Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chọn bình sữa và 4 tuyệt chiêu mẹ cần ghi nhớ

Mẹ đang cố gắng chọn cho con bình sữa phù hợp và an toàn nhất? Trong bài viết dưới đây, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ tìm hiểu về từng chất liệu cũng như những điều mẹ cần cân nhắc khi lựa chọn hình dạng, kích thước bình sữa và núm vú cho bé. Cụ thể như thế nào? Mẹ kéo xuống để đọc tiếp nhé!

1. Chọn bình sữa theo chất liệu

Nhắc đến chuyện chọn bình sữa cho con, nhiều bố mẹ thường tự hỏi. Nên chọn bình sữa bằng nhựa, thủy tinh hay silicone? Núm vú thì chọn chất liệu gì? Hay bao nhiêu là đủ cho con? Thực ra không có một “tiêu chuẩn vàng”  nào được phê duyệt để lựa chọn bình sữa cả. Điều quan trọng nhất là cái nào phù hợp với bé (và cả mẹ nữa). Cùng bắt đầu với yếu tố chất liệu bình sữa nhé.

Bình sữa cho bé thường có 3 chất liệu chính: nhựa, thủy tinh, silicone. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm khác nhau.

1.1. Chọn bình sữa bằng nhựa

Đây chắc chắn là sản phẩm quen thuộc nhất đối với tất cả các bà mẹ đang chăm con. Bởi chấy liệu nhựa được ra đời từ rất lâu và cho đến ngày hôm nay vẫn là sự lựa chọn của các mẹ.

Đây chắc chắn là sản phẩm quen thuộc nhất đối với tất cả các bà mẹ đang chăm con
Đây chắc chắn là sản phẩm quen thuộc nhất đối với tất cả các bà mẹ đang chăm con

Tất cả là nhờ vào những ưu điểm mà sản phẩm này sở hữu đó là:

  • Khối lượng bình nhẹ, không vỡ, con có thể tự cầm để tu ti một cách thoải mái.
  • Giá thành khá hợp lý và phải chăng.

Tuy nhiên, chất liệu này chưa phải là lựa chọn an toàn nhất cho bé nhà mình. Bisphenol A  – BPA trong nhựa khi bị đun nóng có thể làm ô nhiễm thực phẩm và gây hại cho sức khỏe. Mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấm sử dụng BPA trong bình sữa trẻ em vào năm 2012, nhưng các hóa chất gây hại không kém như phthalates và bisphenol S (BPS) vẫn có thể có trong chúng. Những chất này tồn tại nguy cơ gây nên các vấn đề sức khỏe như dị tật bẩm sinh, vô sinh, tiểu đường, ung thư.

Nhất là đối với bình sữa cho bé, mẹ thường xuyên phải đun nóng sữa để pha sữa cho bé uống. Bình nhựa khi đun nóng nhiều khả năng giải phóng vi nhựa – là những hạt nhựa nhỏ bong ra khi nhựa bị phân hủy và các hóa chất độc hại kể trên vào sữa bé uống. Là bố mẹ luôn cẩn trọng với mọi thứ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, chúng ta cố gắng hạn chế dùng đồ nhựa, đặc biệt là những đồ dùng để chế biến thức ăn.

Để chọn được bình sữa bằng nhựa an toàn dành cho con, mẹ hãy chọn các sản phẩm có ký hiệu là BPA Free. Đồng thời không chọn các loại bình có chứa BPA, BPS
Phthalates, PVC. Bởi đây là chất độc hại sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Để chọn được bình sữa bằng nhựa an toàn dành cho con, mẹ hãy chọn các sản phẩm có ký hiệu là BPA Free
Để chọn được bình sữa bằng nhựa an toàn dành cho con, mẹ hãy chọn các sản phẩm có ký hiệu là BPA Free

1.2. Chọn bình sữa bằng thủy tinh

Bình sữa với bằng thủy tinh sẽ không làm rò rỉ các hóa chất độc hại khi pha sữa cho con, lại khó trầy xước. Hạn chế khả năng vi khuẩn làm ổ trong các vết nứt. Cho nên về độ an toàn, mẹ an tâm sử dụng. Thêm vào đó, chất liệu thủy tinh cũng giữ nhiệt lâu hơn. Giữ độ nóng và đảm bảo chất lượng cho sữa. Có chăng mẹ băn khoăn vì bình thủy tinh nặng hơn mà lại dễ vỡ nên bé sẽ gặp khó khăn khi tự cầm để ti bình.

Tin vui cho mẹ đây. Hiện nhiều thương hiệu đã đưa chất liệu thủy tinh cao cấp có nguồn gốc từ cát tự nhiên vào sản phẩm của mình. Cùng với dây chuyền và công nghệ hiện đại, tinh xảo, bình thủy tinh ngày nay mang đến trải nghiệm hoàn toàn mới cho bé và mẹ. Ngoài những ưu điểm của chất liệu thủy tinh kể trên, bình sữa cũng dày dặn, khó vỡ và nhẹ hơn hẳn các bình thủy tinh thông thường khác. Bé hoàn toàn có thể tự cầm bình ti sữa, mẹ an tâm chăm con hơn.

Việc tạo ra bình thủy tinh không đơn giản. Giá bình thủy tinh có thể mắc hơn một chút so với các bình sữa cùng loại. Nhưng con an toàn, khỏe mạnh mới là ưu tiên hàng đầu của mẹ đúng không ạ?

1.3. Chọn bình sữa chất liệu silicone

Bình silicon mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng cũng đã “được lòng” khá nhiều mẹ bỉm. Bởi chúng có thể khắc phục được những khuyết điểm của các loại bình kể trên. SIlicone mềm, dẻo, chịu được nhiệt. Bình sữa silicone cũng không chứa BPA và không dễ vỡ như bình thủy tinh thông thường

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa cho bé, mẹ nên chọn bình làm từ silicone cấp thực phẩm và cấp y tế nhé.

Bình silicon mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng cũng đã “được lòng” khá nhiều mẹ bỉm
Bình silicon mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng cũng đã “được lòng” khá nhiều mẹ bỉm

Xem thêm: 

2. Hình dạng, kích cỡ bình sữa

Sau khi chọn được chất liệu bình sữa ưng ý rồi, tiếp đến mẹ cần quan tâm đến hình dạng và kích cỡ bình sữa dễ dàng sử dụng và vệ sinh

2.1. Hình dạng bình sữa

1 – Bình sữa cổ rộng

Với mẹ đang chăm sóc bé nhỏ chắc hẳn sẽ rất bận rộn với quỹ thời gian eo hẹp. Bình sữa cổ rộng ra đời để giúp việc pha sữa, vệ sinh bình sữa được dễ dàng, nhanh chóng. Bởi phần chu vi miệng bình rộng. Mẹ tốn ít thời gian hơn khi cho bột sữa vào bình Bột sữa cũng tiết kiệm hơn khi không bị rơi vãi ra ngoài.

Khi muốn vệ sinh bình sữa, mẹ đưa cọ hoặc các dụng cụ rửa bình vào dẽ dàng, chạm được vào mọi ngõ ngách của bình. Ngay cả ở phần viền cổ bình vốn hay bị bỏ quên cũng có thể vệ sinh bằng tay một cách nhanh chóng. Các mẹ bỉm sữa chỉ mất vài phút là có thể rửa sạch mọi cặn bám cứng đầu nhất. Từ đó giúp các mẹ để dành được thời gian cho việc khác như chăm sóc bản thân và gia đình.

Tuy nhiên, bé sẽ khó khăn hơn với kiểu bình này khi tu ti.

2 – Bình sữa cổ hẹp

So vơi bình cổ rộng, loại bình này được thiết kế với kiểu dáng thon gọn, vừa tay bé cầm hơn. Cũng chính vì phần cổ hẹp nên khi lấy sữa cho vào bình rất dễ làm rơi sữa ra ngoài. Hơn nữa việc vệ sinh cọ rửa cũng trở lên khó khăn vì mẹ không thể cho tay vào trong để rửa được.

Để có thể quyết định chọn bình cổ rộng hay cổ hẹp. Nó còn tùy vào vào nhu cầu sử dụng của mẹ và nhu cầu tu ti của con.

  • Đối với bé sơ sinh mẹ có thể lựa chọn cả bình sữa cổ hẹp lẫn cổ rộng mà không sợ ảnh hưởng gì. Lúc này bé chưa biết cầm nắm. Việc ăn sữa là do mẹ chủ đạo nên mẹ không cần quá băn khoăn mẹ nhé!
  • Đối với bé trên 6 tháng tuổi, lúc này bé đã ý thức được việc cầm nắm mẹ có thể lựa chọn bình cổ hẹp để con dễ cầm và không làm rơi bình sữa khi đang uống.

2.2. Kích thước bình sữa

Hiện nay có 2 loại kích thước (dung tích) bình sữa:  100ml – 150ml và loại 225ml – 250ml. Bắt đầu với bình sữa nhỏ và chuyển sang bình sữa lớn hơn vào khoảng lúc bé 4 tháng tuổi hoặc bất cứ khi nào bé thèm ăn nhiều hơn.

3. Chọn loại núm ty bình sữa

Cũng giống như khi tập bú mẹ, tập cho bé bú bình cho bé cũng cần rất nhiều thời gian luyện tập, sự kiên nhẫn của mẹ. Thật dễ dàng hơn nếu như có một tiêu chuẩn nhất định về độ tuổi và tốc độ chảy của núm ti bình sữa. Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Có rất nhiều sự lựa chọn, cộng thêm sự thay đổi nhu cầu ti bình nhanh chóng của bé đôi khi khiến mẹ “đau đầu”. Để giảm bớt sự băn khoăn đó, mẹ đọc tiếp các mẹo dưới đây nhé.

Đầu tiên chính là cấu tạo của núm ti vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn của con. Tốt nhất là nên chọn núm có hình dáng cũng như kích thước giống như ti của mẹ. Như vậy con sẽ có cảm giác quen thuộc và ăn ngoan hơn.

Lời khuyên cho mẹ là nếu bé chưa mọc răng thì núm cao su là phù hợp nhất. Còn đối với các bé bắt đầu mọc răng hay chọn bình sữa cho bé trên 12 tháng thì mẹ nên chọn loại núm bằng chất liệu silicon. Như vậy độ bền cũng như độ cứng của sản phẩm sẽ cao hơn. Trên các núm ti này đều có kí hiệu về tốc độ và size phù hợp với từng lứa tuổi. Mẹ hãy lưu ý để lựa chọn thực phù hợp.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên ưu tiên lựa chọn dòng sản phẩm bình sữa có núm ti được thiết kế với các đường gân trên thân. Điều này sẽ giúp bé ngậm chặn núm. Hơn hết là hạn chế việc bám cặn ở tưa lưỡi trẻ. Qua đó, giúp bé bú thoải mái, an toàn nhất có thể.

Mẹ cũng nên ưu tiên lựa chọn dòng sản phẩm bình sữa có núm ti được thiết kế với các đường gân trên thân
Mẹ cũng nên ưu tiên lựa chọn dòng sản phẩm bình sữa có núm ti được thiết kế với các đường gân trên thân

4. Bình sữa giúp chống sặc và đầy hơi

Nhằm hạn chế các tình trạng bé bị sặc sữa hoặc nuốt phải bọt khí, mẹ nên chọn các dạng bình sữa có khả năng chống sặc. Mẹ để ý cấu tạo núm ty của những loại bình này sẽ có ống chống sặc, đầy hơi để giúp đẩy bọt khí được đẩy ngược về phía đáy bình. Bé sẽ không cần dùng quá nhiều sức để ti sữa vào miệng.

Từ đó, tránh tình trạng bé bị hít quá nhiều bọt khí dễ gây sặc và đầy hơi. Đây là một cải tiến khá mới mẻ đối với các loại bình sữa. Như vậy thì khi con tu ti sẽ dễ dàng hơn. Tránh hiện tượng bị sặc sữa khiến con sợ hãi và bỏ ti bình. Đồng thời con sẽ không bị đầy hơi, khó chịu sau khi ăn sữa.

 

Bình sữa giúp chống sặc và đầy hơi
Bình sữa giúp chống sặc và đầy hơi

Trên đây là những điều cần lưu ý dành cho mẹ khi lựa chọn bình sữa cho con. Hãy ghi nhớ để có những sự lựa chọn thông thái, hợp lý nhất mẹ nhé. Nếu mẹ cần giải đáp thắc mắc hãy liên hệ ngay với các tư vấn viên tại website mamamy.vn.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chọn bình sữa và 4 tuyệt chiêu mẹ cần ghi nhớ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Nhiệt độ pha sữa Meiji – Đảm bảo chất lượng và sự tươi ngon của sản phẩm
Nhiệt độ pha sữa Meiji – Đảm bảo chất lượng và sự tươi ngon của sản phẩm
Khi nói đến sữa, sự tươi ngon và an toàn. Sữa là những yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng quan tâm. Sữa Meiji, một thương hiệu nổi tiếng trong ngành công nghiệp sữa, đã đạt được lòng tin của người tiêu dùng thông qua chất lượng và quy trình sản xuất nghiêm ngặt […]
Trọn bộ 6 dụng cụ rửa bình sữa cực an toàn – tiện lợi
Trọn bộ 6 dụng cụ rửa bình sữa cực an toàn – tiện lợi
Bắt đầu hành trình lớn khôn cùng bé con là muôn vàn những điều mới mẻ mẹ cần biết. Ngay từ việc cho bé ăn sữa cũng cần có một bộ dụng cụ rửa bình sữa gồm 6 món để đảm bảo vệ sinh, giúp con yêu được ti dòng sữa thơm ngon, giàu dinh […]
Từ A đến Z cách chọn cọ rửa bình sữa an toàn – tiện lợi cho mẹ bỉm hiện đại
Từ A đến Z cách chọn cọ rửa bình sữa an toàn – tiện lợi cho mẹ bỉm hiện đại
Bình sữa là người bạn đồng hành cùng con trong những năm tháng đầu đời, giúp con có những bữa ăn ngon lành. Việc cọ rửa bình sữa sạch sẽ trước và sau khi con ăn cũng là việc mẹ không thể bỏ qua, giúp bình sữa của con không bám cặn, không có mùi […]
Nên đổi size núm cho bé khoảng 1 đến 2 tháng 1 lần
Nên đổi size núm cho bé khoảng 1 đến 2 tháng 1 lần
Bé yêu đã dùng núm ti được một thời gian, mẹ đang phân vân không biết khi nào nên đổi size núm cho bé để đảm bảo không thay núm quá sớm gây lãng phí hoặc thay núm quá muộn khiến con ti không ngon, thậm chí mỏi miệng, sặc sữa khi ti. Các chuyên […]
3 Cách đục lỗ núm ti bình sữa đơn giản, dễ cực tại nhà
3 Cách đục lỗ núm ti bình sữa đơn giản, dễ cực tại nhà
Đục lỗ núm bình sữa là một phương pháp tạm thời để tận dụng núm bình sữa khi bé tăng nhu cầu ti sữa và sức ăn. Tuy nhiên, nhiều mẹ bỉm không biết cách đục lỗ núm bình sữa, hoặc đục lỗ núm bình sữa quá to khiến bé dễ bị sặc khi ti […]
Tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi đúng cách, an toàn cho bé
Tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi đúng cách, an toàn cho bé
Tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi là phương pháp đơn giản, được nhiều mẹ bỉm thường xuyên sử dụng vì tiết kiệm chi phí, hiệu quả không kém tiệt trùng bằng máy. Thế nhưng nếu mẹ tiệt trùng không đúng cách rất dễ khiến bình sữa của con hỏng, biến dạng, thậm chí gây […]
Giỏ hàng 0