Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi phát triển toàn diện hiệu quả

Khác với cột mốc 6 tháng tuổi, bé 7 tháng có nhu cầu dinh dưỡng lớn hơn. Ăn dặm là cột mốc quan trọng ảnh trong quá trình phát triển khỏe mạnh của con. Để bé được phát triển toàn diện, mẹ cần cho con ăn uống đầy đủ để được cung cấp những dưỡng chất cần thiết. Chắc hẳn mẹ luôn muốn con được lớn lên đầy đủ với cả thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn loay hoay với thực đơn cho bé 7 tháng ăn dặm. Vậy thì mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu tất tần tật về ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi nhé! Hãy cùng đi nào! 

thực đơn cho bé 7 tháng
Thực đơn cho bé 7 tháng phát triển toàn diện

Xem thêm: Bé 7 tháng bú bao nhiêu là đủ – Dinh dưỡng một ngày của bé

1. Nguyên tắc khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Nguyên tắc khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Nguyên tắc khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Để đảm bảo con được cung cấp đầy đủ dưỡng chất khi ăn dặm, mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Việc ăn uống của con rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Nếu mẹ cho bé ăn uống sai cách, phản khoa học thì sẽ rất dễ khiến con không được phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa còn sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương.

Vì vậy khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

1.1. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết

Mẹ cần đảm bảo cho bé 7 tháng tuổi được cung cấp đủ bốn nhóm chất quan trọng. Đó là các nhóm chất:

  • Chất đạm: đây là một chất rất cần thiết cho sự phát triển của con. Chất đạm có rất nhiều trong các thực phẩm như thịt heo, trứng, đậu phụ, cá…
  • Vitamin: thời điểm 7 tháng tuổi là khi bé rất cần được bổ sung vitamin. Đây là nguồn dưỡng chất vô cùng dồi dào trong các loại rau củ quả.
  • Chất xơ: chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, khó tiêu. Mẹ cần bổ sung chất xơ cho con qua các loại rau củ.
  • Tinh bột: tinh bột có rất nhiều trong các loại như cơm, mì, ngũ cốc, khoai…  mẹ có thể cho con ăn cháo loãng và các loại ngũ cốc ăn dặm để bổ sung tinh bột. Đây là thực phẩm rất cần thiết để cung cấp năng lượng và tăng sự trao đổi chất trong cơ thể.
  • Chất béo: giúp dự trữ năng lượng và các vitamin tan trong chất béo. Chất này có trong mỡ, dầu, bơ… Với bé đang ăn dặm, mẹ có thể cho bé bổ sung chất béo bằng các loại dầu ăn dặm.

Lên thực đơn cho bé 7 tháng tuổi bằng việc cung cấp đủ các nhóm chất sẽ khiến bé có dinh dưỡng đầy đủ và khỏe mạnh hơn.

1.2. Cho con ăn lượng thức ăn phù hợp

Cho con ăn lượng thức ăn phù hợp
Cho con ăn lượng thức ăn phù hợp

Để biết được lượng thức ăn phù hợp với con, mẹ cần theo dõi sát sao cân nặng của bé. Cân nặng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu dinh dưỡng. Bé càng lớn thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao do phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Ngoài ra, nếu như bé gầy ốm, không tăng cân ăn thì mẹ cũng cần điều chỉnh lại thực đơn cho bé 7 tháng tuổi.

Các món ăn dặm của con cần phải phù hợp với độ tuổi. Hàm lượng dinh dưỡng cần được điều chỉnh cân bằng với lượng thức ăn vừa đủ. Mẹ không nên cho bé ăn quá no, sẽ dễ gây cảm giác chán ăn, lười ăn. Từ đó có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ. Nên kết hợp và thay đổi các loại thực phẩm khác nhau sau đó tạo sự đa dạng phong phú. Như vậy sẽ khiến bé thích thú với bữa ăn hơn.

1.3. Cho con ăn đúng và đủ

Bé 7 tháng tuổi khi cần duy trì thực đơn gồm 2 – 3 bữa/ngày. Lúc này bé vẫn cần được bổ sung sữa mẹ mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ nên khéo léo kết hợp các loại thực phẩm để tránh gây nhàm chán cho con. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm các bữa phụ. Đó có thể là sữa chua hoặc trái cây chín. Trước khi đi ngủ mẹ nên cho con bú để tránh bé bị đói lúc nửa đêm.

2. Thực đơn cho bé 7 tháng viện dinh dưỡng

Thực đơn cho bé 7 tháng viện dinh dưỡng
Thực đơn cho bé 7 tháng viện dinh dưỡng

Mẹ không cần phải phải quá nghiêm ngặt trong việc tuân thủ một chế độ ăn nào đó. Chỉ cần đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con là được. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng rưỡi có thể thay đổi thường xuyên. Điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng và sở thích của con.

Sau đây là thực đơn của viện dinh dưỡng cho bé 7 tháng ảnh mẹ có thể tham khảo:

Thứ 2 và thứ 4:

  • 6h: cho bé ăn khoảng 150 – 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • 9h: bột thịt lợn kết hợp rau xanh và dầu ăn.
  • 10h: ăn nhẹ với hoa quả, có thể là chuối chín.
  • 11h: tiếp tục bú mẹ.
  • 14h: ăn dặm bột trứng gà.
  • 16h: ăn bữa phụ với nước cam pha thêm chút đường.
  • 18h: cho con ăn bột cua.

Thứ 3, thứ 5 thứ 7:

  • 6h: bú mẹ hoặc uống sữa công thức khoảng 150 – 200ml.
  • 9h: cho bé ăn dặm bột thịt gà kết hợp rau xanh.
  • 10h: ăn phụ bằng đu đủ chín, khoảng 50g.
  • 11h: bú sữa mẹ.
  • 14h: ăn dặm bằng bột gạo nấu với nước lọc cua.
  • 16h: uống nước cam pha đường.
  • 18h: ăn dặm bột đậu xanh.

Thứ 6 và chủ nhật:

  • 6h: lặp lại việc cho con bú sữa.
  • 9h: ăn dặm bột thịt bò.
  • 10h: ăn nhẹ nửa quả hồng xiêm chín.
  • 11h: bú mẹ.
  • 14h: ăn bột tôm cùng rau xanh.
  • 16h: nước cam.
  • 18h: bột thịt gà cho con.

3. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng

Bên cạnh thực đơn của viện dinh dưỡng, mẹ có thể áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho con. Đây cũng là phương pháp được rất nhiều mẹ áp dụng. Nó rất có hiệu quả trong việc phát triển khả năng nhai nuốt của bé. Ngoài ra nó cũng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Mẹ có thể tham khảo thực đơn sau:

Thứ 2

  • Sáng: súp khoai tây đậu + sữa chua
  • Chiều: súp bí đỏ hạt sen + canh gà

Thứ 3

  • Sáng: cháo thịt bò rau xanh + chuối chín
  • Chiều: cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây

Thứ 4

  • Sáng: cháo bắp cải + đu đủ chín
  • Chiều: cháo gà + đu đủ

Thứ 5

  • Sáng: cháo đậu phụ rong biển + xoài
  • Chiều: súp khoai tây cá hồi + su su luộc

Thứ 6

  • Sáng: cháo khoai lang + súp bí đỏ + sữa chua
  • Chiều: cháo đậu bắp + súp thịt hành + xoài

Thứ 7

  • Sáng: cháo gan gà + súp bí đỏ + dâu tây
  • Chiều: cháo cá hồi + rau ngót

Chủ nhật

  • Sáng: cháo thịt lợn + cải bó xôi + sữa chua
  • Chiều: cháo trứng gà + súp cá cà chua

Cùng với thực đơn ăn dặm, mẹ còn cần cho con bú đủ cữ. Như vậy mới là một thực đơn cho bé 7 tháng hoàn chỉnh. Từ đó con có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

4. Những lưu ý khi cho bé ăn dặm

Những lưu ý khi cho bé ăn dặm
Những lưu ý khi cho bé ăn dặm
  • Mẹ không nên cai sữa ngay cho bé vào thời điểm này. Sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất cho con. Lúc này con đang lớn hơn nên chỉ cần bổ sung dinh dưỡng thêm từ việc ăn dặm.
  • Mẹ nên cho bé tập ăn từ từ, không thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống. Việc ăn dặm chỉ là món thêm vào chứ chưa phải bữa chính của bé. Con cũng chưa thể ăn thức ăn rắn ngay lập tức. Mẹ cần xay nhuyễn, nghiền mịn thực phẩm để khiến bé ăn dễ dàng hơn. Khi bé đã ăn quen thì mẹ gửi có thể tăng độ thô của thức ăn.
  • Cần thời gian để dành cho bé làm quen với thức ăn mới. Với những món mới thêm vào thực đơn, mẹ chỉ cần cho bé thử từ 1 – 2 muỗng là đủ. Việc đó vừa giúp bé làm quen dần dần, vừa kiểm tra thử xem bé có bị dị ứng với đồ ăn không.
  • Hãy để con quyết định xem mình muốn bao nhiêu là đủ. Mẹ không nên bắt ép con ăn một lượng quá nhiều. Như vậy sẽ dễ khiến bé bị khó tiêu, trướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Khi bé muốn ngừng ăn, mẹ nên dừng lại việc ăn dặm ngay. Không nên ép bé ăn tiếp.

Việc ăn dặm rất quan trọng để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển. Vậy mẹ đã nắm được cách lên thực đơn cho bé 7 tháng tuổi chưa? Chúc mẹ thành công!

Tìm hiểu: Bé 6 tháng bú bao nhiêu là đủ để phát triển tốt và tăng cân nhanh?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi phát triển toàn diện hiệu quả”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0