Ba mẹ lo lắng khi trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu. Nhưng hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị đổ nhiều mồ hôi đầu là hiện tượng bình thường, không có gì đáng lo ngại. Tuy vậy, bố mẹ cũng cần lưu ý đến một số trường hợp đặc biệt trong bài viết sau và có biện pháp khắc phục hợp lý để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Mục lục
1. Tại sao trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu?
- Khóc quá nhiều: Khóc là hoạt động tiêu hao rất nhiều năng lượng. Do đó khi bé khóc quá dữ dội hoặc khóc quá lâu sẽ gây ra hiện tượng đỏ mặt và chảy mồ hôi.
- Cơ thể bé quá nóng: Có thể do thời tiết quá nóng, nhiệt độ phòng quá cao, quần áo quá dày hoặc quắn quá chặt khiến cơ thể bé bị nóng và tiết ra nhiều mồ hôi.
- Đang ngủ sâu: Hiện tượng trẻ sơ sinh tiết nhiều mồ hôi khi trong giai đoạn ngủ sâu là khá phổ biến. Bé không thể tự trở mình, chỉ nằm một tư thế trong cả quá trình ngủ. Vì vậy, khi nhiệt độ cơ thể tăng, bé sẽ tiết ra nhiều mồ hôi.
- Đang bú: Khi cho trẻ sơ sinh bú, mẹ thường dùng một tay để cố định phần đầu bé. Trong khoảng thời gian đó, nhiệt độ từ tay mẹ sẽ truyền sang con gây ra hiện tượng chảy mồ hôi.
- Tuyến mồ hôi: Trẻ sơ sinh không có nhiều tuyến mồ hôi như người lớn. Các tuyến mồ hôi của bé thường tập trung ở phần đầu. Dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu.
- Hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh: Ở trẻ sơ sinh, cấu tạo của hệ thần kinh chưa được hoàn thiện. Khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể còn rất yếu. Từ đó dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi ở đầu.
- Bị sốt: Khi cơ thể bé đột nhiên ra nhiều mồ hôi hơn bình thường rất nhiều. Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé. Nếu bé có dấu hiệu sốt hãy đưa bé đến bệnh viện để điều trị tốt hơn.
2.Trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu có nguy hiểm?
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu là hiện tượng không đáng lo ngại. Tuy nhiên phụ huynh cũng cần lưu ý một số trường hợp đáng lo ngại sau:
- Bệnh tim mạch: Bé thường đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ, khi bú hoặc các hoạt động đơn giản khác. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh tim mạch. Do có vấn đề ở tim nên tim phải làm việc vất vả hơn bình thường để đáp ứng vai trò bơm máu. Cho nên các bé có bệnh lý về tim thường đổ nhiều mồ hôi hơn những đứa trẻ khác.
- Chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng rất nguy hiểm đổi với trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé sinh non. Bé sẽ ngừng thở 20s trong lúc ngủ. Mẹ cần quan sát với các triệu chứng đi kèm như tình trạng da xanh, bé ngáy, thở hổn hển và mở miệng khi ngủ. Hội chứng ngưng thở này chính là một trong những lý do khiến trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi mà mẹ cần chú ý.
- Chứng tăng tiết mồ hôi: Đây không phải tình trạng quá nguy hiểm nhưng sẽ gây khó chịu cho bé. Nếu không biết cách kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bé. Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được khắc phục tốt hơn.
- Bệnh còi xương: Trẻ bị còi xương thường ra mồ hôi đầu rất nhiều. Một số biểu hiện cho thấy trẻ nhỏ bị còi xương như: thường quấy khóc không dễ ngủ, vùng xương đầu có dấu hiệu bất thường, răng mọc chậm…
3. Biện pháp giúp ba mẹ xử lý khi trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu
Đối với hiện tượng trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu, ba mẹ cần xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp giúp bé giảm tiết mồ hôi:
- Bổ sung Vitamin D giúp hạn chế bệnh còi xương.
- Xác định nguyên nhân và dỗ dành bé khi bé khóc quá nhiều.
- Thay đổi nhiệt độ phòng luôn thoáng mát.
- Giữ cơ thể bé luôn mát mẻ. Tránh mặc quá nhiều quần áo cho bé.
- Bổ sung dinh dưỡng và nước đầy đủ hằng ngày.
- Dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé để tránh bé bị cảm lạnh.
4. Khi nào bé nên đến bệnh viện?
Khi ba mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu có dấu hiệu bất thường hoặc quá thường xuyên. Ví dụ như khi bé phát sốt, bé có dấu hiệu bị ngừng thở khi ngủ, đổ mồ hôi nhiều và kéo dài ở nhiệt độ dễ chịu,… Vì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý. Ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị tốt nhất. Phụ huynh nên cho bé khám bệnh định kỳ đúng hạn để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu là hiện tượng khá phổ biến, nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên bố mẹ cần xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để giúp bé khắc phục tốt nhất. Vì ra nhiều mồ hôi sẽ khiến bé rất khó chịu. Nếu ba mẹ vẫn lo lắng khi trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xử lý tình trạng này hiệu quả nhất.