Vàng da là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Hơn một nửa trong số trẻ được sinh ra là bị vàng da với các mức độ khác nhau và sẽ tự thuyên giảm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài lại là một dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn. Khiến mẹ lo lắng về bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt thì hãy xem bài chia sẻ của nhà mình nha.
1. Bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt
Vàng da là tình trạng da và kết mạc mắt chuyển sang màu vàng do lượng bilirubin toàn phần trong máu của trẻ tăng vượt quá giới hạn bình thường. Ước tính cứ 10 trẻ thì có 6 trẻ bị vàng da. Trong đó có 8/10 trẻ sinh non trước tuần 37 của thai kỳ. Trừ một số ít trường hợp chỉ số bilirubin quá cao có liên quan tới một số bệnh lý và cần phải điều trị để tránh gây nguy hiểm cho bé.
Hiện tượng vàng da ở bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt rất dễ phát hiện bằng mắt thường trong điều kiện đủ ánh sáng. Mẹ nên theo dõi da bé 2 tuần đầu sau sinh vào mỗi buổi sáng để quan sát sự thay đổi của làn da. Nếu như da bé khó nhận biết (chẳng hạn như da có màu hơi hồng đỏ hoặc hơi đen) thì mẹ có thể thử cách sau: ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ vài giây, sau đó thả ra. Nếu nơi ấn có màu vàng rõ thì nghĩa là trẻ vàng da, ngược lại là bình thường.
2. Dấu hiệu bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt
Da trông hơi vàng, hơi giống như một làn da bị rám nắng. Ở trẻ thuộc chủng tộc vốn có làn da sẫm màu, màu vàng. Khi bị vàng da sơ sinh có thể được nhận thấy dễ dàng hơn ở củng mạc mắt, lòng bàn chân, lòng bàn tay và cả bên miệng, lưỡi.
Củng mạc mắt (phần trắng quanh tròng đen) có màu ánh vàng. Hầu hết bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt là chỉ nhận thấy các biểu hiện trên da mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác nhưng một số cũng có thể có các triệu chứng khác kèm theo:
Nước tiểu sẫm màu
Phân nhạt màu hay phân xanh rêu, xanh lá cây
Lừ đừ, li bì hay buồn ngủ quá mức
Bú kém hay bỏ bú.Hiện tượng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hàng ngày mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra. Nếu trẻ bị vàng da nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt.
Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra
3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt
Nguyên nhân chủ yếu khiến bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt là do sự tích tụ của bilirubin trong máu. Bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể bị phá vỡ và giải phóng ra ngoài.
Bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt vì bé có số lượng hồng cầu cao trong máu. Chúng thường xuyên bị phá vỡ và thay thế. Bên cạnh đó, gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ nên việc loại bỏ bilirubin ra khỏi máu kém hiệu quả hơn người lớn.
Khi trẻ được 2 tuần tuổi trở lên, gan của trẻ khi đó đã xử lý bilirubin hiệu quả hơn. Do đó, bệnh vàng da sẽ dần biến mất mà không gây hại gì. Trong một số ít trường hợp, vàng da có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Trường hợp này thường xảy ra nếu vàng da xuất hiện ngay sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu).
Một số nguyên nhân dẫn tới vàng da bệnh lý đó là bất đồng nhóm máu mẹ con, thiếu men G6PD, nhiễm trùng, trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm virus bào thai, mắc bệnh lý gan mật bẩm sinh…
4. Những cách thức điều trị bé vàng da vàng mắt
4.1. Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu)
Bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt được đặt dưới một chiếc đèn đặc biệt phát ra ánh sáng trong quang phổ màu xanh lam. Ánh sáng này sẽ làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của các phân tử bilirubin thành dạng dễ bài tiết qua cả nước tiểu và phân. Trong quá trình điều trị, trẻ chỉ được mặc một miếng tã và đeo miếng dán bảo vệ mắt. Liệu pháp ánh sáng toàn diện có thể được bổ sung bằng việc sử dụng thêm tấm nệm phát sáng.
4.2. Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch
Trong các trường hợp vàng da là do sự khác biệt về nhóm máu giữa mẹ và bé. Do các kháng thể từ mẹ làm phá vỡ nhanh chóng các tế bào hồng cầu của em bé. Truyền tĩnh mạch immunoglobulin sẽ có chỉ định. Đây có bản chất là một loại protein trong máu, đóng vai trò làm giảm nồng độ kháng thể, từ đó sẽ làm giảm vàng da và giảm nhu cầu cần truyền máu.
4.3. Truyền thay máu
Khi trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị như trên, trẻ sơ sinh cần được truyền thay máu. Thủ thuật này sẽ rút nhiều lần một lượng máu nhỏ từ cơ thể trẻ và thay thế đồng thể tích với hồng cầu từ người hiến. Hệ quả là sẽ làm loãng các kháng thể của bilirubin từ mẹ, giảm sự tán huyết do bất đồng nhóm máu.
4.4. Cho trẻ bú thường xuyên hơn
Việc này sẽ cung cấp cho bé nhiều sữa hơn, làm tăng nhu động ruột và sẽ làm tăng lượng bilirubin được loại bỏ vào trong phân của bé. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên có tám đến 12 lần bú mỗi ngày trong vài ngày đầu đời. Trẻ sơ sinh bú sữa công thức nên có một cữ sữa với thể tích khoảng 30 đến 60 ml mỗi hai đến ba giờ trong tuần lễ đầu tiên.
4.5. Cho trẻ tắm nắng
Ánh nắng sớm buổi sáng không chỉ hữu ích giúp tình trạng vàng da mau thuyên giảm mà còn cho giúp trẻ hấp thụ tốt vitamin D. Phương pháp tốt nhất cho bé 1 tháng tuổi bị vàng da vàng mắt.
Trẻ 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày là nỗi trăn trở của không ít mẹ bỉm sữa. Con đi ngoài toàn nước khiến mẹ thấy mà xót hết cả ruột gan. Vậy làm trong trường hợp này mẹ cần lưu ý điều gì để chăm sóc con hiệu quả hơn?
1. Trẻ 7 tháng đi ngoài mấy lần là bình thường?
Khi trẻ bú mẹ hoàn toàn, trung bình bé sẽ đi ngoài sau mỗi lần bú. Tương đương khoảng 5 lần một ngày. Phân của trẻ bú mẹ thường lỏng hoặc mềm, màu vàng tươi. Với trẻ bú sữa công thức, phân sẽ có kết cấu đặc hơn, màu vàng đậm hơn và có mùi hơi nồng. Tần suất đi ngoài của trẻ cũng sẽ ít hơn so với trẻ bú mẹ.
Còn nếu trong giai đoạn ăn dặm, trẻ sẽ đi ngoài từ 1-3 lần/ ngày với lượng phân sẽ nhiều hơn so với khi chỉ bú mẹ. Các mẹ nên quan sát màu sắc phân của trẻ. Ngoài ra cũng không cần quá lo lắng khi phân có màu vàng hoặc xanh kèm theo mùi chua. Bởi đây có thể là do thức ăn mà bé ăn từ hôm trước.
Tuy nhiên, nếu trẻ 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày với các biểu hiện như: phân lỏng, nhiều nước, có nhầy, mùi chua; nôn kéo dài 1-3 ngày; sốt, môi đỏ, thở mạnh, sâu; và biếng ăn. Thì rất có thể là bé đang bị tiêu chảy. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới việc trẻ bị mất nước và mất cân bằng điện giải. Từ đó có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
2. Cách xử lý khi bé 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày
Như vậy, trẻ 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày do 2 nguyên nhân chủ yếu: ăn dặm và tiêu chảy. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà mẹ cần có các cách xử lý riêng biệt. Do đó, ba mẹ cần có đầy đủ kiến thức để nhận biết chuẩn xác nguyên nhân gây bệnh cho trẻ.
2.1. Trẻ 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày do ăn dặm
1 – Nguyên nhân
Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ khả năng tiêu hóa. Từ đó dẫn tới bé ăn dặm bị đi ngoài nhiều lần.
Mẹ cho bé ăn dặm sai cách, sai liều lượng.
Bé bị dị ứng với thực phẩm hoặc sữa công thức.
Do mẹ chế biến món ăn sai cách hoặc thực phẩm không đảm bảo an toàn.
2 – Khi bé 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày do ăn dặm, mẹ nên bình tĩnh và xử lý
Mẹ cần dừng ngay các món đã từng cho bé ăn để tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị đi ngoài nhiều lần.
Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn. Vì sữa mẹ không gây dị ứng như các thực phẩm khác. Trong sữa mẹ còn có nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất, giúp bù nước và bù điện giải cho bé khi bé đi ngoài nhiều lần. Hơn nữa, sữa mẹ còn tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, chống lại mọi bệnh tật.
Khi bé nôn trớ nhiều và không chịu bú, mẹ nên cho bé uống nước điện phân để bù lại lượng nước đã mất.
Mẹ có thể bổ sung chủng lợi khuẩn đặc hiệu với chứng tiêu chảy từ sản phẩm men vi sinh.
Nếu tình trạng của bé không được cải thiện sau 1-2 ngày, mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được các bác sĩ điều trị kịp thời.
2.2. Trẻ 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày do tiêu chảy
1 – Nguyên nhân
Bé mọc răng: Khi đó, trẻ phải nuốt nhiều do chảy nhiều nước dãi khiến. Ngoài ra, trẻ mọc răng thường sẽ bị ngứa nướu. Điều này khiến trẻ có xu hướng muốn cắn hoặc ngậm bất kỳ đồ vật nào trong tầm tay của trẻ. Những đồ vật này có thể chứa những vi sinh vật gây hại cho hệ tiêu hóa, vô tình sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ gây tiêu chảy.
Bé bị nhiễm trùng đường tiêu hóa: Nếu cha mẹ cho trẻ ăn uống không đúng cách, đồ ăn không hợp vệ sinh, đồ ăn chưa nấu chín kĩ, vệ sinh kém…Các vi sinh vật như virus, vi khuẩn, nấm… sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ gây tiêu chảy nhiễm trùng.
Mẹ cho bé dùng quá nhiều thuốc kháng sinh: Ngoài việc tiêu diệt những vi khuẩn có hại, kháng sinh cũng vô tình tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Điều đó gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây nên tình trạng tiêu chảy.
2 – Khi bé 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày do tiêu chảy, mẹ có thể áp dụng các cách xử lý sau
Bù nước và điện giải cho bé.
Tăng cường cho trẻ bú nhiều hơn để hạn chế việc mất nước ở trẻ.
Mẹ cần xem lại chế độ ăn của bé xem có gì bất thường không. Đồng thời chỉ nên cho bé ăn cháo hoặc súp loãng, dễ nuốt. Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm giúp nhuận tràng, tăng cường nhu động ruột như chuối, thanh long, đu đủ… Vì chúng sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy của bé trở nên trầm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin về vấn đề trẻ 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các cha mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc bé tốt hơn. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và thông minh!
Việc trẻ 7 tháng bị sốt được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự tấn công của một loại virus hay vi khuẩn nào đó. Tuy nhiên, với mỗi loại sốt khác nhau, ba mẹ cũng cần phải có những cách xử trí khác nhau.
1.Biểu hiện sốt “thực sự” ở trẻ
Không ít bậc phụ huynh vì quá lo lắng khi thấy trẻ bị sốt ở mức 37,5 độ C. Nên lập tức cho con uốngthuốc hạ sốt. Trên thực tế, thân nhiệt của trẻ ở nhiệt độ này chưa thật sự được coi là sốt. Thông thường, nhiệt độ cơ thể trẻ, kể cả với trẻ sơ sinh có thể dao động trong khoảng từ 37oC đến 37,8oC. Như vậy, trẻ 7 tháng sốt 38 độ mới thật sự cần đến điều trị y khoa.
Ngoài ra, thân nhiệt con người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Như vận động, thời tiết, quần áo và cả vị trí đo nhiệt độ. Cụ thể, trẻ 7 tháng bị sốt “thực sự” khi:
Nhiệt độ ở miệng > 37,5oC
Nhiệt độ ở nách > 37,2oC
Nhiệt độ ở tai > 38oC
Nhiệt độ đo ở hậu môn > 38oC
Việc trẻ em 7 tháng tuổi bị sốt được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự tấn công của một loại virus hay vi khuẩn nào đó. Khi phát hiện có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, hệ miễn dịch của bé sẽ được kích hoạt. Do đó nhiệt độ cơ thể được giải phóng, gây ra hiện tượng sốt. Mỗi khi trẻ bị sốt, mẹ sẽ hết sức lo lắng và tìm cách để giúp bé hạ nhiệt nhanh nhất. Tuy nhiên, với mỗi loại sốt khác nhau, ba mẹ cũng cần phải có những cách xử trí khác nhau. Nếu không nắm được những kiến thức cơ bản về các loại sốt ở trẻ em, những nỗ lực của ba mẹ không chỉ không hiệu quả mà còn khiến tình trạng của bé tồi tệ hơn.
2.Nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng tuổi bị sốt và cách thức xử lý hiệu quả
2.1.Trẻ 7 tháng sốt 38 độ do mọc răng
Khi răng sữa nhú lên, nhiệt độ cơ thể bé thường tăng nhẹ. Điều này là do tình trạng viêm nướu ở trẻ. Từ 3-5 ngày trước khi răng sữa nhú ra khỏi nướu, trẻ sẽ có biểu hiện như:
Bé bị chảy nước bọt nhiều hơn bình thường. Miệng hay chóp chép, nhai trong vô thức.
Bé thường đưa tay, vạt áo, hay bất cứ thứ gì vào miệng cắn.
Trẻ biếng bú, biếng ăn, hay quấy khóc, ít ngủ, luôn tỏ ra cau có, khó chịu. Một số trường hợp, bé có thể bị ho hoặc phát ban.
Nướu của bé bị sưng đỏ, răng sữa đang nhú lên. Nhiều khi còn bị nứt ra.
Bé có thể đi ngoài phân nhão hoặc bị tiêu chảy.
Trẻ sụt cân.
Khi đã xác định được là trẻ em 7 tháng tuổi bị sốt do mọc răng, ba mẹ có thể xử lý ở nhà với một số cách như:
Dùng nước ấm lau người cho bé.
Cho bé uống nước lọc sau khi ăn, dùng khăn mềm/ gạc thấm nước ấm hoặc nước muối sinh lý để lau miệng cho bé.
Không để bé tiếp xúc với những đồ chơi sắc, có góc cạnh hoặc đồ vật cứng.
Cho bé bú nhiều hơn hoặc uống thêm nước lọc để bé không bị mất nước.
Có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt để giúp hạ sốt cho trẻ. Nhưng phải dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Cắt chuối thành lát mỏng, để ngăn mát vài phút rồi cho bé ăn để xoa dịu vùng lợi, giảm sưng, giảm đau.
Tuy nhiên nếu bé sốt cao trên 39 độ, có hiện tượng nôn mửa, co giật, ba mẹ nên lập tức cho bé gặp bác sĩ.
2.2.Bé 7 tháng bị sốt siêu vi
Thời điểm giao mùa, hay nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột là lúc trẻ rất dễ nhiễm các loại virus gây sốt siêu vi. Điển hình có thể kể đến như: Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, Enterovirus hay virus cúm. Trẻ 7 tháng bị sốt siêu vi có triệu chứng khá giống với các loại sốt thông thường, như:
Mệt mỏi, đau nhức rồi tiến tới sốt
Nhiệt độ cơ thể bé có tăng lên đến 40°C. Tần suất liên tục hoặc ngắt quãng.
Ngoài ra, bé có thể có các biểu hiện kèm theo như: viêm đỏ hầu họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đỏ mắt và có thể nổi cả ban ở da.
Một số trường hợp, sốt siêu vi có thể diễn tiến nặng lên như: sốt cao từng cơn, co giật, rơi vào trạng thái hôn mê, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Việc phân biệt sốt siêu vi với sốt thường ở trẻ là rất khó khăn. Tuy nhiên khi bé có các biểu hiện nghiêm trọng hơn như: ớn lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng,… Ba mẹ nên đưa bé đến khám các bác sĩ chuyên khoa để có những chẩn đoán chính xác. Cũng như phương pháp chữa trị kịp thời. Qua đó tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé.
2.3. Trẻ 7 tháng tuổi bị sốt cảm lạnh
Trong các loại sốt ở trẻ em, sốt cảm lạnh thường xảy ra vào mùa lạnh. Đặc biệt là từ tháng 10-12 trong năm. Thông thường, sốt cảm lạnh là biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây ra. Trẻ em 7 tháng tuổi bị sốt cảm lạnh.
Khi bị cảm, đầu tiên bé thường có những triệu chứng như đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi. Sau đó là ho, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ và biếng ăn. Nếu để ý quan sát, ba mẹ cũng sẽ thấy nước mũi của bé đặc quánh lại và có màu vàng hoặc xanh.
Khi bị sốt cảm lạnh, bé thường phải mất cả tuần để hồi phục. Trong thời gian này mẹ nên kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý với những biện pháp cần thiết để giúp bé mau khỏe hơn.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ có sức đề kháng tốt vượt qua bệnh: ba mẹ nên cho bé ăn các thức ăn nhạt, mềm, dễ tiêu, ăn chín uống sôi. Bên cạnh đó chú ý bổ sung các loại rau xanh và hoa quả giàu Vitamin.
Cho trẻ uống nhiều nước, nước ấm: giúp làm loãng dịch tiết đường hô hấp, từ đó giúp trẻ ho dễ dàng hơn.
Nhỏ rửa mũi, thông thoáng mũi. Từ đó giúp bé bú dễ hơn, ít ói hơn.
2.4. Bé 7 tháng bị sốt cảm cúm
Một trong các loại sốt ở trẻ em phổ biến hiện nay là sốt cảm cúm. Đây là một bệnh truyền nhiễm, do virus cúm gây ra. Bệnh cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh này sẽ nghiêm trọng hơn.
Khoảng hai ngày sau khi cơ thể bé bị virus cúm xâm nhập, bé bắt đầu có các triệu chứng như: những cơn sốt bắt đầu xuất hiện, có cảm giác ớn lạnh, đau nhức, chóng mặt, ăn không ngon, ho, đau họng, chảy nước mũi, buồn nôn, đau tai và có thể bị tiêu chảy.
Phần lớn trẻ có sức đề kháng tốt, có thể tự khỏi bệnh cúm, hết sốt sau khoảng 5 ngày. Và tình trạng ho, mệt mỏi sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, một số ít có thể dẫn đến biến chứng, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Vì vậy, ba mẹ cũng cần lưu lý các biện pháp sau đây để phòng ngừa trẻ 7 tháng bị sốt do cúm
Tiêm chủng: Tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Lưu ý nhớ cho trẻ tiêm nhắc cúm hằng năm.
Giữ vệ sinh răng miệng, chân tay cho bé.
Tránh cho trẻ chạm vào các vật dụng công cộng. Hạn chế trẻ chơi chung đồ chơi. Hay tiếp xúc với những người bị cúm
Bổ sung những thực phẩm nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ: thịt bò, cá, các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin & khoáng chất,…
Giữ ấm cho trẻ mỗi khi trời chuyển lạnh.
2.5. Trẻ 7 tháng tuổi bị sốt do vi khuẩn
Khi bị sốt do vi khuẩn, bé thường có các triệu chứng như nhiệt độ cơ thể tăng cao, nhịp thở tăng, môi khô, mắt trũng khi có dấu hiệu mất nước, ớn lạnh, rét run. Và các dấu hiệu đặc trưng khác của bệnh nhiễm khuẩn đang mắc phải.
Nếu là trẻ 7 tháng sốt 38 độ do vi khuẩn thì trẻ không thể tự khỏi mà cần phải đến dùng thuốc kháng sinh đặc trị do bác sĩ kê đơn. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Thậm chí là tử vong. Do đó, ba mẹ nên cho trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa nhi để thăm khám và điều trị phù hợp.
2.6. Bé 7 tháng bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một trong các loại sốt ở trẻ em có tỉ lệ tử vong cao. Loại sốt này có biểu hiện và diễn biến hết sức phức tạp. Ở giai đoạn đầu trẻ thường có những triệu chứng như sốt cao đột ngột, liên tục, trẻ quấy khóc. Hoặc than vãn mệt mỏi. Ba mẹ có thể quan sát thấy chấm xuất huyết dưới da. Bên cạnh đó trẻ cũng có thể bị chảy máu chân răng. Hay chảy máu cam.
Sau đó khoảng 3-7 ngày, bệnh sẽ đến giai đoạn nghiêm trọng. Tình trạng sốt có thể thuyên giảm. Tuy nhiên, trẻ bắt đầu bị thoát huyết tương, bụng bị chướng to. Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da. Hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở cẳng chân, cánh tay, phần bụng, đùi và mạng sườn. Bé có thể bị xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu.
Khi trẻ 7 tháng bị sốt xuất huyết, ba mẹ cần lập tức cho bé gặp các bác sĩ để chẩn đoán. Để đưa ra phương pháp chữa trị. Sau đó, ba mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý hiệu quả nhất khi trẻ 7 tháng bị sốt. Hy vọng qua đó có thể giúp ba mẹ chăm sóc bé tốt nhất có thể.
Trẻ sơ sinh là đối tượng cần nhận được nhiều sự chăm sóc nhất do bé chưa có khả năng bảo vệ bản thân. Hệ miễn dịch và các cơ quan của con còn non yếu. Vì vậy bé rất dễ mắc phải các vấn đề về sức khỏe. Sức đề kháng của bé chưa được hoàn thiện, các vi khuẩn có hại dễ xâm nhập vào cơ thể bé hơn. Trong đó có các bệnh về đường hô hấp là các bé dễ mắc phải nhất. Nhiều bé 6 tháng bị sổ mũi, hắt hơi khiến cho bố mẹ vô cùng lo lắng. Nếu không phát hiện sớm nguyên nhân để điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng khác. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Vì sao bé 6 tháng bị sổ mũi?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 6 tháng bị sổ mũi, hắt hơi. Mũi được xem là một bộ phận vô cùng quan trọng của hệ hô hấp. Các cơ quan miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện. Vì vậy con rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:
Bé bị nhiễm lạnh là nguyên nhân thường gặp nhất. khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến bé ra nhiều mồ hôi dẫn đến con bị cảm lạnh.
Không khí khô khiến cho độ ẩm thấp, làm khô chất tiết mũi của bé, khiến bé gặp phải tình trạng thở khò khè.
Con hít phải những chất gây dị ứng như khói thuốc lá, khói hóa học, gió, phấn hoa, lông động vật… sẽ khiến mũi con bị kích ứng gây sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong.
Amidan sưng to cũng là một nguyên nhân dẫn đến sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ 6 tháng tuổi. Lúc này khả năng chống lại vi khuẩn của bé bị suy giảm.
Dị vật ở mũi như hạt, đậu khô, nút áo, viên bi, đồ chơi… cũng có thể khiến con bị sổ mũi. Hơn nữa việc này còn có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và loại bỏ dị vật kịp thời.
2. Cách điều trị sổ mũi ở bé 6 tháng tuổi
Khi phát hiện ra bé 6 tháng bị sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong… bố mẹ cần ngay lập tức có biện pháp điều trị để chấm dứt tình trạng này. Nếu không nhanh chóng dứt điểm có thể khiến bệnh phát triển nặng thêm. Từ đó dẫn đến một số hệ lụy nghiêm trọng về đường hô hấp cho bé. Mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây:
2.1. Sử dụng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có thể giúp điều trị sổ mũi ở trẻ 6 tháng tuổi. Khi thấy con có dấu hiệu chảy nước mũi màu trắng trong, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý. Mỗi ngày khoảng 4 – 5 lần cho con, mỗi bên nhỏ khoảng 3 – 4 giọt. Sau đây là cách nhỏ nước muối sinh lý cho bé:
Mẹ cần ngâm chai nước muối sinh lý trong nước ấm trước khi nhỏ mũi cho con.
Khi nhỏ mũi, mẹ đặt con nằm ngửa và đầu hơi ngả về sau sao cho phần đầu thấp hơn phần chân của bé.
Mẹ đợi khoảng 30 giây cho chất nhầy ở trong mũi bé loãng ra.
Sau đó cần làm sạch phần hốc mũi của bé. Với bé 6 tháng tuổi chưa thể tự hỉ mũi, mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút đờm em như bóng hút để hút phần chất nhầy của bé ra.
Thực hiện nhỏ mũi và hút mũi cho bé khoảng 4 lần một ngày hoặc có thể nhiều hơn cho đến khi con khỏi hẳn.
Khi sử dụng xong cần vệ sinh sạch sẽ bóng hút mũi để tránh gây bệnh cho bé.
Phát hiện nước mũi của bé chuyển thành màu vàng hoặc xanh. Mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
2.2. Những giải pháp khác
Bên cạnh việc sử dụng nước muối sinh lý, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để loại trừ tình trạng bé 6 tháng bị sổ mũi:
Cần bổ sung nhiều nước cho con. Mẹ có thể cho bé uống nước lọc, sữa, nước ép trái cây… và cho bé ăn những loại thức ăn dạng lỏng như cháo, súp. Việc này có thể khiến dịch mũi của bé lỏng hơn giúp mẹ dễ dàng vệ sinh.
Tắm cho bé bằng nước ấm để tránh bé bị nhiễm lạnh dẫn đến sổ mũi. Mẹ có thể cho bé tắm bằng nước gừng. Hơi nước gừng có có khả năng làm lỏng dịch nhầy trong mũi bé.
Mẹ có thể sử dụng dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp lên lòng bàn chân hoặc lưng và ngực của bé rồi massage trong ít phút.
Giữ ấm cho bé bằng cách cách cho bé đi tất khi ngủ.
Khi bé đi ngủ, mẹ kê đầu bé cao lên. Việc này có thể ngăn nước mũi chảy ngược vào trong dẫn đến nghẹt mũi, khó thở.
2.3. Dấu hiệu bé 6 tháng bị sổ mũi cần đưa tới bác sĩ
Khi bệnh tình của bé trở nặng hơn, bố mẹ không nên tiếp tục tự điều trị tại nhà mà cần đưa bé tới bác sĩ để được tư vấn và chữa trị. Nếu bé có những dấu hiệu sau đây, bố mẹ cần sắp xếp để đưa con tới bệnh viện sớm nhất:
Sau khoảng 10 – 14 ngày mà tình trạng của bé không giảm.
Trẻ 6 tháng bị sổ mũi là tình trạng thường gặp, tuy nhiên không thể chủ quan. Bố mẹ cần theo dõi và chăm sóc con một cách tốt nhất để nhanh chóng khỏi bệnh. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường cần phải đưa bé đi khám ngay lập tức để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Một em bé sơ sinh khỏe mạnh là khi bé có sức khỏe tốt, sinh hoạt đều đặn và bình thường. Chế độ ăn uống và ngủ nghỉ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của con. Nhất là hệ bài tiết của bé cần phải được mẹ lưu tâm nhiều không kém. Trẻ sơ sinh rất dễ mắc các bệnh về đường ruột do hệ tiêu hóa còn non nớt. Vì vậy mà nhiều bé gặp phải tình trạng táo bón, điều mà các mẹ không mong muốn. Đặc biệt là bé 6 tháng tuổi khi bé đang bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm, khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa thay đổi. Điều này khiến cho nhiều mẹ rất lo lắng và không biết cách xử lý ra sao. Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về bé 6 tháng bị táo bón nhé!
1. Khi nào có thể nói bé 6 tháng bị táo bón?
Táo bón là tình trạng đi ngoài phân cứng và không thường xuyên như bình thường. Một em bé không bị táo bón là khi phân của bé mềm, không rắn, không gây chảy máu hậu môn. Thông thường, bé sơ sinh đi ngoài vài lần mỗi ngày, với bé đang bú mẹ phân có dạng mềm, sền sệt. Với bé uống sữa công thức, bé đi ngoài ít hơn, phân cứng và có màu sẫm hơn. Việc đi ngoài của bé sẽ còn thay đổi khi bé bắt đầu ăn dặm.
Bé 6 tháng bị táo bón là hiện tượng bé đi ngoài phân cứng và không thường xuyên. Bé sẽ đi cầu ít hơn bình thường, gặp khó khăn khi đi ngoài do phân cứng hoặc to, đi ngoài đau, đôi khi có máu. Tình trạng táo bón nếu kéo dài hơn 2 tuần có thể gọi là táo bón mãn tính. Nếu thời gian ngắn hơn là táo bón cấp tính. Thường các bé uống sữa công thức sẽ dễ gặp phải táo bón hơn do không nhận được chất nhuận tràng có trong sữa mẹ.
2. Nguyên nhân bé 6 tháng tuổi bị táo bón
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 6 tháng bị táo bón. Trong đó phải kể đến một số nguyên nhân sau:
Do lượng đạm trong sữa công thức: Hệ tiêu hóa của bé lúc này chưa thực sự hoàn thiện. Chất đạm có trong sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ, có thể khiến con bị táo bón. Ngoài ra, nếu sữa có lượng đạm quá cao, bé cũng dễ gặp phải tình trạng này.
Bé bị còi xương, sinh thiếu tháng cũng dễ bị táo bón do các cơ bụng và thành ruột không hoàn thiện.
Nhu động ruột chậm cũng là một nguyên nhân dẫn đến táo bón.
Bé 6 tháng mới ăn dặm bị táo bón: lúc này dạ dày của bé phải xử lý những thức ăn phức tạp và khó tiêu hơn sữa mẹ. Ngoài ra, khi ăn những loại thức ăn không hợp, khó tiêu hóa, các sản phẩm từ sữa bò cũng khiến con bị khó tiêu.
Chế độ ăn uống của bé không cân bằng, có chất thừa, chất lịa thiếu. Việc này dễ khiến bé bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới táo bón.
3. Cách điều trị táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi
Nếu không sớm loại bỏ tình trạng táo bón có thể dẫn đến bé lười ăn, chán ăn, khó chịu, quấy khóc và chậm lên cân. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển về thể chất và trí não của bé. Mẹ không nên chủ quan, lơ là, cần áp dụng ngay những phương pháp sau đây để giảm tình trạng trẻ 6 tháng bị táo bón:
Cung cấp đủ nước cho bé mỗi ngày.
Nếu mẹ vẫn đang cho bé bú sữa mẹ, mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn của mình để giúp bé dễ tiêu hóa hơn.
Thay đổi chế độ ăn uống của con sao cho hợp lý.
Massage bụng cho bé thường xuyên bằng chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ. Việc này sẽ giúp bé được thư giãn và dễ chịu, đồng thời khắc phục táo bón. Mẹ nên massage cho bé 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 5 phút.
Cho bé thực hiện động tác “đạp xe” giúp giảm chướng bụng đầy hơi cho con.
Thường xuyên tắm cho bé bằng nước ấm.
Tập cho bé thói quen đi ngoài mỗi ngày.
4. Bé 6 tháng ăn gì để không bị táo bón?
Thực đơn ăn uống là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng trẻ 6 tháng tuổi bị táo bón. Vì vậy mẹ cần chú ý hơn khi cho bé ăn dặm. Một số loại thực phẩm sau đây có thể gây ra táo bón ở trẻ:
Gạo tẻ
Ngô
Việt quất
Cà rốt chín
Chuối chưa chín kỹ
Sữa bò và các sản phẩm làm từ sữa bò
Bánh mì trắng
Mì Ý
Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây để tránh tình trạng táo bón ở trẻ:
Tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn của bé để giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé ăn những thực phẩm sau: khoai lang, đậu Hà Lan, rau bina…
Cho bé uống nước ép trái cây chứa đường và pectin tự nhiên.
Pha sữa bột theo đúng công thức, không nên pha quá loãng hoặc quá đặc với nhiệt độ phù hợp khoảng 40 – 50 độ C.
Cho bé ăn dặm bằng bột ngũ cốc lúa mạch thay vì bột ngũ cốc gạo.
Bé 6 tháng bị táo bón là một chuyện thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ không nên quá lo lắng mà mất bình tĩnh. Cần trang bị đủ kiến thức và cách xử lý cần thiết để giúp con được khỏe mạnh bình thường. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
DHTI là công ty khăn ướt có tới hơn 20 năm kinh nghiệm sản xuất khăn giấy chất lượng tốt, cùng sự phối hợp với các công ty R&D lớn, đội ngũ chuyên gia cao cấp tại Đài Loan cũng như Việt Nam.
Với mục tiêu tạo lập những sản phẩm “Tốt nhất & Tốt hơn nữa”, khăn ướt do DHTI sản xuất đã và đang được phân phối rộng khắp các siêu thị, cửa hàng lớn trên toàn quốc và được khách hàng, đặc biệt là mẹ bỉm sữa rất tin dùng.
1. Giới thiệu về công ty khăn ướt DHTI
Ra đời từ năm 1999, đến nay, DHTI là một trong những công ty sản xuất khăn ướt chất lượng đầu tiên tại Việt Nam. DHTI cũng được công nhận là nhà sản xuất hàng đầu trong ngành khăn ướt chất lượng bên cạnh việc phát triển sản xuất các sản phẩm chăm sóc trẻ em.
Bên cạnh đó, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, DHTI đã và đang đưa đến những sản phẩm chất lượng nhất, tiện lợi nhất, an toàn nhất đến tay người sử dụng.
Ngoài việc đang sở hữu các thương hiệu khăn ướt uy tín trong phân khúc tầm trung như Luck Lady, Hoa Lan, Mamamy, công ty DHTI còn lànhà sản xuất OEM cho các thương hiệu lớn trong và ngoài nước.
Đặc biệt, những năm qua, khăn ướt của công ty DHTI vẫn luôn được kiểm định và đạt được nhiều chứng nhận bởi nhiều tổ chức uy tín trong và ngoài nước:
Allergy Anh Quốc: Chứng nhận dành cho sản phẩm thân thiện với làn da nhạy cảm, không chứa chất gây dị ứng, đã được kiểm tra và đánh giá lâm sàng độc lập phù hợp với cả người bị dị ứng.
Hội phụ sản Việt Nam VAGO: Hiệp hội nghề nghiệp y khoa lâu đời nhất ở Việt Nam với số lượng hội viên đông đảo. Hội bao gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ đầu ngành. Hiệp hội VAGO đi đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa, đặc biệt là sức khỏe mẹ và bé.
Thử nghiệm QUATEST: Phân tích, đánh giá chất lượng và tính an toàn của các sản phẩm theo quy định và tiêu chuẩn của các bộ, cơ quan chuyên ngành tại Việt Nam.
Chứng nhận phù hợp TCVN 11528:2016: Tiêu chuẩn được đưa ra để đảm bảo chất lượng, kiểm tra độ kích ứng, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
Vì vậy, nếu bạn đang muốn tìm hiểu về công ty sản xuất khăn ướt uy tín, thì DHTI là gợi ý không nên bỏ qua.
Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Thương Mại và Đầu tư Đông Hiệp:
Địa chỉ: Lô CN7, Cụm Công nghiệp Từ Liêm, phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
2. 3 lý do các đại lý nên nhập khăn ướt của công ty DHTI
Dưới đây là các lý do hấp dẫn các đại lý trở thành nhà phân phối khăn ướt của DHTI
2.1. Sở hữu đa dạng các thương hiệu khăn ướt đang được ưa chuộng, bán chạy hàng đầu
Hiện nay, Công ty DHTI đang sở hữu các thương hiệu khăn ướt chất lượng và được ưa chuộng trên thị trường như:
Khăn ướt Mamamy: Khăn ướt Mamamy là sản phẩm dành khăn ướt an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài khả năng làm sạch vượt trội, khăn ướt Mamamy còn dưỡng ẩm, kháng khuẩn giúp ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho bé. Theo báo cáo của Nielsen: MAMAMY LÀ NHÃN HIỆU ĐỨNG ĐẦU THỊ PHẦN về doanh thu và sản lượng bán ra trong ngành Khăn giấy ướt của trẻ em tại thị trường 6 thành phố lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ) từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2018. Đặc biệt là các sản phẩm giấy ướt Mamamy 100 tờ, 80 tờ với thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo được các mẹ ưa chuộng sử dụng.
Khăn ướt Luck Lady: Đây là thương hiệu khăn ướt nổi tiếng dành cho phụ nữ, không chỉ được thiết kế thời trang mà còn mang lại hiệu quả chăm sóc da vượt trội. Cụ thể: Sản phẩm còn có thiết kế nhỏ gọn, bỏ túi nên rất thuận tiện cho chị em trong việc tẩy trang, vệ sinh cá nhân. Nhờ công thức kháng khuẩn, độ pH cân bằng, thành phần vượt trội nên người dùng sẽ luôn có cảm giác làn da được nâng niu.
Khăn ướt Hoa Lan: Dòng nhãn hiệu khăn giấy ướt đầu tiên của DHTI, được tin dùng nhiều nhất tại Việt Nam trong các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,…
2.2. Chất lượng sản phẩm được đảm bảo bởi tổ chức uy tín cấp quốc gia, thế giới
DHTI cam kết cung cấp những sản phẩm có chất lượng và công năng vượt cao hơn sự mong đợi của khách hàng dựa trên các quy chuẩn quốc tế. Điển hình như khăn ướt Mamamy, là thương hiệu khăn ướt duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận của Allergy Anh quốc, cũng là khăn ướt duy nhất được Hội Phụ Sản Việt Nam khuyên dùng cho cả trẻ sơ sinh trong hơn suốt 10 năm qua.
2.3. Nhà máy sản xuất quy mô lớn, máy móc tiên tiến, có hàng nhanh
Nhà máy sản xuất của DHTI có quy mô lớn, dây chuyền tự động, đảm bảo môi trường sản xuất vô trùng. Đồng thời, công nghệ tiên tiến hiện đại nhất châu Á cùng công suất sản xuất lớn gấp 2 lần so với các nhà máy khác trong khu vực giúp đảm bảo cung cấp hàng nhanh chóng nhất.
Cùng xem nơi khăn ướt của công ty DHTI ra đời nhé!
3. Giá bán lẻ các loại khăn ướt của công ty DHTI hiện nay
Tùy chất lượng, kiểu dáng, kích thước, số lượng mà các loại khăn ướt của DHTI được bán với giá thành khác nhau. Dưới đây là một số thông tin của các loại khăn ướt hiện nay công ty đang sản xuất và phân phối.
3.1. Giá bán lẻ khăn ướt Mamamy
DHTI hiện đang sản xuất khăn ướt kháng khuẩn Mamamy với 2 loại chính là loại không mùi và loại có mùi ở cùng một mức giá.
Bên cạnh đó, Mamamy cũng có những quy cách đóng gói khác nhau như 30 tờ, 80 tờ, 100 tờ phù hợp với những nhu cầu sử dụng khác nhau.
Giá thành chi tiết của từng loại được liệt kê dưới bảng sau:
Khăn ướt Lucky Lady không mùi bao gồm các sản phẩm: Lucky Lady Rose Hip Oil, Lucky Lady Tea Tree Oil, Lucky Lady cồn, Lucky Lady tẩy trang, dưỡng da… Giá mỗi loại sản phẩm có sự chênh lệch nhỏ.
Giá chi tiết các loại khăn ướt Lucky Lady:
Loại
Đơn vị tính
Quy cách (Gói/thùng)
Đơn giá
Giá 1 thùng
Nhu cầu sử dụng
Lucky Lady 10 tờ
Gói
100
8.400
840.000
Ít
Lucky Lady 25 tờ
Gói
36
20.900
752.400
Trung bình
Lucky Lady 10 tờ, Rose Hip Oil
Gói
100
9.900
990.000
Ít
Lucky Lady 25 tờ, Rose Hip Oil
Gói
60
22.900
1.374.000
Trung bình
Lucky Lady 10 tờ, Q10
Gói
100
9.900
990.000
Ít
Lucky Lady 25 tờ, Q10
Gói
60
22.900
1.374.000
Trung bình
Lucky Lady 10 tờ, Tea Tree Oil
Gói
100
9.900
990.000
Ít
Lucky Lady 25 tờ, Tea Tree Oil
Gói
60
22.900
1.374.000
Trung bình
Lucky Lady 25 tờ, tẩy trang, dưỡng da
Gói
30
61.900
1.857.000
Trung bình
Luck Sport 30 tờ
Gói
60
20.600
1.123.600
Trung bình
Lucky Lady 10 tờ, cồn
Gói
100
12.500
1.250.000
Ít
Lucky Lady 25 tờ, cồn
Gói
60
24.500
1.470.000
Trung bình
Lucky Lady 50 tờ, cồn
Gói
32
39.500
1.264.000
Nhiều
3.3. Giá bán lẻ khăn ướt Hoa Lan
Hiện tại DHTI không bán lẻ khăn ướt Hoa Lan. Để nắm được giá sỉ, bạn vui lòng liên hệ qua hotline hoặc email để được hỗ trợ tốt nhất
4. Chính sách bán sỉ dành cho các đại lý của công ty khăn ướt Mamamy
Công ty khăn ướt DHTI đã và đang có các chính sách bán sỉ với nhiều ưu đãi dành cho khách hàng là cửa hàng bán lẻ, đại lý, siêu thị,… Để được hỗ trợ tốt nhất về thông tin sản phẩm, giá cả, chương trình chiết khấu,… vui lòng liên hệ qua hotline hoặc email:
5. Một số đối tác uy tín của công ty DHTI trên cả nước
Hiện tại, các sản phẩm khăn ướt do công ty DHTI sản xuất đã và đang được phân phối rộng khắp trên cả nước. Bạn hoàn toàn có thể tìm mua được khắp cả nước, ở những địa điểm phân phối như:
Siêu thị lớn: Vinmart, Big C, Aeon, Lotte, Coopmart,…
Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu
Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.
Trên đây là những thông tin về công ty khăn ướtDHTI để bạn tham khảo. Nếu còn có bất cứ băn khoăn nào khác, bạn hãy liên hệ Hotline02437160270 để được hỗ trợ tốt nhất!
Nhiều mẹ có ý định sử dụng giấy ướt cho con nhưng còn ngập ngừng trước câu hỏi giấy ướt có tốt không, có an toàn với làn da mỏng manh của con? Tin vui cho mẹ, theo các chuyên gia, giấy ướt chuẩn, chất lượng tốt không chỉ an toàn mà con giúp chăm sóc da bé hiệu quả. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn có một số loại giấy ướt chứa chất bảo quản gây kích ứng, mẩn đỏ cho da bé.
Vậy làm sao để chọn được khăn ướt tốt? Mẹ đừng lo, hãy để Mamamy giúp mẹ nhé!
1. Điểm lại những băn khoăn của mẹ khi chọn khăn ướt cho con
Sử dụng khăn ướt chăm sóc bé là thói quen của nhiều mẹ vì tính tiện dụng không thể phủ nhận của nó. Kể cả ở những gia đình không có bé nhỏ, khăn ướt cũng là thứ chúng ta dễ bắt gặp. Khi dùng cho trẻ nhỏ, mẹ thường có 1 số băn khoăn như: giá thành thế nào? nguồn gốc nội địa hay nhập khẩu? có mùi khó chịu không? khăn có mềm không?… nhưng 1 trong những băn khoăn lớn nhất nằm ở việc giấy ướt có tốt không, có an toàn cho bé không?
Bởi lẽ, không ít trường hợp da bé có phản ứng như hăm, mẩn đỏ, ngứa rát khiến mẹ lo lắng. Điều này phần lớn đến từ chất lượng của khăn ướt mẹ dùng, trong đó có 1 số thành phần mà mẹ có bé nhỏ đặc biệt cần lưu ý tránh:
MIT, Parabens (Chất bảo quản): Theo nghiên cứu năm 2014 của các chuyên gia da liễu nhi tại trường đại học Y Connecticut, MIT và Parabens có thể gây dị ứng và các bệnh da liễu. Hiện tại, ở một số nước tiên tiến, hai chất này đã bị cấm sử dụng trong các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
Tinopal (Chất làm trắng): Chất này có tác dụng làm tăng trắng quang học (OBA) cho giấy. Tuy nhiên, Tinopal sẽ dễ gây kích ứng trên da, tăng nguy cơ gây đột biến tế bào và nhiễm độc máu.
Tạp chất tạo mùi hương: Quá lạm dụng hương liệu sẽ làm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nó có thể làm da trở nên dễ kích ứng hơn. Ngoài ra, chất này còn gây đau đầu, tạo cảm giác khó chịu, nôn, buồn nôn,… khi sử dụng.
Như thế để mẹ hiểu rằng KHÔNG PHẢI khăn ướt nào cũng có hại cho da. Thậm chí theo kết quả nghiên cứu của đại học Manchester được công bố trên BMI Pediatrics – Tạp chí khoa học chuyên về sức khỏe nhi năm 2012, giấy ướt chất lượng sẽ thực sự tốt, an toàn và chăm sóc da hiệu quả cho bé nhà mình đấy ạ. Và sẽ mang đến cả 03 lợi ích mẹ không nên bỏ qua ở ngay dưới đây nhé!
2. 3 lợi ích tuyệt vời khi sử dụng khăn ướt chất lượng
Điều đầu tiên, cũng chính là công dụng đầu tiên mẹ nghĩ đến khi dùng khăn ướt, nhưng dĩ nhiên, khăn ướt chất lượng còn mang đến nhiều hơn cả thế.
2.1. Không chỉ sạch bẩn mà còn làm sạch khuẩn.
Có rất nhiều cách để mẹ vệ sinh cho bé. 2 cách phổ biến nhất hiện nay chính là vệ sinh bằng khăn ướt và vệ sinh bằng nước. Theo mẹ, tại sao xu hướng hiện nay các mẹ thường chọn vệ sinh bằng khăn ướt, đặc biệt khăn ướt chất lượng?
Câu trả lời ở dưới đây mẹ nhé!
Giấy ướt hay nước sạch đều có khả năng làm SẠCH BẨN – những thứ chúng ta dễ dàng nhìn thấy. Nhưng mẹ đã từng đặt câu hỏi: sạch bẩn liệu đã đủ? đã thực sự coi là sạch?
Chính vì thế, khăn ướt chất lượng xuất hiện để giải quyết tối đa câu hỏi này, để xử lý thêm thứ mà nước sạch chưa thể làm được. Đó chính là SẠCH KHUẨN – những thứ mà chúng ta lại chẳng nhìn thấy bằng mắt thường.
Nước sạch thông thường chỉ chứa muối hòa tan và các ion… chứ không chứa chất giúp xử lý vi khuẩn và bảo vệ da. Nhưng trong nhiều sản phẩm khăn ướt chất lượng lại được bổ sung các chất đó.
Theo TS Lê Minh Trác – Giám đốc Trung Tâm Sơ Sinh, Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương: “Chất kháng khuẩn được bổ sung trong khăn ướt có tác dụng làm sạch vi khuẩn. Đây là tác nhân chính gây ra các bệnh viêm da, rôm sảy hay mụn nhọt… Dùng giấy ướt chất lượng sẽ chăm sóc và bảo vệ da bé tốt hơn”.
Chính vì thế, mẹ sẽ thấy trên thị trường có những dòng khăn ướt chất lượng giúp xử lý các vấn đề trên da như viêm da, hăm tã, rôm sảy và còn tạo một lớp màng bảo vệ, tăng sức đề kháng cho da bé.
2.2. Dưỡng ẩm cho da bé – một yếu tố cực quan trọng!
Nhiều mẹ vẫn nghĩ da trẻ nhỏ sẽ căng mọng và mềm mịn một cách tự nhiên mà không cần chăm sóc. Thực tế, da mỏng manh và dễ tổn thương gấp 5 lần người lớn do màng acid tự nhiên mỏng khiến da dễ mất ẩm.
Chính vì thế, mẹ sẽ hiểu vì sao các bé mới sinh, dưới 1 tuổi thường hay gặp các vấn đề ngoài da như chàm sữa, mẩn đỏ, thậm chí mụn mủ,… Nguyên nhân phần lớn do da bé dễ khô khiến da yếu đi và dễ bị tổn thương bởi vi khuẩn, từ đó dẫn đến các tình trạng viêm da kể trên.
Cũng muốn chia sẻ thêm với mẹ rằng, đây đều là vấn đề ngoài da. Dù mẹ rất lo lắng, 1 số bé có thể quấy khóc, khó chịu, nhưng thực chất tình trạng này không quá nghiêm trọng. Mẹ hãy thật bình tĩnh để xử lý tốt nhất cho con và giữ tinh thần mình luôn thoải mái ở bên con nhé!
Hiện nay có 1 số hãng khăn ướt đạt chuẩn, chất lượng, được tin dùng đã đưa những dưỡng chất an toàn giúp dưỡng ẩm cho da như dầu dừa, hoa trà,.. thậm chí cả những thành phần thường thấy trong mỹ phẩm cao cấp như tinh chất đường nho thiên nhiên… đấy mẹ nhé! Mẹ có thể đọc thành phần trên bao bì khi lựa chọn cho bé nha!
Thay vì phải lỉnh kỉnh chuẩn bị nước, khăn, các dụng cụ vệ sinh cho da thì mẹ chỉ cần rút nhẹ khăn giấy, các vết bẩn đã được loại bỏ nhanh chóng, dễ dàng. Các thương hiệu khăn ướt chuẩn đã có rất nhiều cải tiến trong công nghệ sản xuất để sao cho mẹ rút rời được từng tờ khi dùng. Việc rút rời từng tờ khá cần thiết.
Giúp mẹ tiết kiệm, không bị lôi 1 cục nhiều tờ mỗi lần dùng.
Quan trọng giúp tránh tình trạng nhiễm khuẩn ngược. Lý do là nếu rút nhiều tờ lên cùng 1 lúc, mẹ thường có thói quen nhét lại các tờ khăn thừa vào trong gói. Điều này vô tình làm khuẩn từ môi trường ngoài và cả từ tay mẹ nhiễm ngược lại vào tờ khăn đó. Từ đó sẽ lây sang cả những tờ khăn còn lại trong gói.
Bên cạnh đó, các sản phẩm khăn ướt cũng được thiết kế nhỏ gọn, dễ mang theo để sử dụng ở mọi nơi.
Vẫn còn điều mẹ quan tâm không kém câu hỏi giấy ướt có tốt không? chính là đâu là lựa chọn khăn ướt chuẩn nhất dành cho bé? Mẹ hãy đọc phần còn lại của bài viết này nhé!
3. Hướng dẫn mẹ cách chọn khăn ướt chuẩn nhất
Mẹ nên chú ý 4 tiêu chí quan trọng sau đây:
Được kiểm nghiệm và chứng nhận bởi các tổ chức uy tín trong và ngoài nước
Thành phần an toàn, không hóa chất
Chất liệu vải tạo nên khăn
Mùi hương dịu nhẹ tự nhiên hoặc không mùi
Cụ thể từng tiêu chí ngay dưới đây mẹ nhé!
3.1. Lựa chọn khăn ướt được kiểm nghiệm và chứng nhận bởi các tổ chức uy tín trong và ngoài nước
Ngay ở trong nước, đã có bộ tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng của sản phẩm. Năm 2017, Việt Nam đã ban hành TCVN 11528:2016 đối với giấy ướt dùng 1 lần, do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam phối hợp với các cơ quan ban hành. Tiêu chuẩn này đảm bảo khăn ướt không kích ứng da và không chứa chất tẩy trắng quang học Tinopal – là chất nếu sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
Ngoài ra còn có viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương Việt Nam: Đây là đơn vị thuộc Bộ Y tế và là đơn vị kiểm tra, giám sát chất lượng của những sản phẩm chăm sóc sức khỏe thuộc tuyến cao nhất của Việt Nam.
Ngoài tiêu chuẩn trên, thì một số thương hiệu uy tín còn mang khăn ướt đi kiểm định tại các tổ chức quốc tế, ví dụ như:
Allergy UK – Hiệp hội dị ứng Anh quốc: Chứng nhận của hiệp hội này được sử dụng trên 135 quốc gia trên thế giới, đảm bảo sản phẩm phù hợp với làn da nhạy cảm. Hiện ở Việt Nam, duy nhất có thương hiệu khăn ướt Mamamy đạt chứng nhận này, mẹ có thể thấy ngay trên trang web của AllergyUK.
Société Générale de Surveillance SA (SGS) – Thụy Sĩ: Kiểm nghiệm sản phẩm không chứa chất bảo quản Paraben, MIT/MCT,…
3.2. Thành phần an toàn, không hóa chất
Mẹ nên tập thói quen lật mặt sau của mọi gói khăn ướt mình muốn chọn cho bé. Khăn ướt có chất lượng, an toàn hay không đều thể hiện ở bảng thành phần được công khai đầy đủ trên bao bì. Khi lựa chọn giấy ướt, mẹ nên tránh lựa chọn những sản phẩm có chứa paraben, MIT, MCT, Tinopal,… vì có thể gây kích ứng da cho bé.
Ngoài việc hiểu biết về các thành phần nên tránh, mẹ cũng cần quan tâm 1 số thành phần “bảo chứng” cho chất lượng của khăn ướt chuẩn. Chủ yếu là 2 thành phần giúp kháng khuẩn và dưỡng ẩm.
Thành phần kháng khuẩn giúp mẹ an tâm: Coco phosphatidyl pg-dimonium chloride. – chất ngừa hăm, rôm sảy được cấp bằng sáng chế của Mỹ hay Chlorhexidine Gluconate Solution – thành phần thậm chí được cả WHO chỉ định dùng cho răng miệng. Đủ để thấy nó kháng khuẩn tốt ra sao và an toàn cho da bé như thế nào.
Thành phần dưỡng ẩm: Trước mẹ hay quen với Vitamin C hay tinh chất lô hội. Các thành phần cũng giúp dưỡng ẩm 1 phần với giá thành sản xuất tương đối rẻ. 1 số thương hiệu lớn thường sẽ sử dụng các thành phần dưỡng ẩm khác, đặc biệt hay thấy trong các mỹ phẩm cao cấp như Stearyldimoniumhydroxypropyl Laurylglucosides Chloride (hay còn gọi tinh chất đường nho thiên nhiên). Chi phí cho các dưỡng chất này không hề rẻ đồng nghĩa với việc độ an tâm về khả năng dưỡng ẩm của sản phẩm khăn ướt đó càng cao.
3.3. Chất liệu vải tạo nên khăn
Về chất liệu của khăn ướt, mẹ nên lựa chọn những sản phẩm đạt chuẩn dùng trong Y tế như vải không dệt hai chiều cao cấp có hàm lượng sợi tự nhiên Rayon cao (Viscose). Chất liệu khăn này vừa dày lại mềm mại, có khả năng giữ ẩm, thấm hút, lau sạch cao và không gây kích ứng cho da.
SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT CỦA CHẤT LIỆU VẢI
Vải không dệt
Vải khác
Thêm chất huỳnh quang (có khả năng gây ra ung thư) làm trắng khăn
Không
Có
Thêm phụ gia giúp thấm nước
Không
Có, vì nilon không thấm nước được
Độ giữ ẩm
Cao, khăn lâu khô
Thấp, khăn nhanh khô
Độ thấm hút, lau sạch
Cao
Thấp
3.4. Mùi hương dịu nhẹ tự nhiên hoặc không mùi
Mùi hương của khăn ướt cũng là điểm quan trọng không nên bỏ qua, đặc biệt là khi chọn khăn ướt cho trẻ sơ sinh. Bởi những năm đầu đời, bé rất nhạy cảm, việc dùng nhiều hương liệu hóa học sẽ làm bé khó chịu, dễ gây nôn trớ, quấy khóc, bỏ ăn,.. Vì vậy, mẹ hãy chọn những sản phẩm không mùi hoặc mùi tự nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
4. Gợi ý cho mẹ thương hiệu khăn ướt tốt và an toàn cho da bé
Dựa trên 4 tiêu chí ở trên, mẹ có thể có 1 số lựa chọn trong đầu. Có thể không ít mẹ đã nghĩ đến thương hiệu được đề cập dưới đây – thương hiệu khăn ướt Việt Nam duy nhất xuất hiện trên website của AllergyUK cũng là nhãn khăn ướt duy nhất được Hội Phụ Sản Việt Nam khuyên dùng trong hơn suốt 10 năm qua – Mamamy.
Đâu là điều khiến Mamamy được hàng triệu bà mẹ tin dùng cho bé suốt từ khi xuất hiện năm 2007 đến giờ? Mẹ cùng đọc tiếp nhé!
Chỉ 2 năm sau khi có mặt trên thị trường, khăn ướt Mamamy đã được Hội phụ sản Việt Nam khuyên dùng cho trẻ nhỏ. Và cho đến nay, Mamamy vẫn tiếp tục đạt chứng nhận uy tín này.
Điều khiến Mamamy khác biệt ngay từ thời điểm rất sớm xuất hiện trên thị trường là tôn chỉ “không sử dụng những thành phần đã bị cấm sử dụng trên thế giới ngay cả khi chất đó chưa bị cấm ở Việt Nam”. Vì theo Mamamy, tiêu chuẩn càng khắt khe thì sản phẩm sẽ càng tốt và an toàn cho bé yêu.
Khăn ướt Mamamy được chứng nhận không kích ứng bởi Hiệp hội dị ứng Anh Quốc Allergy UK. Vì vậy, mẹ có thể yên tâm là sản phẩm an toàn, phù hợp với làn da nhạy cảm của bé yêu.
Bảng thành phần của khăn ướt Mamamy một lần nữa chứng minh sự vượt trội trong cả quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm này. Không chỉ sở hữu các thành phần dưỡng ẩm và kháng khuẩn đắt giá được nhắc ở trên, khăn ướt Mamamy còn sử dụng nước từ công nghệ lọc nước EDI (công nghệ hiện đại nhất hiện nay).
Các sản phẩm khăn giấy ướt Mamamy 80 tờ, 100 tờ được các mẹ tin dùng đảm vệ sinh, an toàn cho trẻ nhỏ luôn nằn trong TOP các sản phẩm bán chạy chắc chắn là gợi ý không thể bỏ qua cho bạn.
Mẹ có thể nghe đến công nghệ lọc nước RO nhưng công nghệ lọc nước cho khăn ướt Mamamy còn hơn cả thế. Nước được cho vào khăn ướt Mamamy là nước đã qua cả hệ thống lọc RO để đến hệ thống lọc EDI (loại bỏ hầu hết cặn bẩn, kim loại kích thước siêu siêu nhỏ và cả các ion muối khoáng). Từ đó, nước được tạo ra có độ tinh khiết cao đến 99.9%.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ không còn băn khoăn giấy ướt có tốt không, và mách mẹ chú ý về việc sử dụng và lựa chọn khăn ướt phù hợp nhất với con. Tinh thần của mẹ cũng là yếu tố rất quan trọng trong giai đoạn đầu chăm con. Việc sử dụng giấy ướt chất lượng sẽ giúp mẹ vừa nhàn vừa giúp da con khỏe mạnh, tránh các vấn đề về da như hăm tã, rôm sảy,…
Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Trong giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh thường bị táo bón do không nhận đủ lượng nước cần thiết để làm mềm phân. Trẻ 5 tháng bị táo bón là nỗi lo lớn của nhiều. Ngoài ra, trẻ sơ sinh uống sữa công thức cũng rất dễ bị táo bón. Táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi khiến trẻ đi tiểu khó khăn. Thậm chí gây cảm giác sợ đi tiêu và có thể gây chậm phát triển thể chất cho trẻ. Sau đây là cách nhận biết dấu hiệu và cách điều trị cho trẻ 5 tháng bị táo bón.
1. Táo bón là gì?
Bình thường, khi thức ăn đã tiêu hóa, đi dọc theo ruột. Các chất dinh dưỡng và nước được hấp thụ. Còn chất thải trở thành phân. Để phần mềm cần hội tụ đủ hai điều kiện là: lượng nước nằm lại trong phần chất thải là vừa đủ. Các cơ của ruột già và trực tràng co giãn đẩy phân dọc theo ruột ra bên ngoài. Sự rối loạn của một trong hai cơ chế này như quá ít nước hoặc nhu động ruột kém có thể gây táo bón. Trẻ 5 tháng bị táo bón là hiện tượng đi ngoài phân cứng và không thường xuyên.
2. Dấu hiệu trẻ 5 tháng bị táo bón
Phân cứng, tròn nhỏ giống các viên bi (giống phân dê)
Trẻ đi cầu ít lần hơn so với thói quen trước đó (dưới 3 lần/tuần)
Phân có lẫn vệt máu bên ngoài – biểu hiện của tình trạng rách hậu môn
Bé khóc khi rặn, uốn cong lưng, khép chặt mông, nhón gót, vặn vẹo, bồn chồn hoặc có tư thế bất thường
Bé quấy khóc bất thường, thôi quấy sau khi đi ngoài ra nhiều phân
Có hiện tượng són phân trong quần mà trẻ không hay biết
Kém ăn, đi tiêu được thì ăn khá hơn
Đau bụng vùng dạ dày, giảm và hết đau bụng sau khi đi tiêu
Thay đổi tâm lý, hành vi: cáu bẳn, không vui vẻ, sốt ruột, bồn chồn
Trẻ 5 tháng bị táo bón nặng có thể gây tắc ruột hoặc tình trạng són phân (đi tiêu trong hoàn cảnh không thích hợp).
3. Nguyên nhân trẻ 5 tháng bị táo bón
Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi, nhất là những trẻ không bú sữa mẹ dễ có nguy cơ bị táo bón. Do thành phần đạm trong sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ. Bênh cạnh đó cũng do hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này chưa thực sự hoàn thiện. Ngoài ra, lượng đạm quá nhiều trong một số loại sữa công thức vượt quá ngưỡng hấp thu của ruột. Điều này khiến trẻ 5 tháng bị táo bón do ruột phải tăng hấp thu nước để hòa tan lượng đạm thừa này
Các cơ bụng và thành ruột cũng là yếu tố tác động tới nguy cơ táo bón. Những trẻ bị còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón
Trẻ 5 tháng bị táo bón do nhu động ruột chậm
Hành vi nín nhịn giữ phân: trẻ mải chơi, nhịn đi cầu khiến phân to, cứng hơn, gây đau sau khi đi tiêu. Triệu chứng này khiến trẻ sợ đi cầu và lần đi sau sẽ càng đau hơn
Do thay đổi môi trường đi vệ sinh: khi bé được cho đi nhà trẻ
Nguyên nhân khác: ruột già của trẻ quá lớn (bệnh phình đại tràng bẩm sinh khiến trẻ không đi tiêu phân su trong 48 giờ đầu sau sinh. Sau đó trẻ 5 tháng bị táo bón kéo dài kèm chướng bụng, rối loạn nhu động ruột và hẹp hậu môn). Bệnh nội tiết – chuyển hóa, bất thường về thần kinh, bệnh thần kinh – cơ,…
4. Cách điều trị trẻ 5 tháng bị táo bón
4.1. Tăng lượng chất lỏng cho bé
Trẻ 5 tháng bị táo bón thường do thiếu chất lỏng trong đường tiêu hóa, do đó mẹ cần cho bé bú nhiều hơn, khoảng 2 giờ/ lần.
Trong thời gian cho con bú, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5-3 lít mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cho cả mẹ và bé.
4.2. Đổi sữa công thức cho bé
Nếu bé đang dùng 1 loại sữa công thức nào đó và có triệu chứng khó tiêu, táo bón, bú kém, tốt nhất mẹ hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi khoa để đổi sang loại sữa khác phù hợp hơn với cơ địa của trẻ. Mẹ nên ưu tiên chọn sữa có bổ sung chất xơ hòa tan để góp phần làm cho phân của bé mềm hơn, giúp bé đại tiện dễ hơn.
4.3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của mẹ
Đối với các bé bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng vẫn bị táo bón, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống của mình: ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, sử dụng các chất kích thích.
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc trị táo bón cho trẻ sơ sinh, giúp làm mềm và xốp phân. Đồng thời làm tăng kích thước phân, giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Chất xơ bổ sung cho trẻ sơ sinh phần lớn được hấp thụ từ sữa mẹ. Do đó, trong thời gian cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc,…
4.4. Tắm cho trẻ bằng nước ấm
Khi trẻ 5 tháng bị táo bón, mẹ nên cho bé tắm bằng nước ấm. Ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, giúp thư giãn cơ bụng, giảm các cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột. Mẹ lưu ý chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên.
4.5. Massage bụng
Massage bụng cũng là cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Mẹ hãy đặt ba ngón tay phía bên trái dưới rốn của bé, sau đó massage nhẹ nhàng phần bụng theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 3 phút. Bài massage này vừa giúp bé cảm thấy thoải mái vừa giúp thúc để chuyển động ruột.
5. Trẻ 5 tháng bị táo bón khi nào nên đi khám?
Khi trẻ 5 tháng bị táo bón, biện pháp tốt nhất là phụ huynh nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi về tiêu hóa để không bỏ sót các bệnh lý khác, giúp điều trị bệnh sớm và hiệu quả hơn. Ngoài ra, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi bé có các dấu hiệu sau:
Bé bị đau bụng dữ dội
Chưa đi tiêu sau hơn 24 giờ so với bình thường ở trẻ dưới 4 tháng tuổi
Trên đây là những thông tin vô cùng cần thiết cho mẹ để có thể xử lí khi bé 5 tháng bị táo bón. Mẹ cần quan tâm đến những biểu hiện nhỏ nhất của con. Nếu phát hiện sớm thì càng có thể đem lại cho bé sức khỏe tốt hơn. Chúc mẹ thành công!
Tiêu chảy là một trong số những bệnh thường gặp ở trẻ em. Căn bệnh này tưởng chừng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng câu trả là lời là có. Đối với trẻ tiêu chảy kéo dài có thể gây chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất. Vì vậy mẹ tỏ ra hoang mang khi con bị tiêu chảy. Do đó, mẹ không được phép chủ quan, lơ là trong việc điều trị. Dưới đây nhà mình chia sẻ những dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị trẻ 5 tháng bị tiêu chảy cho mẹ nhé.
1. Bệnh tiêu chảy là gì?
Bệnh tiêu chảy ở trẻ 5 tháng bị tiêu chảy thường gặp vào mùa hè. Vì mùa này hay gặp các bệnh lý do tiêu chảy nhiễm khuẩn. Vào mùa đông xuân hay gặp các bệnh lý tiêu chảy do virus (Rotavirus). Trẻ đột ngột đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, trung bình 10-15 lần. Đối với trẻ nhỏ có thể đi ngoài ra nước vàng tới 20 lần trong ngày. Tính chất phân lỏng toàn nước, lầy nhầy, có mùi chua, có bọt hoặc có máu. Lượng phân mỗi lần trẻ đi ngoài có thể nhiều hay ít. Một số trẻ “ị đùn” ra quần do phân chảy ra một cách khó kiểm soát, trẻ không kịp gọi mẹ.
Trẻ 5 tháng bị tiêu chảy có thể bị sốt, nôn ói, đau bụng, biếng ăn. Và quan trọng nhất là biểu hiện mất nước có thể nặng đưa đến tử vong. Đó là các dấu hiệu vật vã, bứt rứt hay nặng hơn là li bì khó đánh thức. Ngoài ra là mắt trũng, thóp lõm, môi khô tiểu ít, khát nước đòi uống liên tục.
2. Các dấu hiệu để nhận biết trẻ 5 tháng bị tiêu chảy
Tần suất đi ngoài của trẻ nhiều hơn mức bình thường: từ 3 lần trở lên.
Đi ngoài phân lỏng, phân nát, phân nhiều nước, dạng lổn nhổn hoặc nước, mùi tanh, có bọt, màu xanh hoặc vàng, có thể có máu.
Trẻ nhỏ bỏ bú, chán ăn.
Nôn ói vài lần hoặc thường xuyên.
Mất nước do đi ngoài và nôn nhiều, sút cân, chậm tăng cân.
3. Nguyên nhân trẻ 5 tháng bị tiêu chảy
Tác nhân gây tiêu chảy thường gặp ở trẻ 5 tháng bị tiêu chảy là siêu vi (virus). Một số ít trường hợp là vi khuẩn và ký sinh trùng. Lí do là dùng kháng sinh bừa bãi, kéo dài, hoặc do rối loạn tiêu hóa hấp thu ở ruột khi đổi sữa.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trẻ 5 tháng bị tiêu chảy:
Cho trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh
Cho trẻ ăn bổ sung không đúng cách
Do nước uống không sạch hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
Do dụng cụ hay tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.
Do xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách. Do quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn.
Do không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn.
4. Cách điều trị trẻ 5 tháng bị tiêu chảy
4.1. Bổ sung nước
Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ gây mất nước, mất điện giải, do đó cách điều trị hiệu quả, thường được sử dụng đó là cho trẻ uống Oresol. Oresol dùng để điều trị tình trạng mất nước, điện giải do bệnh tiêu chảy gây ra, chứ không phải là thuốc điều trị tiêu chảy.
Cách pha Oresol: Cần pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm, chỉ pha với nước đã đun sôi, không pha với các loại nước khác. Lưu ý cần phải pha đúng tỷ lệ, tuyệt đối không được pha ít nước hơn so với hướng dẫn.
Cách cho trẻ uống: Cho trẻ uống chậm, uống thay nước, thường uống từ 50 – 100ml (tương đương khoảng 10 – 20 muỗng cà phê) sau mỗi lần trẻ tiêu chảy.
Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay Oresol bằng nước dừa, nước cơm, nước súp.
Nếu trẻ từ chối uống hoặc bị ói ngay sau khi uống thì cần phải theo dõi sát tình trạng mất nước của trẻ.
4.2. Sử dụng thuốc
Thuốc kháng sinh: Do ở trẻ 5 tháng bị tiêu chảy chủ yếu do virus gây ra, nên không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Bởi thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mà không có tác dụng tiêu diệt virus nên không có tác dụng trong điều trị tiêu chảy trẻ em do virus gây ra.
Thuốc kháng tiêu chảy: Không cần thiết sử dụng thuốc kháng tiêu chảy, vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy sẽ che mất các triệu chứng. Từ đó, làm chậm trễ việc điều trị, khiến cho bệnh kéo dài, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ.
Kẽm: Không cần thiết sử dụng kẽm với những trẻ đủ dinh dưỡng và không có nguy cơ bị thiếu kẽm. Chỉ cần thiết đối với những trẻ có nguy cơ bị thiếu kẽm như là trẻ bị giảm cân nặng. Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng làm giảm tái phát đợt tiêu chảy tiếp theo trong nhiều tháng sau đó.
5. Khi nào cần đưa trẻ 5 tháng bị tiêu chảy đi bệnh viện
Trẻ rất khát, môi khô, khóc không có nuớc mắt
Có máu trong phân
Tiêu chảy trên 8 lần trong vòng 6 giờ
Nôn ói nhiều, đau bụng
Trẻ yếu đi, lừ đừ, li bì
6. Cách phòng ngừa cho bé 5 tháng bị tiêu chảy
Rửa tay trẻ trước ăn, sau mỗi lần vệ sinh. Rửa tay sau mỗi lần làm vệ sinh cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, hay trước cho trẻ ăn uống để đề phòng trẻ bị nhiễm bệnh tiếp tục từ phân hay lây lan cho người khác.
Những chất thải của trẻ và giấy lau, phải được xử lý ngay, giặt sạch tã lót và khăn trải giường bị dính phân.
Thức ăn cho trẻ phải được nấu chín kỹ, không nên cho trẻ ăn thức ăn cũ.
Vậy đối với những trẻ 5 tháng bị tiêu chảy, mẹ cần quan tâm và để ý đến những thay đổi nhỏ nhất của cơ thể bé. Điều này chính là chìa khóa để có thể đem lại cho bé một sức khỏe tốt. Chúc các mẹ sẽ có được điều mình mong muốn.
Sức khỏe của trẻ vẫn luôn là mối bận tâm của mẹ. Vậy trẻ 4 tháng đi ngoài mấy lần là mẹ an tâm?
1. Trẻ 4 tháng tuổi đi ngoài mấy lần?
Tùy theo cơ địa, mỗi trẻ sẽ có số lần đi ngoài khác nhau. Những trẻ uống sữa công thức sẽ đi ngoài ít hơn trẻ uống sữa mẹ.
Thông thường trẻ 4 tháng tuổi trung bình nên đi ngoài 4 đến 6 lần mỗi ngày. Nếu số lần trẻ đi ngoài chênh không nhiều so với con số trên và không có những biểu hiện bất thường khác, mẹ cũng không cần quá lo lắng, chú ý bổ sung nước điện giải cho bé nếu bé đi ngoài nhiều.
2. Những vấn đề khi đi ngoài ở trẻ
Bên cạnh vấn đề trẻ 4 tháng đi ngoài mấy lần, những vấn đề khi đi ngoài ở trẻ cũng là một chủ đề đáng quan tâm. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp của bé:
2.1. Tiêu chảy
Theo soyte.hanoi.vn, tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với số lượng nhiều hơn bình thường. Bệnh này biểu hiện qua các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, phân lỏng, mất nước, lượng phân nhiều và có thể bị chuột rút.
Các nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy bao gồm:
Nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng
Ngộ độc thực phẩm: Tiêu chảy cũng là một trong những triệu chứng khi ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, đau bụng, nôn mửa cũng là những triệu chứng thường thấy khi gặp tình trạng này.
Bệnh ruột kích thích, bệnh Crohn, dị ứng thực phẩm và bệnh celiac.
Thiếu kẽm: Kẽm là một vi chất quan trọng. Việc thiếu kẽm có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy mãn tính.
Bên cạnh đó, tiêu chảy còn do một số nguyên nhân khác như:
Khối u thần kinh
Bệnh Hirschsprung (trẻ được sinh ra bị thiếu các tế bào thần kinh trong cơ bắp của một phần hoặc toàn bộ đại tràng)
Xơ nang
Rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan
Ở trẻ 4 tháng, tiêu chảy có thể gây nên tình trạng mất nước, điện giải khiến cơ thể bị sốc. Để cải thiện tình trạng này, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống. Nếu nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy không phải do sữa mẹ, mẹ nên cho bé bú đầy đủ để bổ sung nước và kháng thể.
Tiêu chảy cũng có thể bắt nguồn từ việc ăn dặm của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu tiêu chảy khi ăn dặm, mẹ nên cho trẻ dừng ăn. Thông thường, 6 tháng mới là giai đoạn thích hợp để trẻ ăn dặm.
2.2. Táo bón
Táo bón cũng là một vấn đề cần lưu ý khi mẹ quan tâm đến vấn đề trẻ 4 tháng đi ngoài mấy lần là bình thường. Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, táo bón là tình trạng trẻ không đi ngoài thường xuyên. Khi đi, trẻ có thể bị đau vì phân đã trở nên khô cứng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón của trẻ bao gồm:
Do chế độ ăn uống của mẹ: Nguồn dinh dưỡng của trẻ 4 tháng chủ yếu đến từ sữa mẹ. Nếu mẹ không ăn uống đủ chất, sức khỏe của trẻ cũng bị ảnh hưởng.
Do trẻ dùng sữa ngoài: Hệ tiêu hóa của trẻ 4 tháng vẫn chưa phát triển hoàn toàn. Việc sử dụng sữa ngoài, đặc biệt là sữa công thức có thể khiến trẻ khó tiêu, táo bón.
Do bệnh lý: Một số bệnh hoặc dị tật bẩm sinh như đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khiến trẻ bị táo bón sớm.
Để hạn chế hoặc phòng tránh tình trạng táo bón ở trẻ, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống. Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ cay nóng. Đối với trẻ, để đảm bảo sức khỏe, mẹ nên chờ đến 6 tháng rồi mới cho trẻ ăn dặm.
Khi trẻ bị táo bón, mẹ nên chú ý bổ sung đủ nước cho trẻ. Thực hiện mát-xa bụng nhẹ nhàng cũng có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng này hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý chỉ mát-xa cho trẻ sau khi cho trẻ ăn nửa tiếng. Mát-xa khi bé mới bú hoặc ăn no có thể khiến bé nôn mửa, tức bụng.
3. Mẹ có thể làm gì để cải thiện vấn đề đi ngoài ở trẻ?
Cân bằng chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất xơ, kẽm, uống đủ nước. Nếu phải dùng thuốc thì cần sử dụng theo lời khuyên của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến bé.
Theo dõi tình trạng của trẻ nếu có các triệu chứng bất thường.
Đảm bảo môi trường và đồ chơi của bé được vệ sinh sạch sẽ.
Sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ an toàn và lành tính.
Trước khi cho bé bú, mẹ nên vệ sinh ngực sạch sẽ bằng khăn ấm.
Tiêm vắc-xin để phòng tránh một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở trẻ.
Nếu trẻ đi ngoài bất thường lâu ngày và không có dấu hiệu khả quan, mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà nên đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn.
Trên đây là một số lưu ý của Góc của mẹ về vấn đề trẻ 4 tháng đi ngoài mấy lần. Bên cạnh việc đi ngoài, mẹ có thể phát hiện những dấu hiệu sức khỏe bất thường của trẻ qua việc ăn uống, ngủ nghỉ. Mẹ có thể theo dõi thêm bài viết liên quan trên Góc của mẹ. Góc của mẹ chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!