Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

CHĂM SÓC TOÀN DIỆN CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 2 THÁNG TUỔI

Tuần thứ 8 sau khi chào đời là lúc mà mẹ cần chú ý và quan sát để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi một cách toàn diện nhất.

Trẻ 2 tháng tuổi bắt đầu nhận thức được ra rằng có rất nhiều thứ thú vị hơn việc ăn ngủ và khóc. Trong thời gian này, trí não của trẻ sẽ dần phát triển, thôi thúc trẻ khám phá mọi thứ xung quanh mình. Đây là giai đoạn mà mẹ phải quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cũng như sức khỏe của trẻ. Để sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi tốt nhất, mẹ có thể tìm hiểu và tham khảo những kinh nghiệm sau đây.

1. Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phát triển rất nhanh và có những sự thay đổi rõ rệt. Trong tháng đầu tiên, bé sẽ không có nhiều sự tương tác với ba mẹ. Tuy nhiên, bước sang tuần thứ 8 bé sẽ có sự biến chuyển tích cực về cả hành động và cảm xúc. Bé bắt đầu thể hiện các biểu cảm trên gương mặt rõ ràng hơn như cười, khóc, cau mày… Bé cũng có thể phản ứng lại khi nghe thấy giọng của ba mẹ. Hay sẽ bị thu hút bởi các đồ vật có hình dạng và màu sắc bắt mắt đối với mình.

1.1. Trí não

Bé bắt đầu nhìn rõ được hình dạng cũng như màu sắc của các đồ vật
Bé bắt đầu nhìn rõ được hình dạng cũng như màu sắc của các đồ vật

Trí não nhanh nhậy là điều rất quan trong với sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi. Bởi trong thời gian này, não bộ của bé sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, phát triển mạnh mẽ hơn. Bé bắt đầu nhìn rõ được hình dạng cũng như màu sắc của các đồ vật. Hơn nữa bé cũng dần hình thành khả năng nhận diện được gương mặt và giọng nói. Vì thế mà bé sẽ có những phản ứng rất rõ ràng với các cử chỉ của ba mẹ cũng như mọi người xung quanh.

Bí quyết phát triển trí não bé 2 tháng

1.2. Hành động

Thay vì cử động một cách ngẫu nhiên theo phản xạ, bé học được cách giơ tay và vung chân một cách có chủ đích
Bé học được cách giơ tay và vung chân một cách có chủ đích

Nhờ não bộ phát triển nên hành động của bé cũng được thúc đẩy nhiều hơn. Thay vì cử động một cách ngẫu nhiên theo phản xạ, bé học được cách giơ tay và vung chân một cách có chủ đích. Bé sẽ có xu hướng nhìn chăm chăm vào bất cứ thứ gì mà bé thích. Ngoài ra, rất nhiều bé trong tháng thứ hai cực nhanh nhạy với âm thanh. Bé có thể sẽ cử động, nghiêng mình hay liếc mắt về phía phát ra tiếng động. Do đó mà khả năng điều khiển cơ thể cũng dần được hình thành đối với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.

1.3. Giao tiếp

Khóc vẫn là phương thức giao tiếp của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, với sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi, giao tiếp đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thính giác phát triển cũng đồng nghĩa với việc ngôn ngữ bắt đầu hình thành. Nhu cầu giao tiếp của bé vì thế cũng tăng lên. Ngoài khóc, bé có thể phát ra một vài âm thanh ê a riêng biệt. Dù không rành mạch nhưng những thanh âm đầu đời này sẽ là nền tảng quan trọng cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ về sau. Trẻ bắt đầu biết bắt chước cách biểu lộ cảm xúc và cử chỉ của ba mẹ. Đây chính là bước đệm quan trọng để trẻ học được cách giao tiếp.

Trẻ bắt đầu biết bắt chước cách biểu lộ cảm xúc và cử chỉ của ba mẹ
Trẻ bắt đầu biết bắt chước cách biểu lộ cảm xúc và cử chỉ của ba mẹ

1.4. Cảm xúc

Cũng trong giai đoạn này, khi có sự phân biệt được gương mặt và giọng nói, bé sẽ bộc lộ cảm xúc của mình rõ rệt hơn. Bé có thể mỉm cười thường xuyên hơn. Hay thậm chị biểu đạt sự không vừa ý bằng những cái cau mày…Đây là lúc trẻ 2 tháng tuổi học cách đáp lại ba mẹ và thể hiện tâm trạng của mình.

Phát triển giác quan cho bé 2 tháng:

2. Dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Dù là ở giai đoạn nào thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ luôn là vấn đề được ba mẹ quan tâm. Bé sẽ có những thay đổi về cân nặng, chiều cao…mà ba mẹ nên lưu ý quan sát để có sự theo dõi tốt nhất.

Trẻ 2 tháng tuổi sẽ phát triển rất nhanh từ tuần thứ 8 trở đi. Theo các chuyên gia, trong tháng thứ hai, cân nặng của trẻ thường tăng trong khoảng 150 – 200 gram mỗi tuần. Tính trung bình, bé gái sẽ nặng 5,1 kg và cao 57,1 cm. Bé trai là 5,5 kg và 58,4 cm.

Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng
Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng

Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng khi bé không đạt được mức này. Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng. Do đó, ba mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ này để đem đến cho bé sụ chăm sóc toàn diện nhất.

2.1. Chế độ ăn

Trẻ trong thời gian này sẽ có thay đổi nhiều về nhu cầu ăn uống, sẽ đói nhiều hơn và muốn được ăn nhiều bữa. Dù là sữa mẹ hay sữa công thức, bé cũng sẽ cần tới 6-10 lần bú mỗi ngày. Nếu bú mẹ, mức sữa cho trẻ 2 tháng tuổi có thể ở trong khoảng 600-900 ml. Nếu ăn sữa ngoài, mẹ có thể pha khoảng 110ml/một lần cho bé.

Giai đoạn này trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cũng sẽ có nhu cầu ăn đêm nhiều hơn
Giai đoạn này trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cũng sẽ có nhu cầu ăn đêm nhiều hơn

Giai đoạn này trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cũng sẽ có nhu cầu ăn đêm nhiều hơn. Mẹ có thể lưu ý và cho bé ăn mỗi lần cách nha 5-6 tiếng. Như vậy vừa đảm bảo chế độ ăn cho bé vừa giúp bé đỡ quấy khóc hơn vào ban đêm.

2.2. Chế độ ngủ

Theo các chuyên gia, thông thường trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sẽ có dấu hiệu buồn ngủ khoảng 30 phút đến một giờ sau khi ăn
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sẽ có dấu hiệu buồn ngủ khoảng 30 phút đến một giờ sau khi ăn

Giấc ngủ cũng rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi. Bé sẽ ngủ rải rác 3 – 4 lần vào ban ngày, trung bình mỗi giấc ngủ kéo dài từ 1-3 tiếng. Thêm giấc ngủ dài ban đêm thì thời gian ngủ tổng cộng sẽ khoảng 14-16 giờ mỗi ngày.

Theo các chuyên gia, thông thường trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sẽ có dấu hiệu buồn ngủ khoảng 30 phút đến một giờ sau khi ăn. Và đây là thời điểm thích hợp để mẹ có thể ru và dỗ cho bé ngủ.

3. Vấn đề sức khỏe với sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Bởi vì là bước quan trọng trong cả quá trình phát triển sau này nên giai đoạn 2 tháng tuổi mẹ cũng nên chú ý đến các vấn đề sức khỏe của trẻ.

3.1. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ 2 tháng tuổi

Đây là thời điểm trẻ sẽ cần được tiêm phòng khá nhiều vắc xin, như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, phế cầu, rotavirus,… Các loại vắc xin đều có tác dụng rất tốt trong việc phòng bệnh cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, ba mẹ nên theo dõi lịch tiêm chủng khi bé nhà bước qua tháng thứ 2.

Việc khám sức khỏe định kỳ cũng sẽ giúp mẹ kiểm soát tốt hơn với sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi
Việc khám sức khỏe định kỳ cũng sẽ giúp mẹ kiểm soát tốt hơn với sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Mẹ nên đến các trung tâm tiêm chủng hoặc y tế được đảm bảo để thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho bé. Việc khám sức khỏe định kỳ cũng sẽ giúp mẹ kiểm soát tốt hơn với sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi.

3.2. Một số bệnh có thể gặp ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

2 tháng tuổi cũng là giai đoạn trẻ thường hay mắc phải một số chứng bệnh. Vì thế ba mẹ nên theo dõi để biết cách xử lý phù hợp, đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ.

1 – Viêm da cơ địa

Bệnh thường xuất hiện từ mặt, sau đó lan dần ra toàn thân khiến trẻ khó chịu
Bệnh thường xuất hiện từ mặt, sau đó lan dần ra toàn thân khiến trẻ khó chịu

Là vấn đề trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường xuyên gặp phải. Các biểu hiện trên da trẻ như nổi ban ngứa hay mụn nhỏ chứa dịch. Bệnh thường xuất hiện từ mặt, sau đó lan dần ra toàn thân khiến trẻ khó chịu. Mẹ có thể làm dịu bớt bằng cách bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho bé. Trong trường hợp nặng hơn, mẹ nên đưa bé đi khám để có những chỉ định điều trị phù hợp nhất.

2 – Nấc cụt

Trong sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi cũng sẽ xảy ra nhiều tình trạng nấc cụt. Biểu hiện này thường không quá đáng lo ngại và sẽ tự mất dần. Tuy nhiên, nếu nấc cụt đi kèm theo nôn, trớ hay đổ mồ hôi… thì mẹ vẫn nên đưa bé tới gặp bác sĩ để có cách xử lý dõi kịp thời nhất.

3 – Tưa miệng

Trẻ 2 tháng tuổi có thể bị tưa miệng khi xuất hiện các mảng trắng bên trong má và lưỡi. Nguyên nhân chủ yếu là do virus gây nấm tạo nên. Đây cũng là tình trạng gặp nhiều ở trẻ sơ sinh. Mẹ hoàn toàn có thể phòng bệnh bằng việc thường xuyên vệ sinh khoang miệng cho bé sạch sẽ với nước muối sinh lý.

4 – Tắc ống dẫn nước mắt

Khi trẻ bị chảy nước mắt nhiều kèm theo ghèn nhưng mắt không đỏ hay kích ứng thì đó chính là dấu hiệu của tắc ống dẫn nước mắt
Khi trẻ bị chảy nước mắt nhiều kèm theo ghen nhưng mắt không đỏ là dấu hiệu của tắc ống dẫn nước mắt

Khi trẻ bị chảy nước mắt nhiều kèm theo ghèn nhưng mắt không đỏ hay kích ứng thì đó chính là dấu hiệu của tắc ống dẫn nước mắt. Nếu gặp phải tình trạng này, ba mẹ chỉ cần đưa bé đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế. Bác sĩ sẽ tiếng hành thông ống dẫn nước mắt cho bé lại bình thường.

5 – Ho, hắt hơi

Do đường hô hấp còn non nên trẻ 2 tháng tuổi cũng hay mắc phải các triệu chứng như ho hay hắt hơi nhiều
Do đường hô hấp còn non nên trẻ 2 tháng tuổi cũng hay mắc phải các triệu chứng như ho hay hắt hơi

Do đường hô hấp còn non nên trẻ 2 tháng tuổi cũng hay mắc phải các triệu chứng như ho hay hắt hơi nhiều. Điều đầu tiên ba mẹ nên làm đó là kiểm tra lại môi trường xung quanh bé. Hãy đảm bảo rằng không khí hoàn toàn thông thoáng, không có bụi hay bất cứ tác động kích thích nào (lông chó, mèo…)

6 – Vặn mình khi ngủ

Hiện tượng này hoàn toàn bình thường trong sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi. Cơ thể cũng như các hoạt động trong thời gian này của bé được cải thiện hơn trước. Do đó bé sẽ có các biểu hiện nghiêng, vặn, gồng mình khi ngủ. Nếu bé không quấy khóc, tụt cân, bỏ ăn… thì mẹ cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần vỗ về hay khiến bé dễ chịu để bé có thể ngủ yên trở lại.

Bí kíp giúp bé 2 tháng phát triển khỏe mạnh

4. Làm thế nào để kích thích sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi?

Khi bé được 2 tháng tuổi, mẹ cần có thêm rất nhiều sự tương tác để đem đến cho bé sự phát triển một cách toàn diện nhất. Mẹ có thể tham khảo một vài hoạt động được xem là sẽ kích thích sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi sau đây nhé!

1 – Hát và trò chuyện với bé

Theo các chuyên gia, hát hay trò chuyện có thể giúp bé phát triển các kỹ năng nghe và hiểu ngôn ngữ rất tốt. Ở tháng thứ 2, bé sẽ nhận ra được giọng của ba mẹ và những người thân thiết. Vì thế việc thường xuyên trò chuyện, hát là cách để bé nhận biết và tập phản ứng lại với hành động giao tiếp.

Ở tháng thứ 2, bé sẽ nhận ra được giọng của ba mẹ và những người thân thiết
Ở tháng thứ 2, bé sẽ nhận ra được giọng của ba mẹ và những người thân thiết

2 – Massage cho bé

Massage có thể làm cho trẻ 2 tháng tuổi thấy thoải mái và dễ chịu. Đồng thời cũng giúp bé cảm nhận được sự tiếp xúc của ba mẹ. Ba mẹ hãy massage nhẹ nhàng bàn tay, bàn chân để các cơ của bé được co giãn. Massage vùng bụng sau bữa ăn cũng giúp bé dễ tiêu hóa hơn rất nhiều.

Massage có thể làm cho trẻ 2 tháng tuổi thấy thoải mái và dễ chịu
Massage có thể làm cho trẻ 2 tháng tuổi thấy thoải mái và dễ chịu

3 – Đọc sách cho bé

Mẹ có thể lựa chọn những cuốn sách có màu sắc và hình ảnh sinh động để vừa đọc vừa chỉ cho bé xem. Điều này sẽ kích thích đến sự tập trung cũng nhu khả năng quan sát của bé. Đồng thời phát triển tốt thêm các kỹ năng về nhận thức.

Mẹ có thể lựa chọn những cuốn sách có màu sắc và hình ảnh sinh động để vừa đọc vừa chỉ cho bé xem
Mẹ có thể lựa chọn những cuốn sách có màu sắc và hình ảnh sinh động để vừa đọc vừa chỉ cho bé xem

4 – Chơi đồ chơi cùng bé

Việc phát triển thị lực cũng là vấn đề ba mẹ nên lưu tâm trong sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi. Hãy để những món đồ chơi hấp dẫn trong tầm nhìn để thu hút được sự chú ý của bé. Nhờ đó mà bé có thể nâng cao khả năng quan sát và nhận biết đồ vật của mình.

Việc phát triển thị lực cũng là vấn đề ba mẹ nên lưu tâm trong sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi
Việc phát triển thị lực cũng là vấn đề ba mẹ nên lưu tâm trong sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

5. Lời khuyên dành cho ba mẹ

Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi sẽ đánh dấu nhiều mốc quan trọng cho cả quá trình sau này. Chính vì thế, ba mẹ cần lưu ý dù là vấn đề nhỏ nhất để đảm bảo không có bất cứ trở ngại nào đối với trẻ. Cũng như giảm bớt được khó khăn cho chính mình khi chăm sóc trẻ.

Lời khuyên cho ba mẹ giúp bé phát triển thông minh

5.1. Giao tiếp với bé

  • Luôn bắt đầu với bé bằng một tâm trạng thoải mái và vui vẻ. Không nên để các cảm xúc tiêu cực từ bố mẹ ảnh hưởng lên bé.
Giao tiếp bằng lời nói và ánh mắt để bé có thể phát triển được các giác quan
Giao tiếp bằng lời nói và ánh mắt để bé có thể phát triển được các giác quan
  • Làm quen với những điều bé thích và không thích để ba mẹ dễ dàng tương tác với bé hơn.
  • Giao tiếp bằng lời nói và ánh mắt để bé có thể phát triển được các giác quan. Đôi khi bắt chước âm thanh sẽ giúp bé cảm nhận rằng mình đang được thấu hiểu.
  • Trò chuyện với bé trong mọi hoạt động như lúc tắm, thay bỉm,… để tăng sự tương tác. Đồng thời giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

  • Luôn có các hành động khen ngợi khi bé ăn ngoan, ngủ ngoan và ít quấy khóc.

5.2. Giữ an toàn cho bé

  • Giữ các đồ vật nhỏ và đồ chơi cách xa bé, tránh nguy cơ bé có thể bỏ vào miệng.
  • Đảm bảo bé không ở gần các bề mặt có nhiều góc, cạnh hay vật nguy hiểm…

5.3. Theo dõi sức khỏe

  • Luôn quan sát và theo dõi các biểu hiện của bé để có những xử lý về sức khỏe kịp thời nhất.
  • Không nên áp lực khi bé không đạt các chỉ số về cân nặng và chiều cao. Bởi mỗi bé đều là cá thể riêng biệt và có sự phát triển riêng.
Luôn quan sát và theo dõi các biểu hiện của bé để có những xử lý về sức khỏe kịp thời nhất
Luôn quan sát và theo dõi các biểu hiện của bé để có những xử lý về sức khỏe kịp thời nhất

5.4. Dành thời gian cho mẹ

  • Việc chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi cũng sẽ cần rất nhiều kinh nghiệm. Mẹ đừng ngần ngại nhờ đến sự giúp đỡ từ người thân để tránh bị áp lực tâm lý.
  • Mẹ cũng đừng quên dành thời gian cho cá nhân để tự chăm sóc và làm cho mình thoải mái nhé. Mẹ có thể bắt đầu các hoạt động mà mình yêu thích để giảm stress. Đảm bảo giấc ngủ sẽ giúp mẹ bớt mệt mỏi và hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Việc chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi cũng sẽ cần rất nhiều kinh nghiệm
Việc chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi cũng sẽ cần rất nhiều kinh nghiệm

Lời kết

2 tháng tuổi là giai đoạn trẻ có rất nhiều sự thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Việc hiểu rõ sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi sẽ giúp ba mẹ chuẩn bị được tinh thần tốt nhất. Đồng thời có các cách chăm sóc phù hợp để đem đến cho bé sự phát triển toàn diện.

Mẹ có thể đọc thêm tại:

Các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu tiên

Bí quyết cho sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi diễn ra như thế nào?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “CHĂM SÓC TOÀN DIỆN CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 2 THÁNG TUỔI”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0