Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Là bố mẹ chắc hẳn bạn sẽ rất tự hào khi chứng kiến con đạt được những cột mốc phát triển. Những thành tựu nho nhỏ của con sẽ khiến chúng hình thành tính độc lập sau này. Mẹ có biết khi nào là thời gian bé chuẩn bị tập ngồi? Đó cũng là một cột mốc rất quan trọng mà người làm cha mẹ nào cũng chờ đợi. Vì vậy hãy đọc để biết khi nào bé bắt đầu ngồi dậy và cách mẹ yêu giúp tập ngồi cho bé.

1. Trẻ học ngồi ở độ tuổi nào?

Trẻ bắt đầu tập ngồi vào khoảng 6 tháng tuổi
Trẻ bắt đầu tập ngồi vào khoảng 6 tháng tuổi

Trẻ bắt đầu tập ngồi vào khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ tập ngồi sớm hơn vào khoảng 4 đến 5 tháng tuổi. Nhiều trẻ khác lại tập ngồi muộn hơn ở độ tuổi khoảng 7 đến 8 tháng. Vì vậy, bố mẹ không cần phải quá lo lắng khi thấy con mình tập ngồi quá sớm hay quá muộn. Hãy luôn nhớ rằng mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển của riêng chúng. Bố mẹ yêu hãy cho trẻ thời gian và đừng ép chúng làm bất cứ việc gì đó, khi chúng chưa sẵn sàng.

2. Trẻ có những kỹ năng nào trước khi tập ngồi cho bé?

Dưới đây là một số những kỹ năng mà con có được trước khi bắt đầu tự tập ngồi:

  • Khoảng hai tháng tuổi: Đến 2 tháng tuổi bé yêu có thể nâng và ngẩng đầu một góc 45 độ ở tư thế nằm sấp trong khoảng vài phút.
  • Khoảng 3 tháng tuổi: Đến 3 tháng tuổi, đầu của trẻ đã chắc chắn hơn trước, bé có thể nâng ngực và đầu lên một góc 45 độ.
  • Khoảng 4 tháng tuổi: Khi được 4 tháng tuổi, trẻ có thể ngẩng đầu lên một góc 90 độ trong tư thế nằm sấp. Em bé cũng có thể ngồi dậy nhờ một chút trợ giúp từ bố mẹ.
  • Khoảng 5 tháng tuổi: Được 5 tháng tuổi, bé có khả năng nâng được cả phần trên cơ thể khi nằm sấp. Bé cũng có thể lăn lộn hay thậm chí ngồi ổn định nhờ sự hỗ trợ của người lớn.
  • Khoảng 6 tháng tuổi: Vào 6 tháng tuổi, con có thể ngồi được nhờ sự hỗ sợ và lăn cả hai bên.
  • Khoảng 7 tháng tuổi: Khi được 7 tháng tuổi, trẻ có thể ngồi dậy mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào. Thậm chí bé còn có thể di chuyển phần trên của cơ thể.
  • Khoảng 8 tháng tuổi: 8 tháng tuổi, bé có thể ngồi thẳng lưng và không cần hỗ trợ. Bé cũng có thể di chuyển phần trên của cơ thể một cách thoải mái và bắt đầu đứng lên với sự giúp đỡ từ bố mẹ.

3. Bước đầu tập ngồi cho bé

Mẹ muốn tập ngồi cho bé yêu nhà mình có thể thử một số cách sau đâu:

3.1. Nằm sấp

Bước đầu tập ngồi cho bé
Bước đầu tập ngồi cho bé

Dành thời gian cho trẻ nằm sấp rất quan trọng. Khi trẻ có thể kiểm soát được phần cổ và đầu, thường vào khoảng 1 tháng tuổi. Hãy bắt đầu bằng việc để trẻ nằm trên đùi hoặc bụng của mẹ. Khi trẻ đã cứng cáp hơn một chút. Có thể cho trẻ nằm trên bề mặt an toàn như giường hay nệm.

3.2. Nằm ngửa

Nằm sấp là khoảng thời gian quan trọng để con phát triển cơ cổ và phần thân trên. Nằm ngửa cũng là thời gian cần thiết để tăng cường phần ngực, bụng và thân của bé. Để trẻ nằm ngửa và cho bé một món đồ chơi, ngay sau đó mẹ sẽ thấy bé bắt đầu lăn qua lăn lại.

Mách mẹ cách chăm sóc giấc ngủ của bé để phát triển toàn diện

3.3. Bế con ở tư thế đứng thẳng

Trước khi bé bắt đầu tự ngồi dậy, hãy giúp bé làm quen với điều đó
Trước khi bé bắt đầu tự ngồi dậy, hãy giúp bé làm quen với điều đó

Trước khi bé bắt đầu tự ngồi dậy, hãy giúp bé làm quen với điều đó. Ôm con trong tư thế ngồi không những giúp bé làm quen với tư thế này mà còn cải thiện sức mạnh phần cổ và đầu bé. Tuy nhiên, hãy đảm bảo mẹ đang nâng đỡ cơ thể bé khi làm vậy.

3.4. Sử dụng đạo cụ và đồ chơi

Mẹ có thể sử dụng đạo cụ hoặc đồ chơi để giúp bé ngồi dậy. Giúp bé ngồi trong lòng mẹ bằng gối và đệm. Để đồ chơi trước mặt và phụ huynh có thể cùng chơi với bé. Chúng ta cũng có thể đặt bé ngồi trong nôi nhưng đừng bỏ mặc để bé chơi một mình.

4. 6 cách mẹ yêu có thể áp dụng để tập ngồi cho bé

Đây sẽ là một số tư thế tốt mà mẹ có thể áp dụng để tập ngồi cho bé yêu nhà mình:

4.1. Ngồi trong lòng

Cho bé ngồi trên đùi của mẹ, đặt tay chúng ta ở trên hông em bé và giữ bé trong tư thế này. Đây là tư thế phù hợp cho bé từ 3 đến 6 tháng tuổi.

4.2. Tập ngồi cho bé trên ghế dựa

Có thể dùng ghế dựa để giúp bé ngồi dậy
Có thể dùng ghế dựa để giúp bé ngồi dậy

Có thể dùng ghế dựa để giúp bé ngồi dậy. Điều này hiệu quả với những bé đã bắt đầu tập ngồi với sự trợ giúp. Cách này phù hợp cho bé từ 4 đến 5 tháng tuổi.

4.3. Ngồi trên sàn giữa hai chân mẹ

Tư thế này được khuyến khích cho trẻ 4-5 tháng tuổi. Khoảng cách giữa cha và bé phù hợp để bé được đỡ bởi lưng và chân của người cha. Trường hợp bé đổ sang ngang hoặc ra sau, bé có thể tự dùng tay để đỡ.

4.4. Tập ngồi cho bé trên sàn với những chiếc gối

Bao quanh bé bằng gối và đặt một món đồ chơi trước mặt bé để bé có thể với lấy. Sau đó có thể điều chỉnh gối để giúp trẻ ngồi dậy.

4.5. Tư thế kiềng 3 chân

Tập ngồi cho bé theo kiểu này phù hợp cho bé từ 4 đến 6 tháng tuổi
Tập ngồi cho bé theo kiểu này phù hợp cho bé từ 4 đến 6 tháng tuổi

Cho bé ngồi dạng chân trên sàn. Đặt đồ chơi ở khoảng cách bé có thể với tới được, và để bé dùng thân mình với lấy đồ chơi. Tập ngồi cho bé theo kiểu này phù hợp cho bé từ 4 đến 6 tháng tuổi.

4.6. Tư thế vòng chân

Cho bé ngồi dạng chân nhưng hai bàn chân nối vào nhau. Tư thế này phù hợp cho bé từ 6 đến 8 tháng tuổi. 

Phần kết

Mẹ hãy tập ngồi cho bé một cách từ từ với những bước cơ bản đến nâng cao. Bắt đầu từ những động tác chuẩn bị đơn giản. Sau đó, nâng dần độ khó theo thời gian và độ tuổi. Nếu bé đến tuổi tập ngồi nhưng vẫn chưa xuất hiện những biểu hiện. Đừng quá lo lắng về điều đó. Mỗi trẻ có một tốc độ phát triển riêng. Việc của chúng ta là quan sát và hỗ trợ bé. Rồi vào một thời điểm nào đó, mẹ sẽ ngạc nhiên khi phát hiện ra bé có thể tự ngồi dậy và chơi với chú gấu bông của mình.

Trở sơ sinh sẽ khác nhau từng ngày chứ không chỉ theo từng giai đoạn tuổi đặc biệt là trong 12 tháng đầu đời. Khi trẻ 9 tháng tuổi chúng sẽ có những sự thay đổi về mọi mặt và trở nên hiếu động hơn rất nhiều. Ở giai đoạn này, trẻ cũng thể hiện cảm xúc của mình rõ rang hơn thong qua âm thanh. Hãy cùng xem sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi cụ thể là những thay đổi gì ngay sau dây.

Trẻ 9 tháng tuổi có những thay đổi gì mà cha mẹ cần phải lưu ý?

1. Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Theo thời gian, mọi kỹ năng của trẻ sẽ được hoàn thiện dần để con có thể tự mình trải nghiệm cuộc sống. Việc trẻ biết bò khắp nơi thậm chí có những trẻ còn biết cách di chuyển bằng mông giúp con khám phá mọi thứ dễ dàng hơn. Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi thể hiện ở các phương diện sau:

1.1. Trí não của trẻ 9 tháng tuổi

Trí não của trẻ 9 tháng tuổi phát triển hơn và lúc này con đã bắt đầu cảm thấy nhàm chán đối với những thứ ở xung quanh mình. Chúng bắt đầu tìm kiếm những thú vui mới, những trải nghiệm mới.

Đây là lúc để mẹ có thể thử nghiệm các trò chơi đơn giản ví dụ như tìm đồ đạc với con để hình thành các kỹ năng và tính cách. Ngay cả khi mẹ ra khỏi tầm mắt trẻ cũng biết là bạn vẫn còn ở đó vì con đã có khái niệm sự tồn tại của đồ vật.

1.2. Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi về kỹ năng vận động

Trẻ 9 tháng tuổi sẽ biết thực hiện các hành động sau:

  • Vừa cầm đồ, vừa bò và biết cách chuyển hướng nếu gặp chướng ngại vật. Một số trẻ còn có khả năng leo cầu thang.
  • Nắm đồ chơi bằng 2 tay và chơi 1 mình.
  • Có thể ngồi vững ở trên ghế. Đang ngồi cũng có thể cúi xuống đất.
  • Con biết cách vịn vào đồ vật và đứng dậy một chút. Sau khi đứng dậy có thể tự mình quỳ xuống. Bạn nào phát triển nhanh còn bước đi được vài bước.
  • Biết đập 2 tay vào nhau để tạo ra âm thanh hoặc vỗ tay.
  • Tự con đã cầm được bình sữa để bú. Nếu bình rơi con sẽ tự nhặt lên.
  • Dùng tay để chỉ và đòi đồ vật.
  • Lấy ngón tay để móc đồ vật.
  • Biết cho đồ chơi vào hộp và lấy chúng ra.
  • Biết chồng hai khối lên nhau đơn giản.
Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi về kỹ năng vận động

1.3. Khả năng giao tiếp của trẻ 9 tháng tuổi

Lúc này con mới chỉ biết cách giao tiếp bằng cử chỉ và hành động. Ví dụ như nếu muốn một thứ gì đó sẽ chỉ tay. Vỗ tay khi vui mừng và vẫy tay chào tạm biệt. Và sẽ dần hoàn thiện các kỹ năng này khi con được 10 tháng.

Trẻ có xu hướng nói nhiều hơn và gây ồn ào cho ngôi nhà. Nhưng đó chắc chắn sẽ tạo nên không khí vui vẻ và sự thú vị cho bạn. Con cũng sẽ nghe người khác nói chuyện và nhìn miệng đối phương để ô a theo. Điều này sẽ giúp con học được cách nói ở những tháng sau đó nhanh hơn. Vì thế. Mẹ đừng quên trò chuyện và giao tiếp với con nhiều hơn để giúp phát triển khả năng ngôn ngữ.

1.4. Về mặt cảm xúc

Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi ở mặt cảm xúc thể hiện ở việc con tỏ ra thích thú khi nhìn thấy mọi người xung quanh mình. Lúc này, bé biết phân biệt đâu là người quen, người lạ để đòi và tỏ thái độ không thích nếu người khác bế. Đây là một việc hết sức bình thường, bạn chỉ cần ôm dỗ dành và cùng con chơi với mọi người.

Con bắt đầu có những cảm xúc vui, buồn rõ ràng hơn. Chúng thể hiện thông qua các cử chỉ, hành động của mình chứ chưa thể dùng lời nói. Cũng biết quan sát thái độ của người khác như thế nào và biết từ chối khi không thích. Cha mẹ cũng hãy tương tác và phản hội lại để giúp con phát triển khả năng giao tiếp của mình.

Cảm xúc của con cũng thể hiện một cách rõ ràng hơn

2. Chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi như thế nào?

Với sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi như vậy, mẹ hãy điều chỉnh một chút trong việc chăm sóc con hằng ngày để giúp con phát triển và hoàn thiện các kỹ năng. Đầu tiên, cha mẹ hãy tìm hiểu và tìm được hướng nuôi dạy con phù hợp. Mỗi cá thể đã là một sự khác biệt và cha mẹ cần tôn trọng điều đó. Không so sánh con mình với con người khác để chúng không tự ti.

Dành thời gian trò chuyện với con nhiều hơn để kết nối tình thân và tăng khả năng giao tiếp của trẻ. Không ngăn cản con làm điều gì hết, hãnh đồng hành bên chúng. Như vậy con sẽ không bị nhút nhát, rụt rè.

Chú ý đến bữa ăn và giấc ngủ của con nhiều hơn. 9 tháng tuổi vẫn là giai đoạn ngủ rất quan trọng của con. Bé nhà bạn sẽ ngủ 2 giấc/ngày. Và lúc ngủ sẽ cáu gắt hơn. Chúng có thể tỉnh giấc giữa đêm vì nhầm lẫn là đang ngủ ban ngày nhưng sau đó sẽ nhanh chóng ngủ lại. Thời gian ngủ đêm của trẻ là 11 tiếng và ngày là 3 tiếng.

Đối với việc ăn uống ở giai đoạn 9 tháng khá hỗn loạn. Con hào hứng với tất cả các món. Và mẹ cũng nên tập quen với việc trẻ không giữ sạch sẽ khi ăn. Việc của mẹ là chọn cách ăn phù hợp và để con thoải mái trong thời gian ăn uống.

Chú ý trong quá trình chăm sóc để con phát triển toàn diện

Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi khá là quan trọng trong cuộc đời của con. Vì vậy, cha mẹ hãy nắm được cột mốc này và cùng con phát triển.

Cân nặng của trẻ sơ sinh bao nhiêu là chuẩn khoa học? Vì sao cha mẹ cần nắm rõ cân nặng của trẻ? Để giải đáp cho những câu hỏi này, hãy cùng Mamamy tìm hiểu qua bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh cập nhật mới nhất chuẩn WHO nhé!

1. Vì sao cha mẹ cần nắm rõ chỉ số cân nặng của trẻ?

Vì sao cha mẹ cần nắm rõ chỉ số cân nặng của trẻ?
Việc nắm được chỉ số cân nặng cũng giúp cha mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Đối với trẻ sơ sinh thì chiều cao, cân nặng là những chỉ số phản ánh rõ rệt sự phát triển của trẻ trong những tháng thai kỳ. Đặc biệt, cân nặng của trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng nhất. Có thể dự đoán bệnh tật hoặc nguy cơ bệnh tật trẻ có thể mắc phải. Ví dụ như trẻ sơ sinh có cân nặng trên 4kg người ta có thể suy đoán trẻ được sinh ra từ người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ

Nếu trẻ nhẹ cân thì sau này quá trình chăm sóc cha mẹ sẽ phải chú ý kỹ lưỡng hơn. Bởi trẻ có khả năng bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, hệ miễn dịch suy yếu hay ốm vặt. Việc nắm được chỉ số cân nặng cũng giúp cha mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp trẻ phát triển tốt về sau. Ngoài ra, dựa vào cân nặng của trẻ người ta có thể phần nào tiên lượng lần sinh tiếp theo của người mẹ. 

2. Hiểu đúng bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh

Hiểu đúng bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh
Hiểu đúng bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh

Theo bảng tiêu chuẩn cân nặng trẻ sơ sinh của Bộ Y tế, cân nặng của trẻ sinh đủ tháng dao động trong khoảng từ 2,9 – 3.8kg. Trẻ lớn lên từng ngày và cân nặng theo tuổi được các chuyên gia đánh giá là phù hợp như sau: 

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi trung bình mỗi tháng cần tăng ít nhất 600gr.
  • Từ 6 tháng tuổi lên, trẻ tăng trung bình mỗi tháng 500gr. 
  • Trẻ sơ sinh bị coi là nhẹ cân khi cân nặng chỉ dưới 2,5kg và thừa cân khi có trọng lượng lớn hơn 4kg.

3. Lưu ý khi tiến hành đo cân nặng ở trẻ sơ sinh 

Lưu ý khi tiến hành đo cân nặng ở trẻ sơ sinh
Nên kiểm tra cân nặng của bé hàng tháng và cố định vào 1 ngày

Nên kiểm tra chỉ số cân nặng của bé vào buổi sáng. Khi cân mẹ nên bỏ bớt quần áo, tã bỉm,… Cho bé nằm ngửa vào thùng giấy hoặc cân trẻ sơ sinh. Nên kiểm tra cân nặng của bé hàng tháng và cố định vào 1 ngày. Thông thường, cân nặng của bé trai nhỉnh hơn bé gái một chút nên các mẹ đừng quá lo lắng nhé!

4. Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh cập nhật mới nhất hiện nay 

4.1. Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn WHO 

Ngoài cân nặng của trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể tham khảo thêm bảng chiều cao để cải thiện cho trẻ nếu chưa đạt chuẩn.

4.2. Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh (Dành cho bé gái) 

Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh (Dành cho bé gái) 
Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh (Dành cho bé gái) 

4.3. Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh (Dành cho bé trai) 

Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh (Dành cho bé trai) 
Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh (Dành cho bé trai) 

5. Những yếu tố tác động, ảnh hưởng cân nặng của trẻ sơ sinh

5.1. Gen di truyền 

Gen di truyền 
Theo các nhà khoa học, trẻ sinh ra được thừa hưởng gen di truyền từ cha và mẹ

Theo các nhà khoa học, trẻ sinh ra được thừa hưởng gen di truyền từ cha và mẹ. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của trẻ. Ngoài ra, nhóm máu và lượng mỡ thừa trong cơ thể của cha mẹ cũng là yếu tố tác động đến sự phát triển thể chất của trẻ. 

5.2. Sức khỏe của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú 

Tâm lý và sức khỏe của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú là những yếu tố quan trọng tác động đến cân nặng của trẻ. Nếu cơ thể người mẹ được nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng để tạo ra một nguồn sữa chất lượng. Bé sẽ hấp thu tốt, tăng cường đề kháng, phát triển đều đặn cân nặng và chiều cao. 

5.3. Nhiễm trùng thai kỳ 

Nhiễm trùng thai kỳ 
Nhiễm trùng thai kỳ nếu không được các mẹ phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng 

Nhiễm trùng thai kỳ nếu không được các mẹ phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Trong đó, có tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng ở trẻ. 

5.4. Hội chứng chậm phát triển trong tử cung 

Đây là hội chứng bào thai không phát triển bình thường trong tử cung. Dẫn đến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, cân nặng giảm so với trẻ khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng này như thiếu dinh dưỡng, mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu,… 

Ngoài ra, còn có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ như mang bầu đa thai, sinh non, tiền sản giật, người mẹ trong quá trình mang thai sử dụng rượu, bia, chất kích thích,… 

Hiểu rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ điều chỉnh và theo dõi sát sao sức khỏe thai kỳ. Đảm bảo trẻ sinh ra đạt tiêu chuẩn về các chỉ số phát triển.

Xem thêm: 

Hiểu về trẻ sơ sinh để chăm bé tốt hơn 

6. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh cân nặng không đạt chuẩn

6.1. Chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh thừa cân, béo phì 

Chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh thừa cân, béo phì 
Chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh thừa cân, béo phì
  • Cho trẻ bú sữa mẹ:

Trẻ sơ sinh bú sữa ngoài hấp thụ nhiều thức ăn hơn so với bú sữa mẹ. Nếu cho trẻ sơ sinh bú đủ đến tháng thứ 9, sẽ giảm được 4% nguy cơ béo phì. 

  • Cho trẻ ngủ đủ giấc:

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ bị thiếu ngủ sẽ có nguy cơ cao bị béo phì. Chính vì vậy, cha mẹ hãy tập thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ. Ngoài ra, có thể xoa bóp, massage giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn.

  • Tập thể dục cho bé:

Khi trẻ thức giấc hãy đặt trẻ nằm sấp vài lần. Để trẻ có dịp sử dụng cơ cổ, cơ cánh tay và cơ vai.

6.2. Chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu cân, suy dinh dưỡng

Chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu cân, suy dinh dưỡng
Chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu cân, suy dinh dưỡng
  • Trường hợp mẹ có sữa:

Nếu trẻ bị thiếu cân sau, mẹ hãy cho trẻ bú đủ lượng sữa trong ngày. Bởi sữa mẹ là thứ tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa chứa các kháng thể giúp trẻ khỏe mạnh, chống lại các bệnh tật. 

  • Trường hợp mẹ không có sữa:

Có thể cho trẻ sử dụng sữa công thức để bổ sung chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nên kiểm tra kỹ thành phần của sữa trước khi cho trẻ dùng. Ngoài ra, người mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống. Để lượng sữa tiết về nhiều hơn, đủ cho trẻ bú.

Lời kết 

Trên đây là bài viết về bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh được cung cấp bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hy vọng sau khi xem bảng số liệu này cha mẹ sẽ biết con mình đang có cân nặng ở mức độ nào. Để từ đó có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo tương lai bé phát triển toàn diện. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, bạn hãy để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc inbox trực tiếp về fanpage Mamamy để được tư vấn cụ thể nhé! 

NGUỒN THAM KHẢO:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/can-nang-khi-sinh-cua-tre-so-sinh/

https://suabottot.com/bang-chieu-cao-can-nang-chuan-cho-tre-tu-0-den-10-tuoi/

Tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ và hay khóc đêm khá phổ biến. Điều này khiến các bậc phụ huynh rất đau đầu và mệt mỏi mỗi khi bé khóc đêm. Bài viết sau sẽ bật mí cho ba mẹ 5 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc hơn vào ban đêm. 

1. Sắp xếp thời gian ngủ hợp lý

Một trong những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm chính là đảm bảo ban ngày bé được ngủ đủ giấc. Ba mẹ cần sắp xếp thời gian ăn ngủ của bé cho hợp lý. Trẻ sơ sinh ở từng giai đoạn sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Nếu bé ngủ ngày quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thức đêm hoặc ngủ không được sâu. Nhiều phụ huynh cho rằng nếu bé ngủ ít vào ban ngày sẽ trở nên dễ ngủ vào ban đêm. Nhưng điều đó không chính xác. Khi thiếu ngủ vào ban ngày, ban đêm bé sẽ thường mệt mỏi hay quấy khóc và trở nên khó dỗ hơn.

Ba mẹ có thể tham khảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh như sau:

Thức dậy Đi ngủ Giấc ngủ ban đêm kéo dài Tổng số giờ ngủ mỗi ngày
0 – 6 tuần 7 giờ sáng 9:30 – 11 giờ tối 2 – 4 tiếng 15 – 18 tiếng
2 – 3 tháng tuổi 6 – 6:30 sáng 8 – 10 giờ tối 3 – 6 tiếng 14 – 16 tiếng
4 – 6 tháng tuổi 7- 8 giờ sáng 8:30 – 9:30 tối 4 – 8 tiếng 12 – 15 tiếng
6 – 10 tháng tuổi 7 giờ sáng 8 – 9:30 tối 5 – 10 tiếng 11 – 15 tiếng
10 – 12 tháng tuổi 6 – 7:30 sáng 8 – 9 giờ tối 7 – 12 tiếng 11 – 14 tiếng

Trẻ ở 3 tháng đầu, các giấc ngủ của bé còn khá thất thường, chưa thể cố định. Nhưng khi trẻ được 4 tháng tuổi, ba mẹ có thể tập cho bé một thời gian biểu sinh hoạt để tạo ra phản xạ cho bé. Giúp bé dễ dàng làm quen với các mốc thời gian để có thể ăn giỏi và ngủ ngoan.

Sắp xếp thời gian ngủ hợp lý
Sắp xếp thời gian ngủ hợp lý

2. Rèn bé thói quen ngủ đêm

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon tiếp theo là tập cho bé các thói quen ngủ đêm. Khi bé 2 tuần tuổi, ba mẹ đã có thể dạy bé phân biệt ngày và đêm. Cho bé vận động, cười đùa thỏa thích vào ban ngày. Không ngại để bé tiếp xúc với các tiếng ồn từ tivi, radio… Ban ngày, mẹ có thể dẫn bé đi dạo, cho bé cảm nhận ánh sáng để nhận biết ban ngày.

Về đêm trước khi đi ngủ, phụ huynh nên tắt đèn để não bộ bé nhận thức được ban đêm đến lúc phải đi ngủ. Vậy làm như thế nào để rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm. Mỗi ngày trước khi đi ngủ 15 – 30 phút, phụ huynh có thể đọc sách, trò chuyện hoặc mở các bài nhạc nhẹ nhàng để bé có thể thư giãn từ từ chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, ba mẹ có thể tạo các thói quen cụ thể như cho bé mặc đồ ngủ, tắm mát, massage cho bé… Ba mẹ nên rèn cho bé các thói quen cụ thể trước khi đi ngủ để bé có thể nhận biết đã đến thời gian đi ngủ.

Rèn bé thói quen ngủ đêm
Rèn bé thói quen ngủ đêm

3. Nhận biết dấu hiệu bé đang buồn ngủ

Khi nhận thấy bé có biểu hiện mệt mỏi, buồn ngủ phụ huynh nên dừng các hoạt động hiện tại của bé. Sau đó, bắt đầu dỗ bé ngủ và đặt bé xuống giường như vậy sẽ giúp hạn chế các cơn gắt ngủ của bé. Từ đó, giúp bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ và ngủ ngoan hơn . Đây là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn đơn giản nhưng rất hiệu quả. Một số dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết khi trẻ sơ sinh đang buồn ngủ:

  • Ngáp, dụi mắt.
  • Mắt lờ đờ, chớp liên tục, nhìn chằm chằm vào vô định.
  • Tay nắm chặt lại.
  • Tỏ ra khó chịu, cau mày.
  • Gãi tai.
  • Bắt đầu khóc

Nhận biết dấu hiệu bé đang buồn ngủ
Nhận biết dấu hiệu bé đang buồn ngủ

4. Để bé tự ngủ

Cho bé tự ngủ chính là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon mà rất ít ba mẹ biết được. Các bậc phụ huynh thường ru bé và vỗ về bé ngủ trên tay. Nhưng thực tế rằng không nên để trẻ ngủ say trên tay. Bởi thói quen này sẽ khiến bé bị phụ thuộc và thức giấc ngay khi được đặt xuống giường. Hãy đặt bé xuống giường khi bé đang buồn ngủ, vỗ về và để bé tự chìm vào giấc ngủ. Ba mẹ có thể rèn thói quen này khi bé được 6 tuần tuổi. Tiếp đến khi bé được tròn 3 tháng tuổi, bé đã có thể ngủ ngoan mà không cần chờ mẹ ru.

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý khi sử dụng võng đưa hoặc nôi lắc để giúp bé dễ ngủ. Bé sẽ rất quen với việc được đu đưa khi ngủ và không thể ngủ khi thiếu các tác động đó. Do đó, khi dùng nôi lắc hay võng, phụ huynh chỉ nên đu đưa bé cho đến khi bé thiu ngủ. Sau đó, để bé tự ngủ yên. Như vậy sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên hạn chế dỗ bé khi bé cựa quậy hoặc khóc giữa đêm. Khi bé bắt đầu khóc không nên chạy đến vỗ bé ngay. Kiên nhẫn chờ 1 – 2 phút để bé có thể tự mình ngủ lại.

Để bé tự ngủ 
Để bé tự ngủ 

5. Không gian phòng ngủ

Một trong những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon mà mẹ cần chú ý chính là không gian ngủ của bé. Môi trường ngủ chính là điều kiện quan trọng cho một giấc ngủ chất lượng. Đảm bảo chăn gối và nệm cho bé êm ái, mềm mại để tạo cho bé cảm giác dễ chịu và an toàn. Phòng ngủ của bé phải thật thoáng khí,  không quá nóng hoặc quá lạnh. Tránh mặc quá nhiều áo cho bé khi ngủ vì dễ gây nóng nực, khó chịu.

Đồng thời, ba mẹ có thể dùng đèn ngủ với ánh sáng dịu nhẹ hoặc ru ngủ bé bằng tiếng ồn trắng. Nhưng khi bé đã ngủ ngoan, hãy loại bỏ các tác nhân bên ngoài như âm thanh, ánh sáng để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

Không gian phòng ngủ
Không gian phòng ngủ

Giấc ngủ rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên chú ý để có thể chăm sóc giấc ngủ của bé được tốt nhất. Hy vọng với 5 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon trên sẽ hữu ích được cho ba mẹ.

Chuẩn bị tâm lý trước sinh là “bước đệm” quan trọng cho quá trình “vượt cạn”. Vì vậy, gia đình cần phải rất chú trọng đến hoạt động này. Dưới đây là các chia sẻ về chủ đề trên mà Góc của mẹ muốn gửi đến các mẹ.

1. Lợi ích của việc chuẩn bị tâm lý trước sinh

Ý nghĩa của việc chuẩn bị tâm lý trước sinh không đơn thuần như nhiều mẹ bầu vẫn nghĩ. Hoạt động này ảnh hưởng đến các mẹ và tác động gián tiếp đến người thân.

Lợi ích của việc chuẩn bị tâm lý trước sinh
Lợi ích của việc chuẩn bị tâm lý trước sinh

1.1. Đối với đời sống sinh hoạt

Nếu việc chuẩn bị tâm lý trước sinh không thực hiện tốt sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sống hàng ngày của các mẹ. Mẹ bầu có khả năng bị rối loạn giờ giấc sinh hoạt và chế độ ăn uống. Cụ thể như: Ngủ không sâu giấc, ăn không ngon miệng,…

1.2. Đối với tinh thần và cảm xúc của bản thân

Mẹ bầu không kiểm soát được cảm xúc và tinh thần của bản thân chỉ vì quá stress về chuyện sinh con. Việc suy nghĩ quá nhiều sẽ làm cho các mẹ thường có suy nghĩ tiêu cực. Do vậy, từ khi mang thai cho đến khi sinh con, gia đình nên thường xuyên ở bên động viên và an ủi mẹ bầu.

1.3. Đối với mối quan hệ trong gia đình

Chuẩn bị tâm lý trước sinh tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình cảm gia đình. Tâm lý thoải mái, luôn vui vẻ sẽ giúp mẹ bầu tự tin chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ hơn. Từ đó, tạo sự liên kết giữa sản phụ với các thành viên.

Các mẹ có thể tham khảo một số cách chuẩn bị tâm lý cho hành trình chào đón con tại đây nhé!

2. 5 lời khuyên hữu ích giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý trước sinh

Dưới đây là 5 lời khuyên hữu ích được tổng hợp từ chia sẻ của chuyên gia và các mẹ bầu đã “vượt cạn”. Các mẹ nên tham khảo để tìm ra cách chuẩn bị tâm lý trước sinh phù hợp nhất cho mình.

5 lời khuyên hữu ích giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý trước sinh
5 lời khuyên hữu ích giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý trước sinh

2.1. Chuẩn bị tâm lý trước sinh bằng cách trò chuyện với người thân

Chia sẻ tâm tư tình cảm với người thân giúp sản phụ bớt lo lắng về việc sinh nở. Cảm xúc của mẹ bầu trong khoảng thời gian này khá nhạy cảm. Vì vậy, nếu được san sẻ các mẹ sẽ cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn cho hành trình chào đón đứa con đầu đời của mình.

2.2. Trò chuyện với bác sĩ

Đây là cách giúp mẹ bầu có “cái nhìn” tổng quan về kiến thức và kinh nghiệm của bác sĩ. Bên cạnh đó, còn có thể dễ dàng bổ sung thêm các thông tin về chủ đề sinh sản và tạo dựng được sự an tâm đối với bác sĩ đỡ đẻ.

Trò chuyện với bác sĩ giúp mẹ bầu vạch ra được bảng kế hoạch chi tiết cho hành trình sắp tới của mình. Khi đã hiểu rõ và có đầy đủ các phương án dự phòng, mẹ bầu sẽ yên tâm và tự tin hơn cho việc sinh nở.

2.3. Hàn huyên với mẹ bầu đã vượt cạn

5 lời khuyên hữu ích giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý trước sinh
5 lời khuyên hữu ích giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý trước sinh

Không ngoa khi cho rằng trò chuyện với mẹ bỉm đã có kinh nghiệm là lựa chọn tốt nhất cho việc chuẩn bị tâm lý trước sinh. Bởi các trải nghiệm này chính là những diễn biến có thật trong thực tế.

Ngoài ra, chỉ những mẹ bỉm mới chính là những người hiểu rõ tâm lý của mẹ bầu. Do vậy, họ biết được những nỗi lo lắng và bâng khuâng mà các mẹ đang gặp phải. Từ đó, họ sẽ dễ dàng gỡ những “nút thắt” về việc sinh nở cho các mẹ.

2.4. Tránh nghe những câu chuyện không hay về sinh nở

Những câu chuyện này không giúp được gì cho việc chuẩn bị tâm lý trước sinh. Thay vào đó, “nó” chỉ khiến mẹ bầu thêm lo lắng và thường xuyên suy diễn mọi việc theo hướng tiêu cực. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe và tinh thần của mẹ lẫn trẻ.

Các mẹ nên dành thời gian để nghe nhạc và xem các thông tin có chiều hướng tích cực. Chỉ có như vậy thì tâm lý mới thoải mái và không bị ám ảnh bởi chuyện sinh con.

2.5. Trau dồi các kiến thức về vấn đề sinh sản

Các mẹ có thể tham gia lớp bổ sung kiến thức sinh sản hoặc tự tìm hiểu qua sách báo. Song song đó, các mẹ hoặc những thành viên trong gia đình cũng nên tham gia các lớp yoga, massage,… cho mẹ bầu. Điều này sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc xử lý các tình huống có thể xảy ra đối với cơ thể của sản phụ.

Các mẹ cũng nên tham gia các lớp yoga, massage
Các mẹ cũng nên tham gia các lớp yoga, massage

Ví dụ như:

  • Khi sản phụ không kiểm soát được cảm xúc thì có thể thực hiện ngay các động tác thiền và yoga để tịnh tâm, giúp tạo sự thoải mái cho mẹ và thai nhi.
  • Chồng thực hiện các bài massage cho sản phụ sẽ giúp sản phụ đỡ bị đau lưng, nặng vai. Như vậy sẽ giúp tâm lý mẹ bầu luôn trong “tư thế” thoải mái và vui vẻ.

Kết luận

Sinh con là một hành trình đầy thiêng liêng. Việc này vẫn đang diễn ra mỗi ngày với nhiều gia đình. Vì vậy, các mẹ không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó, nên dành thời gian để chuẩn bị tâm lý trước sinh và các kiến thức liên quan đến sinh sản.

Như vậy là Góc của mẹ đã thành công chia sẻ các thông tin hữu ích đến mẹ bầu. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu có được tâm lý thoải mái nhất cho lần “vượt cạn” sắp tới.

Mẹ có thể quan tâm đến các bài viết dưới đây:

Lựa chọn nơi sinh – Top 5 kinh nghiệm dành cho mẹ bầu

Uống lá tía tô trước khi sinh có thực sự tốt cho mẹ bầu không?

Trẻ 9 tháng tuổi sẽ trở nên hiếu động và thích khám phá hơn. Ngoài khả năng vận động, trẻ còn phát triển về cảm xúc và trí tuệ. Mẹ tham khảo 10 trò chơi cho bé 9 tháng tuổi sau đây giúp kích thích trí thông minh của bé hơn, góp phần hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ.

1. Thả đồ vật vào xô

Trò chơi này giúp cho trẻ 9 tháng tuổi phát triển các kỹ năng vận động tinh như khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay. Đồng thời phát triển cả kỹ năng ngôn ngữ cho bé nữa.

Mẹ hãy thả một khối hoặc một đồ chơi bất kỳ vào trong xô. Khi đồ chơi/khối chạm vào đáy xô, mẹ có thể nói “CỘP” (ví dụ). Lặp lại tương tự cho một vài lần nữa. Mẹ  cũng có thể thả một khối hoặc một món đồ chơi khác vào. Nhưng lần này mẹ hãy giữ im lặng trong khi làm như vậy nhé. Chỉ cần xem liệu bé có cố gắng bắt chước từ “CỘP” hay không. 

trò chơi co bé 9 tháng tuổi
Thả đồ vật vào xô

Sau khi cho bé chơi đồ chơi, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tay cho bé bằng khăn ướt Mamamy Tropical nha mẹ! Hiện nhà Mamamy đang có chương trình dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical đó mẹ ạ. Chỉ với 52k mẹ đã có thể sở hữu cho mình 2 gói khăn ướt mềm nhẹ, thoáng khí. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng có hạn, chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Set dùng thử MUA 1 TẶNG 1 Khăn ướt Mamamy Tropical với giá ưu đãi chỉ 52K

2. Giấu đồ vật phát ra tiếng động

Mẹ chọn lấy một món đồ chơi có thể phát ra âm thanh the thé. Và bóp nó để nó tạo ra âm thanh chói tai. Sau đó giấu nó sau lưng hoặc dưới chăn và để bé cố gắng tìm kiếm nó. Mẹ có thể tiếp tục thực hiện trò chơi này tới chừng nào bé vẫn còn giữ hứng thú với món đồ chơi.

Trò chơi này tuy đơn giản nhưng rất tốt cho sự phát triển nhận thức ở trẻ 9 tháng tuổi. Nó cũng giúp phát triển các kỹ năng thính giác và phát hiện sự tồn tại của các đồ vật xung quanh.

trò chơi giúp bé phát triển trí não
Giấu đồ vật phát ra tiếng động

3. Bóng lăn

Mẹ hãy thử lăn một quả bóng nhỏ về phía bé. Xem liệu bé có chặn quả bóng lại hay không. Sau đó mẹ hãy khuyến khích bé đẩy quả bóng trở lại nhé. Nếu bé không nghe theo, mẹ hãy khuyến khích bé bằng cách vỗ tay nhé. Mẹ cũng có thể yêu cầu chồng mình tham gia cùng. 

Trò chơi này phát triển các kỹ năng vận động thô cho trẻ 9 tháng tuổi. Dạy cho trẻ việc thay phiên và bắt chước.

trò chơi lăn bóng cho bé 9 tháng tuổi
Trò chơi này phát triển các kỹ năng vận động thô cho trẻ 9 tháng tuổi

4. Giấu và xem

Mẹ hãy chuẩn bị một chiếc thùng carton lớn. Đặt một chiếc khăn mềm hoặc chăn bên trong. Và đặt bé vào trong hộp. Sau đó hãy giả vờ như mẹ không thể tìm thấy bé. Khi nhìn thấy, mẹ hãy biểu cảm thật phấn khích nhé. Sau đó hãy để bé khám phá chiếc hộp. 

Hoạt động này giúp bé tăng cường theo dõi trực quan, phát triển kỹ năng vận động thô và kỹ năng xã hội. Đồng thời dạy cho bé sự tồn tại của đối tượng.

trò chơi thú vị cho bé
Hoạt động này giúp bé tăng cường theo dõi trực quan, phát triển kỹ năng vận động thô và kỹ năng xã hội

5. Trẻ 9 tháng tuổi vỗ tay và hát

Bé đã bắt đầu chơi được trò vỗ tay khi được 9 tháng tuổi. Mẹ hãy hát một số vần điệu đơn giản cùng trẻ và vỗ tay theo. Mẹ đừng quên khuyến khích bé vỗ tay theo nhịp nhé. 

trò chơi vỗ tay và hát
Trò chơi này giúp trẻ chập chững phát triển kiểm soát cơ bắp và phối hợp tay – mắt

Trò chơi này giúp trẻ chập chững phát triển kiểm soát cơ bắp và phối hợp tay – mắt. Nó cũng giúp bé tìm hiểu và dần thuộc các nhịp điệu.

6. Chơi với nước

Những giờ tắm rửa cũng có thể là môi trường học tập tuyệt vời cho bé. Khi mẹ nói chuyện với bé, điều đó giúp ích cho sự phát triển ngôn ngữ của bé. Bé chơi với bong bóng có thể giúp bé phát triển sự phối hợp tay và mắt. Bé vui chơi trong khi vắt nước từ bọt biển hoặc nhìn các tia nước bắn tung toé cũng là một cách tuyệt vời để phát triển các kỹ năng cảm xúc xã hội của trẻ,… Với trò chơi này –  ngoài việc chạm vào, các giác quan khác của trẻ cũng được kích hoạt.

chơi cùng bé 9 tháng tuổi
Những giờ tắm rửa cũng có thể là môi trường học tập tuyệt vời cho bé

7. Đưa bé đi dạo bằng xe đẩy

Đây là một trong những hoạt động ngoài trời tốt nhất cho trẻ 9 tháng tuổi. Mẹ hãy đưa bé đi dạo nhé. Có thể là một cuộc dạo chơi tại công viên, đi dạo đến siêu thị gần nhất để lấy đồ tạp hóa hoặc ngay dọc đường. Mẹ hãy để bé xem mọi người đi ngang qua, nhìn trẻ em chơi đùa, chó sủa,… Hãy để bé khám phá các trò chơi trong công viên. Mẹ cũng có thể ôm bé vào lòng để ngồi trên xích đu hoặc trượt xuống cầu trượt. Những trải nghiệm “bên ngoài” này sẽ giúp kích thích các khoa đa giác quan của bé.

hoạt động ngoài trời cho trẻ 9 tháng tuổi
Đây là một trong những hoạt động ngoài trời tốt nhất cho trẻ 9 tháng tuổi

8. Trẻ 9 tháng tuổi chơi với cát

9 tháng tuổi – em bé của mẹ đã có thể tự ngồi một mình rồi. Mẹ hãy đặt bé ngồi trên hố cát và cho bé vui chơi với cát. Hãy để bé rút cái xẻng nhỏ ra, kiểm tra những cái xô nhỏ, những cái thuổng…

Đây là một hoạt động tuyệt vời để phát triển kỹ năng cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ hãy thận trọng đừng để cát lọt vào mắt trẻ mẹ nhé.

cho bé chơi với cát
Đây là một hoạt động tuyệt vời để phát triển kỹ năng cho trẻ

9. Giỏ kho báu

Mẹ hãy chuẩn bị một cái giỏ hoặc một cái hộp có kích thước đủ để trẻ có thể nhìn rõ đồ vật bên trong. Bên trong có thể để như trái cây, rau củ hoặc đồ chơi của bé. Các đồ vật nên có màu sắc, kết cấu, hình dạng và kích cỡ khác nhau. Nên là những thứ dễ thấy xung quanh nhà, trong vườn, bãi biển, công viên,… Mẹ hãy khuyến khích bé khám phá cái giỏ bằng cách kiểm tra những thứ trong đó. Sau đó nhặt một vật lên, đặt chúng vào miệng, cảm nhận kết cấu. Có thể đập chúng vào các vật thể khác hoặc trên sàn,… 

Đây là một trò chơi cho trẻ 9 tháng tuổi có thể kích thích các giác quan của trẻ. Đồng thời phát triển các kỹ năng khác nhau như vận động tinh, nhận thức và vận động thô.

 trò chơi kích thích các giác quan của trẻ
Đây là một trò chơi cho trẻ 9 tháng tuổi có thể kích thích các giác quan của trẻ

10. Đọc cho trẻ 9 tháng tuổi

Thời điểm này mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với việc đọc sách ảnh. Mẹ nên chọn những cuốn sách có nhiều hình ảnh và ít chữ. Mẹ hãy thử điều chỉnh giọng nói một chút cho giống nhân vật khi đọc sách cho bé nghe. 

Đọc sách cho trẻ 9 tháng tuổi
Đọc cho trẻ 9 tháng tuổi

Trẻ em bắt đầu đọc sớm trong đời (ngay cả khi đó là đọc sách bằng hình ảnh) sẽ phát triển niềm yêu thích đọc sách và khắc sâu thói quen đọc sách. Cả hai đều là những phẩm chất tuyệt vời cho trẻ mà mẹ nhỉ.

Trên đây là gợi ý 10 trò chơi cho trẻ 9 tháng tuổi mà Mamamy muốn gửi đến mẹ. Hi vọng những gợi ý từ Mamamy sẽ giúp mẹ và bé có những giây phút vui vẻ trên con đường phát triển của bé mẹ nhé!

Xem thêm: 13 phương pháp dạy trẻ kém tập trung cực hiệu quả của mẹ thông thái

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5 sắp tới. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến khá phức tạp khiến nhiều người vẫn còn khá lo lắng. Vì thế các địa điểm du lịch ít người vào ngày lễ là sự ưu tiên hàng đầu. Nếu bạn chưa biết du lịch 30/4 – 1/5 ở miền Nam để bé yêu an toàn, vui vẻ. Thì mẹ hãy kham khảo các gợi ý của Mamamy về các địa điểm dưới đây nhé!

Đà Lạt – địa điểm du lịch 30/4 – 1/5 lý tưởng ở miền Nam cho bé yêu

30-4 1-5 nên đi du lịch ở đâu miền nam

Cuối tháng 4 đầu tháng 5, thời tiết bắt đầu nóng lên. Vì vậy, Đà Lạt là một rong những địa điểm du lịch 30/4 – 1/5 ở miền Nam cho bé yêu vô cùng hợp lý. Bởi thời tiết ở Đà Lạt lúc nào cũng dễ chịu, mát mẻ cho cả gia đình thoả sức vui chơi, nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên, khí hậu tại Đà Lạt sẽ thay đổi liên tục ngay trong một ngày. Buổi sáng sớm và tối, đêm sẽ lạnh như mùa đông, trong khi đó ban ngày nhiệt độ lại khá cao và nóng. Do đó, những chiếc áo khoác sẽ giúp bé không bị lạnh. Bên cạnh đó, bạn nên mang thừa ra vài bộ đồ phòng trường hợp bé chơi đùa hay ăn uống làm bẩn quần áo.

Đà Lạt có rất nhiều điểm du lịch tham quan nổi tiếng. Tuy nhiên, khi có trẻ em đi kèm. Bạn nên lựa chọn các địa điểm vui chơi giải trí. Không nên tới những nơi có địa hình nguy hiểm như núi, thác, tránh các hoạt động leo trèo, hay đi bộ quá nhiều.

Một số địa điểm vui chơi cho bé ở Đà Lạt có thể kể đến như: Đà Lạt Milk Farm, vườn dâu, Sở thú ZooDoo…

Mũi Né – địa điểm du lịch 30/4 – 1/5 lý tưởng cho bé yêu

30-4 1-5 nên đi du lịch ở đâu miền nam

Mũi Né là một trong những điểm du lịch sinh thái nổi tiếng miền Nam. Nơi đây sở hữu vùng biển đẹp thơ mộng, những bãi cát trắng trải dài. Cùng những rặng dừa cao vút quanh năm tỏa bóng. Mũi Né cũng là địa điểm lý tưởng du lịch 30/4 – 1/5 ở miền Nam cùng bé yêu.

Với những bãi biển cát trắng trải dài tuyệt đẹp cùng vùng biển quyến rũ. Khi cùng con đến Mũi Né, bố mẹ nên chọn những địa điểm chính, đẹp. Để đảm bảo con vừa vui và vừa giữ gìn sức khỏe. Như Bãi đá ông Địa, Gềnh đá Mũi Né, Bàu Trắng, di tích Chăm Pa cổ, Hòn Rơm…

Du lịch 30/4 – 1/5 ở miền Nam cho bé yêu không thể bỏ qua Phú Quốc

30-4 1-5 nên đi du lịch ở đâu miền nam

Nếu bạn muốn đến 1 nơi có biển xanh, cát trắng, nắng vàng ươm, con người thì thân thiện hiền lành mà không khí lại dễ chịu mát mẻ… Thì Phú Quốc đảo Ngọc sẽ là 1 lựa chọn tuyệt vời. Đây cũng là lựa chọn tuyệt vời cho các gia đình cho con nhỏ dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 sắp tời.

Khi đi du lịch Phú Quốc cùng bé yêu. Sự thoải mái của con luôn đặt lên hàng đâu. Vì vậy, tổ hợp trò chơi tại VinWonder và Safari luôn là lựa chọn hàng đầu cho các mẹ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cùng bé khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên Phú Quốc. Tại hòn Móng Tay, bãi Sao, bãi Khem…

Tại sao không chọn Vũng Tàu là địa điểm du lịch 30/4 – 1/5 lý tưởng cho bé yêu?

30-4 1-5 nên đi du lịch ở đâu miền nam

Cách TP. Hồ Chí Minh chỉ gần 100 km. Vũng Tàu là một trong những địa điểm lý tưởng du lịch 30/4 – 1/5 ở miền Nam cho bé yêu. Không chỉ vậy, nơi đây còn thu hút khách du lịch thập phương không chỉ bởi bờ biển dài 20km. Mà còn là những địa điểm đi vui chơi có “1-0-2” phù hợp với mọi lứa tuổi và mọi thời gian.

Đến Vũng Tàu, bạn có thể cho bé khám phá ngọn Hải Đăng huyền thoại. Hay các trò chơi tại khu vui chơi giải trí Thỏ Trắng, Khu du lịch Hồ Mây, Bến thuyền  Marina… Đây được xem là những điểm du lịch hot hit hàng đầu Vũng Tàu. Mà gia đình bạn không nên bỏ lỡ.

Khu vực miền Tây – địa điểm lý tưởng du lịch 30/4 – 1/5 ở miền Nam cho bé yêu

Không ồn ào, không náo nhiệt. Miền Tây xinh đẹp chắc chắn sẽ là địa điểm lý tưởng du lịch 30/4 – 1/5 ở miền Nam cho bé yêu. Bởi nơi đây sở hữu vẻ đẹp bình yên. Với những cánh đồng trải dài thẳng cánh cò bay, và sự hiếu khách của người dân vùng nước.

Du lịch miền Tây bạn sẽ được “tạm biệt” những căng thẳng của cuộc sống thường ngày. Để trở về với không gian thiên nhiên êm ả. Bên cạnh đó, bạn sẽ thoả thích trải nghiệm và khám phá nhiều điều thú vị của nơi đây. Như miệt vườn, chợ nổi…

Địa điểm du lịch 30/4 – 1/5 lý tưởng cho bé yêu không thể bỏ lỡ thành phố Hồ Chí Minh 

30-4 1-5 nên đi du lịch ở đâu miền nam

Là trung tâm ở phía Nam. TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều những khu vui chơi dành cho trẻ em dù là ngày Lễ hay dịp cuối tuần. Mẹ có thể cho bé tới SC VivoCity, KizCiti, Tiniworld, Khu du lịch sinh thái Suối Tiên, Công viên nước Đầm Sen, Thảo Cầm Viên… Vào dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 sắp tới nhé!

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5 sắp tới. Hy vọng những chia sẻ trên của Mamamy sẽ giúp mẹ có thêm nhiều lựa chọn địa điểm du lịch 30/4 – 1/5 ở miền Nam để cùng gia đình và bé yêu nhà mình khám phá. Giúp con có một kỳ nghỉ lễ thật vui vẻ, hứng thú nhé!

Hầu hết nghiên cứu đều chỉ ra rằng. Chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt. Như bé không được bú sữa mẹ hoàn toàn, bé không đủ dưỡng chất phát triển… Thì mẹ có thể cân nhắc cho bé ăn dặm. Với các cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi mà Mamamy chia sẻ dưới đây.

1. Khi nào nên cho bé ăn dặm?

cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Khi nào nên cho bé ăn dặm?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng. Thời điểm tốt nhất để trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở đi. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ nên bú sữa mẹ hoàn toàn. Để xây dựng các nền tảng vững chắc cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé.

Tuy nhiên mẹ cũng không nên để bé ăn dặm quá muộn. Từ tháng thứ 7 trở đi, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn dặm. Vì đã phụ thuộc quá nhiều vào việc bú sữa mẹ. Bé đã quá quen thuộc với hương vị của sữa mẹ. Và sẽ khó chấp nhận những thực phẩm có mùi vị và độ đặc khác nhau.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt. Như bé không được bú sữa mẹ hoàn toàn, bé không đủ dưỡng chất phát triển… Thì mẹ có thể cân nhắc cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Để cơ thể con yêu phát triển toàn diện.

2. Nhu cầu dinh dưỡng khi nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng khi nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Ngoài sữa mẹ, cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên tốt nhất nên là những loại cháo, bột. Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng trẻ em. Thực đơn ăn dặm của trẻ cần đủ 4 nhóm chất sau:

  • Nhóm tinh bột: Bao gồm gạo, khoai tây, khoai sọ… Các mẹ nên lựa chọn những loại tinh bột thuần túy. Không nên bổ sung nhiều thực phẩm khác. Như hạt sen, đậu xanh, gạo nếp… Nếu trẻ ăn quá nhiều các loại ngũ cốc này. Thì có thể gây đầy bụng, khó tiêu dẫn tới biếng ăn.
  • Nhóm các chất đạm: Hệ tiêu hóa của trẻ 5 tháng tuổi còn non yếu. Nên khi bổ sung đạm, các mẹ chú ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Các loại thực phẩm bổ sung đạm bao gồm thịt nạc, cá, trứng, hải sản…Tuy nhiên, bé có thể dễ bị dị ứng hoặc ngộ độc hải sản nên. Nên khi nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Các mẹ chỉ nên dùng thịt nạc và trứng thôi nhé!
  • Nhóm chất béo: Các chất béo gồm cả động vật và thực vật. Khi nấu bột cho con yêu, các mẹ nên sử dụng đan xen hai loại chất béo này. Để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Những loại thực phẩm cung cấp các chất này bao gồm rau xanh, các loại củ và hoa quả.

3. Bé 5 tháng tuổi ăn dặm một ngày mấy bữa?

cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ vẫn bú sữa mẹ là chủ yếu

Trong giai đoạn này, trẻ vẫn bú sữa mẹ là chủ yếu. Lượng sữa vẫn chiếm ¾ khẩu phần ăn mỗi ngày. Theo nghiên cứu của các chuyên gia. Trẻ trong giai đoạn này cần được cung cấp 500ml sữa và hai bữa bột mỗi ngày. Các mẹ nên cho bé ăn xen kẽ với các cữ sữa hàng ngày.

Trẻ nên ăn 2 bữa ăn dặm một ngày xen với sữa. Bữa đầu tiên vào khoảng 9 – 10 giờ sáng. Bữa thứ 2 khoảng 4 – 5 giờ chiều. Từ 8 giờ tối, các mẹ không nên cho trẻ ăn thêm thức ăn ngoài mà chỉ bú sữa mẹ.

4. Cách nấu nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Cách nấu nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Bột ăn dặm cho bé có thể được chế biến từ bột gạo. Hoặc các loại bột tổng hợp được đóng gói sẵn. Những loại bột đóng gói sẵn thường là bột tổng hợp các nhóm chất cần thiết cho trẻ. Nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi từ bột tổng hợp sẽ dễ hơn là bột tự làm. Các mẹ có thể mua bột và nấu theo đúng hướng dẫn. Mà không phải mất công chuẩn bị nhiều loại thực phẩm.

Tuy nhiên, theo  truyền thống. Nhiều mẹ vẫn thường tự làm bột bằng gạo cho trẻ ăn. Tuy nhiên, các mẹ không nên trộn lẫn thêm đậu xanh, hạt sen hay hạt nếp vào bột của trẻ. Bởi các loại hạt này thường gây đầy bụng, khó tiêu cho bé yêu.

Xem thêm: 

5. Lưu ý khi nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Lưu ý khi nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
  • Trẻ 5 tháng tuổi vẫn được cung cấp dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ. Do đó, các mẹ không nên lạm dụng bột ăn dặm. Gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Các mẹ cần tìm hiểu kỹ những loại thực phẩm. Hay cách nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi kỹ lưỡng. Để đảm bảo tốt nhất cho hệ tiêu hóa của con yêu.
  • Không nên trộn cả rau và củ trong bột ăn dặm của bé 5 tháng tuổi. Điều này có thể làm khiến món ăn bị biến chất, gây rối loạn đường ruột khiến trẻ.
  • Nên chọn phần lá rau xay nhuyễn để nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi.
  • Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần. Việc làm này có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc.
  • Khi cho trẻ thử một loại thực phẩm mới. Các mẹ cần quan sát biểu hiểu xem trẻ có thích không hay có bị dị ứng không.
  • Trong giai đoạn này, các mẹ không nên nêm quá nhiều gia vị. Vì các loại rau củ quả tươi đều có vị ngọt tự nhiên. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ không nên cho nhiều muối và gia vị vào món bột của trẻ.
  • Trong quá trình đổi chế độ ăn, mẹ cần theo dõi cân nặng bé 5 tháng tuổi để có những điều chỉnh thay đổi phù hợp tránh bé rơi vào tình trạng thừa cân béo phì hay thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra, nếu bé không chịu ăn bột. Mẹ cần tìm hiểu lại cách nấu bột của mình đã phù hợp chưa. Hy vọng những chia sẻ trên của Mamamy. Sẽ giúp quá trình ăn dặm của mẹ và bé thêm dễ dàng hơn.

Việc ăn dặm không chỉ là một bước đầu quan trọng trong sự phát triển của bé mà còn là cơ hội tuyệt vời để giáo dục vị giác của các bé cưng. Ăn dặm bằng trái cây luôn là một sự lựa chọn hàng đầu của các mẹ bỉm sữa. Trong số các loại trái cây thì táo là thức quả có lẽ vô cùng quen thuộc, với vị ngọt tự nhiên và đầy đủ chất dinh dưỡng, là một lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu hành trình ăn dặm cho bé yêu. Nguồn dinh dưỡng mà táo mang lại đặc biệt rất tốt cho sức khỏe của con. Vậy mẹ đã biết cách chế biến táo cho bé ăn dặm hấp dẫn chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây mẹ nhé!

Cách chế biến táo cho bé ăn dặm hấp dẫn
Ăn dặm với táo – bé khỏe, mẹ vui

1. Nguồn dinh dưỡng có trong táo

Táo là một trong những loại trái cây phổ biến nhất thế giới. Trong táo chứa nhiều chất xơ, vitamin C và các chất chống oxy hóa khác. Các chuyên gia khuyến khích nên duy trì thói quen ăn táo mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, giảm lượng calo. Sau đây là thành phần dinh dưỡng có trong một quả táo nguyên chưa gọt vỏ:

  • 52 calo
  • 86% nước
  • 0,3g proteein
  • 13,8g carbs
  • 10,4g đường: chủ yếu là các loại đường đơn giản như fructozơ, sucrozơ và glucozơ.
  • 2,4g chất xơ
  • 0,2g chất béo
Cách chế biến táo cho bé ăn dặm hấp dẫn
Táo – loại quả “vàng” chứa nhiều chất dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của táo là carbs và nước. Mặc dù vậy, chỉ số đường huyết của táo rất thấp. Chất xơ, vitamin và các khoáng chất trong táo cũng rất dồi dào, nhất là vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, thúc đẩy sự phát triển tốt cho cả não, duy trì sức khỏe tim mạch. Ngoài ra táo có nhiều các hợp chất chống oxy hóa như quercetin, catechin. Ăn táo có thể thúc đẩy giảm cân lâu dài. Vì vậy món táo ăn dặm cho trẻ là vô cùng thích hợp, nhất là với những bé đang tập ăn dặm. Vừa có thể đảm bảo được dinh dưỡng cho trẻ, lại kích thích vị giác khiến bé ăn ngon miệng hơn. Bé vui khỏe, bố mẹ thêm an tâm.

2. Lợi ích của táo ăn dặm với sức khỏe bé yêu

Táo không chỉ là một loại trái cây phổ biến mà còn mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Với những lợi ích dinh dưỡng đặc biệt này, táo không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho bé cưng.

Lợi ích của táo ăn dặm với sức khỏe bé yêu
Lợi ích của táo ăn dặm với sức khỏe bé yêu
  • Tránh táo bón và phòng tiêu chảy: Lượng chất xơ có trong táo sẽ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa của bé. Táo sẽ giúp ngăn ngừa viêm ruột thừa, tăng cường chức năng đường ruột.
  • Tăng cường sức khỏe của hệ thống miễn dịch: Vitamin C trong táo giúp chúng chống lại vi khuẩn và virus, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng sẽ giúp bé phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Giảm nguy cơ xơ vữa động mạch: Táo rất tốt cho hệ tim mạch của bé. Chất xơ hòa tan pectin có chức năng làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể một cách hiệu quả.
  • Bảo vệ hệ thần kinh: Chất oxy hóa và chất quercetin trong táo có khả năng đặc biệt là giúp bảo vệ các tế bào não khỏi hư hại và phòng tránh các bệnh liên quan đến thần kinh. Sự phát triển toàn diện của não là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm.
  • Phát triển xương và răng: Nguyên tố dẫn như boron trong táo đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn dặm của trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện của hệ xương-sụn

Chính vì những lợi ích trên mà món táo ăn dặm cho trẻ là một món ăn vô cùng thích hợp. Tất cả những tác động tích cực này cùng nhau tạo nên một lựa chọn dinh dưỡng tuyệt vời khi chế biến thức ăn dặm với táo cho bé, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và an toàn nhất.

3. Cách chế biến táo cho trẻ ăn dặm thơm ngon tại nhà

3.1. Táo hấp nghiền cho bé ăn dặm

Táo hấp nghiền cho bé ăn dặm

Táo là một loại quả chứa nhiều nước, vì vậy hấp và luộc là cách chế biến khoa học nhất. Thay vì khi xay, táo sẽ bị chảy nước thì hấp táo sẽ giúp giữ lại hình dáng và dinh dưỡng. Trong thời gian bé mới tập ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi), mẹ nên hấp táo cho con để làm quen dần. Món táo hấp cho bé ăn dặm này rất dễ ăn mà lại bổ sung dinh dưỡng cho bé sơ sinh. Vì vậy mẹ không nên bỏ qua món này nhé! Cách làm món táo nghiền cho bé ăn dặm như sau:

  • Đầu tiên mẹ rửa sạch táo dưới vòi nước, rồi gọt vỏ (hoặc không cần gọt). Nếu mẹ lo sợ vỏ táo có hóa chất thì tốt nhất nên gọt vỏ trước khi chế biến.
  • Mẹ cắt táo nhỏ thành miếng hoặc hạt lựu rồi cho vào lồng hấp.
  • Táo được hấp chín mềm, mẹ lấy ra rồi xả ngay nước lạnh giúp táo săn lại, không bị nhão. Mẹ lưu ý phải sử dụng nước đã đun sôi để đảm bảo an toàn.
  • Sau đó mẹ đem táo nghiền nhuyễn hoặc xay mịn. Như vậy là mẹ đã có món táo hấp nghiền nhuyễn cho bé ăn dặm cực ngon rồi!

3.2. Táo kết hợp với chuối

Táo kết hợp với chuối cho bé ăn dặm
Táo kết hợp với chuối cho bé ăn dặm

Bên cạnh táo, chuối cũng là một loại quả có nhiều dưỡng chất cần thiết cho bé. Sự kết hợp của 2 loại quả này không phải quá xa lạ đúng không nào? Như vậy vừa làm tăng độ ngon của món ăn, lại vừa tăng sự đa dạng đó! Mẹ có thể tham khảo cách làm món táo và chuối nghiền cho bé ăn dặm sau đây:

  • Mẹ chuẩn bị 1 quả chuối chín và 1 quả táo, hoặc thay đổi khẩu phần ăn chi vừa với bé.
  • Mẹ chuẩn bị táo hấp với các bước như phần trên.
  • Sau đó mẹ đem táo xay hoặc nghiền nhuyễn.
  • Với chuối, mẹ dằm nát ra. Mẹ có thể cho chuối vào lò vi sóng quay khoảng 20 giây để chuối mềm hơn.
  • Trộn táo đã xay với chuối nghiền, như vậy mẹ đã có món táo và chuối kết hợp cực thơm ngon rồi.
  • Ngoài ra mẹ có thể rắc thêm ngũ cốc trẻ sơ sinh hoặc trộn thêm với sữa cho bé ăn.

Xem thêm: 12 cách chế biến chuối vừa ngon vừa bổ cho bé ăn dặm

3.3. Hỗn hợp táo, lê và sữa chua

Hỗn hợp táo, lê và sữa chua cho bé ăn dặm
Hỗn hợp táo, lê và sữa chua cho bé ăn dặm

Cùng với táo, lê cũng là một loại hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng và ngon miệng. Sữa chua thì lại có nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Sự kết hợp của bộ ba này thật hoàn hảo cho bé ăn dặm. Mẹ còn chần chờ gì nữa mà chưa bắt tay vào làm cho bé nào?

  • Bước đầu, mẹ chuẩn bị 1 quả táo, 1 quả lê và 500 – 600ml sữa chua không đường.
  • Táo và lê mẹ rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt hạt lựu. Sau đó đem hấp chín mềm.
  • Đối với bé mới tập ăn dặm, mẹ cần nghiền táo và lê nhuyễn để bé dễ ăn. Mẹ đem hỗn hợp đã nghiền trộn chung với sữa chua là đã hoàn thành món ăn rồi.
  • Với bé đã ăn quen và có thể ăn đồ thô cứng, mẹ nghiền vừa phải, lợn cợn tùy với độ ăn thô của con. Hỗn hợp táo, lê, sữa chua hẳn rất ngon miệng với bé nên mẹ yên tâm làm cho con nhé!

3.4. Táo hấp bơ cho bé ăn dặm 

Sự kết hợp hoàn hảo giữa táo và bơ giúp bổ sung nhiều dạng chất dinh dưỡng khác nhau, tăng cường chế độ ăn đa dạng cho bé. Táo cung cấp chất xơ, vitamin C, còn trong quả bơ lại chứa chất béo lành mạnh, vitamin E, omega-3 và omega-6 – quan trọng cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ của trẻ. Sự kết hợp giữa táo và bơ tạo ra một hương vị ăn dặm mới mẻ và thú vị, khuyến khích bé thích nghi với những loại thức ăn mới và làm giàu khẩu phần ăn uống.

Cách chế biến táo cho bé ăn dặm thơm ngon và hấp dẫn
Sự kết hợp hoàn hảo giữa táo và bơ
  • Bước đầu, mẹ chuẩn bị 1/4 cốc sốt táo, mẹ có thể tự tay làm từ quả táo chín hoặc cũng có thể mua ở siêu thị.
  • Bên cạnh đó, mẹ chuẩn bị thêm 1/2 quả bơ chín đã gọt vỏ bỏ hạt.
  • Sau các bước chuẩn bị nguyên liệu, mẹ dùng máy xay sinh tố để làm nhuyễn bơ hoặc có thể cho bơ vào tô rồi lấy nĩa dầm nát bơ ra.
  • Tiếp theo, mẹ trộn hỗn hợp bơ vừa làm xong với nước sốt táo rồi cho bé ăn là thành một bữa ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho bé cưng thưởng thức rồi.

3.5. Táo và bột ăn dặm 

Sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị ngọt ngon của táo và sự nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa của bột ăn dặm tạo ra một bữa ăn hấp dẫn cho trẻ. Bột ăn dặm chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để bổ sung cho bé cưng trong giai đoạn ăn dặm này. Vậy nên khi được kết hợp cùng với táo sẽ làm tăng sự yêu thích của bé với món ăn bởi hương vị quen thuộc của bột ăn dặm và vị ngọt thanh mát của táo.

Cách chế biến táo cho bé ăn dặm thơm ngon và hấp dẫn
Táo và bột ăn dặm – nguyên liệu quen thuộc nhưng lại có hương vị hấp dẫn
  • Bước đầu tiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên rửa táo với hỗn hợp 3 phần nước: 1 phần dấm trắng để loại bỏ vi khuẩn. Rửa sạch táo lại lần nữa dưới vòi nước đang chảy.
  • Tiếp sau đó mẹ gọt bỏ vỏ táo, bổ đôi để tách phần lõi và cắt táo thành những miếng nhỏ. Hấp hoặc luộc táo cho chín mềm. Chỉ nên nấu táo tối đa 10 phút để giữ lại được các vitamin và chất khoáng.
  • Rồi mẹ dầm nát hoặc xay nhuyễn táo rồi trộn với bột ăn dặm thành món bột ăn dặm và táo thơm ngon.
  • Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp thêm với sữa công thức. Cách làm hoàn toàn tương tự, chỉ cần trộn táo vào bát sữa công thức đã được pha sẵn dành cho bé (khoảng 50-100ml sữa). Cuối cùng, trộn vào bột ăn dặm cho bé.

4. Lưu ý nhỏ khi cho bé ăn dặm với táo

  • Khi mua táo nên chọn những quả táo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
  • Vì bé mới tập ăn dặm nên mẹ chỉ cho bé ăn với liều lượng vừa phải tùy thuộc vào độ tuổi. Ví dụ bé 6 tháng chỉ nên ăn 5.69 gram táo một lần.
  • Trong lần đầu tiên khi cho bé ăn dặm với táo, mẹ cho bé ăn một ít rồi quan sát phản ứng của con. Nếu có các dấu hiệu dị ứng thì cần dừng cho bé ăn táo – đảm bảo nguyên tắc thử dị ứng thực phẩm cho trẻ.
  • Bé dưới 1 tuổi tuyệt đối không nên uống nước ép táo hoặc sử dụng giấm táo, tốt nhất là bé phải trên 2 tuổi mới cho uống nước ép. 
  • Táo là một trong những thực phẩm có nguy cơ khiến bé mắc nghẹn. Do đó, mẹ cần đảm bảo nghiền nhuyễn táo trước khi cho bé ăn và canh chừng cẩn thận lúc bé đang ăn.
Cách chế biến táo cho bé ăn dặm thơm ngon và hấp dẫn
Cách chế biến táo cho bé ăn dặm thơm ngon và hấp dẫn

Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã biết cách chế biến táo cho bé ăn dặm thơm ngon và hấp dẫn tại nhà. Chúc mẹ thành công! Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng, mẹ đừng ngại mà hãy để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ cùng đồng hành và giải đáp ngay các vướng mắc trong hành trình nuôi con của mẹ nhé!

Xem thêm:

Những ngày cuối tuần nghỉ ngơi thong thả, không biết gia đình mình đã có kế hoạch gì chưa? Ăn uống là một sự lựa chọn không tồi đối với các gia đình có con nhỏ phải không mẹ? Thế nhưng Hà Nội lại có vô vàn các quán ăn uống mà mẹ lại chưa biết quán nào ngon cả. Vậy thì mẹ hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để tìm tới một số quán ăn ngon cho gia đình vào cuối tuần nhé! Những địa điểm ăn uống tại Hà Nội này nhất định sẽ không khiến mẹ thất vọng đâu!

Xem thêm:Địa điểm ăn uống tại Đà Nẵng: 5 “hot place” không nên bỏ lỡ

1. Bánh ướt thịt nướng

Món bánh ướt hẳn cũng khá quen thuộc với các mẹ Thủ đô rồi nè. Món ăn này ăn vừa ngon miệng, lại kết hợp với thịt nướng thì ngon hết sảy luôn mẹ ơi. Chắc chắn không chỉ mẹ mà bé cũng sẽ thấy hứng thú với món này đó. Đây là món ăn cuối tuần rất hợp lý cho cả gia đình nha!

Địa chỉ: Số 37 Hàng Nón, Hoàn Kiếm

2. Trứng chén nướng

Trứng chén nướng
Trứng chén nướng

Một món ăn vặt siêu hot gần đây vô cùng hấp dẫn, không biết mẹ đã thử chưa? Món ăn này là trứng cút được nướng trên chén nhỏ, rắc thêm hành phi, thêm chút phô mai, bò khô nữa thì ngon tuyệt cú mèo.  Nếu chưa thử lần nào, mẹ hãy cùng con hãy ghé ngay vào cuối tuần nhé!

Một số địa chỉ bán trứng chén nướng:

  • Số 24b Nguyễn Quang Bích, Hoàn Kiếm
  • 106 Chùa Láng, Đống Đa
  • 104 Trấn Vũ, Tây Hồ

3. Thạch trân châu

Thạch trân châu
Thạch trân châu

Một món ăn siêu giải nhiệt mùa hè rất hợp cho mẹ và bé giải khát đây! Món ăn hứa hẹn mang lại sự mát mẻ khi kết hợp thạch và trân châu mẹ nhé. Món ăn này khá phổ biến với các mẹ rồi đúng không nào? Hãy cùng điểm qua một số quán thạch siêu chất lượng này nhé!

  • Quán Cô Dậu – cổng a6 tập thể Nam Đồng, Hồ Đắc Di, Đống Đa
  • Thạch rau câu cô Hà – C8 Kim Liên, Lương Định Của, Đống Đa
  • Tào phớ thạch trân châu cấp II – Ngĩa Tân, Cầu Giấy

4. Bánh cuốn 

Bánh cuốn
Bánh cuốn

Món bánh cuốn là một món ăn rất phù hợp cho bữa sáng hay bữa trưa ngày cuối tuần. Mẹ hãy dành thời gian để đưa con đi ăn một suất cuốn nóng cho đỡ nhớ nha!

Địa chỉ:

  • Số 36, Núi Trúc, Ba Đình
  • Số 102B1 Trung Tự (ngõ 46 Phạm Ngọc Thạch), Đống Đa
  • Số 85 Nguyễn Văn Tuyết (Ngõ 298 Tây Sơn), Đống Đa

5. Phở gà trộn

Phở gà trộn
Phở gà trộn

Gần đây các loại bún, miến, phở trộn đang làm liêu xiêu dân sành ăn Thủ đô đó mẹ ơi! Một suất phở gà trộn đậm đà chắc chắn sẽ khiến mẹ thích mê đấy!

Địa chỉ:

  • Phở gà Nguyệt – số 5 Phủ Doãn, Hai Bà Trưng
  • Phở gà trộn Yến Béo – số 102D8 Thành Công (đối diện ngõ 2A Nguyên Hồng)
  • Phở Hạnh – số 75 Lãn Ông

6. Bún đậu mắm tôm

Bún đậu mắm tôm
Bún đậu mắm tôm

Một món ăn vô cùng dân dã và quen thuộc cho mẹ và gia đình đi chơi vào cuối tuần. Một suất bún đậu đầu đặn là đủ để no căng bụng rồi nè. Mẹ nhớ ghé mấy quán bún đậu mắm tôm nổi tiếng này nha.

Địa chỉ:

  • Số 98, Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai
  • Số 33 ngõ 185 Chùa Láng, Đống Đa
  • Số 43 ngõ 85, Hạ Đình
  • Số 3 Ngõ Gạch, Hoàn kiếm

7. Dimsum

Dimsum
Dimsum

Không biết mẹ đã bao giừo ăn thử món dimsum chưa nhỉ? Nếu chưa từng thử qua thì món này là một sự lựa chọn rất đúng đắn cho mẹ đi ăn vào dịp cuối tuần rồi đấy! Đến lúc khám phá món mới rồi!

Địa chỉ:

  • Thiên Vương Quán hongkong Dimsum&BBQ, số 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân
  • Hoolong Dumpling Bar – 18 Đoàn Trần Nghiệp
  • Dimsum Corner – số 182 Hàng Bông, Hoàn Kiếm

8. Đồ Thái

Đồ Thái
Đồ Thái

Nếu mẹ ở quận Long Biên hẳn biết đến sự hiện diện của Aeon Mall Long Biên đúng không? Nhưng mỗi lần vào đấy, mẹ lại không biết ăn gì ngon miệng cả? Góc của mẹ xin giới thiệu một quán ăn đồ Thái lạ miệng nhưng không kém phần thơm ngon cho mẹ thưởng thức nha.

Địa chỉ: Wai Thai Bistro – Tầng 3 Làng Ẩm Thực Aeon Mall Long Biên

Với những địa điểm ăn uống tại Hà Nội cực hot như thế này, mẹ đã sẵn sàng có một chuyến foodtour quanh Thủ đô thân yêu chưa? Hãy cũng con trải nghiệm những món mới thật ngon miệng mẹ nhé!

Mẹ nên tìm hiểu: Cách tự làm bánh ăn dặm cho bé 2021

Giỏ hàng 0