Sapo: Đặt tên cho con gái không chỉ thể hiện sự kỳ vọng, tin tưởng của bố mẹ dành cho con cái mà đó còn là danh hiệu đi cùng bé yêu suốt cuộc đời. Nếu mẹ còn băn khoăn cách đặt tên con gái bắt đầu bằng chữ B thì hãy cùng Góc của mẹ tham khảo những gợi ý sau đây nhé!
1. 60 tên con gái tiếng Việt bắt đầu bằng chữ B
1.1. 20 tên con gái tiếng Việt chữ B dễ thương
Để biệt danh con gái thêm phần đáng yêu và ngộ nghĩnh, tham khảo một số tên con gái tiếng Việt chữ B ngay dưới đây mẹ nhé!
Ngọc Bích: Con là viên ngọc trong sáng và thuần khiết ẩn chứa vẻ đẹp kiêu sa hiếm có.
Thủy Bích: Con là dòng nước tinh khiết, tượng trưng cho một cuộc sống yên bình, tươi sáng.
Ngọc Băng: Dung mạo xinh đẹp, rạng ngời và khí chất thanh cao
Việt Bích: Con là hòn ngọc càng luyện càng tỏa sáng nên tương lai sẽ rộng mở và rạng ngời.
Tuệ Bình: Mong con sẽ là đứa có trí tuệ, thông minh và sáng suốt hơn người.
Thảo Bình: Một người có tính cách thùy mị, hiếu thảo và luôn quan tâm tới mọi thứ xung quanh mình.
Thanh Bình: Gửi gắm về một cuộc sống bình yên, nhẹ nhàng và ổn định.
Như Bảo: Người có tài năng nổi bật và biết ứng xử khéo léo nên được mọi người yêu quý.
Băng Băng: Mong con luôn là người con gái đảm đang, dịu dàng và nhanh nhẹn.
Gia Bình: Mong con có cuộc sống tự do, vui vẻ và bình an
Hoa Bằng: Mong con luôn trong sáng, hồn nhiên, thơ ngây như loài hoa
Xuân Bảo: Năng động, hoạt bát và luôn yêu đời
Tự Bông: May mắn, cuộc sống phát tài và hậu vận tốt
Bối Bối: Đa tài, lanh lợi và luôn nhận được mọi điều tốt lành
Bảo Bình: Có trái tim ấm áp, hiền lành và sống chân thành
Vân Bông: Xinh đẹp, ngoan ngoãn nên luôn được mọi người yêu quý
Ngọc Bảo: Đa tài, có kiến thức uyên bác và tinh tú như những vì sao
Vũ Bình: Khí chất điềm đạm, cốt cách thanh tao
Thiên Bình: Có cái nhìn sâu sắc và hòa thuận trong các mối quan hệ
Bên cạnh lựa chọn biệt danh cho con yêu, chắc hẳn mẹ cũng đang tìm hiểu các sản phẩm sơ sinh cho bé nhưng không biết nên chọn sản phẩm nào cần thiết. Mamamy đang có chương trình sale “Chào con đến với bố mẹ” giảm đến 60% đầy đủ hệ sản phẩm chăm sóc bé an toàn – tiện lợi – chất lượng vượt trội đó mẹ ơi! Sắm ngay chuẩn bị mừng bé cưng ra đời nha mẹ!
1.2. 20 tên con gái tiếng Việt thể hiện tính cách
Một số tên độc đáo thể hiện tính cách cho con yêu như:
Xuân Bình: Là người sống ấm áp, tình cảm và hòa thuận với mọi người
Hà Bích: Xinh đẹp, dịu dàng và khí chất thanh cao
Ý Bình: Mạnh mẽ, sống có lý tưởng và ý chí để được mục đích chính đáng
Lam Bích: Sở hữu những nét đẹp quý phái, phẩm chất cao sang
Hải Bình: Là viên ngọc quý không ngừng tỏa sáng trong tâm hồn với tấm lòng bao la rộng mở.
Khánh Bằng: Hy vọng con sống điềm tĩnh, thông minh và lanh lợi
Yên Bình: Bố mẹ gửi gắm mong muốn có cuộc sống ý nghĩa, bình yên và tốt đẹp
Toàn Bích: Con là viên ngọc toàn vẹn, không tì vết.
Phương Bích: Vẻ đẹp cao sang, tấm lòng thơm thảo và tâm hồn cao đẹp
Quyên Bích: Con là người nết na, đằm thắm và hiếu thảo
Hồng Bích: Mong muốn con có cuộc sống sung túc và an yên
Xuân Băng: Có ý chí, sống nghị lực vượt qua mọi khó khăn
Nhã Bích: Mong con là người có phẩm hạnh đoan chính, nho nhã và sống tử tế
Hải Bích: Mong con có cuộc sống no đủ và hạnh phúc viên mãn
Mỹ Bảo: Tính cách ôn hòa, biết đối nhân xử thế nên nhiều người quý trọng
Huệ Bình: Nho nhã, đoan trang như đóa hoa huệ cao quý
Hoàng Bích: Mang vẻ đẹp nổi bật toát lên vẻ quý giá, kiêu sa đài các
Ngân Bình: Mong con ấm no, đủ đầy và hạnh phúc ngập tràn
Thanh Bông: Bông hoa thuần khiết tượng trưng cho sự quý phái và cao sang
Nghi Băng: Con là người sống có lý lẽ, kiên cường và mạnh mẽ
1.3. 20 tên con gái bắt đầu bằng chữ B tiếng Việt độc đáo
Tham khảo lựa chọn một số biệt danh phù hợp cho con yêu bằng Tiếng Việt độc đáo. Điều này giúp mọi người ấn tượng và dễ nhớ về con hơn khi nghe tên nữa đó mẹ ạ!
Tố Bình: Tính cách thẳng thắn, mạnh mẽ nên biết bảo vệ bản thân
Nguyệt Bích: Nhẹ nhàng, trong trẻo tựa như ánh trăng sáng
Hoài Bạch: Nhân hậu, trong sáng và sống từ bi
An Bích: Có cá tính, hoạt bát nên thích nghi tốt
Vương Bình: Khí phách xuất chúng và giỏi giang trên nhiều phương diện
Nghiêm Bích: Mong con có một cuộc sống thanh bình được nhiều yêu quý và kính nể
Đan Bích: May mắn, hạnh phúc và nhận được nhiều phước lành
Thanh Bạch: Tự tin, hiểu biết sâu rộng và có thái độ sống điềm tĩnh
Lệ Băng: Nhẹ nhàng, thùy mị và hết lòng yêu thương gia đình
Thiên Ba: Thiết tha, đằm thắm và giàu lòng vị tha
Lục Bình: Là đóa hoa xinh đẹp, thanh thoát và tỏa sáng ở mọi nơi
Trúc Băng: Dung mạo xinh đẹp, phẩm chất thanh cao
Tâm Băng: Tâm hồn trong sáng và thuần khiết như băng
Thúy Bích: Mong cuộc đời con luôn vui vẻ, thoải mái
Diệp Bích: Một cô gái có vẻ đẹp quý phái, sang trọng
Minh Băng: Thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ mọi người
Yên Bằng: Mong cuộc đời con luôn hạnh phúc, an yên và no đủ
Hạ Băng: Như tuyết giữa mùa hè, luôn khác biệt nhưng đầy sáng tạo
Như Bình: Mong cuộc sống của con luôn tốt đẹp và như ý
Khiết Băng: Mong con là vừa xinh đẹp giỏi giang, vừa đem lại nhiều điều tươi đẹp
2. 20+ tên con gái tiếng Anh bắt đầu bằng chữ B
Đặt tên con gái tiếng Anh bắt đầu bằng chữ B cũng giúp con trở nên đặc biệt và dễ thu hút chú ý hơn so với mọi người đó mẹ ạ! Mẹ nên lựa chọn những tên gọi dễ phát âm, hay theo tên người nổi tiếng dưới đây nhé!
Billie: Ca sĩ nổi tiếng người Mỹ
Britney: Ca sĩ nổi tiếng người Mỹ
Beyoncé: Ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công nổi tiếng
Bella: Tiktoker nổi tiếng
Brandi: Ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng
Brenda: Diễn viên điện ảnh nổi tiếng
Brie: Diễn viên của vũ trụ Điện ảnh Marvel
Betty: Nhân vật điện ảnh & sân khấu
Blake: Diễn viên điện ảnh
Brooklyn: Diễn viên & Siêu mẫu nổi tiếng
Bebe: Ca sĩ nổi tiếng
Bonnie: Diễn viên cho bộ phim Harry Potter
Baby: Ca sĩ & Diễn viên nổi tiếng
Bridget: Diễn viên điện ảnh nổi tiếng
Brandy: Ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng
Brittany: Diễn viên điện ảnh nổi tiếng
Bryce: Diễn viên & Đạo diễn nổi tiếng
Bailee: Ca sĩ & Diễn viên nổi tiếng
Barbara: Siêu mẫu nổi tiếng
Brooke: Tiktoker nổi tiếng
Brianna: Bác sỹ kiêm Youtuber nổi tiếng
3. 20 tên con gái tiếng Pháp bắt đầu bằng chữ B
Ngoài việc đặt tên con gái bắt đầu bằng chữ B bằng tiếng Anh vừa đơn giản vừa dễ đọc, biệt danh bằng tiếng Pháp cũng không kém phần thú vị đó mẹ ạ. Một số biệt danh bằng tiếng Pháp hay và độc đáo mẹ có thể tham khảo qua dưới đây.
Beatrice: Người mang lại niềm vui
Belevia: Quý cô xinh đẹp
Babette: Mang vẻ đẹp kiêu sa, quý phái
Belisse: Con là người công bằng, không tư vị
Barbara: Dung mạo đoan trang, cử chỉ dịu dàng
Bobbette: Tương lai sáng lạng, đạt được nhiều thành tựu
Basmah: Cô gái có nụ cười tỏa nắng
Beaufort: Con như viên ngọc xinh đẹp
Belinda: Cô gái với vẻ đẹp thu hút
Benigne: Người con gái tốt bụng
Berdine: Xinh đẹp, rạng rỡ
Berna: Cảm đảm như chú gấu
Bernon: Người mang lại chiến thắng
Blandina: Con là ánh sáng rực rỡ của bố mẹ
Blancha: Mang vẻ đẹp trong sáng và tinh khiết
Brittanie: Người có trái tim lớn và tư tưởng lớn
Brid: Người con gái mạnh mẽ và biết bảo vệ
Britta: Con sẽ là người quyền lực, được nhiều người kính trọng
Banan: Tràn đầy sự tinh tế, thanh tao nhưng vẫn sang trọng
Bathilde: Không ngại khó khăn, mạnh mẽ
4. 20 tên con gái tiếng Đức bắt đầu bằng chữ B
Mẹ tham khảo một số tên gọi bắt đầu bằng chữ B cho con bằng tiếng Đức dưới đây nhé!
Barnes: Tao nhã với khuôn mặt luôn toát lên sự rạng rỡ
Baldrun: Con là người sắc sảo, am hiểu sâu rộng
Baptista: Con luôn toát lên vẻ nữ tính, duyên dáng
Bärbel: Nhẹ nhàng và đoan trang
Basima: Tâm tính trong sáng, hay giúp đỡ mọi người
Bedriye: Trong trẻo, xinh đẹp tựa như mặt trăng
Bentje: Luôn lạc quan và hạnh phúc nên vạn sự hanh thông
Bintou: Con sẽ mạnh mẽ, dũng cảm
Bijelle: Con là công chúa nhỏ của bố mẹ
Bastienne: Người có học thức cao nên được mọi người kính trọng
Bajka: Đáng yêu, nhiều niềm vui
Bibiane: Năng động, hoạt bát và luôn tươi cười
Briska: Con là người tự do và vững vàng
Bahira: Hiếu thảo và biết cách đối nhân xử thế
Bettina: Cuộc sống luôn viên mãn và đủ đầy
Beliz: Sở hữu nét đẹp đặc biệt nhưng rất thu hút
Bianca: Con là người xinh đẹp và trắng trẻo
Badia: Khéo léo, luôn nổi bật giữa đám đông
Binah: Có tài và được quý nhân phù trợ
Brynhilda: Quyết đoán, sẵn sàng chiến đấu và không ngại khó khăn
Trên đây là danh sách 150+ tên con gái bắt đầu bằng chữ B độc đáo dành tặng cho mẹ. Hy vọng mẹ có thể tìm được một cái tên ưng ý và độc đáo cho cô công chúa nhỏ. Nếu mẹ còn điều băn khoăn thắc mắc, hãy bình luận phía dưới để Góc của mẹ tư vấn giải đáp mẹ nhé!
Đặt tên theo ngày tháng năm sinh là một trong những các phổ biến nhất mà nhiều mẹ áp dụng để đặt tên cho bé yêu của mình. Mỗi cái tên đều được mẹ tỉ mẩn lựa chọn để gửi gắm ước vọng, tương lai của con. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý ngay 120 tên theo ngày tháng năm sinh cho cả bé trai lẫn bé gái. Mẹ cùng tham khảo nha!
1. Ý nghĩa khi đặt tên theo ngày tháng năm sinh
1 – Con gặp nhiều may mắn trong đời
Trong phong thủy – ngũ hành, người ta rất xem trọng yếu tố ngày tháng năm sinh vì quyết định rất nhiều đến tính cách, vận mệnh. Vì thế, mỗi cái tên được đặt theo ngày tháng năm sinh đều có một ý nghĩa nhất định và ảnh hưởng đến cuộc đời bé cưng. Nếu chọn được cái tên ưng ý thì bé sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, xua rủi vận xấu.
2 – Hợp phong thủy – bản mệnh của con
Đặt tên con theo ngày tháng năm sinh sẽ tạo nên sự liên kết, hài hòa với bản mệnh của bé cưng, thể hiện được mong muốn tương sinh tương hòa theo quy luật ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Nhờ vậy con luôn gặp được điềm lành, được quý nhân phù trợ, công việc hanh thông, trí tuệ khai mở.
3 – Thể hiện đặc điểm nổi bật của từng tháng sinh
Mẹ muốn con ấm áp như mùa xuân, sôi động như mùa hè, dịu dàng như mùa thu hay cương nghị như mùa đông nên muốn đặt tên bé theo tháng sinh, mùa nhất định trong năm. Do vậy, đặt tên cho con theo ngày tháng năm sinh chính là cách bố mẹ gửi gắm kỳ vọng, muốn con lớn lên khỏe mạnh, toàn diện.
2. Cách đặt tên theo ngày tháng năm sinh cho bé trai lẫn bé gái
2.1. Đặt tên bé có ngày tháng năm sinh rơi vào mùa xuân
Mùa xuân bao gồm 3 tháng: tháng 1, tháng 2, tháng 3, đặc trưng của mùa này là mang đến nguồn sinh khí mới cho đất trời, vạn vật đâm chồi nảy lộc. Nếu có ý định đặt tên cho con với ngụ ý muốn con trở thành người ấm áp, gặp nhiều may mắn và bình an, mẹ đừng quên tham khảo những tên gọi dưới đây:
2.1.1. Bé sinh vào tháng 1
Bé sinh vào tháng 1 đồng nghĩa với tháng khởi đầu của một năm mới, do đó những bé sinh vào tháng này thường cá tính, có tố chất lãnh đạo, mạnh mẽ, cương trực trong hành động lẫn tư duy. Ngoài ra, vì đặc tính tháng sinh vào mùa xuân nên bé có trái tim ấm áp, dễ giao lưu, kết bạn. Do vậy, mẹ nên đặt tên con có thiên hướng của sự khai mở và pha chút cá tính, mạnh mẽ. Dưới đây là 10 tên gọi phổ biến nhất:
Giới tính của bé
Tên bé
Nam
Quang Đăng
Quang Khải
Đăng Khôi
Gia Bảo
Bảo Long
Nữ
Ngọc Bích
Bích Trâm
Kiều My
Diễm Khuê
Hoàng Lam
2.1.2. Bé sinh vào tháng 2
Những bé sinh vào tháng 2 thường thông minh, lanh lợi, độc lập và lý trí trong nhiều trường hợp. Đặc biệt, bé sinh tháng 2 còn rất giữ chữ tín, sống có ước vọng, nhiều hoài bão. Bên cạnh đó, nhờ là một trong những tháng sinh vào mùa xuân nên bé có trái tim ấm áp, thường thể hiện cảm xúc qua hành động. Do vậy, mẹ nên đặt tên con theo khuynh hướng hội tụ những ưu điểm này. Cụ thể:
Giới tính của bé
Tên bé
Nam
Đức Tài
Đức Phúc
Minh Nhật
Minh Phúc
Đăng Duy
Nữ
Tuệ Lâm
Tuệ Nhi
Hà Đan
Minh Ngọc
Bảo Trân
2.1.3. Bé sinh vào tháng 3
Tháng 3 là “nút giao” giữa mùa hè và mùa xuân nên được xem là thời điểm may mắn, ít sóng gió, trắc trở. Bé sinh vào tháng này thường là người thú vị, vừa có chút ấm áp, thông minh của mùa xuân vừa có chút năng động, sôi nổi của mùa hè. Những bé sinh vào tháng 3 có rất nhiều tài lẻ, dễ kết bạn và được mọi người yêu mến. Do vậy khi đặt tên cho bé mẹ nhớ cân nhắc những yếu tố này nhé. Ví dụ:
Giới tính của bé
Tên bé
Nam
Huy Hoàng
Trung Kiên
Thanh Tùng
Tấn Phát
Mạnh Đức
Nữ
Hải Yến
Nguyệt Ánh
Nhã Phương
Ngọc Trâm
Phương Thảo
2.2. Đặt tên bé có ngày tháng năm sinh rơi vào mùa hè
Mùa hè bao gồm 3 tháng: tháng 4, tháng 5, tháng 6, đặc trưng của mùa này là những hôm trời nắng như đổ lửa nhưng là thời điểm thích hợp để vạn vật sinh sôi, nảy nở. Nếu có ý định đặt tên con ngụ ý muốn con trở thành người năng động, sôi nổi và có tố chất lãnh đạo thì mẹ đừng quên tham khảo ngay những tên gọi bên dưới nhé:
2.2.1. Bé sinh vào tháng 4
Những bé sinh vào tháng 4 thường có tố chất thông minh, chủ động, tính cách lúc nào cũng sôi nổi pha chút hài hước, thích khuấy động bầu không khí. Bên cạnh đó, bé sinh vào tháng này còn tự tin thể hiện bản thân trước đám đông. Vì lẽ đó nên mẹ cần cân nhắc đặt tên con có những đặc điểm kể trên, cụ thể:
Giới tính của bé
Tên bé
Nam
Hoàng Bách
Quốc Chiến
Quang Minh
Tùng Lâm
Thái Sơn
Nữ
Thùy Minh
Thái Ngân
Ngọc Châu
Phương Nga
Bảo An
2.2.2. Bé sinh vào tháng 5
Đặc điểm nổi bật của bé sinh tháng 5 là có thiên hướng sống tình cảm, thường xuyên giúp đỡ những người xung quanh nên được mọi người yêu mến. Dù là tháng sinh vào mùa hè nhưng tháng 5 nằm ở giữa tháng 4 và tháng 6 nên có sự dung hòa, điều này đã ảnh hưởng lớn đến tính cách của bé, giúp mẹ có sự chân thành, chu đáo và đôi lúc khá nội tâm. Mẹ có thể chọn cho con những cái tên với màu sắc tươi sáng, vui vẻ như:
Giới tính của bé
Tên bé
Nam
Minh Tâm
Cao Trí
Chí Thiện
Nhật Minh
Hồng Đăng
Nữ
Đào Uyên
Tâm Thảo
Như Ý
Mỹ Duyên
Khánh Ngọc
2.2.3. Bé sinh vào tháng 6
Những bé sinh vào tháng 6 thường có tính cách phóng khoáng, giàu trí tưởng tượng và muốn khám phá thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, con yêu cũng biết yêu thương mọi người xung quanh và thường xuyên gặp nhiều may mắn, được quý nhân phù trợ. Dưới đây là những tên gọi phổ biến và được ưa chuộng nhất. Mẹ cùng tham khảo nhé:
Giới tính của bé
Tên bé
Nam
Đăng Khôi
Tuấn Tú
Tuấn Nghĩa
Quang Vinh
Minh Khôi
Nữ
Phương Anh
Quỳnh Chi
Quỳnh Mai
Khiết Đan
Minh Anh
2.3. Đặt tên bé có ngày tháng năm sinh rơi vào mùa thu
Mùa thu bao gồm 3 tháng: tháng 7, tháng 8 và tháng 9, đặc trưng của mùa này tiết trời mát mẻ, trong lành, không còn nắng nóng, oi bức. Nếu có ý định đặt tên con ngụ ý muốn con trở thành người nhẹ nhàng, có chiều sâu trong tâm hồn, biết lắng nghe thấu hiểu thì đừng quên tham khảo những cái tên sau nhé:
2.3.1. Bé sinh vào tháng 7
Bé sinh tháng 7 thường có sự kiên định, năng nổ của mùa hè lẫn sự dịu dàng, đằm thắm của mùa thu nên thường rất bản lĩnh, kiên định với quyết định của mình. Những bé sinh tháng này thường gặp thuận lợi trên con đường tài lộc, gặt hái được nhiều thành công và tiền tài, danh vọng. Dưới đây là một số tên gọi phù hợp với sinh tháng 7, xem ngay mẹ nhé:
Giới tính của bé
Tên bé
Nam
Tuấn Kiệt
Quang Khánh
Khánh Lâm
Gia Khang
Hữu Thịnh
Nữ
Thái Trinh
Lan Khuê
Bảo Trâm
Hoàng Đan
Ngọc Khuê
2.3.2. Bé sinh vào tháng 8
Bé có ngày tháng năm sinh vào tháng 8 thường là những cô bé, cậu bé dũng cảm, mạnh mẽ trong tư duy lẫn hành động. Đồng thời, bé sinh vào tháng này còn có đường vận mệnh tốt, con đường sự nghiệp, tài vận về sau sẽ rất phát triển nếu mẹ đặt đúng tên cho con. Không để mẹ chờ lâu, Góc của mẹ mách ngay 10 cái tên phổ biến đây ạ:
Giới tính của bé
Tên bé
Nam
Đức Toàn
Hữu Toàn
Minh Luân
Quang Dũng
Minh Dũng
Nữ
Thảo Trang
Diễm Quỳnh
Hoàng Yến
Hoàng Vy
Ngọc Lam
2.3.3. Bé sinh vào tháng 9
Bé sinh vào 9 thường có đặc điểm là cương trực, thẳng thắn, quyết đoán, dám nghĩ dám dám làm. Do ảnh hưởng của mùa thu nên bé cũng biết suy nghĩ thận trọng, hành động khéo léo và có chiều sâu, không nóng vội, bộp chộp. Vì vậy, mẹ nên đặt tên con sao cho dung hòa được hai yếu tố trên để con gặp nhiều may mắn trong cuộc sống:
Giới tính của bé
Tên bé
Nam
Trung Thành
Khánh Toàn
Anh Tài
Huy Vũ
Bảo Quốc
Nữ
Khiết Băng
Khôi Nguyên
Hà Lan
Tuệ Vy
Gia Hân
2.4. Đặt tên bé có ngày tháng năm sinh rơi vào mùa đông
Mùa đông bao gồm 3 tháng: tháng 10, tháng 11 và tháng 12, đặc trưng của mùa này tiết trời đã lạnh dần lên, những mầm xanh mơn mởn nhường chỗ để đón những đợt rét mướt, sương mờ, tuyết trắng phủ lên vạn vật. Nếu có ý định đặt tên con với ngụ ý mong con luôn điềm tĩnh, quyết đoán giải quyết mọi việc và vượt qua chông gai thử thách, mẹ có thể tham khảo những cái tên dưới đây:
2.4.1. Bé sinh vào tháng 10
Những bé trai, bé gái sinh vào tháng 10 thường rất xinh xắn, đáng yêu, có vẻ ngoài tạo được thiện cảm cho người đối diện. Vì là tháng giao giữa mùa thu và mùa đông nên bé vừa nghị lực, giỏi giang vừa quyết đoán, sắc sảo trong tư duy. Dưới đây là những tên gọi phù hợp với bé tháng 10 nhất, giúp con gặp nhiều may mắn:
Giới tính của bé
Tên bé
Nam
Minh Hải
Hoàng Dũng
Tuấn Phương
Anh Tuấn
Hà Nam
Nữ
Ái Phương
Phương Hiền
Gia Nghi
Thảo Vy
Thu Huyền
2.4.2. Bé sinh vào tháng 11
Bé sinh tháng 11 luôn chuộng lối sống phá cách, không thích khuôn khổ, gò bó bản thân. Dù sinh vào tháng 11 nhưng bé không ủ rũ, trầm tư như tiết trời mùa đông ảm đạm mà ngược lại rất vui vẻ, không chùn bước trước thử thách, khó khăn. Mẹ cùng điểm lại những tên gọi phù hợp với bé sinh vào tháng 11 nhất nhé:
Giới tính của bé
Tên bé
Nam
Chí Dũng
Việt Cường
Quang Đông
Anh Dũng
Anh Đức
Nữ
Nhã Quyên
Bảo Ngọc
Thư Kỳ
Kỳ Hân
Tú Chi
2.4.3. Bé sinh vào tháng 12
Là tháng sinh cuối cùng của năm nên những bé sinh vào tháng 12 thường có sự dung hòa trong tính cách với nhiều ưu điểm nổi bật như trầm tính, nhẹ nhàng nhưng lại rất lãng mạn, ngọt ngào. Chắc chắn những cô bé, cậu bé sinh vào tháng này đều có sự đồng cảm với những người xung quanh và có khả năng xoa dịu, chữa lành. Dưới đây là những tên mẹ nên đặt khi bé sinh vào tháng 12 để con thêm may mắn:
Giới tính của bé
Tên bé
Nam
Quốc Bảo
Quốc An
Minh Vương
Hữu Thiện
Minh Triết
Nữ
Tuyết Nhi
Hoàng Lan
Thiên Ngọc
Thùy Trang
Huyền My
Mách nhỏ dành cho mẹ:
Bên cạnh việc đặt tên cho con, mẹ cũng cần lưu ý đến những vấn đề khác để chuẩn bị kỹ càng trước khi bé ra đời, giúp chăm sóc sức khỏe bé toàn diện nhất. Chẳng hạn như chọn sản phẩm tắm gội lành tính, vệ sinh bình sữa,… để ngăn chặn vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch non nớt của bé cưng.
Góc của mẹ gợi ý mẹ dùng hệ sản phẩm chăm sóc bé toàn diện Mamamy gồm những sản phẩm thiết yếu cho bé cưng như khăn ướt, tã bỉm, bình sữa, nước rửa bình với thành phần, chất liệu an toàn, lành tính, được nhiều chuyên gia đầu ngành khuyên dùng. Chưa kể, Mamamy còn đang có chương trình sale “Chào con đến với bố mẹ” giảm đến 60% giúp mẹ thỏa sức chăm con lại tiết kiệm chi phí.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp tất tần tật thông tin liên quan đến việc đặt tên theo ngày tháng năm sinh, đồng thời gợi ý mẹ 120 tên gọi hay và ý nghĩa nhất. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác, hãy để ngay lại bình luận ở phía bên dưới Góc của mẹ sẽ giải đáp “tất tần tật” cho mẹ.
Mẹ nghe nhiều người “mách nước” đặt tên cho con theo thần số học sẽ giúp con có một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn, thế nên, mẹ cũng muốn tìm hiểu và đặt tên cho con theo phương pháp này. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ lý giải và hướng dẫn mẹ cách đặt tên theo thần số học hay và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho con.
1. Lý giải ý nghĩa của Thần số học khi đặt tên cho con
Phương pháp này thực chất là một bộ môn khoa học đã có từ hàng nghìn năm về trước và là một dạng đọc vị về số, sử dụng sự tương quan của con số và chữ cái để tạo nên tên gọi làm bật tính cách và tương lai của thiên thần nhỏ.
Cụ thể, theo biểu đồ thần số học Pitago, từ họ cho đến tên đệm, tên chính trong tên gọi của con sẽ tương ứng với một con số từ 1 – 9 mang các giá trị khác nhau. Do đó, bé cưng của mẹ sẽ sở hữu một dãy số thần học mang ý nghĩa riêng biệt ứng với tên của con.
Để con tự tin hơn, gặp nhiều may mắn trong công việc và sự nghiệp sau này, mẹ cần nắm vững nguyên tắc và cách đặt tên cho con theo thần số học. Mẹ kéo xuống tham khảo cách đặt đúng chuẩn, giúp con có tên thật đặc biệt và ý nghĩa.
2. Hướng dẫn cách đặt tên cho con theo thần số học
Theo thần số học, mỗi con số sẽ đại diện cho đặc điểm nhân cách và tín hiệu cuộc sống khác nhau. Do đó, trước khi tìm số mẹ cần biết cách tính và quy đổi con số sau đó lựa chọn những con số phù hợp nhất với con.
2.1. Chuẩn bị trước khi đặt tên con theo thần số học
Để tìm ra con số phù hợp với con, mẹ cần nắm rõ bảng quy đổi các chữ cái ra con số của nhà thần học Pitago nghiên cứu. Bảng quy đổi được thể hiện rõ như sau:
Mỗi chữ cái sẽ tương ứng với một con số, mẹ cần tiến hành thay thế các chữ cái trong tên muốn đặt cho con, sau đó cộng lại tất cả chữ số với nhau để chỉ số thần học. Chỉ số này sẽ thể hiện tính cách, nội tâm của con như sau:
1- Chỉ số linh hồn (nội tâm):
Chỉ số linh hồn phản ánh lên các vấn đề nội tâm cũng như sự nhạy bén, sức mạnh tiềm ẩn tồn tại trong con. Chỉ số này thường nằm trong khoảng các con số từ 1 – 11, được tính bằng cách cộng tất cả các số ứng với các nguyên âm có trong tên của con. Nếu bé cưng của mẹ thuộc dãy số này chắc chắn sẽ là người có khao khát tự do và nghệ thuật mãnh liệt, luôn hết mình với sự lựa chọn của mình đó mẹ.
2- Chỉ số thái độ (tính cách):
Chỉ số thái độ thể hiện tích cách, hành xử và lối sống hằng ngày của con. Cũng giống với chỉ số tâm hồn, chỉ số này nằm trong khoảng số từ 1 – 11 nhưng khác ở chỗ được tính bằng cách cộng các số ứng với phụ âm. Nếu bé sở hữu con số này sẽ là người thông minh, lanh lợi, luôn mang tiếng cười, nguồn năng lượng tích cực cho tất cả mọi người xung quanh.
2.2. Thực hành đặt tên cho con theo thần số học
Để thực hiện đặt tên cho con theo con số thần học chuẩn xác, mẹ cần nắm được bảng quy đổi và công thức tính, từ đó tìm ra con số phù hợp và thuộc về con. Cụ thể, mẹ áp dụng theo các bước dưới đây:
Bước 1: Viết tên mẹ muốn đặt cho bé
Mẹ thực hiện viết đầy đủ cả họ và tên mà mẹ muốn đặt cho bé ra một tờ giấy, sau đó dựa vào bảng quy đổi trên mà viết các chữ số tương đương vào.
Ví dụ: Mẹ muốn đặt tên con là VU THANH PHUONG thì sẽ có bảng quy đổi như sau:
V
U
T
H
A
N
H
P
H
U
O
N
G
4
3
2
8
1
5
8
7
8
3
6
5
7
Bước 2: Cộng các số lại với nhau
Sau khi quy đổi tất cả chữ cái ra các con số, mẹ tiến hành cộng chúng lại với nhau cho đến khi một con số nằm trong khoảng 1 – 11. Ngoài ra, cũng có trường hợp số thần học của bé là 2 số hiếm như 22 và 33. Ví dụ với bé có tên như bước 1 thì tổng các số là 67, mẹ tiếp tục lấy 6+7=13 và 1+3 = 4 để ra được con số nằm trong dãy trên. Như vậy, số 4 chính là con số thần học (số chủ đạo) của bé có tên VU THI PHUONG.
Bước 3: Đưa số quy đổi vào biểu đồ tên
Sau khi đã quy đổi các con số, mẹ tiến hành đưa các số vào biểu đồ tên để mô tả các trục như bên dưới:
Bé có tên VU THI PHUONG thì mẹ đã có được dãy số sau khi quy đổi là 4328 1587 83657. Tiếp theo, mẹ tiến hành vẽ biểu đồ tên, sau đó bỏ các số vào các ô tương ứng như hình mẫu và không thay đổi gì. Những số nào lặp lại đều vỏ vào cùng một ô, ô nào không có thì mẹ để trống. Sau khi lập xong mẹ sẽ có biểu đồ tên như sau:
Bước 4: Tính biểu đồ ngày sinh
Tương tự với biểu đồ tên, mẹ vẽ một biểu đồ trống sau đó điền số ngày sinh vào các ô tương ứng, các số trùng sẽ được bỏ cùng vào một ô. Ví dụ, bé sinh ngày 19/1/2020 sẽ có biểu đồ ngày sinh như sau:
Bước 5: Kết hợp biểu đồ ngày sinh và biểu đồ tên riêng
Sau khi tìm được đầy đủ các con số ở biểu đồ ngày sinh và biểu đồ tên riêng, mẹ cần kết hợp cả 2 biểu đồ này với nhau. Nếu biểu đồ hợp nhất cho ra kết quả đầy đủ các con số thì tên đó càng đẹp, ý nghĩa, mang nhiều may mắn và mẹ nên đặt cho con. Ngược lại, nếu biểu đồ trống quá nhiều số thì mẹ cần tìm hiểu và nghiên cứu lại để giúp con có tên phù hợp nhất.
3. Đặc điểm tên bé theo từng con số Thần số học
Mỗi một con số chủ đạo đều mang những đặc trưng về tính cách, mẹ cần tìm hiểu thật kỹ ý nghĩa của từng con số chủ đạo rồi chọn số phù hợp với con nhất mẹ nha. Cụ thể ý nghĩa của từng con số được thể hiện như sau:
Con số chủ đạo
Đặc điểm nhận diện
Ý nghĩa con số
Số 1
Tố chất lãnh đạo
Con sở hữu tuy duy sáng tạo vượt trội, có khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng biết tận dụng cơ hội thành công
Số 2
Tố chất cộng sự tốt
Con là người có tính kiên nhẫn, nhạy bén, khéo léo và tinh tế, luôn là tâm điểm trong đội/nhóm.
Số 3
Tố chất nghệ thuật
Con có khiếu hài hước, biết cách tạo cơ hội thăng tiến tốt, luôn mang đến không khí vui tươi cho mọi người nhưng vẫn có sự nghiêm túc nhất định.
Số 4
Tố chất quản lý, kế hoạch
Con là người có tổ chức, đáng tin cậy, bình tĩnh đối mặt với các vấn đề khó khăn.
Số 5
Yêu thích sự mạo hiểm
Con sở hữu tinh thần ưa mạo hiểm, có sức hút mà ít ai có được nên rất phù hợp với những công việc như marketing, bán hàng,…
Số 6
Hướng tới sự hoàn hảo
Con là con người cầu toàn, hướng đến sự hoàn hảo, luôn đưa ra được những lời khuyên chân thành, tuyệt vời cho mọi người.
Số 7
Thông minh vượt trội
Con có trực giác và trí nhớ tốt, dễ dàng trở thành chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Số 8
Có khả năng điều hành tốt
Bẩm sinh con đã mang sức ảnh hưởng và khả năng điều hành, quản lý tốt.
Số 9
Tính hướng ngoại, lương thiện
Con có tính cách hướng ngoại, vui vẻ, luôn muốn truyền cảm hứng và giúp đỡ mọi người bằng chính tài năng của mình.
Số 11
Trực giác nhạy bén
Con sở hữu trực giác nhạy bén, có tố chất lãnh đạo bẩm sinh, dễ tạo được danh tiếng tốt.
Số 22
Có mắt thẩm mỹ
Trong con ẩn chứa nhiều năng lực đặc biệt, nếu được định hướng tốt con sẽ trở thành người có đầu óc nghệ thuật, dễ dàng thành công trong lĩnh vực kiến trúc.
Số 33
Tầm ảnh hưởng mạnh mẽ
Con có tầm nhìn xa, lòng lương thiện cao cả và mang sứ mệnh xoa dịu nỗi đau cho những người xung quanh.
Mách nhỏ dành cho mẹ:
Ngoài tặng cho con một cái tên hay, ý nghĩa, mang nhiều điều tốt lành đến với con, mẹ cũng cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe từ những điều nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn như tắm gội an toàn cho con, vệ sinh bình sữa, dụng cụ ăn uống vệ sinh, sạch sẽ,…. giúp con luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
Với mong muốn mang những điều tốt nhất đến cho con yêu, Góc của mẹ gợi ý mẹ dùng hệ sản phẩm chăm sóc bé toàn diện Mamamy chăm sóc con yêu toàn diện, bảo vệ làn da lẫn hệ tiêu hóa non nớt nhờ thành phần thiên thiên lành tính, an toàn. Hơn nữa, hệ sản phẩm cũng đã được chứng nhận và thông qua kiểm nghiệm của nhiều tổ chức uy tín trong và ngoài nước, mẹ yên tâm chăm sóc con an toàn, khỏe mạnh.
Hơn nữa, Mamamy còn đang có chương trình sale “Chào con đến với bố mẹ” giảm đến 60% đầy đủ hệ sản phẩm giúp mẹ chăm sóc bé cưng toàn diện nhất, mẹ còn chờ gì mà không mua ngay thôi nào!
Bài viết trên đã lý giải cho mẹ đầy đủ ý nghĩa khi đặt tên cho con theo thần số học, đồng thời hướng dẫn mẹ cách đặt tên “chuẩn chỉnh”. Mẹ chỉ cần áp dụng đúng theo các bước đã được hướng dẫn là đã có cho con một cái tên vừa đẹp vừa ý nghĩa rồi. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác, hãy để ngay lại bình luận ở phía bên dưới Góc của mẹ sẽ giải đáp “tất tần tật” cho mẹ.
Nghe nhiều người “mách nước” bà bầu uống nước dừa 3 tháng cuối mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng mẹ sợ uống sai cách, không đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng đến cả 2 mẹ con. Hiểu được nỗi lắng đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến mẹ những lợi ích tuyệt vời khi uống nước dừa ở giai đoạn Tam cá nguyệt thứ 3 cũng như những lưu ý liên quan. Theo dõi ngay mẹ nha.
1. Bà bầu 3 tháng cuối uống nước dừa được không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng Alyssa Pike, RD – Giám đốc truyền thông dinh dưỡng của Hội đồng thông tin thực phẩm Quốc tế, 3 tháng cuối là thời điểm “vàng” mà mẹ nên uống nước dừa bởi những lý do dưới đây:
1- Con yêu đã cứng cáp hơn rồi:
Ở giai đoạn Tam cá nguyệt thứ 3, bé yêu đã phát triển gần như hoàn thiện cả về hình thể, não bộ, mẹ cũng bắt đầu cảm nhận được những cử động con. Do đó, tính hàn trong nước dừa sẽ không ảnh hưởng đến con nữa đâu ạ.
Hơn nữa, vào giai đoạn cuối thai kỳ cũng là lúc con yêu cần thật nhiều dưỡng chất để hoàn thiện cấu trúc cơ thể và chuẩn bị tốt cho cuộc “vượt cạn” cùng mẹ sắp tới. Vì thế, mẹ yên tâm bổ sung nước dừa cho cả 2 mẹ con mà không lo bé bị ảnh hưởng nữa rồi.
2- Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào:
Càng gần đến lúc “vượt cạn” thì thân nhiệt mẹ càng tăng tăng cao do sự thay đổi của hormone progesterone, gây nên tình trạng nóng trong, táo bón, khó tiêu,…. Hơn nữa việc phải “truyền” một nguồn năng lượng và dưỡng chất khổng lồ cho bé phát triển cũng khiến mẹ dễ mệt mỏi, uể oải, thậm chí là suy nhược cơ thể.
Lúc này nước dừa sẽ giúp mẹ “đánh bay” táo bón nhờ lượng chất xơ cao, tăng sức đề kháng và năng lượng cho cơ thể nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào có trong 1000ml nước dừa, bao gồm 2,4mg vitamin C, 24mg canxi, 105mg natri, 250mg kali,… … Mẹ kéo xuống dưới để tham khảo thêm những lợi ích “thần kỳ” của loại nước này đối với mẹ và bé cưng mẹ nha.
2. 3 tác dụng từ thói quen uống nước dừa với mẹ bầu 3 tháng cuối
Nhờ sở hữu hàm lượng dưỡng chất vô cùng “nịnh mắt” mà ngoài những tác dụng trên, nước dừa còn mang đến mẹ 3 lợi ích vô cùng tuyệt vời. Cụ thể như sau:
2.1. Cấp nước nhanh chóng cho mẹ bầu
Bé cưng 3 tháng cuối đã lớn hơn nhiều nên việc di chuyển của mẹ thêm phần khó khăn, nặng nhọc, khiến mẹ rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải dẫn đến rối loạn điện giải.
Nếu mẹ để tình trạng này kéo dài (5 – 7 ngày) sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng do sự mất cân bằng dịch cơ thể trong quá trình mang thai thai gây đau đầu, chóng mắt, thậm chí là ngất xỉu. Để cải thiện tình trạng này, mẹ cần bổ sung nước dừa vì trong loại quả này chứa 0,72g protein, 2,6g đường, 105mg natri, giúp cơ thể mẹ được cấp nước nhanh chóng và hiệu quả, duy trì lượng nước cần thiết và cân bằng điện giải mỗi ngày.
2.2. Bổ sung nước ối cho mẹ 3 tháng cuối
Mẹ gặp phải tình trạng thiếu ối ở giai đoạn 3 tháng cuối sẽ làm suy giảm lượng máu cung cấp cho bé cưng, bé có nguy có suy dinh dưỡng cao. Không những thế, thiếu ối ở giai đoạn này còn khiến ngôi thai xoay trở khó khăn, mẹ chuyển dạ lâu và đau hơn đó ạ.
Theo một nghiên cứu của trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ, trong nước dừa có tới 95% là nước, còn là các dưỡng chất như Natri, Kali, Magie giúp cơ thể mẹ đẩy nhanh quá trình tạo nước ối. Đặc biệt, trong nước dừa còn có đặc tính kháng độc tố, do đó, nếu mẹ uống khoảng 2 – 3 lần/ tuần còn giúp nước ối trong và sạch hơn.
2.3. Cải thiện quá trình lưu thông máu
Bổ sung nước dừa lúc này sẽ giúp thúc đẩy quá trình “vận chuyển” máu đi khắp cơ thể, tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do chứa nhiều dưỡng dưỡng chất như sắt, kali, magie. Ngoài ra, các dưỡng chất có trong nước dừa còn có công dụng điều chỉnh huyết áp, loại bỏ cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt,… giúp mẹ đủ sức khỏe cho cuộc “vượt cạn” sắp tới.
3. 2 tác dụng từ thói quen uống nước dừa với thai nhi 3 tháng cuối
Không chỉ đem lại lợi ích riêng cho mẹ bầu, bổ sung nước dừa vào giai đoạn 3 tháng cuối cũng mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho bé cưng:
3.1. Giúp con yêu phát triển 5 giác quan
Khi con yêu bước vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là từ tuần 26 – 31, mẹ uống nước dừa sẽ giúp con phát triển toàn diện 5 giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Bởi trong nước dừa có nhiều chất dinh dưỡng như acid folic, protein, sắt, vitamin, canxi,… cần thiết cho sự phát triển não bộ và các dây thần kinh, giúp thúc đẩy 5 giác quan phát triển hoàn thiện, hỗ trợ bé lớn nhanh lớn khỏe.
3.2. Hỗ trợ con phát triển hệ xương khi còn trong bụng mẹ
3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn khung xương bé phát triển mạnh mẽ nhất, vì thế bé cần rất nhiều protein, vitamin C, và sắt. Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, để giúp hệ xương phát triển vượt trội thì trung bình mẹ cần cung cấp cho bé khoảng 250 mg canxi/ngày.
Chỉ trong 100ml nước dừa đã có đến 24 mg canxi, mỗi ngày mẹ duy trì uống 200ml kết hợp thêm các thực phẩm chứa canxi có trong thực đơn hằng ngày như cá, tôm, sữa chua,…. Không những thế, trong nước dừa còn chứa một lượng lớn vitamin C, giúp thúc đẩy sản xuất collagen giúp hệ da, sụn, xương và gân của bé phát triển hoàn thiện hơn.
4. 3 lưu ý khi uống nước dừa mẹ 3 tháng cuối nên biết
Bên cạnh những lợi ích, mẹ cũng cần “bỏ túi” 3 lưu ý dưới đây để có cách uống đúng, uống vào thời điểm phù hợp. Từ đó, giúp nước dừa phát huy được tối đa công dụng mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé cưng:
1- Mẹ bầu 3 tháng cuối uống 150 – 200ml/ngày
Nước dừa tuy tốt nhưng lại có tính hàn, nên nếu mẹ bầu 3 tháng cuối sử dụng nước dừa quá thường xuyên sẽ gây hạ huyết áp đó ạ. Để bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé cưng, mẹ nên duy trì liều lượng ổn định 1 ly khoảng 150 – 200ml/ngày và khoảng 3 – 4 lần/tuần (tương đương 2-3 quả). Đây là hàm lượng tiêu chuẩn giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho cả 2 mẹ con, bổ sung đủ lượng nước ối mà không gây đầy bụng, chướng bụng và khó tiêu.
2- Chọn đúng loại dừa
Các loại dừa như dừa thường, dừa xiêm, dừa Mã Lai,… có hàm lượng dưỡng chất, công dụng và lợi ích mang lại cho sức khỏe đều giống nhau, chỉ khác về ngoại hình và xuất xứ. Tuy nhiên, để lựa chọn loại dừa uống nước thường xuyên, mẹ bầu 3 tháng cuối nên ưu tiên chọn dừa xiêm, vì giống dừa thường ngọt nước, thơm và cùi dừa ngon hơn.
Bên cạnh đó, mẹ nên ưu tiên uống dừa tươi nguyên trái, bởi trong nước dừa đóng chai thường có chất tạo ngọt làm mẹ tăng cân mất kiểm soát, tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Mẹ hạn chế mua nước dừa bổ sẵn tại hàng quán, vì nhỡ không may mua phải nước dừa không đảm bảo vệ sinh, dừa lâu ngày,…. không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ đâu ạ.
Mách nhỏ cho mẹ:
Trong quá trình chặt dừa không tránh khỏi việc vỏ, bụi bẩn bám dao và dụng cụ đựng nước, khi mẹ uống vào vô tình “dẫn đường” cho vi khuẩn xâm nhập làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì thế, để tránh tình trạng vi khuẩn ẩn mình gây hại, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ phần vỏ quả và các dụng cụ chặt dừa, đựng dừa.
Gợi ý mẹ dùng Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy với chiết xuất ngô và rượu dừa có công dụng giúp khử khuẩn và sạch sâu. Chỉ từ 2 – 3 giọt, sản phẩm đã giúp mẹ quét sạch mọi bụi bẩn, vi khuẩn bám trên vỏ dừa hay các dụng cụ ăn uống, đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa nhạy cảm của mẹ. Bên cạnh đó, do sản phẩm được làm từ nhiên nhiên nên vô cùng lành tính, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng luôn cả cho bé sau sinh để bảo vệ sức khỏe của 2 mẹ con.
3- Không uống nước dừa vào buổi tối mẹ nhé:
Uống nước dừa vào buổi sẽ khiến mẹ buồn tiểu nhiều hơn, đặc biệt nước dừa còn có tính hàn, nếu uống vào buổi tối sẽ khiến mẹ bị lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy. Từ đó, tần suất “ghé thăm” nhà vệ sinh trong đêm tăng cao, ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ khiến mẹ đuối sức, phờ phạc đó ạ.
Thời điểm tốt nhất mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên uống nước dừa là vào buổi sáng. Bởi trong nước dừa có chứa axit lauric có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể uống nước dừa vào buổi trưa để giải khát và làm mát thân nhiệt.
Bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp chi tiết về vấn đề bà bầu 3 tháng cuối uống nước dừa được không, câu trả lời là có và cô cùng có ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cần có cách uống đúng, thời điểm uống phù hợp để tránh lạm dụng gây ảnh hưởng không tốt đến 2 mẹ con. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận ngay bên dưới, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp nhanh chóng nhất.
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ để mặc cho bé yêu đúng cách, đảm bảo giữ ấm và chăm sóc con toàn diện nhất. Không cần mất công kiếm tìm mẹ ơi, Góc của mẹ đã tổng hợp tất tần tật thông tin về chủ đề này trong bài viết dưới đây. Mẹ theo dõi nhé!
1. Bé sơ sinh mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn mẹ nhỉ?
Nhiều mẹ bỉm chưa có kinh nghiệm cho rằng trẻ sơ sinh nên quấn tã thì tốt hơn mặc quần áo. Tuy nhiên làm vậy không hẳn là đúng đâu ạ, tùy khu vực quấn và độ tuổi của bé để có lựa chọn phù hợp nhất mẹ nhé.
1.1. Trường hợp nên quấn tã vùng kín
Không chỉ giúp bé cưng thoải mái và sạch sẽ, mẹ chọn quấn tã vùng kín đúng cách còn giúp mang lại nhiều lợi ích cực “thần kỳ” đó ạ. Tuy nhiên, mẹ lưu ý chỉ nên quấn tã cho bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, sau giai đoạn 2 tháng tuổi, mẹ nên cho con mặc quần áo rồi.
1.1.1. Bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Mẹ nên quấn tã vùng kín cho bé cưng vì sẽ đem lại những lợi ích sau:
1 – Bé cưng ngủ ngon, ít giật mình nửa đêm: Giật mình là phản xạ tự nhiên và thường gặp ở em bé sơ sinh, nhất trong khi ngủ. Phản xạ này thường được gọi là Moro, nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi từ trong bụng mẹ ra môi trường bên ngoài, bé giật mình giống như tư thế “tự vệ” vậy.
Đây hoàn toàn là phản xạ sinh lý bình thường và vô hại nên mẹ yên tâm nha. Tuy nhiên để con ngủ ngon hơn, mẹ nên quấn tã vùng kín cho bé trong giai đoạn này nhằm hạn chế việc cử động, giữ phản xạ của bé ở mức thấp tránh con bị giật mình, ngủ ngon hơn.
2 – Không sợ bé bị lạnh bụng: Bé sơ sinh thân nhiệt chưa ổn định, đề kháng còn non nớt nên rất dễ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là vùng bụng. Do vậy, mẹ quần tã vùng kín sẽ giúp bé ấm áp hơn, không lo bị lạnh bụng rồi.
3 – Mẹ dễ thay tã và vệ sinh cho bé hơn: Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thường đi phân su, tối thiểu 3 lần mỗi ngày, có khi lên đến 4 – 12 lần. Vì vậy mẹ cần chú ý thay tã và làm vệ sinh thường xuyên cho con để đảm bảo sạch sẽ, tránh chất bẩn tích tụ gây nên các vấn đề ngoài da như hăm tã, mẩn ngứa. Đương nhiên, việc mẹ vệ sinh và thay tã vải cho bé sẽ thuận tiện hơn khi mặc quần áo, mẹ chẳng cần tháo, cởi mất thời gian lại nhiều thao tác nữa rồi.
4 – Tránh tác động đến cuống rốn làm con bị đau: Phần lớn trẻ sơ sinh sẽ rụng cuống rốn từ 7 – 10 ngày sau sinh. Lúc này, mẹ cần chú ý chăm sóc cuống rốn và vùng rốn của bé mỗi ngày vì đây là vùng nhạy cảm, cần thao tác thật nhẹ nhàng. Việc mẹ mặc quần áo cho bé quá sớm (dưới 1 tháng tuổi) có thể vô tình làm phần cạp quần, chun áo hay bề mặt vải cọ xát và làm cuống rốn của con bị đau. Ngược lại, mẹ quấn tã vùng kín sẽ hạn chế tác động trực tiếp đến cuống rốn, không lo bé bị đau, cọ xát gây xây xước đâu ạ.
1.1.2. Bé được từ 1 tháng tuổi trở lên
Sau giai đoạn 2 tháng tuổi, mẹ không nên sử dụng quấn tã vùng kín nữa mà nên cho bé mặc quần áo bởi những lý do dưới đây nè.
1 – Cuống rốn của bé đã khô hoàn toàn: Bước sang giai đoạn 2 tháng tuổi, lúc này mẹ có thể mặc quần mà không sợ phần chun quần cạ vào gây trầy xước và viêm nhiễm rốn, cuống rốn của bé nữa. Lý do vì cuống rốn của bé lúc này đã khô hoàn toàn, ổn định và không dễ bị đau hay xây xước nữa rồi.
2 – Giữ ấm tay chân bé kỹ hơn: Mẹ biết không, bé cưng của mẹ mỗi ngày một khác, con thay đổi và làm quen với thế giới rất nhanh. Bé sau giai đoạn 2 tháng tuổi đã bắt đầu biết đạp, khua tay, khua chân nên quấn tã con sẽ đạp ra ngay, điều này vô tình làm tay chân con bị nhiễm lạnh, dễ cảm và ốm lắm ạ. Bởi vậy mẹ nên mặc quần áo dài tay, có bao tay bao chân sẽ giúp giữ ấm cơ thể và tay chân bé kỹ hơn.
3 – Bé được thoải mái vận động theo nhu cầu tự nhiên: Bé được 1 tháng tuổi trở lên, quấn tã vải khiến con bị gò bó, khó vận động, bé sẽ bất hợp tác và thậm chí là quấy khóc suốt thôi. Thay vào đó, mẹ nên lắng nghe, thấu hiểu và cho bé được tự do, thoải mái vận động theo nhu cầu, bản năng tự nhiên. Đơn giản thôi ạ, mẹ chỉ cần giảm dần thời gian quấn tã mỗi ngày, dần cho bé quen với việc mặc quần áo nhé.
4 – Tạo điều kiện cho bé học cách tự đi vệ sinh: Bé cưng càng lớn, lượng nước tiểu và phân sẽ ngày càng nhiều hơn. Lúc nãy, tã vải không đủ khả năng để thấm hút, dễ bị thấm ngược trở lại khiến con khó chịu, dễ bị lạnh lại không vệ sinh chút nào. Hơn nữa việc quấn tã còn khiến con đi vệ sinh không chủ động, con thường ỉ lại, mẹ nên “cai” tã dần để bé học cách thói quen tốt hơn. Từ đó tạo điều kiện cho bé làm quen dần với việc tự đi vệ sinh đúng cách sau này nha.
1.2. Quấn tã toàn thân
Bên cạnh việc quấn tã vùng kín cho bé, mẹ cũng có thể quấn tã toàn thân để giúp giữ ấm tốt hơn, không lo con bị lạnh hay trở giấc, giật mình nữa. Cụ thể ra sao, cùng Góc của mẹ khám phá liền thôi ạ:
1.2.1. Bé dưới 2 tháng tuổi
Khi còn trong bụng, em bé nằm gọn trong tử cung của mẹ, tay và chân gập sát vào bụng. Trong tư thế này, em bé luôn cảm thấy thoải mái và an toàn. Khi chào đời, lúc này bé bắt đầu có thể ngọ nguậy tay chân, có thể cảm nhận được ánh sáng và sự thay đổi của môi trường bên ngoài. Với con đây chính là sự “ồn ào”, đôi khi có quá nhiều điều lạ lẫm khiến bé cảm thấy lo lắng, sợ hãi.
Do vậy, khi bé chưa được 2 tháng tuổi, mẹ nên quấn tã toàn thân theo tư thế “bào thai” nhé. Điều cũng giúp trấn an, xoa dịu, cho bé có cảm giác an toàn, yên tâm và được bao bọc như trong bụng mẹ vậy.
1.2.2. Bé từ 2 tháng tuổi trở lên
Tuy nhiên, đến khi bé được 2 tháng tuổi, đã dần quen và thích nghi rồi, mẹ nên bỏ quấn tã toàn thân bởi 2 lý do sau:
1 – Hai tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu lật người, tập lẫy, vì vậy con thường xuyên khua khoắng tay chân liên tục. Lúc này quấn tã toàn thân sẽ khiến con bị gò bó, cảm thấy khó chịu và không hợp tác nữa rồi. Thậm chí, việc bé hoạt động úp, ngửa, lật, lẫy và đạp chân liên tục có thể làm xô lệch, tã dễ bị tuột hoặc bung ra đó mẹ.
Mặc dù sức đề kháng của bé lúc này đã tốt hơn so với tháng đầu nhưng vẫn còn non nớt, việc tuột tã khiến con dễ bị lạnh, cảm cúm, ngủ kém hoặc sổ mũi nữa.
2 – Hai tháng tuổi là thời điểm phản xạ Moro giảm dần và biến mất hoàn toàn ( sau 4 – 5 tháng tuổi). Do vậy mẹ không nền quấn tã toàn thân bé thường xuyên nữa, điều này có thể làm cản trở hoạt động và phản xạ tự nhiên của bé. Những động tác co duỗi cơ bắp chân, nâng tay nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai và giúp con dễ dàng dàng kiểm soát phản xạ, từ đó hạn chế bị giật mình, ngủ ngon hơn.
Hiện nay có rất nhiều loại tã khác nhau dành cho bé cưng như tã xô, tã dán, tã quần hoặc miếng lót sơ sinh,… Mỗi loại tã lại có cách quấn khác nhau, mẹ lưu ý học cách quấn đúng, đảm bảo bé được giữ ấm tốt và vệ sinh, không bị dính dơ ra chăn nệm nha.
2.1. Cách quấn tã vuông cho bé sơ sinh
Quấn tã vuông là việc mẹ quấn tã quanh người, bao bọc thành một chiếc “tổ” nhỏ ấm áp, giúp con có cảm giác an toàn như ở trong bụng mẹ. Trước khi tìm hiểu cách quấn tã vuông, mẹ chuẩn bị tã phù hợp, thường các loại tã vuông cho bé từ 1 đến dưới 2 tháng tuổi sẽ có kích thước 70x70cm đến 90x90cm, tùy chiều dài cơ thể của bé. Mẹ ước lượng sao cho độ lớn của tã vuông gần gấp rưỡi chiều dài của trẻ sơ sinh là được ạ.
Cách quấn tã vuông cực đơn giản như sau, áp dụng ngay mẹ nhé:
Bước 1: Mẹ trải tã vuông trên giường, đặt tã theo hình con thoi sao cho một góc nhọn hướng về phía mẹ để thao tác thuận tiện hơn. Ở bước này, mẹ chú ý vuốt cho tã thật phẳng, tránh bị nhăn hoặc xô, co dúm lại một góc nhé.
Bước 2: Mẹ gấp đôi tã lại, tính từ phần đỉnh trên của hình thoi sẽ trùng với đỉnh nhọn dưới. Mẹ quan sát, lúc này chiếc tã đang tạo thành hình một tam giác vuông cân là đúng chiều rồi.
Bước 3: Mẹ đặt em bé vào chính giữa của tã, chú ý phần đầu của bé phải nằm ngoài tã và vai của con ngang bằng với mép trên cùng của tã nha.
Bước 4: Mẹ nhẹ nhàng áp tay phải của bé sát với người, bắt đầu quấn đầu tã phải quanh người bé rồi cố định ở eo trái. Mẹ chú ý thao tác quấn vừa đủ, tránh quá chặt khiến bé bị đau, khó chịu hoặc quá lỏng sẽ khó cố định được tã.
Bước 5: Với bên con lại, mẹ tiếp tục áp tay trái bé sát người, quấn tã quanh người bé và gài cố định tại thắt lưng. Mẹ điều chỉnh nút gài sao cho tã quấn vừa vặn, đủ không gian để phần hông của bé không bị chật, chân có thể co duỗi thoải mái.
Bước 6: Cuối cùng, mẹ điều chỉnh lại tã cho vuông vắn và thoải mái nhất với bé, thắt nút phần đuôi tã để cố định là xong rồi ạ. Đơn giản mẹ nhỉ?
Bên cạnh các loại tã vải, mẹ bỉm thông thái có thể chọn tã dán (với bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi) hoặc tã quần (dành cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên), thao tác cực dễ lại siêu tiện, là một trong những “vũ khí” mẹ nên tậu ngay. Đặc điểm của sản phẩm là dễ sử dụng, dễ tìm mua, có khả năng thấm hút siêu tốt, thiết kế lại mỏng nhẹ, bề mặt mềm êm siêu khô thoáng và an toàn, mẹ yên tâm sử dụng nha.
Cùng Góc của mẹ học cách quấn tã dán, tã quần cho bé cưng thật dễ với 5 bước sau đây:
Bước 1: Mẹ chuẩn bị tã dán/ tã quần mới, để trên mặt phẳng, sau đó đặt mông bé lên vị trí chính giữa miếng tã. Mẹ có thể cho bé nằm trên giường để thay tã dễ dàng hơn nha.
Bước 2: Tiếp theo, mẹ kéo nửa trước của tã lên trên bụng bé.
Bước 3: Lúc này mẹ điều chỉnh cho tã vào đúng vị trí, quan sát thấy miếng dán 2 bên tã ở ngang hông và cân đối là được ạ.
Bước 4: Lần lượt bóc miếng dán ở 2 bên và dán cố định lại. Mẹ lưu ý không nên dán quá chặt, viền tã cọ vào mông và đùi bé gây đau, ngứa, mẩn đỏ, khó chịu lắm ạ. Sau khi dán, đối với bé từ 2 tháng tuổi, mẹ mặc thêm quần áo cho con như bình thường.
Bước 5: Gấp gọn miếng tã cũ, cố định bằng miếng dán ở 2 bên và bỏ gọn vào thùng rác. Sau cùng, mẹ nhớ vệ sinh và rửa tay thật sạch.
2.3. Cách dùng miếng lót sơ sinh giữ bé cưng luôn sạch sẽ
Miếng lót sơ sinh được thiết kế như một chiếc tã nhỏ, được kéo dài qua eo và cố định bằng băng keo dán. Miếng lót trẻ sơ sinh rất dễ tìm mua, kiểu dáng nhỏ gọn và sử dụng siêu tiện siêu dễ.
Mặc dù miếng lót khá mỏng nhẹ, nhỏ nhưng có “võ” đó mẹ. Bề mặt miếng lót siêu mềm mại, khả năng thấm hút tốt, khô thoáng giúp bé cưng luôn sạch sẽ và thoải mái suốt ngày dài. Sử dụng miếng lót sơ sinh mẹ chẳng lo tã vải, quần của bé dính bẩn, khó giặt rửa nữa rồi.
Cách thay miếng lót sơ sinh đơn giản lắm mẹ ạ.
Bước 1: Mẹ chuẩn bị miếng lót sơ sinh mới, sau đó gỡ phần băng kéo ở mặt ngoài miếng lót và dán trực tiếp vào tã vải hoặc quần cho bé.
Bước 2: Tiếp theo, mẹ đặt mông bé lên vị trí chính giữa miếng lót sơ sinh, điều chỉnh cho tã vào đúng vị trí, quan sát thấy mép miếng lót ngang hông và cân đối là được.
Bước 3: Lúc này mẹ quấn tã (tham khảo các cách quấn tã vải đã chia sẻ để thực hiện theo mẹ nhé) hoặc mặc quần cho bé là xong rồi.
2.4. Mẹo quấn tã con nhộng cho bé ngủ siêu ngon giấc
Đây là phương pháp quấn tã truyền thống, được các bà các mẹ truyền tai nhau từ xưa đến nay. Mẹ có thể áp dụng phương pháp quấn tã con nhộng cho bé mới sinh đến 2 tháng tuổi, giúp em bé ngủ ngoan, ít bị trở mình, giật mình.
Cách quấn tã con nhộng không khó, mẹ quấn tã bao quanh bé tạo thành một chiếc “tổ kén”, lúc này em bé như một chú nhộng con được ôm ấp, vỗ về, vừa ấm áp lại thân thuộc như trong bụng mẹ vậy đó.
Mẹ tham khảo cách quấn tã con nhộng qua các bước sau:
Bước 1: Mẹ sử dụng khăn quấn hình chữ nhật truyền thống, trải phẳng phiu trên giường, chú ý vuốt các cạnh và mép của tã thật kỹ để tránh bị xô lệch hoặc nhăn nhúm nha.
Bước 2: Mẹ gập một góc vuông của tã xuống dưới sao cho tạo thành một hình tam giác nhỏ, chiều cao của tam giác gần gấp rưỡi chiều dài của bé là được.
Bước 3: Mẹ nhẹ nhàng đặt bé nằm chính giữa tã (chính là phần tam giác vừa gập ở bước 2). Chú ý phần vai của bé ngang bằng với mép tã, đầu và cổ nằm ngoài tã để tránh bị tã che mất miệng hoặc mũi khiến bé khó thở.
Bước 4: Mẹ đặt tay phải của bé áp sát vào người, sau đó quấn góc tã bên phải vòng quanh người bé, cố định ở eo bên trái.
Bước 5: Mẹ tiếp tục gập phần đuôi tã lên trên để bọc chân của bé lại, chú ý chừa lại khoảng trống ở chân đủ để con co, duỗi và cử động thoải mái.
Bước 6: Cuối cùng, mẹ quấn góc trái của tã quanh người bé tương tự như bước 4, điều chỉnh và cố định đầu tã nữa là xong mẹ nhé.
2.5. Quấn tã tam giác đảm bảo bé cưng thoải mái suốt ngày dài
Tã tam giác cũng là một trong những “vật bất ly thân” dành cho bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đó ạ. Mẹ mới có bé lần đầu, quấn tã còn lóng ngóng, mẹ có thể sử dụng tã tam giác trước nhé, thao tác quấn không khó, gọn gàng, bé yêu lại cực thích vì thoải mái suốt ngày dài.
Tã tam giác thường là tã vải, chất liệu cotton êm ái, được thiết kế dưới dạng hình tam giác đều với nhiều kích thước khác nhau. Đối với bé dưới từ 0 – 2 tháng tuổi, mẹ nên chọn tã quấn tam giác vùng kín size tối thiểu 45 x 45 x 45 cm và tã quấn toàn thân size tối thiểu 70 x 70 x 70cm. Kích thước tã tam giác này không quá lớn cũng không quá nhỏ, vừa đủ để đảm bảo bé yêu thoải mái, không lo bị gò bó mẹ nha.
Mẹ thực hiện quấn tã tam giác theo những bước sau nhé:
Bước 1: Mẹ trải tã tam giác trên giường, chú ý vuốt phẳng các cạnh, mép của tã.
Bước 2: Tiếp đến, mẹ nhẹ nhàng đặt bé nằm chính giữa tã. Chú ý phần vai của bé ngang bằng với mép trên của tã tam giác, đầu và cổ nằm ngoài tã để tránh bị tã che mất miệng hoặc mũi khiến bé khó thở.
Bước 3: Lúc này, mẹ đặt tay phải của bé áp sát người, sau đó quấn góc tã bên phải vòng quanh người bé, cố định ở mạn sườn bên trái.
Bước 4: Tiếp theo, mẹ gập phần đuôi tã tam giác lên trên, lưu ý chừa lại một khoảng trống ở bàn chân ( khoảng 4 – 5 cm) để giúp con co duỗi chân thoải mái nhé.
Bước 5: Cuối cùng, mẹ đặt tay trái của bé sát người, tiếp tục quấn góc trái của tã quanh người bé, điều chỉnh lại và cố định đầu tã. Vậy là xong rồi, khá đơn giản mẹ nhỉ?
3. Mẹ nên chọn quần áo gì cho bé khi con dừng quấn tã?
Tham khảo ngay 4 tiêu chí “nằm lòng” giúp mẹ yên tâm chọn quần áo cho bé cưng khi dừng quấn tã ngay dưới đây nè:
1- Chọn quần áo chất liệu mềm mịn, nhẹ dịu
Làn da của bé sơ sinh vô cùng non nớt và nhạy cảm, chỉ một chút tác động nhỏ cũng khiến con bị mẩn ngứa, khó chịu rồi. Do vậy, khi mua sắm quần áo cho bé cưng, mẹ nên ưu tiên chất liệu vải thật “xịn sò”, vừa mềm mịn lại nhẹ dịu và cả tiêu chí an toàn nữa nhé.
Gợi ý mẹ chọn mua cho bé cưng quần áo có chất liệu cotton 100% hoặc cotton chải nha. Đây đều là những chất liệu được nhiều mẹ bỉm “chọn mặt gửi vàng”, siêu mềm, mỏng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, chẳng lo xơ hoặc bụi vải mịn gây hại cho bé cưng. Nhờ đó, con mặc vào siêu thích luôn, chẳng lo mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu, mẹ yên tâm lắm ạ!
2- Ưu tiên quần áo đơn sắc, ít họa tiết
Quần áo cho bé cưng với màu sắc sặc sỡ, nhiều họa tiết ngộ nghĩnh đáng yêu thường thu hút sự chú ý của mẹ, nhất là mẹ có bé gái đó ạ.
Trong khi đó, làn da của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, việc sử dụng những loại vải có nhiều màu sắc rực rỡ có thể khiến da bé bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy,thậm chí là kích ứng. Mẹ chỉ nên chọn những bộ quần áo có tông màu nhẹ nhàng, dịu mắt ưu tiên chất vải tốt như cotton 100% hoặc cotton chải, có thể có một chút họa tiết để tô điểm nhưng không được chọn quá nhiều màu sắc.
3- Thay đổi luân phiên nhiều loại quần áo khác nhau
Da của bé yêu ở giai đoạn sơ sinh rất mỏng manh, non nớt và vô cùng nhạy cảm với môi trường xung quanh. Nếu mẹ mua quần áo chỉ một kiểu cho con thì rất khó chọn đó ạ, đồ dài thì ban ngày mùa hè vừa bí vừa nóng, đồ ngắn thì ban đêm con mặc hở tay, hở chân lại dễ bị nhiễm lạnh.
Do đó, tối ưu nhất, mẹ luân phiên thay đổi nhiều loại quần áo khác nhau để phù hợp với thời tiết, từng thời điểm trong ngày và nhiệt độ khác nhau. Mẹ yên tâm bé mặc đẹp, vừa in, luôn được giữ ấm và thoải mái, dễ chịu lắm ạ.
Quần áo cho bé sơ sinh thì siêu nhiều mẫu mã luôn ạ, chẳng hạn như như bodysuit dài tay, sleepsuit, đồ bộ ngắn, đồ bộ dài, đồ yếm, áo bông, áo len cừu nữa, mẹ thỏa sức chọn nha. Tham khảo bài viết Mặc quần áo cho trẻ sơ sinh đúng cáchđể có thêm nhiều thông tin thú vị và chi tiết nhất mẹ nhé!
4- Lựa chọn thương hiệu chất lượng, uy tín
Trước khi chọn mua quần áo cho bé, mẹ nhớ xem kỹ xuất xứ và thương hiệu. Bởi làn da và đề kháng của bé cưng còn rất non nớt, mẹ chọn mua quần áo đến từ thương hiệu uy tín sẽ yên tâm hơn, bé mặc thoải mái, vừa vặn lại an toàn nữa.
Mẹ nhớ xem thật kỹ về đường cắt may có chỉn chu và gọn gàng, chất vải có độ mềm mịn, logo thương hiệu in rõ nét hay không nữa nhé. Tốt nhất, mẹ chọn mua quần áo cho bé tại địa chỉ chính hãng của thương hiệu để được tư vấn, hỗ trợ và đảm bảo giá thành tốt.
Gợi ý cho mẹ chọn mua đồ cho bé cưng tại thương hiệu CHAANG, một địa chỉ chuyên quần quần áo trẻ sơ sinh với mẫu mã siêu cưng, thành phần lên đến 95% cotton organic cực dịu nhẹ, lành tính mẹ ơi. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo một số thương hiệu chuyên quần áo sơ sinh siêu xịn sò, giá tốt như BU, Nous, Carter’s,…
Như vậy mẹ đã nắm rõ được trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã rồi. Mẹ nhớ lưu lại ngay 5 cách quấn tã cho bé đúng chuẩn và đừng quên “nằm lòng” lưu ý giúp chọn quần áo cho bé cưng khi dừng quấn tã để đảm bảo an toàn, bé thoải mái nhất nha. Nếu vẫn còn thắc mắc, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được Góc của mẹ tư vấn và hỗ trợ kịp thời!
Bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bắt đầu ngán sữa bầu, muốn đổi sữa để uống ngon miệng hơn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Mẹ nghe nói việc uống sữa tươi không đường sẽ mang đến nhiều lợi ích tốt cho mẹ và bé nhưng lại băn khoăn không biết bầu 3 tháng cuối uống sữa tươi không đường được không. Tìm hiểu câu trả lời chuẩn khoa học nhất thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé!
1. Bầu 3 tháng cuối uống sữa tươi không đường được không?
Theo chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng Lindsay Boyers, uống sữa tươi không đường có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ nhờ những thành phần dinh dưỡng thiết yếu,g giúp cơ thể mẹ dễ dàng hấp thụ dưỡng chất hơn so với sữa bầu. Chính vì vậy, nếu “ngán” sữa bầu quá rồi, mẹ hoàn toàn đổi sang sữa tươi không đường được mẹ nhé!
2. 2 lý do mẹ bầu 3 tháng cuối nên bổ sung sữa tươi không đường
Sữa tươi không đường được được xem là sự thay thế hoàn hảo dành cho những mẹ không uống được hay quá ngấy vị sữa bầu. Không chỉ giúp mẹ thay đổi được khẩu vị mà còn mang lại cực nhiều tác dụng cho cả mẹ và bé đó ạ.
1 – Sữa tươi không đường chứa hàm lượng dưỡng chất cao
3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm mẹ cần “tăng tốc”, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để chuẩn bị chào đón bé cưng chào đời. Sữa tươi không đường chứa các thành phần chính gồm: Chất béo, vitamin A, B12, C, D,E photpho, magie, selen, các acid amin thiết yếu,… toàn những chất cần thiết ở giai đoạn này, giúp, nâng cao hệ miễn dịch cho cả 2 mẹ con trong 3 tháng cuối thai kỳ.
2 – Hạn chế tình trạng tăng cân mất kiểm soát
Sữa bầu chứa hàm lượng đường, chất béo cao, ông bà lo cháu không đủ dinh dưỡng cứ thúc mẹ uống thật nhiều, uống quá liều lượng, khiến mẹ tăng cân chóng mặt. Thế nhưng, mẹ bầu uống sữa tươi không đường sẽ giảm thiểu tình trạng tăng cân mất kiểm soát bởi lượng đường trong sữa được loại bỏ. Trong mỗi 100ml sữa tươi 5% lượng đường lactose trong khi sữa bầu chứa đến 7.2% lượng đường lactose đó mẹ.
Bổ sung sữa tươi không đường vào chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp mẹ bầu bồi bổ, dự trữ năng lượng cho việc mang thai mà còn giữ được vóc dáng, dễ dàng giảm cân sau khi sinh.
3. 8 lợi ích với mẹ bầu và thai nhi 3 tháng cuối khi bổ sung sữa tươi không đường
Protein, các acid amin và các dưỡng chất thiết yếu khác không chỉ bồi bổ cho mẹ bầu mà còn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và ổn định. Uống sữa tươi không đường trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ mang đến những lợi ích đáng kể sau:
3.1. Tăng cường khả năng miễn dịch
Mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần tập trung dinh dưỡng và đề kháng để hoàn thiện hệ miễn dịch cho bé và kích thích tạo sữa non, vô tình khiến cơ thể mẹ bị suy giảm miễn dịch. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần bổ sung sữa tươi không đường chất lượng, giàu vitamin D từ các thương hiệu như TH True Milk và Vinamilk để cơ thể mẹ dễ dàng hấp thụ được các dưỡng chất từ sữa.
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống miễn dịch của mẹ trong khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối, giúp ngăn ngừa các triệu chứng nhiễm trùng, đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé.
3.2. Mẹ tạm biệt chứng đau nhức xương khớp
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, hệ thống khung xương và răng, cơ bắp của mẹ phải chịu áp lực rất lớn vì khi này cột sống của mẹ bị ưỡn hình cánh cung để đảm bảo sự thăng bằng và chịu được trọng lượng của thai nhi. Do đó, nếu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết thì sau mẹ sẽ gặp vấn đề về xương khớp như viêm xương khớp, viêm khớp ở phụ nữ, nhất là ở đầu gối.
Chính vì thế, việc bổ sung sữa tươi không đường kết hợp cùng các loại thực phẩm giàu canxi khác như: cá, đậu hà lan, kiwi, rau cải chíp, trái cây sấy khô, quả cam,… sẽ cung cấp đủ hàm lượng canxi cần thiết để bảo vệ xương khớp cho mẹ và hoàn thiện khung xương cho bé.
3.3. Ổn định huyết áp – lưu thông máu tốt
Theo nghiên cứu năm 2013 với hơn 3,000 phụ nữ làm bài khảo sát, việc bổ sung canxi, kali, magie từ sữa giúp ổn định huyết áp và lưu thông máu tốt hơn. Điều này hết sức có lợi và quan trọng trong những tháng cuối của thai kỳ. Việc uống sữa tươi giúp ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp ở mẹ và các bệnh về tim mạch cho bé.
3.4. Mẹ ngủ sâu giấc hơn
Trong sữa tươi có chứa hoạt chất Tryptophan là một loại axit amin giúp mẹ bầu ngủ sâu giấc hơn, đảm bảo ngủ đủ giấc và bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây sạm màu, chảy xệ. Mẹ bầu uống một ly sữa tươi nóng trước khi ngủ khoảng 2 tiếng để có giấc ngủ được sâu và ngon hơn, chẳng lo chuột rút, hay các cơn đau khớp làm phiền giấc ngủ của mẹ nữa rồi.
3.5. Cung cấp năng lượng cho mẹ
3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn cơ thể mẹ cảm thấy nặng nề và khó chịu nhất, bởi khi này em bé đã khá lớn ảnh hưởng mạnh đến khả năng di chuyển, tiêu hao nhiều năng lượng của mẹ bầu. Trung bình 100ml sữa tươi sẽ cung cấp từ 73.2 – 76 calo giúp bù đắp lượng năng tiêu hao của mẹ trong những tháng cuối thai kỳ đó mẹ.
Đặc biệt, nhu cầu hấp thụ chất béo ở phụ nữ mang thai chiếm từ 20 -30% năng lượng khẩu phần. Vì thế, việc bổ sung sữa tươi có chứa cả chất béo no và không no giúp cung cấp “nhiên liệu” cho cơ thể, cung cấp đủ năng lượng cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai.
3.6. Ngừa dị tật bẩm sinh ở bé
Sữa là thực phẩm giàu protein nhất, một chất dinh dưỡng thiết yếu của con người và đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai, góp phần xây dựng được các tế bào mới, ngăn ngừa mắc dị tật bẩm sinh ở bé.
Theo báo cáo được đăng trên Journal of Health, Population and Nutrition vào tháng 12/2013, nếu không cung cấp đủ hàm lượng protein trong từng giai đoạn thai kỳ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ tử vong, mắc dị tật bẩm sinh, có huyết áp cao,…
3.7. Con phát triển trí não khi còn trong bụng mẹ
DHA – Docosahexaenoic acid là một loại axit giàu acid béo Omega-3 góp phần vào sự phát triển của mắt và trí não của bé khi còn trong bụng mẹ. Uống nhiều sữa tươi không đường giàu axit béo omega-3 hơn axit béo Omega-6 giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường ở bé.
Hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong sữa tươi không đường giúp thai nhi phát triển toàn diện về trí não và thể chất, tạo tiền đề hỗ trợ phát triển chiều cao cho bé sau này.
3.8. Giúp bé yêu hình thành khung xương
3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn bé hấp thụ canxi từ mẹ cao nhất, với hàm lượng từ 350ml/g mỗi ngày. Phần lớn hàm lượng canxi sẽ được mẹ bổ sung từ các chế phẩm từ sữa để giúp thai nhi tập trung việc chuyển đổi các sụn thành xương, phát triển cơ bắp và hình thành thêm một lớp mỡ khắp cơ thể.
Vì vậy, mẹ bầu cần uống sữa tươi không đường mỗi ngày để cung cấp canxi, protein giúp hình thành và phát triển khung xương cho bé, ngăn ngừa tình trạng mắc các bệnh loãng xương sau khi sinh.
4. 5 lưu ý mẹ mang bầu 3 tháng cuối cần “nằm lòng” khi uống uống sữa tươi không đường
Song song những lợi ích đáng kể trên, mẹ cũng cần nắm được những lưu ý khi sử dụng sữa tươi không đường trong giai đoạn cực kỳ nhạy cảm này, chi tiết sẽ có trong nội dung dưới đây:
1 – Mẹ cần rửa cốc/ly thật sạch trước khi uống sữa
Khi mua sữa tươi mẹ thường chọn những hộp có dung tích nhiều, được pha sẵn để dễ dàng bảo quản, tiện sử dụng và giúp mẹ tiết kiệm kha khá chi phí. Mỗi khi uống mẹ phải đổ ra cốc nên trước hết cần rửa thật kỹ cốc đựng sữa để hạn chế tối đa vi khuẩn đi vào cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Trụng cốc/ly với nước sôi: Trụng cốc/ly bằng nước sôi 100 độ trong 5 phút hoặc 60 độ C trong vòng 30 phút trước khi sử dụng sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, nổi bật như: vi khuẩn tả, vi khuẩn salmonella, khuẩn gây độc tố tụ cầu vàng…Thế nhưng, phương pháp này tốn khá nhiều thời gian, mẹ sẽ phải cần chờ trong vòng từ 15 – 45 phút mới có thể uống sữa.
Rửa cốc/ly qua nước muối: Muối là nguyên liệu tự nhiên có tính sát khuẩn cao, giúp khử trùng cốc/ly, ngăn chặn sự xâm nhập các mầm bệnh, vi khuẩn, virus gây hại. Tuy nhiên, để nước muối phát huy được tính sát khuẩn của mình mẹ cần lưu ý liều lượng pha vì nếu nồng độ quá cao thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cốc/ly và da tay, ngược lại thì cốc/ly sẽ không được diệt khuẩn hoàn toàn.
Sử dụng nước rửa bình chuyên dụng: Để đảm bảo sự an toàn trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần lưu ý đến việc vệ sinh bát đĩa, cốc ly trước khi dùng. Mẹ nên sắm ngay cho mình sản phẩm nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy có chiết xuất từ ngô và rượu dừa. Không cần phải pha nước muối hay chờ đợi nước sôi, mẹ chỉ cần nhấn vòi xịt từ 1 – 2 lần cho ra cốc/ly kết hợp chà rửa nhẹ nhàng là đã loại bỏ được những vết bẩn, ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
2 – Uống sữa tươi không đường bao nhiêu là đủ mẹ nhỉ?
Lượng sữa tươi không đường cần thiết cho mẹ bầu hàng ngày khoảng từ 400 – 600ml (tương đương khoảng 1 – 2 cốc lốn) là tốt nhất, giúp bổ sung lượng calo vừa đủ cho mẹ và không gây béo. Mẹ nên chia lượng sữa thành hai bữa gồm sau khi ăn trưa từ 1- 2h và trong lúc ăn sáng để tránh ngán, đầy bụng.
Đặc biệt, mẹ chỉ nên sử dụng các loại sữa tươi không được đã được tiệt trùng của Vinamilk, TH True Milk, NutiFood hay Dutch Lady nhằm hạn chế hấp thụ những chất không tốt trong thời kỳ mang thai.
3 – Không uống sữa vào buổi tối/ban đêm
Sữa là một loại thực phẩm giàu canxi, đồng thời cũng là yếu tố hình thành nên sỏi thận do nồng độ canxi gia tăng đột ngột trong thời gian ngắn, nhất là sau khi ngủ từ 2 – 3 giờ. Vì vậy, nếu thèm, mẹ nên sử dụng trước khi ngủ từ 1 – 2 giờ để cơ thể có thời gian chuyển hóa và hấp thụ những dưỡng chất và bổ sung đề kháng cho cơ thể nhé!
4 – Cân bằng dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ giúp bé phát triển hoàn thiện về cơ thể và trí não
Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn bé bắt đầu hoàn thiện tất cả bộ phận trên cơ thể và cân nặng và có sự phát triển mạnh mẽ về cân nặng. Chính vì thế, mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sau cho phù hợp với thời điểm nước rút này. Mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm sau:
Nhóm tinh bột: Gạo, bột mì, ngô, khoai,…
Nhóm chất đạm: Thịt, cá, trứng, tôm,…
Nhóm chất béo: Dầu, mỡ, đậu lạc, vừng,…
Nhóm vitamin và khoáng chất – chất xơ: Rau củ và các loại hoa quả.
Mẹ bầu cần hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi trong 3 tháng cuối vì nó ảnh hưởng đến thể trạng của bé trong bụng và sau này. Bên cạnh chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng, mẹ cũng nên thường xuyên vận động nhẹ để giúp quá trình sinh nở thuận lợi hơn.
Hy vọng rằng bài viết đã giúp các mẹ giải đáp được thắc mắcbầu 3 tháng cuối uống sữa tươi không đường được không một cách chi tiết nhất. Để giúp sữa phát huy được công dụng và đảm bảo được sự an toàn cho mẹ và bé, mẹ nên sử dụng nước bình sữa và rau quả Mamamy nhằm loại bỏ những vi khuẩn, tạp chất có hại trong cốc ly trước khi đổ sữa vào sử dụng.
Nếu như mẹ vẫn còn những băn khoăn về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất. Chúc mẹ có những tháng cuối thai kỳ thật khỏe mạnh!
Việc đếm từng cử động của em bé trong bụng mỗi ngày là hạnh phúc to lớn của mẹ. Bởi vậy, khi thấy bé yêu đạp ít hoặc nhiều hơn bất thường khiến mẹ lo lắng thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít có sao không? Liệu có phải tình huống nguy hiểm? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi mẹ nhé!
1. Thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít có sao không?
Mẹ băn khoăn thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít thì có sao không? Đừng quá lo lắng về vấn đề này mẹ nhé! Nếu mẹ đếm cử động thai máy đạt tiêu chuẩn 4 – 5 lần/giờ thì điều này vẫn bình thường.
Nếu ít hơn 4 lần/giờ, bé có thể đang ngủ say đó ạ. Mẹ kiên nhẫn chờ khoảng 1 – 2 giờ sau, rồi tiếp tục đếm số lần bé cựa quậy trong 1 – 2 giờ. Nếu lần này, kết quả vẫn ít hơn 10 cử động thì đây có thể là dấu hiệu thai máy yếu. Nếu thai máy hơn 20 lần/ giờ, có thể bé đang cảm thấy sợ hãi, căng thẳng. Trong cả 2 trường hợp này, mẹ nên đến khám bác sĩ sớm nhất để theo dõi sự phát triển của bé và có phương án can thiệp kịp thời mẹ nhé!
2. 8 lý do khiến thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít
Mẹ băn khoăn lý do vì sao thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít? Câu trả lời cho mẹ ngay dưới đây!
2.1. Thai nhi đạp ít do đâu? Cách khuyến khích bé đạp nhiều hơn
Thai nhi đạp ít có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Chế độ ăn uống của mẹ không phù hợp: Mẹ bầu lo sợ thừa cân, mất vóc dáng nên thường ăn ít hoặc ăn không đủ chất dinh dưỡng. Điều này khiến thai nhi thiếu hụt dưỡng chất, kém phát triển, ít cử động hoặc cử động yếu hơn.
Sức khỏe của mẹ: Trong thời gian mang thai, mọi chuyển biến xấu trong cơ thể mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp đến bé, cản trở quá trình cung cấp dưỡng chất và oxy cho thai nhi. Vì vậy, khi sức khỏe mẹ sụt giảm, bé sẽ di chuyển ít hơn, yếu hơn hoặc không cử động nữa.
Mẹ không cảm nhận được do thừa cân, béo phì: Mẹ thừa cân, béo phì khiến độ dày thành bụng tăng. Điều này cản trở sự nhạy cảm của thai phụ với các cử động của bé yêu, khiến mẹ lầm tưởng bé yêu đạp ít hơn.
Bé đang nghỉ ngơi: Thai nhi không cử động trong quá trình nghỉ ngơi. Vì vậy, mẹ bầu đừng quên theo dõi tần suất và thời gian bé đạp mỗi ngày để xác định chu kỳ thức – ngủ của thai nhi nhé!
Nếu mẹ thấy bé đạp ít hơn, đừng quá lo lắng mà hãy áp dụng những cách khuyến khích bé cử động dưới đây:
1 – Mẹ hát hoặc cho bé nghe nhạc: Từ tuần thai thứ 20, em bé trong bụng có thể nghe thấy mọi âm thanh bên ngoài. Bởi vậy, khi không thấy bé đạp, thai máy yếu, không đều, mẹ hát, cho bé nghe nhạc hoặc trò chuyện cùng bé để kích thích bé cựa quậy. Mẹ lưu ý rằng không nên hát, nói, bật nhạc quá lớn hoặc áp sát vào tai bụng để tránh làm bé giật mình, hoảng sợ hoặc tổn thương đến thính giác của bé.
2 – Chiếu đèn pin vào bụng: Từ tuần thai thứ 28, bé trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng. Mẹ dùng đèn pin với cường độ vừa phải để kích thích bé phản ứng mà không ảnh hưởng xấu đến thị giác của con. Lúc này, bé có thể cử động hướng về phía ánh sáng hoặc lăn qua lăn lại để tránh nhìn thấy nó.
3 – Mẹ xoa/ấn bụng nhẹ nhàng: Mẹ dùng ngón tay (không dùng cả bàn tay) ấn nhẹ vào bụng để kích thích bé mà không gây ra tổn thương cho con.
4 – Uống 1 cốc nước mát: Nhiệt độ lạnh từ bên ngoài thường kích thích khiến bé phản ứng đáp trả. Bởi vậy, nếu không thấy con đạp, mẹ có thể uống 1 ly nước mát đánh thức bé và làm bé cựa quậy.
5 – Đi bộ nhẹ nhàng: Đi bộ nhẹ nhàng 20 – 30 phút mỗi ngày cũng là cách khuyến khích bé di chuyển.
2.2. Thai nhi đạp nhiều do đâu?
Sẽ có những ngày mẹ cảm nhận được thai nhi cử động nhiều hơn ngày bình thường, nguyên nhân có thể là:
Mẹ ăn no, ăn đồ ngọt, uống nước mát: Như đã nói ở trên, đồ ăn ngọt và nước mát có thể kích thích khiến bé tỉnh giấc và đạp nhiều hơn.
Mẹ ở nơi có ánh sáng mạnh hoặc âm thanh lớn: Từ tuần tuổi thứ 20, thai nhi cảm nhận được ánh sáng hoặc âm thanh bên ngoài. Nếu ánh sáng chiếu vào bụng mẹ quá mạnh hoặc âm thanh xung quang quá ồn ào, bé hoảng sợ và đạp nhiều, mạnh hơn.
Mẹ nằm nghiêng sang bên trái: Tư thế nằm nghiêng sang trái giúp hạn chế chèn ép tử cung vào tĩnh mạch chủ dưới, tăng lưu lượng máu và nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Sự thay đổi này khiến bé cựa quậy nhiều hơn để kịp thích nghi đó mẹ ạ!
Thai nhi đạp nhiều không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mẹ, mà đôi khi còn khiến mẹ khó ngủ, khó sinh hoạt. Để sinh hoạt được thuận lợi nhất trong quá trình mang thai, mẹ lưu ý những điều sau:
Mẹ không nên ăn quá no, ăn đồ ngọt và uống nước mát trước khi ngủ.
Mẹ kiểm tra âm thanh và ánh sáng xung quanh, giảm xuống mức tối đa và theo dõi tiếp những chuyển động của bé.
Mẹ có thể tâm sự nhỏ, vỗ về với con, vì đôi khi bé đạp nhiều vì muốn nghe giọng mẹ đấy ạ!
3. Khi nào mẹ cần lo lắng về sức khỏe thai nhi?
Dưới đây là những thay đổi của bé báo hiệu thai nhi đang có chuyển biến xấu, mẹ hết sức lưu ý:
Thai không máy: Trước tuần thai thứ 20, những cử động non nớt của bé thường rất nhẹ, khó cảm nhận được. Từ sau tuần thai thứ 20 trở đi, đặc biệt là tuần thứ 25 – 32, bé đạp nhiều và mạnh hơn. Trong giai đoạn này, nếu đột ngột mẹ không thấy thai máy thì cần đi khám bác sĩ ngay lập tức vì có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm.
Xuất hiện triệu chứng bất thường: Nếu mẹ nôn mửa, không căng ngực, xuất huyết âm đạo hoặc co thắt tử cung, kèm theo tình trạng thai không máy thì có thể sức khỏe thai nhi đang bị đe dọa. Nguyên nhân thường gặp là do thiếu nước ối, dây rốn xoắn… khiến bé thiếu oxy và dinh dưỡng để phát triển.
Thai máy quá nhiều: Tần suất thai máy trên 20 lần/ giờ là dấu hiệu bé đang sợ hãi, căng thẳng. Lúc này, mẹ bình tĩnh, thư giãn, nghỉ ngơi, trò chuyện với bé. Nếu bé vẫn cử động nhiều và mạnh, mẹ nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.
4. Review mẹ bỉm sữa khi thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít
Thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít là nỗi lo chung của hầu hết mẹ bầu! Mẹ có thể tham khảo chia sẻ chân thành của nhiều mẹ đã có kinh nghiệm mang thai dưới đây nhé:
5. Lưu ý khi thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít cho mẹ bầu
Thai nhi hôm đạp ít hôm đạp nhiều là hiện tượng phổ biến. Mẹ đừng quá lo lắng, thay vào đó, hãy tham khảo những lưu ý dưới đây:
1 – Khám bác sĩ chuyên khoa: Sau khi siêu âm, tiến hành các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng phát triển của thai nhi và tư vấn mẹ bầu cách chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
2 – Chế độ dinh dưỡng: Thức ăn hàng ngày của mẹ đều được chuyển hóa, đi vào nước ối và nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, thực đơn ăn uống của mẹ phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, lưu ý tránh uống đồ uống có ga hoặc chứa cồn, không hút thuốc để em bé phát triển bình thường, khỏe mạnh.
Ngoài ra, nếu mẹ mang thai tập đầu chưa có kinh nghiệm lên thực đơn đa dạng, đủ dinh dưỡng như thế nào để em bé phát triển tốt nhất, mách mẹ ngay 3 mẫu thực đơn cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ.
4 – Tránh căng thẳng, stress: Tâm trạng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ luôn căng thẳng, lo lắng, hormone tuyến thượng thận sản sinh nhiều có thể là nguyên nhân khiến bé bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch… Vì vậy. mẹ giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, cắm hoa… giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn mẹ nhé!
5 – Tập thể dục nhẹ nhàng: Mẹ nên dành ra 20 – 30 phút mỗi ngày vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… theo hướng dẫn của chuyên gia để cải thiện sức khỏe, tăng hấp thu dưỡng chất, kích thích bé yêu cử động hào hứng hơn.
6 – Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Vùng kín viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: suy dinh dưỡng bào thai, viêm màng ối, vỡ ối, tăng nguy cơ sinh non… khiến thai nhi có thể cử động yếu hoặc không đạp nữa. Vì vậy, chuyên gia khuyên mẹ sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho bà bầu, ưu tiên các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên an toàn, lành tính, nói không với chất bảo quản chứa Paraben, MIT; chất tạo mùi hay tạo màu như dung dịch vệ sinh Mamamy giúp vùng kín của mẹ luôn khô thoáng, sạch khuẩn.
Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã hiểu rõ thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ítlà hiện tượng không đáng lo ngại, xảy ra bởi một số tác động môi trường (ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ,…) hoặc do trong thời gian bé nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi hiện tượng này kèm theo một số triệu chứng như: thai không máy, thai máy quá nhiều, xuất huyết âm đạo,… mẹ cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được xử lý kịp thời tránh các ảnh hưởng xấu nhé!
Ngoài ra, trong quá trình mang thai hoặc giai đoạn sau sinh, nếu mẹ còn bất kỳ chia sẻ, băn khoăn nào thì đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng trả lời mẹ nhanh nhất có thể.
Nhiều người mách mẹ bỉm nên thêm tim lợn vào thực đơn để bổ sung dồi dào dinh dưỡng, nào thịt gà, thịt bò, cá hồi, chân giò…. Nhà đang có sẵn món tim lợn nhưng cơ thể sau sinh còn nhạy cảm nên mẹ băn khoăn không biết bà đẻ có được ăn tim lợn không? Mẹ theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
1. Bà đẻ có ăn được tim lợn không?
Mẹ sau khi sinh có thể ăn được tim lợn mà không ảnh hưởng bất cứ vấn đề gì. Theo các nghiên cứu, tim lợn có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho mẹ mới sinh. Dưới đây là bảng hàm lượng dinh dưỡng tính theo 100g tim lợn mẹ có thể tham khảo:
Thành phần
Hàm lượng
Công dụng
Chất đạm
26g
Cung cấp năng lượng
Vitamin B
12µg
Bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh tim hiệu quả. Duy trì huyết áp, giảm lượng cholesterol có trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và giảm căng thẳng một cách đáng kể
Riboflavin
1,35mg
Cung cấp năng lượng, điều máu và duy trì được thị lực, bảo vệ tế bào
Niacin (B3)
10,35mg
Thúc đẩy quá trình dị hóa chất béo có trong cơ thể. Đồng thời giãn nở mạch máu, tăng cường khả năng hô hấp.
Axit pantothenic (B5)
3,75mg
Giúp trí óc luôn minh mẫn, tỉnh táo, giảm stress
Chất béo
3,4g
Giảm lượng cholesterol có hại cho cơ thể và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Tốt cho sự phát triển toàn diện của con.
Thiamin (B1)
0,72mg
Góp phần xây dựng và bảo vệ chức năng tim.
Như vậy, tim lợn là thực phẩm đem đến nhiều công dụng vượt trội cho sức khỏe của mẹ sau quá trình vượt cạn, mẹ nhất định không nên bỏ qua nhé.
2. Bà đẻ ăn bao nhiêu tim lợn là tốt nhất?
Tim lợn được đánh giá là rất tốt cho mẹ sau sinh với những thành phần nổi bật. Nhưng loại thực phẩm này chỉ thật sự tốt khi mẹ sử dụng với lượng vừa phải, chỉ nên ăn khoảng 50 -70g/lần và khoảng 2 -3 lần/tuần. Việc ăn quá nhiều tim heo sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng và lượng cholesterol. Từ đó dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, làm cho lipid máu tăng cao dẫn đến tình trạng mệt mỏi, căng thẳng.
3. Bí quyết giúp mẹ chọn mua tim lợn và cách sơ chế
Mặc dù tim lợn là một món ăn ngon và bổ dưỡng nhưng nếu không biết cách chọn tim và sơ chế sẽ khiến chất lượng món ăn bị ảnh hưởng. Những bí quyết sau đây sẽ giúp mẹ bỉm chọn và sơ chế tim ngon và giữ được chất dinh dưỡng tốt nhất.
3.1. Mách mẹ cách chọn tim lợn ngon
Mẹ chỉ nên chọn những quả tim có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Nhìn từ xa, bề mặt quả tim bóng nhẵn, sờ vào có tính đàn hồi, mềm mại, không bị nhũn và có bao tim gắn liền với cơ tim. Khi ấn vào, quả tim có chất huyết hồng tươi tiết ra và không có mùi thì đây là quả tim ngon, tươi.
Chọn mua tim lợn, mẹ nên nhớ tránh những quả tim mềm, có mùi tanh và to bất thường, có mùi thâm đen tụ máu…Vì rất có thể đây là những quả tim lợn bệnh hoặc đã được ngân trong hoá chất.
3.2. Cách sơ chế tim lợn ngon không tanh mùi máu
Bí quyết để món tim lợn luôn được ngon và giữ được giá trị dinh dưỡng là nằm ở trong khâu sơ chế. Vậy, mẹ đã biết cách chế biến tim lợn như thế nào chưa? Tham khảo ngay mẹ nhé:
Bước 1: Tim khi được mua về, mẹ nên dùng dao bén cắt làm đôi để việc làm sạch dễ dàng hơn.
Bước 2: Mẹ chuẩn bị một cái thau sau cho tim lợn cùng một ít muối hột vào bóp sạch sâu trong từng rãnh, góc để loại bỏ được chất nhầy và lượng máu đông trong tim. Tiếp tục xả sạch tim dưới vòi nước rồi cho thêm ít giấm hoặc chanh vò tim mạnh tay cho sạc và để ráo nước.
Bước 3: Tiếp đến là cho thêm rượu trắng vào để vò bóp bề mặt tim và rửa sạch lại với nước.
4. 3 món ngon từ tim lợn giúp mẹ sau sinh bồi bổ và hồi phục nhanh chóng
Tim lợn chế biến được rất nhiều món ăn và dễ dàng kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau. Sau đây là một số món ăn được nấu từ tim lợn rất tốt cho mẹ và bé:
4.1. Tim lợn hầm hạt sen
Tim lợn hầm hạt sen là món ăn thơm lành, ngọt mát và chứa rất nhiều dưỡng rất tốt cho mẹ sau sinh. Hạt sen nổi tiếng với công dụng giúp an thần, chữa mất ngủ hiệu quả. Đặc biệt, loại nguyên liệu này còn tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, kiện tỳ và chữa chứng suy nhược thần kinh rất tốt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
1 quả tim lợn khoảng 400gr
200gr hạt sen
70gr cà rốt
1/3 thìa cà phê hạt nêm
1/4 thìa cà phê tiêu xay
1 muỗng canh nước mắm
Hành băm 30 gr
2- 3 cây hành lá
Cùng bắt tay vào chế biến theo các bước sau mẹ nhé!
Bước 1: Tim heo sau khi mua về, mẹ nên sơ chế sạch sẽ như hướng dẫn ở phần 3.2 phía trên.
Bước 2: Về phần hạt sen, mẹ có thể lựa chọn hạt sen tươi hoặc khô đều được. Đối với hạt sen tươi mẹ cần tách vỏ, tách tim sen và rửa sạch. Còn đối với hạt sen khô thì cần ngâm nước tầm 2 tiếng để hạt sen được nở đều, khi nấu sẽ không bị cứng.
Bước 3: Sau đó, mẹ đem hạt sen đi luộc trong khoảng 10 phút để hạt sen được mềm hơn và tiết kiệm được thời gian khi nấu. Với cà rốt thì mẹ chỉ cần gọt vỏ, thái thành các miếng vừa ăn. Hành tím mẹ băm nhuyễn, hành lá thái nhỏ là được.
Bước 4: Mẹ bắc nồi lên bếp rồi cho dầu ăn vào. Khi dầu đã nóng, cho hành tím vào phi thơm rồi cho hạt sen đã luộc trước đó vào xào sơ. Mẹ cho tiếp khoảng 1 lít nước sôi vào nồi rồi nêm nếm khoảng 1/3 thìa hạt nêm, 1/4 thìa tiêu xay cùng 1 thìa canh nước mắm rồi đun trong khoảng 10 phút.
Bước 5: Sau đó, cho tim cùng cà rốt vào ninh cùng trong khoảng 30 – 35 phút cho tim heo chín mềm và ngấm gia vị rồi nêm nếm lại cho hợp khẩu vị mẹ nhé.
Bước 6: Mẹ cắt tim heo thành từng miếng vừa ăn rồi múc ra tô và cho thêm hành lá rồi thưởng thức thành quả.
4.2. Canh đương quy tim lợn
Canh đương quy tim lợn cũng là một trong những món ăn được các mẹ đẻ yêu thích. Đương quy được biết đến là loại thuốc bổ quý có vị ngọt, hơi cay, tính ôn có tác dụng bổ huyết, nhuận táo, thông kinh, rất thích hợp cho mẹ sau khi sinh. Đặc biệt, món ăn này còn được biết với công dụng giải nhiệt vào mùa hè.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
1 quả tim heo khoảng 400gr
100g đương quy tươi
20g đẳng sâm
1 nhánh gừng già
30gr hành tím
Cùng bắt tay vào chế biến theo các bước sau mẹ nhé!
Bước 1: Tim heo mẹ tách đôi rửa sạch để ráo rồi khứa ngang.
Bước 3: Kế đến, mẹ chỉ cần đặt tim heo vào thố đất rồi cho gừng, hành, tỏi và chút rượu nếp lên bên trên mang đi chưng cách thủy.
Bước 4: Khi tim đã chín mềm, mẹ vớt xác thuốc ra rồi nêm nếm gia vị theo sở thích. Tim chín mềm, thơm mùi đương quy khi ăn vào sẽ có vị thơm mát và ngọt thanh.
4.3. Tim lợn hầm thuốc bắc
Mẹ sau khi sinh thường dễ bị căng thẳng và mệt mỏi và hay quên. Món tim lợn hầm thuốc bắc sẽ có công dụng trong việc bổ huyết dưỡng âm, an thần, giải nhiệt. Món ăn này còn rất tốt trong việc giảm rụng tóc, da không tươi nhuận, giảm trí nhớ nhờ các vị thuốc đông y.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
1 quả tim heo khoảng 400gr
1 gói thuốc bắc 1 gói
1/2 củ cà rốt
6 củ sả
7 trái ớt tươi
1 củ tỏi
1 nhánh gừng
Ngò rí
Cùng bắt tay vào chế biến theo các bước sau mẹ nhé!
Bước 1:Thuốc bắc rửa sạch rồi ngâm khoảng 10 phút với bát muối loãng rồi vớt ra để ráo. Sau đó cho vào đun khoảng 15 phút với lửa vừa.
Bước 2: Cà rốt mẹ gọt vỏ thái thành từng miếng nhỏ. Ớt tươi và sả mẹ cắt rửa sạch rồi thành từng lát mỏng, gừng cạo vỏ mang đi thái sợi. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
Bước 3: Tim heo khi đã được làm sạch, mẹ đem cắt thành các miếng vừa ăn rồi ướp cùng sả, tỏi, ớt, gừng cùng 1 thìa cà phê muối và hạt nêm trong khoảng 20 phút.
Bước 4:Mẹ bắc nồi lên bếp rồi cho vào nồi 1 lít nước lọc và phần thuốc bắc đun sôi ở lửa vừa trong 15 phút. Kế đến bạn cho tim heo vào đậy nắp rồi hầm khoảng 30 phút trên lửa vừa cho đến khi tim đã chín mềm thì cho tiếp cà rốt hầm thêm khoảng 10 phút. Cuối cùng bạn chỉ cần múc ra tô là có thể thưởng thức ngay rồi.
Lưu ý: Cơ thể mẹ sau khi sinh thường rất nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn tấn công nên việc đảm bảo vệ sinh an toàn trong chế biến món ăn là vô cùng quan trọng. Do đó, mẹ chú ý rửa sạch sẽ nồi và dụng cụ nấu ăn trước khi sử dụng bằng các nước rửa chuyên dụng nhé!
Mẹo nhỏ cho mẹ: Gợi ý mẹ mua nước rửa bình sữa và rau quả chuyên dụng để tiện công, vừa vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu ăn và rau củ của mẹ, vừa tiệt khuẩn tối đa bình sữa, tiêu diệt hết những mầm bệnh, phân hủy những vết bẩn và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản mà không để lại mùi khó chịu, siêu an toàn cho hệ tiêu hoá của cả 2 mẹ con mình.
Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc Bà đẻ có ăn được tim lợn không rồi. Tim lợn mang lại nhiều công dụng và là món ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho mẹ và bé. Nếu mẹ có bất kỳ chia sẻ hay thắc mắc nào, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận ở phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng giải đáp mẹ nhanh nhất có thể nhé!
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ phân vân, thắc mắc. Bởi bé cưng của mẹ thường xuyên trào ngược, nôn trớ, mẹ nghe nhiều người mách cho bé sử dụng gối này sẽ giúp cải thiện tình trạng nhưng mẹ sợ mua nhầm, mua không đúng trường hợp sẽ lãng phí hoặc con không ưng. Đừng lo quá mẹ nhé, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp “tất tần tật”. Cùng theo dõi ngay thôi ạ!
1. Có nên mua gối chống trào ngược cho bé?
Câu trả lời là còn tùy từng trường hợp, độ tuổi và thể trạng của con yêu mà mẹ cân nhắc có nên cho bé dùng gối chống trào ngược hay không. Để biết thêm thông tin chi tiết, mẹ cùng xem ngay nội dung bên dưới nhé:
1.1. Trường hợp nên mua: Bé dưới 0 tháng đến dưới 3 tuổi thường nôn trớ, trào ngược
Với trường hợp này, hệ tiêu hóa và thực quản của bé có một số đặc trưng dễ nhận biết như sau:
1 – Đặc điểm của hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của bé có kích thước, thường chỉ to khoảng 3 trứng gà cộng lại, dạ dày nằm ngang thay vì nằm dọc như người lớn chúng ta đó mẹ. Do đó, khi dạ dày của bé chứa cả sữa và không khí thì dễ bị căng đầy, khiến con chướng bụng, đầy sau khi ti mẹ lẫn ti bình. Tình trạng này kéo dài, con sẽ nôn trớ, trào ngược nhiều, làm mẹ thêm phần lo lắng!
2 – Đặc điểm của thực quản
Thực quản của bé cưng cũng mềm, xốp, tâm vị chưa phát triển hoàn toàn nên không thể đẩy hết khí từ dạ dày ra bên ngoài được mẹ ơi. Dần dà, khí ứ đọng nhiều dẫn hiện tượng trào ngược, nôn trớ sau ti/ăn dặm. Để giảm thiểu hiện tượng trên, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của gối chống trào ngược trong giai đoạn bé 0 đến dưới 3 tuổi và có dấu hiệu trào ngược.
1.2. Trường hợp không cần mua: Bé 3 tuổi trở lên, ăn đều, bú khỏe và không bị nôn trớ
Trong trường hợp này, hệ tiêu hóa và thực quản của bé có một số đặc trưng dễ nhận biết như sau, mẹ cùng theo dõi ngay nhé:
1 – Đặc điểm của hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của bé thay đổi nhiều so với giai đoạn trước, cụ thể là đã vững vàng, đảo trộn sữa, thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, dạ dày nằm dọc giống như như người lớn thay vì nằm ngang dọc như trước. Thể tích dạ dày lớn cũng lớn hơn nên có thể chứa đựng cả sữa và không, mẹ không lo con trào ngược, nôn trớ nữa rồi.
2 – Đặc điểm của thực quản
Thực quản của bé trên 3 tuổi đã cứng cáp, có độ đàn hồi tốt và tâm vị ổn định, do đó có thể đẩy khí từ dạ dày ra bên ngoài dễ dàng, không còn ứ đọng gây hiện tượng trào ngược, nôn trớ sau khi ti sữa hoặc ăn dặm.
Vậy nên mẹ không cần mua gối chống trào ngược cho con nữa, vừa tốn kém vừa không mang hiệu quả đâu ạ, đặc biệt gối chống trào ngược cho bé trên 3 tuổi đắt hơn nhiều so với những bé nhỏ hơn.
2. 3 lý do nên mua gối chống trào ngược cho bé tùy trường hợp
Mua gối chống trào ngược cho bé tùy vào thể trạng, độ tuổi sẽ mang lại 3 công dụng tuyệt vời như phát huy tối đa công dụng, giúp hệ xương bé cưng vững vàng và mẹ chi tiêu đúng nơi – đúng lúc. Cụ thể mời mẹ tham khảo nội dung sau:
2.1. Phát huy tối đa công dụng của gối chống trào ngược
Mẹ cho bé nằm gối chống trào ngược khi bé 0 tháng đến 3 tuổi sẽ hỗ trợ ngừa nôn trớ hiệu quả, bé cưng có khoảng thời gian dài để thích nghi với gối. Ngược lại, nếu bé cưng đã quen với việc nôn trớ sau ăn suốt thời gian dài, mẹ cho bé cưng dùng gối chống trào ngược sẽ không phát huy công dụng mà chỉ là biện pháp “chữa cháy” nhất thời thôi mẹ ạ.
Ngoài ra, mẹ tập cho con nằm gối chống trào ngược lúc còn nhỏ còn giúp mẹ “hợp tác” với con tốt hơn, lúc này bé không quá hiếu động, tay chân không vung vẩy nhiều. Trong khi đó, con lớn chút thường “quen hơi” gối nằm hiện tại nên không muốn trải nghiệm chiếc gối khác đâu ạ. Đó cũng là nguyên nhân dăm ba bữa nửa tháng lại có mẹ thanh lý, chuyển nhượng gối chống trào ngược trên các hội nhóm.
2.2. Giúp hệ xương của bé cưng thêm vững vàng
Lúc còn yêu vừa vừa chào đời được 2 – 3 tuần, mẹ cho con nằm gối chống ngược có độ dốc phù hợp (15 độ trở xuống) vừa giúp bé giảm thiểu tình trạng nôn trớ vừa hỗ trợ nâng đỡ hệ xương, đốt sống lưng, tạo tiền đề để bé ngồi vững vàng hơn sau này. Tuy nhiên khi con đã 3 tuổi mà mẹ vẫn cho bé nằm thì rất dễ gây phản tác dụng, ảnh hưởng đến trục đốt sống lưng, xương khớp con phát triển chậm. Dần dà, bé còn đối mặt với tình trạng gù lưng, mất cân đối nữa mẹ ơi.
2.3. Mẹ chi tiêu đúng lúc – đúng nơi
Tốt nhất mẹ nên mua gối khi còn 0 đến 36 tháng tuổi, nếu chẳng may bé không ưng thì mẹ cũng dễ dàng thanh lý, nếu chờ đến khi mẹ vượt ngưỡng 3 tuổi mới cho dùng thì chi phí đã đội lên rất nhiều, mẹ còn tốn kém nhiều tiền mua khăn lót, thực phẩm chức năng để giúp con hết trào ngược đó ạ.
3. Mách mẹ 3 lưu ý khi mua gối chống trào ngược cho bé
Gối chống trào ngược tuy tốt với bé cưng, đặc biệt là bé dưới 0 tháng đến dưới 3 tuổi thường nôn trớ, thế nhưng mẹ cũng cần “nằm lòng” 3 lưu ý sau để mua được chiếc gối tốt nhất cho con yêu. Cụ thể:
1 – Mẹ lựa chọn gối chống trào ngược thấm hút tốt
Cơ địa của bé sơ sinh rất nhạy cảm, do đó gối thấm hút kém, hầm bí sẽ lưu lại mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bé ốm vặt, khụt khịt mãi thôi. Vì thế, mẹ nên chọn mua những chiếc gối chống trào ngược được làm từ chất liệu mềm mại, có độ đàn hồi và thấm hút tốt như cao su thiên nhiên, PU foam hoặc Memory foam. Ngoài ra, những chất liệu này còn có khả năng bao bọc cơ thể con yêu mà chẳng gây nóng nực, khó chịu cho con đâu ạ.
2 – Ưu tiên sản phẩm từ thương hiệu uy tín
Đây là cách để mẹ chọn được những chiếc gối chống trào ngược chất lượng, bé cưng nằm thoải mái, không khó chịu, tiết kiếm kha khá chi phí mua đi mua lại nhiều lần nếu sắm phải hàng kém chất lượng.
Để lựa chọn được thương hiệu uy tín, mẹ cần quan tâm đến nguồn gốc của sản phẩm, đảm bảo gối được làm từ những chất liệu an toàn, thân thiện với làn da nhạy cảm bé yêu như cotton, sợi bông, cao su non,… Góc của mẹ gợi ý ngay vài thương hiệu và dòng gối chống trào ngược để mẹ tiện lựa chọn nhé: Hi-sleep, Liên Á Contour, Aeroflow iCool, Tempur Original Queen,…
3 – Mua sản phẩm có vỏ bọc để tiện vệ sinh
Dòng gối có sẵn vỏ bọc sẽ giúp mẹ dễ dàng vệ sinh khi con sử dụng lâu ngày hoặc chẳng may nôn trớ ra ngoài. Đồng thời, vỏ bọc cũng bảo vệ gối bên trong khỏi ố màu qua thời gian dài sử dụng. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn, vi rút và cặn sữa bám đọng lâu ngày, mẹ nên giặt vỏ bọc gối định kỳ 2 lần/tháng hoặc 1 lần/tháng để bảo vệ sức khỏe bé yêu.
Lưu ý nhỏ là mẹ không nên giặt vỏ bao gối chung với nước giặt của người lớn trong gia đình nhé, bởi những dòng nước giặt này thường chứa nhiều chất hóa học gây hại cho làn da nhạy cảm của con yêu như parabens, ethylene oxide,… Nồng độ pH cao cũng là tác nhân khiến vỏ bọc gối xơ cứng, cọ xát vào làm đau con, da con ửng đỏ trông thấy.
Thay vào đó, mẹ cần giặt vỏ gối với nước giặt có đặc tính dịu nhẹ, kiểm định rõ ràng để vải bao gối được mềm mịn, tránh khô xơ, không gây kích ứng, mẩn ngứa. Mẹ chẳng phải tìm đâu xa vì Góc của mẹ gợi ý sản phẩm nước giặt xả thiên nhiên Mamamy có nguồn gốc thực vật, nói không với chất tạo bọt SLS và SLES, không lưu hương hóa chất nồng nặc khiến con khó chịu, dị ứng
Như vậy, bài viết này đã giúp mẹ trả lời câu hỏi có nên mua gối chống trào ngược cho bé, câu trả lời là nên mua đúng thời điểm mẹ nhé. Cụ thể, mẹ chỉ nên mua gối chống trào ngược trong trường hợp bé dưới 0 tháng đến dưới 3 tuổi thường nôn trớ, trào ngược. Ngoài ra, bài viết này còn gửi đến mẹ những lý do nên mua gối chống trào ngược đúng trường hợp và những lưu ý liên quan. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác, hãy để ngay bình luận ở phía bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp cho mẹ nhanh chóng nhất có thể!
Mẹ mới sinh mổ xong, bụng vẫn to như lúc mang thai, vết mổ lớn cũng làm mẹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp lấy lại vóc dáng phù hợp. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện ngay tại nhà. Đồng thời giúp mẹ biết được một số lưu ý đặc biệt trong quá trình ăn uống, tập luyện để hồi dáng nhanh chóng, đảm bảo sức khỏe tuyệt đối. Mẹ tham khảo ngay nha!
1. Cách làm xẹp bụng sau khi sinh mổ an toàn & hiệu quả
Sau sinh, việc làm giảm vòng 2 đã rất khó nhưng đối với mẹ sinh mổ lại càng trở nên nan giải hơn. Bởi nếu không cẩn thận rất dễ khiến vết mổ bị bục chỉ, chảy máu, gây chấn thương khớp và cơ,… Để đảm bảo an toàn, mẹ nên “bỏ túi” 3 bí quyết làm xẹp bụng sau sinh mổ đơn giản, an toàn và hiệu quả dưới đây.
1.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến mẹ sau sinh mổ, nếu mẹ sử dụng quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng thì việc giảm mỡ, làm xẹp bụng càng trở nên khó khăn. Ngược lại, nếu quá kiêng khem, nhịn ăn để giảm cân, cơ thể mẹ sẽ không có đủ dinh dưỡng dẫn đến mất sữa, vết mổ lâu lành, tử cung không co hồi lại được.
Vì thế, để vừa đảm bảo an toàn sức khỏe, vừa có đủ lượng sữa cho bé ti, vừa lấy lại được vòng 2 nhanh chóng, mẹ cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Và một chế độ cân bằng chất dinh dưỡng giúp mẹ bỉm sau sinh mổ nhanh lấy lại vóc dáng cần bổ sung như sau:
Rau ranh: rau bina, rau ngót, cần tây, bông cải xanh, hoa thiên lý, rau lang,… chứa rất ít calo nhưng lại giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Do đó, có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe, đẩy mạnh chuyển hóa calo và chất béo, giúp mẹ giảm mỡ nhanh chóng.
Các loại ngũ cốc: ưu tiên các loại ngũ cốc được làm từ các loại hạt như đậu xanh, đậu nành, đậu đen, hạt sen, gạo lứt,…. bởi chúng chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe, ít calo và giàu chất xơ giúp mẹ mau no, no lâu.
Sữa: bổ sung các loại sữa ít béo, không đường hoặc sữa được làm từ thực vật như sữa đậu nành, sữa trái cây,… chứa nhiều canxi có khả năng thúc đẩy chuyển hóa chất béo thành năng lượng giải phóng ra ngoài cơ thể. Từ đó giúp mẹ đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng.
Trái cây: chuối, thanh long, kiwi, dâu, nho,… đều có hàm lượng đường rất thấp, chứa nhiều axit hữu cơ và vitamin, giúp mẹ đốt cháy năng lượng, thúc đẩy hồi phục cơ thể.
Lưu ý cho mẹ: Để mang đến hiệu quả làm xẹp bụng tốt nhất, mẹ nên chú ý cắt giảm từ từ khoảng 30 – 50% lượng tinh bột, dầu mỡ,… trong mỗi bữa ăn hằng ngày của mình. Bởi chúng có khả năng cung cấp năng lượng quá lớn, nếu cơ thể mẹ không tiêu thụ hết, chúng sẽ lưu trữ lại dưới dạng mỡ dẫn đến tăng cân.
Thế nên, thay vì ăn tinh bột và dầu mỡ,… mẹ nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây,… để cung cấp dưỡng chất, năng lượng cho cơ thể mà không lo tăng cân mẹ nha.
1.2. Tập luyện thể dục với cường độ phù hợp
Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp mẹ cũng cần thường xuyên tập luyện thể dục giúp nâng cao tối đa hiệu quả làm xẹp bụng. Tuy nhiên, vì là sinh mổ nên mẹ cần chú lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng để tránh vận động quá sức gây ảnh hưởng đến vết mổ, đuối sức, mệt mỏi,…
Trước khi tiến hành tập, mẹ nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra vết mổ và sàn chậu đã hoàn toàn hồi phục và hoạt động bình thường chưa để nhận lời khuyên và hướng dẫn mẹ luyện tập theo cường độ thích hợp. Dưới đây là một số bài tập nhẹ nhàng, đơn giản dành cho mẹ sinh mổ, mẹ tham khảo và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình nha:
1- Bài tập Kegel – cơ sàn chậu:
Bài tập này khá đơn giản, mẹ tiến hành nằm ngửa, gập đầu gối lại và bàn chân đặt thẳng xuống sàn. Tiếp theo, mẹ hít sâu đồng thời nâng phần bụng lên cao giữ trong vòng 10 – 15 giây là xong. Mỗi ngày mẹ cần kiên trì thực hiện từ 8 – 10 lần, chỉ trong vòng 1 tháng, eo của mẹ sẽ có sự cải thiện rõ rệt.
2- Bài tập Leg Drops – tập chân
Với bài tập này, mẹ chỉ cần nằm ngửa, thẳng người, để 2 tay chạm vào bên hông và ép sát xuống mặt phẳng. Sau đó, mẹ duỗi 2 chân thẳng ra và đưa lên cao 1 góc 90 độ, tiếp tục giữ nguyên thân trên và hạ chân xuống song song với mặt đất. Mẹ kiên trì lặp lại động tác trong vòng 15 – 20 phút để mang đến hiệu quả làm xẹp bụng tốt nhất nhé.
3- Bài tập Bridge – eo mông hông:
Để bắt đầu bài tập làm xẹp bụng sau sinh mổ này, đầu tiên, mẹ cần nằm ngửa, co gối lại, đặt lòng bàn chân và tiến hành thắt cơ bụng (thắt nên quá chặt để tránh làm đau vết mổ) và ép chặt phần lưng xuống sàn. Mẹ cố gắng duy trì tư thế này trong suốt bài tập mẹ nha. Tiếp đến, mẹ nâng cao hông, đồng thời nhón cao gót chân và giữ nguyên trong vòng 30 – 45 giây rồi trở về thư thế ban đầu. Mẹ lặp đi lặp lại động tác từ 4 – 5 lần/buổi tập để nhanh chóng “đánh tan” mỡ bụng hiệu quả.
Mách nhỏ cho mẹ:
Trong quá trình luyện tập thể dục, mồ hôi của mẹ sẽ ra rất nhiều, nếu mẹ dùng khăn mặt hằng ngày lau không tránh khỏi “tiếp tay” cho vi khuẩn tấn công, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi khăn mặt là vật dụng mẹ dùng hằng ngày, vi khuẩn, da chết, mồ hôi thường bám hết vào khăn. Do đó, dùng khăn mặt lau khi lỗ chân lông đang giãn nở để tiết mồ hôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập đó ạ.
Gợi ý mẹ dùng Khăn ướt Mamamy sở hữu khả năng kháng khuẩn gấp 2 lần nhờ thành phần Chlorhexidine Gluconate Solution được Tổ chức Y tế Thế Giới khuyên dùng, vừa giúp mẹ lau sạch mồ hôi, vừa đảm bảo “thổi bay” vi khuẩn bám trên da. Mẹ chỉ cần để gói khăn ướt bên cạnh, mỗi khi tập xong mẹ với tay nhẹ nhàng rút khăn ướt lau sạch mồ hôi ở mặt, cổ tay vừa nhanh chóng lại thuận tiện.
Sản phẩm còn chứa các thành phần lành tính chuyên dùng cho trẻ sơ sinh như tinh dầu Inca Inchi (giúp da bé luôn ẩm, mịn màng), chiết xuất yến mạch (ngăn chặn tình trạng mẩn ngứa, kích ứng),… Mẹ an tâm dùng khăn ướt chăm sóc bé cưng hằng ngày, cực an toàn và tiện lợi luôn ạ.
1.3. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
Sau sinh mổ, việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ giúp mẹ tiêu hao lượng lớn năng lượng. Bởi khi cho bé cưng ti, lượng calo trong cơ thể mẹ sẽ được chuyển hóa thành sữa, từ đó giúp mẹ đào thải mỡ hiệu quả, lấy lại được vóc dáng nhanh chóng.
Không những thế, cho con yêu ti mỗi ngày còn giúp mẹ giải phóng hormone oxytocin giúp tử cung co hồi nhanh hơn, đẩy hết sản dịch ra khỏi cơ thể và thúc đẩy các cơ quan hoạt động tốt hơn.
2. 3 phương pháp hỗ trợ quá trình xẹp bụng đạt kết quả nhanh hơn
Ngoài việc áp dụng những cách làm xẹp bụng sau sinh mổ mà Góc của mẹ đã chia sẻ ở trên, mẹ có thể kết hợp những giải pháp kèm theo dưới đây để có kết quả tốt hơn.
1 – Nịt bụng:
Nịt bụng có tác dụng bó gọn phần bụng và hông lại để điều chỉnh kích cỡ vòng 2, đánh tan mỡ thừa, giúp mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh. Mỗi ngày mẹ duy trì đeo nịt bụng từ 1 – 2 tiếng, tối đa 4 tiếng trong vòng từ 6 – 8 tuần mẹ sẽ nhận thấy được sự thay đổi tích cực từ cơ thể.
Tuy nhiên, chỉ khi sinh mổ sau 2 tháng mẹ mới nên áp dụng phương pháp này. Bởi lúc này, miệng vết mổ của mẹ đã hoàn toàn hồi phục, sản dịch cũng đã được tống hết ra ngoài. Do đó, việc đeo nịt bụng sẽ không còn bục vết mổ hay gây ứ đọng sản dịch dẫn đến khó co dạ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ nữa rồi. Ngoài ra, mẹ sinh mổ cũng cần lưu ý không nên nịt bụng quá chật sẽ tạo ma sát lên vết mổ gây tổn thương. Hoặc không nên đeo quá lâu (nhiều hơn 4 tiếng/ngày) để tránh làm cản trở lưu thông máu dẫn đến khó thở.
2 – Chườm ngải cứu:
Mẹ sau sinh mổ chườm bụng bằng ngải cứu có tác dụng làm nóng vùng bụng giúp đốt cháy mỡ thừa, làm cơ bụng săn chắc hơn. Mỗi ngày mẹ tiến hành chườm từ 2 – 3 lần mỗi lần 30 – 45 phút, trong vòng 4 tuần, vòng eo của mẹ sẽ có sự cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp “đánh tan” mỡ thừa bằng ngải cứu này, mẹ sau sinh mổ cần đợi vết thương lành từ 2 – 3 tuần mới nên tiến hành chườm. Trước khi chườm mẹ cũng nên lót một lớp khăn bông để tránh sự tiếp xúc trực tiếp lên vết thương gây đau rát, nhiễm trùng.
3 – Massage rượu gừng:
Gừng có tính nóng cực cao, khi kết hợp với rượu sẽ tạo ra một hỗn hợp có khả năng đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng. Đồng thời, giúp vòng eo của mẹ trở nên thon gọn, săn chắc mà không bị nhăn nhúm. Với phương pháp này, mẹ sau sinh mổ cần đợi đến tháng thứ 4 khi vết thương đã lành hẳn, tử cung đã co giãn trở lại để tránh gây đau, nhiễm trùng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Tuy massage bằng phương pháp này khá an toàn, lành tính nhưng tinh chất trong gừng lại rất dễ kích ứng khi gặp da nhạy cảm. Vì thế, để đảm bảo an toàn, mẹ cần bôi thử trên vùng da tay để kiểm tra trước khi bôi lên toàn bụng nhé. Mẹ sau sinh mổ chỉ cần kiên trì áp dụng mỗi tuần 2 – 3 lần, mỗi lần từ 15 – 20 phút, trong vòng 1 tháng mẹ sẽ có được vòng eo thon gọn bất ngờ.
Bài viết trên đã hướng dẫn đến mẹ các cách làm xẹp bụng sau sinh mổ đơn giản, an toàn, giúp mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà. Mẹ cần kiên trì thực hiện đều đặn, kết hợp thêm các phương pháp hỗ trợ để lấy lại được vóc dáng nhanh nhất. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh nhịn ăn giảm cân, sử dụng thực phẩm chức năng hay tập luyện với tần suất cao để đảm an toàn, mẹ có đủ sức khỏe chăm bé tốt nhất mẹ nha. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận ngay phía bên dưới, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp nhanh chóng nhất.