻ ghi nhớ và không tái phạm lần nữa.

Mắng mỏ và đánh phạt là điều tối kỵ trong nuôi con kiểu Nhật

5. Khuyến khích trẻ bộc lộ năng lực bản thân

Ở Việt Nam, lý thuyết sẽ nặng hơn rất nhiều so với thực hành. Tuy nhiên nuôi con kiểu Nhật Bản thì khác.

Trẻ được tự do lựa chọn các môn học mình thích và làm theo. Trẻ em thường được cha mẹ hỏi về buổi học ở trường. Và tự do bày tỏ suy nghĩ của riêng mình.

Trẻ em Nhật luôn có những giờ học ngoại khóa, vui chơi ngoài trời rất bổ ích. Như tham gia làm bánh, tới những ngày hội thể thao. Hay biểu diễn ở những sự kiện cộng đồng. Tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm. Tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm…

Khuyến khích trẻ bộc lộ năng lực bản thân

Thậm chí, trẻ được cha mẹ cho tham gia buổi cắm trại qua đêm do nhà trường tổ chức. Khiến các em được rèn luyện sự tự tin, lòng dũng cảm ngay từ lúc còn nhỏ. Trong những giờ học ngoại khóa như vậy. Trẻ tỏ ra rất hứng thú. Và điều đó đã để lại trong các em những ấn tượng vô cùng sâu sắc.

6. Nuôi con kiểu Nhật: Dạy con luôn biết nói lời cảm ơn và xin lỗi

Có thể nhiều người cảm thấy Nhật Bản lễ tiết rườm rà. Nhưng thực tế thì những người từng được đối đãi qua như vậy. Đều không có ai tỏ vẻ phản cảm. Người Nhật cho rằng. Những đứa trẻ coi thường lao động. Hay coi thường quan tâm đến người khác. Thì nhất định sẽ không có tiền đồ tương lai tốt đẹp.

Trẻ không biết xin lỗi cha mẹ cũng sẽ đem tất cả sai lầm đổ lỗi cho người khác. Chỉ cảm ơn và xin lỗi trong lòng là không đủ. Người Nhật còn cổ vũ trẻ dùng ngôn ngữ, chữ viết và hành động mà biểu đạt ra.

Nuôi con kiểu Nhật: Dạy con luôn biết nói lời cảm ơn và xin lỗi

7. Luôn chú ý đến cảm xúc của con

Để dạy một đứa trẻ sống và tồn tại trong một xã hội tập thể. Điều quan trọng là dạy cho chúng biết cách nhìn thấy. Và tôn trọng những cảm xúc và sở thích của người khác.

Các bà mẹ Nhật Bản tôn trọng con cái của họ. Và luôn để ý đến cảm xúc của con. Họ không thúc giục con. Hoặc khiến con cảm thấy xấu hổ hoặc ngượng ngùng. Họ dạy con hiểu cảm xúc của người khác. Để có thể thông cảm và thấu hiểu họ.

Luôn chú ý đến cảm xúc của con

Người Nhật không cho rằng phương pháp nuôi con kiểu Nhật của họ là tốt nhất. Nhưng hành động và tính cách của trẻ em Nhật. Luôn được thế giới đề cao và coi trọng.

Ngay từ khi bé yêu còn nhỏ, bố mẹ nên chủ động dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân để bé tự do khám phá bên ngoài, kết thêm nhiều bạn mới và “ăn mau chóng lớn”. Đừng quá bao bọc bé yêu mẹ ơi, con đủ lớn để tự bảo vệ chính mình và điều mẹ cần làm là dạy bé các kỹ năng cần thiết. Cùng Góc của mẹ khám phá 8 kỹ năng quan trọng bé nào cũng cần biết và có phương hướng dạy bé đúng cách, mang lại hiệu quả tốt nhất mẹ nhé!

Mách mẹ dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân
Mách mẹ dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân học 1 biết 10

1. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì mẹ nhỉ?

Thế nào là dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân?
Thế nào là dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân?

Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân là mở rộng những hiểu biết của trẻ về những sự việc xung quanh mình và chỉ cách để bé bảo vệ mình an toàn. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân giúp bé tránh xa những mối nguy hiểm khi khám phá thế giới bên ngoài. 

Giai đoạn từ 4 đến 12 tuổi con dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, con thích tự khám phá mọi thứ. Nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới.

2. Tại sao nên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân từ sớm? 

Báo cáo về tình trạng các hành vi xâm hại trẻ em đã chỉ ra rất nhiều vụ trẻ em do thiếu kỹ năng, không được sự quan tâm của bố mẹ đã tạo ra cơ hội cho kẻ xấu thực hiện hành vi của mình. Trong năm 2021, Tổng đài 111 (tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em) đã nhận hơn 600.000 cuộc gọi đến, tăng hơn 10% so với năm 2020. Những tình trạng đáng báo động như bạo lực trẻ em, xâm hại chiếm phần lớn và ngày càng nghiêm trọng, gây bức xúc xã hội. Bộ Công an cũng cho hay, trong năm 2021 đã có 1914 vụ xâm hại trẻ em diễn ra trên toàn quốc, thể hiện mức độ nguy cấp của vấn đề này. 

Đáng chú ý, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2022, cả nước đã có tới 147 trẻ em bị xâm hại tình dục, bắt cóc và bỏ rơi (tăng đến 5% so với quý I năm liền kề). Tổng đài 111 tiếp nhận hơn 202 nghìn cuộc gọi, tăng 45% so với số liệu cùng kỳ năm ngoái. (Theo thống kê của Cục Trẻ em)

Dạy cho trẻ kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân từ sớm
Xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề nhức nhối ở xã hội hiện nay

Từ thực trạng trên cho thấy, bảo vệ trẻ em là việc làm bức thiết, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, gia đình và toàn xã hội. Quan trọng hơn, mỗi bố mẹ nên giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân từ nhỏ để xây dựng cho trẻ một môi trường an toàn, lành mạnh, con thỏa sức sáng tạo và tự do phát triển.

3. 7 kỹ năng tự bảo vệ bản thân mà bé cần biết

Thời điểm thích hợp nhất để mẹ dạy bé các kỹ năng sống cần thiết đó là lúc bé cưng 2 – 10 tuổi. Lúc này, bé tìm tòi và hay thắc mắc, rất vui thích khi được mẹ chỉ cho thứ gì đó mới. Như vậy, con sẽ học một cách tự nhiên chứ không bị bó buộc, hiệu quả tiếp thu sẽ tốt nhất. Cụ thể, mẹ hãy dạy bé 7 kỹ năng thiết yếu sau đây.

3.1. Kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ

Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước người lạ 
Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước người lạ 

Trẻ con rất dễ đi theo người lạ nếu được cho món đồ bé thích. Vì thế, mẹ hãy dặn bé tuyệt đối không được đi theo bất kì người lạ nào, cho dù người đó có dụ dỗ và cho bé kẹo bánh. Mẹ nên lặp đi lặp lại lời dặn này mỗi ngày dẫn bé đến trường. Thêm vào đó, mẹ nên kiểm tra bé bằng việc cho bé một viên kẹo và hỏi bé có đi không. Hay cho bé một tình huống là có một người lạ đến và sẽ dẫn bé đến chỗ mẹ để xem con đã biết cách chưa, từ đó điều chỉnh cho phù hợp. Nếu chỉ bảo một lần, con còn nhỏ sẽ không nhớ được ngay đâu ạ.

Nếu bố mẹ cần đón trẻ ở trường mẫu giáo,… hãy dặn trẻ ở trong khuôn viên trường chờ bố mẹ. Mẹ cũng nên chỉ cho bé những người bé có thể nhờ giúp đỡ như chú bảo vệ, chú công an,.. để bé biết. 

3.2. Nói sớm về các bộ phận trên cơ thể

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân: Nói sớm về các bộ phận trên cơ thể
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân: Nói sớm về các bộ phận trên cơ thể

Mẹ nên tập bé gọi tên các bộ phận cơ thể và nói về chúng từ rất sớm. Ít nhất dạy con những từ ngữ và tầm quan trọng của các bộ phận đặc biệt. Cần ưu tiên điều này khi bắt đầu việc dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân. 

Việc giáo dục sinh lý trẻ chưa được các mẹ Việt quan tâm lắm như phương Tây. Tuy nhiên, việc tiếp cận với thế giới qua phim ảnh, thiết bị,… có thể sẽ đưa đến trẻ những kiến thức không tốt. Vì vậy, tốt hơn mẹ nên cho trẻ biết từ đầu và định hướng cho trẻ. 

3.3. Dạy trẻ bảo vệ các bộ phận riêng tư

Nói với con về một vài bộ phận trên cơ thể không được để người khác nhìn thấy. Và ngoại trừ bố mẹ khi giúp trẻ tắm rửa hay bác sĩ khi thăm khám cho trẻ, còn lại không ai được tùy tiện chạm vào cơ thể, đặc biệt là những vùng nhạy cảm..

Mẹ hãy lồng ghép cách dạy trẻ trong các hoạt động hàng ngày khi dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Ví dụ như nói bé biết về các bộ phận cơ thể khi cho bé tắm. Hãy dạy trẻ không ai được chạm vào vùng kín của con và không ai được yêu cầu con chạm vào vùng kín của người khác. Cha mẹ thường sẽ quên phần thứ hai của câu này. Lạm dụng tình dục thường bắt đầu bằng việc thủ phạm yêu cầu đứa trẻ chạm vào họ hoặc người khác.

3.4. Kiến thức an toàn giao thông

Tại Việt Nam, tai nạn giao thông là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên (chiếm đến 56%). Trong đó, có 36% trẻ gặp tai nạn do đi bộ một mình, 20% do đi xe đạp hoặc ngồi trên mô tô, xe máy (Theo Bộ Y tế). Chính vì thế, kiến thức an toàn giao thông là một kỹ năng quan trọng cấp thiết mẹ cần dạy cho bé. 

Dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân: Kiến thức an toàn giao thông
Dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân: Kiến thức an toàn giao thông

Đầu tiên, mẹ cần nhẹ nhàng giải thích cho bé yêu hiểu vì sao cần tuân thủ luật giao thông và quan sát xung quanh thật kỹ mỗi khi qua đường. Khi nắm rõ nguyên nhân, bé mới sẵn lòng học và tiếp thu. Cụ thể:

  • Dạy bé kỹ năng đi bộ qua đường: Mẹ chỉ bé đi vào vỉa hè, chỉ qua đường khi đèn xanh, không được nghe nhạc, đọc truyện hoặc nô đùa khi đang đi trên đường. Nếu đường quá đông xe cộ, bé có thể nhờ người lớn giúp đỡ để sang đường an toàn.
  • Dạy bé chạy xe đạp đúng cách: Khi đi xe đạp, bé cần đi bên phải đường và dừng lại khi đèn đỏ. Nếu đường quá gồ ghề, nhiều xe cộ, con nên xuống xe và dắt bộ qua để tránh bị đụng xe.
  • Bé ngồi trên xe ô tô: mẹ khuyên bé không thò đầu hoặc tay chân ra ngoài và chỉ bước xuống khi xe đã dừng hẳn mẹ nhé!

3.5. Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ

Trong mọi hoàn cảnh nguy hiểm, con cần biết cách kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Giao tiếp chính là một trong những kỹ năng sống cho bé vô cùng quan trọng mẹ nhé! Hãy dặn trẻ la hớn hoặc khóc lớn khi bị người không quen dẫn đi. 

Cùng với đó, mẹ cũng chỉ con những người tốt mà con có thể nhờ giúp. Bằng cách giới thiệu và chỉ con về hình ảnh chú công an trên đường về nhà mỗi ngày, chú bảo vệ,…

3.6. Kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp hỏa hoạn

Hỏa hoạn là trường hợp không ai mong muốn, thế nhưng nếu lỡ gặp cháy, bé cần biết nên làm gì để giảm thiểu thương tổn xuống mức thấp nhất. Để bé tiếp thu dễ dàng, mẹ hãy hãy tạo các tình huống giả định tại nhà và chỉ bé thật kỹ các hành động cần thực hiện khi phát hiện có đám cháy. 

Theo Edgar Dale (nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ): Trẻ hiểu được 10% những gì trẻ nghe; 40% những gì nhìn thấy; 60% những gì trẻ nhắc lại (nói) và khoảng 90% những gì trẻ nói và làm. Do vậy, tình huống giả định có thể coi là cách tốt nhất để trẻ có thể hiểu được những tình huống có thể xảy ra trong thế giới muôn màu cũng như cách xử lý thông minh nhất. Mẹ đừng ngại thực hiện các tình huống để con làm quen và ghi nhớ giỏi hơn nhé.

Giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp hỏa hoạn
Giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp hỏa hoạn

3.7. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc

Với nhu cầu vui chơi giải trí hiện nay, có rất nhiều trường hợp trẻ bị lạc xảy ra nơi công cộng. Đặc biệt là ở Trung tâm thương mại, công viên,.. . Vậy nên, bố mẹ nên giúp con có những kiến thức ứng xử cần thiết khi bị lạc. Ví dụ như: Con nên gọi sự trợ giúp của ai? Nếu gặp người lạ muốn đưa con về con nên làm gì? Cha mẹ nên dạy con ghi nhớ tên tuổi, số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà để trẻ có thể báo cho bộ phận quản lý nơi đó.

Tuy nhiên khi trẻ đang hoảng sợ có thể sẽ quên những thông tin này. Vì thế tốt hơn hết nên cho trẻ mang theo mảnh giấy ghi thông tin liên lạc của bố mẹ trong trường hợp khẩn cấp.

4. Mách mẹ cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng tư duy liên hệ

Ở giai đoạn 2 – 10 tuổi, bé rất nóng lòng muốn thể hiện mình. Tư duy của bé cũng bắt đầu phát triển mạnh hơn giai đoạn trước. Nếu được cha mẹ thường xuyên rèn luyện, trẻ sẽ biết cách hành động đúng trong các tình huống của cuộc sống và hạn chế nguy cơ xấu từ bên ngoài. Vì thế, mẹ đừng bỏ qua thời cơ “vàng” này để dạy bé tự bảo vệ bản thân bằng tư duy liên hệ nhé!

Cụ thể, mẹ nên dạy bé cách học 1 biết 10, chứ đừng gò bó theo lối rập khuôn. Bố mẹ có thể tập con cách suy nghĩ về nguyên nhân – kết quả bằng cách luôn đặt ra những câu hỏi, hỏi ngược lại những câu hỏi của bé. Xếp hình và nhập vai cũng là một biện pháp hay để rèn luyện khả năng tư duy nhiều mặt cho bé yêu. Nhờ thế mà khi phát sinh vấn đề tương tự trước đó, bé sẽ tự biết nên làm gì mà không cần mẹ phải chỉ lại. 

Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng tư duy liên hệ
Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng tư duy liên hệ

5. 3 lưu ý quan trọng mẹ cần nắm khi dạy bé kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ mình là một hành trình dài, không thể bắt con nắm được hết trong ngày một ngày hai đâu ạ. Vì thế, mẹ nắm rõ 3 lưu ý quan trọng này để việc học trở nên vui vẻ, gắn kết tình yêu thương giữa mẹ và bé càng vững chắc hơn!

5.1. Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ

Nói chuyện là cách đơn giản để gắn kết tình cảm bố mẹ và con cái, là cách dạy con tự tin hơn đó. Bố mẹ cũng hiểu về cách nhìn nhận vấn đề của con mình. Từ đó, đưa ra được những cách dạy, phương pháp phù hợp với trẻ.

Nói chuyện là cách đơn giản để gắn kết tình cảm bố mẹ và con cái
Nói chuyện là cách đơn giản để gắn kết tình cảm bố mẹ và con cái

Nói chuyện với con hàng ngày sẽ tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ những chuyện bé gặp được hôm nay. Đây là thông tin tốt để bố mẹ biết xung quanh bé đang có các đối tượng nào. Và khi phát hiện trẻ gặp vấn đề gì, bố mẹ có thể giải quyết ngay. 

Hãy tạo niềm tin ở con một cách tự nhiên. Bố mẹ nên lồng các buổi nói chuyện vs bé khi đang gập quần áo, đang tắm,… Bố mẹ cũng nên dành một khoảng thời gian dẫn trẻ đi dạo và trò chuyện cùng trẻ. 

5.2. Không quát mắng

Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ thường không đủ bình tĩnh để giải thích cho con những nguyên nhân dẫn đến vấn đề mà lớn tiếng, quát mắng khiến con tủi thân và bật khóc. Nhưng không nên đâu mẹ ơi, con mặc dù còn nhỏ nhưng đã có suy nghĩ của bản thân rồi, nghe mẹ quát mắng dễ làm con lầm tưởng mẹ không yêu thương con, ghét bỏ con đó ạ. 

Thay vào đó, trong mọi vấn đề, mẹ nên đặt bản thân vào vị trí của bé trước tiên để hiểu rõ cảm xúc cũng như suy nghĩ của con, rồi từ đó hướng dẫn con cách xử lý thích hợp. Con sẽ dễ chấp nhận và nhìn ra được vấn đề mình đang mắc phải. Từ đó bé chủ động học tập và sửa chữa lỗi lầm mà không đợi ai phải nhắc.

5.3. Cho bé vừa học vừa chơi

Mặc dù yêu thích tìm tòi, khám phá nhưng bé cưng cũng mau chán lắm đó mẹ. Vừa học vừa chơi sẽ là phương pháp tối ưu nhất để mẹ dạy bé kỹ năng bảo vệ chính mình. Con sẽ thấy thích thú và vui cười, đầu óc thoải mái, kiến thức cũng nhờ thế mà đi vào não bé nhanh hơn. Dành thời gian chơi đùa, học tập cùng bé còn giúp gắn kết tình cảm gia đình, khỏi phải gặp cảnh mỗi người ôm một chiếc điện thoại thông minh rồi lạnh nhạt với người thân yêu mẹ ơi!

Xem thêm: 9 cách dạy trẻ tư duy logic mẹ có thể áp dụng tại đây.

Nguồn: Fight Child Abuse (Youtube)

Hiện nay, có rất nhiều các lớp, chương trình ngoại khóa dạy phát triển kĩ năng ở trẻ. Tuy nhiên, dù dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân tại trung tâm hay ở nhà, thì bố mẹ vẫn phải là người đồng hành cùng trẻ. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân sẽ giúp bé tránh xa các sự cố không mong muốn và tạo cơ hội cho con được phát triển trong môi trường an toàn và lành mạnh hơn.

Xem thêm các bài viết về bé:

Các hoạt động giúp mẹ dạy trẻ tư duy toán

16 hoạt động vui chơi giúp trẻ 2 tuổi phát triển toàn diện

Trĩ sau sinh là bệnh lý mà nhiều bà mẹ gặp phải. Có nhiều lý do dẫn đến bệnh bao gồm: tăng cường hormone, áp lực bên trong và táo bón. Mẹ có thể cảm thấy từ khó chịu cho đến đau đớn. Nhưng tin tốt là phần lớn bệnh trĩ không nghiêm trọng. Và hầu hết có xu hướng tự khỏi nếu được điều trị chu đáo tại nhà.

1. Những dấu hiệu của bệnh trĩ sau sinh

Lo lắng
Lo lắng

1.1. Trĩ sau sinh là bệnh gì?

Trĩ là tình trạng mà các tĩnh mạch bị sưng lên và tụ máu (giãn tĩnh mạch). Bệnh thường xảy ra do tăng áp lực lên trực tràng dưới. Khi mẹ mang thai, em bé sẽ tạo thêm áp lực cho khu vực này. Kết quả là, bệnh trĩ có thể phát triển cả trong và sau khi mang thai. Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng này lần đầu tiên khi mang thai hoặc giai đoạn sau sinh.

1.2. Những dấu hiệu nào để mẹ phát hiện bệnh

Các mô sưng tấy xuất hiện ở vùng trực tràng và có thể thay đổi kích thước từ bằng hạt đậu cho đến như quả nho. Có hai loại trĩ thường gặp:

  • Trĩ nội (tĩnh mạch bị ảnh hưởng nằm bên trong cơ thắt)
  • Trĩ ngoại ( các tĩnh mạch bị ảnh hưởng nhô ra ngoài cửa hậu môn).

Bệnh có thể khiến mẹ thấy ngứa, nhưng chúng cũng có thể gây ra những cơn đau. Trong một số trường hợp, đặc biệt là sau khi đi tiêu, mẹ có thể bị chảy máu trực tràng. Nếu bị trĩ trước khi mang thai, khả năng bệnh quay lại sau khi sinh là rất lớn.

2. Những nguyên nhân gì gây ra trĩ sau sinh?

Những nguyên nhân gì gây ra trĩ sau sinh?
Những nguyên nhân gì gây ra trĩ sau sinh?

Trĩ sau sinh thường do căng thẳng ở đáy chậu trong những tháng trước và trong khi sinh gây ra. Các tĩnh mạch hoạt động giống như các van để đẩy máu trở lại tim. Và khi van đó bị suy yếu, chúng có thể sưng lên cùng với máu.

Ngoài ra, tất cả các hormone đi qua cơ thể mẹ khi mang thai và khi sinh đều ảnh hưởng đến sự hoạt động của các tĩnh mạch này. Việc tăng sản xuất hormone progesterone ở mẹ bầu cũng khiến các tĩnh mạch này giãn ra.

Táo bón cũng là bệnh lý mà nhiều mẹ gặp phải sau khi sinh con. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. 

* Bệnh trĩ sau sinh có thể tự khỏi hay không?

Bệnh trĩ có thể tự khỏi. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Quá trình phục hồi có thể mất từ vài ngày đến vài tuần.

Đôi khi, các túi trĩ hình thành một cục máu đông gây đau đớn. Đây được gọi là bệnh trĩ huyết khối. Mặc dù những cục máu đông này không nguy hiểm nhưng chúng gây đau đớn cho người bệnh. Bác sĩ có thể xử lý loại trĩ này bằng thủ thuật xâm lấn tối thiểu tại phòng mạch.

Ngoài ra. một số bệnh trĩ trở thành mãn tính kéo dài vài tháng hoặc hơn. Tuy nhiên, hầu hết các loại bệnh trĩ có thể được điều trị khỏi nhờ bác sĩ.

3. Những phương pháp hiệu quả điều trị bệnh trĩ sau sinh tại nhà

Những phương pháp hiệu quả điều trị bệnh trĩ sau sinh tại nhà
Những phương pháp hiệu quả điều trị bệnh trĩ sau sinh tại nhà

Có rất nhiều phương pháp để mẹ có thể làm để điều trị bệnh trĩ tại nhà:

  • Chườm đá: Bọc đá hoặc túi lạnh vào miếng vải và chườm trong khoảng 10 phút.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị không kê đơn. Thuốc mỡ bôi có thể giảm tình trạng đau. 
  • Thử một vài sản phẩm điều trị. Nhưng chỉ sử dụng khi được sự cho phép của bác sĩ. Đặc biệt là trong trường hợp mẹ bị rạch hoặc rách tầng sinh môn.
  • Làm sạch khu vực này một cách nhẹ nhàng nhưng phải kỹ lưỡng. Dùng khăn ướt thay vì khăn khô và vỗ nhẹ lên khu vực đó. Sử dụng nước ấm để vệ sinh.
  • Các miếng đệm có chứa cây phỉ cũng thường được khuyên dùng cho mẹ bị trĩ sau sinh.
  • Nằm càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ làm giảm áp lực xuống vị trí đau của mẹ.
  • Uống Tylenol (acetaminophen) hoặc Motrin (ibuprofen). Cả hai đều là thuốc giảm đau an toàn dành cho mẹ đang cho con bú. Sử dụng với liều lượng khuyến cáo.
  • Tắm ngồi hay tắm hông: tắm ngồi nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể ngâm mình trong bồn tắm. ( Xen kẽ giữ việc chườm đá lạnh và ngâm mình trong bồn nước ấm)
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh không tạo mùi và không phẩm nhuộm. Chúng bao gồm giấy vệ sinh, băng vệ sinh,…
  • Thêm chất xơ vào chế độ ăn. Ăn nhiều trái cây, rau xanh và các thực phẩm khác có chất xơ. Chất xơ giúp tăng nhu động ruột. 

3.1. Những phương pháp đẩy nhanh tiến độ

  • Thực hiện các bài tập Kegel để củng cố vùng đáy chậu.
  • Hãy đi vệ sinh khi có nhu cầu. Đừng “nhịn” chỉ vì sợ đau. Để càng lâu, phân sẽ càng cứng và khiến mẹ đi nhiều hơn. Điều đó có thể làm trĩ sau sinh thêm trầm trọng. 
  • Tránh rặn khi tiêu.
Thực hiện các bài tập Kegel để củng cố vùng đáy chậu
Thực hiện các bài tập Kegel để củng cố vùng đáy chậu

3.2. Khi nào mẹ nên gọi cho bác sĩ?

Nếu mẹ đang chăm chỉ điều trị tại nhà, mẹ sẽ thấy được sự hồi phục dần của bệnh trĩ trong vòng vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ bị bệnh trĩ kéo dài hoặc bị chảy máu trực tràng. Khi đó mẹ nên gặp bác sĩ để nói về chuyện này. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, mẹ nên xin ý kiến chuyên khoa và có thể phải phẫu thuật.

Mẹ đã biết chăm sóc sau sinh đúng cách:

Bốn điều quan trọng để chăm sóc mẹ sau sinh

Những lời khuyên hữu ích giúp mẹ chăm sóc sau khi sinh mổ

4. Phần kết

hưng với một chút tự chăm sóc, mẹ sẽ thấy sự hồi phục dần dần từ cơ thể mình.
Nhưng với một chút tự chăm sóc, mẹ sẽ thấy sự hồi phục dần dần từ cơ thể mình.

Trĩ sau sinh là điều cuối cùng mẹ phải đối phó trong một chặng đường dài mang thai và sinh em bé. Nhưng với một chút tự chăm sóc, mẹ sẽ thấy sự hồi phục dần dần từ cơ thể mình.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là một sản phẩm cần thiết của phụ nữ trong việc vệ sinh hàng ngày. Nó có tác dụng giúp vùng kín sạch sẽ, khử mùi, ngăn chặn các loại bệnh phụ khoa. Nhưng nhiều mẹ đã bỏ dùng khi mang thai với nỗi lo dùng hóa chất ảnh hưởng đến thai nhi. Câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu có được dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ không?” là CÓ. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về dung dịch vệ sinh cho bà bầu nhé!

1. Tại sao bà bầu nên dùng dung dịch vệ sinh cho phụ nữ?

Tại sao bà bầu nên dùng dung dịch vệ sinh cho phụ nữ?
Tại sao bà bầu nên dùng dung dịch vệ sinh cho phụ nữ?

Trong khi mang thai, nồng độ tiết tố của mẹ thường tăng cao khiến nồng độ pH thay đổi trong môi trường vùng kín. Khí hư cũng tiết ra nhiều hơn làm nhiều mẹ cảm thấy ẩm ướt hơn, thậm chí có mùi hôi. Hơn nữa, khi mang thai cổ tử cung mở rộng hơn làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Đây là môi trường thuận lợi cho mầm bệnh sinh sôi phát triển, gây ra các bệnh phụ khoa. Nếu không vệ sinh đúng cách, các mẹ có thể mắc các bệnh ở vùng kín  gây ảnh hưởng xấu đến thai kì, khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn sơ sinh, nhiễm nấm từ mẹ truyền sang, trường hợp nặng còn có thể dẫn tới sinh non hoặc sảy thai.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, mẹ nên tới bác sĩ để khám phụ khoa ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường:

  • Ngứa ngáy vùng kín
  • Nóng rát vùng kín
  • Khí hư có màu sắc khác thường

Ngoài ra, mẹ nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cho bà bầu. Việc này sẽ giúp làm sạch vùng kín một cách hiệu quả, phòng tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

2. Dung dịch vệ sinh nào phù hợp cho bà bầu?

Trong các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ hiện nay, đa phần đều có các hóa chất gây hại
Trong các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ hiện nay, đa phần đều có các hóa chất gây hại

Trong các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ hiện nay, đa phần đều có các hóa chất gây hại. Điển hình là 2 loại hóa chất Paraben và Triclosan. Đây là chất dễ gây kích ứng với vùng da nhạy cảm, gây lão hóa, ung thư và vô sinh. Bà bầu nên tránh các loại sản phẩm chứa các hóa chất độc hại, nhất là đối với việc vệ sinh vùng kín hàng ngày. Mẹ nên chọn những sản phẩm vệ sinh có thành phần dịu nhẹ, tự nhiên để ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Mẹ có thể tìm hiểu các loại dung dịch vệ sinh dành cho bà bầu. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Intimate Feminine Wash Mamamy là sản phẩm chăm sóc vùng kín lý tưởng dành cho mẹ với thành phần xuất phát từ thiên nhiên 100%, hoàn toàn không chứa hóa chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé. Sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

3. 3 lí do dung dịch vệ sinh phụ nữ Intimate Feminine Wash Mamamy thích hợp cho bà bầu

3 lí do dung dịch vệ sinh phụ nữ Intimate Feminine Wash Mamamy thích hợp cho bà bầu
3 lí do dung dịch vệ sinh phụ nữ Intimate Feminine Wash Mamamy thích hợp cho bà bầu

3.1. Thành phần thiên nhiên 100%

Đối với mẹ bầu, việc sử dụng hóa chất lên cơ thể là một việc nên hạn chế tối đa. Vì điều đó có thể gây hại đến thai nhi, nhất là khi sử dụng dung dịch vệ sinh. Những sản phẩm chứa hóa chất độc hại thường được các mẹ lập tức “bye-bye” vì sự an toàn của đứa con trong bụng.

Với Intimate Feminine Wash Mamamy, mẹ sẽ không còn phải đối mặt với nỗi lo ấy nữa. Đó là vì dung dịch vệ sinh phụ nữ này được chiết xuất từ lá nha đam, dưa leo, tía tô đất. Đây đều là những thành phần tự nhiên dịu nhẹ được khuyên dùng, giúp khử khuẩn và chống viêm da. Ngoài ra sản phẩm còn chứa dịch chiết rễ cây củ cải đường, rất tốt cho việc chống sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phụ khoa.

3.2. Khử khuẩn nhẹ nhàng và tạo độ ẩm lí tưởng

Dung dịch vệ sinh phụ nữ cho bà bầu của Mamamy có chức năng khử khuẩn tốt. Nó làm tiêu diệt những vi khuẩn có hại cho khu vực nhạy cảm của mẹ, giúp tăng cường lớp bảo vệ cho da. Nhất là phụ nữ mang thai thì càng cần sạch sẽ để bảo vệ thai nhi một cách tốt nhất. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Mamamy còn mang đến độ pH lí tưởng cho âm đạo. Nó duy trì môi trường lí tưởng để âm đạo có chức năng tự bảo vệ, ngăn cản vi khuẩn và nấm lên men. Vì vậy đây là dung dịch phụ nữ thích hợp dành cho bà bầu.

3.3. Khử mùi hôi

Khi mang bầu, âm đạo tiết ra nhiều khí hư làm vùng kín ẩm ướt và có mùi khó chịu. Đây là điều mà không mẹ nào muốn vì sẽ làm cản trở đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhưng mẹ có thể trút đi nỗi lo về mùi hôi khi sử dụng sản phẩm Intimate Feminine Wash Mamamy. Với thành phần có chứa tinh dầu hoa cam neroli, dung dịch vệ sinh phụ nữ của Mamamy mang tới một mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, thanh dịu cho vùng kín của mẹ bầu.

Ngoài ra, tinh dầu hoa cam neroli còn có tác dụng giúp tái tạo và trẻ hóa làn da. Do vậy sản phẩm thích hợp cho phụ nữ khi mang thai và cả sau khi vượt cạn. Sau khi sinh dây chằng giãn nở hơn, làm âm đạo bị sậm màu, kéo dài và mở rộng hơn. Đây là điều nhiều mẹ luôn tự ti sau sinh đẻ, làm ảnh hưởng xấu tới cuộc sống sinh hoạt. Dung dịch vệ sinh phụ nữ cho bà bầu này sẽ giúp mẹ giảm bớt lo lắng về vấn đề này.

4. Cách sử dụng dung dịch vệ sinh hiệu quả cho mẹ bầu

Cách sử dụng dung dịch vệ sinh hiệu quả cho mẹ bầu
Cách sử dụng dung dịch vệ sinh hiệu quả cho mẹ bầu

Để mang tới hiệu quả tốt nhất, dung dịch vệ sinh cần được sử dụng đúng cách. Trước khi dùng, mẹ cần làm ướt vùng kín. Sau đó lấy một lượng dung dịch vừa đủ, tạo bọt và nhẹ nhàng rửa bên ngoài vùng kín. Mẹ nhớ đừng thụt rửa sâu bởi cách này sẽ làm mất cân bằng pH của âm đạo, mất đi lớp bảo vệ cần có để kháng khuẩn. Chỉ nên sử dụng sản phẩm tối đa 2 lần/ngày để có được hiệu quả tốt nhất.

Việc vệ sinh sạch sẽ cơ thể hàng ngày rất quan trọng với mẹ bầu. Bởi nếu không giữ vệ sinh, mẹ có thể mắc các bệnh viêm nhiễm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vệ sinh vùng kín cũng là một điều quan trọng mà mẹ nên lưu tâm. Mẹ nên chọn những loại dung dịch vệ sinh dành cho bà bầu để đạt hiệu quả tốt nhất. Góc của mẹ xin chúc mẹ có thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc!

Mẹ nên tìm hiểu: Dung dịch vệ sinh phụ nữ: Thông tin nhất định phải biết và TOP 5 tiêu chí lựa chọn

Khoảng thời gian mang thai là khoảng thời gian vô cùng gian nan và khó khăn. Đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt nhất của mẹ. Dĩ nhiên hiện tượng đau đẻ trong lúc sinh cũng sẽ là ấn tượng mà mẹ nhớ nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng này.

1. Hiện tượng đau đẻ ở mẹ bầu

Khi gần sinh, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện rất nhiều dấu hiệu chuyển dạ như: Tử cung co thắt, tiểu tiện tăng lên, vở nước ối,… Sau một loạt những dấu hiệu đó sẽ đến cơn đau đẻ. Thông thường, mẹ bầu sẽ có một giai đoạn chuyển dạ trong thời gian khá dài, dài nhất là khoảng 24 tiếng. Tiếp theo đó sẽ là hiện tượng đau bụng đẻ.

Hiện tượng đau đẻ ở mẹ bầu
Hiện tượng đau đẻ ở mẹ bầu

Mẹ thường nghĩ rằng, hiện tượng đau đẻ sẽ chỉ đau ở phần bụng. Tuy nhiên, ngoài việc đau ở phần đó ra, còn có rất nhiều dấu hiệu dễ nhận thấy khác. Xuất hiện ở thời điểm gần sinh giúp mẹ nắm bắt việc sinh nở dễ dàng hơn. Chẳng hạn có các dấu hiệu như:

  • Bụng bầu bị tụt xuống
  • Cơn đau co thắt ở tử cung
  • Ra nước ối
  • Xuất hiện những cơn gò tử cung
  • Dịch nhầy ở âm đạo
  • Tiêu chảy

2.Các giai đoạn của hiện tượng đau bụng đẻ

Đầy đủ các giai đoạn đau bụng đẻ ở mẹ bầu
Đầy đủ các giai đoạn đau bụng đẻ ở mẹ bầu

Hiện tượng đau bụng đẻ ở mẹ bầu được chia thành 3 giai đoạn:

2.1 Giai đoạn cổ tử cung xóa – mở

Trong thời gian mang thai, cổ tử cung của mẹ sẽ bị bịt bởi một nút gọi là nút nhầy cổ tử cung. Bảo đảm đóng kín cổ tử cung để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi cơn đau đẻ bắt đầu diễn ra, nút dịch nhầy sẽ tiết ra bên ngoài kèm theo một ít máu. Kèm theo đó một số mao mạch trên trên cổ tử cung tạo ra dịch nhầy màu hồng. Bên cạnh đó, giai đoạn 1 cũng sẽ có 2 thời kỳ:

  • Thời kỳ tiềm thời: Cơn đau lúc này chỉ kéo dài khoảng từ 20 đến 30 giây. Nghỉ khoảng 2 đến 3 phút sau đó sẽ kéo theo cơn đau khác.
  • Thời kỳ hoạt động: Cơn co thắt và đau bụng sẽ tăng dần lên. Kéo dài từ 35 đến 45 giây. Thời gian nghỉ rất ngắn, khoảng chừng 1 phút hơn.

2.2 Giai đoạn 2: Giai đoạn xổ thai

Hít thở rặn sinh đúng cách đối với mỗi cơn co sẽ giúp em bé lọt ra ngoài dễ dàng hơn
Hít thở rặn sinh đúng cách đối với mỗi cơn co sẽ giúp em bé lọt ra ngoài dễ dàng hơn

Khoảng thời gian này cổ tử cung của mẹ đã mở trọn, chuẩn bị lối cho em bé ra ngoài. Túi ối đã vỡ, mẹ cần phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Hít thở rặn sinh đúng cách đối với mỗi cơn co sẽ giúp em bé lọt ra ngoài dễ dàng hơn.

2.3 Giai đoạn 3: Giai đoạn xổ nhau

Hiện tượng đau đẻ trong khoảng thời gian này sẽ nhẹ nhàng hơn. Tử cung sẽ co lại giúp cho nhau dễ bung ra bên ngoài hơn. Bác sĩ và y tá sẽ hỗ trợ lấy nhau ra giúp mẹ, tránh tình trạng mất máu nhiều.

Bác sĩ và y tá sẽ hỗ trợ lấy nhau ra giúp mẹ, tránh tình trạng mất máu nhiều
Bác sĩ và y tá sẽ hỗ trợ lấy nhau ra giúp mẹ, tránh tình trạng mất máu nhiều

3.Cách phân biệt hiện tượng đau đẻ giả và thật

Mẹ lúc gần sinh sẽ có thể nhầm lẫn giữa cơn đau đẻ giả và thật. Không ít những trường hợp mẹ nhầm lẫn giữa việc đau đẻ giả, khiến mẹ vội vàng nhập viện dù chưa đến ngày. Dưới đây sẽ giúp mẹ phân biệt rõ hai trường hợp này hơn:

3.1 Cơn đau đẻ giả

Hiện tượng đau đẻ giả ở mẹ bầu không hiếm gặp. Đây thực chất là những cơn gò giả, được miêu tả là sự bóp nghẹt quanh bụng. Chúng xuất hiện rồi lại biến mất, cơn đau cũng không tăng lên khi mẹ chuyển động và không mạnh lên theo thời gian. Không có các giai đoạn nhất định như lúc đau đẻ thật.

Ngoài ra, những cơn đau đẻ giả cũng khiến cổ tử cung của mẹ không giãn nở như lúc đau đẻ thật. Tuy nhiên, những cơn đau này sẽ giúp săn chắc cơ tử cung của mẹ. Thúc đẩy lưu lượng máu đến nhau thai một cách dễ dàng. Mẹ nên phân biệt rõ với cơn đau đẻ thật để tránh vội vàng đến bác sĩ quá sớm khi chưa đến thời gian chờ sinh nhé.

Không ít những trường hợp mẹ nhầm lẫn giữa việc đau đẻ giả, khiến mẹ vội vàng nhập viện dù chưa đến ngày
Không ít những mẹ nhầm lẫn giữa việc đau đẻ giả, khiến mẹ vội vàng nhập viện dù chưa đến ngày

Cách khắc phục cơn đau đẻ giả cho mẹ:

  • Đi lại thường xuyên, đứng dậy ngồi xuống, đi dạo, tập luyện những bài tập tốt cho mẹ bầu,…
  • Chợp mắt, nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần
  • Mẹ nên uống nước lọc, trà thảo dược có dành cho mẹ bầu hay nước hoa quả tốt cho sức khỏe
  • Massage quanh cơ thể để giảm bớt cơn đau bụng
  • Ăn uống nhẹ những đồ ăn lành mạnh cho cơ thể

3.2 Cơn đau đẻ thật

Hiện tượng đau đẻ thật ở mẹ bầu có thể gây ra rất nhiều sự khó chịu
Hiện tượng đau đẻ thật ở mẹ bầu có thể gây ra rất nhiều sự khó chịu

Hiện tượng đau đẻ thật ở mẹ bầu có thể gây ra rất nhiều sự khó chịu. Khiến mẹ đau nhức vùng bụng dưới và tạo sức ép lên xương chậu. Mẹ có thể cảm nhận rõ sự đau bên sườn và bắp đùi, cơn đau sẽ được ví như quặn thắt ruột. Chúng cũng sẽ gây đau hơn khi mẹ chuyển động, đau mạnh hơn theo thời gian và theo từng giai đoạn đau.

Cách khắc phục là mẹ cần nhập viện ngay hoặc báo cho bác sĩ khi cơn đau thật này diễn ra. Cơn đau sẽ diễn ra đều đặn, cứ 10 phút một lần, bóp chặt phần bụng dưới của mẹ. Do đó, mẹ nên kịp thời nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, bình tĩnh và ổn định tinh thần cho việc sinh nở.

4. Các dấu hiệu sắp vào quá trình đau đẻ của mẹ bầu

Theo quan niệm, quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày là đến ngày sinh nở, tuy nhiên, việc sinh nở thường rất khó theo kế hoạch và bé yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào. Do vậy, mẹ bầu có thể tham khảo 8 dấu hiệu sắp sinh dưới đây để chuẩn bị tâm lý “vượt cạn”, bước vào giai đoạn chuyển dạ và gặp thiên thần nhỏ của mình:

4.1 Sa bụng dưới

Lúc này, thai nhi đã ở tư thế sẵn sàng chào đời: đầu trẻ quay xuống phía dưới và ở vị trí thấp
Lúc này, thai nhi đã ở tư thế sẵn sàng chào đời: đầu trẻ quay xuống phía dưới và ở vị trí thấp

Ở thời điểm này, đầu của trẻ sẽ chèn ép lên bàng quang và làm cho mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn giống như 3 tháng đầu thai kỳ. Mặt khác, tin vui cho các mẹ bầu là lúc này, mẹ sẽ cảm giác dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi và làm giảm áp lực lên lồng ngực.

4.2 Cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự

Cơn gò tử cung chuyển dạ là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà thai phụ thường gặp nhất. Trong thai kỳ, các cơn co thắt tử cung đôi khi vẫn xuất hiện nhưng với tần suất không đều, thưa thớt và không gây đau, không gây xóa mở cổ tử cung, được gọi là cơn gò sinh lý Braxton Hicks. Điều quan trọng là mẹ bầu cần hiểu đúng và nhận biết đặc điểm, biểu hiện của cơn gò chuyển dạ thật.

Các cơn co thắt thật sự thường xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ diễn ra  với cường độ và tần suất tăng dần. Lúc này, thai phụ sẽ thấy bụng gò cứng lên, đau nhiều hơn và không giảm dù đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơn gò thật sự diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 10 phút sẽ xuất hiện một cơn gò kéo dài từ 30 – 60 giây, sau đó tăng dần 2-3 phút có 1 cơn. Vì vậy, sẽ không quá khó để thai phụ có thể phân biệt giữa co thắt sinh lý và co thắt chuyển dạ.

Điều quan trọng là mẹ bầu cần hiểu đúng và nhận biết đặc điểm, biểu hiện của cơn gò chuyển dạ thật
Điều quan trọng là mẹ bầu cần nhận biết đúng đặc điểm, biểu hiện của cơn gò chuyển dạ thật

4.3 Vỡ ối

Đây là dấu hiệu sắp sinh rõ ràng cho thấy phụ nữ mang thai bắt đầu chuyển dạ, sắp sinh em bé. Thai nhi phát triển trong 1 túi chất lỏng bảo vệ gọi là túi ối, khi túi ối vỡ nghĩa là em bé đã chuẩn bị chào đời. Cảm giác vỡ ối ở mỗi thai phụ là không giống nhau. Mẹ bầu sẽ có cảm giác một dòng nước chảy ra nhanh và mạnh, đột ngột tuôn ra từ đường âm đạo nhưng không hề thấy đau đớn.

Ở một số trường hợp khác, mẹ bầu chỉ thấy nước chảy ra thành dòng nhỏ, chầm chậm xuống dưới chân. Điều quan trọng mẹ bầu cần phân biệt đó là nước tiểu hay nước ối. Nếu mẹ bầu nghi ngờ mình bị vỡ ối nên đến khám lại với bác sĩ hoặc tại cơ sở y tế có khoa sản.

Vỡ ối ở bất kỳ thời điểm nào đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi và tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn xâm nhập. Ở những mẹ bầu đã đủ 37 tuần thai trở lên thì việc sinh nở sẽ diễn ra trong vòng 12 – 24 giờ tới. Tuy nhiên, nếu mẹ bị vỡ ối mà vẫn không thể sinh thường, các bác sĩ thường can thiệp bằng phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Đặc biệt, tình trạng vỡ ối để càng lâu thì nguy cơ nhiễm trùng cho bé càng cao.

Vỡ ối ở bất kỳ thời điểm nào đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi và tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn xâm nhập
Vỡ ối có thể ảnh hưởng đến thai nhi và tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn xâm nhập

4.4 Cổ tử cung giãn nở

Trong những tuần cuối của thai kỳ, đoạn dưới của tử cung sẽ bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sanh bằng cách giãn ra và mỏng đi dần trước khi mẹ bầu chuyển dạ nhằm “thông đường” cho trẻ chào đời. Khi khám thai định kỳ, các bác sĩ có thể đánh giá, theo dõi độ xóa mở của cổ tử cung thông qua việc thăm khám âm đạo.

Tuy nhiên, tốc độ xóa mở cổ tử cung của mỗi thai phụ sẽ nhanh chậm khác nhau. Trung bình cổ tử cung phải mở đến 10cm mới được xem là mở trọn thuận lợi cho cuộc sanh. Quá trình mở cổ tử cung thường được chia làm 2 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn đầu: Cổ tử cung bắt đầu mở đến 3 cm, tiến triển chậm khoảng 6 – 8 giờ, trung bình mỗi 2 giờ mở 1 cm.
  • Giai đoạn thứ 2: Cổ tử cung mở từ 3 – 10 cm, tiến triển nhanh, mất khoảng 7 giờ, trung bình mỗi giờ giãn thêm 1 cm hoặc nhiều hơn.

4.5 Mất nút nhầy

Nút nhầy là một khối chất nhầy dày nằm tại lỗ cổ tử cung, được hoạt động như một hàng rào ngăn chặn vi khuẩn, virus và các nguồn lây nhiễm khác đi vào tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy âm đạo tiết ra chất nhầy hồng hoặc hơi đỏ, đây chính là hiện tượng mất nút nhầy cổ tử cung nhằm “dọn đường” cho trẻ chào đời.

Dịch nhầy thường sẫm màu hoặc màu hồng, có một ít máu. Đây là dấu hiệu sắp sinh cho thấy trong một vài ngày tới, em bé sẽ chào đời. Tuy nhiên, thời gian giữa việc mất nút nhầy và thời gian bắt đầu thực sự chuyển dạ là không cố định. Một số mẹ bầu có thời gian từ khi mất nút nhầy đến khi đi vào chuyển dạ chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày, tuy nhiên, ở một số khác việc sắp sinh thật sự có thể xuất hiện 1-2 tuần.

4.6 Bản năng “làm tổ”

Ở những tuần cuối, mẹ bầu sẽ có cảm giác mệt mỏi như trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu mang thai). Lúc này, bụng ngày càng to, gây chèn ép bàng quang khiến mẹ bầu phải đi tiểu đêm thường xuyên nên khó có thể ngủ yên giấc mỗi đêm. Do đó, nếu bất cứ khi nào cảm thấy buồn ngủ, mẹ bầu nên tranh thủ chợp mắt dưỡng sức để có sức khỏe cho giai đoạn quan trọng sắp tới.

Ngược lại, ở giai đoạn này, có không ít mẹ bầu bỗng trở nên hoạt bát, tràn đầy năng lượng, bắt đầu thích dọn dẹp nhà cửa và sắp xếp lại mọi thứ để chuẩn bị “làm tổ” đón bé chào đời. Đây có thể xem là dấu hiệu sắp sinh khi bản năng làm mẹ trỗi dậy và mẹ bầu muốn chuẩn bị mọi thứ tốt nhất để chào đón con yêu.

Ở giai đoạn này, có không ít mẹ bầu bỗng trở nên hoạt bát, tràn đầy năng lượng
Ở giai đoạn này, có không ít mẹ bầu bỗng trở nên hoạt bát, tràn đầy năng lượng

4.7 Chuột rút, đau thắt lưng

Khi sắp sinh, bạn sẽ cảm thấy những cơn chuột rút xuất hiện thường xuyên hơn. Đồng thời, tình trạng đau mỏi hai bên háng hoặc vùng lưng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu là lần đầu tiên bạn mang thai, các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh nhận biết sẽ rõ ràng hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung sẽ bị giãn, kéo căng ra để chuẩn bị cho thai nhi ra đời.

4.8 Giãn khớp

Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin đã giúp cho các dây chằng của mẹ bầu trở nên mềm và giãn hơn. Lúc này, các khớp xương trở nên linh hoạt hơn để giúp khung xương chậu mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình “lâm bồn”. Đây là phản ứng tự nhiên nên các mẹ đừng hốt hoảng nhé!

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên sẽ cho mẹ tham khảo và nắm bắt thông tin về hiện tượng đau bụng đẻ. Thêm vào đó giúp mẹ học hỏi được nhiều điều trong thời gian sinh nở. Khiến mẹ có thể an tâm chuẩn bị cho công cuộc vượt cạn của mình theo cách thành công nhất có thể.

Mẹ có thể quan tâm đến các bài viết dưới đây:

Lộn tử cung sau sinh và những biến chứng nguy hiểm bạn cần biết

Cách rặn đẻ dễ dàng cho mẹ khi sinh

Giỏ hàng 0