Các món ăn vặt đơn giản dễ làm đóng vai trò quan trọng không kém so với các bữa ăn chính. Do đó, nếu nhà có trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, mẹ có thể lưu lại cách làm chủ các món ăn vặt dưới đây nhé!
1. Làm các món ăn vặt đơn giản dễ làm – Tại sao không?
Nhiều phụ huynh lo ngại thức ăn nhẹ không tốt cho sức khỏe các bé. Thế nhưng, những lợi ích của việc làm các món ăn vặt đơn giản dễ làm dưới đây sẽ giúp mẹ xua tan nghi ngờ về vấn đề chăm sóc sức khỏe các con mình.
Trải nghiệm đa dạng bữa ăn: Những bữa ăn vặt chính là cơ hội để bé có thể tự mình tiếp xúc và trải nghiệm các món ăn khác nhau.
Ăn vặt giúp khỏa lắp cơn đói: Những bé có dạ dày nhỏ thì thường nhanh no, nhanh tiêu. Và khó mà chịu được quãng thời gian quá dài giữa các bữa ăn như người lớn. Vậy nên, bé cần được ăn vặt.
Ăn vặt thư giãn tinh thần: Trẻ em cũng cần nghỉ ngơi một lúc sau những giờ phút vui chơi. Khi ấy bữa ăn vặt chính là thời điểm mang đến cho bé những phút giây thư giãn cần thiết. Hơn nữa, trẻ em dưới 3 tuổi thường có xu hướng bỏ mọi thứ nhặt được và cho ngay vào miệng. Ăn vặt sẽ cho bé cơ hội bỏ thứ gì đó vào miệng mà không bị phạt gì cả.
Ăn vặt giúp trẻ nhỏ dễ dàng cai sữa: Nếu mẹ không khuyến khích bé ăn vặt, các bé nhỏ sẽ chỉ có thể bú sữa mẹ hoặc bú bình. Những bữa ăn vặt sẽ giúp giảm dần nhu cầu bú mẹ của bé cho tới khi việc cai sữa của bé sẽ thành công.
2. Mách mẹ 3 cách làm các món ăn vặt đơn giản dễ làm cho bé yêu
2.1. Bánh rán Doremon thơm ngon, bổ dưỡng
Nguyên liệu:
Bột làm bánh bông lan: 150 gram,
Bột nở: 1 muỗng cà phê
Trứng gà: 2 quả
Mật ong: 50 ml
Đường cát trắng: 100 gram
Muối: 1 muỗng cà phê
Đậu đỏ: 100 gram
Vani: 10 ml
Dầu ăn: 200 ml
Nước lọc
Cách làm các món ăn vặt đơn giản dễ làm:
Làm vỏ bánh:
Đập trứng vào bát, thêm đường vào, dùng que đánh trứng đánh cho tan đường. Sau đó thêm mật ong, dầu ăn vào, khuấy đều.
Rây bột bánh bông lan và bột nở thật mịn, trộn đều với hỗn hợp trứng. Thêm vani, nước lọc sao cho hỗn hợp bột đặc lại. Dùng phới đánh trứng thấy bột chảy nhích từng dòng xuống là được. Ủ bột khoảng 30 phút.
Bắc chảo lên bếp cho thật nóng, phết một lớp dầu mỏng trên chảo. Dùng muỗng múc từng muỗng bột. Rán đến khi vàng đều cả 2 mặt thì xếp lên vỉ, để nguội
Làm nhân bánh:
Đậu đỏ rửa sạch, ngâm trong nước để qua đêm.
Cho đậu vào nồi, đổ xâm xấp nước với một chút muối, luộc đến khi đậu mềm.
Cho đậu vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
Cho đậu đỏ lên bếp, thêm đường, đảo cho đến khi đậu đỏ khô lại, quyện vào nhau thì tắt bếp, để nguội.
Hoàn thành:
Dùng một miếng bánh rán phết một lớp đậu đỏ lên trên.
Dùng một miếng bánh khác ấn nhẹ lên, vậy là bánh rán Doremon nhân đậu đỏ đã hoàn thành.
2.2. Sữa chua phô mai ngon ngây ngất
Nguyên liệu:
500 ml sữa tươi không đường
2 viên phô mai tươi
80 gram sữa đặc
100 gram sữa chua
Cách làm các món ăn vặt đơn giản dễ làm:
Đun nóng 500ml sữa tươi với 80 gram sữa đặc và 2 viên phô mai tam giác. Khuấy đều cho tan hết phô mai rồi lượt qua rây cho hết cợn.
Để hỗn hợp sữa nguội bớt khoảng 40 độ C. Rồi mới thêm 100 gram sữa chua cái đã mịn vào hủ. Khuấy nhẹ tay cho hỗn hợp hòa quyện.
Rót sữa chua vào hũ thủy tinh và đậy nắp kín. Đặt nhẹ nhàng từng hủ vào nồi, sau đó rót nước nóng ở 70 – 80 độ C đến 2/3 hủ. Cuối cùng phủ khăn lên trên và đậy nắp lại. Ủ sữa chua 6 – 8 tiếng.
Sau khi ủ xong sữa chua đặc không bị tách nước hoặc quá lỏng là thành công. Sữa chua ủ xong là mẹ cho vào ngăn mát tủ lạnh, tầm 2 – 3 tiếng là cho bé dùng được.
2.3. Bánh flan mềm mịn
Bánh flan có lẽ sẽ là một trong những món ăn vặt dễ dàng chinh phục các bé nhất. Cái vị béo béo của trứng, ngậy ngậy của sữa. Cộng thêm chút ngọt ngào của lớp caramen nâu óng ánh đẹp mắt, chỉ cần nhìn thôi bất cứ bé nào cũng muốn cầm ngay muỗng lên để thưởng thức.
Nguyên liệu:
Trứng gà: 5 quả
Sữa tươi: 200ml
Đường: 100 gram
Vani: 10 ml
Nước cốt chanh: 1 muỗng cà phê
Cách làm những món ăn vặt đơn giản dễ làm:
Làm caramen:
Cho đường vào cùng một ít nước, đun trên chảo cho đến khi chuyển sang màu cánh gián đẹp mắt.
Thêm một muỗng cafe nước cốt chanh, một ít nước sôi vào khuấy đều.
Đổ nước đường vào khuôn, lắc nhẹ khuôn sao cho đường chỉ tráng một lớp mỏng ở dưới đáy khuôn.
Làm phần bánh:
Tách lòng đỏ trứng gà, khuấy tan lòng đỏ nhưng không làm nổi bọt.
Đun sữa cùng với đường, chỉ nóng đến 60-70 độ tránh để sữa bị sôi
Trộn sữa với phần lòng đỏ trứng, lọc qua rây. Sau đó cho vani vào trộn đều.
Đổ vào khuôn đã có caramen, cho vào nồi hấp khoảng 30-40 phút là bánh chín. Bánh có thể ăn nóng hoặc để vào tủ lạnh cho thêm phần hấp dẫn.
Dù là món tráng miệng hay món ăn bữa xế chiều thì các món ăn vặt cho bé luôn phải đầy đủ chất dinh dưỡng và thân thiện với sức khỏe. Từ những gợi ý nho nhỏ trên đây, hy vọng những người mẹ thông thái sẽ biết cách biến tấu không ngừng để con yêu có được những bữa ăn hoàn hảo nhất.
Mùa hè đến là mùa của các loại quả lên ngôi, tiêu biểu nhất là mận. Tuy nhiên, trong thời gian mang bầu, không phải thực phẩm nào cũng có thể ăn được. Vậy mẹ bầu ăn mận được không? Mang thai ăn mận được không? Hay mẹ bầu ăn mận có tốt không? Mời mẹ khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây!
1. Thành phần dinh dưỡng trong quả mận
Mận là món ăn yêu thích của nhiều người và không ngoại trừ các mẹ bầu. Ắt hẳn nhiều mẹ đã biết mận là gì những chưa hề rõ bầu ăn mận được không. Hãy để Góc của mẹ giúp các mẹ bầu về vấn đề Bầu ăn mận được không mẹ nhé!
Mận là loại quả siêu bổ dưỡng và rất có lợi đối với sức khỏe của hầu hết mọi người. Mẹ biết không, có tới hơn 100 giống mận được tìm thấy trên toàn thế giới đó! Tại Việt Nam, có 2 loại mận phổ biến được chia theo tên gọi vùng miền đó là:
Mận Bắc (mận Hà Nội): Có nguồn gốc từ Ấn Độ, tên khoa học là Prunus salicina. Loại mận này có hương vị từ ngọt đến chua, mùi thơm nhẹ nhàng.
Mận Nam (mận Sài Gòn): Loại quả này người miền Bắc gọi là quả Roi, miền trung là Đào, chúng có tên khoa học là Syzygium samarangense. Những quả mận này khi chín thường có màu đỏ thẫm, bên trong là phần thịt mọng nước màu trắng.
1.1. Dinh dưỡng trong 100g mận miền Bắc
Để biết bầu ăn mận được không, mẹ nên nắm rõ về dinh dưỡng mận miền Bắc đem lại. Giá trị dinh dưỡng trong quả mận tươi miền Bắc cao hơn đáng kể so với hầu hết các loại trái cây khác. Bảng dưới đây cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng trong 100 gam mận miền Bắc.
Năng lượng
46 kcal (60 kcal)
Carbohydrate
11,4 g
Chất đạm
0,7 g (0,6 g)
Chất béo
0,28 g
Chất xơ
1,4 g
Folate
5 mcg
Axit pantothenic
135 mcg
Niacin
417 mcg
Pyridoxine
29 mcg
Riboflavin
26 mcg
Kali
157 mg
Thiamine
28 mcg
Vitamin A
200 mcg
Vitamin C
9,5 mg
Vitamin E
260 mcg
Vitamin K
6,4 mcg
Canxi
6 mg
Sắt
170 mcg
Magiê
7 mg
Mangan
52 mcg
Kẽm
100 mcg
Phốt pho
16 mg
1.2. Dinh dưỡng trong 100g mận miền Nam
Để biết bầu ăn mận được không, mẹ nên nắm rõ về dinh dưỡng mận miền Nam đem lại. Thành phần dinh dưỡng trong 100 gram quả Roi (mận miền Nam) được nêu rõ bên dưới. Thông tin này dựa theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA):
Nước
93 g
Protein
0,6 g
Carbohydrate
5,7 g
Chất xơ ăn kiêng
1,5 g
Tổng chất béo
0,3 g
Vitamin A
22 mg
Vitamin C
156 mg
Vitamin B1 (Thiamine)
10 mg
Vitamin B3 (Niacin)
5 mg
Canxi
29 mg
Sắt
0,1 mg
Magiê
5 mg
Phốt pho
8 mg
Kali
123 mg
Lưu huỳnh
13 mg
2. Lợi ích sức khỏe của mận đem lại cho mẹ bầu
Mẹ bầu ăn mận được không? Ăn mận khi mang thai có tác dụng gì? Đây là những câu hỏi phổ biến mà Góc của mẹ nhận được. Vậy mẹ cùng tìm hiểu những thắc mắc này ngay bên dưới đây nhé!
2.1. Ăn mận miền Bắc có lợi ích gì khi mang bầu?
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Thiếu máu do thiếu sắt là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ và hầu hết các mẹ khi mang thai đều mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sinh non hoặc bé nhẹ cân. Để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ nên ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như: quả mận Hà Nội.
Cung cấp năng lượng: Vitamin C rất cần thiết cho quá trình tổng hợp L-carnitine – một axit amin thay thế cần thiết để phân hủy axit béo và sản xuất năng lượng.
Phòng tránh táo bón: Hàm lượng chất xơ dồi dào trong mận khiến chúng rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Loại quả này có thể kích thích đường tiêu hóa, làm giảm tác động của táo bón bằng cách nhuận tràng.
Ngăn ngừa chuyển dạ sinh non: Hàm lượng magiê tương đối cao trong mận Hà Nội có thể làm giảm nguy cơ co thắt sớm. Mẹ mang thai ăn mận giúp thư giãn các cơ cổ tử cung.
Giúp phát triển xương: Mận miền Bắc rất giàu Vitamin A , được biết đến với tác dụng cải thiện sự phát triển và tăng trưởng của xương. Ngoài ra, mận Bắc cũng chứa kali, Vitamin K, canxi và phốt pho, tất cả đều cần thiết cho việc duy trì sức khỏe của xương của mẹ khi mang thai.
Vậy mẹ đã phần nào trả lời được câu hỏi Bầu ăn mận được không qua những điều mà mận miền Bắc đem lại đúng không?
2.2. Ăn mận miền Nam có tốt cho bà bầu không?
Ngăn ngừa tình trạng mất nước: Mang thai 3 tháng đầu có được ăn mận không? Câu trả lời là CÓ! Ăn mận trong 3 tháng đầu giúp bổ sung lượng nước, giảm những tình trạng khác nguy hiểm như đau đầu, nhức đầu, chóng mặt hay thậm chí có thể dẫn đến tình trạng sinh non.
Tăng cường chức năng miễn dịch: Vitamin C tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu. Quả Roi (mận miền Nam) giúp loại bỏ tác hại của quá trình oxy hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch một cách hiệu quả để chống lại cảm lạnh.
Cải thiện sự trao đổi chất: Sử dụng quả Roi hàng ngày giúp đẩy nhanh quá trình đồng hóa carbohydrate, chất béo và protein trong thực phẩm, bằng cách hoạt động như một chất xúc tác cho các enzym trong các quá trình sinh hóa.
Tốt cho sức khỏe mắt: Trong suốt thai kỳ, khả năng hoạt động của mắt mẹ sẽ yếu hơn bình thường. Đặc biệt là những mẹ làm văn phòng, phải thường xuyên sử dụng máy tính. Nhờ lượng vitamin A dồi dào chứa trong mận mà loại quả này cực lý tưởng cho mẹ bầu bồi bổ cho đôi mắt.
Bảo vệ làn da mẹ bầu: Trong quả mận Sài Gòn có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các loại vitamin A và C có tác dụng làm làn da mẹ trở nên sáng mịn hồng hào.
Giảm nguy cơ đột quỵ: Lượng nhỏ natri và cholesterol trong mận Sài Gòn có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh về sức khỏe như viêm nhiễm, sức khỏe tim mạch, xơ vữa động mạch, huyết áp… Vitamin C làm giảm sự phát triển của các mảng bám trong cơ thể (mảng bám là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim).
Trên đây là những lợi ích của bầu miền Nam mang lại. Mẹ đã có thể trả lời Bầu ăn mận được không với mận miền Nam rùi đó!
Mẹ bầu ăn mận được không và nên ăn bao nhiêu hàng ngày? Câu trả lời này phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính, tình trạng sức khỏe, tuổi tác, v.v. Khi mang thai, mẹ có thể ăn 150-200g mận tươi trong một ngày. Mẹ phải đảm bảo rằng bạn chỉ ăn mận tươi chứ không phải mận khô, và ăn một cách điều độ.
Mặc dù mận rất ngon và bổ dưỡng nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều vì chúng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nhất định.
3.2. Ăn đúng cách
Nên chọn ăn mận tươi để giữ được nhiều vitamin, khoáng chất và nước nhất, hạn chế ăn mận ngâm, mận đã được chế biến.
Nên rửa sạch và ngâm nước muối trước khi ăn, bởi mận thường được ăn trực tiếp, ít khi gọt vỏ.
Không ăn khi bụng đói, tốt nhất nên ăn sau bữa ăn. Lý do, vì mận chứa nhiều vitamin C dễ gây kích thích dạ dày.
Nên kết hợp nhiều loại trái cây để cân đối dinh dưỡng và mùi vị, vì mận có vị chua nhiều mẹ bầu thích vị ngọt lại rụt rè khi sử dụng.
3.3. Gợi ý mẹ bầu cách đổi món với những món ăn, thức uống từ mận
Ăn trực tiếp:
Mận nam hay mận bắc đều chỉ cần rửa sạch là có thể thưởng thức được, lớp vỏ giòn, vị chua, ngọt, mát và phần thịt quả nhiều và chắc là những điều hấp dẫn mẹ bầu.
Lưu ý là cần rửa sạch và để ráo nước, tránh bị đau bụng do vi khuẩn gây ra.
Ô mai mận:
Đây là món ăn hấp dẫn đa số mẹ bầu, nghĩ đến đã thèm với vị ngọt, hơi mặn và chua vừa phải, quả mận dai dai, nhưng cũng mềm tan trong miệng. Một hai trái ô mai mận cũng đã kích thích mẹ bầu ăn ngon hơn rồi.
Lưu ý, chọn mua ô mai mận nên chọn nơi uy tín vì ô mai mận đã chế biến khó phân biệt được nơi sản xuất đã hợp vệ sinh hay chưa.
Xem thêm: Cách làm Ô mai mận
Nguồn: Lilo Kitchen (Youtube)
Nước ép mận:
Mận được ép thành nước thêm 2 thìa đường hoặc 1 thìa cafe mật ong giúp giảm vị chua, dễ uống hơn. Nước ép mận giữ được trọn vẹn dưỡng chất, và dinh dưỡng của trái mận.
Lưu ý mẹ bầu nhớ loại bỏ hết hạt khi ép mận.
Xem thêm: Cách Làm Nước Ép Mận Giải Nhiệt Thơm Ngon Cho Ngày Hè
Nguồn: Góc Yêu Bếp (Youtube)
Sinh tố mận:
Nếu như nước ép mận chỉ lấy nước bỏ phần thịt mận thì sinh tố giúp bổ sung chất xơ không tan, tốt cho hệ tiêu hoá. Cách làm tương tự như với nước ép mận nhưng mẹ bầu có thể thêm 1 – 2 lát bạc hà khi trang trí để thêm mùi thơm.
Lưu ý cần bỏ hạt, và chia nhỏ trái mận trước khi xay.
Mứt mận:
Mứt mận thiên về vị ngọt dễ ăn, cách làm cũng đơn giản hơn ô mai mận.
Rửa sạch 500g mận và sên qua với 100g đường, lửa nhỏ, đến khi nước mận ra gần hết thì tắt bếp và đổ ra lọ để bảo quản.
4. Tác dụng phụ có thể gặp phải nếu ăn mận không đúng cách
Nguy cơ sỏi thận: Nếu mẹ bầu đang mắc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thận, mẹ có thể không nhận được những lợi ích sức khỏe từ loại quả này. Sỏi thận hoặc các vấn đề về thận khác có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi ăn mận thường xuyên.
Giảm lượng calo tiêu thụ: Mẹ mang thai phải nạp nhiều calo hơn bình thường để giúp thai nhi phát triển. Hàm lượng chất xơ cao trong những quả mận có thể khiến mẹ cảm thấy no lâu hơn. Điều này làm giảm lượng calo tiêu thụ, đây có thể không phải là một ý kiến hay.
Nguy cơ dị ứng: Một số triệu chứng phát triển ngay sau khi ăn mận là sưng miệng hoặc cổ họng, khiến mẹ không chỉ ăn mà còn khó thở trong một số trường hợp. Nếu mẹ bầu bị dị ứng, hãy ngừng ăn mận ngay lập tức và nhanh chóng đến bác sĩ.
Hàm lượng axit cao: Người bị bệnh dạ dày ăn nhiều mận sẽ thấy khó chịu, gây ợ chua, và đầy hơi, đau bụng…
Gây nóng: Ăn quá nhiều mận hậu có thể sinh nhiệt, gây nóng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, làm da mẹ bầu mọc mụn. Mận hậu chứa lượng đường vừa phải, nhưng khi ăn số lượng lớn, đường được hấp thu nhiều, tăng nhiệt, đặc biệt vào mùa hè, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi hơn cho mẹ bầu.
Mẹ hãy thực sự cân nhắc rằng Bầu ăn mận được không với những tác dụng phụ trên mẹ nhé!
5. Các câu hỏi thường gặp về mận cho mẹ bầu
5.1. Mẹ bầu ăn mận có nóng không?
Mận thuộc loại trái cây trung tính, tức không mát cũng không nóng. Nếu mẹ đang phân vân trong việc bầu ăn mận được không và có gây nóng không thì có lẽ đây là một sự lo lắng thừa.
Thực tế, chưa có bất cứ nghiên cứu nào nói về việc ăn mận khi mang thai bị nóng hoặc nổi mụn. Ngược lại, các vitamin trong nước ép mận Sài Gòn có thể chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn hiệu quả và giảm viêm, sẹo mụn.
Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cân nhắc về Bầu ăn mận được không khi mận gây ra cho mẹ nhiều triệu chứng làm cơ thể bị nóng!
5.2. Có bầu ăn mận miền Nam hay miền Bắc có được không?
Ngoài những lợi ích như Góc của mẹ đã đề cập bên trên, mẹ bầu có thể sử dụng mận hàng ngày. Chế biến mận thành những món ăn hấp dẫn có thể là ý tưởng hay mà mẹ nên thử.
Mận miền Nam (quả Roi) mẹ có thể dùng làm nước ép, giúp làm giảm triệu chứng chóng mặt và buồn nôn.
Mận miền Bắc mẹ có thể thử thêm vào các món như: Salad, sinh tố,… hay chỉ đơn giản là ăn bất cứ khi nào mà mẹ muốn.
Sau khi đã quyết định rằng Bầu ăn mận được không, mẹ có thể tha hồ chế biến mận theo ý muốn bản thân mẹ nhé!
5.3. Mẹ có thể ăn mận khi táo bón không?
Có, mẹ có thể. Mận có thể giúp giảm táo bón. Chọn loại mận khô vì nó có tác dụng nhuận tràng tốt hơn loại tươi.
5.4. Mận đen có tốt cho mẹ đang mang thai không?
Bầu ăn mận được không với mận đen? Câu trả lời là Có! Mận đen rất giàu magie. Điều này giúp ngăn ngừa sinh non mẹ nhé!
6. Cách lựa chọn mận cho mẹ bầu
Sau khi đã quyết định Bầu ăn mận được không, mẹ hãy chuẩn bị cho mình kiến thức để chọn những quả mận chất lượng mẹ nhé! Khi mẹ đi mua mận, tốt nhất nên chọn những quả có màu sắc rực rỡ, tươi, kích thước trung bình và mọng nước. Tránh mận bị nhăn, hư hỏng, thâm tím hoặc chưa chín. Mẹ có thể bảo quản mận chín trong túi nhựa ở tủ lạnh để kéo dài thời hạn sử dụng.
Một quả mận ngon thường có lớp vỏ bên ngoài căng mọng, nhẵn bóng. Phần cuống của mận phải tươi, hoặc còn nguyên chùm. Vỏ quả mận phải xen lẫn giữa màu xanh đỏ mới là vừa chín, còn những quả đỏ thẫm hay màu xanh nhiều hơn là do quả đã chín quá hoặc vẫn còn xanh quá.
Với mận miền Nam: Mẹ bầu nên chọn những trái mận có lớp vỏ ngoài căng bóng, không bị dập. Đặc biệt, mẹ cần ưu tiên chọn những trái còn nguyên phần cuống, lá.
Với mận miền Bắc: Mận ngon thường có vỏ căng mọng, nhẵn bóng. Mận tươi thường có cuống tươi, hoặc còn nguyên chùm, khi nắn không bị mềm nhũn. Mẹ nên tránh chọn những quả bị dập hoặc bị sâu nhé!
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi “mẹ bầu ăn mận được không”. Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc hoặc những thông tin hữu ích, xin hãy để lại dưới phần bình luận để thật nhiều người có thể biết được những thông tin tuyệt vời đó.
Trẻ 5 tháng bị sổ mũi là do có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh đường hô hấp trên gây sổ mũi hắt hơi. Do đó, có khá nhiều bé 5 tháng bị sổ mũi, ho kéo dài khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy làm thế nào khi bé yêu bị sổ mũi? Mời mẹ cùng tìm hiểu ngay nhé.
1. Nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng bị sổ mũi
Trong các nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng bị sổ mũi thì nhiễm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo Đông y, do tạng phế của trẻ chưa hoàn thiện nên khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh thất thường) hoặc đổ mồ hôi nhiều khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Ở giai đoạn chớm bị, trẻ có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi trong, nghẹt mũi,… Sau đó, trẻ có thể bị ho nặng, gây suy yếu tạng phế.
Theo y học hiện đại, mũi là cửa ngõ của hệ hô hấp. Bình thường, hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc. Và bao phủ bằng lớp thảm nhầy có chức năng giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ mũi xoang. Khi lớp biểu mô trong hốc mũi bị kích thích do thời tiết, hóa chất, dị vật, tình trạng viêm nhiễm, các khối u,… sẽ khiến các tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô gia tăng sản xuất dịch, gây hiện tượng chảy nước mũi. Chảy nước mũi khiến trẻ khó chịu vì giảm lượng không khí lưu thông trong mũi. Hiện tượng này có thể tự hết. Nhưng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như viêm xoang, viêm họng, viêm tắc vòi tai, viêm thanh – khí – phế quản,…
Bên cạnh đó, niêm mạc mũi là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn, virus. Do đó khi gặp lạnh hoặc điều kiện thuận lợi sẽ tăng sinh mạnh mẽ, gây viêm mũi – họng.
2. Mẹ nên làm gì khi trẻ 5 tháng bị sổ mũi?
2.1. Khi nào mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ?
Mẹ cần đưa bé đi khám khi bé có các biểu hiện sau:
Có khó thở.
Đang sốt.
Ho hoặc thở khò khè.
Mệt mỏi, chảy nước mũi nhiều hoặc nước mũi đổi màu vàng hay xanh hoặc có máu.
Có các triệu chứng dị ứng.
Có sưng phù mặt,sưng môi hay mắt (gợi ý dị ứng).
Bỏ bú bỏ ăn.
Khó chịu.
Ít hơn 3 tháng tuổi và có dấu hiệu cảm lạnh hoặc cúm.
Như mẹ thấy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khi trẻ 5 tháng bị sổ mũi. Tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ điều trị và cho thuốc thích hợp.
Còn trong những trường hợp có triệu chứng nhẹ thì bé không cần điều trị bằng thuốc. Hệ thống phòng vệ tự nhiên của bé sẽ tự chữa lành theo thời gian. Không thuốc nào hiệu quả đối với tất cả trẻ em và tất cả các loại thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ. Những điểm mạnh và điểm yếu của việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc cẩn thận.
2.2. Mách mẹ các biện pháp điều trị trẻ 5 tháng bị sổ mũi tại nhà
Khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sổ mũi, mẹ có thể áp dụng ngay những biện pháp sau :
Nước muối / thuốc xịt mũi: Dung dịch muối natri clorua 0,9% được pha sẵn dưới dạng xịt và thuốc nhỏ mũi thích hợp để: Rửa mũi; Giúp giải tỏa tắc nghẽn do ‘kích thích’; Hay sử dụng để làm ẩm mũi bị kích thích bởi không khí khô. Tuy nhiên, ít có tác dụng làm giảm nghẹt mũi do các nguyên nhân khác.
Dụng cụ hút mũi: Biện pháp này có thể giúp loại bỏ một số chất nhầy. Nếu nước mũi nhiều và dính, mẹ nên làm lỏng chất nhầy bằng cách nhỏ 2 hoặc 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi trước khi hút.
Bố mẹ cần cho trẻ 5 tháng bị sổ mũi uống thật nhiều nước (như nước lọc, sữa, nước trái cây,…). Uu tiên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng (như cháo, súp,…) nhằm làm cho dịch mũi lỏng hơn để dễ vệ sinh cho trẻ. Nếu trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ cần hạn chế dùng thực phẩm có nhiều dầu mỡ và chất béo.
Có thể cho trẻ tắm với nước gừng ấm do hơi nước gừng có khả năng làm lỏng dịch nhầy trong mũi cho bé dễ dàng tống ra ngoài hoặc bố mẹ vệ sinh bằng dụng cụ dễ hơn.
Bôi dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp lên lòng bàn chân hoặc phần lưng và ngực của trẻ rồi massage trong ít phút.
Mang tất cho bé khi ngủ giúp giữ ấm và cho bé ngủ ngon.
Kê đầu bé cao lên khi ngủ nhằm ngăn nước mũi chạy ngược vào bên trong làm nghẹt mũi.
3. Cách phòng ngừa sổ mũi kéo dài cho bé yêu 5 tháng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy mẹ có thể chủ động phòng ngừa trẻ 5 tháng bị sổ mũi bằng một số biện pháp phòng tránh đơn giản như sau:
Giữ vệ sinh nơi ở
Không hút thuốc trong nhà
Hút bụi thường xuyên
Làm sạch máy lạnh định kỳ
Hạn chế cho thú cưng tiếp xúc với bé
Không mở cửa sổ nếu như bé bị dị ứng phấn hoa
Tăng sức đề kháng cho bé:
Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ để có sức đề kháng tốt, chống lại bệnh tật
Giữ cho nhiệt độ môi trường xung quanh bé luôn ổn định. Tránh tình trạng nhiệt độ tăng giảm đột ngột
Trẻ 5 tháng bị sổ mũi là tình trạng thường gặp bố mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng và chăm sóc trẻ một cách tốt nhất để bệnh mau khỏi. Tốt nhất hãy đưa trẻ đi khám nếu thấy tiến triển nặng để tránh những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp cha mẹ có thêm kiến thức bỏ túi chăm sóc cho bé 5 tháng bị sổ mũi, ho kéo dài. Mong rằng, các bé sẽ luôn có sức đề kháng tốt, không ốm vặt, phát triển đều đặn!
Nắm bắt được tâm lý và tính cách của bé, cha mẹ sẽ dễ dàng có những định hướng phù hợp để nuôi dạy con. Với mỗi bé sinh vào một thời điểm khác nhau trong năm có thể mang cung hoàng đạo khác nhau và phần tính cách mang đặc trưng của cung đó. Chính bởi vậy mà với mỗi trẻ cha mẹ cần có cách dạy dỗ con khác nhau phù hợp với tính cách của trẻ. Với bài viết dưới đây, cha mẹ sẽ được tìm hiểu tính cách của bé dựa theo 12 cung hoàng đạo để từ đó tìm ra phương pháp dạy dỗ trẻ.
1. Bạch Dương – cung hoàng đạo liều lĩnh (21 tháng 3 đến 19 tháng 4)
Trên đời này có ai liều lĩnh như Bạch Dương chứ. Tính cách đặc trưng này đã ngấm vào máu và truyền từ thế hệ Bạch Dương này đến thế hệ khác. Ngay từ thuở bé, nó đã “phát tác” mạnh mẽ rồi. Thậm chí, đây còn là thời kỳ đỉnh cao của máu liều trong Bạch Dương nữa. Tại lớn lên, mình hiểu nhiều thứ, biết được thiệt hơn rồi nên đôi khi Bạch Dương không dám bất chấp như ngày bé nữa. Một nhóc thuộc cung hoàng đạo Bạch Dương sẽ chẳng sợ đất, chẳng sợ trời, luôn dám làm bất kỳ những thứ mà đứa trẻ khác thường sợ như: trèo tường tập thể trốn người lớn đi chơi, buổi tối đi bắt bắt ma, bắt “ông ngáo ộp”…
Không chỉ liều mình, những nhóc tì Bạch Dương còn rất dễ tự ái, tức giận và bốc đồng. Người lớn đừng bao giờ dọa sẽ đuổi cổ cậu ấy ra khỏi nhà nhé, vì Bạch Dương sẽ ngay lập tức “thu vén đồ đạc” đi bôn ba. Đáng sợ chưa! Bạch Dương luôn có tinh thần phản kháng từ nhỏ, càng ngăn bé càng làm. Bé Bạch Dương học hỏi nhanh nhưng cũng hơi nghịch ngợm dù là con gái.
Lớn hơn một chút, các bé Bạch Dương sẽ dễ dàng tiếp thu những bài học do ham muốn khám phá hơn là bị ép buộc phải học thuộc cái gì đó. Bé không đủ kiên nhẫn để chờ đợi điều gì, nhưng cũng rất ngây thơ và tin vào những câu chuyện thần tiên. Càng lớn các bé sẽ thiên hướng học tập về tinh thần trách nhiệm tốt nếu biết giáo dục đúng cách.
2. Kim Ngưu – cung hoàng đạo ham ăn (20 tháng 4 đến 20 tháng 5)
Ai hay ăn vụng dưới bếp của bà? Ai là người hay lục tủ lạnh nhất? Ai măm đồ nhiều nhất nhà mà vẫn khóc thét lên khi được mọi người cho ăn ké? Ai là người có “bụng Thạch Sanh” ăn mãi không thấy no? Đó chính là Kim Ngưu nhà mình.
“Máu ăn” như thế nên ngày bé cung hoàng đạo Kim Ngưu thường là những đứa trẻ rất mũm mĩm, dễ thương. Và bởi đáng yêu đến vậy, cậu ấy lại càng được nhiều người thích và cho quà. Sướng thật. Các bé Ngưu lúc nhỏ ăn được hơn các bé khác, thân hình tròn trịa mũm mĩm. Mẹ khó có thể ép đứa trẻ Kim Ngưu làm gì mà bé không muốn. Mẹ sẽ nghĩ rằng bé thật là bướng bỉnh. Nhưng thực sự các bé rất dễ nuôi, dễ ăn, hiếu động và khỏe mạnh. Tuy nhiên, ba mẹ đừng dạy dỗ bé quá nghiêm khắc nếu không muốn bé trở thành một đứa trẻ trầm cảm. Bé Kim Ngưu thích những hành động, cử chỉ yêu thương như là được ôm chẳng hạn.
3. Song Tử – cung hoàng đạo đại ca trong lớp học (21 tháng 5 đến 20 tháng 6)
Con người tinh nghịch và láu cá này là luôn là “đầu sỏ” của những trò siêu quậy trong lớp học đấy. Không chỉ thế, với tài “chém bão” của mình, Song Tử lôi kéo được cả đám bạn bè cùng khối làm “đệ tử” cho mình. Để rồi các những cuộc quậy phá trong trường bị thầy cô phát giác, chẳng bao giờ Song Tử bị “sờ gáy” cả. Cậu ấy có cả đám đàn em trung thành làm bia đỡ đạn cho mình rồi còn gì. Và quan trọng hơn hết, nếu Song Tử bị khai ra, lần sau sẽ có ai dám đứng lên bầy trò vui cho các bạn khác chơi nữa.
“Bé rất nghịch” là những gì mọi người hay nói về đứa trẻ thuộc cung Song Tử. Bé thích những món đồ chơi sáng tạo, một không gian rộng để chơi đùa nên đừng nhốt bé ở trong nhà hoài. Các bé thuộc cung hoàng đạo Song Tử cũng thích chơi cùng các bạn hoặc xóm hoặc ba mẹ hãy dành thời gian chơi đùa với bé. “Nhóc Song Tử” thông minh, nhanh nhảu nhưng cũng hay gặp tai nạn nho nhỏ khi chơi đùa.
4. Cự Giải – cung hoàng đạo mít ướt (21 tháng 6 đến 22 tháng 7)
Cự Giải ngày bé là một đứa trẻ khá nhút nhát và cực kỳ mít ướt. Ai đó hơi nói nặng lời với cậu ấy, Cự Giải sẽ khóc. Người nào dám tranh giành với Cự Giải sẽ mệt người vì tiếng nức nở đau đầu của cậu ấy. Thậm chí, khi Cự Giải đi bắt nạt bạn khác không thành, cậu ấy cũng lăn ra khóc “ăn vạ”. Tệ quá cơ bé Cự Giải ạ.
Các bé thuộc cung hoàng đạo Cự Giải có trí tưởng tượng tốt và bé sẽ thích thú được ghi nhận mọi điều mới mẻ trong cuộc sống mỗi ngày. Bé thường khá nhạy cảm và có nhiều cảm xúc hơn các bé ở những chòm sao còn lại. “Nhóc Cự Giải” sẽ luôn chú ý đến thái độ hoặc phản ứng của những người xung quanh khi làm gì đó. Lúc nhỏ các bé dễ dạy và ngoan, nhưng tùy theo cách giáo dục nhiều bé sẽ có thể thay đổi hoàn toàn khi trưởng thành, hướng ngoại hoặc có phần nổi loạn.
5. Sư Tử – cung hoàng đạo vua trẻ con (23 tháng 7 đến 22 tháng 8)
Sư Tử ngày bé chưa có tài “thuần phục” các bạn cùng trang lứa nên chỉ có thể làm “vua” của đám trẻ con trong ngõ thôi. Trưa hè nào Sư Tử cũng rủ đám em ún tụ tập dưới bóng râm của hàng cây trước nhà và chơi trò vua – thần dân. Nhưng thế cũng đủ làm cậu ấy tự hào, thích điên lên được rồi.
Không phải đứa trẻ nào thuộc chòm sao Sư Tử cũng hiếu động, hoạt bát và tự tin. Có những bé cũng khá rụt rè, nhát và sợ người ngoài. Lúc nhỏ, phần lớn các Sư Tử con hiếu động sẽ thích tụ tập cùng nhóm bạn nhỏ trong xóm hoặc ngoài ngõ bày những trò chơi nghịch ngợm và tự tin làm thủ lĩnh. Các bé thuộc cung hoàng đạo Sư Tử sẽ tiếp thu bài học nhanh khi là những gì bé thích, họ cần những giáo viên kiên nhẫn và hiểu tâm lí. Ngoài ra, Sư Tử bé cũng cần nhiều tiền tiêu vặt hơn các bé khác vì cậu ấy sẵn sàng khao cả đám bạn mừng chiến thắng nhỏ nào đấy.
6. Xử Nữ – cung hoàng đạo em bé ngoan (22 tháng 8 đến 22 tháng 9)
Ngay từ bé, Xử Nữ đã chứng tỏ mình là một đứa trẻ cực kỳ khôn khéo, thông minh. Bé ấy thuộc nhóm các trẻ “gọi dạ, bảo vâng”, chăm học, không đi la cà, nghịch dại theo đám bạn. Vì thế, Xử Nữ được mang tiếng “ngoan” lắm. Tuy nhiên, không hẳn cậu ấy nghe lời bố mẹ bởi tính cách dịu dàng, ngoan ngoãn đâu. Mà chỉ vì, Xử Nữ tự trọng không thích để người khác có cơ hội trách mắng mình. Hơn nữa, cậu ấy cũng không khoái mấy trò nghịch ngợm của “đám trẻ bình thường” trong xóm.
Thời gian chơi đùa của các bạn khác, Xử Nữ dành để đọc sách, học bài… làm tăng vốn kiến thức của mình lên. Từ nhỏ cậu ấy đã sống rất thực tế và biết lo cho tương lai rồi đấy. Xử Nữ bé giống như một bà cụ non. Trẻ em thuộc cung hoàng đạo Xử Nữ nhiều bé hơi rụt rè, không quá ồn ào. Các Xử Nữ ngay từ nhỏ đã là những người tuân thủ kỉ luật tốt nhất, làm bài cũng cẩn thận đầy đủ nhất. Tuy vậy, từ cấp 2 trở đi, tùy theo bạn bè cùng chơi mà bé có xu hướng thay đổi vì Xử Nữ thật ra là khá dễ bị dụ. Các bé cũng rất nhạy cảm trong chuyện tình cảm, đừng chọc bé vì Xử Nữ nhí có thể ghi nhớ và bị tổn thương cả đời.
7. Thiên Bình – cung hoàng đạo là cái đuôi nhỏ của mọi người (23 tháng 9 đến 22 tháng 10)
Thích bám đuôi người khác là nét đặc trưng của các Thiên Bình nhí đấy. Nhưng bởi cậu ấy khéo miệng và trông rất đáng yêu nên cũng dễ được các anh chị dẫn theo đến các điểm vui chơi. Thậm chí, ai muốn cưa cẩm anh/chị của Thiên Bình nhí còn “khoái” dùng đứa em dễ thương này để được tiếp anh/chị của bé nhiều.
Các bé Thiên Bình thường làm tốn thời gian của ba mẹ khi chọn lựa quần áo, thậm chí là việc nên ăn món nào trước. Càng hối, càng la, bé sẽ càng quên hết tất cả những gì cần phải làm. Các bé thuộc cung hoàng đạo Thiên Bình luôn là những thiên thần của ba mẹ bởi khả năng làm tan chảy bất cứ trái tim nào khi bé năn nỉ mua món đồ. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng bé thật là lười nhưng không hẳn là thế, bé chơi quá nhiều nên mệt mà chẳng muốn làm gì thôi.
8. Bọ Cạp – cung hoàng đạo là thần đánh lộn (23 tháng 10 đến 21 tháng 11)
Bọ Cạp từ ngày bé đã “máu lạnh”, cứng đầu, ghét bị kẻ khác lên lớp nên cứ suốt ngày đi đánh lộn thôi. Nhà cậu ấy hẳn phải đau đầu lắm khi nay phụ huynh này, mai phụ huynh khác đến gọi nhà, mách tội con mình. Hic hic. Ngay từ nhỏ các bé Bọ Cạp đã bộc lộ cách nói chuyện thẳng thắn và khá mạnh mẽ. Các bé rất lì và nếu phải bao che cho đứa bạn thân thì dù cạy miệng bé cũng sẽ không nói ra sự thật. Tuy nhiên, nếu bạn nào đụng vào lãnh thổ hay đồ chơi của bé thì hãy coi chừng đấy. Bọ Cạp nhí sẽ không ngại một cuộc chiến nho nhỏ đâu. Bé thuộc cung hoàng đạo Bọ Cạp có xu hướng che giấu nội tâm và hiểu chuyện rất sớm.
9. Nhân Mã – cung hoàng đạo là quỷ ham chơi (22 tháng 11 đến 21 tháng 12)
Độ ham chơi của Nhân Mã có từ thời còn bé ấy. Suốt ngày cậu ấy rong ruổi trên những cung đường chơi bời cùng đám bạn. Chẳng trò nào của trẻ con, chẳng tụ điểm vui chơi nào của các bạn nhỏ không có mặt Nhân Mã cả. Nhân Mã ham chơi đến nỗi quên ăn, quên ngủ, chẳng nhớ việc về nhà. Và thế là, suốt ngày bố mẹ cậu ấy phải mệt đầu đi hết chỗ nọ, điểm kia để tìm đứa con ham chơi này về.
Các bé thuộc cung hoàng đạo Nhân Mã tính tình thân thiện và không nhát người như nhóc tì cung khác. Nếu bắt gặp một bé gái thuộc chòm sao Nhân Mã, mẹ rất có thể nhầm lẫn thành bé trai đấy. Mẹ của các bé phải mệt đầu vì cố mặc cho bé một chiếc váy mà. Các Nhân Mã nhí còn đặc biệt khiến người lớn đau đầu với những câu hỏi “tại sao?” Trí tò mò của các bé là vô tận. Nhân Mã lúc nhỏ có hơi hậu đậu và vụng về. Nếu cha mẹ của các bé ấy thiếu tôn trọng và không đủ hiểu con của họ thì khi lớn các bé sẽ dễ nổi loạn và thường xuyên vắng nhà.
10. Ma Kết – cung hoàng đạo lầm lì (22 tháng 12 – 19 tháng 1)
Lầm lì không phải là tính cách của Ma Kết bé đâu. Đơn giản vì cậu ấy nhút nhát quá nên chẳng dám chơi bời, nói chuyện cùng ai cả. Tuy vậy, không ai có thể bắt nạt được Ma Kết nhí đâu nhé. Bên trong con người rụt rè ấy là một đứa trẻ rất gan dạ, kiêu hãnh. Bé là một chú nhím con sẵn sàng xù lông chiến đấu nếu ai đó dám “động chạm” vào mình và những người bạn thân yêu của mình nữa. Các bé thuộc cung hoàng đạo Ma Kết lúc nhỏ sẽ giống hệt nhưng ông bà già cụ non với những triết lí khiến người lớn giật mình.
Nhưng càng lớn thì điều này sẽ hoàn toàn thay đổi, các Ma Kết sẽ lại trở nên con nít hơn khi họ thêm tuổi. Các bé dường như luôn biết mình cần gì hoặc phải làm gì. Ma Kết dù bé hay lớn đều thích tự tổ chức cuộc sống của mình. Do đó, đừng xáo trộn những món đồ chơi mà bé để đâu đó, Ma Kết sẽ giận đấy.
11. Bảo Bình – cung hoàng đạo là thiên tài sáng tạo (20 tháng 1 đến 18 tháng 2)
Bảo Bình bé cũng rất thông minh trong việc chỉ ra hướng giải quyết các vấn đề. Mọi người cũng khoái chơi với cậu ấy. Bởi Bảo Bình luôn nghĩ được ra những thú chơi rất độc đáo, tạo được ra những đồ mà bọn trẻ đều mê. Tuy vậy, Bảo Bình lại chẳng thích sẻ chia sáng tạo đó của mình cho kẻ khác đâu nhé. Khi những đứa bé khác xúm xung quanh xin được chơi cùng, Bảo Bình nhí sẽ hất mặt tự hào và chỉ “chọn mặt gửi vàng” một vài bé trong đám ấy cho chơi thôi. Đây là chòm sao của những thần đồng.
Các bé thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình sẽ là nỗi hoảng sợ của những người hàng xóm hoặc cô giữ trẻ bởi năng lượng dồi dào của mình. Sẽ không ai đoán được các bé Bảo Bình dự tính làm gì, mọi thứ thường đến không báo trước. Các bé thích tìm hiểu, khám phá mọi thứ. Đôi khi Bảo Bình nhí sẽ quên mất bằng cách nào mình tìm ra được đáp án cho một bài toán nào đó, hãy tin bé, không phải các bé copy bài bạn đâu. Mẹ khó lòng mà biết được tương lai các Bảo Bình nhí sẽ trở nên thế nào.
12. Song Ngư – cung hoàng đạo tiểu tư/ thiếu gia (19 tháng 2 đến 20 tháng 3)
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính cách lãng mạn sau này của Song Ngư chính là tuổi thơ “sướng như tiên”. Song Ngư thường được bao bọc trong sự cưng nựng của cả nhà. Cậu ấy có thể làm nũng với bất cứ ai và người nào cũng sẵn sàng chiều theo ý của bảo bối ấy. Vì thế, Song Ngư có chút mắc bệnh “công chúa”. Mà công chúa thì thường lãng mạn, ngây thơ mà. Cậu ấy được bảo bọc kỹ quá nên chẳng rõ thời thế như nào. Để rồi khi lớn lên, lúc nào cũng như người “từ trên trời rơi xuống” ấy. Nét ngây thơ vừa là điểm thu hút cũng là cái yếu, dễ bị lợi dụng, lừa gạt của Song Ngư này.
Cung hoàng đạo Song Ngư là những người còn giữ được nhiều tính cách khi còn nhỏ nhất. Các bé ấy là những cô cậu bé đến từ thế giới thần tiên của Peter Pan, sống hồn nhiên, mơ mộng, tâm hồn “treo ngược cành cây”. Có hôm Song Ngư nhí sẽ ngủ cả ngày đến quên thời gian rồi tối lại thức thao tháo không biết phải phá gì. Đừng cố bắt bé phải theo khuôn khổ thực tế nào đó. Bởi mẹ sẽ đánh cắp thế giới thần tiên và khiến bé đi lạc trong thế giới mới đầy xa lạ, không thể phát huy được hết khả năng.
Vậy cha mẹ đã biết bé yêu nhà mình thuộc cung hoàng đạo nào và tính cách ra sao chưa? Hãy nghiên cứu bài viết này và lên kế hoạch nuôi dạy con dựa theo tính cách của bé nhé. Chúc các bậc cha mẹ nuôi con khỏe dạy con ngoan.
Trong những năm tháng đầu đời, sức khỏe của bé sơ sinh là vô cùng quan trọng. Hệ miễn dịch của con lúc này còn non yếu, chưa thể tự bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Vì vậy khi bé sơ sinh bị bệnh sẽ rất dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Nhất là khi bé bị sốt khiến cho nhiều mẹ vô cùng lo lắng. Mặc dù sốt đối với nhiều người không quá nghiêm trọng, thế nhưng đối với trẻ sơ sinh lại khác. Trẻ 5 tháng bị sốt có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Mẹ cần có kiến thức cơ bản về sốt trẻ em để có thể bảo vệ con một cách tốt nhất. Hãy cùng Góc của mẹ theo dõi bài viết sau đây mẹ nhé!
1. Nguyên nhân trẻ 5 tháng bị sốt
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trẻ 5 tháng bị sốt. Việc xác định nguyên nhân con bị sốt và việc vô cùng cần thiết để biết cách chữa trị cho con một cách đúng nhất. Không phải trường hợp sốt nào cũng nguy hiểm. Bé có thể bị sốt vì một trong các lý do sau đây:
Sốt virus, vi khuẩn: Vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể bé gây nên sốt. Bé có thể bị tấn công bởi vi khuẩn qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Các loại vi khuẩn có thể gây ra cho bé các bệnh như viêm tai giữa, viêm họng, viêm phế quản, bệnh tả, kiết lỵ…
Sốt mọc răng: Nhiều bé 5 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng. Khi đó bé bị đau nhức khó chịu dẫn đến sốt.
Sốt sau khi tiêm vaccine: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến con bị sốt. Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng vì tình trạng này không quá nghiêm trọng.
Sốt do mắc bệnh: bé sốt cao trên 38,5*C thường là do mắc những bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, sốt rét, sốt xuất huyết…
2. Triệu chứng trẻ 5 tháng bị sốt
Thông thường, nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh sẽ ở mức 36,5 – 37,5*C. Khi trẻ 5 tháng bị sốt, thân nhiệt sẽ tăng trên 38*C. Con có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:
Bé cảm thấy mệt mỏi
Trông nhợt nhạt, yếu ớt
Con biếng ăn, bỏ bú sữa
Trở nên cáu kỉnh với mọi thứ xung quanh
Con bị đau nhức đầu hoặc toàn thân
Khi phát hiện con có các triệu chứng sốt, mẹ cần tiến hành đo nhiệt độ cơ thể con bằng nhiệt kế. Tốt nhất mẹ không nên sử dụng nhiệt kế có thủy ngân vì chúng khá dễ vỡ và có thể gây độc cho con. Mẹ đặt nhiệt kế dưới lưỡi con khoảng 2 – 3 phút hoặc kẹp vào nách để xác định thân nhiệt của bé.
3. Cách điều trị sốt cho bé tại nhà
Khi xác định được nguyên nhân và tình trạng sốt của con, mẹ cần bình tĩnh để xử lý một cách tốt nhất. Để điều trị sốt tại nhà cho bé, mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau đây.
3.1.Hạ thân nhiệt cho bé
Đây là mục tiêu quan trọng nhất của việc điều trị sốt cho bé. Cơ thể của con nóng lên sẽ khiến con cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy mẹ cần nhanh chóng tìm cách đưa nhiệt độ cơ thể bé trở lại bình thường. Để hạ nhiệt cho trẻ 5 tháng bị sốt, mẹ nên áp dụng những cách làm sau:
Dùng khăn mềm nhúng nước ấm để lau người cho bé, nhất là ở nách và bẹn. Nước ấm có tác dụng làm mạch máu giãn nở giúp thân nhiệt giảm xuống. Mẹ nên lưu ý không dùng nước quá nóng.
Có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ nên nhớ không được cho bé uống aspirin.
3.2.Bổ sung nước cho bé
Khi trẻ 5 tháng bị sốt, con rất dễ bị mất nước ở da và phổi. Vì vậy mà mẹ cần bổ sung lượng nước trong cơ thể bé. Nước giúp điều hòa nhiệt độ, tăng bài tiết cho con để thải độc cơ thể.
Đối với bé sơ sinh, mẹ nên cho con bú nhiều hơn, tăng cữ bú và lượng bú trong ngày. Sữa sẽ giúp con được bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra với bé đã ăn dặm, mẹ có thể cho con uống nhiều nước lọc và bổ sung thêm bằng các món súp thơm ngon bổ dưỡng.
3.3.Những lưu ý khác
Mẹ không nên cho bé mặc quần áo quá dày hoặc đắp chăn ủ ấm cho bé. Cũng không nên để con bị lạnh.
Cho con tắm hoặc ngâm mình bằng nước ấm để hạ sốt nhanh hơn.
Không nên ép con ăn nếu con không thích.
Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn.
Giữ phòng của con thoáng mát, thông gió tốt.
4. Khi nào cần đưa trẻ 5 tháng bị sốt đi bệnh viện?
Bố mẹ lưu ý cần đưa trẻ 5 tháng bị sốt đi bệnh viện nếu có các dấu hiệu sau đây:
Con buồn ngủ bất thường hoặc gặp khó khăn khi thức dậy.
Da dẻ xanh hoặc tím tái, thiếu sức sống.
Bàn tay và bàn chân lạnh.
Bé yếu hơn nhiều so với bình thường, khóc liên tục.
Trẻ 5 tháng bị sốt là tình trạng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Hy vọng rằng qua bài viết này, mẹ đã biết cách đẩy lùi cơn sốt của con một cách hiệu quả nhất. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!
Là một người mẹ, chắc hẳn ai cũng từng vướng vào giai đoạn căng thẳng. Tôi cũng là một người mẹ không tránh khỏi những stress trong cuộc sống. Nó có thể đến từ bất kì lí do nào: con cái, tài chính, tình cảm gia đình, các mối quan hệ xã hội. Nào là chăm sóc con cái, giải quyết các vấn đề của các con, hay đơn giản chỉ là đứng giữa trong một cuộc cãi vã của mấy đứa nhỏ. Chưa kể đến tài chính gia đình thiếu hụt, vợ chồng thiếu thân mật, tranh cãi hoặc quá bận rộn ở công ty. Với cương vị là một người đã trải qua hầu hết các vấn đề trên, tôi ở đây để chia sẻ với các mẹ vài mẹo hết căng thẳng.
Ai rồi cũng sẽ gặp phải những căng thẳng, nó là điều không thể tránh khỏi. Nhất là đối với những người mẹ như chúng ta. Nhưng không phải là chúng ta không thể kiểm soát được nó. Vấn đề mấu chốt của việc tránh bị stress là đặt ra những ranh giới nhất định cho bản thân. Nếu đang gặp phải những áp lực và cần được giải tỏa, mẹ hãy tham khảo một số mẹo sau đây. Tôi đã sử dụng nó để giảm bớt gánh nặng cho chính mình.
1. Không cố làm hài lòng tất cả mọi người
Có một sự thật là chúng ta luôn cố gắng khiến mọi người xung quanh hài lòng đối với bản thân mình. Ai ai cũng muốn được yêu quý và trở nên tin cậy. Chính vì vậy mà tôi cũng đã từng đáp ứng mọi yêu cầu của mọi người xung quanh. Tỉ dụ như là đáp ứng mọi yêu cầu của con cái, giúp đỡ bạn bè vô điều kiện, hay chấp nhận tăng ca giúp một đồng nghiệp về sớm để đi ăn tiệc cưới. Mặc dù nó làm hài lòng mọi người, nhưng ngược lại cũng khiển chính tôi lao vào căng thẳng. Tôi cảm thấy khó chịu nếu như người khác nghĩ rằng tôi ích kỉ vì không giúp đỡ họ.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài, tôi phát hiện ra đây là nguyên nhân dẫn đến stress. Để giúp đỡ người khác, chúng ta đã tự gạt bản thân sang một bên. Phải chấp nhận rằng chúng ta không thể làm cho tất cả mọi người đều hài lòng. Đừng quá lo nghĩ về việc đó mà hãy dành sự ưu tiên nhiều hơn cho bản thân. Hãy cố gắng sắp xếp những việc quan trọng hơn trước tiên để không ôm đồm quá nhiều việc khác. Giúp đỡ người khác trong khả năng có thể đã là điều tốt nhất mà chúng ta làm được. Đây là mẹo hết căng thẳng cực hiệu quả mà tôi đã áp dụng thành công.
2. Học cách từ chối
Mẹo hết căng thẳng tiếp theo mà tôi muốn chia sẻ đó là bạn phải học cách nói “không”. Như tôi đã nói ở trên, chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Vì vậy đừng cố đáp ứng mọi yêu cầu của người khác. Hãy chấp nhận lời đề nghị hay yêu cầu của họ khi bạn thực sự có thời gian để làm. Nếu đang quá bận rộn hoặc áp lực, chỉ cần nói “không”. Đặt bản thân lên trước để quyết định nên đồng ý hay từ chối. Nếu bạn có xu hướng đồng ý với mọi thứ, cần phải học ngay cách đánh vần từ “không” để giảm bớt gánh nặng cho mình.
3. Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn
Đây chắc chắn là mẹo hết căng thẳng hiệu quả nhất mà mẹ nên áp dụng. Một ngày nghỉ ngơi vào cuối tuần sau chuỗi ngày làm việc và bận rộn đầy mệt mỏi không bao giờ là ý tưởng tồi đâu. Hay đơn giản chỉ là một chút thời gian nhỏ xen giữa những giờ làm việc kéo dài cũng là cách nghỉ ngơi rồi đó. Hãy dành thời gian để cải thiện tâm trạng của chính mình.
Nếu có cả một ngày cuối tuần, đừng ngần ngại dùng nó cho việc mình muốn làm. Tôi luôn tự thưởng cho bản thân một ngày vui chơi thỏa thích, hoặc đôi khi chỉ là lười biếng và không làm gì cả. Một bản nhạc thư giãn trước khi đi ngủ cũng là một ý tưởng hay ho. Hay ngâm mình thư giãn sau một ngày làm việc cũng là chăm sóc bản thân rồi đấy!
4. Không nên kỳ vọng quá cao
Việc đặt mục tiêu cho cuộc sống của mình là một việc nên làm đối với tất cả mọi người. Tôi cũng có rất nhiều mục tiêu và kỳ vọng về kết quả của việc mình đang làm. Nhờ vào mục tiêu đó mà tôi có thể cố gắng hết sức mình. Tuy nhiên, sai lầm duy nhất của tôi đó là đặt kỳ vọng quá cao. Cho đến khi tôi nhận ra mình không phải là một siêu sao. Kỳ vọng của tôi quá phi thực tế và nằm ngoài khả năng thực hiện của mình.
Với bất kể ai cũng sẽ đều thất vọng khi không thể đạt được mục tiêu ban đầu đề ra. Vô hình chung nó tạo nên cho chúng ta một áp lực, một sự căng thẳng không đáng có. Bởi vậy, mẹo hết căng thẳng của tôi ở trường hợp này đó là giảm bớt kỳ vọng của mình. Hãy đặt một mục tiêu thực tế mà mình có thể biến nó thành hiện thực. Cũng không nên quá mức kỳ vọng để rồi thất vọng và căng thẳng. Nhưng mà dù sao thì cũng phải cố gắng hết sức mình trong mọi việc nhé!
5. Điều khiển cảm xúc
Cảm xúc là một yếu tố rất quan trọng trong việc giải tỏa căng thẳng. Nó sẽ quyết định thái độ, tâm trạng, từ đó điều khiển mọi việc làm hàng ngày. Bạn phải học cách loại bỏ những cảm xúc tiêu cực ra khỏi đầu mình. Ví dụ như giận dữ, buồn bã, thất vọng… tất nhiên bạn có quyền quyết định cảm xúc của mình. Nhưng hãy thử tìm cách thay đổi cách nhìn với mọi thứ xung quanh xem sao? Đừng tức giận vì những việc nhỏ nhặt, cũng đừng quá mong đợi vào ai đó. Khi tôi thay đổi góc nhìn của mình, tôi không còn thấy căng thẳng như trước nữa. Những cảm xúc lành mạnh và tích cực giúp chúng ta trở nên vui vẻ và tươi tắn hơn rất nhiều đấy!
Căng thẳng thật đáng ghét, nhưng chúng ta luôn có cách để loại bỏ nó khỏi cuộc sống của mình. Tôi có 5 mẹo hết căng thẳng siêu hiệu quả muốn lan tỏa tới tất cả những ai đang gặp phải tình trạng này. Hãy thử áp dụng nó để cảm thấy yêu đời hơn nhé! Chúc bạn một ngày tốt lành!
Trẻ 5 tháng bị ho thường khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Vì trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của con còn khá non nớt. Tuy nhiên, một năm đầu đời trẻ có thể bị ho đờm hay cảm sốt nhiều lần. Và hầu hết các trường hợp đều bắt nguồn từ những nguyên nhân không đáng lo ngại. Nếu bé có tình trạng ho ra đờm, những phương pháp điều trị tại nhà sau là điều mẹ có thể thử để giúp bé tốt hơn.
1. Ho sổ mũi hay ho có đờm là gì?
Ho là một cơ chế phòng vệ của cơ thể khi có tác nhân bên ngoài xâm nhập. Khi hệ thống thần kinh của bé phát hiện ra những dị vật trong đường thở, nó sẽ cảnh báo đến não. Bộ não gửi các thông điệp đến cơ ngực và bụng, yêu các cơ ngày co lại và đẩy luồng khí ra ngoài. Nếu có đờm ở trong cổ, phản xạ ho cũng rất dễ bị kích thích.
Trẻ 5 tháng ho có đờm hầu như là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút hoặc vi khuẩn. Khi con bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, như bệnh cảm lạnh hay cảm cúm, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. Khi chất nhầy tích tụ ở trong ngực, sẽ gây ra hiện tượng khó thở cho bé. Con có thể sẽ ho nhiều hơn vào ban đêm, vì đờm tích tụ ở phía sau cổ họng khi nằm xuống.
Mặc dù sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, sổ mũi hay thở khò khè. Nhưng trẻ 5 tháng bị ho thường không có gì đáng lo ngại. Vi rút cần thời gian hoạt động, nên cơn ho của con có thể kéo dài vài tuần. Sau đó sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
2. Nguyên nhân khiến bé 5 tháng ho có đờm
Hầu hết, bé 5 tháng ho có đờm là do vi rút. Đôi khi, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể tiến triển thành những tình trạng phức tạp hơn. Các nguyên nhân khác của ho có đờm bao gồm:
Viêm phế quản mãn tính.
Viêm phổi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Hen suyễn.
Xơ nang (hầu hết bé sẽ được kiểm tra khi sinh)
Các tác nhân từ không khí, môi trường (dị ứng nước hoa, mỹ phẩm, thực phẩm,…)
Bị ho gà.
Viêm thanh khí phế quản.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán cơn ho của bé dựa trên các triệu chứng và khám sức khỏe. Đôi khi, họ cũng có thể thực hiện nhiều xét nghiệm hơn như chụp X-quang ngực, kiểm tra chức năng phổi, xét nghiệm máu, phân tích đờm, đo lượng oxy trong máu.
3. Những mẹo điều trị tự nhiên cho bé 5 tháng bị ho
Bé 5 tháng bị ho phải làm sao? Ho có đờm là do vi rút, do đó bác sĩ không thể làm gì nhiều ngoài việc giới thiệu các mẹo để giảm bớt các triệu chứng. Dưới đây là những phương pháp tự nhiên mẹ có thể tự làm tại nhà để giúp con cảm thấy tốt hơn:
3.1. Máy tạo độ ẩm
Máy tạo độ ẩm trong phòng là một cách tuyệt vời giúp bé 5 tháng bị ho sổ mũi cảm thấy khá hơn, đặc biệt là vào ban đêm khi cổ họng bị khô tự nhiên. Cổ họng nếu bị khô sẽ rất dễ bị kích ứng và gây ra viêm. Không khí có độ ẩm cao, cũng giúp chất đờm trong đường hô hấp loãng trở lại, tạo điều kiện cho việc hít thở cũng như dễ dàng để mẹ hút chất nhờn ra ngoài.
Nhiều bố mẹ đặt máy giữ ẩm trong phòng ngủ của con. Đây là một cách tuyệt vời để giữ cho không khí luôn được ẩm ướt.
3.2. Xông hơi
Với bé 5 tháng ho sổ mũi, mẹ cũng có thể dùng cách xông hơi. Tìm một căn phòng kín, rồi làm ẩm không khí với nước nóng và vài loại lá thảo dược (bưởi, tía tô, sả,…). Khi hơi nóng đã vừa đủ, mẹ cho bé vào và hít thở trong từ 5 đến 10 phút.
Theo cách này, chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp có thể được phá vỡ. Bé đỡ cảm và hít thở được dễ dàng hơn.
3.3. Bơm nước muối loãng
Bơm nước muối loãng là phương pháp an toàn cho trẻ 5 tháng ho có đờm. Mẹ nên chuẩn bị 1 chiếc xi lanh và 1 thiết bị hút mũi. Sau khi bơm nước muối loãng hoặc nước muối sinh lí với lượng phù hợp vào mũi trẻ. Tiếp đó, mẹ dùng thiết bị hút mũi để hút chất nhầy ra.
Chú ý chỉ bơm nước muối loãng với lượng vừa đủ để làm chất nhầy loãng. Nếu mẹ bơm quá nhiều có thể làm trẻ bị sặc.
3.4. Cho trẻ 5 tháng bị ho uống nhiều nước
Cung cấp nước đúng cách rất quan trọng với bé 5 tháng bị ho. Nếu bé đang còn bú mẹ, hãy lên lịch để con được bú nhiều hơn bình thường. Điều này sẽ giúp con giữ ẩm cổ họng. Một số trẻ 5 tháng đã hình thành khả năng ăn dặm. Trong trường hợp này, mẹ hãy cho con uống thêm nước hoặc các thức ăn loãng khác.
4. Khi nào nên đưa bé 5 tháng bị ho đến gặp bác sĩ?
Hầu hết các cơn ho khan sẽ tự khỏi, nhưng sẽ kéo dài trong vài tuần. Miễn là bệnh tình có vẻ cải thiện thay vì tồi tệ hơn, thì bé không cần đến bác sĩ. Nếu cơn ho của con ngày càng nặng hoặc không cải thiện sau 3 tuần, hãy đưa con đi khám. Hẹn gặp bác sĩ nếu trẻ 5 tháng bị ho sổ mũi xuất hiện những dấu hiệu sau:
Ho và sổ mũi là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh được đưa đến bác sĩ nhiều nhất. Mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ 5 tháng bị ho, vì hầu như các trường hợp đều không đáng lo ngại. Sử dụng các biện pháp tự nhiên tại nhà là cách tốt để giúp bé cải thiện. Mẹ hãy nhớ, bé cần nhiều thời gian hơn để hoàn thiện các chức năng miễn dịch của mình.
Có lẽ mẹ đang lên kế hoạch giới thiệu thức ăn mới cho con và tự hỏi trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Thông thường, giai đoạn ăn dặm nên bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, có rất nhiều quốc gia cho con ăn dặm từ rất sớm. Vậy như thế nào mới là an toàn và tốt cho sức khỏe của bé. Cùng tìm hiểu những thông tin sau để có những đánh giá về thời điểm ăn dặm thích hợp cho con mẹ nhé!
1.Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa?
Tổ chức y tế thế giới WHO khuyên rằng nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Nhưng bộ y tế Anh quốc lại khuyến cáo có thể bắt đầu từ 5 tháng 1 tuần tuổi trở lên. Tại sao lại có sự khác biệt như thế? Lời khuyên của WHO dành cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Bao gồm cả các nước thuộc thế giới thứ 3, nơi trẻ rất dễ bị nhiễm trùng và chết chủ yếu do lây qua đường thức ăn và nước uống. Vì thế, sẽ an toàn hơn nhiều nếu bé được bú sữa mẹ càng lâu càng tốt.
Vậy trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Lời khuyên mới nhất vào năm 2018 vẫn là trẻ không nên bắt đầu ăn dặm cho đến khi được 6 tháng tuổi. Có nhiều rủi ro về việc cho trẻ ăn dặm sớm liên quan đến dinh dưỡng và sức khỏe lâu dài của trẻ. Dưới đây là những thông tin về rủi ro mà trẻ có thể gặp phải.
2.Trẻ 4 tháng ăn dặm có thể gặp những nguy hiểm gì?
Không bao giờ được cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi hoặc 17 tuần tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của con chưa đủ trưởng thành để xử lý với bất cứ thứ gì ngoài sữa. Trẻ ăn dặm càng sớm càng có tỷ lệ cao thiếu máu do thiếu sắt, nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề cân nặng.
Theo chuyên gia, trẻ 4 tháng ăn dặm có thể mất đi cơ hội hấp thu dưỡng chất dồi dào từ nguồn sữa mẹ. Không có thức ăn đặc nào có thể đáp ứng được nhu cầu của trẻ sơ sinh hơn sữa mẹ.
Bên cạnh những rủi ro về mặt dinh dưỡng, bé ăn dặm quá sớm cũng gặp những nguy hiểm về thể chất. Bố mẹ nên biết, trẻ sơ sinh không thành thạo các phản xạ ngậm và nuốt cho đến khi được ít nhất 4 tháng tuổi. Một số bé khác thậm chí còn muộn hơn. Vì thế, cho trẻ ăn dặm trước khi cơ thể đủ trưởng thành có thể làm tăng nguy cơ bị sặc, ngay cả đối với thức ăn xay nhuyễn.
Cuối cùng, cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng thực phẩm và các vấn đề sức khỏe khác. Mẹ nên chờ lâu hơn để bắt đầu cho con ăn thức ăn đặc. Như vậy có thể giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm đến mức tối thiểu.
Trẻ 4 tháng ăn dặm được không vẫn là câu hỏi khó có câu trả lời chính xác. Bởi mỗi bé có thời gian phát triển khác nhau. Và trong một số trường hợp, ăn dặm sớm cũng có lợi ích nhất định.
Phần lớn trẻ sơ sinh có đủ dinh dưỡng dự trữ cho đến 6 tháng tuổi. Nhưng một vài trẻ sau khi sinh có lượng dự trữ thấp hơn các bé khác. Ví dụ trong trường hợp sinh non hoặc mẹ hút thuốc trong khi mang thai, người mẹ thiếu máu do thiếu sắt, thừa cân hoặc bị kẹp dây rốn đột ngột. Những bé như vậy cần bổ sung dưỡng chất sớm hơn các đứa trẻ khác.
Một số thông tin cho rằng, cho trẻ ăn dặm sớm có thể giúp bé dễ chấp nhận thức ăn dạng đặc hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất khẳng định trì hoãn ăn dặm cho đến 6 tháng không gây khó khăn trong việc chấp nhận thức ăn đặc.
4.Khi nào trẻ sẵn sàng ăn dặm?
Thêm một thông tin để mẹ biết trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa. Có lẽ không nhất thiết phải đợi cho đến 6 tháng tuổi để giới thiệu thức ăn mới cho con. Dưới đây là những dấu hiệu, chứng tỏ bé đã sẵn sàng cho một bữa ăn mới.
Bé có thể ngồi và giữ đầu ổn định.
Phối hợp các động tác giữa tai và mắt tốt.
Không có phản xạ đẩy lưỡi.
Lời khuyên cho mẹ là không nên cho trẻ 4 tháng ăn dặm cho đến khi con xuất hiện cả ba dấu hiệu trên. Đa số trẻ sơ sinh xuất hiện những điều trên khi chúng được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ xuất hiện sớm hơn.
Thông thường phản xạ đẩy lưỡi sẽ xuất hiện sau cùng. Nếu bé vẫn còn phản xạ này khi được 6 tháng, mẹ vẫn có thể bắt đầu cho con ăn dặm. Hành động tự ăn, đôi khi có thể giúp đẩy lùi phản xạ này, lúc này mẹ có thể tập cho bé phương pháp thực đơn ăn dặm tự chỉ huy để con phát triển và cảm nhận được đồ ăn dễ dàng nhất.
5. Những lợi ích của việc ăn dặm sau 6 tháng tuổi
Mặc dù có rất nhiều lợi ích khác của việc trì hoãn ăn dặm cho đến 6 tháng mà trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm chưa thể đáp ứng. Đó là lợi ích chính về dinh dưỡng và phát triển:
5.1.Dinh dưỡng của trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm
Về cơ bản, sữa mẹ và sữa công thức là nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh cho con trong 6 tháng đầu đời. Điều đó có nghĩa là con đã nhận được mọi thứ chúng cần từ sữa.
5.2.Phát triển của trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm
Vào khoảng tháng thứ 6, bé mới thực sự phát triển để sẵn sàng ăn thức ăn đặc. Chúng đã hình thành khả năng phối hợp giữa tay và mắt đủ tốt để có thể tự lấy thức ăn và đưa chúng vào miệng, sau đó tự ăn.
Trẻ cũng thành thạo hơn trong việc di chuyển thức ăn quanh miệng và nuốt chúng một cách an toàn. Giảm nguy cơ sặc hay mắc nghẹn thức ăn.
Cuối cùng việc quyết định trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa cũng tùy thuộc vào các bậc cha mẹ khác nhau. Nhưng hiểu rõ về dấu hiệu cũng như độ tuổi khuyến cáo có thể đảm bảo rằng quá trình chuyển đổi thức ăn của con diễn ra suôn sẻ. Mong rằng mẹ sẽ có một quyết định sáng suốt để giúp con yêu phát triển khỏe mạnh.
Tìm ra những cách học môn sử hiệu quả là bài toán khiến ngành giáo dục phải đau đầu. Nói đến môn lịch sử, là liên tưởng đến vô vàn những dữ kiện và con số. Điều đó, không chỉ gây tâm lý e dè đối với trẻ em, mà nó cũng là thách thức ngay đối với những người lớn. Nhiều phương pháp đã được thay thế, một trong số đó là cho bé làm quen với lịch sử từ thủa nhỏ bằng những tranh ảnh ngộ nghĩnh. Và có vẻ như, phương pháp này đang làm việc khá hiệu quả.
1. Cách học môn sử hiệu quả bằng tranh ảnh
Lịch sử trở thành môn học khó nhằn tại bất cứ cấp học nào. Không chỉ bởi chúng quá nhiều kiến thức phải nhớ, mà còn bởi vì việc trình bày sách và phương pháp truyền thụ một cách máy móc. Khiến trở ngại cho việc ghi nhớ cũng như tiếp thu kiến thức của người học. Việc đó, đòi hỏi phải có những cách học môn sử hiệu quả khác thay thế.
Tiếp cận và đặt nền tảng kiến thức lịch sử cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ có vẻ là một phương pháp tốt. Khi con đã có những khái niệm ban đầu, chúng sẽ dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ những kiến thức sâu rộng hơn ở trường học. Hơn thế nữa, khi bé đã có một chút hạt giống lịch sử trong trí nhớ, chúng sẽ có hứng thú hơn khi học với môn học này.
Với trẻ em và trẻ nhỏ, phương pháp học tốt nhất cho chúng là bằng hình ảnh. Hình ảnh càng nhiều màu sắc, đơn giản, ngộ nghĩnh thì càng thu hút được con. Cho bé xem tranh trong thời gian bé chơi hoặc trong thời gian nghỉ ngơi của cả hai mẹ con như một cách để bé vừa học vừa chơi. Theo cách này, bé sẽ tiếp thu kiến thức tự nhiên mà không cảm thấy áp lực.
2. Lưu ý về cách học môn sử đúng cách mẹ nên biết
Cách học lịch sử hiệu quả đúng cách phải bắt đầu từ đâu? Có câu thành ngữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ nghĩa, đạo đức là gốc của mỗi con người. Hay nói cách khác, muốn làm người, trước tiên phải có đạo đức và lễ nghĩa. Cách dạy môn lịch sử cho bé cũng không ngoài điều này. Đối với em bé và trẻ nhỏ, thứ đầu tiên cha mẹ nên vun bồi cho con chính là nền tảng về cách làm người. Tiếc thay, trong xã hội ngày nay, đạo lý cơ bản này lại bị quên lãng.
Trên cơ sở đó, hình ảnh hay tranh vẽ lịch sử cho con cần có tính trong sáng, lành mạnh, nhiều màu sắc và rõ nghĩa. Tốt nhất là những hình ảnh lịch sử được vẽ một cách ngộ nghĩnh, đáng yêu, thể hiện rõ ràng nội dung. Tránh các hình ảnh bạo lực, súng đạn hay thể hiện cảnh tang tóc, đau thương. Bên cạnh đó, nội dung và kiến thức đi kèm cũng cần ngắn gọn. Cách sắp xếp trình tự mốc thời gian lịch sử phải có khoa học, để trẻ dễ hình dung và tổng quát.
Học lịch sử đúng cách mẹ cũng cần gieo vào tâm hồn trẻ những hạt giống tốt đẹp thông qua tranh ảnh. Ví dụ như lồng ghép các khái niệm về lòng yêu quê hương đất nước, lòng yêu thương con người, yêu thiên nhiên, yêu động vật, yêu hòa bình, biết phân biệt phải trái, biết ơn tổ tiên, yêu thương ông bà cha mẹ,…
3. Hướng dẫn mẹ cách dạy học môn sử hiệu quả cho con
Em bé và trẻ nhỏ có sức tập trung rất yếu. Do đó, việc dạy học sẽ trở nên khó khăn hơn so với các anh chị của chúng. Đối với các bé đã biết đọc, mẹ chỉ cần tặng bé một tập tranh lịch sử để bé tự mình khám phá. Nhưng nếu con còn quá nhỏ để làm việc ấy, mẹ có lẽ phải ở bên và khiến bé chú ý. Dưới đây là những cách dạy học môn sử hiệu quả mỗi mẹ yêu có thể áp dụng cho con mình:
3.1. Một vài phút tại một thời điểm nhất định
Bé có thể sẽ chỉ ngồi yên vài phút với những bức tranh lịch sử, nhưng chúng sẽ dành thời gian lâu hơn khi lớn lên. Mỗi đứa trẻ sẽ có khoảng thời gian khác nhau cho một hoạt động, mẹ hãy để chúng quyết định điều đó. Có thể mẹ sẽ phát hiện ra rằng bé sẽ có bức tranh yêu thích của riêng mình. Khi bé nán lại lâu ở trang nào đó, hãy nói cho bé về nội dung lịch sử của bức tranh ấy. Không nhất thiết phải đọc tất cả các thông tin có sẵn, mẹ có thể diễn tả về bức tranh và lồng ghép những ý nghĩa nhân văn tốt đẹp.
Vài phút vào khoảng thời gian nhất định mỗi ngày cho bé học lịch sử là vừa đủ. Theo cách này, bé sẽ hình thành được thói quen học tập và nề nếp ngay từ nhỏ.
3.2. Cho bé tự thao tác với sách
Trẻ sơ sinh chưa thể tự lật trang sách. Nhưng nếu mẹ có con 18 tháng tuổi, có thể bé sẽ muốn thử. Các bé từ 3 tuổi trở lên, thậm chí có thể tự lật sách mà không cần có người lớn ở bên.
Mỗi bé có những cách riêng để khám phá cuốn sách lịch sử của mình. Vì thế mẹ đừng quá gay gắt khi em bé sơ sinh của mình gặm, cào hay ném sách lộn xộn nhé!
3.3. Chỉ cho bé xem các chữ
Tạo sự chú ý của bé vào những chữ cái trong sách. Đọc và chỉ từng chữ từ trái sang phải cho trẻ thấy. Đây là một cách học lịch sử hiệu quả, giúp bé có khái niệm ban đầu về chữ và cách đọc sách.
3.4. Tương tác với trẻ
Hỏi con về những đồ vật hay hình ảnh quen thuộc trong bức tranh và khuyến khích con trả lời. Khi bé lớn hơn một chút, mẹ có thể hỏi bé về các kiến thức liên quan đến lịch sử mà bức tranh nói đến.
Lịch sử sẽ không còn là môn học nhàm chán nếu bé được xây dựng những kiến thức cơ bản và niềm hứng thú ngay từ bây giờ. Cách học môn sử hiệu quả mà mẹ cần ghi nhớ là không ép buộc và khéo léo đưa kiến thức vào hoạt động của bé mỗi ngày. Trên tất cả, lịch sử có thể là thứ cần lưu giữ, nhưng điều đáng giá hơn với một đứa trẻ là ươm mầm ở chúng những hạt giống của sự từ bi và đức hạnh.
Chúng ta chỉ sống 1 lần trong đời” hay “Hãy tiết kiệm khi còn trẻ”. 2 ý kiến trái ngược này không chỉ dành cho các bạn trẻ mà một bà mẹ đã có 3 con như tôi cũng luôn phải suy ngẫm. Gia đình mình nên bóp mồm bóp miệng, ăn vừa đủ, tiêu vừa đủ, sắm đồ vừa đủ hay chẳng việc gì phải khổ vậy, thích thì mua, thích thì ăn, đời chẳng biết như thế nào. Tôi cá tiết kiệm tiền mua sắm đồ dùng thường ngày là điều khiến những người phụ nữ “tay hòm chìa khóa” phải cân nhắc.
1. Tiết kiệm tiền mua sắm đồ dùng thường ngày vấn đề không của riêng ai
Bạn sẽ không tưởng tượng được việc mua sắm đồ dùng thiết yếu hằng ngày tốn tiền như thế nào cho đến khi phải tự tay thanh toán tiền cho gói muối, mì chính, bột giặt, bàn chải đánh răng, đồ ăn vặt của con và ti tỉ thứ khác nữa.
Nếu như khi còn ở với bố mẹ, đây dường như không phải là việc của bạn. Chỉ cần lĩnh lương đưa cho mẹ đôi ba triệu còn lại mẹ tự cân đối. Cùng lắm lằm thỉnh thoảng đi mua đồ cùng bạn bè, đồng nghiệp thấy thứ gì đó hay hay, cần thiết thì mua về. Nhưng cũng chẳng biết là ở nhà đã có hay chưa.
Đến khi có gia đình rồi, mọi thứ phải tự lo đến lúc ấy tiết kiệm tiền để mua sắm đồ dùng thường ngày mới là vấn đề cần bàn tới. Đặc biệt nếu gia đình nào có đến 3 đứa trẻ như gia đình tôi thì lại càng đau đầu.
Chúng đang tuổi ăn tuổi lớn, không cung cấp đủ thì sợ con không phát triển toàn diện. Mua nhiều quá thì lại thành ra dư thừa, lãng phí. Dĩ nhiên, mỗi người sẽ sống trong một môi trường, hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta cũng sẽ có những mối lo khác nhau nhưng nếu bạn biết cách thì đây không còn là vấn đề quan ngại nữa.
2. Làm thế nào để có thể tiết kiệm tiền mua sắm đồ dùng thường ngày?
Bí quyết để giúp bản thân tôi và cả gia đình cùng biết tiết kiệm nằm trong 6 điều sau đây:
2.1. Chia sẻ việc tiết kiệm tiền với tất cả các thành viên trong gia đình
Đây là điều đầu tiên bạn cần phải làm. Chồng có trách nhiệm kiếm tiền lo cho gia đình. Anh ta đưa tiền cho bạn chi tiêu hằng tháng mà chẳng biết bạn cần phải chi cho những gì. Đến khi bạn kêu ca là không đủ tiền thì anh ta lại nghĩ bạn tiêu hoang. Vậy nên, ngay từ đầu hãy chia sẻ cùng với chồng để anh ấy hiểu rằng chi phí để chi cho mua sắm đồ dùng hằng ngày không hề nhỏ.
Tiếp đó là con cái. Đừng nghĩ rằng chúng không biết gì. Chúng biết nhiều hơn bạn nghĩ đấy. Vì vậy, hãy thẳng thắn chia sẻ để con hiểu vấn đề tiết kiệm. Không phải là gia đình không đủ tiền để mua sắm cho chúng nhưng con phải có trách nhiệm tiết kiệm. Không thể cái gì cũng đòi mua nhưng lại bỏ.
Khi tất cả cùng có ý thức tiết kiệm tiền thì điều này mới có thể thực hiện.
2.2. Lên kế hoạch cho việc tiết kiệm tiền mua sắm đồ dùng thường ngày
Rất đơn giản thôi, chúng ta hãy dành một khoản tiền riêng để dùng vào việc này và tuyệt đối không được xâm phạm và sử dụng vào việc khác. Hãy nhớ rằng, đồ dùng hằng ngày là thứ thiết yếu, thiếu đi thì chắc chắn cuộc sống sẽ gặp rắc rối. Tuy nhiên, không phải đồ dùng nào cũng cần thiết phải mua. Và một món đồ có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau.
Đối với đồ ăn, không nên mua quá nhiều một lúc tránh lãng phí nếu phải bỏ đi. Đây chính là thứ đốt tiền của không ít gia đình.
Để tiết kiệm tiền mua sắm đồ dùng thường ngày hãy theo dõi thu chi một cách cụ thể. Ta cần phải biết ta đã tiêu những gì. Có như vậy mới thấy được giá trị của đồng tiền và không đi quá giới hạn cho phép.
Sắm ngay cho mình một cuốn sổ tay để làm việc này. Hoặc sử dụng một app hỗ trợ ghi chép chi tiêu trên điện thoại giúp bạn thực hiện đơn giản hơn.
2.3. Không bị các chương trình khuyến mại thu hút
Đây chính là cái bẫy mà nhiều người phụ nữ như tôi mắc phải nhất. Đợi đến khuyến mại để khuôn thật nhiều giấy vệ sinh, đồ ăn, đồ dùng về chất đống trong nhà. Rồi có khi để quá hạn, hỏng chẳng còn dùng được.
Hãy nhớ rằng đồ khuyến mại 1 là đồ sắp hết hạn, 2 là đồ chất lượng không còn được cao. Chỉ nên mua theo nhu cầu không nên mua theo số lượng. Đến lúc nhìn lại mới thấy rằng mình bỏ một đống tiền vào điều vô bổ.
2.4. Tạo thói quen tiết kiệm cho các thành viên
Đừng chỉ tiết kiệm tiền cho việc mua sắm đồ dùng thường ngày một mình và đau đầu suy nghĩ về chúng. Hãy tạo thói quen cho tất cả mọi người. Ví dụ như không cần lấy quá nhiều giấy lau tay khi ăn. Không nên lấy quá nhiều nước rửa bát. Đồ ăn còn thừa hãy bảo quản đúng cách để có thể sử dụng vào hôm sau… Mỗi người cùng ý thức, tôi tin việc tiết kiệm sẽ dễ dàng hơn.
Bí quyếttiết kiệm tiền mua sắm đồ dùng thường ngàycủa bạn là gì? Gia đình tôi đã áp dụng những cách trên và hiệu quả. Còn bạn thì sao?