Quãng thời gian mang thai và sinh con là quãng thời gian khó khăn nhất. Đặc biệt là lúc gần đền ngày vượt cạn, mẹ sẽ có nhiều triệu chứng đau bụng. Vậy, làm cách nào để đối phó với triệu chứng đau bụng đẻ? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho mẹ nhé!
1. Dấu hiệu cho thấy mẹ có triệu chứng đau bụng đẻ
Gần lúc sinh, mẹ sẽ có những triệu chứng đau bụng đẻ. Bác sĩ có thể đã dặn dò mẹ trước những dấu hiệu để mẹ có thể dễ dàng nhận biết. Mẹ cũng cần phải chủ động nắm bắt các thông tin về triệu chứng này để tiến hành việc vượt cạn kịp thời. Dưới đây sẽ là một số triệu chứng đau bụng đẻ của mẹ bầu:
1.1. Bụng bầu sẽ tụt xuống, mẹ bầu sẽ khó khăn trong việc đi lại
Ở cuối những năm tháng của thai kỳ, bụng bầu của mẹ sẽ tụt xuống và dễ nhận thấy khá rõ. Nguyên nhân do thai nhi trong bụng đã dịch xuống khu vực khung xương chậu, chờ ngày ra đời. Mẹ còn có thể nhận biết bụng bị tụt qua cách xem ngực có chạm vào phần bụng trên của bụng không. Nếu có đầy đủ những dấu hiệu trên, mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để chào đón bé sắp tới.
Lúc bụng bị tụt xuống, mẹ có thể sẽ cảm thấy nặng nề và gặp khó khăn trong việc đi lại. Bởi lẽ bụng lúc này đã to, tụt xuống sâu khiến cho khung xương chậu trở nên nặng nề. Tuy nhiên, mẹ sẽ cảm thấy dễ thở hơn do bé không còn chiếm không gian của phổi.
Đây là một trong những triệu chứng đau bụng đẻ thường gặp và dễ thấy. Mẹ cần phải chú ý để tham khảo kĩ đề chăm sóc thai nhi an toàn
1.2. Dịch nhầy ở cổ tử cung ra nhiều
Chất nhầy là chất tích tích tụ ở cổ tử cung tạo thành nút nhầy ở cổ tử cung. Chúng có tác dụng bảo vệ cổ tử cung của mẹ để ngăn ngừa tình trạng bị viêm nhiễm. Bảo vệ sức khỏe cho mẹ và em bé trong bụng.
Khoảng vào những tuần cuối của thai kỳ, những dịch nhầy ở cổ tử cung sẽ tiết ra ngoài nhiều hơn. Khiến âm đạo của mẹ trở nên nhớt và khó chịu. Mục đích của những điều này chính là sự biến mất của nút nhầy, chuẩn bị cho sự ra đời của bé.
Màu của dịch nhầy cổ tử cung thường có màu trong suốt, hồng hay đi kèm với một ít máu. Thông thường, đây có thể là dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày hoặc đến 2 tuần. Mẹ nên chuẩn bị sửa soạn đồ đạc sẵn sàng để vượt cạn đón bé .Trường hợp dịch nhầy ra quá nhiều, đặc biệt dịch có quá nhiều máu thì mẹ nên đến bác sĩ đề thăm khám.
1.3. Co thắt, chuyển dạ ở vùng bụng mạnh và liên tục
Triệu chứng đau bụng đẻ của mẹ bầu dễ nhận thấy nhất ở những cơn đau co thắt tử cung. Những cơn đau này càng mạnh dần và co thắt liên tục. Khiến mẹ khó chịu và có cảm giác vùng bụng tử cung siết chặt, em bé sắp bị đẩy ra ngoài.
Thông thường, các trường hợp co thắt tử cung ở mẹ sẽ dẫn đến việc sinh con trong vòng 24h. Đây chính là dấu hiệu sắp sinh trong khoảng thời gian ngắn nhất. Bác sĩ cũng cho biết đây là dấu hiệu cho thấy chính xác nhất việc mẹ sắp phải lâm bồn, phải vào viện kịp thời. Đảm bảo nhận biết rõ để an toàn cho mẹ và bé.
1.4. Tiêu chảy là triệu chứng đau bụng đẻ thường xuất hiện
Mẹ trong quá trình mang thai có thể dễ bị tiêu chảy do sự rối loạn trong chế độ ăn uống. Ngoài ra còn xuất phát từ việc thay đổi tiết tố trong cơ thể, hoặc do những loại thuốc cho mẹ bầu,… Tuy nhiên, tiêu chảy cũng là một trong những triệu chứng đau bụng đẻ thường gặp ở mẹ bầu.
Mẹ hay bị tiêu chảy trong lúc gần sinh do cơ thể sản xuất ra loại hoocmon kích ruột. Ruột lúc này sẽ hoạt động hoạt động thường xuyên để tạo điều kiện cho bé chào đời. Mẹ sẽ dễ bị mệt mỏi và cơ thể sẽ bị mất nước. Đây cũng chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể nên mẹ không cần quá lo lắng. Nếu mẹ cảm thấy cơ thể bị suy nhược quá, nên đến bác sĩ để thăm khám kịp thời.
2. Cách khắc phục triệu chứng đau bụng đẻ
Cho dù bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện, mẹ cũng nên bình tĩnh để đối phó với những triệu chứng đó. Quan trọng nhất là mẹ tuyệt đối không nên để tinh thần quá mệt mỏi hoặc chán nản, dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, còn có một số cách khác khắc phục cơn đau bụng đẻ ở mẹ là:
Tập hít thở sâu, đều đặn và đúng cách
Tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng để dễ sinh hơn lúc vượt cạn
Không vận động mạnh
Ăn uống các thực phẩm dinh dưỡng, lành mạnh
Mẹ nên bình tĩnh về thể chất lẫn tinh thần
3. Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp mẹ hiểu rõ hơn về triệu chứng đau bụng đẻ. Thêm vào đó là cách khắc phục triệu chứng giúp mẹ an tâm hơn trong quá trình sinh con.
Khoảng thời gian mang thai là khoảng thời gian vô cùng gian nan và khó khăn. Đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt nhất của mẹ. Dĩ nhiên hiện tượng đau đẻ trong lúc sinh cũng sẽ là ấn tượng mà mẹ nhớ nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng này.
1. Hiện tượng đau đẻ ở mẹ bầu
Khi gần sinh, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện rất nhiều dấu hiệu chuyển dạ như: Tử cung co thắt, tiểu tiện tăng lên, vở nước ối,… Sau một loạt những dấu hiệu đó sẽ đến cơn đau đẻ. Thông thường, mẹ bầu sẽ có một giai đoạn chuyển dạ trong thời gian khá dài, dài nhất là khoảng 24 tiếng. Tiếp theo đó sẽ là hiện tượng đau bụng đẻ.
Mẹ thường nghĩ rằng, hiện tượng đau đẻ sẽ chỉ đau ở phần bụng. Tuy nhiên, ngoài việc đau ở phần đó ra, còn có rất nhiều dấu hiệu dễ nhận thấy khác. Xuất hiện ở thời điểm gần sinh giúp mẹ nắm bắt việc sinh nở dễ dàng hơn. Chẳng hạn có các dấu hiệu như:
Bụng bầu bị tụt xuống
Cơn đau co thắt ở tử cung
Ra nước ối
Xuất hiện những cơn gò tử cung
Dịch nhầy ở âm đạo
Tiêu chảy
2.Các giai đoạn của hiện tượng đau bụng đẻ
Hiện tượng đau bụng đẻ ở mẹ bầu được chia thành 3 giai đoạn:
2.1 Giai đoạn cổ tử cung xóa – mở
Trong thời gian mang thai, cổ tử cung của mẹ sẽ bị bịt bởi một nút gọi là nút nhầy cổ tử cung. Bảo đảm đóng kín cổ tử cung để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi cơn đau đẻ bắt đầu diễn ra, nút dịch nhầy sẽ tiết ra bên ngoài kèm theo một ít máu. Kèm theo đó một số mao mạch trên trên cổ tử cung tạo ra dịch nhầy màu hồng. Bên cạnh đó, giai đoạn 1 cũng sẽ có 2 thời kỳ:
Thời kỳ tiềm thời: Cơn đau lúc này chỉ kéo dài khoảng từ 20 đến 30 giây. Nghỉ khoảng 2 đến 3 phút sau đó sẽ kéo theo cơn đau khác.
Thời kỳ hoạt động: Cơn co thắt và đau bụng sẽ tăng dần lên. Kéo dài từ 35 đến 45 giây. Thời gian nghỉ rất ngắn, khoảng chừng 1 phút hơn.
2.2 Giai đoạn 2: Giai đoạn xổ thai
Khoảng thời gian này cổ tử cung của mẹ đã mở trọn, chuẩn bị lối cho em bé ra ngoài. Túi ối đã vỡ, mẹ cần phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Hít thở rặn sinh đúng cách đối với mỗi cơn co sẽ giúp em bé lọt ra ngoài dễ dàng hơn.
2.3 Giai đoạn 3: Giai đoạn xổ nhau
Hiện tượng đau đẻ trong khoảng thời gian này sẽ nhẹ nhàng hơn. Tử cung sẽ co lại giúp cho nhau dễ bung ra bên ngoài hơn. Bác sĩ và y tá sẽ hỗ trợ lấy nhau ra giúp mẹ, tránh tình trạng mất máu nhiều.
3.Cách phân biệt hiện tượng đau đẻ giả và thật
Mẹ lúc gần sinh sẽ có thể nhầm lẫn giữa cơn đau đẻ giả và thật. Không ít những trường hợp mẹ nhầm lẫn giữa việc đau đẻ giả, khiến mẹ vội vàng nhập viện dù chưa đến ngày. Dưới đây sẽ giúp mẹ phân biệt rõ hai trường hợp này hơn:
3.1 Cơn đau đẻ giả
Hiện tượng đau đẻ giả ở mẹ bầu không hiếm gặp. Đây thực chất là những cơn gò giả, được miêu tả là sự bóp nghẹt quanh bụng. Chúng xuất hiện rồi lại biến mất, cơn đau cũng không tăng lên khi mẹ chuyển động và không mạnh lên theo thời gian. Không có các giai đoạn nhất định như lúc đau đẻ thật.
Ngoài ra, những cơn đau đẻ giả cũng khiến cổ tử cung của mẹ không giãn nở như lúc đau đẻ thật. Tuy nhiên, những cơn đau này sẽ giúp săn chắc cơ tử cung của mẹ. Thúc đẩy lưu lượng máu đến nhau thai một cách dễ dàng. Mẹ nên phân biệt rõ với cơn đau đẻ thật để tránh vội vàng đến bác sĩ quá sớm khi chưa đến thời gian chờ sinh nhé.
Cách khắc phục cơn đau đẻ giả cho mẹ:
Đi lại thường xuyên, đứng dậy ngồi xuống, đi dạo, tập luyện những bài tập tốt cho mẹ bầu,…
Chợp mắt, nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần
Mẹ nên uống nước lọc, trà thảo dược có dành cho mẹ bầu hay nước hoa quả tốt cho sức khỏe
Massage quanh cơ thể để giảm bớt cơn đau bụng
Ăn uống nhẹ những đồ ăn lành mạnh cho cơ thể
3.2 Cơn đau đẻ thật
Hiện tượng đau đẻ thật ở mẹ bầu có thể gây ra rất nhiều sự khó chịu. Khiến mẹ đau nhức vùng bụng dưới và tạo sức ép lên xương chậu. Mẹ có thể cảm nhận rõ sự đau bên sườn và bắp đùi, cơn đau sẽ được ví như quặn thắt ruột. Chúng cũng sẽ gây đau hơn khi mẹ chuyển động, đau mạnh hơn theo thời gian và theo từng giai đoạn đau.
Cách khắc phục là mẹ cần nhập viện ngay hoặc báo cho bác sĩ khi cơn đau thật này diễn ra. Cơn đau sẽ diễn ra đều đặn, cứ 10 phút một lần, bóp chặt phần bụng dưới của mẹ. Do đó, mẹ nên kịp thời nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, bình tĩnh và ổn định tinh thần cho việc sinh nở.
4. Các dấu hiệu sắp vào quá trình đau đẻ của mẹ bầu
Theo quan niệm, quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày là đến ngày sinh nở, tuy nhiên, việc sinh nở thường rất khó theo kế hoạch và bé yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào. Do vậy, mẹ bầu có thể tham khảo 8 dấu hiệu sắp sinh dưới đây để chuẩn bị tâm lý “vượt cạn”, bước vào giai đoạn chuyển dạ và gặp thiên thần nhỏ của mình:
4.1 Sa bụng dưới
Ở thời điểm này, đầu của trẻ sẽ chèn ép lên bàng quang và làm cho mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn giống như 3 tháng đầu thai kỳ. Mặt khác, tin vui cho các mẹ bầu là lúc này, mẹ sẽ cảm giác dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi và làm giảm áp lực lên lồng ngực.
4.2 Cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự
Cơn gò tử cung chuyển dạ là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà thai phụ thường gặp nhất. Trong thai kỳ, các cơn co thắt tử cung đôi khi vẫn xuất hiện nhưng với tần suất không đều, thưa thớt và không gây đau, không gây xóa mở cổ tử cung, được gọi là cơn gò sinh lý Braxton Hicks. Điều quan trọng là mẹ bầu cần hiểu đúng và nhận biết đặc điểm, biểu hiện của cơn gò chuyển dạ thật.
Các cơn co thắt thật sự thường xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ diễn ra với cường độ và tần suất tăng dần. Lúc này, thai phụ sẽ thấy bụng gò cứng lên, đau nhiều hơn và không giảm dù đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơn gò thật sự diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 10 phút sẽ xuất hiện một cơn gò kéo dài từ 30 – 60 giây, sau đó tăng dần 2-3 phút có 1 cơn. Vì vậy, sẽ không quá khó để thai phụ có thể phân biệt giữa co thắt sinh lý và co thắt chuyển dạ.
4.3 Vỡ ối
Đây là dấu hiệu sắp sinh rõ ràng cho thấy phụ nữ mang thai bắt đầu chuyển dạ, sắp sinh em bé. Thai nhi phát triển trong 1 túi chất lỏng bảo vệ gọi là túi ối, khi túi ối vỡ nghĩa là em bé đã chuẩn bị chào đời. Cảm giác vỡ ối ở mỗi thai phụ là không giống nhau. Mẹ bầu sẽ có cảm giác một dòng nước chảy ra nhanh và mạnh, đột ngột tuôn ra từ đường âm đạo nhưng không hề thấy đau đớn.
Ở một số trường hợp khác, mẹ bầu chỉ thấy nước chảy ra thành dòng nhỏ, chầm chậm xuống dưới chân. Điều quan trọng mẹ bầu cần phân biệt đó là nước tiểu hay nước ối. Nếu mẹ bầu nghi ngờ mình bị vỡ ối nên đến khám lại với bác sĩ hoặc tại cơ sở y tế có khoa sản.
Vỡ ối ở bất kỳ thời điểm nào đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi và tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn xâm nhập. Ở những mẹ bầu đã đủ 37 tuần thai trở lên thì việc sinh nở sẽ diễn ra trong vòng 12 – 24 giờ tới. Tuy nhiên, nếu mẹ bị vỡ ối mà vẫn không thể sinh thường, các bác sĩ thường can thiệp bằng phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Đặc biệt, tình trạng vỡ ối để càng lâu thì nguy cơ nhiễm trùng cho bé càng cao.
4.4 Cổ tử cung giãn nở
Trong những tuần cuối của thai kỳ, đoạn dưới của tử cung sẽ bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sanh bằng cách giãn ra và mỏng đi dần trước khi mẹ bầu chuyển dạ nhằm “thông đường” cho trẻ chào đời. Khi khám thai định kỳ, các bác sĩ có thể đánh giá, theo dõi độ xóa mở của cổ tử cung thông qua việc thăm khám âm đạo.
Tuy nhiên, tốc độ xóa mở cổ tử cung của mỗi thai phụ sẽ nhanh chậm khác nhau. Trung bình cổ tử cung phải mở đến 10cm mới được xem là mở trọn thuận lợi cho cuộc sanh. Quá trình mở cổ tử cung thường được chia làm 2 giai đoạn gồm:
Giai đoạn đầu: Cổ tử cung bắt đầu mở đến 3 cm, tiến triển chậm khoảng 6 – 8 giờ, trung bình mỗi 2 giờ mở 1 cm.
Giai đoạn thứ 2: Cổ tử cung mở từ 3 – 10 cm, tiến triển nhanh, mất khoảng 7 giờ, trung bình mỗi giờ giãn thêm 1 cm hoặc nhiều hơn.
4.5 Mất nút nhầy
Nút nhầy là một khối chất nhầy dày nằm tại lỗ cổ tử cung, được hoạt động như một hàng rào ngăn chặn vi khuẩn, virus và các nguồn lây nhiễm khác đi vào tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy âm đạo tiết ra chất nhầy hồng hoặc hơi đỏ, đây chính là hiện tượng mất nút nhầy cổ tử cung nhằm “dọn đường” cho trẻ chào đời.
Dịch nhầy thường sẫm màu hoặc màu hồng, có một ít máu. Đây là dấu hiệu sắp sinh cho thấy trong một vài ngày tới, em bé sẽ chào đời. Tuy nhiên, thời gian giữa việc mất nút nhầy và thời gian bắt đầu thực sự chuyển dạ là không cố định. Một số mẹ bầu có thời gian từ khi mất nút nhầy đến khi đi vào chuyển dạ chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày, tuy nhiên, ở một số khác việc sắp sinh thật sự có thể xuất hiện 1-2 tuần.
4.6 Bản năng “làm tổ”
Ở những tuần cuối, mẹ bầu sẽ có cảm giác mệt mỏi như trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu mang thai). Lúc này, bụng ngày càng to, gây chèn ép bàng quang khiến mẹ bầu phải đi tiểu đêm thường xuyên nên khó có thể ngủ yên giấc mỗi đêm. Do đó, nếu bất cứ khi nào cảm thấy buồn ngủ, mẹ bầu nên tranh thủ chợp mắt dưỡng sức để có sức khỏe cho giai đoạn quan trọng sắp tới.
Ngược lại, ở giai đoạn này, có không ít mẹ bầu bỗng trở nên hoạt bát, tràn đầy năng lượng, bắt đầu thích dọn dẹp nhà cửa và sắp xếp lại mọi thứ để chuẩn bị “làm tổ” đón bé chào đời. Đây có thể xem là dấu hiệu sắp sinh khi bản năng làm mẹ trỗi dậy và mẹ bầu muốn chuẩn bị mọi thứ tốt nhất để chào đón con yêu.
4.7 Chuột rút, đau thắt lưng
Khi sắp sinh, bạn sẽ cảm thấy những cơn chuột rút xuất hiện thường xuyên hơn. Đồng thời, tình trạng đau mỏi hai bên háng hoặc vùng lưng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu là lần đầu tiên bạn mang thai, các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh nhận biết sẽ rõ ràng hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung sẽ bị giãn, kéo căng ra để chuẩn bị cho thai nhi ra đời.
4.8 Giãn khớp
Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin đã giúp cho các dây chằng của mẹ bầu trở nên mềm và giãn hơn. Lúc này, các khớp xương trở nên linh hoạt hơn để giúp khung xương chậu mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình “lâm bồn”. Đây là phản ứng tự nhiên nên các mẹ đừng hốt hoảng nhé!
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên sẽ cho mẹ tham khảo và nắm bắt thông tin về hiện tượng đau bụng đẻ. Thêm vào đó giúp mẹ học hỏi được nhiều điều trong thời gian sinh nở. Khiến mẹ có thể an tâm chuẩn bị cho công cuộc vượt cạn của mình theo cách thành công nhất có thể.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ là một sản phẩm cần thiết của phụ nữ trong việc vệ sinh hàng ngày. Nó có tác dụng giúp vùng kín sạch sẽ, khử mùi, ngăn chặn các loại bệnh phụ khoa. Nhưng nhiều mẹ đã bỏ dùng khi mang thai với nỗi lo dùng hóa chất ảnh hưởng đến thai nhi. Câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu có được dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ không?” là CÓ. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về dung dịch vệ sinh cho bà bầu nhé!
1. Tại sao bà bầu nên dùng dung dịch vệ sinh cho phụ nữ?
Trong khi mang thai, nồng độ tiết tố của mẹ thường tăng cao khiến nồng độ pH thay đổi trong môi trường vùng kín. Khí hư cũng tiết ra nhiều hơn làm nhiều mẹ cảm thấy ẩm ướt hơn, thậm chí có mùi hôi. Hơn nữa, khi mang thai cổ tử cung mở rộng hơn làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Đây là môi trường thuận lợi cho mầm bệnh sinh sôi phát triển, gây ra các bệnh phụ khoa. Nếu không vệ sinh đúng cách, các mẹ có thể mắc các bệnh ở vùng kín gây ảnh hưởng xấu đến thai kì, khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn sơ sinh, nhiễm nấm từ mẹ truyền sang, trường hợp nặng còn có thể dẫn tới sinh non hoặc sảy thai.
Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, mẹ nên tới bác sĩ để khám phụ khoa ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường:
Ngứa ngáy vùng kín
Nóng rát vùng kín
Khí hư có màu sắc khác thường
Ngoài ra, mẹ nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cho bà bầu. Việc này sẽ giúp làm sạch vùng kín một cách hiệu quả, phòng tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
2. Dung dịch vệ sinh nào phù hợp cho bà bầu?
Trong các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ hiện nay, đa phần đều có các hóa chất gây hại. Điển hình là 2 loại hóa chất Paraben và Triclosan. Đây là chất dễ gây kích ứng với vùng da nhạy cảm, gây lão hóa, ung thư và vô sinh. Bà bầu nên tránh các loại sản phẩm chứa các hóa chất độc hại, nhất là đối với việc vệ sinh vùng kín hàng ngày. Mẹ nên chọn những sản phẩm vệ sinh có thành phần dịu nhẹ, tự nhiên để ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Mẹ có thể tìm hiểu các loại dung dịch vệ sinh dành cho bà bầu. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Intimate Feminine Wash Mamamy là sản phẩm chăm sóc vùng kín lý tưởng dành cho mẹ với thành phần xuất phát từ thiên nhiên 100%, hoàn toàn không chứa hóa chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé. Sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
3. 3 lí dodung dịch vệ sinh phụ nữ Intimate Feminine Wash Mamamy thích hợp cho bà bầu
3.1. Thành phần thiên nhiên 100%
Đối với mẹ bầu, việc sử dụng hóa chất lên cơ thể là một việc nên hạn chế tối đa. Vì điều đó có thể gây hại đến thai nhi, nhất là khi sử dụng dung dịch vệ sinh. Những sản phẩm chứa hóa chất độc hại thường được các mẹ lập tức “bye-bye” vì sự an toàn của đứa con trong bụng.
Với Intimate Feminine Wash Mamamy, mẹ sẽ không còn phải đối mặt với nỗi lo ấy nữa. Đó là vì dung dịch vệ sinh phụ nữ này được chiết xuất từ lá nha đam, dưa leo, tía tô đất. Đây đều là những thành phần tự nhiên dịu nhẹ được khuyên dùng, giúp khử khuẩn và chống viêm da. Ngoài ra sản phẩm còn chứa dịch chiết rễ cây củ cải đường, rất tốt cho việc chống sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phụ khoa.
3.2. Khử khuẩn nhẹ nhàng và tạo độ ẩm lí tưởng
Dung dịch vệ sinh phụ nữ cho bà bầu của Mamamy có chức năng khử khuẩn tốt. Nó làm tiêu diệt những vi khuẩn có hại cho khu vực nhạy cảm của mẹ, giúp tăng cường lớp bảo vệ cho da. Nhất là phụ nữ mang thai thì càng cần sạch sẽ để bảo vệ thai nhi một cách tốt nhất. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Mamamy còn mang đến độ pH lí tưởng cho âm đạo. Nó duy trì môi trường lí tưởng để âm đạo có chức năng tự bảo vệ, ngăn cản vi khuẩn và nấm lên men. Vì vậy đây là dung dịch phụ nữ thích hợp dành cho bà bầu.
3.3. Khử mùi hôi
Khi mang bầu, âm đạo tiết ra nhiều khí hư làm vùng kín ẩm ướt và có mùi khó chịu. Đây là điều mà không mẹ nào muốn vì sẽ làm cản trở đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhưng mẹ có thể trút đi nỗi lo về mùi hôi khi sử dụng sản phẩm Intimate Feminine Wash Mamamy. Với thành phần có chứa tinh dầu hoa cam neroli, dung dịch vệ sinh phụ nữ của Mamamy mang tới một mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, thanh dịu cho vùng kín của mẹ bầu.
Ngoài ra, tinh dầu hoa cam neroli còn có tác dụng giúp tái tạo và trẻ hóa làn da. Do vậy sản phẩm thích hợp cho phụ nữ khi mang thai và cả sau khi vượt cạn. Sau khi sinh dây chằng giãn nở hơn, làm âm đạo bị sậm màu, kéo dài và mở rộng hơn. Đây là điều nhiều mẹ luôn tự ti sau sinh đẻ, làm ảnh hưởng xấu tới cuộc sống sinh hoạt. Dung dịch vệ sinh phụ nữ cho bà bầu này sẽ giúp mẹ giảm bớt lo lắng về vấn đề này.
4. Cách sử dụng dung dịch vệ sinh hiệu quả cho mẹ bầu
Để mang tới hiệu quả tốt nhất, dung dịch vệ sinh cần được sử dụng đúng cách. Trước khi dùng, mẹ cần làm ướt vùng kín. Sau đó lấy một lượng dung dịch vừa đủ, tạo bọt và nhẹ nhàng rửa bên ngoài vùng kín. Mẹ nhớ đừng thụt rửa sâu bởi cách này sẽ làm mất cân bằng pH của âm đạo, mất đi lớp bảo vệ cần có để kháng khuẩn. Chỉ nên sử dụng sản phẩm tối đa 2 lần/ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
Việc vệ sinh sạch sẽ cơ thể hàng ngày rất quan trọng với mẹ bầu. Bởi nếu không giữ vệ sinh, mẹ có thể mắc các bệnh viêm nhiễm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vệ sinh vùng kín cũng là một điều quan trọng mà mẹ nên lưu tâm. Mẹ nên chọn những loại dungdịch vệ sinh dành cho bà bầu để đạt hiệu quả tốt nhất. Góc của mẹ xin chúc mẹ có thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc!
Vùng kín của chị em rất mong manh và dễ bị nhiễm trùng. Việc vệ sinh thường xuyên giúp vùng kín sạch sẽ và giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên làm thế nào để chọn được loại dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất. Mong rằng những thông tin dưới đây hữu ích cho nhà mình trong hành trình tìm được sản phẩm phù hợp cho mình.
1. Dung dịch vệ sinh phụ nữ là gì?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm chăm sóc cá nhân được sử dụng để làm sạch vùng kín của phụ nữ. Sản phẩm này rất thông dụng và nhà mình có thể mua được ở nhiều nơi như hiệu thuốc, siêu thị hay các cửa hàng tạp hoá xung quanh mình.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ chăm sóc tốt cho vùng kín của chị em. Giúp giảm tình trạng ngứa hay nhiễm khuẩn đồng thời cân bằng độ Ph cho âm đạo.
2. Các tiêu chí nào cần quan tâm để lựa chọn được dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất
2.1. Độ PH phù hợp
Độ PH là tiêu chí đầu tiên nhà mình cần quan tâm để chọn được loại dung dịch vệ sinh phụ nữ nào tốt nhất cho mình. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, độ PH thông thường của âm đạo nằm trong mức 3,5-4,7 và thay đổi theo độ tuổi hay giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy trước khi chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ hãy kiểm tra độ ph của sản phẩm. Hãy đảm bảo rằng chúng nằm trong giới hạn và không làm ảnh hưởng đến sự cân bằng PH của vùng kín.
Việc dùng các sản phẩm có thành phần chất tẩy rửa cao gây khô rát .Làm cho tình trạng ngứa trở nên trầm trọng hơn. Lời khuyên cho nhà mình là nên chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ có chiết xuất từ thành phần tự nhiên. Các sản phẩm từ lô hội, lá trầu không, nghệ..là gợi ý tốt cho nhà mình. Chúng có thể giúp làm dịu và bảo vệ vùng kín. Giúp âm đạo của nhà mình không bị khô và kích ứng.
2.3. Mùi hương của sản phẩm
Nhiều chị em hay lo lắng về mùi âm đạo của mình và thường ưu tiên chọn những sản phẩm có mùi thơm nồng. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy, không nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi hương. Những sản phẩm như vậy thường có nhiều chất hoá học, chất tạo mùi . Chúng dễ gây ra tình trạng dị ứng và nhiễm trùng vùng kín. Vì vậy nhà mình nên cân nhắc và chọn những sản phẩm có mùi hương thảo dược tự nhiên thôi nhé.
3. Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ như thế nào là tốt nhất?
3.1. Cách dùng
Làm ướt vùng kín bằng nước, sau đó cho một lượng dung dịch vừa đủ lên tay. Dùng tay xoa đều dung dịch lên vùng kín. Massage nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín và rửa lại bằng nước sạch. Dùng khăn làm khô vùng kín sau khi vệ sinh xong.
3.2. Cần lưu ý những gì khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để có hiệu quả tốt
Nhà mình có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh vùng kín mỗi ngày. Tuy nhiên tránh cọ xát mạnh hoặc thụt rửa sâu trong âm đạo. Việc thụt rửa sâu có thể làm đảo lộn sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo. Khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng hơn.
Việc lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể gây ra nhiều tác động không tốt đến âm đạo. Chúng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh cần thiết để chống lại nhiễm trùng. Làm tăng nguy cơ ung thư tử cung và bệnh viêm vùng chậu.
3.3. Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ như thế nào mới tốt?
Các chị em thường lo lắng về mùi của vùng kín và mua các sản phẩm được cho là loại bỏ nó. Nhưng việc âm đạo có mùi nhẹ là chuyện bình thường.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ được khuyên dùng khi có những biểu hiện như: dịch âm đạo đổi màu hoặc có mùi khó chịu, vùng kín tiết nhiều dịch gây ướt quần trong hoặc ngứa.
Lúc này việc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ giúp ngăn ngừa sự tích tụ của mồ hôi. Làm sạch tế bào chết. Ngăn cản sự tích tụ vi khuẩn có hại.
3.4. Cách chăm sóc vùng kín tốt hơn
Bên cạnh việc làm sạch bằng cách sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ . Nhà mình cũng nên duy trì thói quen thay quần áo lót thường xuyên. Chọn những loại quần có chất liệu mềm mại, ưu tiên chất liệu cotton thoáng mát. Làm sạch quần áo lót bằng những sản phẩm nước giặt xả thiên nhiên sẽ giúp vùng kín của chị em mình an toàn và khoẻ mạnh hơn.
Chú ý làm sạch vùng kín trong ngày đèn đỏ. Nhà mình nên chọn loại băng vệ sinh thấm hút tốt. Bề mặt mịn màng tránh gây cọ xát lên da. Đặc biệt việc thay băng vệ sinh thường xuyên giúp loại bỏ nguy cơ tích tụ vi khuẩn.
Đi tiểu sau khi quan hệ giúp ngừa viêm nhiễm và các bệnh lây qua đường tình dục.
Khi đi tiểu tiện hay đại tiện, nhà mình hãy nhớ làm sạch từ trước ra sau. Hậu môn có nhiều vi khuẩn và dễ lây ngược lên vùng kín.
Kết luận
Cuối cùng, để giúp vùng kín được sạch sẽ, khô thoáng và khoẻ mạnh. Nhà mình hãy cẩn trọng trong việc chọn loại dung dịch vệ sinh phụ nữ nào tốt cho mình. Ngoài ra, khi vùng kín có những biểu hiện bất thường. Cách tốt nhất là khám phụ khoa định kỳ và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhà mình nhé.
Trường học tốt nhất của con là nhà và thầy cô tốt nhất của con là bố mẹ. Tuy nhiên, việc nuôi dạy con không phải ngày một, ngày hai mà là cả chặng đường dài mà không phải bố mẹ nào cũng biết cách. Vậy làm sao để giúp trẻ học tốt,tưduy phát triển vượt trội? Bố mẹ hãy áp dụng những cách dưới đây và tìm ra cho mình phương pháp giáo dục con phù hợp nhất nhé.
1. Giáo dục sớm
Trên thực tế, ba năm đầu đời là thời gian quan trọng nhất để phát triển não bộ của trẻ . Đến khi trẻ được 3 tuổi não bộ của con đã phát triển được 80%. Đây là thời kỳ não bộ phát triển nhanh hơn tất cả các bộ phận khác trên cơ thể. Não bộ tăng kích thước gấp ba và phát triển mạnh mẽ nhất trong suốt cuộc đời. Bố mẹ sẽ thấy con học rất nhanh. Mọi thứ con tiếp xúc, cầm nắm hay nhìn thấy đều kích thích sự hình thành não bộ . Chính vì vậy bố mẹ nên giáo dục sớm để không bỏ lỡ thời kỳ phát triển vàng của con. Lựa chọn phương pháp dạy đúng sẽ giúp trẻ phát triển tư duy, con lớn lên thông minh vượt trội.
Bố mẹ có thắc mắc tại sao có những đứa trẻ biết nói rất nhanh, một số bé lại chậm nói không? Nhiều nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên được giao tiếp, tương tác cùng bố mẹ thường thông minh hơn. Lượng từ vực bé học được nhiều hơn qua việc nói chuyện. Con lắng nghe, quan sát bố mẹ và hình thành tính cách. Đây cũng là một cách giúp trẻ phát triển tư duy hiệu quả. Hơn nữa tương tác nhiều giúp bố mẹ gắn kết và hiểu con hơn.
3. Vừa học vừa chơi giúp trẻ phát triển tư duy hiệu quả
Nhiều bố mẹ chia sẻ ” dạy con học là một trải nghiệm muốn khóc “. Dạy mãi mà trẻ vẫn không hiểu, vừa dạy xong con lại làm sai ngay. Trẻ có biểu hiện này là do con cảm thấy không hứng thú và nhàm chán khi học. Những hoạt động vừa học vừa chơi tạo ra sự hào hứng cho con. Bố mẹ hãy cho con ra ngoài chơi nhiều để kích thích não bộ của con. Những trò chơi ngoài trời giúp trẻ phát triển tư duy tốt qua việc được tiếp xúc, sờ, nắm. Trẻ được quan sát, khám phá từ đó học hỏi được nhiều điều. Đồng thời những hoạt động ngoài trời cũng giúp con khoẻ mạnh và dẻo dai hơn. Sức khoẻ là nền tảng vững chắc việc học tập và cuộc sống của con sau này.
4. Giúp con phát triển tư duy qua thái độ của bố mẹ
Nhiều bé có những phản ứng thái quá khi bố mẹ bắt con học như quấy khóc, la hét. Theo bố mẹ nguyên nhân là vì sao? Câu trả lời chính là nằm ở phương pháp dạy. Các con còn chưa hiểu tại sao cần phải học vậy mà cứ bị bắt học. Không học thì bị quát mắng đòn roi. Như vậy chỉ khiến con sợ hãi và không hợp tác. Chính vì vây, để dạy trẻ phát triển tư duy bố mẹ cần kiên nhẫn và nhẹ nhàng. Khi nói chuyện hay dạy dỗ con hãy ngồi xuống cạnh con. Giao tiếp bằng ánh mắt giúp trẻ chú ý và tiếp nhận bố mẹ tích cực. Hãy để con cảm thấy thoải mái, yên tâm và tin tưởng bố mẹ.
5. Rèn luyện sự tập trung cho con
Sự tập trung chính là chìa khoá giúp trẻ phát triển tư duy tốt hơn. Trẻ có khả năng tập trung cao thường đạt được thành tích cao trong học tập và thành công trong cuộc sống hơn. Tuy nhiên, các con rất hiếu động, thường hay xao nhãng hoặc thích làm nhiều việc một lúc. Bố mẹ hãy khuyến khích con làm xong việc đang dang dở trước khi làm việc khác. Hạn chế thời gian xem tivi và điện thoại,hãy cho con chơi những trò như xếp hình hoặc vẽ…Đừng làm phiền nếu thấy con đang tập trung . Nếu bố mẹ thấy con đang tô màu hay ghép tranh … hãy để con hoàn thành công việc. Thực hiện một việc đến cuối cùng là cách tốt nhất để tạo nên thói quen tập trung của bé.
Một sai lầm trong việc dạy con mà bố mẹ hay mắc phải đó là làm hết mọi thứ cho con. Thay vì để con tự làm thì bố mẹ thường nghĩ con còn quá nhỏ không thể làm được . Hoặc không có đủ kiên nhẫn để chờ con làm nên tự làm cho nhanh. Hành động này dạy cho trẻ tính ỷ lại, lâu dần khiến con lười tư duy. Điều này khiến con nghĩ rằng mình không có năng lực, ngăn cản sự phát triển của con. Vì vậy, tuỳ thuộc vào độ tuổi của con bố mẹ hãy giao cho con những nhiệm vụ nhất định. Ví dụ hãy để con tự chọn và mặc quần áo cho mình. Hay để con tự dọn dẹp đồ chơi khi chơi xong … Để con hình thành khả năng tự chăm sóc bản thân và chủ động trong mọi việc.
Cuối cùng, Bố mẹ hãy hiểu rằng nuôi dạy con là cả một quãng đường dài đầy gian nan và vất vả. Bố mẹ nào cũng muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng đừng vì vậy mà tạo áp lực nên bản thân và con cái. Hãy để con có một tuổi thơ đẹp và phát triển bản thân một cách tự nhiên nhất. Mong rằng những cách dạy trẻ phát triển tư duy trên sẽ hữu ích cho bố mẹ trong chặng đường dài nuôi con.
Bố mẹ có thể tìm thêm nhiều thông tin hữu ích tại đây :
Toán học có thể giúp con hiểu và suy nghĩ về nhiều khía cạnh của thế giới thông qua các mối liên hệ với chúng. Dạy trẻcách sử dụng ngôn ngữ và tư duy toán học mang lại lợi ích cho con trong nhiều lĩnh vực . Làm sao để khuyến khích con, giúp con rèn luyện kỹ năng để học toán tốt hơn? Những kiến thức dưới đây sẽ rất hữu ích để bố mẹ dạy con khoa học và hiệu quả hơn.
1. Dạy trẻ cách tư duy toán qua các trò chơi
1.1. Trò chơi tìm đường trong mê cung.
Trò chơi tìm đường trong mê cung giúp con phát triển rất nhiều kỹ năng. Đặc biệt trong khi chơi con sẽ tăng sự kiên trì, tính logic, khả năng quan sát và phân tích. Đây là những yếu tố rất cần, giúp dạy cho trẻ cách tư duy trong toán học. Để chuẩn bị trò chơi này cho con, bố mẹ có thể lên mạng tìm mẫu mê cung đơn giản . Sau đó in ra giấy, chuẩn bị bút chì và tẩy để cùng con chơi. Sau đó, bố mẹ hãy đặt câu hỏi theo từng mê cung để hướng con suy nghĩ. Ví dụ: ” Con hãy giúp công chúa đến được lâu đài nào”. Bố mẹ hãy kiên nhẫn chờ con suy nghĩ, đừng hối thúc hay chỉ cho con.
1.2. Trò chơi tìm bóng của các đồ vật dạy trẻ tư duy toán
Để chơi trò tìm bóng, bố mẹ có thể lên mạng tìm những file ảnh và bóng của chúng. Rồi in ra giấy để cho bé chơi. Hoặc bố mẹ có thể tự vẽ hình rồi cắt ra để vẽ bóng theo đường viền của hình cho bé ghép. Trò chơi này giúp cho kỹ năng quan sát và so sánh hình ảnh của bé phát triển rất tốt. Bé sẽ rèn được tính kiên nhẫn, sự tập trung và khả năng mường tượng hình dạng. Qua đó tìm được bóng của con vật, đồ vật hoặc chủ đề tương ứng. Đây là cách dạy tốt để rèn luyện tư duy toán cho trẻ nhà mình. Ngoài ra khi chơi trò này bố mẹ có thể lồng ghép để bé học thêm từ mới mỗi khi ghép xong một hình.
Chắc hẳn các bé nhà mình đều rất thích được bố mẹ cho đi siêu thị đúng không nhỉ. Có một cách rất tốt để trẻ tư duy toán qua việc đi mua sắm mà bố mẹ có thể dạy cho con. Trước khi đi siêu thị, nhà mình hãy cùng lập ra danh sách những đồ cần mua và số lượng cần thiết. Sau khi đến siêu thị, hãy đưa con ra những quầy hàng có những thứ cần mua và để con tự tìm . Hỏi con món đồ đấy chúng ta cần mua bao nhiêu cái, và để con đếm khi cho đồ vào giỏ. Qua đây con có thể học được cách đếm số hay cộng trừ đơn giản.
1.4. Trò chơi dọn bàn ăn
Bé nhà mình có lười ăn không ạ? Đây là một cách hay, bố mẹ vừa dạy cho trẻ hào hứng ăn uống, đồng thời học được cách tư duy toán qua trò chơi này. Trước bữa ăn , hãy yêu cầu con chuẩn bị bàn ăn. Bố mẹ hãy dạy con đếm số người ăn cơm, những dụng cụ có trên bàn như bát đũa.. Dạy con về tên và thành phần tạo nên các món ăn. Bố mẹ cũng có thể để con quyết định số lượng đồ mình muốn ăn. Ví dụ ” con muốn ăn mấy miếng thịt viên? Và cùng đếm khi con chọn ra các miếng. Đây là cách tự nhiên để phát huy khả năng toán và ngôn ngữ cho con.
1.5. Dọn dẹp đồ chơi cũng giúp dạy cho trẻ cách tư duy toán
Thay vì mệt mỏi và quát mắng trẻ, bố mẹ có thể biến việc dọn dẹp đồ thành một trò chơi bổ ích cho con. Sau khi chơi xong hãy giúp con dọn dẹp và cùng con đếm số đồ chơi khi bỏ chúng vào hộp. Hãy cùng con quan sát và dạy con về hình dạng, màu sắc và kích thước của những đồ chơi đó. Bố mẹ có thể để con tự mình phân loại và xắp xếp đồ chơi. Hãy thử để con so sánh các loại đồ chơi và để con giải thích về sự giống và khác nhau giữa chúng. Để con so sánh các loại đồ chơi khác nhau bằng cách giải thích cho con về sự tương đồng và khác biệt giữa chúng. Có thể bố mẹ sẽ ngạc nhiên khi thấy con phân loại theo cách thức riêng của mình.
2. Những lưu ý giúp bố mẹ dạy con cách tư duy toán hiệu quả hơn
2.1. Hãy lắng nghe, hạn chế quát mắng la hét con
Sai lầm lớn nhất bố mẹ hay gặp phải khi dạy con học là hay quát mắng, lớn tiếng với con. Hành động này chỉ khiến con sợ hãi và không tự nguyện hợp tác. Hơn nữa còn làm con ghét học, gây ra nhiều tác động tâm lý tiêu cực cho con. Chính vì vậy ,hãy cố gắng kiềm chế, giảng dạy nhẹ nhàng để con hợp tác lâu dài . Môi trường tích cực là cách giúp con hào hứng, tư duy tốt hơn, bố mẹ dạy toán cho trẻ cũng dễ dàng hơn.
2.2. Cách dạy trẻ tư duy tốt, tính toán nhanh, bố mẹ hãy kiên nhẫn
Tâm lý của các con đều rất non nớt. Con còn nhỏ và có rất nhiều vấn đề chưa thể hiểu ngay. Thay vì thúc dục, làm cho con, bố mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn. Hãy chờ đợi để con suy nghĩ và tự đưa ra câu trả lời của mình. Nếu con không hiểu, bố mẹ hãy nhẹ nhàng giải thích cho con. Một đứa trẻ sẽ sợ hãi và mất hào hứng học tập nếu bố mẹ cứ thúc dục, ngăn cản những việc mình làm.
2.3. Giúp con tập trung
Để trẻ làm toán tốt hơn, tư duy nhanh hơn bố mẹ cần dạy cho con cách tập trung khi học. Con thường thích làm nhiều việc cùng một lúc như xem ti vi, chơi đồ chơi, ăn uống…Hãy rèn cho trẻ sự tập trung bằng cách chỉ cho con làm một việc trong một khoảng thời gian. Hạn chế cho con xem điện thoại, ti vi nhiều vì chúng sẽ khiến làm giảm sự tập trung tự nhiên của con. Nếu bé quá hiếu động, đừng bắt con ngồi một chỗ để học. Bố mẹ có thể đăng ký cho con các lớp học nghệ thuật, thể thao . Được làm những gì con thích cũng là một cách rèn luyện tâm lý tốt.
Trên đây là tất cả những mẹo giúp bố mẹ phát triển tư duy toán hiệu quả nhất cho bé. Nhà mình có thêm tips nào, nhớ chia sẻ cùng Góc của mẹ nhé.
Tính cách là thứ bẩm sinh nhưng không phải là không thay đổi được. Các mẹ có thể thay đổi và giáo dục tính cách của bé ngay từ lúc biết nói và biết đi. Để giúp các bé có thể phát triển và có khả năng nhận thức tốt hơn về cuộc sống. Dưới đây nhà mình chia sẽ và cung cấp cho các mẹ về việc giáo dục tính cách cho bégồm 10 thủ thuật đặc biệt rất hay và đơn giản.
1. Giáo dục tính cách là gì ?
Tính cách chính là điều tạo nên con người. Tính cách có thể được hiểu là một tập hợp các thuộc tính quyết định hành động. Và cách ứng xử mang tính đạo đức của con người. Tính cách không phải bẩm sinh đã có. Nó được hình thành qua quá trình học hỏi và rèn luyện. Việc dạy và xây dựng những đức tính tốt cho trẻ là một phần trách nhiệm của bố mẹ.
Tính cách của một người mô tả chân thật nhất về sự nuôi dạy và trưởng thành của người ấy. Đưa ra các giá trị đúng đắn và nuôi dưỡng con người dựa trên nền tảng học thức nên bắt đầu sớm từ trẻ.
2. 10 thủ thuật về giáo dục tính cách quan trọng
Trước đây, nói đến người thành công người ta thường nhắc đến chỉ số IQ như là yếu tố quyết định. Tuy nhiên ngày nay, các nhà khoa học nhận thấy. IQ cao chưa đủ để con bạn thành công. Yếu tố quan trọng hơn cả IQ ấy là tính cách của con bạn. Theo chương trình giáo dục tính cách bằng hành động tập trung. Xây dựng 10 thủ thuật về giáo dục tính cách quan trọng nhất. Quyết định đến thành công và hạnh phúc của bé trong hiện tại và tương lai.
2.1. Giáo dục tính cách về thái độ hòa bình
Là khả năng con có thể đưa ra quyết định giải quyết mọi tranh chấp một cách bình tĩnh. Và tạo ra môi trường “dĩ hòa vi quý”. Nơi mọi người đón nhận nhau và có tinh thần đoàn kết.
2.2. Về sự tôn trọng với người lớn
Là khả năng tôn trọng, lắng nghe quan điểm, ý kiến và cảm xúc của người khác. Là khả năng có cái nhìn thấu đáo và công bằng khi cư xử với người khác. Sự tôn trọng là một thủ thuật không thể thiếu khi bắt đầu các mẹ bắt đầu dạy con.
2.3. Giáo dục tính cách về sự kiên trì
Trẻ nỗ lực và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ bằng mọi khả năng của mình. Luôn theo đuổi đến cùng nhiệm vụ đó dù gặp khó khăn. Chính vì vậy, sự kiên trì là một điều khá quan trọng trong để dạy các bé nhận thức trong cuộc sống.
2.4. Về tinh thần lạc quan
Là thái độ sống tích cực, kiên cường trước nghịch cảnh. Và luôn hy vọng vào tương lai. Lạc quan, vui vẻ giúp bé có thể hoàn thành tốt mọi điều tiêu cực trong cuộc sống.
2.5. Về lòng chính trực với mọi người
Trẻ cần trung thực để trở thành người đáng tin cậy. Hành động phải luôn đi đôi cùng lời nói. Giáo dục tính cách về sự trung thực vô cùng cần thiết. Vậy nên, các mẹ phải dạy cho bé khi bắt đầu biết đi.
2.6. Giáo dục tính cách về lòng dũng cảm
Trẻ cần có sức mạnh và khả năng đối mặt với thử thách. Có tinh thần chủ động hành động mà không cần chờ sự thúc giục của người khác.
2.7. Về tinh thần hợp tác với bạn bè
Là khả năng trẻ làm việc cùng nhau theo tinh thần đồng đội, tinh thần nhóm. Để cùng đạt đến một mục tiêu chung. Giúp cho trẻ biết chơi và học hỏi bạn bè để cùng nhau phát triển bản thân.
2.8. Về lòng biết ơn với mọi người
Trẻ cần có khả năng thể hiện thái độ biết ơn, trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà mình may mắn có được.
2.9. Giáo dục tính cách về sự quan tâm
Trẻ biết cách bày tỏ sự tử tế, lòng trắc ẩn. Sự cảm thông và tình người với người khác. Mẹ nên giáo dục tính cách các bé kỹ hơn về sự quan tâm đến mọi người xung quanh.
2.10. Về tinh thần trách nhiệm
Trẻ cần thể hiện được tính kỷ luật, khả năng tự chủ, sự trung thực. Và tinh thần trách nhiệm với những lựa chọn, lời nói. Cũng như hành động của bản thân. Trẻ phải luôn quan tâm đến người khác và môi trường xung quanh. Trách nhiệm là một điều vô cùng quan trọng trong việc giáo dục tính cách cho các bé. Vì vậy, mẹ hãy dạy cho các bé từ khi bắt đầu vào đi học.
3. Muốn ngấm, để trẻ “thấm” bằng hành động
Có thể mẹ cho rằng: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Đúng, mỗi đứa trẻ sinh ra đã mang theo một cá tính nhất định. Tuy nhiên, tính cách là sự phát triển suốt cả cuộc đời. Tính cách con sẽ phát triển theo chiều hướng tốt hay không phụ thuộc nhiều vào việc làm gương và đồng hành hỗ trợ của ba mẹ, thầy cô. Đấy là lý do chương trình giáo dục tính cách bằng hành động không chỉ áp dụng đối với lứa tuổi tiểu học, trung học… mà được rèn giũa từ khi bé mới chỉ 18 tháng tuổi.
“Ngày trước chúng ta học đạo đức, giáo dục công dân… đấy là chúng ta đang học tính cách bằng lý thuyết. Lý thuyết tác động vào ý thức, không tác động vào tiềm thức, vô thức. Ở trẻ, vô thức rất mạnh.
Bên cạnh đó, trẻ học nhiều nhất bằng hình mẫu. Nếu muốn trẻ có sự tôn trọng, người dạy trẻ là các cô và các bậc cha mẹ phải cùng cộng tác để cụ thể hóa bằng hành động cho bé làm, nhìn thấy, cảm thấy.
Lời kết
Trên đây, là những thủ thuật rất hay và đơn giản mà nhà mình dành cho các mẹ. Hy vọng sẽ là những điều hữu ích cho các mẹ để dạy cho bé nhà phát triển và nhận thức tốt hơn trong cuộc sống.
Tã quần cho bé hay tã dán đều là những vật dụng không thể thiếu trong giai đoạn đầu chăm sóc trẻ. Tuy nhiên nhiều bố mẹ vẫn phân vân không biết lựa chọn thế nào cho hợp lý. Hãy dành chút thời gian của bố mẹ cho bài viết dưới đây của Mamamy nhé!
1. Tã quần cho bé trông như thế nào mẹ nhỉ?
Tã quần cho bé đúng như tên gọi, có hình dạng giống một chiếc quần chip. Mẹ chỉ cần xỏ 2 chân bé vào và mặc như 1 chiếc quần là được. Tã quần rất dễ mặc, vì thế, thường được bố mẹ ưa chuộng lựa chọn khi bé quậy hơn, không chịu “hợp tác” mỗi khi thay bỉm.
Tã quần thường được bố mẹ lựa chọn khi bé lớn hơn, không chịu nằm yên mỗi khi thay tã
2. Vậy còn tã dán cho bé?
Khác với tã quần cho trẻ, tã dán cho bé có hai miếng dán bên hông. Nhờ hai miếng dán giúp tã dán định hình để giống như 1 chiếc quần chip nhỏ. Mẹ có thể hình dung, tã quần giống như 1 chiếc quần, mẹ cho bé mặc được luôn. Tã dán thì sau khi dán 2 bên hông, nó cũng giống 1 chiếc quần mẹ nhé! Vì khả năng điều chỉnh kích cỡ linh hoạt, tã dán được mẹ lựa chọn ngay từ khi lọt lòng đến cả khi bé bỏ bỉm nếu bé vẫn hợp tác lúc thay.
Phân biệt tã dán (bên trái) và tã quần cho bé (bên phải)
3. Ưu nhược điểm của tã dán và tã quần cho bé
Hai sản phẩm có nét tương đồng nhau về hình dạng nhưng lại có những sự khác biệt không ngờ tới. Để thấy rõ hơn, bố mẹ cùng tham khảo ưu nhược điểm của hai sản phẩm dưới đây nhé!
3.1 Ưu nhược điểm của tã dán
3.1.1. Ưu điểm
Tã dán khác tã quần cho bé là có hai miếng dán bên hông và thường có các số đánh trên mặt trước của tã. Các số này giúp mẹ dán đều 2 bên mà không khiến tã bị lệch. Thường các tã dán sẽ có 3-4 nấc số. Điều đó có nghĩa, dù cùng là 1 size tã nhưng mẹ có thể lựa chọn điều chỉnh cho phù hợp với vòng bụng của bé, do form người mỗi bé một khác.
Cũng vì cấu tạo dạng dán 2 bên nên tã dán luôn thoáng hơn tã quần. Nhất là vào mùa nóng bức hay mặc buổi tối, mẹ mặc tã dán sẽ khiến bé dễ chịu hơn.
Thông thường giá của miếng tã dán rẻ hơn so với miếng tã quần.
3.1.2. Nhược điểm
Nhiều thương hiệu sử dụng miếng dán hơi cứng có thể gây ửng đỏ ở phần da của bé. Bên cạnh đó, nếu miếng dán có độ dán không tốt, cũng dễ khiến tã bị xô lệch khi bé hoạt động mạnh gây ra tràn.
Với các bé không “hợp tác” khi thay bỉm hay quá quậy, dùng tã dán sẽ gây chút khó khăn cho mẹ đó ạ.
3.2 Ưu nhược điểm của tã quần
3.2.1. Ưu điểm
Đúng như tên gọi của nó, tã quần cho trẻ giống như một chiếc quần. Vì thế, nó siêu dễ mặc. Kể cả làm mẹ lần đầu hay để bố thay bỉm đều dễ dàng.
Tã quần dễ ôm sát lấy cơ thể bé hơn nên khả năng xô lệch ít hơn so với tã dán.
3.2.2. Nhược điểm
Giá thành cao hơn
Điểm chính khiến mẹ bỉm sữa lựa chọn tã dán nhiều hơn tã quần chính là ở việc tã quần không được thông thoáng bằng tã dán. Dù được làm bằng chất liệu nào, với độ mỏng ra sao, tã dán luôn khiến bé dễ chịu hơn chút. Ở nước ngoài, bố mẹ cũng chỉ dùng tã quần khi quá “bất lực” mỗi lần thay bỉm mà thôi.
4. Tã dán hay tã quần cho trẻ, lựa chọn nào phù hợp?
Có lẽ đây chính là nỗi băn khoăn của của rất nhiều bố mẹ khi lựa chọn tã cho con. Tã quần cho bé hay tã dán đều có những ưu nhược điểm riêng. Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế để lựa chọn cho bé sản phẩm phù hợp. Tã dán có giá thành rẻ hơn nên rất phù hợp với các gia đình muốn tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, tã dán rất phù hợp cho các bé từ 1 đến 10 tháng. Vì giai đoạn này trẻ chưa có hoạt động nhiều, bố mẹ mỗi lần thay cũng dễ dàng hơn. Khi bé đã biết đi và có nhu cầu vận động mạnh bố mẹ có thể chuyển sang sử dụng tã quần nhé!
Ngoài ra bố mẹ có thể lựa chọn tã cho bé theo thời tiết. Đối với mùa thu và mùa hè, bố mẹ nên ưu tiên chọn tã dán cho bé. Vì sản phẩm này có độ thoáng khi cao. Khi đông sang, mẹ nên có thể cân nhắc việc dùng tã quần. Ngoài ra, 1 ý nhỏ xíu nữa là nếu bé đi nhà trẻ mà vẫn dùng tã bỉm, mẹ cũng có thể cho bé dùng tã quần để tiết kiệm thời gian cô giáo thay tã cho bé. Còn nếu cô có thể thay tã dán dễ dàng, nhanh gọn, mẹ vẫn nên chọn tã dán hơn rồi vì bé sẽ vận động rất nhiều lúc ở trường. Bé cần thoáng khí nhất có thể mẹ nha.
Hy vọng rằng những thông tin trên có thể giúp mẹ bé có được sự lựa chọn phù hợp khi lựa chọn tã dán và tã quần cho bé. Mẹ theo dõi Mamamy để có thêm nhiều bài chia sẻ bổ ích hơn nữa nhé! Chúc bé và mẹ luôn mạnh khỏe.
Bố mẹ là những giáo viên đầu tiên và quan trọng nhất của các con. Mỗi ngày con học được nhiều thứ từ cách bố mẹ giao tiếp, làm việc, xử lý vấn đề…Đặc biệt trong độ tuổi học mẫu giáo con đã bắt đầu biết nhận thức, suy nghĩ, ghi nhớ và rất thích làm theo bố mẹ. Để giúp bố mẹ thành những giáo viên thông thái của con, những thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích giúp bố mẹ rèn luyện tư duy cho trẻ nhà mình.
1. Phát triển tư duy cho trẻ qua các bài tập về tính toán
Có rất nhiều loại bài tập giúp trẻ phát triển khả năng tính toán , logic . Ba mẹ có thể dạy con yêu các phép tính cộng trừ nhân chia qua các đồ vật, thức ăn quen thuộc với bé. Ví dụ ” Ba có 5 cái kẹo , ba cho con 4 cái vậy ba còn mấy cái?”. Hoặc hỏi con các bài tập về lớn bé , to nhỏ.
Khi cho trẻ học mẫu giáo, trẻ sẽ được rèn luyện tư duy, bắt đầu từ việc học nhận biết các con số. Sau đó con được sẽ học đếm từ 1 đến 10. Để giúp con học nhanh bố mẹ nên dạy con những con số xuất hiện trên đồ vật xung quanh. Khi con đã quen mặt số, bố mẹ hãy cùng trẻ đếm thật nhiều thứ, như đếm trái cây, đếm số bút màu, số kẹo… Kỹ năng đếm số tuy là khó đối với một số bé. Nhưng con sẽ học nhanh hơn nếu được luyện tập thường xuyên.
2. Phát triển tư duy cho trẻ qua các bài tập về ngôn ngữ
Ở mẫu giáo, con sẽ được các cô dạy chữ cái. Bé mẫu giáo lớn có thể biết đọc một số chữ. Một số bé còn có thể ghép được chữ để tạo thành một vài từ đơn giản. Để giúp con, bố mẹ có thể dán các chữ cái xung quanh nhà hoặc dùng chữ có nam châm để dính lên tủ lạnh. Ngoài ra bố mẹ có thể dùng các thẻ chữ cái để giúp con quen mặt chữ. Đây là những bài tập tốt để phát triển tư duy cho trẻ mầm non.
Có rất nhiều bài hát về bảng chữ cái, bố mẹ có thể cho bé nghe thường xuyên hoặc hát cùng con. Âm nhạc giúp con thích thú và ghi nhớ dễ dàng hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tập trung lắng nghe khi con hỏi hay tâm sự. Trò chuyện nhiều và đọc sách cùng con mỗi ngày để nuôi dưỡng tình yêu của trẻ đối với ngôn ngữ.
3. Phát triển tư duy cho trẻ qua các bài học về nghệ thuật
Trẻ ở độ tuổi từ 4-6 phát triển tư duy rất tốt bằng cách cho con học về nghệ thuật. Bố mẹ có thể cho bé học vẽ, âm nhạc, hát múa…Bé học vẽ thường có khả năng nhận biết, miêu tả tốt do thường xuyên tiếp xúc với màu sắc, hình ảnh .. Các nghiên cứu cho thấy âm nhạc là một trong những yếu tố kích thích, khơi gợi những cảm nhận, cảm xúc về cuộc sống đầu tiên cho con trẻ, giúp bé biết chia sẻ và gắn kết yêu thương. Không những thế, nó còn có thể giúp hình thành khả năng tư duy sáng tạo cho các con.
Sáng tạo nghĩa là con có khả năng tìm ra những điều mới lạ từ những vấn đề, đồ vật quen thuộc. Chính vì vậy, bố mẹ có thể rèn luyện cho trẻ bằng cách thường xuyên đưa ra những câu hỏi để con tự tư duy trả lời . Cho con tiếp xúc với bên ngoài càng nhiều càng tốt. Khi được thỏa sức cọ xát và vận động chạy nhảy, con sẽ có điều kiện phát triển trí não tốt và rèn luyện tư duy sáng tạo. Bố mẹ có thể dạy con vẽ lại những gì đã nhìn thấy. Hoặc kể lại những chuyện đã gặp phải để kích thích não bộ cho con. Dạy con làm thủ công, chơi đất nặn. Để con thoả sức cắt ghép hay nhào nặn ra những thứ con thích. Bố mẹ sẽ thấy bất ngờ với khả năng của con đấy.
5. Rèn luyện cho trẻ tư duy phân tích
Ở trẻ mầm non bố mẹ có thể phát triển tư duy phân tích cho trẻ qua các bài tập giải đố. Bố mẹ hãy nghĩ ra những câu đố đơn giản để hỏi con. Qua đó, con sẽ học được cách phân tích thông tin một cách logic và khoa học nhất. Vừa là trò chơi bổ ích, vừa giúp con có thể chủ động rèn luyện trí não. Bố mẹ hãy dành nhiều thời gian cho con. Hạn chế cho con xem tivi, điện thoại nhiều nhé.
Theo ba mẹ khả năng ghi nhớ tốt có phải do bẩm sinh không? Nhiều nghiên cứu cho thấy trí nhớ tốt phần lớn là do tập luyện. Thời gian tốt nhất để rèn luyện tư duy ghi nhớ cho trẻ là sáng sớm hoặc trước giờ đi ngủ. Bố mẹ hãy chú ý đến tâm trạng của con. Bé sẽ ghi nhớ tốt hơn nếu tâm trạng vui vẻ, hào hứng. Một số giáo cụ như bảng màu, thẻ tranh ảnh, giúp bé ghi nhớ hình ảnh rất tốt. Bố mẹ có thể thường xuyên hỏi con về những đồ vật xung quanh con. Ví dụ” xe đạp của con đẹp quá , nó có màu gì thế” . Dạy con ghi nhớ đường về nhà qua các mốc địa điểm. Ví dụ ” Cửa hàng bánh kia rồi, rẽ phải là về đến nhà đúng không con?”. Thông thường, trẻ sẽ ghi nhớ tốt những việc lặp đi lặp lại nhiều lần. Lâu dần não bộ của trẻ sẽ hình thành phản xạ ghi nhớ .
7. Phát triển tư duy phản biện cho con
Bố mẹ nghĩ tư duy phản biện có quan trọng không? Theo nghiên cứu gần đây, tư duy phản biện được xếp vào danh sách bảy kỹ năng sống cần thiết cho mọi đứa trẻ. Bố mẹ có thể cho con chơi những trò khám phá nguyên nhân và kết quả. Hãy kiên nhẫn để trẻ tự tìm tòi, như vậy trẻ sẽ hình thành những câu hỏi tại sao và hứng thú tìm câu trả lời. Thay vì tự động đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi mà con đặt ra. Bố mẹ hãy hỏi ngược lại con những câu như ” con có ý tưởng gì? Theo con chúng ta phải làm sao? Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tôn trọng câu trả lời của con dù đúng hay sai. Đôi khi có những vấn đề cần bố mẹ giải quyết. Nhưng hãy giải thích cho con cách làm của bố mẹ để con hình thành suy nghĩ giải quyết vấn đề.
Đón bé yêu chào đời là điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mẹ. Để làm được điều đó, mẹ phải trải qua biết bao khó khăn, nỗi đau. Nỗi đau chuyển dạ được ví những nỗi đau gãy 9 xương sườn. Tuy nhiên, vẫn có nhữngcách giảm đau khi chuyển dạ cho mẹ có thể áp dụng. Phần nào giảm bớt đi nỗi đau sinh con.
1.Vì sao cần áp dụng các cách giảm đau chuyển dạ?
Dù biết là mọi chuyển sẽ ổn khi bé ra đời. Nhưng để đến được lúc đó, mẹ phải trải qua cơn đau đẻ “khủng khiếp”. Nỗi đau đơn này khó mà diễn tả bằng lời được. Những cơn đau liên tục, liên tục xuất hiện lên cơn thể mẹ. Các cơn đau đến rồi đi, liên tiếp làm mẹ thậm chí không thở nổi, không thể kiểm soát được bản thân. Chỉ biết “rặn” và “rặn” cho bé con ra ngoài. Nỗi đau đẻ, khó có thể quên được trong suốt cuộc đời của mẹ.
Tuy nhiên hiện nay có không ít phương pháp, từ sử dụng y tế can thiệp cho đến những phương pháp mẹ có thể tự áp dụng. Những cách giảm đau chuyển dạ hiệu quả cho mẹ có thể tham khảo ngay dưới đây.
2.6 cách giảm đau khi chuyển dạ cho mẹ bầu
2.1. Cách giảm đau khi chuyển dạ: Tập thở
Phương pháp tập thở này dựa trên nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được đánh giá là cách giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả nhất cho mẹ bầu sắp sinh. Hít và thở đúng cách sẽ giúp mẹ giảm căng thẳng và bình tĩnh hơn trên bàn đẻ. Dù biết rằng khi đó mẹ sẽ rất hoảng sợ, căng thẳng. Nhưng thay vì la hét quá sức, gây tổn hại đến cổ họng và còn làm mất sức nhanh hơn. Mẹ hãy cố gắng bình tĩnh, hít thở thật sâu và đều đặn. Hít vào bằng mũi và từ từ thở ra bằng miệng. Kết hợp với sự hướng dẫn của bác sĩ. Quá trình vượt cạn của mẹ sẽ diễn ra nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều.
2.2. Cách giảm đau khi chuyển dạ: Di chuyển nhẹ nhàng xung quanh
Hầu hết các mẹ bầu khi biết mình sắp sinh. Thường sẽ ngồi yên và nằm yên một chỗ, đảm bảo an toàn cho bản thân và cho bé. Nhưng theo các chuyên gia thì hoàn toàn ngược lại. Khi mẹ di chuyển nhẹ nhàng xung quanh, hoặc chỉ đơn giản là thay đổi tư thế. Hoặc lắc lư cơ thể, thậm chí là ngồi trên một quả bóng để tập trung vận động vùng hông. Những hoạt động này sẽ giúp thai nhi dễ dàng hơn khi lọt đúng xuống khung xương chậu của mẹ. Hỗ trợ tích cực cho mẹ sinh nở nhanh chóng.
Nếu quá e ngại việc di chuyển nhẹ nhàng xung quanh. Mẹ bầu có thể thử những tư thế như đứng tựa vào chồng. Ngồi trên ghế sau đó đứng lại và di chuyển nhẹ nhàng xung quanh. Đây là cách giảm đau chuyển dạ mà bác sĩ thưởng khuyên mẹ khi chuẩn bị sinh.
2.3. Cách giảm đau khi chuyển dạ: Tắm vòi sen
Chúng ta đều biết nước ấm có tác dụng xoa dịu vết thương và cơn đau. Giảm căng thằng hiệu quả và giúp chúng ta thư giãn rất tốt. Những cơn co chuyển dạ đến liên tục làm mẹ bị căng thẳng, đau đớn. Lúc này mẹ hãy thử tắm bằng vòi sen. Những tia nước ấm nhỏ đến từ vòi sen là cách giảm đau chuyển dạ hiệu quả cho mẹ. Đồng thời còn giúp massage nhẹ nhàng.
2.4. Cách giảm đau khi chuyển dạ: Massage
Massage luôn là phương pháp tuyệt vời giúp mẹ giảm cơn đau hiệu quả. Mẹ bầu có thể nhờ cậy chồng hoặc người thân massage nhẹ nhàng phần lưng và tay khi những cơn co thắt đang diễn ra. Việc này giúp mẹ giảm căng thẳng thư giãn rất tốt. Những cơn đau vì vậy cũng phần nào được giảm đi.
2.5. Cách giảm đau khi chuyển dạ: Chườm ấm
Khi những cơn co diễn ra, cơ thể mẹ sẽ bị căng cơ liên tục. Chườm ấm là vũ khí tuyệt vời giúp mẹ bầu giảm đau hiệu quả. Chườm ấm giúp mẹ bầu giảm căng cơ và giảm đau. Mẹ có thể chườm bằng túi hạt lúa thóc hoặc chai nhựa ấm bọc vải. Chườm tập trung ở vùng lưng hông và chườm háng. Vừa giúp giảm đau vừa giữ cho cơ thể mẹ bầu được ấm áp.
2.6. Cách giảm đau khi chuyển dạ: Giữ cho tinh thần thoải mái bằng cách nghĩ đến những điều thú vị
Khi nằm trên bàn sinh, xung quanh chỉ có bác sĩ và các ý tá mặc đồ trắng. Bản thân phải đối mặt với những cơn co đau đẻ khó kiểm soát. Mẹ bầu dễ dàng bị rơi vào khủng hoảng, chỉ có thể tập trung vào những cơn đau. Làm cho nỗi đau tăng thêm gấp bội lần vì tâm lý hoang mang và lo lắng. Điều này góp phần làm cho cơn đau trầm trọng hơn. Khi đó mẹ hãy cố gắng nghĩ đến những điều tích cực. Nghĩ đến bé con của mình, nghĩ đến những điều mà mẹ yêu thích trong cuộc sống. Để làm sao cho bản thân mẹ bầu dễ chịu và thư giãn hơn. Đồng thời kết hợp với hít thở đúng cách. Đây chính là cách giảm đau chuyển dạ tuyệt vời nhất. Mà mẹ bầu có thể tự áp dụng để giảm đau.
Đau đẻ là nỗi đau lớn nhất mà bất kỳ người mẹ nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, mẹ có thể áp dụng những cách giảm đau khi chuyển dạ ở trên. Chúc mẹ giữ gìn sức khỏe và chuẩn bị tinh thần thật tốt để vượt cạn.