Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng khiến nhiều mẹ bỉm băn khoăn. Bởi theo chuyên gia, kể từ tháng thứ 6 mới là mốc thời gian phù hợp để trẻ tập ăn dặm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất đắc dĩ, các mẹ buộc phải dời lịch ăn dặm sớm hơn. Vậy liệu thực đơn ăn dặm của bé 4 tháng và 6 tháng có khác nhau?

1. Bé 4 tháng tuổi đã có thể ăn dặm được chưa?

Thông thường, các mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi đã được 6 tháng tuổi nên nhiều mẹ băn khoăn không biết trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp trẻ đã làm quen với việc ăn dặm kể từ tháng tuổi thứ 4. Tuy rằng cho trẻ ăn dặm sớm là điều không tốt nhưng nếu trong tình huống bắt buộc và bé đã có dấu hiệu sẵn sàng thì bố mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu.

Thông thường, các mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi đã được 6 tháng tuổi
Thông thường, các mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi đã được 6 tháng tuổi

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để trải nghiệm thực đơn ăn dặm:

  • Cổ cứng và trẻ đã có thể giữ đầu thẳng.
  • Bé có thể tự ngồi vững.
  • Trẻ cảm thấy đói ngay sau khi uống sữa mẹ.
  • Trẻ luôn chắp miệng và chăm chú khi thấy người lớn ăn.

2. Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng và các lưu ý mà mẹ bỉm cần biết

Để thiết kế thực đơn ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi là điều không hề dễ dàng. Đặc biệt là đối với các gia đình lần đầu có con.

2.1. Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi khoa học nhất

Trong giai đoạn đầu tập ăn, mẹ nên học cho bé ăn dặm đúng cách không nên cố ép bé ăn nhiều. Thay vào đó cần kiên nhẫn và dành thời gian để bé làm quen. Khi hệ tiêu hóa của trẻ đã dần thích nghi, mẹ hoàn toàn có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm và khẩu phần ăn của con.

Vì trẻ ăn dặm khá sớm nên những món ăn cần hạn chế tối đa việc nêm gia vị. Đồng thời cần đảm bảo các món ăn có độ loãng cao. Chẳng hạn như khi nấu cháo, mẹ chỉ nên nấu với tỷ lệ 1 gạo : 10 nước.

Trong giai đoạn đầu tập ăn, mẹ không nên cố ép bé ăn nhiều
Trong giai đoạn đầu tập ăn, mẹ không nên cố ép bé ăn nhiều

Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi mà các mẹ có thể áp dụng:

  • Tuần 1: Mẹ hãy nhẹ nhàng bắt đầu với các bữa cháo trắng được nấu loãng. Liều lượng nên duy trì khoảng 5ml/bữa/ngày. Đồng thời cho bé bú sữa mẹ song song với quá trình ăn dặm.
  • Tuần 2: Ở tuần này, bé đã có thể tập làm quen với một số loại rau củ dễ tiêu hóa. Lưu ý khi cho con sử dụng, mẹ bỉm cần xay nhuyễn tránh để con mắc nghẹn và khó tiêu. Đặc biệt, cứ mỗi món mới mẹ cần cho bé dùng khoảng 5ml mỗi ngày liên tục từ 2 – 3 bữa để bé quen dần.
  • Tuần 3: Thực đơn của tuần này tương đồng với tuần thứ 2. Tuy nhiên, khẩu phần ăn sẽ tăng lên khoảng 30ml/bữa.
  • Ở các tuần tiếp theo, mẹ vẫn có thể áp dụng các quy tắc trên để chuẩn bị thực đơn cho trẻ. Bên cạnh đó cần gia tăng khẩu phần tùy thuộc theo độ tuổi, khả năng tiêu hóa của con.

2.2. “Tất tần tật” các lưu ý khi cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 4

Hệ tiêu hóa của trẻ ở tháng thứ 4 còn khá yếu. Chính vì vậy, nhà mình cần cẩn thận trong tất cả các công đoạn chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho trẻ 4 tháng.

2.2.1. Lựa chọn nguyên liệu

Thực phẩm được lựa chọn để chế biến phải là các loại dễ tiêu hóa và có đầy đủ dưỡng chất
Thực phẩm được lựa chọn để chế biến phải là các loại dễ tiêu hóa và có đầy đủ dưỡng chất

Thực phẩm được lựa chọn để chế biến phải là các loại dễ tiêu hóa và có đầy đủ dưỡng chất. Mỗi bữa ăn đều phải đảm bảo có đủ 3 chất chính: Tinh bột, chất đạm, vitamin.

Ngoài thời gian đầu thì các tuần tiếp theo mẹ có thể tập cho con làm quen với gia vị. Tuy nhiên, các mẹ nên lựa chọn gia vị chuyên dùng thay vì các loại hạt nêm sử dụng thông thường trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình.

2.2.2. Chế biến

Trong quá trình chế biến thực đơn bột ăn dặm cho bé 4 tháng, mẹ cần đảm bảo các nguyên liệu và dụng cụ đều được vệ sinh sạch sẽ. Bởi thời gian này đề kháng của trẻ khá yếu nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Các món ăn phải được xay nhuyễn mịn. Đặc biệt không nên nêm gia vị ở thời gian đầu ăn dặm. Khi đến giai đoạn có thể cho bé làm quen với các loại gia vị, mẹ nên bắt đầu với gia vị ngọt, sau dần chuyển sang các gia vị mặn.

Bên cạnh đó, các thực đơn cần phải luôn được đa dạng. Điều này giúp cơ thể của trẻ được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn. Đồng thời giúp trẻ ăn ngon miệng và thích thú với các bữa ăn.

2.2.3. Cho trẻ ăn

Khi cho trẻ làm quen món mới, mẹ nên kiên nhẫn lặp đi lặp lại món ăn trong vòng 2 – 3 ngày. Tuyệt đối không ép trẻ ăn khi trẻ không muốn hoặc đang bị bệnh. Thay vào đó nên ngưng và thử lại ở các bữa ăn tiếp theo. Nếu mẹ còn băn khoăn thì hãy tham khảo ngay cách ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi đúng cách để tìm hiểu chi tiết hơn. 

Khi cho trẻ làm quen món mới, mẹ nên kiên nhẫn lặp đi lặp lại món ăn trong vòng 2 – 3 ngày
Khi cho trẻ làm quen món mới, mẹ nên kiên nhẫn lặp đi lặp lại món ăn trong vòng 2 – 3 ngày

3. Một số món mẹ tham khảo trong thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng

3.1. Bột gạo – Món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng

Bột gạo - Món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng
Bột gạo – Món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng

Nguyên liệu:

  • 300g gạo tẻ
  • Máy xay thực phẩm
  • Rây lọc

Cách làm:

  • Cho gạo vào rổ nhặt bỏ và sàng sạch các trấu, sạn nếu có
  • Cho gạo vào máy xay thực phẩm để xay thật mịn
  • Sau đó, mẹ có thể dùng rây lọc để lọc sạch bột một lần nữa. Chia nhỏ để dành nhiều bữa ăn cho bé. Giai đoạn này, trẻ 4 tháng ăn dặm lượng ăn còn ít, nên mỗi lần làm bột ăn dặm cho bé, mẹ có thể làm nhiều 300g hoặc 500g gạo

Nguồn: Yêu Trẻ Channel – Youtube

3.2. Bột gạo bí đỏ trong thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng

Bột gạo bí đỏ trong thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng
Bột gạo bí đỏ trong thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ
  • 20g bột gạo
  • 1 thìa cà phê dầu ăn

Cách làm:

  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái mỏng. Hấp chín bí đỏ rồi rây nhuyễn.
  • Hòa tan 200ml nước lạnh và 20g bột gạo. Khuấy đều tay không được để bột gạo vón cục. Tiếp đó đổ bí đỏ vào cùng. Bắc nồi lên bếp, để lửa vừa, luôn tay quấy bột nếu không sẽ cháy bột
  • Khi thấy bột thơm, sánh mịn, cho thêm 1 thìa dầu ăn rồi đổ bột ra bát.

3.3. Bột gạo sữa cho bé 4 tháng ăn dặm

Bột gạo sữa cho bé 4 tháng ăn dặm
Bột gạo sữa cho bé 4 tháng ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 20g bột gạo
  • 20ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm:

  • Mẹ cần nấu chín bột nếu là bột tự làm
  • Sau khi bột chín, đổ sữa mẹ hoặc sữa công thức vào bột gạo đã nấu, được hỗn hợp lỏng cho bé ăn

3.4. Bột gạo thịt lợn và bông cải xanh – Món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng

Bột gạo thịt lợn và bông cải xanh - Món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng
Bột gạo thịt lợn và bông cải xanh – Món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng

Nguyên liệu:

  • 10g bột gạo
  • 20g thịt lợn
  • 20g bông cải xanh

Cách làm:

  • Bông cải xanh rửa sạch, xay nhuyễn
  • Thịt lợn xay nhuyễn và rồi khuấy đều với 30ml nước lạnh
  • Hòa tan bột gạo với một chút nước để được bột lỏng không vón cục
  • Đun chín nước thịt lợn, sau đổ bột gạo vào khuấy đều đến khi chín bột. Cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào bột rồi đổ ra bát cho bé ăn

3.5. Bột trứng cà rốt

Bột trứng cà rốt
Bột trứng cà rốt

Nguyên liệu:

  • 10g bột gạo
  • 1/2 lòng đỏ trứng gà
  • 20g cà rốt
  • 1 thìa cà phê dầu ăn

Cách làm:

  • Cà rốt rửa sạch, thái miếng đem hấp chín rồi rây nhuyễn
  • Đánh đều lòng đỏ trứng gà
  • Hòa tan bột vào nước, bắc nồi lên bếp, tiếp theo đổ lòng đỏ trứng gà, cà rốt vào khuấy đều đến khi bột chín thì cho dầu ăn vào. Mẹ vừa thổi vừa cho bé ăn khi nóng tránh bột trứng bị tanh.

Xem thêm: Cách nấu bột ăn dặm cho bé 4 tháng chuẩn khoa học

3.6. Bột sữa bí đỏ

Bột sữa bí đỏ
Bột sữa bí đỏ thơm ngon cho bé học ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 20g bí đỏ
  • 20ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm:

  • Bí đỏ thái miệng đem luộc chín. Phần nước bí đỏ luộc, đổ ra 1 chén con, Bí đổ sau khi luộc, rây nhuyễn
  • Pha sữa công thức. Đổ sữa vào bí đỏ nghiền nhuyễn, trộn đều cho bé ăn.

Nguồn: HỒN VIỆT FOOD – Yotube

4. Kết luận

Như vậy là Góc của mẹ đã chia sẻ xong các thông tin về thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng. Mong rằng bài viết đã phần nào giúp các mẹ có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho hành trình mới của con. Để tham khảo thêm các bài viết liên quan đến chủ đề này, mẹ bỉm có thể truy cập ngay tại các bài viết sau đây!

Nếu mẹ có chia sẻ hữu ích nào, hãy nói ngay cho Góc của mẹ nhé!

9 tháng – lúc này con đã có thể bò một ách thuần thục. Vậy nên, mẹ hãy thêm thật nhiều những thử thách thú vị cho con. Điều này sẽ giúp con tự tin hơn, khuyến khích con phát triển toàn diện. Gợi ý về trò chơi cho bé 9 tháng tuổi sẽ giúp mẹ có thêm nhiều lựa chọn hơn để còn con vừa chơi vừa học mỗi ngày.

1. Trò chơi cho bé 9 tháng tuổi phát triển trí não

Trí não là điều đầu tiên mẹ cần phải quan tâm để có những sự lựa chọn giúp con phát triển
Trí não là điều đầu tiên mẹ cần phải quan tâm để có những sự lựa chọn giúp con phát triển

Trí não là điều đầu tiên mẹ cần phải quan tâm để có những sự lựa chọn giúp con phát triển. Bởi đây là bộ phận trung tâm điều khiển mọi hoạt động của trẻ. Các trò chơi giúp con phát triển trí não hiệu quả là:

  • Trò chơi nguyên nhân – kết quả: Hãy dạy con có được khả năng tư suy về điều này bằng các trò chơi khác nhau. Ví dụ: thả đồ vào thùng để chúng nghe âm thanh. Đẩy bóng lăn. Mở hộp thì búp bê sẽ bật ra như thế nào.
  • Chơi trốn tìm hay còn gọi là ú òa: Mẹ chỉ cần che mặt đi để trẻ không nhìn thấy sau đó để con kéo vật che ra. Mỗi lần như vậy hãy tạo những khuôn mặt khác nhau. Con sẽ vô cùng phấn khích đó. Trò chơi cho trẻ 9 tháng tuổi này sẽ dạy con biết về sự tồn tại của sự vật xung quanh.

2. Trò chơi cho bé 9 tháng phát triển kỹ năng vận động

Để giúp trẻ phát triển được kỹ năng vận động của mình một cách toàn diện, hãy cùng con chơi các trò chơi cho bé 9 tháng tuổi sau đây:

  • Tại chướng ngại vật: Mẹ có thể xếp chăn, gối thành những chướng ngại vật khác nhau để con bò qua. Hoặc dạy con vào bên trong thùng lớn. Hãy đảm bảo an toàn cho con khi thực hiện trò chơi này.
  • Cho bé tập đứng: Lúc này, bé chuẩn bị bước vào giai đoạn tập đi. Vậy nên mẹ hãy tạo ra các trò chơi để con đứng lên nhiều hơn. Vì dụ đặt đồ chơi ở trên bàn thấp và khuyến khích con lấy xuống.
  • Nào ta cùng bước: Nắm tay bé và khuyến khích con bước theo.
  • Tập xúc ăn: Hãy cho con tự xúc thức ăn. Đây là kỹ năng cực kỳ sơ đẳng mà con cần phải có. Những lần đầu mẹ cũng hãy xúc cùng con để giúp con làm quen với việc này.
  • Chơi trò đập tay: Ngồi đối diện với con và giơ bàn tay ra trước mặt để con đập vào tay bạn. Như vậy thì khả năng phối hợp giữa tay và mắt của con sẽ được phát triển.
Trò chơi cho bé 9 tháng phát triển kỹ năng vận động
Trò chơi cho bé 9 tháng phát triển kỹ năng vận động

3. Các trò chơi cho bé 9 tháng tuổi phát triển cảm xúc

Tiếp theo sẽ là nhóm các trò chơi cho bé 9 tháng tuổi để con phát triển cảm xúc của mình. Mẹ hãy tham khảo một vài cái tên là:

  • Vẫy tay chào tạm biệt: Trò chơi này cực kỳ đơn giản nhưng giúp gắn kết tình cảm giữa con với những người trong nhà tốt hơn.
  • Tạo ra một “người bạn nhỏ” cho con: Khi mẹ phải đi làm hoặc rời xa con, hãy khuyến khích con kết thân với một vật dụng nào đó mà chúng cảm thấy an tâm. Ví dị như chiếc chăn, cái gối hoặc thú nhồi bông…
  • Nghệ thuật “đánh lạc hướng”: Khi trẻ cáu bẳn hoặc không hài lòng với điều gì đó, hãy tìm cách đánh trông lảng. Bế con sang phòng khác hoặc tạo trò chơi khác để thu hút sự chú ý của con.
  • Lên thời gian biểu phù hợp: Đảm bảo mọi hoạt động của con được thực hiện đúng giờ mỗi ngày. Như vậy con sẽ thoải mái và cảm thấy an toàn hơn.

4. Các trò chơi cho trẻ 9 tháng tuổi hình thành kỹ năng giao tiếp

Trò chơi dành cho bé 9 tháng tuổi để hình thành kỹ năng giao tiếp sẽ là tiền đề để con học nói trong tương lai.

4.1. Đóng vai người dẫn chuyện

Khi đưa con đi chơi hoặc dạo phố, mẹ hãy đóng vai là người dẫn chuyện giới thiệu cho con mọi thứ xung quanh. Có thể là nói cho con bạn nghe rằng: Chúng ta đang đi đâu, làm gì? Con đang nhìn thấy điều gì trước mắt. Con đã hiểu được ngôn ngữ của cơ thể cũng như phần nào đó điều mà bạn đang nói. Điều này sẽ giúp con ghi nhớ và học được nhiều từ vựng hơn.

4.2. Trò chơi cho bé 9 tháng tuổi – Đối thoại cùng với con

Đối thoại cùng với con
Đối thoại cùng với con

Con chưa thể nói thành từ như chúng ta nhưng chúng cũng sẽ bi bô một câu dài với một ý nghĩa nào đó. Cha mẹ hãy nghe hết sau đó giao tiếp lại với con. Đây là cách để dạy con hội thoại, giao tiếp với người khác.

4.3. Tạo một thư viện mini tại nhà

Hãy lựa chọn các loại sách màu sắc đa dạng, phong phú, khó bị nhàu hay rách. Sau đó để ở nơi trẻ có thể dễ dàng xem. Đây là một trò chơi cho bé 9 tháng tuổi vô cùng thú vị. Như vậy con sẽ có hứng thú và thích khám phá những cuốn sách đó. Mẹ cũng hãy đọc cùng con, chỉ cho con biết đây là gì để con ghi nhớ.

4.4. Dạy con một vài ký hiệu cơ bản

Trẻ 9 tháng là đã có ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình
Trẻ 9 tháng là đã có ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình

Trẻ 9 tháng là đã có ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình. Chúng sẽ thể hiện theo cách khác nhau tùy vào tâm trạng cũng như điều mà chúng đang mong muốn. Mẹ hãy dạy con một vài ngôn ngữ ký hiệu để con có thể thể hiện mong muốn của mình một cách dễ dàng hơn.

Trên đây là những gợi ý về trò chơi cho bé 9 tháng tuổi theo nhóm mà cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng tại nhà cho con. Hãy khuyến khích để con có thể phát triển một cách toàn diện nhất bản thân mình.

Khăn ướt là vật dụng được sử dung thường xuyên hằng ngày vì tiện lợi. Thế những có nên dùng khăn ướt cho trẻ sơ sinh hay không thì vẫn nhiều bà mẹ băn khoăn. Khăn ướt cho trẻ sơ sinh loại nào tốt, bài viết này sẽ giúp mẹ tìm câu trả lời.

1. Ưu điểm của khăn ướt loại nào tốt cho trẻ sơ sinh

Khăn ướt cho trẻ sơ sinh có thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi khi sử dụng. Vì vậy, nó được rất nhiều mẹ tìm đến. Mẹ vừa có thể lau dọn vệ sinh cho bé sau khi bé ăn xong hoặc lau các dụng cụ đồ chơi để bé cầm nắm. Trong trường phải phải di chuyển ra ngoài, khăn ướt giúp mẹ vệ sinh cho bé nhanh chóng, tiện lợi nhất.

Khăn ướt có khả năng làm sạch tốt hơn khăn khô đa năng vì độ ẩm có trong đó. Mặt khác, mẹ cũng sẽ thao tác nhanh hơn với khăn ướt. Và vì thế, mẹ có thêm thời gian để làm việc nhà.

Khăn ướt có khả năng làm sạch tốt hơn khăn khô đa năng vì độ ẩm có trong đó.
Khăn ướt có khả năng làm sạch tốt hơn khăn khô đa năng vì độ ẩm có trong đó.

2. Nhược điểm của khăn ướt loại nào tốt cho trẻ sơ sinh

Rất nhiều loại khăn ướt trên thị trường sử dụng mùi hương và chất liệu không đảm bảo, khiến mẹ không biết khăn ướt có tốt không. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là làn da của bé. Bởi vì da bé rất mỏng, sẽ dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với thành phần hóa học. Đây là nhược điểm duy nhất và cũng nguy hiểm nhất của khăn ướt.

Vì vậy, mặc dù có rất nhiều tiện ích nhưng khăn ướt cũng có điểm trừ nhất định. Mẹ cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định sử dụng.

mặc dù có rất nhiều tiện ích nhưng khăn ướt cũng có điểm trừ nhất định.
Mặc dù có rất nhiều tiện ích nhưng khăn ướt cũng có điểm trừ nhất định.

3. Tiêu chí của khăn ướt loại nào tốt cho trẻ sơ sinh

3.1 Chất liệu mềm mại, không gây kích ứng

Hẳn mẹ cũng đã biết làn da bé sơ sinh vô cùng mỏng manh và nhạy cảm? Da bé chỉ mỏng bằng 1/5 làn da người lớn nên rất dễ bị trầy xước và cũng mẩn cảm hơn khi tiếp xúc trực tiếp với chất liệu của khăn ướt. Chính vì vậy, khăn ướt tốt nhất cho trẻ sơ sinh cần phải có chất liệu mềm mại, không gây kích ứng da của bé.

Mẹ nên ưu tiên những loại khăn giấy ướt có bề mặt mềm mại, êm ái cho da bé khi tiếp xúc. Khăn ướt em bé được làm từ sợi tự nhiên với hàm lượng bột giấy cao sẽ mang đến cho bé sự êm mềm, dịu nhẹ cho làn da mỏng manh của các thiên thần bé con.

Khăn ướt em bé được làm từ sợi tự nhiên với hàm lượng bột giấy cao sẽ mang đến cho bé sự êm mềm, dịu nhẹ cho làn da mỏng manh của các thiên thần bé con
Khăn ướt em bé được làm từ sợi tự nhiên với hàm lượng bột giấy cao sẽ mang đến cho bé sự êm mềm, dịu nhẹ cho làn da mỏng manh của các thiên thần bé con

3.2 Khả năng làm sạch hiệu quả của khăn ướt loại nào tốt cho trẻ sơ sinh

Khăn ướt cho bé được sử dụng để vệ sinh sau mỗi lần mặc tã, hoặc vệ sinh chân tay cho bé trước khi ăn hoặc khi lấm bẩn. Vì vậy, tính năng làm sạch cũng là một trong những tiêu chí quan trọng mẹ cần lưu ý nếu muốn chọn khăn ướt tốt nhất cho trẻ sơ sinh.

So với các loại khăn ướt thông thường, khả năng làm sạch của khăn ướt cao hơn gấp 4 lần, làm sạch tới 99,9% vi khuẩn nhờ công nghệ bột giấy tự nhiên độc quyền với hàm lượng bột giấy cao. Chỉ với 1 lần lau, những vết bẩn trên mông, tay và chân bé sẽ được làm sạch hiệu quả mà không dây bẩn đến tay của mẹ. Thật tuyệt vời đúng không mẹ ơi!

Mẹ xem thêm:

3.3 Thành phần an toàn, không chứa nhiều hương liệu, hoá chất

Mẹ nên ưu tiên những loại khăn ướt cho bé có thành phần tự nhiên, lành tính cũng như có tác dụng chăm sóc, dưỡng ẩm da như ca cao, bơ hạt mỡ…
Mẹ nên ưu tiên những loại khăn ướt cho bé có thành phần tự nhiên, lành tính cũng như có tác dụng chăm sóc, dưỡng ẩm da như ca cao, bơ hạt mỡ…

Để chọn được loại khăn ướt tốt nhất cho trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý thành phần có trong khăn ướt. Mẹ nên ưu tiên những loại khăn ướt cho bé có thành phần tự nhiên, lành tính cũng như có tác dụng chăm sóc, dưỡng ẩm da như ca cao, bơ hạt mỡ…

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý đến hương liệu trong sản phẩm. Rất nhiều thương hiệu khăn ướt cho bé thường thêm các loại hoá chất tạo mùi để mang đến cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, với làn da non nớt và mẫn cảm của bé sơ sinh, những loại hương liệu hoá chất này có thể gây kích ứng da bé bị nổi mẩn ngứa khó chịu.

3.4 Sản phẩm có chứng nhận rõ ràng của hăn ướt loại nào tốt cho trẻ sơ sinh

Thị trường khăn giấy ướt với nhiều sản phẩm từ bình dân đến cao cấp cho mẹ nhiều lựa chọn. Mẹ nên chọn những sản phẩm khăn ướt được thiết kế riêng cho trẻ sơ sinh của các thương hiệu có uy tín, nguồn gốc rõ ràng và được công nhận bởi thị trường trong nước và quốc tế. Tốt nhất nên ưu tiên những sản phẩm khăn ướt đã có chứng nhận an toàn. Chẳng hạn như loại khăn ướt được chứng nhận da liễu không mùi, không cồn, không paraben giúp an toàn tuyệt đối và dịu nhẹ cho làn da của bé sơ sinh.

3.5 Kiểm tra bao bì sản phẩm

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng để quyết định khăn ướt tốt nhất cho bé sơ sinh chính là bao bì sản phẩm. Khăn ướt an toàn và chất lượng được đóng gói trong bao bì kín đáo, chắn chắn. Đặc biệt những sản phẩm dùng cho bé sơ sinh thường có nắp đậy chắc chắn, dễ dàng đóng mở, tránh nhiễm khuẩn khi sử dụng.

4. Khăn giấy ướt Mamamy được nhiều mẹ tin dùng

Trên thị trường, có rất nhiều thương hiệu khăn ướt. Nhưng các mẹ chưa biết khăn ướt loại nào tốt cho trẻ sơ sinh. Nhưng để đáng giá là uy tín và an toàn cho trẻ sơ sinh thì Khăn ướt Mamamy được khách hàng đánh giá cao nhất. Vì sao lại như vậy?

Khăn ướt cồn Mamamy là thương hiệu duy nhất được hội phụ sản khoa Việt Nam khuyên dùng. Trong đó có 98% các bà mẹ cho rằng khăn ướt Mamamy không gây kích ứng. Có tới 92% bà mẹ hài lòng với sản phẩm (theo nghiên cứu của Hội Phụ Sản Việt Nam).

4.1 Khăn ướt được kiểm nghiệm, chứng nhận

Trên thực tế, một số tổ chức uy tín trong và ngoài nước (như Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung Ương, Hội Phụ Sản Khoa Việt Nam hay Tổ Chức SGS Thụy Sỹ, tổ chức Allergy Anh Quốc… ) sẽ kiểm định và chứng nhận mức độ an toàn. Khăn ướt là sản phẩm được sử dụng trực tiếp trên da trẻ nhỏ. An toàn cần đặt lên hàng đầu. Do đó, nhà nước và các đơn vị hữu quan đã vào cuộc. Những biện pháp quản lý ngày càng nghiêm ngặt, khắt khe được áp dụng với mặt hàng này.

4.2 Thành phần/ Chất liệu của khăn ướt loại nào tốt cho trẻ sơ sinh

Mẹ cần đọc kỹ và kiểm tra các thành phần có trong khăn ướt cho trẻ sơ sinh. Bất kỳ sản phẩm chăm sóc nào dành riêng cho con cũng vậy. Đây nên là thói quen nếu muốn bảo vệ an toàn sức khỏe của con.

Khăn ướt chất lượng không chỉ bao gồm chất kháng khuẩn, chống hăm – chống rôm sảy. Khăn cần bổ sung thêm dưỡng chất tự nhiên cung cấp độ ẩm cho da. Có như vậy, khăn giấy ướt mới giúp chăm sóc và bảo vệ da bé tốt nhất.

Chọn mua khăn ướt, mẹ tránh những chất có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe bé như:

  • Hóa chất bảo quản Paraben, MIT/MCT
  • Chất huỳnh quang Tinopal
  • Formaldehyt…

Về chất liệu của khăn ướt, tốt nhất hãy tìm mua khăn ướt làm từ vải. Không dệt hai chiều cao cấp (đạt chuẩn dùng trong Y Tế) với hàm lượng Rayon (sợi tự nhiên) cao. Những loại khăn này có đặc tính dày dặn, mềm mại, không xơ và thấm hút tốt.

Mẹ tránh các loại khăn làm từ 100% polyester (nilon). Không chỉ tạo ma sát gây mòn da mà còn khiến da bé trở nên bí bách. Đây là nguyên nhân gây phát ban ở trẻ nhỏ.

Hơn nữa, các loại khăn này thường không thấm hút. Vì vậy nhà sản xuất phải thêm phụ gia thấm nước. Và không trắng sáng tự nhiên nên nhà sản xuất phải thêm Tinopal. Những loại khăn này sử dụng không hiệu quả, đặc biệt gây nguy hại đến sức khỏe trẻ nhỏ.

4.3 Mùi hương của khăn ướt

Khi mới chào đời, khứu giác và làn da trẻ nhỏ thường nhạy cảm. Bé dễ kích ứng với mùi hương nhiều hơn so với người lớn. Một số bé còn phản ứng bằng cách quấy khóc, bỏ ăn…  Vì thế, để đảm bảo an toàn tối đa cho bé, mẹ hãy chọn loại khăn ướt không mùi hoặc có mùi tự nhiên.

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Dinh dưỡng cho bé 3 tuổi là điều vô cùng quan trọng. Vì trong giai đoạn này, trẻ sẽ có sự phát triển vượt bậc cả về thể xác và trí tuệ. Do đó, mẹ cần đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ các loại chất cần thiết.

1. Vì sao mẹ nên đặc biệt quan tâm dinh dưỡng cho bé 3 tuổi?

Mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng và thực đơn phù hợp cho trẻ 3 tuổi
Mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng và thực đơn phù hợp cho trẻ 3 tuổi

Mẹ cần đặc biệt quan tâm dinh dưỡng cho bé 3 tuổi. Vì những nguyên nhân sau:

  • Hệ thống não bộ của bé phát triển mạnh mẽ: Khi 1 tuổi, não bộ của trẻ thường chỉ nặng bằng 70% não bộ người lớn. Tuy nhiên, khi 3 tuổi, bé có thể phát triển não bộ lên tới 85% người trưởng thành. Do đó, mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bé có thể phát triển một cách trọn vẹn.
  • Chiều cao và cân nặng của trẻ cũng có sự thay đổi rõ rệt: Khi được 2 tuổi, chiều cao và cân nặng của bé đạt mức trung bình lần lượt là  87,1cm (bé nam) – 86,9cm (bé nữ). Và 12,2kg (bé nam) – 11,5kg (bé nữ). Thì sang giai đoạn 3 tuổi, những con số đó sẽ nâng lên là 96,1cm (bé nam) – 95,1cm (bé nữ). Cùng với 14,3kg (bé nam) – 13,9kg (bé nữ). Do đó dinh dưỡng cho bé 3 tuổi là vô cùng quan trọng.
  • Sự phát triển về hệ thống ngôn ngữ: “Bé lên ba, bé đi mẫu giáo”. Do đó, ở độ tuổi này, hệ thống ngôn ngữ và phản xạ ngôn ngữ của trẻ đã được “nâng cấp” khá nhiều. Và dinh dưỡng chính là một yếu tố chính yếu giúp thúc đẩy quá trình phát triển này.

Chính bởi vì những lý do trên, mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng và thực đơn phù hợp cho trẻ.

2. Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 3 tuổi

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất cho bé yêu, mẹ cần cung cấp cho bé khoảng 1300kcal mỗi ngày. Trong đó cần đặc biệt lưu ý về 6 bậc thực phẩm trong tháp dinh dưỡng.

2.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 3 tuổi về các thực phẩm chứa nhiều muối và đường

Mẹ cần hạn chế loại thực phẩm chứa nhiều muối và đường
Mẹ cần hạn chế loại thực phẩm chứa nhiều muối và đường

Đối với các bé dưới 5 tuổi, hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện. Do đó, mẹ cần các loại thực phẩm chứa nhiều muối và đường vào “sổ đen”. 

Một số ví dụ điển hình cho các loại thực phẩm này là: Các loại thực phẩm lên men (dưa muối, cà muối…); Các món ăn vặt (bánh ngọt, kẹo ngọt…); Các loại mì ăn liền…

2.2. Nhu cầu về các loại thực phẩm chứa chất béo

Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm chứa chất béo tốt – chất béo bão hòa
Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm chứa chất béo tốt – chất béo bão hòa

Dinh dưỡng cho bé 3 tuổi không nên thiếu các loại thực phẩm chứa chất béo. Vì chất béo tham gia vào quá trình vận động của tim và não. Đồng thời chúng sẽ giải phóng năng lượng. Và cung cấp môi trường để cơ thể bé trung hòa, hấp thụ một số loại vitamin. Tuy nhiên mẹ không nên cho bé tiêu thụ quá nhiều chất béo. Đồng thời, mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm chứa chất béo tốt – chất béo bão hòa đơn hay đa. Ví dụ như bơ, dầu oliu hay dầu hướng dương…

2.3. Nhu cầu thực phẩm chứa nhiều protein

Cung cấp thực phẩm chứa nhiều protein cho bé
Cung cấp thực phẩm chứa nhiều protein cho bé

Protein là một nhu cầu dinh dưỡng cho bé 3 tuổi. Nó tham gia và thúc đẩy quá trình phát triển cũng như tăng trưởng ở trẻ. Vì vậy, mỗi ngày mẹ nên cung cấp 2 phần cho loại thực phẩm này.

Những nguồn dồi dào protein có thể kể đến là thịt, trứng, cá cùng các loại đậu. Trong đó, mẹ nên cho bé ăn các loại cá béo như cá hồi hay cá trích từ 2 lần/ tuần. Điều này không chỉ đảm bảo bé được cung cấp protein mà còn là các loại dưỡng chất khác.

Mẹ có thể tìm hiểu: Món ăn từ trứng cho bé với những lợi ích và cách làm tiện lợi.

2.4. Nhu cầu về các loại thực phẩm chứa nhiều canxi

Canxi giúp bé phát triển cả về xương khớp lẫn răng lợi
Canxi giúp bé phát triển cả về xương khớp lẫn răng lợi

Canxi vô cùng quan trọng với các bé. Nó giúp bé phát triển cả về xương khớp lẫn răng lợi. Bạn có thể cho bé tiêu thụ các loại sữa, phô mai, sữa chua hay các loại chế phẩm khác từ sữa tùy theo sở thích của trẻ. Đồng thời sử dụng chúng cho 3 bữa phụ để bé được cung cấp canxi 3 phần một ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi, mẹ nên ưu tiên các dòng sản phẩm sữa ít béo hay tách béo.

2.5. Nhu cầu thực phẩm chứa nhiều tinh bột về dinh dưỡng cho bé 3 tuổi

Cung cấp tinh bột vào 3 bữa chính cho bé
Cung cấp tinh bột vào 3 bữa chính cho bé

Tinh bột là thành phần chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của trẻ. Tinh bột được chứa chủ yếu trong các loại ngũ cốc. Do đó, mẹ nên cung cấp tinh bột vào các bữa chính dưới dạng cơm, khoai lang, khoai tây, mì ống… Phụ thuộc vào sự ưa thích của bé. Hợp lý nhất là mẹ phân bổ các loại thực phẩm này vào 3 bữa chính (tương đương 3-5 phần/ ngày) cho bé. Đồng thời các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời về dinh dưỡng cho bé 3 tuổi đó.

2.6. Nhu cầu về các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất 

Rau, củ, quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất ...
Rau, củ, quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất …

Cuối cùng và cũng quan trọng nhất. Đó là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Chính là các loại trái cây và rau củ tươi. Chúng nên chiếm khoảng 5-7 phần/ ngày trong nhu cầu dinh dưỡng cho bé 3 tuổi.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chọn hoa quả, rau củ theo mùa. Để hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật hay các loại thuốc kích thích tăng trưởng có thể có.

Những loại hoa quả, rau củ tốt nhất cho sức khỏe bé là: táo, lê, cam, cải bó xôi hay cà rốt…. 

2.7. Nhu cầu về nước và các loại thức uống

Dinh dưỡng cho bé 3 tuổi cần khoảng 1.3 lít nước mỗi ngày mẹ ạ!
Dinh dưỡng cho bé 3 tuổi cần khoảng 1.3 lít nước mỗi ngày mẹ ạ!

Với dinh dưỡng cho bé 3 tuổi, nhu cầu về nước sẽ là khoảng 1,3 lít một ngày (tương đương với 6 cốc nước nhỏ). Trong đó bao gồm cả nước, sữa và nước trái cây. Do đó, tùy vào nhu cầu và sở thích của bé mà mẹ sẽ có sự phân chia thích hợp.

Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé uống nước trái cây, mẹ nên pha loãng với tỷ lệ 1:5. Đồng thời không nên bỏ thêm đường. Ngoài ra, khung giờ phù hợp nhất cho việc tiêu thụ nước trái cây là vào những bữa ăn. Qua đó, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của axit tự nhiên trong trái cây có thể ảnh hưởng tới bé.

Mẹ có thể tham khảo thêm về dinh dưỡng cho các bé:

Dinh dưỡng cho bé 1 tuổi? Tất tần tật mà mẹ yêu nên biết(Mở trong cửa số mới)

3 lời khuyên hữu ích cho mẹ yêu về dinh dưỡng cho bé 2 tuổi

Ở độ tuổi hiếu động này, mẹ nên khuyến khích các bé vui chơi, chạy nhảy nhiều hơn. Để bé phát triển cả về thể xác lẫn tinh thần một cách tối ưu. Như vậy, mẹ cũng nên tự động điều chỉnh dinh dưỡng cho bé 3 tuổi tùy theo mức độ vận động của trẻ.

Ở mỗi giai đoạn trẻ sẽ lại thích khám phá những điều khác nhau. Bên cạnh đó, các kỹ năng của con cũng sẽ có sự thay đổi. Khi bước sang tháng tuổi thứ 8, con sẽ thích được khám phá nhiều hơn về thế giới xung quanh mình. Đồng thời thích bắt chước hành động của người lớn. Dưới đây là 7 trò chơi cho bé 8 tháng tuổi để mẹ tham khảo giúp phát triển toàn diện kỹ năng cho con.

1. Các trò chơi cho bé 8 tháng tuổi mẹ không thể bỏ qua

1.1. Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi – nghịch nước

Nghịch nước chắc chắn là trò chơi mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích.
Nghịch nước chắc chắn là trò chơi mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích

Nghịch nước chắc chắn là trò chơi mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích. Có nhiều bé đã thích chơi trò này từ những tháng trước. Và để mỗi lần tắm rửa của con không trở nên vất vả, mẹ hãy tạo ra các trò chơi thú vị để chơi cùng con của mình.

Một vài gợi ý về trò chơi cho bé 8 tháng cùng với nước dành cho mẹ như:

  • Cho phép con dùng tay vỗ lên mặt nước.
  • Thêm một vài món đồ chơi vào trong chậu tắm và khuyến khích con dùng tay để bắt chúng. Như vậy sẽ giúp nâng cao khả năng kết hợp tay và mắt.
  • Khi tắm mẹ hãy giới thiệu cho bé các đồ dùng, vật dụng trong nhà tắm và đố lại bé để giúp con có thêm sự hứng thú.

1.2. Chơi cùng bóng

Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi vô cùng thần kỳ đó chính là chơi với bón
Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi vô cùng thần kỳ đó chính là chơi với bóng

Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi vô cùng thần kỳ đó chính là chơi với bóng. Có rất nhiều trò chơi mẹ có thể nghĩ ra ví dụ như:

  • Truyền bóng cùng con.
  • Nhặt bóng cho vào rổ.
  • Dán băng dính vào bóng và cho con cầm để con gỡ ra. Hoạt động này rèn luyện sự khéo léo cho con bạn.

1.3. Chơi nghe điện thoại

Một trò chơi nữa cũng rất được các bé 8 tháng yêu thích đó là nghe điện thoại. Con chưa thể nói được nhưng lại thích bắt chước động tác nghe điện thoại của bố mẹ.

Một trò chơi nữa cũng rất được các bé 8 tháng yêu thích đó là nghe điện thoại
Một trò chơi nữa cũng rất được các bé 8 tháng yêu thích đó là nghe điện thoại

Để chơi trò này cùng con cực kỳ đơn giản. Mẹ chỉ cần dùng tay áp lên tai giả làm điện thoại và trò chuyện cùng con. Hãy nói về bất cứ điều gì để con có thể giao tiếp cùng với bạn. Việc nghe gọi này sẽ giúp cho con học được thêm nhiều vốn từ mới hơn.

Cha mẹ có thể chơi trò chơi này cùng con bất cứ lúc nào. Có thể là đi làm về và tranh thủ chơi cùng con. Trò chuyện với con về những điều mà chúng đã làm trong ngày hôm nay. Hoặc bất cứ thời điểm nào nhắc con gọi điện khoe với ai đó về việc mình đã làm được.

1.4. Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi – Leo núi

Trò chơi dành cho trẻ 8 tháng tuổi tiếp theo mà mẹ có thể tham khảo đó chính là leo núi. Để chơi trò này mẹ hãy chuẩn bị những chiếc chăn và gối dạch sau đó đắp lên thành núi. Có thể chơi trên giường hoặc giới sàn nhà tùy ý.

Hãy đặt ra thử thách con phải vượt qua chướng ngại vật và cổ vũ để chúng thực hiện. Chắc chắn bé sẽ rất nhanh chóng hưởng ứng trò chơi này đó.

Ban đầu nếu bé còn sợ sệt thì cha mẹ có thể bế con leo lên. Nhưng sau đó hãy để chúng tự vượt qua. Sau mỗi lần như vậy hãy cổ vũ tinh thần cho con. Bài tập này sẽ giúp con phát triển khả năng vận động rất tốt. Đồng thời cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các bộ phận cũng như rèn luyện sức mạnh của cơ thể.

1.5. Trò chơi túi thần kỳ

Chiếc túi thần kỹ luôn là một trong số các trò chơi cho trẻ 8 tháng tuổi vô cùng thú vị. Rất đơn giản, mẹ hãy chuẩn bị một chiếc hộp hoặc túi kín sau đó đựng đồ chơi vào bên trong.

Để bé hoặc mẹ nhặt từng món đồ vật ra sau đó hỏi con bất cứ một câu hỏi gì để chúng trả lời. Có thể là “Cái này của con phải không?” “Đây là gì con có biết không?” Con bạn sẽ chưa thể trả lời rõ ràng đó là gì nhưng khi chơi sẽ giúp con phát triển trí óc cũng như rèn luyện khả năng nhanh nhạy của bé.

1.6. Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi – nghe nhạc

Nghe nhạc, nhảy múa dù con ở tháng thứ bao nhiêu cũng sẽ là một trò chơi vô cùng thú vị
Nghe nhạc, nhảy múa dù con ở tháng thứ bao nhiêu cũng sẽ là một trò chơi vô cùng thú vị

Nghe nhạc, nhảy múa dù con ở tháng thứ bao nhiêu cũng sẽ là một trò chơi vô cùng thú vị. Ngay từ khi 7 tháng mẹ đã có thể bắt đầu cho con chơi. Trò chơi này giúp con nâng cao kỹ năng vận động. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp con bạn học thêm được nhiều từ mới và khuyến khích để con tập nói.

Bố mẹ hoàn toàn có thể tạo ra những con rối tay và tự nghĩ ra bài hát, động tác có liên quan và diễn lại cho con xem. Hoặc bắt chước âm thanh của một loài thú nào đó…

1.7. Trò chơi cho trẻ 8 tháng tuổi – chơi luồn ống

Trò chơi cho bé 8 tháng cuối cùng sẽ được giới thiệu chính là trò luồn ống. Lúc này, con đã có thể tự bò đi khắp nơi và khám phá thế giới cung quanh mình. Mẹ hãy tận dụng các loại thùng cát tông lớn để tạo thành ống luồn và khuyến khích con vượt qua các thử thách.

Hãy để bé tiến lên hoặc bò lùi tùy theo sở thích của mình. Cha mẹ cũng có thể tạo ra những điều thú vị ở cuối đường ống để khích thích con khám phá, cổ vũ con về đích nhanh hơn.

Trò chơi cho bé 8 tháng cuối cùng sẽ được giới thiệu chính là trò luồn ống
Trò chơi cho bé 8 tháng cuối cùng sẽ được giới thiệu chính là trò luồn ống

1.8. Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi: Tập cho bé gọi bố mẹ

nuôi dạy con hạnh phúc
Tập cho bé gọi bố mẹ

Mặc dù hầu hết trẻ em ở độ tuổi này vẫn chưa nói sõi. Tuy nhiên mẹ có thể bắt đầu tập cho bé gọi bố mẹ. Khi mẹ chỉ vào bố, hãy dạy bé gọi bố, cha hoặc là papa. Chỉ vào mẹ thì nói mẹ để bé có thể làm quen.

1.9. Nhận biết hình vẽ

Dạy bé nhận biết hình vẽ
Dạy bé nhận biết hình vẽ

Mẹ chỉ vào các hình khối và hỏi con đó là hình gì. Nếu đó là hình tròn thì hãy dạy bé nói hình tròn. Mẹ phải thật nhẫn nại với bé mẹ nhé!

2. Một số đồ chơi cho bé 8 tháng mẹ nên tham khảo

Ngoài việc tham gia các trò chơi cho bé 8 tháng tuổi trên, mẹ cũng có thể giúp bé phát triển toàn diện bằng cách cho bé chơi các đồ chơi như: Búp bê, Robot, thú nhồi bông, bong bóng, Trò chơi xếp hình, trò chơi hình khối, …

Xem thêm: 

Trò chơi cho bé 9 tháng tuổi giúp con phát triển toàn diện

10 trò chơi kích thích trí thông minh cho trẻ 9 tháng tuổi

Top trò chơi cho các bé dưới 1 tuổi được yêu thích nhất

Trên đây là 7 trò chơi cho bé 8 tháng tuổi để mẹ thực hiện cho bé. Chẳng cần phải quá xa với, một sân chơi trong nhà sẽ được mẹ tạo ra một cách dễ dàng.

Trong những tháng đầu đời, trò chơi là một phần quan trọng không thể thiếu để giúp phát triển toàn diện cho bé. Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển của con. Tuy nhiên nhiều mẹ lại không chú tâm tới và cho rằng nó là không quan trọng. Đây là một việc sai lầm trong nuôi dạy con của nhiều mẹ. Đa số mẹ chỉ quan tâm tới việc cho con ăn, ngủ, thay bỉm tã cho con mà quên mất rằng con cần được chơi đùa. Vậy mẹ đã biết bé 5 tháng chơi trò chơi gì chưa? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu trò chơi cho bé 5 tháng tuổi nhé!

1. Trò chơi phát triển kĩ năng vận động cho trẻ 5 tháng tuổi

Khi trẻ được 5 tháng tuổi là lúc bé đang phát triển nhanh về hệ vận động. Bé bắt đầu thích di chuyển nhiều hơn, muốn được lăn lê bò trườn xung quanh. Khả năng cầm nắm đồ vật cũng tốt hơn, mẹ có thể nhận thấy bé nắm đồ khá chặt. Đó là vì bé đang tò mò và muốn khám phá mọi thứ xung quanh nên luôn cần di chuyển tới chỗ món đồ mình thích. Lợi dụng thời điểm này, mẹ có thể cho bé chơi trò chơi phát triển kĩ năng vận động. Việc này vừa khiến bé thích thú lại giúp con cứng cáp hơn để nhanh biết lẫy, biết bò, biết đi.

1.1. Tiếp tục cho con nằm sấp

Cho bé nằm sấp thường xuyên sẽ giúp bé phát triển cơ cổ
Cho bé nằm sấp thường xuyên sẽ giúp bé phát triển cơ cổ

Cho bé nằm sấp thường xuyên sẽ giúp bé phát triển cơ cổ. Khi đó cổ của bé sẽ đủ khỏe khoắn để nâng đầu lên mà không vướng mắc gì. Bởi khi nằm sấp, bé sẽ ngẩng đầu lên để nhìn xung quanh mình. Làm việc này thường xuyên sẽ giúp cơ của bé cứng cáp hơn. Mẹ có thể tập cho bé xoay cổ sang trái phải để luyện tập. Hãy dùng đồ chơi hoặc giọng nói thu hút sự chú ý của bé. Trò chơi với bé 5 tháng tuổi này sẽ giúp bé vận động dễ dàng hơn.

1.2. Tập ngồi, đứng

Cho bé ngồi thường xuyên hơn để cơ lưng của bé phát triển
Cho bé ngồi thường xuyên hơn để cơ lưng của bé phát triển

Cho bé ngồi thường xuyên hơn để cơ lưng của bé phát triển. Mẹ có thể đặt bé trong góc sofa hoặc chèn gối xung quanh cho bé ngồi vững. Cần chú ý để con ngồi thẳng lưng. Việc này sẽ giúp bé quen với việc ngồi và các cơ trên lưng cùng cột sống được phát triển tốt hơn. Mẹ có thể kết hợp với chơi đồ chơi để bé làm quen với nó. Hoặc cùng bé chơi ú òa để bé vui vẻ, thích thú hơn. Cần chú ý đến bé để tránh bé ngã.

Mẹ hãy cho bé làm quen với bàn chân. Có thể bế cho bé đứng sao cho chân bé chạm sàn. Như vậy bé sẽ cảm nhận được trọng lượng cơ thể dồn lên đôi chân của mình. Việc làm này sẽ kích thích bé nhanh phát triển cơ chân. Thường xuyên làm như vậy sẽ giúp bé nhanh biết đi hơn. Bé sẽ muốn di chuyển đôi chân của mình và tự bước đi. Tuy nhiên không cần vội vàng quá, hãy thong thả để giúp bé làm quen với việc này. Mẹ có thể khiến bé hào hứng hơn bằng cách bế trẻ đi như vậy tới chỗ đồ chơi yêu thích của bé cách một đoạn ngắn. Đây là một trò chơi cho bé 5 tháng tuổi hữu ích mà mẹ nên làm.

2. Trò chơi cho bé 5 tháng tuổi phát triển giác quan

Mẹ nên cho bé chơi các trò chơi luyện tập củng cố các giác quan này
Mẹ nên cho bé chơi các trò chơi luyện tập củng cố các giác quan này

Bé lúc này đã phát triển các giác quan tương đối rồi. Mẹ nên cho bé chơi các trò chơi luyện tập củng cố các giác quan này. Nên cho bé chơi đồ chơi có nhiều màu sắc nổi bật và tương phản. Mắt bé lúc này đã có thể nhìn được vật ở xa hơn và theo dõi được các vật chuyển động. Vì vậy mẹ hãy cho bé chơi trò theo dõi vật chuyển động xung quanh. Hãy thu hút sự chú ý của bé.

Ngoài thị giác, mẹ có thể giúp bé tăng cường cả thính giác. Bé nhỏ rất thích những âm thanh chói tai và réo rắt. Mẹ có thể cho bé chơi những đồ chơi phát ra âm thanh khi chạm vào. Hoặc thú vị hơn có thế cùng bé chơi trò tìm nơi phát ra âm thanh. Bé chắc chắn sẽ rất thích thú và hào hứng muốn được tìm thấy đồ chơi đang phát ra tiếng.

Một trò chơi với bé 5 tháng tuổi khác không kém phần hấp dẫn đó là khám phá mùi vị. Hoạt động này sẽ giúp phát triển khứu giác và vị giác của bé. Mẹ có thể cắt nhỏ các miếng hoa quả và cho bé ngửi và nếm thử bằng đầu lưỡi. Có thể sử dụng các loại trái cây riêng biệt như chuối, táo, xoài… Chú ý không dùng những loại có mùi hăng. Mẹ cũng không nên cho bé ăn nó bởi hệ tiêu hóa của bé chưa đủ phát triển tốt. Đây đều là các trò chơi cho trẻ 5 tháng tuổi giúp các giác quan của bé phát triển.

3. Trò chơi phát triển trí não

Có khá nhiều trò chơi giúp não bộ bé nhanh phát triển
Có khá nhiều trò chơi giúp não bộ bé nhanh phát triển

Có khá nhiều trò chơi giúp não bộ bé nhanh phát triển. Thời điểm 5 tháng tuổi là lúc bé vẫn đang làm quen với thế giới nên tò mò về mọi thứ. Mẹ có thể cho bé chơi 1 số trò chơi đơn giản để giúp bé khám phá xung quanh.

  • Cho bé soi gương: Có thể ban đầu bé không biết trong gương là hình ảnh phản chiếu của mình. Nhưng thường xuyên làm điều này sẽ khiến bé phát hiện ra hành động của người trong gương giống hành động bên ngoài.
  • Chỉ cho bé mọi sự vật: Mỗi khi thấy bé chú ý đến thứ gì, hãy chỉ vào và đọc tên đồ vật cho bé. Nhất là những đồ vật quen thuộc xung quanh. Lâu dần bé sẽ hiểu và ghi nhớ tên đồ vật đó.

Xem thêm: Trò chơi cho bé 5 tháng tuổi – Phần 4 – Đây là quả gì? | Mamamy

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc khó nhằn nhưng lại đầy niềm vui với mẹ. Bên cạnh việc quan tâm tới bữa ăn giấc ngủ của bé, mẹ cũng nên chơi đùa với bé nhiều hơn. Đây là cách tốt nhất giúp bé được phát triển toàn diện. Những trò chơi cho bé 5 tháng tuổi tưởng như đơn giản nhưng lại đóng vai trò rất lớn trong quá trình khám phá thế giới của bé. Hãy làm cho thế giới của bé sống động hơn để bé phát triển thật tốt mẹ nhé!

Mẹ nên tìm hiểu: 

Trò chơi cho bé 4 tháng tuổi – dạy con thông minh

Top trò chơi cho bé 4 tuổi giúp bé phát triển toàn diện

Trẻ em ở bất kì tuổi nào cũng đều thích thú muốn được chơi đùa. Trẻ sơ sinh cũng không ngoại lệ. Các bé có thể thông qua các trò chơi để phát triển hơn về mọi mặt cơ thể. Đây là một việc rất quan trọng để giúp trẻ sớm phát triển nhận thức và kĩ năng. Tuy nhiên có nhiều cha mẹ không biết cho trẻ chơi trò chơi gì phù hợp. Nhất là với các bé còn nhỏ và đang tập làm quen với thế giới. Nếu như mẹ chưa biết các trò chơi cho bé 3-6 tháng tuổi thì nên tìm hiểu kĩ lưỡng. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về những trò chơi cho bé 3 tháng tuổi nhé!

1. Trò chơi phát triển trí não cho bé 3 tháng tuổi

1.1. Cùng ngắm nhau

Trẻ sơ sinh bị thu hút bởi khuôn mặt người nhiều hơn là bất cứ thứ gì khác
Trẻ sơ sinh bị thu hút bởi khuôn mặt người nhiều hơn là bất cứ thứ gì khác

Trẻ sơ sinh bị thu hút bởi khuôn mặt người nhiều hơn là bất cứ thứ gì khác. Nhất là khuôn mặt của mẹ vì khi cho con bú, bé sẽ nhìn rõ mặt mẹ nhất. Bé cũng thích nhìn gương mặt vui vẻ, thích những biểu cảm phản hồi lại bé. Thường xuyên giao tiếp bằng mắt với bé cũng là một cách gắn kết tình cảm. Bé sẽ nhớ được khuôn mặt bố mẹ mình nhờ việc này. Đây là một trò chơi cho bé 3-4 tháng tuổi thích hợp.

1.2. Trò chuyện cùng bé

Việc trò chuyện cùng bé hàng ngày là một việc nên làm để kích thích thính giác của bé
Việc trò chuyện cùng bé hàng ngày là một việc nên làm để kích thích thính giác của bé

Việc trò chuyện cùng bé hàng ngày là một việc nên làm để kích thích thính giác của bé. Có thể bây giờ bé chưa hiểu được mẹ nói gì nhưng đây là cách để bé dễ nhận ra giọng nói hơn. Mẹ có thể thu hút sự chú ý của bé bằng giọng nói cao và dịu dàng. Có thể nói chuyện với bé bất kì lúc nào, khi cho bé ăn, khi tắm cho bé… Việc này có thể giúp hình thành sự liên kết ngôn ngữ cho bé. Một điều khá thú vị là dùng ngôn ngữ thứ 2 sẽ không làm trẻ bị chậm nói. Bé có một khả năng đặc biệt là nắm bắt được nhiều hơn 1 ngôn ngữ.

1.3. Nhìn theo đồ vật

Mẹ có thể cho bé chơi những đồ chơi có nhiều màu sắc và âm thanh vui tai
Mẹ có thể cho bé chơi những đồ chơi có nhiều màu sắc và âm thanh vui tai

Mẹ có thể cho bé chơi những đồ chơi có nhiều màu sắc và âm thanh vui tai. Hãy tập cho bé dõi theo đồ chơi trên tay mẹ. Việc này có thể giúp bé phát triển thị giác linh hoạt hơn. Bằng trò chơi này mẹ có thể giúp cho bé 3 tháng tuổi nhanh nhạy với sự vật hiện tượng chuyển động xung quanh mình.

2. Trò chơi phát triển kĩ năng vận động cho trẻ 3 tháng tuổi

2.1. Cho trẻ nằm sấp

Đặt bé nằm sấp khi con thức dậy để bé có thể nhìn xung quanh
Đặt bé nằm sấp khi con thức dậy để bé có thể nhìn xung quanh

Đặt bé nằm sấp khi con thức dậy để bé có thể nhìn xung quanh. Mẹ có thể dùng đồ chơi để giúp bé ngẩng đầu, quay trái quay phải. Bằng trò chơi này mẹ có thể giúp trẻ luyện tập cơ cổ. Di chuyển đồ chơi trước mặt bé để bé thích thú và nhìn theo. Hơn nữa như vậy bé sẽ sớm luyện tập được các cơ vận động tay chân. Có thể thử thách tầm với của trẻ bằng cách để đồ chơi xa bé một chút để bé với lấy. Trong lúc cố gắng lấy được món đồ, trẻ sẽ tìm ra bí quyết lật người. Đây là một trò chơi cho bé 3 tháng tuổi siêu hữu ích để phát triển kĩ năng vận động của bé.

2.2. Tập cho bé biết giữ thăng bằng

Mẹ có thể tập cho bé giữ thăng bằng trong tư thế ngồi
Mẹ có thể tập cho bé giữ thăng bằng trong tư thế ngồi

Mẹ có thể tập cho bé giữ thăng bằng trong tư thế ngồi. Có thể đặt bé ngồi trong góc sofa, hoặc chèn thêm nệm, gối để bé ngồi vững. Tư thế này sẽ giúp bé phát triển các cơ để giữ thăng bằng khi ngồi. Mẹ cần phải để mắt đến con và giữ cho bé ngồi thẳng lưng. Có thể cho bé chơi trò chơi đồ chơi trong khi ngồi tư thế này.

2.3. Chơi trò bàn đạp trên không

Khi con nằm ngửa, mẹ có thể massage 2 chân cho bé kết hợp di chuyển chân
Khi con nằm ngửa, mẹ có thể massage 2 chân cho bé kết hợp di chuyển chân

Đây không phải là một trò chơi mới, nhiều mẹ đều đã biết điều này. Khi con nằm ngửa, mẹ có thể massage 2 chân cho bé kết hợp di chuyển chân. Khi con được chơi trò này sẽ giúp phát triển cơ bắp chân. Bé cũng rất thích được vận động nhưng chưa thể tự mình nâng lên được. Mẹ sẽ hỗ trợ bé làm điều này. Trò chơi này sẽ giúp con chuẩn bị tốt cơ để tập đi. Đây là một trong những trò chơi dành cho trẻ 3 tháng tuổi để phát triển kĩ năng vận động cho bé.

3. Trò chơi phát triển cảm xúc và kĩ năng giao tiếp cho bé 3 tháng tuổi

Phản hồi lại các hành động của bé sẽ giúp con phát triển cảm xúc và kĩ năng giao tiếp
Phản hồi lại các hành động của bé sẽ giúp con phát triển cảm xúc và kĩ năng giao tiếp

Phản hồi lại các hành động của bé sẽ giúp con phát triển cảm xúc và kĩ năng giao tiếp. Như vậy bé có thể nhận biết được sự tồn tại của chính mình và người khác. Mẹ nên tương tác với bé nhiều hơn để tập cho con biết đáp lại lời mình. Việc này có thể làm bằng những trò chơi rất đơn giản. Bé 3 tháng tuổi rất thích gần gũi với mọi người, thích được quan tâm và chú ý đến.

  • Cười thành tiếng với con khi con cũng đang cười.
  • Trò chuyện nhiều với bé.
  • Bắt chước ngôn ngữ của bé.
  • Gọi con bằng tên hoặc biệt danh để con nhớ tên của mình.
  • Đọc sách cho con nghe.
  • Hát ru khi bé ngủ.

Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên massage cho con và tiếp xúc da kề da với bé. Hành động này sẽ giúp bé thấy dễ chịu và an tâm hơn. Tình cảm giữa mẹ và bé sẽ được gắn kết bền chặt. Bé sẽ biết ai là người giúp bé thấy thoải mái và cảm thấy được yêu thương. Hãy ôm bé vào lòng khi bé thấy bứt rứt, khó chịu.

Xem thêm: TOP 4 TRÒ CHƠI CHO BÉ 3 THÁNG TUỔI PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN | MAMAMY

Chỉ với những trò chơi đơn giản, mẹ đã có thể giúp bé phát triển nhiều kĩ năng. Qua đó mẹ còn có thể gần gũi và tăng cường sự gắn kết với con. Bé sẽ biết cách thể hiện cảm xúc nhiều hơn và nhận biết mọi thứ xung quanh mình. Những trò chơi cho trẻ 3 tháng tuổi đều khá dễ dàng nhưng lại mang tới hiệu quả bất ngờ. Hãy chơi đùa và thân thiết với con thật nhiều mẹ nhé. Chúc mẹ và bé luôn có thật nhiều sức khỏe và niềm vui!

Tìm hiểu thêm:

Top trò chơi cho bé 4 tuổi giúp bé phát triển toàn diện

Top trò chơi cho các bé dưới 1 tuổi được yêu thích nhất

Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh trong những năm tháng đầu đời. Các chỉ số của bé tăng nhanh, đồng thời bé cũng đã quen dần hơn với thế giới bên ngoài. Bên cạnh việc chăm sóc trẻ sau khi sinh hàng ngày như ăn, ngủ, thay bỉm tã, mẹ cần phải cho bé chơi trò chơi nhiều hơn. Sức hấp dẫn của trò chơi với trẻ rất lớn. Mỗi ngày trôi qua, thế giới xung quanh lại càng cuốn hút trẻ. Bé luôn rất tò mò với tất cả sự vật hiện tượng quanh mình. Trò chơi không chỉ để giải trí mà còn giúp bé phát triển toàn diện hơn. Sau đây mẹ hãy cùng tìm hiểu những trò chơi cho trẻ 4 tháng tuổi nhé!

1. Trò chơi cho bé 4 tháng tuổi: “ú òa”

Trò chơi cho bé 4 tháng tuổi: “ú òa”
Trò chơi cho bé 4 tháng tuổi: “ú òa”

Đây là trò chơi vô cùng thích hợp cho trẻ 4 tháng tuổi trở đi. Đây là một trò chơi vô cùng đơn giản mà hầu như trẻ nhỏ nào cũng từng được chơi. Mẹ chỉ cần giấu mặt mình sau bàn tay và nói “ú”, sau vài giây thì mở tay ra và nói “òa”.

Tưởng chừng đơn giản nhưng trò chơi này có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của trẻ. Nó giúp xây dựng trí nhớ và hình ảnh mong đợi cho bé. “Ú òa” còn giúp trẻ hiểu biết về đối tượng cố định, giúp bé hiểu biết về sự vắng mặt tạm thời của mẹ. Bé sẽ biết được thật ra mẹ không hề biến mất, mẹ chỉ đang chơi cùng bé. Trẻ sẽ rất thích thú với sự bất ngờ và chơi không biết chán trò chơi này.

Ngoài cách chơi thông thường, mẹ có thể thử một vài cách khác để trò chơi thêm phần thú vị.

  • Che mắt bé thay vì che mắt mình. Như vậy con sẽ thích thú khi biết mình cũng có thể tạo ra bất ngờ cho mẹ.
  • Thay đổi các biểu cảm khác nhau khi chơi. Bé sẽ rất hào hứng muốn biết xem biểu cảm tiếp theo là gì.
  • Tăng dần thời gian “ú” để kích thích sự tò mò của bé.
  • Có thể cho bé chơi ú òa cùng với gấu bông mà bé yêu thích.

Đây là một trò chơi với trẻ 4 tháng tuổi phù hợp. Không chỉ làm bé vui thích, hào hứng mà còn giúp phát triển trí não cho bé. Mẹ nên thường xuyên chơi trò chơi này với con để thêm gắn kết tình cảm.

2. Trò chơi đọc sách với bé 4 tháng tuổi

Trò chơi đọc sách với bé 4 tháng tuổi
Trò chơi đọc sách với bé 4 tháng tuổi

Không bao giờ là quá sớm để đọc sách, và đọc sách cũng là 1 bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc trẻ em. Bởi vì bé chưa biết chữ và biết nói, mẹ chỉ cần đơn giản chuẩn bị sách tranh ảnh đơn giản. một cuốn sách nhiều màu sắc và nhiều thứ mới lạ sẽ thu hút bé. Đó có thể là tranh ảnh động vật, cây cỏ, con người… Mở sách cho bé xem và chỉ cho bé các sự vật bên trong. Đây là một hoạt động tuyệt vời giúp mẹ và bé gắn bó nhau hơn. Mẹ có thể lặp đi lặp lại việc này mỗi tuần cho tới khi bé nhớ được những sự vật mà bé đã nhìn thấy trong sách. Hãy thường xuyên đọc sách cho con nghe để giúp bé phát triển khả năng nhận biết hình ảnh và khả năng ngôn ngữ.

Đây cũng là một hoạt động tốt giúp rèn luyện thói quen cho bé. Nếu trẻ được tiếp xúc với sách báo từ sớm sẽ có tinh thần học tập tốt. Bé sẽ tìm thấy niềm vui của việc đọc và có đam mê khám phá. Mẹ cũng nên chuẩn bị bảng chữ cái và số trong nhà để giúp bé luyện tập được khả năng ghi nhớ các chữ cái và các con số. Từ đó sẽ giúp phát triển trí não của bé. Đọc sách là 1 trò chơi cho trẻ 4 tháng tuổi rất hữu ích mà mẹ nên cho bé thử.

3. Trò chơi cho bé 4 tháng tuổi khám phá thế giới xung quanh

3.1. Chạm vào đồ vật

Với bé 4 tháng tuổi, mọi thứ xung quanh mình đều gây ra sự tò mò
Với bé 4 tháng tuổi, mọi thứ xung quanh mình đều gây ra sự tò mò

Với bé 4 tháng tuổi, mọi thứ xung quanh mình đều gây ra sự tò mò. Bé dễ bị kích thích với những sự vật hiện tượng lạ mắt xung quanh mình. Bởi vì tất cả mọi thứ bé đều được nhìn thấy lần đầu tiên nên không tránh nổi sự thích thú. Mọi thứ xung quanh đều mang tính giáo dục nếu mẹ biết cách dạy bé. Mẹ có thể cho bé chạm vào các đồ vật trong nhà để giúp bé thỏa mãn sự tò mò và kích thích giác quan. Bé sẽ nhận biết được cái nào cứng, mềm, cái nào phát ra âm thanh…

3.2. Chơi đồ chơi

Mẹ nên cho bé chơi những đồ chơi có nhiều màu sắc bắt mắt và có tiếng kêu
Mẹ nên cho bé chơi những đồ chơi có nhiều màu sắc bắt mắt và có tiếng kêu

Mẹ nên cho bé chơi những đồ chơi có nhiều màu sắc bắt mắt và có tiếng kêu. Thị giác của bé sẽ nhanh nhạy hơn khi phân biệt được màu sắc và theo dõi được vật đang chuyển động. Bé cũng thích những đồ chơi có âm thanh chói tai hoặc réo rắt khi chạm vào. Việc này còn có thể giúp bé biết một ít về khái niệm nguyên nhân kết quả. Tuy nhiên mẹ nên chú ý bé có thể gặm cắn đồ chơi nên cần cẩn thận. Nên chọn đồ chơi sạch sẽ an toàn và không gây nghẽn đường thở của bé khi cho vào miệng.

3.3. Cho bé soi gương

Mọi đồ vật đều gây nên sự tò mò và gương không phải ngoại lệ
Mọi đồ vật đều gây nên sự tò mò và gương không phải ngoại lệ

Mọi đồ vật đều gây nên sự tò mò và gương không phải ngoại lệ. Bé sẽ đặc biệt thích thú khi thấy hình ảnh trong gương. Lúc này bé cũng không biết đó là hình ảnh phản chiếu của mình. Vậy nên trẻ sẽ rất tò mò nếu tự nhiên xuất hiện 2 mẹ hay em bé trong gương bắt chước hành động của mình. Mẹ có thể cho bé chơi các đồ chơi có gương hoặc treo 1 chiếc gương vừa tầm bé. Đây là một trò chơi cho trẻ 4 tháng tuổi rất thú vị mẹ nên làm.

Các trò chơi cho bé 4 tháng tuổi rất đơn giản nhưng lại mang đến khá nhiều lợi ích. Thông qua những trò chơi này mẹ có thể giúp bé tìm hiểu thể giới xung quanh và phát triển trĩ não, các giác quan… Đồng thời còn giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé. Thật tuyệt vời khi mẹ đồng hành cùng con trên con đường khám phá thế giới đúng không nào? Mẹ hãy luôn gần gũi và dịu dàng với bé nhé. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Mẹ nên tìm hiểu:

Trẻ nhỏ là một trang giấy trắng, các con luôn muốn khám phá, tìm tòi mọi thứ. Vì vậy bố mẹ hãy bắt đầu dạy những kỹ năng sống cho bé ngay từ nhỏ. Rèn luyện kỹ năng sống cho bé giúp con thích nghi với cuộc sống tốt hơn và có lối sống lành mạnh. Trẻ không được dạy kỹ năng sống cho trẻ từ nhỏ sẽ dẫn đến khả năng tự lập kém. Dễ gây ra  những sai lệch trong nhận thức lẫn hành động của con sau này.

Từng giai đoạn trẻ sẽ cần những kĩ năng sống mới. Vì nếu dạy trẻ 3 tuổi kĩ năng về sinh tồn, kĩ năng cắm trại,.. bé sẽ không đủ sức. Và tương tự, đối với trẻ mẫu giáo cũng đòi hỏi những kỹ năng sống khó hơn.

1. Kỹ năng sống cho bé từ 3 – 5 tuổi

1.1. Kỹ năng giao tiếp

Phát triển kỹ năng mềm cho bé ngay từ khi còn nhỏ
Phát triển kỹ năng mềm cho bé ngay từ khi còn nhỏ

Hãy bắt đầu với con bằng kỹ năng giao tiếp. Đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà mỗi người cần có dù là ở trẻ nhỏ hay người lớn. Kỹ năng giao tiếp cho bé không phải những câu nói đủ câu, đủ ý. Mà đối với con, mẹ nên tập và dạy bé cách phản ứng, trả lời lại lời của ai đó nói với mình.

Ví dụ như khi được hỏi về món ăn được thích, mẹ cần dạy con phải trả lời lại. Đó có thể là cách miêu tả qua hành động, lời nói, biểu cảm,.. Điều này giúp bé hình thành thói quen diễn đạt từ nhỏ, thói quen bày tỏ ý kiến. Hãy cho trẻ tiếp xúc trong môi trường thoải mái, hòa đồng, để con có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách tốt nhất.

Xem thêm: Cách giúp bố mẹ phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ ít nói

1.2. Dạy bé về phép lịch sự

Kỹ năng sống cho trẻ tiếp thep là dạy cho bé cách ứng xử lịch sự, lễ phép ngay từ bé. Rất đơn giản. Mẹ hãy dặn con biết chào hỏi khi có người đến nhà, biết chào khi rời khỏi nhà ai đó. Dạy bé nói cảm ơn khi nhận đồ người khác cho, biết xin lỗi khi làm sai…

Hãy chú trọng giáo dục cho con từ nhỏ để hình thành một nhân cách tốt sau này. Đồng thời chính bố mẹ, người lớn trong gia đình phải là tấm gương cho bé. Việc lặp lại các hành động là biện pháp giúp trẻ học tập và ghi nhớ tốt nhất.

1.3. Hãy dạy trẻ thói quen tự ăn ngay từ nhỏ

Dạy cho trẻ kỹ năng tự ăn một mình
Dạy cho trẻ kỹ năng tự ăn một mình

Từ khi con có thể tự ngồi, biết cầm nắm các vật dụng thì bố mẹ nên tập cho con cách tự ăn, kỹ năng sống này sẽ tạo cho bé tính tự giác. Giai đoạn đầu chắc chắn sẽ rất khó khăn cho cả con lẫn mẹ. Bé sẽ vương vãi khắp nơi, dây bẩn vào quần áo,…. Mẹ có thể tập trẻ ăn từ những đồ ăn khô. Rồi dần dần tự đồ ăn ướt như cháo, bột, sữa…

Để dạy kỹ năng sống cho trẻ này bố mẹ cần hết sức kiên trì và kiên nhẫn vì mới bắt đầu bé sẽ rất quậy do tập làm quen với dụng cụ và đồ ăn. Tuy nhiên, nhìn con vui vẻ ăn với mặt mũi lấm lem cũng rất đáng yêu đấy.

1.4. Kỹ năng sống cho bé trước những nguy hiểm xã hội

Trong tình hình xã hội ngày càng phức tạp, kỹ năng sống cho trẻ về biết cách tự bảo vệ bản thân là điều vô cùng quan trọng. Nếu bố mẹ không có thời gian để hướng dẫn bé, mẹ nên đưa con đến các lớp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non để bé hiểu khi nào là nguy hiểm.

Thay vì nghiêm cấm các con tiếp xúc với xã hội, hãy dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm này. Với cách dạy trẻ tự bảo vệ bản thân tại đây,  Bố mẹ hãy an tâm để trẻ học hỏi, khám phá thế giới này nhé.

Bắt đầu bằng việc dặn bé không được nghe lời người lạ, không nhận đồ từ người lạ. Hãy dạy con về bộ phận sinh dục, đây là bộ phận nhạy cảm, nguy hiểm, không được cho người khác chạm, sờ, hay nhìn bộ phận sinh dục của con trừ bố mẹ.

Hãy dạy trẻ biết mặc đồ lót để bảo vệ bộ phận sinh dục. Dạy trẻ phải nói thật và báo ngay cho bố mẹ nếu có ai muốn hoặc đã xâm phạm vào vùng nhạy cảm của con để có thể bảo vệ con kịp thời.

Xem thêm : Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân và những lưu ý quan trọng

1.5. Dạy trẻ cách sắp xếp đồ đạc ngăn nắp

Hướng dẫn bé cách dọn dẹp phòng và đồ đạc của mình sau khi sử dụng
Hướng dẫn bé cách dọn dẹp phòng và đồ đạc của mình sau khi sử dụng

Mẹ nên sớm dạy trẻ kỹ năng sống cần thiết này ngay từ sớm. Sau khi trẻ chơi đồ chơi, hãy hướng dẫn con biết sắp xếp đồ đạc ngăn nắp. Trẻ 3 tuổi có thể chỉ cần yêu cầu bé để vào đúng chỗ ban đầu và không nên vứt đồ linh tinh. Hãy có một hình phạt nhỏ khi trẻ để sai chỗ và hãy khen và thưởng khi bé làm đúng. Như vậy, bé sẽ cố gắng cho những lần sau.

Đối với trẻ lớn hơn, hãy yêu cầu bé sắp xếp lại đồ ngay ngắn. Điều này sẽ hình thành thói quen sống ngăn nắp, gọn gàng cho bé khi lớn.

1.6. Kỹ năng quản lý thời gian

Đừng hiểu lầm kỹ năng sống cho trẻ này quá khó đối với bé 3 tuổi. Việc quản lý thời gian có thể hiểu là việc cho bé ăn, chơi, ngủ đúng giờ. Trẻ con thường ham chơi hơn các hoạt động khác. Vì vậy mẹ cần tập cho trẻ thói quen quản lý thời gian cho các hoạt động của mình.

Mẹ có thể lập cho con 1 thời gian biểu hợp lý như thời gian ăn, thời gian học, thời gian chơi, thời gian tắm, thời gian thức giấc… Tốt nhất là nên áp dụng thời gian biểu chung của gia đình và lịch sinh hoạt của trẻ.

1.7. Hãy để trẻ tự vượt qua khó khăn từ những việc nhỏ nhất

Rèn luyện cho bé kỹ năng tự giải quyết vấn đề mỗi khi gặp khó khăn trước khi cần giúp đỡ từ người khác
Rèn luyện cho bé kỹ năng tự giải quyết vấn đề mỗi khi gặp khó khăn trước khi cần giúp đỡ từ người khác

Rất nhiều ông bố bà mẹ chiều chuộng con quá mức. Như một thói quen từ việc con vấp ngã là chạy lao đến đỡ con dậy. Hay khi trẻ khóc sẽ lập tức chiều theo ý trẻ. Điều này vô tình tạo nên một thói quen sống xấu, không có tính tự lập cho trẻ.

Thay vì làm giúp con, hãy khuyến khích, gợi ý dạy cho con một số kỹ năng tự mình giải quyết khi gặp vấn đề khó khăn. Đây cũng là kỹ năng sống cho trẻ nổi tiếng trên thế giới trong phương pháp nuôi dạy trẻ được rất nhiều phụ huynh áp dụng.

2. Kỹ năng sống cho trẻ trên 5 – 8 tuổi

5 tuổi là thời điểm mà trẻ đạt được rất nhiều cột mốc phát triển quan trọng từ thể chất, trí tuệ cho đến các mối quan hệ xã hội. Con lên 5 tuổi sẽ nhận thức mọi việc rõ ràng hơn so với những bé nhỏ tuổi hơn.

Ở độ tuổi khoảng 5 – 6 tuổi cũng là lúc trẻ bắt đầu bước vào lớp 1 với nhiều sự đổi thay. Do đó bé sẽ rất cần sự quan tâm, động viên và hướng dẫn những kỹ năng sống cho bé từ cha mẹ.

2.1. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Ở độ tuổi này con buộc phải biết các kỹ năng tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân
Ở độ tuổi này con buộc phải biết các kỹ năng tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân

Con sẽ bắt đầu cuộc sống ở trường với những người bạn mới và không có bố mẹ ở bên. Vì thế, hãy tập cho con các kỹ năng tự chăm sóc bản thân từ những việc nhỏ nhất. Ví dụ như tự lấy đồ uống, tự cơm ăn, tự đi vệ sinh, tự đánh răng, tự mặc quần áo… Nếu con không làm được, đừng la mắng mà hãy khuyến khích con và khen khi bé làm được gì đó. Hãy để trẻ lớn lên trong môi trường tự lập cá nhân ngay từ nhỏ.

2.2. Kỹ năng sống cho bé khi tham gia giao thông

Ở trường, bé sẽ được học về các kiến thức giao thông cần cho trẻ. Bố mẹ có thể trở một cảnh sát giao thông và kiểm tra con. Trẻ sẽ rất thích thú với hoạt động này và dễ ghi nhớ hơn.

Những chia sẻ của bố mẹ đối với con rất có ý nghĩa. Bé sẽ chỉ thực hiện và làm theo bố mẹ. Vì vậy, hãy luôn là tấm gương tốt cho bé trong mọi việc nói chung và chấp hành tốt an toàn giao thông nhé mẹ.

2.3. Dọn dẹp nhà cửa

Kỹ năng sống cho trẻ về dọn dẹp nhà cửa
Kỹ năng sống cho trẻ về dọn dẹp nhà cửa

Hãy cho bé tham gia vào quá trình dọn dẹp phòng bé, phụ giúp bố mẹ các công việc trong nhà. Hãy bắt đầu tự việc nhắc bé phải dọn dẹp đồ chơi của mình. Hãy tạo niềm vui và cho bé tham gia vào các hoạt động phụ giúp bố mẹ như việc dọn bàn ăn, rửa chén, hay chăm sóc vườn,…

Đừng lo bé sẽ không làm được việc. Bé 5 tuổi đã biết nghe theo hướng dẫn và có thể thực hiện các hành động với sự cẩn thận và có suy nghĩ. Vì vậy, hãy mạnh dạn tập cho bé các kỹ năng gia đình này nhé.

2.4. Kỹ năng tự sơ cứu vết thương

Hãy dạy trẻ các kĩ năng sống cho trẻ cơ bản như cầm máu, dùng băng keo cá nhân,… Như vậy, khi trẻ bị thương, trẻ có thể không hoảng sợ và khóc thé. Thay vào đó, con sẽ tự chủ được và chủ động biết mình cần làm gì.

Do đó, bạn nên ưu tiên dạy cho trẻ những cách sơ cứu cần thiết. Điều này sẽ giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân và tự tin hỗ trợ người khác khi họ gặp nạn.

2.5. Dạy con cách tiêu tiền và biết tự mua đồ

Kỹ năng sống cho trẻ tiếp theo là dạy bé cách tiêu tiền
Kỹ năng sống cho trẻ tiếp theo là dạy bé cách tiêu tiền

Đây là một trong những kỹ năng sống cho bé quan trọng mà mẹ nên dạy con. Hãy cho con biết ý nghĩa của đồng tiền. Việc giải thích về tiền bạc sớm cho con sẽ khiến bé có lập trường và sẽ không dẫn đến các lỗi lầm sau này do đồng tiền mang lại. Mẹ có thể dạy con biết giá trị của tiền thông qua các công việc nhỏ. Khi cho con gì đó, hãy tạo điều kiện rằng con sẽ trả công bố mẹ bằng việc giặt giũ, rửa chén bát, dọn phòng tắm…

Ngoài ra, con cần biết cách tự đi mua đồ ở của hàng tạp hóa gần nhà hay siêu thị. Đầu tiên, hãy cho con một danh sách các món đồ cần mua và giới hạn tiền để bé chi tiêu. Tránh việc bé sa đà vào mua các món đồ con thích. Sau đó, hãy để con tự đến siêu thị và mua hàng. Có lẽ trước đó, mẹ nên dẫn con đến siêu thị và chỉ bé trước 1 vài lần.

2.6. Kỹ năng sinh tồn ở nơi hoang dã

Có rất nhiều lớp kỹ năng sinh tồn, hoạt động ngoại khóa, các khóa quân sự ngắn cho trẻ bây giờ. Tất cả đều nhằm rèn luyện cho bé những kỹ năng sinh tồn cho bé.

Những lớp học này sẽ dạy cho bé các kỹ năng để sinh tồn ở nơi hoang dã như cách tìm nơi trú ẩn, cách đốt lửa, cách di chuyển, cách phát tín hiệu cầu cứu… Các kỹ năng sống cho trẻ này sẽ giúp trẻ tự tin và độc lập, đồng thời dám tham gia vào những cuộc phiêu lưu. Hoặc mẹ có thể tổ chức các buổi dã ngoại gia đình và tự dạy con.

Kỹ năng sinh tồn không chỉ ở trong môi trường hoang dã mà còn khi bé bị lạc
Kỹ năng sinh tồn không chỉ ở trong môi trường hoang dã mà còn khi bé bị lạc

2.7. Kỹ năng bơi lội

Bơi lội là một môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất và trí tuệ. Học bơi là một kỹ năng sống cho bé tự bảo vệ bản thân và còn giúp đỡ được người khác. Việc học bơi giúp trẻ sống lành mạnh, hòa đồng với bạn bè. Đồng thời tăng kỹ năng học hỏi và nắm bắt kinh nghiệm từ những người khác.

Do đó, đây là một kỹ năng thiết yếu mà con bạn nên học dù nhà bạn không ở vùng sông nước.

Dù được học và dạy ở đâu, bố mẹ vẫn là tấm gương tốt trong việc giáo dục con. Kỹ năng sống cho bé là một trong những kỹ năng quan trọng mà các bố mẹ cần dạy từ nhỏ. Hãy để con mạnh dan tham gia các hoạt động xã hội trên nền tảng giáo dục vững chắc từ bố mẹ nhé.

Xem thêm:

Top 6 trung tâm kỹ năng sống_mẹ nên cho con học kỹ năng sống ở đâu?

Hé mở cho mẹ cách dạy kỹ năng sống cho con

Nguồn tham khảo:

Can your kid do this? 30 life skills worth teaching

7 Essential life skills to help your child succeed

Mầm non là độ tuổi giúp bé luyện tập những thói quen tốt cho quá trình phát triển thể chất lẫn tinh thần. Là những bố mẹ hiện đại, bạn đừng nên bỏ qua kỹ năng sống mầm non cho trẻ cực kỳ quan trọng này. Đây chính là cơ sở để bé ngày một phát triển toàn diện hơn. 

1. Chọn lọc các kỹ năng sống mầm non cho con 

1.1. Kỹ năng tự ăn

Đối với con nhỏ, bố hãy tập cho trẻ tự ăn càng sớm càng tốt
Đối với con nhỏ, bố hãy tập cho trẻ tự ăn càng sớm càng tốt

Người xưa có câu nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nghĩa là những lễ nghĩa hành xử trong cách ăn phải được học đầu tiên. Đối với con nhỏ, bố hãy tập cho trẻ tự ăn càng sớm càng tốt. Việc học ăn của bé chỉ cần bé có thể không cần sự dỗ dành của mẹ mà bé có thể tự ăn và tự giác ăn. Điều này sẽ giúp trẻ từng bước tự lập hơn. Ở giai đoạn đầu có lẽ sẽ khó khăn và vất vả. Tuy nhiên hãy để bé trải nghiệm và tạo lập thói quen biết cố gắng ở con. 

Khi con đã có thể ngồi vững và biết cách cầm nắm đồ vật, mẹ có thể tập bé cách tự ăn. Bằng những việc như cách xúc món ăn, cách ngồi ăn. Từ khoảng 3 đến 4 tuổi, trẻ mới có thể ngồi ăn vững, lấy cốc nước… mà không có sự hỗ trợ bên cạnh. Hãy nhắc bé về những thứ nên và không nên ăn. Đến giai đoạn vào mẫu giáo, con sẽ vận dụng và được dạy kĩ hơn về kỹ năng sống mầm non này.

Xem thêm kỹ năng sống mầm non: Những món ăn cho trẻ mầm non

1.2. Kỹ năng sống mầm non: giao tiếp

Có thể khẳng định, giao tiếp là một trong những năng lực cần thiết nhất cho con sau này
Có thể khẳng định, giao tiếp là một trong những năng lực cần thiết nhất cho con sau này

Bố mẹ là người có vai trò quan trọng nhất trong việc rèn luyện cho con khả năng này. Giai đoạn đầu, việc giao tiếp có thể được thể hiện qua cử động tay chân, qua biểu cảm ánh mắt, qua tiếng khóc… Lớn hơn, kỹ năng giao tiếp của trẻ được hình thành và hoàn thiện dần qua ngôn ngữ, cử chỉ…

Có thể khẳng định, giao tiếp là một trong những năng lực cần thiết nhất cho con sau này. Có khả năng giao tiếp, con dễ dàng truyền đạt cảm nhận, ý kiến của bản thân cho bố mẹ hoặc bạn bè. Vì vậy, từ bé, hãy thường xuyên nói chuyện với trẻ để trẻ tiếp cận được tốt hơn. Sau đó, tạo môi trường phù hợp cho trẻ, tạo điều kiện giúp trẻ hòa đồng với những người xung quanh. Cho trẻ cơ hội và khuyến khích con tương tác, giao tiếp với bạn bè. 

1.3. Kỹ năng ứng xử

Học nói, học ứng xử được xem là kỹ năng học cần thiết thứ 2 cho trẻ. Hầu hết các bé đều ứng xử theo bản năng, hoặc quan việc quan sát mọi thứ xung quanh. Vì vậy, nếu không được dạy ứng xử đúng, bé dễ dàng học theo những lề lối hư, tật xấu. Dạy con học kỹ năng sống mầm non trong độ tuổi này cũng giúp trẻ tạo thiện cảm với mọi người xung quanh hơn.

Giai đoạn đầu trong quá trình học kỹ năng ứng xử, bố mẹ có thể dạy trẻ những hoạt động cơ bản, gần gũi. Ví dụ như học chào hỏi, lễ phép với người lớn, nhường và thương yêu các bé nhỏ hơn,…. Điều này vừa giúp con có cách hành xử đúng đắn lại vừa xây dựng lối sống tốt đẹp sau này cho con

1.4. Giữ vệ sinh công cộng 

Ý thức biết giữ vệ sinh chung nơi cộng cộng của con sẽ phản ánh sự dạy dỗ của bố mẹ
Ý thức biết giữ vệ sinh chung nơi cộng cộng của con sẽ phản ánh sự dạy dỗ của bố mẹ

Ý thức biết giữ vệ sinh chung nơi cộng cộng của con sẽ phản ánh sự dạy dỗ của bố mẹ. Nói cách khác, chính sự buông lỏng việc giáo dục giữ gìn vệ sinh chung của bố mẹ mà ít nhiều ảnh hưởng nhân cách sống cho trẻ ngay từ nhỏ. Nếu như mỗi bố mẹ đều biết giữ vệ sinh chung như không đổ rác, vứt rác bừa nơi công cộng. Đó sẽ là tấm gương tốt để dạy dỗ trẻ từ độ tuổi mầm non. 

1.5. Không chơi gần những nơi nguy hiểm

Con đến tuổi mầm non luôn hiếu động và ham chơi, do có sự tiếp xúc với các bạn mới. Vì thế, các mẹ không thể cứ giữ con 24/24 bên cạnh mình được. Chính vì thế, việc dạy bé mầm non biết nơi nào nguy hiểm và không được lại gần là vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, bé sẽ không nhớ lời mẹ đau do mải chơi vi cùng bạn. Mẹ hãy dạy con bằng cách dùng hình ảnh thay cho lời nói. Hãy cho bé xem các video, hình ảnh,… việc học qua hình ảnh sinh động, dễ hiểu sẽ giúp bé nhớ lâu hơn. 

1.6. Kỹ năng bảo vệ bản thân

Bố mẹ nên dạy con những kỹ năng sống cơ bản
Bố mẹ nên dạy con những kỹ năng sống cơ bản

Đa phần các bậc cha mẹ đều ý thức được điều này. Nhưng thay vì dạy con, bố mẹ lại tìm cách nghiêm cấm con.

Trong các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non về bảo vệ bản thân gồm có những kỹ năng như: Kỹ năng an toàn khi tự chơi, kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể, kỹ năng xử lý khi bị lạc, an toàn khi tham gia giao thông trên đường,… Hãy xây dựng cho con ý thức cần bảo vệ mình từ những việc nhỏ nhất. 

Xem thêm kỹ năng sống mầm non: Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân

1.7. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Kỹ năng chăm sóc bản thân sẽ giúp bố mẹ an tâm hơn về con. Từ 3 tuổi, mẹ có thể cho con tự ăn. Lớn hơn, mẹ có thể để con tự tắm, tự dọn dẹp quần áo, đồ chơi. Như vậy, sẽ dần xây dựng một thói quen biết tự lập ở trẻ. Trẻ biết tự lập sớm sẽ trở nên tự chủ và quyết đoán hơn trong cuộc sống sau này. 

Xem thêm kỹ năng sống mầm non: Kỹ năng sống cho bé theo từng độ tuổi

1.8. Kỹ năng bơi lội

Chơi thể thao giúp con phát triển tốt về mặt thể chất, độ nhanh nhạy, xử lý tình huống
Chơi thể thao giúp con phát triển tốt về mặt thể chất, độ nhanh nhạy, xử lý tình huống

Hầu hết các môn thể thao đều được khuyến khích để trẻ tham gia từ nhỏ. Chơi thể thao giúp con phát triển tốt về mặt thể chất, độ nhanh nhạy, xử lý tình huống. Trong đó, bơi lội là kỹ năng mẹ nên tập cho con biết ngay từ nhỏ. Trẻ con rất thích nước. Và sẽ là một cơ hội tốt để gắn kết tình cảm gia đình qua những buổi chiều trên biển. Vì vậy, hãy cho trẻ thoải sức vùng vẫy vui chơi với những kỹ năng đã được học.

Có rất nhiều lớp tổ chức bơi cho trẻ mầm non. Mẹ hãy đăng kí cho trẻ một lớp để đảm bảo có các thiết bị hỗ trợ và sự giám sát chặt chẽ.

2. Lợi ích của các kỹ năng sống mầm non cho con

  • Giúp con phát triển về thể chất
Việc rèn luyện các kỹ năng sẽ mang đến cho con sức khỏe và phát triển tốt về thể lực
Việc rèn luyện các kỹ năng sẽ mang đến cho con sức khỏe và phát triển tốt về thể lực

Các kỹ năng thường được dạy qua sách vở, sau đó cần được thực hành để trẻ ghi nhớ. Đây cũng là phương pháp dạy của hầu hết các trường mẫu giáo cho con. Việc rèn luyện các kỹ năng sẽ mang đến cho con sức khỏe và phát triển tốt về thể lực. Với 1 thể chất tốt, trẻ sẽ có khuynh hướng tích cực tham gia nhiều hoạt động hơn. Đồng thời, tự tin đón nhận những cơ hội mới và dũng cảm vượt qua các khó khăn trong cuộc sống.

  • Giúp trẻ tăng khả năng nhận thức

Mục đích chính của việc dạy kỹ năng sống mầm non là giúp trẻ tăng khả năng xử lý, nhận thức vấn đề. Thông qua các bài học, trẻ học được cách phân biệt đúng, sai; cách nhìn nhận vấn đề. Cũng như biết đưa ra ý kiến cá nhân và lắng nghe ý kiến mọi người. Đồng thời, trẻ cũng xây dựng niềm đam mê trong việc tìm tòi, học tập. Điều này rất có cho sự phát triển của con sau này. 

Xem thêm: Cách rèn luyện tư duy cho trẻ mầm non hiệu quả

  • Giúp trẻ phát triển tinh thần
Tham gia các hoạt động cùng bạn bè ngoài trời sẽ giúp bé trở nên lạc quan, vui vẻ, sống tích cực hơn
Tham gia các hoạt động cùng bạn bè ngoài trời sẽ giúp bé trở nên lạc quan, vui vẻ, sống tích cực hơn

Tham gia các hoạt động cùng bạn bè ngoài trời sẽ giúp bé trở nên lạc quan, vui vẻ, sống tích cực hơn. Bé biết cách thể hiện tình yêu ra với mọi người xung quanh và cũng nhận lại sự quan tâm chăm sóc. Vì thế, bé biết sống bao dung, biết chia sẻ đối với mọi người. 

Kết luận

Kỹ năng sống mầm non sẽ cho mẹ biết con cần và có khả năng học được gì. Hãy xây dựng một nền tảng giáo dục vững chắc cho trẻ. Điều này giúp các con phát triển thành những công dân có ích cho xã hội mai này.

Giỏ hàng 0