Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Lộn tử cung sau sinh là bệnh hiếm gặp ở với tỉ lệ 1/3000 – 1/6000 ca sinh. Thường gặp vào thời kỳ sổ rau hoặc ngay sau khi sổ rau. Khiến sản phụ bị băng huyết mất máu nhiều sau sinh. Nếu không xử lý kịp có thể khiến sản phụ tử vong do mất máu quá nhiều.

1. Lộn tử cung sau sinh có nguy hiểm không?

Lộn tử cung sau sinh là tình trạng tử cung lộn hoàn toàn. Hoặc một phần tử cung ra ngoài sau khi sinh . Đây là một cấp cứu sản khoa. Gây chảy máu ồ ạt cho sản phụ sau sinh.

Lộn tử cung sau sinh có nguy hiểm không?
Lộn tử cung sau sinh có nguy hiểm không?

Lộn tử cung là một biến chứng nghiêm trọng. Nhưng hiếm gặp khi sinh con. Trong đó tử cung bị lộn trái ra so với bình thường.

Khi điều này xảy ra. Phần trên cùng của tử cung sẽ đi qua cổ tử cung. Hoặc thậm chí nằm hoàn toàn bên ngoài âm đạo. Đây là một trường hợp khá hi hữu. Chỉ xảy ra với tỷ lệ 1/3000 – 1/6000 ca sinh.

Lộn tử cung còn có thể tạo các vấn đề nghiêm trọng. Bao gồm chảy máu và sốc. Đặc biệt tình trạng này nếu không được nhận ra và điều trị kịp thời. Còn có thể khiến sản phụ băng huyết. Thậm chí là tử vong sau sinh.

2. Nguyên nhân dẫn đến lộn tử cung sau sinh

Thực tế sau khi sinh thường. Các cơn co thắt làm cho nhau thai tách ra khỏi thành tử cung. Nếu nhau thai không tự tách ra. Bác sĩ phải trực tiếp loại bỏ nhau thai ra khỏi thành tử cung. Và điều này có thể khiến tử cung của người mẹ bị lộn.

Bên cạnh đó, lộn tử cung sau sinh liên quan nhiều đến những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân dẫn đến lộn tử cung sau sinh
Nguyên nhân dẫn đến lộn tử cung sau sinh
  • Đẻ khó, thai to, sót rau hoặc rau không bong, bánh rau bám chặt vào đáy tử cung… Dẫn đến giãn dây chằng tử cung trong khi cổ tử cung đang mở hoàn toàn gây lộn tử cung.
  • Do kĩ thuật lấy rau sau khi thai sổ của nhân viên y tế không tốt.
  • Tình trạng này dễ xuất hiện  do các cơ tử cung quá nhão. Ở những phụ nữ sinh nở nhiều lần. Và do bánh rau bám vào vùng đáy tử cung. Nó có thể diễn ra bởi bất kỳ một cơn rặn nào đột ngột. Đặc biệt là sinh ở tư thế đứng.
  • Thai nhi có dây rau ngắn quấn cổ nhiều vòng. Nên khi thai sổ sẽ làm dây rốn bị kéo mạnh đột ngột. Khi tử cung chưa kịp co rút và bánh rau chưa kịp bong. Khiến tử cung cũng bị lộn ra theo.

3. Dấu hiệu nhận biết lộn tử cung sau sinh

Có thể nhìn thấy một phần hoặc toàn bộ lòng tử cung bên ngoài âm đạo.

Trường hợp lộ tử cung khi rau chưa bong: có thể nhìn thấy màng rau, núm rau.

Dấu hiệu băng huyết, mất máu nhiều nhanh chóng dẫn đến choáng.

Khám bụng thấy lõm ở đáy tử cung. Hoặc không sờ thấy tử cung trên vệ. Hoặc không thấy khối cầu an toàn sau bong rau.

Thăm âm đạo thấy trong âm đạo thấy khối mềm, đau.

Dấu hiệu nhận biết lộn tử cung sau sinh
Dấu hiệu nhận biết lộn tử cung sau sinh

Có 3 độ của lộn tử cung cấp tính:

  • Độ I (không hoàn toàn): Đáy tử cung bị lộn tới gần lỗ ngoài cổ tử cung (trường hợp này chỉ có bác sĩ khi thăm khám mới có thể chẩn đoán được).
  • Độ II (hoàn toàn): Toàn bộ thân tử cung bị lộn tới lỗ trong cổ tử cung, lồi vào âm đạo.
  • Độ III: Đây là mức độ nặng nhất. Toàn bộ tử cung, cổ tử cung, và âm đạo bị lộn sa ra ngoài âm hộ.

4. Lộn tử cung có điều trị được không?

Lộn tử cung thường gây shock và chảy máu ồ ạt cho sản phụ sau sinh. Hay có thể gây nhiễm khuẩn, vô niệu và suy thận có thể đi kèm với shock.

Không chỉ vậy, lộn tử cung sau sinh có thể bị bóp nghẹn và rụng do hoại tử. Lộn tử cung cũng có thể chuyển thành mạn tính. Trường hợp xấu hơn có thể khiến sản phụ tử vong. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Vì vậy, việc điều trị hoàn toàn cần phải tuân theo y lệnh của bác sĩ chuyên khoa. Để nhanh chóng chống shock. Và đặt lại tử cung cho sản phụ càng nhanh càng tốt. Sản phụ cũng sẽ được truyền máu khi cần thiết. Và có khả năng sẽ được dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Sau khi tiến hành các trị liệu. Sản phụ cần được nghỉ ngơi và chăm sóc thật tốt. Chú ý bổ dưỡng, uống nhiều nước. Và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ để tránh khỏi những biến chứng về sau.

Lộn tử cung có điều trị được không?
Lộn tử cung có điều trị được không?

Sau khi tử cung bị lộn có mang thai được nữa không?

Khi tử cung đã bị lộn ở lần sinh trước. Nhiều khả năng sản phụ sẽ gặp phải một lần nữa. Vì vậy sản phụ cần khám thai định kỳ đầy đủ. Quản lý thai nghén và đăng ký sinh tại các chuyên khoa sản của bệnh viện.

Với những trường hợp nguy cơ cao. Cần được theo dõi sát trong quá trình chuyển dạ để được can thiệp kịp thời. Sản phụ đặc biệt phải cẩn trọng hơn trong quá trình mang thai. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Sau khi tử cung bị lộn có mang thai được nữa không?
Sau khi tử cung bị lộn có mang thai được nữa không?

Lộn tử cung sau sinh là bệnh lý hiếm gặp. Nhưng lại rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng tới tính mạng của sản phụ. Vì vậy việc quan trọng là theo dõi thai nghén. Theo dõi sát trong quá trình chuyển dạ. Xử lý nhanh khi có dấu hiệu của lộn tử cung.

Mẹ có thể quan tâm đến các bài viết dưới đây:

Cẩm nang mang thai và sinh con, tất cả những điều mẹ cần biết

Chuẩn bị tâm lý trước sinh – 5 lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu

Trẻ sơ sinh bú ít là điều khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Bởi 6 tháng đầu đời theo lời khuyên của các chuyên gia, trẻ chỉ cần và chỉ nên bú mẹ. Chính vì thế, nếu bé sơ sinh bú yếu thì đó là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của con đang có vấn đề hoặc sữa mẹ không ổn. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về việc bé 1 tháng bú ít trong bài viết sau đây.

1. Bé 1 tháng tuổi bú bao nhiêu là phù hợp?

Bé 1 tháng tuổi bú bao nhiêu là phù hợp?
Bé 1 tháng tuổi bú bao nhiêu là phù hợp?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách giải quyết cho tình huống bé 1 tháng bú ít, mẹ cần nắm biết được lượng sữa, cữ sữa của trẻ như thế nào là phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Sau khi sinh, con sẽ tỉnh táo trong giờ đầu sau sinh và đó là thời điểm tốt nhất để cho con bú. Lúc này chỉ là bú để làm quen vì con chưa bú được nhiều. Sữa mẹ là sữa non có tác dụng tăng sức đề kháng cho con.
  • Trong 12 đến 24 giờ đàu, con đã có thể bú được nhiều hơn. Mẹ nên cho bé ăn mỗi cữ cách nhau 1 đến 2 tiếng.
  • Trong 3 đến 5 ngày tiếp theo, mẹ nên cho con bú 8 đến 12 lần/ngày. Mỗi lần 15 đến 20 phút.
  • Từ 4 đến 6 tuần đầu duy trì cho con bú nhiều hơn trong ngày và hạn chế việc bú đêm.

Lượng sữa cần cho con trong tháng đầu là khoảng 600 đến 900ml/ngày. Mẹ nên theo dõi để cho con bú đủ, đúng cữ.

2. Nguyên nhân khiến bé 1 tháng bú ít

Trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao? Mẹ đừng quá lo lắng mà trước hết hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân. Nếu bé 1 tháng bú ít hơn lượng sữa ở trên có nghĩa là chúng có thể đang gặp phải những vấn đề sau:

2.1. Con có vấn đề về sức khỏe

Bé bú ít chậm tăng cân thì đây là nguyên nhân đầu tiên mà mẹ nên nghĩ đến. Hãy kiểm tra tai, mũi, họng, tiaau hóa cho con. Hoặc cũng có thể con đang mọc răng và sưng lợi dẫn đến chán ăn. Phát hiện sớm khi mới có dấu hiệu của việc trẻ bú ít để chữa sớm cho con.

2.2. Đầu ti của mẹ không phù hợp với bé

Đầu ti của mẹ nếu bị to hơn, cứng hoặc là tụt sâu vào bên trong cũng là nguyên nhân khiến cho việc tu ti của con khó khăn. Bên cạnh đó, việc đầu ti có mùi lạ khi mẹ bôi gì đó cũng khiến cho trẻ sơ sinh ít bú, thậm chí bỏ bú.

Đầu ti của mẹ không phù hợp với bé
Đầu ti của mẹ không phù hợp với bé

2.3. Sữa mẹ có vị lạ

Khi con đã quen với vị sữa của mẹ mà ngày hôm đó do mẹ ăn thực phẩm khác lạ hoặc uống thuốc sẽ khiến sữa có mùi khác. Bé bú kém cũng có thể là nguyên nhân này. Vì vậy, khi con đang bú sữa mẹ hoàn toàn thì mẹ nên có cho mình một chế độ ăn uống thật phù hợp.

2.4. Bé 1 tháng bú ít do không đúng tư thế

Nguyên nhân tiếp theo khiến bé sơ sinh bú ít đó chính là việc mẹ bế con không đúng thư thế. Nếu mẹ duy trì liên tục tình trạng này thì không chỉ bé bú ít dần mà nguy cơ ngực mẹ bị nứt cổ gà, đau đớn cũng rất cao.

2.5. Mẹ quá nhiều hoặc quá ít sữa

Sữa mẹ về nhiều khiến con bị sặc hoặc về chậm con không đủ bú cũng là nguyên nhân khiến bé bú ngày càng ít. Bên cạnh đó, chúng sẽ trở nên gắt gỏng, khó chịu và sặc sữa. Vì vậy mẹ hãy chú ý khi cho con bú.

3. Cách giải quyết khi bé 1 tháng bú ít

Vậy trẻ bú ít phải làm sao? Đây chắc chắn là điều mà các mẹ quan tâm nhất lúc này. Khi bé bú ít quá không đúng lượng sữa theo yêu cầu thì mẹ có thể áp dụng các biện pháp xử lý sau:

3.1. Đối với trẻ bú mẹ

Bé bú quá ít phải làm sao khi con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ? Gợi ý dành cho bạn là:

  • Mẹ hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng hằng ngày thật phù hợp để đảm bảo sữa tốt nhất.
  • Hình thành thói quen ăn uống cho bé theo các cữ trong ngày. Cứ 3 tiếng lại cho ăn một lần là tốt nhất. Không nên để tình trạng con đói mới cho bú.
  • Không nên cho bú quá nhiều khiến con bị nôn chớ dẫn đến sợ ăn.
  • Đầu ti mẹ không phù hợp thì hãy vắt sữa để cho con bú bình.
  • Nếu do ít sữa thì hãy sử dụng các phương pháp để gọi sữa về nhiều hơn.
  • Khi trẻ bị bệnh dẫn đến bú ít thì mẹ cần đưa con đi kiểm tra sức khỏe để điều trị sớm.
Không nên cho bú quá nhiều khiến con bị nôn chớ dẫn đến sợ ăn
Không nên cho bú quá nhiều khiến con bị nôn chớ dẫn đến sợ ăn

3.2 Đối với trẻ bú sữa công thức

Bé bú ít phải làm sao khi con ăn sữa công thức? Hãy áp dụng các phương pháp sau để giải quyết việc bé 1 tháng bú ít.

  • Mẹ hãy chọn loại sữa đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, quan trong nhất vẫn là phù hợp với khẩu vị của con. Như vậy con sẽ ăn tốt hơn và phát triển toàn diện trong những năm đầu đời.
  • Chọn loại bình sữa phù hợp với con. Đặc biệt là phải đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Sử dụng sản phẩm thông minh chống sặc sữa và đầy hơi.
  • Duy trì việc cho con bú theo cữ để hình thành thói quen.
Mẹ hãy chọn loại sữa đảm bảo chất lượng
Mẹ hãy chọn loại sữa đảm bảo chất lượng

Trên đây là những điều cần biết về việc bé 1 tháng bú ít. Mẹ hãy tham khảo để có cách giải quyết khi con gặp phải tình huống này.

Mẹ cũng có thể đọc thêm ở đây:

https://mamamy.vn/cham-soc-be/be-2-thang-tuoi-bu-it-phai-lam-sao/

https://mamamy.vn/goc-cua-me/tre-bu-it-va-cach-xu-ly/

Bé 7 tuần tuổi là cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Đây cũng là thời kỳ căng thẳng của bố mẹ trong quá trình nuôi dưỡng trẻ. Trẻ có sự thay đổi trong thời gian biểu ăn, ngủ, chơi và đặc biệt bé 7 tuần tuổi bú ít. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề trên. Bố mẹ cùng đón xem nhé!

1. Sự phát triển của trẻ trong giai đoạn 7 tuần tuổi

Sang đến tuần thứ 7, trẻ có sự tăng rõ ràng trong cân nặng và chiều dài cơ thể. Nổi bật nhất của trẻ là thường xuyên vươn vai và không còn tư thế khi ở trong bụng mẹ. Sự thay đổi của trẻ còn dẫn theo những vấn đề chung như bé 7 tuần tuổi bú ít, ngủ ít, hay khóc…Bước sang giai đoạn này, bé bắt đầu hứng thu với thế giới xung quanh. Đặc biệt là những vật có màu sắc, âm thanh vui nhộn.

Đối với cơ thể mẹ của bé, đã gần như hoàn toàn bình phục. Nhưng đây là giai đoạn thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ. Vậy nên, mẹ bé cần nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh để tránh bị trầm cảm.

Sang đến tuần thứ 7, trẻ có sự tăng rõ ràng trong cân nặng và chiều dài cơ thể
Sang đến tuần thứ 7, trẻ có sự tăng rõ ràng trong cân nặng và chiều dài cơ thể

2. Biểu hiện của bé 7 tuần tuổi bú ít

Tất cả trẻ sơ sinh cần trung bình từ 600 đến 700ml sữa mẹ mỗi ngày. Ở những trẻ nhỏ hơn, mẹ nên cho bú theo nhu cầu, mỗi ngày cứ cách 2 đến 3 giờ một lần bú.

Nếu mẹ hút sữa ra thay vì cho bé bú trực tiếp thì có thể chọn bình sữa từ 90 đến 180ml. Một số bé có xu hướng bú nhiều hơn những bé khác cùng tuổi. Quan trọng là bé vẫn tăng cân theo đường cong tăng trưởng. Đừng giữ lại sữa vì lo ngại bé tăng cân. Trẻ 7 tuần tuổi có khả năng điều tiết lượng sữa mình cần.

Số lần bú mẹ trong 24 giờ của bé có thể phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố:

  • Bé có khả năng chứa được bao nhiêu sữa trong dạ dày.
  • Mẹ có nhiều hay ít sữa.
  • Tính cách bú của trẻ hay những vấn đề về tiêu hóa của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị các bệnh tiêu hóa như trào ngược dạ dày có xu hướng ăn nhiều bữa hơn và lượng sữa ít hơn ở mỗi lần ăn. Hai nguồn sữa chính trong thời gian này là sữa mẹ và sữa công thức. Mẹ nên cho trẻ 7 tuần bú bao nhiêu là đủ? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc ấy.

Mẹ có thể xem kĩ hơn: Mẹ nên cho bé 7 tuần tuổi bú bao nhiêu sữa?

Nếu như mẹ thấy bé bú ít so với lượng như trên, hãy tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề này cho bé yêu.

3. Bé 7 tuần bú ít có làm sao không?

Việc bé 7 tuần bú ít về lâu dài sẽ tạo nên một số vấn đề khác nhau như bé cảm thấy mệt mỏi, cơ thể ốm yếuViệc bé 7 tuần bú ít về lâu dài sẽ tạo nên một số vấn đề khác nhau như bé cảm thấy mệt mỏi, cơ thể ốm yếu
Việc bé 7 tuần bú ít sẽ tạo nên một số vấn đề khác nhau như bé cảm thấy mệt mỏi, cơ thể ốm yếu

Việc bé 7 tuần bú ít về lâu dài sẽ tạo nên một số vấn đề khác nhau như bé cảm thấy mệt mỏi, cơ thể ốm yếu. Thậm chí là sẽ thiếu chất hơn so với đồng trang lứa. Đặc biệt là sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ 7 tuần bú ít cũng kém hơn. Hệ miễn dịch cũng bị suy giảm nhiều chức năng hơn. Điều đó hoàn toàn là không nên.

Đây là thời gian mà bé yêu rất cần sự chăm sóc ân cần của mẹ. Mẹ nên tìm hiểu và đưa ra giải pháp cho vấn đề bú ít của bé ngay.

4. Nguyên nhân bé 7 tuần tuổi bú ít

Có rất nhiều giả thuyết đặt ra để giải thích cho vấn đề bé 7 tuần tuổi bú ít. Nhìn chung, có 2 giả thuyết được cho là các chuyên gia khẳng định.

Mẹ có thể đọc thêm: [Giải đáp] Bé lười bú phải làm sao? Đâu là “thủ phạm”?

4.1. Giả thuyết 1: Nguyên nhân bé 7 tuần tuổi bú ít

Sang đến tuần thứ 7, mẹ bé đang gần hoàn thành quá trình hồi phục cơ thể sau sinh nở. Mẹ có sự thay đổi về hormone dẫn đến chỉ số cảm xúc tăng. Bé vẫn còn bú sữa mẹ do vậy nó cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ. Bé dễ nhạy cảm dẫn đến cáu gắt, hay khóc hay hờn. Đôi khi còn bỏ bú hoặc trẻ bú ít. Dù mẹ bé không cảm thấy sự thay đổi của bản thân thì trong giai đoạn này mẹ bé cần cẩn trọng. Tâm trạng của mẹ cũng ảnh hưởng đến bé rất nhiều.  Vậy nên, mẹ bé nên giữ cho tinh thần thoải mái và vui vẻ. Hãy đồng hành cùng gia đình để được sẻ chia và được giúp đỡ nhé!

Sang đến tuần thứ 7, mẹ bé đang gần hoàn thành quá trình hồi phục cơ thể sau sinh nở
Sang đến tuần thứ 7, mẹ bé đang gần hoàn thành quá trình hồi phục cơ thể sau sinh nở

4.2. Giả thuyết 2: Nguyên nhân bé 7 tuần tuổi bú ít

Với giả thuyết còn lại, các chuyên gia cho rằng, trẻ trong giai đoạn này đã có sự cảm nhận về sự vận động của thế giới xung quanh. Bé cảm nhận được mùi cơ thể của người luôn bên chăm sóc. Chỉ số cảm xúc của bé cũng tăng. những biểu hiện khóc, hờn,cáu, trẻ bú ít… sẽ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, bố mẹ an tâm giai đoạn này sẽ qua nhanh thôi.

4.3. Các giả thuyết khác: Nguyên nhân bé 7 tuần bú ít

Tình trạng bú ít ở trẻ kéo dài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Mẹ có quá nhiều sữa: Sữa nhiều cũng trở thành nguyên nhân để trẻ từ chối bú. Trẻ đang cố để việc bú trở nên thoải mái hơn. Nhưng sữa quá nhiều sẽ khiến bé bị ngợp. Khi tình trạng bị ngợp sữa diễn ra thường xuyên, sẽ khiến trẻ sợ và không còn hứng thú bú nữa.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Nếu bệnh lý trở nên nghiêm trọng sẽ khiến việc bú khó khăn đối với trẻ.
  • Các bệnh lý khác mà trẻ mắc phải cũng khiến trẻ ngại bú thậm chí là bỏ luôn việc bú như: bệnh tai-mũi họng, bệnh tay-chân-miệng, nhiễm trùng, tưa miệng, mọc răng, nhiễm trùng tai.
  • Bệnh cảm lạnh, nghẹt mũi cũng khiến trẻ khó thở khi bú.
  • Mẹ ít sữa sau sinh nên lượng sữa cung cấp cho trẻ mỗi lần bú không đủ. Việc đó sẽ dẫn tới bé cáu gắt, khó chịu. Không cho trẻ bú đúng lúc hay cho trẻ bú khi trẻ quá đói cũng là nguyên nhân khiến bé chán bú.
  • Tư thế bú khiến trẻ không thoải mái.
  • Sữa mẹ có vị lạ. Trẻ cũng có những mùi vị thích và không quá thích. Sữa mẹ có thể thay đổi mùi vị do chế độ ăn uống hoặc do mẹ dùng các loại mỹ phẩm cho body.
  • Kích thước và hình dạng ti mẹ không thích hợp với bé. Có thể là do đầu ti quá lớn hoặc bị tụt sâu vào trong gây khó bú cho trẻ.
Khi tình trạng bị ngợp sữa diễn ra thường xuyên, sẽ khiến trẻ sợ và không còn hứng thú bú nữa
Khi tình trạng bị ngợp sữa diễn ra thường xuyên, sẽ khiến trẻ sợ và không còn hứng thú bú nữa

5. Cách khắc phục khi trẻ 7 tuần bú ít

Trẻ ở tuần thứ 7 có sự thay đổi nhiều trong thói quen bú. Bé dễ dàng thỏa mãn khi vừa bú một bên ti mẹ và không có như cầu bú tiếp bên ti còn lại. Ngoài ra, bé cũng không còn vừa bú vừa ngủ gật như trước nữa. Việc trẻ bú ít đi là vấn đề hoàn toàn bình thường bố mẹ đừng lo lắng quá. Bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để giúp trẻ có thêm lượng sữa:

  • Nếu trẻ không thích bú ti mẹ hoặc trẻ từ chối bú cả bình thì bố mẹ hãy kiên nhẫn. Mẹ có thể sử dụng thìa để đút cho trẻ. Dù biết rằng rất mất thời gian và nạp lượng sữa cùng không được bao nhiêu. Nhưng có còn hơn không và nhiều bé lại chịu uống sữa bằng cách này.
  • Khi cho trẻ bú sữa mà trẻ ngủ gật khi vừa bú được một ít. Mẹ hãy nhẹ nhàng lay bé dậy và cho bé bú tiếp.
  • Nếu trẻ không thích bú ti mẹ có thể sử dụng bình. Mẹ nên sử dụng máy vắt sữa vắt cạn hai bầu sữa. Bởi vì lượng sữa cuối của bầu vú chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Ngoài ra, hút cạn sữa giúp mẹ tiết nhiều sữa hơn và tránh được các bệnh như tắc tia sữa…
  • Vừa chơi với bé vừa cho bé bú sữa để phân tán sự chú ý của trẻ.
  • Không nên cho bé vừa bú vừa ru vì như thế trẻ sẽ thành thói quen. Chỉ vừa bế vừa ru trẻ mới bú thì bố mẹ sẽ rất vất vả.
Trẻ ở tuần thứ 7 có sự thay đổi nhiều trong thói quen bú
Trẻ ở tuần thứ 7 có sự thay đổi nhiều trong thói quen bú

6. Dấu hiệu bé đã bú no

Nhiều mẹ cho bé bú không biết bé đã bú no hay chưa thì dưới đây sẽ là một số dấu hiệu có thể xác định trẻ bú ít hay trẻ bú nhiều:

  • Tần suất đi tiểu: Nếu bé bú no một ngày bé sẽ tiểu từ 6-8 lần. Nếu số lần đi tiểu của trẻ dưới 5 thì có thể khẳng định bé đang bị đói.
  • Phân của trẻ: Bé bú no mỗi ngay sẽ đi đại tiện 2-3 lần và chất phân đặc và có màu mù tạt vàng. Nếu đi đại tiện ít hơn 2 lần và phân lỏng bố mẹ cần phải tăng lượng sữa cho trẻ.
  • Bé no sẽ có thể hiện cảm xúc như quay mặt đi từ chối sữa hoặc khóc khi cho bé bú sữa.
  • Nếu bé được bú sữa đầy đủ thì mỗi tháng cân nặng của trẻ sẽ tăng trung bình là 500gram.
Nếu bé được bú sữa đầy đủ thì mỗi tháng cân nặng của trẻ sẽ tăng trung bình là 500gram
Nếu bé được bú sữa đầy đủ thì mỗi tháng cân nặng của trẻ sẽ tăng trung bình là 500gram

Trong giai đoạn này được gọi là thời kỳ khủng hoảng của bố mẹ, bé có sự thay đổi. Bé khóc nhiều, bú ít hay ngủ ít. Lời khuyên cho bé là thật kiên nhân và có sự đồng hành của người thân để giúp đỡ chăm sóc trẻ.

Mẹ có thể xem thêm:

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về giai đoạn của trẻ 7 tuần tuổi bú ít. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bố mẹ có thể dễ dàng vượt qua được thời kỳ “wonder week này. Chúc bé luôn khỏe mạnh!

Nguồn tham khảo: Bé bú ít hơn bình thường? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Có ai đó đã nói “ gieo hành vi, gặt thói quen”. Ở lứa tuổi mới lớn hành vi và nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Do vậy hãy dạy cho trẻ những điều tốt đẹp nhất. Nhà mình chia sẽ cho mẹ cách dạy kỹ năng sống cho con để trẻ phát triển toàn diện và thích nghi được với mọi hoàn cảnh.

1. Kỹ năng sống là như thế nào ?

Khi bé còn nhỏ, mẹ luôn chăm chút kỹ lưỡng cho bé từ các bữa ăn, giấc ngủ đến chuyện học tập, vui chơi. Khi trẻ lớn lên, bé dần rời xa vòng tay mẹ. Do đó, cách tốt nhất mà mẹ có thể làm để bảo vệ bé chính là trang bị những kỹ năng sống cho trẻ ngay từ nhỏ.

cách tốt nhất mà mẹ có thể làm để bảo vệ bé chính là trang bị những kỹ năng sống cho trẻ ngay từ nhỏ
Cách tốt nhất mà mẹ có thể làm để bảo vệ bé chính là trang bị những kỹ năng sống cho trẻ ngay từ nhỏ

Ắt hẳn ai trong chúng ta cũng yêu thương con mình rất nhiều. Luôn muốn bảo vệ và nuôi dưỡng con thật tốt. Thế nhưng, thực tế là sự bao bọc quá mức sẽ mất dần tác dụng khi trẻ lớn dần lên. Do vậy, việc cách dạy kỹ năng sống cho con sẽ giúp con tự tin bước vào cuộc sống chính là điều mà trẻ cần nhất lúc này. Không ai khác, mẹ nên là người hướng dẫn cho con.

2. Tại sao cần cách dạy kỹ năng sống cho con ?

Mỗi đứa trẻ đều khác biệt, từ vẻ ngoài, tính cách đến hiểu biết và kỹ năng. Mặc dù mỗi bé đều có kỹ năng riêng song cũng phải có những kỹ năng chung nhất định để sống trong một môi trường tập thể. Những kỹ năng này được gọi là kỹ năng sống, nó khác với những kỹ năng kỹ xảo trong công việc. Nó là thứ gần như bắt buộc phải có ở tất cả mọi người.

Kỹ năng sống cần phải được học hỏi dần dần từ kinh nghiệm. Và chắc chắn rằng nhà trường không thể có cách dạy kỹ năng sống cho con. Trẻ cần được học và rèn luyện các kỹ năng sống ngay từ trong gia đình.

Kỹ năng sống cần phải được học hỏi dần dần từ kinh nghiệm
Kỹ năng sống cần phải được học hỏi dần dần từ kinh nghiệm

Nếu trẻ được học những kỹ năng sống này ngay từ bậc mầm non thì khi lớn lên sẽ tự tin hơn. Biết cách tự lập, biết tự vượt qua khó khăn và biết sống sao cho có ích với xã hội. Không những vậy, cách dạy kỹ năng sống cho trẻ nên được dạy từ bậc mầm non. Bởi vì ở giai đoạn này, trẻ dễ dàng học hơn so với những lứa tuổi khác.

3. Cách dạy kỹ năng sống cho con

3.1. Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ trong nhà trường

Từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản chỉ đạo. Cùng các tài liệu hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở phổ thông. Vì thế, nếu nói Bộ Giáo dục và Đào tạo không quan tâm đến nội dung giáo dục này thì quả là oan cho Bộ. Chiến lược lồng ghép, tích hợp cũng là phù hợp để tránh nâng số môn học ở phổ thông lên quá nhiều.

Chiến lược lồng ghép, tích hợp cũng là phù hợp để tránh nâng số môn học ở phổ thông lên quá nhiều
Chiến lược lồng ghép, tích hợp cũng là phù hợp để tránh nâng số môn học ở phổ thông lên quá nhiều

3.2. Cách dạy kỹ năng sống cho con từ gia đình

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là trách nhiệm duy nhất của nhà trường. Thậm chí, với một số kỹ năng sống, nhà trường đưa vào chương trình cách dạy kỹ năng sống cho con. Để biến thành kỹ năng thực sự. Tức học sinh có thể vận dụng thành thạo trong đời sống hàng ngày. Thì đòi hỏi gia đình phải hỗ trợ rất tích cực.

Lấy ví dụ về kỹ năng tự phục vụ. Từ ở trường mầm non, trẻ đã được rèn luyện. Lên tiểu học, học bán trú, nhiều trường tổ chức cho các em tự sắp xếp bàn ghế, lấy thức ăn, quét dọn lớp, sắp xếp chỗ ngủ trưa… Các em đều hoàn thành tốt. Tuy nhiên, khi về nhà, nhiều phụ huynh xót con đi học nhiều. Nên về nhà lại không cho làm gì cả. Rất khó để dạy trẻ tính tự lập.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là trách nhiệm duy nhất của nhà trường
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là trách nhiệm duy nhất của nhà trường

3.3. Kỹ năng sống cho trẻ qua nhiều hoạt động

Tương tự, một số kỹ năng khám phá cuộc sống. Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng đã được dạy phần nào trong nhà trường. Nhưng không ít các mẹ nuôi dạy trẻ lại rất cẩn thận và lo xa. Giữ chặt con trong nhà. Nên những gì được học cũng không có cơ hội vận dụng và mai một dần. Vì thế, mẹ phải có cách dạy kỹ năng sống cho con một cách hiệu quả và hợp lý

4. Mẹ có thể làm gì giúp con phát triển toàn diện ?

Thứ nhất: Hãy dạy con tự phục vụ bản thân: Tự vệ sinh cá nhân, tự sắp xếp chăn gối khi ngủ dậy, tự ăn, tự mặc quần áo, tự gấp đồ, tự giặt đồ, tự học bài…

Thứ hai: Dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Biết phân biệt nguy hiểm, biết xử lý khi bị ngã, biết tự xử lý vết thương, biết tránh xa những nơi nguy hiểm…

Dạy con sự tự tin để giúp con biết mình là ai, cả về cá nhân
Dạy con sự tự tin để giúp con biết mình là ai, cả về cá nhân

Thứ ba: Mẹ dạy con kỹ năng tự lập (kỹ năng sống đơn lẻ). Dạy con biết tự đứng lên khi ngã, biết nấu những món ăn đơn giản khi ở nhà một mình. Biết phân biệt những đồ ăn nào có thể ăn, biết tự đi đến trường, biết chuẩn bị đồ dùng khi đến trường…

Thứ tư: Dạy con kỹ năng giao tiếp giúp trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu và hình thành thói quen cảm ơn, xin lỗi, chia sẻ, quan tâm, yêu thương…

  • Kỹ năng khi giao tiếp với bố mẹ, ông bà
  • Kỹ năng giao tiếp với người lạ
  • Kỹ năng giao tiếp với bạn bè

Thứ năm: Dạy con sự tự tin để giúp con biết mình là ai, cả về cá nhân. Và trong mối quan hệ với người khác, sự tự tin trước đám đông.

Lời kết

Ngoài ra, còn rất nhiều kỹ năng khác mà các mẹ cần giáo dục cho trẻ trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Cách dạy kỹ năng sống cho con là rất cần thiết. Vì nhân cách của con do mẹ xây lên, viết lên từ những viên gạch nhỏ thành một “thành trì” vững chắc, bền vững theo thời gian chứ không phải là thói quen tạm thời. Nhà mình đã chia sẽ cho các mẹ hiểu hơn về cách dạy kỹ năng sống cho con. Hy vọng các mẹ sẽ chào đón và ủng hộ nhà mình nhé.

Thuyên tắc ối là một hiện tượng hiếm gặp song hậu quả lại vô cùng nghiêm trọng. Mẹ nên trang bị đầy đủ cái nhìn tổng quan cũng như kiến thức về bệnh. Từ đó, mẹ có thể có những giải pháp xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe của chính mình. 

1. Thuyên tắc ối là gì:

Thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa hiếm gặp. Đây tình trạng mạch máu bị xâm nhập bởi nước ối, các tế bào thai, tóc hoặc các thành phần thai nhi có trong cơ thể sản phụ do vỡ ối. Hiện tượng này có thể nhanh chóng gây ra những biến chứng nguy hiểm, trong đó có cả xuất huyết và suy hô hấp cấp tính gây nguy cơ tử vong cao.

Vì vậy mẹ cần chú ý những dấu hiệu báo cụ thể đồng thời tìm hiểu cách xử lý tốt nhất khi gặp hiện tượng trên. Để có thể có những giải pháp kịp thời, mẹ hãy chủ động tìm hiểu bệnh và lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia.

Thuyên tắc ối là tình trạng mạch máu bị xâm nhập bởi nước ối
Thuyên tắc ối là tình trạng mạch máu bị xâm nhập bởi nước ối

2. Mối nguy hiểm từ thuyên tắc ối:

Y khoa ghi nhận, trong vòng 1 tiếng đồng hồ đầu tiên, đa số các sản phụ đều sẽ tử vong. Phần lớn sản phụ qua khỏi cơn nguy kịch cũng đều phải chịu các di chứng về thần kinh sau này.

Ảnh hưởng của thuyên tắc ối không chỉ ở mẹ mà tỉ lệ tử vong của thai nhi do biến chứng này cũng rất cao, từ 21-32%. Trẻ được sinh ra với hiện tượng trên cũng dễ mắc các biến chứng tương tự như ở mẹ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai phát triển và học tập sau này của bé.

Mối nguy hiểm từ thuyên tắc ối
Mối nguy hiểm từ thuyên tắc ối

Xem thêm:

Mẹ nên làm gì nếu bị tắc tia sữa?

Đau bụng đẻ và tất tần tật các biện pháp giảm đau cho mẹ

3. Nguyên nhân dẫn đến thuyên tắc ối:

Nước ối là môi trường sống tự nhiên của thai nhi. Ở điều kiện thường, nước ối sẽ ở trong buồng ối và không gây nguy hại cho sản phụ. Tuy nhiên, một khi nước ối đi vào máu sẽ gây nên hiện tượng tắc mạch ối. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến là:

  • Vỡ màng ối.
  • Vỡ tĩnh mạch của cổ tử cung hay tử cung.
  • Áp lực từ buồng tử cung cao hơn áp lực tĩnh mạch.
Nguyên nhân dẫn đến thuyên tắc ối
Nguyên nhân dẫn đến thuyên tắc ối

Ngoài ra, các yếu tố dưới đây cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Mẹ bầu trên 35 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuổi mẹ càng cao thì khả năng bị tắc mạch ối càng cao.
  • Sản phụ xuất hiện hiện tượng tiền sản giật, bất thường nhau thai.
  • Thai lớn, thai chết lưu hoặc thai suy trong bụng mẹ gây tắc mạch ối.
  • Đa ối: nhiều nước ối xung quanh thai nhi cũng là 1 yếu tố tăng khả năng mắc bệnh.

4. Xác định thuyên tắc ối như thế nào:

Thuyên tắc ối xảy ra đột ngột và nhanh chóng. Mẹ bầu có thể xác định thuyên tắc ối qua các dấu hiệu cụ thể. Ngoài ra, việc tiến hành siêu âm và xét nghiệm lâm sàng cũng sẽ giúp bác sĩ định hình chính xác hơn tình trạng của bệnh.

Có thể xác định bệnh thuyên tắc ối thông qua các xét nghiệm lâm sàng:

    • Xét nghiệm máu: đông máu, điện giải và nhóm máu, công thức máu, …
    • Phương pháp đánh giá nhịp tim.
    • Phương pháp siêu âm tim.
    • Phương pháp chụp X-quang để tìm kiếm dịch xung quanh tim.
Thuyên tắc ối xảy ra đột ngột và nhanh chóng
Thuyên tắc ối xảy ra đột ngột và nhanh chóng

Ngoài xét nghiệm, siêu âm, mẹ có thể xác định bệnh qua một số biểu hiện cụ thể sau:

    • Dấu hiệu ở giai đoạn đầu là sản phụ hạ huyết áp, ngừng tim đột ngột.
    • Thiếu hụt oxy trong máu, suy hô hấp nhanh chóng, có dấu hiệu ngừng thở.
    • Hiện tượng xảy ra trong quá trình chuyển dạ, mổ lấy thai hoặc trong vòng 30 phút sau sinh.
    • Mẹ có các biểu hiện: ớn lạnh, rét run người, buồn nôn, khó chịu trong miệng, co giật, hôn mê…
    • Phù phổi, nhiều dịch trong phổi.
    • Nhịp tim thai nhi bất thường.
    • Chảy máu tử cung hoặc từ vết khâu mổ, nơi tiêm tĩnh mạch.
    • Mạch đập nhanh, loạn mạch.
    • Trụy tim mạnh, khả năng bơm máu của tim bị ảnh hưởng.
    • Tâm thần không ổn định, dễ lo lắng.
    • Triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng: rối loạn đông máu.

Mối người sẽ có cơ địa khác nhau nên các biểu hiện cũng khác nhau. Tuy nhiên khi thấy các dấu hiệu trên mẹ cần đến bác sĩ gấp để được thăm khám kịp thời.

5. Phòng ngừa thuyên tắc ối:

Phòng ngừa thuyên tắc ối
Phòng ngừa thuyên tắc ối

Thuyên tắc ối là hiện tượng rất hiếm gặp. Hiện tại, giới y khoa vẫn chưa có cách phòng ngừa cụ thể cũng như chữa trị triệt để dành cho căn bệnh này. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể chủ động phòng tránh bằng một số cách đơn giản. Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc tắc mạch ối, mẹ bầu cần phải lưu ý những điều dưới đây.

    • Không nên nạo phá thai bừa bãi.
    • Khoảng cách giữa các lần sinh phải hợp lý, không nên sinh quá dày.
    • Hạn chế vận động mạnh khi thai đã trưởng thành.
    • Hãy cân nhắc kỹ lưỡng việc mang thai khi mẹ bầu đã ngoài 35 tuổi

Thuyên tắc ối hay tắc mạch ối là hiện tượng hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm. Ngày nay, chưa có bất kì biện pháp phòng ngừa hay chữa trị hiệu quả và triệt để nào. Nhận biết sớm các dấu hiệu trong quá trình chuyển dạ và nhờ sự giúp đỡ kịp thời của các bác sĩ là điều quan trọng cần làm để bảo toàn tính mạng cho mẹ và thai nhi.

Nguồn tham khảo:

https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/thuyen-tac-oi/

https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%C3%AAn_t%E1%BA%AFc_%E1%BB%91i

Việc chăm con, nuôi dưỡng một đứa trẻ biếng ăn lại càng khó khăn hơn. Bài viết dưới đây bật mí 6 bí quyết giúp trẻ hết biếng ăn. Bố mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Các biểu hiện của trẻ biếng ăn

Tình trạng trẻ biếng ăn phổ biến nhất ở độ tuổi từ 1-6 tuổi. Đây gọi là một loại bệnh rối loạn ăn uống. Trẻ thường không chịu ăn hoặc ăn rất ít dẫn đến chất dinh dưỡng không đủ để cung cấp cho cơ thể. Vậy bé biếng ăn có biểu hiện gì? Bố mẹ cùng Mamamy tìm hiểu nhé!

  • Trẻ từ chối ăn khi vừa mới ăn chút ít
  • Trẻ chống chế ăn bằng cách ngậm thức ăn trong mồm và không chịu nhai hay nuốt
  • Trẻ không ứng thú với thức ăn
  • Trẻ bắt đầu có xu hướng kén ăn
  • Trẻ khóc hoặc quấy trên bàn ăn
  • Thời gian cho trẻ ăn mỗi bữa ăn càng này càng kéo dài
mẹ đút cho bé
Tình trạng trẻ biếng ăn phổ biến nhất ở độ tuổi từ 1-6 tuổi. Đây gọi là một loại bệnh rối loạn ăn uống.

2. Nguyên nhân trẻ biếng ăn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn, bố mẹ tham khảo bé nhà mình có vướng phải nguyên nhân dưới đây không nhé!

2.1. Thói quen ăn uống do bố mẹ tạo ra

Có thể một vài thói quen bố mẹ bỏ qua cho trẻ vô tình khiến bé biếng ăn. Ví dụ như một bữa ăn hằng ngày kéo dài, bố mẹ để cho trẻ ngậm thức ăn khiến về lâu dài trẻ có thói quen chỉ ăn đồ ăn dạng lỏng. Bé không thích những đồ ăn phải mất thời gian nhai như rau, củ, thịt..Việc quá nuông chiều bé có thể dẫn đến hệ lụy không tốt cho tính cách và sự phát triển của trẻ.

2.2. Bé ăn không đúng bữa

Cho bé ăn đúng bữa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Bé ăn no xong cần thời gian nghỉ ngơi và tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ đã bỏ qua điều trên mà ép bé ăn thêm bữa phụ dẫn đến bé sợ thức ăn. Việc này lâu dần trẻ bắt đầu chán ghét thức ăn. Ngoài ra, còn có trường hợp vì trẻ biếng ăn nên thường xuyên bỏ thừa. Vì thế bố mẹ dần dần ngại chế biến thức ăn cho trẻ mà để trẻ ăn chung với người lớn.

mẹ cho bé ăn
Cho bé ăn đúng bữa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Bé ăn no xong cần thời gian nghỉ ngơi và tiêu hóa thức ăn.

2.3. Trẻ ăn không tập trung và bị xao lãng

Hiện nay, nhờ vào công nghệ chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao. Nhưng đồng nghĩa nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Để bé không làm phiền, bố mẹ thường đưa cho bé cái điện thoại hay bật tivi cho trẻ xem. Đây cũng là cách giải trí rất tốt nhưng nếu lạm dụng nó bé nhà mình bị sẽ có thói quen xấu. Trong bữa ăn, sự đan xen của tivi của điện thoại hay đồ chơi chỉ là giải pháp tạm thời để trẻ ngoan ngoãn. Nhưng sau thời gian dài như thế, bé bắt đầu mất cảm giác thèm ăn và không hứng thứ với thức ăn nữa.

2.4. Không khí căng thẳng trong bữa ăn

Việc bé biếng ăn có thể xuất phát từ không khí căng thẳng trong bữa ăn. Vấn đề trẻ không chịu nghe lời hoặc ăn uống không sạch sẽ dẫn đến bố mẹ mất bình tĩnh quát mắng trẻ. Chính vì nguyên do đó mà trẻ thường rất sợ khi đến bữa ăn và trở nên lười ăn uống.

Tuy nhiên, không hẳn vì thế mà bố mẹ cho bé ăn riêng một mình. Đây là việc không tốt khiến trẻ cảm thấy đơn độc khi ăn và ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ.

Mẹ và bé nấu ăn
Vấn đề trẻ không chịu nghe lời hoặc ăn uống không sạch sẽ dẫn đến bố mẹ mất bình tĩnh quát mắng trẻ.

2.5. Hạn chế cho bé ăn đồ ăn vặt

Trong ngày trẻ sẽ ăn 3 bữa chính nhưng trong khoảng thời gian trống bố mẹ lại cho trẻ ăn đồ ăn vặt sát giờ ăn. Dù đồ ăn ít hay nhiều cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác muốn ăn của trẻ. Do vậy, thay vì thưởng đồ ăn vặt cho trẻ bố mẹ có thể lựa chọn cách khác như đọc truyện cho bé, mua đồ chơi, chở bé đi công viên…

2.6. Trẻ lười ăn do yếu tố sức khỏe

Cũng giống như chúng ta, trẻ cũng gặp các vấn đề về sức khỏe gây ra trẻ biếng ăn. Có những giai đoạn trẻ mọc răng gây ra mệt mỏi và đau đớn. Ngoài ra trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn chảy….Trẻ có thể bị viêm nhiễm như viêm tai, cổ mũi họng hay đường rột…Vậy nên bố mẹ cần phải quan sát thật kỹ để có biện pháp giải quyết kĩ lưỡng hơn.

3. Làm gì khi trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn sẽ phát chậm hơn và có sức đề kháng kém do vậy bố mẹ rất lo lắng. Nếu có con biếng ăn bố mẹ hãy tham khảo 8 bí quyết dưới đây để kích thích sự thèm ăn của trẻ nhé!

  • Tạo thực đơn đa dang và sáng tạo cho bữa ăn đẹp mắt 
  • Cho bé ăn đúng giờ và ăn cùng gia đình
  • Hạn chế cho bé uống quá nhiều sữa và nước trước bữa ăn
  • Đảm bảo bữa ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng
mẹ và bé
Trẻ biếng ăn sẽ phát chậm hơn và có sức đề kháng kém do vậy bố mẹ rất lo lắng.
  • Nếu trong bữa ăn trẻ ăn quá ít bố mẹ có thể tách bữa chính thành nhiều bữa nhỏ
  • Không ép bé ăn khi bé không muốn.Thay vào đó tạo niềm vui cho trẻ để kích thích trẻ ăn
  • Cho bé vận động để bé khỏe và có sức đề kháng tốt
  • Khuyến khích trẻ vào bếp phụ mẹ để trẻ có niềm vui với thức ăn

Kết luận

Hy vọng với 8 bí quyết trên có thể giúp bố mẹ xóa bớt được lo lắng khi trẻ biếng ăn. Các bài viết của Mamamy chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế được chuẩn đoán của bác sĩ. Chúc bé nhà bạn khỏe mạnh!

Mẹ bắt đầu lo lắng khi thấy bé 3 tháng có dấu hiệu bú ít đi. Vì bé bú ít sẽ không có đủ dinh dưỡng để có thể phát triển một cách tốt nhất. Vậy làm sao để xử lý tình trạng bé 3 tháng bú ít này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau để có lời giải đáp hợp lý nhất. 

1. Trẻ 3 tháng bú bao nhiêu là bình thường?

Đầu tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu lượng sữa bé 3 tháng tuổi bình thường sẽ uống là bao nhiêu từ đó mới có thể đánh giá con có đang bú ít hay không. Thường lượng sữa bé uống sẽ phụ thuộc vào kích thước dạ dày của con, bé sơ sinh chỉ cần 50-70ml/lần là đủ, bé từ 1-6 tháng tuổi mỗi cữ là 90-150ml là đủ tương đương 1 ngày bú khoảng 8-12 lần. Thời gian mỗi cữ là khoảng 2 tiếng/lần với sữa mẹ, 3 tiếng/lần với sữa công thức. Dựa vào lượng sữa trung bình này mẹ có thể căn cứ xem con có đang lười bú, bú ít hơn so với bảng dinh dưỡng chung không.

2. Biểu hiện của bé 3 tháng bú ít

Để giải đáp câu hỏi trẻ 3 tháng tuổi lười bú phải làm sao, mẹ cần theo dõi lượng sữa theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế dưới đây. Tuy nhiên, còn tùy vào thể trạng của bé mà mẹ có những thay đổi cữ bú phù hợp hơn. 

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Lượng sữa mỗi bữa ăn khoảng từ 120 – 180ml. Ở giai đoạn này, mẹ nên cho bé ăn 4 – 5 cữ/ ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 4 tiếng.
  • Đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Ngoài việc cho bé bú sữa mẹ, mẹ có thể cho bé uống sữa công thức với lượng sữa nhỏ hơn 240ml, tùy theo mức độ của trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua các bữa ăn dặm. 

Mẹ có thể xem kĩ hơn:

Nếu như bé uống có liều lượng ít hơn so với mức trên thì mẹ phải nhanh chóng tìm giải pháp để giúp bé yêu nha. Sau đây là bảng lượng sữa hợp lý cho bé 3 tháng tuổi:
Lượng sữa cần cho bé 3 tháng
Lượng sữa cần cho bé 3 tháng so sánh xem bé 3 tháng lười bú hay không

3. Bé 3 tháng lười bú có làm sao không?

Việc bé 3 tháng bú ít về lâu dài sẽ tạo nên một số vấn đề khác nhau như bé cảm thấy mệt mỏi, cơ thể ốm yếu. Thậm chí là sẽ thiếu chất hơn so với đồng trang lứa. Đặc biệt là sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ 3 tháng bú ít cũng kém hơn. Hệ miễn dịch cũng bị suy giảm nhiều chức năng hơn. Điều đó hoàn toàn là không nên. Mẹ nên tìm hiểu và đưa ra giải pháp cho vấn đề bú ít của bé ngay.

4. Nguyên nhân khiến bé 3 tháng bú ít?

Trước khi biết bé 3 tháng không chịu bú phải làm sao, mẹ cần biết nguyên nhân là gì để có thể khắc phục hiệu quả tình trạng bé 3 tháng lười bú, bú ít. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ 3 tháng biếng bú hay ngày càng bú ít đi:

4.1. Hệ tiêu hóa bị rối loạn

Một trong những nguyên nhân thường thấy khiến bé 3 tháng bú ít là hệ tiêu hóa kém của bé. Do chỉ mới 3 tháng tuổi nên hệ tiêu hóa còn chưa được hoàn thiện, rất dễ gặp vấn đề như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi… Các vấn đề này khiến cho cơ thể của bé rất khó chịu và không muốn bú sữa gây ra hiện tượng lười bú.

4.2. Nấm lưỡi

Nấm lưỡi hiện tượng gây ra bởi nấm Candida Albicans. Biểu hiện của nấm lưỡi là khi lưỡi bé xuất hiện một lớp màng trắng, lưỡi và lợi của bé có các vết loét nhỏ. Nếu để lâu không điều trị nấm sẽ lây lan khắp miệng. Nấm lưỡi gây ra cho bé rất nhiều khó khăn và cảm giác đau khi bú. Do đó, bé thường bú ít hoặc thậm chí là bỏ bú khi bị nấm lưỡi, mẹ thì không biết trẻ 3 tháng tuổi lười bú phải làm sao.

Biểu hiện của nấm lưỡi là khi lưỡi bé xuất hiện một lớp màng trắng, lưỡi và lợi của bé có các vết loét nhỏ
Biểu hiện của nấm lưỡi là khi lưỡi bé xuất hiện một lớp màng trắng, lưỡi và lợi của bé có các vết loét nhỏ

4.3. Tác dụng phụ của thuốc

Nếu bé yêu ở nhà đang sử dụng thuốc thì có thể đây là nguyên nhân khiến bé bú ít. Vì một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khiến bé không muốn bú. Đặc biệt là các thuốc kháng sinh. Khi tiêm vacxin có thể bé sẽ bắt đầu bú ít vài ngày hoặc 1 tuần vì tác dụng của thuốc. 

4.4. Giai đoạn tập lật

Ba tháng là giai đoạn bé bắt đầu biết lẫy, biết lật. Bé có thể bị phân tâm ở giai đoạn này chỉ để tập trung vào quá trình lật lẫy mà có dấu hiệu lười bú. Do đó, không quá bất thường khi bé 3 tháng bú ít. 

Tập lật sẽ làm bé bị phân tâm việc bú sữa, khiến bé 3 tháng lười bú
Tập lật sẽ làm bé bị phân tâm việc bú sữa, khiến bé 3 tháng lười bú

4.5. Thói quen bú không khoa học

Các cữ bú quá gần hoặc quá xa. Mẹ cho bé bú quá lâu trong một cữ. Hoặc ép bé bú khi bé không có nhu cầu. Điều này khiến bé hình thành thói quen chán bú. Từ đó, dẫn đến hiện tượng bé 3 tháng tuổi bú ít đi. 

4.6. Do bé vừa đi tiêm phòng xong

Sau khoảng 24-48 giờ sau tiêm, mẹ sẽ thấy con không còn cảm giác thèm ăn. Điều này là do cơ thể trẻ đang trong quá trình xây dựng hệ miễn dịch đối với các loại virus gây bệnh nên làm con mệt mỏi hơn, khó tránh khỏi tình trạng trẻ 3 tháng bú ít.

4.7. Do trẻ bị phân tâm

Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, bé thường nhận thức được nhiều thứ hơn nên thường bị phân tâm bởi các âm thanh và môi trường xung quanh.

4.8. Nguồn sữa mẹ bị thay đổi

Khi chế độ dinh dưỡng của mẹ thay đổi chủ yếu là các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, nặng mùi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hương vị sữa. Dẫn đến sữa có vị lạ khiến trẻ 3 tháng bú ít hơn. Hoặc do mẹ bảo quản sữa không đúng cách khiến sữa có vị lạ nên bé không thích nghi được gây ra hiện tượng lười bú.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ quyết định phần lớn chất lượng sữa
Chế độ dinh dưỡng của mẹ quyết định phần lớn chất lượng sữa và nguyên nhân khiến bé 3 tháng tuổi lười bú

Mẹ có thể đọc thêm tại đây: Điểm mặt “thủ phạm” khiến trẻ bú ít và cách xử lý

5. Các xử lý hiệu quả khi bé 3 tháng bú ít

Bé lười bú sẽ ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của bé. Do đó, mẹ cần phải tìm cách khắc phục tình trạng và biết bé 3 tháng không chịu bú phải làm sao. Sau đây là các cách giúp mẹ xử lý hiệu quả tình trạng bé bú ít:

5.1. Mẹ cho bé thói quen bú đúng cách

Thế nào là bú đúng cách? Mẹ nên cho bé bú với các cữ bú hợp lý. Tuy không cần quá khắt khe cho bé về cữ bú. Nhưng mẹ nên duy trì các cữ bú của bé một cách khoa học sẽ giúp bé cải thiện tình trạng lười bú. Đối với trẻ 3 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú 5 – 6 cữ một ngày. Mỗi cữ cách nhau 3 – 4 tiếng. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thay đổi tư thế cho bé bú một cách chính xác. Việc cho bé bú đúng tư thế sẽ giúp bé dễ chịu trong quá trình bú và hứng thú với việc bú hơn. 

Mẹ có thể tham khảo các tư thế cho bú chuẩn nhất tại đây.

5.2. Xử lý các vấn đề bệnh lý của bé

Nếu bé 3 tháng bú ít do sử dụng thuốc thì mẹ nên nói với bác sĩ để có thể đổi thuốc cho bé. Mẹ không nên tự ý thay đổi hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bé mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Đối với tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu… mẹ nên cho bé tựa vào vai mình và vỗ nhẹ lưng bé mỗi khi bú xong để bé dễ tiêu hóa. Mẹ không nên cho bé bú quá no, bé sẽ bị ọc sữa và khó tiêu hơn. 

Mẹ không nên cho bé bú quá no, bé sẽ bị ọc sữa và khó tiêu hơn
Mẹ không nên cho bé bú quá no, bé sẽ bị ọc sữa và khó tiêu hơn

5.3. Không để sữa có mùi vị lạ

Nếu sữa có vị lạ do chế độ ăn uống của mẹ thì mẹ cần thay đổi thực đơn ăn uống ngay. Nếu do mẹ bảo quản sữa khiến sữa có mùi lạ, mẹ cũng cần thay đổi cách bảo quản lại cho đúng. Bên cạnh đó, mẹ tránh để đầu ti của mình bám mùi lạ. Vì bé cũng sẽ không chịu bú khi ti mẹ có mùi không quen. Vì vậy, để khắc phục tình trạng bé 3 tháng bú ít, mẹ nên đảm bảo nguồn sữa không có mùi vị lạ nào. 

5.4. Tạo cảm giác thoải mái khi bú

Mẹ không nên quấn khăn quá chặt hoặc cho bé mặc quần áo quá dày khi bú
Mẹ không nên quấn khăn quá chặt hoặc cho bé mặc quần áo quá dày khi bú

Mẹ không nên quấn khăn quá chặt hoặc cho bé mặc quần áo quá dày khi bú. Như vậy sẽ khiến bé nóng nực và khó chịu không muốn bú. Khi cho bé bú mẹ nên tìm một chỗ thoải mái cho cả mẹ và con, giữ cho bé luôn mát mẻ và dễ chịu. Chính điều này sẽ giúp mẹ giải quyết tình trạng bé lười bú. 

5.5. Đảm bảo trẻ bú sữa hoàn toàn:

Mẹ hãy đảm bảo chế độ ăn hợp lý, giàu vitamin, kẽm, protein, canxi trong các loại thực phẩm…. giúp đảm bảo nguồn năng lượng cho con

5.6. Hạ sốt khi cần thiết

Ốm sốt khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và không muốn bú. Điều đầu tiên mà các mẹ cần làm đó là hạ sốt thật nhanh cho trẻ. Hãy sử dụng khăn ấm chườm nách, đồng thời dùng một chiếc khăn khác để lau người cho bé.

Bên cạnh đó, các mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng thuốc. Đối với trẻ 3 – 4 tháng tuổi thì có thể sử dụng Paracetamol với liều lượng khoảng 40mg – 60mg tùy theo cân nặng. Lưu ý rằng tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ. Sau khi hạ sốt, bé sẽ ăn uống trở lại bình thường và không còn biếng ăn nữa.

Nếu  bé sốt cao (thân nhiệt trên 38 độ C) hoặc không hạ sốt dù đã sử dụng thuốc thì cần đưa ngay tới cơ sở y tế. Khi đó, bác sĩ sẽ thăm khám và có phương thức điều trị phù hợp.

Ốm sốt khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và không muốn bú
Ốm sốt khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và không muốn bú cũng là nguyên nhân bé 3 tháng bú ít và lười bú

Mẹ có thể đọc thêm tại đây: BÉ 4 THÁNG LƯỜI BÚ SỮA – MẸ PHẢI LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC?

Chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ cho bé là niềm vui của các bậc phụ huynh. Do đó, khi bé có biểu hiện bú ít, bố mẹ đều trở nên lo lắng. Hy vọng các thông trên đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như các giải quyết khi bé 3 tháng tuổi bú ít.

Quá trình mang thai và sinh con chị em phải đối diện với rất nhiều rủi ro có thể xảy ra. Một trong số đó là hiện tượng vỡ ối sớm. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là gì? Những biến chứng nguy hiểm kèm theo sau mẹ cần đề phòng là gì?

1. Vỡ ối sớm là gì?

Túi ối là môi trường cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi bào thai đồng thời bảo vệ thai khỏi các tác động bên ngoài. Thông thường, ối sẽ vỡ từ tuần 37 trở đi. Hiện tượng vỡ ối sớm là hiện tượng vỡ ối trước lúc mẹ bầu chuyển dạ. Tuy nhiên cần phân biệt vỡ ối sớm và vỡ ối non.

Vỡ ối sớm là vỡ ối kéo theo dấu hiệu chuyển dạ sớm nhưng cổ tử cung của mẹ chưa mở. Hiện tượng này dẫn đến việc mẹ sẽ phải sinh non.

Vỡ ối sớm là gì?
Vỡ ối sớm là gì?

Vỡ ối non là vỡ ối khi chưa có bất kì một dấu hiệu chuyển dạ nào. Hiện tượng vỡ ối non sẽ nguy hiểm hơn và thời điểm vỡ ối non càng cách xa ngày sinh thì rủi ro càng cao.

2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vỡ ối sớm

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng nước ối rỉ sớm. Đa phần là do ngôi thai bất thường hoặc đa thai chèn ép lên màng ối gây rách, vỡ.

  • Do dị hình ngôi thai. Ngôi ngang, ngôi mông, ngôi đầu cao.
  • Do khung chậu sản phụ hẹp, hở eo tử cung.
  • Do nhau tiền đạo.
  • Do đa thai. Đa thai gia tăng sức ép của nước ối lên màng ối, gây rách màng và vỡ ối.
  • Do viêm màng ối, nhiễm trùng âm đạo.
  • Do bị thương từ bên ngoài hoặc sinh hoat vợ chồng.
  • Do mẹ bầu lớn tuổi, thiếu vitamin C.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vỡ ối sớm
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vỡ ối sớm

3. Những rủi ro của việc vỡ ối sớm và vỡ ối non

Màng ối bị vỡ nghĩa là thai nhi đang mất đi môi trường sống tự nhiên của nó. Vì vậy vỡ ối sớm kéo theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm mẹ cần đặc biệt nắm rõ. Thời điểm vỡ ối sẽ quyết định các mức độ nguy hiểm khác nhau:

Vỡ ối non có thể kéo theo:

  • Nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn bào thai. Bởi bọc ối có chức năng bảo vệ thai nhi khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Màng ối rách nghĩa là khả năng bị nhiễm khuẩn của bọc ối và bào thai sẽ rất cao.
  • Rau bong non. Trường hợp nguy hiểm này có thể dẫn đến tử vong.
  • Nước ối chảy ra hết khiến màng tử cung bóp chặt thai nhi dẫn đến hiện tượng tuần hoàn khó khăn, biến dạng chi.
  • Cuốn rốn bị rụng cản trở quá trình hô hấp và hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi. Trong trường hợp này, em bé không lấy được dưỡng khi cũng như chất dinh dưỡng, rất có khả năng thai nhi sẽ tử vong trong bụng mẹ.
Những rủi ro của việc vỡ ối sớm và vỡ ối non
Những rủi ro của việc vỡ ối sớm và vỡ ối non

4. Các dấu hiệu nguy hiểm đi kèm

Mẹ cần đến ngay bác sĩ để kiểm tra kh thấy các dấu hiệu nguy hiểm sau.

  • Nước ối rò rỉ. Nước ối rỉ ít hay ồ ạt đều là dấu hiệu cho thấy bầu ối đang rách. Nước ối sẽ ra chậm hơn nên cần phân biệt với khả năng bị són tiểu.
  • Chảy máu âm đạo. Nước ối chảy kèm với xuất huyết là dấu hiệu lạ. Mẹ cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
  • Nước ối có mùi và màu lạ. Thông thường nước ối không có màu và mùi. Khi thấy nước ối chảy ra có màu xanh, vàng, mẹ có khả năng bị nhiễm trùng ối hoặc ối lẫn phân su

5. Xử lý hiện tượng vỡ ối sớm

Trước hết, mẹ bầu phải được đưa đến bác sĩ để khám thai kịp thời. Ở đây, mẹ sẽ được kiểm tra nước bị rỉ có phải nước ối hay không, màu sắc nước ối có dấu hiệu nhiễm trùng hay không, có bất kì triệu chứng báo chuyển dạ nào hay không.

Xử lý hiện tượng vỡ ối sớm
Xử lý hiện tượng vỡ ối sớm

5.1. Ối vỡ trước tuần 31.

Mẹ hãy cố gắng giữ em bé trong bụng càng lâu càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc giúp kích thích sự trưởng thành của phôi thai. Ngoài ra, các biện pháp cấy dịch và sử dụng kháng sinh hợp lý sẽ được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho cả mẹ và bé.

5.2. Ối vỡ từ tuần 32 – 33.

Bác sĩ sẽ có các biện pháp theo dõi thai, quản lý nhiễm trùng và các phương pháp khởi phát chuyện dạ cần thiết.

5.3. Ối vỡ từ tuần 34 – 36.

Đa số các mẹ bầu sẽ chuyện dạ trong vòng 24h sau khi rỉ ối. Khi đủ các bằng chứng trưởng thành phổi nhưng vẫn chưa chuyển dạ tự nhiên, bác sĩ sẽ tiến hành khởi phát chuyển dạ tùy vào tình trạng thai nhi.

5.4. Thai sau 37 tuần.

Mẹ cần chuẩn bị cho ca sinh sớm. Bác sĩ sẽ theo dõi và kiểm tra tình trạng thai nhi để đưa ra các chỉ định sinh thường hoặc sinh mổ phù hợp. Em bé sau khi được đưa ra ngoài sẽ được chuyển sang chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sinh non.

Xem thêm:

4 điều quan trọng để chăm sóc bà bầu sau sinh tốt hơn

Dinh dưỡng sau khi mổ để nhanh lại sức

Thai sau 37 tuần.
Thai sau 37 tuần.

Nếu mẹ vỡ ối sớm mà không có ai bên cạnh:

  • Hãy thật bình tình, dùng băng vệ sinh hoặc khăn sạch để kiểm soát.
  • Gọi ngay cho bạn bè và người thân đến hỗ trợ.
  • Uống thật nhiều nước hoặc ăn trái cây để tránh tình trạng thiếu hụt nước.
  • Chuẩn bị đồ đạc để nhập viện sinh sớm.
  • Hít thở thật sâu, tự trấn an bản thân và bé bằng cách nói chuyện hoặc nghe nhạc.

Hiện tượng vỡ ối sớm tùy theo thời điểm sẽ mang những mức độ nguy hiểm khác nhau. Hiện tượng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả sản phụ lẫn trẻ sơ sinh. Vì vậy, để phòng tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, mẹ bầu cần cẩn thận chú ý và nắm rõ các phương pháp cơ bản xử lý kịp thời.

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/vo-oi-non-la-gi-va-gay-nguy-hiem-nhu-nao/

Vỡ ối sớm, mẹ bầu phải làm gì?

https://avisure.vn/dang-mang-thai/hien-tuong-vo-oi-som-co-nguy-hiem-khong.html

Các phương pháp nuôi con khoa học nên và sẽ là cẩm nang cần thiết cho các mẹ. Hãy tìm hiểu đúng phương pháp để con phát triển toàn diện, đúng cách, độc lập được cuộc sống sau này. 

1. Các phương pháp nuôi con khoa học 

1.1. Kiến thức nuôi dạy con theo khoa học: Giữ sức khỏe cho bé 

Một sức khỏe tốt chính là nền tảng cho sự phát triển toàn diện sau này
Một sức khỏe tốt chính là nền tảng cho sự phát triển toàn diện sau này

Một sức khỏe tốt chính là nền tảng cho sự phát triển toàn diện sau này. Vì thế, các mẹ nên cố gắng giúp trẻ có một sức khỏe tốt trong những năm đầu đời. Việc cho bé ăn uống khoa học và chăm sóc cơ thể bé là điều quan trọng. Điều này không chỉ giúp bé khỏe mà còn giúp con phát triển bộ não.  

  • Chế độ ăn uống: giàu và đầy đủ chất dinh dưỡng. Lượng protein trong thịt, cá, trứng, dậu,.. giúp bé đủ năng lượng cho ngày hoạt động. Mẹ cũng nên cho ăn ăn đầy đủ các loại rau củ đủ màu. Các vitamin và khoáng chất, carbohydrates dồi dào có trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại trái cây … cung cấp năng lượng để não phát triển sáng tạo, tư duy. 
  • Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển trẻ ở giai đoạn đầu. Khi trẻ lớn hơn, hãy duy trì nạp năng lượng từ sữa hằng ngày. Để giúp bé đạt được sự cân bằng về phát triển trí não và thể trạng.

Xem thêm Các phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé

1.2. Khuyến khích bé tham gia các hoạt động bên ngoài

Khuyến khích bé tham gia các hoạt động bên ngoài
Khuyến khích bé tham gia các hoạt động bên ngoài

Ngày nay, nhiều mẹ thường giữ con trẻ trong nhà vì ngại các nhân tố về môi trường, con người, sợ bé bị trầy xước,… Tuy nhiên, việc cho trẻ tham gia nhiều hoạt động từ nhỏ sẽ phát triển khả năng giao tiếp, diễn đạt, tư duy của trẻ. 

  • Tạo điều kiện cho bé tập thể dục: những bài rèn luyện thể chất hàng ngày sẽ giúp trẻ vận động thêm khỏe mạnh và phát triển vượt trội.  Hoạt động thể chất sẽ giúp máu tuần hoàn tốt hơn, cung cấp cho các bộ phận hoạt động hiệu quả. 
  • Cho bé tham gia các hoạt động cùng bạn bè. Con sẽ trở nên mở lòng, vui vẻ, học được cách chăm sóc bản thân và chăm sóc mọi người khi ở trong 1 cộng đồng. 
  • Hãy đưa trẻ tới những địa điểm như viện bảo tàng, công viên để giúp bé phát triển các kỹ năng xã hội trí tuệ, thể chất và tình cảm.

1.3. Kiến thức nuôi dạy con theo khoa học: Không nuông chiều trẻ

Hãy tập nói không với trẻ. Quá trình phát triển của trẻ sẽ phụ thuộc vào những thói quen bé làm được trước đó. Nếu mẹ cứ gật đầu và chấp nhận những lỗi sai trong hành vi của con, bé sẽ tiếp tục mắc lỗi. Vì vậy, thay vào đó, mẹ nên nghiêm khắc và chỉ cho con lỗi sai để con cần sửa. Việc nuông chiều của bố mẹ sẽ để lại 1 hậu quả rất nghiệm trọng cho sau này. Bé sẽ dễ trở thành một người nhút nhát, phụ thuộc và trốn tránh trách nhiệm. 

Đây cũng là cách dạy con theo phương pháp Do thái nổi tiếng. 

1.4. Kiến thức nuôi dạy con theo khoa học: Tập trò chuyện cùng bé

Trò chuyện là một trong các phương pháp nuôi con khoa học nhất
Trò chuyện là một trong các phương pháp nuôi con khoa học nhất

Trò chuyện là một trong các phương pháp nuôi con khoa học nhất. Vì hiểu được trẻ sẽ giúp các mẹ biết nên và phải làm gì để nuôi dạy trẻ đúng cách. Hãy tập cách trò chuyện và lắng nghe tiếng nói của trẻ. Nhiều hành động quấy khóc, sai của trẻ nếu chỉ bị răn đe, sẽ khiến con cảm thấy không đồng ý. Hãy nói chuyện với trẻ để giải đáp thắc mắc trong lòng. 

Cha mẹ thậm chí cũng có thể đọc sách cho con nghe ngay cả khi bé chưa hề hiểu được những gì trong đó. Đây là bước khởi đầu quan trọng trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ. Trẻ biết đến sách từ sớm sẽ phát triển sở thích trong việc học tập. Đọc sách là một trong những hoạt động quan trọng nhất để giúp trẻ thông minh hơn.

1.5. Khuyến khích sự sáng tạo

Hãy khuyến khích trẻ tìm tòi cái mới, thứ trẻ thích thú
Hãy khuyến khích trẻ tìm tòi cái mới, thứ trẻ thích thú

Nhiều bố mẹ Việt hay ngăn cấm và cho con học theo quy củ, lối mòn. Sự sáng tạo của trẻ bị xem là phá hoại. Đây là 1 sai lầm phổ biến trong cách nuôi con khoa học. Vì vậy, vô tình trẻ bị hạn chế khả năng ngay từ nhỏ. Và điều này dẫn đến nhiều hệ lụy sau này. 

Sáng tạo thúc đẩy não bộ bé tìm tòi và phát triển. Hãy khuyến khích trẻ tìm tòi cái mới, thứ trẻ thích thú. Ngày nay, rất nhiều đồ chơi tập trung cho trẻ phát triển khả năng này. 

  • Vẽ: vẽ là một hoạt động nghệ thuật cho phép trẻ sáng tạo nhất. Hãy để bé thỏa sức với những màu sắc mình yêu thích. Đây là cách bố mẹ giúp trẻ phát triển trung hòa cả não trái lẫn não phải ở trẻ. 
  • Các trò chơi có âm nhạc, hình khối, màu sắc kích thích sự tò mò ở con. 

Xem thêm Trò chơi cho bé 11 tháng tuổi giúp con phát triển toàn diện 

1.6. Để con tự quyết định

Trẻ từ 1 tuổi trở lên đã có thể bập bẹ và ý thức thứ mình thích. Kĩ năng quyết định giúp trẻ trở nên độc lập và tự chủ trong cuộc sống của mình hơn. Bé có khả năng quyết định có xu hướng trở thành người dẫn đầu trong đám đông. 

Vì thế, việc cho con tự quyết định được xem là 1 trong những phương pháp nuôi con khoa học. Thay vì tự quyết định cho trẻ theo sở thích của mẹ, hãy hỏi con thích cái nào. Mẹ có thể gợi ý, giúp đỡ để bé đưa ra quyết định tốt nhất. 

1.7. Nuôi con khoa học bằng lời khen

Hãy khen trẻ khi trẻ làm được một việc gì đó
Hãy khen trẻ khi trẻ làm được một việc gì đó

Rõ ràng lời khen mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho mọi người. Đặc biệt với trẻ con ở độ tuổi đang phát triển và hình thành nhân cách. Hãy khen trẻ khi trẻ làm được một việc gì đó. Khen trẻ khi bé khoe cho mẹ một bức tranh. Khen trẻ khi bé kể cho mẹ một câu chuyện. …Mỗi lời khen sẽ là động lực để bé tiếp tục và đạt kết quả tốt hơn. Giúp bé biết việc nào nên và không nên làm.

Đối với những việc bé sáng tạo nhưng sai cách, hãy cứ khen bé. Khen vì bé đã nỗ lực. Sau đó, nhẹ nhàng chỉ bé việc nào sai. Con sẽ dễ dàng nhìn nhận và sửa chữa lồi lầm của mình. 

1.8. Dạy trẻ cách nhìn nhận vấn đề

Thay vì dạy bé bằng việc răn đe từ một phía, hãy để bé tự nhận xét việc bé làm. Việc chỉ ngăn cấm hành động làm sai của bé không giúp bé tránh phạm sai lầm lần sau. Mà con làm hạn chế phát huy bộ não, khả năng vốn có của con. 

Vì vậy, hãy để bé có thời gian và không gian tự xem xét việc mình làm có đúng không. Nếu bé chưa biết, bố mẹ hãy là người giải thích, gợi ý để bé hiểu. Con sẽ biết rút kinh nghiệm và không phạm lại những sai lầm có bản chất tương tự. Hơn hết, trước khi la rầy bé, mẹ hãy lắng nghe lý do.

1.9. Để âm nhạc vào cuộc sống con

Cách nuôi con khoa học là cho bé phát triển không chỉ về logic, tư duy mà cần sự trung hòa về khía cạnh nghệ thuật. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nghe nhạc có thể tăng cường trí nhớ, sự tập trung, động lực và học tập. Nó cũng làm giảm căng thẳng, nhân tố mà có thể phá hoại đến sự phát triển bộ não của trẻ. Vì vậy, hãy cho trẻ tiếp cận và có sự cảm nhận với âm nhạc.

Việc học chơi một nhạc cụ nào đó cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy ở con. Phát triển những lập luận mang tính chất không gian, thời gian, tạo nền tảng cho toán học trừu tượng.

1.10. Cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ sớm

Một trong các phương pháp nuôi con khoa học không thể thiếu là phát triển khả năng ngôn ngữ ở con
Một trong các phương pháp nuôi con khoa học không thể thiếu là phát triển khả năng ngôn ngữ ở con

Một trong các phương pháp nuôi con khoa học không thể thiếu là phát triển khả năng ngôn ngữ ở con. 3 năm đầu đời là khoảng thời gian mà khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Các mẹ nên cho bé nhẹ nhàng tiếp xúc với ngoại ngữ. Con sẽ rất biết ơn bạn sau này đấy. 

Nếu cho con tiếp xúc với các ngôn ngữ khác ngay từ bé thì trẻ sẽ hình thành thói quen coi việc sử dụng các ngôn ngữ là như nhau. Chứ không có khái niệm thiên lệch tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ.

Xem thêm 8 Cách dạy bé tập nói

2. Những sai lầm về kiến thức nuôi dạy con theo khoa học

  • Quá nghiêm khắc: Theo nghiên cứu của Victoria Talwar, một nhà tâm lý và chuyên gia về phát triển trẻ em tại Đại học McGill (Canada), bố mẹ quá khắt khe thì con sẽ nói dối để tránh bị phạt. Đúng vậy, bé sẽ nảy sinh tâm lý sợ. Khác với nghe lời, bé sẽ tìm cách trốn tránh việc làm sai bằng cách nói dối. Vì vậy, bố mẹ hãy nghiêm khắc đúng cách, lắng nghe ý kiến trẻ để hiểu bé. Hoặc nếu sử dụng hình thức đánh đòn, con có xu hướng trở nên hung hăng hoặc nhút nhát hơn. 
  • Thúc ép trẻ học quá nhiều: Nuôi con khoa học không phải là biến bé thành một nhà khoa học sớm. Mà là nuôi dạy bé đúng cách để bé trở thành 1 người tốt, hạnh phúc sau này. Vì vậy, việc bố mẹ cần làm là cho trẻ tiếp cận với giáo dục một cách nhẹ nhàng, từ những hành động nhỏ trong cuộc sống. Chớ không phải cho trẻ học quá nhiều và học những điều bé không thích.  
  • Con phát triển chậm hơn bạn bè là do phương pháp nuôi con sai: mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển khác nhau. Vì vậy đừng vội lo lắng khi thấy con mình thua các bạn ở một phương diện nào đó mà trách mắng bé. Bố mẹ có thể cho con tìm hiểu nhiều phương diện hơn. Bé sẽ tìm được đúng sở trường của mình và phát huy nó tốt nhất. 

Nguồn: HỆ THỐNG GIÁO DỤC ATY

Nuôi con khoa học từ khi lọt lòng sẽ là món quà quý giá nhất mà bố mẹ có thể dành cho con. Hy vọng các phương pháp nuôi con khoa học mà Góc của mẹ mang đến sẽ là quyển cẩm nang cần thiết cho bé. 

Nguồn tham khảo:

Bài báo về nghiên cứu của Victoria Talwar trên Independent 

Cafef.vn: Bí quyết nuôi dạy trẻ trở thành CEO

Chuẩn bị cho sự chào đời của một thành viên mới, mẹ thường được khuyên mua một loại nước giặt dành riêng cho bé. Không chỉ quần áo, mà còn để mẹ giặt các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da trẻ như tã lót, khăn, ga trải giường…. Vậy đâu là nước giặt cho bé tốt nhất mà mẹ cần lựa chọn?

1. Sự cần thiết của nước giặt xả chuyên dụng cho bé

Không ít mẹ cho rằng, quần áo thì ảnh hưởng gì đến da trẻ
Không ít mẹ cho rằng, quần áo thì ảnh hưởng gì đến da trẻ

Trẻ sơ sinh được hình thành và lớn lên trong môi trường vô trùng của tử cung trong suốt 9 tháng. Nên thời gian đầu khi mới sinh ra là gia đoạn da bé mỏng manh và dễ tổn thương nhất. 

Không ít mẹ cho rằng, quần áo thì ảnh hưởng gì đến da trẻ? Nhưng thực tế lại không phải vậy. Rất nhiều hóa chất từ nước giặt xả còn lưu lại trên quần áo kể cả sau khi đã giặt sạch. Và những chất này có thể tác động không ít tới sức khỏe làn da của trẻ. Chính vì thế, bố mẹ nên chọn nước giặt xả chuyên dụng dành riêng cho trẻ sơ sinh ngay từ khi bé lọt lòng nhé!

 

2. Mẹ nên dùng những loại nước giặt nào cho bé?

Không ít mẹ cho rằng, quần áo thì ảnh hưởng gì đến da trẻ
Không ít mẹ cho rằng, quần áo thì ảnh hưởng gì đến da trẻ

2.1. Nước giặt dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Không ít gia đình vẫn giữ thói quen giặt chung đồ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ với người lớn. Có nghĩa, dùng cả bột giặt/nước giặt người lớn để giặt đồ cho trẻ. Việc này gây không ít ảnh hưởng đến trẻ mà chúng ta nhiều khi không để ý.

  • Các sản phẩm nước giặt người lớn thường có các thành phần tẩy rửa mạnh do phải xử lý nhiều vết bẩn hay mùi nặng hơn so với trẻ nhỏ. Các chất này khó có thể rửa trôi hoàn toàn theo nước mà thường bám lại 1 phần trên sợi vải. Khi tiếp xúc với da trẻ sẽ gây những ảnh hưởng không tốt.
  • Nhiều thành phần trong nước giặt người lớn còn khiến sợi vải bị khô cứng khi giặt đi giặt lại nhiều lần. Nhưng với đồ mặc cho bé, mẹ lại luôn cần ưu tiên sự mềm mại.

Chính vì thế, không ít các sản phẩm nước giặt xả dành riêng cho trẻ từ so sinh xuất hiện. Sử dụng thành phần lành tính, không lưu lại các hóa chất độc hại trên da trẻ,.. là những tiêu chí mà mẹ cần đặc biệt quan tâm mẹ nhé!

2.2. Không chứa chất lưu hương

Sản phẩm giặt xả an toàn cho bé không nên lưu lại mùi hương lâu
Sản phẩm giặt xả an toàn cho bé không nên lưu lại mùi hương lâu

Ai cũng thích quần áo bé luôn thơm tho. Thậm chí nhiều mẹ còn cho đây là tiêu chí hàng đầu khi chọn nước giặt cho bé. Tuy nhiên mùi hương và độ lưu bám mùi hương lại nói cho mẹ biết được nước giặt xả này có thực sự an toàn không đấy!

Để tạo mùi và giữ được mùi lâu không hề khó! Các nhà sản xuất thường sẽ sử dụng hóa chất lưu hương để làm điều đó. Mẹ sẽ thấy quần áo bé thơm lâu đến cả tuần. Nhưng tại sao nhiều thương hiệu thiên nhiên hàng đầu cho trẻ lại nói không với chất này? Bởi vì chúng dễ gây:

  • Kích ứng da
  • Gây hại cho đường hô hấp.
  • Có thể gây hại cho sự phát triển trí não, phát triển hành vi và sự phối hợp giữa các cơ ở trẻ.
  • Tác động đến hàm lượng hormone tuyến giáp vốn. Đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não của thai nhi và trẻ sơ sinh.

Sản phẩm giặt xả an toàn cho bé không nên lưu lại mùi hương lâu. Mùi hương “đúng chuẩn” nên là mùi của nắng, mùi của sợi vải mẹ nhé!

2.3. Không chứa hóa chất tạo bọt SLS – SLES

Giống như khi tắm gội cho bé, nhiều mẹ luôn có cảm giác phải càng nhiều bọt mới càng sạch. Chính vì thế, mẹ thường hài lòng khi chọn được nước giặt xả nhiều bọt cho bé nhưng lại không biết được bọt đó đến từ đâu và có an toàn hay không?

Xu hướng của các thương hiệu sản phẩm cho bé uy tín trên thế giới hướng tới là các sản phẩm ít bọt
Xu hướng của các thương hiệu sản phẩm cho bé uy tín hướng tới là các sản phẩm ít bọt

Chỉ cần 1 lượng rất nhỏ, nhiều nhà sản xuất đã có thể cung cấp cho mẹ 1 sản phẩm nước giặt xả với cả núi bọt. Chính là nhờ hóa chất tạo bọt với giá thành rẻ SLS – SLES. Trên các bao bì, mẹ thường thấy tên đầy đủ của nó là Sodium lauryl sulphate. Và dù với cách viết nào đi chăng nữa, đây cũng nên là thành phần mẹ cần tránh khi chọn nước giặt. Bởi chúng lại mang đến nhiều ảnh hưởng như gây bào mòn da, kích ứng, về lâu dài còn tạo nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác.

Xu hướng của các thương hiệu sản phẩm cho bé uy tín trên thế giới hướng tới là các sản phẩm ít bọt. Vậy nên, mẹ cũng đừng để mình nằm ngoài những cập nhật mới nhất và an toàn nhất khi chăm sóc bé nhé!

2.4. Được kiểm nghiệm và chứng nhận uy tín

Mẹ hãy dành thêm 1 xíu thời gian của mình để tìm hiểu khi chọn nước giặt cho bé
Mẹ hãy dành thêm 1 xíu thời gian của mình để tìm hiểu khi chọn nước giặt cho bé

Trước quá nhiều thông tin, mẹ luôn cần một “bên thứ 3” để thêm an tâm. Hiện có không ít các tổ chức kiểm nghiệm và chứng nhận thành phần uy tín trong và ngoài nước. Có thể kể tên JIS K – một trong những bộ tiêu chuẩn vô cùng khắt khe từ Nhật Bản, bảo chứng cho chất lượng các sản phẩm như nước giặt xả, nước rửa bình,… Và khi thực sự quan tâm đến cảm nhận của mẹ, các thương hiệu lớn thường sẽ thể hiện cho mẹ thấy, sản phẩm của họ thực sự an toàn cho trẻ như thế nào. Mẹ hãy dành thêm 1 xíu thời gian của mình để tìm hiểu khi chọn nước giặt cho bé mẹ nha.

Việc chăm sóc cho bé giai đoạn đầu đã không còn quá phức tạp và khó khăn cho mẹ khi thị trường cung cấp rất nhiều sản phẩm chuyên dụng. Nước giặt cho bé là 1 trong số đó. Việc còn lại của mẹ là lựa chọn đâu là sản phẩm an toàn nhất cho bé mà thôi. Hi vọng sau bài viết trên, mẹ sẽ có thêm nhiều tự tin khi chọn đồ chăm sóc bé nhé!

Giỏ hàng 0