Trong những tháng đầu đười, các bé sẽ có sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt. Vậy Mẹ có biết khi trẻ 5 tháng tuổi sẽ phát triển ở mức độ nào không?
Mục lục
1. Sự phát triển về mặt thể chất của trẻ 5 tháng tuổi
1.1. Phát triển thị giác
Mặc dù thị giác của bé ở tháng thứ 5 vẫn chưa đạt mức tốt nhất. Tuy nhiên, nếu so với 4 tháng trước thì ở tháng này, thị lực của con đã cải thiện hơn rất nhiều. Bé cưng của Mẹ đã có thể nhìn rõ được đồ vật ở xa và những món đồ nhỏ ở trong tầm mắt của bé.
Bé được 5 tháng tuổi đã có khả năng nhìn và phân biệt được 2 màu tương phản khác nhau. đó là lí do mà những trẻ 5 tháng tuổi trở lên sẽ tỏ ra hưng thú với những đồ vật có màu sắc sặc sỡ. Vậy nên, mẹ hãy bắt đầu cho con làm quen dần với màu sắc ngày từ bây giờ nhé!
1.2. Mọc răng
Thông thường, các bé sơ sinh sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu từ tháng thứ 6. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh hay chậm ở các con khác nhau nên thời gian mọc răng cũng sẽ có sự chênh lệch. Vì vậy, với những bé phát triển nhanh thì ở tháng thứ 5 này con sẽ có dấu hiệu nhú răng sữa đầu tiên.
1.3. Cơ thể cứng cáp hơn
Ở tháng thứ 5, cơ thể các con đã cứng cáp hơn. Do vậy, từ thời gian này con sẽ năng động hơn: Mẹ sẽ bắt gặp những lúc con lăn qua lăn lại mà không biết chán. Hoặc đôi chân của con luôn đung đưa. Đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc tập bò ở những tháng tiếp theo.
Việc cơ thể cứng cáp hơn đồng nghĩa với việc Mẹ nên đỡ cho bé quen dần với việc ngồi. Phần lớn các bé có thể ngồi tựa vào chiếc ghế chuyên dụng của các con hoặc được dựa vào lòng mẹ. Thậm chí, một số ít trẻ 5 tháng tuổi phát triển nhanh còn có thể ngồi vững.
1.4. Cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn của trẻ 5 tháng tuổi
- Về cân nặng: Mặc dù tốc độ phát triển của các bé không giống nhau những về cơ bản ở tháng thứ 5 này các bé sẽ tăng trung bình khoảng 0,5 – 0,9kg. Như vậy, các con sẽ đạt cân nặng trung bình 5,5 – 9kg vào tháng này.
- Về chiều cao: Ở tháng thứ 5, các con sẽ tăng khoảng 20cm chiều cao tùy vào sự phát triển của các bé.. Trung bình, chiều cao của những bé ở tháng này dao động 60 – 70cm.
2. Phát triển về mặt nhận thức của trẻ 5 tháng tuổi
2.1. Biểu hiện cảm xúc
Từ tháng thứ 5 các bé sẽ bắt đầu bộc lộ những cảm xúc ra bên ngoài nhiều hơn. Bé có thể cáu gắt mỗi khi có vấn đề về sức khỏe, vui vẻ khi lấy được thứ mình muốn… Mẹ có thể thấy cá tính của con sẽ ngày càng bộc lộ rõ ràng hơn. Vậy nên từ giai đoạn này con có thể sẽ rất nhạy cảm và dễ bị kích động.
2.2. Phát triển nhận thức
Con ở giai đoạn này đã có thể nhận diện được mọi người, nhận ra đâu là gương mặt quen thuộc, đâu là người lạ. Ở tháng thứ 5 bé cũng có thể nhận diện được về màu sắc, hình dáng.
Xem thêm: Trò chơi cho bé 5 tháng tuổi – Phần 1 – Đồ chơi đâu mất rồi? | Mamamy
2.3. Phát triển ngôn ngữ
Mặc dù ở thời điểm này bé vẫn chưa hoàn toàn hiểu được lời nói của Mẹ. Nhưng thông qua tông giọng, ngữ điệu trong lời nói mà con có thể nhận biết Mẹ đang quát mắng, đang nựng yêu hay đang ru ngủ.
Thêm vào đó, trẻ 5 tháng tuổi đã có thể bắt chước âm thanh mà bé nghe được mặc dù chưa rõ ràng. Con cũng bắt đầu làm quen với các âm thanh xung quanh mình như tiếng xe máy, động vật kêu,…
3. Bé 5 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
Bé con của Mẹ ở trong giai đoạn này cần ngủ khoảng 11 – 14 tiếng mỗi ngày. Trong đó, thời gian ngủ ngày của con sẽ vào khoảng 3 – 4 tiếng chia ra thành 2 – 3 giấc nhỏ. Giai đoạn 5 đến 6 tháng, các con sẽ bắt đầu ngủ liền suốt đêm.
Để nắm rõ hơn trẻ 5 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ, mẹ có thể tham khảo thêm:
Mẹ nên cho bé 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?
4. Dinh dưỡng của trẻ 5 tháng tuổi
Trong 6 tháng đầu đời, con không cần dinh dưỡng từ thức ăn khác ngoài sữa Mẹ hoặc sữa pha theo công thức.Tuy nhiên, Mẹ có thể cân nhắc cho bé làm quen với việc ăn dặm nếu Mẹ thấy con đã sẵn sàng với việc này. Vậy làm thế nào mẹ biết con đã sẵn sàng với việc ăn dặm?
- Con có thể tự nâng đầu của mình lên.
- Con tự động mở miệng khi Mẹ đưa thức ăn lại gần.
- Sự chú ý của bé di chuyển theo thìa thức ăn hoặc nhìn Mẹ ăn
- Bé phải được ít nhất 6kg hoặc tăng gấp đôi trọng lượng so với khi sinh.
Mẹ có thể tự chế biến thức ăn dặm cho con để tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng. Tuy nhiên, Mẹ cần tránh cho con ăn quá nhiều món có chứa các loại rau như: củ cải, cà rốt, rau cải thìa, rau bina. Đây là những loại thực phẩm có chứa hàm lượng lớn nitrat – một chất hóa học có thể gây ra thiếu máu ở trẻ.
Mẹ có thể tham khảo thêm:
Sách ăn dặm tự chỉ huy mẹ không nên bỏ qua
Thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống giúp mẹ khỏi phải suy nghĩ
Bé 5 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ để phát triển toàn diện?
Việc nắm được sự phát triển chung của con sẽ giúp Mẹ chăm sóc con tốt hơn. Hy vọng qua bài này, Mẹ đã biết được trẻ 5 tháng phát triển đến mức độ nào để có phương pháp chăm con phù hợp.
Nguồn tham khảo: https://www.verywellfamily.com/your-5-month-old-baby-development-and-milestones-4172566