Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ, lúc này bụng của mẹ lớn hơn nên việc nằm ngủ, chuyển mình qua lại rất khó khăn. Mẹ lại nghe nói nằm ngửa khi mang thai 3 tháng cuối sẽ ảnh hưởng không tốt đến em bé khiến mẹ hoang mang, lo lắng, muốn tìm hiểu kỹ xem thông tin này có đúng không? Mẹ băn khoăn không biết nên nằm tư thế nào để vừa nghỉ ngơi tốt, vừa bảo đảm an toàn cho bé cưng trong bụng phát triển khỏe mạnh? Góc của mẹ sẽ giải đáp tất tần tật thắc mắc về mang thai tháng thứ 9 có nên nằm ngửa không ngay sau đây mẹ nhé!

Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng cuối
Không nên nằm ngửa khi mang thai 3 tháng cuối nhé mẹ ơi

1. Nguy hiểm tiềm tàng từ việc nằm ngửa ở 3 tháng cuối

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Đại học Auckland ở New Zealand (Trưởng nhóm là GS. Peter Stone) đã cảnh báo về nguy cơ gây thai lưu ở mẹ bầu khi nằm ngửa ở 3 tháng cuối. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy nằm ngửa khi mang thai có thể thay đổi nhịp tim và trạng thái hoạt động của em bé, giảm tiêu thụ oxy và tăng nguy cơ thai chết lưu.

Mẹ bầu lưu ý tư thế nằm
Các nhà khoa học từ Đại học Auckland ở New Zealand đã cảnh báo nguy hiểm tiềm tàng từ việc nằm ngửa ở 3 tháng cuối

Bên cạnh đó, nằm ngửa trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến mẹ và cả thai nhi trong bụng.Gây ứ trệ các mạch máu ở tử cung, dẫn đến giảm cung cấp oxy cho thai nhi

  • Tạo áp lực lên mạch máu lớn của mẹ, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và làm thay đổi nhịp tim của thai nhi
  • Việc chèn ép tĩnh mạch khi mẹ nằm ngửa có thể dẫn đến trẻ sinh nhẹ cân, tiền sản giật, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Chính vì thế, mẹ không nên nằm ngửa khi mang thai 3 tháng cuối nhé. Thay vào đó, mẹ thử áp dụng 3 tư thế nằm cực dễ chịu sau đây để vừa ngủ ngon, vừa đảm bảo an toàn cho bé.

Tư thế nằm an toàn cho mẹ bầu
Tham khảo những tư thế nằm ngủ chuẩn chỉnh nhé mẹ

2. 3 tư thế nằm an toàn – dễ chịu nhất cho mẹ bầu tam cá nguyệt thứ 3

Peter Stone (Giáo sư khoa Y sản nhi tại Đại học Auckland, New Zealand) cho biết, tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu tam cá nguyệt thứ 3h là nằm nghiêng. Mẹ kéo xuống dưới để tìm hiểu kỹ hơn về 3 tư thế nằm nghiêng an toàn – dễ chịu nhất cho mình nhé!

2.1. Mẹ nằm nghiêng trái

Ngủ nghiêng về bên trái được xem là tư thế lý tưởng nhất cho mẹ bầu. Van hồi tràng (nằm ở bên phải ổ bụng) giữ chức năng trung gian để ruột non chuyển chất thải đến ruột già. Do vậy với tư thế nghiêng trái, van hồi tràng không chịu sức ép và hoạt động trơn tru hơn, từ đó giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu luôn khỏe mạnh. 

Tư thế nằm lý tưởng cho mẹ bầu

Bên cạnh đó, khi mẹ nằm nghiêng trái, tử cung không chèn ép và tạo áp lực lên cột sống. Nhờ vậy mà mẹ bầu sẽ loại bỏ được tình trạng đau mỏi, căng tức thắt lưng hay chuột rút ở chân. 

Tư thế nằm nghiêng trái còn giúp đưa trục tử cung về vị trí trung lập, giảm áp lực lên mạch máu và các cơ quan trong ổ bụng. Từ đó giúp tăng lượng máu từ tứ chi về tim, đảm bảo hoạt động trơn tru của tuần hoàn máu, thúc đẩy cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho bé yêu.

Lợi ích của bà bầu nằm nghiêng bên trái
Nằm nghiêng trái giúp mẹ bầu giảm các vấn đề về sưng tấy ở bàn tay, bàn chân

Đặc biệt, vị trí của gan và thận nằm ở phía bên phải của bụng, vì vậy ngủ nghiêng về bên trái cũng làm giảm áp lực cho gan và thận của mẹ. Điều này có nghĩa các chức năng của gan và thận có không gian để hoạt động tốt hơn, giảm các vấn đề về sưng tấy ở bàn tay, mắt cá chân và bàn chân của mẹ trong tam cá nguyệt thứ 3.

Để đảm bảo an toàn, mẹ chú ý điều chỉnh tư thế nằm nghiêng trái chuẩn. Đầu tiên mẹ nằm nghiêng người sang trái, đầu gối co nhẹ, vị trí chân đặt gần bụng để cột sống uốn cong tự nhiên. Sau đó, mẹ dùng gối để kê cao chân khoảng 30 độ giúp tư thế nằm thoải mái, dễ chịu hơn nhé.

2.2. Mẹ nằm nghiêng phải

Một số bác sĩ khuyên mẹ nên nằm nghiêng trái vì tĩnh mạch chủ nằm ở bên phải cột sống, vì vậy khi ngủ nghiêng về bên trái sẽ cho phép máu lưu thông đến thai nhi tốt hơn. 

Mẹ bầu nằm nghiêng phải
Nằm nghiêng bên phải được cho rằng không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Tuy nhiên, nếu mẹ nằm nghiêng phải cũng không tạo ra sự khác biệt quá lớn. Quan trọng  là mẹ thấy bên nào cảm thấy dễ chịu, thoải mái nhất là được. Giấc ngủ ngon quan trọng đối với cả mẹ và bé, vì vậy hãy chọn sự thoải mái hơn là “nghiêng bên nào tốt hơn” mẹ nhé. 

Nằm nghiêng phải không ảnh hưởng đến bé
Mẹ yên tâm nằm nghiêng phải mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe bé yêu đâu nhé

Theo thử nghiệm năm 2019 được công bố trên The Lancet (một tuần san y khoa tổng quan) cho biết không tìm thấy sự khác biệt nào về sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi khi ngủ nghiêng về bên trái hoặc bên phải. Như vậy, mẹ bầu nào có thói quen ngủ nghiêng phải và cảm thấy dễ chịu, thoải mái với tư thế đó thì cứ yên tâm không sao đâu mẹ nhé.

Tư thế nằm nghiêng bên phải cũng tương tự như nghiêng trái. Đầu tiên mẹ nằm nghiêng sang bên phải, đầu gối co nhẹ và thu dần vào gần bụng, điều chỉnh sống lưng cong tự nhiên. Mẹ chuẩn bị một chiếc gối, kê cao chân khoảng 30 độ so với mặt giường để tạo tư thế thoải mái nhất.

2.3. Luân phiên thay đổi tư thế nằm nghiêng

Tư thế nằm nghiêng về một bên kéo dài dễ khiến mẹ mỏi người, đau nhức lưng, tay chân tê cứng và chuột rút. Vì thế, mẹ có thể luân phiên thay đổi tư thế nằm nghiêng để có giấc ngủ ngon và trọn vẹn hơn. Cần lưu ý điều chỉnh tư thế nằm chuẩn sau mỗi lần đổi bên nghiêng trái hoặc phải mẹ nhé.

Tư thế nằm an toàn cho mẹ bầu
Mẹ luân phiên thay đổi tư thế nằm nghiêng phải và nghiêng trái để có giấc ngủ trọn vẹn hơn

3. 4 mẹo giúp mẹ nằm nghiêng không mỏi – không chuột rút

Mẹ nằm nghiêng nhiều thường dễ bị mỏi, đôi khi còn bị chuột rút nữa. Tham khảo ngay 4 mẹo sau dưới đây để nằm thoải mái, khỏi lo mỏi người mẹ nhé.

3.1. Mẹ kê gối xung quanh người

Khi bụng càng lớn, việc nằm nghiêng sẽ chèn ép đến hệ hô hấp của mẹ, mẹ bầu thường “ngáy” to hoặc bị khô họng, mũi khi ngủ. Bên cạnh đó, giữ nguyên tư thế nằm nghiêng quá lâu khiến mẹ bị tê, nhức mỏi và không thoải mái.

Mẹo mẹ bầu nằm nghiêng phải không mỏi
Mẹ kê gối xung quanh người để dễ dàng hít thở, hạn chế đau mỏi và chuột rút nhé

Để cải thiện, mẹ nên kê gối xung quanh người để nâng cao đầu, chân và chèn vào lưng, vừa giúp mẹ hít thở dễ dàng, vừa hạn chế mỏi, chuột rút. Từ đó mang đến giấc ngủ trọn vẹn cho mẹ và bé. 

3.2. Chèn thêm khăn mềm dưới bụng

Mẹ nằm nghiêng nhiều thường dễ bị khó chịu, chủ yếu là do em bé ngày càng lớn, áp lực chèn xuống vùng xương chậu nhiều hơn gây đau lưng và tê nhức. 

Mẹo mẹ bầu nằm nghiêng phải không mỏi
Để giúp nằm nghiêng đỡ mỏi, mẹ chuẩn bị thêm một chiếc khăn mềm để kê dưới bụng nhé

Để giúp nằm nghiêng không mỏi, mẹ chuẩn bị thêm một chiếc khăn mềm  kê dưới bụng giúp giảm sức ép lên xương chậu, nhẹ nhàng nâng đỡ để có giấc ngủ ngon hơn. Cần lưu ý lựa chọn chất liệu khăn an toàn và lành tính cho mẹ bầu như vải bông cotton 90% trở lên hoặc vải sợi tre, tơ tằm, Rayon, Linen,…

3.3. Sử dụng gối ngủ chuyên dụng cho bà bầu

Đây là những chiếc gối mềm dùng để kê, ôm hoặc đặt lót dưới vùng thắt lưng, bụng và chân của mẹ bầu. Gối ngủ chuyên dụng cho bà bầu được thiết kế với tác dụng làm giảm áp lực thai nhi chèn lên vai gáy, cổ, lưng, xương chậu của mẹ, cũng giúp mẹ dễ dàng thay đổi tư thế trong khi ngủ. 

Gợi ý cho mẹ một số thương hiệu gối ngủ chuyên dụng cho bà bầu uy tín như: Gối chữ C Hahuma, Gối chữ U Thivi, Gối kê bụng bầu BeCost,…

Mẹo mẹ bầu nằm nghiêng phải không mỏi
Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng cuối sử dụng gối ôm chuyên dụng để mẹ có giấc ngủ ngon và sâu hơn

Trong giai đoạn mang bầu, do thay đổi của nội tiết tố nên cơ thể mẹ bầu thường nhạy cảm hơn với các tác nhân kích ứng như bụi mịn, ẩm mốc, chất hóa học,… Vì vậy, để giúp mẹ có giấc ngủ ngon, mẹ nhớ thường xuyên thay và giặt chăn, gối 1 lần/tuần. 

Giai đoạn nhạy cảm này, mẹ nên sử dụng các sản phẩm nước giặt có thành an toàn, lành tính, tránh nước giặt hóa chất thông thường. Gợi ý mẹ sản phẩm nước giặt xả thiên nhiên chuyên dụng cho mẹ bầu với thành phần nguồn gốc thực vật, mùi hương nắng ban mai dễ chịu, không hắc hay nồng gắt, mẹ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Sản phẩm đang có giá cực ưu đãi, đồng giá 99K, đồng thời giảm giá đến 30% khi mua hàng, tặng 1 túi nước giặt 800ml trị giá 149K. Săn ngay để mẹ và bé cùng trải nghiệm sản phẩm mẹ ơi!

Nước giặt xả Mamamy tự nhiên
Mẹ bầu ưu tiên lựa chọn nước giặt xả thiên nhiên, lành tính và an toàn

3.4. Thường xuyên đi bộ – tập thể dục nhẹ nhàng

Ở tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu thường bị mất ngủ vào ban đêm do tư thế nằm nghiêng kéo dài khiến mẹ đau nhức và mệt mỏi, chân thường xuyên bị sưng, phù nề. Tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ giải phóng một phần năng lượng dư thừa, xương khớp và bắp chân, bàn chân được lưu thông khí huyết. Từ đó giảm đau lưng, mỏi khớp, phù nề và chuột rút, giúp mẹ ngủ ngon hơn đó ạ.

Mẹ nên kết hợp một số bài tập yoga để vận động nhẹ nhàng và đi bộ từ 15 – 20 phút mỗi ngày và 3 – 4 ngày/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Mẹo mẹ bầu nằm nghiêng phải không mỏi
Mỗi ngày đi bộ từ 15 – 20 phút giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm đau lưng và phù nề chân

Như vậy mẹ đã biết nằm ngửa khi mang thai 3 tháng cuối là không nên mẹ nhé. Mẹ nên nằm nghiêng bên trái, bên phải hoặc luân phiên thay đổi tư thế nằm nghiêng để tạo cảm giác thoải mái nhất, giúp ngủ ngon và sâu hơn. Song song với đó, mẹ đừng quên lưu lại ngay 4 mẹo nhỏ giúp nằm nghiêng không mỏi, không lo chuột rút. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về mang thai tháng thứ 9 có nên nằm ngửa không, đừng ngần ngại để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp kịp thời!

Vậy là còn vài tháng nữa thôi mẹ đã được đón chào thành viên mới, những dự định, chuẩn bị của mẹ và cả nhà sắp thành hiện thực, vui quá đúng không mẹ nhỉ? Nhưng Góc của mẹ biết mẹ vẫn có những trăn trở, đặc biệt là trong chế độ dinh dưỡng. Mỗi ngày mẹ đều tìm kiếm thông tin xem bà bầu ăn món này được không, uống món kia thế nào. Và chắc hẳn, mẹ khi vào đây, mẹ đang băn khoăn tìm lời giải đáp cho câu hỏi bầu 3 tháng cuối uống rau má được không. Đừng quá lo lắng vì bài viết này sẽ giải đáp “tất tần tật” giúp mẹ đấy! 

Bầu 3 tháng cuối uống rau má được không
Bầu 3 tháng cuối uống rau má được không? Được nhưng mẹ cần uống đúng cách!

1. Bầu 3 tháng cuối uống rau má được không?

Mẹ bầu 3 tháng cuối hoàn toàn uống được rau má mà không lo lắng thực phẩm này dẫn đến tình trạng sảy thai như 3 tháng đầu. Bởi trong giai đoạn đầu mang thai, cơ thể mẹ chưa ổn định, thai nhi cũng còn non yếu, chưa cứng cáp. 

Nếu mẹ bổ sung rau má vào thời điểm đó thì khả năng đối mặt với các vấn đề như đau quặn vùng dưới, gò tử cung dẫn đến sảy thai là rất cao. Đến 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ đã dần “đi vào quỹ đạo”, mẹ quen dần với những tác động bên ngoài. Ngoài ra, con yêu cũng phát triển vượt bậc hơn, tiếp nhận được hàm lượng lớn dưỡng chất từ rau má. 

Bầu 3 tháng cuối uống rau má được không?
Bầu 3 tháng cuối uống rau má được không?

Không những thế đâu rau má còn hỗ trợ mẹ giảm cảm giác khó chịu trong quá trình mang thai do thực phẩm này có tính mát giúp giải độc, lưu thông khí huyết, bài trừ độc tố cực tốt. Bảng dinh dưỡng “vàng” của rau má hỗ trợ mẹ khỏe mạnh, thai nhi lớn nhanh từng ngày. 

Tuy nhiên, “cái gì nhiều quá cũng không tốt”, câu nói này đúng trong trường hợp mẹ 3 tháng cuối thai kỳ uống rau má. Theo đó, mẹ cần uống dùng đúng lượng, đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Để tìm hiểu chi tiết hơn, mẹ đừng bỏ lỡ những nội dung bên dưới nhé. 

Uống nước rau má đúng cách
Mẹ cần uống dùng đúng lượng, đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ

2. Hàm lượng dinh dưỡng trong rau má

Từ lâu rau má đã được biết đến như một thức quà mà thiên nhiên ban tặng! Với tính mát, vị thanh thanh hòa chút ngọt dịu của đường phèn, cốc nước rau má sẽ giúp mẹ xua tan mệt mỏi, giải độc ngày hè. Không những vậy, loại rau này còn có bảng thành phần “nịnh mắt” khi chứa hàng loạt chất có lợi cho mẹ bầu 3 tháng cuối “cán đích” an toàn: 

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng trong 100g rau má
Canxi 171mg
Sắt 5,6mg
Vitamin A 49%
Vitamin C 81%
Vitamin B2 9%

Nguồn dinh dưỡng từ rau má
Hàm lượng dinh dưỡng trong rau má

Ngoài ra, rau má còn có các dưỡng chất như: beta caroten, steroid, saponin, flavonoid, saccharides, canxi, sắt, magie, mangan, photpho, kali, kẽm. Đây toàn là những dưỡng chất “xịn sò” giúp mẹ bầu “nâng cấp” thai kỳ. Nhờ đó, hệ thống miễn dịch của mẹ được củng cố, chuẩn bị bước đệm vững chắc cho kỳ sinh nở thành công, đón chờ sinh linh bé bỏng cất tiếng khóc đầu đời. 

3. 9 công dụng khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống rau má đúng cách

Với ti tỉ dưỡng chất thiết yếu, nước rau má không chỉ giúp mẹ giảm thiểu tình trạng căng thẳng, lo âu, da dẻ hồng hào, ẩm mượt mà còn ổn định huyết áp, ngừa táo bón cực hiệu quả, cải thiện chất lượng giấc ngủ,… 

Công dụng khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống rau má đúng cách
9 công dụng khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống rau má đúng cách

3.1. Tăng cường hệ miễn dịch – bảo vệ mẹ và bé

Đã gần đến ngày “cán đích”, mẹ cứ thấp thỏm không yên, lo chuyện này bận tâm chuyên kia, không biết con yêu trong bụng có khỏe không. Những cảm giác đó thật thiêng liêng và đáng trân quý biết bao. Thế nhưng đằng sau sự háo hức, mong chờ được ẵm bồng sinh linh bé nhỏ là những mệt mỏi, đau nhức triền miên. Bởi trong giai đoạn này, bé yêu ngày một lớn dần, tạo áp lực lên cơ thể mẹ khiến mẹ thường xuyên mệt mỏi, hụt hơi. 

Công dụng khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống rau má đúng cách
Tăng cường hệ miễn dịch – bảo vệ mẹ và bé

Nước rau má chứa hàm lượng vitamin C khá cao, là “trợ thủ đắc lực” giúp mẹ xây dựng “bức tường” miễn dịch kiên cố, ngăn chặn vi rút, vi khuẩn xâm nhập. Nhờ đó, mẹ bầu ngày một khỏe khoắn, tinh thần minh mẫn, chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn nước rút. 

Chưa hết đâu mẹ ơi, nước rau má còn cung cấp hàm lượng khoáng chất “đáng gờm” với những chất tiêu biểu như photpho, canxi, magie,… giúp mẹ khỏe mạnh, con yêu lớn nhanh từng ngày. 

Công dụng khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống rau má đúng cách
Nước rau má còn cung cấp hàm lượng khoáng chất “đáng gờm” với những chất tiêu biểu như photpho, canxi, magie

Nghiên cứu cho thấy rau má còn được sử dụng trong việc điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như ho sốt, cảm lạnh. Tại Trung Quốc, rau má được ví von với biệt danh vô cùng mỹ miều “suối nguồn của sự sống” bởi truyền thuyết kể rằng một nhà thảo dược học cổ đại đã sống hơn 200 năm nhờ uống rau má. 

3.2. Giảm thiểu tình trạng căng thẳng – lo âu

Mẹ mang bầu thường thay đổi tâm tình cũng như hormone trong cơ thể, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.  Uống nước rau má giúp mẹ điều hòa tâm trạng do rau má chứa triterpenoids, được công nhận là có tác dụng kháng viêm, giảm đau, an thần, kháng khuẩn, chống dị ứng và hoạt động chống co thắt cực hiệu quả. 

Công dụng khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống rau má đúng cách
Giảm thiểu tình trạng căng thẳng – lo âu

Uống rau má sẽ giúp mẹ bổ sung dưỡng chất “thần thánh” này. Nhờ những khả năng đó, triterpenoids tạo cho mẹ tâm thế thoải mái, từ đó mẹ vui vẻ, yêu đời hơn, xây dựng bước đệm vững chắc cho cho thai kỳ khỏe mạnh. 

3.3. Hệ thần kinh của mẹ được ổn định

Uống lượng rau má vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp mẹ cải thiện trí nhớ, cung cấp chất sắt để não bộ hoạt động trơn tru đó ạ. Mẹ cũng có thể phơi rau má hoặc sấy khô rồi tán mịn thành bột, hòa chung với sữa rồi uống để tăng cường sức khỏe cho hệ thống thần kinh. Cách làm này còn giúp mẹ ngừa tình trạng kém tập trung, thị lực yếu kém sau sinh. 

Công dụng khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống rau má đúng cách
Uống lượng rau má vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp mẹ cải thiện trí nhớ, cung cấp chất sắt để não bộ hoạt động trơn tru

Nước rau má còn được coi là loại thảo mộc “xịn sò” khi duy trì hệ thần kinh vững mạnh, cải thiện quá trình lưu thông máu, ổn định tĩnh mạch và động mạch đó mẹ. Uống rau má hỗ trợ mẹ thư giãn đầu óc, điều hòa cảm xúc, ngăn ngừa chứng rối loạn thần kinh, đột quỵ, tiền sản giật. 

3.3. Giúp da mẹ hồng hào – ngừa mụn nhọt

Uống rau má sẽ trả lại cho mẹ làn da hồng hào, đánh bay mụn nhọt và các tác nhân gây ra tình trạng lão hóa. Bởi hàm lượng vitamin C cùng nhiều khoáng chất có lợi trong rau má đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh collagen, nuôi dưỡng tế bào, tái tạo làn da thâm nám, da mẹ đàn hồi, căng mướt mịn màng. 

Công dụng khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống rau má đúng cách
Uống rau má sẽ trả lại cho mẹ làn da hồng hào, đánh bay mụn nhọt và các tác nhân gây ra tình trạng lão hóa

Ngoài ra, hàng loạt chất chống oxy hóa có trong rau má như steroid, saponin, flavonoid, saccharides là “những tấm khiên” bảo vệ da mẹ trước sự tàn phá của các gốc tự do, mụn bọc, mụn trứng cá,… xấu xí, cứng đầu. 

Đồng thời, mẹ cũng nên cân nhắc dùng thêm sản phẩm dưỡng da bên ngoài để thúc đẩy quá trình “kiến tạo” làn da hồng hào. Mẹ lưu ý lựa chọn sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho bà bầu để hạn chế tối đa tình trạng kích ứng, mẩn đỏ nhé. Nếu mẹ muốn tiện công, giảm cảm giác bết rít do lớp màng mỏng của kem dưỡng bám đọng trên da thì thử chuyển sang dùng dạng xịt nhé. 

 Xịt Skin Expert Mamamy giúp mẹ ngừa mụn nhọt hiệu quả mà còn cực lành tính
Xịt Skin Expert Mamamy giúp mẹ ngừa mụn nhọt hiệu quả mà còn cực lành tính

Góc của mẹ gợi ý Xịt Skin Expert Mamamy “thần thánh” cho mẹ ngay đây. Nhờ thành phần lành tính, sử dụng tế bào gốc có tính kháng viêm, kháng khuẩn của hoắc hương và hoa kim ngân mà mẹ không còn “đau đáu” về những vấn đề liên quan đến mụn như mụn cám, mụn bọc, mụn đầu đen. Sau này bé cưng ra đời, mẹ dùng xịt để chăm sóc, dưỡng ẩm da, ngừa hăm cho con cực hiệu quả. Mua một mà cả hai mẹ con đều dùng được, siêu tiện lợi mẹ ơi!

3.4. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho mẹ

3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần ngủ đủ giấc để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Thế nhưng, mẹ không tài nào ngủ ngon, cứ thao thức suốt đêm hoặc giật mình nhiều lần. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai, hại mẹ lẫn con. 

Công dụng khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống rau má đúng cách
Uống rau má giúp mẹ vào giấc sâu hơn, ngủ ngon hơn

Trong một nghiên cứu trên động vật năm 2016, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng rau má có tác dụng chống lo âu, căng thẳng đối với những con chuột đực bị thiếu ngủ trong 72 giờ. Từ đó đối chiếu, so sánh kết quả và kết luận rau má có thể hỗ trợ mẹ bầu thiếu ngủ giảm tình trạng lo lắng, tổn thương và viêm thần kinh. Bên cạnh đó, uống rau má còn giúp mẹ điều hòa giấc ngủ, an thần tốt, hạn chế tình trạng thức giấc lúc nửa đêm. 

3.5. Ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả

Khi mang bầu, mẹ hay quên hơn bình thường do não bộ có sự khác biệt, tăng cường hoạt động ở bán cầu não liên quan đến cảm xúc. Đó là lý do tại sao mẹ thường cảm nhận được sự giao thoa cảm xúc với con yêu trong bụng, dễ dàng gắn kết với con hơn bất kì ai khác trong gia đình. Sự gia tăng quá nhanh tỉ trọng tế bào não sẽ khiến cho khối lượng giảm mạnh trong 3 tháng cuối thai kỳ khiến mẹ hay quên, không nhớ mình đã để đồ đạc, vật dụng ở đâu. 

Công dụng khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống rau má đúng cách
Bổ sung nước rau má vào khẩu phần hằng ngày sẽ giúp mẹ ngăn ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả

Bổ sung nước rau má vào khẩu phần hằng ngày sẽ giúp mẹ ngăn ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả, thần trí minh mẫn, loại trừ khả năng đãng trí, hay quên sau sinh. Bởi hai vitamin A, E trong rau má “song kiếm hợp bích” sẽ hạn chế suy giảm nhận thức, chống oxy hóa mạnh mẽ, ngừa các gốc tự do và bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng não bộ. 

3.6. Điều hòa cơ thể – đào thải độc tố

Theo Đông y, rau má “có vị đắng, tính hàn, vào được 3 kinh Can, Tỳ và Thận, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc”. Do đó loại rau này có công dụng đào thải độc tố rất tốt, giúp thai kỳ của mẹ luôn khỏe mạnh. 

Công dụng khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống rau má đúng cách
Rau má còn có hàm lượng chất xơ dồi dào giúp mẹ hạn chế tình trạng ứ đọng sản dịch cực nguy hiểm trước thời gian lâm bồn

Ngoài ra, rau má còn có hàm lượng chất xơ dồi dào giúp mẹ hạn chế tình trạng ứ đọng sản dịch cực nguy hiểm trước thời gian lâm bồn. Uống rau má còn giúp mẹ tiêu độc, ngừa nóng trong và giảm sưng phù, tê nhức tay chân nữa đó ạ. 

3.7. Điều trị táo bón – mẹ đi tiêu dễ dàng hơn

Ngoài công dụng đào thải độc tố, nước rau má còn có tác dụng điều trị táo bón hiệu quả, chất xơ trong loại nước này có công dụng thanh lọc cơ thể, thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc trơn tru. Nước rau má phần lớn là nước nên nhuận tràng rất tốt, làm mềm phân và giảm cảm giác đau rát mỗi khi mẹ đi vệ sinh. 

Công dụng khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống rau má đúng cách
Chất xơ trong loại nước này có công dụng thanh lọc cơ thể, thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc  trơn tru

Không những thế, chất xơ còn bài trừ các độc tố như muối, cặn bẩn, chất béo dư thừa trong cơ thể qua đường nước tiểu, “san sẻ” áp lực với thận và duy trì cơ thể khỏe mạnh, điều hòa các chất. Nhờ đó, mẹ không còn nóng trong dẫn đến phân cứng, vón cục, đi tiêu khó khăn. 

3.8. Ổn định huyết áp cho mẹ 

Một nghiên cứu năm 2001 phát hiện ra rau má có thể hạn chế tình trạng ứ đọng nước – nguyên nhân chính gây sưng phù mắt cá chân và ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng khẳng định rau má hoạt động tốt trong việc chữa trị chứng giãn tĩnh mạch, hoạt động tích cực trên các mô liên kết của thành mạch đó mẹ ơi. 

Mẹ bầu ổn định huyết áp
Uống rau má giúp mẹ ổn định huyết áp, tăng cường khả năng lưu thông máu

Trong một nghiên cứu trên 94 người bị suy tĩnh mạch, những người dùng rau má nhận thấy các triệu chứng của họ được cải thiện hơn rất nhiều, quá trình vận chuyển máu cũng diễn ra trơn tru hơn. Nghe đến đây mẹ còn chần chờ gì mà không ra chợ mua ngay rau má và chế biến ngay thôi nào! 

3.9. Hạn chế tình trạng rạn da những tháng cuối

Rau má còn có hoạt chất tên là triterpenoids. Trong các nghiên cứu trên động vật và phòng thí nghiệm, hợp chất này có công dụng chữa lành vết thương, củng cố độ đàn hồi cho làn da, tăng cường chất chống oxy hóa và bơm máu nhiều cho những khu vực có tình trạng rạn nứt, đặc biệt là vùng bụng và gót chân của mẹ bầu. 

Công dụng khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống rau má đúng cách
Bầu 3 tháng cuối uống nước rau má giúp hạn chế tình trạng rạn da ở mẹ bầu

Đặc tính chữa lành của rau má đã được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận và đưa vào sản xuất dược mỹ phẩm. Mẹ hoàn toàn có thể an tâm về độ lành tính, an toàn. 

4. 4 tác hại khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống rau má sai cách

Sau khi biết được những công dụng của rau má chắc hẳn mẹ đã muốn cho ngay  loại nước “này vào danh sách thức uống trong thực đơn dinh dưỡng của mình rồi. Thế nhưng, nếu mẹ uống sai cách hoặc uống quá nhiều thì sẽ dẫn đến hàng loạt hệ lụy như ảnh hưởng hệ tiêu hóa, đau đầu, rối loạn đường huyết, giảm tác dụng của thuốc: 

Tác hại khi uống rau má sai cách 3 tháng cuối thai kỳ
4 tác hại khi mẹ bầu 3 tháng cuối uống rau má sai cách

4.1. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ

Rau má được gieo trồng và tiếp xúc gần với mặt đất nên rất dễ nhiễm khuẩn, nếu trong quá trình chế biến mẹ rửa rau má không sạch thì dễ dẫn đến một số trường hợp như tiêu chảy, mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí ngộ độc.

Tác hại khi uống rau má sai cách 3 tháng cuối thai kỳ
Ảnh hưởng đến đến hệ tiêu hóa của mẹ khi uống sai cách nên nhiều mẹ băn khoăn bầu 3 tháng cuối uống nước rau má được không

Ngoài ra, uống quá nhiều rau má cũng tạo áp lực lên dạ dày của mẹ bởi rau má có tính hàn, mẹ dễ lạnh bụng, chướng bụng, khó tiêu. Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ rất quan trọng, mẹ phải hết sức chú ý nhé! 

4.2. Mẹ thường xuyên đau đầu

Mẹ nghĩ ăn càng nhiều rau má càng tốt nhưng sự thật không phải thế đâu mẹ ơi! Bất kì thực phẩm nào cũng cần ăn hoặc uống điều độ. Mẹ dùng nhiều rau má sẽ dễ dẫn đến tình trạng đau đầu, chóng mặt do hàm lượng dưỡng chất vượt ngưỡng cho phép, khiến cơ thể quá tải và nảy sinh các phản ứng xấu như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. 

Tác hại khi uống rau má sai cách 3 tháng cuối thai kỳ
Mẹ thường xuyên đau đầu nếu sử dụng rau má sai cách

4.3. Rối loạn đường huyết

Uống nhiều rau má và uống trong thời gian dài sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến cholesterol xấu tăng theo, gây rối loạn đường huyết, ảnh hưởng đến tim mạch đó mẹ ơi, đặc biệt là đối với mẹ có triệu chứng hoặc tiền sử tiểu đường thai kỳ. 

4.4. Hạn chế tác dụng của thuốc

Mẹ không nên uống rau má trước hoặc sau khi dùng thuốc tây hoặc thuốc Đông y từ 1 – 2 tiếng nhé. Bởi rau má có tác dụng giải trừ tác dụng thuốc, suy giảm khả năng hoạt động của thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin và cả thuốc Đông y. Ngoài ra, nước rau má còn làm giảm hiệu quả của insulin, gây rối loạn đường huyết, tăng cholesterol. 

Tác hại khi uống rau má sai cách 3 tháng cuối thai kỳ
Rau má hạn chế tác dụng của thuốc

5. Mách mẹ 4 lưu ý uống rau má chuẩn khoa học

Rau má tuy tốt nhưng mẹ cần uống đúng cách để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Dưới đây là những lưu ý “vàng”, mẹ cùng khám phá ngay nhé: 

1 – Mẹ uống bao nhiêu là đủ? 

Nước rau má thơm ngon, mát lành, có vị ngọt nhẹ nơi đầu lưỡi sẽ giúp mẹ đánh bay cái nóng ngày hè, giả nhiệt cực tốt. Thế nhưng, mẹ không nên uống rau má thay nước lọc vì sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như nhức đầu, tăng cholesterol, nặng hơn là mất ý thức tạm thời. Tốt nhất mẹ chỉ nên uống khoảng 40g rau má mỗi ngày. Sau 1 tháng dùng rau má thường xuyên, mẹ ngưng ít nhất nửa tháng rồi hẳn uống lại nhé! 

Lưu ý khi mẹ bầu uống nước rau má
Mẹ uống bao nhiêu rau má là đủ

2 – Rửa rau má kĩ lưỡng trước khi chế biến

Trước khi uống rau má mẹ nên rửa thật sạch sẽ để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, vi rút để chúng không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Giai đoạn 3 tháng cuối rất quan trọng, dù là sơ suất nhỏ nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm chất lượng thai kỳ, mẹ và bé đều không khỏe, không vui. Để mẹ hiểu rõ hơn về cách rửa rau má “chuẩn chỉnh”, Góc của mẹ bày ngay 3 mẹo dưới đây, mời mẹ cùng xem: 

  • Rửa với nước muối: Mẹ cho rau má vào một chiếc thau lớn rồi đổ nước xâm xấp mặt rau, tiếp tục cho thêm nắm muối vào. Sau đó, mẹ dùng tay xốc đảo rau má vài lần rồi ngâm khoảng 2-3 phút. Mẹ đổ phần nước muối đi và rửa lại rau má với 2-3 lần nước sạch. Ưu điểm của cách làm này là loại bỏ được hầu hết tạp chất nhưng nhược điểm là tốn công, mẹ mất nhiều công sức. 
  • Rửa qua nước sạch: Cách làm vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần rửa rau má qua 2-3 lần nước để loại bỏ tạp chất. Nhưng nhược điểm của cách làm này là không thể rửa trôi vi khuẩn, vi rút mà mắt thường không thể nhìn thấy, mẹ khó kiểm soát rốt cuộc rau má đã sạch hay chưa. 
  • Sử dụng nước rửa chuyên dụng: Nếu mẹ vừa muốn tiện công vừa muốn an toàn, lấy đi bụi bẩn, vi khuẩn cứng đầu thì có thể tậu ngay sản phẩm nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Chẳng cần lỉnh kỉnh bước nọ bước kia, mẹ chỉ cần nhấn vòi 1 – 2 rồi rửa rau má là đã có mẻ rau thơm ngon, sẵn sàng chuẩn bị món nước bổ dưỡng, giải nhiệt ngày hè. Với bảng thành phần lành tính từ tự nhiên và khả năng khử khuẩn cao, sản phẩm này được hạng triệu mẹ tin dùng trong suốt hơn 15 năm qua. Hiện tại, Mamamy cũng đang thực hiện chương trình deal 99k cực hấp dẫn, mẹ chỉ cần bỏ ra số tiền nhỏ đã có thể đảm bảo an toàn sức khỏe cho thai kỳ. Ngại gì không thử mẹ nhỉ! . 
Mamamy khuyến mãi đồng giá sản phẩm
Lành tính, an toàn là những tiêu chí hàng đầu của nước rửa bình và rau quả Mamamy

3 – Lựa chọn địa điểm bán rau má uy tín nhé

Để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con, mẹ nên lựa chọn địa điểm bán rau má uy tín, thường là các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị như WinMart, CoopMart, Vincom. Mẹ cũng có thể mua rau má ở những cửa hàng chuyên bán rau sạch, có kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu chẳng may ăn phải rau má tiêm thuốc thì sẽ ảnh hưởng đến bé yêu đó ạ, thế nên mẹ cân nhắc kĩ lưỡng nhé! 

Lựa chọn địa chỉ cung cấp rau má uy tín
Lựa chọn địa điểm bán rau má uy tín

4 – Không uống rau má khi đi nắng về nhé mẹ ơi!

Lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) khuyên mọi người không nên uống rau má ngay khi đi nắng về. Rau má có tính hàn nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ xảy ra xung đột nhiệt độ bên trong cơ thể mẹ bầu, nhẹ thì đau đầu, chóng mặt, nặng thì bất tỉnh, mê man. Từ nay mẹ nên từ bỏ quan niệm uống rau má sau khi đi nắng về để điều hòa nhiệt độ, thay vào đó mẹ đợi khoảng 1 giờ rồi hẳn uống hoặc uống rau má trong khi đang nghỉ ngơi, thư giãn. 

Không uống rau má sau khi đi nắng về
Không uống rau má khi đi nắng về nhé mẹ ơi

Như vậy, mẹ đã có lời hồi đáp cho câu hỏi bầu 3 tháng cuối uống rau má được không và an tâm bổ sung. Mẹ cũng nắm được những kiến thức cơ bản về lượng dùng, lưu ý cần thiết để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Chặng hành trình dài sắp thu được trái ngọt rồi mẹ ơi, mẹ cố gắng thêm chút nữa để chờ ngày con yêu chào đời nhé! Chúc mẹ và bé sẽ vượt cạn thành công, “mẹ tròn con vuông”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, mẹ đừng ngần ngại để lại mình luận, Góc của mẹ sẽ tư vấn thật nhiệt tình. 

Một biệt danh thật hay và đáng yêu không những giúp các thành viên trong gia đình trở nên gắn kết hơn mà còn giúp cho người được đặt cảm thấy mình thật đặc biệt. Vậy nên, nếu ba và con yêu đang muốn tìm một biệt danh cho mẹ thật ý nghĩa và độc đáo, hãy cùng Góc của mẹ theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Top những biệt danh cho mẹ hay và ý nghĩa cho ba và con yêu tham khảo
Top biệt danh cho mẹ hay và ý nghĩa nhất 2022

1. Biệt danh vui nhộn độc đáo cho mẹ

Việc sở hữu một biệt danh trong gia đình của mình sẽ giúp mẹ trở nên vui vẻ và cảm thấy bản thân có vai trò quan trọng trong gia đình hơn. Nhất là khi được chồng và con yêu của mình đặt cho mình. Vì vậy, để có thể tìm được biệt danh cho mẹ phù hợp, ba và con yêu nên tham khảo một số cái tên dưới đây như:

  • Ánh trăng
  • Ánh mặt trời
  • Mami iu dấu
  • Mama
  • Mẹ xì tin
  • Mẹ của con
  • Mẹ Yêu
  • Mẹ Dữ Dằn
  • Gấu Chúa
  • Gấu Mẹ
  • Nồi cơm iuu
  • Nhà Cứu Trợ
  • Nhà Tài Trợ
  • Siêu đầu bếp
  • Mama dễ thương
  • Mẫu hậu yêu quý
  • Hoàng thái hậu 
  • Măm măm
  • Chị đại iu
  • Vợ bố
  • Tình yêu của tôi
  • Yêu Thương
  • Vĩ Đại Nhất Nhà
  • Thiên thần của con
  • Thuyền trưởng
  • Người quyền lực
  • Bà chủ
  • Tình Yêu của con
  • Quý bà
  • Muốn Gì Cũng Có
Top biệt danh vui nhộn độc đáo cho mẹ yêu
Biệt danh vui nhộn độc đáo cho mẹ

2. Biệt danh Tiếng Anh hay cho mẹ

Ba và con khi đặt biệt danh cho mẹ bằng Tiếng Anh cũng sẽ trở nên tinh tế và ý nghĩa như khi đặt bằng Tiếng Việt. Ngoài ra, việc đặt biệt danh bằng Tiếng Anh cũng sẽ giúp mẹ trở nên đỡ ngượng hơn. Do đó, nếu ba và con đang muốn tìm một biệt danh Tiếng Anh thật hay, hãy nghiên cứu một số cái tên dưới đây như:

2.1 Một số biệt danh Tiếng Anh hay cho mẹ

Ba và con có thể tham khảo qua list những tên Tiếng Anh bên dưới thật hay và dễ thương cho mẹ yêu như:

  • Anchor
  • Answer Key
  • Dotty
  • Early Bird
  • Google
  • Captain
  • Healer of All
  • Call me back
  • Chocolate
  • Momme
  • Sunshine
  • Mam
  • Mum
  • May May
  • Mammy
  • Mommy
  • Maa Maa
  • Mumsy
  • Mumster
  • Kissie
  • Smooches
  • Sunshine
  • Sweet Mom
  • Sweetheart
  • Busy Bee
  • The Law
  • Lady Boss
  • My Everything
  • Mamma Mia
  • Best Mom in the World
  • My Hero
Biệt danh bằng Tiếng Anh cũng sẽ giúp mẹ trở nên đỡ ngượng hơn
Biệt danh hay Tiếng Anh hay cho mẹ

2.2 Biệt danh Tiếng Anh ý nghĩa tặng mẹ yêu 

Ba và con yêu có thể tìm thêm một số biệt danh Tiếng Anh thật ý nghĩa và độc đáo để tặng mẹ dưới đây như:

  • Mother bear: Gấu mẹ
  • Wonder Woman: Người phụ nữ vĩ đại
  • Beautiful lady: Người phụ nữ xinh đẹp
  • The Chef: Đầu bếp
  • Baby Momma: Em bé mẹ dễ thương
  • My angel: Thiên thần của con
  • Mother hen: Gà mẹ
  • Cuddles: Sự ôm ấp dễ thương.
  • Regina: Hoàng hậu
  • Captain Calm: Thuyền trưởng vững vàng
  • Iron Mom: Mẹ siêu nhân/ Người đàn bà sắt
  • Queen Bee: Ong chúa
  • Father’s wife: Vợ của ba
  • Sharon: Bình yên.
  • Beloved mother: Người mẹ thân yêu
  • Queen: Bà hoàng.
  • Big boss: Sếp lớn
  • Donors: Nhà tài trợ
  • Madam: Bà trùm
  • Sugar Mommy: Người mẹ đường ngọt ngào
  • Big Mama: Mẹ yêu vĩ đại
  • Queen: Nữ hoàng
  • My Cheerleader: Người cỗ vũ
  • Energy bar: Thanh năng lượng
  • Snuggy: Ấm áp (từ gốc: Snuggle)
Biệt danh tiếng Anh cho mẹ yêu ý nghĩa mà bố và con yêu có thể tham khảo
Biệt danh Tiếng Anh ý nghĩa tặng mẹ yêu

3. Biệt danh cho mẹ khi lưu danh bạ

Tên gọi trong danh bạ điện thoại sẽ thể hiện được tình cảm thân thiết của mình với người đó ở mức độ nào, đồng thời cũng là cách nhận diện nhanh chóng. Vậy ba và con iu đã lưu biệt danh cho mẹ trong danh bạ như thế nào? Nếu vẫn chưa tìm ra được cái tên ưng ý, ba và con hãy tham khảo ngay dưới đây nhé: 

  • Mamy
  • Mo dờ
  • Lại phải về
  • Mama
  • Tổng tư lệnh
  • Mẹ trẫm
  • Gấu mẹ
  • Sếp
  • Ong Chúa
  • Mẹ gọi
  • Về nhà
  • Mommy
  • Mama
  • Vợ Sếp
  • Big boss
  • Thiên thần của gia đình
  • Queen
  • Madam
  • Mẹ là tất cả
  • MeMom
  • Chìa khóa vàng
  • Bà hoàng thời gian
  • Bé yêu
  • Yummy Mommy
  • Mums
  • Mah Lifeline
  • Healer
  • Bubbles
  • Momney
  • Momsta
  • Superwoman
  • Sweet Mom
  • Honey
Tên gọi trong danh bạ điện thoại sẽ thể hiện được tình cảm thân thiết của mình với người đó
Biệt danh cho mẹ khi lưu danh bạ

4. Cách đặt biệt danh cho mẹ đơn giản dễ dàng

Ba và con có thể dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để có thể đặt biệt danh một cách dễ dàng cho mẹ. Việc đặt biệt danh sao cho phù hợp rất quan trọng cũng như khiến người được đặt cảm thấy hài lòng hơn. Ba và con có thể đặt tên dựa theo những phương pháp dưới đây như:

4.1 Sử dụng các từ đồng âm với tên mẹ trong ngôn ngữ khác 

Ba và con yêu nên đặt tên cho mẹ dựa theo phương thức đồng âm với các ngôn ngữ khác, nhất là Tiếng Anh để có thể dễ dàng thuận miệng đọc. Việc đặt biệt danh cho mẹ giống với ngôn ngữ khác sẽ giúp mọi người dễ nhớ, dễ hình dung ra tên Tiếng Việt của mẹ hơn. Chẳng hạn như mẹ tên Linh, ba và con có thể lựa biệt danh là Lily, Lilie hay Link,… Hoặc mẹ yêu tên là Hằng, có thể đặt một cái tên giống với nghĩa trong Tiếng Việt là Moon, tức là trăng.

Đặt biệt danh sử dụng các từ đồng âm với tên mẹ trong ngôn ngữ khác
Sử dụng các từ đồng âm với tên mẹ trong ngôn ngữ khác

4.2 Sử dụng các từ thể hiện tính cách hoặc ngoại hình của mẹ

Cách thứ 2 ba và con nên áp dụng để đặt biệt danh cho mẹ đó chính là dựa vào ngoại hình. Chẳng hạn như mẹ có vóc dáng nhỏ nhắn, đáng yêu thì ba và con có thể đặt cho mẹ cái tên là Cutie mommy, hay là mẹ hạt đậu, tiny mommy,…. Hoặc nếu mẹ có đôi mắt sáng tinh anh như diều hâu, có thể đặt là Hawk-eyed, mắt diều hâu,… 

Đặt biệt danh sử dụng các từ thể hiện tính cách hoặc ngoại hình của mẹ
Sử dụng các từ thể hiện tính cách hoặc ngoại hình của mẹ

4.3 Kết hợp mẹ với các từ thể hiện tình yêu của con

Ba và con còn có thể cho mẹ thấy tầm quan trọng và vị trí đặc biệt của mẹ như thế nào trong gia đình thông qua biệt danh đó ạ! Chẳng hạn ba và con có thể đặt biệt danh cho mẹ là mẹ vĩ đại, mẹ yêu quý, mẹ đáng kính, wonder woman, superwoman, iron mom…

Đặt biệt danh kết hợp mẹ với các từ thể hiện tình yêu của con
Kết hợp mẹ với các từ thể hiện tình yêu của con

4.4 Nhận sự trợ giúp từ các thành viên trong gia đình nếu thấy khó khăn

Ngoài ra, để đặt biệt danh cho mẹ sao cho phù hợp nhất, ba và con có thể tham khảo ý kiến và nhận trợ giúp từ những người thân trong gia đình, nhất là ông bà ngoại. Sự hiểu rõ về tính cách cũng như sở thích của mẹ từ bên nhà ngoại  sẽ giúp ba và con iu nhanh chóng tìm được cái tên ưng ý cho mẹ đó ạ!

Ba và con có thể tham khảo ý kiến và nhận trợ giúp từ những người thân trong gia đình
Bố và con đặt biệt danh cho mẹ từ sự trợ giúp của ông bà

5. Một số lưu ý khi đặt biệt danh cho mẹ

Bên cạnh việc quan tâm đến tìm những biệt danh thật hay và ý nghĩa cho mẹ, ba và con cũng nên quan tâm đến những lưu ý trong khi đặt biệt danh như:

1- Ba và con nên hạn chế các biệt danh có thể khiến mẹ xấu hổ, đặc biệt nhất là nên chú ý đến những biệt danh liên quan đến ngoại hình. Nếu mẹ cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình, ba và con nên lựa những biệt danh có thể làm nổi bật những ưu điểm của mẹ lên, hoặc những biệt danh tràn đầy yêu thương chẳng hạn như mẹ iuu, mẹ xinh đẹp, thiên thần của gia đình,…

2- Biệt danh sẽ là thứ để thể hiện tình cảm của ba và con dành cho mẹ. Do đó, ba và con hãy đảm bảo cái tên phải thể hiện được sự thân mật và nó cũng sẽ khiến mẹ trở nên hài lòng và thích thú.

3- Ba và con nên lựa một cái tên thật độc đáo và sáng tạo cho mẹ để mẹ có thể trở nên thật khác biệt.

Ba và con cũng nên quan tâm đến những lưu ý trong khi đặt biệt danh
Ba và con nên lựa một cái tên thật độc đáo cho mẹ

Hy vọng qua bài viết trên, ba và con yêu đã có thể biết thêm nhiều biệt danh cho mẹ hơn. Bên cạnh đó, góc của mẹ tin rằng việc sử dụng biệt danh hay và ý nghĩa sẽ giúp gia đình có thể gắn kết với nhau hơn. Chúc ba và con yêu nhanh chóng tìm được cái tên ưng ý nhất cho mẹ nhé!

Tham khảo thêm: 

Đặt tên con năm 2022: 101+ Tên vừa hay lại vừa ý nghĩa cho con

1001+ Tên con gái tiếng Anh ý nghĩa cho bé yêu luôn xinh đẹp, may mắn

Mỗi một đứa bé khi được sinh ra đều chính là những thiên thần nhỏ và là điều quý giá nhất của mẹ. Vì thế mẹ muốn con mình sẽ có một biệt danh thật đặc biệt so với những đứa trẻ khác, mẹ muốn đặt biệt danh theo tên bằng tiếng anh cho vừa cute, vừa khác biệt nhưng mà mẹ lại không rành tiếng anh, hoặc nghĩ mãi cũng chẳng biết đặt ra sao mới hợp với con và tên thật của bé. Đây là vấn đề khá nan giải đúng không nào? Vậy có cách đặt biệt danh theo tên bằng tiếng anh cho bé vừa hay, vừa đơn giản, vừa đúng với tính cách của bé không? Hãy cùng Góc của mẹ khám phá những cách đặt  hay và độc lạ nhé!

Cách đặt biệt danh theo tên bằng tiếng anh cho bé vừa hay, vừa đơn giản
Mách mẹ cách đặt biệt danh theo tên bằng tiếng anh cực độc đáo!

1. Các cách đặt biệt danh theo tên bằng tiếng anh

1.1 Sử dụng các từ đồng âm của tên trong tiếng anh

Một trong những cách đặt biệt danh theo tên bằng tiếng anh phổ biến chính là sử dụng các từ đồng âm của tên trong tiếng anh. Cách đặt tên này cũng khá đơn giản, vừa dễ nhớ vừa gần gũi với cái tên thật thân thương mà mẹ đã đặt cho bé. Với hiệu ứng đồng âm, người đối diện sẽ dễ dàng có sự kết nối và dễ ghi nhớ cả tên tiếng Anh và tiếng Việt của bé sau này hơn. Góc của mẹ sẽ đưa ra một số ví dụ cho mẹ dễ hình dung nhé:

  • Linh → Link
  • Nam → Nathan
  • Châu → Charly
  • Vy → Vivian
  • Mạnh → Matin
  • Huy → Haru
Đặt tên bằng cách sử dụng các từ đồng âm trong tiếng anh
Sử dụng các từ đồng âm của tên để đặt biệt danh tiếng anh cho bé

1.2 Đặt biệt danh dựa theo ý nghĩa tên

Dựa theo ý nghĩa tên mà đặt tên cho con cũng khá thú vị nhỉ. Tên bé là gì thì mẹ sẽ tìm một từ ngữ tiếng anh có ý nghĩa tương tự với tên tiếng Việt của bé. Mẹ có thể tham khảo cách đặt sau đây:

  • Hồng – Rose
  • Vinh Quang – Gloria: Chiến thắng vẻ vang
  • Ngọc Bích – Jade: Viên ngọc quý giá
  • Phong – Anatole: Ngọn gió
  • Huy – Augustus: lộng lẫy, vĩ đại
  • Đức – Finn: đức tính tốt đẹp
Đặt biệt danh tiếng anh cho bé dựa theo ý nghĩa của tên
Dựa theo ý nghĩa của tên để đặt biệt danh tiếng anh cho bé

1.3 Đặt biệt danh bằng cách lấy tên viết tắt của các chữ cái đầu tiên trong họ tên

Với cách đặt tên này sẽ giúp những người xung quanh nhớ được cả họ lẫn tên của bé. Mẹ có thể đặt bằng cách lấy chữ cái đầu tiên trong họ tên để đặt tên cho con. Sau đây là một vài ví dụ để mẹ dễ hình dung nhé:

  • Nguyễn Thuỳ Linh – NTL – entiel
  • Chu Văn Kiệt – CVK, CK
  • Lê Thảo My – LTM 
  • Nguyễn Thanh Nam – NTN 
  • Nguyễn Thành Công – NTC 
  • Trần Duy Linh – TDL
Đặt biệt danh bằng cách lấy tên viết tắt của các chữ cái đầu tiên trong họ tên
Đặt biệt danh tiếng anh hay cho bé yêu

1.4 Bổ sung tên tiếng Anh theo tính cách trước tên họ thật

Mỗi một bé khi sinh ra đều có những đặc điểm nhận dạng cũng như tính cách riêng, có bé thì ngọt ngào, vui vẻ, cũng có bé thì cool ngầu, mạnh mẽ,  là mẹ đặt cho con biệt danh với mong muốn con mình sẽ khi trưởng thành sẽ có những tính cách đó. Thế nên đặt tên theo tính cách sẽ tạo nên một đặc điểm nhận diện mà chỉ bé mới có và trở nên khác biệt so với những đứa trẻ khác:

  • Vui vẻ – Cheerful Nguyễn
  • Ngọt ngào – Dulcie Lưu
  • Tốt bụng: Kind Lưu
  • Tinh ý: Observant Lê
  • Khiêm tốn: Modest Đỗ
Bổ sung tên tiếng Anh theo tính cách trước tên họ thật cho bé
Cách đặt biệt danh theo tên bằng tiếng anh

2. 80+ Biệt danh theo tên bằng tiếng anh hay cho nam

Sau những hướng dẫn đã được đề cập bên trên, chắc hẳn mẹ cũng đã hiểu được phần nào rồi đúng không nào? Góc của mẹ sẽ đưa ra nhiều gợi ý hơn về cách đặt biệt danh theo tên bằng tiếng anh cho bé trai để mẹ tham khảo thêm nhé!

2.1 Biệt danh theo từ đồng âm 

Mẹ tham khảo những tên dưới đây nhé:

  • Nam – Nathan
  • Mạnh – Mason
  • Vinh – Vincent, Victor
  • Long – Lonely
  • Kha – Karen
  • Linh- Liam
  • Dũng – Duane
  • Hải – Harvey
  • Luân – Leon
  • Phong – Poppy
  • Bảo – Bobby
  • Đăng: Daniel, David
  • Duy: Dylan
  • Huy – Haru
  • Thành – Tharo
  • Công – Conal
  • Tiến – Tintin
  • Quang – Waren
  • Mạnh – Mark
  • Thông – Thomas
  • Hiếu – Heulwen
Mẹ tham khảo biệt danh tiếng anh theo từ đồng âm đáng yêu cho bé
Biệt danh tiếng anh theo từ đồng âm đáng yêu cho bé

2.2 Biệt danh dựa theo ý nghĩa tên

Mẹ tham khảo những tên dưới đây nhé:

  • Việt – Baron: ưu việt, tài giỏi
  • Danh – Orborne: nổi tiếng
  • Tài – Ralph: thông thái và hiểu biết
  • Bình – Aurora: bình minh
  • Dũng – Maynard: dũng cảm
  • Cường – Roderick: mạnh mẽ
  • Mạnh – Strong: khoẻ mạnh, mạnh mẽ
  • Sơn Anh – Augustus: vĩ đại, lộng lẫy
  • Tiến – Hubert: luôn nhiệt huyết, hăng hái
  • Bảo – Eugen: quý giá
  • Võ – Damian: người giỏi võ
  • Dương – Griselda: chiến binh xám
  • Minh – Jethro: thông minh, sáng suốt
  • Đại – Magnus: to lớn, vĩ đại
  • Huy – Augustus: lộng lẫy, vĩ đại
  • Đức – Finn: đức tính tốt đẹp
  • Hải – Mortimer: Chiến binh biển cả
  • Giang – Ciara: dòng sông nhỏ
  • Gia – Boniface: gia đình, gia tộc
  • Quang – Clitus: vinh quang
Biệt danh dựa theo ý nghĩa tên hay cho bé trai cho mẹ tham khảo
Biệt danh dựa theo ý nghĩa tên hay cho bé trai

2.3 Biệt danh dựa theo tên viết tắt của các chữ cái đầu tiên trong họ tên

Mẹ tham khảo những tên dưới đây nhé:

  • Nguyễn Thanh Tuấn – NTT: entiti
  • Trần Mạnh Dũng – TMD
  • Nguyễn Thanh Luân – NTL 
  • Nguyễn Vũ Luân – NVL 
  • Đỗ Mạnh Ninh – DNM
  • Bùi Anh Tuấn – BAT 
  • Hồ Đức Trung – HDT 
  • Trần Mạnh Hùng – TMH 
  • Nguyễn Trung Kiên – NTK 
  • Trần Hữu Đăng – THD 
  • Lưu Vỹ – LV – elvi
  • Lê Thanh Hải – LTH 
  • Nguyễn Thanh Nam – NTN 
  • Nguyễn Thành Công – NTC 
  • Trần Duy Linh – TDL
  • Đặng Thanh Tâm – DTT: 
  • Hồ Quang Hiếu: HQH 
  • Đặng Vũ Luân: DVL
  • Lê Thanh Tâm – LTT 
  • Trần Lê Thanh – TLT 
Biệt danh dựa theo tên viết tắt của các chữ cái đầu tiên trong họ tên cho mẹ bầu tham khảo
Biệt danh dựa theo tên viết tắt của các chữ cái đầu tiên trong họ tên

2.4 Thêm tên tiếng anh trước họ/ tên thật

Mẹ tham khảo những tên dưới đây nhé: 

  • Lạnh lùng: Cold Nguyễn
  • Thận trọng: Cautious Trần
  • Dũng cảm: Courage Lưu
  • Mạnh mẽ: Conal Lê
  • Lịch sự, nhã nhặn: Curtis Nguyễn
  • Lịch sự, nhã nhặn: Affable Bùi
  • Nhanh nhẹn, năng động: Active Trần
  • Tử tế, tốt bụng: Alma Lê
  • Đáng tin cậy: Dependable Lưu
  • Khéo léo: Dexterous Lê
  • Chân thanh, chân thật: Dilys Trần
  • Hào phóng: Generous Nguyễn
  • Hoà đồng: Gregarious Lê
  • Cảnh giác, thận trọng: Gregory Hồ
  • Trung thực: Honest Nguyễn
  • Bình tĩnh, bình tâm: Halcyon Trần
  • Thông minh: Intelligent Hồ
  • Tốt bụng: Kind Lưu
  • Tinh ý: Observant Lê
  • Khiêm tốn: Modest Đỗ
Mẹ tham khảo những cách thêm tên tiếng anh trước họ hoặc tên thật cho bé
Thêm tên tiếng anh trước họ hoặc tên thật cho bé

3. 80 Biệt danh tiếng anh theo tên hay cho nữ

Tiếp theo là cách đặt biệt danh theo tên bằng tiếng anh hay cho nữ. Góc của mẹ sẽ đưa ra nhiều gợi ý hơn cho mẹ tham khảo nhé!

3.1 Biệt danh theo từ đồng âm 

Mẹ tham khảo những tên dưới đây nhé:

  • My – Mia, Emi
  • Ly – Lisa, Lily, Lee
  • An – Anna
  • Thanh – Taylor
  • Hà – Hazuki
  • Hằng – Han
  • Ngân – Nana
  • Anh – Amanda
  • Trinh – Tryphena
  • Mai – Maria, Mary
  • Băng – Baby
  • Linh – Link, Linda
  • Gấm – Gemma
  • Vy – Vivian, Victoria
  • Loan – Lona
  • Dung – Duna
  • Hân – Hannie
  • Oanh – Orange
  • Tiên – Tiny
  • Vân – Valy
Cách đặt biệt danh tiếng anh hay cho bé gái cho mẹ yêu tham khảo
Biệt danh tiếng anh hay cho bé gái cho mẹ tham khảo

3.2 Biệt danh dựa theo ý nghĩa tên

Mẹ tham khảo những tên dưới đây nhé:

  • Hồng – Rose: hoa hồng
  • Bảo Anh – Eudora: món quà quý giá 
  • Huệ – Lily: hoa huệ
  • Tiên – Isolde: xinh đẹp như nàng tiên
  • Vân – Cosima: mây trắng
  • Ngọc – Pearl: viên ngọc quý
  • Nhi – Almira: công chúa nhỏ
  • Tuyết – Eira: tuyết trắng 
  • Mai – Jezebel: trong sáng như hoa mai
  • Tú – Stella: vì sao, tinh tú 
  • Thư – Martha, Ladonnna: quý cô, tiểu thư
  • Duyên – Tryphena: duyên dáng, thanh tao
  • Linh – Jocasta: toả sáng
  • Mỹ – Fidelma: Mỹ nhân
  • Ánh – Lucasta: ánh sáng thuần khiết
  • Hiền – Glenda: thân thiện, hiền lành
  • Trúc – Erica: mãi mãi, vĩnh hằng
  • An – Ingrid: bình yên
  • Hạnh – Happy, Zelda: hạnh phúc, vui vẻ
  • My – Amabel: đáng yêu, dễ thương
Gợi ý cách đặt biệt danh tiếng anh dựa theo ý nghĩa tên cho con yêu
Biệt danh tiếng anh dựa theo ý nghĩa tên

3.3 Biệt danh dựa theo tên viết tắt của các chữ cái đầu tiên trong họ tên

Mẹ tham khảo những tên dưới đây nhé:

  • Nguyễn Thanh Mai – NTM – Entiem
  • Trần Thanh Ngân – TTN 
  • Lê Thị Bảo Yến – LTBY 
  • Lê Thanh Trúc – LTT 
  • Võ Thị Mộng Mơ – VTMM 
  • Nguyễn Thị Hồng Nhung – NTHN
  • Bùi Thanh Nhi – BTN 
  • Nguyễn Thảo Trang – NTT 
  • Lê Thanh Ngọc – LTN 
  • Trần Ngọc Hân – TNH 
  • Bùi Cẩm Tú – BCT 
  • Nguyễn Thanh Hà – NTH
  • Phan Thảo Vy – PTV
  • Nguyễn Bảo Ngọc – NBN
  • Đặng Trúc Ly – DTL
  • Hồ Thị Hiền – HTH 
  • Nguyễn Thu Minh – NTM 
  • Lê Hồng Ngọc – LHN 
  • Hồ Minh Thư – HMT 
  • Nguyễn Thuỳ Linh – NTL 
Gợi ý cách đặt biệt danh dựa theo tên viết tắt của các chữ cái đầu tiên trong họ tên
Biệt danh dựa theo tên viết tắt của các chữ cái đầu tiên trong họ tên

3.4 Thêm tên tiếng anh trước họ/ tên thật 

Mẹ tham khảo những tên dưới đây nhé:

  • Nhẹ nhàng, tao nhã: Gentle Nguyễn
  • Thân thiện: Friendly Trần
  • Dễ thương, đáng yêu: Miranda Nguyễn
  • Ngọt ngào: Dulcie Lưu
  • Tử tế, tốt bụng: Alma Hồ
  • Cao quý, cao thượng: Alva, Adela Lê
  • Mạnh mẽ, kiên cường: Andrea Trần
  • Trong sáng: Agnes Nguyễn
  • Nhanh nhẹn, năng động: Active Lưu
  •  sự, nhã nhặn, ân cần: Affable Bùi
  • Có nhiều hoài bảo: Ambitous Ngô
  • Khoẻ khoắn: Atticus Trần
  • i hoà, xinh đẹp: Cosima Nguyễn
  • Vui vẻ: Cheerful Lê
  • Chăm chỉ: Diligent Lưu
  • Khéo léo, đảm đang: Dexterous Ngô
  • Thú vị: Exciting Nguyễn
  • Chân thành, nghiêm túc: Ernesta Trần
  • Nhiệt tình: Enthusiastic Phan
  • Dễ xúc động: Emotional Nguyễn
  • Thoải mái, vô tư: Easy Trần
Mẹ tham khảo cách đặt biệt danh theo tên bằng tiếng anh cho con yêu
Cách đặt biệt danh theo tên bằng tiếng anh cho bé yêu

4. Một số lưu ý khi đặt biệt danh theo tên bằng tiếng anh 

Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ yêu khi đặt biệt danh theo tên bằng tiếng anh:

  • Mẹ cần lưu ý về ý nghĩa của tên tiếng Anh khi dịch sang tiếng Việt, tránh những tên mang nghĩa tiêu cực, bạo lực,…
  • Biệt danh của bé cũng giống như tên và thường được sử dụng phổ biến, mẹ nên đặt cho con một biệt danh thật phù hợp để có thể sử dụng dụng khi trưởng thành mẹ nhé.
  • Để có một biệt sáng tạo, độc lạ và không đụng hàng, mẹ không nên copy mà hãy tự sáng tạo phù hợp với đặc điểm riêng của bé.
  • Mẹ có thể dựa theo tính cách, đặc điểm nổi trội của bé để đặt một biệt danh phù hợp và mang dấu ấn riêng của bé. Mẹ có thể tham khảo cách đặt tên cho con bằng công cụ này nhé: Công cụ đặt tên con giúp mẹ đặt tên bé ý nghĩa nhất! 
Một số lưu ý khi đặt biệt danh bằng tiếng anh mẹ cần lưu ý
Một số lưu ý khi đặt biệt danh bằng tiếng anh

Bài viết trên là gợi ý cách đặt biệt danh theo tên bằng tiếng anh cho bé cực hay và độc đáo. Hy vọng mẹ sẽ tìm được một biệt danh phù hợp với bé yêu của mình mẹ nhé. Hãy cùng theo dõi Góc của mẹ để biết thêm nhiều bài viết hay và ý nghĩa hơn nha mẹ.

Mẹ tham khảo thêm200+ Biệt danh tiếng anh độc đáo nhất 2022, tham khảo ngay!

 

Mật ong là một trong những loại thực phẩm dùng làm nước uống rất phổ biến và được nhiều người yêu thích, nhất là những mẹ đang trong giai đoạn thai kỳ. Chúng thường có vị ngọt, thanh và cực kỳ dễ chế biến kèm với các món ăn tạo nên thực đơn đầy dinh dưỡng. Thế nhưng, mẹ băn khoăn, không biết liệu mang thai 3 tháng đầu có nên uống mật ong? Hay uống nhiều mật ong có ảnh hưởng sức khỏe của mình và con yêu hay không? Qua những thông tin dưới đây, Góc của mẹ sẽ giải đáp tất tần tật những nỗi lo lắng của mẹ nhé!

Mẹ mang thai 3 tháng đầu có nên uống mật ong? Cần lưu ý những gì?
Mang thai 3 tháng đầu có nên uống mật ong?

1. Mẹ mang thai 3 tháng đầu có nên uống mật ong không? 

Mẹ tự hỏi mật ong có tốt cho cơ thế của mình và thai nhi không? Vậy thì mẹ hãy yên tâm nhé, bởi mật ong là thực phẩm rất có lợi và nhiều dinh dưỡng. Bên trong mật ong có chứa rất nhiều các loại vitamin như B, C,và loạt các dưỡng chất tốt cho bé yêu trong bụng như magie, canxi, sắt,…. Những chất dinh dưỡng này có thể giúp mẹ bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng, cải thiện giấc ngủ trong thời gian thai kỳ đó mẹ ạ!

Mẹ có thể tham khảo thêm một số các dưỡng chất khác có trong 100g mật ong gồm:

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Fructoza 40.39g
Glucoza 35.27g
Calci 5mg
Sắt 0.9mg
Vitamin C 4mg
Vitamin B2 0.04mg
Vitamin B5 0.068mg
Protein 0.4g

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể uống mật ong vì dạ dày của mẹ đủ khả năng xử lý các vi khuẩn trong mật ong, các loại virus gây ra bệnh botulism, mặc dù đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng như khiến yếu và tê liệt ở tay, chân,… Do đó, mẹ có thể thoải mái mà thêm mật ong vào những thức uống ngon, bổ dưỡng của mình nhé!

Mẹ mang thai 3 tháng đầu uống mật ong tăng sức đề kháng và bổ sung năng lượng
Mẹ mang thai 3 tháng đầu uống mật ong tốt cho sức khỏe

2.Top 5 lợi ích mật ong mang lại cho mẹ mang thai 3 tháng đầu

Khi thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có nên uống mật ong không, hẳn mẹ cũng thắc mắc những lợi ích mật ong đem lại. Mẹ biết không, theo nghiên cứu của các chuyên gia, bên trong mật ong có khoảng 17% là nước và hai loại đường đơn, 38% là fructose và khoảng 31% glucose. Những dưỡng chất này đảm bảo sẽ hỗ trợ bổ sung năng lượng và rất tốt cho cơ thể của mẹ bầu. Bên cạnh đó, mật ong còn mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời khác mà mẹ có thể tham khảo dưới đây như:

2.1 Mật ong giúp mẹ mang thai ba tháng đầu cải thiện hệ miễn dịch

Mật ong có khả năng giúp mẹ bầu mang thai ba tháng đầu cải thiện hệ miễn dịch. Bởi lẽ khoảng 100g mật ong đã có đến 4mg vitamin C, 5mg calci, 52mg kali,… Những chất dinh dưỡng dồi dào này rất quan trọng đối với hệ miễn dịch, cũng như rất cần thiết cho xương chắc khỏe. Đảm bảo bảo vệ cơ thể mẹ khỏi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn độc hại gây bệnh từ bên ngoài, nhất là trong giai đoạn nhạy cảm như 3 tháng đầu. 

Mật ong có khả năng giúp mẹ bầu mang thai ba tháng đầu cải thiện hệ miễn dịch
Mật ong bảo vệ sức khỏe mẹ trước những vi khuẩn độc hại

2.2 Khắc phục chứng mất ngủ ở mẹ mang thai 3 tháng đầu

Mẹ mang thai trong khoảng thời gian 3 tháng đầu tiên rất dễ xảy ra tình trạng mất ngủ, trằn trọc nhiều đêm. Điều này khiến không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé yêu trong bụng, khiến năng lượng hoạt động trong ngày của mẹ cạn kiệt nhanh chóng, mẹ cũng sẽ dễ bị choáng và nhức đầu. Vì vậy, uống mật ong sẽ có thể giúp mẹ bầu giảm thiểu chứng mất ngủ này.

Cứ 100g mật ong sẽ có khoảng 31,8g carbohydrate, chúng sẽ giúp giải phóng insulin trong cơ thể mẹ, giúp mẹ cải thiện giấc ngủ tốt hơn, đi vào giấc ngủ nhanh hơn đó mẹ nhé!

Uống mật ong sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng cải thiện giấc ngủ
Uống mật ong sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ

2.3 Mẹ mang thai 3 tháng đầu uống mật ong giảm cảm lạnh và ho

Tình trạng dễ bị cảm lạnh và ho cũng thường xảy ra ở các mẹ bầu, do sức đề kháng của mẹ khi mang thai yếu hơn bình thường. Nhưng mẹ biết không, một trong những ưu điểm tuyệt vời nhất của mật ong đó chính là khả năng kháng khuẩn mạnh. Do đó, uống mật ong sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe tốt hơn, giảm bớt tình trạng cảm lạnh và ho, đặc biệt là trong thời gian mang thai mẹ không thể uống kháng sinh.

Mật ong giảm bớt tình trạng cảm lạnh và ho cho mẹ bầu
Mật ong giảm cảm lạnh và ho cho mẹ bầu

2.4 Mật ong giúp cải thiện tình trạng sức khỏe da đầu của mẹ

Da đầu của mẹ trong 3 tháng đầu mang thai cũng sẽ dễ bết, nổi gàu, nấm,… do nguyên nhân xuất phát từ những thay đổi bên trong nội tiết tố cơ thể mẹ. Vì vậy uống mật ong không những giúp tốt cho cơ thể mà còn cân bằng phần nào tiết tố cho mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng mật ong pha loãng với nước ấm và thoa lên da đầu. Các chất chống khuẩn, chống nấm và ngăn ngừa oxy hóa của mật ong có thể hỗ trợ loại bỏ những yếu tố gây gàu và ngứa da đầu khi mẹ mang thai 3 tháng đầu đó ạ!

Uống mật ong giúp tốt cho cơ thể và cân bằng phần nào tiết tố cho mẹ bầu
Mật ong mang lại những lợi ích tốt cho da đầu của mẹ bầu

2.5 Cải thiện tình trạng loét dạ dày ở mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ khi mang thai 3 tháng đầu rất dễ bị đau, loét dạ dày do sự biến đổi của hàng loạt các cơ quan trong cơ thể. Nếu mẹ không điều trị kịp thời chúng có thể gây nguy hiểm cho em bé trong bụng, bởi lẽ loét dạ dày sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày nằm gần tử cung.

Vì vậy, uống mật ong sẽ giúp cho mẹ bầu cải thiện vết loét dạ dày với tốc độ nhanh. Mật ong cũng sẽ hiệu quả nếu mẹ đang gặp tình trạng bị loét tá tràng do nhiễm vi khuẩn H.pylori. Tuy nhiên, không phải cơ thể của mẹ bầu nào cũng sẽ thích ứng với mật ong khi bị loét dạ dày, do đó, mẹ hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi sử dụng nhé ạ!

Mật ong giúp cải thiện tình trạng loét dạ dày ở mẹ bầu 3 tháng đầu
Mật ong cải thiện tình trạng loét dạ dày ở mẹ bầu

Mẹ tham khảo thêm: 17 Loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

3. Lưu ý khi uống mật ong cho mẹ mang thai 3 tháng đầu 

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề mang thai 3 tháng đầu có nên uống mật ong hay không? Mẹ bầu cũng nên quan tâm đến những lưu ý khi uống mật ong để có thể hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe như:

1- Uống mật ong với một lượng điều độ sẽ đảm bảo giúp sức khỏe của mẹ được cải thiện tốt nhất. Do đó, mỗi ngày, mẹ chỉ cần sử dụng từ 3 đến 5 muỗng canh mật ong là đã đủ để nạp lượng calo cần thiết cho cơ thể. Nếu mẹ uống quá nhiều mật ong sẽ đem đến các tác dụng phụ không mong muốn như co thắt dạ dày, kích ứng đường tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi,…

2-  Mẹ không thêm mật ong vào nước nóng vì nước nóng sẽ khiến mùi vị nguyên bản của mật ong mất đi. Ngoài ra nước nóng còn làm giảm hàm lượng các dưỡng chất bên trong chúng như vitamin, enzyme,… đó mẹ ạ!

3- Mẹ bầu tránh trộn mật ong với sữa đậu vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt cho cơ thể mẹ, đặc biệt là sẽ khiến mẹ dễ bị khó tiêu

4- Mẹ mang thai có vấn đề về đường tiêu hóa như bệnh viêm ruột (IBD) nên tránh sử dụng mật ong vì chúng sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và khả năng tiêu hóa. Nếu mẹ muốn sử dụng thì mẹ nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi đưa mật ong vào thực đơn ăn uống của mình mẹ nhé!

Những lưu ý khi uống mật ong để có thể hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe
Lưu ý khi uống mật ong mẹ mang thai 3 tháng đầu cần biết

4. Mách mẹ bầu tips chọn mật ong phù hợp trong thai kỳ

Ngoài những lưu ý trên, Góc của mẹ cũng sẽ chia sẻ những tips nho nhỏ cho mẹ bầu để mẹ có thể lựa chọn mật ong đảm bảo chất lượng, an toàn nhé:

  • Mẹ nên chọn các mật ong đã được khử trùng sạch sẽ. Mẹ có thể lựa mua mật ong tại các cửa hàng hoặc những hệ thống siêu thị nổi tiếng như Vinmart, Bách Hóa Xanh,…hay các công ty sản xuất mật ong lớn ví dụ như Viethoney, Highland Bee,… Hạn chế mua trực tiếp từ các trang trại, mua qua trung gian, các loại mật ong thô chưa tiệt trùng, tuy chúng nhiều dinh dưỡng nhưng bên trong chúng vẫn còn chứa rất nhiều vi khuẩn có hại tiềm ẩn, dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé yêu trong bụng
  • Mẹ nên chọn mua những loại mật ong hữu cơ vì chúng mang lại nhiều dinh dưỡng và đã trải qua những bước xử lý tối thiểu nhất. Đảm bảo an toàn, chất lượng khi mẹ sử dụng
Tips cho mẹ bầu lựa chọn mật ong đảm bảo chất lượng và an toàn
Mách mẹ bầu tips chọn mật ong phù hợp trong thai kỳ

Hy vọng qua bài viết trên, mẹ đã có cho mình câu trả lời mang thai 3 tháng đầu có nên uống mật ong không? Bên cạnh đó, góc của mẹ cũng mong rằng việc bổ sung mật ong vào thực đơn thai kỳ sẽ hỗ trợ mẹ bổ sung năng lượng và bảo vệ được con yêu trong bụng tốt hơn. Chúc mẹ có thể thưởng thức vị ngọt, thanh của mật ong bổ dưỡng một cách trọn vẹn nhất nhé!

Mẹ tham khảo thêm: 

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Lợi ích, Tác hại và Lưu ý

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn gà ác? 5 Cách chế biến gà ác “chuẩn vị” cho mẹ bầu!

Trong những năm tháng con trong bụng mẹ, mẹ luôn muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất, trong đó có những biệt danh Tiếng Anh thật hay và ý nghĩa. Bởi lẽ những tên gọi Tiếng Anh này sẽ chính là món quà mà mẹ đã gửi gắm cho con đến suốt cuộc đời. Tuy nhiên, mẹ vẫn đang phân vân, lo lắng không biết lựa chọn biệt danh Tiếng Anh nào vừa đáng yêu, vừa dễ nhớ. Góc của mẹ sẽ giới thiệu cho mẹ một số những biệt danh Tiếng Anh hay cho nữ qua bài viết dưới đây để mẹ có thể tham khảo nhé!

Biệt danh Tiếng Anh hay cho nữ ý nghĩa cho mẹ tham khảo
Biệt danh Tiếng Anh hay cho nữ, ý nghĩa nhất 2022

Mẹ tham khảo thêm: Công cụ đặt tên con giúp mẹ đặt tên bé ý nghĩa nhất! 

1. Biệt danh Tiếng Anh hay cho nữ phổ biến

Mẹ biết không, có rất nhiều biệt danh Tiếng Anh hay và phổ biến dành cho nữ. Những biệt danh này có thể giúp bé yêu tăng thêm phần đáng yêu, cũng như tạo nên khí chất của một cô công chúa. Để mẹ có thể tham khảo thêm được nhiều tên Tiếng Anh hay, dưới đây sẽ gợi ý một số cái tên như:

1.1 Biệt danh về tình yêu bằng Tiếng Anh 

1- Mabel: Người đẹp của tôi

2- Mabs: Người yêu xinh đẹp

3- Marabel: Bé là một cô nàng Mary xinh đẹp

4- Grainne:  Sự yêu thương, yêu mến

5- Kerenza: Ý nghĩa chỉ sự yêu thích, quý mến của mọi người

6- Tegan: Mang ý nghĩa chỉ người thân thiết, người mình yêu quý nhất

7- Tove: Xinh đẹp tuyệt trần

8- Ulanni: Rất đẹp hoặc một vẻ đẹp trời cho

9- Angel: Thiên thần

10- Bun:  Bé ngọt ngào như bánh sữa nhỏ

11-Binky: Rất dễ thương

12- Fruit Loops: Ngọt ngào, thú vị 

13- Babe: Cô bé đáng yêu

14- Button: Cúc áo, nhỏ bé

15- Zelda: Hạnh phúc

16- Dearie: Người yêu dấu

17- Zelene: Ánh mặt trời

18- Laverna: Bé là mùa xuân 

19- Sugar: Ngọt ngào.

20- Fluffer Nutter: Ngọt ngào, đáng yêu

Những biệt danh Tiếng Anh về tình yêu ý nghĩa nhất
Biệt danh Tiếng Anh về tình yêu

1.2 Biệt danh Tiếng Anh cho nữ theo tên người nổi tiếng

1- Adele: Quý bà tao nhã

2- Ariadne/Arianne: Có ý nghĩa là cô gái thanh tao, thánh thiện

3- Donna: Nàng tiểu thư kiêu kỳ

4- Elfleda: Bé là một mỹ nhân xinh đẹp, quyền quý

5- Gladys: Bé là công chúa

6- Ladonna: Cô nàng tiểu thư

7- Orla: Công chúa tóc vàng

8- Odette/Odile: Sự giàu có

9- Phoebe: Ánh sáng rực rỡ, chói lóa 

10- Rowena: Bé sẽ trở thành người nổi tiếng, mang lại nhiều tiếng cười

11- Xavia: Bé là người tỏa sáng nhất

12- Mirabel: Tuyệt vời 

13- Swift: Cô bé ngọt ngào nhất

14- Angelina: Bé là thiên thần xinh đẹp

15- Emma: Tâm điểm của vũ trụ

16- Jennifer:  Trong sạch và công bằng

17- Kristen: May mắn, xinh đẹp

18- Lily: Trong sáng, tinh khôi

19- Megan: Con gái của biển

20- Rihanna: Xinh đẹp, quyền lực

Tên Tiếng Anh cho nữ theo tên người nổi tiếng cho mẹ tham khảo
Tên Tiếng Anh cho nữ theo tên người nổi tiếng

1.3 Biệt danh Tiếng Anh cho nữ theo thần thoại Hy Lạp 

1 – Hestia: Ấm áp

2 – Nemesis: Khí chất hơn người

3 – Asteria: Biểu tượng cho sự mạnh mẽ

4 – Elpis: Biểu tượng của sự hy vọng

5 – Nike: Sự hoàn hảo, tuyệt vời

6 – Hera: Nữ thần sắc đẹp

7 – Demeter: Biểu tượng của sự sung túc, giàu sang

8 – Athena: Biểu tượng của sự trí tuệ

9 – Hestia/Dionysus: Đảm đang, tháo vát

10 – Artemis:  Bé mạnh mẽ, kiên cường

11- Aphrodite: Biểu tượng của tình yêu

12- Hathor: Hiếu thảo, đáng yêu

13- Rhea: Sự giàu có, sung túc

14- Leto: Sự yêu thương

15- Hebe: Thanh xuân, đáng yêu

16- Penelope: Thông thái

17- Althea: Thánh thiện nhất

18- Alexandra: Mạnh mẽ, là người bảo vệ

Biệt danh Tiếng Anh cho nữ theo thần thoại Hy Lạp ý nghĩa nhất
Biệt danh Tiếng Anh cho nữ theo thần thoại hy lạp

2. Biệt danh Tiếng Anh hay cho nữ theo chủ đề

Ngoài những việc mẹ có thể đặt biệt danh Tiếng Anh cho bé yêu giống như tên người nổi tiếng, hay tên về tình yêu,… Cũng có rất nhiều biệt danh hay khác về những chủ đề ý nghĩa nhất hiện nay. Dưới đây sẽ liệt kê cho mẹ một số cái tên mang thông điệp vừa hay vừa độc đáo cho mẹ tham khảo nhé!

2.1 Biệt danh Tiếng Anh cute cho bé gái

  • Amabel/Amanda: đáng yêu
  • Calixta: Bé là cô gái đẹp nhất 
  • Mabel: Cô bé dễ thương, đáng yêu
  • Miranda: Ý nghĩa bé được nhiều người yêu quý
  • Cora: Dễ thương
  • Chipmunk: Sóc chuột
  • Chubbykins: Mũm mĩm
  • Cutie Pie: Miếng bánh đáng yêu
  • Mini-Me: Nho nhỏ
  • Miss Cutie: Quý cô đáng yêu
  • Munchkin: Nhỏ bé
  • String Bean: Đậu que
  • Tiny: Nhỏ xíu
Mẹ tham khảo biệt danh Tiếng Anh đáng yêu cho bé gái
Biệt danh Tiếng Anh đáng yêu cho bé gái

2.2 Biệt danh Tiếng Anh cho bé gái dựa trên ngoại hình

  • Hazel: Đôi mắt xanh pha nâu
  • Scarlette: Má đỏ thắm
  • Rowan: Cô bé tóc đỏ
  • Aurelia: Bé có mái tóc màu vàng óng mượt
  • Brenna: Tóc đen mượt
  • Drusilla: Bé có một đôi mắt ướt át, long lanh như giọt sương
  • Kiera: Bé có mái tóc đen óng
  • Orla: Tiểu thư tóc vàng đáng yêu
  • Keisha: Đôi mắt đen láy
  • Fiona: Trắng trẻo 
  • Flavia: Màu vàng, màu hoàng kim
Biệt danh Tiếng Anh cho bé gái dựa trên ngoại hình cho mẹ tham khảo
Biệt danh Tiếng Anh cho bé gái dựa trên ngoại hình

2.3 Biệt danh Tiếng Anh vui nhộn cho bé gái

  • Chuckles: Cười khúc khích
  • Cuddle Bunny: Thỏ đáng yêu
  • Dimples:  Lúm đồng tiền
  • Drooly Julie: Dễ thương
  • Funny Girl: Cô bé thú vị
  • Giggle Monster: Cười khúc khích
  • Goofy: Ngốc nghếch
  • Grumpy: Hay dỗi
  • Happy: Hạnh phúc
  • Rolly Polly: Cuộn tròn
  • Sassy: Tinh nghịch
  • Sleepy: Ngáy ngủ
  • Smiley: Mỉm cười
  • Snuggle Bunny: Thỏ dễ thương
  • Sweet Girl: Cô bé ngọt ngào
  • Sweetie: Ngọt ngào, nhẹ nhàng
Mẹ tham khảo biệt danh Tiếng Anh vui nhộn cho bé gái
Biệt danh Tiếng Anh vui nhộn cho bé gái

2.4 Biệt danh Tiếng Anh cho bé gái theo chủ đề hoa cỏ

  • Lavender: Oải hương
  • Daisy: Cúc dại trắng, vàng xinh đẹp
  • Violet: Hoa màu tím
  • Lilybelle: Hoa huệ
  • Rosalind: Đóa hoa hồng 
  • Lily: Hoa lily thuần khiết
  • Iris: Hoa cầu vồng
  • Rosa: Đoá hồng
  • Rosabella: Đoá hồng dễ thương 
  • Flora: Bông hoa, đóa hoa
  • Anthea: Như hoa
  • Tulip: Hoa tulip tượng trưng cho tình yêu hoàn hảo
  • Iolanthe: Đoá hoa tím thủy chung
  • Calantha: Hoa nở rộ 
  • Rosaleen: Xinh đẹp đoá hồng giữa ánh bang mai
Biệt danh Tiếng Anh cho bé gái theo chủ đề hoa cỏ vô cùng ý nghĩa
Biệt danh Tiếng Anh cho bé gái theo chủ đề hoa cỏ

2.5 Biệt danh Tiếng Anh cho bé gái theo chủ đề kẹo ngọt

  • Lollipop: Kẹo mút
  • Marshmallow: Kẹo dẻo
  • Milk Dud: Kẹo dud dễ thương
  • Tiffy Taffy: Kẹo Tiffy taffy đáng yêu
  • Carmelita: Viên kẹo ngọt ngào
  • Dum Dum: Sôi động, đáng yêu
  • Gumball: Viên kẹo gum tròn cute
  • Jelly Bean: kẹo thạch ngọt ngào
  • Laffy Taffy: Kẹo ngọt ngào
Mẹ tham khảo cách đặt tên Tiếng Anh cho bé yêu theo chủ đề kẹo ngọt
Tên Tiếng Anh cho bé yêu theo chủ đề kẹo ngọt

2.6 Biệt danh Tiếng Anh cho bé gái theo chủ đề socola

  • Milka: Những viên socola ngọt ngào
  • Snicker: Kẹo socola mật ong
  • Goo Goo: Bánh socola giòn tan
  • Goober: Những chiếc bánh socola 
  • Goody Bar: Thanh socola nổi tiếng
  • Hershey: Socola siêu ngon
  • Jellie Belly: Kẹo choco đáng yêu
  • Kit Kat: bánh socola ngọt ngào
Biệt danh Tiếng Anh cho bé gái theo chủ đề socola cho mẹ tham khảo
Biệt danh Tiếng Anh cho bé gái theo chủ đề socola

Mẹ tham khảo thêm:

1001+ Tên con gái tiếng Anh ý nghĩa cho bé yêu luôn xinh đẹp, may mắn

3. Nguồn gốc, ý nghĩa của một số biệt danh Tiếng Anh đặc biệt

Bên cạnh việc quan tâm đến những biệt danh Tiếng Anh hay cho nữ, mẹ cũng nên quan tâm đến cách viết cũng như nguồn gốc, ý nghĩa của một số biệt danh Tiếng Anh đặc biệt. Mẹ có thể đặt tên con yêu theo công thức sau như:

Cách viết = Tên – Nguồn gốc – Ý nghĩa 

Điển hình như cái tên Mae, cái tên này xuất phát từ cách viết gọn của Marry hoặc Margaret. Mae bắt nguồn từ thứ 5 trong Tiếng Anh, nghĩa là “May”, là tên tháng được chọn để gắn liền với  nữ thần mùa xuân Maia trong thần thoại La Mã. Các cách viết thay thế bao gồm May, Mei và Maye. Ngoài ra, May là tên 1 tháng còn Mae là một biệt danh cổ. Cuối cùng, tất cả cái tên này đều mang chung một ý nghĩa, đó chính là viên ngọc trai quý giá

Mẹ có thể tham khảo thêm một số cái tên dưới đây như:

Tên Nguồn gốc ý nghĩa
Elsie Được biến thể thông qua cái tên Elspeth theo tiếng  Scotland  Lời hứa của Chúa
Thea Xuất phát từ Hy Lạp nữ thần, thần thánh
Maisie Có cách viết thay thế như Margaret hoặc Mary theo cách đặt tên của người Scotland  Ngọc trai, hoặc vị đắng
Lola Có cạc viết thay thế là Dolories theo tiếng Tây Ban Nha Nỗi buồn của quý cô
Sadie Biến thể của cái tên Sarah Công chúa
Sophie Là từ biến thể của Sophia theo tiếng Pháp Sự khôn ngoan
Ella Có nguồn gỗ theo cách đặt tên của tiếng Đức hay Tiếng Anh Tiên nữ
Evie Tên gọi khác của Eve hoặc Eva Cuộc sống 
Millie Tên gọi khác của Mildred hoặc Millicent Sức mạnh tiềm tàng, mạnh mẽ trong công việc
Anya Biến thể của tên Anna theo tiếng Nga duyên dáng

Để đón con yêu chào đời một cách trọn vẹn và tuyệt vời nhất, ngoài việc đặt tên cho con, mẹ hãy quan tâm đến ngay chương trình giảm giá cực sốc “Sale chào con đến với bố mẹ” của Mamamy Baby Good Goods. Các sản phẩm tại đây đa dạng, luôn đảm bảo an toàn, lành tính cho làn da và sức khỏe của bé yêu, kèm theo đó là nhận được sự ghi nhận khắt khe của các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước. Mẹ còn chần chờ gì nữa mà hãy đến ngay với chương trình tại đây nhé!

Mẹ tham khảo sale Chào con đến với bố mẹ
Sale Chào con đến với bố mẹ

4.Tác dụng của biệt danh Tiếng Anh

Mẹ sử dụng biệt danh Tiếng Anh hay cho nữ để đặt cho con mang lại rất nhiều lợi ích. Không những một cái tên hay khiến mọi người dễ ấn tượng và ghi nhớ con hơn, mà còn khiến con tự tin, cảm thấy bản thân luôn trở nên đặc biệt và yêu chính mình hơn. Dưới đây sẽ là một số những điều tuyệt vời mà tên gọi Tiếng Anh mang lại cho bé yêu mẹ nhé:

4.1 Dùng để thể hiện tình cảm một cách tinh tế hơn

Tiếng Việt vô cùng trong sáng và phong phú, mẹ cũng có thể sử dụng Tiếng Việt để đặt biệt danh cho con ở nhà để gần gũi hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc sử dụng biệt danh Tiếng Anh lại trở nên tinh tế hơn, giúp mẹ thể hiện tình cảm kín đáo và bớt gây ngại ngùng cho con với những người xung quanh hơn. Chẳng hạn như thay vì đặt tên con theo má lúm, thể hiện con có đôi má lúm dễ thương, mẹ có thể thay bằng Tiếng Anh  là Chubby Cheeks, nghe rất thuận tai và đáng yêu đó mẹ ạ!

Biệt danh tiếng anh thể hiện tình cảm một cách tinh tế cho bé gái
Biệt danh tiếng anh thể hiện tình cảm một cách tinh tế

4.2 Sử dụng làm tên Tiếng Anh trong trường hợp cần thiết

Trong tương lai, khi con trưởng thành, con sẽ phát triển kiến thức của mình bằng cách đi du học, hoặc học tại một ngôi trường quốc tế. Mặt khác là khi con đi làm, con phải giao tiếp với những đối tác nước ngoài, do đó, việc sở hữu một cách tên Tiếng Anh là điều rất cần thiết, tạo thiện cảm cho những người nước ngoài. Do đó, mẹ hãy đặt biệt danh Tiếng Anh cho con từ bây giờ để con có thể tự tin, năng động và thể hiện bản thân hơn với mọi người mẹ nhé!

Đặt tên Tiếng Anh cho con yêu rất thuận tiện trong môi trường ngoài nước
Tên Tiếng Anh rất thuận tiện cho con yêu trong môi trường ngoài nước

Hy vọng qua bài viết trên, mẹ đã có thể biết thêm nhiều biệt danh tiếng anh hay cho nữ hơn. Bên cạnh đó, góc của mẹ tin rằng việc chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần lẫn vật chất sẽ giúp mẹ có thể chào đón con yêu một cách trọn vẹn. Chúc mẹ có thể tìm ra được biệt danh Tiếng Anh vừa đẹp lại vừa ý nghĩa nhất cho con nhé!

Mẹ tham khảo thêm:

1001+ Tên con gái tiếng Anh ý nghĩa cho bé yêu luôn xinh đẹp, may mắn

Ngày nay lấy nickname (hay biệt danh) cho người thân hay bạn bè thân thiết ngày càng được ưa chuộng. Vậy đặt biệt danh tiếng anh như thế nào để vừa hay, ý nghĩa lại vừa độc đáo? Cùng Góc của mẹ khám phá nhé!

1. 80 Biệt danh tiếng anh hay cho nam

  • Ace: Người đặc biệt
  • Adonis: Một anh hùng trong thần thoại Hy Lạp
  • Alexander: Người anh hùng bảo vệ công lý
  • Apollo: VỊ thần ánh sáng trong thần thoại Hy Lạp
  • Aurora: Tia nắng của bình minh
  • Bear: Chàng trai mạnh mẽ
  • Darling: Người yêu dấu
  • Cowboy: Chàng trai có thân hình vạm vỡ, khỏe mạnh
  • Dreamy: Người đàn ông đáng ngưỡng mộ
  • Dreamlover: Người tình trong mộng
  • Diamond: Chàng trai hoàn hảo như kim cương
  • Dashing: Chàng trai luôn tỏa sáng và lạc quan
  • Enchanted: Người đàn ông thu hút
  • Fire Cracker: Chàng trai hơi nóng nảy
  • Foxy: Quý ông lịch lãm
  • Flame: Trái tim bạn luôn bùng cháy khi bên cạnh người đó
  • Firefly: Chàng trai mang lại ánh sáng rực rỡ
  • Gladiator: Chiến binh mạnh mẽ
  • Green Eyes: Người đàn ông đẹp trai
  • Gum Drop: Chàng trai ngọt ngào
  • Gold: Cậu bé quý giá
  • Golden Boy: Cậu bé tốt bụng
  • Gray: Một người đáng yêu, đáng được trân trọng
  • Jonathan: Món quà của thượng đế
  • Iron Man: Người đàn ông mạnh mẽ
  • King: Hoàng đế cao quý
  • Kissy Face: Cậu bé dễ thương
  • Kochanie: Tình yêu của tôi
  • Lady Killer: Người đàn ông thu hút ánh nhìn của các cô gái
  • Lamb: Cậu bé dễ thương
  • Love Machine: Anh ấy luôn sẵn sàng thể hiện tình yêu của mình với bạn
  • Mark: Cậu bé năng động
  • Maximus: Người tuyệt vời và vĩ đại nhất
  • Mickey: Mickey Mousse là biểu tượng của hãng phim Walt Disney
  • Night Rider: Chàng trai cao lớn và lịch lãm
  • Cool: Quý ông lạnh lùng
  • My World: Thế giới của tôi
  • My Beloved: Tình yêu của tôi
  • My Hero: Anh hùng trong trái tim tôi
  • Lion: Người lãnh đạo mạnh mẽ
  • Leon: Chàng trai mạnh mẽ như chú sư tử
  • Amazing: Quý ông vui tính
  • Adorable: Chàng trai dễ thương
  • Munchkin: Cậu bé đáng yêu
  • Nemo: Nhân vật trong phim hoạt hình “Đi tìm Nemo”
  • Num Nums: Chàng trai hoàn hảo
  • Panda Bear: Chàng trai cao lớn và mạnh mẽ
  • Peanut: Cậu bé dễ thương
  • Puma: Người đàn ông có tốc độ nhanh như hổ
  • Penguin: Chú chim cánh cụt
  • Prince: Hoàng tử
  • Pitbull: Chàng trai chung thủy
  • Romeo: Nhân vật chính trong vở kịch kinh điển Romeo and Juliet
  • Rocky: Chàng trai dũng cảm
  • Rock Star: Chàng trai đầy nhiệt huyết, giống như một ngôi sao nhạc Rock
  • Rolling Thunder: Chàng trai dũng cảm, can trường
  • Rum Rum: Chàng trai mạnh mẽ
  • Tom: nhân vật trong bộ phim “Tom and Jerry”
  • Jerry:  nhân vật trong bộ phim “Tom and Jerry”
  • Shark: Cá mập
  • Soldier: Người lính dũng cảm
  • Soulmate: Người bạn tri kỷ
  • Sea: Chàng trai có tấm lòng bao dung như biển cả
  • Stardust: Quý ông lãng mạn
  • Stallion: Cậu bé đẹp trai
  • Sparky: Cậu bé năng động
  • Sunny Boy: Cậu bé luôn vui vẻ và lạc quan như ánh mặt trời
  • Sweety: Chàng trai ấm áp
  • Tiger: Người đàn ông thông minh và khôn khéo
  • Ten: Chàng trai hoàn hảo
  • Viking: Chàng trai giàu sức mạnh
  • Victor: Người chiến thắng
  • Zeus: Thần sấm sét trong thần thoại Hy Lạp
  • Zorro: Người đàn ông bí ẩn
  • Zany: Cậu bé vui tính
  • Whale: Cá voi nhỏ

Mẹ có thể xem thêm nhiều biệt danh tiếng anh hay và ý nghĩa cho bé trai tại đây: 1001+ tên tiếng Anh cho con trai ý nghĩa, thông minh và may mắn

Mẹ có thể tham khảo 80 biệt danh tiếng anh hay cho nam
80 Biệt danh tiếng anh hay cho nam

2. 80 biệt danh tiếng anh hay cho nữ

  • Angel: Thiên thần đại diện cho tình yêu thương, sự xinh đẹp và lòng tốt bụng
  • Baby Angel: Thiên thần nhỏ bé
  • Atom: Cô gái bé nhỏ
  • Angel Eyes: Cô gái có đôi mắt đẹp như thiên thần
  • Anima mia: người thương của tôi trong tiếng Italia
  • Ant: Chú kiến bé nhỏ
  • Apple: Trái táo nhỏ
  • Barbie: Cô nàng xinh đẹp và sành điệu
  • Bean: Cô gái nhỏ bé và dễ thương
  • Beanie: Nó có nghĩa là cô gái nhỏ nhắn
  • Bear: Cô gái mạnh mẽ với trái tim ấm áp
  • Beautiful: Người con gái hấp dẫn
  • Bee: Chú ong bé nhỏ
  • Queen of Beauty: Nữ hoàng sắc đẹp
  • Beauty: Xinh đẹp
  • Biggy: Cô gái có chiều cao nổi bật
  • Bitsy: Cô nàng dễ thương
  • Blondie: Quý cô có mái tóc vàng
  • Blue eyes: Cô gái có đôi mắt xanh thu hút
  • Bre Bre: Cô nàng có thân hình quyến rũ
  • Baby Doll: Búp bê dễ thương
  • Bree: Quý cô thanh lịch
  • Bright Eyes: Cô gái có đôi mắt đẹp
  • Brown Eyes: Cô gái có đôi mắt nâu quyến rũ
  • Butter Cup: Cô gái xinh đẹp
  • Butterfly: Bươm bướm nhỏ bé
  • Bubby: Cún con
  • Brown Sugar: Cô gái có làn da nâu quyến rũ
  • Button: Biệt danh này cũng có nghĩa là cô gái nhỏ nhắn đáng yêu
  • Brownie: Nickname phù hợp với cô nàng có làn da hay mái tóc nâu
  • Cherry: Cô gái ngọt ngào
  • Cherry Blossom: Cô gái dịu dàng như cánh hoa anh đào
  • Camellia: Cô gái mạnh mẽ, hấp dẫn như hoa trà
  • Cat: Cô mèo đáng yêu
  • Cinderella: Công chúa lọ lem
  • Chubs: Cô gái có làn da mịn màng như em bé
  • Curls: Cô gái có mái tóc xoăn
  • Diva: Người con gái luôn đối xử tốt với tất cả mọi người
  • Dream Lover: người tình trong mộng
  • Daisy: Cô gái nhỏ nhắn
  • Joy: Cô ấy là người luôn đem đến niềm vui và năng lượng tích cực mỗi khi xuất hiện
  • Jewel: Cô ấy đẹp và quý giá
  • Fish: Cá nhỏ
  • Flame: Cô gái luôn nhiệt huyết và rực cháy như ngọn lửa
  • Flash: Cô nàng nhanh nhẹn
  • Fox: Cô cáo đáng yêu
  • Heart stopper: Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên nhìn thấy cô ấy, trái tim bạn như lỡ một nhịp
  • Hamster: Chú chuột đáng yêu
  • Red: Cô gái có mái tóc đỏ thu hút
  • Rose: Cô gái rực rỡ như hoa hồng
  • Kitten: Mèo con
  • Lover: người yêu dấu
  • Lady Love: Cô gái của tôi, tình yêu của tôi
  • Lemon: Quả chanh nhỏ
  • Lilac: Cô nàng ngây thơ
  • Lily: Cô gái rực rỡ như hoa loa kèn
  • Looker: được dùng với ý nghĩa là “cô nàng xinh đẹp” trong những năm 1920
  • Lotus: Người phụ nữ cao quý như hoa sen
  • Mango: Xoài non
  • Minnie: nhân vật hoạt hình của hãng phim Walt Disney
  • Moll: Trong thế kỷ XX, biệt danh này có nghĩa là “bạn gái của tôi”
  • Orange: Quả cam nhỏ
  • Rabbit: Thỏ con
  • Sleeping Beauty: Người đẹp ngủ trong rừng
  • Starfish: Sao biển
  • Swan: Thiên nga trắng
  • Pinky: Cô gái rất thích màu hồng
  • Peach: Trái đào chín mọng
  • Phoenix: Quý cô cao quý
  • Princess: Công chúa của tôi
  • Pony: Chú ngựa nhỏ
  • Turtle: Bé rùa
  • Shorty: Cô nàng nhỏ nhắn
  • Slay Queen: Quý cô xinh đẹp và thời thượng
  • Summer: Cô gái luôn tỏa sáng rực rỡ như ánh nắng mùa hè
  • Sunflower:Cô gái luôn lạc quan như hoa hướng dương
  • Sugar Pie: Cô nàng ngọt ngào như bánh táo vậy
  • Violet: Cô gái xinh đẹp và dịu dàng như hoa violet
  • Venus:Vị thần của tình yêu
  • Wookie: Cô nàng rất yêu thích mái tóc của mình

Mẹ có thể tham khảo biệt danh tiếng anh cho bé gái tại đây: 1001+ Tên con gái tiếng Anh ý nghĩa cho bé yêu luôn xinh đẹp, may mắn 

Mẹ có thể tham khảo 80 biệt danh tiếng anh hay cho nam
80 Biệt danh tiếng anh hay cho nam

3. 80 Biệt danh tiếng anh cho cả hai giới

  • Atlas
  • Bambi
  • Blue
  • Champ
  • Decaf
  • Justice
  • Sunshine
  • Vegas
  • Lion/Lioness
  • Levi
  • Lucky
  • Foodie
  • Starbucks
  • Beethoven
  • Bookworm
  • Flash
  • Chef
  • Buddy
  • Meme
  • Baloo
  • Sneezy
  • Lappy
  • Rainbow
  • Puffy
  • Woofy
  • Pretty
  • Gem
  • Minion
  • Precious
  • Doubles
  • Munchkin
  • Star
  • Soulmate
  • Macho
  • Halo
  • Zebo
  • Keysel
  • Bailey
  • Aiden
  • Ariel
  • Cole
  • Dana
  • Drew
  • Sunny Hunny
  • Treasure
  • Passion
  • Flame
  • Jewel
  • Boo
  • Caption
  • Diamond
  • Green Eye
  • Gum Drop
  • Kasey
  • Eli
  • Trust
  • Nicki
  • Morgan
  • Jody
  • Ash
  • Cove
  • Ever
  • True
  • Kerry
  • Kendall
  • Noel
  • Ariel
  • Sammie
  • Carey
  • Cameron
  • Campell
  • Carson
  • Chance
  • Devon
  • Bowie
  • Brady
Mẹ có thể tham khảo 80 Biệt danh tiếng anh hay dành cho cả hai giới
80 Biệt danh tiếng anh cho cả hai giới

4. 50 Biệt danh tiếng anh hay để gọi nửa còn lại 

Đặt biệt danh cho người ấy luôn là một điều thú vị trong mối quan hệ hai người. Biệt danh được chọn không chỉ dễ thương mà còn thể hiện sự thấu hiểu lẫn nhau và tình yêu dành cho người đó. Sau đây là 50 biệt danh tiếng anh mà Góc của mẹ gợi ý.

  • Darling: Người yêu dấu
  • Stud Muffin: Biệt danh gợi cảm do diễn viên hài người Mỹ Lily Tomlin đặt ra
  • Boo Bear: Đây là người ngọt ngào nhất trong cuộc đời bạn
  • Mister Man: Người đàn ông của gia đình
  • Baby: Người yêu bé bỏng
  • Sweet: “Người ấy” là một người ngọt ngào như kẹo
  • Bubba: Nickname phù hợp cho một người hoàn hảo
  • Captain: Người đó là người luôn chủ động và dẫn dắt tình yêu của cả hai
  • Light of my life: Khi người ấy đến, bạn cảm thấy thế giới của mình như bừng sáng
  • Tater Tot: Khoai tây chiên kiểu Mỹ – một nickname dễ thương
  • Prince: Chàng hoàng tử
  • Sunshine: Ánh mặt trời
  • Baby Face: Khuôn mặt dễ thương như em bé
  • Superstar: Người yêu của bạn tỏa sáng giống như siêu sao
  • Stud: Người luôn thấu hiểu điều bạn muốn
  • Hunk-A-Lunk: Ở bên người đó, bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc
  • Mon Ange: Thiên thần trong tiếng pháp
  • PIC: Tượng trưng cho “Partner In Crime” – người bạn chí cốt
  • Dumpling: Nửa kia của bạn là một người có đam mê với đồ ăn
  • Sir-Loves-A-Lot: Bạn yêu người ấy rất nhiều
  • Good Lookin’: Một người rất thu hút
  • Bebetom: Trong ngôn ngữ của người thổ nhĩ kỳ, “Bebetom”có nghĩa là “Baby”
  • Filla: Người đem lại cho bạn cảm giác cổ điển
  • Dream Boat: Người thu hút
  • Honey: Người yêu của tôi
  • Cutie Cutes: Một người rất dễ thương
  • Maverick: Người ấy là người luôn độc lập trong suy nghĩ
  • Big Mac: Mối quan hệ của bạn với nửa kia rất tuyệt vời
  • Hercules: Bạn bị thu hút bởi người đó từ cái nhìn đầu tiên
  • Casanova: Một người dành toàn tâm toàn ý cho tình yêu
  • Pooh Bear: Nickname dành cho người trông như một chú gấu ngốc nghếch
  • Pookie: Người rất dễ thương
  • Swagger and sex appeal: Một người hấp dẫn
  • McDreamy: Người ấy của bạn đẹp trai như Dr. Shepherd trong Grey’s Anatomy
  • Wonderboy: Người đàn ông hoàn hảo trong mọi vũ trụ
  • Cookie Kiss: Ngọt ngào như bánh socola
  • Liebling: Người yêu trong tiếng đức
  • Sugar Snap Pea: Biệt danh hoàn hảo cho người dễ thương
  • Champ: Người chiến thắng trái tim bạn
  • Peanut: Hạt đậu nhỏ bé
  • Big: Chàng trai hoàn hảo
  • Cookie Monster: Người khổng lồ đáng yêu
  • Ke aloha: Tình yêu của tôi trong ngôn ngữ của người Hawaii
  • Trouble: Biệt danh hài hước khi bạn nghĩ đến những rắc rối khi ở bên người ấy
  • Honey Bunny: Chú thỏ ngọt ngào
  • He-Man: Biệt danh lấy cảm hứng từ siêu anh hùng của thập kỷ 80
  • Squishy: Loài cá hay quên
  • Amorzinho: tình yêu nhỏ bé trong tiếng bồ đào nha
  • Amore: tình yêu của tôi trong tiếng Italy
Gợi ý mẹ 50 biệt danh tiếng anh hay để gọi nửa còn lại
50 Biệt danh tiếng anh hay để gọi nửa còn lại

5. Một số lưu ý khi chọn biệt danh 

Dù là đặt tên chính thức hay biệt danh cho người thân, bạn bè hay người yêu đều quan trọng vì nó đại diện cho một người. Vậy nên một số lưu ý nho nhỏ dành cho mẹ như sau:

  • Khi đặt tên mẹ cần phù hợp với đối tượng. Ví dụ như biệt danh “Kiddo” có nghĩa là bé con nên thường được dùng cho bé, không thích hợp với người yêu.
  • Mẹ cũng cần xem xét ý nghĩa tên khi dịch sang tiếng việt, tránh những tên liên quan đến chất cấm, mang ý nghĩa bạo lực.
  • Biệt danh cũng giống như tên trong giấy khai sinh là thứ cố định và được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Vì thế biệt danh phù hợp và dễ phát âm là lwuaj chọn ưu tiên mẹ nhé.
  • Mẹ nên hạn chế tối đa việc đặt tên trùng lặp. Thay vào đó mẹ có thể tham khảo những cách đặt tên độc đáo như trên.
Một số lưu ý cho mẹ khi chọn biệt danh
Một số lưu ý khi chọn biệt danh

Biệt danh bằng tiếng anh được nhiều người ưa thích vì nó không chỉ gần gũi, thân mật mà còn ẩn chứa ý nghĩa và tình yêu to lớn của người đặt tên. Trên đây là gợi ý 200+ nickname độc đáo do Góc của mẹ gợi ý.

Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về mẹ và bé, mẹ có thể truy cập Góc của mẹ nhé!

Xem thêm: Công cụ đặt tên con

Mực là một loại thực phẩm thơm ngon và được rất nhiều người yêu thích, bất kể độ tuổi nào từ trẻ em, người lớn, người cao tuổi và mẹ bầu cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, mẹ lại thắc mắc là không biết bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Thành phần trong mực có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi hay không? Hãy cùng góc của mẹ khám phá và giải mã những điều băn khoăn của mẹ nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mực được không?

Mẹ bầu mang thai 3 tháng – thời gian đầu thai kỳ nên thường mang trong mình những nỗi lo, lo là ăn cái này, ăn cái kia không biết có tốt không, có ảnh hưởng gì đến bé yêu không. Tuy nhiên, mẹ bầu hoàn toàn yên tâm nhé, vì trong mực không chỉ chứa hàm lượng thủy ngân thấp mà còn chứa rất nhiều dưỡng chất như chất đạm, canxi, protein, Omega 3 cùng nhiều khoáng chất khác rất tốt cho thời điểm đầu thai kì. 

Để mẹ có thể hiểu rõ hơn về những lợi ích tuyệt vời mà mực mang lại, dưới đây là bảng thành phần chất dinh dưỡng có chứa trong 100g mực: 

  • Đồng: 1,8mg
  • Protein: 15g
  • Phốt pho: 213mg
  • Kẽm: 1.48mg
  • Vitamin B2: 0,389mg
  • Vitamin B12: 1,05mcg
  • Vitamin C: 3,6mg
  • Sắt: 0,86 mg

Với phụ nữ mang thai, mực chính là nguồn thực phẩm an toàn giúp cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng hỗ trợ cho mẹ và bé phát triển tốt nhưng mẹ nên ăn với mức độ vừa phải nhé, cái gì mà nhiều quá thì sẽ không tốt mẹ nha! 

Mực cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho mẹ bầu
Bầu 3 tháng đầu ăn mực được không?

Mẹ có thể xem thêm: MẸ BẦU 3 THÁNG ĐẦU NÊN ĂN GÌ CHO CON KHỎE MẠNH để biết thêm về những chất dinh dưỡng tốt trong giai đoạn mang bầu 3 tháng nhé!

2. Các lợi ích mực đem lại cho mẹ bầu 3 tháng

Mực là một loại thực phẩm rất ngon và mang lại nhiều lợi ích khi sử dụng, nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, không cần lo lắng là bầu 3 tháng đầu có ăn mực được không. Dưới đây là một số công dụng nổi trội mà mực mang lại khiến mẹ và bé có một sức khỏe thật tốt mẹ nhé!

2.1 Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu đầu thai kỳ

Với lượng Kali dồi dào chứa trong mực, sẽ tạo ra nhiều chất điện giải giúp cân bằng toàn bộ chất lỏng trong cơ thể. Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ thường hay bị chuột rút, ốm nghén, mất nước,… do thiếu Kali, mực là một phương án hàng đầu giúp giảm các triệu chứng này.

Đồng thời trong mực còn chứa lượng đồng cùng với sắt sẽ tạo ra hồng cầu, nhờ đó mà sẽ cung cấp thêm máu cho thai phụ trong 3 tháng đầu kì – đây chính là giai đoạn mà mẹ cần nhiều máu hơn bình thường để nuôi bào thai và cơ thể. Ngoài ra khoáng chất Đồng còn giúp chuyển hóa Glucose cung cấp năng lượng cho thai nhi phát triển, bên cạnh đó còn hỗ trợ tạo ra tế bào mới tốt cho hệ thần kinh của bé.

Hàm lượng Kẽm và Sắt dồi dào của mực giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, tránh bị sảy thai, bong nhau thai, tăng huyết áp,… Vậy đáp án cho câu hỏi bầu 3 tháng ăn mực được không? Đã có đáp án rồi mẹ nhỉ!

Mực giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu đầu thai kỳ
Ăn mực giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu đầu thai kì

2.2 Giảm mệt mỏi cho mẹ khi mới mang thai

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường dễ bị mệt mỏi, lo âu, tiêu cực. Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ Estrogen tăng lên. Trong mực còn có chứa bộ đông Magie và B6 có thể giúp mẹ bầu giảm tâm trạng mệt mỏi và cảm giác căng thẳng bởi vì nhờ Magie mà các khoáng chất như kẽm, photpho, canxi, kali, vitamin C chuyển hóa tốt hơn, mang lại tác dụng hữu hiệu cho sức khỏe của mẹ bầu.

Bên cạnh đó, trong mực có chứa hàm lượng Protein cao – chất tham gia vào quá trình tạo thành tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh của thai nhi, Protein còn có công dụng làm giảm tình trạng mỏi cơ cho mẹ bầu nhờ tác dụng hình thành các mô cơ của hàm lượng Protein có trong mực. Mẹ bầu 3 tháng đầu hãy ăn mực để bổ sung Protein cho cơ thể nhé.

Một loại khoáng chất đặc biệt quan trọng chứa trong mực chính là Selen – giúp bảo vệ thai nhi khỏi những độc tố nguy hại. Vì khoáng chất này có khả năng gây kết dính và vô hiệu hóa độc tố gây hại.

Ăn mực giúp mẹ bầu giảm căng thẳng khi mang thai
Ăn mực làm giảm mệt mỏi căng thẳng

2.3 Tốt cho sự hình thành và phát triển của thai nhi 

Mực không chỉ ngon mà còn chứa các chất dinh dưỡng có lợi trong thời kỳ mang thai, chẳng hạn như canxi và photpho – những chất này không chỉ ngăn ngừa tình trạng loãng xương cho mẹ bầu mà còn hỗ trợ trong việc hình thành hệ xương cho thai nhi, giúp cho xương bé chắc khỏe hơn.

Ngoài ra, các axit béo omega-3 rất cần thiết trong thai kỳ vì chúng thúc đẩy sự phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra, mực là một nguồn tuyệt vời giàu protein, vitamin E, đồng, B12, kẽm, selen và sắt, giúp cho bé có đủ chất dinh dưỡng và có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

Mực chứa các chất dinh dưỡng có lợi trong thời kỳ mang thai
Ăn mực tốt cho sự hình thành và phát triển của thai nhi

3. Một số Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng ăn mực

Mực quả thật rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu trong 3 tháng đầu, nhưng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, mẹ nên ăn với hàm lượng vừa phải và chế biến đúng cách. Tới đây chắc mẹ cũng thắc mắc là ăn như thế nào là đúng cách, là tốt cho thai nhi và có thể phát huy được tối đa các dưỡng chất có trong mực đúng không nào? Hãy cùng góc của mẹ đi qua một số lưu ý nhỏ này nhé!

  • Một tuần mẹ chỉ nên ăn tối đa 150g mực thôi nhé vì khi ăn mực với hàm lượng cao sẽ khiến cơ thể không hấp thu được các dưỡng chất, gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu, mất cân bằng nước và chất điện giải cho cơ thể,…
  • Tránh ăn gỏi/tái mực: mực nên được nấu thật chín, mẹ không nên ăn tái nhé vì mực tái sẽ còn chứa những loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
  • Mẹ nên chế biến mực thành các món luộc, hấp cùng với các loại rau củ quả để bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi, đồng thời sẽ giữ được vị tươi ngon và các dưỡng chất có trong mực.
  • Ngoài ra, mẹ không nên ăn mực chiên, xào, rán vì trong dầu có chứa hàm lượng Cholesterol cao, gây khó tiêu, đầy hơi, đồng thời làm mất đi một số khoáng chất thiết yếu có trong thành phần của mực.
  • Mẹ chỉ nên chọn mua mực tươi thôi nhé, vì mực chết có chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Muốn mua được mực tươi ngon, mẹ cần phải quan sát màu sắc của mực, phần thân mực sẽ trắng đục như sữa, còn phần màu nâu sẽ có màu nâu sẫm. Ngoài ra, mẹ có thể quan sát thêm phần xúc tu, mực tươi sẽ thì râu mực sẽ dính chặt vào nhau, còn mực không tươi thì phần râu sẽ bị nhũn ra.
Mẹ nên ăn mực với hàm lượng vừa phải và chế biến đúng cách
Mực tuy rất ngon nhưng không nên ăn quá nhiều

4. Mách mẹ một số món ngon từ mực khoa học, hiệu quả,

Để có thể giữ nguyên giá trị dinh dưỡng trong mực thì các món hấp, luộc luôn là ưu tiên hàng đầu, với phương pháp này, mực sẽ giữ được độ tươi ngon, trọn vị và có thể mang lại tối đa những khoáng chất có trong thành phần của mực. Sau đây, góc của mẹ sẽ gợi ý một số món ăn vừa tốt cho sức khỏe và cực kỳ ngon cho mẹ tham khảo nhé !

1 – Mực hấp gừng sả 

Mẹ cùng chuẩn bị:

  • Mực tươi: 1kg (mực ống hoặc mực trứng)
  • Gừng: 2 củ
  • Sả: 4 cây
  • Ớt: 1 quả
  • Chanh: 3 quả
  • Tỏi: 1 củ
  • Gia vị: theo gia vị thường ngày mà nhà mẹ hay sử dụng nhé

Cùng làm mẹ nhé:

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ tách thân và đầu mực ra riêng. Bỏ nội tạng và lấy phần xương trắng ra, rồi rửa sạch và vắt 1 quả chanh vào bóp đều để khử bớt mùi tanh của mực.
  • Bước 2: Mẹ ướp mực cùng các gia vị đã chuẩn bị, mỗi thứ 1 thìa, ướp khoảng 20p. Đập cây sả ra, gừng thái sợi cho vào tô mực. Sau đó, để tô mực vào nồi hấp cách thủy khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Làm nước mắm gồm có chanh, gừng, đường, nước mắm, mẹ có thể nêm nếm vừa khẩu vị với nhà mình. Sau đó, đợi mực chín rồi tắt bếp và thưởng thức.
Món mực hấp sả dành cho mẹ bầu 3 tháng
Món mực hấp sả gừng vừa thơm ngon vừa giữ được giá trị dinh dưỡng

2 – Cháo mực

Mẹ cùng chuẩn bị:

  • Mực ống tươi (500gr) 
  • Gạo ngon (tùy nhà mẹ có gạo gì nhé)
  • Gừng: 1 củ
  • Gia vị : muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, hành lá, tiêu xay, dầu ăn, tỏi
  • Cà rốt: 1 củ
  • Bắp: 1 trái bắp vàng

Cùng làm mẹ nhé:

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ sẽ tách thân và đầu mực ra riêng, bỏ nội tạng và lấy phần xương trắng ra, rồi rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Mẹ cho mực vào trộn đều với 3 củ hành tím băm nhuyễn, bỏ các gia vị đã chuẩn bị vào ướp mực. Ướp khoảng 15 phút để gia vị thấm vào mực.
  • Bước 3: Tiếp theo, mẹ bắc chảo lên, đổ dầu vào, cho tỏi phi thơm. Sau đó, bỏ mực vào chảo xào sơ, không nên để mực chín quá, vì sẽ bị dai. Với gạo, mẹ sẽ bỏ lên chảo rang, vì gạo rang sẽ nấu cháo rất nhanh, khi đã rang xong, bỏ gạo vào nồi nước và đun sôi, nấu đến khi gạo chín nhừ.
  • Bước 4: Cuối cùng, mẹ cho cà rốt và bắp đã thái hạt lựu vào và bỏ mực đã xào vào và nêm lại lần nữa, bỏ vài lát gừng vào cho thơm. Để sôi một lúc thì bắt xuống bỏ ra tô, để hành lá và tiêu vào và bắt đầu thưởng thức nhé. 
Món cháo mực thơm ngon cho mẹ bầu 3 tháng
Món cháo mực thơm ngon, dễ ăn, dễ tiêu hóa

3 – Mực xào bông cải

Mẹ cùng chuẩn bị:

  • Mực: 500g
  • Bông cải 400g
  • Hành tím, tỏi: 1 củ
  • Hành lá
  • Gia vị

Cùng làm mẹ nhé:

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ tách thân và đầu mực ra riêng, bỏ nội tạng và lấy phần xương trắng ra, rồi rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Bông cải cắt thành những miếng vừa ăn, ngâm nước muối khoảng 12 phút rồi rửa lại với nước sạch, để ráo. Hành lá cắt nhỏ.
  • Bước 2: Tiếp theo, mẹ cho mực vào trộn đều với 3 củ hành tím băm nhuyễn, bỏ các gia vị đã chuẩn bị vào ướp mực. Ướp khoảng 15 phút để gia vị thấm vào mực.
  • Bước 3: Mẹ bắc chảo lên bếp cho vào dầu ăn vào đun nóng, sau đó cho phần bông cải vào xào sơ khoảng 5 phút. Tiếp đến, mẹ cho phần mực đã ướp vào chảo và đảo đều, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, xào khoảng 10 phút thì tắt bếp, cho hành lá vào và bắt đầu thưởng thức.
Mực xào bông cải thơm ngon cho mẹ bầu
Mực dai ngon xừng xực cùng với độ ngọt của bông cải xanh

5. Câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mực và các loại hải sản khác

5.1 Bà bầu 3 tháng ăn mực khô được không? 

Mực khô là thực phẩm đã qua chế biến và có chứa nhiều chất bảo quản nên sẽ không có lợi cho sức khỏe thai phụ và những chất hóa học trong thành phần bảo quản có khả năng gây hại cho thai nhi. Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn mực khô nhé.

5.2 Các loại hải sản nào mẹ bầu 3 tháng nên ăn?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên ăn những loại hải sản chứa nhiều khoáng chất như protein, omega 3, canxi, photpho, sắt,…có trong các loại cá như cá hồi, cá rô phi, tôm, ngao,…

5.3 Đâu là loại hải sản mẹ bầu 3 tháng không nên ăn?

Những loại hải sản như cá mập, cá kính, cá cam, cá ngừ vì những loại này có hàm lượng thủy ngân rất cao. Những loại hải sản chứa nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn gây hại như ốc, ghẹ, cua, mẹ cũng nên tránh.

Câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mực và các loại hải sản khác
Mẹ bầu nên tránh các loại hải sản có chứa nhiều thủy ngân

Mực là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu mang thai 3 tháng, nhưng cần ăn với một liều lượng phù hợp để an toàn cho cả mẹ và bé. Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp mẹ giải mã được băn khoăn về câu hỏi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mực được không?

Mẹ hãy đồng hành cùng Góc của mẹ để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích cùng nhiều kinh nghiệm giá trị trong quá trình chăm sóc sức khỏe mẹ và bé nhé! 

Mẹ tham khảo thêm: 4 CÁCH NẤU CHÈ VỪNG ĐEN CHO BÀ BẦU SẮP SINH CỰC ĐƠN GIẢN – THƠM NGON

Ghẹ là được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất nhưng cũng dễ gây dị ứng. Mẹ bầu băn khoăn rằng bầu 3 tháng đầu ăn ghẹ được không. Mẹ đừng lo, Góc của mẹ đã tổng hợp tất tần tật thông tin khoa học về vấn đề trên. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng ăn ghẹ được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể nhưng mẹ cần lưu ý để có chế độ ăn hợp lý nhé Ghẹ là loại thực phẩm đều chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.  

Chỉ với 100 gram thịt ghẹ có chứa rất nhiều dinh dưỡng quý giá như

  • Calo: 82
  • Protein: 18 g
  • Sắt: 0,5 mg
  • Vitamin C: 3,3 mg
  • Vitamin B6: 0,2 mg
  • Kali: 259 mg
  • 300 – 500 mg chất béo

Cũng giống như nhiều loại hải sản khác, trong ghẹ cũng chứa thủy ngân nhưng hàm lượng không cao và sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nếu có chế độ ăn phù hợp. Theo một nghiên cứu của U.S Food and Drug Administration, ghẹ chứa ít thủy ngân hơn thịt cá ngừ, cá kiếm, cá mập,… 

Lợi ích ghẹ mang lại cho mẹ bầu 3 tháng đầu chắc chắn là bao gồm nguồn dinh dưỡng phong phú rồi. Cụ thể những lợi ích đó như thế nào, mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé.

Ghẹ an toàn cho cae mẹ bầu và bé
Ghẹ an toàn cho mẹ và bé

2. Các lợi ích khi mẹ bầu 3 tháng ăn ghẹ đúng cách

2.1 Ngăn ngừa chứng thiếu máu ở đầu thai kỳ

Theo PubMed Central, nhu cầu máu của mẹ tăng 50% trong quá trình mang thai do phải cung cấp cho thai nhi. Kéo theo đó nhu cầu sắt cũng tăng cao. Vì vậy thiếu sắt là trường hợp thường gặp ở các mẹ bầu. Trong ghẹ chứa hàm lượng sắt giúp đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Thịt ghẹ có tác dụng ngừa chứng chiếu máu ở những tháng đầu thai kỳ
Thịt ghẹ giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu đầu thai kỳ

2.2 Tăng cường hệ miễn dịch

Các axit amino, vitamin C và chất chống oxy hóa không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu. Vì vậy khi ăn ghẹ, mẹ và bé sẽ được bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng.

Ăn ghẹ giúp mẹ bầu 3 tháng và bé tăng cường hệ miễn dịch
Ăn ghẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé

2.3 Tốt cho thai nhi 

Một trong những lợi ích quan trọng khi mẹ bầu ăn ghẹ đó là tốt cho sự phát triển của em bé.

Trong ghẹ có chứa: 

  • Hàm lượng canxi: giúp nâng đỡ cho sự hình thành và phát triển xương của bé.
  •  Axit béo Omega-3: Chất dinh dưỡng này sẽ cung cấp nhiều lợi ích liên quan đến sức khỏe tim mạch của bé. Axit béo Omega-3 sẽ làm giảm đông máu và giảm nguy cơ tim đập bất thường.
  • Nhóm các vitamin A, vitamin D: Đây đều là những chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Ăn ghẹ tốt cho sự phát triểu của thai nhi
Ghẹ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho thai nhi

3. Cách ăn ghẹ khoa học, an toàn cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Ngoài những câu hỏi về vấn đề bầu 3 tháng ăn ghẹ được không, tại các diễn đàn cho mẹ bầu, Góc của mẹ cũng nhận thấy mẹ bầu cũng khoăn về cách ăn ghẹ sao cho khoa học và an toàn. Ghẹ là loại hải sản bổ dưỡng nhưng cũng mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điều trong cách chế biến và ăn để vừa bổ sung dưỡng chất nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe. Dưới đây là một số gợi ý cho mẹ khi ăn ghẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ:

  • Không ăn nội tạng và ruột: Tuy rằng hàm lượng thủy ngân trong ghẹ sẽ không gây nguy hiểm nhưng đây là phần có chứa nhiều chất độc hại này nhất. Mẹ nên tránh ăn nội tạng và ruột nhé.
  • Chế biến kỹ trước khi ăn: Ghẹ sống trong môi trường tự nhiên nên dễ bị nhiễm các vi khuẩn có hại. Vì thế ghẹ đã qua chế biến hoàn toàn sẽ là lựa chọn tốt hơn cho mẹ.
  • Hạn chế khẩu phần ăn: Theo khuyến cáo khẩu phần ăn phù hợp với mẹ bầu là  không quá 200 gram/1 lần và không quá 1 lần/tháng.
  • Nên mua ghẹ còn tươi sống: Ghẹ còn tươi sống sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm hơn. Một mẹo cho mẹ khi mua đó là nhấn nhẹ vào phần ức ghẹ. Nếu ghẹ còn tươi thì phần này sẽ chắc tay, còn nếu tay lõm xuống thì mẹ không nên mua nhé.
Cách ăn ghẹ khoa học, an toàn cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Mẹ nên ăn ghẹ đã qua chế biến hoàn toàn

4. Các cách chế biến ghẹ thơm ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Khi thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn ghẹ được không, hẳn mẹ cũng muốn biết một số món ăn ngon từ ghẹ. Để góc của mẹ gợi ý mẹ bầu một vài cách chế biến như sau nhé!

4.1 Cháo ghẹ 

Để làm món này mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu:

  • Gạo: 50g
  • Ghẹ: 1 con to
  • Hành lá: 1 cây
  • Gừng: 1/2 củ nhỏ
  • Gia vị: Muối, dầu ăn.

Cách làm món này khá đơn giản: 

  • Bước 1 – Mẹ cần ngâm gạo trong khoảng 1 tiếng. Trong thời gian đó mẹ có thể sơ chế các nguyên liệu khác: làm sạch ghẹ và tách riêng các bộ phận, gừng cạo vỏ, thái sợi, hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
  • Bước 2 – Cho gạo vào nồi nước. Đun như vậy cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh trong vòng 3 phút. Sau đó cho ghẹ và gừng vào ninh cùng.
  • Bước 3 – Nêm gia vị cho vừa với khẩu vị của gia đình mẹ nhé.
  • Bước 4 – Khi cháo chín, mẹ có thể cho hành lá vào, múc ra bát và thưởng thức.
Món cháo ghẹ cho mẹ bầu 3 tháng
Cháo ghẹ

4.2 Ghẹ hấp lá chanh

Đây là món ăn vô cùng quen thuộc khi nhắc đến ghẹ. Cách làm cũng rất đơn giản và nhanh chóng. 

Để làm món này mẹ cần chuẩn bị:

  • Ghẹ tươi: tùy thuộc vào số lượng người ăn
  • 3 muỗng nước lọc hoặc nước dừa
  • Đường, muối, hạt tiêu, ớt tươi
  • Nồi hấp chuyên dụng

Quy trình chế biến cụ thể như sau:

  • Bước 1 – Làm sạch ghẹ. Mẹ có thể sử dụng bàn chải và ngâm với chút rượu để khử mùi tanh.
  • Bước 2 – Mẹ cho ghẹ vào nồi hấp và cho lá chanh cắt nhỏ vào. Tùy theo số lượng và kích thước của hẹ, mẹ có thể hấp ghẹ trong khoảng từ 10 đến 15 phút.
  • Bước 3 – Mẹ sử dụng đường, ớt, bột me, nước dừa để pha chế nước chấm tùy theo khẩu vị của gia đình.
  • Bước 4 – Khi ghẹ đã có màu đỏ au và mùi lá chanh thơm lừng, món ghẹ hấp lá chanh đã xong. Mẹ có thể lấy ra và thưởng thức.
Ghẹ hấp lá chanh cho mẹ bầu 3 tháng
Món ghẹ hấp lá chanh rất phổ biến

4.3 Ghẹ sốt me

Một trong những cách chế biến không thể không kể đến là ghẹ sốt me.

Mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 1kg ghẹ
  • 100g me chín
  • 200g bột chiên xù
  • 1 thìa bột sắn dây 
  • 4 tép tỏi, 4 củ hành tím và 1 quả ớt

Quy trình chế biến mẹ có thể tham khảo:

  • Bước 1 – Làm sạch ghẹ, loại bỏ yếm. Dùng kéo cắt đôi ghẹ để gia vị dễ thấm hơn.
  • Bước 2 – Đổ nước sôi và ngâm me. Lọc qua rây để lấy nửa bát nước me. Nêm 3 thìa đường, 2 thìa hạt nêm, 1/3 thìa muối, 1 thìa nước mắm, một chút tiêu và một chút ớt. Cho hỗn hợp me vào khuấy đều. Mẹ có thể nêm thêm các gia vị để phù hợp với khẩu vị của gia đình.
  • Bước 3 – Mẹ phủ phần thịt qua bột chiên xù. Cho dầu vào chảo và đợi nóng. Cho ghẹ vào chiên đến khi chín và chuyển sang màu đỏ là được mẹ nhé.
  • Bước 4 – Mẹ pha bột sắn dây với 2 thìa nước lọc. Sau đó mẹ băm nhỏ hành tím, tỏi, ớt.
  • Bước 5 – Phi thơm hành, tỏi, ớt. Sau đó mẹ cho nước me vào cùng 2 thìa nước lọc. Đảo trên lửa nhỏ đến khi sôi thì cho bột sắn dây vào đun đến khi đặc.
  • Bước 6 – Mẹ cho ghẹ vào đảo cho đến khi thấm gia vị. Như vậy là hoàn thành món ghẹ sốt me vô cùng thơm ngon rồi.
Món ghẹ sốt me được nhiều mẹ bầu 3 tháng yêu thích
Ghẹ sốt me là món ăn được nhiều mẹ lựa chọn

Như vậy câu trả lời cho câu hỏi Bầu 3 tháng đầu ăn ghẹ được không là có thể vì đây là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao.  Tuy nhiên mẹ cần có cách chế biến và chế độ ăn hợp lý khi ăn để đảm bảo vừa bổ ích lại an toàn.

Góc của mẹ sẽ còn chia sẻ thêm nhiều kiến thức hữu ích về mẹ và bé trong thời gian tới, mẹ cùng đón chờ nhé! 

Với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, sữa óc chó đang là một trong những dòng sữa được ưa thích nhất. Mẹ bầu băn khoăn bầu 3 tháng đầu uống sữa óc chó được không? Góc của mẹ đã tổng hợp tất tần tật thông tin khoa học để giải đáp vấn đề này. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu uống sữa óc chó được không?

Đáp án cho câu hỏi này là có thể. Sữa óc chó là một loại sữa hạt, với nguyên liệu chính là hạt óc chó. Khi uống sẽ đem lại hương vị thơm ngon, bùi bùi, dễ uống. Trong sữa óc chó có chứa nhiều dưỡng chất như Omega 3, photpho, magie, vitamin B,E,… tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. 

Cứ 180ml sữa óc chó sẽ bao gồm hàm lượng dinh dưỡng như sau:

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 60kcal
Protein 1g
Magie 16mg
Photpho 100mg
Natri 20mg
Folate (Vitamin B9) 200mg
Vitamin E 1.5mg
Vitamin B1 0.6mg
Vitamin B2 0.5mg
Vitamin B3 5mg
Vitamin B6 0.5mg

Với những dưỡng chất trên, uống sữa óc chó sẽ đem lại lợi ích như thế nào cho mẹ bầu và em bé? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé!

Mẹ bầu 3 tháng đầu uống sữa óc chó được không?
Sữa óc chó chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ và bé

2. Lợi ích khi mẹ bầu 3 tháng đầu uống sữa óc chó

2.1. Cung cấp nguồn năng lượng hữu ích cho mẹ bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm với các mẹ bầu. Các biểu hiện của ốm nghén khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Với vị ngọt bùi, dễ uống, sữa óc chó sẽ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phong phú cho mẹ bầu. 

  • Omega-3: Trong 100gram sữa óc chó có khoảng 9.8gram axit béo omega-3. Bổ sung đầy đủ chất này sẽ giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật. 
  • Vitamin E: Theo nghiên cứu có khoảng 1.5mg vitamin E ở dạng gamma-tocopherol. Noscos đặc tính chống oxy hóa và chống viêm nên sẽ giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh hơn.
  • Vitamin và khoáng chất khác: Như mẹ đã thấy trong bảng hàm lượng dinh dưỡng, trong sữa óc chó còn có chứa protein, photpho, magie, vitamin B1, vitamin B2,… Những chất dinh dưỡng này sẽ giúp mẹ tăng sức đề kháng để nuôi dưỡng bé tốt hơn.
Sữa óc chó cung cấp nguồn năng lượng hữu ích cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Dưỡng chất trong sữa óc chó mang lại nguồn năng lượng tích cực cho mẹ

2.2. Giúp mẹ bầu 3 tháng cải thiện các vấn đề về đường ruột

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn cơ thể mẹ nhạy cảm hơn với tác động bên ngoài, đặc biệt là thức ăn. Bến cạnh đó hàm lượng Progesterone của mẹ tăng cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề đường ruột. Tình trạng này khiến cho khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

Sữa óc chó giúp bổ sung vi khuẩn sản xuất butyrate. Đây là loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp đường ruột khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng cho mẹ.

Sữa óc chó giúp mẹ bầu 3 tháng cải thiện các vấn đề về đường ruột
Sữa óc chó có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ

2.3. Hỗ trợ giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng

Tăng cân trong thai kỳ là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên chế độ ăn không hợp lý có thể dẫn đến việc tăng cân quá mức. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Sữa óc chó dễ hấp thụ, có hàm lượng calo cao giúp đảm bảo năng lượng cho mẹ hoạt động. Khi uống sữa óc chó, mẹ bầu còn có thể giảm cảm giác thèm ăn.

Sữa óc chó hỗ trợ giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng
Sữa óc chó giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng

2.4. Ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ ở mẹ bầu 3 tháng đầu

Trong ba tháng đầu thai kỳ, sự thay đổi lớn trong hàm lượng hormone chorionic gonadotropin (hCG), estrogen và progesterone sẽ khiến cho cơ thể mẹ có cảm giác khó chịu. Một số biến chứng thai kỳ thường gặp như nôn nghén, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, huyết áp không ổn định,…

Mẹ bầu được khuyến cáo bổ sung đầy đủ vitamin B6 nhằm giúp giảm bớt tình trạng ốm nghén. Sữa óc chó là một nguồn cung cấp dưỡng chất bổ ích bởi ước tính trong 180ml sữa có chứa 0.5mg vitamin B6.

Sữa óc chó giúp ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ ở mẹ bầu 3 tháng đầu
Vitamin B6 trong sữa óc chó giúp giảm nôn nghén ở mẹ

3. Top 5 nhãn hiệu sữa óc chó tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Ngoài những câu hỏi về việc bầu 3 tháng đầu uống sữa óc chó được không, Mamamy nhận thấy mẹ bầu vẫn băn khoăn về việc lựa chọn cho mình nhãn hiệu sữa óc chó uy tín. Sau đây là một số nhãn hiệu uy tín, được nhiều người tin dùng và phù hợp cho mẹ bầu:

3.1. Sữa óc chó TH true NUT

  • Thành phần chính: sữa tươi sạch từ trang trại của TH và hạt óc chó được nhập khẩu từ Mỹ. Khâu nấu sữa được thực hiện tự động, máy móc được vệ sinh sạch sẽ giúp đảm bảo chất lượng khi đến tay người dùng.
  • Hương vị: Vị sữa hạt của TH Truemilk khá chuẩn vị hạt, bùi bùi. Điểm đặc biệt là vị ngọt của sữa là từ quả chà là mẹ nhé.
  • Giá tham khảo cho mẹ: 50.000đ/lốc 4 hộp
Sản phẩm sữa óc chó TH true NUT cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Sữa hạt TH true NUT

Mẹ có thể tham khảo link mua hàng dưới đây: Sữa óc chó TH true NUT

3.2. Sữa đậu nành óc chó Vinamilk

  • Thành phần chính: Sữa đậu nành óc chó Vinamilk được sản xuất từ hạt óc chó được nhập khẩu từ Mỹ và sữa đậu nành nguyên chất 100% được chọn lọc, thơm ngon tự nhiên. Các nguyên liệu là thực vật lành tính giúp giảm nguy cơ béo phì cho mẹ.
  • Hương vị: Đây là sữa ít đường, hương vị thơm ngon, phù hợp với mọi khẩu vị.
  • Giá tham khảo cho mẹ: 22,620đ/lốc 4 hộp x 180ml

Mẹ có thể tham khảo link mua dưới đây: Sữa đậu nành hạt óc chó Vinamilk

Sữa Đậu Nành Hạt Óc Chó Vinamilk cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Sữa Đậu Nành Óc Chó Vinamilk

3.3. Sữa óc chó Sahmyook dạng hộp

  • Thành phần chính: Sản phẩm đến từ thương hiệu Hàn Quốc nổi tiếng được làm từ 3 loại hạt giàu dinh dưỡng gồm hạt óc chó, đậu đen và hạnh nhân. Giống như hạt óc chó, hạt đậu đen chứa các khoáng chất cần thiết như magie, canxi,… Hạt hạnh nhân sẽ giúp cân bằng lượng cholesterol, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở mẹ.
  • Hương vị: vị sữa ngòn ngọt, béo dịu vừa miệng và mang vị đặc trưng của hạt óc chó
  • Giá tham khảo cho mẹ: 300.000đ/thùng 24 hộp

3.4. Sữa hạt óc chó 137 Degrees của Thái Lan

  • Thành phần chính: Hạt óc chó nhập khẩu từ Mỹ, đảm bảo không bị biến dạng gen. Sản phẩm không chứa đường mía và chất bảo quản, an toàn cho mẹ khi sử dụng.
  • Hương vị: Vị ngọt tự nhiên bằng mật hoa dừa hữu cơ, không chứa đường
  • Giá tham khảo cho mẹ: 28.0000đ/hộp 1 lít
Sữa hạt óc chó 137 Degrees của Thái Lan cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Sữa hạt óc chó 137 Degrees

3.5. Sữa óc chó hạnh nhân đậu đen Hàn Quốc Areum Deul

  • Thành phần chính: các loại hạt tự nhiên giàu dinh dưỡng như hạt óc chó, hạnh nhân và đậu đen Areum Deul. Đây là nhãn hiệu được các nhà nghiên cứu hàng đầu Hàn Quốc khuyên dùng.
  • Hương vị: ít ngọt do hàm lượng đường thấp, thơm ngon, béo béo từ các loại hột xay nhuyễn nguyên chất.
  • Giá tham khảo cho mẹ: 270.00đ/thùng 24 hộp.
Sữa óc chó hạnh nhân đậu đen Hàn Quốc Areum Deul cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Sữa Óc Chó Hạnh Nhân Đậu Đen Areum Deul

4. Cách làm sữa óc chó tại nhà

Khi thắc mắc bầu 3 tháng đầu uống sữa óc chó được không, hẳn mẹ cũng muốn biết có thể tự tay làm và thưởng thức một ly sữa óc chó thơm ngon ngay tại nhà không. Để góc của mẹ mách mẹ cách làm sữa óc chó đơn giản thơm ngon tại nhà nhé!

4.1. Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị

  • Hạt óc chó
  • Nước
  • Máy xay sinh tố, khăn sạch hoặc túi lọc

4.2. Mách mẹ cách làm sữa óc chó tại nhà

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu. Mẹ cho hạt và một tô lớn, đổ đầy nước, thêm ½ muỗng cà phê muối. Ngâm hạt từ trong 6 đến 12 giờ. Sau đó rửa sạch hạt một lần nữa.
  • Bước 2: Mẹ cho hạt óc chó vào máy và xay với tốc độ cao đến khi có được hỗn hợp vụn, khô. Lưu ý không nên xay quá kỹ. Tiếp đó mẹ cho thêm nước lọc và tiếp tục xay trong 2 phút. Hỗn hợp trở nên lỏng, màu trắng thì dừng lại.
  • Bước 3: Mẹ dùng khăn sạch hoặc túi lọc để lọc lấy nước. Bóp chặt túi vải để có được lượng sữa nhiều nhất nhé.

Trên đây là cách làm sữa óc chó nguyên chất. Mẹ có thể bảo quản sữa tự làm trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 đến 3 ngày.

Mách mẹ cách làm sữa óc chó tại nhà
Cách làm sữa óc chó tại nhà đơn giản

4.3. Một số cách tạo vị cho sữa óc chó làm tại nhà

Nếu muốn sữa óc chó trở nên thơm ngon, nhiều hương vị hơn, mẹ có thể tham khảo một số cách làm sau đây:

  • Sữa óc chó vị Socola: Mẹ có thể thêm 2 thìa cà phê cacao, đường và một ít muối vào sữa đã lọc. Sau đó mẹ khuấy đều để có được ly sữa óc chó vị socola tự làm.
  • Sữa óc chó vị vani: Sau khi lọc sữa, mẹ cho thêm tinh chất vani, siro đường. Khuấy đều sẽ giúp sữa tăng thêm vị ngọt và béo mẹ nhé.
Một số cách tạo vị cho sữa óc chó làm tại nhà
Cách tự làm sữa óc chó nhiều hương vị

5. Một số lưu ý khi uống sữa óc chó cho mẹ bầu 3 tháng đầu 

Sữa óc chó là loại thực phẩm bổ dưỡng, bổ ích cho mẹ và bé. Nhưng mẹ cần xây dựng chế độ ăn hợp lý để đảm bảo sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình sử dụng sữa óc chó đối với mẹ bầu 3 tháng đầu:

  • Nên uống với liều lượng vừa phải khoảng 2 ly (300-400ml) sữa óc chó/ngày. Nếu mẹ uống nhiều quá có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, cản trở sự hấp thụ sắt, thiếu máu.
  • Mẹ bầu bị dị ứng không nên uống sữa óc chó vì việc này có thể dẫn đến phát ban, sưng môi, chóng mặt
  • Không bảo quản qua đêm với sữa hộp đã uống dở hoặc tự làm tại nhà vì như vậy sẽ làm mất đi các dưỡng chất trong sữa óc chó. Thậm chí nếu bảo quản sai cách sẽ dẫn đến hư hỏng, gây nguy hiểm cho mẹ và bé khi sử dụng.
Một số lưu ý khi uống sữa óc chó cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Một số lưu ý khi sử dụng sữa óc chó cho mẹ bầu

Sữa óc chó là loại thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết. Vậy nên câu trả lời cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu uống sữa óc chó được không là có thể. Tuy nhiên cần sử dụng một cách hợp lý kết hợp với chế độ ăn khoa học để đảm bảo dinh dưỡng trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Ghé thăm Góc của mẹ để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về mẹ và bé nhé.

Xem thêm: Bà bầu uống nước cam khi nào tốt?

Giỏ hàng 0