Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Sặc sữa hay sữa ra chậm là một trong những nguyên nhân khiến bé ngại bú bình. Núm ti thay thế là một giải pháp hoàn hảo để mẹ giúp mẹ cải thiện việc cho bé ăn. Dù mẹ đang cho con bú sữa mẹ hay bú sữa công thức, việc tìm ra loại núm ti bình sữa phù hợp là rất quan trọng. Núm ti mà bé có thể dễ dàng sử dụng sẽ giúp mẹ nhẹ nhàng hơn trong việc cho con bú bằng bình.

1. Chất liệu núm ti thay thế thường được sử dụng

Khi nói đến núm ti bình sữa cho bé, mẹ thường có 2 lựa chọn chất liệu. Đó là cao su và silicone. Các thông tin dưới đây giúp mẹ dễ dàng so sánh núm ti silicone và núm ti cao su, để thuận tiện cho việc chọn lựa loại núm phù hợp với bé nhà mình.

núm ti bình sữa cho bé, mẹ thường có 2 lựa chọn chất liệu. Đó là cao su và silicone
Núm ti bình sữa cho bé có 2 lựa chọn chất liệu là cao su và silicone

1.1. Núm ti chất liệu cao su

Núm giả cao su được làm bằng mủ của cây cao su thiên nhiên. Nó trở thành một lựa chọn tốt cho những người mẹ muốn chọn một sản phẩm tự nhiên cho con mình. Núm giả chất liệu cao su có tính dẻo, khả năng đàn hồi rất tốt và chống rách. Những núm ti thay thế loại này khá bền và cho cảm giác mềm mại trong miệng, điều mà rất nhiều bé thích. Cao su cũng giữ được mùi hương và chúng làm các bé thấy dễ chịu khi bú.

Hạn chế của núm ti chất liệu cao su:

  • Mặc dù cao su rất bền và đàn hồi nhưng nó có thể dễ bị hỏng khi tiếp xúc với chất béo và ánh nắng trực tiếp. Nếu núm ty mẹ đang sử dụng làm bằng chất liệu này thì mẹ nên bảo quản ở nơi tối và thoáng mát. 
  • Một tỉ lệ nhỏ trẻ em bị dị ứng với cao su. Bé nhà mình rất có thể nằm trong trường hợp này. Các thương hiệu lớn sử dụng chất liệu cao su đã qua xử lý để loại bỏ các chất gây dị ứng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nếu trong gia đình có người bị dị ứng với mủ cao su. Thì mẹ không nên sử dụng loại ti này cho bé nhà mình.
  • Núm cao su có thể có mùi cao su nặng trong những lần đầu sử dụng. Để loại bỏ mùi, chỉ cần nấu nôi núm trong sữa khoảng 5 phút. 

1.2. Núm ti chất liệu silicone

Sản phẩm núm giả thay thế của Mamamy đã hoàn toàn tạo ra những bước đột phá cho núm vú silicone trên thị trường
Sản phẩm núm giả thay thế của Mamamy đã hoàn toàn tạo ra những bước đột phá cho núm vú silicone 

Silicone là vật liệu nhân tạo. Chúng được ứng dụng để tạo ra nhất nhiều đồ vật và dụng cụ cho trẻ em, trong đó có núm ti thay thế. Đây là một vật liệu trong suốt, bền và không dễ bị lão hóa như cao su. Silicone không có mùi vị và cũng không lưu mùi như nhựa cao su. 

Hạn chế duy nhất của núm ti silicone là chúng hơi cứng so với cao su. Điều này sẽ gây trở ngại cho nhiều bé có sở thích bú bằng đầu ti mềm mại. 

Tuy nhiên, điểm trừ này hầu như đã được một số các thương hiệu nổi tiếng sử dụng chất liệu silicone khắc phục. Công nghệ sản xuất mới của Đài Loan, cùng với vật liệu an toàn của Nhật Bản đã tạo ra những chiếc núm ti silicone siêu mềm. Sản phẩm núm giả thay thế của Mamamy đã hoàn toàn tạo ra những bước đột phá cho núm vú silicone trên thị trường.

2. Núm ti silicone chống sặc và đầy hơi Mamamy

Ngoài chất liệu siêu mềm và an toàn cho bé, núm silicone Mamamy còn sở hữu rất nhiều đặc điểm vượt trội. Cùng khám phá những ưu điểm này nhé:

núm silicone Mamamy còn sở hữu rất nhiều đặc điểm vượt trội
Núm silicone Mamamy sở hữu rất nhiều đặc điểm vượt trội

2.1. Chất liệu cao cấp và an toàn bậc nhất

Vẫn là silicone, nhưng không phải chất liệu thông thường như các loại sản phẩm khác. Núm vú chống sặc thay thế của Mamamy được tạo ra bởi vật liệu silicone cao cấp và an toàn bậc nhất hiện nay. Đây là nguồn nguyên liệu được nhập trực tiếp từ Nhật Bản và trải qua quá trình sản xuất chuyên nghiệp tại Đài Loan. 

2.2. Thiết kế nổi bật

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phối hợp các động tác mút và nuốt sữa
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phối hợp các động tác mút và nuốt sữa

Ống chống sặc và đầy hơi: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phối hợp các động tác mút và nuốt sữa. Cổ họng các bé sơ sinh cũng khá nhỏ, nên rất dễ bị sặc do sữa. Núm ti có ống sặc và đầy hơi giúp đẩy bọt khí xuống dưới đáy bình. Cải thiện được tình trạng sặc và đầy hơi cho bé.

Núm ti bình sữa và những điều mẹ quan tâm:

Những điều mẹ cần quan tâm về núm ti bình sữa

Rửa núm ti sa cho đúng cách, mẹ đã biết chưa?

Chọn bình sữa như thế nào cho đúng

Đầu ti vết cắt hình chữ thập: Thiết kế núm ti có vết cắt hình chữ thập hoạt động theo nguyên tắc sữa chỉ chảy ra khi có lực mút của bé. Điều này giúp trẻ kiểm soát được lượng sữa mình uống. Giảm thiểu được hiện tượng bé bị sặc do sữa ra quá nhiều.

3. Khi nào mẹ nên đổi kích thước núm ti cho bé?

Núm ti Silicone Mamamy có 3 loại dòng chảy khác nhau
Núm ti Silicone Mamamy có 3 loại dòng chảy khác nhau

Làm thế nào để mẹ biết khi nào cần thay đổi kích cỡ num ti thay thế cho bé? Núm ti Silicone Mamamy có 3 loại dòng chảy khác nhau. Núm vú giả chảy chậm hơn được sử dụng cho các bé sơ sinh. Và núm giả chảy nhanh hơn dành cho các bé lớn.

Kích thước núm ti cơ bản như sau:

  • Dòng chảy chậm: Cho các bé từ 0 đến 3 tháng tuổi.
  • Dòng chảy trung bình: Cho các bé từ 3 đến 6 tháng tuổi.
  • Dòng chảy nhanh: cho các bé từ 6 đến 12 tháng tuổi.

Tuy nhiên, tuổi tác đôi khi không phải là thước đo kích thước núm ti thay thế phù hợp nhất cho bé. Có những dấu hiệu khác để mẹ biết khi nào là thời điểm thích hợp để tăng kích thước. Những dấu hiệu này bao gồm:

  • Bé bú khó khăn. Núm vú bị xẹp và không giữ được hình dạng như lúc đầu của nó.
  • Bé không chịu bú và có các biểu hiện như vặn vẹo, đá, đẩy bình sữa ra xa,…
  • Khó cho bé ăn, bé ăn rất lâu (từ 30 phút đến 1 giờ)
  • Bé ăn ít và thất đói ngay sau đó.

Nếu bé nhà mình có những dấu hiệu trên. Mẹ hãy thử thay đổi kích cỡ núm để xem phản ứng của bé như thế nào. Những thử nghiệm sẽ giúp mẹ chọn ra loại núm ti thay thế phù hợp giúp bé luôn ăn ngon và đầy đủ.

Dạy kỹ năng sống cho bé gái từ sớm là điều vô cùng cần thiết và quan trọng để giúp trẻ tự bảo vệ chính bản thân mình. Khi mà theo báo cáo, tỷ lệ căng thẳng, mất thăng bằng ở con gái gái cao hơn hẳn so với nam giới khi đến tuổi dậy thì. Vì vậy, ngay từ sớm, bố mẹ nên có trách nhiệm dạy kỹ năng sống cho bé gái mình. 

Kỹ năng sống là những hiểu biết và cách ứng xử của bé với những sự việc xung quanh. Rất nhiều trẻ em, do không được chỉ dạy những kiến thức vững chắc từ nhỏ, đã đến những hành động lệch lạc khi lớn. 

Kỹ năng sống cho bé gái là là điều cực kỳ quan trọng
Kỹ năng sống cho bé gái là là điều cực kỳ quan trọng

Kỹ năng sống cho bé gái là là điều cực kỳ quan trọng. Rõ ràng, bé gái là đối tượng dễ bị các vấn đề vì xâm hại, bắt cóc,… Các kỹ năng cho bé gái cũng tương tư như các kỹ năng sống cần cho trẻ nói chung. Tuy nhiên, cách truyền tải, nội dung cũng có đôi chút khác. Đòi hỏi bố mẹ phải tinh tế trong việc dạy các kỹ năng sống cho bé gái nhà mình. Dưới đây là các nguyên tắc mẹ cần nắm rõ để dạy kỹ năng sống cho bé gái tốt nhất. 

Xem thêm: 14 Kỹ năng sống cho trẻ theo từng độ tuổi phát triển ( 3 – 8 tuổi)

Nguyên tắc dạy kỹ năng sống cho bé gái

1. Luôn tạo cơ hội nói chuyện với bé

Kỹ năng sống cho bé gái: Luôn tạo cơ hội nói chuyện với bé 
Kỹ năng sống cho bé gái: Luôn tạo cơ hội nói chuyện với bé 

Dù chưa thể diễn đạt trôi chảy ý nghĩ của mình, nhưng con có thế cảm nhận và hiểu ý bố mẹ. Vì vậy, hãy luôn trò chuyện cũng con để con cảm thấy mình gần gũi và mở lòng từ sớm với bố mẹ. 

Trò chuyện và biết lắng nghe con là cách mẹ cỗ vũ bé gái mình. Giúp bé tự tin và mạnh dạn trình bày suy nghĩ của con khi tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập. Trò chuyện với con từ sớm kích thức sự suy nghĩ, tư duy ở bé.  

Nhiều bố mẹ có thể thấy quá sớm để nói với con quá nhiều. Nhưng tin Góc của mẹ đi, con hiểu được nhiều hơn những gì mẹ nghĩ trẻ có thể. Vì vậy, hãy thường xuyên trò chuyện và nguyên tắc là hãy lặp lại nhiều lần điều muốn bé gái nhớ.

2. Dạy trẻ về tên các bộ phận cơ thể từ 4 tuổi

Kỹ năng sống cho bé gái: Dạy trẻ về tên các bộ phận cơ thể từ 4 tuổi
Kỹ năng sống cho bé gái: Dạy trẻ về tên các bộ phận cơ thể từ 4 tuổi

Theo thống kê, cho thấy đối tượng bị quấy rối nhiều nhất trong nhóm trẻ dưới 12 tuổi là… trẻ 4 tuổi! Vì vậy nên, đừng cho là quá sớm để dạy trẻ về các bộ phận riêng tư. 

Bố ẹm thường tránh né cho bé biết về các vùng nhạy cảm trên cơ thể. Hãy chỉ cho bé biết tên của chúng, vì tất cả các bộ phận trên cơ thể đều cần được biết và bảo vệ. 

Một ví dụ vô cùng đơn giản nhưng lại mang nguy hiểm vô cùng. Một ngày nào đó bé gái vô tình bị người lạ xâm hại vào vùng ngực. Nhưng khi về nhà lại kể với mẹ là vùng bụng. Nguyên nhân là trẻ không ý thức được hành động xấu này. Thứ hai là trẻ không biết cách gọi vùng ngực và tưởng nó là vùng bụng. 

Vì vậy, Hãy nói tên các bộ phận này cho trẻ, tên đúng của chúng chứ không phải các tên ngộ ngĩnh bạn bịa ra. Đây là một kỹ năng sống cho bé gái cần thiết để trẻ biết và gọi tên chính xác nếu như có ai đó xâm phạm khu vực ấy. Khi ấy trẻ tự ý thức được chuyện đang xảy ra.

3. Sử dụng từ ngữ tích cực khi dạy kỹ năng sống cho bé gái

Sử dụng từ ngữ tích cực khi dạy kỹ năng sống cho bé gái
Sử dụng từ ngữ tích cực khi dạy kỹ năng sống cho bé gái

Nếu phải trình bày về vấn đề chuyên môn, bố mẹ nên giải thích ở mức độ mà con có thể hiểu được. Một đứa trẻ mầm non sẽ chẳng thể hiểu được cơ chế rụng trứng,… Hãy diễn giải một cách đơn giản. Như vậy, con cũng dễ nhớ hơn những gì mẹ dặn. Điều này đặc biệt quan trọng khi con bước vào tuổi cần giáo dục giới tính. 

Xem thêm bí quyết để làm cha mẹ một cách khôn ngoan tại đây

4. Cho bé biết nhận biết hành vi xấu

Đói với bé gái, việc bị người lạ đúng chạm vào người là điều tối kị và bố mẹ cần biết ngay lập tức. Bé gái có thể không nhận thức được các hành vi của người lạ nếu sò vào bé.

Vậy nên, hay đơn giản hóa việc này bằng “nguyên tắc đụng chạm cơ thể”. Hãy lặp đi lặp lại cho bé biết chỉ có bố mẹ mới được nhìn và chạm vào cơ thể bé. Nếu người lạ chạm vào vùng riêng tư thì phải lập tức la lớn và nói ngay cho mẹ. Một cách thông mình, hãy đưa ra câu hỏi về việc này và hỏi bé. Hãy hỏi bé nếu bác sĩ chạm vào người bé thì thế nào?. Nếu chú bán hàng chạm vào người con thì thế nào?.  Như vậy vừa kiểm tra sự hiểu biết của con, vừa dạy con biết đối tượng nào cần tránh xa.

Các mẹ cũng nên tập bé thói quen bảo vệ vùng riêng tư bằng các hành động của mẹ làm cho bé gái hằng ngày. Như mặc đồ kín và che khăn cho bé khi bé đi bơi, không mặc đồ hở bạo cho con,…

5. Dạy trẻ trân trọng cơ thể mình

Kỹ năng sống cho bé gái: Dạy trẻ trân trọng cơ thể mình
Kỹ năng sống cho bé gái: Dạy trẻ trân trọng cơ thể mình

Đây là một trong những cách giáo dục giới tính cho trẻ quan trọng mà mẹ hay quên. Bé gái ngay từ nhỏ cần biết cơ thể mình là vô giá và cần bảo vệ, trân trọng nó. 

Trước hết, hãy để con tự làm chủ bản thân. Hãy dạy trẻ hiểu về cơ thể trẻ và quyền tự chủ để trẻ hiểu và có trách nhiệm trước bất cứ hành vi xâm phạm nào của người khác. Bố mẹ hãy là người chủ động cho trẻ nhận thức được vấn đề này.

Ví dụ như tại buổi gặp mặt, đừng quá bắt trẻ ôm hôn, múa hát cho người lạ. Điều mẹ làm là nên khuyến khích con làm gì con muốn. Và cho con biết hành động ôm hôn thể hiện được tình cảm của mọi người. Mẹ và bố có thể làm mẫu ôm bà ngoại và để con thực hiện theo. 

6. Không thỏa hiệp khi dạy kỹ năng sống cho bé gái

Không thỏa hiệp khi dạy kỹ năng sống cho bé gái
Không thỏa hiệp khi dạy kỹ năng sống cho bé gái

Thỏa hiệp không phải là cách làm hay nếu bố mẹ muốn con phát triển và tự lập. Thỏa hiệp với trẻ sẽ khiến con có thói quen xấu là dựa dẫm vào bố mẹ. Ví dụ như mỗi lần trẻ khóc, mẹ lại cho trẻ món đò yêu thích. Vậy nên trẻ sẽ luôn khóc khi muốn đòi quà gì đó. Trẻ có khả năng phát triển tư duy rất cao. Nên nếu mẹ cứ đồng ý, con sẽ đâm ra lười suy nghĩ và làm chậm sự phát triển ở trẻ.

Vì vậy, đừng thỏa hiệp cho con. Thay vào đó, là động viên và hỗ trợ con. Để con tự cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề. Việc xây dựng thói quen không phụ thuộc tự nhỏ sẽ giúp con xây dựng tính tự lập mai sau.

7. Khuyến khích con tôn trọng và thể hiện cảm xúc của mình

Kỹ năng sống cho bé gái: Khuyến khích con tôn trọng và thể hiện cảm xúc của mình
Kỹ năng sống cho bé gái: Khuyến khích con tôn trọng và thể hiện cảm xúc của mình

Đây là một kỹ năng sống cho bé gái có ảnh hưởng lớn đến bé sau này. Phụ nữ thường có nhiều những cảm xúc riêng hơn đàn ông. Và nếu không đủ hiểu biết, niềm tin, bé gái sẽ cảm thấy điều này là nhược điểm của bản thân khi lớn và tự hạ thấp mình. 

Vì thế, cha mẹ nên dạy con biết tôn trọng cảm xúc của mình. Hãy khuyến khích bé gái hình thành những cảm xúc của mình với việc phát triển từ vựng nhưng buồn, vui, lo lắng, sợ hãi, tức giận,… Và khi con gái biểu hiện cảm xúc thật sự của mình, các mẹ nên cổ vũ chứ không nên phủ nhận.

8. Luôn ủng hộ bé

Dạy kỹ năng sống cho bé gái: Luôn ủng hộ bé
Dạy kỹ năng sống cho bé gái: Luôn ủng hộ bé

Trong mọi vấn đề, hãy luôn để trẻ biết và tin rằng mẹ luôn ủng hộ và tin con. Vì thế, bé sẽ mạnh dạn thể hiện mọi việc và đảm bảo bé luôn kể với mẹ. Ví dụ, bé dễ thấy xấu hổ khi bị ai đó đụng chạm vào người. Nên có xu hướng giấu diếm. 

Xem thêm Những kỹ năng sống cho bé theo từng độ tuổi tại đây.

Bố mẹ hãy là nơi để bé có thể tâm sự những chuyện hằng ngày. Hãy tạo cho bé một không gian thỏa mái, tự nhiên. Tốt nhất là mẹ hãy lồng ghép các kỹ năng sống cho bé gái, kĩ năng xã hội vào các cuộc nói chuyện hàng ngày, khi bé tắm, ăn cơm,…

Xem thêm bài viết: 

Mẹ có thể làm gì để dạy trẻ tư duy phản biện? 

Nguồn tham khảo: 

Seven social skills for kids

5 value you should teach your child

9 tháng – lúc này con đã có thể bò một ách thuần thục. Vậy nên, mẹ hãy thêm thật nhiều những thử thách thú vị cho con. Điều này sẽ giúp con tự tin hơn, khuyến khích con phát triển toàn diện. Gợi ý về trò chơi cho bé 9 tháng tuổi sẽ giúp mẹ có thêm nhiều lựa chọn hơn để còn con vừa chơi vừa học mỗi ngày.

1. Trò chơi cho bé 9 tháng tuổi phát triển trí não

Trí não là điều đầu tiên mẹ cần phải quan tâm để có những sự lựa chọn giúp con phát triển
Trí não là điều đầu tiên mẹ cần phải quan tâm để có những sự lựa chọn giúp con phát triển

Trí não là điều đầu tiên mẹ cần phải quan tâm để có những sự lựa chọn giúp con phát triển. Bởi đây là bộ phận trung tâm điều khiển mọi hoạt động của trẻ. Các trò chơi giúp con phát triển trí não hiệu quả là:

  • Trò chơi nguyên nhân – kết quả: Hãy dạy con có được khả năng tư suy về điều này bằng các trò chơi khác nhau. Ví dụ: thả đồ vào thùng để chúng nghe âm thanh. Đẩy bóng lăn. Mở hộp thì búp bê sẽ bật ra như thế nào.
  • Chơi trốn tìm hay còn gọi là ú òa: Mẹ chỉ cần che mặt đi để trẻ không nhìn thấy sau đó để con kéo vật che ra. Mỗi lần như vậy hãy tạo những khuôn mặt khác nhau. Con sẽ vô cùng phấn khích đó. Trò chơi cho trẻ 9 tháng tuổi này sẽ dạy con biết về sự tồn tại của sự vật xung quanh.

2. Trò chơi cho bé 9 tháng phát triển kỹ năng vận động

Để giúp trẻ phát triển được kỹ năng vận động của mình một cách toàn diện, hãy cùng con chơi các trò chơi cho bé 9 tháng tuổi sau đây:

  • Tại chướng ngại vật: Mẹ có thể xếp chăn, gối thành những chướng ngại vật khác nhau để con bò qua. Hoặc dạy con vào bên trong thùng lớn. Hãy đảm bảo an toàn cho con khi thực hiện trò chơi này.
  • Cho bé tập đứng: Lúc này, bé chuẩn bị bước vào giai đoạn tập đi. Vậy nên mẹ hãy tạo ra các trò chơi để con đứng lên nhiều hơn. Vì dụ đặt đồ chơi ở trên bàn thấp và khuyến khích con lấy xuống.
  • Nào ta cùng bước: Nắm tay bé và khuyến khích con bước theo.
  • Tập xúc ăn: Hãy cho con tự xúc thức ăn. Đây là kỹ năng cực kỳ sơ đẳng mà con cần phải có. Những lần đầu mẹ cũng hãy xúc cùng con để giúp con làm quen với việc này.
  • Chơi trò đập tay: Ngồi đối diện với con và giơ bàn tay ra trước mặt để con đập vào tay bạn. Như vậy thì khả năng phối hợp giữa tay và mắt của con sẽ được phát triển.
Trò chơi cho bé 9 tháng phát triển kỹ năng vận động
Trò chơi cho bé 9 tháng phát triển kỹ năng vận động

3. Các trò chơi cho bé 9 tháng tuổi phát triển cảm xúc

Tiếp theo sẽ là nhóm các trò chơi cho bé 9 tháng tuổi để con phát triển cảm xúc của mình. Mẹ hãy tham khảo một vài cái tên là:

  • Vẫy tay chào tạm biệt: Trò chơi này cực kỳ đơn giản nhưng giúp gắn kết tình cảm giữa con với những người trong nhà tốt hơn.
  • Tạo ra một “người bạn nhỏ” cho con: Khi mẹ phải đi làm hoặc rời xa con, hãy khuyến khích con kết thân với một vật dụng nào đó mà chúng cảm thấy an tâm. Ví dị như chiếc chăn, cái gối hoặc thú nhồi bông…
  • Nghệ thuật “đánh lạc hướng”: Khi trẻ cáu bẳn hoặc không hài lòng với điều gì đó, hãy tìm cách đánh trông lảng. Bế con sang phòng khác hoặc tạo trò chơi khác để thu hút sự chú ý của con.
  • Lên thời gian biểu phù hợp: Đảm bảo mọi hoạt động của con được thực hiện đúng giờ mỗi ngày. Như vậy con sẽ thoải mái và cảm thấy an toàn hơn.

4. Các trò chơi cho trẻ 9 tháng tuổi hình thành kỹ năng giao tiếp

Trò chơi dành cho bé 9 tháng tuổi để hình thành kỹ năng giao tiếp sẽ là tiền đề để con học nói trong tương lai.

4.1. Đóng vai người dẫn chuyện

Khi đưa con đi chơi hoặc dạo phố, mẹ hãy đóng vai là người dẫn chuyện giới thiệu cho con mọi thứ xung quanh. Có thể là nói cho con bạn nghe rằng: Chúng ta đang đi đâu, làm gì? Con đang nhìn thấy điều gì trước mắt. Con đã hiểu được ngôn ngữ của cơ thể cũng như phần nào đó điều mà bạn đang nói. Điều này sẽ giúp con ghi nhớ và học được nhiều từ vựng hơn.

4.2. Trò chơi cho bé 9 tháng tuổi – Đối thoại cùng với con

Đối thoại cùng với con
Đối thoại cùng với con

Con chưa thể nói thành từ như chúng ta nhưng chúng cũng sẽ bi bô một câu dài với một ý nghĩa nào đó. Cha mẹ hãy nghe hết sau đó giao tiếp lại với con. Đây là cách để dạy con hội thoại, giao tiếp với người khác.

4.3. Tạo một thư viện mini tại nhà

Hãy lựa chọn các loại sách màu sắc đa dạng, phong phú, khó bị nhàu hay rách. Sau đó để ở nơi trẻ có thể dễ dàng xem. Đây là một trò chơi cho bé 9 tháng tuổi vô cùng thú vị. Như vậy con sẽ có hứng thú và thích khám phá những cuốn sách đó. Mẹ cũng hãy đọc cùng con, chỉ cho con biết đây là gì để con ghi nhớ.

4.4. Dạy con một vài ký hiệu cơ bản

Trẻ 9 tháng là đã có ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình
Trẻ 9 tháng là đã có ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình

Trẻ 9 tháng là đã có ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình. Chúng sẽ thể hiện theo cách khác nhau tùy vào tâm trạng cũng như điều mà chúng đang mong muốn. Mẹ hãy dạy con một vài ngôn ngữ ký hiệu để con có thể thể hiện mong muốn của mình một cách dễ dàng hơn.

Trên đây là những gợi ý về trò chơi cho bé 9 tháng tuổi theo nhóm mà cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng tại nhà cho con. Hãy khuyến khích để con có thể phát triển một cách toàn diện nhất bản thân mình.

Tính cách không phải bẩm sinh đã có. Nó được hình thành qua quá trình học hỏi và rèn luyện. Vì vậy, việc dạy và giáo dục tính cách tốt cho trẻ. Là một phần trách nhiệm vô cùng lớn của cha mẹ. Trong quá trình nuôi dạy con cái.

1. Tính cách ảnh hưởng thế nào tới sự hình thành tâm lý của trẻ?

Tính cách là những đặc điểm tâm lý ổn định của con người. Ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, hành động, lời nói. Một người có thể có nhiều tính cách khác nhau. Và có thể có chung tính cách với người khác.

Theo nghiên cứu, tính cách có ảnh hưởng đến 40%. Trong những định hướng, sự quyết định của mỗi người về công việc trong tương lai. Đây được xem là cơ sở vô cùng quan trọng. Bởi khi xác định rõ được tính cách của bản thân. Thì mới có thể ý thức được những công việc phù hợp nhất với mình.

Tính cách ảnh hưởng thế nào tới sự hình thành tâm lý của trẻ?
Tính cách ảnh hưởng thế nào tới sự hình thành tâm lý của trẻ?

Vì vậy, việc giáo dục tính cách cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Là một điều vô cùng quan trọng. Bởi phẩm chất, tính cách quyết định số phận con người. Tính cách đặt nền móng cho đạo đức. Từ đó góp phần làm nên thành công về sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc cho mỗi người. Vì vậy, cần bồi dưỡng tính cách tốt đẹp của con trẻ ngay từ khi còn bé.

2. Tại sao nên giáo dục tính cách cho trẻ ngay từ khi còn bé?

Giáo dục tính cách tốt đẹp cho trẻ chính là điều tạo nên con người. Tính cách có thể được hiểu là một tập hợp các thuộc tính quyết định hành động. Và cách ứng xử mang tính đạo đức. Tính cách không phải bẩm sinh đã có. Nó được hình thành qua quá trình học hỏi và rèn luyện. Và việc dạy và xây dựng những đức tính tốt cho trẻ. Là một phần trách nhiệm của cha mẹ.

Giáo dục tính cách tốt đẹp cho trẻ chính là điều tạo nên con người
Giáo dục tính cách tốt đẹp cho trẻ chính là điều tạo nên con người

“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Mỗi đứa trẻ sinh ra đã mang theo một cá tính nhất định. Tuy nhiên, tính cách là sự phát triển suốt cả cuộc đời. Tính cách con sẽ phát triển theo chiều hướng tốt hay không. Phụ thuộc nhiều vào việc làm gương và hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô. Vì vậy, cha mẹ là nên chú trọng việc giáo dục tính cách cho trẻ ngay từ khi còn bé.

3. Giáo dục tính cách cho trẻ – Chìa khoá giúp bé yêu phát triển toàn diện

Muốn con phát triển nhân cách tốt. Cha mẹ có thể xây dựng cho bé bằng 9 tính cách dưới đây:

3.1. Thái độ hòa bình 

Là khả năng con có thể đưa ra quyết định giải quyết mọi vấn đề một cách bình tĩnh. Và tạo ra môi trường “dĩ hòa vi quý”. Nơi mọi người đón nhận nhau và có tinh thần đoàn kết.

3.2. Sự tôn trọng 

Là khả năng tôn trọng, lắng nghe quan điểm, ý kiến và cảm xúc của người khác. Sự tôn trọng là khả năng có cái nhìn thấu đáo và công bằng. Trong quá trình cư xử với người khác.

Giáo dục tính cách cho trẻ: Sự tôn trọng là điều cần đó trong tính cách của bé!
Giáo dục tính cách cho trẻ: Sự tôn trọng là điều cần đó trong tính cách của bé!

3.3. Sự kiên trì 

Sự kiên trì giúp trẻ nỗ lực. Cà quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ bằng mọi khả năng của mình. Từ đó giúp trẻ hình thành thói quen luôn theo đuổi đến cùng nhiệm vụ. Dù điều đó có khó khăn đến đâu.

3.4. Giáo dục tính cách cho trẻ bằng việc nuôi dưỡng tinh thần lạc quan

Trong quá trình giáo dục tính cách cho trẻ. Hãy dạy bé thái độ sống tích cực, kiên cường trước nghịch cảnh. Hãy để con luôn vui vẻ và hy vọng vào tương lai. Cha mẹ nên ủng hộ khi bé hoàn thành nhiệm vụ. Dù cho việc đó có nhỏ đến đâu.

3.5. Lòng dũng cảm 

Trẻ cần có sức mạnh và khả năng đối mặt với thử thách. Có tinh thần chủ động hành động. Mà không cần chờ sự thúc giục của người khác.

Ngày nay, do sự bao bọc quá mức của nhiều phụ huynh. Dẫn đến việc con bị thụ động, nhút nhát. Vì vậy ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ nên cho con tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài. Để con dũng cảm, bạo dạn hơn.

Trẻ cần có sức mạnh và khả năng đối mặt với thử thách
Trẻ cần có sức mạnh và khả năng đối mặt với thử thách

3.6. Giáo dục tính cách cho trẻ bằng việc tinh thần đoàn kết

Là khả năng trẻ làm việc cùng nhau. Theo tinh thần đồng đội, tinh thần nhóm. Để cùng đạt đến một mục tiêu chung.

Khi biết giáo dục tính cách cho trẻ bằng tính đoàn kết. Sẽ giúp con biết cách chia sẻ trong môi trường tập thể. Từ đó học thêm tính nhường nhịn, lắng nghe. Và tôn trọng người khác hơn.

3.7. Lòng biết ơn 

Trẻ cần có khả năng thể hiện thái độ biết ơn. Và trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà mình may mắn có được. Cũng nên dạy trẻ biết nói lời cảm ơn và xin lỗi. Đây là bài học cuộc sống cơ bản cha mẹ nên xây dựng cho bé. Ngay từ khi con còn nhỏ.

3.8. Sự quan tâm

Không chỉ cha mẹ, trẻ em cũng cần được giáo dục tính cách cho trẻ thông qua sự quan tâm. Khi đó, trẻ sẽ biết cách bày tỏ sự tử tế, lòng trắc ẩn. Hay sự cảm thông và tình người với người khác.

3.9. Tinh thần trách nhiệm 

Trẻ cần thể hiện được tính kỷ luật, khả năng tự chủ. Hay sự trung thực và tinh thần trách nhiệm với những lựa chọn, lời nói. Cũng như hành động của bản thân. Trẻ phải luôn quan tâm đến người khác và môi trường xung quanh.

Trẻ cần thể hiện được tính kỷ luật, khả năng tự chủ
Trẻ cần thể hiện được tính kỷ luật, khả năng tự chủ

Việc bồi đắp và giáo dục tính cách cho trẻ là một quá trình dài. Mà nó đòi hỏi sự kiên nhẫn cao độ của bố mẹ. Chính vì vậy, cha mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức. Cũng như bí quyết hữu ích trong việc giáo dục. Để khuyến khích bé yêu phát triển nhân cách một cách toàn diện.

 Mong rằng những thông tin dưới đây sẽ hữu ích cho bố mẹ trong hành trình chăm trẻ 4 tháng tuổi giúp bé phát triển đầy đủ và khoẻ mạnh nhất.

1. Các chỉ số sức khoẻ trẻ 4 tháng tuổi mẹ cần quan tâm

1.1. Cân nặng

Khi trẻ được 4 tháng tuổi, con gần như không tăng cân nhiều như trước nữa. Điều này khiến cho nhiều bố mẹ trở lên lo lắng. Thực tế là, bước sang tháng thứ tư cân nặng của con sẽ chững lại một chút. Trung bình con sẽ chỉ tăng được 100-150gram/tuần. Tương đương 450-600 gram/tháng. Vì vậy nếu thấy con tăng cân ít hơn trước cũng là điều rất bình thường bố mẹ nhé.
Trong giai đoạn này, cân nặng trung bình của các bé gái ở khoảng 5,6-7,3kg . Cân nặng của các bé trai thường nhỉnh hơn một chút, khoảng từ 6,3-7,9kg.

Khi trẻ được 4 tháng tuổi, con gần như không tăng cân nhiều như trước nữaKhi trẻ được 4 tháng tuổi, con gần như không tăng cân nhiều như trước nữa
Khi trẻ được 4 tháng tuổi, con gần như không tăng cân nhiều như trước nữa

1.2. Chiều cao

Bước vào tháng thứ 4, chiều cao trung bình của bé trai nằm trong khoảng 60-63,9cm. Chiều cao trung bình của các bé gái nằm trong khoảng 57,8-66,4cm. Mẹ sẽ thấy con cao hơn rất nhanh . Thông thường các em bé mới sinh dài khoảng 50cm. Những tháng đầu đời bé sẽ tăng khoảng 2,5cm mỗi tháng cho đến 6 tháng tuổi. Từ 7 tháng tuổi trở đi, tốc độ tăng trưởng chậm lại trung bình 1,5cm/tháng.

Mẹ xem thêm thông tin tại đây : Bảng cân nặng, chiều cao chuẩn của trẻ sơ sinh 

1.3. Vòng đầu

Thông thường bố mẹ chỉ hay quan tâm đến chiều cao và cân nặng của con. Tuy nhiên chu vi vòng đầu là một thông số quan trọng trong sự phát triển của bé. Chu vi vòng đầu giúp bố mẹ theo dõi được sự phát triển não bộ của con. Trung bình chu vi vòng đầu của con sẽ tăng khoảng 2cm/tháng trong vòng 3 tháng đầu. Từ tháng thứ 4 trở đi mỗi tháng bé tăng khoảng 1cm và đạt khoảng 41cm khi trẻ được 4 tháng tuổi.

2. Trẻ 4 tháng tuổi ăn ngủ như thế nào?

2.1. Giấc ngủ của con

Giấc ngủ là một phần quan trọng cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ
Giấc ngủ là một phần quan trọng cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ

Giấc ngủ là một phần quan trọng cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ 4 tháng tuổi ngủ khoảng 14-16 giờ mỗi ngày. Thay vì ngủ giấc dài 2-3 tiếng mỗi lần ngủ như trước kia. Nhiều bé có xu hướng ngủ giấc ngắn và ngủ ít hơn vào ban ngày. Đôi khi mẹ sẽ thấy mệt mỏi vì trẻ thức 3-5 tiếng liên tục. Tuy nhiên các bé có thể ngủ một giấc dài vài ban đêm. Con đã có thể dự trữ được năng lượng cho mình. Vì vậy mẹ không cần gọi bé dậy để nhắc bú nữa. Khi trẻ thấy đói con sẽ tự tỉnh giấc và đòi ăn. Thay vào đó hãy yên tâm ngủ một giấc để hồi phục năng lượng cho bản thân mẹ nhé.

Xem thêm về giấc ngủ của con tại đây : Bật mí mẹ 5 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

2.2. Trẻ 4 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Trong giai đoạn này, bố mẹ sẽ thấy con ăn nhiều hơn rõ rệt. Nếu con bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể phải sẵn sàng cho con bú thường xuyên hơn. Vài mẹ có thể cảm thấy lượng sữa của mình ít hơn trước và trở lên lo lắng. Thật ra có thể lượng sữa của mẹ vẫn vậy, chỉ là con đã lớn và bú nhiều hơn trước. Đối với các bé bú bình, trung bình 120-180ml/kg trên một ngày. Ví dụ bé 6kg sẽ bú tương đương 900-1200 ml một ngày. Dạ dày của bé đã phát triển và bú được nhiều hơn. Tuy nhiên không nên cho con ăn quá 150ml/1 lần bú mẹ nhé.

Có thể mẹ muốn biết : Bé 4 tháng bú bao nhiêu là đủ để có thể phát triển tốt nhất?

3. Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì?

Ở tháng thứ 4 mẹ có thể tìm thấy một chút yên tĩnh vì bé đã biết tự chơi. Bước sang tháng thứ 4, bố mẹ sẽ thấy bé khoẻ và lanh hơn nhiều.

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì?
Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì?

3.1. Bé có thể nhìn tốt hơn

Nếu trong tháng thứ 3, trình độ nhìn của trẻ tốt hơn. Con bắt đầu nhìn kỹ các vật và có thể theo dõi vật chuyển động xoay vòng. Khi trẻ được 4 tháng tuổi, con bắt đầu nhận thức rõ bề khuôn mặt và giọng nói quen thuộc của người thân. Bé có thể nhìn xung quanh, tìm kiếm khi nghe thấy giọng nói quen thuộc. Đặc biệt trong giai đoạn này con thích nhìn chăm chú vào một vật thật lâu. Đôi khi mẹ có thể thấy bé im lặng. Có thể bé chỉ đang say sưa ngắm nhìn bàn tay nhỏ xinh của mình.

3.2. Bé “nói ” được nhiều hơn

Khi trẻ được 4 tháng tuổi, mẹ có thể thấy con tương tác tốt hơn với giọng nói và âm thanh xung quanh. Con cũng thường ê a tự nói chuyện khi ở một mình. Bé hay cười, “nói” to hơn. Đôi khi mẹ có thể cảm thấy như con ” trả lời ” mình bằng ngôn ngữ riêng của bé. Trong giai đoạn này mẹ sẽ thấy con “nói” có nhịp điệu hơn. Đôi khi bé reo lên vui vẻ, thỉnh thoảng lại thở dài một tiếng hoặc gằn giọng như đang rặn . Lúc này, bố mẹ có thể hát, đọc truyện hay chỉ đơn giản là nói chuyện vu vơ với con . Tương tác nhiều giúp bé mạnh dạn và tự tin hơn bố mẹ nhé.

3.3. Con có nhiều hành động mới

Khi trẻ được 4 tháng tuổi mẹ sẽ thấy con có thật nhiều điều mới . Trong giai đoạn này, sự gắn kết tình cảm trở lên mạnh hơn. Bố mẹ cũng gặp phải nhiều thử thách hơn. Nhiều bé có những đợt khóc quấy dai dẳng mà mẹ không biết lý do. Bố mẹ cần phải chú ý đến con nhiều hơn vì bé biết cầm nắm, lắc lư đồ vật và đôi khi còn cho vào miệng nữa. Trẻ có thể thích được bế đứng hoặc ngồi quay ra ngoài. Thường tỏ ra khó chịu khi ở tư thế bế nằm. Một số bé đã có thể tự lẫy được, bố mẹ nên chú ý theo dõi bé vì con có thể lật nhanh và xa lắm đấy.

Kinh nghiệm cho mẹ : Bé 4 tháng chưa biết lật mẹ phải làm sao?

4. Những dấu hiệu bất thường khi trẻ được 4 tháng tuổi

Những dấu hiệu bất thường khi trẻ được 4 tháng tuổi
Những dấu hiệu bất thường khi trẻ được 4 tháng tuổi

Mẹ nên cho con đi khám bác sĩ nếu như thấy trẻ có những biểu hiện sau đây:

  • Con không có biểu hiện đáp lại tiếng động xung quanh.
  • Con có vẻ không nhìn rõ đồ vật trước mặt hoặc không dõi mắt theo những chuyển động.
  • Con không nhìn bố mẹ hoặc không tương tác lại với bố mẹ.
  • Con gần như không cử động tay chân và không hứng thú với những gì xảy ra xung quanh.
  • Con chưa rướn được đầu lên khi nằm sấp.
  • Quấy khóc liên tục trên 3 tiếng một ngày.

5. Các hoạt động kích thích sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Các hoạt động kích thích sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi
Các hoạt động kích thích sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

5.1. Vận động cho con

Trong giai đoạn này, bé rất thích cầm nắm mọi thứ. Bố mẹ có thể đưa nhiều đồ vật khác nhau ra trước mặt bé để kích thích con vươn tay ra với đồ vật. Nếu bé chưa thể tự lẫy, bố mẹ hãy hỗ trợ con bằng cách đẩy nhẹ sau lưng hoặc chủ động cho con nằm sấp. Bé có thể ngồi trong thời gian ngắn nếu được hỗ trợ sau lưng và tựa 2 bên tay. Tuy nhiên, bố mẹ hãy chú ý theo dõi bé nhằm tránh tai nạn xảy ra nhé.

5.2. Nói chuyện với bé

Bố mẹ hãy nói chuyện với bé thường xuyên trong giai đoạn này. Tương tác nhiều giúp con mạnh dạn và tự tin hơn. Ngoài ra, việc này giúp gia tăng sự gắn kết tình cảm với con.
Hãy lặp đi lặp lại một hành động hay lời nói nào đó. Chúng có thể khiến bố mẹ thấy nhàm chán nhưng lại rất tốt cho sự phát triển của con. Những câu chuyện hay những bài hát vui vẻ kích thích não bộ của trẻ. Trêu đùa với con những trò như ú oà cũng khiến bé rất thích thú đấy bố mẹ.

5.3. Đụng chạm tích cực

Sự đụng chạm tích cực mang lại nhiều lợi ích cho con dù ở độ tuổi nào. Trẻ 4 tháng tuổi đã có thể hiểu và cảm nhận được nhiều thứ. Con rất thích được ôm, hôn, âu yếm, vuốt ve hàng ngày. Việc này giúp con phát triển một cách tích cực và vui vẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ được âu yếm, vuốt ve hàng ngày có chỉ số phát triển tri thức và hành vi tốt hơn nhiều so với các bé ít được bố mẹ quan tâm. Vì vây, bố mẹ nên dành nhiều thời gian, tạo nhiều cơ hội để bé có thể nhận được nhiều những tương tác tích cực này nhé.

6. Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi như thế nào?

Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi như thế nào?
Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi như thế nào?

6.1. Con ăn gì?

Trẻ 4 tháng tuổi, thức ăn duy nhất mà bé cần vẫn là sữa mẹ . Nhiều bố mẹ đã nghĩ đến việc bắt đầu cho con tập ăn dặm. Sự thật là hệ tiêu hoá của con đã phát triển hơn. Nhưng vẫn còn khá sớm để cho trẻ ăn hay uống bất kỳ thứ gì khác ngoài sữa bố mẹ nhé.

6.2. Tiêm phòng cho con

Bố mẹ hãy chú ý tiêm các mũi tiêm của con. Trong tháng này, bé có các mũi tiêm nhắc lại các loại vaccine 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Và vaccine bại liệt đường uống. Bố mẹ hãy chú ý cho con đi tiêm ở những cơ sở y tế uy tín để đảm an toàn cho bé.

Thêm thông tin cho mẹ : Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh

6.3. Theo dõi con

Hãy luôn chú ý tới con và tránh để trẻ một mình. Con có thể cử động tay khá tốt . Bé có thể cầm nắm và đưa đồ vật nên miệng. Vì vậy hãy chú ý để những vật sắc nhọn hay có thể làm trẻ bị hóc ra ngoài tầm với của con bố mẹ nhé.Đây là thời gian vàng để phát triển trí não cho trẻ. Con học rất nhanh quá các hành động quen thuộc. Bố mẹ có thể giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp qua các hành động vui đùa hay nói chuyện với trẻ thường xuyên.

7. Cuộc sống của mẹ khi trẻ 4 tháng tuổi

Khi trẻ được 4 tháng tuổi, nhiều mẹ cũng sắp phải chuẩn bị đi làm lại. Mẹ hãy bắt đầu lên kế hoạch và sắp xếp công việc để tránh phát sinh những rắc rối không cần thiết.
Đây là lúc thích hợp để mẹ bắt đầu quay lại chăm sóc sức khoẻ cho mình. Khuyến khích chồng và mọi người trong gia đình cùng chơi với bé. Hãy cho mình những giây phút nghỉ ngơi và thư giãn bản thân mẹ nhé. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, việc tập cho trẻ làm quen với bình sữa từ bây giờ là điều cần thiết.

Cuộc sống của mẹ khi trẻ 4 tháng tuổi
Cuộc sống của mẹ khi trẻ 4 tháng tuổi

Kinh nghiệm cho mẹ : Làm sao để trẻ chịu bú bình – 10 tips cho mẹ.

7.1. Tập thể thao

Hãy bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc bơi lội. Cơ thể của mẹ đã sẵn sàng bắt đầu sẵn sàng cho việc tập luyện trở lại. Mẹ có thể vừa trông con vừa tập thể dục. Việc này giúp mẹ nâng cao sức khoẻ và lấy lại vóc dáng nhanh hơn. Hãy tận dụng mọi cơ hội để tập luyện. Tuy nhiên đừng nghiêm khắc quá với bản thân mẹ nhé.

7.2. Những mối quan hệ xã hội

Trẻ nhà mình đã được 4 tháng tuổi, đôi khi mẹ thấy con có thể chơi 1 mình. Hãy dành một chút thời gian cho bản thân để đọc sách báo, lướt mạng, nghe một bản nhạc yêu thích…bất cứ điều gì khiến mẹ cảm thấy thoải mái. Mẹ hãy liên lạc với bạn bè, đến chơi nhà người thân. Hoặc đơn giản như tham gia vào những hội nhóm chăm sóc con. Mẹ có thể học hỏi thêm nhiều thông tin hữu ích từ những mẹ khác. Hơn nữa đây cũng là môi trường tốt để mẹ chia sẽ những băn khoăn hay giãi bày tâm tư, tình cảm của mình.

Kết luận

Mong rằng những thông tin trên giúp bố mẹ giải đáp được những băn khoăn và hiểu hơn về trẻ khi con được 4 tháng tuổi. Mẹ chuẩn bị bước sang giai đoạn phát triển mới của con. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho bản thân để đồng hành cùng con yêu trong suốt những chặng đường phát triển phía trước nhé.

Nguồn tham khảo :

https://www.who.int/nutrition/publications/severemalnutrition/9789241598163_eng.pdf

https://kidshealth.org/en/parents/guide-parents.html 

Ngày dự sinh sắp đến, mẹ lo lắng rất nhiều, không biết mọi việc có suôn sẻ hay không. Mẹ đừng lo quá nhé, có một phương pháp có thể giúp mẹ sinh dễ dàng hơn đó ạ. Đó là “đẻ chỉ huy” – mẹ đã từng nghe qua thuật ngữ này chưa? Cùng Góc của mẹ khám phá phương pháp diệu kỳ này mẹ nhé!

phương pháp đẻ chỉ huy
Đẻ chỉ huy là gì?

1. Đẻ chỉ huy là gì?

Mẹ đã từng nghe qua thuật ngữ đẻ chỉ huy chưa ạ? Đây là một phương pháp được áp dụng trong sinh nở, giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn. Phương pháp này do bác sĩ sản khoa chỉ định và điều khiển, bằng cách sử dụng oxytocin truyền tĩnh mạch nhằm gây chuyển dạ cho mẹ bầu.

Góc của mẹ sẽ giải thích chi tiết hơn về đẻ chỉ huy, mẹ theo dõi tiếp nhé:

  • Để điều khiển đẻ chỉ huy, bác sĩ sẽ khởi phát chuyển dạ bằng cách kích thích tử cung của mẹ bầu nhằm tạo nên những cơn co thắt.
  • Bước tiếp theo, bác sĩ sẽ tăng cường chuyển dạ, bằng cách kích thích tử cung mạnh hơn, tạo nên những cơn co thắt tăng dần theo thời gian, góp phần thúc đẩy thai nhi có thể nhanh chóng ra ngoài.

Mẹ có thể xem thêm: Sinh lý chuyển dạ – Mọi kiến thức mẹ bầu cần phải biết

phương pháp đẻ chỉ huy
Đẻ chỉ huy là gì mẹ nhỉ?

Mẹ ơi, ngày con yêu chào đời sắp đến, mẹ đã chuẩn bị đầy đủ những vật phẩm cần thiết cho bé cưng chưa? Chắc hẳn mẹ cũng đang quan tâm về những sản phẩm vừa an toàn, vừa lành tính cho bé yêu đúng không nào! Nhà Mamamy giới thiệu đến mẹ chương trình ”Chào con đến với bố mẹ” với vô số ưu đãi hấp dẫn và nhiều sản phẩm cực kỳ chất lượng cho bé cưng. Mẹ xem ngay kẻo lỡ nhé!

Chương trình sale “Chào con đến với bố mẹ” cực kỳ hấp dẫn

2. Chỉ định và chống chỉ định phương pháp đẻ chỉ huy

2.1. Chỉ định phương pháp đẻ chỉ huy

Phần trên đã giúp mẹ hiểu sơ bộ về phương pháp đẻ chỉ huy rồi đúng không ạ? Vậy mẹ có biết là những trường hợp nào sẽ được bác sĩ chỉ định dùng phương pháp đẻ chỉ huy không? Dưới đây là ba trường hợp phổ biến nhất mà khi áp dụng phương pháp đẻ chỉ huy sẽ đạt được hiệu quả tối ưu nhất, mẹ tham khảo nhé:

1- Thai nhi bị quá ngày sinh: Khi đến ngày dự sinh (hơn 40 tuần) mà thai nhi trong bụng chưa có dấu hiệu chuyển dạ, lúc này mẹ cần liên hệ bác sĩ để tham vấn về phương pháp này để có thể sinh sớm nhất có thể. Nếu thai nhi ở trong bụng mẹ quá lâu ngày thì chất dinh dưỡng trong bọc ối không còn nhiều nữa, khiến thai nhi bị thiếu chất và có thể dẫn đến suy thai đó ạ.

2- Nước ối bị vỡ non trước khi có dấu hiệu chuyển dạ: Mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ, tử cung cũng chưa mở nhưng lúc này lại bị vỡ nước ối (có thể do vận động mạnh hoặc va chạm tác động mạnh đến thai nhi). Buồng tử cung sẽ bị nhiễm trùng do nước ối bị vỡ quá sớm, điều này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé cưng đó ạ. Khi gặp trường hợp này, gia đình mình liên hệ ngay bác sĩ để lấy thai nhi ra ngoài một cách nhanh nhất nhé.

3- Không có cơn co tử cung hoặc cơn co tử cung yếu: Trong một số trường hợp, mẹ bầu không có dấu hiệu chuyển dạ, tử cung không xuất hiện những cơn co, lúc này mẹ không thể tự sinh được mà phải cần đến bác sĩ kích thích đẻ chỉ huy, tạo nên những cơn co thắt, góp phần đẩy em bé ra ngoài, tránh bé cưng bị ngộp thở mẹ nhé.

trường hợp chỉ định phương pháp đẻ chỉ huy
Chỉ định phương pháp đẻ chỉ huy

2.2. Chống chỉ định phương pháp đẻ chỉ huy

Phương pháp đẻ chỉ huy có thể giúp mẹ sinh nở nhanh chóng hơn nhưng mẹ ơi, bất kì phương pháp nào cũng có những hạn chế, và không phải bất kì trường hợp mang thai nào cũng có thể áp dụng đẻ chỉ huy. Góc của mẹ liệt kê những tình huống chống chỉ định phương pháp đẻ chỉ huy, mẹ lưu ý nhé:

  • Mẹ bị các bệnh lý về tim mạch như suy tim, tiền sản giật,…
  • Khi siêu âm phát hiện sự bất tương xứng giữa xương chậu thai nhi
  • Sẹo mổ cũ trên tử cung, không thể tiếp tục sinh bằng đường dưới
  • Test đả kích hoặc test không đả kích có biểu hiện của bệnh lý. Lúc này sinh mổ là tốt nhất cho mẹ đó ạ. Cách tốt nhất là mẹ nghe theo lời bác sĩ trong mọi tình huống để bé cưng có thể ra đời một cách an toàn mẹ nhé!
trường hợp chống chỉ định phương pháp đẻ chỉ huy
Chống chỉ định phương pháp đẻ chỉ huy

3. Các phương pháp đẻ chỉ huy

Góc của mẹ đã liệt kê chi tiết những phương pháp mà bác sĩ sẽ thực hiện để kích thích đẻ chỉ huy, mẹ tham khảo để có một cái nhìn tổng quát hơn về phương pháp này nhé!

3.1. Bóc tách màng ối

Khi tử cung không thể chuyển dạ tự nhiên, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp bóc tách màng ối để khởi phát chuyển dạ. Đây là phương pháp đơn giản nhất giúp tạo nên những cơn co tử cung, kích thích mẹ bầu sinh nở. 

Cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ngón tay đã đeo găng vào cổ tử cung, di chuyển ngón tay theo chuyển động tròn và tách màng mỏng kết nối túi ối với thành tử cung.

phương pháp đẻ chỉ huy
Phương pháp đẻ chỉ huy – bóc tách màng ối

3.2. Bấm ối

Với trường hợp cổ tử cung đã mở, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp bấm ối bằng cách dùng một kim chọc dò dài để chọc thủng màng ối, tiếp theo dùng ngón tay xé rộng màng ối. Bác sĩ có thể bấm ối đơn thuần hoặc kết hợp với truyền oxytocin. 

Trong quá trình bấm ối, bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim thai trước và sau khi thực hiện bấm ối, nếu tim thai bình thường thì tiếp tục theo dõi còn nếu tim thai suy (quá nhanh hoặc quá chậm) thì bác sĩ cần phải có phương án xử trí ngay để tránh ngạt thai.

Sau cùng, bác sĩ sẽ đánh giá số lượng và màu sắc dịch ối, nếu dịch ối trong thì tiếp tục cho mẹ theo dõi để sinh thường, còn nếu dịch ối có màu xanh thì cần phải mổ lấy thai ngay lập tức.

đẻ chỉ huy có ảnh hưởng gì không
Bấm ối

3.3. Bóng Foley

Phương pháp được thực hiện bằng cách đưa một ống thông Foley qua lỗ trong cổ tử cung. Bác sĩ sẽ bơm 10ml huyết thanh mặn 0,9% làm phồng bóng cao su nhằm tạo áp lực giúp cho cổ tử cung mở rộng. Khi cổ tử cung mở được khoảng chừng 3cm, ống thông sẽ tự tuột ra ngoài và cuộc chuyển dạ được khởi phát. Có thể kết hợp với truyền tĩnh mạch oxytocin nếu cần thiết.

đẻ chỉ huy có ảnh hưởng gì không
Bóng Foley

3.4. Prostaglandin

Có lẽ khi mẹ nghe đến tên của phương pháp này thì mẹ sẽ liên tưởng đến một loại thuốc đúng không ạ? Chính xác là như vậy, đây là phương pháp kích thích chuyển dạ bằng cách cho sản phụ đặt thuốc này vào âm đạo hoặc ngậm dưới lưỡi.

Prostaglandin có tác dụng giúp cổ tử cung chín muồi và mềm mại giúp việc chuyển dạ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Thuốc thường được dùng phổ biến hiện nay đó là Misoprostol. Góc của mẹ để lại đường link cho mẹ tham khảo nếu muốn hiểu rõ hơn về loại thuốc này nhé!

phương pháp Prostaglandin
Đẻ chỉ huy bằng phương pháp Prostaglandin

3.5. Bấm ối kết hợp với truyền oxytocin

Một phương pháp phổ biến nhất của đẻ chỉ huy thường được bác sĩ sử dụng nhiều nhất là bấm ối và kết hợp với truyền oxytocin. Các bước tiến hành đã được Góc của mẹ liệt kê chi tiết dưới đây, mẹ tham khảo nhé!

1- Các bước tiến hành

  • Bước 1: Pha 5 đv oxytocin vào 500 ml dung dịch glucose 5%, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm, lúc đầu liều lượng sẽ là 1 phút từ 5 đến 8 giọt cho đến khi xuất hiện cơn co tử cung.
  • Bước 2: Bấm ối, xé rộng màng ối. Tiếp đó, theo dõi và điều chỉnh số giọt để đạt được số cơn co phù hợp với sự tiến triển của cuộc chuyển dạ.
  • Bước 3: Tùy tình hình của cuộc đẻ chỉ huy, nếu cơn co mau thì bác sĩ sẽ điều chỉnh cho oxytocin chảy chậm hoặc có thể phối hợp với những thuốc giảm co có tác dụng làm mềm cổ tử cung.

Sau khi thực hiện và kiểm tra, nếu nhịp tim thai nhi tốt, cơn co đều đặn, cổ tử cung mở rộng và ngôi lọt thì có thể tiến hành cho đẻ đường dưới mẹ nhé!

phương pháp đẻ chỉ huy
Bấm ối kết hợp với truyền oxytocin

2- Theo dõi và xử trí của bác sĩ

  • Bác sĩ theo dõi

Nhịp tim thai;

Cơn co tử cung;

Độ mở cổ tử cung xem đã phù hợp chưa;

Độ lọt của ngôi để có phương án xử trí kịp thời.

  • Xử trí tai biến

Nếu trong quá trình thực hiện, có dấu hiệu thai suy, bác sĩ phải ngừng đẻ chỉ huy và thực hiện phẫu thuật ngay lập tức để cứu thai.

Tùy vào cơn co tử cung, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng oxytocin cho phù hợp. Nếu cơn co tử cung quá nhẹ và thưa thì sẽ tăng số giọt truyền. Nếu quá mạnh và nhanh thì bác sĩ sẽ giảm lưu lượng truyền và có thể sử dụng giảm co tử cung.

Nếu quá trình thực hiện đẻ chỉ huy kéo dài quá 6 giờ mà không có tiến triển tốt thì phải phẫu thuật lấy thai nhi ra ngay.

phương pháp đẻ chỉ huy
Đẻ chỉ huy bằng cách bấm ối kết hợp với truyền oxytocin

4. Những biến chứng có thể xảy ra với phương pháp đẻ chỉ huy

Bất kỳ phương pháp nào cũng có thể xảy ra những rủi ro không tránh khỏi, và phương pháp đẻ chỉ huy cũng như vậy. Dưới đây là những biến chứng có thể xảy ra khi áp dụng phương pháp này, mẹ và gia đình hãy chuẩn bị tâm lý để có thể ứng phó trước mọi tình huống bất lợi xảy ra nhé:

  • Khi truyền oxytocin cho mẹ bầu khiến cơn chuyển dạ nhanh và mạnh làm cho thai phụ đau đớn và cần sử dụng thuốc giảm đau nhiều hơn. Nguy hiểm hơn là tử cung có thể bị vỡ trong quá trình truyền oxytocin.
  • Việc tiến hành chọc dò màng ối khi đã bắt đầu chuyển dạ khiến mọi việc tăng tốc nhanh chóng. Lúc này nếu thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ sẽ làm gia tăng sức ép và ảnh hưởng đến lưu lượng máu cung cấp đến thai nhi.
  • Những rủi ro khác mà có thể gặp phải là thai suy yếu hoặc tử vong do quá trình theo dõi không tốt hoặc sự can thiệp quá muộn.
biến chứng khi áp dụng phương pháp đẻ chỉ huy
Những biến chứng có thể xảy ra khi áp dụng phương pháp đẻ chỉ huy

Qua bài viết trên, Góc của mẹ hy vọng mẹ đã có một cái nhìn tổng quan nhất cũng như hiểu được sơ bộ về phương pháp đẻ chỉ huy này. Mẹ hãy cố gắng ăn uống đủ chất cùng vận động nhẹ nhàng để tiểu thiên thần có thể ra đời một cách thuận lợi nhé. Chúc mẹ “mẹ tròn con vuông” và gặp nhiều thuận lợi trong hành trình mang thai. Xin chào và hẹn gặp lại!

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/nao-la-khoi-phat-chuyen-da/

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/cac-phuong-phap-gay-chuyen-da-trong-san-khoa/

Đọc thêm:

Cơn co chuyển dạ và dấu hiệu thực sự

Cách rặn khi chuyển dạ giúp mẹ vượt cạn nhẹ nhàng hơn

Khi chuyển dạ nên ăn gì để vượt cạn nhẹ nhàng, nhanh chóng

Trong những tháng đầu đời, trò chơi là một phần quan trọng không thể thiếu để giúp phát triển toàn diện cho bé. Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển của con. Tuy nhiên nhiều mẹ lại không chú tâm tới và cho rằng nó là không quan trọng. Đây là một việc sai lầm trong nuôi dạy con của nhiều mẹ. Đa số mẹ chỉ quan tâm tới việc cho con ăn, ngủ, thay bỉm tã cho con mà quên mất rằng con cần được chơi đùa. Vậy mẹ đã biết bé 5 tháng chơi trò chơi gì chưa? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu trò chơi cho bé 5 tháng tuổi nhé!

1. Trò chơi phát triển kĩ năng vận động cho trẻ 5 tháng tuổi

Khi trẻ được 5 tháng tuổi là lúc bé đang phát triển nhanh về hệ vận động. Bé bắt đầu thích di chuyển nhiều hơn, muốn được lăn lê bò trườn xung quanh. Khả năng cầm nắm đồ vật cũng tốt hơn, mẹ có thể nhận thấy bé nắm đồ khá chặt. Đó là vì bé đang tò mò và muốn khám phá mọi thứ xung quanh nên luôn cần di chuyển tới chỗ món đồ mình thích. Lợi dụng thời điểm này, mẹ có thể cho bé chơi trò chơi phát triển kĩ năng vận động. Việc này vừa khiến bé thích thú lại giúp con cứng cáp hơn để nhanh biết lẫy, biết bò, biết đi.

1.1. Tiếp tục cho con nằm sấp

Cho bé nằm sấp thường xuyên sẽ giúp bé phát triển cơ cổ
Cho bé nằm sấp thường xuyên sẽ giúp bé phát triển cơ cổ

Cho bé nằm sấp thường xuyên sẽ giúp bé phát triển cơ cổ. Khi đó cổ của bé sẽ đủ khỏe khoắn để nâng đầu lên mà không vướng mắc gì. Bởi khi nằm sấp, bé sẽ ngẩng đầu lên để nhìn xung quanh mình. Làm việc này thường xuyên sẽ giúp cơ của bé cứng cáp hơn. Mẹ có thể tập cho bé xoay cổ sang trái phải để luyện tập. Hãy dùng đồ chơi hoặc giọng nói thu hút sự chú ý của bé. Trò chơi với bé 5 tháng tuổi này sẽ giúp bé vận động dễ dàng hơn.

1.2. Tập ngồi, đứng

Cho bé ngồi thường xuyên hơn để cơ lưng của bé phát triển
Cho bé ngồi thường xuyên hơn để cơ lưng của bé phát triển

Cho bé ngồi thường xuyên hơn để cơ lưng của bé phát triển. Mẹ có thể đặt bé trong góc sofa hoặc chèn gối xung quanh cho bé ngồi vững. Cần chú ý để con ngồi thẳng lưng. Việc này sẽ giúp bé quen với việc ngồi và các cơ trên lưng cùng cột sống được phát triển tốt hơn. Mẹ có thể kết hợp với chơi đồ chơi để bé làm quen với nó. Hoặc cùng bé chơi ú òa để bé vui vẻ, thích thú hơn. Cần chú ý đến bé để tránh bé ngã.

Mẹ hãy cho bé làm quen với bàn chân. Có thể bế cho bé đứng sao cho chân bé chạm sàn. Như vậy bé sẽ cảm nhận được trọng lượng cơ thể dồn lên đôi chân của mình. Việc làm này sẽ kích thích bé nhanh phát triển cơ chân. Thường xuyên làm như vậy sẽ giúp bé nhanh biết đi hơn. Bé sẽ muốn di chuyển đôi chân của mình và tự bước đi. Tuy nhiên không cần vội vàng quá, hãy thong thả để giúp bé làm quen với việc này. Mẹ có thể khiến bé hào hứng hơn bằng cách bế trẻ đi như vậy tới chỗ đồ chơi yêu thích của bé cách một đoạn ngắn. Đây là một trò chơi cho bé 5 tháng tuổi hữu ích mà mẹ nên làm.

2. Trò chơi cho bé 5 tháng tuổi phát triển giác quan

Mẹ nên cho bé chơi các trò chơi luyện tập củng cố các giác quan này
Mẹ nên cho bé chơi các trò chơi luyện tập củng cố các giác quan này

Bé lúc này đã phát triển các giác quan tương đối rồi. Mẹ nên cho bé chơi các trò chơi luyện tập củng cố các giác quan này. Nên cho bé chơi đồ chơi có nhiều màu sắc nổi bật và tương phản. Mắt bé lúc này đã có thể nhìn được vật ở xa hơn và theo dõi được các vật chuyển động. Vì vậy mẹ hãy cho bé chơi trò theo dõi vật chuyển động xung quanh. Hãy thu hút sự chú ý của bé.

Ngoài thị giác, mẹ có thể giúp bé tăng cường cả thính giác. Bé nhỏ rất thích những âm thanh chói tai và réo rắt. Mẹ có thể cho bé chơi những đồ chơi phát ra âm thanh khi chạm vào. Hoặc thú vị hơn có thế cùng bé chơi trò tìm nơi phát ra âm thanh. Bé chắc chắn sẽ rất thích thú và hào hứng muốn được tìm thấy đồ chơi đang phát ra tiếng.

Một trò chơi với bé 5 tháng tuổi khác không kém phần hấp dẫn đó là khám phá mùi vị. Hoạt động này sẽ giúp phát triển khứu giác và vị giác của bé. Mẹ có thể cắt nhỏ các miếng hoa quả và cho bé ngửi và nếm thử bằng đầu lưỡi. Có thể sử dụng các loại trái cây riêng biệt như chuối, táo, xoài… Chú ý không dùng những loại có mùi hăng. Mẹ cũng không nên cho bé ăn nó bởi hệ tiêu hóa của bé chưa đủ phát triển tốt. Đây đều là các trò chơi cho trẻ 5 tháng tuổi giúp các giác quan của bé phát triển.

3. Trò chơi phát triển trí não

Có khá nhiều trò chơi giúp não bộ bé nhanh phát triển
Có khá nhiều trò chơi giúp não bộ bé nhanh phát triển

Có khá nhiều trò chơi giúp não bộ bé nhanh phát triển. Thời điểm 5 tháng tuổi là lúc bé vẫn đang làm quen với thế giới nên tò mò về mọi thứ. Mẹ có thể cho bé chơi 1 số trò chơi đơn giản để giúp bé khám phá xung quanh.

  • Cho bé soi gương: Có thể ban đầu bé không biết trong gương là hình ảnh phản chiếu của mình. Nhưng thường xuyên làm điều này sẽ khiến bé phát hiện ra hành động của người trong gương giống hành động bên ngoài.
  • Chỉ cho bé mọi sự vật: Mỗi khi thấy bé chú ý đến thứ gì, hãy chỉ vào và đọc tên đồ vật cho bé. Nhất là những đồ vật quen thuộc xung quanh. Lâu dần bé sẽ hiểu và ghi nhớ tên đồ vật đó.

Xem thêm: Trò chơi cho bé 5 tháng tuổi – Phần 4 – Đây là quả gì? | Mamamy

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc khó nhằn nhưng lại đầy niềm vui với mẹ. Bên cạnh việc quan tâm tới bữa ăn giấc ngủ của bé, mẹ cũng nên chơi đùa với bé nhiều hơn. Đây là cách tốt nhất giúp bé được phát triển toàn diện. Những trò chơi cho bé 5 tháng tuổi tưởng như đơn giản nhưng lại đóng vai trò rất lớn trong quá trình khám phá thế giới của bé. Hãy làm cho thế giới của bé sống động hơn để bé phát triển thật tốt mẹ nhé!

Mẹ nên tìm hiểu: 

Trò chơi cho bé 4 tháng tuổi – dạy con thông minh

Top trò chơi cho bé 4 tuổi giúp bé phát triển toàn diện

Con trẻ tựa như một tờ giấy trắng. Và luôn chịu ảnh hưởng một cách vô thức từ cha mẹ. Cha mẹ sinh con – trời sinh tính. Vì vậy, việc phát triển tính cách cho con ngay từ khi còn nhỏ. Là một trong những điều quan trọng mà phụ huynh nên lưu ý.

1. Phát triển tính cách cho con bằng việc tạo thói quen tốt cho bé

Trẻ em tuân thủ quy tắc, nghi thức. Phản ánh việc nhận được sự giáo dục tốt nhất của cha mẹ. Ngược lại, trẻ không tuân thủ nguyên tắc và nghi thức. Dễ hành động nổi loạn. Như bạo lực, chửi thề, vô kỷ luật nơi công cộng. Hay coi thường cảm xúc của người khác.

cha mẹ nên dần dạy trẻ cách chú ý đến lời nói, việc làm của bản thân ở nơi công cộng
Cha mẹ nên dần dạy trẻ cách chú ý đến lời nói, việc làm của bản thân ở nơi công cộng

Sau khi trẻ 3 tuổi, cha mẹ nên dần dạy trẻ cách chú ý đến lời nói, việc làm của bản thân ở nơi công cộng. Để con dần hình thành các thói quen tốt. Bởi những điều này vô cùng quan trọng. Trong quá trình phát triển tính cách cho con khi lớn lên.

Người xưa có câu: Không có quy củ thì không thành nề nếp. Do đó, cha mẹ cần phải hướng dẫn trẻ các quy tắc. Đặc biệt trong lời nói, hành động… Để con hình thành nếp sống. Và tạo thói quen tốt hơn. Điều này bắt đầu từ các quy tắc nhỏ. Như quy tắc ăn uống, đi đứng, giao tiếp… Những “sức mạnh mềm” này khi được trang bị sớm. Sẽ giúp trẻ phát triển tự tin trong suốt cuộc đời.

2. Môi trường – yếu tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển tính cách cho con

Gia đình, nhà trường là nơi có ảnh hưởng trực tiếp. Tới sự định hình, phát triển tính cách cho con. Và xã hội là nơi thử thách, đánh giá sự trưởng thành của nhân cách đó. Vì vậy, môi trường cũng là yếu tố quan trọng. Góp phần hình thành và xây dựng tính cách bé yêu.

Môi trường cũng góp phần ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, suy nghĩ của trẻ
Môi trường cũng góp phần ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, suy nghĩ của trẻ

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Bao gồm giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội. Môi trường là nơi nuôi dưỡng tinh thần. Từ đó hình thành tình cảm, cảm xúc cho bé. Môi trường cũng góp phần ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, suy nghĩ của trẻ.

Vì vậy, gia đình cần quan tâm. Và xây dựng cho trẻ những môi trường sống lành mạnh, tích cực nhất. Để trẻ có thể phát triển toàn diện về cả tính cách lẫn tư duy.

3. Cho con cơ hội được tự kiểm soát bản thân

Nuôi dưỡng khả năng tự kiểm soát của trẻ. Là một trong những điều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì đó chính là những kỹ năng cần thiết nhất. Ảnh hưởng đến quá trình phát triển tính cách cho con sau này.

Thông qua học hỏi để tự kiểm soát bản thân. Bé sẽ có những quyết định phù hợp. Và phản ứng lại các tình huống căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày theo cách tốt nhất. Để có được hệ quả tích cực.

Nuôi dưỡng khả năng tự kiểm soát của trẻ
Nuôi dưỡng khả năng tự kiểm soát của trẻ

Ví dụ: nếu bạn nói sẽ không cho phép bé ăn kẹo trước bữa ăn. Bé có thể sẽ khóc, nài nỉ, cầu xin. Hoặc thậm chí la hét. Để bạn nhượng bộ và cho phép trẻ làm điều mà bé muốn. Nhưng nếu trẻ có khả năng tự kiểm soát. Bé sẽ có thể tự nhận thức được. Nếu con có những biểu hiện hờn khóc. Sẽ có thể bị mẹ mắng. Và vì thế trẻ sẽ biết cách kiên nhẫn chờ đợi một cách ngoan ngoãn hơn là nài nỉ hay la hét.

4. Khen ngợi hoặc phê bình con đúng lúc, đúng chừng mực

Để có thể vừa giúp con nhận thức ra và sửa chữa những sai lầm. Đồng thời không làm tổn thương đến lòng tự trọng của con. Những người làm bố, làm mẹ, đòi hỏi cả một “nghệ thuật” trong phê bình.

Khen ngợi và phê bình đúng lúc, đúng chừng mực. Giúp phát triển tính cách cho con tốt. Và giúp con ngày một trưởng thành hơn. Khi phê bình con cái. Bạn hãy giữ thái độ nghiêm trang, nói chuyện với con bằng lý lẽ. Mà không phải bằng những lời chì chiết. Bố mẹ càng tạo được tâm lý “lắng nghe, chịu nghe” ở con trẻ bao nhiêu. Thì sự phê bình sau đó càng có kết quả bấy nhiêu.

Khen ngợi và phê bình đúng lúc, đúng chừng mực
Khen ngợi và phê bình đúng lúc, đúng chừng mực giúp phát triển tính cách cho con tốt

Và cha mẹ cũng đừng quên khen ngợi, động viên con. Khi bé ngoan hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Không chỉ là những lời khen. Đôi khi cũng nên tặng con những phần quà. Để tạo động lực cho con cố gắng.

5. Trong quá trình phát triển tính cách cho con, cha mẹ hãy luôn là tấm gương cho con noi theo

Cha mẹ được coi là tấm gương phản chiếu của con trẻ. Vì vậy, nếu muốn phát triển tính cách cho con. Cha mẹ cũng phải là người có tính cách tốt.

Hãy nhớ rằng mỗi hành động, việc làm của cha mẹ. Đều ảnh hưởng đến con trẻ. Vì đứa trẻ nhìn thấy tấm gương tốt của cha mẹ. Thì tự nhiên sẽ học tập và noi theo. Bố mẹ làm gương cho con bằng hành động. Cũng hiệu quả hơn là chỉ cho con làm gì đó. Bởi hành động sẽ truyền được một thông điệp mạnh mẽ hơn.

Làm bố mẹ, thay vì nói nhiều, hãy hành động. Bởi hành động ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

Cha mẹ cũng phải là người có tính cách tốt.
Cha mẹ cũng phải là người có tính cách tốt

Việc phát triển tính cách cho con là một quá trình. Mà ở đó đòi hỏi sự nhẫn nại rất lớn của cha mẹ. Hãy chú ý dạy con từ những điều nhỏ nhất. Để bé có thể phát triển tính cách và tư duy một cách toàn diện.

Ở mỗi giai đoạn trẻ sẽ lại thích khám phá những điều khác nhau. Bên cạnh đó, các kỹ năng của con cũng sẽ có sự thay đổi. Khi bước sang tháng tuổi thứ 8, con sẽ thích được khám phá nhiều hơn về thế giới xung quanh mình. Đồng thời thích bắt chước hành động của người lớn. Dưới đây là 7 trò chơi cho bé 8 tháng tuổi để mẹ tham khảo giúp phát triển toàn diện kỹ năng cho con.

1. Các trò chơi cho bé 8 tháng tuổi mẹ không thể bỏ qua

1.1. Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi – nghịch nước

Nghịch nước chắc chắn là trò chơi mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích.
Nghịch nước chắc chắn là trò chơi mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích

Nghịch nước chắc chắn là trò chơi mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích. Có nhiều bé đã thích chơi trò này từ những tháng trước. Và để mỗi lần tắm rửa của con không trở nên vất vả, mẹ hãy tạo ra các trò chơi thú vị để chơi cùng con của mình.

Một vài gợi ý về trò chơi cho bé 8 tháng cùng với nước dành cho mẹ như:

  • Cho phép con dùng tay vỗ lên mặt nước.
  • Thêm một vài món đồ chơi vào trong chậu tắm và khuyến khích con dùng tay để bắt chúng. Như vậy sẽ giúp nâng cao khả năng kết hợp tay và mắt.
  • Khi tắm mẹ hãy giới thiệu cho bé các đồ dùng, vật dụng trong nhà tắm và đố lại bé để giúp con có thêm sự hứng thú.

1.2. Chơi cùng bóng

Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi vô cùng thần kỳ đó chính là chơi với bón
Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi vô cùng thần kỳ đó chính là chơi với bóng

Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi vô cùng thần kỳ đó chính là chơi với bóng. Có rất nhiều trò chơi mẹ có thể nghĩ ra ví dụ như:

  • Truyền bóng cùng con.
  • Nhặt bóng cho vào rổ.
  • Dán băng dính vào bóng và cho con cầm để con gỡ ra. Hoạt động này rèn luyện sự khéo léo cho con bạn.

1.3. Chơi nghe điện thoại

Một trò chơi nữa cũng rất được các bé 8 tháng yêu thích đó là nghe điện thoại. Con chưa thể nói được nhưng lại thích bắt chước động tác nghe điện thoại của bố mẹ.

Một trò chơi nữa cũng rất được các bé 8 tháng yêu thích đó là nghe điện thoại
Một trò chơi nữa cũng rất được các bé 8 tháng yêu thích đó là nghe điện thoại

Để chơi trò này cùng con cực kỳ đơn giản. Mẹ chỉ cần dùng tay áp lên tai giả làm điện thoại và trò chuyện cùng con. Hãy nói về bất cứ điều gì để con có thể giao tiếp cùng với bạn. Việc nghe gọi này sẽ giúp cho con học được thêm nhiều vốn từ mới hơn.

Cha mẹ có thể chơi trò chơi này cùng con bất cứ lúc nào. Có thể là đi làm về và tranh thủ chơi cùng con. Trò chuyện với con về những điều mà chúng đã làm trong ngày hôm nay. Hoặc bất cứ thời điểm nào nhắc con gọi điện khoe với ai đó về việc mình đã làm được.

1.4. Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi – Leo núi

Trò chơi dành cho trẻ 8 tháng tuổi tiếp theo mà mẹ có thể tham khảo đó chính là leo núi. Để chơi trò này mẹ hãy chuẩn bị những chiếc chăn và gối dạch sau đó đắp lên thành núi. Có thể chơi trên giường hoặc giới sàn nhà tùy ý.

Hãy đặt ra thử thách con phải vượt qua chướng ngại vật và cổ vũ để chúng thực hiện. Chắc chắn bé sẽ rất nhanh chóng hưởng ứng trò chơi này đó.

Ban đầu nếu bé còn sợ sệt thì cha mẹ có thể bế con leo lên. Nhưng sau đó hãy để chúng tự vượt qua. Sau mỗi lần như vậy hãy cổ vũ tinh thần cho con. Bài tập này sẽ giúp con phát triển khả năng vận động rất tốt. Đồng thời cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các bộ phận cũng như rèn luyện sức mạnh của cơ thể.

1.5. Trò chơi túi thần kỳ

Chiếc túi thần kỹ luôn là một trong số các trò chơi cho trẻ 8 tháng tuổi vô cùng thú vị. Rất đơn giản, mẹ hãy chuẩn bị một chiếc hộp hoặc túi kín sau đó đựng đồ chơi vào bên trong.

Để bé hoặc mẹ nhặt từng món đồ vật ra sau đó hỏi con bất cứ một câu hỏi gì để chúng trả lời. Có thể là “Cái này của con phải không?” “Đây là gì con có biết không?” Con bạn sẽ chưa thể trả lời rõ ràng đó là gì nhưng khi chơi sẽ giúp con phát triển trí óc cũng như rèn luyện khả năng nhanh nhạy của bé.

1.6. Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi – nghe nhạc

Nghe nhạc, nhảy múa dù con ở tháng thứ bao nhiêu cũng sẽ là một trò chơi vô cùng thú vị
Nghe nhạc, nhảy múa dù con ở tháng thứ bao nhiêu cũng sẽ là một trò chơi vô cùng thú vị

Nghe nhạc, nhảy múa dù con ở tháng thứ bao nhiêu cũng sẽ là một trò chơi vô cùng thú vị. Ngay từ khi 7 tháng mẹ đã có thể bắt đầu cho con chơi. Trò chơi này giúp con nâng cao kỹ năng vận động. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp con bạn học thêm được nhiều từ mới và khuyến khích để con tập nói.

Bố mẹ hoàn toàn có thể tạo ra những con rối tay và tự nghĩ ra bài hát, động tác có liên quan và diễn lại cho con xem. Hoặc bắt chước âm thanh của một loài thú nào đó…

1.7. Trò chơi cho trẻ 8 tháng tuổi – chơi luồn ống

Trò chơi cho bé 8 tháng cuối cùng sẽ được giới thiệu chính là trò luồn ống. Lúc này, con đã có thể tự bò đi khắp nơi và khám phá thế giới cung quanh mình. Mẹ hãy tận dụng các loại thùng cát tông lớn để tạo thành ống luồn và khuyến khích con vượt qua các thử thách.

Hãy để bé tiến lên hoặc bò lùi tùy theo sở thích của mình. Cha mẹ cũng có thể tạo ra những điều thú vị ở cuối đường ống để khích thích con khám phá, cổ vũ con về đích nhanh hơn.

Trò chơi cho bé 8 tháng cuối cùng sẽ được giới thiệu chính là trò luồn ống
Trò chơi cho bé 8 tháng cuối cùng sẽ được giới thiệu chính là trò luồn ống

1.8. Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi: Tập cho bé gọi bố mẹ

nuôi dạy con hạnh phúc
Tập cho bé gọi bố mẹ

Mặc dù hầu hết trẻ em ở độ tuổi này vẫn chưa nói sõi. Tuy nhiên mẹ có thể bắt đầu tập cho bé gọi bố mẹ. Khi mẹ chỉ vào bố, hãy dạy bé gọi bố, cha hoặc là papa. Chỉ vào mẹ thì nói mẹ để bé có thể làm quen.

1.9. Nhận biết hình vẽ

Dạy bé nhận biết hình vẽ
Dạy bé nhận biết hình vẽ

Mẹ chỉ vào các hình khối và hỏi con đó là hình gì. Nếu đó là hình tròn thì hãy dạy bé nói hình tròn. Mẹ phải thật nhẫn nại với bé mẹ nhé!

2. Một số đồ chơi cho bé 8 tháng mẹ nên tham khảo

Ngoài việc tham gia các trò chơi cho bé 8 tháng tuổi trên, mẹ cũng có thể giúp bé phát triển toàn diện bằng cách cho bé chơi các đồ chơi như: Búp bê, Robot, thú nhồi bông, bong bóng, Trò chơi xếp hình, trò chơi hình khối, …

Xem thêm: 

Trò chơi cho bé 9 tháng tuổi giúp con phát triển toàn diện

10 trò chơi kích thích trí thông minh cho trẻ 9 tháng tuổi

Top trò chơi cho các bé dưới 1 tuổi được yêu thích nhất

Trên đây là 7 trò chơi cho bé 8 tháng tuổi để mẹ thực hiện cho bé. Chẳng cần phải quá xa với, một sân chơi trong nhà sẽ được mẹ tạo ra một cách dễ dàng.

Núm vú bình sữa là vật dụng sơ sinh không thể thiếu trong mỗi gia đình có con nhỏ. Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ phải tập cho bé ti bình. Như: mẹ sắp đi làm lại, bé dùng bữa công thức, bé không thể bú mẹ trực tiếp… Vì vậy, để bé thích thú với việc ti bình. Mà không bỏ bú mẹ. Việc chọn núm ti cho bé cũng vô cùng quan trọng.

1. Tìm hiểu các loại núm vú bình sữa cho trẻ sơ sinh

Hiện nay có rất nhiều núm vú bình sữa được bày bán trên thị trường. Với rất nhiều kích cỡ, kiểu dáng cho mẹ chọn lựa. Dưới đây là một số loại núm vú phổ biến cho các bé. Mà mẹ có thể tham khảo như sau:

Tìm hiểu các loại núm vú bình sữa cho trẻ sơ sinh
Tìm hiểu các loại núm vú bình sữa cho trẻ sơ sinh
  • Loại núm vú có hình dáng tự nhiên (hình tròn): Đây là loại núm vú có lỗ nằm hướng lên trên. Để sữa có thể bắn lên vòm miệng của em bé.
  • Loại núm vú có hình dạng phổ biến với nhiều loại. Cho phép bé bú được những lưu lượng sữa khác nhau. Đối với bé từ 0-3 tháng. Mẹ có thể kiểm tra xem sữa có chảy ra từ 2-3 giọt/giây không. Để từ đó lấy kim châm thêm lỗ khi lưu lượng sữa chảy qua nhỏ quá. Hoặc đổi sang núm vú mới cho bé.
  • Loại núm bằng cao su. Ưu điểm là mềm mại. Tạo cho bé cảm giác gần giống như ti mẹ. Tuy nhiên chất liệu này thường dễ bị bám mùi. Và khó làm vệ sinh hơn.
  • Loại núm vú bằng silicon. Loại núm ti này có thể sử dụng được trong 1 năm. Tuổi thọ này dài hơn nhiều so với những loại núm vú bằng cao su thông thường khác.
  • Loại hình dáng chuẩn. Đầu núm vú ngắn dài rất khác nhau. Tương ứng với các độ tuổi khác nhau của bạn bé. Các bạn bé hơn thì dùng đầu vú ngắn hơn.

2. Các tiêu chí lựa chọn núm vú bình sữa an toàn cho bé yêu

2.1. Chất liệu núm vú bình sữa

Có 2 chất liệu chính thường được sử dụng. Để làm núm vú bình sữa cho bé. Đó là cao su và silicone.

Chất liệu núm vú bình sữa
Chất liệu núm vú bình sữa
  • Núm bằng cao su có ưu điểm là mềm mại hơn. Tạo cho bé cảm giác gần giống như ti mẹ. Tuy nhiên chất liệu này thường dễ bị bám mùi. Và khó làm vệ sinh hơn.
  • Núm silicone tuy không mềm mại bằng. Nhưng có ưu điểm không mùi và có độ bền cao. Không chỉ vậy, khả năng kiểm soát dòng sữa của núm silicon cũng tốt hơn. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng núm cao su cho bé khi còn nhỏ. Và đổi sang núm silicone khi bé lớn. Nếu bé có sở thích nhay, cắn. Hoặc đang trong quá trình bắt đầu mọc răng. Mẹ cũng nên chọn núm silicone để bé có thể dùng được lâu hơn.

2.2. Hình dáng

Những chiếc núm vú cổ rộng thường khiến bé thích thú hơn. Loại núm vú này đi kèm với bình cổ rộng. Do đó rất dễ làm vệ sinh, việc pha sữa cũng tiện lợi hơn.

Tuy nhiên nếu muốn bé tự giữ bình khi bú. Những chiếc bình cổ rộng thường sẽ khiến bé khó cầm hơn so với bình cổ thường. Tùy từng trường hợp mẹ có thể cân nhắc khi chọn một trong hai loại này nhé!

Những chiếc núm vú cổ rộng thường khiến bé thích thú hơn
Những chiếc núm vú cổ rộng thường khiến bé thích thú hơn

2.3. Kích thước lỗ sữa

Khi mua núm vú bình sữa. Mẹ nên chú ý kí hiệu kích thước lỗ sữa trên vỏ hộp hoặc vành núm ti. Kí hiệu S, M, L hoặc 1,2,3,4. Tương ứng với mức chảy từ ít tới nhiều. Từ đó, mẹ sẽ chọn đúng kích thước với nhu cầu ăn. Và giai đoạn phát triển của con. Để con bú bình được thoải mái nhất.

Thông thường, bé mới sinh chỉ dùng núm vú cỡ S. Với tốc độ chảy chậm từ 2-3 giọt trong 1 giây. Trẻ 2-3 tháng có thể dùng cỡ M. Cỡ L có thể dùng cho bé lớn hơn có nhu cầu bú nhanh. Nếu lỗ sữa quá rộng, mẹ cần thay cỡ phù hợp hơn. Để sữa không ra quá nhanh khiến bé bị sặc.

Một loại núm ti phổ biến nữa có thiết kế lỗ sữa crosscut hình vết cắt chữ thập. Sẽ giúp ngăn sữa bị chảy đổ ra ngoài khi bình nghiêng. Từ đó giảm nguy cơ sặc sữa cho bé. Ưu điểm của núm ti crosscut. Còn khiến bé cảm nhận giống với việc bú mẹ. Giúp các bé làm quen với việc bú bình dễ dàng hơn.

Kích thước lỗ sữa
Kích thước lỗ sữa

3. Khi nào cần thay núm vú bình sữa cho bé?

Một số dấu hiệu cho thấy mẹ cần thay núm vú bình sữa cho bé yêu là:

3.1. Núm bị dính lại và không ra sữa

Thông qua kiểm tra theo dõi màu của núm vú bình sữa. Mẹ có thể kiểm tra chất lượng của núm. Khi thấy trẻ mút sữa thì núm bẹp lại khiến sữa không chảy. Kèm theo dấu hiệu như bình nhạt màu, núm phồng lên, phần cao su mềm… Thì mẹ cần biết rằng núm vú này không thể sử dụng được nữa rồi!

3.2. Sữa chảy thành dòng không đều

Khi sữa sẽ chảy ra thành dòng. Chứ không chảy theo kiểu nhỏ giọt. Nghĩa là núm vú có vấn đề. Vì khi đó đầu núm đã quá to so với mức bình thường. Điều này dễ khiến bé yêu bị sặc.

Sữa chảy thành dòng không đều
Sữa chảy thành dòng không đều

3.3. Khi cần nâng size núm vú bình sữa

Mẹ nên bắt đầu cho bé sơ sinh làm quen với núm vú cho dòng chảy chậm. Đến khi con quen với tốc độ này, quen với việc bú và nút sữa. Sau đó, mẹ có thể chuyển sang một loại núm vú khác cho dòng chảy trung bình.

Chỉ sử dụng núm vú dòng chảy nhanh. Khi nào mẹ đã tự tin bạn bé có thể nút sữa với tốc độ theo yêu cầu. Và không bị choáng ngợp với tốc độ quá nhanh của sữa chảy ra.

Núm vú và bình sữa bao lâu thì thay còn tùy thuộc vào sự phát triển của trẻ. Mỗi cữ trẻ ăn càng nhiều và lực bú càng khỏe hơn khi trẻ càng nhiều tháng. Vì vậy, mẹ cần theo dõi nhu cầu ăn của con. Để thay núm vú có size lớn hơn, bình sữa lớn hơn. Nhằm phù hợp với nhu cầu của con yêu.

Mỗi bé lại có loại núm vú bình sữa khác nhau. Vì vậy, các mẹ cũng nên chú ý cách sử dụng núm ti phù hợp cho con. Để bé yêu có thể ăn sữa một cách ngon miệng nhất.

Giỏ hàng 0