Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

“Nước rửa bình sữa loại nào tốt?” đang là quan tâm hàng đầu của các mẹ bỉm. Hiểu được điều đó, ở bài viết này Góc của mẹ sẽ chia sẻ 4 tiêu chí vàng của nước rửa bình tốt cho các mẹ. Hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết sau đây nhé!

1. Có cần thiết sử dụng nước rửa bình để vệ sinh bình sữa không?

Một số các mẹ bỉm thường không có thói quen sử dụng nước rửa bình sữa. Thay vào đó, các mẹ thường dùng nước sôi để vệ sinh. Tuy nhiên, phương pháp này lại khá mất thời gian và hiệu quả diệt khuẩn không được cao.

Trong khi đó, nước rửa bình sữa lại “được lòng” phần lớn các mẹ bỉm. Bởi khả năng diệt khuẩn và “đánh bay” chất béo, protein,… bám trong bình. Việc sử dụng nước rửa bình sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ hình thành các vi khuẩn gây bệnh cho trẻ.

Có cần thiết sử dụng nước rửa bình để vệ sinh bình sữa không
Có cần thiết sử dụng nước rửa bình để vệ sinh bình sữa không

2. Top 4 tiêu chí giúp mẹ trả lời “Nước rửa bình sữa loại nào tốt?”

Để tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Nước rửa bình sữa nào tốt?“, mẹ bỉm cần phải ghi nhớ 4 tiêu chí sau đây.

2.1. Nước rửa bình sữa loại nào tốt – Câu trả lời từ yếu tố thành phần

Mẹ nên ưu tiên lựa chọn nước rửa bình có thành phần từ tự nhiên. Tuyệt đối không sử dụng các loại có chứa thành phần tẩy rửa công nghiệp. Đặc biệt, nếu có sự xuất hiện của sulfate và sodium thì nhất định phải liệt kê ngay vào “black list”.

Mẹ nên ưu tiên lựa chọn nước rửa bình có thành phần từ tự nhiên.
Mẹ nên ưu tiên lựa chọn nước rửa bình có thành phần từ tự nhiên.

2.2. Đánh giá nước rửa bình sữa loại nào tốt thông qua khả năng kháng khuẩn

Tính kháng khuẩn càng cao, khả năng nhiễm khuẩn của trẻ càng thấp. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc các sản phẩm có tính kháng khuẩn tốt nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn cho trẻ. Để diệt khuẩn tối đa, nhà mình cũng có thể sử dụng kèm với máy tiệt trùng bình sữa.

2.3. Mùi hương – Tiêu chí đánh giá nước rửa bình sữa loại nào tốt

Mẹ bỉm không nên lựa chọn các sản phẩm có mùi hương quá nồng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến hương vị của sữa mà còn tác động đến chất lượng sữa nếu chất tạo mùi quá nhiều.

Mẹ nhớ mặc áo cho bé nhé
Mẹ nhớ mặc áo cho bé nhé

Trong trường hợp nghiêm trọng, các thành phần tạo mùi có thể làm phá vỡ cấu trúc các chất dinh dưỡng trong sữa. Từ đó, khiến cơ thể trẻ sẽ không hấp thu được tốt nhất các dưỡng chất.

2.4. Lựa chọn nước rửa bình sữa nào tốt phụ thuộc vào nguồn gốc, xuất xứ

Các sản phẩm chính hãng có nguồn gốc rõ ràng thì sẽ có độ an toàn cao. Do đó, mẹ nên tìm mua các loại nước rửa bình sữa đạt chuẩn của những thương hiệu uy tín. Thay vì các sản phẩm kém chất lượng “trôi nổi” trên thị trường.

Mẹ bỉm nên tham khảo thêm các bài viết sau đây về việc lựa chọn và cách vệ sinh bình sữa an toàn cho con:

6 tuyệt chiêu chọn bình sữa mà mẹ nhất định phải ghi nhớ

Bí quyết vệ sinh bình sữa an toàn cho trẻ

3. Nước rửa bình sữa loại nào tốt – Review nước rửa bình sữa Mamamy

Khác với đa số các loại nước rửa bình sữa, nước rửa Mamamy còn có thể sử dụng để vệ sinh rau củ quả. Chính vì vậy, sản phẩm đang là sự lựa chọn hàng đầu của mẹ bỉm Việt nói riêng và mẹ bỉm trên toàn thế giới nói chung.

Nước rửa bình sữa loại nào tốt
Nước rửa bình sữa loại nào tốt

Một số ưu điểm nổi trội của nước rửa bình sữa Mamamy có thể kể đến như:

  • Không chứa chất tạo màu, chất tạo bọt (SLS – SLES), chất bảo quản Paraben – MIT.
  • Có thể dùng để vệ sinh bình sữa, rau củ quả, đồ chơi, núm ty,…
  • Thành phần từ tự nhiên, cụ thể là ngô và rượu dừa. Đảm bảo diệt khuẩn tuyệt đối nhưng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Không có chất tạo mùi nhưng vẫn đảm bảo “đánh bay” mùi tanh của bình sữa sau khi rửa.
  • Đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Nhật Bản về chất lượng và độ an toàn.

Để đạt hiệu quả làm sạch tốt nhất, mẹ có thể tham khảo thêm dụng cụ rửa bình sữa 360 độ của Mamamy.

4. Hướng dẫn và các lưu ý khi sử dụng nước rửa bình sữa

Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi “Nước rửa bình sữa loại nào tốt?” thì việc tiếp theo cần quan tâm chính là các bước vệ sinh bằng sản phẩm này. Cách vệ sinh bình sữa bằng nước rửa khá tương đồng với phương pháp vệ sinh truyền thống. Các mẹ chỉ cần lưu ý thêm một số vấn đề sau trước khi sử dụng.

Hướng dẫn và các lưu ý khi sử dụng nước rửa bình sữa
Hướng dẫn và các lưu ý khi sử dụng nước rửa bình sữa

4.1. Bước 1: Tháo rời bình sữa

Ngay sau khi bé uống xong, mẹ bỉm phải lập tức vệ sinh. Tránh để các tạp chất khô lại, bám vào thành bình tạo ra vi khuẩn. Nếu không thể vệ sinh ngay tức thì, mẹ nên đổ nước sạch vào đầy bình và bỏ tủ lạnh.

Trước khi rửa, mẹ cần tháo rời tất cả các bộ phận của bình sữa. Song song đó ngâm các dụng cụ này với nước rửa bình sữa trong vòng vài phút.

4.2. Bước 2: Rửa bình sữa

Mẹ bỉm nên sử dụng nước lạnh để rửa qua bình sữa trước khi dùng nước ấm. Trong quá trình rửa, mẹ nên dùng các dụng cụ cọ rửa chuyên dụng để việc vệ sinh đạt hiệu quả tốt nhất.

4.3. Bước 3: Tiệt trùng

Sau khi vệ sinh bình sữa xong, nhà mình nhất định không được quên bước tiệt trùng. Có rất nhiều cách để tiệt trùng bình sữa tại nhà. Cụ thể như nhúng qua nước sôi, sử dụng máy tiệt trùng, dùng lò vi sống,…

Lưu ý: Sau khi tiệt trùng, mẹ tuyệt đối không dùng khăn hoặc giấy để lau bình. Bởi thao tác này sẽ rất dễ khiến vi khuẩn sinh sôi lên bình. Mẹ nên để các dụng cụ khô tự nhiên. Sau đó, chỉ cần bảo quản nơi khô ráo.

5. Lời kết

Để trả lời câu hỏi “Nước rửa bình sữa loại nào tốt” các mẹ có thể đối chiếu các loại nước rửa với 5 tiêu chí đã chia sẻ trên đây. Chúc mẹ bỉm sẽ tìm được loại nước rửa phù hợp và an toàn nhất cho con.

Xem thêm:

Lợi ích của bình sữa thủy tinh mà mẹ bỉm nên biết

4 tiêu chí lựa chọn bình sữa “bất di bất dịch”

Nguồn tham khảo: https://www.gentlenursery.com/baby-care/best-baby-dish-soap/

Chuẩn bị cho sự chào đời của một thành viên mới, mẹ thường được khuyên mua một loại nước giặt dành riêng cho bé. Không chỉ quần áo, mà còn để mẹ giặt các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da trẻ như tã lót, khăn, ga trải giường…. Vậy đâu là nước giặt cho bé tốt nhất mà mẹ cần lựa chọn?

1. Sự cần thiết của nước giặt xả chuyên dụng cho bé

Không ít mẹ cho rằng, quần áo thì ảnh hưởng gì đến da trẻ
Không ít mẹ cho rằng, quần áo thì ảnh hưởng gì đến da trẻ

Trẻ sơ sinh được hình thành và lớn lên trong môi trường vô trùng của tử cung trong suốt 9 tháng. Nên thời gian đầu khi mới sinh ra là gia đoạn da bé mỏng manh và dễ tổn thương nhất. 

Không ít mẹ cho rằng, quần áo thì ảnh hưởng gì đến da trẻ? Nhưng thực tế lại không phải vậy. Rất nhiều hóa chất từ nước giặt xả còn lưu lại trên quần áo kể cả sau khi đã giặt sạch. Và những chất này có thể tác động không ít tới sức khỏe làn da của trẻ. Chính vì thế, bố mẹ nên chọn nước giặt xả chuyên dụng dành riêng cho trẻ sơ sinh ngay từ khi bé lọt lòng nhé!

 

2. Mẹ nên dùng những loại nước giặt nào cho bé?

Không ít mẹ cho rằng, quần áo thì ảnh hưởng gì đến da trẻ
Không ít mẹ cho rằng, quần áo thì ảnh hưởng gì đến da trẻ

2.1. Nước giặt dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Không ít gia đình vẫn giữ thói quen giặt chung đồ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ với người lớn. Có nghĩa, dùng cả bột giặt/nước giặt người lớn để giặt đồ cho trẻ. Việc này gây không ít ảnh hưởng đến trẻ mà chúng ta nhiều khi không để ý.

  • Các sản phẩm nước giặt người lớn thường có các thành phần tẩy rửa mạnh do phải xử lý nhiều vết bẩn hay mùi nặng hơn so với trẻ nhỏ. Các chất này khó có thể rửa trôi hoàn toàn theo nước mà thường bám lại 1 phần trên sợi vải. Khi tiếp xúc với da trẻ sẽ gây những ảnh hưởng không tốt.
  • Nhiều thành phần trong nước giặt người lớn còn khiến sợi vải bị khô cứng khi giặt đi giặt lại nhiều lần. Nhưng với đồ mặc cho bé, mẹ lại luôn cần ưu tiên sự mềm mại.

Chính vì thế, không ít các sản phẩm nước giặt xả dành riêng cho trẻ từ so sinh xuất hiện. Sử dụng thành phần lành tính, không lưu lại các hóa chất độc hại trên da trẻ,.. là những tiêu chí mà mẹ cần đặc biệt quan tâm mẹ nhé!

2.2. Không chứa chất lưu hương

Sản phẩm giặt xả an toàn cho bé không nên lưu lại mùi hương lâu
Sản phẩm giặt xả an toàn cho bé không nên lưu lại mùi hương lâu

Ai cũng thích quần áo bé luôn thơm tho. Thậm chí nhiều mẹ còn cho đây là tiêu chí hàng đầu khi chọn nước giặt cho bé. Tuy nhiên mùi hương và độ lưu bám mùi hương lại nói cho mẹ biết được nước giặt xả này có thực sự an toàn không đấy!

Để tạo mùi và giữ được mùi lâu không hề khó! Các nhà sản xuất thường sẽ sử dụng hóa chất lưu hương để làm điều đó. Mẹ sẽ thấy quần áo bé thơm lâu đến cả tuần. Nhưng tại sao nhiều thương hiệu thiên nhiên hàng đầu cho trẻ lại nói không với chất này? Bởi vì chúng dễ gây:

  • Kích ứng da
  • Gây hại cho đường hô hấp.
  • Có thể gây hại cho sự phát triển trí não, phát triển hành vi và sự phối hợp giữa các cơ ở trẻ.
  • Tác động đến hàm lượng hormone tuyến giáp vốn. Đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não của thai nhi và trẻ sơ sinh.

Sản phẩm giặt xả an toàn cho bé không nên lưu lại mùi hương lâu. Mùi hương “đúng chuẩn” nên là mùi của nắng, mùi của sợi vải mẹ nhé!

2.3. Không chứa hóa chất tạo bọt SLS – SLES

Giống như khi tắm gội cho bé, nhiều mẹ luôn có cảm giác phải càng nhiều bọt mới càng sạch. Chính vì thế, mẹ thường hài lòng khi chọn được nước giặt xả nhiều bọt cho bé nhưng lại không biết được bọt đó đến từ đâu và có an toàn hay không?

Xu hướng của các thương hiệu sản phẩm cho bé uy tín trên thế giới hướng tới là các sản phẩm ít bọt
Xu hướng của các thương hiệu sản phẩm cho bé uy tín hướng tới là các sản phẩm ít bọt

Chỉ cần 1 lượng rất nhỏ, nhiều nhà sản xuất đã có thể cung cấp cho mẹ 1 sản phẩm nước giặt xả với cả núi bọt. Chính là nhờ hóa chất tạo bọt với giá thành rẻ SLS – SLES. Trên các bao bì, mẹ thường thấy tên đầy đủ của nó là Sodium lauryl sulphate. Và dù với cách viết nào đi chăng nữa, đây cũng nên là thành phần mẹ cần tránh khi chọn nước giặt. Bởi chúng lại mang đến nhiều ảnh hưởng như gây bào mòn da, kích ứng, về lâu dài còn tạo nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác.

Xu hướng của các thương hiệu sản phẩm cho bé uy tín trên thế giới hướng tới là các sản phẩm ít bọt. Vậy nên, mẹ cũng đừng để mình nằm ngoài những cập nhật mới nhất và an toàn nhất khi chăm sóc bé nhé!

2.4. Được kiểm nghiệm và chứng nhận uy tín

Mẹ hãy dành thêm 1 xíu thời gian của mình để tìm hiểu khi chọn nước giặt cho bé
Mẹ hãy dành thêm 1 xíu thời gian của mình để tìm hiểu khi chọn nước giặt cho bé

Trước quá nhiều thông tin, mẹ luôn cần một “bên thứ 3” để thêm an tâm. Hiện có không ít các tổ chức kiểm nghiệm và chứng nhận thành phần uy tín trong và ngoài nước. Có thể kể tên JIS K – một trong những bộ tiêu chuẩn vô cùng khắt khe từ Nhật Bản, bảo chứng cho chất lượng các sản phẩm như nước giặt xả, nước rửa bình,… Và khi thực sự quan tâm đến cảm nhận của mẹ, các thương hiệu lớn thường sẽ thể hiện cho mẹ thấy, sản phẩm của họ thực sự an toàn cho trẻ như thế nào. Mẹ hãy dành thêm 1 xíu thời gian của mình để tìm hiểu khi chọn nước giặt cho bé mẹ nha.

Việc chăm sóc cho bé giai đoạn đầu đã không còn quá phức tạp và khó khăn cho mẹ khi thị trường cung cấp rất nhiều sản phẩm chuyên dụng. Nước giặt cho bé là 1 trong số đó. Việc còn lại của mẹ là lựa chọn đâu là sản phẩm an toàn nhất cho bé mà thôi. Hi vọng sau bài viết trên, mẹ sẽ có thêm nhiều tự tin khi chọn đồ chăm sóc bé nhé!

Cellulose là gì ? mà nó có trong những thành phần được tìm thấy trong mỹ phẩm. Tuy nhiên đây là thành phần gì, nó có tác dụng gì trong mỹ phẩm và nó có độc hại hay không? Trong bài viết ngày hôm nay, nhà mình sẽ cùng các mẹ đi tìm hiểu về thành phần Hydroxyethyl cellulose trong mỹ phẩm nhé

1. Cellulose là chất gì?

HEC hay còn gọi là hydroxyethyl cellulose một hợp chất tự nhiên. Có nguồn gốc từ cellulose. Là một trong số những hợp chất hữu cơ phổ biến nhất được ứng dụng vào trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm. Đặc biệt là bột cellulose được ứng dụng vào làm thành phần cho các sản phẩm làm đẹp như kem, sữa tắm, làm tóc, mắt và mặt nạ trang điểm, chăm sóc da và cạo râu.

Hydroxyethyl Cellulose là một thành phần ở dạng hạt hay bột trắng, trắng ngà hay xám trắng. Bột Cellulose có khả năng tan trong cả nước lạnh và nước nóng để tạo dung dịch keo. Hydroxyethyl cellulose không tan trong ethanol 96%, axeton và toluen. Hydroxyethyl cellulose được sử dụng để làm chất kết dính, tăng cường liên kết, mở rộng xi măng và chất tăng trắng quang học.

Hydroxyethyl Cellulose là một thành phần ở dạng hạt hay bột trắng, trắng ngà hay xám trắng
Hydroxyethyl Cellulose là một thành phần ở dạng hạt hay bột trắng, trắng ngà hay xám trắng

Hydroxyethyl cellulose là một thành phần được sử dụng nhiều trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng, chất bôi trơn cũng như trong mỹ phẩm. Bởi tính chất tan trong nước và không chứa ion. Ngoài ra Hydroxyethyl cellulose còn là một thành phần có trong các chế phẩn dược phẩm nhãn hoa như: chất bổ trợ trong các công thức thuốc bôi, dung dịch nước mắt nhân tạo.

Hydroxyethyl Cellulose (HEC) là chất tạo đặc hiệu quả cho các dòng kem dưỡng, gel dưỡng da, chất tẩy rửa làm sạch vì thế cellulose có nhiều trong dầu gội thảo dược, sữa tắm. Hydroxyethyl Cellulose (HEC) cũng được dùng trong công thức mỹ phẩm giúp ổn định bọt và chống vón cục.

2. Công dụng của Cellulose

Việc Hydroxyethyl cellulose là một thành phần có trong nhiều loại mỹ phẩm có thể được nhiều người biết. Tuy nhiên lý do mà nó xuất hiện trong bảng thành phần mỹ phẩm đó là gì, nó có công dụng gì thì không phải ai cũng nắm rõ hoàn toàn. Sau đây là một số những tác dụng của Hydroxyethyl cellulose mà nhà mình muốn giới thiệu đến các mẹ:

Việc Hydroxyethyl cellulose là một thành phần có trong nhiều loại mỹ phẩm có thể được nhiều người biết
Việc Hydroxyethyl cellulose là một thành phần có trong nhiều loại mỹ phẩm có thể được nhiều người biết
  • Là chất hoạt động bề mặt cho các sản phẩm làm đẹp.
  • Tạo cả giác đặc biệt khi sử dụng trên làn da.
  • Không phải là chất nhũ hóa nhưng nó dễ tan trong nước tạo đặc ở nhiệt độ phòng.
  • Không gây kích ứng da vì đây là hàng dùng được trong mỹ phẩm và cả thực phẩm.
  • Hydroxyethyl cellulose có thể phân tán trong nước. Khi phân tán thì mẹ dùng máy khuấy đều vừa khuấy vừa gia nhiệt gel sẽ giúp trương nở nhanh hơn, hạn chế óc trâu.
  • Hydroxyethyl cellulose là chất tạo đặc, tạo gel. Các sản phẩm trong cuộc sống được làm từ cellulose như dầu xả, dầu gội, sữa tắm, nước rửa chén, nước rửa tay,…
  • Hydroxyethyl cellulose có thể làm giảm được độ nhớt cũng như tạo sự ổn định trong nền.
  • Hydroxyethyl cellulose trong mỹ phẩm được sự dụng theo tỉ lệ là 1 – 1.2% bằng cách cho trực tiếp vào nước. Ngậm nước sau khoảng thời gian từ 1 – 3 giờ. Khi sử dụng thành phần Hydroxyethyl cellulose thì hãy bảo quản ở nơi khô thoáng. Và tránh ánh nắng trực tiêp từ mặt trời để đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt nhất.

3. Thành phần Cellulose trong mỹ phẩm độc hay có lợi?

Hiện nay, có nhiều thành phần được sử dụng trong mỹ phẩm. Nhiều thành phần khá quen thuộc nhưng cũng có nhiều thành phần xa lạ. Các mẹ có thể chưa từng nghe qua bao giờ. Điều này khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Và phải đi tìm hiểu chúng có tác dụng gì, có lợi hay có độc hại gì không. Có ảnh hưởng gì đến làn và sức khỏe của người sử dụng hay không.

Hydroxyethyl cellulose là một thành phần khá quen thuộc dùng trong mỹ phẩm
Hydroxyethyl cellulose là một thành phần khá quen thuộc dùng trong mỹ phẩm

Đối với thành phần Hydroxyethyl cellulose trong mỹ phẩm cũng vậy. Nhiều người cùng khá thắc mắc về thành phần này. Tuy nhiên các chuyên gia làm đẹp cho rằng, Hydroxyethyl cellulose là một thành phần khá quen thuộc dùng trong mỹ phẩm. Chúng không những giúp cho mỹ phẩm được phát huy hết công dụng của mình mà còn giúp thẩm thấu vào da nhanh chóng.

Dù là thành phần nào trong mỹ phẩm cũng vậy, nếu được sử dụng đúng mục đích, đúng liều lượng. Thì chắc chắn nó sẽ mang lại những tác dụng tốt nhất. Nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng mục đích. Thì sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến làn da cũng như sức khỏe. Do vậy mà khi sử dụng trong nghiên cứu, sản xuất mỹ phẩm.

Xem thêm: 

4. Bảo quản Cellulose đúng cách

  • Bảo quản thuốc tại nhiệt độ phòng
  • Tránh xa khỏi sức nóng và ánh sáng trực tiếp.
Tránh xa khỏi sức nóng và ánh sáng trực tiếp.
Tránh xa khỏi sức nóng và ánh sáng trực tiếp.

Lời Kết

Nhà mình đã giải đáp mọi thắc mắc cho mẹ về Cellulose là gì rồi. Hy vọng các mẹ cảm thấy hài lòng và vui vẻ để có được chờ đoán nhiều bài viết mới. Cùng với những món quà tinh thần của nhà mình dành cho mẹ nhá. Mong mẹ luôn đồng hành cùng nhà mình nhé.

Bé 9 tuần tuổi bú ít khiến các bậc phụ huynh đều lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé bú ít? Bé phải bú bao nhiêu mới đủ? Có cách nào giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả? Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ giải quyết các vấn đề trên.

1. Bé 9 tuần tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Việc lượng sữa cung cấp mỗi ngày cho bé bao nhiêu là đủ còn phải phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi và nhu cầu của bé. Các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng thường ước tính thể tích dạ dày của bé theo tiêu chuẩn 1kg cân nặng sẽ tương ứng với 30ml. Tức nếu bé nhà nặng 5kg thì dạ dày của bé có thể chứa 150ml. Nhưng mẹ không nên cho bé bú sữa đầy thể tích dạ dày, bé sẽ dễ bị ọc sữa. Mẹ chỉ nên cho bé bú ⅔ thể tích dạ dày là đủ. 

Bên cạnh đó, bé 9 tuần tuổi có thể bú từ 80 – 150 ml sữa mỗi lần bú. Các cữ sữa của bé cách nhau 3 – 4 tiếng. Mẹ có thể cho bé bú 4 – 5 cữ mỗi ngày. Đây chỉ là số liệu mang tính tham khảo, để xác định bé 9 tuần tuổi bú ít hay không còn dựa vào dấu hiện từ cơ thể con.

Mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu cho thấy bé đã bú đủ tại đây.

Mẹ có thể theo dõi các cữ bú cho trẻ sơ sinh tại đây.

Việc lượng sữa cung cấp mỗi ngày cho bé bao nhiêu là đủ còn phải phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi và nhu cầu của bé
Việc lượng sữa cung cấp mỗi ngày cho bé bao nhiêu là đủ còn phải phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi và nhu cầu của bé

2. Tại sao bé 9 tuần tuổi bú ít?

Trường hợp trẻ sơ sinh bú ít có thể được bắt nguồn với nguyên nhân từ mẹ hoặc từ bé. Sau đây là một số lý do chính khiến bé bú ngày càng ít:

2.1. Lý do từ bé

  • Tình trạng sức khỏe: Bé đang gặp vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa,táo bón, bệnh tai – mũi – họng, nóng sốt… Khi sức khỏe bé không tốt khiến cơ thể không thoải mái. Dẫn đến hiện tượng bé bú ít dần
  • Tiêm ngừa vacxin: Khi được 9 tuần tuổi, bé đã bắt đầu được tiêm vắc xin phòng bệnh. Ở một số trường hợp, lượng vacxin này có thể khiến bé mất cảm giác ngon miệng. Từ đó, bé không muốn bú sữa nữa. Do đó, các bé 9 tuần tuổi bú ít hơn. 
  • Bé đang trong giai đoạn tập lật: Khi bé được 9 tuần tuổi, bé đã bắt đầu có các dấu hiệu tập lật. Do động tác này là hoạt động mới mẻ đối với bé, nên bé thường rất thích thú và dành nhiều sự thời gian để luyện tập lật. Một số bé sẽ bị mất tập trung vào việc tập lật mà không hứng thú với việc bú nữa và trẻ bú ít đi
Bé đang gặp vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa,táo bón, bệnh tai – mũi – họng, nóng sốt…
Bé đang gặp vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa,táo bón, bệnh tai – mũi – họng, nóng sốt…

2.2. Lý do từ mẹ

  • Chất lượng sữa mẹ: Nếu mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống nước có gas, rượu bia… Thì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ khiến sữa có vị lạ. Dẫn đến trường hợp bé 9 tuần tuổi bú ít và sợ vị sữa này.
  • Tư thế bú không đúng: Khi cho bé bú, mẹ dùng sai tư thế khiến bé khó chịu và không muốn bú tiếp. Dần dần sẽ khiến bé bú ngày càng ít.
  • Thói quen cho bú không hợp lý: Do các cữ bú quá gần nhau hoặc mẹ cho bé bú quá lâu và quá nhiều trong một cữ. Điều này khiến bé quá no và không muốn bú vào các cữ sau. Từ đó, dẫn đến trường hợp bé sơ sinh bú yếu đi
  • Nguồn sữa mẹ quá nhiều hoặc quá ít: Khi nguồn sữa mẹ quá “dồi dào” sẽ khiến bé dễ bị ngán và ngợp sữa. Nhưng nếu sữa mẹ quá ít, bé sẽ thường mệt mỏi và gắt gỏng trong mỗi lần bú vì lượng sữa quá chậm. Khi hiện tượng này kéo dài, tình trạng bé 9 tuần tuổi bú ít sẽ bắt đầu xuất hiện. 
Nếu mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống nước có gas, rượu bia… Thì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ khiến sữa có vị lạ
Nếu mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống nước có gas, rượu bia… Thì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ khiến sữa có vị lạ

3. Cách xử lý bé 9 tuần tuổi bú ít

Bé bú ít phải làm sao? Luôn là vấn đề thắc mắc chung của tất cả các bậc phụ huynh. Sau đây là một số cách để xử lý hiệu quả trình trạng bé bú ít quá.

  • Khi bé bú ít do tiêm vacxin hoặc bé đang tập lật, mẹ nên đảm bảo cung cấp đủ nước cho bé. Sau khi bé khỏi bệnh hoặc vài ngày, 1 tuần sau bé sẽ bú trở lại bình thường. 
  • Mẹ có thể khắc phục tình trạng bú ít của bé bằng một thói quen cho bú phù hợp. Sắp xếp các cữ bú hợp lý. Các cữ bú không nên quá gần nhau nên cách nhau 3 – 4 tiếng cho mỗi lần bú. Cho bé bú theo nhu cầu, không ép bé bú khi bé không muốn. 
  • Mẹ thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Hạn chế những món cay nóng, dầu mỡ hoặc có mùi nồng. Đồng thời mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.  Để đảm bảo nguồn sữa đủ chất lượng.
  • Cho bé bú đúng tư thế để giúp bé dễ dàng trong việc bú. Hạn chế trường hợp bé bú ít do không thoải mái khi bú. 
  • Nếu bé đang sử dụng sữa công thức, mẹ nên tìm loại có hương vị gần giống với sữa mẹ. Mẹ cần lựa chọn các loại sữa có chất lượng và phù hợp với nhu cầu và mùi vị bé yêu thích. 
Mẹ thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học
Mẹ thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học

Kết bài

Bé ở giai đoạn 9 tuần tuổi dạ dày của bé còn khá nhỏ, nên lượng sữa bé bú còn ít. Nên ở giai đoạn này nếu bé bú ít nhưng vẫn đảm bảo cân nặng thì mẹ không cần quá lo lắng. Khi bé 9 tuần tuổi bú ít và ảnh hưởng đến sự phát triển, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân xem bé có đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào không. Bằng cách đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị. Hy vọng những thông tin hữu ích cho bố mẹ khi bé bú ít.

Mẹ có thể đọc thêm tại:

https://mamamy.vn/goc-cua-me/tre-bu-it-va-cach-xu-ly/

https://mamamy.vn/cham-soc-be/be-7-tuan-tuoi-bu-it/

https://mamamy.vn/cham-soc-be/be-2-thang-tuoi-bu-it-phai-lam-sao/

Mẹ bỉm lần đầu sinh con thường không có nhiều kinh nghiệm về việc tiêm phòng cho trẻ. Song đây lại là vấn đề rất quan trọng. Vì vậy, ở bài viết này Góc của mẹ sẽ chia sẻ “tất tần tật” các thông tin về việc tiêm chủng, nhằm giúp các mẹ có được kiến thức cơ bản.

1. Khi nào thì nên tiêm phòng cho trẻ?

Trẻ mới sinh được tiêm phòng càng sớm sẽ càng tốt. Trong 24 giờ đầu sau sinh, mẹ cần đảm bảo bé đã được tiêm phòng bệnh Viêm gan B và bệnh lao.

Tùy theo lịch tiêm phòng cho trẻ, các mũi vắc xin tiếp theo sẽ được áp dụng cho trẻ theo từng tháng. Nhà mình cần nắm rõ lịch tiêm phòng này, để đảm bảo bé không bị sót hoặc bị trễ lịch tiêm nào.

Khi nào thì nên tiêm phòng cho trẻ?

2. Trước khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần làm những gì?

Trước khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, mẹ cần đưa bé đi khám sàng lọc. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ nắm rõ tình trạng sức khỏe của trẻ. Từ đó, cân nhắc lựa chọn các mũi tiêm phòng và chỉ định phác đồ phù hợp.

Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu dị ứng ở những mũi tiêm trước, mẹ cũng nên báo ngay cho bác sĩ. Song song đó, khi đưa trẻ đi tiêm, mẹ nên cho bé bú tránh để trẻ quá đói hoặc quá no. Mẹ cũng nên để trẻ mặc đồ thoải mái, đơn giản để tiện cho các thao tác tiêm phòng.

Các mẹ có thể tham khảo lịch tiêm chủng mở rộng cho bé từ 0 đến 3 tuổi tại đây!

Trước khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần làm những gì?

3. Các mũi tiêm phòng cho bé mà mẹ không nên bỏ qua

Mẹ bỉm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các mũi tiêm phòng cho trẻ. Chỉ có như vậy thì các mẹ mới có thể đảm bảo được nền tảng sức khỏe tốt nhất cho con. Dưới đây là 10 mũi tiêm mà trẻ dưới 5 tuổi bắt buộc phải được tiêm phỏng đầy đủ.

  • Bệnh Viêm gan B
  • Bệnh Lao
  • Bệnh Bạch hầu
  • Bệnh Ho gà
  • Bệnh Uốn ván
  • Bệnh Bại liệt
  • Bênh Sởi
  • Bệnh Viên não Nhật Bản
  • Bệnh Rubella
  • Bệnh Hib

Ngoài 10 mũi tiêm quan trọng đã kể trên, các mẹ có thể tham khảo và tìm hiểu thêm về các vắc xin phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm khác. Cụ thể như: Vắc xin thủy đậu, vắc xin phòng cúm, vắc xin viêm gan siêu vi A,…

Các dấu hiệu cơ thể của trẻ sơ sinh báo hiệu rất nhiều tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ. Vì vậy, nhà mình nên tham khảo các bài viết sau để hiểu hơn về “tiếng nói” cơ thể của trẻ.

Các mũi tiêm phòng cho bé mà mẹ không nên bỏ qua

Trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu : Những thông tin mẹ phải biết

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh từ A – Z dành cho mẹ bầu

4. Giải đáp một số thắc mắc về tiêm phòng cho trẻ của mẹ

Sau khi tiêm phòng cho trẻ, nhà mình cần cùng trẻ ở lại bệnh viện để theo dõi trong vòng 30 phút. Khi đã về nhà, các mẹ cũng không nên lơ là đến việc theo dõi trẻ trong vòng 24 đến 48 giờ tiếp theo. Cần ngay lập tức đưa trẻ trở lại bệnh viện nếu phát hiện các dấu hiệu như sốt, đi ngoài bất thường, nổi mẫn đỏ,…

4.1. Cách hạ sốt khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Sau tiêm, trẻ bị sốt nhẹ dưới 38 độ là phản ứng bình thường. Vì vậy, nhà mình không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó, chỉ cần lau nước ấm và cho trẻ mặc đồ đơn giản, thoải mái hơn.

Trong trường hợp, trẻ bị sốt từ 38 đến 39 độ thì mẹ có thể sử dụng thuốc hoặc miếng dán hạ sốt cho con. Nếu tình hình không khả quan và nhiệt độ vượt quá 39 thì nhà mình cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất. 

Giải đáp một số thắc mắc về tiêm phòng cho trẻ của mẹ

4.2. Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng

Khi tiêm vắc xin, trẻ thường sẽ cảm thấy đau và khó chịu. Lúc này, mẹ bỉm cần sử dụng khăn ướt sạch, mát để chườm lên vết chích cho con. Việc này sẽ vừa giúp giảm đau nhức vừa giúp hạn chế tình trạng vết tiêm sưng đỏ. Trong trường hợp không khả quan, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám. 

4.3. Tắm cho bé sau khi tiêm phòng nên hay không?

Về vấn đề này, bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Nhà mình có thể tắm cho bé ngay sau khi tiêm phòng xong. Chỉ cần trong khoảng thời theo dõi sau tiêm, cần tránh để trẻ ở một mình. 

Giải đáp một số thắc mắc về tiêm phòng cho trẻ của mẹ

4.4. Các trường hợp không nên tiêm phòng cho trẻ

Dù trẻ sẽ được khám sàng lọc trước các mũi tiêm nhưng mẹ cũng nên lưu tâm đến một số trường hợp sau. Bởi kết quả khám sẽ có thể không báo hiệu được một số tình trạng thực tiễn về phản ứng của trẻ đối với các mũi tiêm.

  • Trẻ có dấu hiệu quấy khóc, sốt, đi ngoài,… liên tục hơn 1 ngày sau khi tiêm các mũi trước.
  • Trẻ đã từng bị suy giảm các chức năng cơ thể. Cụ thể như: Hô hấp, tim, gan,…
  • Đối với trẻ mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch thì cần tránh tiêm phòng cho trẻ các vắc xin sống.
  • Đối với trẻ có mẹ bị nhiễm HIV và có yếu tố lây truyền thì không nên tiêm vắc xin bệnh lao.

Trên đây là các thông tin liên quan đến việc tiêm phòng cho trẻ. Sau khi đã có kiến thức tổng quan, nhà mình nên tìm hiểu thêm về lịch tiêm chủng cho trẻ. Lịch biểu này được quy định rất cụ thể về thời gian và thứ tự các mũi tiêm.

Cảm ơn các mẹ đã tham khảo bài viết!

Xem thêm:

“Ẩn số” đằng sau các giai đoạn phát triển của trẻ mà có thể mẹ không biết

Cân nặng của trẻ nói lên điều gì?

Nguồn tham khảo: https://www.cdc.gov/vaccines/vpd/vaccines-age.html

Mẹ bỉm nhất định không được lơ là các mũi tiêm phòng cho bé. Bởi đây sẽ là các yếu tố nền tảng cho sự phát triển sức khỏe của bé sau này. Hãy cùng Góc của mẹ tham khảo thông tin về tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ngay sau đây nhé!

1. Tầm quan trọng của các mũi tiêm phòng cho bé

Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện. Do vậy, khả năng trẻ bị nhiễm bệnh sẽ khá cao. Nếu không được bảo vệ và tiêm phòng đầy đủ thì sức khỏe của trẻ sẽ khó được duy trì ở mức tốt nhất.

Để trẻ được phát huy một cách toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, nhà mình nhất định không được bỏ qua các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng. Lợi ích chính của các mũi vắc xin này chính là tạo ra kháng thể giúp cơ thể bé chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus gây bệnh.

Lợi ích chính của các mũi vắc xin này chính là tạo ra kháng thể giúp cơ thể bé chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus
Lợi ích chính của các mũi vắc xin này chính là tạo ra kháng thể 

Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, chưa kể hiện nay có một số dịch bệnh vẫn chưa tìm ra được cách điều trị triệt để. Chính vì thế, việc tiêm phòng cho trẻ là điều vô cùng cần thiết.

2. Phân loại các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng

Có tổng cộng 10 mũi tiêm chủng quan trọng. Bao gồm vắc xin: Viêm gan B, DTaP, MMR, Thủy đậu, Hib, Bại liệt, PCV, Cúm, Tiêu chảy, Viêm gan A. Gia đình có thể tham khảo chỉ định của bác sĩ để lựa chọn các mũi vắc xin phù hợp nhất nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tối đa.

2.1. Các mũi tiêm phòng cho trẻ mới sinh

Trẻ mới sinh cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B càng sớm càng tốt. Đối với mũi 1 viêm gan B, mẹ cần đảm bảo trẻ được tiêm trễ nhất là 24 giờ sau sinh. Và mũi phòng bệnh lao phải được tiêm trước khi trẻ bước sang tháng tuổi thứ 2.

Trẻ mới sinh cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B càng sớm càng tốt
Trẻ mới sinh cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B càng sớm càng tốt

2.2. Các mũi tiêm phòng cho bé 2 tháng tuổi

Ngoài các mũi tiêm phòng cho bé như viêm gan B, trẻ cũng nên được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh do vi khuẩn Hib gây ra. Mẹ có thể chọn số lần tiêm với liều lượng phù hợp với sức khỏe của trẻ.

2.3. Các mũi tiêm chủng cho trẻ 3 tháng tuổi

Ở tháng này, nhà mình cần tiếp tục đưa trẻ đi tiêm phòng các mũi tiếp theo của những loại vắc xin đã tiêm. Đồng thời, mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ vắc xin phòng tiêu chảy Rota.

2.4. Các mũi tiêm chủng cho bé 4 tháng tuổi

Trẻ cần được tiêm và cho uống vắc xin các liều tiếp theo của bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib – bại liệt. Trong quá trình trước và sau tiêm các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng, gia đình nên thường xuyên theo dõi bé và kịp thời báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.

2.5. Các mũi tiêm phòng cho trẻ 9 – 12 tháng tuổi

Song song với việc tiêm các mũi tiếp theo của những vắc xin đã tiêm trước đó, nhà mình nên tiêm thêm vắc xin sởi Rubella cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ cho việc chỉ định tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.

mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ cho việc chỉ định tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ cho việc chỉ định tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

2.6. Các mũi tiêm phòng cho trẻ 15 – 24 tháng tuổi

Trong giai đoạn phát triển này, mẹ nên kết hợp tiêm phòng vắc xin phối hợp MMR, Viêm gan A, Thương hàn. Mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm chủng lại các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng theo thời gian đã được chỉ định. Chẳng hạn như:

  • Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt nên được tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 – 6 tuổi, 10 – 11 tuổi.
  • Vắc xin viêm màng não cần được tiêm 3 năm/1 lần hoặc theo chỉ định khi có dịch.
  • Vắc xin viêm phổi nên tiêm nhắc lại 5 năm/1 lần.

Các mẹ có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có thể chăm bé sau sinh đúng cách:

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi

3. Một số lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng

Trước khi đi tiêm, mẹ bỉm nên cho trẻ mặc đồ thoải mái. Ngoài ra, mẹ cũng nên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, phòng trường hợp vết tiêm bị nhiễm khuẩn. Nhà mình cũng nên nhớ mang theo sổ tiêm chủng để xuất trình cho bác sĩ. Đặc biệt, khi bác sĩ xem khám thì mẹ phải báo cáo ngay các tiền sử dị ứng của trẻ.

Trẻ nên được ở lại bệnh viện theo dõi trong vòng 30 phút trước khi về nhà
Trẻ nên được ở lại bệnh viện theo dõi trong vòng 30 phút trước khi về nhà

Trẻ nên được ở lại bệnh viện theo dõi trong vòng 30 phút trước khi về nhà. Sau khi tiêm, trẻ bị sốt dưới 39 độ là biểu hiện bình thường. Vì vậy, nhà mình không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ nên lập tức dùng nước ấm hoặc dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ. Nếu nhiệt độ vượt quá 39 thì nên đưa trẻ trở lại bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

KẾT LUẬN

Trên đây là các thông tin liên quan đến các mũi tiêm phòng cho bé mà Góc của mẹ muốn chia sẻ. Mong rằng, các mẹ đã có được “cái nhìn” tổng quan về việc tiêm chủng cho trẻ. Để có thêm thông tin chi tiết về vấn đề này các mẹ có thể tham khảo thêm tại đây.

Bất kể trước, trong và sau khi mang thai thì mẹ cũng nên quan tâm đến việc tiêm phòng. Bởi bất kỳ yếu tố nào trong các giai đoạn này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Các mẹ có thể tìm hiểu thêm thông qua các bài viết sau.

Các mũi tiêm phòng cần thiết khi mang thai mà mẹ bầu cần biết

10 điều khi mang thai mà có thể các mẹ chưa biết

Nguồn tham khảo: https://www.cdc.gov/vaccines/parents/by-age/index.html

Ngày Tết đang đến gần, các bà mẹ bỉm sữa đặc biệt là các mẹ vừa sinh con đầu lòng lại gấp rút lựa chọn món ăn ngày tết cho bé. Làm sao để bé vừa có thể tận hưởng niềm vui những ngày đầu năm mà lại vừa đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe? Cùng tìm hiểu thôi nào!

1. 6 nguyên tắc cơ bản mẹ yêu cần biết khi chọn các món ăn ngày tết cho bé

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé vào những ngày đoàn viên
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé vào những ngày đoàn viên

Mỗi năm Tết đến chỉ có một lần. Thế nhưng không vì thế mà mẹ để bé được ăn uống “thả cửa” đâu nhé! Điều này có thể gây ra một số hệ lụy không tốt cho sự phát triển của trẻ. Do đó, để xây dựng thực đơn cho những ngày đoàn viên này, mẹ cần tuân thủ 6 nguyên tắc cơ bản dưới đây:

  • Căn cứ vào độ tuổi và tình trạng dinh dưỡng hiện tại của trẻ để lựa chọn món ăn ngày tết cho bé một cách phù hợp.
  • Dù trước, trong hay sau quá trình chế biến, mẹ đều nên thực hiện các quy tắc vệ sinh một cách nghiêm chỉnh. Qua đó, đảm bảo an toàn thực phẩm. Giúp bé khỏe mạnh trong suốt khoảng thời gian du xuân cũng như sau này.
  • Nếu mẹ có mua sắm những loại thực phẩm chế biến sẵn. Thì nên lựa chọn những thương hiệu uy tín. Sản phẩm được sản xuất có quy trình, nguồn gốc cụ thể. Đặc biệt, mẹ nên chú ý hạn sử dụng cũng như các chất bảo quản có thể có nhé!
  • Chú ý kiểm soát lượng đường mà trẻ nạp vào cơ thể. Không để trẻ tiêu thụ quá nhiều đồ ăn ngọt như mứt, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt…
  • Trong ngày Tết, các gia đình Việt Nam chúng ta thường bày khá nhiều loại hạt như hạt bí, hạt dẻ, hạt dưa… Những loại hạt như vậy có thể khiến bé bị hóc hoặc sặc. Do đó, mẹ cần lưu ý để chúng ra ngoài tầm với của trẻ. Và chỉ để bé ăn dưới sự quan sát của người lớn.
  • Bên cạnh những loại hạt đã đề cập ở trên. Ngày Tết cũng là ngày “trình diện” của vô số các loại trái cây. Trong đó, những loại quả có hạt sẽ là đối tượng mẹ cần chú ý. Nếu mẹ lựa chọn chúng làm món ngon ngày tết cho bé thì cần đảm bảo loại bỏ hạt trước.

2. Lời khuyên về dinh dưỡng trong món ngon ngày tết cho bé

Những món ngon ngày tết cho bé không chỉ cần khiến bé thích thú. Mà hơn hết, chúng cần đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng phù hợp. Vì vậy, mẹ nên tham khảo các chế độ dinh dưỡng để đảm bảo bé yêu có một mùa lễ vui vẻ, an toàn và khỏe mạnh:

2.1. Với những bé còn đang bú mẹ

Ngày tết mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp sữa tốt cho bé
Ngày tết mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp sữa tốt cho bé

Với những trẻ còn đang bú mẹ, đặc biệt là với các bé dưới 6 tháng tuổi. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất đảm bảo bé được no bụng. Do đó, dù mẹ có bận rộn gì đi chăng nữa thì cũng phải chắc chắn rằng bé yêu được bú đầy đủ. 

Đồng thời mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như tỏi, ớt, tiêu… Để đảm bảo chất lượng cho nguồn sữa.

2.2. Với những bé đang trong thời kỳ ăn dặm

Bé cần được cung cấp 4 nhóm chất: đạm, béo, vitamin và khoáng chất cùng với chất bột đường
Bé cần được cung cấp 4 nhóm chất: đạm, béo, vitamin và khoáng chất cùng với chất bột đường

Từ khi chuyển sang thời kỳ ăn dặm thì sức khỏe của bé phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng dinh dưỡng thức ăn được nạp vào cơ thể. Do đó khi lựa chọn những món ăn ngày tết cho bé, mẹ cần đảm bảo chứa đủ 4 nhóm chất: đạm, béo, vitamin và khoáng chất cùng với chất bột đường.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tuân thủ những nguyên tắc, lưu ý khi chế biến món ăn đã được đề cập trong bài viết:  Món ăn trẻ em yêu thích với nguyên tắc, lưu ý mẹ phải biết.

2.3. Với những bé đang thừa cân, béo phì

Mẹ hạn chế để bé ăn thực phẩm chứa đường, chất béo, nước có ga....
Mẹ hạn chế để bé ăn thực phẩm chứa đường, chất béo, nước có ga….

Với những trẻ đang bị thừa cân hay béo phì thì điều quan trọng nhất mẹ cần quan tâm là kiểm soát lượng đường bé tiêu thụ. Mẹ cần hạn chế để bé tiêu thụ các món như bánh kẹo ngọt, các loại mứt…

Bên cạnh đó những món nhiều dầu mỡ như gà rán, pizza, nước có ga… cũng không nên nằm trong thực đơn món ngon ngày tết cho bé.

Đồng thời, mẹ nên khuyến khích bé ăn các món rau xanh hay trái cây tươi. Và cùng bé tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ, đạp xe, chơi bóng…Để giúp bé giải phóng năng lượng và đốt cháy mỡ thừa tích lũy.

2.4. Với những trẻ nhẹ cân hay suy dinh dưỡng

Mẹ nên chia ra nhiều bữa ăn để bé dễ ăn, dễ tiêu
Mẹ nên chia ra nhiều bữa ăn để bé dễ ăn, dễ tiêu

Với những trẻ thuộc trường hợp này, mẹ cần lên thực đơn các món ăn ngày tết cho bé một cách chi tiết hơn. Để bổ sung những chất dinh dưỡng bé còn thiếu hụt. Qua đó đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất cho trẻ.

Đồng thời, mẹ nên chia ra nhiều bữa ăn. Hạn chế tình trạng khó tiêu hay quá no.

2.5. Với những trẻ ăn tết xa nhà

Chuẩn bị một số loại đồ sẵn phù hợp cho bé
Chuẩn bị một số loại đồ sẵn phù hợp cho bé

Trong thời đại ngày nay, ngày càng có nhiều gia đình lựa chọn ăn tết ở một nơi xa. Nếu bé yêu của mẹ cũng thuộc trường hợp này thì mẹ cần chuẩn bị một số loại đồ sẵn thích hợp cho bé như cháo ăn liền, sữa bột,… Điều này sẽ phương án giải quyết tối ưu cho những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra.

3. Gợi ý các món ăn ngày tết cho bé

Món ăn ngày tết - món ăn đoàn viên
Món ăn ngày tết – món ăn đoàn viên

Với những nguyên tắc và lời khuyên ở trên, một số gợi ý về món ăn ngày tết cho bé là:

  • Các loại hạt: Đây là nguồn cung cấp các chất béo lành mạnh. Giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của bé.
  • Sữa chua: Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho những bữa ăn phụ hay để bé tráng miệng. Chúng giúp bổ sung protein, vitamin D và những vi khuẩn có lợi cho trẻ. Qua đó giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Sữa: Sữa luôn chiếm vị trí quan trọng trong thực đơn món ngon ngày tết cho bé. Chúng đem tới lượng lớn protein và canxi để bé tăng cường trí não. Và phát triển xương khớp.
  • Trái cây tươi: Do chứa nhiều chất xơ nhưng lại ít chất béo và ít calo. Trái cây tươi sẽ giúp trẻ bảo vệ mắt, nâng cao khả năng miễn dịch. Đồng thời hạn chế khả năng béo phì. Vì vậy, trái cây tươi sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho các bữa ăn nhẹ.
  • Trái cây khô: Các loại trái cây khô nguyên chất vẫn chứa lượng chất xơ đáng kể. Mà lại không có quá nhiều đường như mứt. Do đó, đây sẽ là một lựa chọn món ngon ngày tết cho bé vô cùng hợp lý.

Mẹ có thể tham khảo thêm về ngày tết cho bé:

Nguồn tham khảo: Báo tuổi trẻ online.

Việc lựa chọn thực đơn món ăn ngày tết cho bé có ý nghĩa rất lớn với sức khỏe của trẻ. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có những phương án phù hợp nhất cho bé yêu. Để bé có mùa tết vui vẻ mà vẫn khỏe mạnh.

Trẻ bước san tháng thứ 7 sẽ bắt đầu tập làm quen với cháo dinh dưỡng. Nhiều mẹ sẽ mua cháo dinh dưỡng cho bé sẵn ở bên ngoài cửa hàng vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Dinh dưỡng thực sự có trong cháo không phải ai cũng đảm bảo. Vì vậy, việc đun cháo cho con là điều mà mẹ nên làm.

1. Cháo dinh dưỡng cho bé từ 7 tháng có gì khác biệt?

Bắt đầu từ tháng thứ 7, con có thể ăn nhiều loại đồ ăn hơn và đồng nghĩa với việc con cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Khi nấu cháo cho bé, mẹ không cần phải nấu quá loãng. Nhưng phải chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho trẻ.

Mẹ cho bé ăn cháo dinh dưỡng từ tháng thứ 7 mẹ nhé
Mẹ cho bé ăn cháo dinh dưỡng từ tháng thứ 7 mẹ nhé

Con có thể ăn 2 bữa cháo/ngày vì con đã bắt đầu lẫy, lật, bò vì vậy cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn. Hãy thay đổi đa dạng các món cháo mỗi ngày để con quen được vị giác. Đồng thời sẽ kích thích trẻ ăn nhiều hơn, con cảm thấy hứng thú hơn. Thông qua việc ăn uống, mẹ sẽ biết khẩu vị của con như thế nào để lựa chọn giúp bé ăn ngon miệng hơn.

2. Những lưu ý trong quá trình nấu cháo dinh dưỡng cho bé

Khi thực hiện việc nấu cháo dinh dưỡng cho bé mẹ hãy chú ý đến những điều sau đây:

  • Đừng chỉ đun cháo với nước hầm xương. Mẹ vẫn hay nghĩ rằng nước hầm xương nhiều canxi, chất dinh dưỡng nên chỉ cho con ăn mỗi một loại cháo. Như vậy là không đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ dẫn đến táo bón.
  • Bổ sung đầy đủ chất xơ cho con. Để hạn chế việc táo bón thì mẹ nên bổ sung chất xơ từ các loại rau củ vào đồ ăn cho con.
  • Thêm chất béo thực vật khi nấu cháo. Chất béo thực vật giúp cháo thơm và béo hơn. Đồng thời bổ sung năng lượng cho con. Lưu ý là cho dầu khi cháo đã chín.
Mẹ lưu ý trong quá trình nấu cháo để đảm bảo dinh dưỡng cho bé
Mẹ lưu ý trong quá trình nấu cháo để đảm bảo dinh dưỡng cho bé
  • Chú ý đến nguyên tắc loãng – đặc. Ban đầu, mẹ hãy nghiền nhỏ cháo cho con sau đó tăng dần độ thô của cháo giúp con làm quen với việc nhai và nuốt. Hệ tiêu hóa cũng tốt hơn.
  • Không nên cho quá nhiều gia vị khi nấu cháo dinh dưỡng. Điều này giúp con cảm nhận được hương vị tự nhiên của đồ ăn và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Chú ý khi chọn các nguyên liệu để kết hợp cùng với cháo. Thời gian đầu mẹ hãy kết hợp cháo cùng rau củ sau đó mới bổ sung các thực phẩm khác.
  • Cho con ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu cho cơ thể. Đó là: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

3. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé để mẹ tham khảo

Để có được một món cháo dinh dưỡng cho bé ngon như ngoài hàng không hề khó như mẹ nghĩ. Chỉ cần một chút cẩn thận và tỉ mỉ mẹ sẽ có được những bát cháo thật thơm ngon, giàu dinh dưỡng dành cho con.

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu cho món cháo

Có rất nhiều loại cháo dinh dưỡng mà mẹ có thể lựa chọn ví dụ như: cháo cá chép, cháo cá lóc, cháo lươn cho bé, cháo sò huyết, cháo thịt bò, cháo tôm… Tùy vào từng loại cháo mà mẹ cần chuẩn bị những loại nguyên liệu khác nhau. Hãy nhờ rằng mỗi lần con ăn rất ít nên mẹ cũng chỉ cần sử dụng một chút nguyên liệu mà thôi.

Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị sẵn các loại ngũ cốc như: đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ… xay thật mịn và đẻ bào hũ đạy kín nắp để bảo quản được lâu hơn. Nấu cháo cho con nên chọn các loại gạo vừa ngon và có độ dẻo vừa phải.

3.2. Sơ chế nguyên liệu

Thay vì phải lích kích chuẩn bị đồ mỗi khi nấu cháo cho bé, mẹ hãy chuẩn bị sẵn các loại nguyên liệu sau đó trữ đông trong tủ lạnh. Khi ăn mẹ chỉ cần rã đông và nấu cho con. Điều này không khiến mẹ mất quá nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng vì thực phẩm được bảo quản đông sẽ giữ được đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên cho con dùng thực phẩm đông đã để quá lâu. Chỉ nên để khoảng 1 tuần trở lại.

Để chuẩn bị, mẹ hãy mua sẵn các loại nguyên liệu như: thịt. cá, tôm, rau, củ… Sau đó thái nhỏ, hấp chín và xay nhuyễn. Trong khi xay không nên cho nước hay gia vị. Cuối cùng cho vào khay đựng thực phẩm nhỏ xinh dành cho con.

3.3. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé

Để có được món cháo thật hấp dẫn cho con, mẹ hãy thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Hầm 1 nồi cháo trắng đủ để con ăn 3 bữa/ngày. Hãy nhớ là chỉ nên nấu cháo loãng vì chúng ta còn cho thêm các loại nguyên liệu khác. Mẹ hãy tham khảo để mua các sản phẩm hỗ trợ việc nấu cháo cho con ngon hơn và đơn giản hơn.
  • Bước 2: Trước giờ con ăn, mẹ múc 1 lượng cháo vừa đủ ra sau đó cho 2 thìa nhóm đạm, 1 thìa nhóm rau đã chuẩn bị vào
  • Bước 3: Bắc nồi lên bếp và và quấy đều cho đến khi cháo sôi trở lại. Nếu cháo quá đặc thì mẹ có thể cho thêm nước.
  • Bước 4: Trước khi nhấc cháo ra cho thêm ½ muỗng ngũ cốc và khuấy đều.
  • Bước 5: Đợi cho cháo nguội bớt thì cho thêm dầu thực vật và cho con ăn.
Mẹ thực hiện đúng cách bước để cháo ngon - bé ăn ngon miệng hơn
Mẹ thực hiện đúng cách bước để cháo ngon – bé ăn ngon miệng hơn

Trên đây là những điều mà mẹ cần quan tâm về cháo dinh dưỡng cho bé. Hãy sáng tạo và tìm tòi để mang đến cho con những bữa ăn thực sự ngon miệng và bổ dưỡng.

Trẻ em là những trang giấy trắng. Các con được sinh ra đời, được khám phá, tiếp xúc với môi trường xung quanh, dần dần hiểu biết và hình thành tính cách. Mỗi bé đều có nét riêng của mình, có bé năng động thích nói cười. Có những bé lại ít nói ,hay ngại, nhút nhát. Sự khác biệt như vậy một phần là do môi trường quanh bé, một phần là do cách dạy dỗ của bố mẹ. Vậy làm sao để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ? Để giúp bé tự tin giao tiếp với mọi người, tự tin khám phá thế giới xung quanh, mẹ hãy cùng tham khảo những cách dưới đây nhé.

1. Tại sao cần phải dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ?

Các nghiên cứu cho thấy, trẻ trong độ tuổi mầm non nên cần được học các kỹ năng giao tiếp
Các nghiên cứu cho thấy, trẻ trong độ tuổi mầm non nên cần được học các kỹ năng giao tiếp

– Các nghiên cứu cho thấy, trẻ trong độ tuổi mầm non nên cần được học các kỹ năng giao tiếp . Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, góp phần tạo nên thành công trong cuộc sống.

– Một nghiên cứu tại MIT cũng đã nghiên cứu và cho thấy những trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt thường có nhiều mối quan hệ lành mạnh. Khi trưởng thành hôn nhân lâu dài, có tự trọng và hài lòng với cuộc sống.

– Các nhà khoa học của Đại học Harvard còn cho rằng trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt, khi lớn lên thường trở thành những nhà đàm phán xuất sắc. Việc này giúp con giành được nhiều điều có lợi về cho mình và trở nên giàu có.

Có thể bố mẹ muốn biết : Hình thành tính cách cho trẻ như thế nào là đúng

2. Những cách giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Khi con kể chuyện hay tâm sự với bố mẹ, hãy toàn tâm chú ý con
Khi con kể chuyện hay tâm sự với bố mẹ, hãy toàn tâm chú ý con

2.1. Cho con thấy mình luôn được lắng nghe

Một trong những cách đầu tiên để dạy cho trẻ kỹ năng giao tiếp đó chính là lắng nghe. Khi bố mẹ nói chuyện với bé, hãy cho bé thấy mình đang thật sự tập trung lắng nghe bé. Như vậy bé sẽ tập được thái độ tập trung lắng nghe khi người khác nói chuyện. Rất nhiều bố mẹ không để ý đến con, con hỏi nhiều lần không trả lời. Thậm trí nhiều bố mẹ còn trở nên cáu gắt khi con hỏi quá nhiều.Thật ra các con rất nhạy cảm. Con có thể phân biệt được bố mẹ có thật sự lắng nghe, hay chỉ nói chuyện với con một cách qua loa.

Khi con kể chuyện hay tâm sự với bố mẹ, hãy toàn tâm chú ý con. Như vậy, con sẽ cởi mở và muốn nói chuyện thường xuyên. Con không được để tâm, hoặc thấy bố mẹ bực bội khi mình hỏi hay nói chuyện. Dần dần,sẽ hình thành tâm lý lười nói, sợ nói chuyện. Ví dụ: khi con kể về việc bạn ở lớp hay khóc , bố mẹ có thể hỏi lại rằng “Bạn hay khóc nhè là hư hay ngoan nhỉ ?”.

Kinh nghiệm cho mẹ : Bỏ túi kinh nghiệm chọn trò chơi cho bé

2.2. To tiếng, quát mắng không phải là cách để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Lớn giọng quát mắng và la hét là hành động khá sai lầm của người lớn do không thể kiềm chế được cảm xúc vào những lúc trẻ nhỏ không nghe lời. Thế nhưng, thay vì có thể khiến con tự nguyện hợp tác thì hành động này lại khiến cho con sợ hãi và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý còn non nớt của con.

Thay vì la mắng con, bố mẹ hãy cố gắng kiềm chế và sử dụng những hình thức cảnh cáo nhẹ nhàng, tâm lý hơn để thông qua đó dạy trẻ kỹ năng hợp tác về lâu dài. Bởi vì trẻ nhỏ cần được nuôi dạy trong một môi trường tích cực và lành mạnh để phát triển trí não khỏe mạnh, cũng như tránh được nguy cơ mắc những vấn đề tâm lý về sau.

2.3. Chủ động đưa ra những gợi ý cho con

Đôi khi con không chịu nghe lời bố mẹ và có những phản ứng thái quá
Đôi khi con không chịu nghe lời bố mẹ và có những phản ứng thái quá

Đôi khi con không chịu nghe lời bố mẹ và có những phản ứng thái quá . Bố mẹ cần bình tĩnh nhìn nhận vấn đề. Có thể là do khả năng kiểm soát vấn đề của bố mẹ chưa tốt. Hoặc cách làm của bố mẹ chưa đúng, khiến con khó chịu gây ra phản kháng.

Khi con muốn chơi đồ chơi, bố mẹ hãy đưa ra một vài món đồ cho con lựa chọn. Tuy nhiên hãy giới hạn trong khoảng 2 đến 3 món. Hay thay vì bắt con mặc quần áo bố mẹ chọn, hãy để con tự lựa đồ cho mình. Qua đó trẻ có thể định hình được sở thích như màu sắc, kiểu dáng…

Việc để con được lựa chọn sẽ giúp trẻ hào hứng vì được tôn trọng, được làm theo ý mình. Đồng thời khiến con thoải mái, hợp tác và giảm sự vòi vĩnh ở trẻ. Tuy nhiên, hãy đưa ra sự lựa chọn trong khuôn khổ và có giới hạn. Như vậy giúp bố mẹ tạo ra hạn mức vừa phải để kiểm soát được tình hình. Nếu trẻ vẫn đòi hỏi thêm những thứ khác ngoài những lựa chọn bố mẹ đã đưa ra thì hãy cố gắng kiên quyết nói không.

Để gần gũi con hơn : Những trò chơi sáng tạo mẹ có thể chơi cùng con

2.4. Dành nhiều sự quan tâm chú ý đến con cũng là cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con trẻ

Trong giai đoạn trưởng thành để đôi khi trẻ sẽ tìm mọi cách để thu hút sự chú ý của người lớn. Bố mẹ rất dễ để nhận thấy trẻ có biểu hiện này.  Con có thể thường xuyên hành xử không đúng mực và có thể gây ra một chút phiền nhiễu. Ví dụ chạy nhảy ,tạo tiếng động to, la hét….

Cho dù bố mẹ bận rộn nhiều việc và không phải lúc nào cũng có thể chơi với con . Nhưng khi trẻ cần quan tâm, bố mẹ hãy tạm dừng cô việc một chút để lắng nghe, âu yếm con. Hoặc hãy nói con chờ một chút, nhưng nhớ cố gắng nhanh chóng và giữ lời hứa với con. Đôi khi thứ con cần có thể chỉ là một cái ôm đấy bố mẹ.

2.5. Thường xuyên âu yếm con

Người lớn chúng ta cũng thích được nhẹ nhàng âu yếm,. Trẻ con cũng vậy, con cần được nhận sự yêu thương từ người lớn. Vì vậy hãy luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay để âu yếm và ôm chặt con. Và ngay cả khi có những biểu hiện khiến bố mẹ chưa hài lòng lắm, nhưng đừng ngại ngần và nói: “Bố mẹ yêu con” nhé!

Hãy gần gũi với con : Kể chuyện cho bé

2.6. Cách rèn luyện kỹ năng cho trẻ – Dạy con hợp tác

Mọi thứ còn quá mới lạ với con trẻ, Con chưa có khả năng  phân biệt đúng sai và hành xử đúng mực. Để có được những phẩm chất đó thì đều cần quá trình rèn luyện.

Bí quyết để dạy trẻ kỹ năng hợp tác đó chính là tạo cho trẻ cảm giác tự hào , Con sẽ vui vẻ khi được mọi người khen ngợi. Để luyện tập kỹ năng này, bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu con thực hiện những hành động đơn giản. Khen ngợi con mỗi khi con hoàn thành một nhiệm vụ đã được giao. Khi bố mẹ khen ngợi đúng cách sẽ giúp trẻ tự tin hơn . Đấy chính là cách có thêm động lực để cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

2.7. Trách phạt, kỷ luật con theo cách lành mạnh

Kỷ luật là điều cần thiết để uốn nắn cho con
Kỷ luật là điều cần thiết để uốn nắn cho con

Đòn roi hay quát mắng chưa bao giờ là cách dạy đúng đắn. Thay vì quát mắng, đánh đòn con thì bố mẹ hãy tìm hiểu và thử áp dụng các biện pháp kỷ luật lành mạnh không đòn roi phù hợp với con. Kỷ luật là điều cần thiết để uốn nắn cho con. Nhưng hãy lứng xử đúng mực, đồng thời giúp con bình tĩnh hơn.

2.8. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ bằng cách trở thành tấm gương cho con

Bố mẹ chính là tấm gương để các con học theo. Con luôn quan sát và làm theo những hành động, lời nói của bố mẹ. Từ đó con học được những điều mới và hình thành cách cư xử. Có thể đôi khi bố mẹ rất mệt mỏi nhưng hãy để mọi muộn phiền ngoài cách cửa. Đừng để con trẻ thấy những hành động không hay. Từ đó trẻ rèn luyện được kỹ năng giao tiếp cho mình. Học được cách điều chỉnh bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh

Đôi khi,vì nóng giận mà bố mẹ có thể nặng lời hay nói những điều không hay với con. Bé có thể học theo những câu nói ấy và giao tiếp với mọi người xung quanh giống như vậy. Hãy để ý đến hành động, lời nói của mình để con có thể noi gương và làm theo.

Chăm sóc trẻ tốt hơn : Cách chăm sóc trẻ biếng ăn

2.9. Khuyến khích trẻ cởi mở hơn trong giao tiếp

Trẻ con rất mong manh và chỉ thích những lời nói nhẹ nhàng. Bố mẹ hãy thường xuyên khuyến khích con để kích thích trí tò mò của trẻ. Hãy gợi ý để bé đưa ra nhiều câu hỏi hơn. Bố mẹ có thể nêu ra các vấn đề hay các sự kiện, đồ vật. Sau đó gợi mở một số câu hỏi để bé trả lời. Hãy trò chuyện với con như một người bạn, để con thấy thoải mái hơn.

2.10. Giúp trẻ biết những gì nên làm và không nên làm

Con không phải là người máy. Con có suy nghĩ và tâm tư riêng của mình. Vì vậy đừng bắt con phải làm những gì bố mẹ muốn. Bố mẹ chỉ nên hướng dẫn và giải thích cho con điều gì là tốt, điều gì là xấu. Để con tự nhận định, đánh giá về những việc nên làm và không nên làm.

Đây là một trong những cách cơ bản rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con trẻ. Để giúp bé phát triển khoẻ mạnh và tự tin trong cuộc sống bố mẹ hãy dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc con. Trở thành tấm gương để con học tập. Giúp con hình thành tính cách và hoàn thiện bản thân.

Ngày nay, cuộc sống no đủ hơn, mẹ tấp nập lo công việc. Kiếm thật nhiều tiền để lo cho bé cuộc sống đầy đủ, thuê giúp việc chăm sóc cho bé. Quần áo có người mặc hộ, giày dép có người có người xỏ, ngã thì có người nâng… Lớn hơn một chút đi học có người đưa đi. Học bài thì có sách giải mà không cần suy nghĩ. Đi học thì cô giáo đọc cho chép về học thuộc. Bị bắt nạt thì chỉ biết khóc hoặc mách cô giáo mà không biết cách tự giải quyết. Cả ngày chỉ biết lao vào học, điện tử, máy tính, ipad… Kỹ năng sống cho trẻ không phải là những điều cao siêu mà nó ở gần ngay bên mẹ. Quan trọng là mẹ muốn con mình lớn lên trở thành người như thế nào, cần dựa vào cái gì để sống, để thành công thì hãy dạy bé những điều như thế. Sau đây, nhà mình sẽ đưa ra 10 các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ các mẹ hãy tham khảo.

1. Tự ăn là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Có câu nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nghĩa là việc ăn nên được học đầu tiên. Mẹ nên dạy con học cách tự ăn ngay từ lúc nhỏ. Ăn những món có dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Điều này sẽ giúp trẻ từng bước tự lập hơn.

Tự ăn là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
Tự ăn là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Khi trẻ đã có thể ngồi vững và biết cách cầm nắm đồ vật, những việc bé cần học sẽ là: thứ nên và không nên ăn, cách tự xúc thức ăn.  Mọi việc có thể không dễ dàng với trẻ nhỏ vào lúc ban đầu. Từ khoảng 3 đến 4 tuổi, trẻ mới có thể ngồi ăn vững, lấy cốc nước. Mà không có sự hỗ trợ bên cạnh. Nếu các bé đi nhà trẻ thì các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ sẽ được chỉ dẫn nhiều hơn.

2. Kỹ năng ứng xử

Một trong những các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ là ứng xử đúng cách để có thể tự tin và hòa nhập với môi trường xung quanh. Những kỹ năng ứng xử có thể kể đến như: chào hỏi mọi người, tôn trọng người lớn và nhường nhịn những ai nhỏ tuổi, nói cảm ơn và xin lỗi, cách xử sự đúng mực ở các tình huống.

Kỹ năng ứng xử
Kỹ năng ứng xử

Các mẹ nên là tấm gương để trẻ noi theo. Bên cạnh đó, những khi trẻ phạm sai lầm chỉ nên nhắc nhở và dạy dỗ một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Hãy nhớ: Đừng nên gây áp lực quá nhiều cho trẻ!

3. Tự chăm sóc bản thân

Trẻ lên 4 – 5 tuổi hoàn toàn có thể tự làm một số việc mà không cần hỗ trợ từ người khác. Chẳng hạn như: đánh răng, đi giày, lấy thức ăn và đồ uống, đội mũ khi ra ngoài…

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

4. Kỹ năng học hỏi

Trẻ 3 – 4 tuổi thường hay tò mò và thích tìm hiểu những thứ xung quanh. Các mẹ nên tạo môi trường thuận lợi để trẻ có thể phát huy và rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.

Việc nên làm chính là mua sách cho trẻ tập đọc. Tham gia các hoạt động vui chơi để trẻ được trải nghiệm mọi thứ… Bên cạnh đó, mẹ hãy dạy con mình cách đặt câu hỏi (tại sao, cái gì) và tìm lời giải cho câu hỏi (làm như thế nào).

Kỹ năng học hỏi
Kỹ năng học hỏi

5. Kỹ năng nói thật là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Thông thường, trẻ em không biết nói dối nhưng lại học điều này rất nhanh và dễ dàng. Thực tế, ai cũng đã từng nói dối. Việc này không xấu và cũng không gây hại cho ai với một số trường hợp. Như nói dối để tự bảo vệ bản thân hay để người khác không lo lắng về tình trạng sức khỏe… Tuy nhiên, trẻ còn quá nhỏ để biết được khi nào nên làm như vậy.

Vì thế, mẹ nên khuyên bé nói ra suy nghĩ của bản thân. Khen ngợi khi trẻ dũng cảm thừa nhận bản thân phạm lỗi hay nói dối để hạn chế thói quen này ở bé.

Kỹ năng nói thật là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
Kỹ năng nói thật là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

6. Sắp xếp ngăn nắp

Ngăn nắp là đức tính tốt cần phải rèn luyện cho trẻ ngay từ nhỏ. Các mẹ nên sắp xếp mọi thứ trong nhà gọn gàng, đúng trật tự và yêu cầu mọi thành viên gia đình đều phải tuân theo, kể cả con mình.

Lời khuyên để trẻ ý thức hơn về việc ngăn nắp chính là nhắc nhở trẻ sau khi chơi cần xếp các đồ chơi lại chỗ cũ, quần áo không được vứt lung tung trên sàn nhà…

Ngăn nắp là đức tính tốt cần phải rèn luyện cho trẻ ngay từ nhỏ
Ngăn nắp là đức tính tốt cần phải rèn luyện cho trẻ ngay từ nhỏ

7. Vượt qua trở ngại là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Trẻ con có thể tự vượt qua được một số việc khó khăn mà không cần người lớn hỗ trợ. Nếu mẹ cứ giúp đỡ mà không để trẻ tự lập. Thì bé sẽ có thói quen ỷ lại, không trưởng thành được.

Ví dụ như khi con mình vấp ngã, hãy động viên trẻ tự đứng lên. Khi con có xích mích với mẹ, việc không nên làm chính là vội vàng bênh vực trẻ. Mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, dạy trẻ nói ra cảm xúc và gợi ý cách làm đúng để giải quyết vấn đề.

Vượt qua trở ngại là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
Vượt qua trở ngại là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

8. Giúp đỡ và chia sẻ

Nếu như muốn con trở thành một người nhân hậu, giàu tình thương thì mẹ nên dạy bé biết quan tâm và giúp đỡ người khác.

Để trẻ học được kỹ năng này, trước hết các mẹ cần là tấm gương tốt để con noi theo. Những việc mẹ có thể dạy bé là: tự cho bát đĩa vào bồn rửa sau khi ăn xong, thu dọn đồ đạc giúp người lớn. Khi thấy người khác gặp vấn đề, hãy gợi ý cho trẻ giúp đỡ và chia sẻ khó khăn bằng nhiều cách.

Dạy bé biết quan tâm và giúp đỡ người khác
Dạy bé biết quan tâm và giúp đỡ người khác

9. Phòng tránh nguy hiểm là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Trong xã hội phức tạp như hiện nay thì kỹ năng phòng tránh nguy hiểm. Là một kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Mẹ cần dạy trẻ không nên đi theo hay nhận bất kỳ vật gì từ người lạ. Hoặc tránh xa những khu vực, con vật, đồ vật… có thể gây nguy hiểm.

Phòng tránh nguy hiểm là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
Phòng tránh nguy hiểm là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

10. Quản lý thời gian là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Cha mẹ nên đưa ra những quy định về thời gian ăn, chơi đùa, xem ti vi… để con được rèn luyện ngay từ nhỏ. Quản lý thời gian tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của bé trong học tập và công việc hằng ngày.

Quản lý thời gian là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
Quản lý thời gian là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Lời kết

Trên đây là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mà nhà mình đã chia sẽ cho mẹ. Hy vọng các mẹ luôn đồn hành và chờ đoán những bài viết của nhà mình nhé.

Giỏ hàng 0