Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cua là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là cua biển. Đây cũng là nguyên liệu được nhiều mẹ sử dụng để làm cháo ăn dặm cho con. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết cách nấu cháo cua cho bé ăn dặm thì sẽ khiến cháo bị tanh và con sẽ ngán không muốn ăn. Bí quyết nào làm nên món cháo ngon đúng điệu, hấp dẫn, cùng tìm hiểu về cách nấu cháo cua ngay sau đây.

1. Tác dụng của cháo cua đối với trẻ nhỏ

Thịt cua còn có một lượng protein giúp bé dễ tiêu hóa
Thịt cua còn có một lượng protein giúp bé dễ tiêu hóa

Trước khi đến với cách nấu cháo cua biển cho bé ăn dặm hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của món ăn này đối với em bé nhà bạn. Cua là loài động vật rất giàu canxi – dưỡng chất quan trọng trong quá trình phát triển xương và răng của các bạn nhỏ.

Trong thịt cua còn có một lượng protein dễ tiêu hóa để trẻ tăng cân một cách nhanh chóng. Axit béo và omega-3 trong cua cũng là yếu tố giúp trí não của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, thịt cua chứa các khoáng chất như: kẽm, crom, selen có tác dụng cân bằng cơ thể và kích thích để con ăn ngon miệng hơn. Vitamin A, C trong cua có khả năng giúp con tăng cường hệ miễn dịch từ đó ngăn ngừa bệnh tật cũng như hạn chế các vấn đề về thị lực. Loại động vật này cũng không chứa thủy ngân nên vô cùng an toàn cho bé.

2. Khi nào thì mẹ có thể nấu cháo cua cho bé ăn dặm

Cháo cua cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 7 mẹ nhé
Cháo cua cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 7 mẹ nhé

Theo như lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì các bạn nhỏ có thể bắt đầu ăn cháo cua cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 7 và sẽ tăng dần lượng thịt theo từng giai đoạn. Cụ thể:

  • Từ 7 – 12 tháng tuổi: Bé có thể ăn từ 20–30g thịt cua/bữa
  • Từ 1 – 3 tuổi: Bé có thể ăn khoảng 30–40g thịt cua/bữa
  • Từ 4 tuổi trở lên: Bé có thể ăn khoảng 50–60g thịt cua/bữa

3. Hướng dẫn mẹ cách nấu một vài món cháo cua cho bé 

Tiếp theo sẽ là một vài cách nấu cháo cua cho trẻ ăn dặm để mẹ tham khảo và thực hiện dễ dàng tại nhà. Lưu ý tùy vào nhu cầu của trẻ mà mẹ có thể điều chỉnh thực đơn sao cho hợp lý nhất.

3.1. Cháo cua đồng cho bé ăn dặm nấu cùng bí đỏ

Cháo cua đồng nấu cùng bí đỏ nhiều dinh dưỡng cho bé
Cháo cua đồng nấu cùng bí đỏ nhiều dinh dưỡng cho bé

Để thực hiện nấu cháo cua đồng cho bé ăn dặm cùng với bí đỏ, mẹ hãy chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • 100g cua đồng
  • 100g bí đỏ
  • Cháo trắng ninh nhừ
  • Gia vị: dầu cá hồi, hành củ

Cách nấu cháo cua đồng cho bé ăn dặm gồm các bước:

  • Bước 1: Cua đồng sau khi mua vè rửa sạch và tách bỏ mai. Thịt cua ngâm với nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ giun, sán.
  • Bước 2: Lấy phần gạch trong mai cua ra một bát nhỏ.
  • Bước 3: Cho phần thịt cua vào cối giã hoặc máy xay nhuyễn. Bí quyết là mẹ nên cho thêm chút muối sẽ giúp phần thịt cua thơm ngon và sánh dẻo hơn. Tiếp đó là lọc kỹ lấy phần nước cốt và bỏ xác.
  • Bước 4: Hành khô băm nhỏ sau đó phi thơm với dầu cá hồi. Cho gạch cua vào và đảo đều. Nếu trẻ mới ăn dặm thì không nên cho thêm gia vị. Bé lớn hơn thì có thể nêm chút nước nắm.
  • Bước 5: Bí đỏ mẹ hãy thái nhỏ và hấp rồi tán nhừ bằng thìa.
  • Bước 6: Đun phần nước cốt cua vừa lọc được trên bếp sau đó cho tiếp cháo trắng và gạch cua vào đun sôi.
  • Bước 7: Cuối cùng cho bí đỏ vào rồi khuấy đều các loại nguyên liệu.

Khi cháo chín, mẹ múc ra bát cho thêm 1/2 thìa dầu cá hồi rồi đợi nguội và cho bé ăn. Như vậy là với cách nấu cháo cua đồng cho trẻ ăn dặm cực đơn giản, mẹ đã có một món ăn rất ngon miệng và bổ dưỡng dành cho con.

3.2. Cháo cua biển cho bé ăn dặm cùng cà rốt

Cháo cua biển cho bé ăn dặm cùng cà rốt
Cháo cua biển cho bé ăn dặm cùng cà rốt cực đơn giản

Cách nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cháo cua biển cho bé ăn dặm cùng cà rốt gồm có:

  • Thịt cua làm sẵn: 100g
  • Cà rốt: 1 củ
  • Ngô: 1/2 trái
  • Rau mùi: 1 nhánh
  • Hành khô: 1 củ
  • Gạo tẻ: lượng vừa phải

Cách nấu cháo cua cho bé ăn dặm này như sau:

  • Bước 1: Cua biển sau khi mua về bạn luộc cùng với sả và một ít gừng. Sau khi chín, vớt ra để nguội và gỡ thịt cua cẩn thận. Lưu ý tránh để sót vỏ cua trong thịt gây nguy hiểm cho bé.
  • Bước 2: Bắp gỡ lấy phần hạt và xay với nước.
  • Bước 3: Gạo đem vo sạch sau đó cho vào nồi và đun cùng với nước ngô xay. Bạn cho thêm vào nồi cháo nửa củ cà rốt cắt miếng to như vậy sẽ giúp nước ngọt hơn. Nửa củ cà rốt còn lại thì đem băm nhỏ để bé dễ ăn hơn.
  • Bước 4: Sau khi cháo đã sôi và cà rốt mềm thì bạn vớt bỏ các miếng cà rốt ban đầu cho vào hầm cùng rồi cho cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu chín.
  • Bước 5: Bắc bếp phi hành cho thơm sau đó cho thịt cua đã xé tơi lên đảo nhanh tay.
  • Bước 6: Múc cháo cà rốt ra bát nhỏ và rắc thịt cua lên trên. Có thể cho thêm các loại rau gia vị như rau mùi để con ăn ngon miệng hơn. Không quên cả dầu ăn dành cho bé.

Hy vọng những thông tin về cháo cua cho bé ăn dặm ở trên đã giúp ích cho mẹ trong việc lựa chọn món ăn cho con. Từ đó việc nuôi con cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hãy luôn đổi mới bữa ăn để con có hứng thú hơn trong việc ăn uống.

(Mặc dù không có 200 tỷ)
Lỗi chủ yếu do mẹ con trốn ở đâu và xuất hiện hơi muộn.
Trước 30 tuổi, bố đã từng nghĩ đến việc sớm kết hôn. Nhưng chủ yếu, những suy nghĩ lóe lên sau mỗi lần tụ tập bạn bè, ăn đầy tháng, đầy năm con của bạn. Ít nhất bố cũng nghĩ, từ thì tầm 32 tuổi là đẹp.
Nhưng tính trước bước có bao giờ qua. Tuổi đã điểm nhưng vẫn thiếu yếu tố quan trọng nhất. Là mẹ con. Lúc đó, tính ra, mẹ con vẫn đang tung tăng thanh xuân ở giảng đường đại học.
Và quan trọng hơn, bố lúc đó có quá nhiều thứ khác cần phải đạt được, nhiều việc muốn làm, nhiều việc muốn phải thành công.
Nên nó cứ bẵng đi thêm vài cái Tết “Bao giờ lấy chồng?”, à.. “Bao giờ lấy vợ?”.
Đến tuổi băm tám, bố gặp mẹ. Như 1 điều hết sức hiển nhiên vậy. Mẹ còn đã đi làm, có 1 công việc tương đối thú vị. Thế nên mẹ con vẫn còn chần chừ. Bố lại già nữa chứ!
Gian truân thế nào, 42 tuổi, bố được làm cha và đã già. Bố tự gọi mình là “bố già” cho nó oách.

1. 1 hành trình cool ngầu bắt đầu!

Bố háo hức việc này hơn bất cứ ai (bố nghĩ vậy). Bố vẫn nhớ rất rõ cảm giác ngồi ngoài phòng mổ chờ mẹ. Chưa bao giờ bố có cảm giác bồn chồn như vậy. Đứng không được, ngồi cũng không yên. Mỗi lần phòng mổ mở cửa, bố lại giật mình, ngóng bóng hình quen thuộc. Nhưng mãi vẫn chưa là mẹ con.
1 hành trình cool ngầu bắt đầu!
1 hành trình cool ngầu bắt đầu!
Bố không rõ sẽ mất bao lâu nên sự chờ đợi nó càng trở nên nặng nề đến sợ. Bố đã cố gắng nói chuyện với ông bà, chú dì xung quanh. Nhưng tâm trí chỉ hướng về cánh cửa màu trắng ấy. Những lúc này, bố cảm thấy hối hận vì đã không ngồi cạnh mẹ con. Ít nhất để nắm tay mẹ con, theo dõi mẹ con trong hành trình này. Ở bên mẹ con và con trong khoảnh khắc chuyển giao đặc biệt. Càng nghĩ bố càng thấy nuối tiếc. Cứ giá như rồi giá mà.
Cảm giác bất lực xâm chiếm. Bố buông thõng người. Rồi cánh cửa mở ra…

2. Bố không biết lần đầu tiên của “bố già” với “bố trẻ” có gì khác nhau không?

Bố lóng ngóng nhưng bố yêu thích việc đó. Cảm giác như bố đã chờ cả nửa đời người để được thay bỉm, để được pha sữa, để được nghe tiếng 1 đứa trẻ khóc vậy.
Bố thích việc tìm hiểu 1 đống máy móc lằng nhằng từ máy hút sữa, máy tiệt trùng,..thậm chí cả máy làm ấm khăn ướt. Bố thích thay bỉm cho con vì bố rất yêu lúc con khoan khoái sau khi được lau sạch sẽ, thoải mái. Và vì bố thích được dịp trổ tài phân tích màu sắc, độ cứng mềm “thành quả” của con.
Bố không biết lần đầu tiên của “bố già” với “bố trẻ” có gì khác nhau không?
Bố không biết lần đầu tiên của “bố già” với “bố trẻ” có gì khác nhau không?
Bố thích lướt con phây búc để sắm sửa đồ đạc. Bố còn lập hẳn 1 tài khoản ảo để được vào group các mẹ mang thai lần đầu, rồi hội chăm con lóng ngóng, hội review bỉm sữa, … vân vân mây mây các hội mà chỉ cho tài khoản của nữ vào. Bố đầu tư công sức lắm đấy! Cũng lần đầu tiên bố mua nhiều đồ trên mạng đến vậy. Trong 1 tháng đầu, bố đã phải sắp xếp lại công việc vì bố biết bố sẽ không tập trung vào nó được. Con quá mới mẻ và quý giá. Bố chỉ muốn ở nhà cả ngày với con.
Bố chẳng muốn mẹ phải làm bất cứ điều gì. Mẹ đã “đòi” làm cái việc khó khăn nhất là mang thai con và sinh con rồi. Bố nghe mọi người nói mẹ con thật may mắn. Nhưng thực sự, bố mới may mắn chứ! Bố cảm thấy cảm giác trọn vẹn. Sự xuất hiện của con là miếng ghép hoàn chỉnh bố đã cần bao lâu rồi.
Từ lúc đó, bố không muốn mọi người coi bố như 1 người đàn ông. Bố muốn họ coi mình như một người bố.
Bố không biết lần đầu tiên của “bố già” với “bố trẻ” có gì khác nhau không?
Bố không biết lần đầu tiên của “bố già” với “bố trẻ” có gì khác nhau không?

3. Những chuỗi ngày tiếp theo của 1 ông bố già thực sự hạnh phúc.

Thực sự bố có cảm giác như chính mình trở lại thời còn bé xíu. Tận hưởng mọi điều mới mẻ cùng con. Mặc dù vẫn còn thiếu rất nhiều kỹ năng nhưng bố luôn hạnh phúc để học hỏi thêm những điều đó. Mẹ con nói “bố nghiện con”. Bố gật đầu, chỉ muốn hát câu “Và anh **** cần gì nhiều ngoài con…”
Bố đã từng nghĩ, sẽ ra sao nếu bố có con sớm hơn? Bố không chắc lắm. Nhưng bố không ước điều đó. Bố cho rằng, mọi thứ sẽ xảy ra khi nó phải đến. Và đối với bố, dù có con khi đã già nhưng bố sẽ chẳng bao giờ nuối tiếc điều đó. Vì với bố, khi có con trên đời, tuổi tác không còn là thứ quan trọng. Quan trọng nhất là tình yêu của bố, của mẹ, của mọi người xung quanh.
Những chuỗi ngày tiếp theo của 1 ông bố già thực sự hạnh phúc.
Những chuỗi ngày tiếp theo của 1 ông bố già thực sự hạnh phúc.
Có con khi đã là “bố già”.  
Yêu con bằng 1 tình yêu đến lúc hơi già nhưng luôn rất bao la.
~~~ Từ “bố già” chưa có 200 tỷ ~~~

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng: Nên cho trẻ bắt đầu quá trình ăn dặm với đồ ăn dặm ngọt trước. Về cơ bản, cách chế biến bọt ngọt cho bé ăn dặm không khó. Chủ yếu được nấu từ rau củ. Bột ngọt ăn dặm không có các loại chất khó tiêu từ thịt, hải sản,.. giúp bé dễ tiêu hóa hơn cho giai đoạn đầu. 

Dưới đây là một vài cách chế biến bột ngọt cho trẻ ăn dặm. Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và kích thích vị giác cho bé mới tập ăn dặm. Mẹ tham khảo và lưu lại ngay nhé!

1. Thế nào là bột ngọt cho trẻ ăn dặm?

Bột ngọt ăn dặm với nguyên liệu chủ yếu là trái cây hoặc rau củ,  bột gạo
Bột ngọt ăn dặm với nguyên liệu chủ yếu là trái cây hoặc rau củ,  bột gạo

Bột ăn dặm nói chung là phần ăn từ bột gạo nấu loãng, cùng rau củ, thịt và hải sản cho bé ăn dặm, bên cạnh bữa chính là sữa mẹ. Trẻ trên 6 tuổi có thể bắt đầu ăn dặm thêm để con phát triển khỏe mạnh. 

Nhằm giúp bé dễ dàng làm quen với thức ăn, mẹ nên bắt đầu khởi động bằng những món bột ăn dặm ngọt. Bột ngọt ăn dặm với nguyên liệu chủ yếu là trái cây hoặc rau củ,  bột gạo. Đảm bảo nguồn đạm từ sữa và chất xơ, vitamin từ rau củ. 

2. Chuẩn bị nấu bột ăn dặm ngọt cho bé

Chuẩn bị nấu bột ăn dặm ngọt cho bé
Chuẩn bị nấu bột ăn dặm ngọt cho bé

Hiện nay, nhiều mẹ thích việc sáng tạo và chia sẻ cách chế biến bột ngọt cho trẻ ăn dặm. Để con được lớn khỏe, hạn chế bệnh tật, bé hãy siêng tự mình nấu cho bé các bữa ăn dặm ngay từ đầu nhé.  Việc chuẩn bị cũng như cách thức thực hiện các món ăn ngọt rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian. 

Bí quyết cho cách chế biến bột ngọt cho trẻ ăn dặm là: 

  • Rau củ cần hầm nhừ, xay nhuyễn hoặc tán mịn. 
  • Lựa chọn gạo tốt, loại gạo tẻ thơm hoặc gạo lứt. Không dùng gạo nếp vì gạo nếp có thể gây khó tiêu ở con. 
  • Bột khi nấu nên mịn, tránh lợn cợn.
  • Nấu riêng rau củ, sau đó mới trộn cùng bột gạo/ sữa. 
  • Mẹ có thể nấu thành món cháo, sau đó đem xay nhuyễn cho con ăn. Nên nhớ nếu nấu theo cách này cần rây lại để bột mềm mịn.
  • Không nêm bất kì gia vị nào khi nấu bột ăn dặm ngọt cho bé. Việc ăn gia vị khi thận bé chưa phát triển hoàn toàn sẽ gây hại cho bé. 

3. Lưu ý cách chế biến bột ngọt cho trẻ ăn dặm

bột ngọt cho bé ăn dặm
Lưu ý cách chế biến bột ngọt cho trẻ ăn dặm 

Khi cho bé ăn dặm bằng bột ngọt từ trái cây, mẹ cần tuân thủ những lưu ý sau:

  • Hạn chế dùng các trái cây có tính nhiệt: Xoài xanh, dứa, sầu riêng, vải, chôm chôm, nhãn… là những trái cây có tính nóng. Mẹ không nên dùng để nấu bột ăn dặm ngọt cho bé vì dễ khiến bé bị dị ứng, khó tiêu gây đầy hơi, chướng bụng. Các loại trái cây khuyên dùng như chuối, dâu, lê, táo,… Mẹ cũng nhớ thay đổi nguyên liệu nấu thường xuyên để bé không bị chán ăn nhé.
  • Luôn chú ý tình trạng sức khoẻ của bé để chọn trái cây: Nếu bé bị táo bón hay các bệnh tiêu hoá, mẹ nên chọn cho bé các loại quả có nhiều chất xơ, tính mát như táo, chuối, lê… 
  • Bột phải chế biến thật mịn: Mẹ có thể xay, hấp chín rồi nghiền mịn trái cây. Tuyệt đối đừng vì một phút giây thiếu kiên nhẫn mà quên đi việc quan trọng này. Bột còn sót các mảng lớn có thể khiến bé bị hóc. Vạy nên, hãy đảm bảo mẹ rây bột ngọt 1 lần nữa trước khi cho trẻ ăn nhé. 
  • Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Sức đề kháng của con còn yếu, hãy đảm bảo mẹ mua trái cây tươi và mới. Mẹ nên chọn mua trái cây ở những cửa hàng an toàn, không chất hóa học. Để tránh những tác động của hóa chất ảnh hưởng đến bé bây giờ và mai sau. 

Xem thêm: 

4. Gợi ý cách nấu bột ăn dặm ngọt dinh dưỡng

4.1. Bột ngọt cho trẻ ăn dặm từ ngô và sữa

bột ngọt cho bé ăn dặm
Bột ngọt cho trẻ ăn dặm từ ngô và sữa

Cách chế biến bột ngọt cho trẻ ăn dặm từ ngô và sữa được các mẹ yêu thích. Ngô là sản phẩm cung cấp nhiều chất xơ, đạm và cả năng lượng (thay thế cho tinh bột). Bên cạnh đó, ngô cũng khiến con dễ tiêu hóa hơn và hầu như không gây bất kì dị ứng gì.

Để nấu món này, mẹ chỉ cần mua sẵn ngô lược sẵn ở chợ và sữa mẹ (sữa công thức). Nếu có thời gian, Góc của mẹ khuyên nên dùng ngô tươi để lược và lấy nước nấu bột. Như vậy, bột sẽ thơm và ngon hơn đấy.

Ngô đem rửa sạch, tách hạt cho vào máy xay cùng 1 bát nước. Xay nhỏ rồi cho vào lưới để lọc lấy tinh bột ngô, bỏ bã. Tiếp đó là hòa 2 muỗng sữa với 1 chút nước sôi, để thật đặc. Khi cho nồi nước ngô xay lên bếp ga, để nhỏ lửa. Mẹ chú ý khuấy đều tay xuống tận đáy nồi. Vì ngô có tính dẻo khá cao nên mẹ đảo kĩ để không bị xém nồi nhé. Chú ý là khi bột ngô đã quánh lại, vẫn phải đảo tiếp để cho nó chín hẳn. Đối với ngô đã chín thì nấu nhanh hơn ngô sống một chút. Mẹ có thể áp dụng các công thức nấu ăn này cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật để đa dạng hơn trong thực đơn ăn hàng ngày của con. 

Khi bột ngô đã chín, cho sữa hòa đặc (đã nói trên) vào đảo đều, sôi đều là được.

4.2. Khoai tây với carrot, ngô ngọt

bột ngọt cho bé ăn dặm
Khoai tây với carrot, ngô ngọt

Hầu hết các loại rau củ mẹ đều có thể tuân theo nguyên tắc làm chín, xay nhuyễn và nấu cùng sữa. Trừ một số loại không nên nấu cùng sữa như chuối, rái cây có vị chua, củ cải,…

Mẹ sơ chế rau củ trước. Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ. Khoai tây thái nhỏ như cà rốt để cùng thời gian chín. Ngô nếu có và sữa mẹ (sữa công thức). 

Cho cả rốt vào nồ nước sôi trước. Sau đó thêm khoai tây, ngô nấu cho đến khi các laoij củ chín mềm. Cho phần sữa vào nấu đến khi có mùi thơm. Tắt bếp và chờ đến khi các nguyên liệu nguôi hẳn. Cho tất cả vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Rây lại bằng cái rây đồ ăn cho bé trước khi cho bé ăn nhé.

4.3. Cách chế biến bột ngọt cho trẻ ăn dặm với khoai lang

bột ngọt cho bé ăn dặm
Khoai lang được xem là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, lại được nhiều bé yêu thích

Khoai lang được xem là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, lại được nhiều bé yêu thích. Măc dù khoai lang hỗ trợ rất tốt cho quá trình tiêu hóa, mẹ đừng cho trẻ ăn quá nhiều vì sẽ bị tác dụng ngược đấy nhé.

Chuẩn bị phần khoai lang hấp chín (hoặc chưa), 3 thìa bột gạo, bơ, sữa mẹ (sữa công thức).

Khoai lang hấp chín trước rồi nghiền nhỏ. Nếu khoai chín rồi thì mẹ nghiền nhỏ khoai cho con nhé. Nấu phần bột cho bé, nhớ đảo đều tay để bột chín đều. Sau đó cho phần khoai đã nghiền nhỏ vào. Cho thêm một thìa bơ để tăng chất béo cho món ăn.

Sau đó mới từ từ cho sữa vào trộn đều. Khuấy đều mẹ sẽ thấy món ăn vo cùng thơm ngon với vị sữa, bơ và khoai. Nhớ rây lại bột trước khi cho bé ăn nhé.

4.4. Bột ăn dặm ngọt với đu đủ và lê

bột ngọt cho bé ăn dặm
Bột ăn dặm ngọt với đu đủ và lê

Mẹ có thể kết hợp cả đu đủ và le để nấu bột ăn dặm ngọt cho bé. Hoặc chỉ đu đủ là được. Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị bao gồm 4 thìa bột ăn dặm mẹ làm, 2 thìa đu đủ, 1 thìa lê.

Đu đủ chín gọt bỏ vỏ và cắt nhỏ bỏ vào máy xay nhuyễn. Lê mẹ bỏ vỏ, cắt nhỏ và nấu cho mềm trước khi xay. Nấu bột ăn dặm ngọt cho bé với tỷ lệ nước từ 1:10. Sau khi bột chín, cho từ từ đu, đủ, lê xay nhuyễn vào đảo đầu tay. Rây lại bột trước khi cho con ăn nhé.

Trên đây là cách chế biến bột ngọt cho trẻ ăn dặm đúng chuẩn. Mẹ hãy tham khảo để có thêm kinh nghiệm nấu đồ ăn cho bé vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng. Đồng thời mẹ đừng quên thay đổi thực đơn hàng ngày để bé ăn ngon miệng hơn nhé!

Bên cạnh cháo, ngũ cốc hay cơm nghiền,… bánh ăn dặm cũng là một lựa chọn giúp bé tập làm quen với chế độ ăn mới. Thức ăn này vừa bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, lại vô cùng dễ ăn. Điều đó sẽ kích thích việc nhai của bé, giúp bé ăn dặm tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tự làm bánh ăn dặm cho bé.

1. Khi nào thì nên cho bé thử bánh ăn dặm?

Thông thường, các bậc cha mẹ có thể cho bé dùng bánh ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi
Thông thường, các bậc cha mẹ có thể cho bé dùng bánh ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi

Thông thường, các bậc cha mẹ có thể cho bé dùng bánh ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ mọc răng sớm, cha mẹ có thể cân nhắc cho bé tập ăn sớm hơn tùy trường hợp.

Hơn thế nữa, việc lựa chọn các món ăn dặm tự chỉ huy cho bé ở dạng bánh ăn dặm phù hợp với từng độ tuổi của bé là vô cùng quan trọng. Hãy lắng nghe lời khuyên và tư vấn từ bác sĩ để có thể chăm sóc cho bé thật tốt nhất.

2. Những loại bánh ăn dặm mà mẹ cần phải biết

Chỉ cần khéo tay một chút, các mẹ cũng có thể tự tay tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, không kém gì các mẫu mã trên thị trường
Chỉ cần khéo tay một chút, các mẹ cũng có thể tự tay tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, không kém gì các mẫu mã trên thị trường

Nhiều mẹ thắc mắc tại sao lại phải tự làm bánh ăn dặm cho trẻ? Đồng ý rằng có không ít những loại thực phẩm như vậy trên thị trường. Mẫu mã, kiểu dáng và xuất sứ vô cùng đa dạng và cũng đảm bảo được chất dinh dưỡng cho bé. Tuy vậy, giá thành của các loại bánh trên không hề rẻ. Mặt khác, việc tràn lan hàng giả, hàng nhái lại dấy lên mối lo ngại cho các bậc cha mẹ.

Vì vậy, tự tay làm bánh ăn dặm không chỉ mang lại niềm vui cho các mẹ mà còn đảm bảo được yếu tố an toàn vệ sinh nữa. Chỉ cần khéo tay một chút, các mẹ cũng có thể tự tay tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, không kém gì các mẫu mã trên thị trường.

Xem thêm: 

3. Các công thức làm bánh ăn dặm mẹ cần biết

Với nguồn nguyên liệu phong phú, mẹ có thể thỏa thích chế biến các món bánh vừa ngon vừa bắt mắt tùy theo sở thích của bé. Dưới đây là các công thức làm bánh ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo.

3.1. Tự làm bánh ăn dặm cho bé – Bánh chuối yến mạch

Bánh chuối yến mạch
Bánh chuối yến mạch

Nguyên liệu:

  • Yến mạch: mẹ có thể dùng yến mạch cán nhỏ hoặc dạng bột ( 50g )
  • Nước
  • Chuối: 1 quả

Cách làm:

Bỏ vỏ chuối, dùng nĩa/thìa,… làm nhuyễn. Sau đó cho bột yến mạch vào và trộn đều 2 nguyên liệu trên. Thêm nước vào hỗn hợp để bột bánh không bị khô nhé. Sau khi nặn, tạo hình cho bánh, cho vào lò và nướng từ 15 đến 20 phút tại 170 độ C. Khi bánh chín vàng, lấy ra và bánh sẵn sàng cho bé thưởng thức.

3.2. Tự làm bánh ăn dặm cho bé – Bánh bí ngô

Bánh bí ngô:
Bánh bí ngô

Nguyên liệu

  • Bột mì: 5 thìa nhỏ
  • Bí ngô: 1 miếng
  • Lòng đỏ trứng gà

Cách làm:

Hấp chín bí ngô rồi nghiền nhuyễn. Cho bột mì rây mịn, bí ngô và lòng đỏ trứng gà vào bát và trộn đều. Nhớ thêm chút nước để bánh không bị khô. Sau khi tạo hình cho bánh, cho dầu oliu lên chảo và rán đến khi bánh chín vàng là đã có thể thưởng thức.

3.3. Tự làm bánh ăn dặm cho bé – Bánh trứng

Bánh trứng
Bánh trứng

Một món ăn vô cùng dễ làm khác nhưng lại vô cùng ngon miệng, đó là món bánh trứng:

Nguyên liệu:

Nguyên liệu làm bánh vô cùng đơn giản, chỉ gồm lòng đỏ trứng và bột mì

Cách làm:

Tương tự như món bánh bí ngô, mẹ chỉ cần rây bột thật mịn và trộn đều với lòng đỏ trứng đến khi được hỗn hợp sánh mịn. Cho dầu oliu lên chảo và bắt đầu rán bánh. Rán đến khi vàng đều và cho ra đĩa.

3.4. Tự làm bánh ăn dặm cho bé – Sanwich bơ

Sanwich bơ
Sanwich bơ

Nếu như đã quá ngấy với các món bánh rán và bánh nướng. Sanwich bơ là một sự lựa chọn hợp lí để thay đổi khẩu vị cho bé.

Nguyên liệu:

  • Nửa quả bơ
  • 1 muỗng cá thu hoặc cá hồi
  • 1 miếng sandwich
  • Trứng gà

Cách làm:

Hấp cá thu hoặc cá hồi rồi xé nhỏ để dễ ăn hơn. Đem trứng đi luộc thật kỹ rồi dầm nhỏ với bơ và trộn với phần cá đã chuẩn bị trước. Trộn đều các nguyên liệu với nhau và phết lên miếng sandwich. Mẹ có thể chuẩn bị miếng bánh mềm và nhỏ để bé dễ ăn nhé.

4. Một số lưu ý mẹ cần phải biết

Thành phần dinh dưỡng của bánh khá nhiều đường và tinh bột, cho trẻ ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Số lượng bánh có trong thực đơn của bé nên được giới hạn ở mức phù hợp . Ngoài ra, thêm một chút trái cây và hạt sẽ bổ sung thêm chất xơ và vitamin, có lợi cho bé.

Qua bài viết trên, hy vọng mamamy đã giúp các mẹ tự tin hơn để tự làm bánh ăn dặm cho trẻ nhé. Tuy đơn giản, không cầu kỳ, nhưng các món bánh ăn dặm trên chắc chắn sẽ thỏa mãn kể cả những cô bé cậu bé khó tính nhất. Hãy tự tay chuẩn bị để vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, vừa đảm bảo chất dinh dưỡng và mang lại nhiều niềm vui cho mình các mẹ nhé.

Cháo cá lóc cho bé ăn dặm là một món cháo tốt cho trẻ sơ sinh. Vì cá lóc ít mỡ, giàu khoáng chất và Vitamin. Đặc biệt, mẹ nấu cháo cá lóc cho bé có thể bổ sung dưỡng chất và có lợi cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, đây cũng là một món ăn được các chuyên gia khuyên dùng cho phụ nữ ít sữa. Bồi bổ cho người mới ốm dậy và có tác dụng chống oxy hóa. Mẹ yêu đã thêm món ăn này vào thực đơn hằng ngày cho bé nhà mình chưa? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu thêm về món cháo dinh dưỡng này nhé!

Thực đơn ăn dặm cho bé theo tuổi:

Giúp bé phát triển với thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Giúp con phát triển với thực đơn ăn dặm 9 tháng tuổi

Những lưu ý cho cháo dinh dưỡng của bé

1. Cháo cá lóc cho bé ăn dặm là một món ăn bổ dưỡng

Cháo cá lóc cho bé ăn dặm là một món ăn bổ dưỡng
Cháo cá lóc cho bé ăn dặm là một món ăn bổ dưỡng

Theo Đông Y, cá lóc có tính bình, không độc và vị ngọt. Có tác dụng trừ phong thấp, tiêu thũng, thông tiểu, sinh tân dịch, bổ can tạng, lợi sữa, tốt cho khí huyết. Cá lóc đặc biệt tốt cho dinh dưỡng của trẻ và bà mẹ đang cho con bú. Dùng cháo cá lóc cho bé sau khi ngủ dậy là thời điểm dễ hấp thu nhất.

2. Dinh dưỡng trong cháo cá lóc cho bé ăn dặm

Cháo cá lóc cho bé ăn dặm là món ăn không thể bỏ qua trong thực đơn của bé từ 7 tháng tuổi. Trong 100g cá lóc có chứa 18.2g protid; 2.7 lipid; 90mg Canxi; 240mg Photpho, 2.2mg Sắt và một số chất khác. 

Cứ 100g cá cung cấp 100 calo. Cháo cá lóc có mùi thơm nhẹ, không quá gắt, không gây ngán. Và là một trong những lựa chọn ưa thích để chế biến món ăn cho trẻ nhỏ.

3. Cháo cá lóc cho bé ăn như thế nào là đúng cách?

Nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm đủ trong ngày
Nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm đủ trong ngày

Để bé có được bữa ăn bổ dưỡng và tránh những tình trạng xấu có thể xảy ra. Mẹ yêu nên lưu ý những điều sau trước khi chế biến và cho bé ăn cháo cá lóc nhé:

  • Không nên hâm đi hâm lại cháo nhiều lần. Mẹ chỉ nên nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm đủ trong ngày. Cháo cá lóc hay bất cứ thức ăn dặm cho trẻ khác, cũng không nên để qua ngày.
  • Có thể sử dụng nước rau củ hoặc nước hầm xương để cháo đặm vị. Không nên sử dụng thêm muối hoặc nước mắm hay gia vị khác. Vì đồ ăn mặn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chưa phát triển của bé.
  • Nếu bé ăn dặm tốt, có thể cho ăn cháo cá lóc từ tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 7. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ nên cho bé ăn cá lóc từ tháng thứ 8 trở đi.

4. Dạy mẹ các cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm 

Công thức nấu cháo cá lóc khá đa dạng. Cá lóc cũng là một nguyên liệu dễ dàng kết hợp với nhiều loại rau củ khác nhau. Mẹ có thể biến tấu với nấm, súp lơ, cà rốt, bí đỏ,…, đều có thể tạo ra những món cháo cá lóc ngon lành. Những cách nấu cháo cá lóc cho bé sau sẽ làm thực đơn ăn dặm của bé yêu thêm phong phú đấy!

4.1. Cháo cá lóc nấm rơm

Cháo cá lóc nấm rơm
Cháo cá lóc nấm rơm

Cháo cá lóc nấm rơm mang hương vị nhẹ nhàng. Cá không bị tanh vì gừng trong cháo đã khử bớt mùi. Rất thích hợp với những bé kén ăn và nhạy cảm với mùi vị.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Một nửa chén gạo tẻ
  • 30g cá lóc.
  • Nấm rơm, hành lá, gừng.
  • Dầu ăn cho trẻ em.
  • Xì dầu hoặc nước mắm.

Cách thực hiện cháo cá lóc cho bé ăn dặm

Bước 1: Gạo tẻ vo sạch, ngâm khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Bước 2: Nấm rơm, hành lá, gừng rửa sạch. Nấm rơm băm nhuyễn. Hành lá xắt nhỏ. Gừng nạo vỏ, thái lát. 

Bước 3: Cá lóc làm sạch, rửa với muối hoặc chanh để sạch hết nhớt. Luộc chín với vài lát gừng tươi. 

Bước 4: Khi cá chín vớt ra, giữ lại nước luộc cá. Cá đem gỡ hết xương, tán nhuyễn phần thịt và phi thơm với đầu hành.

Bước 5: Lọc lại nước luộc cá để hết cặn. Sau đó cho gạo vào ninh. Khi cháo đã nhừ, tiếp tục cho cá và nấm vào đảo đều. Nấu trong 10 phút nữa rồi tắt bếp. Múc cháo ra chén và cho thêm hành lá vào. Nếu trẻ đã được 1 tuổi thì mẹ có thể cho thêm một chút nước mắm hoặc xì dầu vào nhé!

4.2. Cháo cá lóc cải bó xôi

Cháo cá lóc cải bó xôi
Cháo cá lóc cải bó xôi

Cải bó xôi là một loại rau lành tính và rất tốt cho các bé. Cháo sau khi nấu có màu xanh đẹp mắt. Vì vậy, sẽ kích thích trẻ ăn ngon hơn. Cùng bắt tay vào thực hiện thôi nào!

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nửa chén gạo tẻ.
  • 1 cây cải bó xôi, cà rốt.
  • 30g thịt cá lóc.
  • Dầu ăn cho bé, một thìa xì dầu hoặc nước mắm.

Các bước thực hiện cháo cá lóc cho bé:

Bước 1: Gạo vo sạch rồi ngâm trong nước ấm tầm 1 tiếng.

Bước 2: Rau bó xôi rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn. Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, xắt hạt lựu.

Bước 3: Cá lóc làm sạch, rửa với muối hoặc chanh cho đỡ vị tanh. Phi lê mỏng phần thịt cá, ướp với đầu hành.

Bước 4: Gạo sau khi ngâm đổ chung với nước và ninh nhừ. Khi cháo gần chín cho cải bó xôi và cá vào đảo đều. Đợi cháo sôi lại thì tắt bếp và múc ra chén. Thêm hành tươi để cháo thơm hơn.

5. Những lợi ích của cá lóc đối với sức khỏe của bé

Những lợi ích của cá lóc đối với sức khỏe của bé
Những lợi ích của cá lóc đối với sức khỏe của bé

5.1. Phát triển cơ bắp của trẻ nhỏ

Cá lóc có hàm lượng Protein cao hơn so với cá rô phi, cá chép, gà, thịt bò và trứng. Lượng protein cao sẽ giúp ích nhiều cho trẻ trong quá trình hình thành cơ bắp.

5.2. Chữa lành vết thương

Trong cá lóc có chứa nhiều albumin. Đây là một loại protein giúp ích cho quá trình chữa lành vết thương của trẻ. Hỗ trợ chữa lành các bệnh khác như viêm gan, nhiễm trùng phổi, thương hàn, đột quỵ,… Thúc đẩy quá trình lành vết thương sau phẫu thuật. Và khắc phục tình trạng sưng tấy các vết thương.

5.3. Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Thịt cá lóc mềm hơn các loại thịt khác. Do đó, rất dễ để trẻ tiêu hóa và hấp thụ.

5.4. Cháo cá lóc cho bé cải thiện suy dinh dưỡng

Trong một 100g cá lóc chứa lượng dưỡng chất đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của trẻ. Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi, trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

5.5. Chữa bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ

Cá lóc có các hợp chất đặc biệt có thể hỗ trợ chữa bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ.

Với hương vị thơm ngon và tính bổ dưỡng của món cháo cá lóc cho bé ăn dặm, mẹ đã sẵn sàng thêm món dinh dưỡng này vào thực đơn hằng ngày cho bé chưa? Hãy bắt đầu bằng những công thức đơn giản mà Góc chia sẻ. Sau đó biến tấu để món ăn thêm ngon và phù hợp với bé nhà mình hơn nhé!

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 10 món cháo cá lóc ngon bé ăn hoài không chán

Cách nấu bột ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi chuẩn dinh dưỡng và giúp con ăn ngon miệng. Là vấn đề nan giải đối với nhiều mẹ bỉm sữa. Vì thế, Mamamy sẽ bật mí giúp mẹ một số công thức nấu bột ăn dặm đơn giản cho bé. Giúp con yêu ăn ngon, chóng lớn hơn nhé!

1. Cách nấu bột ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi chuẩn khoa học

Trẻ 7 tháng tuổi đã bắt đầu làm quen với việc ăn dặm
Trẻ 7 tháng tuổi đã bắt đầu làm quen với việc ăn dặm

Trẻ 7 tháng tuổi đã bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Lúc này mẹ có thể linh hoạt thực đơn cho bé. Nguyên liệu tốt nhất để nấu bột cho bé là bột gạo tẻ. Tùy theo khả năng ăn của trẻ. Mà mẹ canh lượng nước nấu bột cho trẻ ăn dặm  phù hợp. Khi nấu bột ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi. Mẹ nên chú ý phải đủ 4 nhóm thực phẩm. Bao gồm: bột, đạm, vitamin & khoáng chất và chất béo.

  • Đạm đến từ thịt, cá, tôm, cua, trứng. Giai đoạn dưới 1 tuổi chỉ sử dụng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng. Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng đậu hũ non, đậu nành, đậu xanh…
  • Chất béo thì có thể sử dụng từ dầu ăn dặm cho bé. Mẹ nên cho bé ăn dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè, dầu hướng dương…
  • Vitamin & khoáng chất đến từ các loại rau củ và trái cây. Mẹ có thể cho bé ăn rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt… Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý các loại thực phẩm này không nên nấu lâu. Nếu không sẽ mất chất và không còn dinh dưỡng.

2. Cách nấu bột ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cần chú ý điều gì

2.1. Thực đơn nấu bột ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi nên có gì?

6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để các mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm
6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để các mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm

6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để các mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Bời lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển. Và nhu cầu năng lượng của bé cũng tăng lên.

Khi bé yêu bước vào tháng thứ 7. Bé cần được làm quen với các loại thực phẩm đa dạng hơn. Như thịt, cá, trứng, nấm… Và các loại hải sản như tôm, ghẹ, ngêu…

2.2. Độ loãng khi nấu bột ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi

Khi 7 tháng tuổi, bé đã dân hình thành kỹ năng nhai. Nên thay vì xay loãng, mẹ nên làm đặc hơn. Để bé tập thói quen tập nhai thức ăn. Tránh tình trạng lười nhai, nuốt chửng. Có thể khiến con bị nghẹn.

2.3. Số bữa ăn dặm trong ngày cho bé

Số bữa ăn dặm còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bé. Đối với bé phát triển nhanh. Mẹ có thể cho bé ăn 3 bữa ăn trong ngày. Còn đối với bé có cơ địa yếu hơn. Mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa. Các bữa còn lại cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường.

3. Nên cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm như thế nào? 

Nên cho bé ăn 2 – 3 bữa chính mỗi ngày
Nên cho bé ăn 2 – 3 bữa chính mỗi ngày

Khi nấu bột ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi. Bạn cần lên lịch ăn sáng, trưa, tối một cách khoa học. Để giúp trẻ làm quen với giờ ăn và cữ ăn. . Và đan xen là bữa ăn nhẹ. Như hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…

  • Bé từ 4 đến 6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 2 – 4 thìa cà phê thức ăn.
  • Bé từ 7 đến 12 tháng tuổi nên ăn 3 bữa mỗi ngày, lượng thức ăn vừa phải bằng nắm tay bé.

4. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi bé nào cũng thích

4.1. Bột ăn dặm cho bé 7 tháng – cháo tôm cải bẹ

Bột ăn dặm cho bé 7 tháng – cháo tôm cải bẹ
Bột ăn dặm cho bé 7 tháng – cháo tôm cải bẹ

Nguyên liệu:

  • Cháo đã nấu sẵn.
  • Rau cải bẹ.
  • Tôm đã bóc vỏ và xay nhuyễn.
  • Dầu ăn trẻ em.

Cách nấu:

  • Đầu tiên, mẹ đun sôi nước. Sau đó cho rau cải bẹ đã băm nhỏ vào nấu chín.
  • Cho tôm đã xay nhuyễn vào hỗn hợp trên đến khi tôm chín đỏ.
  • Đổ hỗn hợp nói trên vào cháo nấu sẵn.
  • Thêm chút dầu ăn trẻ em. Đợi nguội một chút và cho bé thưởng thức.

4.2. Cháo thịt bò khoai tây

Cháo thịt bò khoai tây
Cháo thịt bò khoai tây

Nguyên liệu:

  • Cháo đã xay sẵn.
  • Thịt bò xay.
  • Khoai tây.
  • Dầu mè.

Cách nấu:

  • Hấp chín khoai tây sau đó tán nhuyễn.
  • Cho một ít nước vào thịt bò đã xay. Sau đó hấp chín.
  • Đổ cháo, khoai tây và thịt bò hấp chín vào nồi. Đun hỗn hợp kia cho chín đều. Sau đó cho thêm dầu mè vào đảo đều thêm 1 – 2 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ ra bát cho bé. Đợi nguội một chút rồi cho bé thưởng thức.

4.3. Bột ăn dặm cho bé 7 tháng – cháo cá hồi phô mai

Bột ăn dặm cho bé 7 tháng – cháo cá hồi phô mai
Bột ăn dặm cho bé 7 tháng – cháo cá hồi phô mai

Nguyên liệu:

  • Cháo đã nấu sẵn.
  • Phi lê cá hồi.
  • Phô mai.
  • Hành khô, hành lá, tỏi.
  • Dầu mè/ dầu ô liu/ dầu trẻ em.

Cách nấu:

  • Lọc hết xương cá. Rửa sạch cá hồi bằng chanh hoặc sữa để khử mùi tanh.
  • Băm nhuyễn phần cá hồi, sau đó hấp chín.
  • Phi thơm hành tỏi. Sau đó đổ phần cá hấp chín vào đảo đều.
  • Cho hỗn hợp cá hồi trên vào cháo. Đun cho hỗn hợp nóng đều. Sau đó bỏ 1 viên phô mai vào và khuấy đều trong 2-3 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ ra bát cho bé. Đợi nguội một chút rồi cho bé thưởng thức.

4.4. Bột ăn dặm cho bé 7 tháng – cháo thịt gà bí đỏ

Bột ăn dặm cho bé 7 tháng – cháo thịt gà bí đỏ
Bột ăn dặm cho bé 7 tháng – cháo thịt gà bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Cháo đã nấu sẵn.
  • Thịt gà xay nhuyễn.
  • Bí đỏ xay.
  • Dầu trẻ em.

Cách nấu:

  • Đun sôi hỗn hợp cháo, bí đỏ, thịt gà sao cho hỗn hợp chín đều.
  • Thêm chút dầu ăn trẻ em. Đợi nguội một chút và cho bé thưởng thức.

4.5. Bột ăn dặm cho bé 7 tháng – cháo thịt heo rau ngót 

Bột ăn dặm cho bé 7 tháng – cháo thịt heo rau ngót 
Bột ăn dặm cho bé 7 tháng – cháo thịt heo rau ngót 

Nguyên liệu:

  • Cháo đã nấu sẵn.
  • Thịt heo xay.
  • Rau ngót xay.
  • Dầu trẻ em.

Cách nấu:

  • Cho thịt heo vào cháo đun nhừ.
  • Khi hỗn hợp trên nhừ, cho phần rau ngót vào sau. Đảo đều cho hỗn hợp chín đều và hoà quyện.
  • Thêm chút dầu ăn trẻ em để tăng hương vị và dưỡng chất. Đợi nguội và cho bé thưởng thức.

Khi nấu bột ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi. Mẹ hãy luôn nhớ một nguyên tắc quan trọng: ăn dặm chỉ là bữa phụ, sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất đối với sự phát triển toàn diện của bé. Do đó, mẹ hãy đảm bảo rằng bé được bú mẹ. Hoặc bú bình đầy đủ trong suốt giai đoạn này nhé.

Sau khoảng thời gian chỉ được ăn những nguyên liệu y hệt nhau, thì cuối cùng bé yêu đã có cơ hội được nếm thử những hương vị khác. Ăn dặm là giai đoạn đầu để bé bắt đầu khám phá đa dạng các món ăn mới. Trong một kho thực đơn cho bé, cháo cá hồi cho bé ăn dặm có thể là món ăn mẹ đang nghĩ đến. Cùng với hương vị đặc trưng cùng sự bổ dưỡng, mẹ hãy cùng tìm hiểu dinh dưỡng và cách chế biến món cháo cá hồi này sao cho đúng cách nhé!

1. Dinh dưỡng trong cháo cá hồi cho bé ăn dặm

Cháo cá hồi ăn dặm không chỉ kích thích vị giác của bé, mà nó còn chứa hàm lượng dinh dưỡng rất ca
Cháo cá hồi ăn dặm không chỉ kích thích vị giác của bé, mà nó còn chứa hàm lượng dinh dưỡng rất ca

Cháo cá hồi ăn dặm không chỉ kích thích vị giác của bé, mà nó còn chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Hoàn toàn phù hợp để cơ thể bé hấp thu trong giai đoạn này:

1.1. Protein cho sự phát triển

Cháo cá hồi ăn dặm là một trong những đồ ăn dặm cho bé dinh dưỡng nhất mà mẹ có thể dành cho bé. Nó giàu chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của bé trong giai đoạn này như protein và chất béo. 

1.2. Cháo cá hồi bổ sung thêm Sắt và Vitamin D thiếu hụt

Sắt và Vitamin D có rất nhiều trong cháo cá hồi cũng là những dưỡng chất thiết yếu mà sức khỏe tổng thể của trẻ cần đến. Vào giai đoạn này, bé yêu thường bị thiếu hụt hai dưỡng chất này. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm trong thực phẩm ăn dặm hằng ngày.

1.3. Sáng mắt và tinh anh hơn với DHA và axit béo

Thêm vào đó, trong cháo cá hồi cho trẻ ăn dặm chứa nhiều DHA, rất tốt cho sức khỏe não bộ. Cá hồi cũng cung cấp axit béo omega-3 và các Vitamin thiết yếu khác. Chúng hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của mắt và đóng vai trò như một chất tăng cường miễn dịch tự nhiên.

2. Mẹ lưu ý điều gì khi làm cháo cá hồi cho bé ăn dặm

Bé có thể ăn thức ăn đặc vào 4 đến 6 tháng
Bé có thể ăn thức ăn đặc vào 4 đến 6 tháng

Bé có thể ăn thức ăn đặc vào 4 đến 6 tháng. Mẹ nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa trước khi cho bé ăn cháo cá hồi và các thức ăn dạng đặc khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bé đã có thể ăn thêm các thức ăn dạng đặc khác ngoài sữa mẹ khi bé được 6 tháng tuổi. Hơn nữa, thêm cháo cá hồi cho bé ăn dặm vào thực đơn hằng ngày có thể cải thiện việc cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển nhận thức của trẻ. 

Xem thêm: 

3. Cháo cá hồi cho bé như thế nào là tốt nhất

  • Trước khi nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm, các mẹ không thể không lưu ý đến điều này. Hãy chắc chắn rằng đã hỏi bác sĩ nhi khoa trước khi đưa cá hồi vào chế độ ăn của con yêu. 
  • Sau khi được sự cho phép của bác sĩ. Mẹ hãy đảm bảo luôn nấu cá hồi đúng cách. Điều đó sẽ giảm các nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.
  • Theo BabyCenter, cá hồi là thực phẩm có hàm lượng thủy ngân thấp. Do đó, hãy cho bé ăn từ 2 đến 3 lần một tuần là tốt nhất cho sức khỏe.
  • Thông thường, trẻ từ 6 tháng đến 9 tháng tuổi, mẹ có thể nghiền cá nấu chín hoặc tán nhuyễn thành dạng bột để bé dễ tiêu hóa hơn.
  • Bé từ 9 tháng tuổi có thể ăn những miếng cá hồi nhỏ tẩm bột chiên hoặc nướng.
  • Để cháo cá hồi cho bé ăn dặm tốt nhất, cá hồi được chọn nên là loại còn tươi từ những nguồn uy tín.

4. Các công thức cháo cá hồi ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng cho bé

Góc sẽ hướng dẫn mẹ 2 cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm đơn giản. Bé sẽ có một món cháo bổ dưỡng cho sức khỏe. Còn mẹ yêu thì không mất quá nhiều thời gian để thực hiện.

4.1. Công thức 1: Cháo cá hồi gạo lứt

cháo cá hồi cho bé ăn dặm
Cháo cá hồi gạo lứt

Gạo lứt có rất nhiều Vitamin, mangan, sắt và chất xơ. Khi kết hợp với cá hồi để nấu cháo, sẽ tạo nên một món ăn đầy đủ dinh dưỡng và an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ. Món cháo dinh dưỡng này rất phù hợp cho bé từ 6 đến 9 tháng tuổi.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 2 lát phi lê cá không xương, không da.
  • Gạo lứt 50g
  • Nấm hương 1 tai
  • Gia vị: dầu mè, nước mắm
  • Nước lọc
  • Có thể thêm một vài loại rau củ như: cà rốt, súp lơ xanh, khoai tây.
  • Hành lá, hành khô.

Thực hiện món cháo cá hồi ăn dặm

  • Bước 1: Gạo lứt vo sạch, ngâm trong nước ấm từ 1 tiếng, sau đó vớt ra.
  • Bước 2: Cá hồi bằm nhuyễn với hành khô sau đó phi hành xào chín. 
  • Bước 3: Nấm hương và rau củ rửa sạch, bằm thật nhuyễn. Hành rửa sạch thái nhỏ.
  • Bước 4: Gạo lứt và nước lọc ninh thật nhừ. 
  • Bước 5: Khi cháo sắp nhừ, cho cá và rau củ vào, khuấy đều lên. Khi cháo và rau củ cùng chín nhừ, mẹ hãy múc ra chén. Thêm hành và nêm thêm một chút nước mắm. Các loại cháo cá để nguội sẽ có vị tanh. Vì thế mẹ nên cho bé ăn khi còn ấm.

4.2. Công thức 2: Cháo cá hồi bí đỏ

cháo cá hồi cho bé ăn dặm
Cháo cá hồi bí đỏ

Cách nấu cháo cá hồi ăn dặm cho bé không quá khó khăn khi mẹ thực hiện theo cách này. Cháo có màu cam đẹp mắt cùng hương vị thơm ngon đặc trưng. Mẹ cùng bắt tay vào thực hiện thôi nào!

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 100g phi lê cá không da, không xương. 
  • Gia vị: Nước mắm, dầu ăn cho bé.
  • Gừng, vài cọng hành tươi.
  • 100g bí đỏ.
  • Nửa chén gạo tẻ, nước lọc.

Cách nấu cháo cá hồi ăn dặm cho bé

  • Bước 1: Gạo tẻ vo sạch, ngâm trong nước ấm khoảng 1 giờ. 
  • Bước 2: Gừng tươi, rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng. Hành tươi rửa sạch thái nhỏ, phần đầu trắng để riêng.
  • Bước 3: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ. Hấp khoảng 15 phút cho vừa chín. Lấy ra nghiền nhuyễn và tán qua rây cho mịn.
  • Bước 4: Cá hồi rửa sạch với muối và giấm để khử tanh. Nấu 300ml nước, sau khi nước sôi cho cá vào nấu cùng với vài lát gừng tươi. Nấu lửa vừa cho đến khi cá chín, lấy cá ra và nghiền nhỏ. Giữ lại phần nước luộc cá.
  • Bước 5: Cho gạo vào nồi nước luộc cá. Vớt bọt và thêm nước để cháo không quá đặc. Gạo đã ninh nhừ cho phần bí đỏ đã nghiền vào. Khuấy đều trong 2 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 6: Khi thơm đầu trắng hành lá. Cho cá hồi và vài lát gừng vào chảo, đảo đều tay. Khi cho bé ăn, mẹ múc cháo ra chén, để phần cá hồi đã xào lên trên và thêm chút hành lá cho món ăn thêm phần hấp dẫn nhé!

Cháo cá hồi cho bé ăn dặm là món ăn dinh dưỡng tuyệt vời mà mẹ không thể thiếu khi lên thực đơn hằng ngày. Nguyên liệu chế biến cũng khá phổ biến và dễ tìm. Còn chờ gì nữa, mẹ hãy vào bếp và thực hiện ngay thôi nào!

Cháo cá thu cho bé ăn dặm cung cấp những dưỡng chất tuyệt vời để trẻ phát triển. Cá thu cũng là một trong những loại cá bổ dưỡng và an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này. Nếu hôm nay, mẹ đang băn khoăn không biết cho vào thực đơn ăn dặm của bé yêu món gì. Hãy thử ngay món cháo cá thu này nhé! Nhưng đầu tiên, hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về lợi ích của món ăn này đối với sức khỏe của bé đã nào!

Ăn dặm cho bé yêu:

Súp khoai tây cho bé ăn ngon miệng

Ăn dặm khoa học kiểu Nhật cho bé 8 tháng

Các công thức nấu cháo cá hồi ăn dặm cho con cưng

1. Nguồn dưỡng chất tuyệt vời trong cháo cá thu cho bé ăn dặm

Món cháo cá thu cho bé ăn dặm bổ dưỡng này cũng rất giàu protein và các dưỡng chất khác
Món cháo cá thu cho bé ăn dặm bổ dưỡng này cũng rất giàu protein và các dưỡng chất khác
  • Mẹ có biết cá thu là nguồn cung cấp rất nhiều chất béo lành mạnh (còn gọi protein ít béo). Hỗ trợ bé trong sự phát triển hệ thần kinh và tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Món cháo cá thu cho bé ăn dặm bổ dưỡng này cũng rất giàu protein và các dưỡng chất khác như: canxi, kali, selen, magie. Giúp thúc đẩy cho quá trình phát triển tổng thể của trẻ.
  • Nguồn cung cấp Vitamin dồi dào từ cháo cá thu sẽ khiến mẹ yêu thích món cá này hơn đấy. Các Vitamin phải kể đến như: Vitamin B3, choline, folate, Vitamin E, Vitamin D, Vitamin A, Vitamin K, Vitamin C và Vitamin B12. 
  • Cá giàu axit béo Omega-3, rất lành mạnh cho chế độ ăn uống của trẻ.

2. Mẹ nên chọn cá thu như thế nào?

Mẹ nên chọn cá thu như thế nào?
Mẹ nên chọn cá thu như thế nào?

Nếu mẹ dự định nấu món cháo cá thu dành riêng cho con mình. Hãy đảm bảo mẹ đã mua một con cá tươi. Cá thu tươi sẽ không có mùi tanh hôi, mắt cá sáng và trong, da ẩm và vảy sáng bóng. Nếu chỉ mua một vài miếng phi lê cá, mẹ nên mua những miếng có thịt mềm, trong mờ. Như thế, món cháo cá thu cho bé sẽ mang vị ngon đặc trưng và vẫn giữ được đầy đủ chất.

3. Công thức nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm ngon miệng hơn

Mẹ đã biết cá thu chứa nhiều dưỡng chất phù hợp cho bé như thế nào rồi. Nhưng làm thế nào để chế biến cá thu thành món ăn dặm bổ dưỡng và thơm ngon? Những cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm sau sẽ là bí kíp nấu nướng cho mẹ bỉm nhà mình.

3.1. Cháo cá thu rau củ

Cháo cá thu rau củ
Cháo cá thu rau củ

Cháo cá thu rau củ có nhiều màu sắc rất bắt mắt như xanh, cam, đỏ, vàng. Rau củ chính là cà rốt, súp lơ xanh, khoai tây, khoai lang, hành lá, cần tây. Tuy nhiên, mẹ có thể thêm hoặc bớt bất cứ loại rau củ nào tùy theo sở thích của bé mẹ nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 30g cá thu tươi.
  • 25g gạo tẻ.
  • Gia vị: nước mắm, dầu mè.
  • 25g gạo nếp
  • Cà rốt, khoai tây, khoai lang, hành lá.

Các bước thực hiện cháo cá thu cho bé:

  • Bước 1: Gạo nếp, gạo tẻ trộn chung, vo sạch, ngâm trong nước ấm trong 1 giờ.
  • Bước 2: Hành lá, rau củ rửa sạch, băm nhuyễn hoặc xắt hạt lựu.
  • Bước 3: Cá rửa sạch với muối và giấm cho bớt tanh, lấy sạch xương ra khỏi thịt cá. Thái mỏng hoặc băm nhuyễn với đầu hành, nêm thêm dầu mè, một chút nước mắm.
  • Bước 4: Cho gạo và nước lọc vào xong và bật bếp. Khi cháo đã gần nhừ, mẹ cho thêm rau và cá vào đảo đều. Sau khi tất cả nguyên liệu đã chín nhừ, mẹ tắt bếp và múc ra chén. Thêm hành lá để cháo thêm hương vị.

Cháo cá thu bao giờ cũng sẽ có mùi tanh. Vì thế mẹ nên cho bé ăn ấm để bớt mùi mẹ nhé!

3.2. Cháo cá thu súp lơ xanh

Cháo cá thu súp lơ xanh
Cháo cá thu súp lơ xanh

Món cháo cá thu cho bé với súp lơ sẽ cho món ăn màu xanh đẹp mắt. Kích thích vị giác giúp bé ăn ngon hơn. Tùy theo sở thích của bé, mẹ có thể thay thế súp lơ xanh bằng rau muống, rau mồng tơi hoặc đậu xanh.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Gia vị: dầu oliu, nước mắm
  • Súp lơ, hành lá
  • 30g cá thu tươi.
  • 35g gạo tẻ.

Các bước thực hiện cháo cá thu cho bé:

  • Bước 1: Súp lơ, hành lá làm sạch và rửa với nước. Súp lơ bằm nhuyễn hoặc cho vào máy xay nhuyễn. Hành lá xắt mỏng.
  • Bước 2: Gạo vo sạch, ngâm nước ấm 1 tiếng. Sau đó cho vào nồi, hầm nhừ với nước lọc.
  • Bước 3: Cá thu tươi làm sạch, rửa với giấm để bớt mùi tanh. Mẹ chú ý nhặt sạch xương để tránh cho bé bị hóc. Băm nhuyễn cá với đầu hành, nêm thêm ít dầu oliu.
  • Bước 4: Đun nóng chảo dầu, phi hành thơm và cho cá vào xào chín.
  • Bước 5: Trong khi nấu cháo, mẹ chú ý gia giảm nước để cháo không quá đặc. Khi cháo đã nhừ, cho cá và súp lơ vào đảo đều. Nấu thêm 10 phút nữa thì tắt bếp. Múc cháo ra chén, thêm hành lá để tăng thêm vị ngon nhé!

4. Mẹ nên lưu ý điều gì khi cho bé ăn cháo cá thu

Cháo cá thu súp lơ xanh
Cháo cá thu súp lơ xanh

Cháo cá thu cho bé ăn dặm là một món ăn dinh dưỡng. Nhưng thành phần đạm có trong cá có thể gây dị ứng. Mẹ chỉ nên cho bé ăn khi đã được 7 tháng  tuổi trở lên. Nếu thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng gì, hãy ngừng cho bé ăn cá thu và thay đổi thực đơn.

Mặc dù cá thu là món ăn khá lành mạnh cho các con. Nhưng mẹ không nên quá lạm dụng bằng cách cho bé ăn thường xuyên. Vì cá có hàm lượng thủy ngân khá cao, nếu hấp thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé. Do đó, mẹ nên có lời khuyên của bác sĩ trước khi cho món ăn này vào thực đơn hằng ngày.

Cháo cá thu cho bé ăn dặm là món ăn rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của con. Nguyên liệu và cách thực hiện đơn giản cũng không làm khó được mẹ yêu nhà mình đâu nhỉ! Hãy thêm ngay món ăn hấp dẫn này vào thực đơn hằng ngày của bé mẹ nhé!

30-4 1-5 nên đi du lịch ở đâu miền bắc? Bố mẹ đã có kế hoạch gì cho bé yêu chưa nhỉ? Việc để trẻ tiếp xúc sớm và thường xuyên với môi trường bên ngoài sẽ giúp bé phát triển được cả thể chất lẫn trí tuệ. 

Vì vậy, hãy cùng tự thưởng cho cả gia đình một chuyến du lịch vào 30-4 1-5 sắp tới nhé. 

Du lịch miền Bắc sẽ là một ý tưởng tuyệt vời. Qua đó cho con được thỏa sức vui chơi, tận hưởng bầu không khí mát mẻ, trong lành.

1. Tam đảo

Khu du lịch Tam Đảo được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh
Khu du lịch Tam Đảo được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh

Tam Đảo nằm cách thành phố Hà Nội khoảng 80km. Nơi đây được người Pháp phát hiện và tiến hành cải tạo từ những năm cuối thế kỷ XIX. Hàng loạt những công trình được xây dựng lên. Ví dụ như biệt thự, sàn nhảy, bể bơi, sân chơi, khách sạn cùng nhà hàng sầm uất. Thị trấn Tam Đảo có diện tích hơn 214ha, gồm 2 thôn. Trong đó, đa phần những địa điểm du lịch nổi tiếng đều nằm ở thôn 1. Khu du lịch Tam Đảo được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh. Nên có khí hậu mát mẻ. Kết hợp với cảnh sắc thiên nhiên vừa thơ mộng, vừa huyền ảo đem lại cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc.

Được mệnh danh là “Đà Lạt ở phía Bắc”, Tam Đảo sở hữu một thuận lợi lớn với thời tiết mát mẻ quanh năm. Mỗi mùa của Tam Đảo sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm và cảm nhận rất riêng. Tam Đảo luôn có nhiệt độ thấp hơn Hà Nội. Vì vậy, mùa hè, đây là địa điểm thuận lợi để mọi người đi du lịch, tránh cái nóng gay gắt của thủ đô. Vào mùa đông, nơi đây mang đến một vẻ đẹp lãng mạn và trầm lắng với những đám sương mù dày đặc, phủ kín cả đất trời. Do đó, Tam Đảo chính là một lựa chọn tuyệt vời cho câu hỏi “30-4 1-5 nên đi du lịch ở đâu miền bắc?”

Mẹ tham khảo thêm: Để hè 2020 của con thật sự ý nghĩa

2. Mộc Châu

Mộc Châu khoác trên mình những chiếc áo khác nhau
Mộc Châu khoác trên mình những chiếc áo khác nhau

Mộc Châu mang trong mình những đồi chè xanh ngút ngàn, những cao nguyên tràn đầy nhựa sống, dải lụa trắng được dệt từ ngàn bông cải,chén rượu ngô ấm nồng men say,… tất cả đã thu hút bất cứ ai một lần đặt chân tới nơi này. 

Mỗi mùa, Mộc Châu lại khoác trên mình những chiếc áo khác nhau. Khi thì là những bức ảnh đồng cỏ xanh trải dài vô tận, những cánh đồng cải trắng ngút tầm mắt. Lúc thì là những dải hồng của sắc đào, những tấm áo trắng tinh khôi căng tràn nhựa sống của hoa mận… 

Nếu mẹ lựa chọn Mộc Châu làm điểm đến cho “30-4 1-5 nên đi du lịch ở đâu miền bắc”. Thì cả nhà mình không chỉ được tận hưởng khí hậu thoáng đãng, mát mẻ. Mà còn có thể cho bé tham gia vào một hoạt động thú vị nơi đây – Hái mận và hái đào. 

3. Đồng mô

Không khí trong lành, thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên
Không khí trong lành, thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên

Đồng Mô chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây. Nằm trong quần thể khu du lịch Sơn Tây Ba Vì Hà Nội. Đây chính là điểm du lịch tuyệt vời cho 30-4 1-5 nên đi du lịch ở đâu miền bắc. Bởi nơi đây là hội tụ của 4 yếu tố:

  • Không khí trong lành, thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên.
  • Được tham gia vào nhiều hoạt động trò chơi giải trí thú vị.
  • Ẩm thực phong phú, độc đáo.
  • Khoảng cách gần trung tâm thành phố, thuận tiện đi lại.

Với tất cả những ưu điểm nổi trội trên thì không quá ngạc nhiên khi Đông Mô luôn nằm trong top các điểm đến hấp dẫn các gia đình có em nhỏ.

Mẹ có thể tham khảo: Hè này cho bé đi đâu? Tham khảo gợi ý dưới đây mẹ nhé

4. Hòa bình

Tại Hòa Bình, có hai địa điểm du lịch hấp dẫn nhất là Mai Châu và Thung Nai
Tại Hòa Bình, có hai địa điểm du lịch hấp dẫn nhất là Mai Châu và Thung Nai

Hoà Bình được xem là cái nôi của nền văn hoá Mường. Đem đến vô vàn điều thú vị cực kỳ hấp dẫn du khách đến thăm quan các địa điểm du lịch. Với vị trí địa lý thuận lợi, Hoà Bình luôn là địa điểm được nhiều bố mẹ lựa chọn cho kỳ nghỉ ngắn ngày 30-4 1-5 nên đi du lịch ở đâu miền bắc.

Tại Hòa Bình, có hai địa điểm du lịch hấp dẫn nhất là Mai Châu và Thung Nai. Với Mai Châu, bố mẹ và bé có thể trải nghiệm cảm giác yên bình, thoải mái khi sinh sống trong các bản làng. Cùng không khí trong lành, các nét văn hóa dân tộc đặc sắc. Còn đến với Thung Nai, gia đình mình có thể thưởng thức bức tranh hòa quyện của núi non và sông nước. Hay còn được tận hưởng “Vịnh Hạ Long trên cạn” với nhiều hòn đảo nổi giữa dòng nước trong xanh, mát lành.

5. Ninh Bình

Đến với nơi đây, bố mẹ và bé có thể ngồi trên thuyền du ngoạn trên những dòng nước
Đến với nơi đây, bố mẹ và bé có thể ngồi trên thuyền du ngoạn trên những dòng nước

Để trả lời cho câu hỏi “30-4 1-5 nên đi du lịch ở đâu miền bắc”. Thì Ninh Bình chính là một địa điểm du lịch tuyệt vời cho gia đình mình. Du lịch Ninh Bình rất nổi tiếng. Bởi thiên nhiên tuyệt đẹp với hàng loạt các địa điểm. Ví dụ như Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, chùa Bái Đính, đầm Vân Long, vườn chim Thung Nham, hang Múa,…

Bên cạnh đó, thiên nhiên tại Ninh Bình luôn mang trong mình một màu sắc riêng. Với những cánh đồng lúa bạt ngàn cùng với các dãy núi đá vôi đặc trưng. Đến với nơi đây, bố mẹ và bé có thể ngồi trên thuyền du ngoạn trên những dòng nước. Để ngắm cảnh đẹp thỏa thích hoặc tham quan chùa chiền thiêng liêng tại Bái Đính. Tại Ninh Bình cũng có đặc sản dê núi được chế biến vô cùng ngon miệng và hấp dẫn sẽ khiến gia đình mình phải bất ngờ đó. 

6. Cát Bà

Đến với du lịch Cát Bà, gia đình mình có thể thỏa thích đắm mình dưới dòng nước mát lạnh ở các bãi tắm Cát Cò
Đến với du lịch Cát Bà có thể thỏa thích đắm mình dưới dòng nước mát lạnh ở các bãi tắm Cát Cò

Đảo Cát Bà thuộc Huyện Cát Hải cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 9km. Đây là một địa điểm du lịch nổi bật cho 30-4 1-5 nên đi du lịch ở đâu miền bắc.

Đến với du lịch Cát Bà, gia đình mình có thể thỏa thích đắm mình dưới dòng nước mát lạnh ở các bãi tắm Cát Cò. Cũng như trải nghiệm đi con đường đi bộ xuyên biển được xây dựng trên những vách đá thông các bãi tắm với nhau. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể đưa bé đi thuyền thăm quan vịnh Lan Hạ, đảo khỉ hay đạp xe xuyên qua các làng ven biển và thưởng thức hải sản hấp dẫn, tươi ngon.

List 6 địa điểm ở trên sẽ là những lựa chọn tuyệt vời để gia đình mình cân nhắc. 30-4 1-5 nên đi du lịch ở đâu miền bắc. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn đưa trẻ xuôi dòng xuống miền Trung thì có thể tham khảo các bài viết sau:

Top địa điểm du lịch ở đâu miền Trung hot nhất cho cả nhà

Tham khảo: https://www.vntrip.vn/cam-nang/cac-dia-diem-du-lich-mien-bac-dep-10400

6 tháng tuổi là thời điểm vàng để bé bắt đầu ăn dặm. Vì vậy, mẹ nên tham khảo tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dưới đây. Để con yêu thích ăn dặm với chế độ dinh dưỡng hợp lý nhé!

1.Nhu cầu dinh dưỡng của 6 tháng tuổi

ệ tiêu hóa của trẻ 6 tháng tuổi còn non yếu. Nên khi bổ sung đạm, các mẹ chú ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều
Hệ tiêu hóa của trẻ 6 tháng tuổi còn non yếu. Nên khi bổ sung đạm, các mẹ chú ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều

Ngoài sữa mẹ, trẻ 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm những loại cháo, bột. Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng trẻ em. Thực đơn của trẻ cần đủ 4 nhóm chất sau:

  • Nhóm tinh bột: Bao gồm gạo, khoai tây, khoai sọ… Các mẹ nên lựa chọn những loại tinh bột thuần túy. Không nên bổ sung nhiều thực phẩm khác. Như hạt sen, đậu xanh, gạo nếp… Nếu trẻ ăn quá nhiều các loại ngũ cốc này. Thì có thể gây đầy bụng, khó tiêu dẫn tới biếng ăn.
  • Nhóm các chất đạm: Hệ tiêu hóa của trẻ 6 tháng tuổi còn non yếu. Nên khi bổ sung đạm, các mẹ chú ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Các loại thực phẩm bổ sung đạm bao gồm thịt nạc, cá, trứng, hải sản…Tuy nhiên, bé có thể dễ bị dị ứng hoặc ngộ độc hải sản nên. Nên khi nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Các mẹ chỉ nên dùng thịt nạc và trứng thôi nhé!
  • Nhóm chất béo: Các chất béo gồm cả động vật và thực vật. Khi nấu bột cho con yêu, các mẹ nên sử dụng đan xen hai loại chất béo này. Để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Những loại thực phẩm cung cấp các chất này bao gồm rau xanh, các loại củ và hoa quả.

2.Tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Vì thời điểm này trẻ cần nhiều năng lượng hơn. Và cần bổ sung thêm dinh dưỡng bên cạnh sữa mẹ để đủ cứng cáp.
Vì thời điểm này trẻ cần nhiều năng lượng hơn. Và cần bổ sung thêm dinh dưỡng bên cạnh sữa mẹ để đủ cứng cáp.

6 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất bé có thể bắt đầu ăn dặm. Vì thời điểm này trẻ cần nhiều năng lượng hơn. Và cần bổ sung thêm dinh dưỡng bên cạnh sữa mẹ để đủ cứng cáp. Do đó, khi chọn bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Mẹ cần lưu ý những điều sau:

2.1.Chọn bột theo giai đoạn phát triển và khẩu vị của bé

Từ 6 tháng tuổi, sữa mẹ không thể thỏa mãn nguồn dinh dưỡng cho bé. Bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu. Mẹ nên chọn các loại bột ngọt mềm mịn, được làm từ các loại ngũ cốc, rau củ, sữa.

Nếu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp con ăn ngon và đều đặn. Mẹ không nên thay đổi bột thường xuyên. Còn nếu bé biếng ăn, mẹ nên thay đổi bột để phù hợp khẩu vị bé. Tránh làm bé ngán.

2.2.Tìm hiểu kĩ thành phần dinh dưỡng của bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Các chất dinh dưỡng mẹ nên kiểm tra trong thành phần bột là sắt, kẽm, Canxi và các Vitamin A, C, D, B1…
Các chất dinh dưỡng mẹ nên kiểm tra trong thành phần bột là sắt, kẽm, Canxi và các Vitamin A, C, D, B1…

Mặt dù hệ tiêu hóa của con còn rất non nớt. Song ở giai đoạn này bé cần lượng dinh dưỡng cao gấp 3 đến 5 lần so với người lớn. Vì vậy khi chọn bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Mẹ nên nghiên cứu kĩ xem các thành phần dinh dưỡng của bột. Đồng thời ưu tiên lựa chọn bột có bổ sung chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Các chất dinh dưỡng mẹ nên kiểm tra trong thành phần bột là sắt, kẽm, Canxi và các Vitamin A, C, D, B1…

2.3.Nên ưu tiên sản phẩm an toàn của các thương hiệu uy tín

Các mẹ nên tin dùng các sản phẩm từ các thương hiệu uy tín. Với đầy đủ thông tin và xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, mỗi bé có thể lực và sở thích khác nhau. Nên một loại bột có thể hợp với bé này nhưng không hợp với bé khác. Mẹ không nên nghe theo gợi ý vô căn cứ. Mà tùy tiện đổi bột ăn dặm vốn hợp với bé nhà mình.

Hãy chọn các loại bột ăn dặm cho bé có nguồn gốc từ nguyên liệu tự nhiên, không chất bảo quản, không chất tạo màu để yên tâm sử dụng cho con yêu

3.Những lưu ý khi sử dụng bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

3.1.Cho bé ăn từ ít đến nhiều

Mẹ nên cho bé ăn từ từ, ăn ít vừa phải. Khi bé bắt đầu quen, nên tăng nhẹ lượng bột trong mỗi bữa. Để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bé
Mẹ nên cho bé ăn từ từ, ăn ít vừa phải. Khi bé bắt đầu quen, nên tăng nhẹ lượng bột trong mỗi bữa. Để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bé

Bé 6 tháng tuổi đang trong giai đoạn làm quen với việc ăn dặm song song với sữa mẹ. Nên mẹ hãy để bé có thời gian làm quen. Và thích nghi với việc ăn dặm. Mẹ nên cho bé ăn từ từ, ăn ít vừa phải. Khi bé bắt đầu quen, nên tăng nhẹ lượng bột trong mỗi bữa. Để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bé.

3.2.Cho con ăn bột ăn dặm cho bé từ loãng tới đặc

Vì trước đó bé chỉ quen uống sữa mẹ. Nên dinh dưỡng dạng lỏng sẽ giúp bé dễ hấp thu và làm quen hơn. Những lần đầu mẹ nên chọn bé ăn dặm với bột pha thật loãng. Sau đó hãy pha đặc dần, bé sẽ dễ ăn và tiêu hóa hơn.

3.3.Cho con ăn bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi từ ngọt đến mặn

Khi bé được 8 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể thay đổi và cho bé. Để ăn các loại bột mặn có chất đạm từ các loại thịt cá… Bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé đã cứng cáp và khả năng nhận biết vị đã tốt hơn.
Khi bé được 8 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể thay đổi và cho bé. Để ăn các loại bột mặn có chất đạm từ các loại thịt cá… Bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé đã cứng cáp và khả năng nhận biết vị đã tốt hơn.

Hãy chú ý đến quá trình phát triển vị giác của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi, nên cho trẻ ăn bột có vị ngọt được làm từ bột lúa mì, sữa, rau củ quả, trái cây… Khi bé được 8 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể thay đổi và cho bé. Để ăn các loại bột mặn có chất đạm từ các loại thịt cá… Bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé đã cứng cáp và khả năng nhận biết vị đã tốt hơn. Bé sẽ thích hợp với các loại bột ăn dặm này hơn đấy!

3.4.Cho bé ăn đa dạng

Mẹ nên tìm hiểu vài loại bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi phù hợp với thể trạng của con. Cũng như các loại bột có hương vị bé yêu thích để cho bé ăn thay đổi
Mẹ nên tìm hiểu vài loại bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi phù hợp với thể trạng của con. Cũng như các loại bột có hương vị bé yêu thích để cho bé ăn thay đổi

Để bé không mau ngán. Mẹ nên tìm hiểu vài loại bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi phù hợp với thể trạng của con. Cũng như các loại bột có hương vị bé yêu thích để cho bé ăn thay đổi. Bên cạnh đó, hãy cố gắng cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Bởi sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và giúp bé tăng sức đề kháng.

Việc ăn dặm là một trong những bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của bé yêu. Hy vọng những chia sẻ trên của Mamamy. Sẽ giúp quá trình ăn dặm của mẹ và bé trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Giỏ hàng 0