Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ 7 tháng bị sốt: Xử lý sao cho hiệu quả?

Việc trẻ 7 tháng bị sốt được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự tấn công của một loại virus hay vi khuẩn nào đó.  Tuy nhiên, với mỗi loại sốt khác nhau, ba mẹ cũng cần phải có những cách xử trí khác nhau.

1.Biểu hiện sốt “thực sự” ở trẻ

trẻ 7 tháng bị sốt
Biểu hiện sốt “thực sự” ở trẻ

Không ít bậc phụ huynh vì quá lo lắng khi thấy trẻ bị sốt ở mức 37,5 độ C. Nên lập tức cho con uống thuốc hạ sốt. Trên thực tế, thân nhiệt của trẻ ở nhiệt độ này chưa thật sự được coi là sốt. Thông thường, nhiệt độ cơ thể trẻ, kể cả với trẻ sơ sinh có thể dao động trong khoảng từ 37oC đến 37,8oC. Như vậy, trẻ 7 tháng sốt 38 độ mới thật sự cần đến điều trị y khoa.

Ngoài ra, thân nhiệt con người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Như vận động, thời tiết, quần áo và cả vị trí đo nhiệt độ. Cụ thể, trẻ 7 tháng bị sốt “thực sự” khi:

  • Nhiệt độ ở miệng > 37,5oC
  • Nhiệt độ ở nách > 37,2oC
  • Nhiệt độ ở tai > 38oC
  • Nhiệt độ đo ở hậu môn > 38oC

Việc trẻ em 7 tháng tuổi bị sốt được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự tấn công của một loại virus hay vi khuẩn nào đó.  Khi phát hiện có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, hệ miễn dịch của bé sẽ được kích hoạt. Do đó nhiệt độ cơ thể được giải phóng, gây ra hiện tượng sốt. Mỗi khi trẻ bị sốt, mẹ sẽ hết sức lo lắng và tìm cách để giúp bé hạ nhiệt nhanh nhất. Tuy nhiên, với mỗi loại sốt khác nhau, ba mẹ cũng cần phải có những cách xử trí khác nhau. Nếu không nắm được những kiến thức cơ bản về các loại sốt ở trẻ em, những nỗ lực của ba mẹ không chỉ không hiệu quả mà còn khiến tình trạng của bé tồi tệ hơn.

2.Nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng tuổi bị sốt và cách thức xử lý hiệu quả

2.1.Trẻ 7 tháng sốt 38 độ do mọc răng

trẻ 7 tháng bị sốt
Nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng tuổi bị sốt và cách thức xử lý hiệu quả

Khi răng sữa nhú lên, nhiệt độ cơ thể bé thường tăng nhẹ. Điều này là do tình trạng viêm nướu ở trẻ. Từ 3-5 ngày trước khi răng sữa nhú ra khỏi nướu, trẻ sẽ có biểu hiện như:

  • Bé bị chảy nước bọt nhiều hơn bình thường. Miệng hay chóp chép, nhai trong vô thức.
  • Bé thường đưa tay, vạt áo, hay bất cứ thứ gì vào miệng cắn.
  • Trẻ biếng bú, biếng ăn, hay quấy khóc, ít ngủ, luôn tỏ ra cau có, khó chịu. Một số trường hợp, bé có thể bị ho hoặc phát ban.
  • Nướu của bé bị sưng đỏ, răng sữa đang nhú lên. Nhiều khi còn bị nứt ra.
  • Bé có thể đi ngoài phân nhão hoặc bị tiêu chảy.
  • Trẻ sụt cân.

Khi đã xác định được là trẻ em 7 tháng tuổi bị sốt do mọc răng, ba mẹ có thể xử lý ở nhà với một số cách như:

  • Dùng nước ấm lau người cho bé.
  • Cho bé uống nước lọc sau khi ăn, dùng khăn mềm/ gạc thấm nước ấm hoặc nước muối sinh lý để lau miệng cho bé.
  • Không để bé tiếp xúc với những đồ chơi sắc, có góc cạnh hoặc đồ vật cứng.
  • Cho bé bú nhiều hơn hoặc uống thêm nước lọc để bé không bị mất nước.
  • Có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt để giúp hạ sốt cho trẻ. Nhưng phải dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Cắt chuối thành lát mỏng, để ngăn mát vài phút rồi cho bé ăn để xoa dịu vùng lợi, giảm sưng, giảm đau.

Tuy nhiên nếu bé sốt cao trên 39 độ, có hiện tượng nôn mửa, co giật, ba mẹ nên lập tức cho bé gặp bác sĩ.

2.2.Bé 7 tháng bị sốt siêu vi

trẻ 7 tháng bị sốt
Nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng tuổi bị sốt và cách thức xử lý hiệu quả

Thời điểm giao mùa, hay nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột là lúc trẻ rất dễ nhiễm các loại virus gây sốt siêu vi. Điển hình có thể kể đến như: Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, Enterovirus hay virus cúm. Trẻ 7 tháng bị sốt siêu vi có triệu chứng khá giống với các loại sốt thông thường, như:

  • Mệt mỏi, đau nhức rồi tiến tới sốt
  • Nhiệt độ cơ thể bé có tăng lên đến 40°C. Tần suất liên tục hoặc ngắt quãng.
  • Ngoài ra, bé có thể có các biểu hiện kèm theo như: viêm đỏ hầu họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đỏ mắt và có thể nổi cả ban ở da.
  • Một số trường hợp, sốt siêu vi có thể diễn tiến nặng lên như: sốt cao từng cơn, co giật, rơi vào trạng thái hôn mê, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Việc phân biệt sốt siêu vi với sốt thường ở trẻ là rất khó khăn. Tuy nhiên khi bé có các biểu hiện nghiêm trọng hơn như: ớn lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng,… Ba mẹ nên đưa bé đến khám các bác sĩ chuyên khoa để có những chẩn đoán chính xác. Cũng như phương pháp chữa trị kịp thời. Qua đó tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé.

2.3. Trẻ 7 tháng tuổi bị sốt cảm lạnh

trẻ 7 tháng bị sốt
Nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng tuổi bị sốt và cách thức xử lý hiệu quả

Trong các loại sốt ở trẻ em, sốt cảm lạnh thường xảy ra vào mùa lạnh. Đặc biệt là từ tháng 10-12 trong năm. Thông thường, sốt cảm lạnh là biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây ra. Trẻ em 7 tháng tuổi bị sốt cảm lạnh. 

Khi bị cảm, đầu tiên bé thường có những triệu chứng như đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi. Sau đó là ho, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ và biếng ăn. Nếu để ý quan sát, ba mẹ cũng sẽ thấy nước mũi của bé đặc quánh lại và có màu vàng hoặc xanh.

Khi bị sốt cảm lạnh, bé thường phải mất cả tuần để hồi phục. Trong thời gian này mẹ nên kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý với những biện pháp cần thiết để giúp bé mau khỏe hơn.

  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ có sức đề kháng tốt vượt qua bệnh: ba mẹ nên cho bé ăn các thức ăn nhạt, mềm, dễ tiêu, ăn chín uống sôi. Bên cạnh đó chú ý bổ sung các loại rau xanh và hoa quả giàu Vitamin.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, nước ấm: giúp làm loãng dịch tiết đường hô hấp, từ đó giúp trẻ ho dễ dàng hơn.
  • Nhỏ rửa mũi, thông thoáng mũi. Từ đó giúp bé bú dễ hơn, ít ói hơn.

2.4. Bé 7 tháng bị sốt cảm cúm

trẻ 7 tháng bị sốt
Nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng tuổi bị sốt và cách thức xử lý hiệu quả

Một trong các loại sốt ở trẻ em phổ biến hiện nay là sốt cảm cúm. Đây là một bệnh truyền nhiễm, do virus cúm gây ra. Bệnh cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh này sẽ nghiêm trọng hơn.

Khoảng hai ngày sau khi cơ thể bé bị virus cúm xâm nhập, bé bắt đầu có các triệu chứng như: những cơn sốt bắt đầu xuất hiện, có cảm giác ớn lạnh, đau nhức, chóng mặt, ăn không ngon, ho, đau họng, chảy nước mũi, buồn nôn, đau tai và có thể bị tiêu chảy.

Phần lớn trẻ có sức đề kháng tốt, có thể tự khỏi bệnh cúm, hết sốt sau khoảng 5 ngày. Và tình trạng ho, mệt mỏi sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, một số ít có thể dẫn đến biến chứng, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Vì vậy, ba mẹ cũng cần lưu lý các biện pháp sau đây để phòng ngừa trẻ 7 tháng bị sốt do cúm 

  • Tiêm chủng: Tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Lưu ý nhớ cho trẻ tiêm nhắc cúm hằng năm.
  • Giữ vệ sinh răng miệng, chân tay cho bé.
  • Tránh cho trẻ chạm vào các vật dụng công cộng. Hạn chế trẻ chơi chung đồ chơi. Hay tiếp xúc với những người bị cúm
  • Bổ sung những thực phẩm nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ: thịt bò, cá, các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin & khoáng chất,…
  • Giữ ấm cho trẻ mỗi khi trời chuyển lạnh.

2.5. Trẻ 7 tháng tuổi bị sốt do vi khuẩn

Nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng tuổi bị sốt và cách thức xử lý hiệu quả

Khi bị sốt do vi khuẩn, bé thường có các triệu chứng như nhiệt độ cơ thể tăng cao, nhịp thở tăng, môi khô, mắt trũng khi có dấu hiệu mất nước, ớn lạnh, rét run. Và các dấu hiệu đặc trưng khác của bệnh nhiễm khuẩn đang mắc phải.

Nếu là trẻ 7 tháng sốt 38 độ do vi khuẩn thì trẻ không thể tự khỏi mà cần phải đến dùng thuốc kháng sinh đặc trị do bác sĩ kê đơn. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Thậm chí là tử vong. Do đó, ba mẹ nên cho trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa nhi để thăm khám và điều trị phù hợp.

2.6. Bé 7 tháng bị sốt xuất huyết

Nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng tuổi bị sốt và cách thức xử lý hiệu quả

Sốt xuất huyết là một trong các loại sốt ở trẻ em có tỉ lệ tử vong cao. Loại sốt này có biểu hiện và diễn biến hết sức phức tạp. Ở giai đoạn đầu trẻ thường có những triệu chứng như sốt cao đột ngột, liên tục, trẻ quấy khóc. Hoặc than vãn mệt mỏi. Ba mẹ có thể quan sát thấy chấm xuất huyết dưới da. Bên cạnh đó trẻ cũng có thể bị chảy máu chân răng. Hay chảy máu cam.

Sau đó khoảng 3-7 ngày, bệnh sẽ đến giai đoạn nghiêm trọng. Tình trạng sốt có thể thuyên giảm. Tuy nhiên, trẻ bắt đầu bị thoát huyết tương, bụng bị chướng to. Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da. Hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở cẳng chân, cánh tay, phần bụng, đùi và mạng sườn. Bé có thể bị xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu.

Khi trẻ 7 tháng bị sốt xuất huyết, ba mẹ cần lập tức cho bé gặp các bác sĩ để chẩn đoán. Để đưa ra phương pháp chữa trị. Sau đó, ba mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý hiệu quả nhất khi trẻ 7 tháng bị sốt. Hy vọng qua đó có thể giúp ba mẹ chăm sóc bé tốt nhất có thể.

Xem thêm: MÁCH MẸ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 7 THÁNG TUỔI

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tre-sot-den-dau-moi-phai-uong-thuoc-ha-sot/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ 7 tháng bị sốt: Xử lý sao cho hiệu quả?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0