Vấn đề bé bị dị ứng khi ăn dặm là một trong những vấn đề đáng lo nhất khi bé bắt đầu khoảng thời gian tập ăn. Mẹ không biết cách xử lý như thế nào cho phù hợp khi phát hiện bé bị dị ứng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây mẹ nhé!
Mục lục
1. Khái niệm dị ứng
Rất nhiều mẹ đã nghe qua từ dị ứng ở trẻ nhưng lại không biết ý nghĩa của chúng là gì. Dị ứng khi ăn dặm là phản ứng bất thường với các loại thực phẩm. Chúng được gây ra bởi hệ miễn dịch của trẻ. Do bé sơ sinh vẫn còn có hệ miễn dịch và đường ruột còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao. Vì vậy, khi tiếp xúc với những loại đồ ăn dễ gây ra nguy dị ứng.
Mẹ cần phải biết các dấu hiệu nổi dị ứng ở trẻ ngay để dừng cho bé ăn kịp thời. Phòng tránh việc bé bị ngộ độc thực phẩm.
2. Dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng khi ăn dặm
Một số dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng khi ăn dặm mẹ nên để khắc phục cho bé. Bởi lẽ, điều này rất cần thiết và quan trong trong những năm tháng đầu đời. Chúng được thể hiện thông qua các dấu hiệu điển hình như:
- Dị ứng ngay lập tức: Gây ra hiện tượng phát ban trên người trẻ. Sưng và nổi mề đay trong vài phút sau khi bé ăn dặm. Thông thường, mề đay thường nổi xung quanh miệng. Hoặc chúng có thể gây ngứa gây dị ứng khi bé ăn dặm.
- Dị ứng muộn: Chúng xảy ra khi bé có hiện tượng chàm. Bé bị trào ngược đồ ăn, đau bụng và tiêu chảy.
Bên cạnh đó, còn có một loạt các triệu chứng quan trọng. Mẹ cần phải nghi ngờ ngay nếu phát hiện:
- Phát ban đỏ, viêm da
- Đau bụng
- Sưng môi, mắt và xung quanh khuôn mặt
- Bé hay bị nôn mửa sau khi ăn
- Tiêu chảy
- Gây ra triệu chứng chàm
- Sổ mũi
- Chảy nước mắt
- Hay òa khóc bất thình lình
Nếu chậm trễ trong việc phát hiện những dấu hiệu trên, việc dị ứng có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp trầm trọng hơn còn có thể gây ra kịch phát cơn hen suyễn hoặc sốc phản vệ. Dẫn đến nguy cơ rơi vào tình trạng nguy kịch rất cao ở trẻ. Do đó, mẹ cần phải chú ý đến con trẻ trong những năm tháng đầu đời khi ăn. Lặp tức đưa trẻ vào bệnh viện thăm khám ngay nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Xem thêm:
3. Bé bị dị ứng không nên ăn gì? Những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng khi bé ăn dặm
Các loại thực phẩm có thể khiến bé bị dị ứng khi ăn dặm ở nguy cơ cao có rất nhiều. Chẳng hạn một số loại thực phẩm tiêu biểu như:
- Trứng
- Lúa mì
- Sữa hay sản phẩm nhiều loại từ sữa khác
- Trứng
- Đậu nành hay các loại đậu khác
- Quả hạch
- Cá
- Động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc, hến, bào ngư,…
Phần lớn, trẻ sơ sinh sẽ dễ dị ứng với các loại thực phẩm xuất phát từ trứng, đậu nành và sữa bò. Hoặc khi bé trong độ tuổi vẫn còn bú mẹ, mẹ sợ không đủ sữa, sợ bé đói. Do đó, mẹ bắt đầu việc pha thêm sữa bột kết hợp cho trẻ uống hằng ngày. Điều này có thể khiến trẻ ăn dặm bị dị ứng với các thành phần từ sữa, có hại cho sức khỏe của bé.
Các loại thực phẩm không chứa protein hay chứa ít protein hiếm khi xảy ra phản ứng dị ứng cho trẻ. Thông thường, dấu hiệu dị ứng khi bé ăn dặm, ăn dặm kiểu Nhật … đa số sẽ xuất hiện ngoài da. Đó cũng là một trong những cách mẹ dễ nhận biết nhất. Mẹ có thể quan sát lúc bé ăn thực phẩm để tìm cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn kịp thời.
4. Cách phòng tránh dị ứng khi bé ăn dặm
Bên cạnh việc quan tâm đến những triệu chứng cũng như đồ ăn khiến bé bị dị ứng khi ăn dặm. Mẹ cũng nên quan tâm đến các phòng tránh dị ứng cho bé yêu. Vậy, mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị dị ứng?
Bé cần được bú mẹ ít nhất là trong 4 tháng đầu tiên và hoàn toàn là bú sữa mẹ. Sữa mẹ có tác dụng ngăn ngừa viêm da dị ứng ở trẻ. Cho bé bú sữa mẹ từ 4 đến 6 tháng sau đó có thể giúp bé giảm nguy cơ viêm da dưới 2 tuổi. Chúng còn giúp giảm nguy cơ dị ứng protein có trong sữa bò trong những năm tháng đầu đời.
Bên cạnh đó, một số cách khác để mẹ phòng tránh việc dị ứng khi ăn dặm ở trẻ là:
- Việc dị ứng khi bé ăn dặm có thể liên quan đến vấn đề di truyền trong gia đình. Nếu người trong nhà có tiền sử dị ứng đồ ăn thì nguy cơ cao cũng bé cũng sẽ mắc phải. Mẹ nên lưu ý để phòng tránh cho bé
- Khi mẹ mang thai, nên ăn các loại thực phẩm như lạc và đậu nành. Nhằm hạn chế việc dị ứng ở trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
- Cần tập cho trẻ làm quen dần với những loại đồ ăn. Độ tuổi thích hợp để thực hiện hoạt động ăn dặm là 6 tháng tuổi.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên, mẹ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng bé bị dị ứng khi ăn dặm. Cũng như biết rõ hơn cách phòng tránh cho trẻ. Giúp trẻ bổ sung những dưỡng chất theo cách hoàn thiện nhất trong những năm tháng đầu đời.