Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Quá trình vận động và phát triển của con luôn được cha mẹ theo dõi một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Chính vì vậy, nếu con có bất cứ sự khác thường nào trong quá trình phát triển cũng sẽ khiến cho cha mẹ phải lo lắng. Một trong những vấn đề được nhiều mẹ quan tâm đó là trẻ 8 tháng chưa biết ngồi có sao không. Trong bài viết này, mọi thắc mắc của mẹ sẽ được giải đáp. 

1. Mấy tháng thì bé biết ngồi?

trẻ 8 tháng chưa biết ngồi
Mấy tháng thì bé biết ngồi?

Để biết trẻ 8 tháng chưa biết ngồi có phải là điều đáng lo ngại không trước hết mẹ cần nắm được khi nào thì con bắt đầu biết ngồi. Đối với những em bé phát triển bình thường thì từ tháng thứ 4, phần cổ của con cứng cáp là trẻ đã có thể ngẩng đầu tập lẫy. 

Sau khi bước qua giai đoạn lẫy, sang tháng thứ 6, thì các bạn nhỏ đã có thể tập ngồi và ngồi một cách vững vàng vào tháng thứ 8. Con ngồi vững thì mới có thể tập bò, tập đứng và đi được. 

Tuy nhiên, mỗi bé sẽ lại có sự phát triển khác nhau. Chính vì thế mà việc hoàn thiện kỹ năng vận động của con cũng khác nhau. Nhiều trẻ trốn lẫy, trốn bò… Mà chuyển giai đoạn sang một kỹ năng khác. 

Cha mẹ không nên quá lo lắng, quan trọng là luôn phải ở bên hỗ trợ và động viên con khi con muốn vận động vũng như bảo vệ con khỏi bị té ngã. 

2. Trẻ 8 tháng chưa biết ngồi là do đâu?

trẻ 8 tháng chưa biết ngồi
Trẻ 8 tháng chưa biết ngồi là do đâu?

Như đã nói ở trên, khả năng phát triển của mỗi trẻ sẽ khác nhau. Vì vậy, con chưa ngồi vững không phải là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển. Nếu con vẫn ăn ngủ và tăng cân bình thường thì việc chưa biết bò, trườn hay không ngồi vững cũng là hết sức bình thường.

2 nguyên nhân chính khiến cho bé 8 tháng chưa biết ngồi có thể là do: Mẹ chưa biết cách hỗ trợ con trong quá trình vận động. Cơ thể con bị thiếu hụt canxi.

Việc con bị thiếu hụt canxi mẹ có thể phát hiện từ khi con ở tháng thứ 6 mà chưa biết lẫy và chưa ngồi được. Lúc này, hãy cho con đi khám bác sĩ để kiểm tra xem lượng canxi trong cơ thể có đủ hay không. Nếu đúng là con thiếu canxi thì mẹ cần phải có sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng của con cũng như bổ sung thực phẩm chức năng để cải thiện. 

Còn nếu con có sự phát triển bình thường mà vẫn chưa thể ngồi được thì cũng không nên quá lo lắng. Lúc này, mẹ hãy hỗ trợ con để giúp cho con hoàn thiện các kỹ năng vận động này. 

3. Cha mẹ có thể giúp con tập ngồi như thế nào?

trẻ 8 tháng chưa biết ngồi
Cha mẹ có thể giúp con tập ngồi như thế nào?

Để giúp trẻ 8 tháng chưa biết ngồi hoàn thiện kỹ năng, mẹ có thể áp dụng các cách sau đây: 

  • Tập cho con có thể nâng cao đầu và ngực một cách vững vàng. Điều này sẽ giúp các cơ của con được ổn định và cứng cáp hơn. Đồng thời cũng rèn luyện khả năng kiểm soát phần đầu của trẻ một cách tốt hơn.
  • Cùng tập với con bằng cách cho bé ngồi lên trên bụng của ba mẹ. Sử dụng tay và đùi để đỡ con. Sau đó cầm tay con thật chắc chắn và từ từ hạ chân xuống không để con dựa vào nữa và học cách tự ngồi. Với cách tập ngồi này, mỗi ngày mẹ nên cùng con thực hiện 2 lần. Mỗi lần kéo dài khoảng 10 phút cho đến khi nào bé nhà bạn có thể từ ngồi vững thì thôi.

4. Một số lưu ý khi trẻ 8 tháng chưa biết ngồi

4.1. Trường hợp bé chưa biết ngồi

trẻ 8 tháng chưa biết ngồi
Một số lưu ý khi trẻ 8 tháng chưa biết ngồi

Chọn cho cả hai mẹ con một tư thế thật thoải mái và cân bằng trước khi thực hiện. Chỗ con ngồi phải đảm bảo bằng phẳng và an toàn để hạn chế được những tai nạn có thể xảy ra. 

Có thể đặt bé ngồi ở trong lòng của mẹ để con tựa lưng vào. Không nên ôm trẻ khiến cho con ỉ lại. Một cách khác là đặt con ngồi trong góc phòng, đệm hoặc ghế sau đó che chắn bằng gối và đệm xung quanh để con không bị ngã. Nếu đổ ngã sẽ không bị đau.

4.2. Trường hợp bé tập ngồi bị ngã

trẻ 8 tháng chưa biết ngồi
Một số lưu ý khi trẻ 8 tháng chưa biết ngồi

Trong trường hợp con đang tập ngồi bị ngã, hãy cổ vũ tinh thần để con có thể tự ngồi thẳng dậy. Như vậy thì cơ bắp của con cũng sẽ được củng cố một cách tốt hơn. Tuy nhiên, nếu sau 30 giây mà con chưa thể tự ngồi lên được thì mẹ hãy ra tay nhé. 

Hãy theo dõi xem em bé đã sẵn sàng để tự ngồi một mình hay chưa. Bởi nếu con chưa sẵn sàng mà mẹ đã ép con ngồi chúng sẽ cảm thấy sợ hãi. Sử dụng đồ chơi để có thể đánh lạc hướng sự tập trung từ đó giúp con có thể tập ngồi nhanh hơn.

Mỗi ngày không nên ép con phải tập ngồi quá lâu. Mỗi lần chỉ nên thực hiện trong khoảng từ 10 đến 15 phút mà thôi. Hoặc cha mẹ cũng có thể giúp con tập ngồi bất cứ lúc nào cảm thấy thích hợp nhất. Trong khi con thực hiện, mẹ đừng quên cổ vũ để con có thêm động lực tập ngồi.

Như vậy là Góc của Mẹ đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ 8 tháng chưa biết ngồi có sao không. Đồng thời hướng dẫn mẹ một vài cách để hỗ trợ con hoàn thiện kỹ năng này. Áp dụng ngay cho bé yêu của mình để con có thể vững vàng và cứng cáp hơn.

Xem thêm:

Giải mã nguyên nhân trẻ 8 tháng biếng ăn

Trẻ 8 tháng bị tiêu chảy: Làm sao để nhận biết và xử lý kịp thời?

Để con có thể dễ dàng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, bước đầu tiên đó là con phải biết lẫy. Người xưa có câu “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Nhưng có những bé đến 5 tháng rồi vẫn chưa biết lẫy khiến cha mẹ lo lắng. Vậy trẻ 5 tháng chưa biết lẫy có đáng lo ngại không? Cha mẹ có thể làm gì để giúp cho con?

1. Hé lộ độ tuổi con biết lật

Phải đến khoảng 6 tháng con mới thành thạo việc lật đi lật lại người
Phải đến khoảng 6 tháng con mới thành thạo việc lật đi lật lại người

Có một vài em bé đã có thể xoay người bên này bên kia khi ngủ chỉ trong mấy ngày đầu sau sinh. Tuy nhiên đó chỉ là phản xạ chứ không phải khả năng xoay người độc lập. 

Phải từ tháng thứ 3 và thứ 4 trở đi khi các bộ phận đã phát triển, cơ thể cứng cáp thì chúng mới có đủ sức để lật người. Lúc này, cánh tay con có thể đẩy cơ thể lên một cách dễ dàng. Người lật qua lại từ lưng sang bụng và ngược lại.

Ban đầu, đây là hành động không có chủ đích của con. Phải đến khoảng 6 tháng con mới thành thạo việc lật đi lật lại người từ bên này sang bên kia. Và mẹ cũng cần phải để mắt đến con nhiều hơn. 

Như vậy thì trẻ 5 tháng chưa biết lẫy có phải vấn đề đáng lo lắng không?

2. Trẻ 5 tháng chưa biết lẫy có sao không?

Bước vào tháng thứ 5, con đã có thể nâng đầu, đẩy tay cũng như cong lưng lên để nhấc ngực lên khỏi mặt đất
Bước vào tháng thứ 5, con đã có thể nâng đầu, đẩy tay cũng như cong lưng lên 

Thông thường, trẻ từ tháng thứ 3 trở đi là đã có thể đặt nằm sấp. Bé tự mình nhấc được vai và đầu. Đồng thời sử dụng phần cánh tay để nâng thân của mình lên. Mẹ hãy theo dõi con để có thể thấy được cái lật đầu tiên của con.

Bước vào tháng thứ 5, con đã có thể nâng đầu, đẩy tay cũng như cong lưng lên để nhấc ngực lên khỏi mặt đất. Nhiều bé còn biết tỳ bằng bụng, đạp chân và vẫy tay. Như vậy, nếu trẻ 5 tháng chưa biết lẫy thì tức là bé nhà bạn chậm biết lật hoặc trốn lật. Cha mẹ cần phải có sự hỗ trợ để con học cách lẫy, biết cách lẫy thì mới chuyển được sang các hoạt động tiếp theo một cách dễ dàng. 

3. Những nguyên nhân khiến bé 5 tháng chưa biết lật

Những em bé chưa được phát triển dinh dưỡng tốt và tăng trưởng kém dẫn đến thiếu vitamin D
Những em bé chưa được phát triển dinh dưỡng tốt và tăng trưởng kém dẫn đến thiếu vitamin D

Trẻ 5 tháng chưa biết lẫy là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu là bởi:

Trước hết là do cơ thể con còn chưa cứng cáp. Điều này thường xuất hiện ở những em bé sinh non. Con thường sẽ có xu hướng chậm phát triển. Vì thế, không thể bắt kịp được với tốc độ phát triển của những em bé sinh đủ ngày. 

Để có thể lẫy được thì yêu cầu phần cơ ở cánh tay và cổ phải cứng cáp. Khi trẻ 5 tháng tuổi mà vẫn chưa biết lẫy thì nguyên nhân cũng có thể đến từ yếu tố này.

Một điều tiếp theo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc lật người của con đó là do trọng lượng cơ thể của bé. Những em bé bụ bẫm, thừa cân, sẽ khó lật hơn so với những em bé khác. Bởi tay chưa thể chống đỡ nổi cơ thể giúp con lật người một cách dễ dàng được.

Trẻ 5 tháng chưa biết lẫy cũng phụ thuộc vào tính cách của con. Những bé hiền lành, trầm tính sẽ có xu hướng chậm biết lẫy hơn so với những em bé hướng ngoại và năng động.

Những em bé chưa được phát triển dinh dưỡng tốt và tăng trưởng kém dẫn đến thiếu vitamin D khiến cho xương chưa thể phát triển chắc khỏe được. Đây là nguyên nhân làm cho bé nhà bạn khó lật hơn so với các bạn khác.

4. Bố mẹ nên làm gì để giúp bé?

Vậy khi trẻ 5 tháng chưa biết lẫy thì bố mẹ cần phải làm gì để giúp cho con.

4.1. Các bé 5 tháng chưa biết lật có khả năng lật tự nhiên

Các bé 5 tháng chưa biết lật có khả năng lật tự nhiên
Các bé 5 tháng chưa biết lật có khả năng lật tự nhiên

Nhiều bé 5 tháng chưa biết lẫy khiến cha mẹ lo lắng. Thậm chí con còn không có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy là mình sẽ lật được. Nhưng bất chợt 1 lúc nào đó, con sẽ có cú lật mình đầu tiên đầy bất ngờ. 

Điều cha mẹ cần làm lúc này là hãy cổ vũ tinh thần để con có thể tự mình cố gắng lật người một cách tự nhiên. Một cách nữa là đặt món đồ chơi mà con yêu thích ở bên cạnh để con xoay người lấy đồ. Nên đặt theo góc nghiêng so với thân hình như vậy còn sẽ lật người một cách dễ dàng.

4.2. Trẻ 5 tháng chưa biết lẫy cần luyện tập để lật người

Những bé bước sang tháng thứ 5 mà chưa biết lật mẹ cần phải cho con trải qua các bài tập để làm quen với hành động này. Vậy chúng ta nên luyện tập cho con theo cách như thế nào?

Đầu tiên, khi nằm cạnh con, mẹ hãy nằm nghiêng người. Như vậy, con có thể bắt chước và lật mình theo mẹ. Khi con có thể lật người thành công đừng quên cổ vũ để con cảm thấy hào hứng và tiếp tục làm lại những lần sau đó.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên luyện tập cho con nằm sấp hằng ngày. Đầu tiên là 5 phút. Sau đó kéo dài thời gian lên từ 15 đến 20 phút. Mỗi ngày tập từ 3 đến 4 lần để cho con quen.

4.3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Thường xuyên massage cho con để mạch máu lưu thông và giúp con thư giãn
Thường xuyên massage cho con để mạch máu lưu thông và giúp con thư giãn

Một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ 5 tháng chưa biết lẫy là con bị thiếu chất. Vậy thì ngoài việc cổ vũ tinh thần cho con, mẹ hãy xem xét lại chế dộ dinh dưỡng của mình. Bởi lúc này con vẫn bú mẹ hoàn toàn 100%. Con phải được đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì mới có thể hoạt động thể chất một cách dễ dàng.

Thường xuyên massage cho con để mạch máu lưu thông và giúp con thư giãn, thoải mái. Đây cũng là cách thúc đẩy quá trình vận động của con vô cùng hiệu quả.

Việc cuối cùng đó là cho em bé tắm nắng trước 9h giờ sáng giúp bổ sung vitamin D. Như vậy hệ xương và răng sẽ phát triển tạo tiền đề để con cứng cáp, khỏe mạnh và lật người dễ dàng hơn.

Xem thêm:

Như vậy mẹ đã biết làm gì khi trẻ 5 tháng chưa biết lẫy chưa nào? Đừng quá lo lắng, hãy áp dụng các biện pháp mà Góc của mẹ gợi ý để giúp con lật người một cách tự nhiên nhất nhé.

Giáo dục con cái chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Tôi cá lúc còn trẻ, thấy cách dạy con của nhiều gia đình, bạn sẽ nghĩ trong đầu rằng sau này chắc chắn mình sẽ không như họ. Khi con làm sai một điều gì đó mình sẽ nhẹ nhàng nói để con nhận ra cái sai của mình. Khi con đòi hỏi một thứ gì đó mình sẽ phân tích cho con thấy có nên mua chúng hay không. Nhưng cho đến khi làm mẹ, chúng ta mới biết nó thực sự khó thế nào. Chỉ có 1 điều mà tôi muốn chia sẻ đó là đừng là một người mẹ hay thay đổi.

1. Đừng là một người mẹ hay thay đổi hãy kiên định với phương pháp dạy con

Đừng là một người mẹ hay thay đổi hãy kiên định với phương pháp dạy con
Đừng là một người mẹ hay thay đổi hãy kiên định với phương pháp dạy con

Tôi đã cảm thấy rất choáng ngợp trước vô vàn cách dạy con của các bà mẹ. Nó thực sự không theo quy tắc, quy chuẩn nào hết. Dù rằng chúng ta vẫn chia sẻ với nhau xem nên dạy con kiểu “mẹ hổ” châu Á hay “mẹ sói” phương Tây. 

Mỗi một phương pháp sẽ lại có ưu, nhược điểm khác nhau, chẳng ai bắt ép chúng ta phải hoàn toàn chọn lựa 1 phương pháp cụ thể nào cho mình. Chỉ là chọn ra những “gạch đầu dòng” phù hợp với bản thân, hoàn cảnh gia đình để áp dụng mà thôi.

Khi đã chọn cho mình được một hướng đi, hãy kiên định với điều đó. Cũng hãy lường trước được vấn đề mà mình sẽ phải đối mặt. Bởi nuôi con chính là cuộc chiến trong tư tưởng của mỗi bà mẹ. Đừng là một người mẹ hay thay đổi chỉ có như vậy bạn mới là người chiến thắng.

2. Nhìn nhận rõ ràng những vấn đề bạn đang gặp phải trong cách dạy con

Có 2 vấn đề vô cùng lớn tác động đến việc nuôi dạy con cái mà bất cứ người mẹ nào cũng phải đối mặt. Đó là sự tác động của định kiến xã hội và quan điểm của ông bà.

2.1. Đừng là một người mẹ hay thay đổi trước tác động của định kiến xã hội

Đừng là một người mẹ hay thay đổi trước tác động của định kiến xã hội
Đừng là một người mẹ hay thay đổi trước tác động của định kiến xã hội

Một đứa trẻ khỏe mạnh là một đứa trẻ tăng cân đều, bụ bẫm, ăn ngon, ngủ ngon. Một bà mẹ mát tay trong việc chăm con là phải biết cách giúp cho con tăng cân đều đều. Đó là quan điểm chung của hầu hết mọi người.

Bạn có dám đi khỏi quan điểm đó để dạy con theo cách của mình? Hãy nhớ rằng xã hội đã thay đổi, quan điểm về nuôi dạy con cũng khác. Chúng ta cần những đứa trẻ khỏe mạnh, cứng cáp trong tư duy chứ không phải chỉ phát triển về cân nặng.

Vậy nên, đừng là một người mẹ hay thay đổi dẹp bỏ mọi thứ đi và hãy nuôi dạy con theo cách của mình.

2.2. Sự tác động trong chính gia đình

Sự tác động trong chính gia đình
Sự tác động trong chính gia đình

Một vấn đề mà nhiều gia đình Việt gặp phải đó là sống cùng với ông bà. Cha mẹ muốn dạy con theo cách của mình nhưng lại bị ông bà tác động vào. Bạn sẽ không khó bắt gặp hình ảnh vợ chồng ly hôn vì bất đồng quan điểm nuôi dạy con của ông bà. 

Làm sao để dung hòa được điều này? Làm sao để dạy con theo cách mà mình muốn? Cây trả lời đó là đừng là một người mẹ hay thay đổi.

Khi tôi chuẩn bị trở thành một người mẹ, tôi chọn phương pháp dạy con của riêng minh. Và tôi cũng phải nói chuyện với ông bà rằng tôi mà mẹ của chúng. Tôi cũng muốn con của mình luôn được hạnh phúc và sống trong một môi trường hoàn hảo.

Nhưng yêu thương không có nghĩa là chiều chuộng. Mỗi đứa trẻ như một cái cây, chúng ta uốn nắn chúng càng lớn thì sẽ càng tốt cho chúng sau này. Ngược lại, nếu để chúng tự do phát triển theo ý của mình thì sao này khi chúng mọc sai hướng, ta phải cắt cành đi thì bản thân lại càng đau khổ.

Bạn cũng hãy rõ ràng để mọi việc được diễn ra theo đúng ý của mình. Đừng để người khác tác động cũng đừng là một người mẹ hay thay đổi. Rồi bạn sẽ phải hối hận với sự không rõ ràng của mình.

3. Dạy con kiểu “mẹ hổ” châu Á hay “mẹ sói” phương Tây 

Dạy con kiểu “mẹ hổ” châu Á hay “mẹ sói” phương Tây
Dạy con kiểu “mẹ hổ” châu Á hay “mẹ sói” phương Tây

Nuôi dạy con kiểu “mẹ hổ” châu Á xuất phát từ cuốn hồi ký “Khúc chiến ca của mẹ hổ” (Battle Hymn of the Tiger Mother) tác giả Amy Chua – nữ giáo sư khoa Luật người Mỹ gốc Hoa đang công tác tại Đại học Yale. 

Nội dung của cuốn sách nói về cách dạy con của bà. Đặc điểm chung của mẹ châu Á là đặt quá nhiều kỳ vọng vào con. Chúng ta ép con phải học giỏi, phải cố gắng để làm không mất mặt cha mẹ. Nhưng lại vô tình gây áp lực vô cùng lớn cho con của mình. Đây cũng là rào cản khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

Ngược lại, chăm con theo kiểu “mẹ sói” phương Tây chú trọng đến việc cho con tự khám phá bản thân thông qua thật nhiều hoạt động trải nghiệm. Với cha mẹ, con cũng là một cá thể riêng biệt. Con có quyền sống theo cách con muốn. Cha mẹ khen con ngay cả khi con chưa tốt. 

Dù là phương pháp nào cũng sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Mẹ thông minh là người biết chọn lọc và “gia giảm” làm sao cho mọi thứ phù hợp nhất. 

Hãy có cho mình một quan niệm dạy con đúng đắn, khoa học. Thống nhất quan điểm cũng như phương pháp. Thực hiện mọi thứ bằng tất cả tình yêu thương dành cho con trẻ để đưa ra định hướng phù hợp với con. Hạn chế cái tôi của mình. Hãy dành không gian cho con tự do khám phá và sống đúng với lứa tuổi.

Xem thêm: Cảm ơn con đã là động lực cho mẹ

Bạn có thể cảm thấy đơn độc trên hành trình nuôi dạy con nhưng đừng là một người mẹ hay thay đổi. Đã chọn hãy theo đến cùng.

Nguồn tham khảo: Ảnh hưởng của cha mẹ đối với sự thăng tiến của con

Các cột mốc vận động quan trọng trong vòng phát triển của trẻ là lẫy – bò – ngồi – đứng – đi. Tuy nhiên, các chuyên gia về trẻ em cho rằng, vẫn có những trẻ bỏ qua mốc tập bò và tập ngồi để tiến tới giai đoạn tập đứng, đi. Thế nên, nếu bé 7 tháng chưa biết ngồi mà bé đã có dấu hiệu cứng cổ, bò vững thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng con vẫn khỏe mạnh bình thường.

1. Bé mấy tháng biết ngồi?

Trung bình trẻ từ 7 – 8 tháng là sẽ biết ngồi
Trung bình trẻ từ 7 – 8 tháng là sẽ biết ngồi

Thông thường, bé sẽ biết ngồi khi cơ thể đã đủ cứng cáp, trẻ cứng cổ và có thể quay đầu thành thạo mà không lo bị ngã. Trung bình trẻ từ 7 – 8 tháng là sẽ biết ngồi. Vì thế, nếu bé 7 tháng chưa biết ngồi thì vẫn còn sớm để đánh giá kỹ năng này của bé, ba mẹ hãy tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi con sẵn sàng.

Thời gian đầu khi mới tập ngồi, con vẫn cần sự hỗ trợ của mẹ để làm điểm tựa. Thời gian sau, bé sẽ tự ngồi nhưng bé có thể bị ngã ngay sau đó do bé chưa biết dùng tay để chống bé. Bé chỉ có thể tự ngồi trong vòng 20 – 30 giây nên ba mẹ hãy dành thời gian tập luyện cùng con, giúp bé nhanh biết ngồi hơn.

2. Khi nào ba mẹ nên lo lắng khi bé 7 tháng chưa biết ngồi?

Khi nào ba mẹ nên lo lắng khi bé 7 tháng chưa biết ngồi?
Khi nào ba mẹ nên lo lắng khi bé 7 tháng chưa biết ngồi?

Nếu bé 7 tháng chưa biết ngồi, chưa biết bò và chưa biết làm bất cứ một hoạt động nào khác như: trườn, nhoài, bám vịn để đứng,…thì ba mẹ nên xem xét lại chế độ dinh dưỡng, cân nặng của con. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên theo dõi con xem có dấu hiệu nào dưới đây không:

  • Khả năng cầm nắm yếu ớt, chân tay sờ vào mềm nhũn, không chắc chắn.
  • Trong 1 thời gian dài, bé vẫn không có một sự tiến bộ nào trong kỹ năng vận động.
  • Trẻ ngủ không ngon giấc, khóc đêm thường xuyên và ra nhiều mồ hôi khi ngủ, rụng tóc vành khăn, người xanh xao,….

Nguyên nhân có thể là do trẻ quen được người lớn ẵm nhiều. Trẻ có thói quen lười vận động. Hoặc đáng lo ngại hơn là trẻ đang bị thiếu canxi, suy dinh dưỡng, ăn uống không đủ chất nên không có đủ sức để phát triển các kỹ năng.

 3. Biện pháp giúp trẻ sớm biết ngồi và xương cứng cáp

Trẻ có thể biết ngồi sớm khi xương vai, lưng, tay và cổ của con được cứng cáp, khỏe mạnh. Vì thế, khi trẻ được 1 – 2 tháng trở lên, ba mẹ nên hạn chế ẵm bế hay cho trẻ nằm nhiều. Bởi điều này sẽ khiến trẻ chậm phát triển về thể chất. Và điều đó khiến bé 7 tháng tuổi chưa biết ngồi.

Thay vào đó, ba mẹ nên tạo một không gian rộng rãi để bé thoải mái cử động tay chân. Đối với trẻ từ 2 tháng trở lên, ba mẹ có thể chuẩn bị một thảm nằm chơi cho bé với các loại đồ chơi khác nhau, kích thích vận động của trẻ.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên thường xuyên tập cho bé các bài vận động để bé sớm cứng cổ, biết chống tay và tự ngồi dậy khi bước sang tháng thứ 5 – 7.

Sau đây là 3 bài tập giúp bé nhanh biết ngồi:

Bài tập 1: Tập cho bé nằm sấp

Khi được 3 tháng, trẻ đã thức được lâu hơn, trung bình từ 1 tiếng đến 1.5 tiếng. Bố mẹ hãy để con nằm chơi trên thảm đồ chơi với độ dày vừa phải. Sau đó để con nằm ngửa rồi dùng những món đồ chơi có thể phát ra âm thanh vui tai, rung lắc bên trái, bên phải để con quay người, lật sang trái rồi lại sang phải.

Tập cho bé 7 tháng nằm sấp
Tập cho bé 7 tháng nằm sấp

Bài tập 2: Tập cho con vươn cao cổ

Khi bé đang ở tư thế nằm sấp, ba mẹ có thể sử dụng 1 chiếc lục lạc, bóng có chuông kêu, giơ tay lên trước mặt bé. Rồi mẹ nâng dần từ thấp lên cao để bé ngước nhìn theo. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể đưa đồ chơi di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác để con cử động cổ được linh hoạt hơn.

Bài tập 3: Tập cho bé ngồi dựa và cầm nắm để tránh bé 7 tháng tuổi chưa biết ngồi

Để giúp bé phát triển toàn diện và nhanh biết ngồi, mẹ hãy áp dụng một số bài tập giúp bé ngồi vững sau:

  • 4 tháng tuổi: Đặt bé vào trong lòng mẹ, lưng cách xa thân người mẹ một chút. Mẹ dùng tay vòng qua eo bé để con được ngồi vững hơn. Một tay cầm đồ chơi giơ trước mặt con để bé với, ngẩng đầu và cố gắng cầm nắm.
  • 5 tháng tuổi trở đi: Mẹ đặt bé ngồi dựa vào một vật tựa nào đó. Tay mẹ luôn ở tư thế đỡ đằng sau để con không bị lật ngửa ra ngoài. Dùng 1 món đồ chơi lắc đi lắc lại trước mặt con để con giơ tay ra với lấy. Mẹ tiếp tục mở rộng không gian ngồi cho con bằng cách di chuyển đồ chơi ra xa hơn. Và đây cũng chính là thời điểm để bé học được cách giữ thăng bằng thông qua bài học này.
Tập cho bé ngồi dựa và cầm nắm để tránh bé 7 tháng tuổi chưa biết ngồi
Tập cho bé ngồi dựa và cầm nắm để tránh bé 7 tháng tuổi chưa biết ngồi

Ngoài ra, với những bé cứng cáp hơn, có thể ngồi vững (không tựa) nhưng vẫn chưa tự chống tay ngồi dậy được thì mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách. Mẹ hãy đặt bé nằm nghiêng, giữ đùi con và nâng dần người bé lên. Tập một vài lần như vậy, con sẽ hiểu và sẽ biết lật người, chống tay như thế nào để ngồi.

Chắc hẳn các mẹ đã biết: bé 7 tháng chưa biết ngồi có sao không và nên làm gì để hỗ trợ bé nhanh biết ngồi. 

Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Mẹ có thể xem thêm:

Trẻ 7 tháng bị sốt: Xử lý sao cho hiệu quả?

Mẹo chăm sóc và điều trị cho trẻ 7 tháng bị viêm họng

Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên nên việc chống chọi với những thức ăn khó tiêu sẽ vô cùng khó khăn. Do đó trẻ 1 tháng tuổi xì hơi nhiều có thể do bé đang bị đầy hơi, táo bón, ọc sữa,…. Có nhiều luận bàn với những ý kiến trái ngược xoay quanh vấn đề này khiến các mẹ đôi khi băn khoăn. Không biết nên xem đó là biểu hiện tốt hay đáng lo ngại. Cùng Mamamy tìm hiểu cặn kẽ vấn đề này nhé.

1. Nỗi niềm của các bà mẹ

trẻ 1 tháng tuổi xì hơi nhiều
Nỗi niềm của các bà mẹ

Chị Thu lo ngay ngáy về tình hình xì hơi của bé Gà: “Con em được gần 10 tháng, bé rất hay xì hơi, phải 40 cái mỗi ngày, có khi hơn ý chứ, lúc thì nổ rất to, có mùi thối, mỗi lần xì hơi lại khóc nữa vì vậy bé ngủ rất hay giật mình”.

“Bé nhà em 2 tháng 5 ngày tuổi và bú mẹ hoàn toàn. Dạo này bé bị xì hơi rất nhiều, tầm 2-3 giờ sáng nên ngủ không thẳng giấc.  Cho bé bú thì bé vẫn bú nhưng lúc sau lai ọc sữa ra hết. Không biết bé có bệnh gì không nữa?” – Mẹ cu Tuấn cũng trăn trở không yên.

Tuy nhiên, quan điểm mẹ Tin lại khác: “Bé nhà mình trước cũng xì hơi nhiều lắm. Xong qua giai đoạn đó là lại hết dần ý mà. Trẻ con, cứ từng giai đoạn một. Ông bà ta vẫn nói xì hơi nhiều càng mau tiêu, chóng lớn”.

2. Trẻ 1 tháng tuổi xì hơi nhiều, liệu có bình thường?

trẻ 1 tháng tuổi xì hơi nhiều
Trẻ 1 tháng tuổi xì hơi nhiều, liệu có bình thường?

Khi bé bắt đầu bú mẹ, dấu hiệu xì hơi cũng xuất hiện. No bụng, nếu hơi được thoát ra ngoài bằng cách ợ hay xì hơi bé sẽ cảm thấy nhẹ bụng và thoải mái hơn. Nhưng vấn đề là xì hơi bao nhiêu lần một ngày mới là dấu hiệu khả quan của một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh?

Theo nhiều nghiên cứu, bình quân mỗi ngày, bé yêu chỉ nên xì hơi không quá 10 lần. Nếu hoạt động xì hơi diễn ra quá nhiều trong ngày và phát ra tiếng lớn hơn bình thường, mùi khó chịu chứng tỏ bé nhà bạn đang gặp rắc rối trong vấn đề tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên nên việc chống chọi với những thức ăn khó tiêu sẽ vô cùng khó khăn. Hiện tượng trẻ 1 tháng tuổi xì hơi nhiều báo động cho mẹ cần lưu ý những vấn đề như: Bé bị đầy hơi, thức ăn ứ đọng trong ruột lâu ngày dẫn tới bị táo bón, ọc sữa, kém ăn, kém ngủ… Nếu không can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa. Cũng như sức khỏe của bé. Như vậy trẻ 1 tháng tuổi xì hơi nhiều không còn là chuyện nhỏ đâu mẹ nhé!

3. Thủ phạm khiến trẻ 1 tháng tuổi xì hơi nhiều.

trẻ 1 tháng tuổi xì hơi nhiều
Thủ phạm khiến trẻ 1 tháng tuổi xì hơi nhiều.

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị xì hơi nhiều không phụ thuộc vào chuyện bé bú mẹ hay bú bình.

  • Thức ăn của mẹ hoặc bé chứa nhiều thực phẩm khó tiêu caffein (cola, trà, cafe và chocolate); các sản phẩm từ sữa; các loại hạt; súp lơ xanh; đậu đỗ, ăn nhiều gia vị…
  • Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm sẽ khiến bé gặp phải những trục trặc ở hệ tiêu hóa, trong đó có xì hơi.
  • Trong lúc bú, bé nuốt vào nhiều không khí cũng là nguyên nhân làm cho bé đầy bụng, trướng bụng và xì hơi nhiều.

4. Mẹ giúp bé bằng cách nào?

Mẹ giúp bé bằng cách nào?

4.1.Cho bé bú đúng tư thế

Khi cho con bú, mẹ nhớ luôn giữ đầu bé cao hơn so với bao tử. Bằng cách này sữa sẽ trôi xuống đáy bao tử còn khí thừa sẽ nằm ở trên, dễ dàng để bé ợ ra hơn.

4.2.Lựa chọn bình sữa

Nếu bé bú bình, mẹ hãy lựa chọn loại bình sữa có thiết kế núm vú chảy chậm. Hoặc có hệ thống lỗ và van kiểm soát lượng sữa giúp chống sặc và ngăn bé nuốt hơi. Khi cho bú bình sữa cũng phải nâng hơi dốc.

4.3.Giúp bé ợ hơi

Một trong những tư thế tốt nhất để giúp bé ợ là đặt bé nằm sấp trên cánh tay của mẹ. Bàn tay đỡ lấy cằm bé, dùng tay còn lại xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng lên lưng bé. Nếu mẹ đặt sức ép lên bụng bé, khí thừa sẽ được tống ra nhiều hơn và giúp bé dễ chịu hơn.

4.4.Giúp bé tống hơi bằng động tác đạp chân

Đặt bé nằm ngửa và nhẹ nhàng giúp bé đạp chân như thể đang đạp xe đạp. Cách này có thể giúp bé thoát hơi ra ngoài cơ thể.

4.5.Cho bé nằm sấp

Giờ tập nằm sấp hàng ngày của bé (thời gian nằm sấp không nên quá lâu), không phải ngay sau bữa bú, có thể giúp bé đẩy khí thừa ra ngoài tốt hơn. Mẹ cũng có thể mát-xa bụng cho bé theo vòng chiều kim đồng hồ để giúp bé thoát khí.

Xem thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi một cách toàn diện

Đa phần hiện tượng trẻ 1 tháng tuổi xì hơi nhiều là do chế độ ăn uống. Mẹ chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và áp dụng những cách trên. Nếu vẫn không giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, mẹ cần phải “cầu cứu” tới bác sĩ nhi khoa. Không nên tự ý cho bé uống các loại men tiêu hóa khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Chúc các mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan.

Nguồn tham khảo: Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có bình thường không?

Trẻ 5 tháng ra nhiều mồ hôi đầu là một trong những trường hợp rất phổ biến, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hầu hết, các trường hợp là bình thường. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó mà bố mẹ cần lưu ý.

Trẻ 5 tháng ra nhiều mồ hôi đầu là tình trạng thường gặp phổ biến. Nhiều bậc phụ huynh khá lo lắng trước tình trạng này và tìm đủ mọi cách để xử lý dứt điểm.  Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đồ mồ hôi cần được bố mẹ chú ý để hạn chế tình trạng này.  Bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu đến các mẹ cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả.

1. Nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng ra nhiều mồ hôi đầu

Trẻ 5 tháng ra nhiều mồ hôi đầu

Đa số  5 tháng ra nhiều mồ hôi đầu là hiện tượng bình thường không có gì đáng lo cả. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là:

  • Do hệ thần kinh chưa có sự hoàn thiện

Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh của con người là một mạng lưới vô cùng phức tạp với các tế bào và các dây thần kinh. Nhiệm vụ của chúng là mang thông điệp từ não và tủy sống đến các bộ phận khác của cơ thể. Và ngược lại, đồng thời kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Ở trẻ sơ sinh, hệ thần kinh vẫn chưa có sự hoàn thiện và phát triển hoàn toàn. Nên không thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của trẻ giống như người lớn. Do vậy mà gây ra hiện tượng trẻ 5 tháng ra nhiều mồ hôi đầu.

  • Do vị trí của tuyến mồ hôi

Đối với những người trưởng thành, các tuyến mồ hôi không hạn chế ở phần nào của cơ thể. Nhưng đối với trẻ sơ sinh thì khác, trẻ không có nhiều tuyến mồ hôi ở nách, trong khi đó tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất lại ở trên đầu nên nếu bé ngủ trong môi trường bí bách, không có sự thông thoáng hay hoạt động nhiều thì trẻ 5 tháng ra nhiều mồ hôi đầu.

  • Do đang được cho bú

Trẻ 5 tháng ra nhiều mồ hôi đầu trong khi bú là hiện tượng rất thường gặp bởi khi cho bé bú, mẹ sẽ giữ đầu bé ở cùng một tư thế trong thời gian nhất định nên cánh tay sẽ liên tục truyền hơi ấm sang cho con, khiến bé bị nóng và đổ mồ hôi đầu nhiều hơn.

2. Bé 5 tháng ra nhiều mồ hôi đầu có đáng lo ngại?

Trẻ 5 tháng ra nhiều mồ hôi đầu

Ngoài một số yếu tố khách quan thì đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe. Cha mẹ cần đề phòng một số trường hợp như:

  • Trẻ gặp vấn đề về tim

Trong trường hợp trẻ không những bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ mà còn ra rất nhiều mồ hôi trong khi tham gia các hoạt động đơn giản thì có thể trẻ đang gặp vấn đề về tim, có thể là bị tim bẩm sinh, sở dĩ đổ nhiều mồ hôi là vì tim phải làm việc vất vả hơn để hoàn thành được nhiệm vụ bơm máu.

  • Trẻ bị tăng tiết tuyến mồ hôi

Nếu trẻ ở trong một căn phòng có nhiệt độ ổn định, mát mẻ mà vẫn bị đổ mồ hôi đầm đìa thì rất có thể trẻ bị tăng tiết tuyến mồ hôi, mặc dù vậy, tình trạng này có thể tự hết khi trẻ lớn lên hoặc cha mẹ có thể dạy con cách kiểm soát mồ hôi để tránh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng ra nhiều mồ hôi đầu, phổ biến hơn ở trẻ sinh non thiếu tháng, kèm theo hiện tượng thở khò khè, da xanh, hội chứng này sẽ khiến trẻ khó chịu.

3. Điều trị bé 5 tháng ra nhiều mồ hôi đầu

Trẻ 5 tháng ra nhiều mồ hôi đầu

Nếu trẻ 1 đến 9 tháng tuổi đổ mồ hôi đầu thường xuyên nhưng vẫn không kém ăn, tăng cân bình thường thì cha mẹ không phải lo lắng. Tình trạng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn.

Giữ nhiệt độ phòng thoáng mát cho bé 5 tháng bị mồ hôi đầu

Để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ từ 1 đến 9 tháng tuổi, cha mẹ nên giữ nhiệt độ phòng thoáng mát. Nếu cho trẻ nằm trong phòng máy lạnh, nên điều chỉnh nhiệt độ phòng khoảng 26 – 27°C và không hướng thẳng vào người trẻ. Cha mẹ không nên mặc những trang phục dày và đắp chăn dày cho trẻ khi ngủ vì sẽ làm tăng tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ.

Những bộ trang phục có chất liệu thoáng mát cho bé 5 tháng bị mồ hôi đầu

Lựa chọn cho trẻ những bộ trang phục có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi và không quá dày như chất liệu lanh, cotton, satin,… nhằm hạn chế ra nhiều mồ hôi ở trẻ thay vì những bộ quần áo bó chặt vào cơ thể làm bằng vải tổng hợp vì chúng sẽ khiến cơ thể trẻ nóng hơn, mồ hôi tiết ra nhiều và lâu khô hơn. Có thể dùng thêm một chiếc chăn mỏng nếu sợ trẻ bị lạnh khi ngủ. Trong trẻ ngủ, cha mẹ nên kiểm tra xem trẻ có đang đổ mồ hôi hay không.

Chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé 5 tháng bị mồ hôi đầu

Đảm bảo trẻ có chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D,… Thực đơn cho trẻ có thể bổ sung loại thực phẩm như trứng, sữa, đậu, tôm, cua, cá,… Có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng cân đối và phù hợp nhất với trẻ từ 1 đến 9 tháng đổ mồ hôi nhiều.

Xem thêm: Trẻ 5 tháng bị tiêu chảy – Nguy hiểm khôn lường

Trên đây là những thông tin vô cùng bổ ích cho các mẹ khi trẻ 5 tháng ra nhiều mồ hôi đầu. Các mẹ hãy cùng giúp con có một sức khỏe, thể chất thoải mái nhất nha!

Nguồn tham khảo: Trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều có đáng lo?

Khăn ướt Mamamy là thương hiệu khăn ướt đang được các mẹ ưa chuộng trong thời gian gần đây. Vậy mua khăn ướt ở đâu chính hãng, giá ưu đãi nhất? Mẹ hãy tham khảo list 30+ địa chỉ mua khăn ướt online và mua trực tiếp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mua khăn ướt Online trên website, fanpage, Lazada, Shopee

Hình thức mua hàng Online được nhiều mẹ ưa chuộng khi được khảo sát mua khăn ướt ở đâu, chỉ bằng các thao tác đơn giản trên điện thoại di động hay máy tính, mẹ có thể dễ dàng đặt hàng về tận nơi. 

Hiện nay, mua khăn giấy ướt Mamamy có bán online trên website, fanpage chính hãng giúp mẹ đặt hàng nhanh chóng. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng được bán phổ biến trên các trang thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada… Mẹ tham khảo link đặt mua khăn giấy ướt ở trong bảng sau: 

Kênh đặt hàng Online Link đặt hàng Lưu ý
Trang mua hàng trực tuyến  https://mamamy.vn/ 
  • Nhiều ưu đãi nhất.
  • Cung cấp mô tả chi tiết và hình ảnh trực quan về sản phẩm. 
  • Giao diện mua hàng đơn giản, dễ thực hiện
Fanpage Mamamy – Baby Good Goods
  • Giao diện quen thuộc, dễ thực hiện. 
  • Có thể nhắn tin trực tiếp với nhân viên tư vấn khi có thắc mắc. 
Sàn thương mại điện tử
  • Có nhiều đánh giá, phản hồi của khách hàng để mẹ tham khảo trước khi mua. 
  • Hạn chế: có shop giả mạo, bán sản phẩm kém chất lượng. 

Ưu điểm khi mua khăn ướt online:

  • Tiện lợi, có thể mua mọi lúc, mọi nơi: Mẹ có thể tranh thủ bất kì thời gian rảnh trong ngày (giờ nghỉ giữa giờ, giờ nghỉ trưa,..) để đặt sản phẩm khăn ướt chỉ với điện thoại hay máy tính. 
  • Tiết kiệm thời gian mua hàng: Hình thức mua online giúp mẹ không cần “lặn lội” đến cửa hàng, nhất là trong những ngày tắc đường hay thời tiết nắng nóng, mưa bụi. Vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tiết kiệm thời gian để làm nhiều việc khác. 
  • Dễ dàng so sánh giá của các thương hiệu khăn ướt: Trang web của các thương hiệu khăn ướt có giá sản phẩm công khai, mẹ dễ dàng so sánh giá cả giữa các thương hiệu. 
  • Tiết kiệm chi phí do có nhiều chương trình khuyến mại khi mua combo: Hiện nay, các thương hiệu thường có nhiều chương trình khuyến mại lớn khi mua hàng qua website mua hàng trực tuyến chính thức. Ngoài ra, các trang thương mại điện tử cũng có các mã giảm giá, các đợt flash sale giúp mẹ tiết kiệm chi phí khi mua khăn ướt.
Mẹ băn khoăn mua khăn ướt ở đâu uy tín hãy truy cập website đặt hàng trực tuyến của Mamamy nhé!
Mẹ băn khoăn mua khăn ướt ở đâu uy tín hãy truy cập website đặt hàng trực tuyến của Mamamy nhé!

Do đó, hình thức mua hàng online thường được các mẹ bỉm ưu ái hơn. Bởi việc chăm sóc bé khiến mẹ bận rộn không phải lúc nào cũng có thời gian ra tận cửa hàng mua khăn ướt. Với hình thức mua hàng online, mẹ mua được mọi lúc mọi nơi chỉ với 1 vài thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh.
Mẹo nhỏ cho mẹ: Trong các kênh bán online, nên ưu tiên chọn mua khăn ướt ở Fanpage và website mua hàng trực tuyến để mua được khăn ướt chính hãng, chất lượng với nhiều ưu đãi nhất. 

Trên 2 kênh mua hàng này, Mamamy áp dụng ưu đãi theo tháng, giảm giá cực “sâu” khi mua sản phẩm hay mua theo combo. Mẹ hãy cập nhật thông tin thường xuyên trên website hay fanpage để không bỏ lỡ bất kỳ ưu đãi, quà tặng hấp dẫn từ Mamamy nhé.

Ngoài ra, Mamamy còn áp dụng chương trình tích điểm đổi quà, mang đến nhiều ưu đãi cho mẹ. Thông qua việc tích điểm trên App đổi quà Mamamy, mẹ có thể đổi vô vàn những món quà hấp dẫn như: Tã bỉm, bình sữa, tắm gội, khăn ướt, xịt hăm, dung dịch vệ sinh, xe đẩy, thảm nước, bình nước, balo,… Món quà nào cũng rất mê mẩn cho mẹ nha!

Mẹ xem thêm:

2. Mua khăn ướt trực tiếp ở cửa hàng mẹ và bé

Với những mẹ vẫn còn e ngại việc đặt hàng online, có nhu cầu mua trực tiếp tại cửa hàng mẹ cũng rất quan tâm đến mua khăn ướt ở đâu uy tín. Dưới đây là một số địa chỉ cửa hàng bán khăn ướt chính hãng, chất lượng, mẹ có thể tham khảo.

Tỉnh/ Thành phố Tên cửa hàng Địa chỉ
Hà Nội Anh Hiển Số 04, Ngõ Cầu Gỗ, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Anh Lợi  Số 137, Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Anh Hùng  Số 214, Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Family Mart Số 98, Vân Đồn, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cảnh Hương Số 15, Nguyễn Văn Cừ, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội.
TP Hồ Chí Minh Co.op Food Conic Sky  Lô 13B, Khu Dân cư Conic, Phong Phú, Bình Chánh, Hồ Chí Minh
Anh Cường Số 86, Đường 49, Tân Tạo, Bình Tân, Hồ Chí Minh.
Anh Trung  Số 11/5A, đường 26, Quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
Baby House Số 34, Lương Định Của, Quận 2, Hồ Chí Minh.
Chị Chi  Số 15, Đặng Văn Ngữ, 10, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh. 
Tỉnh thành khác Shop trẻ thơ – Hải Phòng  Số 76, Hai Bà Trưng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải Phòng.
Hapro Mạo Khê  TL 388, , Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh 
A Smart  Số 148, Trần Phú, Minh An, Hội An, Quảng Nam
Lan Chi  Thị Trấn Sao Đỏ, Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Mẹ có thể tham khảo các địa chỉ cửa hàng Mamamy gần nhất trong link đính kèm: https://mamamy.vn/diem-ban/ 

Khăn ướt Mamamy đã có mặt tại nhiều cửa hàng trên khắp cả nước. Chỉ cần đi ra một cửa hàng gần nhà, mẹ hoàn toàn có thể sở hữu gói khăn giấy ướt Mamamy rồi. Ưu điểm khi mua khăn ướt trực tiếp tại cửa hàng mẹ và bé: 

  • Có thể trải nghiệm trực tiếp sản phẩm trước khi mua: Khi mua trực tiếp, mẹ được tận tay cầm, cảm nhận hay dùng thử khăn ướt (chỉ tại một số cửa hàng) để đánh giá chất lượng sản phẩm. 
  • Được nhân viên hướng dẫn tận tình: Nhân viên tư vấn trực tiếp tại cửa hàng giúp mẹ giải đáp thắc mắc hay so sánh giá cả, chất lượng giữa các thương hiệu khăn ướt Từ đó, mẹ nhanh chóng chọn được loại khăn ướt phù hợp nhất. 
  • Không phải chờ ship hàng: Mua hàng tại các cửa hàng mẹ và bé, mẹ nhanh chóng mua được sản phẩm khăn ướt mình cần mà không phải chờ 1-3 ngày để hàng được vận chuyển về nhà sau khi đặt hàng trực tuyến.
  • Có thể đổi trả dễ dàng: Nếu sản phẩm lỗi, mẹ mang trực tiếp sản phẩm đến cửa hàng để đổi trả mà không cần mất thời gian thực hiện thủ tục đổi trả như khi mua online. 
  • Tiết kiệm do không mất phí ship: Mẹ tiết kiệm được 15.000 đồng đến 40.000 đồng tiền phí vận chuyển so với hình thức đặt hàng trực tuyến. 

Tuy nhiên, khi mua trực tiếp tại cửa hàng, mẹ gặp phải những hạn chế sau:

  • Mất nhiều thời gian: Mẹ cần đến trực tiếp shop để khăn ướt. Đôi khi shop đông khách, mẹ phải xếp hàng hay nếu hết hàng, mẹ phải chờ đợi hay phải tìm mua tại một cửa hàng khác, rất bất tiện. 
  • Bất tiện hơn vì phụ thuộc vào thời gian mở cửa/đóng cửa của cửa hàng: Thường các cửa hàng chỉ mở cửa từ 9 giờ sáng đến 10 giờ tối, không đáp ứng được nhu cầu mua 24/24 của mẹ như mua hàng trực tuyến.

3. Mua khăn ướt ở các siêu thị, trung tâm thương mại trên toàn quốc

Tương tự khi mua khăn ướt ở cửa hàng mẹ và bé, mẹ có thể mua giấy khăn ướt tại các siêu thị hay trung tâm thương mại lớn trên toàn quốc: Vinmart, Lotte mart, Aeon, BigC,… đây là các địa chỉ giúp mẹ bớt âu lo về mua khăn ướt ở đâu uy tín, giá tốt mà không còn lo mua phải khăn ướt Mamamy giả, kém chất lượng. 

Mẹ xem thêm: 3 lợi ích mẹ không ngờ tới khi dùng khăn ướt chất lượng vệ sinh cho bé

Tỉnh/ Thành phố Tên cửa hàng Địa chỉ

(Có gắn Maps chỉ đường)

Hà Nội BigC Thăng Long Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Vinmart Trung Hòa  TTTM Ocean Mall, Hoàng Đạo Thúy, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Lotte Mart  Tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, P, Đống Đa, Hà Nội. 
Aeon Hà Đông Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Vinmart  99 Võ Thị Sáu, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
TP Hồ Chí Minh Aeon Citimart Bình Tân Số 1, Đường số 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Hồ Chí Minh
AEON Citimart Cao Thắng Số 96, Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, Hồ Chí Minh.
Bibo Mart  Số 171, Nguyễn Văn Quá, Tân Hưng Thuận, Quận 12, Hồ Chí Minh
Vinmart Tầng 1 , TTTM Vincom Center Landmark 81, 772 Điện Biên Phủ, P.22, Q, Điện Biên Phủ, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
Lotte Mart  469 Đ.Nguyễn Hữu Thọ, Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tỉnh thành khác Big C Hải Phòng Sân bay Cát Bi, Thành Tô, Hải An, Hải Phòng 
Vinmart Hạ Long Cột Đồng Hồ, Bạch Đằng, TP Hạ Long, Quảng Ninh
Big C Vinh Số 2, Quang Trung, Quang Trung, TP Vinh, Nghệ An
Co.op Mart Cần Thơ.  Số 1, Hoà Bình, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo các địa chỉ cửa hàng Mamamy khác tại đây: https://mamamy.vn/diem-ban/ 

4. Giá khăn giấy ướt Mamamy cập nhật mới nhất

Khăn ướt Mamamy đang có 2 loại sản phẩm có mùi và không mùi với cùng một mức giá, được bán theo gói 30 tờ, 80 tờ hoặc gói khăn giấy ướt 100 tờ. Mẹ tham khảo giá bán công khai của gói khăn ướt Mamamy theo các quy cách khác nhau dưới đây: 

 

Khăn ướt Mamamy 30 tờ không mùi/ có mùi an toàn cho bé

Giá: 19.700 VND

Khăn ướt Mamamy 80 tờ có mùi/không mùi an toàn cho bé

Giá: 44.000 VND

Khăn ướt Mamamy 100 tờ có nắp, có mùi/không mùi an toàn cho bé

Giá: 48.000 VND

 

Bởi lẽ, khăn ướt Mamamy có nhiều điểm nổi bật, không chỉ sạch bẩn mà còn sạch khuẩn, dưỡng ẩm, giúp ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa.

Cụ thể: Theo báo cáo của Nielsen, từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2018, Mamamy được đánh giá là Thương hiệu khăn ướt số 1 về doanh thu và sản lượng bán ra trong ngành Khăn giấy ướt trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và 4 thành phố lớn Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ. 

  • An toàn: Khăn ướt Mamamy được tổ chức Allergy (Anh Quốc) chứng nhận không gây kích ứng. Hiện ở Việt Nam, duy nhất có thương hiệu khăn ướt Mamamy đạt chứng nhận này, mẹ có thể thấy ngay trên trang web của AllergyUK. Bên cạnh đó, khăn ướt Mamamy còn nhận được sự hài lòng của 92% bà mẹ Việt Nam và được Hội Phụ sản Việt Nam khuyên dùng trong suốt hơn 10 năm qua. 
  • Dưỡng ẩm: Tinh chất đường nho thiên nhiên Stearyldimoniumhydroxypropyl, Laurylglycosides Chloride là thành phần dưỡng ẩm chuyên dụng trong các loại mỹ phẩm cao cấp.  Chi phí cho các dưỡng chất này không hề rẻ đồng nghĩa với việc độ an tâm về khả năng dưỡng ẩm của sản phẩm khăn ướt đó càng cao. 
  • Ngừa hăm, mẩn đỏ: Hợp chất Coco phosphatidyl pg-dimonium chloride có trong khăn ướt đã được cấp bằng sáng chế của Mỹ, được công nhận là có khả năng kháng khuẩn, ngừa hăm, rôm sảy và giảm mẩn đỏ hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phần kháng khuẩn Chlorhexidine Gluconate Solution (đã được WHO – tổ chức Y tế thế giới, khuyên dùng  cho viêm nướu miệng) giúp da bé luôn mịn màng và sạch khuẩn. 

Vì vậy, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm dùng khăn ướt Mamamy chăm sóc da cho bé. Vừa nhàn cho mẹ, vừa nuôi dưỡng da khỏe mạnh cho con. Mẹ nhanh tay mua khăn ướt online hoặc mua trực tiếp tại cửa hàng mẹ và bé, siêu thị lớn trên toàn quốc ngay hôm nay để được giá ưu đãi nhất. 

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Ngoài câu hỏi mua khăn ướt ở đâu hay khăn ướt loại nào tốt, khăn ướt giá bao nhiêu nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu sản phẩm và đặt hàng, mẹ có thể liên hệ hotline 0946 956 269 để được tư vấn và tránh mua phải những sản phẩm khăn ướt Mamamy giả, hàng kém chất lượng mẹ nhé!

Mặc dù bé bị đau họng thường không quá nghiêm trọng. Nhưng tình trạng này vẫn có thể khiến nhiều mẹ xót con trở nên lo lắng. Không biết cần làm gì để giúp trẻ dễ chịu hơn. Ngoài ra, bé 7 tháng bị viêm họng khiến cho đường hô hấp của bé đau trở nên khó chịu và quấy rối mẹ. Khiến mẹ lo lắng về những vấn đề gian nan này. Vì vậy, mẹ nên đọc bài viết dưới đây để biết về mẹo chăm sóc và điều trị cho bé 7 tháng bị viêm họng mẹ nhé.

1. Những triệu chứng khi bé 7 tháng bị viêm họng

bé 7 tháng bị viêm họng
Những triệu chứng khi bé 7 tháng bị viêm họng

1.1. Ho, ngạt mũi

Biểu hiện đặc trưng khi trẻ 7 tháng bị viêm họng đó là bé cảm thấy ngứa rát họng và ho liên tục. Trẻ có thể bị ho khan hoặc ho có đờm theo từng cơn. Chứng kiến bé ho không ngừng. Mẹ thực sự rất lo lắng và suốt ruột.

Đặc biệt, khi bé bị viêm họng, cổ họng của bé cực kỳ khó chịu và đau khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn. Chính vì thế, trong khoảng thời gian này, bé ăn uống kém hẳn đi. Thường xuyên bỏ bữa, chán ăn. Sau mỗi lần ốm, viêm họng, bé có dấu hiệu sụt cân khá nhanh.

Bên cạnh đó, trẻ có thể gặp phải tình trạng ngạt mũi, khó thở. Nhiều khi con chỉ có thể thở bằng miệng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bé. Thay vì chơi, vui đùa như ngày thường, bé hay quấy khóc và rất khó ngủ.

1.2. Sốt

Thông thường, khi bé bị viêm họng, triệu chứng đi kèm đó là sốt cao, thân nhiệt của bé có thể lên đến 39 – 40 độ C. Tình trạng này không thể chủ quan, mẹ cần bình tĩnh và nhanh chóng hạ sốt cho trẻ. Sau đó đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất, tránh hiện tượng co giật. Lúc này, bé đang cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải và không chơi đùa như bình thường.

1.3. Nổi hạch

Với những trẻ 7 tháng bị viêm họng với tình trạng nghiêm trọng. Ngoài những biểu hiện kể trên trẻ còn xuất hiện hạch trên cổ. Đặc điểm chính đó là hạch có khả năng viêm, sưng và di động, ấn vào đau khiến trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu.

Để xác định chính xác tình trạng bệnh của bé. Mẹ cần theo dõi cẩn thận và cho bé đi khám ngay. Tuyệt đối, mẹ không được tự ý cho bé uống thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

2. Nguyên nhân bé 7 tháng bị viêm họng

Nguyên nhân bé 7 tháng bị viêm họng
Nguyên nhân bé 7 tháng bị viêm họng
  • Viêm họng do cảm cúm: Bệnh cảm cúm thông thường sẽ khiến bé bị ho, hắt hơi, sổ mũi… Không những thế, triệu chứng dễ nhận thấy ở bé còn là tình trạng viêm họng sốt kéo dài.
  • Viêm họng do virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm họng ở trẻ nhưng lưu ý là không thể điều trị bằng kháng sinh. Triệu chứng thường gặp là đau họng đi kèm với sốt cao.
  • Viêm họng do liên cầu khuẩn: Viêm họng do liên cầu khuẩn là tình trạng cổ họng đau rát do vi khuẩn Streptococcus gây ra.
  • Viêm họng do dị ứng: Các chất gây dị ứng cũng có thể là tác nhân khiến trẻ 7 tháng bị viêm họng hành sốt. Trẻ có thể bị dị ứng với một số chất như lông chó, mèo, khói thuốc, cỏ dại, phấn hoa, bụi…
Trẻ 7 tháng bị viêm họng hành sốt
Trẻ 7 tháng bị viêm họng hành sốt
  • Viêm họng do bệnh tay chân miệng: Bệnh tay chân miệng chủ yếu gây ra bởi virus coxsackievirus A16. Trẻ 7 tháng bị viêm họng hành sốt cao kèm theo loét trong khoang miệng, nướu răng, má và cổ họng.
  • Viêm họng do thời tiết: Virus, vi khuẩn thường bị yếu đi vào mùa hè và mạnh hơn vào mùa đông. Vào mùa lạnh, sức đề kháng của trẻ bị ảnh hưởng là điều kiện lý tưởng để virus xâm nhập và tấn công.
  • Viêm họng do ô nhiễm: Trẻ bị viêm họng có thể do khói bụi, chất độc hóa học, thuốc xịt, khói xăng xe… Các yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập vào đường thở. Gây viêm họng sốt và các bệnh về đường hô hấp khác.

3. Các mẹo chăm sóc bé 7 tháng bị viêm họng

bé 7 tháng bị viêm họng
Các mẹo chăm sóc bé 7 tháng bị viêm họng

3.1. Trang bị máy lọc không khí hoặc thông thoáng phòng

Độ ẩm cao có thể giúp bé xoa dịu cơn đau họng khó chịu. Đồng thời, nếu trẻ bị nghẹt mũi, việc tăng độ ẩm không khí trong phòng cũng sẽ hỗ trợ trẻ dễ thở hơn. Do đó, mẹ có bé bị đau họng có thể muốn trang bị máy tạo độ ẩm để khắc phục tình trạng trên.

Tuy nhiên, khi sử dụng loại máy này. Mẹ cần lưu ý vệ sinh và làm khô máy mỗi ngày. Điều này giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn hoặc nấm mốc sinh sôi. Khiến sức khỏe của bé trở nên nghiêm trọng hơn.

Đồng thời, khi các triệu chứng đã được cải thiện. Mẹ có thể ngưng biện pháp này. Tuy vậy, đừng quên báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bé không có dấu hiệu thuyên giảm. Hoặc có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn nhé.

3.2. Dùng dụng cụ hút mũi cho bé 7 tháng bị viêm họng

Trẻ 7 tháng bị viêm họng không có khả năng xì mũi. Do đó, để lấy hết đờm trong cơ thể của bé ra ngoài. Mẹ sẽ cần dùng đến dụng cụ hút mũi.

Thêm vào đó, nhỏ vài giọt dung dịch nước muối sinh lý vào mũi sẽ giúp đờm loãng hơn. Từ đó hỗ trợ dụng cụ hút mũi hoạt động diễn ra suôn sẻ.

Dùng dụng cụ hút mũi cho bé 7 tháng bị viêm họng
Dùng dụng cụ hút mũi cho bé 7 tháng bị viêm họng

3.3. Cho bé 7 tháng bị viêm họng uống nước đầy đủ

Cho bé uống thêm nước chanh hoặc trà nóng. Ngoài ra mẹ có thể hầm nước gà cho trẻ uống để tăng sức đề kháng lên. Quan trọng là giữ ấm cho bé bằng nước ấm, không uống nước nóng vì dễ làm bị bỏng môi.

Thực tế, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong khi bị đau họng. Theo các chuyên gia, mật ong pha loãng với nước hoặc bất kỳ phương thuốc nào chứa mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh.

3.4. Làm mát cổ họng cho bé 7 tháng bị viêm họng

Đắp khăn mát để giảm cảm giác đau và giữ ẩm cho cơ thể. Quan sát bé cẩn thận khi thấy trẻ bị nghẹt thở khi uống.

3.5. Cho bé súc miệng bằng nước muối và uống trà

Mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước muối được bày bán ở ngoài tiệm thuốc tây. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống nước chanh pha với mật ong cũng là cách trị đau họng ở trẻ hiệu quả.

Xem thêm:

TRẺ SƠ SINH BỊ HO – CHUẨN BỊ KIẾN THỨC ĐỂ ỨNG PHÓ KỊP THỜI

Mẹ có biết bé 8 tháng ăn được gì và không ăn được gì?

Bé 7 tháng bị ho là tình trạng thường gặp mỗi khi nhiễm lạnh hay thay đổi thời tiết. Nhiều trẻ bị ho kéo dài, ho về đêm. Hoặc ho kèm theo sổ mũi, nôn trớ khiến mẹ không khỏi lo lắng. Để “giải đáp” những lí do dẫn đến cơn ho của bé và cách điều trị. Nhà mình sẽ chia sẻ cho mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ 7 tháng bị ho chi tiết và cụ thể nhé.

1. Tại sao bé 7 tháng bị ho?

bé 7 tháng bị ho
Tại sao bé 7 tháng bị ho?

Ho là một trong những biểu hiện của cơ thể. Nhằm phản ứng lại các tác động từ bên ngoài lên cơ thể của bé. Ho cũng là cách cơ thể hạn chế sự xâm nhập của dị vật. Hoặc đơn giản là để đào thải dịch tiết ra khỏi cơ thể. Trẻ bị ho thường là do những nguyên nhân sau:

1.1. Do đường hô hấp trên

Mũi, họng, amidan, xoang,… là những cơ quan thuộc hệ hô hấp trên. Đây là những bộ phận gần như tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Chính vì thế chúng rất dễ bị ảnh hưởng.

Những cơn ho xuất phát từ đường hô hấp trên thường là do cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang hoặc viêm amidan,… Các bệnh lý này không hiếm gặp và thường không gây nguy hiểm, có thể điều trị dứt điểm.

Những cơn ho của bé 7 tháng tuổi xuất phát từ đường hô hấp trên
Những cơn ho của bé 7 tháng tuổi xuất phát từ đường hô hấp trên

1.2. Do đường hô hấp dưới

Những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng hơn. Cơn ho xuất phát từ đường hô hấp dưới thường là do viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen,… Những bệnh lý này nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.

1.3. Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị ho đó là trào ngược dạ dày thực quản. Ho do tác nhân vật lý, sặc nước, sữa, ho do dị ứng hoặc do hút thuốc lá thụ động,…

2. Các kiểu ho thường gặp khi bé bị ho

bé 7 tháng bị ho
Các kiểu ho thường gặp khi bé bị ho

2.1. Bé 7 tháng bị ho ông ổng

Ho ông ổng một cơn dài thường do viêm ở đường hô hấp trên. Đây được gọi là bệnh viêm thanh khí phế quản. Trẻ có cấu trúc đường dẫn khí rất nhỏ. Do đó, nếu bị viêm, có thể làm cho bé khó thở. Trẻ em dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất vì đường thở của chúng rất hẹp. Cơn ho thường bắt đầu đột ngột vào giữa đêm. Ngoài ra, trẻ có thể kèm theo tiếng thở rít lúc trẻ hít vào.

2.2. Bé 7 tháng bị ho gà

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella Pertussis. Trẻ bị ho gà sẽ có những cơn ho dữ dội liên tục đến mức đỏ mặt hay tím môi. Khi hết ho, trẻ sẽ hít một hơi thật sâu để tạo ra âm thanh như tiếng rít. Các triệu chứng khác kèm theo gồm sổ mũi, hắt hơi và sốt nhẹ

Ho gà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng nghiêm trọng nhất với trẻ dưới 1 tháng tuổi vì trẻ không được tiêm vắc xin ho gà. Thường có trong thành phần của vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, Hib). Đây là bệnh rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy tất cả trẻ em nên tiêm ngừa bệnh ho gà lúc 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng. Sau đó, nên tiêm nhắc lại khi trẻ 15 tháng và 6 tuổi.

2.3. Bé 7 tháng bị ho với khò khè

Nếu bé thở khò khè, đây là dấu hiệu viêm ở đường hô hấp dưới. Một trong những bệnh cảnh thường gặp là suyễn. Ngoài ra, có thể do dị vật đường thở hay trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ. Trong trường hợp trẻ bị ho sau khi ăn hoặc ngậm đồ chơi nhỏ, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Bé 7 tháng bị ho với khò khè
Bé 7 tháng bị ho với khò khè

2.4. Bé 7 tháng bị ho về đêm

Nhiều cơn ho trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Khi bé bị cảm lạnh, chất nhầy từ mũi xoang có thể chảy xuống cổ họng và gây ho trong khi trẻ ngủ. Trẻ bị ho về đêm trở thành vấn đề rắc rối khi nó khiến trẻ không thể ngủ được. Suyễn cũng có thể kích thích khiến trẻ bị ho vào ban đêm. Bởi vì đường thở có xu hướng dễ nhạy cảm và bị kích thích nhiều hơn vào ban đêm.

2.5. Bé 7 tháng bị ho dai dẳng

Ho do cảm lạnh do virus có thể kéo dài hàng tuần. Đặc biệt là nếu trẻ bị cảm lạnh nhiều đợt ngắn liên tục. Suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc nhiễm trùng mạn tính ở các xoang hoặc đường thở. Cũng có thể nguyên nhân khiến trẻ bị ho lâu ngày. Nếu bé vẫn còn ho sau 3 tuần, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhé.

2.6. Bé 7 tháng bị ho kèm sốt

Trong trường hợp trẻ bị sốt cao, ho đàm, mệt mỏi, nhất là thở nhanh. Đó có thể là triệu chứng của viêm phổi. Khi đó, trẻ cần được làm những xét nghiệm cần thiết như chụp X – quang và điều trị với kháng sinh.

3. Cách phòng ngừa ho ở bé 7 tháng

Cách phòng ngừa ho ở bé 7 tháng
  • Chích ngừa cảm cúm cho trẻ 7 tháng bị ho theo các chương trình tiêm chủng quốc gia để phòng ngừa cúm. Và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Cho bé ăn đủ chất, nhất là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi. Để cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ.
  • Nên cho bé vận động ngoài trời, không sử dụng điều hòa ở mức nhiệt quá chênh lệch với môi trường bên ngoài.
  • Khi ra đường nên đeo khẩu trang cho trẻ. Để tránh bụi bẩn và các nguồn vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên. Đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh, kể cả khi chỉ mắc cảm cúm thông thường.

Xem thêm:

Trẻ 7 tháng bị sốt do mọc răng hay còn nguyên nhân gì khác?

TRẺ SƠ SINH BỊ HO – CHUẨN BỊ KIẾN THỨC ĐỂ ỨNG PHÓ KỊP THỜI

Các bé có sức đề yếu hơn so với người lớn thế nên việc mắc các bệnh về hô hấp cũng khá phổ biến. Mẹ có bé 7 tháng bị sổ mũi không cần quá lo lắng. Vì có thể trị khỏi cho trẻ trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, tình trạng trẻ bị chảy nước mũi không hẳn là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ trong mọi trường hợp. Việc tìm cách điều trị chứng sổ mũi ở trẻ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Với những chia sẻ về bật mí những cách điều trị cho trẻ 7 tháng bị sổ mũi của nhà mình dưới đây. Không những giúp mẹ chữa bệnh mà còn phòng ngừa được bệnh cho bé nhá.

1. Bệnh sổ mũi là gì?

trẻ 7 tháng bị sổ mũi
Bệnh sổ mũi là gì?

Sổ mũi, nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp khi bị viêm hô hấp trong nhóm bệnh ở bé. Nhất là ở những bé có sức đề kháng kém. Thậm chí nó còn phổ biến tới mức mà người lớn hay dùng câu “thò lò mũi xanh” để ám chỉ những ai đã lớn rồi mà còn trẻ em.

Thực ra “cái sự viêm” ở vùng cửa ngõ như mũi họng ở bé là những cuộc “tập trận” của cơ thể để rèn luyện “đội quân” kháng thể, nhằm bảo vệ “bờ cõi giang sơn”. Nói thế để mạ không nên quá lo lắng khi thấy con mình thỉnh thoảng lại “mũi dãi” lòng thòng.

2. Nguyên nhân bé 7 tháng bị sổ mũi

trẻ 7 tháng bị sổ mũi
Nguyên nhân trẻ 7 tháng bị sổ mũi

Bé bị cảm lạnh, cảm cúm: Khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm sẽ có các triệu chứng như hắt hơi, ho, sổ mũi hoặc sốt,… Thông thường bệnh này chỉ kéo dài trong vòng 1 tuần. Nhưng với những trẻ có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém. Thì sẽ dẫn đến tình trạng sổ mũi kéo dài dai dẳng.

Dị ứng: việc không khí ngày càng ô nhiễm, cùng với bụi bẩn, phấn hoa. Và lông động vật cũng có thể là tác nhân khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài.

Trẻ bị viêm xoang: sổ mũi kéo dài kèm theo những dịch nhầy màu xanh lá. Hoặc vàng là biểu hiện của bệnh viêm xoang. Bệnh này có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa,… Vì thế mẹ cần đặc biệt lưu ý đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Hoặc có thể sử dụng các dịch vụ y tế tại nhà thông qua các ứng dụng đặt lịch khám bệnh. Hay nhận tư vấn sức khỏe online từ các bác sĩ.

Do viêm mũi họng: Một trong số những nguyên nhân chính khiến trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi là do viêm mũi họng. Do trẻ chưa biết xì mũi như người lớn. Đồng thời khi sổ mũi trẻ không được mẹ vệ sinh đúng cách nên sẽ khiến tình trạng viêm mũi ngày càng nặng hơn. Ngoài ra có thể do trẻ phải tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm mà không có biện pháp bảo vệ tốt.

3. Những cách điều trị cho bé 7 tháng bị sổ mũi

3.1. Dùng nước muối sinh lý chứa bào tử lợi khuẩn

trẻ 7 tháng bị sổ mũi
Dùng nước muối sinh lý chứa bào tử lợi khuẩn

Nước muối sinh lý chứa bào tử lợi khuẩn rất an toàn. Lại bổ sung các lợi khuẩn cho niêm mạc mũi. Mẹ có thể tìm hiểu phương pháp này. Và nhờ vào sự tư vấn của các dược sĩ trước khi sử dụng cho bé. Xịt vệ sinh mũi giúp dọn sạch những dịch nhầy trong mũi, giúp mũi bé thông thoáng hơn, dễ thở hơn.

Nếu trẻ 7 tháng bị sổ mũi mà chảy ra có màu trắng trong, mẹ chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% mỗi ngày 4 – 5 lần, mỗi bên mũi 3 – 4 giọt. Khi nước mũi của bé chuyển sang màu vàng xanh. Mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, đưa ra hướng dẫn dùng thuốc an toàn, hợp lý.

3.2. Cho bé uống nhiều nước

Không chỉ khi trẻ 7 tháng bị sổ mũi, mà trong cả mùa hè. Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, các loại nước trái cây, soup hoặc thức ăn dạng lỏng. Mẹ cần tránh ăn cho trẻ ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo.

3.3. Tắm cho bé bằng nước gừng ấm

Nước tắm cho trẻ nên giữ ở nhiệt độ 37 độ. Pha nước cùng với củ gừng ta nướng qua, hơi nước gừng ấm. Giúp làm lỏng dịch mũi, bé sẽ dễ xì ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch hơn.

Sau khi tắm xong, mẹ có thể xoa chút dầu gió vào lòng bàn chân bé, massage nhẹ nhàng trong vài phút. Xoa theo chiều kim đồng hồ các vùng lưng và ngực.

3.4. Nằm cao đầu khi ngủ

Khi trẻ 7 tháng bị sổ mũi, mẹ nên thay đổi tư thế ngủ cho bé. Đặt chiếc gối cao hơn, để bé được ngủ trong tư thế ngủ cao đầu. Sẽ giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi. Thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn.

3.5. Massage mũi cho bé 7 tháng bị sổ mũi

Thư giãn vùng mũi với các bài massage đơn giản. Sẽ mang lại hiệu quả giúp trẻ mau hết sổ mũi, nghẹt mũi. Nếu trẻ bị nghẹt mũi trái, hãy cho trẻ nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại.

Mẹ dùng ngón trỏ bấm nhẹ vào huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi, day day vài phút. Mỗi ngày thực hiện 3-4 lần, sẽ thấy giảm hẳn số lần trẻ bị chảy nước mũi.

4. Biện pháp phòng tránh cho trẻ 7 tháng bị sổ mũi

Biện pháp phòng tránh cho trẻ 7 tháng bị sổ mũi
  • Đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài đường để tránh khói bụi, virus.
  • Vệ sinh sạch nơi ở, phòng chơi và phòng ngủ của trẻ.
  • Nên cho trẻ ăn nhiều rau củ quả tươi nhiều vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng.
  • Tạo thói quen cho trẻ uống nhiều nước.
  • Hướng dẫn trẻ cách rửa tay thường xuyên, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Xem thêm:

TRẺ SƠ SINH BỊ HO – CHUẨN BỊ KIẾN THỨC ĐỂ ỨNG PHÓ KỊP THỜI

Mẹ nên làm gì lúc bé bị dị ứng khi ăn dặm?

Giỏ hàng 0