Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cháo trứng cho bé ăn dặm là món ăn tưởng chừng như rất dễ chế biến. Tuy nhiên, bố mẹ lại gặp khó khăn khi chế biến đa dạng các món cháo. Hiểu được suy nghĩ của các mẹ, Mamamy chia sẻ bí quyết chế biến món cháo trứng. Mời bố mẹ tham khảo nhé!

1. Thành phần dinh dưỡng trong cháo trứng

Cháo trứng cho bé ăn dặm là món ăn bổ dưỡng mà bố không thể bỏ qua
Cháo trứng cho bé ăn dặm là món ăn bổ dưỡng mà bố không thể bỏ qua

Trứng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein, lipid, vitamin và các chất khoáng… Các thành phần dinh dưỡng trong trứng khá là tương đối. Đặc biệt, protein trong lòng đỏ trứng chứa các thành phần acid amin, phospho protein. Ngoài ra, trong trứng còn chứa lecithin quý hiếm. Vì vậy, cháo trứng cho bé ăn dặm là món ăn bổ dưỡng mà bố không thể bỏ qua.

2. Lợi ích của cháo trứng cho bé ăn dặm

Bố mẹ có thể cho bé ăn cháo trứng mỗi ngày và chế biến theo nhiều cách khác nhau
Bố mẹ có thể cho bé ăn cháo trứng mỗi ngày và chế biến theo nhiều cách khác nhau

Như đã đề cập ở trên, trứng chứa các thành phần dinh dưỡng hỗ trợ bé phát triển trí não. Ngoài ra, còn nâng cao đề kháng sức khỏe giúp bé năng động và phát triển toàn diện. Bố mẹ có thể cho bé ăn cháo trứng mỗi ngày và chế biến theo nhiều cách khác nhau. Để tránh việc bé chán hoặc ngán trứng. Tuy nhiên, trước khi nấu cháo trứng cho bé ăn dặm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cháo trứng đối với bé.

2.1. Phát triển trí não cho bé

Trong lòng đỏ trứng có chứa cholesterol và choline là những chất tốt trong cơ thể. Đặc biệt giúp sản sinh hormone và phát triển trí não và tim mạch. Vì vậy cháo trứng cho bé ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ.

2.2. Hỗ trợ tim mạch

Bé ăn trứng thường xuyên có thể giảm các nguy cơ đột quỵ và cơn đau tim. Ngoài ra, ăn trứng còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về động mạch vành. Đặc biệt chất phospho lipid chứa trong lòng đỏ trứng giúp duy trì cholesterol trong máu. Món cháo trứng cho bé ăn dặm là món ăn nên được ưu tiên khi lựa chọn chế biến cho bé.

2.3. Tốt cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch

Trứng giúp tăng hệ miễn dịch bởi chứa các chất như kẽm, sắt, selenium…Ngoài ra, lòng trắng trứng giàu các chất như natri và kali giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể của bé. Tiếp theo là lòng đỏ trứng rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Vì vậy cháo trứng cho bé ăn dặm nên được bố mẹ ưu tiên khi chế biến cho bé thưởng thức.

3. Các món cháo trứng cho bé ăn dặm

Cháo cho bé ăn dặm là món dễ làm và được khuyên là cho vào thực đơn ăn dặm của bé. Nhiều mẹ lo lắng rằng việc nấu cháo trừng thường xuyên sẽ gây ra việc chán ăn của trẻ. Tuy nhiên, hôm nay Mamamy sẽ gợi ý bố mẹ top món cháo trứng ăn dặm dễ làm và hấp dẫn. Mời bố mẹ tham khảo nhé!

3.1. Cháo trứng gà phô mai cho bé

Cháo cho bé ăn dặm là món dễ làm và được khuyên là cho vào thực đơn ăn dặm của bé
Cháo cho bé ăn dặm là món dễ làm và được khuyên là cho vào thực đơn ăn dặm của bé

Cháo trứng gà phô mai nên được liệt kê vào thực đơn ăn dặm của bé giai đoạn cuối tháng 6 và tháng 7. Với các nguyên liệu dễ tìm và dễ chế biến bố mẹ cần chuẩn bị như sau:

Nguyên liệu

  • 1/2 quả trứng gà ta
  • 1/4 miếng phô mai cho trẻ 6 tháng trở lên
  • Dầu ăn cho bé
  • 1-2 thìa cháo đặc

Cách chế biến

  • Bước 1: Cho cháo đặc vào nồi, thêm nước. Sau đó mẹ đánh đều cho tan cháo rồi đặt lên bếp ninh nhừ
  • Bước 2: Đập trứng và đánh tan trứng. Sau đó mẹ vặn nhỏ lửa nồi cháo rồi cho trứng khuấy đều. Tiếp theo, mẹ cho phô mai và tiếp tục khuấy. Sau 4-5 phút đợi trứng và phô mai chín và tan thì tắt bếp
  • Bước 3: Sau khi tắt bếp, mẹ múc ra bát thêm dầu ăn và đợi nguội rồi cho bé thưởng thức

3.2. Cháo trứng nấu với đậu đỏ

Đậu đỏ kết hợp với trứng tạo nên mùi thơm hấp dẫn và thu hút bé yêu ngay lập tức
Đậu đỏ kết hợp với trứng tạo nên mùi thơm hấp dẫn và thu hút bé yêu ngay lập tức

Đậu đỏ kết hợp với trứng tạo nên mùi thơm hấp dẫn và thu hút bé yêu ngay lập tức. Đặc biệt đây là món ăn bổ dưỡng nên mẹ bé đừng bỏ qua nhé!

Nguyên liệu

  • 1 thìa gạo lứt giã
  • 1 thìa đậu đỏ ngâm
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 2 chén nước lọc
  • Dầu ăn cho bé ăn dặm

Cách chế biến

  • Bước 1: Ngâm bột gạo lứt với nước khoảng 15 phút. Sau đó cho bột gạo lứt nấu cho nở mềm
  • Bước 2: Sau khi ngâm đậu đỏ mềm thì đem đãi sạch rồi tiếp tục ngâm cho nở ra. Tiếp theo mẹ nấu chín đậu đỏ với 1 bát nước đợi nguội rồi nghiền nhuyễn ra
  • Bước 3: Hấp chín và tán nhuyễn lòng đỏ trứng
  • Bước 4: Trộn hỗn hợp nước đậu và trứng nấu cùng cháo khoảng 5-7 phút rồi tắt bếp
  • Bước 5: Mẹ múc cháo trứng đậu đỏ ra bắt thêm thìa dầu ăn cho bé và đơi nguội rồi cho bé thưởng thức cháo trứng cho bé ăn dặm

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 11 tháng tuổi rất bổ ích cho các mẹ

4. Lưu ý khi chế biến cháo trứng cho bé ăn dặm

Để cháo đạt được độ hoàn hảo giữa đặc và lỏng thì mẹ nên lựa chọn tỷ lệ 1:4 nước
Để cháo đạt được độ hoàn hảo giữa đặc và lỏng thì mẹ nên lựa chọn tỷ lệ 1:4 nước
  • Để cháo mềm và ngon hơn, mẹ nên ngâm gạo trước khi chế biến khoảng 1-2h
  • Để cháo đạt được độ hoàn hảo giữa đặc và lỏng thì mẹ nên lựa chọn tỷ lệ 1:4 nước
  • Trong quá trình nấu cháo, mẹ nên đảo cháo đều tay và lửa vừa không nên để cháo đọng dưới đáy nồi sẽ bị khét
  • Trước khi nấu cháo, mẹ nên vo gạo sạch và đãi sạch sạn trọng gạo
  • Trứng mẹ để tủ lạnh bảo quản nên được rửa sạch sẽ
  • Ưu tiên lựa chọn trứng gà ta để làm cháo trứng cho bé ăn dặm
  • Ưu tiên chọn trứng tươi và mới không dùng trứng để lâu ngày hay không rõ nguồn gốc

Kết luận

Như vậy, Mamamy đã giới thiệu đến mẹ món cháo trứng cho bé ăn dặm bổ dưỡng. Hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên sẽ đồng hành cùng bé trong quá trình phát triển toàn diện. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Mamamy để đọc được nhiều chia sẻ hữu ích. Chúc bé yêu và gia đình luôn khỏe mạnh!

Hẳn trong tuổi thơ của mình, bánh quy đã trở thành một phần không thể thiếu đối với mọi người. Không chỉ bởi cách làm vô cùng đơn giản, dễ ăn mà hàm lượng dinh dưỡng trong bánh quy cũng rất nhiều. Bởi lẽ đó, bánh quy cũng là một lựa chọn tuyệt vời để trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Bài viết của Mamamy hôm nay sẽ giúp các mẹ tìm hiểu cách làm bánh quy ăn dặm cho bé.

1. Có nên cho bé ăn bánh quy ăn dặm không?

Có nên cho bé ăn bánh quy ăn dặm không?
Có nên cho bé ăn bánh quy ăn dặm không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều mẹ đã đặt ra. Khi răng của bé đã bắt đầu phát triển đủ thì mẹ có thể cân nhắc cho trẻ ăn bánh quy. Việc cho bé ăn cookie không chỉ kích thích bé ăn dặm mà còn giúp bé tập cầm nắm và bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nữa.

Theo nhiều chuyên gia, sau 6 tháng tuổi sẽ khoảng thời gian lí tưởng để cho bé tập ăn dặm. Các mẹ hãy hết sức chú ý và tính toán cẩn thận vì điều này vô cùng quan trọng đấy.

Nếu mẹ không thích mua cookie ở ngoài thì bài viết này sẽ chỉ cho mẹ những công thức làm bánh quy cho bé ăn dặm siêu đơn giản.

2. Tại sao nên tự làm bánh quy cho bé ăn dặm?

Tại sao nên tự làm bánh quy cho bé ăn dặm?
Tại sao nên tự làm bánh quy cho bé ăn dặm?

Trên thị trường có rất nhiều loại bánh quy với mẫu mã khác nhau. Không chỉ có các sản phẩm trong nước, các mặt hàng nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng được bày bán rất nhiều. Dù vậy, việc kiểm soát hàng nhái vẫn còn là một vấn đề nan giải rất khó giải quyết. Nếu không may mua phải sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Do đó, tự tay làm những mẻ bánh quy thơm ngon sẽ vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dường, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh. Mẹ có thể tham khảo thêm lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng để cân bằng các chất cần thiết cho bé trong từng bữa ăn nhé.

Cùng mamamy đến với các công thức làm bánh quy ăn dặm cho bé nào.

Xem thêm: Cách tự làm bánh ăn dặm cho bé 2021

3. Các công thức tự làm bánh quy ăn dặm cho bé

3.1. Cách làm bánh quy cho bé ăn dặm – Bánh quy khoai tây (potato cookie):

Món đầu tiên trong danh sách sẽ là món bánh quy khoai tây vô cùng dễ làm.
Món đầu tiên trong danh sách sẽ là món bánh quy khoai tây vô cùng dễ làm.

Nguyên liệu:

  • Nước
  • Lòng đỏ trứng
  • 35 gram bột năng
  • Bơ nhạt
  • 150 gram khoai tây
  • Sữa tươi

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Sau khi sơ chế kỹ càng, hấp khoai tây cho thật nhừ rồi nghiền nhuyễn
  • Bước 2: Rây bột cho mịn. Cho thêm lòng đỏ trứng, bột năng, sữa tươi và bơ nhạt vào khoai tây đã nghiền và trộn đều hỗn hợp.
  • Bưới 3: Cho vào túi bắt kem, làm nóng trong 10 phút. Chuẩn bị sẵn khay và giấy lót. Dùng hỗn hợp trên tạo hình thù bằng khuôn tùy ý và cho vào lò nướng ở nhiệt độ 170 độ C. Sau  khi nướng được 30 phút, bánh đã sẵn sàng để thưởng thức được rồi.

3.2. Cách làm bánh quy cho bé ăn dặm – Bánh quy bơ chocolate: (chocolate cookie)

Bánh quy bơ chocolate
Bánh quy bơ chocolate

Một món bánh quy khác mà chắc chắn mẹ không thể bỏ qua đó chính là chocolate cookie.

Nguyên liệu:

  • Bơ lạt
  • Bột mì: 300 gram
  • Lòng đỏ trứng gà
  • Bột nở: 1/2 muỗng cà phê
  • Chocolate
  • Muối
  • Nước
  • Đường

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Đánh bơ với đường. Sau khi đánh xong, cho tiếp lòng đỏ trứng vào trộn đều. Mẹ có thể dùng máy để tiện hơn hoặc đánh bằng tay đều được. Cuối cùng cho chocolate vào đánh tiếp là hoàn thành bước đầu tiên.
  • Bước 2: Rây mịn bột, bột nở và cho vào hỗn hợp. Rắc thêm chút muối. Mẹ nhớ trộn thật đều. Lưu ý cho các mẹ nếu trộn bằng tay thì nên sử dụng bao tay nilon, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa đỡ bị hỗn hợp dính vào tay do nhão.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp vào tô, dùng giấy nén gói lại và cho vào tủ lạnh bảo quản. Thời gian ủ nên rơi vào khoảng từ 30 phút là được các mẹ nha.
  • Bước 4: Lấy hỗn hợp ra và bắt đầu tạo hình cho bánh. Cho mẻ bánh lên khay và bỏ vào lò nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong 30 phút. Nhớ canh thời gian thật tốt để bánh không bị cháy xém, hương vị sẽ bị ảnh hưởn rất nhiều.
  • Bước 5: Lấy bánh ra khỏi lò và bắt đầu thưởng thức thôi

3.3. Cách làm bánh quy cho bé ăn dặm – Bánh quy nướng hạnh nhân:

Đây là một món bánh truyền thống, đơn giản, nhưng không bao giờ ngán.
Đây là một món bánh truyền thống, đơn giản, nhưng không bao giờ ngán.

Nguyên liêu:

  • Lòng đỏ trứng gà
  • Men nở
  • Muối
  • Bơ Lạt
  • Hạnh nhân đã bóc hạt
  • Bột mì: 150 gram

Các bước tiến hành:

  • Cách làm bánh quy nướng hạnh nhân hoàn toàn tương tự cách làm các bánh quy khác. Tuy nhiên, ngay sau khi bỏ hỗn hợp ra để tạo hình, mẹ hãy cho thêm hạnh nhân lên trên mặt bánh trước khi cho vào lò nướng. Hương vị của hạnh nhân đảm bảo sẽ làm hài lòng những cô bé cậu bé khó tính nhất.
  • Ngoài hạnh nhân, mẹ có thể linh động cho thêm các loại quả, hạt khác như việt quất, vừng, hành lá, nho khô,… Hãy tự làm phong phú thực đơn của mình nhé.

4. Một số lưu ý khi tự làm bánh quy ăn dặm cho bé

Bánh quy là một thực phẩm ăn dặm lí tưởng song lại khá cứng. Mẹ cần cân nhắc để tránh ảnh hưởng đến răng của bé.

Thành phần dinh dưỡng của bánh quy khá nhiều đường và tinh bột, cho trẻ ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Do đó, mẹ nên hạn chế lượng bánh quy có trong bữa ăn của trẻ. Ngoài ra, việc thay đổi thành phần kết hợp với bánh quy cũng vô cùng quan trọng. Thêm một chút trái cây và hạt sẽ bổ sung thêm chất xơ và vitamin, có lợi cho bé.

Hy vọng qua bài viết vừa rồi, mẹ đã có thêm nhiều lựa chọn cho thực đơn ăn dặm của bé. Bánh quy ăn dặm là một lựa chọn tuyệt vời cho bé ăn dặm nếu sử dụng đúng cách. Hãy sáng tạo thêm thật nhiều công thức, vừa vui, lại vừa đảm bảo phong phú chất dinh dưỡng cho bé, mẹ nha. Mamamy chúc mọi người thành công.

Ếch không còn là món ăn xa lạ với người Việt. Và cháo ếch cho bé cũng đang là sự lựa chọn của nhiều mẹ. Với những dưỡng chất có có trong cháo ếch dinh dưỡng sẽ giúp con khỏe mạnh và tăng cân một cách nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của thịt ếch cũng như cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm thật thơm ngon, bổ dưỡng.

1. Giá trị dinh dưỡng của ếch đối với trẻ

Mẹ cần có cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm mang lại dinh dưỡng
Mẹ cần có cách nấu những món ếch đúng để mang lại dinh dưỡng cho bé

Nếu mẹ biết cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm khoa học, giữ lại đầy đủ chất dinh dưỡng có trong loại thịt này thì con sẽ được hưởng những giá trị dinh dưỡng cực kỳ lớn đó là:

  • Thịt ếch rất giàu các chất dinh dưỡng là: protein, chất béo, canxi, đường, phốt-pho, natri, kali, đồng, magie, vitamin A, B, D, E… Tất cả đều là những dưỡng chất quan trọng của cơ thể giúp con khỏe mạnh và tăng cân hiệu quả.
  • Chỉ một chiếc đùi ếch đã có chứa tới 73g calories và 16g protein. Vì vậy bạn có thể yên tâm cho con ăn cháo ếch ăn dặm mà không sợ thừa cân, béo phì.
  • Theo như Đông y thì ếch có tính hàn, vị ngọt và không độc. Chúng rất bổ dưỡng. Có khả năng chữa cam tích ở trẻ em. Nhờ vật mà con sẽ ngủ ngon, ăn ngon hơn.
  • Bên cạnh đó, đối với những ai đang bị suy nhược cơ thể hay mới ốm dậy khi ăn thịt ếch còn giúp khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

2. Cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm

Để có được những món ăn ngon dành cho trẻ, trước hết, hãy cùng tìm hiểu về cách sơ chế ếch đúng chuẩn.

  • Xương sống của ếch có chất gây tê vì vậy khi sơ chế hãy loại bỏ/
  • Ruột cũng không nên cho trẻ ăn vì bộ phận này rất bẩn.
  • Đường gân chỉ trên đùi ếch là một loại ký sinh trùng cực kỳ nguy hiểm nên mẹ cũng hãy loại bỏ.
  • Phần thịt ếch mẹ hãy chặt thành các miếng nhỏ vừa ăn và rửa sạch.

2.1 Ếch nấu hạt sen

Món ếch nấu hạt sẽ cực kỳ nhiều dinh dưỡng
Món ếch nấu hạt sẽ cực kỳ nhiều dinh dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thịt ếch tươi đã làm sạch: khoảng 100g
  • Gạo tẻ: 2 thìa súp
  • Hạt sen tươi: khoảng 50g
  • Bông cải xanh: 20g
  • Đậu Hà Lan: 15g
  • Mộc nhĩ: 1 – 2 cái
  • Một ít hành lá
  • Dầu ăn cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm với hạt sen:

  • Ếch làm sạch như hướng dẫn ở trên.
  • Hạt sen, bạn loại bỏ tâm sen sau đó rửa sạch và hấp chín sau đó nghiền nhỏ.
  • Ngâm mộc nhĩ cho nở sau đó vớt ra và băm nhỏ.
  • Bông cải xanh, đậu Hà Lan sơ chế sạch sau đó đun chín và nghiền nhỏ..
  • Bắc bếp và cào thịt ếch với hành lá.
  • Gạo tẻ cần được ninh nhờ sau đó mẹ cho thịt ếch vào cùng với rau củ đã xay nhuyễn, hạt sen, mộc nhĩ.
  • Nên nếm gia vị vừa miệng sau đó đun cho cháo chín nhừ thì tắt bếp. Múc cháo ra bát để cho nguội 1 chút rồi thêm 1 thừa dầu ăn vào cháo và cho con ăn.

Tùy vào khả năng ăn thô của trẻ mà mẹ có thể chọn cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm phù hợp.

2.2 Cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm với bí đỏ

Cháo ếch cho bé ăn dặm cùng với bí đỏ - cách nấu đơn giản
Cháo ếch cho bé ăn dặm cùng với bí đỏ – cách nấu đơn giản

Tiếp theo là cháo ếch cho bé ăn dặm cùng với bí đỏ.

Nguyên liệu gồm có:

  • Bí đỏ: 30g
  • Thịt ếch: 30g
  • Gạo: 20g
  • Dầu ăn: 5ml
  • Nước: 250ml
  • Hành tím: 1 củ
  • Dầu ăn cho bé ăn dặm
  • Gia vị các loại

Cách nấu cháo ếch cho trẻ ăn dặm với bí đỏ như sau:

  • Thịt ếch sơ chế sau đó xào cùng với hành phi. Hãy cho thêm 2 – 3 giọt nước mắm để dậy mùi.
  • Nấu cháo cho đến khi hạt bung đều.
  • Bí đỏ gọt vỏ sau đó rửa sạch và cắt miếng cho vào nấu cùng với cháo.
  • Cháo chín thì múc bí đỏ ra bát và nghiền nhỏ. Sau đó cho vào cháo cùng với thịt ếch rồi đun tiếp.
  • Cháo chín thì múc ra bát rồi đợi nguội sau đó thêm 1 thìa dầu ô liu vào, trộn đều và cho bé ăn.

2.3 Ếch nấu đậu xanh

Cháo ếch đậu xanh - món ăn dễ ăn cho bé
Cháo ếch đậu xanh – món ăn dễ ăn cho bé

Cháo ếch đậu xanh rất tốt cho trẻ từ 10 tháng trở lên sử dụng. Tác dụng chính của sản phẩm là giúp con sáng mắt, kích thích tiêu hóa và hạn chế táo bón. Hãy cùng tìm hiểu về cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặmcùng với đậu xanh.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo ếch cho trẻ ăn dặm này là:

  • Ếch đã sơ chế: 100g
  • Gạo tẻ: 50g
  • Gạo nếp: 50g
  • Đậu xanh: 25g
  • Hành khô 2 củ
  • Gia vị các loại
  • Dầu ăn cho bé ăn dặm

Tiếp theo sẽ là cháo ếch ăn dặm cho bé gồm các bước như sau:

  • Ếch sơ chế đúng cách sau đó lọc lấy thịt và ướp gia vị khoảng 15 đến 20 phút cho ngấm.
  • Hành khô đem bóc vỏ sau đó rửa sạch và đập giập rồi băm nhuyễn.
  • Trộn gạo nếp và gạo tẻ cho đều rồi vo sạch và cho lên chảo rang qua. Như vậy cháo sẽ có mùi thơm.
  • Đậu xanh đem đãi sạch sau đó cho lên nồi đun cùng với gạo. Đến khi cháo ôi mẹ hãy nhớ hớt bỏ phần bọt sau đó đun lửa nhỏ.
  • Xào thịt ếch cùng với hành khô cho thơm cho thơm. Đợi đến khi cháo gần nhừ thì cho thịt ếch vào và khuấy đều rồi tiếp tục đun khoảng 3 – 5 phút. Nêm gia vị cho vừa ăn rồi múc ra bát cho thêm 1 thìa dầu ăn và đợi nguội thì cho con thưởng thức.

Trên đây là cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm cho con mẹ có thể áp dụng tại nhà một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Thịt chim bồ câu từ xưa đến nay vẫn được biết đến là một trong những loại thực phẩm vàng dành cho tất cả mọi người. Chính vì vậy mà trong thực đơn của trẻ chắc chắn không thể thiếu được cháo chim bồ câu ăn dặm. Vẫn biết chim bồ câu của nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách nấu cháo sao cho hợp lý và giúp con ăn ngon miệng hơn. Sau đây sẽ là 3 món cháo cháo chim bồ câu cho bé ăn dặm mẹ nên ghi nhớ để thực hiện tại nhà cho con.

1. Giá trị dinh dưỡng của thịt chim bồ câu đối với trẻ

Cháo chim bồ câu cho bé ăn dặm tốt cho sức khỏe
Cháo chim bồ câu rất tốt cho sức khỏe của bé

Theo như Đông y thì thịt của chim bồ câu có vị mặn và tính bình, không hề độc. Tác dụng chính là bổ ngũ tạng, giúp tăng cường khí huyết, đồng thời mạnh dương và trừ cam tích. Từ đó kích thích tiêu hóa của trẻ tốt hơn.

Trong thịt chim bồ câu có chứa các loại dinh dưỡng như: protein cao cùng các loại vitamin A, B1, B2, E và cả các nguyên tố vi lượng. Nhưng lượng mỡ và cholesterol trong thịt chim bồ câu thấp vậy cho nên rất tốt cho cơ thể của trẻ.

Mẹ nên nấu cháo bồ cầu cho con ăn dặm khi con đã đủ 1 tuổi. Dẫu biết rằng hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng cũng không nên cho trẻ ăn quá sớm. Ngược lại có thể gây ra các tác dụng phụ.

2. Nên nấu cháo chim bồ câu với gì?

Để đảm bảo nấu cháo chim bồ câu cho bé ăn dặm ngon và bổ dưỡng, mẹ hãy kết hợp cùng với các loại rau củ như:  bí đỏ, cà rốt, rau ngót, rau chùm ngây, quả đậu cô ve, hành lá và rau răm, nấm tươi, hạt sen, hạt đậu hà lan, hạt đỗ xanh, củ dền, củ khoai lang, ngô ngọt…

3. 3 món cháo chim bồ câu cho bé ăn dặm

Sau đây sẽ là 3 món cháo chim bồ câu cho trẻ ăn dặm cực kỳ đưa miệng trẻ.

3.1. Cháo chim bồ câu với cà rốt

Cháo chim bồ câu với cà rốt cực dễ làm
Cháo chim bồ câu với cà rốt cực dễ làm

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cháo bồ câu và cà rốt gồm có:

  • Chim bồ câu: 1 con
  • Cà rốt: 1 củ
  • Gạo tẻ: 100g
  • Gạo nếp: 100g
  • Gia vị các loại

Cách nấu cháo chim bồ câu cho bé ăn dặm cùng với cà rốt như sau:

  • Làm sạch bồ câu. Sau đó lọc lấy phần đùi và thịt lườn và băm nhỏ. Còn lại xương cho vào ninh với cháo để giúp ngọt nước.
  • Cà rốt rửa sạch sau đó gọt vỏ và thái hạt lựu.
  • Gạo nếp và gạo tẻ trộm đều sau đó đun cùng với nước xương bồ câu.
  • Phi thơm hành cùng với dầu sao đó cho thịt bồ câu và cà rốt vào xào cho ngấm gia vị.
  • Sau khi cháo chín đều, từng hạt nở bung thì cho thịt và cà rốt vừa xào vào khuấy đều. Đun thêm khoảng từ 3 – 5 phút nữa thì tắt bếp.

Chú ý là chỉ nên dùng gia vị khi trẻ đã hơn 2 tuổi.

3.2. Cháo chim bồ câu cho bé ăn dặm với bí đỏ

Cháo chim bồ câu cho bé ăn dặm với bí đỏ bổ dưỡng
Cháo chim bồ câu cho bé ăn dặm với bí đỏ bổ dưỡng

Nguyên liệu nấu cháo chim bồ câu cho bé ăn dặm cùng bí đỏ gồm có:

  • Chim bồ câu làm sạch: 1 con
  • Gạo Nhật: 1 muỗng canh
  • Bí đỏ
  • Hành tím khô
  • Dầu oliu

Cách nấu cháo chim bồ câu và bí đỏ gồm các bước sau:

  • Lọc lấy phần thị chim bồ câu sau đó băm nhuyễn và ướp gia vị 15 phút.
  • Phần xương cho vào ninh lấy nước để đun cháo. Như vậy thì cháo thịt chim bồ câu sẽ ngon và ngọt hơn rất nhiều.
  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái miếng nhỏ và cho vào nồi nấu cùng với cháo. Đến khi bí chín mềm thì vớt ra và tán nhuyễn.
  • Cho bí đỏ cùng với chim bồ câu đã xào vào nồi cháo và khuấy đều.
  • Cho gia vị vừa ăn và đun thêm khoảng 5 phút thì múc ra bát và cho 1 thìa dầu ô liu. Đợi đến khi nào cháo nguội thì cho bé ăn.

3.3. Cháo chim bồ câu và hạt sen, đậu cove, nấm hương

Chim bồ câu và hạt sen, đậu cove, nấm hương tạo nên mùi vị hấp dẫn
Chim bồ câu và hạt sen, đậu cove, nấm hương tạo nên mùi vị hấp dẫn

Nguyên liệu của món cháo này cần chuẩn bị là:

  • Gạo tẻ: 50 gram
  • Gạo nếp – 30 gram
  • Hạt sen: 100 gram
  • Đậu cove: 50 gram
  • Chim câu: Chuẩn bị 1 – 2 con làm sẵn
  • Nấm hương: 2 cây cỡ vừa
  • Các loại gia vị

Cháo chim bồ câu cho bé ăn dặm này như sau:

  • Chim bồ câu sau khi mua về bạn lọc lấy phần nạc rồi ướp gia vị khoảng 15 – 20 phút. Còn phần xương cho vào ninh cùng với cháo. Phi thơm phần thịt bò câu cùng với hành cho thơm.
  • Cho xương bồ câu vào ninh lấy nước. Đến khi được thì cho gạo nếp, gạo tẻ vào ninh đến khi chím mềm.
  • Nấm hương ngâm sau đó rửa cách và thái hạt lựu.
  • Hạt sen và đậu xanh sơ chế sạch.
  • Khi cháo chín mềm thì cho chim bồ câu, hạt sen, dậu cove và nấm hương vào ninh kỹ cùng nhau.
  • Đến khi được thì tắt bếp và múc cháo ra bát. Cho thêm 1 chút dầu ô liu dành cho trẻ em để giúp cháo thơm ngon, giàu dinh dưỡng hơn.

Mẹ cũng có thể thay thế các nguyên liệu trên bằng các nguyên liệu khác như rau mồng tơi, rau ngót, khoai tây… để giúp cho thực đơn của con phong phú hơn. Đồng thời con cũng có thể ăn được nhiều loại đồ ăn hơn ngay từ khi còn bé. Hạn chế tình trạng biếng ăn sau này.

Hy vọng rằng 3 món cháo chim bồ câu cho bé ăn dặm đã là những gợi ý vô cùng hay ho dành cho mẹ. Từ đó, giúp mẹ lên thực đơn hoàn hảo cho con yêu phát triển toàn diện. Đừng quên đổi mới và luôn đa dạng các món ăn để con ăn dặm ngon miệng hơn

Cách nấu cháo trắng cho bé ăn dặm vẫn luôn được nhiều mẹ quan tâm. Bởi sự tiện lợi, thơm ngon và bổ dưỡng mà món ăn này mang lại.

1. Tổng hợp 4 cách nấu cháo trắng cho bé ăn dặm vừa nhanh vừa ngon

Bắt đầu từ tháng thứ 5, thứ 6, các bé đã bắt đầu tập ăn dặm. Mỗi ngày bé sẽ chỉ ăn từ 1-2 bữa. Mỗi bữa với lượng cháo không nhiều (Khoảng 1-2 muỗng cho lần ăn đầu tiên. Và tăng dần theo thời gian).

Nếu mẹ nấu riêng một nồi cho bé. Thì bé không thể ăn hết. Mà thức ăn dặm cho trẻ thì không nên hâm đi hâm lại nhiều lần.

Do đó, các mẹ đang truyền tai nhau 4 cách cháo cháo trắng cho bé vừa nhanh, vừa tiện, Mà không lo bé không ăn hết.

1.1. Nấu cháo trắng cho bé ăn dặm bằng  nồi cơm người lớn

Nấu cháo trắng cho bé ăn dặm bằng  nồi cơm người lớn
Nấu cháo trắng cho bé ăn dặm bằng  nồi cơm người lớn
  • Đầu tiên, mẹ vẫn vo gạo, đong nước để nấu cơm cho người lớn một cách bình thường.
  • Tiếp đó cho một chiếc bát tốt, chịu nhiệt vào giữa lòng nồi. Mẹ nên lựa chọn một chiếc bát sứ chất lượng cao, không lẫn tạp chất. Để đảm bảo an toàn, thân thiện với sức khỏe trẻ nhỏ.
  • Cho một muỗng cà phê gạo và 10 muỗng nước sôi vào trong bát. (Mẹ nên sử dụng nước sôi sẽ giúp gạo nở đều và mềm nhanh hơn.)
  • Đậy nắp nồi. Cắm điện. Và sang số để nồi chuyển sang chế độ nấu cơm thông thường.
  • Khi nồi chuyển sang chế độ hâm, mẹ vẫn nên đóng chặt nắp để ủ cháo cho nở và mềm hơn.
  • Cháo trắng sau khi nấu xong mẹ đem đi giã nhuyễn và rây lại qua lưới để cho bé ăn.

Ban đầu mẹ chỉ nên cho bé tập làm quen với 1-2 muỗng cháo mỗi bữa. Và 1-2 bữa trong một ngày. Tiếp đo tăng dần tùy theo nhu cầu của trẻ.

Việc sử dụng nồi cơm để nấu cháo trắng cho bé có thể được áp dụng tới khi trẻ ăn được cả một bát cháo.

Ngoài ra, khi cho bé tập ăn dặm, mẹ nên chọn mua cac loại thìa silicon để bảo vệ nướu, môi và lưỡi cho trẻ nhé.

1.2. Nếu nhà không ăn cơm thì phải nấu cháo trắng cho bé ăn dặm như thế nào ?

Nếu nhà không ăn cơm thì phải nấu cháo trắng cho bé ăn dặm như thế nào ?
Nếu nhà không ăn cơm thì phải nấu cháo trắng cho bé ăn dặm như thế nào ?

Nếu mẹ thắc mắc không biết hôm đó nhà không nấu cơm thì có thể nấu cháo được cho bé hay không? Câu trả lời là có.

Mẹ vẫn thực hiện các bước như ở phần trên. Tuy nhiên thay vì vo gạo nấu cơm thì mẹ chỉ cần cho nước ngập khoảng ⅔ bát. Còn trong bát vẫn để tỷ lệ gạo:nước là 1:10. Và nhấn nút nấu cơm như bình thường. 

Với những nồi cơm có chức năng hẹn giờ thì không cần canh thời gian. Còn không thì hãy rút dây nồi sau khoảng 20-25 phút để tránh làm nồi cạn nước và cháy cháo.

1.3. Cách nấu cháo trắng cho bé ăn dặm bằng bình ủ, nồi ủ

Cách nấu cháo trắng cho bé ăn dặm bằng bình ủ, nồi ủ:
Cách nấu cháo trắng cho bé ăn dặm bằng bình ủ, nồi ủ

Đây là giải pháp nấu cháo trắng cho bé ăn dặm vô cùng tuyệt vời khi cả gia đình mình đi du lịch:

  • Mẹ cho lượng gạo vừa đủ vào trong bình.
  • Đun nước nóng già và đổ vào bình với tỷ lệ 1 : 10. Tuy nhiên nếu lượng nước quá ⅔ bình thì mẹ nên cân nhắc giảm gạo, giảm nước. Để tránh hiện tượng trào nước khi gạo nở.
  • Đậy nắp bình qua đêm.
  • Sáng hôm sau, mẹ đã có một bát cháo ăn dặm ngon lành cho bé yêu rồi.

Mẹ cần đặc biệt lưu ý khi chọn mua bình ủ, nồi ủ. Hãy chọn những bình có dạng tròn, thấp, cổ rộng để dễ dàng đổ cháo ra sau khi nấu. Cũng như dễ vệ sinh bình. Đồng thời mẹ cần chọn mua bình có chất liệu tốt, có thương hiệu, uy tín để đảm bảo không có chất độc hại phát sinh khi cho nước sôi vào. Qua đó đảm bảo an toàn sức khỏe trẻ nhỏ.

1.4. Nấu cháo trắng cho bé bằng nồi áp suất

Nấu cháo trắng cho bé bằng nồi áp suất:
Nấu cháo trắng cho bé bằng nồi áp suất

Với nguyên lý nén khí, tạo áp suất. Đây chính là cách nhanh nhất để nấu cháo trắng cho bé ăn dặm. Với cánh này, mẹ cầng:

  • Cho gạo và nước tỷ lệ 1:10 vào nồi. Đậy kín nắp, chỉnh đồng hồ 10-15phút.
  • Sau thời gian hẹn giờ, mẹ cẩn thận gạt nút cho nồi thoát hết hơi nóng. Sau đó đổ cháo ra nghiền hay rây qua lưới. Rồi để nguội và cho bé ăn.

2.Những lưu ý khi nấu cháo trắng cho bé ăn dặm

Những lưu ý khi nấu cháo trắng cho bé ăn dặm
Những lưu ý khi nấu cháo trắng cho bé ăn dặm

Để việc ăn dặm đạt hiệu quả cao, mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Đối với thức ăn, rau củ thì ăn bữa nào mẹ làm bữa đó, để giữ được độ tươi và chất dinh dưỡng.
  • Không dùng nước hầm xương để nấu cháo cho bé. Vì về lâu về dài có thể dẫn tới trẻ bị còi xương do không hấp thụ đủ canxi.
  • Lượng nước nấu cháo mẹ cho vào tùy thuộc vào độ tuổi của bé và khả năng ăn thô của trẻ. 
  • Với những bé 5,6 tháng vẫn nên ăn cháo rây.
  • Mẹ cũng không nên nấu cháo quá nhừ cho bé, mà tăng dần độ thô, độ đặc theo độ tuổi để bé tập làm quen dần.
  • Để tiết kiệm được thời gian thì mẹ nên nấu cháo từ tối hôm trước. Và nấu cho 1 ngày, rồi chia nhỏ cháo ra và bảo quản trong ngăn mát. Cùng lắm nấu cho 2 ngày chứ mẹ không nên để cháo quá lâu sẽ mất hết chất.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Món ăn cho trẻ 3 tuổi giàu dinh dưỡng hỗ trợ bé thông minh

Những món ăn cho trẻ mầm non giúp trẻ ngon miệng hơn

Tham khảo: https://cookpad.com/vn?via=jp

Hy vọng vài kinh nghiệm trên sẽ giúp các mẹ nấu cháo trắng cho bé ăn dặm một cách nhanh chóng và đơn giản hơn.

Cháo thịt bò cho bé ăn dặm là món ngon mẹ yêu có thể dễ dàng chế biến cho bé. Thịt bò rất lành tính, dễ kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau để tạo ra một món ăn dinh dưỡng và thơm ngon. Nếu mẹ đang lên thực đơn ăn dặm cho con yêu, thì cháo thịt bò là món mẹ không nên bỏ qua đâu nhé!

1. 4 lý do nên nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm

Cháo thịt bò ăn dặm có vẻ đã quá quen thuộc với các mẹ bỉm
Cháo thịt bò ăn dặm có vẻ đã quá quen thuộc với các mẹ bỉm

Cháo thịt bò ăn dặm có vẻ đã quá quen thuộc với các mẹ bỉm. Tuy là một món ăn truyền thống nhưng nó không kém phần dinh dưỡng và là một lựa chọn hoàn hảo cho giai đoạn bé ăn dặm. Có 4 lý do để cháo thịt bò nằm trong thực đơn hằng ngày của bé, cùng tìm hiểu những lý do đó là gì:

1.1. Bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng

Thịt bò là sự kết hợp độc đáo của các chất dinh dưỡng và thường xuyên có mặt trong danh sách đồ ăn dặm cho bé. Bao gồm protein chất lượng cao, Sắt, Kẽm, Choline, Selen, Vitamin B6 và B12. Chúng đều rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cháo thịt bò cho bé là nguồn tự nhiên cung cấp hơn 10 loại dưỡng chất, có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể bé.

1.2. Tăng cường sức khỏe thể chất và trí óc

Ăn cháo thịt bò là thực phẩm bổ sung đầu tiên giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh, mà không lo bị thừa cân. Nó cũng hỗ trợ trong sự phát triển của não bộ ở trẻ nhỏ.

1.3. Cải thiện hệ thống miễn dịch

Sắt và Kẽm có trong thịt bò hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể trẻ em.

1.4. Cháo thịt bò ăn dặm tạo khẩu vị cho bé

Việc giới thiệu nhiều hương vị khác nhau bao gồm thịt bò, giúp bé dễ dàng chấp nhận các khẩu vị lành mạnh khác nhau khi lớn lên. Việc giới thiệu nhiều thực phẩm trong giai đoạn ăn dặm, cũng là cách tốt để tránh tình trạng kén ăn của các bé khi lớn lên.

2. Khi nào nên giới thiệu cháo thịt bò cho bé?

mẹ có thể nấu cháo thịt bò ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi
Mẹ có thể nấu cháo thịt bò ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi

Với các bé ăn tốt, mẹ có thể nấu cháo thịt bò ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi. Hiện nay, tình trạng trẻ thiếu máu rất thường xảy ra. Thịt bò và các loại thịt đỏ nói chung, có thể cung cấp lượng Sắt cần thiết. Sắt và kẽm trong thịt bò cũng dễ dàng để cơ thể trẻ hấp thu hơn so với ở ngũ cốc và thực vật.

Xem thêm:

3. Công thức nấu các món cháo thịt bò cho bé ăn dặm

Bé ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn nếu mẹ nhà mình khéo tay, đảm đang. Nhưng với những cách nấu cháo thịt bò cho trẻ ăn dặm đơn giản sau, thì dù mẹ vụng về tới đâu cũng có thể nấu ra những món cháo ngon tuyệt. Cùng thực hiện nào!

3.1. Cháo thịt bò hạt sen khoai lang 

Cháo thịt bò hạt sen khoai lang 
Cháo thịt bò hạt sen khoai lang 

Cách nấu cháo thịt bò hạt sen cho bé ăn dặm này có màu vàng hoặc tím rất đẹp mắt. Bé nhà mình không chỉ thích ăn ngon mà còn sẽ bị thu hút bởi màu sắc tươi sáng của món cháo. Chắc chắn món ăn này sẽ khiến bé nhà mình thích thú và ăn ngon miệng hơn.

Khâu chuẩn bị:

  • Nửa chén gạo tẻ.
  • Hạt sen 50g
  • Thịt bò 100g
  • Khoai lang vàng hoặc tím 100g
  • Dầu ăn cho bé, hành tươi.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm trong nước ấm chừng 1 tiếng. 

Bước 2: Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, bổ thành từng miếng nhỏ. Sau đó đem xay nhuyễn. Hạt sen lấy hết tim sen, rửa sạch. Nếu là hạt sen khô thì ngâm nước khoảng 1 tiếng. Hành tươi làm sạch, thái nhỏ.

Bước 3: Thịt bò rửa sạch. Với cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm này, thịt bò cần được băm hoặc xay nhuyễn. Có thể cho thêm một ít đầu hành và dầu ăn cho bé.

Bước 4: Gạo và hạt sen cho vào nồi nước và ninh nhừ. Khi cháo đã nhừ hẳn, mẹ cho tiếp thịt bò và khoai lang vào đảo đều. Nấu thêm 10 phút thì tắt bếp. Mẹ múc ra chén, thêm hành cho thơm và cho bé ăn ấm hoặc nguội đều được.

3.2. Cháo thịt bò rau ngót 

Đây cũng là loại rau khá dễ để nấu nhiều món cháo khác nhau
Đây cũng là loại rau khá dễ để nấu nhiều món cháo khác nhau

Rau ngót tạo cho món cháo có màu xanh đẹp mắt. Đây cũng là loại rau khá dễ để nấu nhiều món cháo khác nhau. Mẹ cùng bắt tay vào thực hiện nấu cháo thịt bò rau ngót cho bé ăn dặm ngay bây giờ nhé!

Khâu chuẩn bị:

  • 100g thịt bò tươi.
  • Nửa chén gạo tẻ.
  • 100g lá rau ngót, hành khô.
  • 1 viên pho mai.
  • Dầu ăn cho bé.

Cách thực hiện cháo thịt bò cho bé

Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm trong nước ấm từ 1 phút đến 2 tiếng.

Bước 2: Rau ngót nhặt lấy lá, rửa sạch, xay nhuyễn.

Bước 3: Thịt bò rửa dưới vòi nước sạch. Băm hoặc xay nhuyễn với ít hành khô.

Bước 4: Gạo cho vào nồi nước và ninh nhừ. Khi cháo đã nở đều, cho rau ngót và thịt bò vào đảo đều. Nấu thêm 10 phút thì tắt bếp.

Bước 5: Với cách nấu cháo thịt bò ngon cho bé ăn dặm này, khi cho trẻ ăn, mẹ hãy lấy ra lượng cháo vừa đủ và hâm lại. Tán nhuyễn 1 viên pho mai và khuấy cho đến khi pho mai tan thì tắt bếp. Mẹ nên cho trẻ ăn ấm là ngon nhất.

4. Vài điều mẹ cần lưu ý khi cho bé dùng cháo thịt bò ăn dặm

Hãy đảm bảo thịt bò đã được chế biến an toàn và đã được nấu chín hoàn toàn
Hãy đảm bảo thịt bò đã được chế biến an toàn và đã được nấu chín hoàn toàn
  • Hãy đảm bảo thịt bò đã được chế biến an toàn và đã được nấu chín hoàn toàn trước khi cho bé ăn. 
  • Nhai là một nhiệm vụ khó khăn đối với bé trong giai đoạn này. Vì thế mẹ hãy xay nhuyễn hoặc xắt thịt thành từng miếng nhỏ tùy theo độ tuổi của bé nhé.
  • Mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 1 đến 2 thìa cháo mỗi bữa khi mới bắt đầu.

Cháo thịt bò cho bé ăn dặm cũng không khó thực hiện phải không mẹ? Trải nghiệm những hương vị mới, cũng là một trong những thử thách của bé trong giai đoạn đầu phát triển. Hãy biến những trải nghiệm đó trở nên thú vị, để bé ham thích khám phá mẹ nhé!

Cá chép được coi là một vị thuốc trong đông y giúp bổ máu và hỗ trợ hồi phục sức khỏe người ốm. Đây cũng là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Với những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, cháo cá chép là một trong những lựa chọn hàng đầu của mẹ bỉm khi lên thực đơn ăn dặm. Cùng Góc tìm hiểu vài công thức cách nấu cháo cá chép cho bé ăn dặm ngon bổ này nhé!

Cháo cá chép và những điều mẹ chưa biết:

Cháo chá chép vị thuốc dân gian tuyệt vời 

Món cháo cá chép cà chua ngon đúng vị

1. Cháo cá chép cho bé ăn dặm, món ăn dinh dưỡng với sức khỏe bé yêu

Cá chép là một trong những loại cá ngon và được tiêu thụ phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới
Cá chép là một trong những loại cá ngon và được tiêu thụ phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới

Cá chép là một trong những loại cá ngon và được tiêu thụ phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe trẻ nhỏ. Cung cấp nhiều dưỡng chất bao gồm protein, axit béo, magie, kẽm, Kali và rất nhiều Vitamin như A, C, D, Vitamin B5, B6, B12. Cùng điểm qua những lợi ích của chúng nhé!

1.1. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Cá chép có hàm lượng Omega-3 cao. Có thể bảo vệ hệ tim mạch của bé theo nhiều cách khác nhau. Giảm các bệnh về tim mạch như giảm huyết áp, đau tim, đột quỵ,…

1.2. Có khả năng chống viêm

Omega-3 trong cháo cá chép cho bé không những tốt cho tim mà còn cải thiện các chứng viêm ở các bộ phận khác.

1.3. Tăng cường hệ miễn dịch

Kẽm là thành phần cơ thể dễ bị thiếu hụt. Nó rất có lợi cho hệ miễn dịch của bé. Mẹ hãy tăng cường thành phần này cho bé với cá chép vì chúng rất giàu Kẽm.

1.4. Bảo vệ chức năng đường tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện. Vì thế trẻ rất dễ mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Hãy giúp bé cải thiện điều đó bằng cách cho cháo cá chép vào thực đơn ăn dặm của trẻ sơ sinh.

1.5. Chắc xương và răng

Cá chép chứa hàm lượng photpho rất cao. Đây là thành phần quan trọng để phát triển và duy trì mật độ khoáng xương trong cơ thể, cũng như hình thành men răng khỏe mạnh cho bé.

1.6. Hỗ trợ giấc ngủ cho bé

Với những bé mất ngủ, mẹ nên nấu cháo cá chép cho bé bồi bổ. Thành phần Magie trong cá chép có khả năng giải phóng các chất dẫn truyền hệ thần kinh. Làm dịu thần kinh và cho bé một giấc ngủ ngon.

1.7. Phát triển thị lực và não bộ

Cá chép cung cấp thành phần Beta-carotene, giúp bé phát triển thị lực, tránh các bệnh về mắt.

Thành phần Omega-3 cũng là chất quan trọng để phát triển trí não của bé, tăng trí nhớ và sức tập trung.

2. Sơ chế thịt cá chép giúp món cháo cá chép cho bé không bị tanh

Sơ chế thịt cá chép giúp món cháo cá chép cho bé không bị tanh
Sơ chế thịt cá chép giúp món cháo cá chép cho bé không bị tanh

Với các loại cá và hải sản nói chung sẽ có mùi tanh đặc trưng. Do đó, sơ chế cá chép mẹ nên cẩn thận khử tanh để không ảnh hưởng đến mùi vị của món ăn. Cá chép nên được làm sạch lòng, rửa bằng muối hạt và rượu.

Đun một nồi nước với vài lát gừng thái mỏng. Sau khi nước sôi mới cho cá vào luộc chín. Vớt cá ra, nhặt sạch xương, ướp với ít hành rồi phi dầu xào sơ một lượt. Với cách này, cá sẽ không còn vị tanh nữa.

3. 2 công thức siêu ngon về nấu cháo cá chép cho bé ăn dặm 

Với những lợi ích tuyệt vời của cá chép, mẹ không thể bỏ qua loại thực phẩm này trong thực đơn ăn dặm của bé. Những cách nấu cháo cá cho bé ăn dặm sau, mẹ yêu không khó để có được món cháo tuyệt ngon cho bé thưởng thức mỗi ngày.

3.1. Công thức 1: Cháo cá chép đậu đỏ

cháo cá chép cho bé
Cháo cá chép đậu đỏ là món ăn rất tốt cho cơ thể trẻ sơ sinh, đặc biệt là thận của bé

Cháo cá chép đậu đỏ là món ăn rất tốt cho cơ thể trẻ sơ sinh, đặc biệt là thận của bé. Cháo có màu đặc trưng của đậu đỏ khá hấp dẫn. Mẹ cùng thực hiện nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cá chép tươi 100g.
  • Nửa chén gạo tẻ.
  • Đậu đỏ 100g.
  • Hành khô, gừng, dầu ăn cho bé.

Các bước thực hiện cháo cá chép ăn dặm cho bé

Bước 1: Gạo, đậu đỏ đem vo sạch, ngâm với nước nóng trong 3 đến 4 tiếng.

Bước 2: Cá chép làm sạch, rửa với muối và rượu cho bớt mùi tanh. Luộc chín với nước đun sôi và vài lát gừng tươi. Vớt cá ra, tách xương, ướp với một chút hành khô, sau đó nghiền nát. Nhớ giữ lại nước luộc cá.

Bước 3: Lọc nước luộc cá cho hết cặn. Đồ gạo và đậu đỏ vào nấu nhừ. Khi cháo chín, cho cá và chút dầu ăn vào đảo đều rồi tắt bếp. Với món cháo cá chép cho bé ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn khi còn ấm là ngon nhất nhé!

3.2. Công thức 2: Cháo cá chép cà chua

Nấu cháo cá chép cho bé ăn dặm mẹ lưu ý gỡ hết xương cá để tránh cho bé khỏi bị hóc
Nấu cháo cá chép cho bé ăn dặm mẹ lưu ý gỡ hết xương cá để tránh cho bé khỏi bị hóc

Nấu cháo cá chép cho bé ăn dặm mẹ lưu ý gỡ hết xương cá để tránh cho bé khỏi bị hóc. Với cà chua, món cháo sẽ có vị thanh nhẹ, rất dễ ăn. Bé sẽ thích mê khi được mẹ làm cho món này đấy!

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 100g cá chép tươi.
  • Nửa chén gạo tẻ.
  • Hành củ, thì là.
  • Cà chua 2 quả.
  • Dầu ăn cho bé.

Các bước thực hiện cháo cá chép cho bé

Bước 1: Gạo vo sạch và ngâm khoảng 1 đến 2 tiếng.

Bước 2: Cà chua rửa sạch, bỏ vỏ và hạt. Băm nhuyễn hoặc dùng máy xay. Phi thơm hành, cho cà chua vào xào sơ qua. Thì là rửa sạch thái nhỏ.

Bước 3: Cá làm sạch, rửa với rượu và muối hạt cho hết tanh. Luộc chín trong nước sôi với vài lát gừng tươi. Vớt cá ra, nhặt bỏ xương, tán nhuyễn. Giữ lại nước luộc cá để nấu cháo. Phi hành thơm, cho cá vào đảo sơ qua rồi tắt bếp.

Bước 4: Lọc qua nước luộc cá cho hết cặn. Cho gạo vào ninh nhừ. Cháo chín tiếp tục cho cá và cà chua vào đảo đều rồi tắt bếp. Mẹ múc cháo ra chén và vài cọng thì là cho thơm nhé! Cho bé ăn khi cháo còn ấm là tốt nhất đấy!

4. Lưu ý về cách nấu cháo cá chép cho bé ăn dặm

cháo cá chép cho bé
Lưu ý về cách nấu cháo cá chép cho bé ăn dặm
  • Khi sơ chế cá, mẹ chú ý nhặt hết xương cá khỏi thịt, tránh trường hợp bé bị hóc xương.
  • Không nên cho bé ăn ruột cá để tránh giun sán.
  • Cá chép dùng nấu cháo, mẹ nên chọn loại còn tươi. Sơ chế sạch và nấu chín kỹ trước khi cho bé ăn, tránh bé mắc giun sán qua đường ăn uống.

Mẹ có thể thay đổi vị thường xuyên bằng cách nấu cháo cá chép cho bé với bí đỏ, đậu xanh, cà rốt, hạt sen… thay vì đậu đỏ và cà chua. Chúc mẹ thành công với công thức của riêng mình!

Nguồn tham khảo: Cháo cá chép cho bé: Món ăn cung cấp sắt, vitamin tốt cho trí não và mắt

Một ngày bố mẹ chợt nhận ra bé yêu không còn thích uống sữa và hớn hở với các món màu sắc như khoai tây, cà rốt. Đó chính là lúc bố mẹ có thể chuyển sang giai đoạn mới trong quá trình phát triển của bé. Quá trình đó có tên: ăn dặm. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng nắm vững yêu cầu về các món ăn dặm cho bé. Vậy bài viết dưới đây sẽ chia sẻ top các món cháo cho bé ăn dặm giúp bé còi mấy cũng tăng cân. Bố mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Khi nào cho bé ăn dặm

Khi nào cho bé ăn dặm
Khi nào cho bé ăn dặm

Trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Tuy nhiên, đến khi bé yêu đạt 6 tháng tuổi trọng lượng của bé tăng gấp đôi so với lúc khi sinh. Trong khi đó sữa của mẹ vẫn giữa nguyên và không thay đổi về nguồn dinh dưỡng. Chính vì vậy bố mẹ cần bổ sung cho bé yêu thêm nhiều chất ngoài sữa mẹ. Bắt đầu giai đoạn, bố mẹ có thể dùng các món cháo cho bé ăn dặm. Tuy nhiên việc cho bé ăn dặm cần được xác định kỹ càng. Nếu bé yêu ăn dặm sớm quá hoặc muộn quá cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển của bé.

2. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm luôn là chủ đề mẹ yêu quan tâm nhất. Làm thế nào để món cháo hấp dẫn nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn và đủ dinh dưỡng? Làm thế nào để bé yêu ăn ngon và thích thú? Để làm được điều trên mẹ sẽ cần phải chú ý đến 2 điều quan trọng khi chế biến cháo cho bé. Vậy 2 điều cần chú ý về các món cháo cho bé ăn dặm đó là gì? Mời bố mẹ đọc tiếp dưới đây nhé!

2.1 Cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo tỷ lệ gạo – nước

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo tỷ lệ gạo – nước
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo tỷ lệ gạo – nước

Giai đoạn đầu khi bé bắt đầu ăn dặm, bé chưa làm quen được với cháo đặc.Vì vậy, bố mẹ cần phải chú ý đến tỷ lệ gạo nước để bé có thể tiêu hóa được. Sau đó mẹ có thể tăng dần độ sánh và kèm theo các thức ăn đi cùng để kích thích vị giác của bé. Để mẹ yêu không phải lúng túng trong quá trình nấu cháo ăn dặm cho bé. Mamamy sẽ liệt kê tỷ lệ gạo nước tương thích trong bảng dưới đây:

tỷ lệ gạo nước
tỷ lệ gạo nước

Các món cháo cho bé dặm có hấp dẫn và phù hợp với tiêu hóa của bé hay không? Phụ thuộc vào rất nhiều vào nguyên liệu và tỷ lệ. Vậy nên bố mẹ có thể sử dụng bảng trên để áp dụng trong quá trình chế biến cháo nhé!

Xem thêm: Cháo dinh dưỡng cho bé và những điều cần lưu ý

2.2 Cách chọn nguyên liệu nấu cháo theo từng giai đoạn cho bé 

Sau khi bố mẹ đã nắm được tỷ lệ gạo và nước, bước tiếp theo là lựa chọn nguyên liệu nấu cháo cho bé. Nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong món cháo ăn dặm và quyết định độ hấp dẫn và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không hẳn nguyên liệu bố mẹ ăn được bé yêu cũng có thể ăn được. Vậy nên, các món cháo cho bé ăn dặm cũng cần những nguyên tắc. Bảng dưới đây sẽ liệt kê cụ thể bố mẹ tham khảo nhé!

Cách chọn nguyên liệu nấu cháo theo từng giai đoạn cho bé 
Cách chọn nguyên liệu nấu cháo theo từng giai đoạn cho bé 

Xem thêm: Thực đơn chuẩn cho bé 5 tháng ăn dặm gồm những gì?

3. Các món cháo cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi của bé

Để giúp các mẹ tiết kiệm thời gian tìm kiếm và tổng hợp các món ăn dặm phù hợp với con. Dưới đây Mamamy sẽ tổng hợp các món cháo cho bé ăn dặm theo độ tuổi. Mời bố mẹ tham khảo nhé!

3.1 Các món cháo cho bé ăn dặm giai đoạn 6-7 tháng tuổi

3.1.1 Cháo cà rốt nhuyễn

Cháo cà rốt nhuyễn
Cháo cà rốt nhuyễn

Đứng đầu trong bảng xếp hạng các món cháo ngon dành cho bé là cháo cà rốt. Cháo cà rốt giúp tráng ruột, chống viêm nhiễm và phát triển thị lực của bé. Đặc biệt, trong cà rốt có rất nhiều beta giúp bé phát triển toàn diện.

Nguyên liệu:

  • Cà rốt nghiền nhuyễn: 2 thìa
  • Cháo trắng: 2 thìa

Cách nấu món cháo cà rốt:

  • Tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước), sau đó khuấy cho lưới cho thật mịn và múc ra 2 thìa.
  • Cà rốt rửa sạch, luộc hoặc hấp rồi nghiền nhuyễn
  • Trộn hỗn hợp cháo với cà rốt

3.1.2 Cháo rau chân vịt

Cháo rau chân vịt
Cháo rau chân vịt

Rau chân vịt cung cấp chất sắt, kali giúp cho sự phát triển của não bộ và tuần hoàn máu cho bé. Ngoài ra, rau chân vịt còn cung cấp canxi và magie cho xương bé cứng cáp.

Nguyên liệu:

  • 2 thìa cháo trắng
  • 2 -3 lá rau chân vịt

Cách nấu món cháo chân vịt:

  • Rau chân hấp hoặc luộc chín sau đó đem nghiền.
  • Tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước), sau đó khuấy cho lưới cho thật mịn và múc ra 2 thìa.
  • Trộn cháo với rau chân vịt.

3.1.3 Cháo bí đỏ

Cháo bí đỏ
Cháo bí đỏ

Bí đỏ là cung cấp chất sắt, vitamin A, muối khoáng và axit hữu cơ cho cơ thể của bé.

Nguyên liệu:

  • 20g bí đỏ
  • 60ml Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách nấu cháo bí đỏ:

  • Bí đỏ hấp hoặc luộc chín sau đó đem nghiền nhuyễn.
  • Nếu mẹ dùng sữa công thức thì cần pha theo tỉ lệ rồi cho bí nghiền vào. Còn nếu dùng sữa mẹ thì đun nhỏ với bí nghiền đến khi sôi.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi giàu dinh dưỡng

3.2 Các món cháo cho bé ăn dặm giai đoạn 8 tháng tuổi

8 tháng tuổi là giai đoạn bố mẹ cần phải lưu tâm nhiều nhất là chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt cung cấp dinh dưỡng giúp cơ thể bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Vì vậy, xây dựng khẩu phần ăn hợp lý là yếu tố bắt buộc đối với bố mẹ khi cho bé ăn dặm. Để thực hiện được này, bố mẹ nên học cách nấu các món cháo cho bé ăn dặm. Dưới đây là một số gợi ý mời bố mẹ tham khảo:

3.2.1 Cháo lợn nấu bí đao

Cháo lợn nấu bí đao
Cháo lợn nấu bí đao

Nguyên liệu:

  • Cháo: 4 thìa
  • Bí đao băm nhuyễn: 1 thìa
  • Thịt lợn nạc băm nhuyễn: 1 thìa
  • Dầu ăn dành cho các bé ăn dặm: 1 thìa
  • Nước mắm

Cách nấu cháo lợn bí đao:

  • Đun sôi thịt băm với nước
  • Thêm bí đao vào nồi khi nước sôi đến khi mềm và để nguội
  • Thêm 4 thìa cháo, thìa dầu ăn và vài giọt nước mắm rồi trộn đều cho bé ăn

3.2.2 Cháo lợn nấu với nấm rơm

Cháo lợn nấu với nấm rơm
Cháo lợn nấu với nấm rơm

Nguyên liệu:

  • Cháo: 4 thìa
  • Nấm rơm băm nhuyễn: 1 thìa
  • Thịt lợn nạc băm nhuyễn: 1 thìa
  • Dầu ăn dành cho các bé ăn dặm: 1 thìa
  • Nước mắm

Cách nấu cháo lợn bí đao:

  • Đun sôi thịt băm với nước
  • Thêm nấm rơm vào nồi khi nước sôi đến khi mềm và để nguội
  • Thêm 4 thìa cháo, thìa dầu ăn và vài giọt nước mắm rồi trộn đều cho bé ăn

3.2.3 Cháo cà rốt với cá

Cháo lợn nấu với nấm rơm
Cháo lợn nấu với nấm rơm

Nguyên liệu:

  • Cháo: 4 thìa
  • Cà rốt băm nhuyễn: 1 thìa
  • Cá nạc tươi hấp chín rồi băm nhuyễn: 1 thìa
  • Dầu ăn dành cho các bé ăn dặm: 1 thìa
  • Nước mắm

Cách nấu cháo cà rốt với cá:

  • Trộn cá băm nhuyễn, cà rốt với cháo
  • Sau đó thêm dầu ăn và vài giọt nước mắm rồi trộn đều cho bé ăn

3.3 Các món cháo cho bé ăn dặm giai đoạn 9 tháng tuổi

Khi bé được 9 tháng tuổi, bé có thể ngồi vững để ăn. Do vậy thực đơn của bé có sự đa dạng về thực phẩm và các chất dinh dưỡng. Đặc biệt me có thể kết hợp các món như rau xanh, cá hoàn toàn được. Dưới đây là một số gợi ý cách nấu các món cháo cho bé ăn dặm, bố mẹ tham khảo nhé!

3.3.1 Món cháo thịt bò nấu với khoai tây 

Món cháo thịt bò nấu với khoai tây 
Món cháo thịt bò nấu với khoai tây 

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 20gr
  • Thịt bò: 30gr
  • Khoai tây: 20gr
  • Gia vị

Cách nấu cháo thịt bò với khoai tây

  • Nấu cháo ninh nhừ.
  • Phi hành thơm xào với thịt bò băm và 1 chút dầu ăn
  • Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín và nghiền nhuyễn.
  • Sau khi cháo nhừ thì cho thịt bò đã xào chín và khoai tây đã nghiền vào hầm cùng
  • Đợi cháo nhừ hẳn thì nêm nếm gia vị và cho bé ăn

3.3.2 Cháo trứng với cải thảo 

Cháo trứng với cải thảo 
Cháo trứng với cải thảo 

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 20gr
  • Trứng: 1 quả
  • Cải thảo: 20gr
  • Gia vị

Cách nấu cháo trứng với cải thảo

  • Ngâm gạo với nước 30 phút rồi đem nấu nhừ.
  • Đánh tan trứng để vào bát riêng
  • Cải thảo rửa sạch rồi băm nhuyễn.
  • Khi cháo chín nhừ cho trứng đã đánh tan rồi đảo đều
  • Cho cải thảo vào, hầm cho đến khi các nguyên liệu chín mềm
  • Nêm nếm gia vị và để nguội rồi cho bé ăn

3.3.3 Cháo với rau củ

Cháo với rau củ
Cháo với rau củ
  • Gạo tẻ: 20gr
  • Rau cải ngọt: 10gr
  • Cà rốt: 10gr
  • Khoai tây: 10gr
  • Gia vị

Cách nấu cháo với rau củ

  • Gạo ngâm 30 phút rồi nấu cháo khoảng 1h cho chín nhừ
  • Tiếp theo, rau cải ngọt rửa sạch và băm nhỏ
  • Sau đó, đem cà rốt + khoai tây hấp chín rồi cho vào máy, xay nhuyễn
  • Khi cháo đã chín, đảo đều cà rốt + khoai tây nấu khoảng 5 phút thì thêm rau cải đến khi chín thì tắt bếp
  • Cuối cùng nêm nếm gia vị và đợi nguội

Kết luận

Khép lại bài viết top các món cháo cho bé ăn dặm giúp bé còi mấy cũng phải tăng cân. Hy vọng rằng bài viết sẽ là hành trang đồng hành cùng bố mẹ trong chặng đường học ăn dặm, đặc biệt trong phương pháp ăn dặm kiểu BLW cho trẻ phát triển của bé. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Mamamy nhé! Chúc bé yêu luôn mạnh khỏe.

Nấu cháo ăn dặm cho trẻ, một điều tưởng như vô cùng đơn giả nhưng lại rất phức tạp nếu như bạn không biết nguyên tắc cũng như cách thức thực hiện. Để có được những món ăn hợp khẩu vị của con nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng, mẹ hãy ghi nhớ cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm được chia sẻ ngay sau đây.

1. Nấu cháo cho con dựa vào nhu cầu năng lượng cần thiết mỗi ngày

Nấu cháo cho con dựa vào nhu cầu năng lượng cần thiết mỗi ngày
Nấu cháo cho con dựa vào nhu cầu năng lượng cần thiết mỗi ngày

Trẻ ở mỗi một giai đoạn khác nhau sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Từ 6 đến 18 tháng tuổi, mỗi ngày con uống 1.000ml sữa và ăn thêm các loại thức ăn khác. Các món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm sẽ vần phải thay đổi theo từng ngày và dựa vào nhu cầu năng lượng cần thiết của con. Cụ thể là:

  • Trẻ từ 4-6 tháng thì cần 115 Kcalo/kg/ngày
  • Trẻ từ 7-9 tháng thì cần 110 Kcalo/kg/ngày
  • Trẻ từ 10-12 tháng thì cần 100 Kcalo/kg/ngày

Con từ 5 đến 12 tháng cần phải ăn 5 bữa/ngày mỗi bữa cách nhau 4 tiếng.

2. Các loại thức ăn cần chuẩn bị

Để nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm mẹ nên chuẩn bị các loại nguyên liệu chế biến sẵn
Để nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm mẹ nên chuẩn bị các loại nguyên liệu chế biến sẵn

Để nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm mẹ nên chuẩn bị các loại nguyên liệu chế biến sẵn. Điều này giúp phong phú hơn thực đơn cho con. Các loại thức ăn cần chuẩn bị theo như WHO nghiên cứu và chỉ ra sẽ được sắp xếp theo hình ô vuông thức ăn gồm có:

  • Các loại thức ăn cơ bản: gạo, mì, ngô, khoai tây. Nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp tinh bột và nhiệt lượng cho cơ thể của bé.
  • 4 ô vuông thức ăn gồm: sửa mẹ là trung tâm, bên cạnh đó có chất bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất thiết yếu.

3. Nguyên tắc cần nhớ trong cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm

Nguyên tắc cần nhớ trong cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm
Nguyên tắc cần nhớ trong cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm

Muốn có được một bát cháo ngon và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, mẹ cần lưu ý những nguyên tắc trong cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm sau đây:

  • Nấu cháo theo nguyên tắc từ loãng đến đặc là: bột loãng, bột 5%, bột 10%, cháo loãng, cháo đặc.
  • Nấu cháo đến đâu ăn đến đó không nên nấu và bảo quản trong tủ lạnh để tránh mất chất dinh dưỡng.
  • Lượng cháo phù hợp với trẻ sẽ theo trình tự: mỗi bữa vài thìa, ¼ bát, 1/3 bát, ½ bát, ¾ bát và cuối cùng là 1 bát khoảng 200ml.
  • Ban đầu cho trẻ ăn 1 bữa sau đó tăng dần len từ 2 đến 3 bữa. Nên áp dụng cho con ăn mỗi ngày 1 lần vài thìa bột loãng trước khi con bú mà không cần phải ăn thành các bữa riêng.
  • Tập cho trẻ làm quen dần với từng loại thức ăn riêng biệt để con có thể làm quen và nhận biết rõ ràng mùi vị.
  • Không nên sử dụng gia vị trong những tháng đầu cho con ăn dặm để không làm mất vị tự nhiên của đồ ăn đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

4. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi

Sau đây sẽ là cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm theo độ tuổi mà mẹ cần phải ghi nhớ và thực hiện theo:

  • Trẻ mới bắt đầu ăn dặm: Mẹ hãy duy trì cho con bú từ 6 đến 7 lần/ngày. Bên cạnh đó cho con ăn thêm từ 50 đến 100ml cháo loãng kết hợp vùng với 1 đến 2 thìa hoa quả nghiền nhỏ. Điều này sẽ giúp con làm quen với việc ăn dặm một cách tốt hơn.
  • Trẻ từ 7 – 8 tháng tuổi: Duy trì bú mẹ từ 4 – 5 lần. Sau đó kết hợp nấu thêm 2 bữa cháo. Mỗi bữa khoảng 200ml cháo thịt, trứng… 5 – 6 thìa hoa quả nghiền. Không nên cho thêm bất cứ loại gia vị nào vào trong đồ ăn của con. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu. Chúng chưa thể đào thải và thanh lọc được thức ăn mặn. Đồng thời việc giữ vững hướng vị của đồ ăn sẽ giúp con nhận biết mùi vị một cách tốt hơn.
  • Trẻ từ 9 – 10 tháng tuổi: Nấu từ 2 đến 3 bữa cháo. Mỗi bữa khoảng 200ml cháo thịt, trứng… và 7 – 8 thìa hoa quả nghiền.
  • Trẻ từ 11 – 12 tháng tuổi: Tăng lên 3 bữa cháo/ngày. Mỗi bữa khoảng 200ml cháo thịt, trứng… và 8 – 10 thìa hoa quả nghiền.

5. Những lưu ý trong cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Lưu ý trong cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm
Lưu ý trong cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Trong quá trình thực hiện cho con ăn cháo dinh dưỡng, mẹ cần phải chú ý đến một vài vấn đề. Cụ thể là:

  • Không nên lúc nào cũng cho con ăn khoai tây và cà rốt. Mặt dù 2 loại củ này rất bổ nhưng cho con ăn nhiều quá sẽ ngán.
  • Không nên bổ sung thêm các loại ngũ cốc dinh dưỡng vào cháo. Vì lúc này, hệ tiêu háo của con chưa phù hợp với loại nguyên liệu này.
  • Lạm dụng máy xay sinh tố quá mức khiến cho cháo của con quá loãng, mịn. Mẹ hãy hạn chế điều này khi con đã quen với việc ăn cháo. Như vậy sẽ giúp con hình thành thói quen nhai thức ăn và hoạt động của hệ tiêu hóa cũng tốt hơn.
  • Không nên lúc nào cũng dùng nước xương hầm để nấu cháo. Mặc dù chúng mang đến vị ngọt và mùi thơm cho cháo nhưng chất đạm và chất bổ chủ yếu sẽ có trong xương và thịt chứ không phải trong nước hầm.
  • Hãy cho dầu ăn vào cháo của con đặc biệt là dầu thực vật dành riêng cho trẻ ăn dặm. Dầu ăn giúp cung cấp năng lượng cho con và hình thanh mô mỡ để điều hòa thân nhiệt.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm mà mẹ cần ghi nhớ. Hãy thực hiện theo đúng nguyên tắc, cách thức và chú ý ở trên để giúp việc ăn dặm của con trở nên đơn giản và thoải mái hơn.

Gợi ý cách chế biến bột mặn cho bé ăn dặm nên là danh sách để túi cho mẹ. Ăn dặm ngọt qua 2 tuần hoặc 1 tháng đầu, mẹ có thể chuyển dần cho bé ăn bột ăn dặm mặn. Điều này để con bổ sung kịp và đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.

Chia sẻ cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm ngon miệng!

1. Cách chế biến bột mặn ăn dặm cho trẻ là như thế nào? 

Cách chế biến bột mặn ăn dặm cho trẻ là như thế nào? 
Cách chế biến bột mặn ăn dặm cho trẻ là như thế nào? 

Khi được 6 tháng tuổi, bé bắt đầu bước vào giai đoạn tập ăn dặm. Do cơ thể đòi bổ sung thêm nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, thức ăn chính của bé vẫn là sữa, và ăn dặm với bột ngọt (tức bột xay từ rau, củ, quả).

Bột ăn dặm mặn có nghĩa là thay vì có vị ngọt, bột ăn dặm mặn có thêm phần đạm từ động thực vật. Thay vì món ăn từ sữa kèm rau củ nghiền nhỏ, cách chế biến bột mặn cho trẻ ăn dặm lạ miệng hơn với vị hài hòa của phần hải sản. Tuyệt đối lưu ý khi nấu bột ăn dặm mặn cho bé mẹ đừng nên bỏ sữa. Đây là điểm khác nhau cần chú ý khi mẹ chuyển từ chế biến bột ngọt sang bột mặn cho trẻ ăn dặm. 

Cách chế biến bột mặn cho trẻ ăn dặm chuẩn dưới đây:

Cách chế biến bột mặn cho trẻ ăn dặm chuẩn
Cách chế biến bột mặn cho trẻ ăn dặm chuẩn
  • 200ml nước.
  • 10 gram đạm (thịt/cá…) được băm nhuyễn. Nếu mẹ sử dụng trứng để nấu thì chỉ nên dùng 2 lòng đỏ trứng cút hoặc 1/2 lòng đỏ trứng gà.
  • 10 gram rau củ đã rây mịn (khoảng 2 muỗng cafe).
  • 5 gram dầu oliu hoặc dầu gấc (khoảng 1 muỗng cafe).

2. Giá trị dinh dưỡng trong bột ăn dặm mặn

Giá trị dinh dưỡng trong bột ăn dặm mặn
Giá trị dinh dưỡng trong bột ăn dặm mặn
  • Lượng tinh bột: có trong phần gạo nấu bột. Lượng tinh bột phù hợp giúp bé đảm bảo lượng đường cho cơ thể. 
  • Đạm: có trong các loại thịt, cá, tôm, trứng… (đối với bé dưới 1 tuổi thì chỉ sử dụng lòng đỏ, không nên dùng lòng trắng). Bổ sung đạm đầy đủ từ các nguồn khác là bước tiến trong quá trình phát triển của con. Con được cung cấp phần đạm cho cơ thể để phát huy não bộ, các hoạt động thể chất,..
Con được cung cấp phần đạm cho cơ thể để phát huy não bộ, các hoạt động thể chất,..
Con được cung cấp phần đạm cho cơ thể để phát huy não bộ, các hoạt động thể chất,..
  • Vitamin & khoáng chất: Mẹ có thể bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ. Các loại rau củ màu càng đậm thì càng chứa nhiều vitamin, ví dụ như rau dền, rau mồng tơi, rau ngót, cải ngọt, cải bó xôi, cà rốt, cà chua, bí đỏ,…). Vì các vitamin và khoáng chất rất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao nên khi nấu mẹ cần chú ý. 
  • Chất béo tốt: Trong những năm tháng đầu đời, khoảng 60% não của trẻ được cấu thành từ chất béo. Chất béo giúp ngăn cách các dây thần kinh, cải thiện khả năng học tập. Nếu như ăn dặm ngọt, lượng chất béo chỉ đơn thuần từ sữa mẹ. Thì trong cách chế biến bột mặn cho trẻ ăn dặm, chất béo đa dạng và nhiều hơn. Chất béo tốt nhất đến từ thịt cá nấu trong bột ăn cho con. Mẹ còn có thể sử dụng các loại dầu như dầu oliu, dầu gấc, dầu dừa,… để thêm vào bột ăn dặm. Vừa cung cấp chất béo vừa làm món ăn ngậy hơn, hấp dẫn hơn. Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi cần khoảng 31 gam chất béo mỗi ngày.

3. Những điều mẹ cần nhớ khi chọn nấu bột ăn dặm mặn

Chọn bột ăn dặm phù hợp với tháng tuổi
Chọn bột ăn dặm phù hợp với tháng tuổi
  • Chọn bột ăn dặm phù hợp với tháng tuổi: Trẻ mới ăn dặm mẹ nên nấu bột ăn dặm ngọt cùng sữa mẹ. Sau đó, tập dần sang bột ăn mặn nhé. Ăn dặm mặn cho con mẹ nên bắt đầu từ các loại thịt đơn giản như thịt heo, thịt gà, cá trước. Lưu ý nguyên tắc từ thịt trắng sang thị đỏ. 
  • Đảm bảo bột mặn cho trẻ ăn dặm có đủ dưỡng chất: ví dụ như việc kết hợp các loại rau củ nhiều màu để đa dạng loại vitamin cho con. Và thường xuyên thay đổi phần thịt cá để con có đủ nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe. 
  • Chọn nguyên liệu ăn toàn: Chọn rau củ và thịt cá vô cùng cẩn thận. Tốt nhất mẹ nên mua ở các cửa hàng rau sạch. Và nhớ rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ các hóa chất. Như vậy, mẹ đã tránh được nỗi lo lớn về sức khỏe của con. 
  • Đảm bảo nhóm dinh dưỡng: mẹ nhớ cần đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết nhé. Đó là tinh bột, đạm, vitamin & khoáng chất và chất béo.
  • Rau củ giai đoạn đầu mẹ nên xay nhuyễn và tán mịn. Sau đó từ từ chuyển sang nghiền. Lâu dần có thể tập cho bé làm quen với đồ ăn thô như cách ăn dặm BLW nổi tiếng. 

4. Gợi ý thực đơn bột mặn cho trẻ ăn dặm

4.1. Thực đơn cho trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi

Thực đơn cho trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi
Thực đơn cho trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi

Giai đoạn này bé làm đang làm quen với bột ăn dặm ngọt. Mẹ có thể chuẩn bị cách chế biến bột mặn cho trẻ ăn dặm có sự tương đồng với bột ăn dặm ngọt để bé làm quen. Như các món ăn dặm mặn cùng khoai tây, cà rốt, bó đỏ,..

  • Bột thịt gà bí đỏ nghiền
  • Bột thịt heo cà rốt nghiền
  • Bột tôm súp lơ xanh
  • Bột tôm và mướp
  • Bột đậu xanh thịt heo

4.2. Thực đơn cho trẻ từ 9 đến 10 tháng tuổi

bột mặn cho bé
Thực đơn cho trẻ từ 9 đến 10 tháng tuổi

Cách chế biến bột mặn cho trẻ ăn dặm 9-10 tháng tuổi mẹ có thể đa dạng hơn. Mẹ có thể nấu nhiều loại hải sản khác để bé bắt đầu thử

  • Cháo sườn với nấm. (xem các món cháo sườn cho bé tại đây)
  • Món cháo gạo lứt trứng gà
  • Cháo ngao đậu xanh
  • Cháo thịt gà, đậu Hà Lan và bí đỏ
  • Cháo thịt bò và cải thảo

4.3. Cách chế biến bột mặn cho trẻ ăn dặm từ 11 – 12 tháng tuổi

bột mặn cho bé
Cách chế biến bột mặn cho trẻ ăn dặm từ 11 – 12 tháng tuổi

Qua tháng thứ 12 mẹ có thể tập cho con ăn dặm bằng các rau củ luộc thô.

  • Cháo gà nghiền rau củ
  • Cháo chim bồ câu đậu xanh hạt sen
  • Tôm luộc cùng bông cải xanh, cà rốt
  • Cá thịt trắng luộc, khoai tây nghiền
  • Cháo sườn trứng gà rau cải ngọt

5. Một số lưu ý khi dùng bột mặn cho bé

bột mặn cho bé
Một số lưu ý khi dùng bột mặn cho bé

Quá trình ăn dặm luôn là giai đoạn gian nan cho cả mẹ và bé. Bé có thể chán ăn, ăn không nhiều, ăn không tiêu,.. khiến mẹ đau đầu. Vì vậy, mẹ trẻ hãy luôn chuẩn bị tinh thần và hết sức kiên nhẫn cùng con nhé. Mẹ cần lưu ý những vấn đề sau khi dùng bột mặn cho bé:

  • Không ép con trong việc ăn uống. Để bé ăn từ từ, có thể sẽ hơi mất thời gian cho mẹ. Nhưng ép bé ăn sẽ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa của con như trào ngược dạ dày, không tiêu,…
  • Nên cho con ăn vào những giờ cố định để hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả. Cứ đến những giờ đó là sẽ phát ra tín hiệu muốn ăn.
  • Không cho bé ăn thức ăn quá nóng ảnh hưởng tới miện và vị giác của trẻ.
  • Không cho bé ăn dặm món quá nhiều gia vị, quá mạn sẽ ảnh hưởng đến thận của trẻ nhỏ.
  • Mẹ vẫn cần phải kết hợp bú sữa mẹ và ăn dặm cho tới ít nhất 24 tháng tuổi. Từ 6 – 9 tháng bé bú sữa mẹ và dặm 2 – 3 bữa/ ngày. Từ 10 – 12 tháng bé mẹ và ăn 3 – 4 bữa/ ngày.

Cách chế biến bột mặn ăn dặm ở trên hy vọng giúp ích cho các mẹ. Mẹ cũng nên nhớ cần vệ sinh tay và các dụng cụ nấu thật sạch sẽ để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Trên thị trường hiện nay bán tràn lan nhiều sản phẩm cho trẻ, nên cẩn thận trong việc chọn mua nhé. Chúc bé nhà luôn phát triển khỏe mạnh!

Tham khảo thêm: Top 4 Loại Bột Ăn Dặm Mặn Cho Bé Được Ưa Chuộng nhất Hiện Nay

Giỏ hàng 0