Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai

Mang thai là một hành trình dài vô cùng ý nghĩa đối với các bà bầu. Trên hành trình đó mẹ bầu cũng sẽ phải nếm trải nhiều vất vả và thử thách. Đặc biệt nhất là các vấn đề về sức khỏe thường gặp của mẹ bầu khi mang thai cũng đã khiến ít nhiều chị em lo lắng trong những giai đoạn đầu của thai kỳ. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những vấn đề mà các mẹ bầu phải bận tâm này nhé!

1. Buồn nôn

Buồn nôn là vấn đề sức khỏe thường gặp nhất của bà bầu khi mang thai. Khi mang thai vào những tháng đầu tiên, mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn với mùi thức ăn. Đặc biệt là đối với các thức ăn có mùi tanh như thịt, cá sẽ khiến mẹ bầu liên tục cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Đây là thường biểu hiện của tình trạng ốm nghén ở thai phụ.

Buồn nôn
Buồn nôn

 Việc nôn ói khi mang thai này tuy không quá nguy hiểm đối với mẹ bầu. Thế nhưng khi nôn nhiều lần trong ngày sẽ làm mất các chất dinh dưỡng và thực các thực phẩm trong dạ dày. Điều này sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, sụt cân, choáng váng.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể cảm thấy buồn nôn do các bệnh lý khác. Ví dụ như như viêm loét dạ dày, ngộ độc thực phẩm hay các bệnh về tâm lý. Những bệnh lý này cũng có thể khiến mẹ bầu lo lắng, hồi hộp. Do đó khi thấy buồn nôn đi kèm với các triệu chứng khác như tiêu chảy, đau bụng, khó thở. Mẹ bầu nên đến ngay các phòng khám để được can thiệp kịp thời.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu:

Một lời khuyên khác cho mẹ bầu buồn nôn khi mang thai chính là chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Vì khi mẹ bầu để bao tử trống sẽ dễ cảm thấy buồn nôn hơn. Do đó liên tục lấp đầy bao tử sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt tình trạng này đấy!

2. Mất ngủ

Nhiều mẹ bầu sẽ thường xuyên mất ngủ khi mang thai. Đặc biệt là vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu sẽ càng dễ gặp phải những tình trạng này. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho các mẹ bầu bị mất ngủ.

Mất ngủ
Mất ngủ

Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do vào những tháng cuối thai kỳ, kích thước em bé lớn dần. Điều này khiến cho bụng mẹ bầu ngày càng to và khó tìm được tư thế ngủ thoải mái. Nếu như mẹ bầu nằm ngửa ngủ thì sẽ dễ ảnh hưởng đến các tĩnh mạch, sức nặng tử cung sẽ đè lên cột sống lưng. Lời khuyên cho mẹ bầu là hãy nằm nghiêng sang một bên. Sau đó kê gối giữa hai chân và dưới bụng. Điều này sẽ khiến cho mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ hơn do bụng được nâng đỡ êm ái.

Một nguyên nhân khác cho việc mất ngủ là mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần. Đây là nỗi lo không của riêng mẹ bầu nào trong giai đoạn mang thai. Khi mang thai những tháng cuối, em bé dịch chuyển xuống vùng dưới xương chậu để chuẩn bị chào đời. Sự dịch chuyển này tạo không gian cho phổi khiến mẹ bầu dễ thở hơn. Thế nhưng bàng quang lại thay phổi gánh áp lực từ tử cung. Điều này sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên mắc tiểu hay thậm chí són tiểu.

Lời khuyên cho mẹ bầu bị mất ngủ:

Thế nhưng mẹ bầu đừng vì thế mà ít uống nước đi đấy nhé. Mẹ hãy chỉ tránh các thực phẩm lợi tiểu như các loại nước có cafein, trà. Như thế cũng sẽ giúp cho mẹ bầu giảm tình trạng són tiểu và cải thiện giấc ngủ đấy!

3. Đau nhức và phù nề 

3.1. Đau nhức

Đau nhức chân tay là một trong các vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai. Vào tam cá nguyệt thứ 2, bé yêu sẽ “lớn nhanh như thổi”. Do đó cơ thể bà bầu sẽ chịu một sức nặng lớn đến từ tử cung. Điều này tạo áp lực lớn lên chân của mẹ bầu. Khiến cho mẹ bầu thường xuyên đau nhức, thậm chí suy giãn tĩnh mạch.

Đau nhức chân tay là một trong các vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai
Đau nhức chân tay là một trong các vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai

Từ tháng thứ 3 trở đi trong thai kỳ, bà bầu cũng bắt đầu tăng cân nhanh hơn. Do đó các dây thần kinh, dây chằng trong cơ thể phải giãn ra để gánh bớt sức nặng cho mẹ bầu. Điều này cũng khiến chân tay mẹ bầu nhức mỏi hơn.

Ngoài ra việc cơ thể bỗng nhiên nặng nề hơn khiến cho mẹ bầu khó mà vận động. Đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu dần trở nên lười vận động tay chân hơn hay vận động sai tư thế.

Lời khuyên cho mẹ bầu:

Mẹ bầu có tham khảo các bài tập vận động hít thở, đi lại nhẹ nhàng trên mạng. Ngoài ra đi bơi cũng là một phương pháp tốt để mẹ bầu giảm bớt đau nhức trên cơ thể mình đấy nhé

3.2. Phù nề

Trong thai kỳ, lượng máu và các chất lỏng trong cơ thể được sản sinh ra nhiều hơn. Điều này dẫn đến tình trạng phù nề ở phụ nữ khi mang thai. Bên cạnh đó khi mang thai, áp lực của tử cung tạo sức nặng lên các tĩnh mạch chủ dưới. Đây là cách tĩnh mạch phần thân dưới giúp bơm máu từ chân về tim. Do áp lực này, máu bị giữ lại ở dưới chân gây phù nề chân. Tình trạng này sẽ kéo dài đến khi mẹ bầu sinh em bé xong.

tình trạng phù nề ở phụ nữ khi mang thai
tình trạng phù nề ở phụ nữ khi mang thai

Lời khuyên cho mẹ bầu:

Sau đây là một số cách để giảm bớt tình trạng phù nề khi mang thai.

  • Hạn chế ăn mặn vì muối trong thức ăn sẽ làm giữ nước trong cơ thể khiến mẹ bầu bị sưng phù cơ thể nặng nề hơn.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, mát-xa cơ thể nhất là đối với đôi chân sẽ khiến cho máu lưu thông dễ dàng hơn, giảm tình trạng chuột rút ở bà bầu.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có cafein như trà, cà phê. Vì đây đều là những thực phẩm giúp giữ nước trong cơ thể
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái tạo điều kiện cho cơ thể lưu thông máu một cách tốt nhất. Những bộ quần áo bó sát sẽ khiến mẹ bầu bị sưng phù nhiều hơn.
  • Nằm nghiêng bên trái sẽ giúp cho các tĩnh mạch chi dưới được giảm bớt áp lực và hỗ trợ bơm máu về tim tốt hơn

4. Đau bụng

Đau bụng là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất của mẹ bầu

Đau bụng
Đau bụng

4.1. Đau bụng do tử cung giãn ra

Vào khoảng hai tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu có thể gặp phải các cơn đau bụng do sự biến đổi của tử cung. Lúc này tử cung của mẹ bầu sẽ to ra, các cơ giãn ra. Điều này khiến mẹ bầu sẽ cảm thấy bị căng hoặc đau kiểu vặn xoắn ở một hoặc hai bên bụng. Các cơn đau này thường kéo dài không lâu và có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong giai đoạn đầu mang thai.

4.2. Các cơn gò Braxton Hicks

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những cơn gò Braxton Hicks. Đây là cơn co bóp do tử cung tập cho việc sinh em bé. Các cơn gò này thường sẽ kéo dài từ 30 giây ở bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên đây là điều hoàn toàn bình thường và sẽ không ảnh hưởng gì đến cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu có thể sẽ gặp phải các cơn gò này vào những lúc vận động mạnh. Để giảm bớt tình trạng trên, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và nằm ở các tư thế giảm đau.

5. Bị sốt

Sốt nhẹ
Sốt nhẹ

Bị sốt cũng là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai của bà bầu đấy. Tuy nhiên mẹ bầu tuyệt đối không thể chủ quan đấy nhé! Vì cơn sốt có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là cơn sốt đến từ các bệnh về đường hô hấp, tiết niệu hay đường ruột. Ngoài ra khi bị sốt sẽ dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu. Đây là cơ hội để các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập làm ảnh hưởng tới cả sức khỏe mẹ và bé

Mẹ bầu khi bị sốt có thể dẫn tới sinh non, sảy thai, dị tật bẩm sinh cho em bé,… Đặc biệt là vào giai đoạn bé đang phát triển thành cơ thể như tam cá nguyệt thứ nhất. Thì bị sốt khi mang thai lại càng nguy hơn rất nhiều.

Lời khuyên cho mẹ bầu:

Khi mẹ bầu bị sốt hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, để nhận được sự chữa trị kịp thời. Ngoài ra mẹ bầu cũng nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mình. Mẹ bầu nên uống đủ nước để bù cho lượng nước bị mất khi bị ốm. Ngoài ra mẹ nên bổ sung các loại Vitamin đến từ trái cây như thanh long, cam, ổi,… Các loại vitamin sẽ giúp cho mẹ bầu tăng sức đề kháng lên rất nhiều lần đấy. 

6. Đau núm ty

Đau núm ty là vấn đề sức khỏe mà mẹ bầu sẽ thường gặp phải khi mang thai. Nguyên nhân gây đau núm ty là do các nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ bầu thay đổi.  Khi các hormone này được tăng cao sẽ làm tăng lưu lượng máu. Đồng thời kích thích tuyến vú mẹ bầu nở ra. Cơn đau núm ty của mẹ bầu do sự căng cứng của bầu ngực mẹ bầu và sự cọ xát núm ty với áo ngực.

Đau núm ti
Đau núm ti

Cơn đau núm ty này sẽ xuất hiện ở những tuần đầu tiên của thai kỳ. Đặc biệt vào tuần thai thứ 8, ngực mẹ bầu sẽ căng cứng hơn trước nữa đấy! Sau đó cơn đau này sẽ chóng kết thúc. Và trở lại vào những tháng cuối thai kỳ.

Lời khuyên cho mẹ bầu:

Tuy chỉ là những vấn đề thường gặp khi mang thai. Thế nhưng điều này cũng sẽ gây cho mẹ bầu nhiều sự khó chịu phải không nào? Để hạn chế tình trạng trên, mẹ bầu nên thay đổi các loại áo ngực mềm mỏng hơn. 

Mẹ bầu cũng có thể tham khảo các loại kem dưỡng nhũ hoa dành cho bà bầu. Các loại kem dưỡng sẽ giúp nhũ hoa mẹ bầu làm dịu cơn đau nhức. Bên cạnh đó mẹ bầu nên ăn uống điều độ và tránh xa các loại đồ uống chứa cafein. Vì các loại đồ uống này sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy đau tức ngực hơn nhiều đấy!

7. Tiêu chảy 

Trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu sẽ thường xuyên xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Vấn đề này có thể xuất phát từ nhiều lý do. Có thể là do chế độ ăn uống của mẹ bầu, do các tác dụng phụ của thuốc hoặc có các bệnh đường ruột. 

tiêu chảy
tiêu chảy

Tuy tiêu chảy là một vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai. Nhưng nó cũng là biểu hiện của một số căn bệnh nguy hiểm. Mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ khi có các  triệu chứng như tiêu chảy nhiều lần trong ngày( quá ba lần), phân chứa máu, nôn mửa hoặc đau bụng kéo dài….

Lời khuyên cho mẹ bầu:

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi thật nhiều. Vào 3 tháng đầu tiên, bụng mẹ bầu sẽ khá nhạy cảm đấy. Thế nên mẹ bầu cần cẩn thận trong việc lựa chọn các thực phẩm và những món ăn hằng ngày. Mẹ bầu có thể ăn sữa chua để tăng các lợi khuẩn, probi tốt cho hệ tiêu hóa. Hãy thay đổi một chế độ ăn thật lành mạnh để tốt cho cả mẹ lẫn con mẹ bầu nhé. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng phải bổ sung đầy đủ nước để bù vào lượng nước bị mất đi do tiêu chảy đấy!

Trong thai kỳ, mẹ bầu của chúng sẽ thường gặp nhiều vấn đề khiến bản thân phải trăn trở và lo lắng. Hy vọng với sự chia sẻ về các vấn đề sức khỏe thường gặp của chúng tôi. Mẹ bầu có thể an tâm hơn trên hành trình mang thai của mình. Cầu chúc cho mẹ bầu và em bé luôn mạnh khỏe và xinh tươi.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Trong suốt thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Các loại rau tốt cho bà bầu với hàm lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất chính là nhóm thực phẩm rất cần thiết để tham khảo đưa ngay […]
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
Pháp danh là tên gọi của người Phật tử, thể hiện lý tưởng và nguyện vọng của người tu hành. Do đó, đặt tên pháp danh cho con gái thể hiện mong ước con có cuộc sống thanh tịnh, hạnh phúc, tránh được mọi sự ưu phiền. Nếu mẹ còn loay hoay chưa tìm được […]
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Việc tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất béo có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc chọn lựa các loại hạt giàu dinh dưỡng là một giải pháp hữu ích, giúp bổ sung năng lượng, chất xơ, các dạng vitamin và khoáng chất mà không tăng cao […]
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Lá lốt là một loại rau khá quen thuộc, tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho rất nhiều món ăn. Đặc biệt, chúng còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, với bà bầu, việc bổ sung bất kỳ loại thực […]
Các dấu hiệu đặc trưng nhất để mẹ nhận biết mình mang thai con trai hay con gái
Các dấu hiệu đặc trưng nhất để mẹ nhận biết mình mang thai con trai hay con gái
Trong hành trình mang thai diệu kỳ, việc nhận biết giới tính của em bé là một trong những điều tò mò và đặc biệt quan trọng đối với nhiều mẹ bầu. Dấu hiệu xuất hiện trong quá trình mang thai có thể là những gợi ý tiêu biểu, khiến cho việc đoán giới tính […]
55 tên đệm hay cho tên Hòa hay – nhiều ý nghĩa mới nhất 2023
55 tên đệm hay cho tên Hòa hay – nhiều ý nghĩa mới nhất 2023
Hòa là tên gọi thể hiện sự an lành, bình yên, con có cuộc đời tươi đẹp, nhưng mẹ không biết nên đặt tên đệm hay cho tên Hòa như thế nào để vừa ý nghĩa vừa đẹp. Đừng lo quá mẹ nhé, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi đó […]
Giỏ hàng 0