Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 6 tháng bú ít phải làm sao? Cùng mẹ giải quyết mọi vấn đề

Bước vào tuổi ăn dặm và sữa mẹ cũng giảm đi, mẹ băng khoăn bé 6 tháng bú ít phải làm sao? Đây là vấn đề mà mọi bậc phụ huynh đều lo lắng. Cùng tìm hiểu những vấn đề mà bé 6 tháng hay gặp phải và những chú ý về dinh dưỡng trong giai đoạn này.

1. Tại sao bé 6 tháng lười bú?

1.1. Trẻ bắt đầu ăn dặm

Mẹ có thể cho bé bú đến tận 18-24 tháng. Tuy nhiên sau 6 tháng, lượng sữa mẹ giảm đáng kể và đặt ra vấn đề ăn dặm. Việc bú mẹ song song với sữa công thức hoặc ăn dặm ở thời điểm này là hợp lý. Tuy nhiên sữa mẹ và thực phẩm ăn dặm khác biệt nhau rõ ràng. Hệ tiêu hóa của bé cần phải thay đổi và thích nghi với một dạng thực phẩm mới. Vì thế bé có thể không chỉ lười bú mà thậm chí còn rối loạn tiêu hóa ở giai đoạn này.

Tình trạng lười bú khi trẻ bắt đầu ăn dặm rất thường gặp khiến mẹ bận tâm. Thông thường chỉ cần 1-2 tuần bé đã làm quen với cách ăn uống mới. Tình trạng lười bú của bé không kéo dài quá lâu và thường không ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Tuy nhiên do ít bú đi và có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, trẻ có thể sụt cân. Khi đó mẹ nên chú trọng vào dinh dưỡng trong thực phẩm để đảm bảo bé không thiếu chất. Giai đoạn bé 6 tháng lười bú sẽ không kéo dài, bé sẽ tăng cân và bú đều trở lại.

1.2. Mọc răng

Đây là thời điểm bé chuẩn bị mọc những chiếc răng đầu tiên. Khi đó bé có hiện tượng tăng tiết đờm dãi và có thể sưng, viêm nướu răng. Con cũng có thể bị sốt do mọc răng hoặc rối loạn tiêu hóa. Đây là lí do khiến bé 6 tháng bú ít ngủ ít, thường khó chịu, thậm chí giảm chơi. Giai đoạn này không giống nhau giữa các bé, tuy nhiên phần nhiều cũng không ảnh hưởng kéo dài cho đến khi răng mọc.

Mọc răng
Mọc răng

Nếu bé sốt, mẹ có thể cho con đi khám để theo dõi sốt cũng như phát hiện nguyên nhân có thực sự do mọc răng hay không. Do tăng tiết đờm dãi nên mẹ vừa phải cố gắng cho bú vừa phải bổ sung nước cho bé. Rối loạn tiêu hóa cũng có thể làm bé mất nước, nếu bé không bú thì vẫn phải bổ sung nước bên ngoài.

1.3. Rối loạn tiêu hóa

Bệnh lý tiêu hóa của trẻ nhỏ rất thường xuyên do hệ vi khuẩn đường ruôt chưa hoàn chỉnh. Việc ăn dặm cũng làm thay đổi khả năng tiêu hóa hấp thu của cơ thể trẻ. Bé dễ bị mệt mỏi do đi ngoài phân sống, phân nước, nôn trớ. Tình trạng này khiến bé lười bú, lười chơi, giấc ngủ kém. Trẻ rối loạn tiêu hóa nên được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn theo dõi bé. Điều trị kịp thời cải thiện triệu chứng cho bé là cực kì cần thiết.

Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa

1.4. Hiếu động ở trẻ 6 tháng tuổi

Vào tháng thứ 4 trở đi, bé đã thích thú với việc tập nâng đầu, giữ đầu và đưa dần đầu lên cao. Khi đó bé đã bắt đầu tập ngồi, tập bò. Cho đến khoảng 6 tháng, bé càng hiếu động hơn do đã làm được nhiều động tác khó hơn. Bé có thể đã ngồi vững để tự chơi, có thể thích lẫy, thích lăn. Do sự tăng cường hoạt động mà bé có thể mệt hoặc thậm chí quên ăn. Tuy nhiên mẹ cần nắm bắt điều này để cho bé bú đều. Nếu cữ bú bị ngắn đi, bé lười bú thì mẹ nên cho bú gần lại để đảm bảo con không bị đói.

Đọc thêm:

Hiếu động ở trẻ 6 tháng tuổi
Hiếu động ở trẻ 6 tháng tuổi

2. Bé 6 tháng bú ít phải làm sao?

Góc của mẹ có một số gợi ý dưới đây đồng hành với mẹ khi bé lười bú.

2.1. Bổ sung vi chất hoặc men tiêu hóa

Do thay đổi trong thực đơn đồ ăn, hệ tiêu hóa của trẻ phải hoạt động nhiều hơn. Mẹ có thể tham khảo các chuyên gia để bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa cho con. Những loại men này hỗ trợ cho bé tiêu hóa những loại thức ăn mới khác với sữa mẹ. Men còn có thể bổ sung hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột của bé.

Bổ sung vi chất hoặc men tiêu hóa
Bổ sung vi chất hoặc men tiêu hóa

Mẹ cũng không nên lơ là do con có thể thiếu vi chất như vitamin A, D, sắt, canxi,… Những vi chất này có làm cho trẻ bị chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Để kiểm tra con có thiếu hay không, mẹ nên khám lại đồng thời tham khảo phương thức bổ sung vi chất nếu có.

2.2. Thay đổi thực đơn ăn dặm phù hợp

Lúc này bé rất thích nhai do đã mọc răng và đang ngứa lợi khi mọc răng. Nên thức ăn cần đủ mềm phù hợp với bé bên cạnh vấn đề về dinh dưỡng. Mẹ có thể lên thực đơn ăn dặm hoặc tham khảo thực đơn ăn dặm. Nên chọn các loại rau, quả tươi, nhiều vitamin cho bé có thể giúp tăng sức đề kháng và ăn ngon miệng hơn.

Dầu ăn là thứ không thể thiếu trong khi cho bé ăn dặm. Đây là dung dịch hòa tan vitamin A, D, E, K và giúp hấp thụ vitamin. Thiếu hụt những vitamin này ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan, bộ phận của bé. Thực phẩm ăn dặm phải được sơ, chế biến kĩ càng, cẩn thận.

2.3. Không ép bé ăn, không ăn rong

Không ép bé ăn, không ăn rong
Không ép bé ăn, không ăn rong

Có những vấn đề tưởng như rất quen thuộc mà nhiều mẹ khó khắc phục. Do mới làm quen với thức ăn nên bé gặp những khủng hoảng nhất định và mẹ cũng khủng hoảng theo vì lo lắng. Tuy nhiên việc ép bé ăn sẽ khiến tình trạng này còn tệ hơn. Tương tự với việc ăn rong khiến cho bữa ăn của con và khả năng hấp thu giảm chất lượng đi. Mẹ cần để bé làm quen với đồ ăn cũng như khiến bé tự giác chọn phần ăn của mình, vấn đề này sẽ được khắc phục nếu mẹ áp dụng thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 6 tháng tuổi ngay từ đầu. Đây có thể là việc không thể làm tốt ngay nhưng sẽ khắc phục được theo thời gian.

Trên đây là một số nguyên nhân hàng đầu liên quan đến bé lười bú. Góc của mẹ đã cùng góp ý với mẹ một số giải pháp mà bé 6 tháng ít bú phải làm sao. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với mẹ và giúp bé khỏe mạnh, lớn nhanh!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 6 tháng bú ít phải làm sao? Cùng mẹ giải quyết mọi vấn đề”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0