Ba tháng đầu của thai kỳ có lẽ là thời gian mệt mỏi nhất với mẹ. Tình trạng ốm nghén, chán ăn và mệt mỏi khiến mẹ băn khoăn trong việc lên thực đơn để lấy lại thể trạng tốt nhất. Dưới đây chính xác là 5 dưỡng chất và 5 mẫu thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu healthy và bổ dưỡng nhất.
1. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu cần có dưỡng chất gì?
Đầu tiên, Mamamy xin nhấn mạnh rằng, mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ trong suốt 9 tháng. Nhưng trong 3 tháng đầu, mẹ hãy đặc biệt tập trung vào những thứ sau:
1.1. Axit folic – Hỗ trợ phát triển hệ thần kinh
Có thể nói, axit folic là vi chất dinh dưỡng cần thiết nhất trong thực đơn dinh dưỡng 3 tháng đầu. Axit folic hay còn được gọi là vitamin B9 hoặc folate, đóng một vai trò thiết yếu trong việc ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Chuyên gia khuyến nghị, mẹ nên bổ sung 600 microgam axit folic mỗi ngày, mẹ có thể uống vitamin hàng ngày và ăn cam, dâu tây, rau lá xanh, ngũ cốc…
1.2. Protein – Phát triển cơ bắp của thai nhi
Bên cạnh việc hỗ trợ phát triển cơ bắp cho cả mẹ và thai nhi, protein đồng thời còn kích thích sự phát triển của mô tử cung. Mức protein khuyến nghị hàng ngày là 75 gram, một số nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất này bao gồm trứng, thịt gà…
1.3. Canxi – Phát triển răng và xương
Trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, mẹ cần bổ sung canxi mỗi ngày. Do mẹ cần cung cấp cho sự phát triển, hình thành thai nhi trong bụng. Mẹ bổ sung đủ canxi giúp con yêu xây dựng được nền tảng chiều cao và khung xương khi chào đời và ở giai đoạn dậy thì. Trung bình, phụ nữ khi mang thai sẽ cần đến 1000 miligam canxi hàng ngày.
Một số thực phẩm bổ sung canxi trong thực đơn 3 tháng đầu của mẹ bao gồm: sữa, pho mát, sữa chua và rau xanh…
1.4. Sắt – Cung cấp lượng máu
Không chỉ trong giai đoạn đầu mang thai, các bạn còn cần bổ sung sắt đều đặn cho những tháng sau. Vì quá trình nuôi con, sinh đẻ và cho con bú mẹ mất rất nhiều máu. Sắt giữ nhiệm vụ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng, đồng thời giúp phát triển não bộ của thai nhi.
Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần ít nhất 27 miligam sắt, mẹ có thể bổ sung các thực phẩm nhiều sắt như: thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt…
1.5. Kali – Cân bằng huyết áp
Có thể mẹ chưa biết: Kali kết hợp với natri để giúp cơ thể của mẹ duy trì sự cân bằng chất lỏng cũng như điều chỉnh huyết áp. Lượng kali khuyến nghị một ngày là 2.900 miligam, mẹ có thể bổ sung kali thông qua vitamin và các loại thực phẩm như chuối, mơ và bơ.
2. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
2.1. Ngày 1 – Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu healthy
2.2. Ngày 2 – Thực đơn bầu 3 tháng đầu tăng cân
2.3. Ngày 3 – Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
2.4. Ngày 4 – Thực đơn bà đẻ 3 tháng đầu đơn giản
2.5. Ngày 5 – Mẫu thực đơn healthy cho bà bầu 3 tháng đầu
3. Nguyên tắc khi lên thực đơn cho bà bầu bị nghén 3 tháng đầu
Theo khảo sát, khoảng 75% phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu sẽ có triệu chứng buồn nôn, đau bụng hoặc các triệu chứng ốm nghén khác. Để đối phó với tình trạng này, thực đơn cần đáp ứng những lưu ý sau:
Nạp năng lượng bằng các bữa ăn nhỏ thường xuyên sau vài giờ thay vì cố gắng ép ăn 3 bữa lớn mỗi ngày. Nếu mẹ quá lâu không ăn có thể làm cho cảm giác buồn nôn tồi tệ hơn.
Tránh thức ăn cay và nhiều chất béo, vì chúng có thể dẫn đến chứng ợ nóng hoặc khó chịu ở dạ dày mẹ nhé!
Mẹ nên ăn những thực phẩm nhạt ở nhiệt độ khoảng 25 °C nếu cảm thấy buồn nôn. Thức ăn ấm hoặc nóng có thể phát ra mùi khiến cảm giác buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn.
Các loại thức ăn dạng lỏng hoặc mềm có thể được dung nạp tốt hơn nếu dạ dày của mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Mẹ nên thử một ly sinh tố tự làm hoặc bột yến mạch.
Luôn luôn để giành một chút đồ ăn nhẹ, dễ ăn trên đầu giường, tủ để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Bánh quy giòn và ngũ cốc khô không/ít đường là những lựa chọn hàng đầu cho mẹ bầu.
Chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng đầu cũng không khó lắm phải không nào? Góc của mẹ hy vọng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu này là cuốn sổ tay mẹ mang mỗi ngày. Chúc bà mẹ tương lai luôn khỏe mạnh!
Mẹ bầu kiêng ăn rau gì là một trong những kinh nghiệm được mẹ truyền tai nhau rất nhiều. Những loại rau bổ dưỡng thì có nhiều mẹ biết nhưng không phải mẹ nào cũng biết những loại rau cần kiêng kỵ. Cùng Góc của mẹ khám phá 10 loại rau củ bà bấu cần tránh nhé!
Khi mẹ mang thai, chắc hẳn mẹ cũng thắc mắc bầu kiêng ăn rau gì? Rau ngót chính là rau mẹ bầu cần lưu ý đầu tiên! Rau ngót là một thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Rau ngót chứa vitamin B1, B6, magiê, kali, canxi, phốt pho,…những dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe khi mang thai.
Mặc dù giàu dinh dưỡng, nhưng rau ngót vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được bổ sung đúng cách. Rau ngót chứa hàm lượng Papaverine lớn – một chất có trong cây thuốc phiện, có tác dụng làm tăng cơ trơn thành mạch, giảm đau và hạ huyết áp. Bạn có thể phải đối mặt với những cơn co thắt tử cung dẫn đến vẫn sinh hoặc sảy thai và được xếp vào nhóm nguy cơ trong thai kỳ.
Vậy mẹ đã rõ loại rau đầu tiên trong danh sách bầu kiêng ăn rau gì cho mẹ chưa? Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên kiêng ăn rau ngót để đảm bảo sức khỏe. Dù qua giai đoạn này, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn ít hơn 30g rau ngót mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ bầu tuyệt đối không ăn rau ngót sống, nước ép rau ngót để tránh bị ngộ độc.
1.2. Bầu kiêng ăn rau gì: Mướp đắng – Các vấn đề về dạ dày, sinh non
Loại rau thứ 2 cho câu hỏi: “Mẹ bầu kiêng ăn rau gì” đó là quả mướp đắng (khổ qua). Mặc dù mướp đắng là một loại rau tuyệt vời trong chế độ ăn uống khi mang thai của mẹ bởi những lợi ích tuyệt vời, nhưng hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa trước khi bổ sung loại rau này vào chế độ ăn uống mẹ nhé. Dưới đây là một số rủi ro liên quan đến việc ăn mướp đắng khi mang thai:
Sinh non: Ăn quá nhiều mướp đắng có thể kích hoạt các hoạt động của tử cung, thậm chí có thể gây chuyển dạ sớm ở một số người.
Các vấn đề về dạ dày: Ăn nhiều mướp đắng có thể gây ra nhiều vấn đề về dạ dày như đau quặn bụng và tiêu chảy. Một số mẹ cũng nhạy cảm với tác dụng của hạt mướp đắng.
Ảnh hưởng của các chất độc hại: Mướp đắng cũng chứa các hợp chất kiềm, bao gồm: Momordica, Saponin, Glycoside và Quinine. Những yếu tố này có thể gây độc cho cơ thể của mẹ bầu và gây ra cơn đau bụng dữ dội hoặc ảnh hưởng tới thị lực.
Măng là món ăn yêu thích của nhiều người tuy nhiên liệu mẹ bầu ăn măng được không? Măng cũng là một thực phẩm cần lưu ý nếu mẹ quan tâm đến vấn đề bầu kiêng ăn rau gì. Măng là một loại rau chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Các món ăn chế biến từ măng thường dễ ăn, ngon miệng, hạn chế cảm giác ốm nghén ở mẹ bầu.
Nhưng mẹ biết không, trong măng có chứa axit cyanide. Khi vào dạ dày, chất này có thể gây ngộ độc với những triệu chứng như buồn nôn, khó thở, đau đầu,… Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ nên hạn chế ăn loại thực phẩm này. Nếu muốn ăn, mẹ cần phải luộc chín và luộc qua ít nhất 2 lần nước để loại bỏ chất độc có trong măng.
1.4. Rau mẹ bầu nên kiêng: Rau sam – Gây co thắt tử cung
Rau sam có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao và có thể được dùng như một loại thuốc rất tốt. Nước ép của nó có hiệu quả để giảm nhiệt cơ thể, giải độc máu, đồng thời tiêu diệt giun trong cơ thể chúng ta. Nước ép của rau sam có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, nó không được khuyến khích cho mẹ đang mang thai để tránh bất kỳ rủi ro nào.
1.5. Rau ngải cứu – Nguy cơ co thắt tử cung, sảy thai
Mẹ bầu kiêng ăn rau gì trong thai kỳ? Đó là rau ngải cứu! Tác dụng phụ của ngải cứu có thể bao gồm: buồn nôn , nôn , đau cơ, co giật , suy thận , mất ngủ , ảo giác và run. Mẹ mang thai có thể bị chảy máu nhiều do viêm tử cung co thắt cộng với sảy thai.
1.6. Rau chùm ngây – Nguy cơ sảy thai
Rau chùm ngây cũng là một thực phẩm cần chú ý trong danh sách “Bầu kiêng ăn rau gì”. Đây cũng là một loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, chùm ngây có chứa Alphasitosterol – một loại hormone có cấu trúc giống estrogen, có tác dụng ngừa thai, gây sảy thai. Bởi vậy, mẹ bầu không nên ăn rau chùm ngây, nhất là giai đoạn đầu của thai kỳ.
Mầm cỏ linh lăng được coi là an toàn và bổ dưỡng nhưng có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người. Do hàm lượng chất xơ cao, tiêu thụ cỏ linh lăng sống có thể gây đầy hơi, khó chịu ở bụng và tiêu chảy.
Mẹ bầu sử dụng mầm cỏ linh lăng có nguy cơ bị nghiễm các mầm bệnh vi khuẩn như Salmonella hoặc E. coli. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Salmonella và E. coli bao gồm tiêu chảy, sốt và đau quặn bụng. Nếu mẹ gặp các triệu chứng sau vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau khi ăn cỏ linh lăng tươi, hãy liên hệ với bác sỹ chăm sóc sức khỏe ngay lập tức.
Cây rau má có tác dụng chữa bệnh hạ huyết áp cộng với việc kéo dài tuổi thanh xuân. Hơn nữa, nó còn có tác dụng lợi tiểu và hạ nhiệt. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh tiêu thụ rau má vì nó có thể dẫn đến sảy thai, gây đầy hơi và lạnh bụng.
Loại rau củ này không chỉ nguy hiểm cho bà bầu mà cho tất cả mọi người. Không nên ăn vì khoai tây mọc mầm, chúng chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, chất solan có trong khoai tây mọc mầm xanh sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ sảy thai.
1.10. Rau răm – Gây co bóp tử cung
Rau răm là một thực phẩm thường thấy trong thực đơn Việt. Rau răm khi ăn sống có tác dụng tiêu thực, ấm bụng, tán hàn. Nhưng mẹ có biết, loài rau này nằm trong danh sách các loại rau thơm bà bầu không nên ăn? Việc ăn nhiều rau răm đầu thai kỳ có thể khiến mẹ mất máu.
Trong rau dăm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Bởi vậy, để giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong thai kỳ, mẹ nên tránh xa loại rau này.
2. Những loại rau củ bà bầu nên ăn?
Bên cạnh những thực phẩm trong danh sách “Bầu kiêng ăn rau gì?”, mẹ bầu cũng nhớ lưu ý những loại rau phù hợp trong thai kỳ. Dưới đây là một số lưu ý của Góc của mẹ dành cho mẹ:
2.1. Ớt chuông – Nâng cao đề kháng
Ớt chuông có hàm lượng vitamin C cao gấp 3 lần so với cam. Ớt chuông giúp mẹ nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, loại quả này còn giúp mẹ hấp thụ sắt tốt hơn, giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ. Mẹ có thể chế biến ớt chuông thành nhiều món ăn như ớt chuông xào thịt bò, ớt chuông nhồi cá thát lát,…
2.2. Ngô – Phòng ngừa táo bón
Ngô là một ngũ cốc phổ biến, chứa một hàm lượng dinh dưỡng gồm các loại vitamin, tinh bột, chất đạm, chất xơ chất béo không bão hòa,… Ngô có thể giúp mẹ bầu:
Chống táo bón trong quá trình mang thai
Giảm thiểu khả năng dị tật bẩm sinh cho bé
Cải thiện hệ miễn dịch cả mẹ và bé
Thúc đẩy phát triển não bộ và hệ xương, mắt của bé
Bông cải xanh chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe như axit folic, magie, phốt pho,… và các vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai. Bông cải xanh giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa thiếu máu và tình trạng loãng xương.
Trên đây là những loại rau bà bầu không được ăn trong thai kì mà Góc của mẹ tổng hợp. Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc nào về câu hỏi “Mẹ bầu kiêng ăn rau gì” thì hãy để lại bình luận ngay phía dưới để được giải đáp nhanh nhất. Mamamy chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Trẻ sơ sinh tùy từng tháng sẽ có những thực phẩm ăn được và không ăn được. Vấn đề này Mẹ cần hết sức lưu ý, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con đấy! Vậy mẹ có biết bé 8 tháng ăn được gì không?
1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi
Ở tháng thứ 8 này, nhu cầu dinh dưỡng của con sẽ bắt đầu tăng lên. Vì vậy, mỗi ngày trẻ cần được ăn dặm khoảng 2-3 bữa. Lúc này, ăn dặm được coi như bữa ăn chính của bé. Ngoài bữa chính này thì con được ăn thêm nhiều bữa phụ để bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu khác.
Để đảm bảo dinh dưỡng của bé 8 tháng, mỗi ăn bé cần khoảng 500ml sữa và 200ml/bữa ăn. Trong các bữa ăn của con cần có đầy đủ các nhóm dưỡng chất sau:
Tinh bột: tinh bột cho bé chủ yêu đến từ bột gạo. Mỗi ngày bé cần cung cấp từ 50 – 60g tinh bột
Chất đạm: khi lên 8 tháng tuổi, con có thể ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung chất đạm. Mỗi ngày trẻ cần khoảng 50 – 60g chất đạm cho cơ thể.
Vitamin và khoáng chất: Ở giai đoạn này, bé cần bổ sung một lượng lớn các loại rau xanh và trái cây để có chất xơ cùng các loại vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, B3,… Những vitamin và khoáng chất này sẽ nâng cao sức đề kháng giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Chất béo: Ngoài ra, em bé của Mẹ cũng cần khoảng 10 – 15g chất béo đến từ dầu ăn hoặc mỡ động thực vật.
Khi lên 8 tháng bé ăn gì đã không còn là vấn đề quá khó khăn đối với Mẹ nữa. Bởi lẽ, ở giai đoạn này trẻ đã có thể ăn dặm nhiều loại thực phẩm hơn. Tuy nhiên, khi chế biến thức đồ ăn dặm cho trẻ, mẹ cũng cần chú ý xay thật nhỏ hoặc nghiền nhuyễn để con dễ tiêu hóa và hấp thu hơn. Mẹ cũng cần đảm bảo thực đơn của con có sự cân bằng giữa 4 nhóm chất chính. Đó là tinh bột, chất đạm, vitamin, khoáng chất và chất béo.
Nhóm chất đạm: cá hồi, thịt gà, đậu hũ, phi lê bò, thịt heo, phô mai tươi, lòng đỏ trứng,…
Nhóm chất béo: Dầu gấc, phô mai, bơ, lạt,…
Nhóm vitamin và khoáng chất: cà chua, cà rốt, cải bó xôi, khoai tây, khoai lang, củ cải,.. Cùng với đó là các loại trái cây như chuối, cam, táo, nho, lê, bơ,…
Bên cạnh những thực phẩm cần cho dinh dưỡng của trẻ 8 tháng thì mẹ cũng cần tránh cho con ăn một số thực phẩm dưới đây :
Mật ong: lúc này, hệ tiêu hoá của bé vẫn còn quá non nớt để có thể sử dụng mật ong. Nếu Mẹ cho con dùng mật ong ở giai đoạn này có thể gây ra một vài rắc rối đối với hệ tiêu hóa của con.
Các loại thức ăn mặn, ngọt: Trong những loại thực phẩm này chứa quá nhiều calo sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé. Trong giai đoạn này con cần được bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất thôi Mẹ nhé!
Sữa bò: Trong 12 tháng đầu đời thì sữa mẹ và sữa công thức vẫn luôn là sự lựa chọn tối ưu nhất. Mẹ hãy đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi rồi mới cho con sử dụng sữa bò.
Hải sản: các loại hải sản có vỏ như ốc, sò, tôm, cua… đều là những loại thực phẩm không dành cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Bởi lẽ, những loại thực phẩm có chứa các thành phần dễ gây ra tình trạng dị ứng. Đặc biệt, các bé vẫn còn non nớt, hệ miễn dịch yếu, nên sẽ nguy cơ cao bị dị ứng khi ăn.
4. Lưu ý khi cho con ăn dặm
Lúc này, các bé vẫn làm quen với việc ăn dặm nên ngoài việc cân nhắc xem bé 8 tháng ăn được gì thì Mẹ cũng cần chú ý một số điểm sau nhé:
Nên thay đổi thực đơn một cách linh hoạt và đa dạng. Như vậy sẽ giúp con làm quen với nhiều mùi vị của các loại thực phẩm khác nhau. Đây cũng là cách Mẹ kích thích việc ăn uống của con, cũng như tránh cảm giác nhàm chán cho bé.
Khi nấu cháo ăn dặm cho trẻ, mẹ có thể dùng nước hầm xương để làm tăng thêm mùi thơm. Tuy nhiên, Mẹ cần cho con ăn cả phần thịt lẫn phần nước để đảm bảo đầy đủ chất.
Mẹ nên cân nhắc để tăng dần độ đặc của món ăn dặm.
Thực phẩm chiên rán không phải là lựa chọn tốt cho các bé.
Mẹ nên chia nhỏ bữa, cho trẻ ăn 2-3 bữa một ngày.
Ngoài gạo, ngũ cốc, lúa mạch hoặc yến mạch, Mẹ cũng nên cho trẻ ăn thêm các món được làm từ các loại ngũ cốc khác như bánh quy, ngũ cốc khô, mánh mỳ nướng… Nhưng mẹ cũng cần tránh các loại ngũ cốc có đường và nhiều màu sắc nhé!
Mẹ nên để bé ngồi trên ghế cao khi cho con ăn để tránh bé bị nghẹn hoặc làm rớt thức ăn ra ngoài.
Giảm dần tần suất cho trẻ bú sữa hoặc bú bình để con quen với việc ăn dặm.
Như vậy, Mẹ đã biết bé 8 tháng ăn được gìvà không ăn được gì chưa? Hy vọng, qua bài viết này Mẹ và bé sẽ có những bữa ăn thật đầy đủ dưỡng chất nhé!
Trẻ sơ sinh cần phải được ngủ ít nhất 16 giờ mỗi ngày. Trong giai đoạn đầu đời trẻ sẽ luôn có những giấc ngủ ngắn khoảng 2-3 giờ và tỉnh giấc để bú sữa. Nếu trẻ ngủ ít hơn thời gian trung bình chuẩn mỗi ngày có thể nghĩ đến các nguyên nhân do bản thân trẻ đang có vấn đề hoặc do các tác nhân bên ngoài. Vì vậy, nhà mình sẽ chia sẻ cho mẹ về một số lý do tiêu cực khiến trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít và khó ngủ nhá.
1. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng?
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều cả ban ngày lẫn ban đêm và thường chỉ thức khoảng vài giờ để bú. Trung bình một trẻ sơ sinh ngủ khoảng 8 – 9 tiếng vào ban ngày và khoảng 8 tiếng vào ban đêm. Mỗi giấc ngủ ở trẻ sơ sinh thường ngắn, vào khoảng 30 phút đến 4 tiếng vì trẻ nhanh đói và sẽ phải dậy bú.
2. Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít có ảnh hưởng gì không?
Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Trong lúc ngủ các tế bào được kích thích sản sinh giúp bé phát triển. Trẻ ngủ giấc dài, sâu sẽ phát triển chiều cao và trí não tốt hơn những bé có giấc ngủ ngắn. Trẻ được coi là khỏe mạnh khi ngủ đủ giấc mỗi ngày. Thức dậy đều đặn sau khoảng 3-4 giờ để bú. Mẹ đặc biệt cần lưu ý về vấn đề này khi nuôi dạy con nhỏ.
Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít hay không đủ thường phát triển chậm, còi cọc. Và có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nhiều ý kiến còn cho rằng trẻ ít ngủ sẽ “kém khôn”. Tuy chưa có sự kiểm chứng cụ thể nhưng cách lý giải cũng logic: Bé không ngủ đủ giấc, mệt mỏi, không muốn hoạt động. Dẫn đến nhận thức chậm cũng không phải hoàn toàn vô lý.
3. Tại sao trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít?
Trẻ bị đói: Dạ dày trẻ sơ sinh khá nhỏ nên không thể chứa được nhiều thức ăn. Trẻ cần phải thức dậy để nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Nếu trẻ không được cho bú đủ. Thì khả năng cao trẻ sẽ ngủ không sâu và dễ thức giấc
Trẻ bị thiếu chất: Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít sẽ bị thiếu canxi, kẽm thường sẽ không có một giấc sâu. Hay bị giật mình và bứt rứt khó chịu khi ngủ
Trẻ bị ướt tã: Tã ướt là nguyên nhân dễ khiến trẻ không thoải mái và dễ thức giấc
Trẻ bị môi trường xung quanh tác động: Tiếng ồn và ánh sáng mạnh là những tác nhân làm trẻ khó ngủ. Do đó, khi trẻ mẹ cần giữ không gian yên tĩnh, thoải mái với ánh sáng phù hợp
Trẻ mắc bệnh: Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cúm,… bị bệnh sẽ khiến trẻ mệt mỏi và bú kém. Các tác nhân dẫn tới việc khó ngủ không thể tránh khỏi ở trẻ.
4. Khi trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít thì mẹ cần phải làm gì để khắc phục
Khi trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít, bố mẹ cần tìm kiếm phương pháp khắc phục. Giúp trẻ có lại được giấc ngủ ngon và đầy đủ hơn. Điều này sẽ giúp đảm bảo quá trình phát triển bình thường của trẻ.
4.1.Giúp trẻ làm quen và phân biệt giữa ngày và đêm
Đối với các trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít, các bé hoàn toàn chưa có khái niệm. Và phân biệt được sự khác nhau giữa ngày và đêm. Điều này gây nên những sự lộn xộn về giấc ngủ của trẻ. Mẹ nên giúp trẻ phân biệt và tạo thói quen thức nhiều vào ban ngày và ngủ lâu hơn vào ban đêm.
Vào ban ngày, mẹ có thể kéo rèm che để ánh sáng có thể chiếu rọi vào phòng. Điều này vừa giúp không gian trở nên thông thoáng, vừa giúp trẻ ngủ ít hơn. Song song với đó, mẹ nên dành nhiều thời gian chơi đùa, trò chuyện với trẻ vào ban ngày để trẻ làm quen dần với mọi thứ. Ngược lại, vào ban đêm, mẹ nên giữ cho không gian xung quanh yên tĩnh để trẻ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
4.2.Luôn cho bé bú no trước khi ngủ
Việc cho trẻ bú no trước khi ngủ sẽ giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như năng lượng cho trẻ. Chú ý cân bằng và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Chúng sẽ đảm bảo giúp cho trẻ có thể dễ ngủ và ngủ lâu hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên quan sát và chú ý tã của bé. Khi tã bị ướt hoặc bẩn mẹ cần thay tã sạch cho bé. Điều này sẽ giúp tạo cảm giác thoải mái, khô thoáng cần thiết cho trẻ.
4.3.Tạo không gian thoải mái cho bé
Khi trẻ ngủ, mẹ nên để bé trong một không gian thông tháng, mát mẻ và yên tĩnh. Không gian thông thoáng sẽ giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc hít thở. Bên cạnh đó sự yên tĩnh cũng giúp cho trẻ có được sự thoải mái và ngủ dễ dàng, ngon giấc hơn.
4.4.Đặt trẻ xuống giường khi trẻ vừa thiu thiu ngủ
Đối với việc trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít thì việc làm này giúp tránh tạo thói quen ngủ trên tay mẹ của trẻ. Giúp trẻ học cách tự ngủ và không phụ thuộc vào mẹ
4.5.Chú ý tới không gian ngủ
Trẻ khó ngủ có thể do không gian quá bí bách hoặc quá lạnh hay quá nóng. Cần đặt trẻ vào một không gian thoải mái, nhiệt độ thích hợp và yên tĩnh để trẻ dễ ngủ và có giấc ngủ sâu hơn
4.6.Thay tã cho trẻ thường xuyên
Tã ướt cũng là một nguyên nhân thường gặp khiến trẻ khó chịu dẫn tới thức giấc. Kiểm soát được điều này cũng chính là tạo ra môi trường dễ chịu cho trẻ ngủ sâu hơn
4.7.Sử dụng âm nhạc
Cách làm này không chỉ giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn mà còn kích thích tư duy cho trẻ. Mẹ cần mở nhạc ở âm lượng vừa phải
Trẻ sơ sinh sức đề kháng kém sẽ rất dễ gặp vấn đề về sức khỏe, tiêu biểu nhất là nghẹt mũi. Vậy Mẹ phải làm gì khi trẻ 1 tháng bị nghẹt mũi?
1. Nguyên nhân khiến trẻ 1 tháng bị nghẹt mũi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé 1 tháng bị nghẹt mũi. Tuy nhiên, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Các bé sơ sinh 1 tháng tuổi hệ miễn dịch vẫn còn rất yếu. Do đó, những thay đổi thất thường của thời tiết dễ khiến cho con bị cảm lạnh, dẫn đến chứng sổ mũi, ngạt mũi.
Bên cạnh đó, bé nhà mình cũng có thể bị nghẹt mũi do dị ứng với bụi nhà, phấn hoa, lông thú cưng,…
Có dị vật lạ lọt vào mũi bé. Tình huống này Mẹ cần phải phát hiện sớm để có thể kịp thời xử lý cho con, tránh để tình trạng diễn biến nặng hơn gây nguy hiểm đến tính mạng bé.
Virus từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể con.
Đối với trẻ sơ sinh, ngạt mũi có thể do dịch nhầy ở bào thai chưa được lấy sạch khỏi đường hô hấp của bé. Điều này cũng gây ra tình trạng khò khè khó thở.
2. Triệu chứng khi trẻ 1 tháng bị nghẹt mũi
Nếu để tình trạng nghẹt mũi kéo dài có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Bé bị nghẹt mũi khó thở sẽ dẫn đến sự tắc nghẽn đường hô hấp từ khí quản ở ngực bé đến các phế quản nhỏ. Tình trạng này thường gặp ở các trẻ dưới 3 tuổi à nhất là ở trẻ sơ sinh. Bởi lẽ, đường hô hấp của con lúc này rất nhỏ, dễ bị co thắt và viêm.
Mẹ có thể để ý trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có triệu chứng phổ biến sau :
Bé hay hắt hơi, chảy nước mũi, sổ mũi.
Bé liên tục ho khan, ho có đàm.
Khó khăn trong việc thở, thở khò khè.
Chảy nước mắt.
Nếu tình trạng nghiêm trọng sẽ dẫn đến khả năng con bị chảy máu mũi.
Bé bị sốt, thân nhiệt cao, lừ đừ, bỏ bú.
Người bé nổi mẩn đỏ, mề đay, phù quanh cánh mũi.
Đặc biệt, đối với những trẻ bị nghẹ mũi do bị dị ứng nặng sẽ có kèm theo chứng khó thở. Lúc này sẽ không đơn thuần chỉ là ngạt mũi mà còn có thể bé bị co thắt các cơ của đường hô hấp. Đây là biểu hiện tiêu biểu bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Lúc này mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để tránh tình trạng diễn biến nặng gây ra hậu quả đáng tiếc nhé.
Mẹ có thể tìm mua dụng cụ hút mũi cho bé tại tất cả các cơ sở y tế. Đây chính là công cụ hữu hiệu giúp Mẹ xử lý khi trẻ 1 tháng bị nghẹt mũi. Mẹ có thể sử dụng máy hút mũi có hình dạng một quả bóng tròn hoặc dạng 2 vòi thông nhau để hút dịch ở trong mũi ra cho bé.
Lưu ý khi mẹ sử dụng máy hút mũi cho bé xong cần phải vệ sinh máy sạch sẽ. Mẹ hãy dùng nước ấm hoặc nước muối chuyên dùng để có thể làm sạch hoàn toàn cũng như đảm bảo vệ sinh cho lần sử dụng tiếp theo nhé!
3.2. Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Mẹ có thể mua nước muối sinh lý tại tất cả các cơ sở y tế nhưng không được mua ở đại lý bên ngoài để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng nhé! Sau đó, mẹ có thể chiết từ chai to ra chai nhỏ để dễ sử dụng cũng như bảo quản.
Mỗi lần Mẹ nhỏ 1-2 giọt vào mỗi bên lỗ mũi của trẻ và làm sạch mũi. Mẹ cần làm thông mũi 2-3 lần mỗi ngày trước bữa ăn của bé Mẹ nhé!
3.3. Nâng đầu cho bé khi ngủ
Thông thường, trẻ 1 tháng bị nghẹt mũi vào ban đêm do đường hô hấp bị tắc nghẽn. Vì vậy, Mẹ hãy thử biện pháp nâng đầu cho con khi con nằm ngủ. Đây là cách đơn giản nhưng lại giúp làm thông đường hô hấp cho bé nhà mình. Đồng thời, điều này cũng giúp cho bé cảm thấy thoải mái hơn và không còn hiện tượng thở khò khè nữa.
Biện pháp này có thể thực hiện rất đơn giản. Mẹ hãy kê gối cao một chút đủ để nâng đầu bé lên (nhưng cũng đừng kê cao quá mẹ nhé). Bên cạnh đó, Mẹ hãy dùng mu bàn tay day nhẹ vào hai bên cánh mũi cho con khi ngủ. Làm như vậy bé sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều đấy.
3.4. Xông hơi giúp bé hết ngạt mũi
Xông mũi cho bé bằng nước nóng bốc hơi, hoặc Mẹ có thể nấu nước thảo dược để xông như: lá kinh giới, lá tre,… Những hơi nước nóng sẽ giúp loại bỏ các dịch nhờn trong mũi con, làm đường hô hấp trở nên thông thoáng và bé sẽ không còn cảm thấy khó thở nữa.
Lưu ý, bé sơ sinh 1 tuổi da rất mỏng nên Mẹ hãy thử nhiệt độ nước thật kĩ trước khi xông cho bé nhé! Đặc biệt, sức đề kháng của bé rất yếu, nhiệt độ quá cao sẽ khiến bé không chịu được và dẫn đến nhiều nguy hiểm nhé!
3.5. Mát xa mũi cho bé
Mẹ cần mát xa vào hai bên cánh mũi cho bé sau khi nhỏ nước muối sinh lý hoặc rửa mũi.
Động tác thực hiện: sử dụng ngón tay cái và ngón tay trỏ chà thật nhẹ vào 2 bên cánh mũi của con. Việc thực hiện mát xa mũi nhiều lần nhưu vậy sẽ giúp đường thở được lưu thông dễ dàng hơn, giảm các triệu chứng của bé 1 tháng bị nghẹt mũi.
Như vậy, Mẹ đã biết phải xử lý như thế nào khi trẻ 1 tháng bị nghẹt mũi chưa? Hy vọng, với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích trong việc chăm sóc con của Mẹ.
Vấn đề ăn uống của con luôn được các mẹ đặt lên ưu tiên hàng đầu. Thức ăn là điều vô cùng quan trọng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con, giúp con phát triển khỏe mạnh. Không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn phải cho bé ăn ngon miệng. Chỉ khi bé ngon miệng mới có thể ăn uống đầy đủ và hấp thụ hết các chất din dưỡng. Ngoài ra mẹ còn cần tránh tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Làm sao để hội tụ đủ các yếu tố này chính là dấu chấm hỏi lớn cho mẹ. Vậy mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!
Đầu tiên cần kể đến đó chính là dinh dưỡng cho bé theo lứa tuổi. Mẹ cần biết điều này để cho con ăn uống đúng và đủ chất. Như vậy mới có thể giúp bé ăn ngon và phát triển toàn diện. Mỗi độ tuổi bé cần một mức dinh dưỡng khác nhau.
1.1. Trẻ sơ sinh
Với bé sơ sinh, trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức là đủ. Sữa mẹ sẽ giúp tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch cho con. Bé sơ sinh cần được bú mẹ từ 8 – 12 lần/ngày. Trẻ 4 – 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn dặm thức ăn lỏng để bổ sung dinh dưỡng.
1.2. Trẻ 6 – 12 tháng
Con lúc này cần tiếp tục bú mẹ 3 – 5 lần/ngày. Bé cần được ăn dặm nhiều hơn, tăng lượng theo thời gian. Mẹ nên cho bé ăn ngon bằng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, được nấu chín kĩ và nghiền mịn, xay nhỏ để bé dễ ăn. Ngoài ra cần bổ sung chất đạm vào thức ăn dặm của bé để bổ sung dinh dưỡng.
1.3. Bé 1 tuổi
Khi bé 1 tuổi, lượng thức ăn dặm sẽ tăng lên, con bú ít sữa hơn. Con cần được cung cấp nhiều dinh dưỡng từ thịt, trái cây, rau, bánh mì và ngũ cốc, nhóm sữa. Cần đảm bảo đủ lượng vitamin và khoáng chất cho bé. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn của bé. Bé cũng hoạt động nhiều hơn nên mẹ cần bổ sung thêm các bữa ăn phụ để bé ăn ngon.
1.4. Bé 2 – 5 tuổi
Lúc này hầu hết các bé đã mọc đủ răng và cứng cáp hơn. Con có thể ăn được thức ăn thô giống bố mẹ. Ngoài ra, con cần được uống sữa ít nhất 1 lần/ngày. Bên cạnh 3 bữa chính trong ngày, bé nên được bổ sung thêm 2 bữa phụ. Việc này sẽ giúp bé ăn ngon, không bị đói. Có thể cho con ăn phụ bằng trái cây, sữa chua, sữa… giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
2. Vì sao bé ăn không ngon, biếng ăn, chán ăn?
Bé ăn không ngon, chán ăn, biếng ăn là hiện tượng khá phổ biến. Nếu tình trạng này liên tục kéo dài, sức khỏe của con sẽ bị ảnh hưởng do ăn uống không đủ chất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, mẹ hãy tham khảo phần dưới đây để tìm hiểu rõ.
2.1. Khẩu phần ăn thiếu cân đối, con ăn dặm sớm
Khẩu phần ăn đầy đủ các nhóm chất là vô cùng quan trọng với sự phát triển của bé. Mẹ không nên chỉ cho con ăn thiên về 1 nhóm thực phẩm, không đủ 4 nhóm chính là protein, chất bép, tinh bột và các khoáng chất. Thiếu các chất dinh dưỡng sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn, làm em bé ăn không ngon, biếng ăn. Về lâu về dài sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.
Bé ăn dặm quá sớm cũng là nguyên nhân dẫn đến biếng ăn ở trẻ.
2.2. Thay đổi sinh lý hoặc mắc bệnh
Không chỉ do khẩu phần ăn, sinh lý và sức khỏe cũng là yếu tố quyết định lượng ăn của con.
Con biết lẫy, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng… đều là những thay đổi có thể khiến bé biếng ăn.
Con mắc các vấn đề về miệng như tưa lưỡi, mọc răng, viêm loét miệng, sâu răng… Việc này sẽ gây ra đau đớn, khó chịu làm bé ăn không ngon, bỏ bữa.
Con bị rối loại tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón… dẫn tới hấp thụ thức ăn kém, mất cảm giác thèm ăn.
Bé dùng kháng sinh kéo dài, uống các viên bổ sung quá liều.
2.3. Do thói quen ăn uống và tâm lý trẻ
Bé ăn ngon hay không cũng một phần là do thói quen ăn uống hàng ngày. Những thói quen xấu sẽ khiến con mau chán ăn, lười ăn.
Thực đơn không phong phú đa dạng, lặp đi lặp lại.
Con ăn không có giờ giấc cố định cụ thể.
Bé ăn nhiều đồ ăn vặt trước bữa chính, làm mất cảm giác đói.
Cho con xem TV, chơi đồ chơi, điện thoại trong khi ăn làm mất tập trung.
Ăn quá ít hoặc quá nhiều.
Mẹ hay ép con ăn dù con không thích, hay đánh mắng con trong bữa ăn.
Con ngậm thức ăn không nhai, hay mè nheo làm nũng đòi món mình thích do quá được nuông chiều.
Đột ngột thay đổi môi trường ăn uống khiến con có cảm giác xa lạ.
3. Hậu quả khi bé ăn không ngon
Con ăn uống không ngon dẫn đến biếng ăn, chán ăn. Việc này kéo dài sẽ gây nên những hệ lụy về sức khỏe của bé.
Bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn tăng trưởng. Như vậy sẽ khiến con chậm tăng cân, thậm chí dẫn đến suy dinh dưỡng. Con lớn chậm hơn các bé cùng tuổi, dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
Chậm phát triển trí não do thiếu các dưỡng chất quan trọng tốt cho sự phát triển của não bộ: I ốt, omega 3, omaga 6, DHA… Trí tuệ của bé phụ thuộc rất nhiều vào các dưỡng chất này.
Hệ miễn dịch của con bị suy giảm, con dễ mắc bệnh hơn bình thường.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của chỉ số cảm xúc (EQ) của con. Theo nghiên cứu, trẻ biếng ăn có chỉ số EQ thấp, khó hòa nhập, thụ động trong giao tiếp… Lâu dài có thể dẫn tới tự kỉ, tư duy kém, khó thành công và hạnh phúc.
4. Cách để bé ăn ngon
4.1. Không ép bé ăn để bé ngon miệng
Nhiều mẹ có thói quen đặt ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe trong bữa ăn của con, ép con ăn một lượng quá nhiều. Mẹ không bắt ép con ăn thêm khi con muốn ngừng bữa. Nhu cầu về thức ăn của mỗi bé là khác nhau. Mẹ không nên phá hỏng cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể con. Hãy để bé ăn ngon một cách tự nhiên mẹ nhé!
4.2. Sáng tạo món ăn để bé ăn ngon
Lặp đi lặp lại các món ăn thường xuyên sẽ rất dễ khiến con chán ăn, đơn điệu. Mẹ nên thử trang trí các món ăn đẹp mắt hơn để thu hút bé. Mặc dù việc này hơi mất thời gian nhưng lại mang đến những hiệu quả bất ngờ cho mẹ đấy. Bé ăn ngon hơn nhờ vào sự thích thú với đồ ăn.
4.3. Tập trung ăn uống
Rất nhiều bố mẹ nuông chiều và để dỗ dành con ăn được nhiều nên thường cho con chơi đồ chơi hoặc xem TV, điện thoại trong giờ ăn. Việc đánh lạc hướng của bé như thế này hoàn toàn là không nên. Con mất tập trung trong bữa cơm, không chú ý vào việc nhai nuốt mà chỉ muốn ăn nhanh cho qua bữa để chơi game. Nó tạo thành thói xấu cho trẻ chỉ ăn được khi có điện thoại.
4.4. Cho con ngồi đúng tư thế
Tư thế ngồi khi ăn quyết định rất nhiều đến việc tiêu hóa và hấp thụ của trẻ/ mẹ nên cho con ngồi thẳng lưng khi ăn để tiêu hóa tôt hơn. Tốt nhất là mẹ nên cho con ngồi ghế ăn riêng, có phần dựa lưng cho bé. Ăn đúng tư thế sẽ giúp em bé ăn ngon miệng, hấp thụ đủ chất, tiêu hóa tốt và tránh đầy hơi, trướng bụng…
Bố mẹ nào cũng đều muốn con ăn uống ngon miệng và vui vẻ. Có như vậy con mới có thể phát triển khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần. Vì vậy mẹ cần khéo léo hơn trong việc cho bé yêu ăn uống để bé ăn ngon mà lại hấp thu đủ dưỡng chất. Bé khỏe, mẹ vui đúng không nào?
Thực đơn cho bé 5 tháng có thể là vấn đề của mẹ, nếu mẹ đang gặp khó khăn trong việc tìm ra những món ăn phù hợp với các bé bắt đầu ăn dặm. Những công thức tự nấu ăn sau có thể sẽ là cứu cánh cho mẹ lúc này. Những món ăn tự nấu luôn khiến mẹ yên tâm hơn, vì mẹ có thể kiểm soát trong khâu thực phẩm, vệ sinh nấu nướng cũng như chất lượng thành phẩm. Cùng bắt tay vào thực hiện với những hướng dẫn dưới đây nhé!
1. Thực đơn cho bé 5 tháng giúp ăn ngon miệng
Từ 4 đến 6 tháng là khoảng thời gian trẻ bắt đầu có thể làm quen với những thực phẩm khác ngoài sữa. Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu muốn ăn dặm. Có những thực phẩm an toàn và phù hợp cho bé trong giai đoạn này. Thực đơn cho bé 5 tháng tuổi, không phải bao giờ cũng nhàm chán. Mẹ có thể bắt đầu với những món ăn đầy hương vị thơm ngon dưới đây:
1.1. Thực đơn cho bé với đậu Hà lan, Bạc hà
Món ăn dặm với đậu hà lan là món ăn có hương vị thực sự tuyệt vời cho các bé mới bắt đầu. Không chỉ thơm ngon, dễ ăn, đậu hà lan còn chứa thành phần chất xơ rất cao có lợi cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, loại đậu này là nguồn dồi dào của protein, chất chống oxy hóa và các thành phần vi chất khác.
Cách thực hiện
Thực đơn cho bé 5 tháng tuổi cần chế biến thật đơn giản, để có thể giữ lại hương vị tự nhiên cùng các dưỡng chất thiết yếu. Hấp hoặc luộc đậu trong 6 đến 8 phút. Để một thời gian cho nguội bớt rồi cho đậu vào máy xay nhuyễn với một chút nước luộc và vài lá bạc hà. Thêm bớt nước để hỗn hợp có độ sánh như kem là được.
1.2. Thực đơn cho bé 5 tháng với khoai lang, bột cà ri
Món ăn cho bé từ khoai lang sẽ có độ mịn sánh rất thích hợp cho bé từ 4 tháng tuổi trở lên. Chỉ cần mất từ 5 đến 10 phút chế biến nhanh chóng, mẹ đã có thể phục vụ cho bé một món ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng.
Cách thực hiện
Khoai lang mẹ nên dùng là loại khoai mật. Chúng có độ dẻo và hương vị thơm ngon hơn so với các loại khoai khác. Đầu tiên khi thực hiện món ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi này, mẹ cần rửa sạch khoai lang. Thấm khô rồi dùng kim châm các lỗ trước khi cho khoai vào lò nướng. Nướng từ 50 đến 60 phút cho đến khi khoai chín mềm (dùng nĩa để châm thử).
Để khoai nguội trong vài phút rồi gọt bỏ phần vỏ. Cho khoai lang và một ít bột cari vào máy xay nhuyễn. Thêm một chút sữa mẹ hoặc sữa công thức để hỗn hợp có kết cấu sánh cho trẻ vừa ăn.
1.3. Thực đơn với chuối, húng quế
Chỉ cần gọt bỏ phần vỏ chuối và đưa vào máy xay là bé đã có một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất. Nhưng món ăn dặm cho bé 5 tháng sẽ thực sự trở nên thơm ngon hơn khi chuối được nướng lên cộng với vài phụ liệu dễ tìm.
Cách thực hiện
Lột bỏ phần vỏ và cắt chuối thành 3 phần theo chiều dọc. Bọc giấy bạc lên khay và dàn đều chuối lên trên mặt. Bật bò nướng ở 175 độ C trong 10 đến 12 phút. Cho chuối nướng và vài lá húng quế đã rửa sạch vào máy xay thật nhuyễn. Mẹ có thể thêm một vài giọt chanh để món ăn không bị chuyển thành màu nâu. Nếu bé không thích mùi húng quế, hãy thay thế bằng một ít bột quế, đinh hương tươi hoặc vài lá bạc hà tươi vào nhé!
1.4. Thực đơn cho bé 5 tháng với táo và bột quế
Táo là loại trái cây thân thiện để thêm vào thực đơn cho bé 5 tháng. Chúng cung cấp lượng chất xơ tốt cho đường tiêu hóa, các chất chống oxy hóa, vitamin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể trẻ.
Cách thực hiện
Chuẩn bị táo bằng cách gọt bỏ phần vỏ, bỏ lõi và cắt táo thành những khối vuông nhỏ. Cho táo, một chút nước và một ít bột quế và nồi. Nấu lửa nhỏ trong 12 đến 15 phút. Sau đó để nguội và chuyển sang máy xay cho đến khi nhuyễn mịn là được.
Món ăn dặm này cũng khá thân thiện trong tủ đông. Do đó, mẹ có thể nấu dư và cấp đông trong tủ lạnh cho những lần sau.
1.5. Thực đơn với bông cải xanh, khoai tây trắng
Chế biến món ăn cho bé từ bông cải xanh là một cách tuyệt vời để đưa rau xanh vào chế độ ăn dặm của bé 5 tháng. Một thực đơn bổ dưỡng từ hỗn hợp nhuyễn mịn này, có thể cung cấp các loại vitamin và chất béo lành mạnh cho cơ thể đang phát triển của trẻ.
Cách thực hiện
Cắt nhỏ một bông cải xanh và rửa sạch. Khoai tây trắng chọn quả nhỏ, gọt bỏ vỏ, rửa sạch với nước và cũng cắt nhỏ. Hấp bông cải và khoai tây cho đến khi chín mềm (dùng nĩa để thử). Để nguội trong vài phút rồi cho vào máy xay cùng một ít nước hấp rau và dầu oliu. Xay 1-2 phút đến khi nhuyễn mịn là được.
Thực đơn cho bé 5 tháng với trái cây và rau xanh là những thực phẩm an toàn và lành mạnh mẹ nên giới thiệu cho bé. Các công thức xay nhuyễn khá dễ thực hiện và không mất nhiều thời gian. Nên rất dễ dàng để mẹ tự thực hiện tại nhà. Không khó để phục vụ bé những bữa ăn thơm ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng, sạch sẽ và tiết kiệm phải không nào.
Quá trình mang thai chắc hẳn không hề đơn giản với mẹ phải không? Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc của mẹ về vấn đề dinh dưỡng hay thực phẩm. Điển hình như câu hỏi: Mẹ bầu ăn măng được không? Các món ăn chế biến từ măng thường có giá trị dinh dưỡng cao, thế nhưng trong măng vẫn còn chứa một số độc tố không có lợi cho sức khỏe thai kỳ.
Bài viết dưới đây Góc của mẹ sẽ chia sẻ cho mẹ thông tin đầy đủ và chính xác nhất về chủ đề này.
1. Mẹ bầu ăn măng được không?
Măng là món ăn yêu thích trong rất nhiều bữa ăn của gia đình của người Việt cũng như người Châu Á. Có rất nhiều người thích các món ăn được chế biến bởi măng. Đó là vì chúng có mùi thơm và hương vị riêng cũng như kết cấu đặc trưng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu hiện nay, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được măng trong suốt cả thai kỳ. Vì đây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, cả măng tươi và măng khô.
Tuy nhiên, ăn măng bao nhiêu là hợp lí cũng là điều mà mẹ bầu cần quan tâm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mẹ bầu chỉ nên ăn măng 1 – 2 lần trong một tháng và mỗi lần ăn tối đa là 200 g mẹ nhé!
2. Thành phần dinh dưỡng của măng
Để tìm hiểu rõ sự chính xác cho câu trả lời “Bầu ăn măng được không”, mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu các thành phần dinh dưỡng trong măng mẹ nhé! Theo phân tích của FoodData Central, trong 155 gam măng nấu chín chứa:
Phía trên đây là thành phần dinh dưỡng đến từ 155 g măng nấu chín. Măng là một nguồn cung cấp protein, carbohydrate, chất xơ và khoáng chất. Măng rất ít chất béo và đường nên nó trở thành món ăn nhẹ lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Sự hiện diện của chất xơ với số lượng lớn được gọi là nutraceuticals giúp giải quyết các vấn đề về đường ruột.
Chăm sóc tim mạch: Các bác sĩ tim mạch khuyên nên ăn măng hàng ngày vì nó giúp bảo vệ tim khỏi các bệnh về tim mạch. Sử dụng măng khi luôc chín hoặc lên men giúp làm sạch các động mạch bị tắc và làm tan cholesterol xấu hoặc LDL
Tăng cường miễn dịch: Măng là một kho vitamin và khoáng chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Mẹ bầu sử dụng măng khi bắt đầu có gió mùa và mùa đông để tránh xa các bệnh nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn.
Kiểm soát cân nặng: Măng được xem là thực phẩm có hàm lượng calo thấp. Một chén măng nhỏ chỉ chứa khoảng 13 calo và nửa gam chất béo. Măng cũng giàu chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và tạo cảm giác no lâu hơn. Chính vì thế, chúng là loại thực phẩm lý tưởng để kiểm soát cân nặng mẹ nhé!
Phòng ngừa ung thư: Măng sở hữu nhiều chất chống oxy hóa ngăn hoạt động của gốc tự do là nguyên nhân gây ung thư.
Giúp co thắt tử cung: Măng có thể kích thích các cơn co tử cung do đó sẽ hỗ trợ sinh thường. Y học cổ truyền Trung Quốc khuyến cáo mẹ mang thai trong giai đoạn cuối của thai kỳ nên bổ sung một lượng nhỏ các món ăn từ măng để dễ sinh thường.
Lưu ý nho nhỏ: Măng giúp giảm lượng cholesterol, tăng cường miễn dịch và giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Tuy nhiên mẹ hãy cân nhắc kĩ về việc ăn măng được không và ăn có chừng mực để tránh những rủi ro cho mẹ bầu nhé!
4. Những rủi ro cần lưu ý đối với mẹ bầu ăn măng khi mang thai
Vậy mẹ đã biết câu trả lời cho “Bầu ăn măng được không” nhưng liệu có những lưu ý gì khác cho mẹ bầu ăn măng không? Cho đến nay, mặc dù vẫn chưa có bằng chứng cho thấy việc bà bầu ăn măng sẽ gây hại đến thai nhi. Thế nhưng với câu hỏi “Bầu ăn măng được không?” thì các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo tốt nhất mẹ bầu không được dùng với lượng lớn.
Theo nghiên cứu đăng trên NCBI, măng tươi có chứa độc chất cyanide taxiphyllin. Tuy nhiên, trong quá trinh chế biến đã khiến hàm lượng taxiphyllin giảm đáng kể, giúp chúng an toàn để tiêu thụ.
Cũng từ một cuộc nghiên cứu của PubMed Central cho thấy, các thành phần hoạt tính sinh học của chiết xuất từ măng làm mất cân bằng tình trạng oxy hóa của tế bào tuyến giáp làm suy giảm hoạt động của các yếu tố tổng hợp hormone ở cấp độ tế bào và phân tử.
Ngoài ra, trong măng cũng có chứa glucozit, thành phần này khi vào dạ dày sẽ bị chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN). Từ đó gây ngộ độc với biểu hiện dễ thấy nhất là nhức đầu, buồn nôn, lưỡi bị tê đi. Rồi chuyển sang hạ huyết áp, co giật, liệt hô hấp nếu tình nhiễm độc nặng.
Ngoài ảnh hưởng trên, HCN còn có thể tác động đến hệ hô hấp, làm bất hoạt enzyme chuyển hóa sắt gây tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Sản phụ trong 3 tháng đầu chưa quen dần với những thay đổi khi mang thai nếu ăn măng sẽ có nguy cơ gặp chứng đầy hơi, khó tiêu. Vì vậy tốt nhất mẹ nên tránh dùng trong giai đoạn này.
Lưu ý nho nhỏ: Măng chỉ gây tác dụng phụ trong một số trường hợp. Hãy tham khảo ý khiến của bác sĩ trước khi quyết định ăn măng được không mẹ nhé!
5. 7 Lời khuyên cho mẹ bầu khi ăn măng
Để măng hết đắng và không còn độc tố, khi mua măng về mẹ nên bóc vỏ, thái lát mỏng sau đó cho vào chậu nước ngâm qua đêm hôm sau xả măng lại với nước sạch rồi đem luộc chín kỹ. Lưu ý không nên đậy nắp nồi khi luộc măng. Luộc xong cần đem ngâm trong nước sạch để loại bớt độc chất.
Với măng khô, mẹ phải ngâm măng với nước muối ít nhất 6 giờ, trong quá trình ngâm cầm xả nước nhiều lần rồi luộc lại và xả cho đến khi nước trong mới đem chế biến.
Mẹ bầu cần tránh ăn măng đã chế biến sẵn vì không đảm bảo việc sơ chế đã loại bỏ hết độc tố trong măng hay chưa.
Nước ngâm hay luộc măng cần phải đổ bỏ vì có chứa thành phần HCN gây hại.
Mẹo để mua măng tươi ngon là chọn nhưng cây măng còn tươi mới, vỏ măng không có đốm, ngửi sẽ thấy có mùi thơm nhẹ. Nếu chọn mua măng đã sơ chế (bóc vỏ, bào mỏng), mẹ cần chọn măng có màu trắng ngà tự nhiên, giòn, thơm nhẹ. Tránh chọn măng có màu sắc bắt mắt (rất trắng hoặc vàng) vì thường được tẩm ướp hóa chất.
Không nên ăn đồ lạnh ngay sau khi ăn măng để tránh gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, khi ăn phải nhai chậm, nếu thấy có biểu hiện đầy hơi sau ăn phải lập tức báo ngay cho bác sĩ.
Mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém hoặc mắc bệnh sỏi thận, sỏi mật không nên dùng loại thực phẩm này vì sẽ khiến bệnh nặng thêm
Ngoài việc nghiên cứu và theo dõi kỹ chế độ ăn của mẹ bầu thì ở 3 tháng đầu, nhiều bố mẹ đã cân nhắc đến việc đặt tên cho bé. Để đặt tên bé trai họ Trần, mời bố mẹ tham khảo bài viết từ Góc của mẹ nhé!
6. Những loại măng tốt nhất cho mẹ bầu
Bà bầu ăn măng được không và nên ăn loại măng nào? Góc của mẹ gợi ý cho mẹ 3 loại măng siêu hấp dẫn và bổ dưỡng dành cho bà bầu:
6.1. Bầu ăn măng khô được không?
Măng khô là thực phẩm khá lành tính với phụ nữ mang thai. Măng khô giàu chất xơ, hàm lượng calo thấp. Mỗi 100g măng khô có 4,1g protid với hơn 16 loại acid amin. Ăn măng khô còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như: Ca, P, vitamin C, vitamin nhóm B (B1, B2, B3), caroten, glucid, magie, kali… tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
6.2. Bầu ăn măng đắng được không?
Liệu có măng được có tốt cho mẹ bầu không khi mẹ cân nhắc Bầu ăn măng được không? Có. Bà bầu có thể được măng đắng. Tuy nhiên phải chế biến kỹ và hạn chế ăn trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu thèm ăn măng đắng, mẹ bầu có thể ăn một lượng nhỏ khoảng 100g/ bữa, tối đa không quá 2 lần/tháng. Măng đắng có thể làm các món măng luộc, măng xào, măng nhồi… Mẹ bầu nên ngâm măng với nước vôi trong và luộc kỹ nhiều lần trước khi chế biến.
Măng tây là loại rau vô cùng tốt với bà bầu. Bà bầu ăn măng tây chỉ có lợi, không có hại. Loại rau này rất giàu vitamin A, C, E, B6; khoáng chất canxi, magie, kali, phốt pho; acid folic, inulin… Phụ nữ mang thai có thể ăn măng tây trong suốt quá trình thai kỳ và sau mang thai.
7. Hỏi & Đáp về chủ đề: Mẹ bầu ăn măng được không?
7.1. Ăn măng có sảy thai không?
Mặc dù khoa học chưa chứng minh nhưng nhiều người tin rằng măng có thể gây sẩy thai ở phụ nữ mang thai. Mẹ thường được khuyên không nên ăn măng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
7.2. Bà bầu ăn măng ngâm được không?
Mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các loại măng ngâm chua, măng đóng hộp hoặc rau muối chua trong thai kỳ với lượng vừa phải. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tránh xa các loại măng ngâm tự làm vì chúng có nguy cơ phát triển các vi khuẩn có hại như Listeria, có thể gây ra các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng.
7.3. Bà bầu ăn măng xào được không?
Khi đã quyết định có với việc Bầu ăn măng được không, mẹ hẳn thắc mắc mẹ bầu ăn măng xào được không? Các loại măng xào hay măng đã chế biến chín kỹ đều an toàn với mẹ bầu.
7.4. Bà bầu ăn măng tươi được không?
Ngoài những chất dinh dưỡng tốt, măng tươi còn chứa một loại độc tố tự nhiên như cyanide taxiphyllin. Vì vậy, nên tránh ăn măng tươi và đảm bảo chúng đã được nấu chín kỹ trước khi ăn. Thái mỏng măng cũng có thể giúp rửa trôi một phần chất độc.
7.5. Bầu 3 tháng cuối có được ăn măng không?
Tùy vào một số trường hợp khác nhau mà mẹ có thể sử dụng măng trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Sử dụng một lượng nhỏ măng trong giai đoạn cuối của thai kỳ giúp co thắt tử cung để dễ sinh thường.
7.6. Mẹ bầu ăn măng luộc được không?
Với măng luộc, liệu mẹ bầu ăn măng được không? Mẹ có thể ăn măng luộc, miễn là nó đã được luộc chín kỹ. Đặt nồi trên lửa nhỏ, đun sôi nước và điều chỉnh lửa để duy trì lửa nhỏ đều đặn. Luộc măng trong vòng 45 đến 50 phút, hoặc cho đến khi xiên hoặc tăm gỗ không gặp lực cản khi xuyên qua lõi.
Hi vọng bài viết này đã giúp mẹ có được cái nhìn tổng quan về chủ đề: Bà bầu ăn măng được không? Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc hoặc những thông tin hữu ích về chủ đề này thì đừng quên để lại dưới phần bình luận nhé! Góc của mẹ chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Táo bón là một trong những biểu hiện thường xuyên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Gây nên những khó chịu cho trẻ trong việc ăn uống, ngủ nghỉ cũng như vui chơi. Khi trẻ vừa mới chui ra khỏi bụng mẹ, hệ tiêu hóa vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Và còn rất non nớt nên các bé thường xuyên gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Đặc biệt là bệnh táo bón. Mới 1 tháng tuổi, tần suất đi ngoài của bé đột nhiên giảm hẳn, thậm chí 2-3 ngày mới đi cầu được một lần. Điều này khiến mẹ lo lắng liệu có phải bé 1 tháng tuổi bị táo bón hay không?
1. Bé 1 tháng tuổi bị táo bón có nguy hiểm không?
Bé 1 tháng tuổi bị táo bón là hiện tượng thường gặp. Việc 3-4 ngày mới đi đại tiện, có thể vì bé cần thời gian để chuyển hóa tất cả những gì bú vào cơ thể. Nếu bé chỉ có vấn đề này mẹ cũng đừng nên quá lo lắng.
Bé 1 tháng tuổi bị táo bón thường xuất hiện những dấu hiệu như: Khó chịu, đầy bụng, chán ăn, xì hơi nặng mùi. Khi đi đại tiện, trẻ phải rặn, phân rắn có khi thành viên như phân dê. Trẻ thường khóc ré lên vì đau do nứt rách hậu môn. Đây là những dấu hiệu mẹ có thể quan sát thấy ở trẻ.
Táo bón có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Nhưng cũng có những trường hợp bé 1 tháng tuổi bị táo bón kéo dài đến vài tháng. Táo bón nếu không được điều trị. Sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe trẻ như biếng ăn, ăn khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Những chất độc hại trong phân nếu không được thải ra ngoài hàng ngày. Nếu tích tụ lại trong ruột lâu ngày có thể bị hấp thụ trở lại vào máu gây hại cho sức khỏe của trẻ.
2. Nguyên nhân bé 1 tháng tuổi bị táo bón
2.1. Trẻ bú không đủ khiến cơ thể trẻ bị mất nước
Với trẻ sơ sinh từ 1 đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ vừa là nguồn thức ăn vừa là nguồn cung cấp nước cho cơ thể. Trẻ bú mẹ chưa đủ sẽ khiến cơ thể bị mất nước, gây bé 1 tháng tuổi bị táo bón.
2.2. Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón
Với những bé chỉ bú mẹ rất hiếm khi bé 1 tháng tuổi bị táo bón do trẻ có khả năng tiêu hóa gần như hoàn toàn thức ăn. Bởi sữa mẹ có sự cân bằng hoàn hảo giữa chất đạm và chất béo. Cho nên ngay cả khi bé không đi ngoài trong vài ngày, bé vẫn đi ngoài phân mềm. Tuy nhiên, với những trẻ từ 1 tháng đến trẻ 6 tháng táo bón do dùng sữa công thức. Thì nguyên nhân có thể do một thành phần nào đó trong sữa khiến bé bị táo bón.
2.3. Do chế độ ăn uống của mẹ
Hầu hết, trẻ sơ sinh còn ít tháng tuổi nên sữa mẹ là nguồn thức ăn thiết yếu nhất đối với trẻ. Vì thế chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng cũng như sẽ gây táo bón trẻ sơ sinh. Việc mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, khó tiêu, ít chất xơ, thiếu dinh dưỡng. Chế độ ăn ngủ không hợp lý khiến các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé là nguyên nhân gây táo bón sơ sinh.
2.4. Táo bón sơ sinh do bệnh lý
Việc em bé bị táo bón có thể là do bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể của bé. Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh như: Đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khiến bé 1 tháng tuổi bị táo bón.
3. Tần suất đi ngoài phổ biến ở bé 1 tháng tuổi
Ngày 1–4: Bé sẽ ị khoảng vài lần mỗi ngày. Màu sắc sẽ thay đổi một chút từ xanh đậm đen sang xanh đậm nâu và sẽ trở nên lỏng hơn khi bé bắt đầu bú sữa.
Ngày 5–30: Bé sẽ ị khoảng 3 đến 8 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Màu sắc sẽ thay đổi một chút từ xanh nâu sang vàng tươi và trở nên lỏng hơn.
Từ 1–6 tháng: Khi được khoảng một tháng tuổi, trẻ sơ sinh sẽ hấp thụ hầu hết sữa mẹ. Bé sẽ đi ngoài phân mềm hơn. Có thể đi đại tiện vài lần trong ngày hoặc chỉ một lần trong vài ngày. Thậm chí, một số bé còn không đi ngoài trong hai tuần. Và điều đó vẫn được coi là bình thường nếu phân của con không khô cứng, bé không phải gồng khi đi tiêu…
4. Cách điều trị bé 1 tháng tuổi bị táo bón
4.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Với trẻ đang bú sữa mẹ thì nên cải thiện chế độ ăn uống của mẹ. Bên cạnh đó cho bé ăn kết hợp các thực phẩm nhiều chất xơ. Để hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa cho bé.
Với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm thì sẽ rất dễ để thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Hãy chủ động cho bé ăn những món ăn có nhiều chất xơ, giàu khoáng chất. Cùng việc kết hợp cho bé uống thật nhiều nước. Việc này khiến phân trong cơ thể bé mềm ra và sẽ dễ bị đào thải ra ngoài hơn. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé cũng là biện pháp lâu dài. Và hiệu quả để phòng chống tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
4.2. Ngâm hậu môn bằng nước ấm
Đây được coi là biện pháp điều trị bé 1 tháng tuổi bị táo bón khá hiệu quả. Đặc biệt với những trẻ lười ăn và hay quấy khóc. Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn giúp bé sơ sinh dễ đi ngoài hơn. Thực hiện việc ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần từ 5-10 phút.
4.3. Massage bụng cho bé
Massage theo khung đại tràng: Khi bé 1 tháng tuổi bị táo bón, mẹ dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa đặt lên bụng, chỗ gần với rốn của bé, ấn nhẹ và xoay theo chiều kim đồng hồ từ phải sang trái, lấy rốn làm trung tâm. Mỗi lần thực hiện khoảng 200 cái, mỗi ngày thực hiện 3-4 lần cách nhau giữa 2 bữa ăn. Để kích thích làm tăng nhu động ruột.
Massage động tác đạp xe đạp: Mẹ lắm lấy hai cổ chân của bé, di chuyển hai chân theo động tác đẹp xe đạp. Động tác này giúp chuyển động kích thích nhu động ruột, giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng.
Co duỗi gối: Đây cũng là một động tác dễ dàng và vui với bé. Mẹ nắm hai cổ chân của bé, đẩy về phía bụng để hai gối gập lại, giữ lại trong vài giây. Sau đó, nhẹ nhàng kéo chân é duỗi thẳng trở lại. Lặp lại động tác trong khoảng 10 phút bé sẽ thoát khỏi tình trạng đầy hơi.
4.4. Dùng nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả sẽ cải thiện hệ tiêu hóa giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Nhờ những dưỡng chất bổ ích có trong hoa quả tươi nên các mẹ sẽ cực kì yên tâm khi áp dụng phương pháp này nhé.
Trong những tháng đầu đời, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ để được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển khỏe mạnh. Bé được uống đủ sữa trong những tháng đầu sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Con cũng được phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Thế nhưng lại có những bé lười bú sữa mẹ. Điều này khiến cho nhiều mẹ lo lắng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Vậy mẹ phải làm sao để khắc phục tình trạng bé 4 tháng lười bú? Hãy cùng Góc của mẹ tham khảo bài viết sau đây nhé!
Bé 4 tháng cần được ăn sữa 5 lần/ngày, mỗi lần khoảng 200ml sữa. Nếu một ngày bé bú ít hơn 1000ml sữa thì bé đang gặp phải tình trạng lười bú. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé 4 tháng lười bú. Có thể kể ra những nguyên nhân sau:
Bé ham vận động nhiều: bé ham chơi thương mất tập trung khi bú mẹ. Từ đó làm lượng sữa nạp vào ít hơn.
Bé mọc răng sữa sớm: lợi bé sưng, đau nhức, khó chịu làm con biếng ăn.
Bầu ngực của mẹ có mùi lạ như dùng nước hoa, thoa kem, dòng sữa mạnh yếu thất thường cũng khiến con bỏ bú.
Con mắc các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy làm khó chịu.
Con gặp phải các vấn đề về miệng: nấm lưỡi, tưa luỡi… Bệnh này có thể khiến con mất vị giác hoặc bị đau khi bú.
Bé bị bệnh khiến cơ thể mệt mỏi, muốn được nghỉ ngơi.
Cho bé bú theo cữ lộn xộn, không cố định giờ cụ thể. Các cữ bú quá gần nhau cũng khiến con mau chán và lười bú.
Mẹ cho bé bú tư thế sai, khiến con không ăn được nhiều sữa.
Do ảnh hưởng của vắc xin hoặc thuốc cũng làm con bỏ bú.
Sữa mẹ có mùi lạ do chế độ ăn uống hoặc thuốc kháng sinh. Trẻ rất nhạy cảm với mùi vị sữa mẹ.
Mẹ cho con ăn dặm quá sớm.
2. Biểu hiện của bé 4 tháng lười bú
Để biết được bé 4 tháng lười bú hay không, mẹ cần theo dõi sát sao việc sinh hoạt và tình trạng sức khỏe của bé. Đầu tiên mẹ cần chú ý tới lượng sữa bé ăn hàng ngày. Trẻ 4 tháng thường bú 1000ml sữa/ngày. Tiếp theo, mẹ cần theo dõi cân nặng của con. Nếu như bé không tăng cân hoặc không đặt mức cân nặng tối thiểu, mẹ cần để ý ngay để tìm hiểu nguyên nhân. Không được xử lý kịp thời sẽ đễ khiến con bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
Sau đây là một số dấu hiệu của bé lười bú, biếng ăn:
Con bú ít hơn bình thường.
Ngậm ti mẹ nhưng không bú.
Bé tự nhiên chán ăn sau một thời gian bú.
Quấy nhiễu, không tập trung trong giờ ăn.
Không tăng cân hoặc chậm tăng cân trong vài tháng.
3. Cách khắc phục tình trạng bé 4 tháng lười bú
Mẹ nào cũng đều rất lo lắng khi bé 4 tháng lười bú, sợ ảnh hưởng tới sức khỏe của con về lâu dài. Khi đã tìm được nguyên nhân vì sao con lười bú, mẹ có thể biết cách khắc phục. Cần xử lý sớm tình trạng này nếu không sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.
3.1. Sử dụng phương pháp da kề da
Đây là cách khắc phục dễ dàng nhất nhưng lại không kém phần hiệu quả với bé 4 tháng lười bú. Mẹ có thể đặt con lên ngực và ôm ấp con thường xuyên. Việc này sẽ giúp kết nối sợi dây tình cảm giữa 2 mẹ con. Từ đó làm tăng lượng sữa mẹ tiết ra và khiến con thèm bú hơn.
3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ
Mùi vị sữa phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống. Mẹ nên ăn những loại thức ăn làm tăng chất lượng sữa để con siêng bú hơn. Đó là những thực phẩm: sữa, gạo lứt, rau má, rau ngot, mè đen, đậu đỏ… Mẹ cần hạn chế thay đổi chế độ ăn uống đột ngột khiến mùi vị sữa thay đổi đột ngột. Khi bé 4 tháng lười bú, mẹ nên để ý trong chế độ ăn của mình có món nào lạ khiến mùi vị sữa thay đổi hay không.
3.3. Vệ sinh miệng cho bé
Nếu con gặp các vấn đề về miệng và lưỡi, mẹ cần khắc phục ngay. Cần sử dụng các loiạ thuốc chữa trị theo chỉ định của bác sĩ để loại bỏ tình trạng này. Ngoài ra, mẹ cần làm sạch miệng của con hàng ngày để tránh bị nhiễm khuẩn qua đường miệng. Như vậy sẽ giúp con không biếng ăn, bỏ bú.
3.4. Để con tập trung bú
Mất tập trung cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé 4 tháng lười bú, mẹ nên cho con bú ở những nơi yên tĩnh, tránh nơi ồn ào. Bé còn nhỏ nên ham vui, dễ bị xao lãng vào việc khác.
3.5. Thay đổi tư thế
Mẹ cần thường xuyên thay đổi tư thế để điều tiết lưu lượng sữa chảy ra của mình. Khi mẹ có nhiều sữa, cần hạn chế cho con bú nằm mà nên ngồi cho con bú. Tránh sữa chảy ra ào ạt làm gây ngộp thở, sặc sữa.
Bé 4 tháng lười búlà một trong những tình trạng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Hy vọng qua bài viết này, mẹ có thể tìm thấy cách khắc phục và xử lý sớm nhất. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!