Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ sơ sinh thường đi ngoài nhiều lần trong một ngày. Đây là dấu hiệu của việc bé ăn no và thải những chất thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, việc trẻ 3 tháng đi ngoài sủi bọt lại là tình trạng đáng lo ngại. Cùng Mamamy tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm trẻ 3 tháng sủi bọt khi đi ngoài nhé!

1. Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần trong ngày?

Trẻ sơ sinh đi ngoài khá nhiều lần trong ngày và đây là chuyện hết sức bình thường
Trẻ sơ sinh đi ngoài khá nhiều lần trong ngày và đây là chuyện hết sức bình thường

Trẻ sơ sinh đi ngoài khá nhiều lần trong ngày và đây là chuyện hết sức bình thường. Vì khi trẻ đã ăn đầy đủ và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, trẻ sẽ thải chất thải ra ngoài.

Số lần đi ngoài của các trẻ 3 tháng tuổi là không giống nhau. Có trẻ đi 5 – 10 lần một ngày, nhưng cũng có những trẻ mỗi ngày chỉ đi 2 – 3 lần.

Mẹ có thể yên tâm nếu trẻ có tần suất đi ngoài ổn định, không có triệu chứng sốt, đau bụng, phân không có màu sắc và đặc điểm khác lạ,…

2. Nguyên nhân trẻ 3 tháng đi ngoài sủi bọt

Trẻ 3 tháng đi ngoài sủi bọt đôi khi là do có quá nhiều khí ở trong bụng và nó sẽ thoát ra mỗi khi bé đi ngoài
Trẻ 3 tháng đi ngoài sủi bọt đôi khi là do có quá nhiều khí ở trong bụng và nó sẽ thoát ra mỗi khi bé đi ngoài

Trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt thường do các nguyên nhân sau:

  • Hệ thống đường ruột và tiết niệu của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Vì vậy có thể xảy ra tình trạng phân có bọt khi đi ngoài.
  • Phân trẻ sơ sinh thường lỏng hơn. Vì vậy nếu sủi bọt có thể là do đường ruột của trẻ bị kích thích do không tiêu hoá được hết chất đường có trong sữa.
  • Trẻ 3 tháng đi ngoài sủi bọt đôi khi là do có quá nhiều khí ở trong bụng và nó sẽ thoát ra mỗi khi bé đi ngoài.
  • Do mẹ ăn một số loại thực phẩm, thức ăn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ.

3. Mẹ nên làm gì khi trẻ 3 tháng đi ngoài sủi bọt?

Mẹ không cần quá lo lắng khi thấy con đi ngoài ra bọt vì có thể bé bị nóng trong người hoặc sữa mẹ chưa đủ chất
Mẹ không cần quá lo lắng khi con đi ngoài ra bọt vì có thể bé bị nóng trong người hoặc sữa mẹ chưa đủ chất
  • Đối với Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

Trong trường hợp này, Mẹ không cần quá lo lắng khi thấy con đi ngoài ra bọt vì có thể bé bị nóng trong người hoặc sữa mẹ chưa đủ chất.

Do đó, điều cần làm là mẹ chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình với hàm lượng dinh dưỡng hợp lý, cho bé bú đúng tư thế là có thể cải thiện nhanh chóng.

  • Trường hợp Trẻ bú sữa công thức

Rất có thể nguyên nhân là do một trong các thành phần có trong sữa cho trẻ đang uống. Mẹ cần theo dõi và kiểm tra xem bé có bị dị ứng với loại sữa đang uống hay không.

Thông thường trẻ 3 tháng đi ngoài sủi bọt khoảng từ 2 – 3 ngày khi mới bắt đầu uống sữa công thức vì do hệ tiêu hóa của bé chưa thích nghi. Tuy nhiên, nếu tình trạng đi ngoài sủi bọt kéo dài, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc đổi loại sữa khác hợp với trẻ.

4. 3 mẹo chữa đi ngoài cho trẻ 3 tháng hiệu quả ngay tại nhà

Trong dân gian có rất nhiều mẹo hay được truyền lại từ ông cha đúc kết từ hàng ngàn năm
Trong dân gian có rất nhiều mẹo hay được truyền lại từ ông cha đúc kết từ hàng ngàn năm

Trong dân gian có rất nhiều mẹo hay được truyền lại từ ông cha đúc kết từ hàng ngàn năm, mẹ có thể sử dụng một số mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh dưới đây:

  • Sữa mẹ

Cách giảm tiêu chảy cho trẻ đầu tiên phải kể đến đó chính là sữa mẹ. Sữa mẹ là chất dinh dưỡng có đề kháng để trẻ chống lại những dấu hiệu bất thường. Để giảm tình trạng đi ngoài ở trẻ, mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên để giúp bé mau hồi phục và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trường hợp trẻ bú kết hợp, mẹ nên tăng cường cho bé ăn sữa mẹ và giảm lượng sữa công thức trong ngày.

  • Gừng tươi nướng

Không chỉ là một gia vị quen thuộc trong nhà bếp, gừng còn có rất nhiều công dụng hay trong y học, trong đó có tác dụng giảm tiêu chảy ở trẻ vô cùng hiệu quả.

Theo đó, mẹ đem gừng tươi nướng chín. Cạo sạch vỏ ngoài rồi cắt gừng thành từng lát mỏng. Khi cần dùng, mẹ cho vài lát gừng vào cốc nước nóng rồi cho bé uống khi còn ấm, dùng ngày từ 2 – 3 lần sẽ thấy hiệu quả.

  • Lá ổi

Rửa sạch 15 lá ổi, ngâm trong nước muối 30 phút sau đó vớt ra cho ráo nước. Cho lá ổi vào nồi cùng 1,5 cốc nước lọc rồi đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút. Lọc lấy nước rồi cho bé uống trong ngày.

5. Mẹ nên ăn gì để con không đi ngoài sủi bọt?

mẹ nên ăn những thực phẩm lành tính để con khỏe mạnh
Mẹ nên ăn những thực phẩm lành tính để con khỏe mạnh

Trong giai đoạn trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, mẹ nên ăn những thực phẩm lành tính để con khỏe mạnh và không có các dấu hiệu bất thường như đi ngoài sủi bọt.

Thực phẩm mẹ nên bổ sung như:

  • Gạo, bánh mì.
  • Sữa chua.
  • Chuối, táo.
  • Các loại rau, củ, quả.
  • Trứng nấu chín.
  • Thịt gà không có da.
  • Đậu trắng.
  • Nên uống nhiều nước.

6. Thực phẩm mẹ không nên ăn

Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm độc cho trẻ 3 tháng
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh dễ bị nhiễm độc cho trẻ 3 tháng
  • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm độc cho trẻ 3 tháng như như trứng vịt lộn, rau sống, gỏi cá, nem chua, các loại mắm…
  • Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, sữa, đậu nành…
  • Nhóm chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia, rượu, nước uống có gas.
  • Món ăn cay như tiêu, ớt; đồ ăn quá nhiều dầu mỡ.

Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt, mẹ thường rất lo lắng và đưa con đến bác sĩ ngay lập tức. Tuy nhiên, theo lời khuyên, nếu thấy con vẫn ăn ngủ tốt và lên cân đều đặn, mẹ không cần phải quá lo lắng và có thể hoàn toàn yên tâm. Chỉ những trường hợp trẻ 3 tháng đi ngoài sủi bọt nhiều lần, kéo dài kèm theo sốt, quấy khóc, mẹ mới cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị ngay lập tức.

Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng và những điều bố mẹ cần lưu ý[

Giải đáp] Bé 3 tháng bú ít mẹ nên xử lý như thế nào?

Nguồn tham khảo: Làm gì khi trẻ đi ngoài bị sủi bọt?

Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài, mẹ cứ đau đáu trong lòng chẳng biết như vậy có sao không, con yêu đang gặp phải chuyện gì. Đừng lo lắng quá nhé mẹ ơi, bài viết sẽ giải đáp tất tần tật cho mẹ ngay đây! 

Bé 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài
Bé 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài có sao không? Mách mẹ cách xử lý chuẩn khoa học

1. Bé 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài có sao không?

Nếu con yêu đã 5 ngày rồi vẫn chưa có dấu hiệu đi ngoài thì có thể là dấu hiệu về sức khỏe đó mẹ ơi. Bởi 2 tháng tuổi là thời điểm chuyển giao giữa hai giai đoạn sơ sinh và nhũ nhi (giai đoạn đầu đời sau sơ sinh). Lúc này, bé đã quen dần với cuộc sống ngoài bụng mẹ, hệ tiêu hóa non nớt cũng hấp thụ dinh dưỡng và đào thải cặn bẩn qua nước tiểu và phân. Do dó, bé 2 tháng thường đi ị 2 lần/ngày!

Bé 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài có sao không?
Bé 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài có sao không?

Tuy nhiên, bé 2 tháng tuổi 2 ngày không đi ngoài, thậm chí em bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài cũng không sao, vì còn tùy thuộc vào lượng sữa, thể trạng, cơ địa,… Nhưng nếu đã 5 ngày mà con vẫn chưa đi tiêu kèm theo những dấu hiệu đau bụng, phân vón cục, ra lắt nhắt thì khả năng cao con đang bị táo bón hoặc hệ tiêu hóa gặp trục trặc. 

Mẹ lưu ý khi bé không đi tiêu và bị đầy hơi
Mẹ lưu ý nếu con không đi tiêu và kèm theo những dấu hiệu đầy hơi, đau bụng

Lúc này, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân thật kỹ càng để đưa ra phương hướng xử lý, tránh tình trạng nghiêm trọng hơn khiến bé bé 2 tháng tuổi 6 ngày không đi ngoài, thậm chí là 7 ngày vẫn “áng binh bất động”.

Xem thêm: 

Bé 2 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Giải pháp cho trẻ thiếu ngủ

Bé 2 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ cần lưu ý điều gì khi chăm sóc?

2. 3 Nguyên nhân bé 2 tháng tuổi 5 ngày không ị 

Trước khi tìm biện pháp giải quyết khi bé 2 tháng tuổi không đi ngoài được, mẹ nên suy nghĩ xem liệu những hành động hay thói quen thường ngày dẫn đến tình trạng này. Khi đã biết được nguyên nhân mẹ sẽ dễ dàng “đối phó” hơn đó ạ:

Nguyên nhân bé 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài
nguyên nhân bé 2 tháng tuổi 5 ngày không ị

2.1. Đối với bé ti sữa mẹ

Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài ít do đâu mẹ nhỉ? Bé sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời thì rất ít gặp trường hợp táo bón bởi sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu sữa mẹ thay đổi thì tần suất đi ngoài của con cũng có thể sẽ thay đổi.

Bên cạnh đó, nếu nguồn sữa không đảm bảo dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến chất lượng đi ngoài của con đó mẹ ơi! Theo đó, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, mì cay,… hoặc chế độ ăn lạm dụng protein cũng ảnh hưởng đến nguồn sữa, khiến con thiếu chất này hụt chất kia, không thể tiêu hóa trơn tru.

Nguyên nhân bé ti sữa mẹ 2 tháng tuổi 5 ngày không ị
Đối với bé ti sữa mẹ

Ngoài ra, tháng thứ 2 là thời điểm sữa mẹ sẽ còn ít hoặc hoàn toàn hét colostrum (sữa non). Chất lỏng này giúp hệ miễn dịch của con khỏe mạnh, có thể chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên, sau khoảng 6 tuần, chất này sẽ không còn nữa như vậy thì con cũng đi ngoài ít hơn. Đó là nguyên nhân khiến cho bé 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài.

Sữa mẹ thiếu những chất thiết yếu cho bé
Có thể sữa mẹ thiếu những dưỡng chất thiết yếu đó mẹ ơi!

Xem thêm:

Mẹ cho con bú: TOP 5 thông tin quan trọng mẹ phải biết

Cách giúp mẹ nhiều sữa dễ dàng và nhanh chóng

2.2. Đối với bé ti sữa công thức

Những bé uống sữa công thức từ nhỏ sẽ hay gặp phải trường hợp xì hơi nhiều nhưng không đi ị, đó là vì con nuốt phải không khí trong khi bú. Và công thức sữa khiến con bị táo bón. Nếu bé 2 tháng tuổi 6 ngày không đi ngoài khi đang dùng sữa công thức thì mẹ cần phải chú ý.

Bé ti sữa công thức 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài
Đối với bé ti sữa công thức
Hàm lượng đạm casein cao khiến bé khó đi ị
Hàm lượng đạm casein cũng cao hơn so với sữa mẹ, dễ gây kết tủa trong dạ dày

Sai lầm trong cách pha sữa cũng có thể khiến con không thể đi tiêu thoải mái đó ạ! Nếu mẹ không làm đúng với chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ mà pha sữa đặc hơn bình thường sẽ gây ra tình trạng thiếu cân bằng. Khi sữa vào dạ dày sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc cật lực hơn để tiêu thụ hết số dưỡng chất đó, nếu không hấp thụ hết sẽ dẫn đến trướng bụng, đầy hơi, khiến con khó chịu và không thể đi ngoài.

Mẹ lưu ý khi pha sữa cho bé
Sai lầm trong cách pha sữa cũng có thể khiến con không thể đi tiêu thoải mái đó ạ!

Để kiểm tra xem con yêu có bị táo bón do ti sữa công thức hay không, mẹ cần “nằm lòng” những dấu hiệu sau: 

  • Con không muốn bú
  • Đi ngoài phân cứng, nhỏ
  • Khóc lóc hoặc khó chịu
  • Phân khô và có màu sẫm
  • Cực kỳ căng thẳng và đỏ người
  • Bé 2 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài

2.3. Mẹ không cấp đủ nước cho con

Con ti sữa mẹ mỗi ngày khiến mẹ nghĩ cơ thể con đã được cung cấp lượng nước đủ đầy, không cần phải bổ sung thêm. Đây là sai lầm tai hại đó mẹ ơi! Nếu không cung cấp đủ chất lỏng thì phân của con sẽ khô, cứng, không còn mềm mại như các em bé khác. Chúng sẽ “mắc kẹt” trong ruột già và khó bài tiết ra bên ngoài. Điều này không chỉ đúng với bé ti sữa mẹ mà còn với cả bé ti sữa công thức. Mẹ nên quan sát xem con có những biểu hiện nào dưới đây để điều chỉnh phù hợp nhé: 

Một nguyên nhân nữa cũng khiến cho bé 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài là do con không được cung cấp đủ chất lỏng
Mẹ không cấp đủ nước cho con

3.  5 giải pháp giúp mẹ đánh bay nỗi lo bé 2 tháng tuổi không đi ngoài

Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân khiến con yêu không thể đi ngoài, mẹ áp dụng ngay 4 phương pháp dưới đây để khắc phục nhé: 

3.1. Mẹ bổ sung thêm nhiều rau củ quả

Bổ sung nhiều rau củ cho bé
Mẹ bổ sung thêm nhiều rau củ quả

Để mẹ có cái nhìn khách quan và dễ hình dung hơn, Góc của mẹ sẽ gửi ngay 2 bài viết cực “xịn sò”: Sau sinh ăn gì để cả mẹ và con đều khỏe, Tháp dinh dưỡng cho mẹ sau sinh khoa học và đầy đủ. Chỉ cần nhấn vào đường link đính kèm là mẹ đã có thể xây dựng thực đơn chuẩn chỉnh, chẳng những giúp mẹ tăng cường sức khỏe mà còn cung cấp nguồn sữa dồi dào cho bé yêu đó ạ! 

3.2. Đổi sang loại sữa công thức mới mẹ nhé

Nếu đang dùng sữa công thức mà bé 2 tháng 5 ngày không ị thì mẹ lưu ý kiểm tra thành phần để có sự điều chỉnh h phù hợp nhất. Cụ thể, mẹ nên chọn loại sữa có nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa hoặc các men vi sinh hỗ trợ hoạt động của dạ dày, đường ruột. Trước khi đổi hẳn sang loại mới, mẹ nên cho con nhấp nháp khoảng 10-20ml và quan sát xem con có hợp sữa hay không rồi mới quyết định nhé! 

Thay đổi sữa công thức mới cho bé khi bé không hợp
Đổi sang loại sữa công thức mới mẹ nhé

3.3. Cho bé tập thể dục

Để giải quyết tình trạng bé 2 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài, thậm chí 5 ngày hay 7 ngày, mẹ nên tập cho bé những chuyển động nhỏ, vừa sức và vừa lứa tuổi. Một phương pháp cũng được nhiều mẹ áp dụng khi bé nhiều ngày không đi tiêu đó là di chuyển chân con theo chuyển động đạp xe. Động tác này hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa cho bé.

Cho bé tập thể dục
Cho con tập thể dục mẹ nhé

3.4. Mẹ kết hợp massage bụng cho con 

Mẹ có thể cho con tắm bằng nước ấm kết hợp xoa bóp bụng và cơ thể con. Như vậy sẽ giúp con thư giãn cũng như tạo điều kiện để mở các cơ đang bị căng ở bụng. Cách làm vô cùng đơn giản, đầu tiên mẹ nên tạo cho con tâm thế thoải mái, không gò ép con để tránh phản tác dụng. Tiếp đến mẹ kiểm tra nhiệt độ nước, đảm bảo giữ được độ âm ấm, không quá nóng, cũng không quá lạnh. Mẹ tắm cho con và massage khắp cơ thể bằng những chuyển động thật nhẹ nhàng, êm ái. 

Massage cho bé
Kết hợp massage bụng cho con

3.5. Nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ 

Trong trước hợp đã áp dụng mọi cách nhưng con vẫn không thể đi ngoài thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự tiện mua thuốc bên vì con sẽ dễ kích ứng, đau đầu, buồn nôn nếu không lựa chọn đúng. Bác sĩ sẽ xây dựng lộ trình cụ thể, đưa ra phương án thụt hậu môn hay uống thuốc để con nhanh đi tiêu trở lại nên mẹ đừng lo lắng quá nhé! 

Cho bé khám bác sĩ
Nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ

Xem thêm: Cách mát xa cho bé 2 tháng tuổi để bé phát triển hơn

Như vậy, việc bé 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài có phải là vấn đề nghiêm trọng hay không còn tùy thuộc vào tình trạng của từng bé khác nhau. Mẹ cần quan sát kĩ lưỡng để đưa ra kết luận đúng nhất. Nhưng ông bà ta có câu “phòng bệnh hay chữa bệnh”, thế nên mẹ lưu ý những giải pháp đã được Góc của mẹ gợi ý để bảo vệ sức khỏe con yêu nhé!

Trẻ 1 tháng tuổi là giai đoạn vô cùng nhạy cảm và dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa. Với những chị em lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ rất bỡ ngỡ không biết trẻ 1 tháng đi ngoài ngày mấy lần. Từ đó làm căn cứ để theo dõi sức khỏe của bé yêu. Bài viết dưới đây sẽ cùng các mẹ tìm lời giải đáp cho câu hỏi hóc búa này. Cùng theo dõi nhé!

1. Trẻ 1 tháng đi ngoài ngày mấy lần là bình thường?

Trẻ 1 tháng đi ngoài ngày mấy lần là bình thường?

Bố mẹ biết đấy, mỗi trẻ là một cá thể duy nhất. Bởi vậy, trẻ 1 tháng đi ngoài ngày mấy lần ở mỗi bé cũng sẽ có sự khác biệt. Đáp án cho câu hỏi phụ thuộc vào việc mẹ cho bé uống sữa bình hay sữa mẹ.

Còn nữa, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của mỗi bé ảnh hưởng không nhỏ tới số lần. Cụ thể như sau:

1.1. Trẻ 1 tháng bú sữa mẹ

Trẻ 1 tháng bú sữa mẹ

Thông thường, với trẻ 1 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn, số lần đi ngoài trong 1 ngày sẽ dao động trong khoảng từ 3-5 lần. Ở một số trường hợp trẻ có cơ địa hấp thu kém, có thể 2-3 ngày bé mới đi ngoài 1 lần. Trẻ 1 tháng tuổi bú sữa mẹ có phân dạng hơi sệt, màu vàng, đôi lúc sẽ lỏng. Biểu hiện này không có gì đáng lo ngại, bố mẹ chớ lo lắng!

1.2. Trẻ uống sữa công thức

Trẻ uống sữa công thức

Sử dụng sữa công thức, trẻ 1 tháng đi ngoài ngày mấy lần? Thực tế, thành phần của sữa công thức vẫn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của trẻ. Thế nhưng, hệ tiêu hóa ở trẻ 1 tháng tuổi còn khá non yếu, chưa có khả năng hấp thụ hết lượng dưỡng chất từ sữa.

Do đó, số lần đi đại tiện trong ngày sẽ ít hơn so với nhóm trẻ bú sữa mẹ, dao động từ 1-3 lần. Bên cạnh đó, kết cấu phân của trẻ bú sữa công thức cũng có sự khác biệt rõ rệt.

Những đứa trẻ này sẽ có phân màu nâu nhạt hoặc vàng xanh (tùy thuộc vào loại sữa mà bé uống), hơi nhão, có mùi khó chịu hơn. Trẻ 1 tháng tuổi bú sữa công thức sẽ có nguy cơ cao mắc chứng táo bón.

Do vậy, bố mẹ cần theo dõi tình trạng phân của bé để kịp thời phát hiện và có cách xử lý hiệu quả.

2. Trẻ 1 tháng tuổi 2-3 ngày đi ngoài 1 lần có đáng lo?

trẻ 1 tháng đi ngoài có bọt
Trẻ 1 tháng tuổi 2-3 ngày đi ngoài 1 lần có đáng lo?

Như đã nêu ở trên, tần suất trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu sau 2-3 ngày trẻ đi ngoài, tình trạng phân vẫn bình thường, mềm, không có mùi hôi khó chịu và trẻ vẫn có thể ăn uống khỏe mạnh. Thì mẹ không cần phải quá lo lắng.

Ngoài ra, trẻ đi ngoài ngày mấy lần mẹ có thể vận dụng một số mẹo nhỏ để kích thích bé đi ngoài. Chẳng hạn như dùng một chiếc tăm bông có thấm dầu rồi xoa lên hậu môn của bé một cách nhẹ nhàng. Áp dụng ngày 2 lần, sự tác động này chắc chắn sẽ giúp bé đi ngoài thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên lạm dụng cách này quá nhiều. Bởi cách này sẽ làm mất phải xạ rặn đi ngoài tự nhiên của trẻ.

Nếu trong trường hợp trẻ 2-3 ngày mới đi vệ sinh kèm theo các biểu hiện như khó đi đại tiện, rặn đỏ mặt, quấy khóc, phân rắn, khô, thậm chí có lẫn máu,… thì bố mẹ cần hết sức lưu ý.

Bởi, rất có khả năng bé đang mắc phải bệnh lý về tiêu hóa. Lúc này, phụ huynh cần đưa ngay bé tới bệnh viện để được kiểm tra và can thiệp các biện pháp điều trị kịp thời.

Về cơ bản, trẻ 1 tháng tuổi 2-3 ngày đi đại tiện 1 lần là điều bình thường. Song, nếu tình trạng này kéo dài liên tục, kèm theo các biểu hiện bất thường nêu trên, thì đây mới là trường hợp đáng lo ngại, bố mẹ cần can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

3. Biểu hiện đi ngoài ở trẻ 1 tháng đi ngoài ngày mấy lần được coi là bất thường

trẻ 1 tháng đi ngoài có bọt
Biểu hiện đi ngoài ở trẻ 1 tháng đi ngoài ngày mấy lần được coi là bất thường

Nếu kết cấu phân của trẻ có mùi hôi và màu khác với thường ngày, đồng thời tần suất đi ngoài của trẻ giảm hoặc tăng bất thường, thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo không tốt về sức khỏe của trẻ.

Dưới đây là một số biểu hiện trẻ 1 tháng đi ngoài ngày mấy lần được coi là bất thường mà mẹ cần lưu ý:

  • Số lần trẻ đi đại tiện ít, phân cứng và nhỏ. 3-5 ngày mới đi vệ sinh 1 lần, phân hoặc nhỏ hoặc quá lớn, cứng và khô, trẻ thường đau đớn và mếu máo khi mỗi lần đi đại tiện,… Với những biểu hiện này, khả năng cao là trẻ đã mắc chứng táo bón.
  • Phân có màu xanh lá. Trường hợp trẻ đi đại tiện nhiều lần trong ngày kèm theo phân có màu xanh lá thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhiễm trùng.
  • Đi ngoài phân có màu nhạt. Đây là một trong những dấu hiệu của đi ngoài phân sống, nên bố mẹ cần hết sức lưu ý.
  • Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có nhầy mũi. Nếu số lần vượt quá bình thường, kèm theo đó là tình trạng mất nước, mệt mỏi,.. thì nhiều khả năng trẻ đang bị tiêu chảy. Cách xử lý tốt nhất chính là đưa ngay trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ can thiệp.

4. Kết luận

trẻ 1 tháng đi ngoài có bọt
Trẻ 1 tháng đi ngoài

Trên đây là giải đáp trẻ 1 tháng đi ngoài ngày mấy lần”. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho mẹ trong hành trình nuôi dạy bé yêu. Chúc thiên thần nhỏ của mẹ luôn khỏe mạnh và mau lớn.

Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng và những điều bố mẹ cần lưu ý

Nguồn tham khảo: Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không?

Lười ăn, biếng ăn là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Bé lười ăn là khi con từ chối ăn, không hứng thú với ăn uống, ăn chậm, giảm vị giác.. Bữa ăn của trẻ biếng ăn thường kéo dài quá 30 phút. Điều này làm cho nhiều mẹ rất lo lắng vì trẻ biếng ăn sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Từ đó làm con chậm lớn, chậm phát triển hơn. Hơn nữa, nó cũng gây những hậu quá khó lường với sức khỏe của con. Chính vì vậy mà mẹ cần chuẩn bị thực đơn cho bé lười ăn để khắc phục tình trạng này. Hãy cũng tìm hiểu ngay sau đây mẹ nhé!

Tham khảo: Bé 6 tháng bú ít phải làm sao? Cùng mẹ giải quyết mọi vấn đề

1. Nguyên nhân dẫn đến trẻ lười ăn

Cho con vừa chơi vừa ăn, làm con bị phân tâm khỏi mục tiêu ăn uống
Bố mẹ không nên cho con vừa chơi vừa ăn, làm con bị phân tâm khỏi mục tiêu ăn uống

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ biếng ăn. Trong đó phải kể đến những nguyên nhân sau:

Do cách chăm sóc thiếu khoa học của gia đình:

  • Không rèn luyện thói quen tốt khi ăn cho con, để bé ăn chậm, ngậm thức ăn, lười nhai…
  • Cho con vừa chơi vừa ăn, làm con bị phân tâm khỏi mục tiêu ăn uống.
  • Không cho con ăn đúng bữa.
  • Chỉ cho con ăn món con thích.
  • Không cho con ăn chung với gia đình.
  • Cho con uống quá nhiều nước.
  • Bố mẹ không làm gương cho con.
  • Ép con ăn theo ý muốn, đặt ra những nguyên tắc cứng nhắc.

Do vấn đề sức khỏe:

  • Con bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới ăn uống không được ngon miệng.
  • Trẻ mọc răng làm sưng, đau…
  • Con bị thiếu máu, dẫn tới thiếu sắt nên mệt mỏi, chán ăn.
  • Trẻ bị nhiễm giun sán làm giảm hấp thụ dưỡng chất, không còn thèm ăn.
  • Con đang trong giai đoạn thay đổi sinh lý.
  • Thiếu vi chất dinh dưỡng kéo sài làm giảm cảm giác ngon miệng.

Để cải thiện tình trạng này, mẹ cần lên thực đơn cho bé lười ăn. Như vậy sẽ giúp con ngon miêng, có cảm giác thèm ăn trở lại.

2. Gợi ý thực đơn cho bé lười ăn

2.1. Củ cải, cà rốt hầm thịt bò

rong cà rốt lại chứa nhiều vitamin giúp ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy
Trong cà rốt lại chứa nhiều vitamin giúp ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy

Các khoáng chất có trong củ cải giúp tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng cho con. Trong cà rốt lại chứa nhiều vitamin giúp ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy. Kết hợp với thịt bò cực nhiều dinh dưỡng, đây chắc chắn là một món ăn vô cùng hấp dẫn trong thực đơn cho bé lười ăn.

Nguyên liệu:

  • Củ cải trắng
  • Cà rốt
  • Thịt bò
  • Hành lá
  • Nước sốt cà chua
  • Gia vị các loại

Cách chế biến:

  • Rửa sạch các nguyên liệu kĩ càng. Sau đó mẹ thái cà rốt và củ cải thành miếng vuông vừa ăn.
  • Cắt thịt bò thành từng miếng hình vuông rồi tẩm ướp gia vị.
  • Cho thịt bò lên bếp xào cho săn lại.
  • Cho tỏi và hành vào phi vàng, thêm nước sốt cà chua và thịt bò vào.
  • Đợi nước sôi, mẹ thêm cà rốt và củ cài vào.
  • Mẹ đun nhỏ lửa trong khoảng 70 phút cho thịt bò chín mềm. Nếu mẹ dùng nồi áp suất thì chỉ cần khoảng 30 phút.
  • Rắc thêm hành lá cho thơm mùi, mẹ múc ra bát và đem ra cho bé thưởng thức thôi.

2.2. Ngô xào thịt

Đây là món kích thích vị giác của trẻ nhờ chứa nhiều đạm và giàu dưỡng chất
Đây là món kích thích vị giác của trẻ nhờ chứa nhiều đạm và giàu dưỡng chất

Món tiếp theo trong thực đơn cho bé lười ăn là ngô xào thịt. Đây là món kích thích vị giác của trẻ nhờ chứa nhiều đạm và giàu dưỡng chất. Món ăn lạ miệng này sẽ giúp hấp dẫn bé, giảm tình trạng biếng ăn.

Nguyên liệu:

  • Ngô ngọt
  • Thịt lợn
  • Cà rốt
  • Gia vị các loại

Cách chế biến:

  • Đầu tiên mẹ thái thịt thành miếng mỏng rồi băm nhỏ.
  • Ngô mẹ tách hạt, chần qua nước nóng.
  • Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành hột lựu.
  • Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tỏ, sau đó mẹ cho ngô, thịt, cà rốt vào chảo. Đảo đều tay cho đến khi các nguyên liệu chín hẳn.
  • Nêm nếm gia vị vừa phải, thêm hành lá rồi tắt bếp.

2.3. Đậu phụ chiên thịt

Đậu phụ có khả năng giải nhiệt và rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé
Đậu phụ có khả năng giải nhiệt và rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Đậu phụ có khả năng giải nhiệt và rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Thịt cung cấp chất đạm đầy đủ khiến con ngon miệng hơn. Đây là một món chiên vô cùng ngon miệng cần có trong thực đơn cho bé lười ăn.

Nguyên liệu:

  • Đậu phụ
  • Thịt nạc
  • Trứng gà
  • Mộc nhĩ
  • Gia vị các loại

Cách chế biến:

  • Đậu phụ rửa sạch rồi nghiền nhuyễn.
  • Thịt xay hoặc băm nhỏ.
  • Hành lá và mộc nhĩ thái nhỏ.
  • Mẹ trộn tất cả các nguyên liệu trên với nhau. Đập vào một quả trứng gà và trộn đều để hỗn hợp kết dính với nhau. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Mẹ đeo găng tay thực phẩm, xoa chút dầu ăn để tránh bị dính. Viên các viên đậu phụ thành miếng tròn nhỏ vừa ăn.
  • Sau đó mẹ chiên các viên trong dầu sôi, đợi chín vàng đều là có thể gắp ra.

2.4. Sinh tố hoa quả

Mỗi loại hoa quả đều có công dụng riêng và vị ngon khác nhau
Mỗi loại hoa quả đều có công dụng riêng và vị ngon khác nhau

Trong thực đơn cho bé lười ăn không thể thiếu các món hoa quả đúng không mẹ? Mỗi loại hoa quả đều có công dụng riêng và vị ngon khác nhau. Nếu bé lười ăn hoa quả, mẹ có thể chế biến thành món sinh tố để con dễ ăn hơn. Hoặc mẹ có thể dầm hoa quả với sữa chua để làm món tráng miệng cho bé. Món này sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, kích thích vị giác của bé.

3. Một số lưu ý khi lên thực đơn cho bé lười ăn

  • Cần xây dựng thực đơn trên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
  • Mẹ nên sáng tạo thêm các món mới lạ để kích thích cảm giác thèm ăn của con.
  • Đa dạng trong cách chế biến đồ ăn cho con để thay đổi thường xuyên. Không lặp đi lặp lại sẽ khiến con mau chán.
  • Hạn chế cho con ăn đồ ăn vặt, bổ sung thêm trái cây hoặc sữa chua, nước quả…
  • Có thể sử dụng các sản phẩm kích thích ngon miệng cho con.

Con lười ăn luôn là nỗi lo lắng của các bà mẹ. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã biết cách chuẩn bị thực đơn cho bé lười ăn. Chúc mẹ thành công!

Nguồn tham khảo: Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

Bé ăn gì để tăng cân là một trong những mối quan tâm của các bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên, trước tiên bố mẹ cần tìm hiểu liệu con có thực sự suy dinh dưỡng hay chỉ là một đứa trẻ gầy còm. Nếu bé nhà mình không được mũm mĩm, nhưng vẫn khỏe mạnh. Điều này cho thấy trẻ đang phát triển bình thường. Ngược lại, trẻ béo phì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý hơn. Dưới đây là những công thức nấu ăn giúp bé tăng cân một cách tự nhiên khỏe mạnh. 

1. Những nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân

Những nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân
Những nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân

Trước khi tìm hiểu bé ăn gì để tăng cân. Có một vài nguyên nhân khiến bé nhẹ cân hơn những trẻ cùng lứa. Những nguyên nhân đó bao gồm: 

  • Di truyền: sự tăng cân của trẻ một phần phụ thuộc vào yếu tố di truyền. 
  • Chế độ ăn uống: ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc chế độ ăn không cân bằng.
  • Trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân.
  • Trao đổi chất hoạt động quá mức: Quá trình trao đổi chất hoạt động quá mức, khiến cơ thể trẻ không thể giữ lại bất kỳ dinh dưỡng và chất béo nào.
  • Bé kén ăn cũng tăng cân rất chậm.

Giờ mẹ đã biết những nguyên nhân khiến con nhẹ cân. Việc cho bé ăn gì để tăng cân lúc này là biện pháp đầu tiên mẹ nghĩ tới. Chỉ cần nhớ rằng điều này không có nghĩa là cho bé ăn vặt thường xuyên. Đồ ăn vặt có thể giúp bé tăng vài ký ở chỗ này hay chỗ kia. Nhưng nó xây dựng một thói quen ăn uống không lành mạnh ở trẻ. 

2. Bé ăn gì để tăng cân khỏe mạnh?

Có một số thực phẩm giúp bé tăng cân như trứng, bơ, khoai lang, chuối, kem sữa chua… Ở đây, Góc sẽ chia sẻ cho các mẹ công thức để tạo ra những món ăn thơm ngon, tập trung vào các thành phần dinh dưỡng giúp bé tăng cân một cách lành mạnh. 

2.1. Rau củ nghiền bơ sữa

Rau củ nghiền bơ sữa cho bé tăng cân khoẻ mạnh
Rau củ nghiền bơ sữa cho bé tăng cân khoẻ mạnh

Thành phần bao gồm 1 củ cà rốt, 1 củ khoai tây hoặc 1 củ khoai lang, 1 nắm đậu Hà lan và 1 thỏi phô mai con bò cười. Cà rốt, khoai lang đem rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt khúc. Hấp chín các loại rau củ đã chuẩn cho đến khi chín mềm (có thể dùng nĩa để thử). Tắt bếp để nguội trong vài phút. Sau khi nguội, cho hết các loại rau củ vào máy xay. Thêm phomai và một chút nước để hỗn hợp có độ sánh mịn như kem là được.

Xem thêm:

Làm sao để bé sơ sinh tăng cân nhanh và phát triển tốt

Sau sinh không nên ăn gì tốt cho cả mẹ và bé

2.2. Sữa chua bơ

Bơ và sữa chua Hy Lạp là hai thực phẩm giúp bé tăng cân hiệu quả. Dưới đây là công thức để kết hợp chúng với nhau. 

Thành phần bao gồm nửa cốc sữa chua Hy Lạp, nửa quả bơ nghiền. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, nghiền phần thịt bơ bằng nĩa. Tiếp đó, thêm nửa hộp sữa chua và trộn đều tất cả cùng nhau. Mẹ cũng có thể sử dụng máy xay nhuyễn để có được một hỗn hợp sánh mịn hơn. Cho bé dùng như một món ăn nhẹ ngọt ngào mẹ nhé!

2.3. Sữa chua vị trái cây

Sữa chua vị trái cây cho bé tăng cân khoẻ mạnh
Sữa chua vị trái cây cho bé tăng cân khoẻ mạnh

Sữa chua Hy Lạp mix cùng trái tươi là món tráng miệng khiến cả người lớn và trẻ nhỏ đều yêu thích. Thành phần gồm nửa cốc sữa chua Hy Lạp, 1 quả dâu tây hoặc một quả táo, hay bất cứ loại trái cây nào lành tính mà bé thích. Đầu tiên, đánh bông sữa chua, thêm loại trái cây yêu thích của bé vào và xay thật mịn bằng máy. Cho bé ăn gì để tăng cân một cách ngon miệng, thì không nên bỏ qua món sữa chua trái cây tươi mát này đâu nhé!

Lưu ý, không nên mua sữa chua có hương vị bán sẵn. Vì chúng chứa chất làm ngọt nhân tạo, dễ khiến bé béo phì. 

2.4. Chuối chiên

Chuối chiên cho bé tăng cân khoẻ mạnh
Chuối chiên cho bé tăng cân khoẻ mạnh

Chuối chiên là món ăn nhẹ đơn giản dành cho bé 1 tuổi mà mẹ có thể chọn sau mỗi bữa tối cho bé. Chuối cũng được biết đến là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng mà các bé nhẹ cân không nên bỏ qua trong thực đơn. 

Thành phần bao gồm 2 quả chuối, 1 muỗng cà phê bạch đậu khấu, bơ thực vật. Lột bỏ vỏ chuối, cắt lát chuối thành những khoanh tròn. Làm nóng chảo với một ít bơ thực vật hay bơ lạt. Áp chảo chuối và rắc một ít bột bạch đậu khấu lên chúng. Đây là một món ăn nhẹ thực sự rất ngon miệng dành cho bé yêu.

2.5. Sinh tố hồng xiêm

Hồng xiêm và sữa cũng không thể thiếu trong danh sách thực phẩm tăng cân cho bé. Sinh tố hồng xiêm chính là sự kết hợp tuyệt vời của hai thành phần này. Nguyên liệu khá dễ tìm, 1 quả hồng xiêm, nửa cốc sữa không đường, 20ml sữa đặc. Hồng xiêm chọc loại chín mềm, bỏ vỏ và hạt. Xay nhuyễn tất cả nguyên liệu trong máy sinh tố. Lấy ra ly và mẹ đã sẵn sàng phục vụ bé rồi đó.

Xem thêm:

9 cách chế biến chuối thành món ăn dặm gon tuyệt cho bé

Cách bảo quả đồ ăn dặm cho bé

Thực đơn cho bé 4 tháng bao gồm những gì?

2.6. Súp khoai tây phô mai

Súp khoai tây phô mai cho bé tăng cân khoẻ mạnh
Súp khoai tây phô mai cho bé tăng cân khoẻ mạnh

Không chỉ dành cho bé, món súp khoai tây này mẹ có thể nấu một nồi lớn dành cho cả nhà cũng rất tuyệt. Nguyên liệu gồm có: 4 củ khoai tây, 4 muỗng bơ, 1 củ hành tây, 2 cốc sữa, nửa chén phô mai, muối, tiêu và vài lá ngò.

Bắt đầu với việc nấu chảy bơ trong chảo, thêm hành tây đã cắt nhỏ. Thêm khoai tây đã cắt hạt lựu vào rồi xào với 1 chén nước lọc. Khi sôi, cho tiếp phô mai bào sợi, sữa và khuấy đều. Nấu cho đến khi món súp có độ sệt như kem. Rắc một vài sợi ngò là hoàn thành rồi đấy. Với món súp này, mẹ biết bé ăn gì để tăng cân một cách khỏe mạnh rồi nhỉ!

Nếu mẹ đang trên con đường tìm ra những thực đơn mới lạ và an toàn để giúp bé tăng cân khỏe mạnh mỗi ngày, thì không nên bỏ qua những công thức trên đâu nhé! Thêm chúng vào sổ tay nấu ăn của mẹ, và từ nay sẽ không cần phải lo lắng bé ăn gì để tăng cân nữa rồi!

Trong những năm tháng đầu đời, không thể tránh khỏi thời điểm con yêu bắt đầu mọc răng. Những chiếc răng sữa mới nhú đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của bé. Tuy nhiên khi bé mọc răng lại mang tới nhiều bất cập như sưng đau, ho, mệt mỏi… Điều này dẫn đến việc bé không muốn ăn, mất vị giác, bỏ bữa, quấy khóc. Vì vậy có thể dẫn đến con không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh. Việc lên thực đơn cho bé mọc răng là điều vô cùng cần thiết để giúp con vượt qua giai đoạn này. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé!

Xem thêm: Bé thay răng và những điều thú vị mà mẹ nên biết

1. Thực phẩm phù hợp với bé đang mọc răng

Thực phẩm phù hợp với bé đang mọc răng
Thực phẩm phù hợp với bé đang mọc răng

Thời kì mọc răng làm bé yêu trở nên mệt mỏi và khó chịu, thậm chí còn rơi vào tình trạng “sốt mọc răng”. Chính điều này khiến con không còn hứng thú với việc ăn uống. Nếu không được ăn uống đầy đủ, con sẽ không thể khỏe mạnh. Chính vì vậy mẹ cần lưu ý về những thực phẩm phù hợp để chuẩn bị thực đơn cho bé mọc răng.

  • Đồ ăn xay nhuyễn: loại thực phẩm này sẽ giúp bé không cần nhai, tránh cảm giác đau đớn ở lợi. Ccá loại thức ăn đều có thể nghiền nhuyễn giúp bé ăn dễ dàng hơn. Mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau củ hoặc xay với nước cho bé ăn.
  • Bánh ăn dặm: bánh này rất dễ mềm ra khi kết hợp với nước bọt trong miệng bé. Như vậy sẽ giúp con dễ ăn hơn.
  • Các loại rau nấu chín: mẹ nên hấp rau đến chín mềm để cho bé ăn khi mọc răng. Thói quen ăn rau xanh rất tốt cho sức khỏe của con. Ngoài ra, nó còn giúp cung cấp chất xơ và vitamin trong giai đoạn mọc răng của con.
  • Đồ uống mát: đây là thức uống giúp làm dịu cơn đau ở lợi cho con. Mẹ có thể cho bé uống nước hoặc nước ép trái cây pha với nước. Như vậy sẽ giúp bé bớt quấy khóc hơn.

Biết được bé ăn được gì, mẹ có thể chuẩn bị thực đơn cho bé mọc răng một cách tốt nhất.

2. Gợi ý thực đơn cho bé mọc răng

2.1. Khoai tây nghiền sữa

Khoai tây nghiền sữa
Khoai tây nghiền sữa

Đây là món ăn thích hợp cho thực đơn cho bé mọc răng. Khoai tây nghiền sữa có đủ độ mềm nhuyễn, mùi vị dễ chịu  giúp con ăn được dễ dàng. Ngoài ra trong khoia tây cũng có những dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.

Nguyên liệu:

  • 1 – 2 củ khoai tây
  • 50ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách chế biến:

  • Khoai tây mẹ gọt vỏ, rửa sạch và ngâm nước khoảng 30 phút.
  • Sau đó mẹ hấp khoai tây hoặc luộc chín kĩ.
  • Dùng thìa nghiền nhuyễn khoai hoặc xay bằng máy xay.
  • Trộn sữa mẹ với khoai tây rồi cho bé ăn. Món này thật đơn giản đúng không mẹ?

2.2. Cháo cải ngọt đậu phụ

Cháo cải ngọt đậu phụ
Cháo cải ngọt đậu phụ

Rau cải và đậu phụ đều là những nguyên liệu thanh mát, giúp bổ sung chất xơ cho bé. Món cháo này sẽ giúp con ăn ngon miệng, thích hợp với thực đơn cho bé mọc răng.

Nguyên liệu:

  • Vài nhánh rau cải ngọt
  • 50g đậu hũ non
  • Gạo

Cách chế biến:

  • Rau cải mẹ đem rửa sạch, luộc chín kĩ rồi cắt nhỏ. Đem xay nhuyễn bằng máy xay.
  • Chần đậu phụ non qua nức sôi rồi cũng đem nghiền nhuyễn qua rây.
  • Gạo mẹ nấu thành cháo, sau đó nghiền mịn,
  • Trộn đều các hỗn hợp với nhau, đảo đều. Thêm vào 1 thìa dầu ăn cho bé ăn dặm.
  • Múc ra bát và cho con ăn khi còn ấm.

2.3. Súp cà rốt với nước cốt dừa

Súp cà rốt với nước cốt dừa
Súp cà rốt với nước cốt dừa

Một món súp sền sệt thơm ngọt dễ ăn không thể thiếu trong thực đơn cho bé mọc răng đâu nha mẹ.

Nguyên liệu:

  • 1 – 2 củ cà rốt
  • 1 – 2 quả cam
  • 100ml nước dừa
  • Gia vị

Cách chế biến:

  • Cà rốt mẹ rửa sạch, gọt vỏ rồi nạo nhỏ.
  • Cam ép lấy nước.
  • Mẹ cho cam, cà rốt và nước cốt dừa vào nồi. Thêm chút nước ấm ngập nguyên liệu rồi đun sôi.
  • Đun khoảng 30 phút cho cà rốt chín nhừ, nêm gia vị vừa phải.
  • Tắt bếp khi nồi súp chín mềm, có dạng lỏng sền sệt. Mẹ có thể cho bé ăn cùng với bánh mì.

2.4. Sinh tố bơ chuối

Sinh tố bơ chuối
Sinh tố bơ chuối

Trong thực đơn cho bé mọc răng không thể thiếu một món tráng miệng cực ngon như sinh tố bơ chuối. Món ăn này sẽ làm con thích mê vì vị ngon hấp dẫn của bé. Hơn nữa, bơ và chuối đều là những loại quả có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu:

  • 1 quả chuối chín
  • 1 quả bơ chín
  • 1 hộp sữa chua không đường
  • 100ml sữa công thức
  • 1 thìa nước lọc

Cách làm:

  • Chuối lột vỏ sau đó xắt nhỏ. Mẹ lưu ý cần lột sạch lớp xơ dính trên phần thịt chuối.
  • Bơ bóc vỏ bỏ hạt, xắt thịt quả thành miếng.
  • Cho bơ, chuối, sữa chua, nước vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Đổ ra cốc và cho bé thưởng thức thôi nào!

3. Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho bé mọc răng

Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho bé mọc răng
Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho bé mọc răng
  • Chú ý không để con nhai một bên hàm. Việc này sẽ khiến tạo thành thói quen dẫn đến lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.
  • Bổ sung thức ăn cứng phù hợp cho con để giúp răng của con khỏe mạnh hơn. Việc này cũng sẽ giúp dạy con việc nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.
  • Tránh cho con mút ngón tay, ngậm ti giả, ngủ sấp, mím môi… khiến răng sữa dễ mọc lệch.
  • Mẹ nên thường xuyên ôm ấp và trò chuyện với trẻ để khiến con phân tâm khỏi sự sưng đau ở lợi khi mọc răng.

Khi con đang mọc răng cũng cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất bằng các cách phù hợp nhất. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã biết cách chuẩn bị thực đơn cho bé mọc răng. Chúc mẹ thành công!

Tham khảo: Hướng dẫn vệ sinh răng cho bé mới mọc răng

Nguồn tham khảo: Dinh dưỡng cho trẻ trong thời kỳ mọc răng.

Trẻ 2 tháng đi ngoài sủi bọt xuất hiện do những nguyên nhân chính như rối loạn tiêu hóa nhẹ hoặc bé bị nóng trong người. Cũng có thể là di đường ruột của con bị kích thích vì lượng đường từ sữa mẹ hoặc sữa công thức chưa được tiêu hóa hết. Khi con bị đi ngoài sủi bọt thì cha mẹ cần phải làm gì? Dưới đây sẽ là câu trả lời mà Góc của mẹ mang đến.

1. Các nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng đi ngoài sủi bọt

Các nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng đi ngoài sủi bọt

Trước khi tìm hiểu về cách điều trị, hãy cùng xem bé 2 tháng đi ngoài ngày mấy lần là bình thường. Và trẻ 2 tháng đi ngoài có bọt do những nguyên nhân nào.

2 tháng tuổi là con đã có thể đi phân sệt, có màu vàng đậm. Trẻ 2 tháng đi ngoài ngày mấy lần tùy vào lượng thức ăn cũng như khả năng hấp thu của con. Thông thường sẽ khoảng từ 5 đến 10 lần.

Bé 2 tháng đi ngoài màu xanh và sủi bọt thì đó là hiện tượng bất bình thường và do những nguyên nhân chính sau đây:

1.1 Trẻ bị nóng trong người

Nguyên nhân đầu tiên khiến cho trẻ 2 tháng đi ngoài sủi bọt đó là con bị nóng trong người. Việc mẹ cần phải làm đó là điều chỉnh lại chế độ sinh dưỡng của mình. Bởi mẹ ăn gì thì con cũng sẽ hấp thu các chất đó. Hãy ăn đồ mát, chất lượng và đảm bảo vệ sinh.

Trẻ bị nóng trong người

1.2 Đường ruột trẻ bị kích thích

Trẻ 2 tháng chỉ bú sữa mẹ chính vì thế mà phân sẽ lỏng, sền sệt và nhiều nước. Đây là hiện tượng hết sức bình thường. Nhưng nếu con đi ngoài có bọt thì khả năng cao là ruột của trẻ đã bị kích thích. Nguyên nhân chính là do lượng đường trong sữa mẹ còn chưa tiêu hóa được.

1.3 Trẻ 2 tháng đi ngoài sủi bọt do rối loạn tiêu hóa

Trẻ 2 tháng đi ngoài sủi bọt do rối loạn tiêu hóa

Đường ruột cũng như hệ tiêu hóa của con rất nhạy cảm. Nếu mẹ thay đổi chế độ ăn một cách đột ngột mà không hợp với con thì cũng rất dễ khiến cho trẻ bị đi ngoài sủi bọt. Điều này là do chất lượng sữa của mẹ đã có sự thay đổi khiến cho con rối loạn tiêu hóa.

1.4 Loạn khuẩn đường ruột vì thuốc

Những em bé phải sử dụng thuốc kháng sinh quá sớm cũng rất dễ bị đi ngoài sủi bọt. Thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi. Chúng hoàn toàn bình thường nếu như cha mẹ cho con sử dụng đúng liều lượng như những gì bác sĩ đã kê đơn. Nhưng chỉ cần quá liều một chút là cũng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ tự ý mua thuốc cam Đông y cho con uống. Điều này khiến cho con bị nhiễm chì gây rối loạn tiêu hóa. Nhưng lại nghĩ rằng do con uống thuốc kháng sinh và vi khuẩn nên bị đi ngoài sủi bọt.

Loạn khuẩn đường ruột vì thuốc

2. Cách điều trị khi trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài sủi bọt

Sau khi đã tìm hiểu xem trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần và nguyên nhân khiến cho con đi ngoài sủi bọt, mẹ cần thực hiện những cách sau đây để điều trị:

2.1 Mẹ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng mà mẹ ăn hằng ngày quyết định không nhỏ đến vấn đề tiêu hóa của con. Vì vậy cho nên nếu trẻ 2 tháng đi ngoài sủi bọt thì việc đầu tiên mẹ cần làm đó là thay đổi chế độ ăn hằng này của mình.

Các loại thực phẩm mà mẹ nên ăn là:

  • Gạo, bánh mì
  • Sữa chua
  • Chuối, táo
  • Các loại rau, củ, quả
  • Bánh quy
  • Trứng nấu chín
  • Khoai tây
  • Thịt gà không có da
  • Đậu trắng
  • Nên uống nhiều nước

Bên cạnh đó, cũng hãy hạn chế ăn các loại thức ăn sau:

  • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồ ăn dễ bị nhiễm độc như như: trứng vịt lộn, rau sống, gỏi cá, nem chua, các loại mắm…
  • Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho cả mẹ và con như đậu phộng, hải sản, sữa, đậu nành…
  • Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia, rượu, nước uống có gas.
  • Các món ăn cay. Đồ ăn quá nhiều dầu mỡ.

Chú ý, khi ăn bất cứ một loại thức ăn mới nào mẹ không nên ăn quá nhiều một lúc. Đồng thời thử phản ứng của con sau một thời gian mới ăn tiếp.

2.2 Chọn sữa công thức phù hợp không khiến cho trẻ 2 tháng đi ngoài sủi bọt

Chọn sữa công thức phù hợp không khiến cho trẻ 2 tháng đi ngoài sủi bọt

Đối với trẻ 2 tháng tuổi đã phải sử dụng sữa công thức thì mẹ cần phải kiểm tra xem thành phần của sữa có khiến con bị dị ứng không. Nên cho con thử trước 2 đến 3 ngày mới thay đổi sữa.

2.3 Hạn chế cho son sử dụng thuốc

Cơ thể của trẻ rất mẫn cảm vì thế mà không nên cho con uống quá nhiều thuốc. Điều này sẽ khiến con con mệt mỏi, không thể hấp thu được dinh dưỡng. Hạn chế dùng thuốc là hạn chế tình trạng trẻ 2 tháng đi ngoài sủi bọt.

Hạn chế cho son sử dụng thuốc

2.4 Đưa con đến gặp bác sĩ

Nếu em bé nhà bạn đi ngoài có bọt khoảng dưới 10 lần/ngày và vẫn ăn, ngủ bình thường thì không cần quá lo lắng mà đưa con đến gặp bác sĩ ngay. Nhưng nếu con càng ngày vàng mệt, cơ thể mất nước thì hãy đưa con đi khám.

Lúc này bác sĩ sẽ cho con sử dụng sản phẩm bù nước và điều trị tiêu chảy. Mẹ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn để chữa dứt điểm vấn đề này cho con.

Trẻ 2 tháng đi ngoài sủi bọt là hiện tượng rất dễ gặp phải. Vì thế, mẹ hãy ghi nhớ những điều trên để xử lý ngay khi con có biểu hiện.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng và những điều bố mẹ cần lưu ý.

Nguồn tham khảo: Trẻ đi ngoài phân nhầy và sủi bọt có nguy hiểm không?

Cân nặng của con luôn là điều mà các mẹ quan tâm hàng đầu. Tình trạng sức khỏe của con được phản ánh rất nhiều qua trọng lượng. Trong khi đó, trẻ phát triển bình thường thì tăng cân khá nhanh và đều đặn, phù hợp với độ tuổi. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Tình trạng này không hiếm gặp ở các bé đang trong độ tuổi ăn dặm. Điều đó khiến cho nhiều mẹ rất lo lắng vì cân nặng của con không được như ý muốn. Vậy thì, mẹ cần lưu ý ngay từ thực đơn cho bé chậm tăng cân để khắc phục điều này. Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé!

Tham khảo: Bật mí cách nấu cháo cua cho bé ăn dặm khiến con mê tít

1. Nguyên nhân bé chậm tăng cân, suy dinh dưỡng

Đây là tình trạng mà rất nhiều trẻ gặp phải trong quá trình phát triển
Đây là tình trạng mà rất nhiều trẻ gặp phải trong quá trình phát triển

Đây là tình trạng mà rất nhiều trẻ gặp phải trong quá trình phát triển. Thông thường, chỉ số cân nặng sẽ tăng đều đặn nếu như con đang phát triển bình thường. Con bị chậm tăng cân có nhiều lí do như sau:

  • Do bệnh lý: rối loại tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, nhiễm giun sán hay cảm cúm, mọc răng… Con mắc các bệnh này sẽ bị mệt mỏi, khó chịu bụng, căng trướng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, không hứng thú với đồ ăn.
  • Do biếng ăn: thường do tâm lý ham chơi nên con bị lười ăn. Hoặc do thay đổi môi trường đột ngột, xa mẹ hoặc đi nhà trẻ cũng khiến con bị lạ lẫm nên ăn ít hơn.
  • Không hợp khẩu vị thức ăn: đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến con biếng ăn. Thức ăn không hợp khẩu vị, món ăn lặp đi lặp lại sẽ khiến con mau chán.
  • Thiếu dinh dưỡng cần thiết: nếu con không được bổ sung đủ chất cũng sẽ dấn tới tình trạng chậm tăng cân.
  • Ít vận động: con ít vận động sẽ giảm trao đổi chất, ù lì, khó phát triển bình thường.

Mẹ cần theo dõi cân nặng của con thường xuyên để biết được con đang ở tình trạng nào. Nếu con đang chậm tăng cân, mẹ cần thay đổi thực đơn cho bé chậm tăng cân để khắc phục.

2. Gợi ý thực đơn cho bé chậm tăng cân hiệu quả

2.1. Cháo lươn khoai môn

Cháo lươn khoai môn
Cháo lươn khoai môn

Đi đầu thực đơn cho bé chậm tăng cân là món lươn. Lươn có hàm lượn dinh dưỡng cao, trong đó có nhiều protein, sắt và nhiều khoáng chất khác. Kết hợp với vị khoai môn béo ngậy, đây hứa hẹn sẽ là món ăn rất hấp dẫn với trẻ.

Nguyên liệu:

  • 200g thịt lươn
  • 100g gạo
  • 100g khoai môn
  • Hành tím, rau mùi, hành lá
  • Gia vị: dầu ăn, mắm, tiêu, hạt nêm…

Cách chế biến:

  • Đầu tiên mẹ vo sạch gạo, rồi nấu thành cháo. Cháo sôi, cho khoai môn đã thái nhỏ vào nấu nhừ.
  • Lượn luộc kĩ, lọc hết xương. Sau đó ướp với gia vị cho thấm đều.
  • Bắc chảo, phi thơm hành tím. Cho lươn vào đảo đều đến khi thấy mùi thơm.
  • Đổ thịt lươn đã xào vào nồi cháo, trộn đều.
  • Khi cho con ăn, mẹ có thể rắc thêm hành lá hoặc rau mùi để thêm phần hấp dẫn.

2.2. Cháo cua biển cà rốt

Cháo cua biển cà rốt
Cháo cua biển cà rốt

Hải sản cũng góp phần quan trọng trong thực đơn cho bé chậm tăng cân. Trong hải sản có hàm lượng protein đáng kể giúp con phát triển nhanh về cả chiều cao và cân nặng.

Nguyên liệu:

  • 100g thịt cua
  • 1 củ cà rốt
  • Nửa trái ngô
  • Rau mùi, hành khô
  • 100g gạo
  • Gia vị

Cách chế biến:

  • Luộc cua với sả và gừng, sau đó mẹ gỡ thịt cua cẩn thận để tránh sót vỏ cua.
  • Gỡ hạt bắp rồi xay nhuyễn với nước.
  • Vo sạch gạo rồi cho lên bếp nấu thành cháo cùng với ngô xay.
  • Cà rốt mẹ hấp chín nhừ rồi dằm nhuyễn, cho vào nồi cháo khi đã chín.
  • Xé tơi thịt cua, cho vào chảo xào nhanh với hành khô.
  • Múc cháo ra bát rồi rắc thịt cua xào lên trên.

2.3. Cháo thịt bò bông cải xanh

Cháo thịt bò bông cải xanh
Cháo thịt bò bông cải xanh

Thịt bò là một trong những món không thể thiếu trong thực đơn cho bé chậm tăng cân. Thịt bò rất giàu protein, sắt và các khoáng chất thiết yếu. Bông cải xanh thì cung cấp rất nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất.

Nguyên liệu:

  • 50g thịt bò
  • 50g bông cải xanh
  • 20g gạo nếp
  • 50g gạo tẻ
  • Gia vị các loại

Cách chế biến:

  • Đầu tiên mẹ vo sạch gạo rồi đem nấu thành cháo như trên.
  • Rửa sạch thịt bò, băm nhỏ.
  • Bông cải xanh rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Sau đó cắt nhỏ vừa ăn.
  • Bắc chảo lên bếp, xào thơm thịt bò với hành tây. Thịt bò chín, mẹ cho bông cải xanh vào xào cùng, nêm nếm cho vừa miệng.
  • Cho phần xào vào cháo vừa nấu, trộn đề, đun sôi rồi tắt bếp.
  • Múc ra bát cho bé ăn.

3. Lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho bé chậm tăng cân

Lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho bé chậm tăng cân
Lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho bé chậm tăng cân

Để con tăng cân một cách hiệu quả, mẹ cần lưu ý những điều sau đây khi chuẩn bị thực đơn cho con:

  • Cho con tham gia chuẩn bị bữa ăn cùng cha mẹ. Việc này sẽ khiến con cảm thấy thích thú và hào hứng hơn. Từ đó dẫn tới bữa ăn ngon miệng hơn với bé.
  • Để con quyết định thực đơn của mình. Như vậy sẽ khiến con chọn được món mình thích và có trách nhiêm hơn trng bữa ăn.
  • Trang trí món ăn hấp dẫn sẽ khiến bé ăn ngon hơn.
  • Cho bé ăn cùng gia đình để tạo cảm giác thích thú cho con.

Việc con chậm tăng cân chắc hẳn khiến cho nhiều mẹ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên việc gì cũng đều có thể khắc phục. Hy vọng qua bài viết này me có thể lên được thực đơn cho bé chậm tăng cân một cách hiệu quả. Chúc mẹ thành công!

Xem thêm: Dạy mẹ cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm, giúp bé ăn ngon mỗi ngày

Nguồn tham khảo: Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón là tình trạng khá thường xuyên gặp ở trẻ. Thói quen sinh hoạt có thể là một nguyên nhân. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cho bé mới chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này. Táo bón gây khó khăn cho bé trong quá trình phát triển thể chất. Mẹ cũng vất vả hơn nhiều khi bé bị khó đi vệ sinh. Chỉ cần nắm được tình trạng và nguyên nhân, mẹ sẽ dễ dàng cùng bé thoát khỏi “cơn ác mộng” này.

1. Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón khi nào?

Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón khi nào?

Thông thường, bé 2 tháng tuổi đại tiện trung bình từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Phân của trẻ thường có màu hoa cải, mùi chua. Ngoài ra, phân bình thường luôn tồn tại ở dạng mềm, nát. Nếu trẻ bú sữa mẹ, trẻ ít khi gặp phải các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Từ đó, phân của trẻ cũng ở trạng thái bình thường. Nhưng nếu nguồn sữa mẹ không đủ, không có sẵn hoặc chậm, bé sẽ phải dùng sữa công thức. Theo dõi từ các chuyên gia cho thấy, phân của trẻ 2 tháng bị táo bón thường rất rắn, khô cứng, dạng cục. Mùi phân của trẻ cũng rất khó chịu chứ không còn chua như bình thường.

Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón khi nào?

Ngoài tình trạng của phân, mẹ cũng cần chú ý về tần suất và hành vi đi vệ sinh của bé. Nếu bé phải rặn khi đi đại tiện, đồng thời tần suất đi giảm xuống khoảng 3 ngày/lần, rất có khả năng bé 2 tháng bị táo bón. Trong một tuần, có bé còn đi đại tiện không quá 2 lần. Vấn đề táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi không phải là hiếm gặp. Hầu hết bố mẹ khi mới sinh con đều phải đối mặt với vấn đề này. Đặc biệt là với các bé không chịu bú mẹ, hoặc nguồn sữa mẹ không đủ cho nhu cầu của bé. Nhưng không phải cứ ít đi ngoài đã là táo bón. Nếu bé đi 3 ngày/lần mà phân mềm là bình thường. Có bé đi 1-2 lần/ngày nhưng phân khô cứng đã được coi là táo bón.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ em 2 tháng tuổi bị táo bón

2.1. Trẻ bị thiếu nước

Trẻ bị thiếu nước

Nếu bé bị thiếu nước, cơ thể sẽ hấp thụ nước từ mọi nguồn để bù đắp. Kể cả phân trong đường ruột của bé cũng sẽ bị hấp thụ nước. Điều này làm cho phân của trẻ 2 tháng bị táo bón trở nên khô cứng, biến thành dạng cục, mất đi độ mềm. Bé dễ dàng gặp khó khăn khi đại tiện, nhiều khi phải rặn rất lâu mới có thể đi được.

Xem thêm:

Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh

Làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

2.2. Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón do uống sữa công thức

Sữa mẹ luôn được coi là “thần dược” cho sức khỏe của bé. Khi bú sữa mẹ, bé có thể thu nạp được protein, chất xơ, nước, thành phần cân bằng chất béo,… Những chất dinh dưỡng này cùng với nước làm cho phân của bé luôn luôn mềm. Ngược lại, sữa công thức lại không có được điều ấy. Sữa công thức mang lại nguy cơ cao táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi.

Tình trạng này xảy ra do một số dòng protein có trong sữa công thức. Các loại protein này làm giảm đi hiệu quả tiêu hóa của trẻ. Do đó, khả năng phân của trẻ bị xanh, rắn cục rất dễ xảy ra. Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón phần lớn là do hệ quả của việc lạm dụng sữa công thức.

2.3. Trẻ mắc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa

Trẻ mắc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa
  • Bệnh cường giáp: đây là căn bệnh làm giảm nhu động ruột, đồng thời dẫn đến nhiều triệu chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
  • Bệnh phì đại tràng bẩm sinh hoặc bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh: còn có tên gọi khác là Hirschsprung, bệnh này làm ruột già của bé bị thiếu đi tế bào hạch. Từ đó, ruột già không nhận được tín hiệu chỉ huy từ não bộ để hoạt động tiêu hóa đúng cách.
  • Bệnh đái tháo đường: nhiều nghiên cứu cho thấy căn bệnh này có thể xuất hiện ở trẻ từ khi bẩm sinh, gây ra các triệu chứng táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi.
  • Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh: bại não, chậm phát triển, bệnh cột sống,… làm cho trẻ gặp khó khăn khi vận động, có hoạt động ruột bất bình thường hoặc thiếu đi sự phối hợp giữa các cơ quan để ruột hoạt động.

2.4. Do chế độ ăn uống của mẹ làm trẻ em 2 tháng tuổi bị táo bón

Khi mẹ ăn nhiều đồ cay nóng và khó tiêu, các chất có hại cho cơ thể bé cũng sẽ có mặt trong sữa mẹ. Trong khi đây lại là nguồn dinh dưỡng hàng ngày của bé 2 tháng tuổi. Bé dễ dàng bị tiếp nhận các chất có hại này. Ngoài ra, mẹ ăn thiếu chất xơ, sinh hoạt không điều độ,… cũng dễ làm bé 2 tháng bị táo bón.

3. Cách khắc phục táo bón cho trẻ

3.1. Mẹ nên lưu ý đến các triệu chứng khi còn sớm

Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón có thể khắc phục hay không, phần lớn là do sự chăm chút của mẹ. Nếu mẹ chú ý sớm đến các triệu chứng táo bón ở trẻ, bệnh lý này có thể được ngăn chặn sớm. Trong trường hợp bé đã bị táo bón hơn 2 tuần, hoặc kèm theo cả sốt, nôn, phân có máu, nứt hậu môn,… thì cần phải được đưa đi khám ngay. Khi mới phát hiện ra tình trạng táo bón, mẹ có thể tự khắc phục bằng nhiều cách tại nhà.

Cách khắc phục táo bón cho trẻ

3.2. Cách khắc phục táo bón ở trẻ

  • Cho bé bú đủ: bổ sung nước cho cơ thể bé. Lúc này bé chưa thể uống nước được, nên bú mẹ là phương án tốt nhất.
  • Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ: tăng chất xơ từ rau củ quả, uống nhiều nước, tránh đồ ăn cay nóng, các chất kích thích,…
  • Nếu trẻ bị táo bón do sữa công thức, mẹ hãy tìm loại sữa phù hợp hơn cho bé.
  • Massage bụng cho bé: dùng 3 ngón tay chụm lại, xoa vùng bụng xung quanh rốn đồng thời ấn nhẹ. Cứ 3 phút một lần, mẹ lặp lại động tác này để kích thích ruột tiêu hóa thức ăn còn thừa.
  • Ngâm hậu môn bằng nước ấm: nước ấm có thể kích thích cơ vòng hậu môn, giúp bé đi đại tiện dễ hơn. Mỗi lần ngâm nước ấm chỉ nên kéo dài không quá 5 phút, thực hiện 1-2 lần/ngày.

Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón là triệu chứng gần như trẻ nào cũng mắc phải. Bé táo bón khiến cơ thể khó chịu, không tiếp nhận thêm dinh dưỡng. Đôi khi bé còn quấy khóc rất nhiều. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Chỉ cần nắm vững nguyên nhân và giải pháp, chứng táo bón ở trẻ sẽ dễ dàng bị đẩy lùi.

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tao-bon-o-tre-so-sinh-2-thang/?link_type=related_posts

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/infant-constipation/faq-20058519

https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/nhi-khoa/van-de-tieu-hoa-tre-em/tre-so-sinh-bi-tao-bon-va-cach-chua

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu rất dễ gặp phải các vấn đề về đường hô hấp. Trong đó phải kể đến hiện tượng ho. Trẻ 2 tháng tuổi bị ho thường do những nguyên nhân nào và cách giải quyết ra sao? Sau đây sẽ là hướng dẫn dành cho các mẹ. Ghi nhớ để xử lý kịp thời nếu con bạn gặp phải tình trạng này nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng tuổi bị ho

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng tuổi bị ho

Bé 2 tháng tuổi bị ho do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu sẽ là vì cơ thể phản ứng lại với các yếu tố từ môi trường cũng như sự xâm nhập của các dị vật bên ngoài. Cụ thể là:

1.1 Nguyên nhân từ đường hô hấp trên của bé

Bé 2 tháng bị ho với nguyên nhân từ đường hồ hấp trên thường sẽ gặp phải những bệnh lý là: Cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang. Biểu hiện sẽ là: ho khan, ho có đàm, thấy có dịch tiết chảy từ xoang hoặc mũi ra.

Cơ quan của đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với không khiến cho chúng bị viêm nhiễm dẫn đến ho. Nguyên nhân này thường xuất hiện trong thời điểm giao mùa hoặc môi trường ẩm thấp và không đảm bảo vệ sinh.

1.2 Nguyên nhân từ đường hô hấp dưới của bé

Trẻ 2 tháng bị ho do đường hô hấp dưới là xuất phát từ những nguyên nhân cj thể sau:

  • Viêm thanh quản dẫn đến khàn tiếng
  • Ho khan, ho vang dội ong ỏng
  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi
  • Viêm tiểu phế quản
  • Bệnh hen ho có đàm

Những em bé nào có sức đề kháng yếu sẽ rất dễ bị tấn công bởi khói bụi, ô nhiễm dẫn đến các hiện tượng trên. Trẻ 2 tháng tuổi bị ho bởi nguyên nhân từ đường hô hấp dưới thường sẽ nghiêm trọng. Vì thế mẹ cần chú ý để đưa con đi khám sớm.

1.3 Nguyên nhân khác khiến trẻ 2 tháng tuổi bị ho

Các nguyên nhân khiến cho trẻ em 2 tháng tuổi bị ho khác như: bệnh trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng, các tác nhân vật lý, hóa học gây ra.

2. Phân biệt các loại ho thông thường ở bé

Bé 2 tháng tuổi bị ho có nhiều loại khác nhau. Để xử lý triệt để, mẹ cần nhận biết các loại ho mà con gặp phải. Sau đây là gợi ý dành cho mẹ.

2.1 Trẻ bị ho khan từng cơn

Phân biệt các loại ho thông thường ở bé

Nguyên nhân của hiện tượng này là do đường hô hấp trên bao gồm mũi và cổ họng bị nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, ho khan cũng có thể là báo hiệu của các bệnh liên quan đến đường hô hấp dưới ví dụ như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Vì thế, mẹ không nên chủ quan khi con bị ho khan. Cần xử lý triệt để ngay từ sớm.

2.2 Bé 2 tháng ho có đờm

Trẻ 2 tháng ho có đờm là hiện tượng xuất hiện khi có chất dịch nhầy ở đường hô hấp dưới của bé. Nguyên nhân của hiện tượng này là do con bị viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và bệnh hen suyễn. Con sẽ bị đờm làm cho ngứa cổ và ho liên tục để loại bỏ chất dịch này.

Phân biệt các loại ho thông thường ở bé

2.3 Trẻ 2 tháng tuổi bị ho gà

Khi bị ho gà, bé nhà bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng giống như bị cảm lạnh. Nhưng cơn ho càng ngày càng nặng và thường xuất hiện vào ban đêm.

Âm thanh mà em bé 2 tháng tuổi bị ho gà phát ra sẽ giống những tiếng rít. Đồng thời kèm theo khó thở và mặt của con dần trở nên tím tái do thiếu oxy.

2.4 Bé 2 tháng bị ho sổ mũi

Một loại ho nữa mà nhiều trẻ cũng gặp phải là ho sổ mũi. Trẻ 2 tháng ho sổ mũi nguyên nhân chính thường sẽ do thời tiết thay đổi, vi khuẩn xâm nhập làm cho con có dịch nhầy ở mũi. Con ho và kèm theo cả khó thở. Chú ý khi cho con ăn vì vừa ăn con vừa thở bằng miệng rất dễ bị sặc.

3. Trẻ 2 tháng tuổi bị ho chữa như thế nào?

Tùy theo nguyên nhân cũng như loại ho mà con gặp phải chúng ta sẽ có những cách chữa khác nhau mẹ nhé. Cụ thể là:

3.1 Trẻ bị ho do cảm lạnh, cảm cúm

  • Mẹ hãy cho con bú thường xuyên hơn để làm loãng đờm và con ho dễ dàng hơn.
  • Đồng thời thực hiện vỗ rung long đờm cho con.
  • Vệ sinh mũi thường xuyên ngày 2 lần bằng nước muối sinh lý.
  • Điều chỉnh nhiệt độ và gió nơi con nằm.
Trẻ 2 tháng tuổi bị ho chữa như thế nào?

3.2 Trẻ 2 tháng tuổi bị ho do viêm phổi

  • Bật máy làm ẩm không khí ở trong phòng giúp con dễ chịu.
  • Tắm cho con trong phòng kín bằng nước ấm để bé hít thở không khí ấm.

3.3 Trẻ ho do viêm phế quán

Khi trẻ bị viêm phế quản tốt nhất cha mẹ hãy cho con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà khiến cho bệnh của con ngày càng nghiêm trọng hơn.

3.4 Trẻ 2 tháng tuổi bị ho gà

Trẻ 2 tháng tuổi bị ho gà cần phải nhập viện ngay nếu không con sẽ ngừng thở và nguy hiểm đến tính mạng.

3.5 Trẻ bị ho do sặc hoặc hóc dị vật

Cho con nằm úp ở trên tay và vỗ vào cương bả vai giúp tống dị vật ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Sau đó hãy đưa con đến cơ sở ý tế gần nhất. Tuyệt đối không tự lấy tay để gắp dị vật khiến chúng tọt vào bên trong đường thở của con.

Trên đây là nguyên nhân cũng như cách xử lý khi trẻ 2 tháng tuổi bị ho. Mẹ hãy ghi nhớ để dùng khi cần nhé.

Nguồn tham khảo: Trẻ bị ho – nguyên do không thể coi thường.

Giỏ hàng 0