Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Ngày Tết đang đến gần, các bà mẹ bỉm sữa đặc biệt là các mẹ vừa sinh con đầu lòng lại gấp rút lựa chọn món ăn ngày tết cho bé. Làm sao để bé vừa có thể tận hưởng niềm vui những ngày đầu năm mà lại vừa đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe? Cùng tìm hiểu thôi nào!

1. 6 nguyên tắc cơ bản mẹ yêu cần biết khi chọn các món ăn ngày tết cho bé

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé vào những ngày đoàn viên
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé vào những ngày đoàn viên

Mỗi năm Tết đến chỉ có một lần. Thế nhưng không vì thế mà mẹ để bé được ăn uống “thả cửa” đâu nhé! Điều này có thể gây ra một số hệ lụy không tốt cho sự phát triển của trẻ. Do đó, để xây dựng thực đơn cho những ngày đoàn viên này, mẹ cần tuân thủ 6 nguyên tắc cơ bản dưới đây:

  • Căn cứ vào độ tuổi và tình trạng dinh dưỡng hiện tại của trẻ để lựa chọn món ăn ngày tết cho bé một cách phù hợp.
  • Dù trước, trong hay sau quá trình chế biến, mẹ đều nên thực hiện các quy tắc vệ sinh một cách nghiêm chỉnh. Qua đó, đảm bảo an toàn thực phẩm. Giúp bé khỏe mạnh trong suốt khoảng thời gian du xuân cũng như sau này.
  • Nếu mẹ có mua sắm những loại thực phẩm chế biến sẵn. Thì nên lựa chọn những thương hiệu uy tín. Sản phẩm được sản xuất có quy trình, nguồn gốc cụ thể. Đặc biệt, mẹ nên chú ý hạn sử dụng cũng như các chất bảo quản có thể có nhé!
  • Chú ý kiểm soát lượng đường mà trẻ nạp vào cơ thể. Không để trẻ tiêu thụ quá nhiều đồ ăn ngọt như mứt, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt…
  • Trong ngày Tết, các gia đình Việt Nam chúng ta thường bày khá nhiều loại hạt như hạt bí, hạt dẻ, hạt dưa… Những loại hạt như vậy có thể khiến bé bị hóc hoặc sặc. Do đó, mẹ cần lưu ý để chúng ra ngoài tầm với của trẻ. Và chỉ để bé ăn dưới sự quan sát của người lớn.
  • Bên cạnh những loại hạt đã đề cập ở trên. Ngày Tết cũng là ngày “trình diện” của vô số các loại trái cây. Trong đó, những loại quả có hạt sẽ là đối tượng mẹ cần chú ý. Nếu mẹ lựa chọn chúng làm món ngon ngày tết cho bé thì cần đảm bảo loại bỏ hạt trước.

2. Lời khuyên về dinh dưỡng trong món ngon ngày tết cho bé

Những món ngon ngày tết cho bé không chỉ cần khiến bé thích thú. Mà hơn hết, chúng cần đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng phù hợp. Vì vậy, mẹ nên tham khảo các chế độ dinh dưỡng để đảm bảo bé yêu có một mùa lễ vui vẻ, an toàn và khỏe mạnh:

2.1. Với những bé còn đang bú mẹ

Ngày tết mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp sữa tốt cho bé
Ngày tết mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp sữa tốt cho bé

Với những trẻ còn đang bú mẹ, đặc biệt là với các bé dưới 6 tháng tuổi. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất đảm bảo bé được no bụng. Do đó, dù mẹ có bận rộn gì đi chăng nữa thì cũng phải chắc chắn rằng bé yêu được bú đầy đủ. 

Đồng thời mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như tỏi, ớt, tiêu… Để đảm bảo chất lượng cho nguồn sữa.

2.2. Với những bé đang trong thời kỳ ăn dặm

Bé cần được cung cấp 4 nhóm chất: đạm, béo, vitamin và khoáng chất cùng với chất bột đường
Bé cần được cung cấp 4 nhóm chất: đạm, béo, vitamin và khoáng chất cùng với chất bột đường

Từ khi chuyển sang thời kỳ ăn dặm thì sức khỏe của bé phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng dinh dưỡng thức ăn được nạp vào cơ thể. Do đó khi lựa chọn những món ăn ngày tết cho bé, mẹ cần đảm bảo chứa đủ 4 nhóm chất: đạm, béo, vitamin và khoáng chất cùng với chất bột đường.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tuân thủ những nguyên tắc, lưu ý khi chế biến món ăn đã được đề cập trong bài viết:  Món ăn trẻ em yêu thích với nguyên tắc, lưu ý mẹ phải biết.

2.3. Với những bé đang thừa cân, béo phì

Mẹ hạn chế để bé ăn thực phẩm chứa đường, chất béo, nước có ga....
Mẹ hạn chế để bé ăn thực phẩm chứa đường, chất béo, nước có ga….

Với những trẻ đang bị thừa cân hay béo phì thì điều quan trọng nhất mẹ cần quan tâm là kiểm soát lượng đường bé tiêu thụ. Mẹ cần hạn chế để bé tiêu thụ các món như bánh kẹo ngọt, các loại mứt…

Bên cạnh đó những món nhiều dầu mỡ như gà rán, pizza, nước có ga… cũng không nên nằm trong thực đơn món ngon ngày tết cho bé.

Đồng thời, mẹ nên khuyến khích bé ăn các món rau xanh hay trái cây tươi. Và cùng bé tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ, đạp xe, chơi bóng…Để giúp bé giải phóng năng lượng và đốt cháy mỡ thừa tích lũy.

2.4. Với những trẻ nhẹ cân hay suy dinh dưỡng

Mẹ nên chia ra nhiều bữa ăn để bé dễ ăn, dễ tiêu
Mẹ nên chia ra nhiều bữa ăn để bé dễ ăn, dễ tiêu

Với những trẻ thuộc trường hợp này, mẹ cần lên thực đơn các món ăn ngày tết cho bé một cách chi tiết hơn. Để bổ sung những chất dinh dưỡng bé còn thiếu hụt. Qua đó đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất cho trẻ.

Đồng thời, mẹ nên chia ra nhiều bữa ăn. Hạn chế tình trạng khó tiêu hay quá no.

2.5. Với những trẻ ăn tết xa nhà

Chuẩn bị một số loại đồ sẵn phù hợp cho bé
Chuẩn bị một số loại đồ sẵn phù hợp cho bé

Trong thời đại ngày nay, ngày càng có nhiều gia đình lựa chọn ăn tết ở một nơi xa. Nếu bé yêu của mẹ cũng thuộc trường hợp này thì mẹ cần chuẩn bị một số loại đồ sẵn thích hợp cho bé như cháo ăn liền, sữa bột,… Điều này sẽ phương án giải quyết tối ưu cho những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra.

3. Gợi ý các món ăn ngày tết cho bé

Món ăn ngày tết - món ăn đoàn viên
Món ăn ngày tết – món ăn đoàn viên

Với những nguyên tắc và lời khuyên ở trên, một số gợi ý về món ăn ngày tết cho bé là:

  • Các loại hạt: Đây là nguồn cung cấp các chất béo lành mạnh. Giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của bé.
  • Sữa chua: Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho những bữa ăn phụ hay để bé tráng miệng. Chúng giúp bổ sung protein, vitamin D và những vi khuẩn có lợi cho trẻ. Qua đó giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Sữa: Sữa luôn chiếm vị trí quan trọng trong thực đơn món ngon ngày tết cho bé. Chúng đem tới lượng lớn protein và canxi để bé tăng cường trí não. Và phát triển xương khớp.
  • Trái cây tươi: Do chứa nhiều chất xơ nhưng lại ít chất béo và ít calo. Trái cây tươi sẽ giúp trẻ bảo vệ mắt, nâng cao khả năng miễn dịch. Đồng thời hạn chế khả năng béo phì. Vì vậy, trái cây tươi sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho các bữa ăn nhẹ.
  • Trái cây khô: Các loại trái cây khô nguyên chất vẫn chứa lượng chất xơ đáng kể. Mà lại không có quá nhiều đường như mứt. Do đó, đây sẽ là một lựa chọn món ngon ngày tết cho bé vô cùng hợp lý.

Mẹ có thể tham khảo thêm về ngày tết cho bé:

Nguồn tham khảo: Báo tuổi trẻ online.

Việc lựa chọn thực đơn món ăn ngày tết cho bé có ý nghĩa rất lớn với sức khỏe của trẻ. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có những phương án phù hợp nhất cho bé yêu. Để bé có mùa tết vui vẻ mà vẫn khỏe mạnh.

Trẻ bước san tháng thứ 7 sẽ bắt đầu tập làm quen với cháo dinh dưỡng. Nhiều mẹ sẽ mua cháo dinh dưỡng cho bé sẵn ở bên ngoài cửa hàng vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Dinh dưỡng thực sự có trong cháo không phải ai cũng đảm bảo. Vì vậy, việc đun cháo cho con là điều mà mẹ nên làm.

1. Cháo dinh dưỡng cho bé từ 7 tháng có gì khác biệt?

Bắt đầu từ tháng thứ 7, con có thể ăn nhiều loại đồ ăn hơn và đồng nghĩa với việc con cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Khi nấu cháo cho bé, mẹ không cần phải nấu quá loãng. Nhưng phải chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho trẻ.

Mẹ cho bé ăn cháo dinh dưỡng từ tháng thứ 7 mẹ nhé
Mẹ cho bé ăn cháo dinh dưỡng từ tháng thứ 7 mẹ nhé

Con có thể ăn 2 bữa cháo/ngày vì con đã bắt đầu lẫy, lật, bò vì vậy cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn. Hãy thay đổi đa dạng các món cháo mỗi ngày để con quen được vị giác. Đồng thời sẽ kích thích trẻ ăn nhiều hơn, con cảm thấy hứng thú hơn. Thông qua việc ăn uống, mẹ sẽ biết khẩu vị của con như thế nào để lựa chọn giúp bé ăn ngon miệng hơn.

2. Những lưu ý trong quá trình nấu cháo dinh dưỡng cho bé

Khi thực hiện việc nấu cháo dinh dưỡng cho bé mẹ hãy chú ý đến những điều sau đây:

  • Đừng chỉ đun cháo với nước hầm xương. Mẹ vẫn hay nghĩ rằng nước hầm xương nhiều canxi, chất dinh dưỡng nên chỉ cho con ăn mỗi một loại cháo. Như vậy là không đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ dẫn đến táo bón.
  • Bổ sung đầy đủ chất xơ cho con. Để hạn chế việc táo bón thì mẹ nên bổ sung chất xơ từ các loại rau củ vào đồ ăn cho con.
  • Thêm chất béo thực vật khi nấu cháo. Chất béo thực vật giúp cháo thơm và béo hơn. Đồng thời bổ sung năng lượng cho con. Lưu ý là cho dầu khi cháo đã chín.
Mẹ lưu ý trong quá trình nấu cháo để đảm bảo dinh dưỡng cho bé
Mẹ lưu ý trong quá trình nấu cháo để đảm bảo dinh dưỡng cho bé
  • Chú ý đến nguyên tắc loãng – đặc. Ban đầu, mẹ hãy nghiền nhỏ cháo cho con sau đó tăng dần độ thô của cháo giúp con làm quen với việc nhai và nuốt. Hệ tiêu hóa cũng tốt hơn.
  • Không nên cho quá nhiều gia vị khi nấu cháo dinh dưỡng. Điều này giúp con cảm nhận được hương vị tự nhiên của đồ ăn và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Chú ý khi chọn các nguyên liệu để kết hợp cùng với cháo. Thời gian đầu mẹ hãy kết hợp cháo cùng rau củ sau đó mới bổ sung các thực phẩm khác.
  • Cho con ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu cho cơ thể. Đó là: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

3. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé để mẹ tham khảo

Để có được một món cháo dinh dưỡng cho bé ngon như ngoài hàng không hề khó như mẹ nghĩ. Chỉ cần một chút cẩn thận và tỉ mỉ mẹ sẽ có được những bát cháo thật thơm ngon, giàu dinh dưỡng dành cho con.

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu cho món cháo

Có rất nhiều loại cháo dinh dưỡng mà mẹ có thể lựa chọn ví dụ như: cháo cá chép, cháo cá lóc, cháo lươn cho bé, cháo sò huyết, cháo thịt bò, cháo tôm… Tùy vào từng loại cháo mà mẹ cần chuẩn bị những loại nguyên liệu khác nhau. Hãy nhờ rằng mỗi lần con ăn rất ít nên mẹ cũng chỉ cần sử dụng một chút nguyên liệu mà thôi.

Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị sẵn các loại ngũ cốc như: đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ… xay thật mịn và đẻ bào hũ đạy kín nắp để bảo quản được lâu hơn. Nấu cháo cho con nên chọn các loại gạo vừa ngon và có độ dẻo vừa phải.

3.2. Sơ chế nguyên liệu

Thay vì phải lích kích chuẩn bị đồ mỗi khi nấu cháo cho bé, mẹ hãy chuẩn bị sẵn các loại nguyên liệu sau đó trữ đông trong tủ lạnh. Khi ăn mẹ chỉ cần rã đông và nấu cho con. Điều này không khiến mẹ mất quá nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng vì thực phẩm được bảo quản đông sẽ giữ được đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên cho con dùng thực phẩm đông đã để quá lâu. Chỉ nên để khoảng 1 tuần trở lại.

Để chuẩn bị, mẹ hãy mua sẵn các loại nguyên liệu như: thịt. cá, tôm, rau, củ… Sau đó thái nhỏ, hấp chín và xay nhuyễn. Trong khi xay không nên cho nước hay gia vị. Cuối cùng cho vào khay đựng thực phẩm nhỏ xinh dành cho con.

3.3. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé

Để có được món cháo thật hấp dẫn cho con, mẹ hãy thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Hầm 1 nồi cháo trắng đủ để con ăn 3 bữa/ngày. Hãy nhớ là chỉ nên nấu cháo loãng vì chúng ta còn cho thêm các loại nguyên liệu khác. Mẹ hãy tham khảo để mua các sản phẩm hỗ trợ việc nấu cháo cho con ngon hơn và đơn giản hơn.
  • Bước 2: Trước giờ con ăn, mẹ múc 1 lượng cháo vừa đủ ra sau đó cho 2 thìa nhóm đạm, 1 thìa nhóm rau đã chuẩn bị vào
  • Bước 3: Bắc nồi lên bếp và và quấy đều cho đến khi cháo sôi trở lại. Nếu cháo quá đặc thì mẹ có thể cho thêm nước.
  • Bước 4: Trước khi nhấc cháo ra cho thêm ½ muỗng ngũ cốc và khuấy đều.
  • Bước 5: Đợi cho cháo nguội bớt thì cho thêm dầu thực vật và cho con ăn.
Mẹ thực hiện đúng cách bước để cháo ngon - bé ăn ngon miệng hơn
Mẹ thực hiện đúng cách bước để cháo ngon – bé ăn ngon miệng hơn

Trên đây là những điều mà mẹ cần quan tâm về cháo dinh dưỡng cho bé. Hãy sáng tạo và tìm tòi để mang đến cho con những bữa ăn thực sự ngon miệng và bổ dưỡng.

Trẻ em là những trang giấy trắng. Các con được sinh ra đời, được khám phá, tiếp xúc với môi trường xung quanh, dần dần hiểu biết và hình thành tính cách. Mỗi bé đều có nét riêng của mình, có bé năng động thích nói cười. Có những bé lại ít nói ,hay ngại, nhút nhát. Sự khác biệt như vậy một phần là do môi trường quanh bé, một phần là do cách dạy dỗ của bố mẹ. Vậy làm sao để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ? Để giúp bé tự tin giao tiếp với mọi người, tự tin khám phá thế giới xung quanh, mẹ hãy cùng tham khảo những cách dưới đây nhé.

1. Tại sao cần phải dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ?

Các nghiên cứu cho thấy, trẻ trong độ tuổi mầm non nên cần được học các kỹ năng giao tiếp
Các nghiên cứu cho thấy, trẻ trong độ tuổi mầm non nên cần được học các kỹ năng giao tiếp

– Các nghiên cứu cho thấy, trẻ trong độ tuổi mầm non nên cần được học các kỹ năng giao tiếp . Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất, góp phần tạo nên thành công trong cuộc sống.

– Một nghiên cứu tại MIT cũng đã nghiên cứu và cho thấy những trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt thường có nhiều mối quan hệ lành mạnh. Khi trưởng thành hôn nhân lâu dài, có tự trọng và hài lòng với cuộc sống.

– Các nhà khoa học của Đại học Harvard còn cho rằng trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt, khi lớn lên thường trở thành những nhà đàm phán xuất sắc. Việc này giúp con giành được nhiều điều có lợi về cho mình và trở nên giàu có.

Có thể bố mẹ muốn biết : Hình thành tính cách cho trẻ như thế nào là đúng

2. Những cách giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Khi con kể chuyện hay tâm sự với bố mẹ, hãy toàn tâm chú ý con
Khi con kể chuyện hay tâm sự với bố mẹ, hãy toàn tâm chú ý con

2.1. Cho con thấy mình luôn được lắng nghe

Một trong những cách đầu tiên để dạy cho trẻ kỹ năng giao tiếp đó chính là lắng nghe. Khi bố mẹ nói chuyện với bé, hãy cho bé thấy mình đang thật sự tập trung lắng nghe bé. Như vậy bé sẽ tập được thái độ tập trung lắng nghe khi người khác nói chuyện. Rất nhiều bố mẹ không để ý đến con, con hỏi nhiều lần không trả lời. Thậm trí nhiều bố mẹ còn trở nên cáu gắt khi con hỏi quá nhiều.Thật ra các con rất nhạy cảm. Con có thể phân biệt được bố mẹ có thật sự lắng nghe, hay chỉ nói chuyện với con một cách qua loa.

Khi con kể chuyện hay tâm sự với bố mẹ, hãy toàn tâm chú ý con. Như vậy, con sẽ cởi mở và muốn nói chuyện thường xuyên. Con không được để tâm, hoặc thấy bố mẹ bực bội khi mình hỏi hay nói chuyện. Dần dần,sẽ hình thành tâm lý lười nói, sợ nói chuyện. Ví dụ: khi con kể về việc bạn ở lớp hay khóc , bố mẹ có thể hỏi lại rằng “Bạn hay khóc nhè là hư hay ngoan nhỉ ?”.

Kinh nghiệm cho mẹ : Bỏ túi kinh nghiệm chọn trò chơi cho bé

2.2. To tiếng, quát mắng không phải là cách để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Lớn giọng quát mắng và la hét là hành động khá sai lầm của người lớn do không thể kiềm chế được cảm xúc vào những lúc trẻ nhỏ không nghe lời. Thế nhưng, thay vì có thể khiến con tự nguyện hợp tác thì hành động này lại khiến cho con sợ hãi và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý còn non nớt của con.

Thay vì la mắng con, bố mẹ hãy cố gắng kiềm chế và sử dụng những hình thức cảnh cáo nhẹ nhàng, tâm lý hơn để thông qua đó dạy trẻ kỹ năng hợp tác về lâu dài. Bởi vì trẻ nhỏ cần được nuôi dạy trong một môi trường tích cực và lành mạnh để phát triển trí não khỏe mạnh, cũng như tránh được nguy cơ mắc những vấn đề tâm lý về sau.

2.3. Chủ động đưa ra những gợi ý cho con

Đôi khi con không chịu nghe lời bố mẹ và có những phản ứng thái quá
Đôi khi con không chịu nghe lời bố mẹ và có những phản ứng thái quá

Đôi khi con không chịu nghe lời bố mẹ và có những phản ứng thái quá . Bố mẹ cần bình tĩnh nhìn nhận vấn đề. Có thể là do khả năng kiểm soát vấn đề của bố mẹ chưa tốt. Hoặc cách làm của bố mẹ chưa đúng, khiến con khó chịu gây ra phản kháng.

Khi con muốn chơi đồ chơi, bố mẹ hãy đưa ra một vài món đồ cho con lựa chọn. Tuy nhiên hãy giới hạn trong khoảng 2 đến 3 món. Hay thay vì bắt con mặc quần áo bố mẹ chọn, hãy để con tự lựa đồ cho mình. Qua đó trẻ có thể định hình được sở thích như màu sắc, kiểu dáng…

Việc để con được lựa chọn sẽ giúp trẻ hào hứng vì được tôn trọng, được làm theo ý mình. Đồng thời khiến con thoải mái, hợp tác và giảm sự vòi vĩnh ở trẻ. Tuy nhiên, hãy đưa ra sự lựa chọn trong khuôn khổ và có giới hạn. Như vậy giúp bố mẹ tạo ra hạn mức vừa phải để kiểm soát được tình hình. Nếu trẻ vẫn đòi hỏi thêm những thứ khác ngoài những lựa chọn bố mẹ đã đưa ra thì hãy cố gắng kiên quyết nói không.

Để gần gũi con hơn : Những trò chơi sáng tạo mẹ có thể chơi cùng con

2.4. Dành nhiều sự quan tâm chú ý đến con cũng là cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con trẻ

Trong giai đoạn trưởng thành để đôi khi trẻ sẽ tìm mọi cách để thu hút sự chú ý của người lớn. Bố mẹ rất dễ để nhận thấy trẻ có biểu hiện này.  Con có thể thường xuyên hành xử không đúng mực và có thể gây ra một chút phiền nhiễu. Ví dụ chạy nhảy ,tạo tiếng động to, la hét….

Cho dù bố mẹ bận rộn nhiều việc và không phải lúc nào cũng có thể chơi với con . Nhưng khi trẻ cần quan tâm, bố mẹ hãy tạm dừng cô việc một chút để lắng nghe, âu yếm con. Hoặc hãy nói con chờ một chút, nhưng nhớ cố gắng nhanh chóng và giữ lời hứa với con. Đôi khi thứ con cần có thể chỉ là một cái ôm đấy bố mẹ.

2.5. Thường xuyên âu yếm con

Người lớn chúng ta cũng thích được nhẹ nhàng âu yếm,. Trẻ con cũng vậy, con cần được nhận sự yêu thương từ người lớn. Vì vậy hãy luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay để âu yếm và ôm chặt con. Và ngay cả khi có những biểu hiện khiến bố mẹ chưa hài lòng lắm, nhưng đừng ngại ngần và nói: “Bố mẹ yêu con” nhé!

Hãy gần gũi với con : Kể chuyện cho bé

2.6. Cách rèn luyện kỹ năng cho trẻ – Dạy con hợp tác

Mọi thứ còn quá mới lạ với con trẻ, Con chưa có khả năng  phân biệt đúng sai và hành xử đúng mực. Để có được những phẩm chất đó thì đều cần quá trình rèn luyện.

Bí quyết để dạy trẻ kỹ năng hợp tác đó chính là tạo cho trẻ cảm giác tự hào , Con sẽ vui vẻ khi được mọi người khen ngợi. Để luyện tập kỹ năng này, bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu con thực hiện những hành động đơn giản. Khen ngợi con mỗi khi con hoàn thành một nhiệm vụ đã được giao. Khi bố mẹ khen ngợi đúng cách sẽ giúp trẻ tự tin hơn . Đấy chính là cách có thêm động lực để cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

2.7. Trách phạt, kỷ luật con theo cách lành mạnh

Kỷ luật là điều cần thiết để uốn nắn cho con
Kỷ luật là điều cần thiết để uốn nắn cho con

Đòn roi hay quát mắng chưa bao giờ là cách dạy đúng đắn. Thay vì quát mắng, đánh đòn con thì bố mẹ hãy tìm hiểu và thử áp dụng các biện pháp kỷ luật lành mạnh không đòn roi phù hợp với con. Kỷ luật là điều cần thiết để uốn nắn cho con. Nhưng hãy lứng xử đúng mực, đồng thời giúp con bình tĩnh hơn.

2.8. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ bằng cách trở thành tấm gương cho con

Bố mẹ chính là tấm gương để các con học theo. Con luôn quan sát và làm theo những hành động, lời nói của bố mẹ. Từ đó con học được những điều mới và hình thành cách cư xử. Có thể đôi khi bố mẹ rất mệt mỏi nhưng hãy để mọi muộn phiền ngoài cách cửa. Đừng để con trẻ thấy những hành động không hay. Từ đó trẻ rèn luyện được kỹ năng giao tiếp cho mình. Học được cách điều chỉnh bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh

Đôi khi,vì nóng giận mà bố mẹ có thể nặng lời hay nói những điều không hay với con. Bé có thể học theo những câu nói ấy và giao tiếp với mọi người xung quanh giống như vậy. Hãy để ý đến hành động, lời nói của mình để con có thể noi gương và làm theo.

Chăm sóc trẻ tốt hơn : Cách chăm sóc trẻ biếng ăn

2.9. Khuyến khích trẻ cởi mở hơn trong giao tiếp

Trẻ con rất mong manh và chỉ thích những lời nói nhẹ nhàng. Bố mẹ hãy thường xuyên khuyến khích con để kích thích trí tò mò của trẻ. Hãy gợi ý để bé đưa ra nhiều câu hỏi hơn. Bố mẹ có thể nêu ra các vấn đề hay các sự kiện, đồ vật. Sau đó gợi mở một số câu hỏi để bé trả lời. Hãy trò chuyện với con như một người bạn, để con thấy thoải mái hơn.

2.10. Giúp trẻ biết những gì nên làm và không nên làm

Con không phải là người máy. Con có suy nghĩ và tâm tư riêng của mình. Vì vậy đừng bắt con phải làm những gì bố mẹ muốn. Bố mẹ chỉ nên hướng dẫn và giải thích cho con điều gì là tốt, điều gì là xấu. Để con tự nhận định, đánh giá về những việc nên làm và không nên làm.

Đây là một trong những cách cơ bản rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con trẻ. Để giúp bé phát triển khoẻ mạnh và tự tin trong cuộc sống bố mẹ hãy dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc con. Trở thành tấm gương để con học tập. Giúp con hình thành tính cách và hoàn thiện bản thân.

Ngày nay, cuộc sống no đủ hơn, mẹ tấp nập lo công việc. Kiếm thật nhiều tiền để lo cho bé cuộc sống đầy đủ, thuê giúp việc chăm sóc cho bé. Quần áo có người mặc hộ, giày dép có người có người xỏ, ngã thì có người nâng… Lớn hơn một chút đi học có người đưa đi. Học bài thì có sách giải mà không cần suy nghĩ. Đi học thì cô giáo đọc cho chép về học thuộc. Bị bắt nạt thì chỉ biết khóc hoặc mách cô giáo mà không biết cách tự giải quyết. Cả ngày chỉ biết lao vào học, điện tử, máy tính, ipad… Kỹ năng sống cho trẻ không phải là những điều cao siêu mà nó ở gần ngay bên mẹ. Quan trọng là mẹ muốn con mình lớn lên trở thành người như thế nào, cần dựa vào cái gì để sống, để thành công thì hãy dạy bé những điều như thế. Sau đây, nhà mình sẽ đưa ra 10 các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ các mẹ hãy tham khảo.

1. Tự ăn là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Có câu nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nghĩa là việc ăn nên được học đầu tiên. Mẹ nên dạy con học cách tự ăn ngay từ lúc nhỏ. Ăn những món có dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Điều này sẽ giúp trẻ từng bước tự lập hơn.

Tự ăn là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
Tự ăn là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Khi trẻ đã có thể ngồi vững và biết cách cầm nắm đồ vật, những việc bé cần học sẽ là: thứ nên và không nên ăn, cách tự xúc thức ăn.  Mọi việc có thể không dễ dàng với trẻ nhỏ vào lúc ban đầu. Từ khoảng 3 đến 4 tuổi, trẻ mới có thể ngồi ăn vững, lấy cốc nước. Mà không có sự hỗ trợ bên cạnh. Nếu các bé đi nhà trẻ thì các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ sẽ được chỉ dẫn nhiều hơn.

2. Kỹ năng ứng xử

Một trong những các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ là ứng xử đúng cách để có thể tự tin và hòa nhập với môi trường xung quanh. Những kỹ năng ứng xử có thể kể đến như: chào hỏi mọi người, tôn trọng người lớn và nhường nhịn những ai nhỏ tuổi, nói cảm ơn và xin lỗi, cách xử sự đúng mực ở các tình huống.

Kỹ năng ứng xử
Kỹ năng ứng xử

Các mẹ nên là tấm gương để trẻ noi theo. Bên cạnh đó, những khi trẻ phạm sai lầm chỉ nên nhắc nhở và dạy dỗ một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Hãy nhớ: Đừng nên gây áp lực quá nhiều cho trẻ!

3. Tự chăm sóc bản thân

Trẻ lên 4 – 5 tuổi hoàn toàn có thể tự làm một số việc mà không cần hỗ trợ từ người khác. Chẳng hạn như: đánh răng, đi giày, lấy thức ăn và đồ uống, đội mũ khi ra ngoài…

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

4. Kỹ năng học hỏi

Trẻ 3 – 4 tuổi thường hay tò mò và thích tìm hiểu những thứ xung quanh. Các mẹ nên tạo môi trường thuận lợi để trẻ có thể phát huy và rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.

Việc nên làm chính là mua sách cho trẻ tập đọc. Tham gia các hoạt động vui chơi để trẻ được trải nghiệm mọi thứ… Bên cạnh đó, mẹ hãy dạy con mình cách đặt câu hỏi (tại sao, cái gì) và tìm lời giải cho câu hỏi (làm như thế nào).

Kỹ năng học hỏi
Kỹ năng học hỏi

5. Kỹ năng nói thật là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Thông thường, trẻ em không biết nói dối nhưng lại học điều này rất nhanh và dễ dàng. Thực tế, ai cũng đã từng nói dối. Việc này không xấu và cũng không gây hại cho ai với một số trường hợp. Như nói dối để tự bảo vệ bản thân hay để người khác không lo lắng về tình trạng sức khỏe… Tuy nhiên, trẻ còn quá nhỏ để biết được khi nào nên làm như vậy.

Vì thế, mẹ nên khuyên bé nói ra suy nghĩ của bản thân. Khen ngợi khi trẻ dũng cảm thừa nhận bản thân phạm lỗi hay nói dối để hạn chế thói quen này ở bé.

Kỹ năng nói thật là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
Kỹ năng nói thật là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

6. Sắp xếp ngăn nắp

Ngăn nắp là đức tính tốt cần phải rèn luyện cho trẻ ngay từ nhỏ. Các mẹ nên sắp xếp mọi thứ trong nhà gọn gàng, đúng trật tự và yêu cầu mọi thành viên gia đình đều phải tuân theo, kể cả con mình.

Lời khuyên để trẻ ý thức hơn về việc ngăn nắp chính là nhắc nhở trẻ sau khi chơi cần xếp các đồ chơi lại chỗ cũ, quần áo không được vứt lung tung trên sàn nhà…

Ngăn nắp là đức tính tốt cần phải rèn luyện cho trẻ ngay từ nhỏ
Ngăn nắp là đức tính tốt cần phải rèn luyện cho trẻ ngay từ nhỏ

7. Vượt qua trở ngại là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Trẻ con có thể tự vượt qua được một số việc khó khăn mà không cần người lớn hỗ trợ. Nếu mẹ cứ giúp đỡ mà không để trẻ tự lập. Thì bé sẽ có thói quen ỷ lại, không trưởng thành được.

Ví dụ như khi con mình vấp ngã, hãy động viên trẻ tự đứng lên. Khi con có xích mích với mẹ, việc không nên làm chính là vội vàng bênh vực trẻ. Mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, dạy trẻ nói ra cảm xúc và gợi ý cách làm đúng để giải quyết vấn đề.

Vượt qua trở ngại là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
Vượt qua trở ngại là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

8. Giúp đỡ và chia sẻ

Nếu như muốn con trở thành một người nhân hậu, giàu tình thương thì mẹ nên dạy bé biết quan tâm và giúp đỡ người khác.

Để trẻ học được kỹ năng này, trước hết các mẹ cần là tấm gương tốt để con noi theo. Những việc mẹ có thể dạy bé là: tự cho bát đĩa vào bồn rửa sau khi ăn xong, thu dọn đồ đạc giúp người lớn. Khi thấy người khác gặp vấn đề, hãy gợi ý cho trẻ giúp đỡ và chia sẻ khó khăn bằng nhiều cách.

Dạy bé biết quan tâm và giúp đỡ người khác
Dạy bé biết quan tâm và giúp đỡ người khác

9. Phòng tránh nguy hiểm là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Trong xã hội phức tạp như hiện nay thì kỹ năng phòng tránh nguy hiểm. Là một kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Mẹ cần dạy trẻ không nên đi theo hay nhận bất kỳ vật gì từ người lạ. Hoặc tránh xa những khu vực, con vật, đồ vật… có thể gây nguy hiểm.

Phòng tránh nguy hiểm là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
Phòng tránh nguy hiểm là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

10. Quản lý thời gian là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Cha mẹ nên đưa ra những quy định về thời gian ăn, chơi đùa, xem ti vi… để con được rèn luyện ngay từ nhỏ. Quản lý thời gian tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của bé trong học tập và công việc hằng ngày.

Quản lý thời gian là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
Quản lý thời gian là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Lời kết

Trên đây là các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mà nhà mình đã chia sẽ cho mẹ. Hy vọng các mẹ luôn đồn hành và chờ đoán những bài viết của nhà mình nhé.

Làn da của em bé thường rất mỏng manh và nhạy cảm. Quần áo không sạch và bốc mùi có thể gây kích ứng cho trẻ. Để tìm nước giặt vừa an toàn cho bé vừa thơm lâu không hề dễ dàng. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm ra nước giặt xả mùi thơm lâu cho bé yêu nhé!

1. Cách nhận biết nước giặt xả mùi thơm lâu đúng đắn

Mẹ cần phải có những phương pháp phù hợp để đưa ra lựa chọn nước giặt xả mùi thơm lâu đúng đắn. Đảm bảo an toàn cho bé yêu, tránh gây mẫn cảm hay dị ứng cho bé. Sau đây sẽ là một số cách nhận biết nước giặt xả đơn giản dành cho mẹ:

1.1. Nguồn gốc xuất xứ

Mẹ nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ có trong bao bì sản phẩm. Nước giặt xả vải thơm lâu phải có nguồn gốc rõ ràng. Tạo được uy tín lớn trên thị trường lâu năm, được nhiều người tin dùng. Ngoài ra, sản phẩm phải được phủ khắp các khu vực, bày bán ở nhiều nơi và nhận được phản hồi tích cực từ các bà mẹ.

Mẹ nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ có trong bao bì sản phẩm
Mẹ nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ có trong bao bì sản phẩm

1.2. Thành phần của nước giặt xả mùi thơm lâu

Nước giặt xả vải cần phải có những thành phần đa số đến từ thiên nhiên. Tránh không gây kích ứng và độc hại cho em bé. Đa số, những nước giặt xả vải thiên nhiên có mùi thơm lâu thường sẽ có những thành phần sau đây:

  • Nước tinh khiết
  • LinoleanmideDEACetareth-80*
  • Lauramidopropyl Betaine*(từ Dừa)
  • Polyoxyethylene Lauryl Ether*(từ Dừa)
  • Sodium Chloride*(muối tinh khiết)

Đặc biệt, nước giặt xả thiên nhiên tuyệt đối không mang các chất tạo bọt bị cấm tại Châu Âu như: SLS & SLES (Sodium Lauryl Sulfate & Sodium Laureth Sulfate ), chất lưu hương lưu giữ mùi trên quần áo, các chất tẩy rửa sạch nhanh chóng,… Phòng tránh gây hại cho da bé, khiến da bé bị tổn thương, dị ứng.

Nước giặt xả vải cần phải có những thành phần đa số đến từ thiên nhiên
Nước giặt xả vải cần phải có những thành phần đa số đến từ thiên nhiên

Ngoài ra, sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể làm sạch quần áo lâu hơn. Khiến quần áo của trẻ mềm mại và lưu giữ hương thơm từ tự nhiên. Nói không với các chất hóa học, ít chất tạo bọt gây độc hại đáp ứng tâm lý của các bậc làm mẹ.

1.3. Đạt chuẩn được các kiểm định khắt khe

Các loại nước giặt xả mùi thơm lâu dành cho bé thường được tạo nên từ những quy chuẩn khắt khe. Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm đã được sự kiểm định trong và ngoài nước. Những sản phẩm chưa có sự kiểm định hoặc kiểm chứng không rõ ràng. Mẹ nên tránh lựa chọn phải những sản phẩm đó để bảo vệ sức khỏe cho bé.

Để đáp ứng được tất cả các điều kiện trên có rất ít sản phẩm đạt được. Mẹ có thể tham khảo sơ qua nước xả vải thiên nhiên Mamamy. Đây là sản phẩm đảm bảo có các thành phần xuất xứ từ thiên nhiên. Được nhiều mẹ tin dùng và được kiểm nhận bởi nhiều chuyên gia hàng đầu trên thế giới như:

  • SGS Thụy Sỹ: Kiểm chứng không hóa chất bảo quản Paraben, MIT, hoặc đạt chuẩn FDA, Châu Âu.
  • Allergy Anh Quốc: Kiểm chứng sản phẩm không kích ứng.
  • Viện kiểm nghiệm thuốc TW: Kiểm chứng sản phẩm không chứa Tinopal (chất tăng trắng quang học), không gây kích ứng.
  • Đạt tiêu chuẩn quốc tế -tiêu chuẩn Nhật Bản (JIS K 3371:1994.): Bảo chứng cho chất lượng sản phẩm.
Các loại nước giặt xả mùi thơm lâu dành cho bé thường được tạo nên từ những quy chuẩn khắt khe
Các loại nước giặt xả mùi thơm lâu dành cho bé thường được tạo nên từ những quy chuẩn khắt khe

2. Hướng dẫn cách sử dụng nước giặt xả mùi thơm lâu cho mẹ

  • Bước 1 : Phân loại quần áo của em bé và quần áo của người lớn ra riêng. Mẹ nên tránh để lẫn lộn vào nhau. Bởi lẽ quần áo người lớn có chất liệu khác so với em bé, giặt chung có thể làm quần áo dễ bị hư. Ngoài ra, các chất trong quần áo người lớn cũng không tốt cho làn da của bé.
  • Bước 2 : Lấy ra khoảng 30ml nước giặt xả mùi thơm lâu đổ vào trong nước
  • Bước 3: Ngâm quần áo bé vào trong nước giặt xả vừa mới đổ vào nước lúc nãy. Mẹ hãy đợi khoảng 15 phút. Mẹ nên nhớ rằng, nước giặt xả cho em bé thường ít có chất tạo bọt. Nên lúc giặt không ra bọt thì mẹ cũng nên yên tâm vì quần áo vẫn được giặt sạch.
  • Bước 4 : Mẹ hãy giặt và vò quần áo của bé một cách nhẹ nhàng cho đến khi nước đục. Đổ nước ra và giặt lại lần hai
  • Bước 5: Đem phơi quần áo nơi thoáng mát, tránh phơi những nơi có nhiều bụi bẩn. Không tốt cho da của bé.
Phân loại quần áo của em bé và quần áo của người lớn ra riêng
Phân loại quần áo của em bé và quần áo của người lớn ra riêng

3. Lưu ý nho nhỏ dành cho mẹ

  • Nước giặt xả thiên nhiên chỉ chuyên dụng để làm sạch quần áo của trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không thể làm sạch tối đa quần áo của mẹ hoặc người thân trong gia đình. Tuy nhiên nếu người lớn có làn da dễ bị mẫn cảm, dị ứng. Mẹ vẫn có thể sử dụng nước giặt xả để giặt quần áo cho người lớn.
  • Mẹ nên bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào
  • Thông thường, thời hạn sử dụng của nước xả vải là 3 năm kể từ ngày sản xuất. Tuy nhiên thời gian tốt nhất để sử dụng  sau khi mở nắp sản phẩm là 12 tháng.
Nước giặt xả thiên nhiên chỉ chuyên dụng để làm sạch quần áo của trẻ sơ sinh
Nước giặt xả thiên nhiên chỉ chuyên dụng để làm sạch quần áo của trẻ sơ sinh

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên mẹ có thể tìm ra được nước giặt xả mùi thơm lâu ưng ý. Có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn và tin dùng qua sản phẩm nước xả vải thiên nhiên Mamamy. Sản phẩm luôn hy vọng đồng hành cùng mẹ trong quá trình bảo vệ bé lớn khôn

Nguồn tham khảo 

https://mamamy.vn/san-pham/nuoc-giat-xa-thien-nhien-mamamy/

https://www.thespruce.com/how-to-wash-baby-clothes-and-remove-stains-293791

Sau sinh là thời điểm mà sức khỏe của mẹ dễ xảy ra vấn đề nhất. Hầu hết các mẹ đều sẽ gặp phải các biến chứng sau sinh. Trong đó có những biến chứng nếu mẹ chủ quan sẽ có thể phải ôm hận cả đời. Hãy cùng Mamamy điểm qua những biến chứng nguy hiểm nhất mẹ có thể gặp và giải pháp của chúng nhé!

1. Biến chứng sau sinh nhiễm trùng vết khâu

Quá trình sinh nở sẽ để lại trên cơ thể mẹ những vết khâu, vết khâu bụng dưới hoặc vết khâu tầng sinh môn. Dù sinh thường hay sinh mổ thì những vết khâu này đều có khả năng bị nhiễm trùng rất cao dẫn đến biến chứng sau sinh nhiễm trùng vết khâu.

Biến chứng sau sinh nhiễm trùng vết khâu
Biến chứng sau sinh nhiễm trùng vết khâu

Biểu hiện: Sốt 38 độ, vết thương mưng mủ và có mùi, vùng da xung quanh đỏ tấy lên và đau rát.
Ở trường hợp nghiêm trọng, mẹ sẽ lơ mơ, khó chịu trong người. Da mẹ tái nhợt, đi tiểu không ra, mạch đập nhanh, hạ huyết áp,…

Nguyên nhân: Vết khâu không được vệ sinh đúng cách hoặc do cơ địa.

Biện pháp:

  • Sản phụ nên nhanh chóng đến gấp bệnh viện để được kịp thời kiểm tra và chữa trị.
  • Chú ý vệ sinh vết thường thường xuyên thật sạch sẽ, không chùi quá mạnh tay.
  • Thay quần lót thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn.

Xem thêm:

Những cách sinh con không đau giúp mẹ vượt cạn thành công

Những điều mẹ cần biết để chăm sóc sức khỏe sau sinh

2. Thiếu máu

Nguyên nhân: Quá trình sinh khiến chị em mất một lượng máu khá lớn, tủy giảm khả năng tái tạo máu hoặc thiếu vitamin B12 hoặc acid folic.

Mẹ bị thiếu máu
Mẹ bị thiếu máu

Biểu hiện: Mệt mỏi, khó chịu, cơ thể xanh xao, ù tai, chóng mặt, nặng đầu, huyết áp thấp, say xe, chán ăn

Biện pháp:

  • Bổ sung sắt cho cơ thể bằng các thực phẩm chứa sắt và uống viên sắt.
  • Chị em cần ăn nhiều các loại rau củ xanh, bổ sung vitamin C.
  • Điều chỉnh một chế độ sinh hoạt điều độ là điều vô cùng quan trọng.
  • Khi gặp phải tình trạng trên, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.

3. Biến chứng sau sinh băng huyết (xuất huyết)

Hiện tượng phụ nữ chảy máu sau sinh là một hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, nếu máu chảy quá nhiều trong 24h thì được gọi là băng huyết sau sinh. Nếu nguy hiểm, biến chứng này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ.

Biến chứng sau sinh băng huyết (xuất huyết)
Biến chứng sau sinh băng huyết (xuất huyết)

Nguyên nhân: Loại tai biến này thường xuất hiện ở những ca mang đa thai, u xơ, thai to hoặc ca sinh kéo dài. Lúc này, cơ tử cung của mẹ hầu như không co về lại như ban đầu dẫn đến chảy máu dữ dội.

Triệu chứng đi kèm: Chóng mặt, tụt huyết áp, toát mồ hôi, mạch đập nhanh, khác nước, da tái nhợt.

Biện pháp phòng tránh: Không đẻ dày, đẻ nhiều, không phá thai, bổ sung sắt và acid folic trong quá trình mang thai, đi khám định kì.

Phương pháp điều trị: Biến chứng này có nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy các điều trị cũng khác nhau. Có thể dùng mặt nạ dường khí điều hòa nhịp hô hấp, tiến hành xoa bóp vùng bụng dưới, co chân lên ngang ngực…

Vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai

4. Biến chứng sau sinh nhiễm trùng thận

Sau sinh, bàng quang và tiết niệu là hai bộ phận dễ bị nhiễm khuẩn. Hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào thận qua hai bộ phận này dẫn đến biến chứng nguy hiểm nhiễm trùng thận.

Biến chứng sau sinh nhiễm trùng thận
Biến chứng sau sinh nhiễm trùng thận

Nguyên nhân: Vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc do cơ địa của mẹ.

Triệu chứng: Khó đi tiểu và táo bón, tiểu nhiều, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau ở vùng lưng dưới.

Biện pháp chứa trị:

  • Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm nước tiểu, cho bệnh nhân uống hoặc tiêm thuốc.
  • Ngoài ra, việc bệnh nhân uống nhiều nước là vô cùng cần thiết.

5. Biến chứng sau sinh viêm vú

Triệu chứng: ngực sưng đỏ, sốt cao, cảm lạnh, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, tức ngực

Nguyên nhân: Các mẹ bỉm sữa lần đầu nuôi bé, cho bé bú không đúng cách gây ma sát tạo ra các tổn thương cho vú. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua các vết thương này gây nên biến chứng viêm vú. Ngoài ra, vệ sinh vú sai cách hay tắc sữa cũng có thể là nguyên nhân cho hiện tượng này.

Biện pháp:

  • Khi gặp hiện tượng trên, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và kê đơn.
  • Chườm nóng hoặc lạnh quanh vùng vú viêm giúp giảm đau.
  • Tránh mặc quần áo bó, chật, tránh gây ma sát, bí bách, vã mồ hôi vùng ngực.

6. Biến chứng sau sinh viêm nội mạc tử cung

Nguyên nhân: Ca chuyển dạ kéo dài khiến tử cung bị rách, gây ra các tổn thương nội mạc tử cung. Vi khuẩn xâm nhập vào từ đường này gây nên biến chứng.

Triệu chứng: đau bụng dưới, sốt, ra dịch âm đạo, âm đạo có mùi.

Nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời, tai biến này có thể tiến thành áp xe vùng chậu, nhiễm trùng màu, sốc nhiễm khuẩn. Thậm chí, viêm nội mạc tử cung có thể dẫn đến hôn mê, nghiêm trọng hơn là tử vong.

Phương pháp điều trị: Sản phụ sẽ được kê đơn kháng sinh loại clidamyncin và gentamicin để điệu trị biến chứng này. Ngoài ra, chị em cần giữ một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời bổ sung đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

7. Nhiễm trùng tử cung

Nguyên nhân: Sau khi mẹ sinh, nhau thai không được đẩy hết ra ngoài mà còn sót lại ít trong tử cung. Từ đó, mô tử cung bị nhiễm trùng bởi các nhau thai còn sót lại.

Triệu chứng: mạch đập nhanh, đau bụng, sốt cao, ra dịch có mùi, miễn dịch kém.

Biện pháp: Mẹ nên đến ngay bác sĩ để được kê đơn kháng sinh tiêm tĩnh mạch nhằm kiểm soát tình hình.

8. Biến chứng sau sinh viêm tuyến giáp

Nguyên nhân: Hàm lượng các kháng thể kháng giáp bất ngờ tăng trong cơ thể các chị em lần đầu đẻ con.

Triệu chứng:

  • Suy giáp: giảm cân, chuột rút, buồn nôn, mệt mỏi.
  • Cường giáp: mạch đập nhanh, mệt mỏi, tâm trạng thất thường, mất ngủ.

Phương pháp chữa trị: Mẹ cần đi khám để được xét nghiệm phóng xạ Iot. Phác đồ điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe, tuổi tác,… Nếu bệnh tình nghiêm trọng, mẹ sẽ có thể cần đến liệu pháp hormone tuyến giáp.

Tụ dịch dưới màng đệm là hiện tượng bình thường hay bất thường?

9. Biến chứng sau sinh trầm cảm

Trầm cảm xuất hiện ở 10% sản phụ sau khi sinh. Biến chứng này không những gây ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe tinh thần cho mẹ và bé mà còn có khả năng phát triển thành các ý nghĩ ngược đại trẻ, thậm chí là tự sát cả mẹ lẫn con.

Nguyên nhân: Áp lực từ việc chăm trẻ sơ sinh, áp lực từ kinh tế, gia đình, không có bạn bè hay người thân bên cạnh để tâm sự. Trầm cảm được ghi nhận nhiều hơn ở các trường hợp mang thai ngoài ý muốn, biến cố gia đình, người có tiền sử mắc bệnh và tâm lý, người lạm dụng rượu bia, chất kích thích, ma túy.

Biểu hiện: Lo lắng quá mức, nhạy cảm, sợ tiếp xúc với bên ngoài, dễ nổi điên, mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất tập trung, ngủ không đều.

Biện pháp: Nghỉ ngơi đều đặn, tập thể dục thể thao lành mạnh, ăn uống dinh dưỡng, trò chuyện cùng người thân, nhờ người thân chăm sóc em bé để có thời gian thư giãn và phục hồi tâm lý.

Xem thêm:

29 tips chăm sóc sau sinh mổ giúp mẹ nhanh phục hồi

Dinh dưỡng sau sinh mổ để mẹ nhanh lấy lại sức khỏe

10. Các biến chứng thường gặp khác

Ngoài các biến chứng nguy hiểm kể trên, mẹ bầu còn sẽ gặp nhiều hiện tượng sau sinh thông thường khác. Chúng gồm táo bón, phong hàn, đau đầu, khó tiểu, đau âm hộ, sa tử cung, khó chịu khi giao hợp, rụng tóc, căng tức sữa, tắt sữa, rạn da, sản dịch sau sinh, tiểu không tự chủ sau sinh.

Có những biến chứng không quá nguy hiểm, mẹ bỉm sữa ai cũng sẽ phải trải qua. Để chăm sóc sức khỏe hậu sinh sản một cách tốt nhất, mẹ cần chú ý sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ. Không nên làm việc nặng, uống nhiều nước, bổ sung sắt và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ nhé!

Biến chứng sau sinh là thứ mà mẹ bầu nào cũng sẽ phải trải qua sau khi sinh con. Trong thời gian này, việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ là điều quan trọng nhất. Hãy nhớ chú ý các dấu hiệu nguy hiểm để xử lý kịp thời nhằm tránh hậu họa khôn lường các mẹ nhé!

Nguồn tham khảo:

6 BIẾN CHỨNG hãi hùng của mẹ sau sinh – nếu không cẩn trọng sẽ nguy hiểm tới tính mạng!

https://thuocthang.vn/tin-tuc/san-phu-khoa/20-bien-chung-sau-sinh-thuong-gap-va-cach-giai-quyet/2529.aspx

Các món ăn từ trứng cho bé sẽ là những giải pháp đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi giúp mẹ yêu giải quyết vấn đề biếng ăn của trẻ. Cùng tìm hiểu các công thức dưới đây nhé!

1.Khi nào mẹ nên nấu các món ăn từ trứng cho bé?

Khi bé được 6-8 tháng mẹ bắt đầu cho bé ăn 1/4 quả
Khi bé được 6-8 tháng mẹ bắt đầu cho bé ăn 1/4 quả

Theo khuyến cáo của bác sĩ, một số bé có khả năng dị ứng bẩm sinh với trứng. Đặc biệt là với phần lòng trắng. Do đó, nếu gia đình đã có tiền sử dị ứng thì mẹ không nấu các món ăn từ trứng cho bé ăn dặm.  Ngược lại, nếu cả gia đình mình đều ăn được trứng. Thì mẹ có thể bắt đầu cho các món trứng vào thực đơn ăn dặm khi bé yêu được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu vẫn không yên tâm, mẹ hoàn toàn có thể lùi thời gian về mốc 8 tháng tuổi.

Do lòng trắng trứng chứa một số chất có thể gây khó tiêu. Vì vậy, mẹ nên tăng dần định lượng trứng theo sự phát triển của bé. Bắt đầu là ¼ quả khi bé được 6-8 tháng. Sau đó tăng lên ½ quả cho 8-12 tháng tuổi. Và cuối cùng là 1 quả cho trẻ từ trên 1 tuổi.

Trứng được coi là một loại thực phẩm siêu dinh dưỡng. Vì chứa lượng lớn các chất như protein, kẽm, sắt, canxi, chrolin, folic và các vitamin quan trọng (D, B12, E). Mẹ nên cho bé ăn trứng khoảng 3-4 bữa/ tuần khi cơ thể bé đã quen với việc tiếp thu loại thực phẩm này. Điều này sẽ giúp bé phát triển toàn diện về não bộ cũng như hệ cơ xương. Đồng thời giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ tiêu hóa. Và đảm bảo sức khỏe thị giác.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

4 vitamin thiết yếu cho trẻ sơ sinh để phát triển toàn diện.

2. Hướng dẫn cách làm một số món ăn từ trứng cho bé

2.1. Cách nấu canh trứng cà chua hấp dẫn

Món ăn canh trứng cà chua mẹ dễ làm, bé dễ ăn
Món ăn canh trứng cà chua mẹ dễ làm, bé dễ ăn

Canh cà chua trứng là món ăn siêu bổ dưỡng cho bé. Đồng thời, nó cũng vô cùng đơn giản, dễ làm và tốn ít thời gian. Do đó, canh trứng cà chua sẽ là một “vũ khí” lợi hại cho các mẹ đó.

Nguyên liệu:

  • Cà chua: 2 quả.
  • Trứng gà: 2 quả. (Mẹ nên sử dụng trứng gà thay vì trứng vị để món canh cà chua trứng được thơm ngon hơn nhé.)
  • Hạt nêm.
  • Hành lá

Cách nấu canh trứng:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

  • Đối với cà chua, mẹ rửa sạch, bỏ chũm và cắt miếng dạng mũi cau.
  • Với trứng, mẹ đập ra bát sạch. Và đánh tan.
  • Còn hành lá thì mẹ bỏ rễ. Rửa sạch. Cắt đầu hành để riêng. Rồi thái phần còn lại thành những đoạn dài khoảng một đốt tay.

Bước 2: Chế biến món ăn từ trứng cho bé:

  • Đầu tiên, mẹ làm nóng chảo trên bếp. Thêm một chút dầu ăn và phi thơm phần đầu hành đã để riêng.
  • Khi mẹ thấy có mùi thơm thì cho cà chua vào và đảo đều. Nêm nếm hạt nêm cho vừa ăn. Và tiếp tục xào cà chua đến khi chín thì cho thêm một bát nước.
  • Đợi đến khi nồi canh sôi thì đổ từ từ dung dịch trứng vào. Mẹ nhẹ nhàng khuầy canh theo một chiều để tránh làm nát trứng.
  • Mẹ nên nêm nếm lại một lần nữa để đảm bảo món ăn không quá mặn hay quá nhạt. Khi trứng nổi lên thành những đường vân thì mẹ cho hành lá vào và tắt bếp.

Vậy là món canh cà chua trứng đã hoàn thành rồi. Mẹ chỉ cần múc vào bát cơm và cho bé thưởng thức thôi.

2.2. Cách làm bánh mì trứng chiên thơm ngon

2.2.1. Hướng dẫn mẹ chế biến món bánh mì trứng

Cách làm bánh mì trứng chiên siêu thơm ngon, bé thích mê
Cách làm bánh mì trứng chiên siêu thơm ngon, bé thích mê

Sự kết hợp hoàn hảo giữa hương thơm bánh mì với vị bùi bùi của trứng cùng mùi beo béo của sữa tươi chắc chắn sẽ “hớp hồn” bất cứ em bé nào. Thế nhưng mẹ lại chỉ cần dành ra 15 phút là có thể hoàn thành món này. Do đó, bánh mì trứng chiên sẽ là lựa chọn tuyệt vời để chế biến món ăn từ trứng cho bé.

Nguyên liệu:

  • Trứng gà: 1 quả.
  • Sữa tươi không đường
  • Bánh mì.
  • Bơ.
  • Sốt ăn kèm tùy theo sở thích của bé.

Cách làm bánh mì trứng chiên siêu thơm ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Mẹ đập trứng vào bát và đánh tan. Cho thêm một chút sữa tươi không đường. Tiếp tục đánh đến khi hỗn hợp hoàn quyện với nhau. Sau đó, mẹ đem chúng lọc qua rây để loại bỏ những phần cặn. 
  • Với phần bánh mì, mẹ nên cắt thành những lát khoảng 1,5 hay 2 cm để bé dễ ăn hơi. Đặc biệt, mẹ nên cắt bánh mì bằng những khuôn ngộ nghĩnh để kích thích sự thèm ăn cho trẻ.

Bước 2: Chế biến món ăn từ trứng cho bé

  • Mẹ cho chảo lên bếp và làm nóng. Quét lên bề mặt chảo một lượng bơ vừa đủ. Nếu ít bơ quá, bánh mì sẽ dễ bị cháy. Còn nếu nhiều bơ quá thì món bánh mì sẽ dễ bị ngấy. 
  • Nhúng các lát bánh mì qua hỗn hợp trứng sữa khoảng 20-30 giây. Rồi cho vào chảo chiên tới khi có màu vàng đẹp mắt. Mỗi mặt sẽ mất khoảng 40-60 giây. 

Món bánh mì trứng chiên đã sẵn sàng cho trẻ thưởng thức rồi đó.

2.2.2. Lưu ý khi chế biến món bánh mì trứng chiên

Bánh mì chiên trứng món ngon, không khó làm nếu mẹ lưu tâm
Bánh mì chiên trứng món ngon, không khó làm nếu mẹ lưu tâm
  • Bên cạnh đó việc sử dụng sữa tươi không đường, mẹ cũng có thể sử dụng sữa mẹ để cho thêm hoặc thay thế hoàn toàn phần. Điều này vừa giúp món bánh mì trứng gia tăng hàm lượng chất dinh dưỡng. Vừa tạo màu vàng đẹp mắt sau khi chiên.
  • Nếu có điều kiện, mẹ nên sử dụng bánh mì gối. Qua đó vừa đảm bảo trẻ dễ tiêu hóa, vừa nâng cao sự thơm ngon của món ăn. 
  • Khi lựa chọn bơ để chiên, mẹ nên chú ý các thành phần để đảm bảo phù hợp với độ tuổi của bé.
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý thời gian nhúng bánh mì. Nếu nhúng quá lâu, bánh mì sẽ bị mềm, nát và giảm độ ngon rất nhiều.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về thực đơn ăn dặm cho bé yêu:

Ăn dặm BLW – Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy.

Các món ăn từ trứng cho bé vừa cùng cấp nhiều chất dinh dưỡng vừa đơn giản và dễ thực hiện. Do đó, chúng sẽ là những lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ bận rộn.

Phát triển toàn diện cho bé từ nhỏ luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc làm bố mẹ. Cách làm đồ chơi thông minh sau đây sẽ giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ, tập trung ngay từ nhỏ. Từ đó, tạo thói quen suy nghĩ và giải quyết khi trẻ lớn lên. 

1. Tiêu chí để coi là đồ chơi thông minh

Mỗi món đồ chơi dù mua hay tự làm đều cần đạt các tiêu chí nhất định
Mỗi món đồ chơi dù mua hay tự làm đều cần đạt các tiêu chí nhất định

Mỗi món đồ chơi dù mua hay tự làm đều cần đạt các tiêu chí nhất định. Nếu bố mẹ muốn tự tay làm đồ chơi cho con, cũng nên xem xét các cách làm đồ chơi đạt tiêu chí sau đây: 

  • Đồ chơi có thể chơi nhiều người. Bố mẹ hãy chọn làm các món đồ mà bố mẹ có thể chơi cùng con. Từ đó, có thể giao tiếp, trò chuyện với trẻ. Con cũng có thể chơi cùng bạn bè. 
  • Đồ chơi thông minh là đồ chơi có thể kích thích bé suy nghĩ, tìm tòi. Đồ chơi hỗ trợ cho quá trình nhận biết, phát triển trí não bé. Giai đoạn trẻ 1-3 tuổi, bố mẹ đã có thể cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi để nuôi dưỡng trí tuệ bé. 
  • Đồ chơi thông minh cho phép bé có thể sáng tạo. Bé có thể thể hiện khả năng sáng tạo không giới hạn của mình. 

2. Hướng dẫn cách làm đồ chơi thông minh cho trẻ

2.1. Đồ chơi chữ cái, chữ số

Đồ chơi chữ cái, chữ số
Đồ chơi chữ cái, chữ số

Để giúp trẻ làm quen với mặt chữ và con số nhanh chóng hơn, nhớ lâu hơn, bố mẹ có thể tự làm và chơi cùng trẻ trò chơi về các con số. 

Cách làm: 

  • Chuẩn bị: bút màu, giấy màu, que kem, hoặc bìa cacton
  • Hướng dẫn: Mẹ có thể vẽ hình và tô màu vào một đầu que kem. Các hình vẽ, màu sắc hấp dẫn sẽ kích thích bé ghi nhớ tốt hơn. Mẹ có thể làm mỗi que một màu sắc và giúp bé ghi nhớ các từ vựng màu sắc bằng tiếng anh lẫn tiếng việt. Tương tự với các chữ cái và con số, con vật. Sau đó, hãy thử đố bé và đưa ra phần thưởng để bé cố gắng. 

Việc hỗ trợ của bố mẹ trong trò chơi này rất quan trọng để bé ghi nhớ.  Vừa học vừa chơi bằng cách này giúp bé nhớ bài rất nhanh.

2.2. Đồ chơi ghép hình

Ghép hình là một trong những cách làm đồ chơi thông minh nâng cáo tư duy sáng tạo ở trẻ. Việc ghi nhớ và tưởng tượng lại một hình vẽ rất tốt cho hoạt động trí não và tư duy của bé từ nhỏ. Nếu bố mẹ quá mệt mỏi với các mẫu ghép nhỏ, có thể bị bé làm rơi hoặc đánh mất. Thì bố mẹ cũng có thể tự làm đồ chơi ghép hình cho bé đơn giản tại nhà.

Cách làm: 

  • Chuẩn bị: các que kem, keo dán, kéo, bút màu, hình in sẵn hoặc giấy màu để vẽ.
  • Hướng dẫn: Bố mẹ ghép các que kem thành một mảnh vừa đủ cho bức hình mẹ muốn bé ghép. Sau đó dán dính các que lại với nhau. Vẽ hoặc dán một bức hình ngộ nghĩnh màu sắc bé thích. Các mẹ cắt bức tranh thành các mảnh khác nhau và yêu cầu bé ghép. Đồ chơi ghép hình này cơ bản hơn các lại ghép hình trên thị trường giúp các bé nhỏ cũng chơi được. 

2.3. Đồ chơi rút gỗ

Đồ chơi rút gỗ
Đồ chơi rút gỗ

Rút gỗ (hay còn gọi là Jenga) là trò chơi giúp bé nâng cao khả năng tập trung, khả năng quan sát và cẩn thận. Tập cho trẻ thói quen hứng thú và tìm cách giải quyết vấn đề.

Bố mẹ có thể sử dụng các vật dụng trong nhà để tạo thành món đồ chơi rút gỗ cho bé.

Cách làm: 

  • Chuẩn bị: bộ cờ domino cũ, màu nước
  • Hướng dẫn: Bố mẹ có thể trang trí bộ domino cũ của mình bằng các màu sắc bắt mắt. Sau đó, chồng các thanh domino giống như bộ đồ chơi rút gỗ. Bố mẹ cùng bé chơi bằng cách rút các thanh domino ra khỏi khối mà không làm rơi cả khối gỗ xuống.

2.4. Búp bê ngộ nghĩnh

Không chỉ là búp bê với tóc dài, mẹ cũng có thể tô vẽ những hình ảnh con vật ngộ nghĩnh lên các tờ giấy màu. Cắt chúng ra và dán vào các que gỗ nhỏ cho bé chơi. 

Cách làm: 

  • Chuẩn bị: Giấy màu cứng, bút chì, kéo, bút màu, keo dán, que kem.
  • Hướng dẫn: Tô vẽ các hình búp bê, con vật rồi cắt ra. Dán chúng vào đầu các thanh que. Các mẹ nếu khéo léo hơn cũng có thể sử dụng vải nỉ để tạo hình cho bé. Bố mẹ có thể dùng cách hình này để truyền tải các mẫu chuyện giáo dục đến trẻ.

Bố mẹ cũng có thể xem thêm hướng dẫn làm đồ chơi con rối bóng cho bé tại đây. Đồ chơi con rối bóng phát huy khả năng tưởng tượng, khả năng diễn đạt và kể chuyện của bé. Hơn nữa, từ kĩ xảo dùng bóng đèn phản sáng được học, bé sẽ tự tìm tòi và sáng tạo ra những ứng dụng mới. 

2.5. Tivi cho bé

Tivi cho bé
Tivi cho bé

Bé nhà mình có vậy không? Thường xuyên chú tâm vào các video trên màn hình tivi mà bỏ qua các hoạt động vận động khác. Bé nhà mình cứ mỗi lúc ăn, hay uống sữa, đều đòi xem tivi.

Các mẹ biết đấy, xem tivi có hại cho mắt trẻ, khiến trẻ trở nên thụ động, ngại giao tiếp, vì hoạt động xem tivi chỉ thể hiện giao tiếp một chiều mà thôi. Tuy nhiên không thể phủ nhận những kiến thức mà tivi mang lại trẻ có thể nhớ lâu hơn. Đó là vì cách thức truyền tải nội dung vừa có hình ảnh vừa có âm thanh. Vậy nên, bố mẹ cũng hoàn toàn có thể tự làm đồ chơi tivi thông minh cho trẻ. 

Cách làm:

  • Chuẩn bị: hộp cacton, kéo, giấy màu, bút màu, bút chì, keo, giấy vẽ.
  • Hướng dẫn: bố mẹ sử dụng hộp cacton để làm khung cho chiếc tivi. Hãy cắt các hình ảnh ngộ nghĩnh và cùng bé đưa ra câu hỏi. Ví dụ như tivi cần có những bộ phận nào và cùng thiết kế chiếc tivi theo sở thích bé. Dùng các tờ giấy vẽ từng hoạt cảnh của câu chuyện để làm màn hình cho tivi. Tô màu cho thật sinh động. Như vậy, bố mẹ có thể kể chuyện giống như trên tivi thật cho trẻ. Khi trẻ xem hết tranh này mẹ lại kéo tiếp bức tranh khác. Như vậy trẻ cũng sẽ rất có hứng thú ngay cả khi ăn lẫn chơi. Bố mẹ cũng không lo ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

2.6. Những chiếc xe nhỏ xinh

Trẻ con đặc biệt thích những món đồ chơi có thể chuyển động được
Trẻ con đặc biệt thích những món đồ chơi có thể chuyển động được

Trẻ con đặc biệt thích những món đồ chơi có thể chuyển động được. Và trẻ thích quan sát các sự chuyện động thần kì đó. Vì thế, một chiếc xe đồ chơi tự làm là một trong những cách làm đồ chơi thông minh bố mẹ không nên bỏ qua.

Cách làm:

  • Chuẩn bị: hộp sữa, hộp cacton, giấy màu, bút vẽ, bút màu, kéo, nắp chai.
  • Hướng dẫn: Dùng hộp sữa cắt bỏ một mặt hình chữ nhật lớn. Trang trí thân chiếc xe theo sở thích trẻ. Dùng phần nắp chai làm vô lăng, ghế ngồi và bánh xe. Dùng giấy tạo thành hình những chiếc ghế trên xe. Bố mẹ có thể hỏi con thích xe gì để làm xe cho trẻ. 
  • Với một chiếc hộp cacton lớn, mẹ cũng có thể tạo thành một chiếc xe vừa cả người bé. Có đầy đủ các bộ phần như vô lăng, ghế,… Bé có thể tham gia tự lái chiếc xe của riêng mình. 

Trẻ rất muốn có những thứ mà bạn của trẻ đang có. Và thíh hơn nếu nhận ra món đồ của mình là duy nhất so với các bạn. 

3. Những lưu ý khi làm đồ chơi cho trẻ

Những lưu ý khi làm đồ chơi cho trẻ
Những lưu ý khi làm đồ chơi cho trẻ
  • Các góc cạnh của đồ chơi: Ba mẹ nên chú ý khi thực hiện các cách làm đồ chơi thông minhCần đảm bảo an toàn, không có các góc cạnh, các vị trí sắc nhọn, tránh gây tổn thương cho bé.
  • Làm theo sở thích trẻ: Nên làm các đồ chơi thông minh phù hợp với lứa tuổi. Trong quá trình lớn, bé có các giai đoạn phát triển khác nhau. Cùng với đó là giới tính và đặc biệt là sở thích của con.
  • Làm chắc chắn: trẻ rất dễ bóp nát, làm rơi đò chơi. Vì vậy, đồ chơi bố mẹ làm cần chắc chắn. Nếu bé thấy một món đồ dễ hỏng thì lần sau bé sẽ không muốn chơi nữa. 

Các cách làm đồ chơi thông minh hy vọng sẽ khiến trẻ thích thú. Vì trẻ hứng thú và tìm tòi, đồ chơi mới có thể phát huy được hết công dụng. Việc bố mẹ tham gia vào chơi cùng trẻ cùng rất quan trọng. Hãy cùng con chia sẻ và gắn kết với con qua các món đồ chơi này nhé!

Xem thêm:

Trò chơi cho trẻ 11 tháng tuổi mẹ có thể biết!

Hướng dẫn làm đồ chơi cho bé đơn giản nhất!

Hướng dẫn cách làm đồ chơi đơn giản sẽ là một bài viết hữu ích để các bố mẹ kích thích khả năng con từ nhỏ. Làm đồ chơi cho trẻ còn giúp làm tăng mối gắn kết giữa bố mẹ và bé. Vì vậy, hãy áp dụng ngay các cách làm đồ chơi tại nhà đơn giản dưới này cho bé nhà mình nhé. 

1. Giai đoạn phát triển khả năng bé

Giai đoạn phát triển khả năng bé
Giai đoạn phát triển khả năng bé

Các giai đoạn phát triển, khả năng và bộ não của bé có những thay đổi nên sẽ cần áp dụng những đồ chơi khác nhau ở từng giai đoạn. Bố mẹ cũng nên lưu ý về khả năng của con để làm những đồ chơi phù hợp, tránh quá khó khiến trẻ mất hứng thú. 

  • Giai đoạn 3-6 tháng tuổi: đây là giai đoạn bé mới biết bắt đầu cầm nắm đồ gì đó. Bé sẽ dễ hứng thú với những thứ đồ lủng lẳng, nhiều màu sắc, có âm thanh. Đồ chơi cho bé lúc này cần nhỏ vừa cầm tay bé. 
  • Giai đoạn hơn 6 tháng tuổi: bé có thể nắm chắc được đồ chơi. Có thể làm các đồ chơi đơn giản như thú bông nhỏ, quả bóng mềm,..
  • Giai đoạn 10-12 tháng tuổi: có thể cho bé các món đồ có thể lắc, ném, gõ,…Lúc này bé thích mân mê. Và nếu bé cứng cáp, bé có thể chập chững được rồi. 
  • Trẻ từ 1-2 tuổi: Các món đồ lớn hơn với hình dáng, màu sắc sẽ kích thích bé. Giai đoạn này, bé bắt đầu sử dụng tay, mắt, tai,… để khám phá mọi thứ. 
  • Trẻ 3 tuổi trở lên: có thể cho trẻ chơi các món đồ phát triển bản thân. Bé có thể tự chơi và thích các món đồ chơi có thể tự nghiên cứu như lắp ráp, ghép hình chẳng hạn. 
Bé có thể tự chơi và thích các món đồ chơi có thể tự nghiên cứu như lắp ráp, ghép hình
Bé có thể tự chơi và thích các món đồ chơi có thể tự nghiên cứu như lắp ráp, ghép hình

Xem thêm Hình thành tính cách cho trẻ như thế nào là đúng tại đây.

2. Ý nghĩa của việc tự làm đồ chơi cho trẻ

Việc bố mẹ tự làm đồ chơi cho mình giúp bé cảm nhận được tình yêu thương. Đồng thời, trẻ có thể học tập thói quen này và thường tự giác làm việc gì đó. Cách làm trò chơi đơn giản mà thú vị sẽ giúp bé yêu thích đồ chơi của mình. Đây cũng là cách hiệu quả bố mẹ hạn chế bé xem các nội dung trên tivi gây ảnh hưởng mắt bé. 

Việc bố mẹ tự làm đồ chơi cho mình giúp bé cảm nhận được tình yêu thương
Việc bố mẹ tự làm đồ chơi cho mình giúp bé cảm nhận được tình yêu thương

Bố mẹ cũng có thể giáo dục bé thông qua các món đồ chơi tự làm. Đồ chơi có thể rèn luyện cho bé rất nhiều khả năng như quan sát, ghi nhớ, lắng nghe,…học về màu sắc, từ vựng,… Từ đó, kích thích sự phát triển trí não, trí thông minh, sự sáng tạo và cả thể lực cho trẻ.

3. 8 Cách làm đồ chơi đơn giản cho bé

Đối với trẻ em, việc kết hợp giữa chơi và học giúp bé nhớ bài, duy trì thói quen tìm tòi cho bé từ nhỏ. Với những công dụng tuyệt vời này của đồ chơi tự làm, bố mẹ không nên bỏ qua cách làm đồ chơi đơn giản mà thú vị sau đây:

3.1. Cách làm đồ chơi đơn giản bằng giấy

3.1.1. Cầu đi bộ

Cầu đi bộ là cách làm đồ chơi bằng giấy đơn giản cho bé. Chắn chắn bố mẹ không nên bỏ qua nếu muốn dành thời gian chơi đùa bên con. Trò chơi cầu đi đường giúp bé tăng khả năng vận động, kĩ năng giải quyết vấn đề. Nếu khôn khéo, bố mẹ có thể lồng thêm các câu hỏi về màu sắc để chỉ bé nhận dạng về hình dạng và màu sắc.

Chuẩn bị: 

  • Giấy màu cứng (bố, mẹ nên chọn loại giấy dày dặn, đẹp để dùng được lâu bền hơn nha, giấy mỏng quá rất dễ bị rách đấy ạ) hoặc Bìa cát tông
  • Dụng cụ: Kéo, keo, bút lông, bút chì, thước kẻ

Cách làm:

  • Bố mẹ hãy tập bé vẽ các hình tùy thích như tròn, vuông,…lên giấy màu hoặc bìa cát tông. 
  • Sau đó dùng kéo cắt theo đường vẽ để được các hình mong muốn. Lưu ý các hình cần phải lớn hơn chu vi hai chân bé. (hai bàn chân bé có thể vừa hình vẽ) 
  • Tô các màu sắc bắt mắt cho các hình vừa vẽ. 
  • Bố mẹ cùng bé đặt các hình một cách ngẫu nhiên trên sàn nhà. Tạo thành các đường đi khác nhau để đến đích cuối cùng. Đích cuối cùng có thể là một phần quà gì đó mà bé thích. 
  • Hướng dẫn bé cách chơi: Bé phải đi theo các ô màu này để đến đích. Khi bé chơi thành thạo, bố mẹ có thể đưa ra những yêu cầu khó hơn như  bé chỉ được bước vào các ô màu hay hình đã quy định để đến đích.

3.1.2. Máy bay đồ chơi

Máy bay đồ chơi
Máy bay đồ chơi

Chuẩn bị:

  • Bìa cacton, giấy màu dán 
  • Bút chì, bút màu, kéo, băng dính, keo dán,..

Cách làm 

  • Lấy hai miếng bìa cacton, dùng bút đánh dấu và cắt theo chiều vòng cung của miếng bìa để làm thân cho máy bay.  
  • Cắt thêm cánh máy bay.
  • Tiếp tục dùng kéo tạo 2 khe nhỏ ở 2 bên sườn chiếc máy bay đồ chơi sao cho chúng có chiều rộng bằng chiều rộng phần cánh máy bay đồ chơi  vừa chuẩn bị.
  • Dùng kéo tạo một khe ở 1 cạnh của miếng bìa số 1 sau đó ráp miếng bìa số 2 vào khe nhỏ này để làm bộ phận đuôi. Sau đó dùng keo dán dán chặt ở phần đuôi máy bay đồ chơi.
  • Cắt 1 hình tròn nhỏ, sau đó dùng băng dính dán 2 miếng bìa số 4 đối xứng 2 bên của hình tròn nhỏ để làm cánh quạt máy bay đồ chơi rồi dùng băng dính hoặc keo dán dán chặt vào phần đầu của máy bay đồ chơi.

Dùng bút màu hoặc giấy dán màu trang trí cho chiếc máy bay. Bố mẹ có thể treo máy bay lơ lửng cho bé chơi khi còn nhỏ. Khi bé lớn hơn, hãy khuyến khích bé tham gia vào việc trang trí chiếc máy bay của mình. 

3.1.3. Quạt giấy

Hướng dẫn cách làm đồ chơi đơn giản cho bé không thể thiếu chiếc quạt giấy đáng yêu trong ngày hè rồi
Hướng dẫn cách làm đồ chơi đơn giản cho bé không thể thiếu chiếc quạt giấy đáng yêu trong ngày hè rồi

Hướng dẫn cách làm đồ chơi đơn giản cho bé không thể thiếu chiếc quạt giấy đáng yêu trong ngày hè rồi. Một chiếc quạt thủ công ngộ nghĩnh sẽ thu hút bé. Hơn nữa, chất liệu giấy nên bố mẹ có thể yên tâm rằng quạt không làm ổn thương con khi chơi. 

Chuẩn bị:

  • Giấy màu
  • Bùi chì, bút màu, kéo

Cách thực hiện:

  • Cắt giấy thành 2 miếng có kích thước 20x50cm, trang trí hình vẽ theo sở thích của bạn.
  • Gấp giấy thành những nếp gấp như trong hình. Bạn nên khéo léo gấp các nếp giấy đều nhau.
  • Lấy 2 miếng giấy gấp vào nhau sao cho những chi tiết hình vẽ khi ghép lại trùng khớp nhau.
  • Làm chân đế quạt. Bố mẹ có thể cùng con vẽ các hình bé thích hoặc in sẵn tấm tấm hình dễ thương rồi cắt theo. Tiếp tục cuộn tròn và dán 2 đầu lại cho thật chắc chắn.
  • Lấy chiếc quạt vừa ghép hình ở trên rồi dán phần chụm chung của 2 miếng giấy cho thật nhỏ hoặc có thể buộc chúng vào. Sau đó, cho đầu nhỏ này vào trong đế quạt vừa cuộn ở bước trên.

3.2. Cách làm đồ chơi đơn giản mà thú vị từ que kem

Cách làm đồ chơi đơn giản mà thú vị từ que kem
Cách làm đồ chơi đơn giản mà thú vị từ que kem

3.2.1. Xếp hình 

Xếp hình giúp bé kích thích khả năng sáng tạo, phát triển trí tuệ bé từ nhỏ.  

Chuẩn bị: 

  • Que kem dẹp
  • Giấy màu hoặc vải nhiều màu sắc
  • Kéo, kẹo dán, bút màu,…

Cách làm:

  • Xếp những que kem và cố định chúng lại.
  • Bố mẹ có thể vẽ hoặc dán hình ảnh con vật có sẵn lên đó và dùng keo cố định hình ảnh. Lưu ý, những hình vẽ nên nhiều màu và dễ thương để thu hút bé.
  • Dùng kéo cắt những que kem ra riêng biệt và đảo vị trí của chúng.
  • Bảo trẻ hãy xếp những que này thành hình con vật ban đầu. 

3.2.2. Đồ chơi ghi nhớ 

Các que kem cũng rất hữu dụng nếu mẹ biết cách. Mẹ có thể cho trẻ học về màu sắc, số đếm, học tiếng anh.

Mẹ chỉ cần dán các giấy màu lên đầu mỗi que kem, và dán các hình vẽ con vật bé yêu thích nữa. Vì thế khi chơi, mẹ có thể cùng bé hỏi về màu sắc, con vật. Việc này sẽ giúp bé thuộc và nhớ rất nhanh. 

3.3. Trống lắc cầm tay 

Chiếc trống nhỏ nhắn này rất dễ làm, tuy nhiên bố mẹ nên làm đồ chơi nay khi trẻ đủ lớn. Đối với trẻ nhỏ, khi chơi, bé có thể vô tình để quả lắc trúng vào mặt hoặc vào các bạn khác. Trống lắc tuy vui nhộn nhưng lại không khó làm lắm. Là một trong những cách làm đồ chơi đơn giản bố mẹ nên biết.

Chuẩn bị:

  • Que gỗ
  • Hộp trò rỗng
  • Súng bắn keo
  • Băng dính màu sắc
  • Hạt gỗ nhiều màu và dây len

Cách làm:

  • Khoan 1 lỗ vào hộp rỗng rồi luồn que vào cố định bằng súng bắn keo.
  • Khoan 2 bên hộp rồi luồn hạt gỗ vào dây cố định 2 bên.
  • Dùng băng dính trang trí mặt trống và que trống.

3.4. Mê cung

Mê cung
Mê cung

Chuẩn bị:

  • Hộp cacton hình chữ nhật hoặc khay gỗ
  • Súng bắn keo
  • Thanh gỗ
  • Bi nhiều màu
  • Kéo, bút màu

Cách làm

  • Tạo khung: bố mẹ cắt bỏ một mặt của hộp cacton để lại hình dạng một khay hình chữ nhật.
  • Tô màu nền cho khay theo sở thích
  • Cắt những thanh gỗ thành những đoạn so le.
  • Cố định vào các thanh gỗ vào khay. Chú ý cố định các đường gỗ sao cho tạo thành cấu trúc 1 mê cung. Việc này giúp bé khi chơi kích thích được não bộ, trí tưởng tượng và khả năng ghi nhớ hơn. 
  • Thả bi vào và chơi thôi.

3.5. Con rối bóng 

Con rối bóng là một cách làm đồ chơi đơn giản mà giúp bé tập trung khả năng quan sát. Bố mẹ có thể lồng và kể các câu chuyện mang tính giáo dục đến trẻ. Bé trên 10 tháng tuổi bố mẹ có thể chơi cùng con món đồ chơi này. 

Chuẩn bị:

  • Hộp ngũ cốc rỗng, hoặc bất kì hộp cacton nào có kích thước hình chữ nhật để làm khung màn hình 
  • Giấy A4
  • Băng dính
  • Giấy bìa màu đen
  • Que gỗ nhỏ
  • Bút màu, bút chì, kéo,…

Cách làm:

  • Đầu tiên, mở phần nắp hộp giấy ra và trải phẳng.
  • Tiếp theo, cắt ra hai hình chữ nhật lớn trên mỗi mặt của hộp ngũ cốc. Các hình chữ nhật cần 19 x 28cm.
  • Khoét 1 mặt và dán giấy A4 trắng phủ lên tạo màn hình.
  • Lắp lại hộp, cắt bỏ nắp hộp thừa.
  • Cắt các hình thù con rối bằng giấy a4, tô màu theo sở thích và dính vào đầu cây gỗ.
  • Để con rối ở mặt sau 1 bóng đèn chiếu.

Bé sẽ phát triển toàn diện hơn nếu cảm nhận được tình yêu và sự gắn kết của bố mẹ. Hãy dành chút thời gian bên con và học cách làm đồ chơi đơn giản bên trên để vui chơi cùng bé nhé. 

Xem thêm bài viết:

Hướng dẫn làm đồ chơi đơn giản nhất cho trẻ

Thu hẹp khoảng cách giữa cha và bé

Suy nghĩ một cách chín chắn và sâu sắc bất cứ một vấn đề nào và một kỹ năng mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng muốn con mình đạt được. Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo là một kỹ năng không chỉ cần thiết trong tất cả các lĩnh vực công việc mà còn trong cuộc sống nói chung. Mẹ có thể làm gì để dạy trẻ tư duy phản biện

1. Làm thế nào để dạy bé tư duy phản biện?

Làm thế nào để dạy bé tư duy phản biện?
Làm thế nào để dạy bé tư duy phản biện?

Kỹ năng tư duy phản biện bắt đầu bằng sự tò mò, năng động và cởi mở. Trong khi các bé có thể học điều này ở trường. Có nhiều cách để mẹ có thể giúp bé phát triển khả năng này tại nhà.

Dưới đây là một số điều mẹ có thể làm để hỗ trợ giáo dục và khuyến khích bé phát triển các kỹ năng tư duy phản biện:

1.1. Dạy bé tư duy phản biện: Ngừng… quản lý vi mô

Luôn theo sát bé, sẵn sàng lao vào và thay bé làm mọi thứ, hoặc giải quyết mọi vấn đề cho bé. Đó là cách ngăn cản bất kỳ cơ hội nào để bé phát triển các lộ trình tư duy. Chỉ có việc để bé tự suy nghĩ các vấn đề mới giúp kích thích trí não bé hoạt động và phát triển.

1.2. Hãy…cho phép

Lùi lại và tin tưởng để trẻ tìm cách vượt qua những thử thách của mình. Mỗi khi bé suy nghĩ là mỗi lần hình thành các liên kết mới trong não bộ. Trong khi đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. Bé sẽ tìm ra câu trả lời tốt nhất cho những vấn đề ấy. Đó là khi lộ trình tư duy của bé phát triển.

1.3. Dạy trẻ tư duy phản biện: Đừng… giải quyết

Làm thế nào để dạy bé tư duy phản biện?
Dạy trẻ tư duy phản biện: Đừng… giải quyết

Câu trả lời cho các vấn đề của bé dường như rất đơn giản đối với người lớn. Rốt cuộc vì bạn đã sống lâu hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn. Và có thể dễ dàng nghĩ ra câu trả lời cho tình huống khó xử mà các con gặp phải. Nhưng bố mẹ biết không, trẻ cũng có những khả năng như thế. Hãy dạy trẻ tư duy phản biện đúng cách bằng việc đừng nhúng tay vào giải quyết tất cả, mà hãy tạo điều kiện để bé làm điều đó.

1.4. Hãy… đồng cảm

Thay vì đánh giá thành quả của bé bằng những lời phàn nàn. Trước tiên hãy dành cho bé những lời khen ngợi. Phần xử lý logic và suy luận sẽ bị lu mờ khi bé có những cảm xúc tiêu cực. Khi bé có thể giải tỏa phần cảm xúc tiêu cực (tức giận, bối rối, thất vọng,…). Não bé sẽ cho phép tiếp cận phần lý trí và làm việc để giải quyết tiếp vấn đề còn giang dở. 

Vì vậy trước tiên bố mẹ hãy lắng nghe bé, không phải với mục đích cung cấp câu trả lời. Mà với mục đích thấu hiểu. Bé có thể tự tìm câu trả lời cho riêng mình.

1.5. Dạy trẻ tư duy phản biện: Đừng…giảng bài

Người lớn thích giảng giải dài dòng về lý do tại sao giải thích của người lớn là đúng, tại sao phương pháp của bé không đúng hay cách bé làm việc như thế nào là hiệu quả. Đương nhiên, giải pháp của người lớn có thể thực sự đúng. Nhưng trên thực tế, bài phát biểu không giúp ích cho việc dạy trẻ tư duy phản biện.

1.6. Hãy…Hỏi bé những câu hỏi

gia đình
Hãy…Hỏi bé những câu hỏi

Đặt những câu hỏi mang tính hướng bé đến việc giải quyết vấn đề như:

  • Con nghĩ gì nào?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu…?
  • Điều gì khiến con nghĩ/nói như thế?
  • Con sẽ làm gì?
  • Ý kiến của con là gì?
  • Điều ý nghĩa nhất đối với con là gì?
  • Con sẽ sửa nó như thế nào?
  • Con có thể làm khác đi không?
  • Có cách nào khác để chúng hoạt động không?

2. Những cách khác để dạy trẻ tư duy phản biện

2.1. Cho trẻ cơ hội đảm nhận trách nhiệm

Điều quan trọng là trẻ phải bước ra ngoài vùng an toàn để thực hiện các công việc vừa với lứa tuổi. Cách duy nhất để trẻ có thể trả lời câu hỏi “mình nên giải quyết vấn đề này như thế nào” là để trẻ tự mình làm điều đó. 

Vì thế, hãy để bé tự gấp đồ đặc của mình, tự giặt giũ hoặc nấu một món ăn đơn giản. Hãy để bé tự tìm cách vượt qua những trách nhiệm của cuộc sống. Và khuyến khích bé suy nghĩ về những hướng hành động tiếp theo trong quá trình giải quyết vấn đề.

2.2. Cho phép bé làm theo cách riêng của mình

bé tô màu
Cho phép bé làm theo cách riêng của mình

Ngay cả khi kết quả bé làm có vẻ không được hiệu quả. Nhưng sự khác biệt không có nghĩa là sai lầm. Và đôi khi nó cũng dẫn đến những kết quả đáng ngạc nhiên khác. Đừng suy nghĩ trong chiếc hộp và bắt trẻ làm theo như thế. Đó là một cách dạy trẻ tư duy phản biện thông minh.

2.3. Khuyến khích và biết chấp nhận

Để thành công trẻ phải học cách thất bại. Những sai lầm mà trẻ mắc phải là tiền đề cần thiết để trẻ đứng lên và cố gắng lại một lần nữa. Sai lầm cũng chính là cơ hội để trẻ suy nghĩ khác biệt.

Củng cố tư duy phản biện của con

Đặt những câu hỏi để bé nói qua quá trình suy luận của bé.

  • Con đã quyết định làm gì?
  • Phần khó nhất là gì?
  • Có điều gì làm con ngạc nhiên không?
  • Con có thể làm lại không?

Những câu hỏi là một lần nữa củng cố các kết nối thần kinh trong phần não xử lý giải quyết vấn đề.

2.4. Đảm bảo trẻ có nhiều thời gian chơi tự do

bé đang chơi
Đảm bảo trẻ có nhiều thời gian chơi tự do

Dạy trẻ tư duy phản biện bằng việc đảm bảo rằng trẻ chơi không bị bó hẹp trong bất cứ một kết quả. Chỉ riêng việc đó đã khuyến khích con đường thần kinh của trẻ đi theo hướng mới. Điều hướng những thử nghiệm và học tập của riêng mình. Những trò chơi phát triển trí não có kết thúc mở cung cấp vô số cách để trẻ suy nghĩ về thế giới và đưa ra quyết định của riêng mình.

2.5. Dạy trẻ tư duy phản biện bằng cách cho bé trò chơi giải đố khác nhau

Sưu tầm những câu đố dân gian hoặc mua cho bé một bộ sách câu đố phù hợp với lứa tuổi của bé. Những trò chơi dạng bàn cờ như cờ caro, cá ngựa, cờ vua, sudoku, domino,… Sẽ phát triển khả năng hành động và suy đoán hành động tiếp theo của đối thủ.

Với một vài thay đổi nhỏ trong thói quen, mẹ có thể dạy trẻ tư duy phản biện một cách hiệu quả. Rồi mẹ sẽ thấy bé phát triển thành một người độc lập và có tư duy toàn diện như thế nào!

Giỏ hàng 0