Tăng cân ở trẻ sơ sinh như thế nào hợp lý? Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là tốt? Đây là một chủ đề được rất nhiều mẹ quan tâm, tìm hiểu. Bởi dựa vào chỉ số cân nặng của trẻ, cha mẹ sẽ biết cách chăm sóc và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Có như vậy mới đảm bảo trẻ phát triển và khỏe mạnh toàn diện.
Mục lục
1. Tăng cân ở trẻ sơ sinh như thế nào là hợp lý?
Nhiều cha mẹ thường thắc mắc trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là hợp lý? Để xác định tốc độ tăng cân ở trẻ sơ sinh là điều khó. Bởi mỗi trẻ đều có tốc độ phát triển nhanh, chậm và nhu cầu ăn, ngủ khác nhau.
Cân nặng của trẻ sơ sinh thường dao động từ 2,5 – 4,5kg. Khi được khoảng 1 tuần tuổi, cân nặng của trẻ thường tụt đi khoảng 10% so với trọng lượng lúc đầu sinh ra. Ví dụ trẻ sinh ra nặng 4kg thì sau khoảng 1 tuần tuần, có thể sẽ chỉ còn nặng khoảng 3,5 kg.
Mặc dù vậy, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì số cân nặng này mất đi có thể lấy nhanh lại được chỉ trong vòng từ 7 – 14 ngày sau đó.
Trung bình, khi trẻ được 5 tháng tuổi thường nặng gấp đôi lúc sinh và khi được 12 tháng tuổi, cân nặng có thể tăng gấp 3 lần. Cha mẹ có thể tham khảo thông tin về tốc độ tăng cân của trẻ qua từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi: Trẻ tăng mỗi ngày khoảng 20 – 3gr, tức là 600 – 900gr/ tháng.
- Giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi: Lúc này tốc độ tăng cân của trẻ bắt đầu có dấu hiệu chậm lại, thường sẽ chỉ tăng từ 15 – 20gr/ ngày, tức khoảng 450 – 600gr/ tháng.
- Giai đoạn từ 6 – 12 tháng: Đây là khoảng thời gian trẻ bắt đầu ăn dặm. Tốc độ tăng cân ở giai đoạn này cũng tương tự như giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi, thậm chí chậm hơn.
- Giai đoạn 1 – 5 tuổi: Giai đoạn này, mỗi năm trẻ chỉ tăng trung bình từ 1 – 2kg.
2. Bảng tăng cân của trẻ sơ sinh theo chuẩn WHO
Để biết trẻ sơ sinh tăng cân thế nào là hợp lý, cha mẹ có thể tham khảo bảng tăng cân chuẩn của trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn WHO.
3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ tăng cân ở trẻ sơ sinh
Tốc độ tăng cân ở trẻ sơ sinh chậm khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này. Cụ thể như:
3.1. Trẻ sinh non
Thực tế, trẻ sinh non thường tăng cân chậm hơn so với những đứa trẻ sinh đủ tháng. Bởi trẻ sinh non thường có sức đề kháng yếu hơn và dễ mắc các loại bệnh lý ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất.
3.2. Trẻ không bú đủ sữa
Một nguyên nhân khác khiến tốc độ tăng cân ở trẻ sơ sinh bị chậm lại là vì trẻ không được bú đủ sữa. Từ đó, cơ thể trẻ không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
3.3. Tăng cân ở trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng do trẻ ngủ nhiều bú ít
Trong trường hợp trẻ không chịu bú hoặc trẻ ngủ nhiều bú ít gây gián đoạn lượng sữa cung cấp. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ, nhất là chiều cao và cân nặng.
3.4. Trẻ có vấn đề về sức khỏe
Sự tăng cân ở trẻ sơ sinh cũng bị ảnh hưởng nếu trẻ có các vấn đề sức khỏe như thiếu máu, dị ứng sữa, trào ngược dạ dày,… Những chứng bệnh này có thể khiến trẻ khó hấp thu các dưỡng chất cần thiết đối với quá trình tăng trưởng trong những năm đầu đời.
Xem thêm:
Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 18 tuổi mà mẹ cần lưu ý
Cách bế trẻ 3 tháng tuổi sao cho đúng tư thế nhất?
4. Một số cách giúp cải thiện cân nặng ở trẻ sơ sinh không đạt chuẩn
Để cải thiện tỷ lệ tăng cân ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể tham khảo một số cách cải thiện dưới đây:
4.1. Chú ý tới giấc ngủ của trẻ
Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ là yếu tố rất quan trọng đối với quá trình phát triển chiều cao và cân nặng. Trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng, hormone tăng trưởng của trẻ sẽ tăng lên gấp 4 lần so với các thời điểm khác. Do đó, cha mẹ nên đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc và ngủ ngon vào khoảng thời gian “vàng” trên.
4.2. Cho trẻ bú thường xuyên
Mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên, chia thành nhiều cữ trong ngày. Tốt nhất mỗi cữ cách nhau khoảng 2 – 3h. Đảm bảo cho trẻ bú kéo dài càng lâu càng tốt. Bởi hàm lượng chất béo sẽ tăng lên đều đặn trong quá trình cho bú. Sữa cuối thường có chất lượng béo cao gấp đôi với lượng sữa đầu, là chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển toàn diện.
4.3.Tăng cân ở trẻ sơ sinh bằng cách cho trẻ bú đúng cữ
Không chỉ chú ý đến việc cho trẻ bú thường xuyên, mẹ cũng nên cho trẻ bú đúng cữ. Bởi nếu trẻ bị lỡ những cữ bú sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa nạp vào cơ thể. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tốc độ tăng cân ở trẻ sơ sinh.
4.4. Cho trẻ ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm
Nhiều cha mẹ thường cho trẻ ăn dặm từ quá sớm, trước khi trẻ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, các chuyên gia khoa học khuyến cáo rằng trẻ không nên ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) hoặc quá muộn (khi trẻ 9 tháng tuổi).
Ngoài ra, đối với trẻ đang trong tuổi ăn dặm, cha mẹ cũng nên chú ý bổ sung nhiều nguồn thực phẩm để thực đơn ăn dặm của trẻ đa dạng và giàu dưỡng chất hơn.
Đối với trẻ tăng cân chậm do các vấn đề sức khỏe, cha mẹ nên đưa trẻ tới khám bác sĩ để được tư vấn, điều trị kịp thời. Đảm bảo bé bắt kịp tốc độ phát triển trong độ tuổi.
4.5. Tăng cân ở trẻ sơ sinh bằng cách tập luyện.
Cải thiện sức đề kháng bằng cách tập luyện cũng là cách hiệu quả để giúp trẻ sơ sinh tăng cân chuẩn. Cha mẹ có thể cải thiện bằng cách:
- Thực hiện tiêm phòng vắc xin đầy đủ
- Cho trẻ tắm nắng và vận động đúng cách.
- Đảm bảo cho bé được ăn đủ sữa non, sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên.
- Để trẻ tránh xa khói thuốc lá dù trực tiếp hay gián tiếp.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Lời kết
Ngoài chú ý tốc độ tăng cân ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cũng nên chú ý tới những chỉ số về chiều cao và vòng đầu, đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh nhất. Mamamy hy vọng bài viết trên đã đem đến cho cha mẹ những thông tin hữu ích nhất về sự tăng cân của trẻ sơ sinh và các giải pháp cải thiện vấn đề chậm tăng cân ở trẻ.
NGUỒN THAM KHẢO:
https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/cham-soc-be/tre-so-sinh-tang-can-sao-moi-khoe-manh/