Sả là một loại gia vị quen thuộc giúp các món ăn trở nên thơm ngon, đậm vị. Nhưng nhiều mẹ lại tự hỏi không biết liệu bầu 3 tháng đầu ăn sả được không? Nếu được thì nên ăn với liều lượng như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Bài viết sau sẽ giúp mẹ trả lời những thắc mắc này.
1. Lý giải mẹ bầu 3 tháng ăn sả được không?
Với băn khoăn không biết liệu bầu 3 tháng đầu ăn sả được không của mẹ, các chuyên gia khẳng định, mẹ hoàn toàn có thể ăn sả trong những tháng đầu thai kỳ. Nhưng với lưu ý là mẹ chỉ nên ăn một lượng phù hợp, vừa đủ, không nên ăn quá nhiều mẹ nhé. Nhiều nghiên cũ cho rằng hoạt chất citral từ sả được sử dụng cho chuột và gây ra các vấn đề với việc phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh sả đối với thai kỳ của phụ nữ là an toàn. Nghiên cứu mới nhất tại Brazil vào năm 2016 về tác dụng của các loài thảo dược có thể gây quái thai và phá thai ở phụ nữ đang mang bầu cho thấy, sả là loại thảo mộc duy nhất không cho thấy tác dụng có hại đối với phụ nữ khi mang thai nếu sử dụng không quá 3 cốc trà sả mỗi ngày. Mẹ chỉ cần chú ý sử dụng sả với lượng vừa đủ là có thể an tâm nha mẹ.
2. Các lợi ích khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sả đúng cách
Theo Nutrition data, các dinh dưỡng có trong 100g sả bao gồm:
Protein:1.2g
Carbohydrate:17g
Chất béo: 0.3g
Canxi: 65mg
Sắt: 8.17mg
Magie: 60mg
Photpho: 101mg
Kali: 723mg
Kẽm: 2.23mg
Vitamin C: 2.6mg
Vitamin B1: 0.06mg
Vitamin B2: 0.13mg
Vitamin B3: 1.1mg
Vitamin B6: 0.08mg
Với những chất này, sả mang lại một số lợi ích cho mẹ trong tam cá nguyệt đầu như sau:
2.1 Giảm ốm nghén đầu thai kỳ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt chất citral có trong sả là một loại tinh dầu có thể giúp làm dịu cơn buồn nôn. Tác dụng này thực sự hữu ích cho mẹ bầu, nhất là khi mẹ đang ở trong những tháng đầu thai kỳ, thường xuyên ốm nghén. Sử dụng tinh dầu xả thường xuyên từ 2-4 ngày có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng ốm nghén, buồn nôn đầu thai kỳ rất tốt, mẹ lưu ý làm liền nha.
2.2. Kiểm soát lượng cholesterol ở mẹ bầu 3 tháng đầu
Theo các chuyên gia, trong 100g sả có chứa tới 2.6mg vitamin C. Đây là hoạt chất có tính oxy hóa mạnh giúp cân bằng và kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể rất tốt. Nhờ vậy mà mẹ có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch trong suốt thai kỳ hiệu quả.
2.3 Gợi ý một số món ăn ngon từ sả cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Bầu 3 tháng đầu ăn sả được không? Được chứ mẹ ơi. Nhưng liệu mẹ đã biết những món ăn ngon từ sả chưa nào. Dưới đây là những gợi ý về một số món ăn ngon từ sả cho mẹ bầu 3 tháng đầu, mẹ tham khảo thêm nhé!
3. Gợi ý một số món ăn ngon từ sả cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Bầu 3 tháng đầu ăn sả được không? Được chứ mẹ ơi. Nhưng liệu mẹ đã biết những món ăn ngon từ sả chưa nào. Dưới đây là những gợi ý về một số món ăn ngon từ sả cho mẹ bầu 3 tháng đầu, mẹ tham khảo thêm nhé!
3.1 Thịt bò xào sả ớt
Món đầu tiên mà Góc của mẹ muốn chia sẻ đó là món thịt bò xào sả ớt. Mẹ thử liền nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Thịt bò: 400g
Hành tây (1 củ), sả băm (5 muỗng), ớt xay, cà chua (2 quả)
Gia vị: dầu ăn, tiêu, hạt nêm, bột cà ri
Mẹ chế biến như thế nào nè:
Bước 1: Đầu tiên, mẹ cho 1 lượng dầu vừa đủ vào chảo đun nóng, sau đó phi sả thơm vàng.
Bước 2: Tiếp đó, mẹ thêm 1/2 muỗng bột cà ri vào tạo màu vàng cho món ăn, như vậy sẽ kích thích vị giác của mẹ hơn đó.
Bước 3: Mẹ thêm dầu ăn và 1/2 muỗng tiêu xay vào hỗn hợp. Đợi nguội thì mẹ đem ướp phần thịt bò đã chuẩn bị khoảng 4 tiếng, để tủ mát của tủ lạnh để đảm bảo gia vị ngấm đều.
Bước 4: Sau đó, mẹ xào chín hành tây, thêm 2 muỗng nước và thịt bò đã ướp ở bước 3 vào chảo.
Bước 5: Mẹ thêm gia vị theo khẩu vị ưa thích để món ăn thêm đậm đà. Như vậy là món thịt xào sả ớt đã hoàn thành rồi, ăn cùng cơm nóng thì tuyệt cú mèo luôn đó mẹ.
3.2 Gà nấu sả
Món ăn tiếp theo không thể bỏ qua đó là gà nấu sả. Cách làm đơn giản lắm, để Góc của mẹ hướng dẫn mẹ nha!
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Đùi gà chặt khúc vừa ăn
2-3 cây sả làm sạch, đập dập cắt khúc
100g nấm bào ngư đã làm sạch
¼ củ cà rốt
Hành lá, ngò rí
Nước lọc: 3 bát
Gia vị: hạt nêm, muối, tiêu xay nhỏ, nước mắm, ớt băm hoặc để nguyên quả
Mẹ chế biến như thế nào nè:
Bước 1: Gà mẹ làm sạch rồi đem luộc qua với một ít muối nhé.
Bước 2: Tiếp đó, mẹ cho hỗn hợp thịt, sả đã làm sạch chuẩn bị trước đó vào nồi nước đã sôi, nấu thêm 10 phút cho thịt chín đều.
Bước 3: Nấm, cà rốt mẹ rửa sạch, cắt miếng rồi cho vào nồi, đun thêm khoảng 5 phút.
Bước 4: Giờ mẹ chỉ cần thêm gia vị cho vừa ăn, múc ra bát trang trí để món ăn thêm đẹp mắt. Thực sự rất dễ làm phải không mẹ. Mẹ đừng quên thêm vào thực đơn luôn nha.
3.3 Gà hấp sả
Cũng là gà với sả nhưng mẹ hãy thử chế biến món gà hấp sả thơm lừng theo những hướng dẫn dưới đây để làm phong phú thêm thực đơn trong những tháng đầu thai kỳ của mẹ nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Gà: ½ con
Sả, gừng, lá chanh, quả chanh, ớt đã làm sạch
Rượu trắng: 300ml
Gia vị: muối hạt, tiêu, hạt nêm, dầu ăn, hành khô
Mẹ chế biến như thế nào nè:
Bước 1: Mẹ băm nhuyễn ớt, hành, sả thêm các gia vị như bột ngọt (½ thìa), hạt nêm (1 thìa), dầu ăn (1 thìa), tiêu (½ thìa) rồi phủ đều lên phần gà để trong 30 phút cho ngấm gia vị
Bước 2: Cho một lớp muối hột ở dưới đáy nồi, rồi thêm một lớp sả, gừng, lá chanh. Đặt 1 cái đĩa lớn lên lớp nguyên liệu mẹ vừa lót đáy nồi, đặt gà lên đó, đậy kín và hấp trong vòng 45 phút. Mẹ chú ý để lửa nhỏ nha.
Bước 3: Khoảng 20 phút, mẹ lật gà 1 lần để đảm bảo gà chín đều nha mẹ.
Bước 4: Sau khi chín, mẹ chặt gà thành những miếng nhỏ, bày lên đĩa cho đẹp mắt, có thể trang trí thêm với lá chanh, ớt để thêm hấp dẫn mẹ nhé.
4. Một số lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng đầu khi ăn sả
Giờ mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn sả được không rồi đúng không mẹ? Sả mẹ có thể ăn nhưng dù được chứng minh là an toàn và có tác dụng tốt với mẹ bầu khi mẹ dùng đúng lượng cần thiết, nhưng mẹ vẫn cần lưu ý một vài điều sau khi sử dụng sả để an toàn nhất trong thai kỳ:
1 – Đối với mẹ bầu bị tiểu đường hoặc lượng đường trong máu thấp: Sử dụng sả quá nhiều có thể khiến lượng đường huyết của mẹ giảm đột ngột gây đau đầu, mệt mỏi. Nên với những mẹ bầu đang trong tình trạng bị tiểu đường thì không nên dùng sả trong thời gian này để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé mẹ nha.
2 – Ảnh hưởng đến gan, thận: Nếu mẹ có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến gan, thận trong quá khứ thì không nên dùng sả mẹ nhé.
3 – Pha loãng dầu sả trước khi sử dụng: Nếu không được pha loãng với các loại dầu khác thì khi sử dụng rất có thể gây bỏng da, mẹ lưu ý nhé.
4 – Trong quá trình chế biến món ăn từ sả, mẹ nên sử dụng Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy để làm sạch nguyên liệu trước khi chế biến nha. Đây là sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn Nhật Bản – JIS K 3370:1994 – Bộ tiêu chuẩn được công nhận khắt khe nhất trên thế giới, bảo chứng cho chất lượng sản phẩm. Với 100% thành phần phù hợp làm sạch thực phẩm được chiết xuất từ ngô và rượu dừa giúp loại bỏ bụi bẩn, làm sạch khuẩn tối đa không mùi, không để lại tồn dư sau khi rửa, Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy sẽ giúp mẹ an tâm hơn trong quá trình chăm sóc sức khỏe cả gia đình.
Sả không chỉ là một loại gia vị để món ăn thêm đậm đà hương vị, nó còn là một thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhất là mẹ bầu nếu mẹ biết sử dụng đúng cách. Băn khoăn bầu 3 tháng đầu ăn sả được không giờ đây mẹ hẳn đã có lời giải đáp rồi đúng không nào? Hành trình nuôi con hẳn còn nhiều điều khiến mẹ lo lắng lắm. Nhưng mẹ đừng lo nhé, Góc của mẹ luôn sẵn sàng đồng hành cùng mẹ trên chặng đường chăm sóc bé yêu, đừng quên theo dõi mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức bổ ích mẹ nhé!
Mẹ đã bước sang giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ rồi. Mẹ muốn bổ sung thêm nước dừa để con phát triển một cách toàn diện nhưng còn băn khoăn không biết 3 tháng giữa thai kỳ có nên uống nước dừa? lo lắng nếu sử dụng không đúng cách, sai thời điểm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tường tận những băn khoăn về bầu 3 tháng giữa uống nước dừa được không, giúp mẹ có câu trả lời chính xác nhất.
1. 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu có thể uống nước dừa
Nước dừa là một loại nước giải khát đến từ thiên nhiên cực kỳ tốt cho sức khỏe. Vậy với mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ có nên uống nước dừa không? Câu trả lời cho mẹ là có, bởi:
1- Thai nhi đã cứng cáp hơn rồi mẹ ơi:
Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, bé yêu trong bụng mẹ đã phát triển mạnh về hình thể, não bộ và các bộ phận cơ thể đã hoàn thiện hơn. Mẹ cũng bắt đầu cảm nhận được những cú đạp mạnh của con yêu khi nghe âm thanh, ánh sáng. Do đó, ở thời điểm này, mẹ bổ sung nước dừa sẽ không lo bé bị ảnh hưởng đâu ạ.
2 – Mẹ không còn lo lắng uống nước dừa dẫn đến sảy thai:
Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố và sức khỏe thai nhi cũng chưa kịp ổn định. Do đó, trong thời gian này mẹ bầu không nên uống nước dừa, bởi nước dừa có tính hàn, gây lạnh bụng, ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể, đồng thời tác động xấu tới thai nhi. Chưa hết đâu mẹ, trong thai kỳ, mẹ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng ốm nghén, nôn mửa, nước dừa có chứa hàm lượng chất béo cao sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế, hạn chế uống nước dừa trong “tam cá nguyệt” đầu tiên và thứ hai mẹ nhé.
Đến 3 tháng giữa thai kỳ: Giai đoạn này, mẹ hoàn hoàn toàn có thể yên tâm bổ sung nước dừa rồi đó ạ. Bởi, 3 tháng giữa thai kỳ sức khỏe của mẹ và bé đã ổn định, các triệu chứng ốm nghén giảm dần hoặc biến mất, mức năng lượng cũng được nâng lên. Do đó, đây được xem là khoảng thời gian “vàng” cho mẹ uống nước dừa và đừng quên sử dụng đúng cách để đem lại nhiều lợi ích sức khỏe mẹ nhé!
3 – Nước dừa cực giàu giá trị dinh dưỡng:
Nước dừa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, cụ thể trong 100g nước dừa có chứa 250mg Kali, 25mg Magie, 105mg Natri, 2,4mg Vitamin C, 0.8g protein, 1.1g chất xơ, cùng với nhiều dưỡng chất khác đem lại năng lượng cho cả mẹ và bé, đồng thời hỗ trợ thai nhi phát triển tốt, giúp mẹ không mệt mỏi, kiệt sức trong khoảng thời gian mang thai.
Nước dừa không những sạch mà còn vô cùng an toàn, lành tính đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ không nên uống quá nhiều hoặc quá ít, 2 – 4 quả/tuần là đủ mẹ nhé, tốt nhất mẹ nên uống sau tam cá nguyệt đầu tiên để đạt được những lợi ích tuyệt vời từ nước dừa cho cả mẹ và thai nhi.
2. 9 lợi ích khi mẹ bổ sung nước dừa đúng cách ở 3 tháng giữa thai kỳ
Nước dừa – “thức uống thần kỳ” cho mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ. Không chỉ an toàn cho sức khỏe của mẹ mà còn hỗ trợ con yêu phát triển một cách tốt nhất.
2.1. Giúp mẹ bầu cấp nước hiệu quả
3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai lớn hơn, mẹ tốn nhiều năng lượng và thường xuyên gặp phải tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, gây nên những cơn mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Do đó, việc bổ sung nước dừa trong giai đoạn này sẽ giúp mẹ cấp nước hiệu quả, bởi trong nước dừa có tới 94% nước, đủ cung cấp 50% lượng nước mẹ cần.
Ngoài ra, nước dừa còn cung cấp chất điện giải cần thiết để giữ cơ thể mẹ luôn đủ nước như canxi, kali, natri và phốt pho, vừa giúp duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng, điều chỉnh PH, vừa làm giảm các triệu chứng phổ biến thường xuyên xuất hiện ở mẹ bầu như buồn nôn, ốm nghén, tiêu chảy, nôn ói….
2.2. Tăng cường hệ miễn dịch
Giai đoạn đầu mang thai, hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ yếu hơn so với người bình thường, vi khuẩn dễ xâm nhập, khiến mẹ hay ốm vặt, khụt khịt mãi chẳng khỏi. Bổ sung nước dừa giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch bởi trong nước dừa có những dưỡng chất như vitamin, khoáng chất và acid lauric. Giúp mẹ chống lại các chất oxy hoá, thanh lọc cơ thể, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn nguy cơ mắc các loại bệnh như cảm cúm, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé yêu.
2.3. Bổ sung nước ối cho mẹ
Nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của mẹ bầu tăng gấp 1,4 – 1,5 lần so với người bình thường do phải đáp ứng nhu cầu tuần hoàn máu cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời phải duy trì nước ối. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên uống nước dừa 2 – 3 lần mỗi tuần để giúp tăng lượng nước ối cũng như làm sạch nước ối.
Thành phần kali trong nước dừa đóng vai trò là chất điện giải, giúp điều hòa lượng nước trong cơ thể, hỗ trợ quá trình “chở” máu đến thai nhi thông qua bánh nhau. Bên cạnh đó, nước dừa còn có hàm lượng canxi và natri lớn giúp thúc đẩy cơ thể mẹ tăng cường tuần hoàn các chất dinh dưỡng, giúp con yêu hấp thụ tốt, mẹ cũng không còn phải lo lắng thiếu ối cho con.
2.4. Hạn chế trào ngược dạ dày, táo bón ở mẹ bầu
Trong 100g nước dừa có chứa 1.1g chất xơ, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa mất nước, điều chỉnh độ pH và giúp mẹ giảm tình trạng táo bón lâu ngày, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa hiệu quả. Không những vậy, nước dừa còn làm trung hòa acid, hạn chế trào ngược dạ dày, đẩy lùi tình trạng ợ nóng, ợ chua, ốm nghén gây khó chịu cho mẹ.
Chưa dừng lại ở đó, nước dừa còn giúp làm sạch, ngăn ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu và sỏi thận, nhờ các khoáng chất (kali, natri, magie,…) đó mẹ.
2.5. Cung cấp năng lượng
Ốm nghén là tình trạng phổ biến ở hầu hết mẹ bầu trong thai kỳ, khiến mẹ mệt mỏi và không có nhiều năng lượng để hoạt động. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng, bởi lượng đường đơn tự nhiên trong nước dừa sẽ đem lại năng lượng cho cả mẹ và bé yêu, đảm bảo các hoạt động chuyển hoá luôn diễn ra bình thường, “đánh bay” những cơn mệt mỏi và kiệt sức trong thời kỳ mang thai.
Theo các chuyên gia y tế, nước dừa có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học và yếu tố thúc đẩy tăng trưởng. Chỉ cần bổ sung nước dừa với hàm lượng vừa phải, đúng thời điểm, mẹ sẽ đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất, cung cấp cho cả bản thân mình và con yêu mỗi ngày. Bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh ngay từ trong bụng, mẹ cũng yên tâm hơn mẹ nhỉ!
2.6. Cải thiện quá trình lưu thông máu
Bên cạnh hàm lượng kali cao, hỗ trợ quá trình lưu thông máu mà trong nước dừa còn có các chất khác như vitamin C, chất xơ, sắt. Trong đó vitamin C và sắt là bộ đôi “xịn sò” nhất, tác động đến quá trình tạo máu, giúp mẹ bầu cân bằng huyết áp, tốt cho sức khỏe tim mạch mà còn cải thiện quá trình đưa máu đến thai, giúp mẹ mạnh khoẻ, bé đủ chất lớn lên từng ngày.
2.7. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Các hàm lượng vitamin C, chất béo, chất xơ, các khoáng chất như kali, natri, canxi,… trong nước dừa có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi đó mẹ. Đây hầu hết đều là những chất thiết yếu giúp xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh cho bé yêu, giúp chống lại các loại bệnh tật và khuyết tật bẩm sinh.
2.8. Bảo vệ trái tim của mẹ
Uống nước dừa với hàm lượng vừa đủ có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cho mẹ bầu. Bởi các khoáng chất có trong nước dừa giúp cơ thể mẹ bầu tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, đồng thời làm giảm chất béo trung tính, giúp mẹ có một trái tim khỏe mạnh.
2.9. Da dẻ mẹ hồng hào, ngừa chảy xệ
Một công dụng tuyệt vời khác không thể không kể đến của nước dừa đối với mẹ bầu là làm đẹp da từ bên trong, cho mẹ một làn da hồng hào, khỏe khoắn và ngăn ngừa chảy xệ. Nhờ hàm lượng vitamin C và protein trong nước dừa giúp tái tạo collagen, phục hồi làn da thâm sạm, trả lại mẹ độ đàn hồi, căng mướt. Không những vậy, nước dừa còn có khả năng cung cấp độ ẩm tuyệt vời, mẹ sẽ không còn lo lắng tình trạng rạn da, da “xuống cấp” nữa đâu ạ!
3. 5 tác hại khi bổ sung nước dừa sai cách ở tháng giữa thai kỳ
Mặc dù nước dừa là một thức uống bổ dưỡng và an toàn cho mẹ bầu. Thế nhưng, nếu mẹ sử dụng sai cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Cùng điểm qua một số tác hại phổ biến khi bổ sung nước dừa sai cách ở tháng giữa thai kỳ mẹ nhé!
3.1. Mẹ bầu dễ bị tiêu chảy
Dừa là nguồn cung cấp nước cho cơ thể mẹ bầu rất tốt khi uống ở mức vừa phải, nhưng uống quá nhiều lại gây ra tình trạng dư thừa, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, thậm chí cơ thể mẹ mất nước do nước dừa hàn, mẹ uống nhiều sẽ dẫn đến lạnh bụng, gây tiêu chảy đó ạ.
3.2. Tăng lượng calo nạp vào cơ thể
Mặc dù nước dừa chứa ít calo và không chứa nhiều đường như nước ép trái cây hoặc các loại đồ uống khác. Thế nhưng, dừa lại chứa hàm lượng carbohydrate cao – một chất gây thừa năng lượng, nên khi uống quá nhiều nước dừa (vượt quá 2 – 4 quả/ tuần) sẽ khiến cơ thể mẹ phải nạp nhiều năng lượng cùng một lúc, gây nên tình trạng mệt mỏi trong thời kỳ mang thai.
3.3. Mất cân bằng điện giải
Cũng giống như các loại thức uống khác, nếu mẹ sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, mẹ không nên sử dụng nước dừa để thay thế cho nước uống thông thường vì nó có thể làm mất cân bằng điện giải của cơ thể. Lượng kali cao trong nước dừa, khi nạp quá nhiều vào cơ thể dẫn đến tình trạng dư thừa khoáng chất, khiến cơ thể suy nhược, tăng lượng kali trong máu, tăng nhịp tim, gây hiện tượng choáng váng, tệ hơn là bất tỉnh, rất nguy hiểm đó ạ.
3.4. Có đặc tính lợi tiểu
Nước dừa được mệnh danh là “thuốc lợi tiểu tự nhiên”, thế nhưng đặc tính này lại là tác dụng phụ không mong muốn khi mẹ bầu uống quá nhiều. Bởi với các loại thức uống lợi tiểu, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể, đặc biệt vào ban đêm, khiến mẹ đi vệ sinh nhiều và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như quá trình trao đổi chất. Do đó, mẹ chỉ nên sử dụng…., tránh gây ra tình trạng mất nước và ảnh hưởng đến thận.
3.5. Hạ đường huyết của mẹ
Theo các chuyên gia, mỗi cốc nước dừa sẽ cung cấp 252mg natri, lượng natri này dù không ảnh hưởng đến người bình thường, nhưng với mẹ bầu, cơ thể có nhiều thay đổi về nội tiết tố. Nếu sử dụng với lượng lớn sẽ làm hạ huyết áp, tăng nhịp tim, thậm chí dễ gây ra đột quỵ.
4. Mách mẹ 5 lưu ý uống nước dừa đúng cách ở 3 tháng giữa thai kỳ
Nước dừa tuy tốt cho sức khỏe của mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, nhưng mẹ cần nắm rõ về thời điểm cũng như tần suất uống nước dừa,… để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé yêu. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng, mẹ lưu lại để thức uống phát huy tối đa công dụng, và hạn chế được các tác dụng phụ nhé!
1 – Mẹ uống bao nhiêu là tốt?
Nước dừa có vị ngọt nhẹ, thanh mát và lành tính đối với mẹ bầu, nhưng chỉ nên uống 2 – 4 quả/tuần thôi mẹ nhé. Uống quá nhiều có thể làm hạ huyết áp đột ngột, mất cân bằng điện giải, cực nguy hiểm đó mẹ. Trong trường hợp thiếu ối, mẹ có thể tăng lượng dùng lên uống 1 quả/ngày để mang lại hiệu quả tăng ối. Mẹ cố gắng duy trì liều lượng tiêu chuẩn 1 ly khoảng 150 – 200ml/ngày và khoảng 3 – 4 lần/tuần để thức uống phát huy tối đa tác dụng.
2 – Thời điểm mẹ nên uống nước dừa:
Buổi sáng là thời điểm “vàng” cho mẹ uống nước dừa, bởi thức uống không chỉ giúp mẹ thanh lọc cơ thể, bổ sung thêm năng lượng, hấp thu các chất điện giải một cách tốt nhất mà còn tốt cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.
3 – Giữ vệ sinh dụng cụ bổ dừa:
Cơ thể mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ tương đối nhạy cảm. Vì vậy, trước khi uống nước dừa, mẹ đừng quên làm sạch các dụng cụ bổ dừa đểhạn chế bụi bẩn và vi khuẩn tấn công mẹ nhé. Thay vì vệ sinh bằng nước sạch thông thường, không loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn trên dụng cụ, mẹ nên dùng nước rửa chuyên dụng với thành phần tự nhiên, cực an toàn cho cả mẹ và em bé trong bụng.
Để giúp mẹ không phải đau đầu tìm kiếm sản phẩm nước rửa an toàn, Góc của mẹ gợi ý Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy. Sản phẩm giúp mẹ đánh bay vi khuẩn, loại bỏ tạp chất bám đọng trên mọi dụng cụ ăn uống nhờ thành phần lành tính, chiết xuất từ ngô và rượu dừa mà không cần tốn quá nhiều công sức. Từ đó, giúp nguồn nước dừa được sạch sẽ, mẹ cũng tiện công hơn.
Chưa hết đâu mẹ, nước rửa bình chuyên dụng này không mùi mà khử mùi rất tốt, an toàn đến mức mẹ có thể sử dụng để rửa thực phẩm, rau củ quả ăn hàng ngày và vệ sinh bình sữa, các dụng cụ ăn uống của bé sơ sinh nhà mình đó mẹ.
Mamamy cũng đang có ưu đãi đồng giá 99k cho mẹ lần đầu mua nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy đó, số lượng có hạn, nhanh tay sở hữu mẹ nha!
4 – Mẹ có dấu hiệu đa ối nên tham khảo ý kiến bác sĩ
Nước ối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Tùy vào mỗi giai đoạn cụ thể của thai kỳ mà lượng nước ối có thể tăng hoặc giảm. Chính vì như vậy, trong quá trình bổ sung nước dừa, cơ thể mẹ xuất hiện các triệu chứng đau căng bụng nhiều, khó thở, đôi khi bị tím tái, nhịp tim tăng nhanh, nôn mửa, phù toàn thân thì hãy đến gặp ngay bác sĩ để có biện pháp khắc phục.
Thêm nữa, trong quá trình uống nước dừa, mẹ nên theo dõi sự phát triển của thai nhi chặt chẽ hơn, phát hiện kịp thời những bất thường để có thể xử trí và sinh con an toàn mẹ nhé!
5 – Không uống nước dừa trước khi đi ngủ
Hàm lượng kali và natri cao trong nước dừa có tác dụng lợi tiểu khiến mẹ có đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm và làm gián đoạn giấc ngủ. Hơn nữa, buổi tối nhiệt độ thấp hơn ban ngày, mà nước dừa có tính hàn, uống trước khi đi ngủ dễ gây khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, khiến cơ thể mẹ khó chịu đó ạ.
Hy vọng bài viết trên, mẹ đã tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc “3 tháng giữa thai kỳ có nên uống nước dừa?”. Uống nước dừa trong giai đoạn mang thai chẳng những giúp mẹ bầu bổ sung thêm điện giải cho cơ thể, mà còn tăng cường các loại vitamin và chất dinh dưỡng có lợi. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tuyệt vời đó, mẹ cũng nên lưu ý sử dụng đúng cách để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Quần áo của con nay đã chật cả rồi, mẹ muốn tìm mua thêm cho con, nhưng tìm kiếm khắp các diễn đàn, mẹ đều thấy các shop để size 90. Mẹ băn khoăn và thắc mắc size 90 cho bé bao nhiêu kg, không biết size này dành cho bé có đặc điểm gì và có phù hợp cho bé yêu nhà mình không? Câu trả lời về size 90 là bao nhiêu kg cho mẹ có ngay đây ạ, cùng theo dõi mẹ nhé!
1. Size 90 cho bé nặng từ 11-13 kg
Size 90 cho bé cân nặng từ 11 – 13kg, có chiều cao khoảng 90 – 100cm phù hợp với bé từ 3 – 4 tuổi. Chọn size quần áo cho bé mẹ nên ưu tiên chọn theo số cân nặng và chiều cao của bé, bởi với một số bé phát triển tốt size 90 cũng có thể mặc được bé 1 – 3 tuổi. Thông thường, các mẫu quần áo có xuất xứ từ Trung Quốc sẽ có size 90, còn đa số các thương hiệu Việt Nam sẽ đặt size quần áo dạng 1Y, 2-3Y, 4-5 Y,… (tức là 1 tuổi, 2 – 3 tuổi, 4 – 5 tuổi,…)
2. Bảng size quần áo cho bé theo chiều cao cân nặng
Chọn size quần áo cho bé theo chiều cao, cân nặng được thường được các mẹ áp dụng nhiều bởi nó là những thông số thực tế phát triển thể trạng của bé thay vì lựa chọn theo độ tuổi. Dưới đây là bảng size quần áo cho bé xuất xứ Trung Quốc theo chiều cao và cân nặng, mẹ tham khảo để lựa chọn cho con mẹ nhé!
BẢNG SIZE QUẦN ÁO TRẺ EM THEO CHIỀU CAO – CÂN NẶNG
SIZE
ĐỘ TUỔI
CHIỀU CAO (CM)
CÂN NẶNG (KG)
80
Trẻ nhỏ
2 – 3 tuổi
80 – 90
8 – 10
90
Trẻ nhỏ
3 – 4 tuổi
90 – 100
11 – 13
110
Trẻ nhỏ
5 – 6 tuổi
100 – 110
17 – 18
120
Trẻ nhỏ
7 – 8 tuổi
110 – 120
19 – 20
130
Thiếu nhi
9 – 10 tuổi
130 – 140
21 – 23
3. Bảng size quần áo cho bé kết hợp số đo các vòng
Với những mẹ hay mua các mẫu quần áo hàng Quảng Đông – Trung Quốc cho bé có thể thấy, các thông số quần áo của người Trung thường có thêm số đo về chiều rộng vai, vòng ngực, vòng bụng, chiều dài áo, kích thước trên, kích thước dưới thay vì chỉ có chiều cao và cân nặng như size quần áo của Việt Nam.
Để có thể chọn size quần áo cho bé chính xác nhất mẹ có thể tham khảo thêm bảng size quần áo cho bé theo chiều cao, cân nặng kết hợp thêm các số đo vòng bụng và vòng mông.
Size
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Vòng bụng (cm)
Vòng mông (cm)
90
90
11 – 14
44
60
100
100
14 – 17
46
64
110
110
17 – 19
48
66
120
120
19 – 21
50
68
130
130
21 – 25
54
70
140
140
25 – 30
60
76
150
150
30 – 35
66
84
Lưu ý:
Do thể trạng của người Trung Quốc thường lớn hơn người Việt Nam chúng ta một chút, vì thế mẹ có thể giảm 1 – 2 size so với thực thế
Các thông số kích thước size quần áo trên dựa theo các chỉ số trung bình phát triển của bé ở từng độ tuổi nên có thể bị sai lệch từ 1- 3 cm.
Các size quần áo theo độ tuổi mẹ chỉ nên tham khảo, mẹ nên dựa vào số cân nặng và chiều cao thực tế của con để chọn được size quần áo cho bé phù hợp nhất.
4. 4 sai lầm thường gặp khi mua quần áo size 90 cho bé
Đến đây, chắc hẳn mẹ đã biết size 90 phù hợp cho bé bao nhiêu kg hay size áo 90 cho bé bao nhiêu kg rồi đúng không ạ? Khi mua đồ cho con, mẹ thường có những lầm tưởng về size 90 và khó tránh khỏi những sai lầm, khiến quần áo mua về con mặc vài hôm đã chật. Mặc dù chúng không ảnh hưởng nhiều thế nhưng vẫn dẫn đến một số bất tiện trong quá trình sinh hoạt và tốn kém chi phí đó mẹ.
Cùng tìm hiểu 4 sai lầm thường gặp dưới đây khi mua quần áo size 90 cho bé mà nhiều mẹ gặp phải, nắm rõ để chọn cho con size vừa in mẹ nhé!
4.1. Chỉ có quần áo Trung Quốc mới có size 90
Một số mẹ bỉm nghĩ là chỉ có quần áo Trung Quốc mới có size 90 nên mặc định cứ bé nặng 11 – 13kg và cao khoảng 90 – 100cm là chọn size 90 luôn, không quan tâm xuất xứ. Tuy nhiên, thực tế thì quần áo cho bé có xuất xứ từ Hàn Quốc, Nhật Bản cũng có các size cố định như 80, 90, 100. Và số đo cân nặng sẽ hơi khác một chút so với quần áo sản xuất tại Trung Quốc đó mẹ, cụ thể như sau:
1 – Size 90 của Hàn Quốc: Dành cho bé từ 9 – 12 tháng, với cân nặng 9 – 10 kg và chiều cao 60 – 75cm.
2 – Size 90 của Nhật Bản: Cho bé từ 1 – 1,5 tuổi, cân nặng 11kg và chiều cao từ 75 – 85 cm.
Do đó, mẹ nên nắm rõ độ tuổi, thể trạng và cân nặng của bé nhà mình để dễ dàng ướm vào từng size quần áo có xuất xứ khác nhau. Như vậy sẽ đảm bảo chọn đúng size và phù hợp nhất với bé yêu.
4.2. Chọn size thật lớn để bé mặc được lâu
Cũng giống như người lớn, mặc quần áo quá rộng sẽ làm bé khó chịu và không thuận tiện trong quá trình vui chơi, sinh hoạt của con. Do đó, mẹ không nên chọn size thật lớn để bé mặc được lâu nhé. Tốt nhất, mẹ chỉ nên đặt “nhỉnh” khoảng 1 – 2 size thôi, vừa tạo cho con sự thoải mái vừa đảm bảo thời gian dùng được lâu. Nếu bé 8 – 10kg, mẹ nên chọn size 90, còn với những bé 11-13kg thì mẹ chọn size 100 nhé!
4.3. Không đo chính xác chỉ số cơ thể bé
Trong giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi, bé phát triển khá nhanh về cả chiều cao và cân nặng. Nếu mẹ mua đồ chỉ dựa vào việc ước lượng cân nặng, chiều cao mà không đo chính xác thì rất dễ bị chật quá hoặc rộng quá, con mặc ngắn tay, ngắn chân đó mẹ. Chính vì vậy, trước khi chọn size quần áo cho con, mẹ đừng quên đo thật kỹ số đo của bé trước nhé.
Điều này không chỉ giúp mẹ chọn được size quần áo phù hợp, con thoải mái cử động, vui chơi, không bị gò bó, khó chịu mà còn tiết kiệm cho mẹ một khoản kha khá khi không phải thay đồ mới liên tục cho con đó ạ.
4.4. Không nhờ đến sự tư vấn của nhân viên bán hàng
Ở bất kỳ cửa hàng quần áo hay shop thời trang nào cũng đều có nhân viên bán hàng, sẽ có những nhân viên tư vấn rất hời hợt nhưng cũng có không ít người tư vấn tận tình, chu đáo hỗ trợ mẹ chọn đúng size cho bé đâu ạ, nhất là những thương hiệu quần áo nổi tiếng, uy tín. Vì thế, mẹ đừng ngần ngại hỏi và cung cấp thêm các thông số về chiều rộng vai, vòng ngực của con cho nhân viên tư vấn để họ giúp mẹ chọn quần áo vừa vặn với bé cưng.
Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn hoặc muốn tìm cửa hàng quần áo uy tín, chất lượng, mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý để chọn được trang phục phù hợp nhất với con yêu, mẹ tham khảo bài viết 12 hãng quần áo cho bé này, chất lượng quần áo ổn định và mẫu mã siêu đa dạng luôn mẹ ơi!)
5. Cách quy đổi size 90 về size quần áo trẻ em Việt Nam cho mẹ
Mẹ đã biết size 90 dành cho bé 11 – 13kg, bé từ 3 – 4 tuổi rồi, nhưng mẹ muốn quy đổi size 90 về size S – M – L theo size thông dụng Việt Nam để thuận tiện hơn trong việc chọn mua đồ cho bé. Cách quy đổi đơn giản thôi mẹ ạ, size 90 sẽ tương đương với size số 3 hoặc size XS của Việt Nam, dao động trong khoảng 12 – 14kg và chiều cao từ 83 – 88cm mẹ nhé.
Ký tự
Kích cỡ
XS
Rất nhỏ
S
Nhỏ
M
Trung bình
L
Lớn
XL
Rất lớn
Với những thông tin trong bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã nắm rõ size 90 cho bé bao nhiêu kg rồi đúng không ạ? Cách chọn quần áo cho bé thực chất không khó như mẹ nghĩ đâu ạ, mẹ chỉ cần xác định chính xác chiều cao, cân nặng của con, mọi thứ sẽ trở nên rất dễ dàng thôi ạ. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề gì cần giải đáp, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới nhé!
Khi biết mình đang mang thai sinh linh bé bỏng, mẹ háo hức mong chờ đến ngày được gặp con yêu. Bên cạnh những câu hỏi như ăn món này tốt không, dùng thực phẩm kia liệu có hiệu quả, mẹ cũng rất quan tâm đến việc bổ sung sữa Ensure để đa dạng dưỡng chất, giúp con lớn nhanh lớn khỏe. Thế nhưng, mẹ lại băn khoăn bà bầu nên uống sữa Ensure vào lúc nào là tốt nhất, uống như thế nào mới đúng cách để cả mẹ và bé đều khỏe. Câu trả lời có ngay bên dưới đó mẹ ơi, đừng bỏ lỡ nhé!
1. Bà bầu nên uống sữa ensure vào lúc nào mẹ nhỉ?
Bà bầu nên uống sữa ensure vào lúc nào tốt nhất luôn là câu hỏi mà mẹ trăn trở, bởi mẹ muốn mọi thứ phải “chuẩn chỉnh” để con yêu không gặp bất lợi gì. Thấu hiểu nỗi lòng đó, Góc của mẹ sẽ mách mẹ hai thời điểm “vàng” nên uống sữa Ensure dưới đây:
1 – Thời điểm nên uống trong thai kỳ
Từ khi biết mình mang bầu, mẹ đã có thể bổ sung sữa Ensure trong suốt thai kỳ. Bởi chế độ ăn của người Việt Nam thường thiếu canxi và những dưỡng chất thiết yếu. Điều này đã được PGS.TS. Trương Tuyết Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chứng thực, mẹ Việt thường bổ sung chất đạm, tinh bột để chắc bụng thay vì rau củ quả, thực phẩm giàu khoáng chất khác, lâu dần dẫn đến tình trạng thiếu trước hụt sau.
Đặc biệt là mẹ đang trong giai đoạn mang bầu, thường xuyên ngán món này chán món kia, mất đi cảm giác thèm ăn và ít bổ sung thực phẩm có lợi. Giải pháp cho mẹ lúc này là uống sữa Ensure để cân bằng dinh dưỡng do thành phần của sữa hoàn toàn lành tính, trải qua quá trình kiểm định gắt gao trước khi bày bán ngoài thị trường. Trong giai đoạn ốm nghén, nếu mẹ không ăn được nhiều thì đừng quên uống sữa để bồi bổ cơ thể nhé!
Bên cạnh đó, ở tuần thứ 20 của thai kỳ, mẹ nên tập trung “công lực” uống sữa để con yêu khỏe mạnh, lớn lên từng ngày. Do đây là thời điểm thai nhi phát triển mạnh mẽ về trí não, xương khớp. Mỗi ngày chứng kiến sinh linh bé bỏng chòi đạp, lớn lên từng chút mẹ cũng yên tâm phần nào. Vậy mẹ ngại gì về bà bầu uống sữa ensure được không mà không bổ sung sữa ngay hôm nay!
2 – Thời điểm nên uống hàng ngày
Mẹ lầm tưởng mỗi sáng thức dậy uống một ly sữa giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé suốt ngày dài. Sự thật không phải thế đâu mẹ ơi, bởi uống sữa lúc bụng rỗng dễ dẫn đến đau dạ dày, chọt bụng hoặc tiêu chảy không kiểm soát đó ạ.
Ngược lại, uống sữa ngay khi ăn sáng xong cũng không tốt chút nào, bởi lượng thức ăn chưa được tiêu hóa hòa cùng sữa tươi sẽ khiến mẹ nặng bụng, khó tiêu. Tốt nhất mẹ nên uống sữa Ensure sau khi ăn sáng khoảng 1 tiếng đồng hồ để cơ thể hấp thụ hết dưỡng chất và không gây ra tác dụng phụ.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung 1 cốc sữa Ensure vào buổi tối trước khi ngủ để vào giấc sâu hơn, hạn chế tình trạng giật mình lúc nửa đêm, ngừa chứng mất ngủ, khó ngủ ở mẹ bầu.
2. 6 lợi ích mẹ và bé nhận được khi uống sữa Ensure đúng thời điểm
Sữa Ensure không những tốt cho mẹ bầu mà còn có lợi cho sự phát triển của thai nhi khi chứa hàm lượng dinh dưỡng “khổng lồ”. Theo đó, loại sữa này chứa từ 26 đến 29 vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, D, B12, sắt, magie, canxi,… đem đến vô vàn công dụng tuyệt vời:
2.1. Tăng cường sức đề kháng của mẹ và thai nhi
Chứng kiến con yêu lớn nhanh từng ngày khiến mẹ vui mừng khôn xiết, mỗi ngày trôi qua mẹ đều háo hức chờ đến ngày con cất tiếng khóc oe oe chào đời. Quá trình mang thai thật thiêng liêng biết bao nhưng mẹ cũng không tránh khỏi những mệt mỏi, đau nhức, đứng ngồi khó khăn vì sức đề kháng yếu hơn bình thường.
Đừng lo quá mẹ ơi, mẹ có thể xây dựng “hàng rào” miễn dịch vững chắc để vi khuẩn xấu xa không thừa dịp tấn công bằng cách bổ sung sữa Ensure mỗi ngày. Bởi đây là loại sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình mang thai như vitamin D, vitamin A, kẽm, canxi, photpho,…
Chỉ cần một ly sữa sau khi ăn sáng 1 tiếng hoặc trước khi đi ngủ là mẹ đã có thể cung cấp dưỡng chất cho cả ngày dài. Đã đến lúc mẹ tạm biệt những cơn đau mỏi, ốm vặt hay khụt khịt sáng đêm rồi đó ạ!
2.2. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Vitamin B9 (axit folic) được xem là dưỡng chất “vàng” ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi, giúp não bộ của bé phát triển ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Điều này đã được nhiều chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ sản khoa công nhận,
Chẳng những vậy, axit folic còn đóng một vai trò quan trọng trọng việc sản xuất DNA và RNA, giúp các tế bào thần kinh và mô phát triển nhanh chóng. Bổ sung axit folic xuyên suốt thai kỳ sẽ ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi từ 5-10 lần so với bình thường.
Thiếu axit folic cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến con gặp tình trạng dị tật ống thần kinh, dẫn đến các bệnh như sứt môi, hở hàm ếch, nứt đốt sống cực nguy hiểm đó mẹ ơi. Chính vì thế, mẹ nên cân nhắc và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng ngay hôm nay để con không thiếu hụt dưỡng chất này nhé.
2.3. Đôi mắt mẹ sáng khỏe
Hàm lượng vitamin A trong sữa Ensure có công dụng bảo vệ đôi mắt mẹ khỏi những triệu chứng như mờ mắt, đau mắt hoặc đục thủy tinh thể. Chưa kể, vitamin A còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngừa quáng gà, khô mắt. Đặc tính chống vi khuẩn, vi rút của vitamin giúp mẹ hạn chế tối đa các bệnh về mắt và phòng ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
Sữa Ensure còn chứa lutein – dưỡng chất giúp ngừa loạn thị, cận thị, mỏi mắt, phòng ngừa bệnh thoái hóa võng mạc, thoái hóa điểm vàng ở mẹ bầu. Lutein còn bảo vệ mẹ khỏi các gốc tự do, đẩy lùi quá trình lão hóa mắt.
2.4. Tăng cường sức khỏe xương khớp
Mang thai là hành trình thú vị và thiêng liêng, mỗi ngày sờ bụng và cảm nhận con chồi đạp là mẹ đã vui cả ngày. Mẹ chẳng quản ngại khó khăn mà chăm chút từng li từng tí để bào thai lớn khỏe từng ngày. Thế nhưng trong quá trình nâng đỡ “mầm sống” bé bỏng đó, cơ thể mẹ tổn hao nhiều sức lực, tình trạng đau nhức cột sống, xương chậu,… cứ tìm đến mẹ mỗi đêm.
Để chấm dứt tình trạng này, mẹ nên bổ sung Ensure bởi một cốc sữa mát lành sẽ cung cấp hàm lượng lớn canxi, giúp mẹ ổn định mật độ xương, hạn chế tình trạng loãng xương hoặc thoái hóa đốt sống trong và sau quá trình mang thai. Bên cạnh đó, vitamin D trong sữa Ensure còn thúc đẩy quy trình hấp thụ canxi, duy trì hệ xương khỏe mạnh.
Ngoài ra, vitamin D và canxi còn hỗ trợ hệ xương của bé yêu phát triển ngay khi còn trong bụng mẹ, giúp con cao lớn, ngừa bệnh thấp còi, chậm lớn hoặc chân vòng kiềng. Quả là một người uống 2 người cùng có lợi mẹ nhỉ!
2.5. Thúc đẩy quá trình “vận chuyển” máu
Có thể mẹ chưa biết, axit folic kết hợp chặt chẽ với vitamin B12 sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, kích thích sắt hoạt động tốt trong cơ thể mẹ bầu. Trong trường hợp thiếu vitamin B12, tế bào hồng cầu sẽ không còn khỏe mạnh, thay vì có kích thước nhỏ, tròn thì chúng sẽ chuyển sang hình bầu dục và lớn hơn. Chính sự thay đổi này sẽ cản trở quá trình lưu thông máu, gây tắc nghẽn, khiến mẹ rơi vào tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe con yêu.
Thêm B12 vào khẩu phần hằng ngày sẽ cung cấp lượng lớn oxy hóa, giúp quá trình “chở” máu đi khắp cơ thể diễn ra trơn tru hơn, mẹ cũng tránh được tình trạng thiếu máu thai kỳ đó ạ.
Đồng thời, sữa Ensure còn chứa hàm lượng sắt cao – thành phần quan trọng nhất để cấu thành hemoglobin có tác dụng thúc đẩy vận chuyển oxy trong máu đến các mô dễ dàng hơn. Các bác sĩ đầu ngành tại Sở Y tế Hà Nội thường khuyến nghị mẹ bầu nên bổ sung 18mg sắt/ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
2.6. Thai nhi lớn khỏe từng ngày
Bổ sung sữa Ensure không những hỗ trợ mẹ nâng cao sức khỏe mà còn giúp thai nhi lớn khỏe từng ngày. Các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, D, kẽm, canxi, magie,… đều được bé yêu tiếp nhận thông qua bánh nhau. Nhờ đó, bé an tâm phát triển trong bụng mẹ mà không lo hụt chất này, thiếu chất kia. Mẹ cũng vui vẻ hơn khi bụng ngày càng to dần và chuẩn bị đón chào sinh linh bé bỏng.
3. 3 tác hại khi mẹ uống sữa Ensure sai cách – sai thời điểm
Ngoài những công dụng đáng gờm ở trên thì uống sữa Ensure sai cách – sai thời điểm cũng dẫn đến những tác hại dưới đây, mẹ cùng xem ngay để phòng tránh nhé:
3.1. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ
Protein cô đặc kết tinh từ sữa có thể ảnh hưởng xấu đối với cơ thể không dung nạp được lactose đó mẹ ơi. Nếu mẹ uống quá nhiều sữa cùng lúc hoặc uống sai thời điểm thì rất dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, thậm chí chuột rút. Với mẹ đang có sức đề kháng kém còn dễ dẫn đến táo bón, nôn mửa và dị ứng.
Bên cạnh đó, mẹ có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm ruột kết, viêm loét đại tràng,… cũng không nên dùng sữa Ensure để không tạo thêm áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm.
3.2. Tăng nguy cơ thừa cân – tiểu đường
Đường là thành phần chiếm tỉ trọng thứ hai trong bảng hàm lượng dinh dưỡng của sữa Ensure, theo sau là maltodextrin ngô (dạng tinh bột ngô phổ biến) hay còn được biết đến là siro ngô tự nhiên làm tăng nguy cơ thừa cân – tiểu đường. Nếu uống quá nhiều sữa Ensure trong một ngày thì không hề tốt cho sức khỏe đâu mẹ.
Ngoài ra, hàm lượng đường vượt mức cho phép còn dẫn đến chứng rối loạn đường huyết, tiểu đường thai kỳ. Do vậy, mẹ cần bổ sung đúng lượng thôi nhé, không phải uống càng nhiều sẽ càng tốt đâu ạ!
3.3. Mẹ lạm dụng sữa – dẫn đến biếng ăn
Khi mang thai mẹ thường nghén món này món kia, chẳng muốn ăn chút nào nên mẹ thường uống sữa cho nhanh gọn, đỡ tốn công chế biến hoặc nhai nuốt. Có mẹ uống sữa Ensure thay thế bữa chính, do mẹ nghĩ hàm lượng dinh dưỡng trong sữa rất cao, đủ đáp ứng cho mẹ và bé. Thế nhưng sự thật không phải đâu ạ! Lạm dụng sữa sẽ khiến tình trạng biếng ăn nặng thêm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ, khoáng chất, vitamin,…
4. Mách mẹ bầu cách uống và bảo quản sữa Ensure
Vừa rồi là câu trả lời về bà bầu nên uống sữa ensure vào lúc nào và giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách uống và bảo quản sữa đúng cách ạ.
Hiện nay trên thị trường có 2 dòng sữa Ensure là dạng lỏng và dạng bột. Mỗi dòng sẽ có những đặc tính riêng biệt, mẹ cần lưu ý cách uống vào bảo quản sữa Ensure đúng cách để đạt kết quả tốt nhất:
4.1. Hướng dẫn mẹ cách uống sữa Ensure “chuẩn chỉnh” nhất
Để mẹ hình dung rõ ràng hơn về cách thức uống sữa Ensure khoa học, “chuẩn không cần chỉnh”, Góc của mẹ sẽ mách nước ngay đây ạ.
1 – Đối với sữa Ensure dạng bột:
Cách uống vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần dùng muỗng có sẵn trong hộp sữa Ensure múc ra 6 muỗng sữa gạt ngang rồi pha với 195ml nước đun sôi để nguội khoảng 30-40 độ C. Như thế là mẹ đã có ly sữa khoảng 230ml thơm ngon, bổ dưỡng rồi đó ạ.
2 – Đối với sữa Ensure dạng nước
So với uống sữa Ensure dạng bột thì sữa Ensure dạng nước dễ uống hơn nhiều mẹ ạ. Mẹ không cần tốn nhiều thời gian chế biến, lỉnh kỉnh vật nọ vật kia mà chỉ cần lắc đều rồi mở nắp và uống ngon lành thôi.
4.2. Hướng dẫn mẹ cách bảo quản sữa Ensure
Đã nắm được cách uống sữa sao cho chuẩn xác thì mẹ đừng quên cách thức bảo quản để sữa Ensure ngon đúng điệu, hạn chế biến chất nhé:
1 – Đối với sữa Ensure dạng bột
Mẹ cần bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng, trong trường hợp đã khui hộp thì mẹ nên đậy kín sau mỗi lần sử dụng và cất giữ ở nơi khô mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mẹ tuyệt đối không cho sữa bột Ensure vào tủ lạnh bảo quản để ngừa biến chất, kết cấu sữa vón cục, suy giảm chất dinh dưỡng nhé.
2 – Đối với sữa Ensure dạng nước
Cách bảo quản sữa Ensure dạng nước vô cùng đơn giản mẹ ạ, mẹ chỉ cần để sữa ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là được. Ngoài ra, nếu mẹ đã mở nắp nhưng không uống hết thì có thể đậy kín và uống hết trong vòng 24h. Sau khoảng thời gian này mẹ không nên uống lại sữa thừa vì sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
5. 4 lưu ý mẹ bầu nên “nằm lòng” khi uống sữa Ensure
Sau khi tìm hiểu công dụng cũng như cách uống sữa Ensure ngon đúng điệu, mẹ cần “nằm lòng” thêm 4 lưu ý vàng dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé:
1 – Mẹ cần rửa cốc/ly thật sạch trước và sau khi uống sữa
Với mẹ uống sữa Ensure dạng lỏng thì không phải lo khâu vệ sinh ly cốc, nhưng nếu mẹ uống sữa dạng bột thì đây là bước vô cùng quan trọng. Rửa sạch ly cốc trước khi uống sữa sẽ giúp mẹ hạn chế tối đa vi khuẩn đi vào cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Trụng cốc/ly với nước sôi: Mẹ cần chuẩn bị một chiếc nồi dùng riêng để tiệt trùng cốc ly, sau đó cho nước vào nửa nồi nước rồi đun sôi ở lửa lớn. Đến khi nước sôi ùng ục thì mẹ cho cốc/ly vào đun khoảng 15 phút. Cuối cùng là vớt ra để ráo.
Rửa qua nước muối: Mẹ cho 1 nắm muối vào cốc rồi đổ thêm nước xâm xấp ⅓ cốc/ly và chờ muối tan thì lắc nhẹ để tráng bề mặt. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng miếng bông rửa chén cọ rửa để nâng cao hiệu quả làm sạch.
Sử dụng nước rửa bình chuyên dụng: Nếu mẹ vẫn chưa an tâm với những cách làm trên thì có thể tậu ngay sản phẩm nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy để tiện công và lấy đi vi khuẩn và mảng bám cứng đầu một cách. Chẳng cần lỉnh kỉnh nào là nồi niêu, nào là nước, miếng bông, mẹ chỉ cần nhấn vòi 1 – 2 rồi lắc nhẹ cốc ly là đã sạch kin kít rồi ạ. Với bảng thành phần lành tính cùng chiết xuất ngô và rượu dừa, sản phẩm cực an toàn cho cả mẹ và bé. Mẹ không cần lo lắng nhỡ may dùng phải sản phẩm chứa nhiều hóa chất gây tác động xấu đến thai kỳ nữa rồi!
2 – Chỉ nên dùng thìa do nhà sản xuất cung cấp để đong sữa
Mẹ lưu ý nên dùng muỗng do nhà sản xuất để sẵn trong hộp vì chúng đã được định lượng rõ ràng để mẹ đo lường dung tích sữa phù hợp khi uống. Nếu dùng muỗng bình thường sẽ rất dễ dẫn đến việc khó kiểm soát, dẫn đến thừa thiếu, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé.
3 – Không nên uống Ensure nếu mẹ có tiền sử dị ứng với đạm sữa
Nếu có tiền sử dị ứng đạm sữa thì mẹ hạn chế dùng sữa Ensure để tránh dị ứng, sốt phát ban, ngứa ngáy khó chịu. Thay vào đó, mẹ nên đến gặp bác sĩ và xác định tình hình cụ thể, bác sĩ có chuyên môn cao sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp là mẹ nên dùng ít sữa Ensure hay ngưng hẳn. Mẹ không tự ý suy đoán và bổ sung sai cách để không ảnh hưởng đến thai kỳ nhé!
4 – Mẹ bổ sung thêm nhiều thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng
Ngoài bổ sung sữa Ensure, mẹ cần đa dạng các nhóm chất để cân bằng dinh dưỡng, tránh hiện tượng lệch tháp dinh dưỡng. Theo đó, mẹ có thể bổ sung những món ăn giàu dinh dưỡng như cá, các loại thịt, rau bina, súp lơ, khoai tây, khoai lang, bí đỏ,…. Để không bị ngán, mẹ nên chế biến thành nhiều món khác nhau để đổi vị như súp, canh, cháo, pudding,…
Với những “tâm tình” trên đây, mẹ đã có lời hồi đáp chuẩn xác cho câu hỏibà bầu nên uống sữa Ensure vào lúc nào.Từ giờ mẹ đã có thể an tâm uống sữa Ensure trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ cũng “thu nạp” thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách uống sữa chuẩn chỉnh cũng như những lưu ý vàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mẹ đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật!
Trong thời kỳ mang thai, mẹ mong muốn con được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển khoẻ mạnh. Giữa muôn vàn thực phẩm, mẹ nghe nhiều người “mách” sữa tươi có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch không kém gì sữa bầu nhưng vẫn còn băn khoăn, không biết bà bầu uống sữa tươi thay sữa bầu được không, sử dụng sai cách có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Để giúp mẹ có câu trả lời chính xác nhất, bài viết dưới đây sẽ đem đến những kiến thức thú vị, cùng theo dõi mẹ nhé!
1. Mẹ mang thai uống sữa tươi thay sữa bầu được không?
Câu trả lời là được mẹ ơi! Bởi sữa tươi có chứa nhiều chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như protein, các loại vitamin A, C, D, magie, photpho,…Thêm nữa, thành phần của sữa tươi cũng không khó để tiêu hóa, mẹ bầu dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất vào cơ thể.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu rất hay bị ốm nghén, buồn nôn, khó chịu,… Do đó, không phải mẹ nào cũng đều uống được sữa bầu, ngửi thấy mùi sữa đã muốn gạt ngang. Nguyên nhân là bởi sữa bầu có chứa các chất dinh dưỡng như sắt, canxi, DHA, acid folic,….mà sắt thường có mùi tanh nên mẹ cảm thấy khó uống. Chính vì như vậy có thể uống sữa tươi thay sữa bầu, sữa tươi không đường sẽ là lựa chọn hàng đầu của mẹ bầu trong giai đoạn này.
Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa bầu đều được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các vi chất cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, từ tam cá nguyệt thứ 2, mẹ nào không ưng vị sữa bầu mà chỉ sử dụng sữa tươi thôi là chưa đủ đâu ạ vì lúc này, mẹ nên kết hợp thêm các nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển toàn diện.
Trong thai kỳ, tùy theo cơ địa và sở thích, mẹ hoàn toàn sử dụng được sữa tươi không đường sữa bầu hoặc có thể kết hợp cả 2 loại sữa này với nhau để phát huy tối đa công dụng mẹ nhé! Mẹ nên uống khoảng 250 – 500ml mỗi ngày (tương đương với 2 ly), chia thành 1 cữ sữa tươi và 1 cữ sữa bầu.
Trong trường hợp mẹ ốm nghén nhiều, “sợ” mùi sữa bầu thì cũng không sao vì có thể kết hợp uống sữa tươi và bổ sung thêm dinh dưỡng từ thực phẩm khác như rau củ quả, các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như thịt heo, thịt bò, trứng gà, cá hồi, các loại hạt, súp lơ trắng, bí ngòi, quả bơ, bí đỏ, khoai lang,…
2. Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa tươi
Việc uống sữa tươi sẽ giúp mẹ bầu hấp thụ được các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất quan trọng đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Vậy hàm lượng dinh dưỡng trong 1 ly sữa tươi không đường bao gồm những gì, theo dõi bảng sau để hiểu hơn mẹ nhé!
Thành phần
Hàm lượng
Calories
149
Chất béo
8g
Protein
8g
Carbohydrate
12g
Đường
12g
Nước
88%
Ngoài những thành phần kể trên, sữa tươi còn có một số dưỡng chất khác như photpho, canxi, vitamin A, D, B12, kali, kẽm, acid lactic, magie, selen,… Tất cả các chất dinh dưỡng này đều có lợi cho sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng như đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu xuyên suốt thai kỳ.
Đến đây, chắc hẳn mẹ đã hiểu vì sao bà bầu có thể uống sữa tươi thay sữa bầu rồi đúng không ạ? Mẹ trong thai kỳ cần những dưỡng chất thiết yếu nào, sữa tươi sẽ bổ sung những dưỡng chất đó cho mẹ và bé yêu. Hiểu được hàm lượng chất dinh dưỡng rồi, mẹ muốn biết những công dụng của sữa tươi đối với mẹ bầu và thai nhi, kéo xuống dưới để theo dõi tiếp mẹ nhé!
3. 6 công dụng của sữa tươi đối với mẹ bầu
Sữa tươi là một nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cả mẹ và bé trong thời kỳ mang thai, không những an toàn với sức khỏe mẹ bầu mà còn mang lại 6 lợi ích tuyệt vời sau đây:
3.1. Duy trì hoạt sống của cơ thể
Protein là một dưỡng chất vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức sống và năng lượng. Không chỉ cơ thể mẹ mà cả em bé cũng cần protein để phát triển khỏe mạnh. Một ngày, trung bình mẹ bầu cần nạp khoảng 50 – 190g protein, nếu chẳng may thiếu đi chất này, mẹ sẽ thường xuyên ốm vặt, người rã rời và thai nhi chậm lớn.
Trong 1 ly sữa tươi không đường có chứa tới 8g protein giúp duy trì hoạt động sống cho cơ thể mẹ. Uống đủ lượng sữa mỗi ngày, mẹ sẽ không lo thiếu protein ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con đâu ạ. Ngoài ra, vitamin B12 trong sữa tươi còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ quá trình “chở” máu đến thai nhi thông qua bánh nhau, con vừa hấp thụ được các dưỡng chất quan trọng, mẹ cũng yên tâm hơn.
3.2. Hạn chế đau nhức xương khớp
Trong thời kỳ mang thai, do có nhiều có sự thay đổi về hormone nên mẹ thường gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, khiến mẹ khó chịu và mệt mỏi. Uống sữa tươi không đường sẽ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng này. Bởi sữa tươi rất giàu vitamin D và canxi, đây là 2 dưỡng chất cần thiết cho xương chắc khỏe, tăng cường mật độ xương, giúp làm giảm nguy cơ loãng xương, đồng thời hạn chế sự tiến triển của bệnh thoái hóa, viêm khớp trước và sau khi sinh em bé.
3.3. Da dẻ mẹ căng mướt – hồng hào
Uống sữa tươi không đường thường xuyên giúp da dẻ mẹ bầu trở nên căng mướt, hồng hào, đánh bay các tác nhân gây lão hóa, sạm da. Bởi hàm lượng protein trong sữa tươi đóng vai trò chủ chốt sản sinh ra collagen, cải thiện tình trạng thâm sạm, tàn nhang, cho mẹ một làn da căng bóng, đàn hồi.
Chưa hết đâu mẹ, trong sữa tươi còn chứa hoạt chất acid lactic, vitamin D có tác dụng loại bỏ các tế bào da chết, kích thước sự phát triển tế bào mới, tái tạo làn da đen sạm, khô ráp, trả mẹ làn da mịn màng trông thấy.
3.4. Cung cấp năng lượng cho mẹ bầu
Với hàm lượng protein dồi dào, sữa tươi không đường không những cung cấp năng lượng cho mẹ bầu mà còn có tác dụng ngăn ngừa đau nhức cơ bắp, đồng thời bổ sung chất lỏng cho cơ thể mẹ bầu trong quá trình vận động. Đem lại năng lượng cho cả mẹ và bé yêu, đảm bảo các hoạt động chuyển hoá luôn diễn ra bình thường, “đánh bay” những cơn mệt mỏi và kiệt sức trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, hàm lượng photpho trong sữa tươi còn giúp kích thích các cơ quan chuyển hóa hoạt động mạnh, mẹ vừa dễ dàng tiêu hóa, còn cũng được hấp thu trọn vẹn chất dinh dưỡng từ mẹ.
3.5. Ổn định đường huyết
Trong sữa tươi có chứa hàm lượng magie và kali,… giúp cơ thể mẹ luôn ở trạng thái ổn định. Magie đóng vai trò như một bộ máy vận hành, “chở” máu đi khắp cơ thể mẹ, đồng thời kiểm soát nồng độ kali và canxi trong tế bào, tăng cường hoạt động của tim và cho mẹ một trái tim khỏe mạnh suốt thai kỳ. Không những vậy, với hàm lượng protein vừa đủ, sữa tươi không đường được đánh giá có khả năng ổn định đường huyết, tăng cường hoạt động của tim và mạch máu.
3.6. Giúp mẹ ngủ ngon hơn
Trong suốt giai đoạn mang thai, nếu mẹ thường xuyên gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon hay dễ bị tỉnh giấc thì một ly sữa tươi không đường sẽ là “vị cứu tinh” đó ạ. Trong sữa tươi có chứa rất nhiều các loại vitamin A, B9, B12 và khoáng chất thiết yếu, giúp bảo vệ hệ thần kinh khỏi những stress, căng thẳng, mệt mỏi xuyên suốt thai kỳ, đồng thời kích thích giấc ngủ, giúp mẹ đi vào giấc ngủ nhanh hơn, sâu hơn. Tinh thần thoải mái, mẹ bầu ngon giấc, con yêu trong bụng cũng được vui vẻ phát triển.
4. 4 công dụng của sữa tươi đối với thai nhi
Sữa tươi không đường không chỉ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu mà còn đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện của con. Cùng khám phá ngay 4 công dụng “vàng” của sữa tươi đối với em bé trong bụng mẹ nhé!
4.1. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Các hàm lượng chất béo, vitamin B9 và các khoáng chất như kali, natri, canxi,… trong sữa tươi có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi đó mẹ. Đây hầu hết đều là những chất thiết yếu giúp xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh cho bé yêu, giúp chống lại các loại bệnh tật và khuyết tật bẩm sinh.
4.2. Giúp thai nhi hình thành khung xương
Canxi – dưỡng chất quan trọng trong việc hình thành và phát triển khung xương ở thai nhi. Trong 100ml sữa tươi không đường có chứa tới 110mg canxi, mẹ uống 1 ly sữa tươi sẽ bổ sung cho em bé trong bụng tới 300 mg canxi, giúp hệ xương của con phát triển mạnh mẽ, vững chắc, tăng trưởng chiều cao và giúp thai đạt chuẩn khi chào đời.
4.3. Phát triển trí não ngay khi còn trong bụng mẹ
Sữa tươi không đường không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà còn giúp con yêu phát triển trí não ngay từ khi còn trong bụng mẹ đó ạ. Nhờ hàm lượng chất béo, sữa tươi thúc đẩy sự phát triển toàn diện của não bộ, tạo ra các mô trong tế bào, đồng thời hỗ trợ ổn định hệ thống tim mạch, huyết áp cho cả mẹ và thai nhi.
Con phát triển não bộ ngay từ trong bụng mẹ nhờ hàm lượng chất béo và DHA trong sữa tươiChưa dừng lại ở đó, sữa tươi còn chứa DHA – một dưỡng chất chiếm phần lớn trong não bộ và võng mạc của thai nhi. DHA không chỉ tham gia vào sự hình thành của các khớp thần kinh não bộ mà còn hỗ trợ chức năng ghi nhớ. Bổ sung thêm thêm sữa tươi con vừa thông minh, phát triển khỏe mạnh mẹ cũng an tâm mẹ nhỉ!
4.4. Thai nhi lớn nhanh lớn khỏe từng ngày
Thành phần kali có trong sữa tươi không đường đóng vai trò như chất điện giải, giúp điều hòa lượng nước trong cơ thể mẹ, đồng thời hỗ trợ quá trình vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng đến thai nhi thông qua bánh nhau. Từ đó giúp con yêu hấp thụ hết các dưỡng chất thiết yếu từ mẹ để nuôi cơ thể, lớn nhanh, lớn khỏe từng ngày.
5. Mách mẹ bầu cách uống sữa tươi “chuẩn chỉnh” nhất
Để sữa tươi không đường phát huy tối đa tác dụng, giúp mẹ và thai nhi đều khỏe thì mẹ đừng bỏ qua các “mẹo nhỏ” uống sữa tươi “chuẩn chỉnh” dưới đây nhé!
1 – Định lượng khuyến cáo: Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng mẹ bầu không nên uống sữa tươi vượt quá định lượng khuyến cáo. Để phát huy tối đa tác dụng cũng như hấp thụ đủ các dưỡng chất có trong sữa, mẹ nên uống khoảng 400 – 600ml một ngày, khoảng 2 cốc/ngày, chia nhỏ lượng sữa tươi thành 3, 4 bữa/ngày để tránh tình trạng “lúc đói lúc no” mẹ nhé!
2 – Thời điểm “vàng” mẹ nên uống sữa tươi:Thời điểm tốt nhất cho mẹ bầu uống sữa tươi là buổi sáng, sau khi đã ăn sáng xong vì lúc này, protein trong sữa sẽ phân giải thành các loại acid amin, giúp mẹ dễ dàng hấp thụ hơn. Nếu mẹ muốn uống sữa vào ban đêm thì tốt nhất nên uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ. Bởi khi uống vào thời điểm này, cơ thể mẹ sẽ có thời gian chuyển hóa cũng như hấp thu các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, canxi và các khoáng chất mà không gây nên tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
3 – Mẹ không nên uống sữa tươi lúc nào? Mẹ bầu hạn chế uống sữa bầu khi bụng đang đói hoặc ban đêm mẹ nhé! Bởi lúc đói dạ dày đang co bóp mạnh, mẹ nạp sữa tươi vào thời điểm này có thể làm tổn thương dạ dày, gây nên tình trạng ợ chua, khó chịu, thậm chí khiến bụng mẹ bị lạnh và dẫn đến tiêu chảy đó ạ.
6. 4 lưu ý khi uống sữa tươi mẹ bầu nên “thuộc làu”
Sữa tươi không đường tuy tốt nhưng mẹ bầu nên “bỏ túi” 4 lưu ý dưới đây để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và em bé trong bụng:
1 – Mẹ cần rửa cốc/ly thật sạch trước khi uống sữa: Mẹ nào có thói quen đổ sữa ra cốc để uống cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ cốc trước và sau khi uống sữa để hạn chế vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi nhé
Trụng cốc/ly với nước sôi:Mẹ chỉ cần chuẩn bị nồi inox chuyên dụng, dùng riêng để tiệt trùng cốc ly, sau đó đun sôi nước và trụng với cốc/ ly đựng sữa trong khoảng từ 10 – 15 phút là được.
Rửa qua nước muối: Cách này cũng không quá phức tạp đâu ạ. Mẹ sử dụng một ít muối trắng cho vào cốc ly, sau đó cho khoảng 10ml nước vào và dùng miếng rửa chén để chà xát từ trong ra ngoài. Cuối cùng, mẹ rửa lại với nước sạch là xong rồi ạ.
Sử dụng nước rửa bình chuyên dụng: Chẳng cần lỉnh kỉnh nồi xoong, nước muối, mẹ vẫn hoàn toàn loại bỏ các vết ố bẩn bám trên cốc ly nhờ nước rửa bình chuyên dụng. Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn, mẹ rửa cốc ly bằng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Với thành phần lành tính, chiết xuất từ ngô, rượu dừa và đặc tính khử khuẩn cực tốt, sản phẩm mẹ “đánh bay” các tạp chất bám đọng trên dụng cụ đựng sữa tươi, đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ mà lại cực tiện lợi. Không những vậy, nước rửa bình chuyên dụng này còn được sử dụng để vệ sinh bình sữa và các dụng cụ ăn uống của bé sơ sinh nhà mình đó mẹ.
2 – Chế biến sữa tươi thành nhiều món ăn hấp dẫn: Nếu đã ngán uống sữa tươi trực tiếp, mẹ có thể kết hợp thêm hoa quả hoặc chế biến thành các món nước uống hấp dẫn như sữa tươi dầm trái cây, sinh tố, pudding sữa,… để đa dạng thực đơn mỗi ngày mẹ nhé!
3 – Bổ sung thêm nhiều thực phẩm khác nhau: Chỉ uống sữa tươi thôi thì chưa đủ đâu mẹ, bởi sữa tươi mới chỉ cung cấp cho mẹ 50% chất dinh dưỡng mẹ cần thôi ạ. Mẹ vẫn phải bổ sung thêm nhiều thực phẩm khác nhau để “thiên thần nhỏ” của mẹ được hấp thụ đa dạng chất dinh dưỡng. Theo đó, mẹ nên kết hợp thêm với các thực phẩm giàu chất xơ, protein, vitamin, chất béo như rau củ quả, các loại hạt, trứng, thịt bò,….
4 – Nên dùng sữa tươi không đường thay vì sữa tươi có đường: T mẹ ưu tiên lựa chọn sữa không đường Bởi sữa tươi không đường đã được loại bỏ hết lượng đường, mẹ uống không phải lo lắng tăng cân mất kiểm soát đâu ạ. Điều này vừa giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cả mẹ và thai nhi, vừa giúp mẹ giữ được vóc dáng mà lại không gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu do đường hóa học.
Hiện nay, có rất nhiều các thương hiệu sữa tươi không đường khác nhau, tuy nhiên mẹ nên chọn những sản phẩm uy tín, đảm bảo chất lượng và được nghiên cứu kỹ lưỡng về hàm lượng dinh dưỡng như Vinamilk, TH True Milk,… Mẹ sẽ dễ dàng tìm mua sữa tươi không đường ở các siêu thị, cửa hàng, đại lý,… như Vinmart, Big C, Coopmart,… với giá “vừa” túi tiền mẹ.
Qua bài viết trên, mẹ đã biết bà bầu uống sữa tươi thay sữa bầu được không rồi. Sữa tươi không những cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ mà còn đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của bé yêu trong bụng. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quên sử dụng đúng định lượng, đúng thời điểm để không gây ảnh hưởng gì đến con mẹ nhé! Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng.
Khi mang thai, còn gì hạnh phúc hơn khi mẹ nhận thấy những chuyển động đầu tiên của con. Do đó mà mẹ luôn nóng lòng muốn biết thai bao nhiêu tuần thì mẹ cảm nhận được thai máy? Thai máy muộn có sao không? Dấu hiệu thai máy thay đổi qua từng tuần thế nào? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi mẹ nhé!
1. Thai bao nhiêu tuần thì mẹ cảm nhận được thai máy?
Thai máy là những cử động của bé trong bụng mẹ như thay đổi tư thế, xoay mình, trở mình, quẫy đạp chân tay,… Thai máy thường bắt đầu xuất hiện trong khoảng thời gian từ 7 – 16 tuần tuổi của thai kỳ. Tuy nhiên, những cử động ban đầu thường rất nhẹ, khó cảm nhận được rõ ràng nên đôi khi mẹ bỏ lỡ đó ạ!
Ngoài ra, thời gian thai bao nhiêu tuần thì máy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: lượng nước ối, độ dày thành bụng, vị trí nhau thai, mang thai con rạ hay con so:
Đối với con so: Mốc thời gian mẹ cảm nhận được bé gập duỗi thân mình thường khá muộn, khoảng 18 – 20 tuần tuổi.
Đối với con rạ: Thai máy thường xuất hiện sớm khoảng 16 – 18 tuần tuổi và có thể sớm hơn nữa tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ và bé.
Mẹ sẽ cảm nhận thai máy mạnh mẽ nhất ở tuần thai thứ 28 – 38. Đối với thai nhi khỏe mạnh, bé thường cử động khoảng 4 – 6 lần/giờ. Mẹ nên dành ra thời gian đếm số lần chuyển mình của bé mỗi ngày trong những khung giờ nhất định, để tương tác, trò chuyện với bé cũng như theo dõi sự phát triển của con nhé!
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Khi thai nhi được 22 tuần tuổi mà mẹ vẫn không thể cảm được chuyển động của con hoặc những chuyển động ấy giảm dần, không đều trong tam cá nguyệt thứ ba, mẹ trực tiếp đi khám bác sĩ để theo dõi sự phát triển của bé, đồng thời phát hiện sớm những bất thường và có phương pháp xử lý đúng đắn.
2. Dấu hiệu thai máy thay đổi qua từng tuần như thế nào
Trong suốt quá trình mang thai, những chuyển động của bé có thể thay đổi như sau:
Tuần thai
Thay đổi của bé
Tuần 7 – 16
Trong giai đoạn này, những cử động non nớt của bé thường rất nhẹ nên mẹ chưa cảm nhận được rõ ràng. Lúc này, mẹ đừng quá lo lắng nếu thấy thai máy yếu hoặc chưa đều mẹ nhé!
Tuần 16 – 22
Đây là thời điểm thai máy xuất hiện rõ ràng hơn. Mẹ dần cảm nhận và theo dõi được thời gian biểu cũng như cách vận động của bé. Lúc này, mẹ bắt đầu đếm số lần thai máy vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối hoặc ít nhất 1 lần mỗi ngày, khoảng 30 phút – 1 giờ mỗi lần để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.
Lưu ý nho nhỏ cho mẹ: Khi bé ngủ thường không cử động. Thời gian ngủ của thai nhi có thể kéo dài từ 20 phút đến 2 giờ.
Tuần 30 – 38
Trong giai đoạn này, thai nhi chuyển mình, quẫy đạp, cựa quậy chân tay,… một cách mạnh mẽ. Mẹ có thể cảm nhận được rõ ràng từng cử động của bé.
Mẹ chú ý phân biệt thai máy với cơn gò tử cung. Trong khi mỗi lần thai máy chỉ xuất hiện ở một vùng bụng, còn cơn gò tử cung có thể làm nguyên vùng bụng cứng lên, gây đau mạnh đó ạ!
3. Mẹ cảm nhận thai máy qua những vị trí nào?
Em bé quay tròn trong bụng mẹ nên mẹ cảm nhận được thai máy ở mọi vị trí nào. Tuy nhiên, nhiều nhất ở vùng bụng dưới hoặc vùng bụng bên trái bởi:
Ở vùng bụng dưới: Bé tích cực đạp vùng bụng dưới của mẹ trong một số trường hợp dưới đây:
Sau khi mẹ ăn no: Sau khi mẹ ăn no, bé được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và trở nên “hiếu động” hơn. Đây cũng là thời điểm phù hợp để mẹ đếm số lần thai máy đấy!
Mẹ ở nơi có ánh sáng mạnh hoặc âm thanh lớn:Từ tuần tuổi thứ 20, thai nhi đã có thể cảm nhận ánh sáng hoặc âm thanh bên ngoài. Nếu ánh sáng chiếu vào bụng mẹ quá mạnh hoặc âm thanh xung quanh quá ồn ào, bé hoảng sợ và quẫy đạp nhiều, mạnh hơn.
Mẹ nằm nghiêng sang bên trái: Tư thế nằm nghiêng sang trái giúp hạn chế chèn ép tử cung vào tĩnh mạch chủ dưới, tăng lưu lượng máu và nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Sự thay đổi này khiến bé cựa quậy nhiều hơn để kịp thích nghi đấy mẹ ạ!
Ở vùng bụng bên trái: Hiện tượng này thường xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ, khi bé đã phát triển quá lớn so với tử cung của mẹ. Lúc này, bé thường ổn định ở vị trí xoay đầu xuống dưới, lưng hướng về phía bụng phải còn chân tay hướng sang bên bụng trái. Do vậy, mỗi khi bé quẫy đạp, mẹ sẽ cảm nhận rõ ở phía bụng trái.
4. Hướng dẫn mẹ bầu cách theo dõi thai máy tại nhà
Mẹ đừng quên đếm cử động thai mỗi ngày để theo dõi và cảm nhận sự phát triển của sinh linh bé bỏng trong bụng mình mẹ nhé! Cách theo dõi cử động thai thực hiện như sau:
Thời điểm kiểm tra và đếm cử động của bé là sau khi thai phụ ăn no để tránh nhầm với hiện tượng sôi bụng.
Mẹ đi tiểu để làm trống bàng quang trước khi tiến hành kiểm tra và đếm các cử động của thai nhi mẹ nhé!
Mẹ đặt tay lên bụng mình để cảm nhận rõ ràng những chuyển động của bé như trở mình, đấm, đá… vì đôi khi những thay đổi ấy rất nhỏ, không thể quan sát bằng mắt thường.
Mẹ đếm số lần thai máy trong một giờ để kiểm tra xem bé có hoạt động đều đặn, bình thường hay không. Thai nhi khỏe mạnh thường cử động 4 lần mỗi giờ.
Mẹ duy trì đếm cử động thai 2 – 3 lần mỗi ngày vào những khung giờ nhất định. Khi bé đi ngủ, thai máy thường xuất hiện ít hoặc không có. Thời gian bé ngủ nằm trong khoảng 20 phút đến 2 giờ.
Nếu đột nhiên bé cử động ít hơn mọi ngày, mẹ đừng quá lo lắng mà hãy áp dụng những cách sau để khuyến khích thai máy mẹ nhé!
1 – Mẹ hát hoặc cho bé nghe nhạc: Từ tuần thai thứ 20, em bé trong bụng bắt đầu nghe thấy mọi âm thanh bên ngoài. Bởi vậy, khi không thấy bé đạp, thai máy yếu, không đều, mẹ có thể hát, cho bé nghe nhạc hoặc trò chuyện cùng bé để kích thích bé cựa quậy. Mẹ lưu ý rằng không nên hát, nói, bật nhạc quá lớn để tránh làm bé giật mình, hoảng sợ hoặc tổn thương đến thính giác của bé.
2 – Mẹ chiếu đèn pin vào bụng: Từ tuần thai thứ 28, bé trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng. Mẹ dùng đèn pin với cường độ vừa phải để kích thích bé phản ứng mà không ảnh hưởng xấu đến thị giác của con. Lúc này, bé có thể cử động hướng về phía ánh sáng hoặc lăn qua lăn lại để tránh nhìn thấy nó.
3 – Mẹ xoa hoặc ấn nhẹ nhàng xung quanh bụng: Mẹ dùng 2 – 3 ngón tay (không dùng cả bàn tay) ấn nhẹ vào bụng để kích thích bé cử động mà không gây ra tổn thương đến bé nhé!
4 – Mẹ uống 1 cốc nước lạnh: Nhiệt độ lạnh từ bên ngoài thường kích thích khiến bé phản ứng đáp trả. Bởi vậy, nếu không thấy con đạp, mẹ uống 1 ly nước mát đánh thức bé và làm bé cựa quậy. Ngoài ra,uống 1 cốc nước mía hoặc nước ép trái cây không chỉ khiến bé cử động mà còn cải thiện lượng nước ối trong tử cung của mẹ.
5 – Mẹ đi bộ nhẹ nhàng: Đi bộ nhẹ nhàng 20 – 30 phút mỗi ngày kích thích tăng quá trình trao đổi chất cho bé, giúp bé làm quen với sự chuyển động, do đó khuyến khích bé cử động nhiều hơn đó mẹ ạ!
6 – Mẹ ăn đồ ngọt: Đồ ăn ngọt làm tăng lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến thai nhi khiến bé di chuyển. Mẹ có thể thưởng thức một thanh socola nhỏ, ăn bánh quy, hoa quả như táo, chuối… để truyền năng lượng cho bé. Tuy nhiên, đừng lạm dụng đồ ngọt mẹ nhé vì chúng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ, khiến bé phát triển quá nhanh, nặng cân gây khó khăn cho việc sinh nở như: phải sinh mổ, sinh khó do kẹt vai, bé bị chấn thương khi sinh…
5. Lưu ý để thai kỳ khỏe mạnh
Dưới đây là một số lưu ý giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và mẹ có thể cảm nhận rõ ràng cử động của con:
1 – Khám thai định kỳ: Mẹ tham khảo ngay 10 mốc khám thai quan trọng và đừng quên lịch khám định kỳ để theo dõi từng sự thay đổi của bé, vừa để phát hiện các tình trạng bất thường kịp thời, vừa nhận tư vấn của bác sĩ trong từng giai đoạn thai kỳ.
3 – Duy trì tâm trạng thoải mái: Tâm trạng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ luôn căng thẳng, lo lắng, hormone Cortisol của tuyến thượng thận sản sinh nhiều có thể là nguyên nhân khiến bé bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch… Vì vậy, mẹ nên giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, cắm hoa… để em bé cũng cảm thấy vui vẻ và phát triển tốt nhất nhé!
4 – Chế độ dinh dưỡng: Thức ăn hàng ngày của mẹ đều được chuyển hóa, đi vào nước ối và nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, thực đơn ăn uống của mẹ phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, không uống đồ uống có ga hoặc chứa cồn, không hút thuốc để em bé phát triển bình thường, khỏe mạnh nhé!
Nếu mẹ mang thai tập đầu chưa có kinh nghiệm lên thực đơn đủ dinh dưỡng, không biết ăn uống như thế nào để em bé phát triển khỏe mạnh, mẹ tham khảo ngay 3 mẫu thực đơn cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ nhé!
5 – Tập thể dục nhẹ nhàng: Mẹ dành ra 20 – 30 phút mỗi ngày vận động nhẹ nhàng như đi bộ chậm, tập bài yoga dành riêng cho mẹ bầu trên youtube,… để cải thiện sức khỏe, tăng hấp thu dưỡng chất, kích thích bé yêu chuyển động.
6 – Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Vùng kín viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai có thể là nguyên nhân ảnh hưởng khiến thai nhi cử động yếu hoặc không đạp. Do đó, mẹ chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày nhé!
Bên cạnh đó, sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc sữa tắm thông thường, vùng kín của mẹ rất dễ bị khô rát, viêm nhiễm bởi chất tạo bọt SLS – SLES; chất bảo quản chứa Paraben, MIT; chất tạo mùi hay tạo màu,… Chuyên gia khuyên mẹ sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, ưu tiên các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên an toàn, lành tính như dung dịch vệ sinh Mamamy để vùng kín luôn sạch sẽ, khỏe mạnh, tránh lây bệnh cho bé hoặc bị tổn thương trong quá trình sinh đẻ.
Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã hiểu rõ thai bao nhiêu tuần thì mẹ cảm nhận được thai máy rồi. Trong quá trình mang thai hoặc giai đoạn sau sinh, nếu mẹ còn bất kỳ chia sẻ, băn khoăn nào về tháng thứ máy thì thai nhi biết đạp thì đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng trả lời mẹ nhanh nhất có thể nhé!
Mẹ nghe nói trong thời gian mang thai, mẹ chăm tương tác với bé kích thích bé chuyển động nhiều, giúp tăng khả năng nhận thức, phản xạ và trí thông minh. Tuy nhiên, mẹ lại băn khoăn không biết cách làm cho thai máy an toàn, hiệu quả? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi mẹ nhé!
1. Khi nào mẹ có thể giúp thai nhi máy và tương tác với con?
Thai máy hay còn gọi là các cử động thai, giúp mẹ cảm nhận rõ ràng sự phát triển của sinh linh bé bỏng trong bụng. Ngay từ tuần thai thứ 11 – 12, bé đã bắt đầu gập duỗi thân mình. Tuy nhiên, những cử động non nớt ban đầu rất nhẹ và không đều đặn nên mẹ thường không nhận ra. Đến tuần thai thứ 18 – 20, mẹ có thể bắt đầu tương tác với bé, bởi lúc này các bộ phận của con đã hoàn thiện khá đầy đủ và có thể cử động mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, dấu hiệu nhận biết thai máy của mỗi mẹ khác nhau do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ dày thành bụng, lượng nước ối, vị trí nhau thai… Đối với thai nhi đang phát triển khỏe mạnh, mẹ dễ dàng cảm nhận những chuyển động của bé khoảng 4 lần/ giờ hoặc 6 lần/ 2 giờ. Nếu ít hơn, mẹ tương tác với bé kích thích bé cử động và đừng quên đi khám bác sĩ để theo dõi và phát hiện nếu có bất thường mẹ nhé!
2. Hướng dẫn mẹ 8 tuyệt chiêu kích thích thai máy
Cách làm cho thai máy như thế nào là an toàn? Lưu lại 8 gợi ý dưới đây mẹ nhé!
2.1. Uống 1 ly nước mát
Mẹ biết không, thai nhi rất nhạy cảm với nhiệt độ từ bên ngoài. Nhiệt độ cao không an toàn với bé, nhưng nhiệt độ lạnh lại kích thích khiến bé phản ứng đáp trả. Bởi vậy, nếu không thấy con đạp, mẹ uống 1 ly nước mát để đánh thức bé và làm bé cựa quậy.
Ngoài ra,uống 1 cốc nước mía hoặc nước ép trái cây mát không chỉ khiến bé cử động, mà còn cải thiện lượng nước ối trong tử cung của mẹ đó ạ!
2.2. Ấn nhẹ vào bụng
Mẹ dùng ngón tay (không dùng cả bàn tay) ấn nhẹ vào bụng để kích thích nhẹ lên bé mà không gây ra tổn thương. Đây cũng là một trong những cách làm cho thai máy được bác sĩ thường xuyên áp dụng mỗi khi mẹ khám thai định kỳ.
2.3. Nằm nghiêng sang bên trái
Tư thế nằm nghiêng sang trái giúp hạn chế chèn ép tử cung vào tĩnh mạch chủ dưới, tăng lưu lượng máu và nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Sự thay đổi này khiến bé thoải mái cựa quậy nhiều hơn đó mẹ ạ!
2.4. Hát hoặc trò chuyện cùng bé
Bắt đầu từ tuần 20, em bé trong bụng có thể nghe thấy mọi âm thanh bên ngoài. Bởi vậy, khi không thấy bé đạp, thai máy yếu, không đều, mẹ nên hát những bài ca thiếu nhi rộn ràng hoặc trò chuyện cùng bé, kết hợp với động tác xoa bụng nhẹ nhàng để kích thích bé cựa quậy. Đây cũng là cách giúp bé làm quen giọng bố mẹ, hình thành sợi dây liên kết chặt chẽ của tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng khi còn trong bụng mẹ.
Lưu ý nho nhỏ: Mẹ chú ý không nên hát, nói quá lớn hoặc áp sát loa vào bụng, tránh làm bé giật mình, hoảng sợ hoặc tổn thương đến thính giác của bé nhé!
2.5. Chiếu đèn pin vào bụng
Từ tuần thai thứ 28, bé trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng. Mẹ dùng đèn pin với cường độ vừa phải để kích thích bé phản ứng cử động hướng về phía ánh sáng hoặc di chuyển qua lại ánh sáng đèn để bé chơi đuổi bắt cùng mẹ.
2.6. Đi bộ nhẹ nhàng
Mẹ bầu đi bộ nhẹ nhàng 20 – 30 phút mỗi ngày khiến bé yêu được đung đưa trong bụng theo nhịp chân mẹ, từ đó kích thích các bé hào hứng thực hiện các cử động khác như: trườn, đạp, vặn mình,… để đáp lại mẹ đó ạ! Ngoài ra, đi bộ còn giúp mẹ cải thiện tuần hoàn, giảm bớt nguy cơ chuột rút hoặc bệnh tiền sản giật, xoa dịu căng thẳng và dễ ngủ hơn.
Lưu ý nho nhỏ cho mẹ: Mẹ nên đi bộ với giày đế thấp, êm; đi ở vị trí bằng phẳng để hạn chế va vấp; lưng và cằm thẳng, mắt nhìn về phía trước để tránh mỏi và đau lưng.
2.7. Ăn đồ ngọt
Đồ ăn ngọt làm tăng lượng đường trong máu và kích thích thai nhi di chuyển. Mẹ có thể thưởng thức một thanh socola nhỏ, ăn bánh quy, hoa quả như táo, chuối… để truyền năng lượng cho bé vận động nhé!
Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng đồ ngọt vì chúng có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ, khiến bé phát triển quá nhanh, nặng cân, gây khó khăn cho việc sinh nở như: phải sinh mổ, sinh khó do kẹt vai, bé bị chấn thương khi sinh…Tốt nhất chỉ nên ăn dưới 25 gram đường mỗi ngày (mẹ xem bảng thành phần của thực phẩm), tương đương 1,5 thìa canh.
2.8. Dùng túi chườm đá
Tương tự như uống 1 ly nước mát, nhiệt độ lạnh từ túi đánh thức thai nhi và khiến bé yêu phản ứng mạnh bằng cách tung những cú đá mạnh mẽ đó ạ!
Nếu mẹ thực hiện một số cách làm cho thai máy ở trên mà bé vẫn không phản ứng hoặc phản ứng yếu, mẹ nên đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con và được tư vấn giải pháp cụ thể mẹ nhé!
3. Mẹ sẽ cảm nhận thai máy như thế nào qua từng thời kỳ
Trong từng giai đoạn mang thai khác nhau, thai máy có nhiều sự thay đổi như sau:
Tuần thai
Vị trí
Cách bé đạp
Tuần thai thứ 12
Thai nhi đạp nhiều ở phía trước hoặc bên hông bụng
Thai nhi di chuyển nhẹ, như đang nhào lộn trong bụng mẹ.
Tuần thai thứ 14 – 24
Vị trí thai máy của mỗi bé là khác nhau, phụ thuộc vào vị trí bé nằm trong khoang tử cung của mẹ.
Thai máy bên phải: Bé nằm quay lưng về bên trái, chân và tay ở bên phải.
Thai máy bên trái: Bé nằm quay lưng về bên phải, chân và tay ở bên trái.
Các cử động của bé còn yếu nên mẹ đừng quá lo lắng khi chưa cảm nhận được rõ ràng. Nếu sau tuần thai thứ 24 mà chưa thấy thai máy, mẹ đi khám bác sĩ để kiểm tra sự phát triển của con.
Tuần thai thứ 28
Đây là thời điểm thai nhi bắt đầu phát triển thính giác. Vì vậy, bé phản ứng mạnh khi nghe thấy tiếng ồn xung quanh.
Tuần thai thứ 29
Bé đạp mạnh và xuất hiện rõ hình gót chân hoặc bàn chân ở bụng mẹ.
Tuần thai thứ 32
Thai máy xuất hiện nhiều, mạnh và đều đặn. Nếu thấy tần suất đạp của bé giảm, mẹ áp dụng các cách làm cho thai máy dưới đây để xem phản ứng của con nhé!
Từ tuần thai thứ 36 trở đi
Thai nhi có thể di chuyển xoay đầu lên hoặc xuống. Nếu thai ngôi mông, bé hay đạp vào xương sườn hoặc bên hông.
Do không gian trong bụng mẹ ngày càng hạn chế, tần suất cử động của bé giảm. Mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề này và thường xuyên khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé nhà mình mẹ nhé!
4. Lời khuyên cho mẹ bầu khi mang thai giúp con phát triển khỏe mạnh
Mỗi ngày mẹ lưu ý thực hiện những điều sau để theo dõi sát sao sự phát triển của bé, cũng như tăng cường sức khỏe cho con, mẹ nhé!
1 – Đếm cử động thai mỗi ngày: Mẹ chú ý đếm tần suất xuất hiện những cú đá, cú huých, cựa quậy hay những chuyển động như cuộn tròn của bé để biết được thai nhi có đang phát triển bình thường khỏe mạnh hay không. Thông thường, em bé khỏe mạnh sẽ cử động khoảng 4 – 5 lần/ giờ đó ạ!
2 – Dinh dưỡng đầy đủ: Dinh dưỡng dồi dào không chỉ giúp bé phát triển khỏe mạnh mà còn cải thiện sức khỏe của mẹ trong thời gian mang thai và sau sinh giúp mẹ tăng sản xuất sữa và hồi phục nhanh hơn. Vì vậy, mẹ đừng quên lên thực đơn ăn uống đa dạng mỗi ngày vừa không nhàm chán, vừa bổ sung đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi nhé!
3 – Chăm sóc vùng kín: Trong thời kỳ mang thai, khả năng tự bảo vệ của âm đạo bị mất cân bằng, dễ viêm nhiễm và nhạy cảm hơn. Nếu sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc sữa tắm thông thường để vệ sinh, vùng kín của mẹ rất dễ bị khô rát, viêm nhiễm bởi chất tạo bọt SLS – SLES; chất bảo quản chứa Paraben, MIT; chất tạo mùi hay tạo màu,…
Chuyên gia khuyên mẹ sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, ưu tiên các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên an toàn, lành tính như dung dịch vệ sinh Mamamy để vùng kín luôn sạch sẽ, khỏe mạnh, tránh lây bệnh cho bé hoặc bị tổn thương trong quá trình sinh đẻ.
4 – Lối sống lành mạnh: Mẹ nên ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga theo hướng dẫn của chuyên gia… để cải thiện sức khỏe, tăng hấp thu dưỡng chất, giảm nhức mỏi tay chân, từ đó giúp mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh ạ!
5 – Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái: Nếu mẹ luôn căng thẳng, lo lắng, hormon tuyến thượng thận sản sinh nhiều Cortisol. Đây có thể là nguyên nhân khiến thai nhi mắc các bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch… Vì vậy, mẹ nên giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ bằng cách nghe nhạc, đọc sách, cắm hoa… Mẹ vui, bé cũng cảm nhận được và phát triển khỏe mạnh hơn đó.
Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã biết thêm nhiều cách làm cho thai máy rồi nhỉ? Nếu đang trong quá trình mang thai hoặc giai đoạn sau sinh, mẹ có bất kỳ chia sẻ, băn khoăn nào về cách chọc thai nhi đạp thì đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng trả lời mẹ nhanh nhất có thể nhé!
Mẹ đang mang thai những tháng cuối rất thèm sầu riêng nhưng chưa dám ăn. Mẹ muốn tìm hiểu thật kỹ xem mang thai 3 tháng cuối ăn sầu riêng được không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng không rồi mới quyết định ăn. Để đỡ mất công mẹ kiếm tìm, Góc của mẹ tổng hợp chi tiết từ A – Z giải đáp của chuyên gia bầu 3 tháng cuối ăn sầu riêng được không ngay trong bài viết sau đây. Mẹ tham khảo nhé!
1. Bầu 3 tháng cuối ăn sầu riêng được không?
Mẹ bầu ăn được sầu riêng ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi vì lúc này, thai nhi đã ổn định, sức khỏe của mẹ cũng dần tốt hơn, mẹ ít bị ốm nghén và đầy hơi. BS. Megha Mukhija – chuyên gia dinh dưỡng Bộ Y tế & Phúc lợi Gia đình tại Mania cũng chia sẻ rằng, sầu riêng là thực phẩm an toàn và bổ dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối.
Đồng thời, sầu riêng còn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, tác động rất tích cực đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong bụng nữa đó ạ.
2. 7 lợi ích tuyệt vời của sầu riêng với mẹ bầu 3 tháng cuối
Mặc dù các triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi ở mẹ bầu đã giảm dần khi bước vào giai đoạn 3 tháng cuối nhưng mẹ vẫn có thể bị cảm lạnh, táo bón nếu thiếu dưỡng chất hoặc ngủ nghỉ không khoa học. Bằng cách bổ sung sầu riêng đúng cách, mẹ sẽ “đánh bay” các vấn đề này và nhận được 7 lợi ích tuyệt vời sau đây:
2.1. Cải thiện tình trạng táo bón
Nội tiết tố của mẹ bầu thường không ổn định và hay thay đổi. Điển hình là sự gia tăng của hormone progesterone gây giãn ruột, làm chậm hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì thế trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ rất hay bị táo bón, đầy hơi. Trong sầu riêng có hàm lượng chất xơ dồi dào, góp phần giúp nhuận tràng và làm mềm phân, nhờ vậy mà mẹ đi ngoài dễ hơn, cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón.
2.2. Tăng sức đề kháng
Vitamin C là hợp chất có hàm lượng phong phú trong sầu riêng (100gr sầu riêng có chứa 19,7 mg vitamin C). Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành “hàng rào” xung quanh mô biểu bì để chống vi khuẩn xâm nhập, nhờ thế mà sức đề kháng của mẹ được tăng cường một cách đáng kể.
2.3. Ngăn ngừa trầm cảm khi mang thai
Sầu riêng không chứa cholesterol giúp điều hòa huyết áp và hương vị ngọt nhẹ, bùi bùi giúp cải thiện tâm trạng đáng kể, mẹ không còn stress nữa. Bởi khi ăn sầu riêng, glucocorticoid – “tác nhân” chính gây ra trầm cảm ở mẹ bầu sẽ giảm mạnh, thậm chí là “mất hút” luôn mỗi khi mẹ nạp đồ ngọt vào cơ thể.
2.4. Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi
Canxi và sắt cũng là chất dinh dưỡng có hàm lượng khá dồi dào trong sầu riêng. Nhờ thế mà khi mẹ ăn sầu riêng, hai chất này sẽ theo đường máu phân bổ đến thai nhi trong bụng, cải thiện cấu trúc xương, tăng cường trí não và giảm thiểu tối đa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở bé yêu.
2.5. Giúp mẹ luôn tràn đầy năng lượng
Fructose và sucrose có “nhiệm vụ” cung cấp năng lượng cho mọi tế bào trong cơ thể. Hai loại đường tự nhiên này đều có mặt trong sầu riêng nên mỗi khi mẹ ăn, cơ thể sẽ tràn đầy năng lượng và sức sống, mẹ vui vẻ và yêu đời hơn.
2.6. Hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của thai nhi
Sầu riêng là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, điển hình như niacin, thiamin, riboflavin, đồng, mangan, sắt và magie giúp sản sinh tế bào hồng cầu, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy lưu thông máu và oxy đến thai nhi. Bởi vậy không ngoa khi nói, sầu riêng là “siêu thực phẩm” giúp bé yêu phát triển toàn diện ngay từ lúc ở trong bụng mẹ.
2.7. Bảo vệ tim mạch của mẹ
Lượng kali có trong sầu riêng đủ để điều hòa natri trong cơ thể mẹ, đưa đường huyết về mức ổn định, mẹ khỏi lo bị cao huyết áp nữa. Nhịp tim mẹ cũng đập đều đặn hơn, không còn tình trạng khó thở hay tim đập nhanh, sức khỏe tim mạch nhờ thế cũng cải thiện hơn hẳn.
3. Mách mẹ bầu 3 tháng cuối cách ăn sầu riêng chuẩn chỉnh
Sầu riêng mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 3 nhưng mẹ cần bổ sung đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cụ thể, mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn sầu riêng 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 100gr (cỡ 1 – 2 múi nhỏ). Vì sầu riêng dễ gây nóng trong người nên tối ưu nhất, mẹ hãy kết hợp uống nhiều nước, bổ sung thêm bí đao, rau dền trong thực đơn ăn uống để điều hòa nhiệt độ cơ thể, thanh lọc giải nhiệt nhé. (Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh – Nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội)
4. 4 lưu ý quan trọng cho mẹ bầu khi ăn sầu riêng ở tam cá nguyệt thứ 3
Để tránh tác hại xấu cũng như hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, mẹ nắm rõ 4 lưu ý quan trọng khi ăn sầu riêng sau đây nhé.
1- Mẹ không nên ăn quá nhiều
Hàm lượng carbohydrate ở trong sầu riêng tương đối cao, ăn với một lượng vừa phải sẽ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, nếu mẹ ăn quá nhiều sầu riêng thì nguy cơ tăng đột biến đường glucose trong máu rất cao, thai nhi dễ lên cân mất kiểm soát. Mẹ sẽ gặp khó khăn khi sinh bé đó ạ.
2- Nếu có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, mẹ không nên ăn sầu riêng
Nếu mẹ có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường hoặc đang bị tiểu đường trong thai kỳ nên hạn chế không ăn sầu riêng nhé. Bởi thịt sầu riêng có chứa nhiều đường và chất béo, nhiều khả năng sẽ làm tình trạng tiểu đường của mẹ chuyển nặng hơn.
3- Hạn chế kết hợp sầu riêng cùng đồ cay nóng
Thịt sầu riêng thường gây nóng trong người, mẹ dễ nổi mụn nhọt nếu ăn quá nhiều. Để giảm thiểu điều này, mẹ bổ sung thêm những thực phẩm ít đường, có tính mát như nước dừa, rau má, nha đam vào thực đơn ăn uống để điều hòa nhiệt độ và lượng đường trong máu. Đồng thời, mẹ hạn chế tối đa không kết hợp sầu riêng cùng đồ cay nóng như ớt, tiêu, gừng,… để tránh sản sinh nhiệt độ cao, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
4- Vệ sinh tay miệng trước – sau khi ăn sầu riêng
Kết cấu của thịt sầu riêng hơi mềm và ướt, trong quá trình ăn rất dễ bị dính bẩn ra tay và miệng. Mẹ cần vệ sinh tay miệng thật sạch cả trước và sau khi ăn sầu riêng để tránh hại khuẩn xâm nhập gây bệnh. Mẹ có thể rửa tay với xà phòng nhưng khá bất tiện, mỗi lần ăn mẹ lại phải ra vào nhà vệ sinh nhiều lần, 3 tháng cuối bụng mẹ cũng lớn hơn, đi lại nhiều rất khó khăn.
Gợi ý mẹ sử dụng khăn ướt Mamamy để lau tay, miệng là đủ sạch bẩn, sạch khuẩn rồi, lại siêu tiện lợi. Mẹ chỉ cần để hộp khăn ở ngay bên cạnh, ăn xong mẹ với tay rút khăn ra để lau là được, đỡ phải đi đâu xa .
Khăn ướt cũng được chứng nhận không kích ứng Allergy UK từ tận Anh Quốc nên an toàn với cả bé sơ sinh. Mẹ dùng trước, đợi sau này bé chào đời thì sử dụng khăn để vệ sinh sạch sẽ cho bé chân, tay, miệng, vùng kín cho con. Đặc biệt, Mamamy đang có chương trình mua 1 tặng 1 khăn ướt và freeship cực xịn sò cho mẹ bỉm mới mua sắm lần đầu đó ạ, tậu ngay để nhận ưu đãi mẹ nhé!
Như vậy mẹ đã biết mang thai 3 tháng cuối ăn sầu riêng được không rồi. Mẹ nhớ ăn đúng cách và đừng quên 4 lưu ý quan trọng để đảm bảo hiệu quả tối ưu và tránh các tác hại không mong muốn nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn về bầu 3 tháng cuối ăn sầu riêng được không, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh và có nhiều niềm vui!
Thông thường, bé sơ sinh chỉ thức khoảng 1,5 – 3 tiếng rồi sẽ ngủ lại ngay nhưng dạo gần đây mẹ để ý thấy con thức nhiều, có khi thức liền 5 tiếng mà chẳng chịu ngủ. Điều này nhiều khả năng phản ánh con đang mệt hoặc gặp vấn đề về sức khỏe đó ạ. Mẹ cần nắm rõ nguyên nhân làm trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng để có biện pháp can thiệp phù hợp, giúp con ngủ ngon và mau ăn chóng lớn mẹ nhé.
1.Trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng – vì sao mẹ cần lưu ý?
Nếu bé nhà mình không chịu ngủ, thức liền 5 tiếng, mẹ cần lưu ý và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để chấm dứt tình trạng này, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu. Bởi lẽ, dù là ban ngày hay ban đêm thì bé sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi vẫn ngủ rất nhiều, bình quân một ngày bé ngủ đến 15 – 18 tiếng. Thời gian thức của con chỉ từ 1 – 3 tiếng để nạp sữa và tương tác cùng mọi người.
Trong một tuần, nếu con chỉ thức liền 5 tiếng một lần thôi thì mẹ tiếp tục theo dõi, nhận thấy số lần xuất hiện nhiều, dày đặc hơn (khoảng 3 – 4 lần), mẹ cần can thiệp để tìm ra nguyên nhân, hỗ trợ bé ngủ trở lại tránh để con thức quá lâu sẽ mệt mỏi và chậm phát triển trí não mẹ nhé.
2. 4 nguyên nhân khiến bé sơ sinh thức liền 5 tiếng
Việc bé sơ sinh thức liền 5 tiếng khiến mẹ không khỏi lo lắng, muốn nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục cho con. Sau đây là 4 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này, mẹ tham khảo để hiểu rõ, đảm bảo sức khỏe cho con nhé.
2.1. Nguyên nhân sinh lý
Trong suốt quá trình lớn khôn và phát triển, bé sơ sinh thường có những vấn đề sinh lý thường gặp. Vấn đề sinh lý này có thể rất nhỏ, không tác động gì đến bé nhưng đôi khi, nó lại khiến bé sơ sinh khó ngủ, thức liền 5 tiếng, gây mệt mỏi và chậm lớn. Cụ thể:
1- Con đang ở trong tuần khủng hoảng
Bắt đầu từ 2 tháng tuổi đến hết 24 tháng tuổi, sẽ có những thời điểm bé ở trong tuần khủng hoảng. Thông thường sẽ rơi vào tuần thứ 8, 12, 26, 46, 64 và 75 trên hành trình khôn lớn của con yêu. Lúc này, cả não bộ và thể chất của con đều có sự phát triển vượt bậc, số lượng thông tin tiếp thu quá lớn khiến con không chìm vào giấc ngủ được. Con thức lâu và quấy khóc, khó chịu cũng là vì vậy đó ạ.
Mọc răng là giai đoạn mà bé sơ sinh nào cũng phải trải qua, thường rơi vào lúc bé được từ 6 – 8 tháng tuổi. Dấu hiệu để mẹ nhận biết bé mọc răng như là chảy nước dãi, hai má bé ửng hồng, nướu sưng lên. Con cũng thường xuyên lấy tay xoa mặt, xoa tai và từ chối không chịu ăn uống gì. Có bé dễ dàng vượt qua giai đoạn này nhưng không ít bé bị sốt, đau nhức và quấy khóc cả ngày. Đôi khi, nửa đêm con giật mình tỉnh dậy do nhức răng, cơ thể mỏi nhừ nên rất khó để ngủ trở lại đó mẹ.
3- Con tập bò, tập lật, tập đi,…
Bé cưng thường sẽ bắt đầu tập bò, tập lật khi được 6 tháng tuổi. Bé cũng trườn, xoay người và lăn qua lăn lại trên nệm. Đến khoảng 10 tháng tuổi thì con chuyển sang tập đi. Vì mới làm quen được cái mới nên con rất “khoái chí”, muốn đi đến khắp nơi để chơi nên thức rất lâu, có khi còn thức 4 – 5 tiếng liền mà chẳng chịu ngủ.
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thức liền 5 tiếng ở bé sơ sinh. Vì cơ thể đang không thoải mái nên con rất khó đi vào giấc ngủ, bực bội và quấy khóc thường xuyên.
1- Bé đang bị cảm, sốt
Cảm lạnh, sốt là bệnh lý bé cưng thường hay gặp. Khi bé bị cảm sốt ,người bé sẽ rất nóng, hơi thở dồn dập và nặng, môi khô tái và hai hốc mắt trũng xuống. Vì mệt nên con không còn chút sức lực nào, cả người khi nóng khi lạnh rất khó chịu, khiến con chẳng chợp mắt được.
2- Con mệt mỏi, uể oải không muốn ngủ
Sau khi hết ốm, cơ thể con sẽ không hồi phục lại ngay mà ít nhất trong 2 – 3 ngày sau đó, con sẽ bị uể oải, mỏi mệt. Bởi vì cơ thể đang trong tình trạng mệt, thiếu sức sống nên bé có xu hướng khó ngủ và và thức liền nhiều tiếng.
2.3. Do chế độ ăn uống – sinh hoạt
Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng sẽ ảnh hưởng đến việc đi ngủ của con. Cụ thể:
1- Con ăn no quá hoặc bị đói
Nếu mẹ cho con ti quá nhiều sữa, bụng con căng cứng gây sức ép sẽ làm con khó thở. Ngược lại, nếu con đói quá thì bụng con cũng sẽ “kêu réo” liên tục, con mệt lả người chẳng ngủ được đâu ạ.
2- Tã của con bị đầy, ẩm ướt
Bé sẽ rất khó chịu và thức giấc nếu tã bị đầy, ẩm ướt và nhớp nháp, đặc biệt nếu sau 2 tiếng mẹ không thay tã cho con. Mẹ sẽ dễ dàng ngửi thấy mùi khó chịu quanh người bé hoặc nhìn thấy một ít nước tiểu dính ra nệm nơi bé nằm. Khi tã bị đầy, cả người bé ngứa ngáy và bực bội, khó ngủ trở lại lắm đó mẹ
3- Giờ giấc sinh hoạt lộn xộn
Đồng hồ sinh học đối với bé sơ sinh thường chưa hình thành rõ ràng nhưng vẫn có mẹ nhé. Chiếc “đồng hồ” này đốc thúc bé ngủ và thức dậy theo lịch mỗi ngày. Nếu mẹ không tập cho bé quen với việc thức và đi ngủ đúng giờ, ăn uống lộn xộn thì sẽ dễ làm đảo loạn nhịp sống của bé. Có khi, mẹ đặt con lên giường rồi nhưng con lại chưa buồn ngủ, rồi trằn trọc qua lại, nằm chán thì thiếp đi nhưng giấc ngủ sẽ không ngon, không sâu. Con dễ tỉnh dậy và thức liền mấy tiếng, rồi quấy phá đó ạ.
2.4. Do không gian ngủ kém chất lượng
Không gian ngủ kém chất lượng là nguyên nhân trực dễ nhận biết nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của con, làm con thức suốt và oe oe khóc cả ngày. Cụ thể:
1- Có quá nhiều tiếng ồn
Cả người lớn và bé sơ sinh đều rất nhạy cảm với tiếng ồn, nhất là trong giấc ngủ. Đó là do cơ chế tự bảo vệ của bộ não, nó sẽ luôn chú ý nghe ngóng âm thanh xung quanh kể cả khi bé đang ngủ để đảm bảo rằng, bé sẽ thức dậy và tránh được tác động xấu nhanh nhất có thể. Bởi vậy, nếu ở trong điều kiện tiếng ồn và âm thanh nhiễu quá nhiều, bé sẽ rất khó ngủ và ngủ không ngon mẹ ơi.
2- Nhiều luồng ánh sáng khiến con khó nhắm mắt
Ánh sáng chiếu thẳng vào mắt cũng gây ra tình trạng khó ngủ, thức liền nhiều tiếng ở bé. Nhất là ánh sáng xanh từ điện thoại, tivi.
3- Chăn, gối không đủ mềm và ấm
Chăn, gối là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với da bé. Nếu chăn gối xù xì, khô ráp, có mùi khó chịu, khi ma sát vào da sẽ làm bé khó chịu và mất ngủ. Hoặc chăn không đủ ấm thì vào mùa đông, những cơn gió lạnh sẽ làm con bị lạnh cóng, chẳng thể ngủ được.
3. 3 giải pháp hiệu quả chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng
Sau khi tìm ra được nguyên nhân gây mất ngủ ở bé, mẹ cân nhắc và áp dụng 3 giải pháp cực hiệu quả sau đây để chấm dứt tình trạng bé thức liền 5 tiếng không chịu ngủ nhé.
3.1. Mẹ hỗ trợ đưa bé chìm vào giấc ngủ nhanh hơn
Khi bé thức nhiều do chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc không gian ngủ kém chất lượng, mẹ hãy hỗ trợ con để bé chìm vào giấc ngủ ngon lành và dễ chịu nhất. Cụ thể:
Mẹ chọn cho bé bộ chăn gối mềm mại, ấm áp từ chất liệu cotton. Chẳng hạn một số thương hiệu chăn gối tốt, xịn sò dành riêng cho bé sơ sinh như Everon, Foreverbedding, OEM. Về gối ôm, mẹ tham khảo chi tiết ở bài viết TOP 10+ gối ôm cho bé cùng cách chọn cực chuẩn nhé!
Tắt hết các thiết bị di động, tivi trong phòng
Canh giờ và thay tã cho bé thường xuyên (khoảng 2 tiếng 1 lần)
Cố gắng hạn chế tiếng động khi đi lại và tiếng ồn xung quanh bằng cách đóng hết cửa sổ, cửa ra vào, trồng thêm nhiều tiểu cảnh cây xanh xung quanh nhà. Những đám cỏ xanh sẽ đóng vai trò là bức tường giúp giảm hấp thụ âm thanh và ngăn tiếng ồn hiệu quả đó mẹ.
Tập cho bé làm quen với lịch trình sinh hoạt – nghỉ ngơi khoa học: Mẹ dạy bé phân định rõ ràng giữa ngày và đêm, thiết lập chu trình ăn – chơi – ngủ cho bé thật cụ thể bằng cách đưa ra các dấu hiệu để con nhận biết như: cho bé ăn khi thức giấc, chơi với bé nhiều hơn vào ban ngày, đặt bé lên giường đúng khung giờ mỗi khi trời tối,…
Hướng dẫn con tự ngủ thật ngoan theo các phương pháp CIO, Fading: mẹ đặt bé lên giường khi thấy con đã buồn ngủ mà vẫn cứ thức. Sau đó để bé tự do khóc, mẹ ở gần bên theo dõi và trấn an nếu bé quấy khóc nhiều. Tăng dần khoảng cách của bé với mẹ mỗi ngày, lâu dần (khoảng 1 – 2 tuần), bé sẽ hoàn toàn tự ngủ được mà không cần phải có mẹ kề kề ở bên.
Mẹ tham khảo chi tiết cách thiết lập môi trường ngủ tối ưu và cách tập cho bé tự ngủ cực giỏi trong bài cách luyện cho bé sơ sinh tự ngủ này nhé!
3.2. Mẹ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của con
Trong trường hợp bé đang bị ốm, cảm sốt, mẹ sử dụng khăn ấm lau hết người bé, mặc quần áo thoáng mát, dán miếng dán hạ sốt trên trán cho con để giảm thân nhiệt. Sau đó, mẹ đặt bé nằm nghiêng để tránh nguy cơ nhớt dãi chảy ra làm bé khó thở. Mẹ chú ý quan sát, nếu thấy bé ho có đờm, chảy mũi nhiều thì phải nhanh chóng hút ra và lau sạch.
Đồng thời, mẹ cũng đừng quên vỗ vào lưng con nhẹ nhàng, hát ru để con dễ ngủ. Nếu tình trạng không thuyên giảm sau 2 – 3 ngày, mẹ cần đưa con đi thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp, con sớm khỏi bệnh và ngủ thật ngon giấc, mẹ nhé!
3.3. Mẹ vỗ về, an ủi và trò chuyện cùng bé
Ở tuần khủng hoảng hoặc khi bé mọc răng, mẹ nên chủ động trò chuyện, an ủi và vỗ về con thật nhiều để con cảm nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc từ mẹ. Động lực to lớn này sẽ giúp con mạnh mẽ để vượt qua và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Song song với đó, trong suốt thời gian bé mọc răng, mẹ nên dùng khăn ướt cho bé sơ sinh bọc 1 – 2 viên đá lau miệng cho bé để giảm thiểu triệu chứng sưng đau nướu. Mẹ cũng dùng tay (hoặc dụng cụ làm sạch răng miệng chuyên dụng) để vệ sinh răng cho bé thật sạch sau khi ăn. Nếu nước dãi của bé chảy nhiều, mẹ dùng khăn khô đa năng mềm mại để lau khô, tránh gây viêm nhiễm, nấm ngứa vì da bé sơ sinh rất nhạy cảm.
Trong trường hợp mẹ phát hiện dấu hiệu bất thường ở bé như con khóc quá nhiều đến mức khản giọng, nôn trớ, không để ý đến ai, sốt li bì nhiều ngày,… cần sớm đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời, không để lâu kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe con yêu mẹ nhé!
4. 3 sai lầm mẹ cần tránh khi bé thức nhiều không chịu ngủ
Mẹ thường rất lo lắng khi thấy bé thức nhiều, sợ con ngủ ít sẽ chậm lớn so với bạn bè đồng trang lứa. Vì quá lo lắng nên mẹ vội vàng áp dụng các biện pháp không khoa học do mọi người truyền miệng với mong muốn khắc phục tức thì tình trạng này. Tuy nhiên, điều đó lại vô tình gây ảnh hưởng xấu hơn đến cơ thể con yêu. Chính vì thế, mẹ cần tránh mắc phải 3 sai lầm sau đây khi bé thức liền 5 tiếng không chịu ngủ:
1- Cho bé vận động quá nhiều trước khi đi ngủ
Mẹ nghe nói con vận động nhiều sẽ mệt và dễ ngủ nên cố gắng cho con chơi và tập thể dục quá nhiều trước khi ngủ. Điều này vô tình lại làm con tiêu hao quá nhiều năng lượng, mệt mỏi, không điều hòa được nhịp thở nên con càng thức và quấy khóc nhiều hơn. Mẹ chỉ nên cho con vận động nhẹ 10 – 15 phút với các trò chơi đơn giản để con dễ chìm vào giấc ngủ hơn nhé.
2- Lạm dụng võng, nôi điện
Võng và nôi điện giúp mẹ ru bé ngủ dễ dàng và không mất sức. Tuy nhiên sóng điện từ thiết bị này sẽ tác động đến não của bé, con bị phụ thuộc và tệ hơn là chậm phát triển trí tuệ. Vì thế, mẹ nên đưa võng cho bé bằng tay và cố gắng tập cho con ngủ trên giường, chỉ sử dụng võng trong trường hợp mẹ đang dở tay nấu cơm, dọn nhà để tránh các tác hại xấu.
3- Sử dụng thuốc ngủ
Mẹ thấy con thức liền 5 tiếng và tần suất ngày càng dày đặc nên cho con uống thuốc ngủ không theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên việc làm này gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho bé như chóng mặt, buồn nôn, mờ mắt, phản ứng chậm với mọi thứ xung quanh,… Nếu muốn cho bé dùng bất kỳ loại thuốc gì, mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo an toàn mẹ nhé.
Như vậy mẹ đã biết vì sao trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng cũng như có biện pháp xử lý phù hợp, hiệu quả cho từng trường hợp rồi. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất. Chúc mẹ và bé có giấc ngủ thật ngon lành!
Dầu húng chanh là loại dầu màu vàng nhạt, có mùi hăng nhẹ thu được bằng cách chưng cất lá và thân cây húng chanh. Loại dầu này được nhiều mẹ bỉm truyền nhau với công dụng “đánh bay” ho sốt cực xịn. Mẹ đang băn khoăn không biết cách sử dụng dầu húng chanh cho trẻ sơ sinh sao cho an toàn, con khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Góc của mẹ mách mẹ công dụng và cách dùng loại dầu này cực chi tiết ngay sau đây nhé!
1. 6 công dụng của dầu húng chanh đối với bé sơ sinh
Khả năng đánh bay ho sốt của dầu húng chanh rất nổi tiếng, bên cạnh đó, dầu còn có nhiều công dụng cực đáng nể khác, tác động rất tích cực đến bé sơ sinh. Sau đây là 6 công dụng điển hình nhất của dầu húng chanh cho bé yêu nhà mình khi được sử dụng khoa học:
1.1. Tiêu đờm – ngừa ho, sổ mũi cho bé
Bé bị sổ mũi, ho có đờm bản chất là do virus tích tụ ở mũi, miệng và vòm họng. Tinh dầu húng chanh có chứa nhiều colein, đây là hợp chất kháng virus rất tốt, giúp tiêu diệt mọi vi khuẩn. Không chỉ kháng khuẩn, colein còn giúp loại bỏ nhầy trong cổ họng, hỗ trợ tiêu đờm và ngừa ho, sổ mũi cho bé cực hiệu quả.
Bên cạnh đó, thymol và carvacrol ở trong dầu húng chanh còn giúp chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn vòm họng và đường ruột, mẹ khỏi lo bé bị sổ mũi, ho có đờm nữa rồi.
1.2. Tăng cường sức đề kháng
Vitamin A, C và omega, acid ascorbic có hàm lượng dồi dào trong dầu húng chanh là “thần dược” giúp ức chế vi khuẩn Shigella flexneri, sonnei, Shiga, Es. coli gây ra bệnh tiêu chảy, đau bụng, sốt cấp tính ở bé sơ sinh. Nhờ thế mà hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và nâng cao khả năng miễn dịch cho bé rất tốt đó mẹ.
1.3. Hạ sốt – hỗ trợ tiết mồ hôi
Thông thường khi bị sốt, nếu tiết ra mồ hôi được thì con sẽ hạ sốt nhanh hơn. Nhưng không ít bé sốt mà không ra được mồ hôi nên bệnh rất lâu không khỏi. Để khắc phục tình trạng này, mẹ dùng dầu húng chanh pha với nước ấm, hơi nóng từ dầu sẽ kích thích tế bào đẩy mồ hôi ra ngoài, loại bỏ độc tố và gia tăng quá trình phục hồi của cơ thể. Nhờ vậy mà bé hạ sốt nhanh và sớm khỏi bệnh đó ạ.
1.4. Hỗ trợ xử lý nấm da
Bé cưng có làn da rất mỏng manh, con dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Điển hình là tình trạng nấm da, mẩn đỏ, ngứa rát. Nhờ chất chống viêm và khả năng tiêu diệt vi khuẩn nấm hiệu quả, dầu húng chanh giúp làn da bé luôn mịn màng, mềm mại, khỏi lo côn trùng cắn hay đau ngứa khó chịu do nấm hoành hành nữa.
1.5. Cải thiện tình trạng đầy hơi – khó tiêu ở bé
Limonene là hợp chất có tác dụng điều chỉnh dịch vị dạ dày, ngăn ngừa ợ chua ợ nóng. Cộng thêm chất xơ và enzyme tự nhiên, dầu húng chanh sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh, làm mềm phân và đẩy lùi đầy hơi, khó tiêu ở bé.
1.6. Phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp
Bên cạnh tinh dầu húng chanh, một số thương hiệu còn kết hợp cỏ xạ hương để tăng vị thơm, giảm thiểu mùi hăng vốn có của húng chanh. Loại cỏ xạ hương này có chứa nhiều Borneol, Geraniol với công dụng chính là chống co thắt phế quản, hỗ trợ bé thở nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. Nhờ thế mà khi sử dụng dầu húng chanh, bé sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm của các căn bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn.
2. Mách mẹ cách sử dụng dầu húng chanh cho trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi
Cách dùng dầu húng chanh cho bé sơ sinh sẽ có một vài điểm khác biệt theo từng độ tuổi và sự phát triển của con. Mẹ cần nắm rõ để cho bé dùng đúng độ tuổi, mang lại công dụng cao nhất.
2.1. Cho bé 1 – 6 tháng tuổi
Bé sơ sinh từ 1 – 6 tháng tuổi rất nhạy cảm, đặc biệt là với thực phẩm lạ. Mà dầu húng chanh lại có mùi hơi hăng nên con sẽ nhè ngay nếu mẹ đút dầu cho con. Tốt nhất, mẹ nên pha loãng khoảng 2 – 3 giọt dầu với 100ml nước (hoặc sữa), mỗi ngày cách ra cho bé uống 3 – 4 lần để con không nhận ra vị lạ và dễ tiếp thu hơn.
2.2. Cho trẻ sơ sinh 6 – 11 tháng
Đến giai đoạn 6 – 11 tháng thì con đã bắt đầu ăn được nhiều thực phẩm khác nhau. Mẹ có thể pha dầu đặc hơn chút để tăng hiệu quả trị ho và giảm sốt. Cụ thể, một ngày mẹ cho bé uống 1 – 2 lần với 3 – 5 giọt dầu, hòa cùng 50ml cho bé dễ uống nhé.
2.3. Cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên
Riêng bé từ 12 tháng tuổi trở lên, mẹ cho bé uống trực tiếp luôn cũng được, không cần pha loãng nữa. Khi thấy bé có dấu hiệu sốt, cổ họng có đờm, ho và sổ mũi, mẹ nhỏ 5 – 7 giọt dầu vào ly nhỏ rồi đưa bé uống. Duy trì 3 – 4 hôm là tình trạng ho sốt của bé sẽ thuyên giảm rõ rệt đó ạ.
Trước và sau khi cho bé dùng dầu húng chanh, mẹ đừng quên vệ sinh tay, miệng thật sạch để đảm bảo chất bẩn không bám lại lâu ngày gây mẩn, hăm da ở bé. Sử dụng Khăn ướt Mamamy vừa tiện, vừa lau được sạch sẽ, lại dưỡng ẩm cho da con luôn nhờ những dưỡng chất cao cấp được cấp bằng sáng chế của Mỹ có trong khăn. 1 công 3 việc mà không phải loại khăn nào cũng làm được đâu mẹ.
Đặc biệt, đối với mẹ mới mua sắm ở Mamamy lần đầu sẽ nhận ngay ưu đãi mua 1 tặng 1 khăn ướt Mamamy, cộng thêm miễn phí ship (freeship) 20.000 cực hời. Số lượng có hạn, sắm ngay kẻo hết hàng mẹ ơi!
3. Mẹo chọn mua dầu húng chanh cho bé sơ sinh cực chuẩn chỉnh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu húng chanh đến từ các thương hiệu nên cách sử dụng dầu húng chanh cho trẻ sơ sinh cũng sẽ khác nhau. Mẹ cần chọn đúng loại có chất lượng cao để đạt hiệu quả ngừa ho, trị cảm cho bé tốt nhất. Những tiêu chí mẹ nên quan tâm khi chọn như là hàm lượng chất dinh dưỡng, thiết kế chai lọ có dễ dùng không, bảng thành phần để tránh mua loại dầu có chất mà bé cưng bị dị ứng, hạn sử dụng,…
Gợi ý ngay 3 thương hiệu dầu húng chanh dành riêng cho bé sơ sinh với thành phần từ thiên nhiên, dễ sử dụng và có công dụng tốt nhất để mẹ tham khảo khi mua dầu cho bé cưng.
Tên sản phẩm
Đặc điểm
Giá tham khảo
Dầu húng chanh Minion
Thành phần tinh dầu húng chanh và cỏ xạ hương hoàn toàn từ thiên nhiên, không có chất phụ gia
Thiết kế nhỏ gọn, mẹ dễ thao tác và cân đo lượng dùng mỗi lần
Dầu không cay, không hăng, mùi dễ chịu thích hợp cho bé kén ăn, hay nhè khi thức ăn có mùi lạ
Lá húng chanh được hái tươi và chưng cất tự nhiên, không sử dụng hóa chất tạo màu
175.000 – 205.000 đồng/30ml (Link tham khảo: Coopmart)
Dầu húng chanh Dr.Baby
Thành phần vitamin A, C và omega 6 dồi dào, tăng cường miễn dịch cho bé
Lọ dầu nhỏ gọn, có kèm vòi bơm để mẹ đong lượng dầu mỗi khi cho bé uống
Giá thành rẻ, phù hợp với mẹ bỉm chưa dư dả tài chính nhiều
160.000 – 190.000 đồng/30ml (Link tham khảo: concung)
4. 4 sai lầm mẹ cần tránh trong cách dùng dầu húng chanh cho trẻ sơ sinh trị ho, sốt
Mặc dù dầu húng chanh rất tốt và lành tính cho bé sơ sinh nhưng khi sử dụng, mẹ cần tránh 4 sai lầm thường gặp sau đây để hạn chế tác hại xấu không mong muốn cho bé cưng mẹ nhé!
1- Sử dụng dầu húng chanh quá hạn
Dầu húng chanh thường có hạn sử dụng trong khoảng 3 – 4 tháng sau khi mở nắp. Quá thời hạn này, mẹ không nên cho bé uống nữa vì thành phần trong dầu đã bị oxy hóa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại, điển hình như dị ứng và tiêu chảy, nôn ói ở bé sơ sinh.
2- Đậy nắp không kỹ sau khi sử dụng
Trong dầu húng chanh có chứa nhiều khoáng chất, vitamin như vitamin A, C và omega 6. Những chất này rất dễ bị bay hơi trong điều kiện tự nhiên và nếu ở ngoài trời lâu, chúng sẽ bị oxy hóa và không dùng được nữa. Vì thế, mẹ cần đậy nắp thật kỹ sau mỗi lần dùng để đảm bảo thời hạn sử dụng lâu, giữ nguyên hàm lượng dưỡng chất vốn có.
3- Lạm dụng dầu húng chanh
Dầu húng chanh là thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm các triệu chứng như ho, sốt và tăng cường đề kháng cho bé sơ sinh. Tuy nhiên, đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Mẹ tránh lạm dụng vì dễ khiến con bị phụ thuộc và gây ra triệu chứng ngộ độc dầu, nôn ói.
Nếu cho bé dùng dầu liên tục 3 – 4 ngày mà thấy con không đỡ ốm, vẫn mệt mỏi và ho sốt kéo dài, mẹ nên dẫn con đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp xử lý thích hợp, khoa học nhất nhé.
4- Không để ý thành phần dầu trước khi mua
Bé sơ sinh rất nhạy cảm, con có thể gặp tình trạng dị ứng với một số chất nhất định. Bởi vậy, trước khi chọn mua loại dầu nào đó, mẹ nên xem kỹ bảng thành phần để đảm bảo không có chất gây dị ứng, an toàn cho sức khỏe của con yêu.
Như vậy mẹ đã biết rõ công dụng cũng như cách sử dụng dầu húng chanh cho trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi rồi. Mẹ nhớ lựa chọn thật kỹ trước khi mua dầu cho con để mang lại hiệu quả tốt nhất và an toàn tối ưu với bé yêu nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn về cách dùng dầu húng chanh cho trẻ sơ sinh, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có nhiều niềm vui!