Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ 1 tháng tuổi mẹ còn rất bỡ ngỡ trong việc chăm sóc con, cho con bú. Chính vì vậy không thể tránh khỏi một vài vấn đề trong đó có hiện tượng sôi bụng. Bé 1 tháng bị sôi bụng nguyên nhân do đâu, có những dấu hiệu nhận biết như thế nào và xử lý ra sao? Hãy cùng Góc của mẹ đi tìm câu trả lời nhé.

1. Nguyên nhân bé 1 tháng bị sôi bụng

Trẻ 1 tháng tuổi nói riêng và trẻ sơ sinh nói chung bị sôi bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ 1 tháng tuổi nói riêng và trẻ sơ sinh nói chung bị sôi bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ 1 tháng tuổi nói riêng và trẻ sơ sinh nói chung bị sôi bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng chủ yếu là do tắc nghẽn lượng khí ở các nếp gấp đường ruột hoặc ở bất cứ một vị trí nào đó của cơ quan tiêu hóa. Chúng có thể xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

1.1. Sữa mẹ có vấn đề do thức ăn

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho con khi mới chào đời. Hằng ngày mẹ ăn những loại thực phẩm như thế nào thì con cũng sẽ tiếp nhận nguồn dinh dưỡng như vậy.

Vì thế, nếu mẹ ăn những loại thức ăn lạ hoặc đồ ăn có quá nhiều đạm, dầu mỡ, cay nóng, gỏi, tái thì sẽ là nguyên nhân chính khiến cho chất lượng sữa bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến cho bé bú vào sẽ dễ bị sôi bụng và đi ngoài.

1.2. Bé bú không đúng cách, không đúng tư thế

Nguyên nhân bé 1 tháng bị sôi bụng
Nguyên nhân bé 1 tháng bị sôi bụng

Nguyên nhân tiếp theo khiến cho bé 1 tháng bị sôi bụng là do mẹ cho con bú không đúng tư thế. Sữa mẹ chảy quá nhanh hoặc quá chậm mà mẹ chưa biết cách điều tết sao cho phù hợp với con khiến cho trẻ nuốt quá nhiều không khí vào trong dạ dày. Như vậy thì con cũng rất dễ bị sôi bụng.

Có những bé mẹ ít sữa, không đủ cung cấp và phải bú bình, khi pha sữa cho con mẹ pha không đúng tỉ lệ cũng khiến trẻ gặp phải hiện tượng trên. Ngoài ra, mẹ vệ sinh bình sữa và các dụng cụ không đảm bảo vệ sinh con cũng dễ bị sôi bụng.

1.3. Trẻ không hấp thụ được lactose – nguyên nhân bé 1 tháng bị sôi bụng

Lactose chính là đường ở trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Những em bé nào phải bú sữa ngoài sớm trong khi cơ thể không sản xuất đủ enzyme cho quá trình tiêu hóa lactose thì sẽ dẫn đến tình trạng sôi bụng.

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh sôi bụng

Con quấy khóc và khó chịu đặc biệt là vào ban đêm và không muốn bú
Con quấy khóc và khó chịu đặc biệt là vào ban đêm và không muốn bú

Bé 1 tháng bị sôi bụng có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Bụng con phát ra âm thanh kiểu ùng ục hoặc ọc ọc.
  • Trước và sau khi bú con thường xuyên bị nôn trớ hoặc ọc sữa.
  • Con quấy khóc và khó chịu đặc biệt là vào ban đêm và không muốn bú.
  • Trẻ xuất hiện các hiện tương tiêu chảy, đi ngoài.
  • Con bị đầy hơi, chướng bụng và ợ hơi.

3. Cách xử lý khi bé 1 tháng bị sôi bụng

Cách xử lý khi bé 1 tháng bị sôi bụng
Cách xử lý khi bé 1 tháng bị sôi bụng

Em bé của mẹ bị sôi bụng thì phải giải quyết như thế nào? Có bao nhiêu nguyên nhân khiến con bị sôi bụng thì sẽ có bấy nhiêu cách xử lý. Sau đây sẽ là một vài cách mà mẹ có thể áp dụng.

3.1. Chế độ ăn uống của mẹ

Như đã nói ở trên, bé 1 tháng bị sôi bụng là do mẹ ăn đồ ăn khó tiêu và con không hấp thụ được. Chính vì vậy, khi thấy trẻ bị sôi bụng, xì hơi nhiều và thường xuyên đi ngoài thì mẹ cần phải sắp xếp lại chế độ ăn của mình sao cho phù hợp nhất.

Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, cà chua, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, các sản phẩm từ đậu nành… Nên bổ sung thêm nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày.

3.2. Thay đổi tư thế cho trẻ bú hạn chế tình trạng bé 1 tháng bị sôi bụng

Trong thời gian trẻ bú nếu thấy con quấy khóc, mẹ hãy nhanh chóng thay đổi tư thế. Trước hết, hãy đặt bé lên cai sau đó vỗ nhẹ vào phần lưng để cong có thể ợ hơi. Hoặc cho con nằm ngửa sau đó nhẹ nhàng gập 2 bên đầu gối của con liên tục.

Đối với trẻ bú bình thì mẹ hãy chọn cho con núm vú có size vừa phải. Có chức năng chống sặc và đấy hơi ví dụ như sản phẩm bình sữa của Mamamy.

3.3. Tới bệnh viện thăm khám nếu trẻ sôi bụng kéo dài

Mẹ đã làm cả 2 cách trên mà hiện tượng bé 1 tháng bị sôi bụng không giảm thì tốt nhất là hãy đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

4. Phòng ngừa bé sơ sinh bị sôi bụng

Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời
Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời

Mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa hiện tượng trẻ bị sôi bụng nhờ vào những cách sau đây:

  • Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời. Nếu sữa mẹ không về đủ thì có thể cho con bú nhiều lần trong ngày.
  • Nếu bắt buộc phải sử dụng sữa công thức thì mẹ cần phải tìm hiểu kỹ thành phần sản phẩm. Sau đó là pha chế theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Chú ý là chọn loại sữa có hàm lượng lactose thấp để con tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Quan tâm đến chế độ ăn uống của mẹ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng cung cấp cho con. Mẹ hãy ăn nhiều hoa quả và uống ít nhất 2 lít nước 1 ngày.

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến hiện tượng bé 1 tháng bị sôi bụng. Mẹ cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm ra cách chữa trị sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Từ đó hạn chế việc khiến con bị khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển.

Xem thêm:

Top 4 thông tin mẹ nhất định phải biết về trẻ sơ sinh sôi bụng.

Trẻ ăn dặm bị sôi bụng cha mẹ cần làm gì?

Nguồn tham khảo: Bé bị sôi bụng là do đâu?

Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt là tình trạng cơ thể của trẻ phản ứng lại với các tác nhân lạ từ bên ngoài môi trường. Khi nhiệt độ cơ thể tăng, hệ miễn dịch của bé đang chống lại các tác nhân này. Từ đó, bé 2 tháng bị sốt tùy từng mức độ phản ứng. Mẹ cần phải làm gì để giúp bé hạ sốt một cách nhanh chóng mà không nguy hiểm? Hãy cùng khám phá những sự thật xung quanh phản ứng sốt và cách xử lý tốt nhất nhé!

1. Hiện tượng sốt là gì? Nguyên nhân trẻ 2 tháng bị sốt?

1.1. Giải mã hiện tượng sốt ở trẻ 2 tháng

Mẹ nên cho bé nghe nhạc
Mẹ nên cho bé nghe nhạc

Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt là tình trạng sẽ xảy ra rất nhiều ở lứa tuổi này. Mới chào đời được 2 tháng, cơ thể bé còn rất yếu ớt. Hệ miễn dịch chưa được phát triển đầy đủ khiến bé dễ bị tổn thương. Các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn, bệnh tật,… dễ dàng tấn công cơ thể của bé. Thật may mắn, vì cơ thể con người rất thông minh. Hệ miễn dịch có thể chống lại các tác nhân này thông qua phản ứng tự vệ sốt. Sốt giúp cơ thể bé tăng nhiệt, hạn chế sự phát triển của mầm bệnh. Vậy nên, mẹ không nên quá lo lắng khi bé 2 tháng bị sốt. Đó chính là biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch của bé đang hoạt động rất tốt.

Xem thêm:

Chia sẻ cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cùng mẹ

Hướng dẫn mẹ làm sao chăm sóc trẻ 6 tháng bị sốt tại nhà

1.2. Nguyên nhân trẻ 2 tháng tuổi bị sốt

Trong nhiều trường hợp, bé 2 tháng bị sốt do cảm lạnh, đau họng hoặc nhiễm trùng. Nhiễm trùng tai thường là nguyên nhân phổ biến khi trẻ 2 tháng tuổi bị sốt vì nhiễm trùng. Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến bé sốt là do mất nước. Tuy nhiên, không phải cứ thấy nhiệt độ bé tăng cao là đã sốt. Cũng như chưa chắc nhiệt độ cơ thể tăng vì các tác nhân gây bệnh. Có thể đơn giản là nhiệt độ trong phòng đang quá nóng. Thậm chí, nếu mẹ mặc nhiều lớp áo quần cho bé, cơ thể cũng sẽ bị nóng lên. Mẹ cần phải đảm bảo chắc chắn yếu tố tác động mình có thể kiểm soát được, trước khi kết luận bé đang bị mầm bệnh tấn công.

Một nguyên nhân nữa cũng dẫn đến việc bé 2 tháng tuổi bị sốt, đó là do tiêm phòng. Thời điểm mới ra đời, bé phải đi tiêm phòng rất nhiều. Chắc chắn mẹ sẽ biết việc bị sốt sau khi tiêm là phản ứng phụ hết sức bình thường của con người. Ngay cả người lớn cũng có thể gặp tình trạng này. Do đó, sau khi đưa bé đi tiêm phòng, mẹ cũng cần theo dõi sát sao để nắm bắt được tình hình. Nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào nghiêm trọng và không nằm trong cảnh báo, mẹ cần kịp thời liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để xử lý.

Khăn ướt mamamy chủ động ngừa hăm
Khăn ướt mamamy chủ động ngừa hăm

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ 2 tháng bị sốt?

Mẹ cần lưu ý theo dõi thêm và đánh giá xem phòng có đang nóng quá, hoặc bé đang mặc nhiều quần áo quá hay không
Mẹ cần lưu ý theo dõi thêm và đánh giá xem phòng có đang nóng quá, hoặc bé đang mặc nhiều quần áo quá hay không

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, nhiệt độ cơ thể bé trong trạng thái bình thường nằm ở mức từ 36 đến 37 độ C. Mức nhiệt này cao hơn so với trung bình người lớn. Khi bé 2 tháng tuổi sốt 37.5 đến 38 độ C, chưa thể chắc chắn rằng trẻ 2 tháng tuổi bị sốt. Mẹ cần lưu ý theo dõi thêm và đánh giá xem phòng có đang nóng quá, hoặc bé đang mặc nhiều quần áo quá hay không. Khi trẻ 2 tháng sốt 38 độ trở lên, đây là trường hợp mẹ cần theo dõi cẩn thận. Trẻ 2 tháng bị sốt còn đi kèm thêm một vài biểu hiện khác như: da đỏ hoặc nhợt nhạt, nôn mửa, bỏ ăn, mơ màng, tiêu chảy. Với các trường hợp sốt cao, bé ho và khó thở.

3. Cách dùng cặp nhiệt độ chính xác

Cặp nhiệt độ là cách dễ dàng và đỡ tốn thời gian nhất để nhận biết nhiệt độ cơ thể của bé
Cặp nhiệt độ là cách dễ dàng và đỡ tốn thời gian nhất để nhận biết nhiệt độ cơ thể của bé

Cặp nhiệt độ là cách dễ dàng và đỡ tốn thời gian nhất để nhận biết nhiệt độ cơ thể của bé. Từ đó, mẹ có thể phán đoán xem trẻ 2 tháng tuổi bị sốt cao hay không. Thông thường, trẻ bị sốt thường được đo nhiệt độ ở trán, tai, nách và hậu môn. Ngoài hậu môn, thì những vị trí còn lại rất dễ cho ra kết quả sai lệch. Nhất là khi mẹ dùng nhiệt kế điện tử, nhiệt độ cho ra có thể chênh đáng kể với nhiệt độ thực tế. Chính vì vậy, Góc của mẹ khuyên mẹ nên sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ ở vùng hậu môn. Nhiệt độ cho ra lúc này là chính xác nhất, tránh gây tâm lý hoang mang hoặc chủ quan do sai lệch kết quả.

4. Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt, mẹ phải xử trí ra sao?

4.1. Bước xử lý cơ bản đầu tiên

Bước xử lý cơ bản đầu tiên
Bước xử lý cơ bản đầu tiên

Chưa cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sỹ hay các cơ sở y tế, đây là các bước mẹ có thể thực hiện ngay khi bé sốt dưới 38 độ C:

  • Trước tiên, mẹ mở hé cửa sổ cho phòng thông thoáng, tránh cảm giác nóng bức và bí bách. Mẹ cũng có thể bật quạt hoặc điều hòa với mức nhiệt độ vừa phải, tùy theo điều kiện thời tiết khi trẻ 2 tháng tuổi bị sốt.
  • Mẹ điều chỉnh lại lượng quần áo bé đang mặc xem có cần cởi bỏ bớt hay không. Nên ưu tiên quần áo mềm mại và thoáng mát để trẻ tự hạ nhiệt.
  • Mẹ dùng khăn mềm thấm nước ấm và lau người, đắp lên trán cho bé.
  • Bổ sung nước cho cơ thể của bé. Khi bé 2 tháng bị sốt, mẹ chỉ có thể cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn, bởi bé chưa uống được nước.

Đó là những cách xử lý cơ bản khi bé đang sốt dưới 38 độ C. Bé 2 tháng tuổi bị sốt rất nguy hiểm, nếu mẹ thấy nhiệt độ trên 39 độ C, cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

4.2. Trẻ 2 tháng sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc?

Nếu mẹ đã thực hiện đủ các bước trên mà bé vẫn không hạ nhiệt độ, mẹ có thể thử dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt trên 38.5 và dưới 39 độ C. Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt nên được cho hạ sốt bằng acetaminophen (paracetamol) hơn là ibuprofen. Mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc hạ sốt có thành phần aspirin nhé. Về liều lượng uống, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có trong mỗi hộp thuốc, mục đích là để phù hợp với cân nặng của trẻ. Nếu sau 30 phút uống thuốc mà trẻ vẫn không đỡ, đồng thời nhiệt độ chạm ngưỡng 39 độ C, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để an tâm.

4.3. Trẻ 2 tháng có dùng được miếng dán hạ sốt không?

Thực chất, miếng dán hạ sốt lại không hề có tác dụng hạ sốt như quảng cáo
Thực chất, miếng dán hạ sốt lại không hề có tác dụng hạ sốt như quảng cáo

Thực chất, miếng dán hạ sốt lại không hề có tác dụng hạ sốt như quảng cáo. WHO chưa bao giờ khuyên bố mẹ nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ em. Phương pháp này chỉ có tác dụng tản nhiệt tạm thời, làm mát vùng da có miếng dán. Nhiều miếng dán còn có cả tinh chất bạc hà. Chất này không hề tốt cho làn da của bé, dễ gây kích ứng. Ngoài ra miếng dán cũng làm mẹ bị chủ quan, bởi thực chất cơ thể của bé vẫn nóng, chỉ được làm mát vùng da đắp miếng dán. Chính vì vậy, tốt nhất mẹ không nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ khi còn quá nhỏ.

Để có thể xử lý nhanh chóng và kịp thời khi trẻ 2 tháng tuổi bị sốt, mẹ cần phải có kỹ năng cơ bản về việc chăm sóc trẻ. Không vội vàng và quá lo lắng, nhưng cũng không nên chủ quan khi nhiệt độ của bé tăng cao. Chỉ cần mẹ theo dõi thường xuyên nhiệt độ, thực hiện đúng theo các chỉ dẫn là đã yên tâm về sức khỏe của bé. Trong các trường hợp đặc biệt, mẹ cần liên hệ ngay với bác sỹ gia đình hoặc cơ quan y tế gần nhất để bé được thăm khám kịp thời.

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-gi-khi-tre-so-sinh-bi-sot/

https://www.healthline.com/health/parenting/baby-fever-101

https://www.webmd.com/parenting/baby/fever-in-babies#1

Ăn vặt luôn là niềm đam mê muôn thuở của trẻ con. Chắc hẳn các bé lúc nào cũng thích những món bánh trái hay đồ ăn vặt vì sự mới lạ và ngon miệng của chúng. Tuy nhiên, không phải đồ ăn vặt nào cũng tốt. Các loại bim bim, bánh trái nếu ăn quá nhiều sẽ rất dễ khiến con bị béo phì hay tiểu đường. Lượng calo mà đồ ăn vặt mang lại là rất lớn. Không chỉ vậy, trên thị trường còn xuất hiện nhiều đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc. Trong khi đó, trứng gà là loại thực phẩm rất tốt với bé. Vậy tại sao mẹ không thử làm món ăn vặt từ trứng gà cho con ăn nhỉ? Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tham khảo một số món ăn vặt này nhé!

Xem thêm: Top các món cháo trứng cho bé ăn dặm bổ dưỡng mà bố mẹ không thể bỏ qua

1. Thành phần dinh dưỡng của trứng gà

Trứng gà là một loại thực phẩm rất quen thuộc với đời sống hàng ngày
Trứng gà là một loại thực phẩm rất quen thuộc với đời sống hàng ngày

Trứng gà là một loại thực phẩm rất quen thuộc với đời sống hàng ngày. Sự thơm ngon mà trứng gà mang lại là không thể phủ nhận. Nó có hàm lượng dinh dưỡng cao, mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong 1 quả trứng khoảng 100gr có chứa những dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 166kcal
  • Protein: 14,8g
  • Chất béo: 11,6g
  • Glucid: 0,5g
  • Vitamin: folate, B12, A, D, K…
  • Chất khoáng: canxi, sắt, kali, kẽm, magie…
  • Không có chứa chất xơ

Trong trứng gà có chứa hầu hết các loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Dinh dưỡng của trứng khá cân đối và ổn định. Đặc biệt trứng có lượng protein cao và tốt cho sức khỏe. Nó cung cấp các loại acid amin tốt nhất và toàn diện nhất, hay bị thiếu hụt trong các loại thực phẩm khác như: tryptophan, cystein, methionin, arginin, lecithin quý. Vì vậy mẹ hoàn toàn có thể làm món ăn vặt từ trứng gà cho bé yêu nhà mình.

Nguồn tham khảo: Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà 

2. Lợi ích của trứng đối với trẻ nhỏ

Lợi ích của trứng đối với trẻ nhỏ
Lợi ích của trứng đối với trẻ nhỏ

Trứng gà mang tới cho trẻ rất nhiều công dụng:

  • Giúp tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của con. Trong lòng đỏ trứng có chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, selenium để hỗ trợ miễn dịch. Longtf trắng trứng lại chưuá nhiều protein, kali giupws các cơ quan và tế bào hoạt động một cách hiệu quả.
  • Phát triển trí não nhờ hàm lượn cholesterol và choline có trong trứng. Đây là cholesterol tốt giúp ản sinh nhiều hormone. Choline giúp phát triển trí não và tốt cho tim mạch.
  • Hỗ trợ phát triển xương và cung cấp năng lượng cho con. Hệ thống xương của con được phát triển tốt hơn nhờ các vitamin có trong trứng. Protein giúp cung cấp năng lượng khỏe mạnh cho bé.
  • Trứng rất tốt cho hệ tim mạch của trẻ nhỏ. Ăn trứng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, đột quỵ và đau tim.

Với những lợi ích mà trứng mang lại, mẹ còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào làm món ăn vặt từ trứng gà cho con nào?

3. Cách làm món ăn vặt từ trứng gà cho trẻ

3.1. Làm món ăn vặt từ trứng gà: Bánh bông lan trứng gà

Bánh bông lan trứng gà
Bánh bông lan trứng gà

Đây là một món ăn vặt từ trứng gà cực ngon mà mẹ có thể tự làm vô cùng đơn giản.

Nguyên liệu

  • 200gr bột mì
  • 4 quả trứng gà
  • 5 muỗng sữa
  • Bơ lại, nho, phô mai

Cách làm 

  • Đầu tiên, mẹ trộn đều bột mì, trứng và sữa.
  • Dùng máy đánh trứng đánh liên tục trong 5 phút cho tới khi hỗn hợp sệt và bông.
  • Chuẩn bị khay nướng bánh, mẹ lấy bơ thoa đều mặt trong khay.
  • Cho bột vào khay, sau đó rải đều nho khô và phô mai lên mặt bánh.
  • Mẹ nướng bánh trong lò ở nhiệt độ 220*C trong vòng 20 phú cho đến khi bánh chín và vàng đều.
  • Để nguội bánh và lấy ra khỏi khay, cho bé ăn.

3.2. Trứng chiên bọt biển mềm xốp

Trứng chiên bọt biển mềm xốp
Trứng chiên bọt biển mềm xốp

Nguyên liệu

  • 2 – 3 quả trứng gà tùy vào sức ăn của con
  • Muối, đường

Cách làm 

  • Đầu tiên mẹ tách lòng trắng và lòng đỏ trứng riêng. Cho muối vào lòng đỏ, cho đường vào lòng trắng.
  • Đánh tan lòng đỏ nhẹ nhàng bằng thìa hoặc dĩa. Với lòng trắng mẹ dùng máy đánh trứng đánh bông lên như kem.
  • Trộn đều nhẹ tay lòng đỏ với lòng trắng.
  • Cho một chút bơ lên chảo và chiên trứng như bình thường. Mẹ để lửa nhỏ, đậy vung vài phút cho trứng chín. Trứng được xử lí kiểu này sẽ mềm xốp hơn cách làm thông thường đó.

3.3. Làm món ăn vặt từ trứng gà: Bánh trứng nướng nhân mặn

Bánh trứng nướng nhân mặn
Bánh trứng nướng nhân mặn

Đây là cách làm món ăn vặt từ trứng gà rất lạ miệng và thơm ngon mẹ có thể thử.

Nguyên liệu

  • 1 ít thịt bò băm nhuyễn
  • 1 củ khoai lang hoặc khoai tây
  • Lòng đỏ trứng gà
  • Gia vị

Cách làm 

  • Ướp thịt bò với tương, dầu ăn, hành tỏi.
  • Mẹ cắt khoai thành hột lựu vừa ăn.
  • Cho thịt bò và khoai vào chảo xào chín với bơ.
  • Sau đó, mẹ cho phần xào vào khuôn hoặc chén chịu nhiệt. Rót lòng đỏ trứng đã đánh tan đến đầy xăm xắp mặt.
  • Cho vào lò nướng trong 20 phút với nhiệt độ 150*C. Lấy bánh ra đợi nguội bớt rồi cho bé ăn.

3.4. Bánh xèo trứng gà rau củ

Bánh xèo trứng gà rau củ
Bánh xèo trứng gà rau củ

Nguyên liệu

  • 40gr bột gạo
  • 7gr bột năng
  • Bột nghệ
  • Rau củ tùy chọn
  • 1 quả trứng gà
  • Dầu mè

Cách làm 

  • Đầu tiên mẹ hòa tan bột gạo với nước, thêm bột năng để tạo độ dẻo. Rồi thêm chút bột nghệ tạo màu, trộn đều.
  • Rau củ mẹ đem thái nhỏ, trứng gà đánh đều, cho vào hỗn hợp bột. Sau đó mẹ thêm chút gia vị vừa ăn vào trộn đều lên.
  • Quét một lớp dầu mỏng lên chảo rồi đổ bột từ từ vào. Để lớp bột mỏng vừa đủ cho bánh chín vàng đều.
  • Khi ăn, mẹ có thể cho con chấm thêm nước tương để vừa miệng hơn.

Hy vọng rằng qua bài viết này mẹ đã biết cách làm món ăn vặt từ trứng gà cho con. Chúc mẹ thành công!

Tham khảo: Các công thức nấu cháo gà cho bé ăn dặm dành cho mẹ yêu

Trẻ sơ sinh nếu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp rất dễ gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Trong đó, táo bón là tình trạng dễ gặp nhất ở các con. Vậy mẹ cần lên thực đơn cho bé 8 tháng bị táo bón như thế nào là tốt?

1. Nguyên nhân trẻ 8 tháng bị táo bón

1.1 Trẻ bị thiếu chất xơ

Trẻ bị thiếu chất xơ
Trẻ bị thiếu chất xơ

Đây là nguyên nhân phổ biến khiễn các bé 8 tháng bị táo bón. Như các Mẹ biết thì chất xơ có tác dụng chính là giữ nước, làm mềm phân. Do vậy, nếu bé thiếu chất xơ, phân sẽ trở nên khô cứng, vón cục. Tình trạng này này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và gây ra chứng táo bón ở trẻ.

1.2 Trẻ chưa quen ăn dặm

Trẻ chưa quen ăn dặm
Trẻ chưa quen ăn dặm

Trẻ lên 8 tháng sẽ bắt đầu tập ăn dặm bên cạnh việc bú sữa mẹ. Tuy nhiên, khi mới chuyển từ ăn sữa sang ăn dặm cũng có thể gây táo bón cho bé. Đồ ăn dặm sẽ đặc hơn sữa khiến hệ tiêu hóa của con chưa kịp làm quen. Như vậy, khả năng cao bé bị rối loạn tiêu hóa, dẫn tới tình trạng khó tiêu và táo bón.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Trẻ ăn dặm bị táo bón: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

7 vấn đề thường gặp khi cho trẻ ăn dặm và cách giải quyết

1.3 Trẻ đang gặp vấn đề về tiêu hóa

Trẻ đang gặp vấn đề về tiêu hóa
Trẻ đang gặp vấn đề về tiêu hóa

Khi ốm, sốt, mệt… các cơ quan trong cơ thể bé sẽ bị suy giảm chức năng. Và hệ tiêu hóa đường ruột cũng không ngoại lệ. Điều này sẽ khiến quá trình bài tiết của bé gặp vấn đề, tiêu biểu là táo bón.

Ngoài ra, vấn đề của hệ tiêu hóa có thể do một số bệnh, dị tật gây ra như: tổn thương bẩm sinh ở đại tràng, đại tràng phình lớn

2. Triệu chứng khi bé bị táo bón

Khi bé 8 tháng bị táo bón, mẹ sẽ thấy phân của bé tròn, cứng giống như viên bi
Khi bé 8 tháng bị táo bón, mẹ sẽ thấy phân của bé tròn, cứng giống như viên bi

Khi bé 8 tháng bị táo bón, mẹ sẽ thấy phân của bé tròn, cứng giống như viên bi. Con sẽ đi ngoài ít hơn bình thường, dấu hiệu bất thường Mẹ có thể để ý là trung bình bé đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần.

Bên cạnh tần suất đi ngoài giảm, bé sẽ có một vài biểu hiện khó chịu khi đi ngoài như uốn cong lưng, nhón gót, rặn, vặn vẹo. Tong một số trường hợp, phân đi ngoài sẽ có lẫn vệt máu. Đây là một biểu hiện của tình trạng phân cứng, vón thành cục làm rách hậu môn khi con rặn. Trường hợp này sẽ dễ nhận biết vì bé sẽ quấy khóc bất thường khi đi ngoài và sẽ nín sau khi đi ra ngoài được.

Khi bị táo bón, tâm tính của con cũng sẽ thay đổi tệ hơn so với bình thường. Bé sẽ tỏ ra cáu gắt, bồn chồn và đau bụng trước khi đi ngoài. Một số bé sẽ kém ăn, chán ăn trước khi đi ngoài được. Nếu tình trạng táo bón nặng, bé có thể bị tắc ruột và có thể sẽ có tình trạng bé són phân trong quần mà không hay biết.

3. Thực đơn cho bé 8 tháng bị táo bón

Khi bé 8 tháng bị táo bón, mẹ hãy điều chỉnh lại thực đơn ăn dặm cho con sao cho phù hợp. Đầu tiên, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn và bổ sung chất xơ cho cơ thể. Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn trong một ngày. Vì như thế bé không bị no quá hay đói quá, và việc tiêu hóa cũng tốt hơn.

Về thực phẩm trong thực đơn ăn dặm, Mẹ nên đổi bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột gạo cho con ăn. Bên cạnh đó, Mẹ hãy bổ sung những loại rau củ chứa nhiều chất xơ như cải bó xôi, bông cải, khoai lang… Tuy nhiên, Mẹ lưu ý nên chế biến rau củ chín đều và nghiền nát trước khi cho bé ăn.

3.1 Chế biến bột rau củ cho bé tuổi ăn dặm hay bị táo bón

Chế biến bột rau củ cho bé tuổi ăn dặm hay bị táo bón
Chế biến bột rau củ cho bé tuổi ăn dặm hay bị táo bón

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Cà rốt, hoa lơ trắng
  • 100g Khoai tây
  • 1 quả cà chưa
  • Nước
  • Đường trắng (hoặc muối tinh)
    Cách làm:

Cách làm:

  • Khoai tây sơ chế loại bỏ những chấm đen rồi rửa thật sạch. Sau đó, mẹ cho khoảng 120ml nước vào đun đến khi chín nhừ sau đó đem đi nghiền nhuyễn.
  • Trần cà chua qua nước sôi. Sau đó, Mẹ hãy rửa lại bằng nước lọc, bóc vỏ, bỏ hạt, rồi thái nhỏ. Rồi Mẹ đêm vào nồi đun nhỏ trong 2 phút và xay nhuyễn.
  • Cà rốt sơ chế, gọt vỏ, thái nhỏ, rồi đổ nước sôi vào đun trong vòng 10 phút. Sau đó Mẹ hãy cho thêm hoa lơ trắng vào rồi đun tiếp 10 phút nữa. Khi cà rốt chín mềm hãy vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn, lọc bã qua rây, rồi thêm chút đường hoặc muối tinh là có thể dùng được.

3.2 Chế biến Bột sữa – Bí đỏ trong thực đơn cho bé 8 tháng bị táo bón

Chế biến Bột sữa – Bí đỏ trong thực đơn cho bé 8 tháng bị táo bón
Chế biến Bột sữa – Bí đỏ trong thực đơn cho bé 8 tháng bị táo bón

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Bột gạo 10g
  • Sữa bột (Mẹ hãy chọn loại bé vẫn thường dùng) 12g
  • Bí đỏ 30g
  • Dầu 2,5g
  • Đường 10g
  • Nước 200ml

Cách chế biến:

  • Bí đỏ sơ chế, cho vào nồi luộc chín rồi đem xay nhuyễn.
  • Lấy nước lạnh khuấy với 10g bột gạo cho tan đều, rồi thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào. Sau đó, bắc lên bếp đun lửa nhỏ, khuấy đều tay cho đến khi bột chín.
  • Cho bột ra bát, thêm nửa thìa cà phê dầu và trộn thật đều rồi mới cho từ từ sữa bột béo vào.

3.3 Chế biến Bột táo – Khoai lang cho thực đơn bé 8 tháng bị táo bón

Chế biến Bột táo – Khoai lang cho thực đơn bé 8 tháng bị táo bón
Chế biến Bột táo – Khoai lang cho thực đơn bé 8 tháng bị táo bón

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Khoai lang 50g
  • Táo tàu 50g
  • Mật ong vừa đủ

Cách làm:

  • Khoai lang và táo rửa sạch, gọt vỏ, thái vụn, rồi cho lên bếp luộc chín mềm. Sau đó, để nguội rồi đem xay nhuyễn, lọc bỏ xơ
  • Thêm một chút ít mật ong vào bột và trộn đều là được.

Như vậy, Mẹ đã biết nên lên thực đơn cho bé 8 tháng bị táo bón như thế nào là phù hợp nhất chưa? Hy vọng, sau bài viết này, tình trạng sức khỏe của con sẽ cải thiện tốt hơn.

Mẹ có thể đọc thêm:

Mẹo cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi cực hiệu quả

Thực đơn cho bé 7 tháng bị táo bón giúp con tiêu hóa tốt

Khi trẻ bước sang tháng thứ 10, việc lên thực đơn cho bé 10 tháng tuổi là bí kíp cần thiết cho mẹ có con yêu đang ở độ tuổi này. Khi 10 tháng tuổi, bé sẽ có những thay đổi nhất định trong cơ thể nên nhu cầu dinh dưỡng cũng khác so với giai đoạn trước. Góc của mẹ sẽ chia sẻ cho mẹ top list thực đơn cho bé 10 tháng tuổi ăn mau chóng lớn và phát triển hơn nhé. 

thực đơn cho bé 10 tháng
Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi ăn mau chóng lớn và phát triển

1.Bé 10 tháng tuổi có thể ăn được gì?

Trẻ 10 tháng tuổi gần như có thể ăn những loại thức ăn tương tự như người trưởng thành. Mẹ chú ý bổ sung đầy đủ thức ăn ở tất cả các nhóm khác nhau,
Trẻ 10 tháng tuổi gần như có thể ăn những loại thức ăn tương tự như người trưởng thành. Mẹ chú ý bổ sung đầy đủ thức ăn ở tất cả các nhóm khác nhau,

Khi trẻ được 10 tháng tuổi, bé đã có thể ăn được các loại rau, ngũ cốc, sữa chua không đường, phô mai, thịt. Đồng thời bé vẫn cần nguồn cung cấp dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hầu hết các mẹ ở độ tuổi này đều đã mọc được 4 chiếc răng, có thể cắn được nhưng chưa nhai được. Do vậy, mẹ nên chọn các loại thức ăn mềm để bé có thể nghiền nát thức ăn bằng răng cửa và nướu trước. Mẹ nên tạo một thực đơn cho bé 10 tháng để theo dõi quá trình phát triển của bé.

Trẻ 10 tháng tuổi gần như có thể ăn những loại thức ăn tương tự như người trưởng thành. Mẹ chú ý bổ sung đầy đủ thức ăn ở tất cả các nhóm khác nhau, bổ sung thêm trái cây, hoa quả, sữa chua cho bé. Giai đoạn này, ba mẹ có thể tập cho bé kỹ năng tự bốc và xúc thức ăn. Trong những lần đầu tập xúc ăn, bé có thể vụng về làm vung vãi thức ăn. Lúc này, cha mẹ cần kiên nhẫn với con. Dần dần con cũng sẽ phát triển được kỹ năng phối hợp tay và mắt, tạo cho bé khả năng tự lập.

Với thực đơn cho bé 10 tháng tuổi, mẹ nên tăng số bữa ăn dặm lên 3 – 4 bữa/ngày. Xen kẽ giữa các bữa ăn là 1 cữ sữa. Bé nên được bổ sung từ 700ml – 950ml sữa mẹ hoặc sữa công thức một ngày.

2.Top list thực đơn cho bé 10 tháng

2.1. Súp thịt bò khoai tây

Súp thịt bò khoai tây
Súp thịt bò khoai tây

Nguyên liệu

  • 30g thịt bò thăn
  • Cà rốt, khoai tây (mỗi thứ 30g)
  • Dầu ăn, hành ngò

Cách làm

  • Thịt bò bỏ gân, mỡ, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ.
  • Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, băm nhỏ (nếu bé nhai tốt).
  • Cho thịt vào nồi nấu chín với 1 bát nước rồi cho cà rốt, khoai tây vào khuấy đều, thêm dầu ăn, hành ngò là hoàn thành.
  • Cho súp da bát đợi nguội mới cho bé dùng. Đây là món bổ ích nhất nằm trong thực đơn cho bé 10 tháng tuổi

2.2. Cháo thịt gà hạt sen

Cháo gà hạt sen
Cháo gà hạt sen

Nguyên liệu

  • 1 đùi gà
  • 2 phần xương ức
  • 1 năm gạo nếp+tẻ
  • 1 bát hạt sen nhỏ
  • gia vị và rau thơm tùy khẩu vị

Cách làm

  • Luộc đùi gà cùng 2 phần xương ức, khi chín vớt thịt ra để nguội rồi xé xợi nhỏ.
  • Vo gạo và rửa sạch hạt sen, sau đó đem đi nấu cùng phần nước thịt gà. Trong khi chờ cháo chín đặt chảo lên bếp chờ nóng, thêm dầu rồi phi hành khô cho thơm, rồi xào phần thịt đã xé nhỏ, thêm gia vị vừa ăn. Tiếp tục cho thịt vào máy xay nhuyễn (tùy theo độ tuổi của bé)
  • Cuối cùng cho phần thịt gà vào nồi cháo đã nhừ, nấu thêm vài phút rồi tắt bếp, múc ra bát cho bé sử dụng

2.3. Cháo lươn cà rốt

Cháo lươn cà rốt
Cháo lươn cà rốt

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Lươn: 20g
  • Cà rốt: 1/2 củ
  • Củ nén, hành lá

Cách làm

  • Lươn rửa sạch rồi hấp chín, gỡ xương lấy thịt rồi đem xào chung với nén cho thơm
  • Cà rốt rửa sạch, thái nhỏ theo độ ăn thô của bé rồi đem nấu chung với gạo tẻ
  • Khi cháo cà rốt gần chín thì bạn cho lươn vào đảo đều. Cháo chín múc ra tô, thêm ít hành lá cho bé thường thức.
  • Món này rất bổ và giúp bé phát triển nằm trong thực đơn cho bé 10 tháng

2.4. Cháo tôm rong biển

Cháo tôm rong biển
Cháo tôm rong biển

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Tôm tươi bóc vỏ: 30g
  • Rong biển ăn liền (không gia vị): 2 lá
  • Hành khô

Cách làm

  • Tôm bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn rồi xào với hành cho thơm
  • Cháo nấu gần chín rồi cho tôm vào nấu chung.
  • Cháo chín rồi rắc lá rong biển đã cắt nhỏ lên trên, múc ra tô để nguội.
  • Với thực đơn cho bé 10 tháng thì mẹ cũng thấy món này rất lạ miệng so với bé

2.5. Bột thịt rau dền

Bột thịt rau dền
Bột thịt rau dền

Nguyên liệu

  • Bột gạo 25g
  • Thịt heo nạc 30g
  • Rau dền 30g
  • Dầu 10g
  • Nước 200ml
  • Gia vị: mắm, muối iot

Cách làm

  • Rửa sạch rau dền xay nhuyễn. Hòa bột gạo vào nước cho tan
  • Băm thịt heo cho nhuyễn, thêm chút nước cho sệt
  • Nấu chín hỗn hợp thịt heo với bột gạo.
  • Khi bột gạo và thịt heo chín nở sệt sệt, thêm rau dền vào đun thêm 5 phút.
  • Khuấy đều tay để bột không vón cục, nêm gia vị vừa ăn (hơi nhạt một chút cũng không sao). Đổ ra bát và thêm 1 thìa dầu ăn, khuấy dều rồi cho bé thưởng thức.

2.6. Cháo óc heo đậu Hà Lan

Cháo óc heo đậu Hà Lan
Cháo óc heo đậu Hà Lan

Nguyên liệu

  • 20g gạo tẻ
  • 30g óc heo
  • 30g đậu Hà Lan
  • 5g dầu ăn
  • Nước mắm

Cách làm

  • Gạo vo sạch, ngâm 30 phút rồi ninh nhừ thành cháo.
  • Đậu Hà Lan ngâm bóc vỏ.
  • Óc heo bỏ màng, gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước rồi cho vào cháo nấu chín.
  • Sau khi cháo chín, cho thêm ít dầu ăn, nước mắm, hành ngò là hoàn thành.
  • Rất tốt cho việc phát triển trí não trong thực đơn cho bé 10 tháng tuổi

2.7. Cháo sườn, trứng gà

Cháo sườn, trứng gà
Cháo sườn, trứng gà

Nguyên liệu:

  • Gạo (30g)
  • Sườn non heo (3-4 miếng)
  • Trứng gà (1 quả)
  • Dầu ăn

Cách làm

  • Sườn heo rửa sạch rồi ninh nhừ. Lọc thịt sườn và bỏ xương.
  • Dùng nước ninh sườn để nấu cháo.
  • Khi cháo được ninh nhừ thì cho lòng đỏ trứng gà vào đánh tan, khuấy đều.
  • Thêm chút dầu ăn vào cháo trước khi đổ ra bát.
  • Món nằm trong thực đơn cho bé 10 tháng có thể giúp bé tăng trưởng về cơ thể

Xem thêm:

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 10 tháng tuổi đầy đủ, khoa học

Bé 10 Tháng Tuổi – Bố Mẹ Cần Chăm Sóc Con Như Thế Nào

Suy dinh dưỡng là tình trạng diễn ra phổ biến ở nhiều trẻ khiến bố mẹ lo lắng không biết nên làm gì để con phát triển khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, lúc 2 tuổi là giai đoạn tăng trưởng của bé, do đó cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Ở bài viết này, Góc của mẹ sẽ gợi ý cho mẹ một số thực đơn cho bé 2 tuổi suy dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Như thế nào là bé bị suy dinh dưỡng?

Như thế nào là bé bị suy dinh dưỡng?
Như thế nào là bé bị suy dinh dưỡng?

Suy dinh dưỡng là tình trạng bé bị thiếu các chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng – phát triển của cơ thể về cả thể chất và não bộ. Mẹ có thể kiểm tra bé có bị suy dinh dưỡng không thông qua các biểu hiện như:

  • Bé kén ăn, thường bị các bệnh đường ruột, rối loạn tiêu hóa, nôn ói.
  • Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân, thường xuyên dễ bị sụt cân.
  • Da xanh xao, tóc thưa mỏng dễ gãy rụng.
  • Tay chân nhỏ, bị teo lớp mở dưới da.
  • Nếu ở tình trạng nặng, bé thường bị quáng gà, khô giác mác, loét giác mạc.

2. Nguyên nhân khiến bé 2 tuổi suy dinh dưỡng

Nếu bé có biểu hiện suy dinh dưỡng, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và có các chế độ chăm sóc bé tốt hơn
Nếu bé có biểu hiện suy dinh dưỡng, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và có các chế độ chăm sóc bé tốt hơn

Nếu bé có biểu hiện suy dinh dưỡng, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và có các chế độ chăm sóc bé tốt hơn. Tình trạng suy dinh dưỡng ở bé 2 tuổi cũng do nhiều nguyên nhân gây ra.

2.1. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

2 tuổi là giai đoạn bé trong quá trình phát triển, do đó cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé. Bé thiếu 1 trong 4 nhóm dưỡng chất: đạm – tinh bột – chất béo – vitamin và khoáng chất là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở bé 2 tuổi.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cho bé cần đảm bảo nạp đủ năng lượng mỗi ngày, có thời gian ăn uống hợp lý, có thực đơn cho bé 2 tuổi suy dinh dưỡng đa dạng và phù hợp.

2.2. Bé suy dinh dưỡng do cơ địa 

Suy dinh dưỡng ở bé 2 tuổi có thể do cơ địa bé ăn uống không hấp thụ hoặc có những bé thích chơi hơn thích ăn. Nếu bé gặp tình trạng này, mẹ nên tạo cho bé thói quen ăn uống tốt, có đa dạng các món ăn, nấu những món mà bé thích, khuyến khích động viên bé trong việc ăn uống.

2.3. Bé suy dinh dưỡng do bệnh lý

  • Bé mắc các bệnh về đường tiêu hóa thường kén ăn và khó hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Bé bị giun sán, nhiễm trùng.
  • Bé mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ….

3. Thực đơn cho bé 2 tuổi suy dinh dưỡng

Nếu bé có biểu hiện suy dinh dưỡng, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và có các chế độ chăm sóc bé tốt hơn
Nếu bé có biểu hiện suy dinh dưỡng, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và có các chế độ chăm sóc bé tốt hơn

Thực đơn cho trẻ 2 tuổi suy dinh dưỡng cần đảm bảo có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: đạm – tinh bột – chất béo – vitamin. Với một số thực phẩm như:

  • Thịt, cá, gia cầm, trứng
  • Sữa, pho mát và các sản phẩm từ sữa khác
  • Hoa quả và rau
  • Ngũ cốc, khoai tây, gạo, các sản phẩm bột mì

Dưới đây là thực đơn cho bé biếng ăn 2 tuổi trong 7 ngày mà mẹ có thể tham khảo:

3.1. Thực đơn cho bé 2 tuổi

  • Bữa sáng: Bơ hạt
  • Bữa phụ sáng: Uống sữa
  • Bữa trưa: Cơm, canh bí, trứng
  • Bữa phụ chiều: Chuối
  • Bữa chiều: Cháo gà
  • Bữa tối: Uống sữa

3.2. Thực đơn cho bé 2 tuổi suy dinh dưỡng

  • Bữa sáng: Cháo xương hầm
  • Bữa phụ sáng: Sinh tố xoài
  • Bữa trưa: Cơm, canh mướp, thịt sốt cà
  • Bữa phụ chiều: Bánh bao
  • Bữa chiều: Khoai lang nấu chín
  • Bữa tối: Uống sữa

3.3. Thực đơn cho bé tăng cân

Thực đơn cho bé tăng cân
Thực đơn cho bé tăng cân
  • Bữa sáng: Phở gà
  • Bữa phụ sáng: Uống sữa
  • Bữa trưa: Cháo xương hầm
  • Bữa phụ chiều: Cam, quýt
  • Bữa chiều: Cơm, canh tôm, thịt kho
  • Bữa tối: Sinh tố bơ

3.4. Thực đơn cho bé 2 tuổi

  • Bữa sáng: Cháo bò
  • Bữa phụ sáng: Chuối
  • Bữa trưa: Cơm, canh mực, thịt kho rau củ
  • Bữa phụ chiều: Sữa chua
  • Bữa chiều: Cơm mềm, canh rau dền, cá kho
  • Bữa tối: Đu đủ chín

3.5. Thực đơn cho bé 2 tăng cân

  • Bữa sáng: Trứng gà
  • Bữa phụ sáng: Táo
  • Bữa trưa: Cơm, thịt heo kho, canh tôm
  • Bữa phụ chiều: Bánh bao
  • Bữa chiều: Cháo lươn
  • Bữa tối: Uống sữa

3.6. Thực đơn cho bé 2 tuổi suy dinh dưỡng

  • Bữa sáng: Cháo thịt lợn – rau củ
  • Bữa phụ sáng: Uống sữa
  • Bữa trưa: Cơm, sườn xào chua ngọt, canh bí ngô
  • Bữa phụ chiều: Cam, quýt
  • Bữa chiều: Cháo cá hồi.
  • Bữa tối: Ngũ cốc

3.7. Thực đơn cho bé 2 tuổi

  • Bữa sáng: Bún bò
  • Bữa phụ sáng: Sinh tố bơ
  • Bữa trưa: Cơm, canh thơm cà chua, cá ngừ
  • Bữa phụ chiều: Uống sữa
  • Bữa chiều: Cháo tôm
  • Bữa tối: Sữa chua

Mẹ xem thêm: Gợi ý 10 thực đơn cho bé 2 tuổi đầy đủ dinh dưỡng

4. Những lưu ý khi về chế độ ăn cho bé suy dinh dưỡng thấp còi

Với bé 2 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi, mẹ cần đầu tư hơn cho việc chế biến món ăn cho bé
Với bé 2 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi, mẹ cần đầu tư hơn cho việc chế biến món ăn cho bé

Với bé 2 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi, mẹ cần đầu tư hơn cho việc chế biến món ăn cho bé. Hãy đảm bảo các món ăn trong ngày có đủ các nhóm dưỡng chất và đủ lượng dinh dưỡng cần nạp.

Bé suy dinh dưỡng thường biếng ăn, do đó mẹ cần chia ra nhiều bữa nhỏ và tạo thói quen thời gian ăn uống cố đinh. Khung thời gian hợp lý mẹ có thể tham khảo:

  • Bữa sáng: 6h30 – 7h30
  • Bữa phụ sáng: 8h30 – 9h30
  • Bữa trưa 11h – 12h
  • Bữa phụ chiều: 14h – 15h
  • Bữa chiều: 17h – 17h30
  • Bữa tối: 20h – 20h30

Trong thời gian bé ăn, mẹ cần tạo không gian vui vẻ, thoải mái, dành những lời khen ngợi, động viên để giúp bé hứng thú với việc ăn uống. Tránh tình trạng la mắng, bực bội khi cho bé ăn vì sẽ khiến bé sợ hãi và ám ảnh mỗi khi đến giờ ăn. Mẹ cũng không nên thúc ép nếu bé đã ngán, vì sẽ gây áp lực cho bé và có thể làm cho bé nôn.

 Ngoài việc lên thực đơn cho bé 2 tuổi biếng ăn, mẹ có thể bổ sung một số thực phẩm Vitaimin và muối khoáng cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần chọn lọc kỹ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn mua sản phẩm chất lượng và phù hợp với cơ địa của bé.

Mẹ xem thêm: Top 8 vitamin cần bổ sung cho bé biếng ăn

Trên đây là một số thông tin về tình trạng suy dinh dưỡng ở bé và gợi ý cho mẹ một số thực đơn cho bé 2 tuổi suy dinh dưỡng. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc bé phát triển tốt hơn.

Mẹ xem thêm:

Vitamin D cho trẻ 2 tuổi – đừng xem thường tầm quan trọng

Vitamin cho bé 2 tuổi nên được bổ sung như thế nào

Tầm quan trọng của Vitamin D3 cho bé 2 tuổi

Nguồn tham khảo:

unlockfood.ca/en/Articles/Childrens-Nutrition/Cooking-and-Meal-Planning/Sample-Meal-Plan-for-Feeding-Your-Toddler-(Ages-1.aspx

healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/nutrition/Pages/Feeding-and-Nutrition-Your-Two-Year-Old.aspx

Thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn với một số công thức đơn giản dễ thực hiện – có lẽ là điều mà các mẹ luôn tìm kiếm. Vì ở độ tuổi đã trải qua quá trình ăn dặm được một thời gian (ít nhất là 2-3 tháng ở thời điểm này), nhiều bé có thể đã từ chối món ăn mẹ chuẩn bị. Để giúp mẹ có thêm ý tưởng khi cho con ăn dặm, đặc biệt góp phần cải thiện đối với những bé biếng ăn. Một số món ăn dưới đây cùng một vài lưu ý hẳn sẽ rất hữu ích. Mẹ cùng tham khảo nhé.

1. Chuối và hạt quinoa nghiền trong thực đơn cho bé 9 tháng 

Chuối và hạt quinoa nghiền trong thực đơn cho bé 9 tháng 
Chuối và hạt quinoa nghiền trong thực đơn cho bé 9 tháng 

Nguyên liệu:

  • ½ quả chuối
  • Một nhúm bột quế
  • 3 muỗng canh hạt diêm mạch nấu chín
  • 1 muỗng canh sữa chua

Cách làm cho thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn:

  • Mẹ cho chuối vào tô và dùng nĩa nghiền nhuyễn.
  • Mẹ cho các nguyên liệu còn lại và trộn đều.

2. Cháo cá hồi cà rốt cà chua thì là trong thực đơn cho bé 9 tháng 

Cháo cá hồi cà rốt cà chua thì là trong thực đơn cho bé 9 tháng 
Cháo cá hồi cà rốt cà chua thì là trong thực đơn cho bé 9 tháng 

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ :1/4 lon
  • Cá hồi: 30g
  • Sữa tươi không đường
  • Cà chua: 1 quả
  • Cà rốt: 1/3 củ
  • Gia vị: gừng, dầu ăn.

Cách làm thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn:

  • Gạo tẻ đem vo sạch, cho vào nồi nấu chín nhừ
  • Cá hồi rửa sạch, bỏ da và đem ngâm với sữa tươi tầm 20 phút cho khử bớt mùi tanh.
  • Sau đó đem hấp cùng với chút gừng, rồi đem nghiền nhỏ.
  • Cà rốt gọt sạch vỏ, hấp chín rồi nghiền nhuyễn
  • Cà chua bỏ hột, băm nhuyễn
  • Cháo chín thì cho cá hồi, cà rốt, cà chua đã nghiền nhỏ vào, đảo đều. Và cho sôi thêm 3 phút là được
  • Múc cháo ra bát và cho chút dầu ăn vào đảo đều.

3. Gà nướng và khoai tây nghiền trong thực đơn cho bé 9 tháng 

Gà nướng và khoai tây nghiền trong thực đơn cho bé 9 tháng 
Gà nướng và khoai tây nghiền trong thực đơn cho bé 9 tháng 

Nguyên liệu:

  • 2 miếng thịt ức gà cắt hạt lựu
  • 100g hành tây
  • 100g bông cải xanh
  • 60g bơ
  • 60g bột mì
  • 250ml nước dùng gà hay rau củ (không có muối)
  • 50g đậu hà lan
  • 1 muỗng canh dầu ô liu
  • 2 củ khoai tây cắt thành thanh nhỏ

Cách làm thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn:

  • Mẹ cho thịt gà, hành tây trộn với dầu ô liu vào nướng ở 200 độ C trong 20 phút.
  • Mẹ cho khoai tây vào nấu mềm và nghiền nhuyễn.
  • Mẹ đun chảy bơ, cho bột mì vào khuấy đến khi sánh mịn rồi cho nước dùng vào tiếp tục khuấy đều đến khi nước sánh lại.
  • Sau đó mẹ cho bông cải xanh và đậu hà lan vào nấu thêm khoảng 2 phút.
  • Mẹ đổ phần nước sốt lên thịt gà, cho khoai tây nghiền lên trên, phết lên một íu dầu ô liu và nướng thêm khoảng 15 phút nữa.

4. Cháo thịt bò cải thảo trong thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn

Cháo thịt bò cải thảo trong thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn
Cháo thịt bò cải thảo trong thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: ¼ lon
  • Thịt bò nạc: 20g
  • Cải thảo: 25g
  • Dầu ăn oliu: ¼ thìa cà phê

Cách làm thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn:

  • Gạo tẻ đem vo sạch và cho vào nồi nấu nhừ.
  • Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn và xào chín với dầu oliu
  • Cải thảo rửa sạch, để ráo nước, băm nhỏ. Sau khi thịt bò xào chín thì cho cải thảo bằm vào xào cùng.
  • Cháo chín mú cho thịt bò, cải thảo xào lên và sôi thêm 3 phút, đảo đều và để nguội cho bé ăn.

5. Rau củ hấp với nước sốt dưa leo

Rau củ hấp với nước sốt dưa leo
Rau củ hấp với nước sốt dưa leo

Nguyên liệu:

  • 5 nhánh nhỏ súp lơ
  • 5 nhánh nhỏ bông cải xanh
  • Một miếng bí ngòi cắt khúc
  • Nửa củ cà rốt gọt vỏ cắt khúc
  • 125ml sữa chua
  • 1 khúc dưa leo gọt vỏ cắt nhỏ
  • 1 nhúm lá bạc hà cắt nhỏ
  • 1 vài giọt dầu ô liu

Cách làm thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn:

  • Mẹ hấp tất cả rau củ cho đến khi mềm vừa đủ để bé vẫn có thể bốc và cầm tay được.
  • Mẹ cho cà rốt và bông cải xanh vào nồi hấp trước. Sau đó đến bí và súp lơ.
  • Trong khi hấp rau củ mẹ hãy chuẩn bị sốt chấm: mẹ vắt bỏ nước từ dưa leo
  • Sau đó cho dưa leo vào sữa chua, lá bạc hà cùng dầu ô liu và trộn đều lên.

6. Cháo đậu xanh, thịt heo và cải thìa

Cháo đậu xanh, thịt heo và cải thìa
Cháo đậu xanh, thịt heo và cải thìa

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ (50g)
  • Đậu xanh (30g)
  • Thịt heo (20g)
  • Cải thìa

Cách làm thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn:

  • Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ
  • Cải thìa rửa sạch, thái nhỏ
  • Đậu xanh rửa sạch, để nguyên vỏ ngâm nước nóng trong 30 phút.
  • Cho đậu xanh và gạo vào nồi ninh nhừ thành cháo.
  • Khi cháo sôi, cho thịt heo khuấy đều sau 2-3 phút thì thêm rau cải vào.
  • Đun thêm 5 phút thì tắt bếp, đổ cháo ra bát.

7. Cá nướng cầm tay

Cá nướng cầm tay
Cá nướng cầm tay

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng canh dầu ô liu
  • 1 quả trứng (đánh tan)
  • 120g ruột bánh mì sandwich
  • 1 quả chanh (cả vỏ và nước)
  • 1 muỗng cà phê rau thơm hỗn hợp
  • 1 nhúm tiêu (tùy chọn)
  • 350g phi lê cá tuyết/ cá thu/ cá basa/ cá hồi

Cách làm thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn:

  • Mẹ làm nóng lò nướng ở 200 độ C và phết một lớp dầu lên giấy nướng rồi lót vào khay nướng.
  • Mẹ cho ruột bánh mì vào một cái khay, trộn vỏ chanh cắt sợi vào, sau đó cho rau thơm và tiêu.
  • Cắt cá thành từng miếng vừa tay bé, nhúng cá vào trứng sau đó lăn qua hỗn hợp ruột bánh mì và đặt vào khay nướng đã lót giấy nướng.
  • Mẹ nướng cá khoảng 20 phút hoặc cho đến khi chín vàng .

8. Cháo cua cà rốt

Cháo cua cà rốt
Cháo cua cà rốt

Chuẩn bị:

  • Thịt cua làm sẵn: 100g
  • Cà rốt: 1 củ
  • Ngô: 1/2 trái
  • Rau mùi: 1 nhánh
  • Hành khô: 1 củ
  • Gạo tẻ: lượng vừa phải
  • Gia vị: đường, muối, hạt nêm, dầu ăn cho trẻ.

Cách làm thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn:

  • Luộc cua với sả và một ít gừng. Sau đó, gỡ thịt cua cẩn thận, tránh sót vỏ cua trong thịt.
  • Bắp gỡ lấy hạt, đem xay với nước.
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với nước ngô xay, bắc lên bếp đun cùng nửa củ cà rốt cắt miếng to để nước ngọt hơn, nửa củ cà rốt còn lại đem băm nhỏ để bé dễ ăn.
  • Khi cháo sôi, cà rốt mềm, bạn vớt bỏ các miếng cà rốt hầm và cho cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu chín.
  • Xé cho thịt cua tơi ra, cho dầu ăn vào chảo và phi nửa củ hành băm nhỏ thật thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay.
  • Cho cháo ra bát nhỏ, rắc thịt cua lên trên, cuối cùng cho thêm rau mùi, dầu ăn dành cho bé ăn dặm vào, trộn đều và cho bé thưởng thức.

9. Canh đậu hũ nấu với nấm kim châm, cải ngọt

Canh đậu hũ nấu với nấm kim châm, cải ngọt
Canh đậu hũ nấu với nấm kim châm, cải ngọt

Nguyên liệu:

  • 30g đậu hũ
  • Nước Dashi
  • 30 cải ngọt
  • 20g nấm kim châm

Cách làm thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn:

  • Đậu hũ mẹ đem cắt miếng dày khoảng 1cm.
  • Cải ngọt luộc chín cho thật mềm và cắt khúc dài 1cm.
  • Nấm kim châm cắt khúc dài khoảng 1cm vừa ăn.
  • Bắc một nồi nước Dashi và cho nguyên liệu đã cắt vào nấu trên lửa nhỏ khoảng 2 phút rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn với khẩu vị của trẻ.

10. Cháo cá chép rau ngót phô mai rắc trong thực đơn cho bé 9 tháng

Cháo cá chép rau ngót phô mai rắc trong thực đơn cho bé 9 tháng
Cháo cá chép rau ngót phô mai rắc trong thực đơn cho bé 9 tháng

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: ¼ lon
  • Cá chép: 30g
  • Rau ngót: 4-5 ngọn
  • Phô mai

Cách làm thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn:

  • Cá chép đem cạo sạch vảy rồi rửa sạch . Sau đó chọn phần nạc đem hấp đến khi chín thì gỡ cá và tách xương rồi xé nhuyễn.
  • Rau ngót đem rửa sạch, để ráo nước rồi chần qua nước sôi và băm nhuyễn. Mẹ có thể xay bằng máy xay sinh tố.
  • Cho chảo lên bếp phi thơm hành rồi cho phần thịt cá chép vừa bằm vào xào.
  • Cháo chín thì cho phần thịt cá và rau ngót vào, đun sôi thêm 3 phút. Tắt bếp rồi múc cháo ra bát và rắc bột pho mai lên trên.

Xem thêm:

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng tuổi

Trò chơi cho bé 9 tháng tuổi giúp con phát triển toàn diện

Nhu cầu dinh dưỡng của con luôn được các mẹ đặt lên hàng đầu. Nhất là trong giai đoạn ăn dặm, con cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình ăn dặm, có rất nhiều bé xảy ra tình trạng táo bón. Đây không phải là một tình trạng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi. Trẻ bị táo bón dẫn đến chứng trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Điều này khiến cho nhiều mẹ rất lo lắng. Mẹ không biết nên khắc phục ra sao và có cách nào để xử lý tình trạng táo bón của con hay không. Nếu vậy thì mẹ hãy theo dõi bài viết sau đây để biết thêm về thực đơn cho bé 7 tháng bị táo bón nhé!

Xem thêm: Bé ăn dặm bị táo bón: Mẹ nên làm gì để khắc phục?

1. Những dấu hiệu bé 7 tháng bị táo bón

Tình trạng này rất dễ phát hiện nếu như mẹ thường xuyên để ý đến chất thải đại tiện của con
Tình trạng này rất dễ phát hiện nếu như mẹ thường xuyên để ý đến chất thải đại tiện của con

Tình trạng này rất dễ phát hiện nếu như mẹ thường xuyên để ý đến chất thải đại tiện của con. Có hai trường hợp đó là táo bón cấp tính và táo bón mãn tính. Trẻ bị táo bón cấp tính có thể chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần. Nhưng với trẻ bị mãn tính có thể bị táo bón kéo dài lâu hơn cho tới vài tháng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con.

Mẹ có thể thấy những dấu hiệu khi con bị táo bón như sau:

  • Con đi ngoài ít hơn bình thường.
  • Gặp khó khăn trong việc đi đại tiện.
  • Bị trướng bụng, khó tiêu.
  • Trẻ biếng ăn, hay quấy khóc.
  • Con bị đi ngoài phân rắn, có thể bị thành viên như phân dê.

Táo bón rất dễ gặp nếu như mẹ cho con ăn dặm không đúng cách. Khi phát hiện con gặp tình trạng này, mẹ cần có thực đơn cho bé 7 tháng bị táo bón để giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất.

2. Nguyên nhân trẻ 7 tháng bị táo bón

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến con bị táo bón, trong đó hầu hết các nguyên nhân đều đến từ đường tiêu hóa.

  • Hệ vi sinh vật đường ruột của con bị mất cân bằng. Vi sinh vật giúp làm mềm phân, ẩm phân để con đi ngoài dễ dàng hơn. Nếu mất cân bằng hệ vi sinh vật, con rất dễ bị táo bón.
  • Thiếu chất xơ trong thực đơn ăn dặm của con. Đây là chất rất quan trọng trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Con bị thiếu nước: tình trạng này có thể là do mẹ không cho con uống đủ sữa và đồ ăn dặm quá đặc hoặc quá nhiều tinh bột.
  • Hệ tiêu hóa còn yếu ớt: khi phải thay đổi sang ăn thức ăn thô, con rất dễ gặp tình trạng táo.
  • Đồ ăn dặm không phù hợp: không phải thực phẩm nào trẻ 7 tháng cũng có thể ăn được. Nếu ăn phải đồ ăn khó tiêu hóa, táo bón cũng là tình trạng dễ hiểu.
Nguyên nhân trẻ 7 tháng bị táo bón
Nguyên nhân trẻ 7 tháng bị táo bón

3. Chất xơ quan trọng như thế nào trong thực đơn cho bé 7 tháng bị táo bón?

Đây là một chất vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa của con. Chất này nằm trong bốn nhóm chất cần được bổ sung khi con ở trong thời kỳ ăn dặm. Nó có nhiều trong các loại thực phẩm như rau củ quả. Trong thực đơn cho bé 7 tháng bị táo bón rất cần được bổ sung nhiều chất xơ. Chất này hỗ trợ con được tiêu hóa tốt hơn, dễ đi đại tiện hơn, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Nó giúp bộ phận bài tiết dễ dàng đẩy phân ra ngoài. Từ đó giúp cơ thể con được thải độc thường xuyên và tránh bị ngấm các chất độc từ phân vào máu.

Trong các loại thực phẩm sau đây có chứa chất xơ rất dồi dào và mẹ có thể cho bé 7 tháng ăn:

  • Bột yến mạch
  • Táo
  • Cà rốt
  • Chuối
  • Bánh mì
  • Quả mọng
  • Mì ý từ lúa mạch

4. Thực đơn cho bé 7 tháng bị táo bón 

Tình trạng táo bón khiến cho mẹ cần phải điều chỉnh thực đơn đơn ăn dặm hợp lý cho b
Tình trạng táo bón khiến cho mẹ cần phải điều chỉnh thực đơn đơn ăn dặm hợp lý cho bé

Tình trạng táo bón khiến cho mẹ cần phải điều chỉnh thực đơn đơn ăn dặm hợp lý cho bé. Bé khóc của mẹ xin giới thiệu một số thực đơn cho bé 7 tháng bị táo bón.

4.1. Thực đơn cho bé 7 tháng bị táo bón: Bột chuối tiêu

Bột chuối tiêu
Bột chuối tiêu

Nguyên liệu:

  • 1 quả chuối tiêu chín
  • Đường trắng
  • Vài giọt nước cốt chanh

Cách làm:

  • Mẹ bỏ vỏ chuối, lưu ý bóc hết cả xơ.
  • Cắt chuối thành miếng nhỏ sau đó xay nhuyễn.
  • Cho thêm đường trắng và vài giọt nước cốt chanh, trộn đều cho bé ăn.

4.2. Súp khoai tây, cà rốt và củ cải

Súp khoai tây, cà rốt và củ cải
Súp khoai tây, cà rốt và củ cải

Nguyên liệu:

  • 40g cà rốt
  • 40g củ cải trắng
  • 40g khoai tây
  • Nước

Cách làm:

  • Mẹ rửa sạch khoai tây, gọt vỏ, đem đun chín nhừ rồi nghiền nhuyễn.
  • Cad rốt gọt vỏ, thái nhỏ, đun nhừ. Tương tự với củ cải.
  • Nghiền nhuyễn hết rồi mẹ lọc qua rây, trộn đều và cho bé thưởng thức.

4.3. Bột sữa bí đỏ

Bột sữa bí đỏ
Bột sữa bí đỏ

Nguyên liệu:

  • 10g bột gạo
  • 12g sữa bột
  • 30g bí đỏ
  • 1,5g dầu đậu nành
  • 10g đường
  • 200ml nước

Cách làm:

  • Mẹ luộc chín bí đỏ rồi đem xay nhuyễn.
  • Khuấy bột trong nước lạnh cho tan đều, rồi thêm bí đỏ, đường và nước.
  • Sau đó mẹ đảo đều hỗn hợp trên bếp cho đến khi chín.
  • Cho bột ra bát, thêm nửa muỗng cà phê dầu trộn đều.
  • Từ từ cho sữa vào hỗn hợp, trộn lên cho bé ăn.

5. Những lưu ý kết hợp với thực đơn bé 7 tháng bị táo bón

Những lưu ý kết hợp với thực đơn bé 7 tháng bị táo bón
Những lưu ý kết hợp với thực đơn bé 7 tháng bị táo bón
  • Liên tục bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn cho bé 7 tháng bị táo bón. Như vậy có thể giúp giảm bớt tình trạng này và ngăn ngừa Nó xảy ra trong tương lai.
  • Thường xuyên cho bé ăn sữa chua để hỗ trợ đường ruột.
  • Vào buổi sáng sau khi thức dậy, mẹ nên cho bé uống một ly nhỏ nước lọc.
  • Cho bé vận động nhiều hơn.
  • Massage bụng cho con theo chiều kim đồng hồ.
  • Cho con tắm bằng nước ấm.
  • Dạy con nhai kỹ trong khi ăn.

Tình trạng táo bón chắc hẳn không phải mẹ nào cũng muốn con mình gặp phải. Vì vậy mẹ cần lưu ý đến thực đơn cho bé 7 tháng bị táo bón. Chúc mẹ thành công!

Tìm hiểu thêm: Mẹo cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ 6 tháng tuổi cực hiệu quả

Khác với cột mốc 6 tháng tuổi, bé 7 tháng có nhu cầu dinh dưỡng lớn hơn. Ăn dặm là cột mốc quan trọng ảnh trong quá trình phát triển khỏe mạnh của con. Để bé được phát triển toàn diện, mẹ cần cho con ăn uống đầy đủ để được cung cấp những dưỡng chất cần thiết. Chắc hẳn mẹ luôn muốn con được lớn lên đầy đủ với cả thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn loay hoay với thực đơn cho bé 7 tháng ăn dặm. Vậy thì mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu tất tần tật về ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi nhé! Hãy cùng đi nào! 

thực đơn cho bé 7 tháng
Thực đơn cho bé 7 tháng phát triển toàn diện

Xem thêm: Bé 7 tháng bú bao nhiêu là đủ – Dinh dưỡng một ngày của bé

1. Nguyên tắc khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Nguyên tắc khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Nguyên tắc khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Để đảm bảo con được cung cấp đầy đủ dưỡng chất khi ăn dặm, mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Việc ăn uống của con rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Nếu mẹ cho bé ăn uống sai cách, phản khoa học thì sẽ rất dễ khiến con không được phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa còn sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương.

Vì vậy khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

1.1. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết

Mẹ cần đảm bảo cho bé 7 tháng tuổi được cung cấp đủ bốn nhóm chất quan trọng. Đó là các nhóm chất:

  • Chất đạm: đây là một chất rất cần thiết cho sự phát triển của con. Chất đạm có rất nhiều trong các thực phẩm như thịt heo, trứng, đậu phụ, cá…
  • Vitamin: thời điểm 7 tháng tuổi là khi bé rất cần được bổ sung vitamin. Đây là nguồn dưỡng chất vô cùng dồi dào trong các loại rau củ quả.
  • Chất xơ: chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, khó tiêu. Mẹ cần bổ sung chất xơ cho con qua các loại rau củ.
  • Tinh bột: tinh bột có rất nhiều trong các loại như cơm, mì, ngũ cốc, khoai…  mẹ có thể cho con ăn cháo loãng và các loại ngũ cốc ăn dặm để bổ sung tinh bột. Đây là thực phẩm rất cần thiết để cung cấp năng lượng và tăng sự trao đổi chất trong cơ thể.
  • Chất béo: giúp dự trữ năng lượng và các vitamin tan trong chất béo. Chất này có trong mỡ, dầu, bơ… Với bé đang ăn dặm, mẹ có thể cho bé bổ sung chất béo bằng các loại dầu ăn dặm.

Lên thực đơn cho bé 7 tháng tuổi bằng việc cung cấp đủ các nhóm chất sẽ khiến bé có dinh dưỡng đầy đủ và khỏe mạnh hơn.

1.2. Cho con ăn lượng thức ăn phù hợp

Cho con ăn lượng thức ăn phù hợp
Cho con ăn lượng thức ăn phù hợp

Để biết được lượng thức ăn phù hợp với con, mẹ cần theo dõi sát sao cân nặng của bé. Cân nặng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu dinh dưỡng. Bé càng lớn thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao do phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Ngoài ra, nếu như bé gầy ốm, không tăng cân ăn thì mẹ cũng cần điều chỉnh lại thực đơn cho bé 7 tháng tuổi.

Các món ăn dặm của con cần phải phù hợp với độ tuổi. Hàm lượng dinh dưỡng cần được điều chỉnh cân bằng với lượng thức ăn vừa đủ. Mẹ không nên cho bé ăn quá no, sẽ dễ gây cảm giác chán ăn, lười ăn. Từ đó có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ. Nên kết hợp và thay đổi các loại thực phẩm khác nhau sau đó tạo sự đa dạng phong phú. Như vậy sẽ khiến bé thích thú với bữa ăn hơn.

1.3. Cho con ăn đúng và đủ

Bé 7 tháng tuổi khi cần duy trì thực đơn gồm 2 – 3 bữa/ngày. Lúc này bé vẫn cần được bổ sung sữa mẹ mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ nên khéo léo kết hợp các loại thực phẩm để tránh gây nhàm chán cho con. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm các bữa phụ. Đó có thể là sữa chua hoặc trái cây chín. Trước khi đi ngủ mẹ nên cho con bú để tránh bé bị đói lúc nửa đêm.

2. Thực đơn cho bé 7 tháng viện dinh dưỡng

Thực đơn cho bé 7 tháng viện dinh dưỡng
Thực đơn cho bé 7 tháng viện dinh dưỡng

Mẹ không cần phải phải quá nghiêm ngặt trong việc tuân thủ một chế độ ăn nào đó. Chỉ cần đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con là được. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng rưỡi có thể thay đổi thường xuyên. Điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng và sở thích của con.

Sau đây là thực đơn của viện dinh dưỡng cho bé 7 tháng ảnh mẹ có thể tham khảo:

Thứ 2 và thứ 4:

  • 6h: cho bé ăn khoảng 150 – 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • 9h: bột thịt lợn kết hợp rau xanh và dầu ăn.
  • 10h: ăn nhẹ với hoa quả, có thể là chuối chín.
  • 11h: tiếp tục bú mẹ.
  • 14h: ăn dặm bột trứng gà.
  • 16h: ăn bữa phụ với nước cam pha thêm chút đường.
  • 18h: cho con ăn bột cua.

Thứ 3, thứ 5 thứ 7:

  • 6h: bú mẹ hoặc uống sữa công thức khoảng 150 – 200ml.
  • 9h: cho bé ăn dặm bột thịt gà kết hợp rau xanh.
  • 10h: ăn phụ bằng đu đủ chín, khoảng 50g.
  • 11h: bú sữa mẹ.
  • 14h: ăn dặm bằng bột gạo nấu với nước lọc cua.
  • 16h: uống nước cam pha đường.
  • 18h: ăn dặm bột đậu xanh.

Thứ 6 và chủ nhật:

  • 6h: lặp lại việc cho con bú sữa.
  • 9h: ăn dặm bột thịt bò.
  • 10h: ăn nhẹ nửa quả hồng xiêm chín.
  • 11h: bú mẹ.
  • 14h: ăn bột tôm cùng rau xanh.
  • 16h: nước cam.
  • 18h: bột thịt gà cho con.

3. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng

Bên cạnh thực đơn của viện dinh dưỡng, mẹ có thể áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho con. Đây cũng là phương pháp được rất nhiều mẹ áp dụng. Nó rất có hiệu quả trong việc phát triển khả năng nhai nuốt của bé. Ngoài ra nó cũng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Mẹ có thể tham khảo thực đơn sau:

Thứ 2

  • Sáng: súp khoai tây đậu + sữa chua
  • Chiều: súp bí đỏ hạt sen + canh gà

Thứ 3

  • Sáng: cháo thịt bò rau xanh + chuối chín
  • Chiều: cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây

Thứ 4

  • Sáng: cháo bắp cải + đu đủ chín
  • Chiều: cháo gà + đu đủ

Thứ 5

  • Sáng: cháo đậu phụ rong biển + xoài
  • Chiều: súp khoai tây cá hồi + su su luộc

Thứ 6

  • Sáng: cháo khoai lang + súp bí đỏ + sữa chua
  • Chiều: cháo đậu bắp + súp thịt hành + xoài

Thứ 7

  • Sáng: cháo gan gà + súp bí đỏ + dâu tây
  • Chiều: cháo cá hồi + rau ngót

Chủ nhật

  • Sáng: cháo thịt lợn + cải bó xôi + sữa chua
  • Chiều: cháo trứng gà + súp cá cà chua

Cùng với thực đơn ăn dặm, mẹ còn cần cho con bú đủ cữ. Như vậy mới là một thực đơn cho bé 7 tháng hoàn chỉnh. Từ đó con có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

4. Những lưu ý khi cho bé ăn dặm

Những lưu ý khi cho bé ăn dặm
Những lưu ý khi cho bé ăn dặm
  • Mẹ không nên cai sữa ngay cho bé vào thời điểm này. Sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất cho con. Lúc này con đang lớn hơn nên chỉ cần bổ sung dinh dưỡng thêm từ việc ăn dặm.
  • Mẹ nên cho bé tập ăn từ từ, không thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống. Việc ăn dặm chỉ là món thêm vào chứ chưa phải bữa chính của bé. Con cũng chưa thể ăn thức ăn rắn ngay lập tức. Mẹ cần xay nhuyễn, nghiền mịn thực phẩm để khiến bé ăn dễ dàng hơn. Khi bé đã ăn quen thì mẹ gửi có thể tăng độ thô của thức ăn.
  • Cần thời gian để dành cho bé làm quen với thức ăn mới. Với những món mới thêm vào thực đơn, mẹ chỉ cần cho bé thử từ 1 – 2 muỗng là đủ. Việc đó vừa giúp bé làm quen dần dần, vừa kiểm tra thử xem bé có bị dị ứng với đồ ăn không.
  • Hãy để con quyết định xem mình muốn bao nhiêu là đủ. Mẹ không nên bắt ép con ăn một lượng quá nhiều. Như vậy sẽ dễ khiến bé bị khó tiêu, trướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Khi bé muốn ngừng ăn, mẹ nên dừng lại việc ăn dặm ngay. Không nên ép bé ăn tiếp.

Việc ăn dặm rất quan trọng để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển. Vậy mẹ đã nắm được cách lên thực đơn cho bé 7 tháng tuổi chưa? Chúc mẹ thành công!

Tìm hiểu: Bé 6 tháng bú bao nhiêu là đủ để phát triển tốt và tăng cân nhanh?

Bé 9 tháng tuổi có thể tự cầm nắm thức ăn và bắt đầu thích nghi với chế độ ăn dặm. Đặc biệt những chiếc răng sữa đã xuất hiện giúp bé tập nhai. Đây là cột mốc phát triển mới của bé, mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi.

Với các loại thực phẩm đa dạng và tăng dần về số lượng giúp trẻ được phát triển tốt nhất. Sau đây, Góc của mẹ sẽ chia sẻ thực đơn cho bé 9 tháng của viện dinh dưỡng giúp bé phát triển nhanh chóng.

thực đơn cho bé 9 tháng
Thực đơn cho bé 9 tháng của viện dinh dưỡng giúp bé phát triển nhanh chóng

1. Những lưu ý trong chế độ ăn bé 9 tháng tuổi

Những lưu ý trong chế độ ăn bé 9 tháng tuổi
Những lưu ý trong chế độ ăn bé 9 tháng tuổi

Trẻ 9 tháng tuổi đã có 4 răng cửa và bắt đầu quá trình tập nhai. Nên mẹ có thể cho trẻ ăn cháo nhuyễn, bột ăm dặm và các loại rau củ băm nhuyễn chứ không cần phải xay, nghiền nát như giai đoạn trước.

Ngoài các cữ bú mẹ, mẹ nên bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào các bữa ăn phụ như: yaourt, phô mai, bơ… giúp tăng cường thêm dưỡng chất cho trẻ 9 tháng tuổi.

Nên xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng phong phú, cung cấp đủ chất. Giúp bé ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt, với những đứa trẻ bú mẹ thì cần tăng cường chất sắt trong thực đơn của bé như: gan gà, gan lợn, thịt đỏ… Tuy nhiên, các loại thực phẩm cho bé 9 tháng tuổi vẫn chưa sử dụng được như: sữa tươi, lòng trắng trứng, các loại hải sản thuộc dòng vỏ cứng như trai, sò, ốc… Vì có nguy cơ dị ứng cao.

  • Cho trẻ uống thêm nước: Khác với trẻ 6 tháng đầu đời. Thì trẻ 9 tháng cần được uống đủ nước để tránh táo bón.
  • Nên tập thói quen ngồi vào bàn ăn: Để tập thói quen ăn uống nghiêm túc. Mẹ nên cho bé ngồi vào bàn ăn như một thói quen, bé sẽ hào hứng ăn uống hơn. Mẹ nên lên những thực đơn cho bé 9 tháng viện dinh dưỡng để giúp sự phát triển của bé được tăng trưởng hơn.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW để con phát triển toàn diện

2. Thực đơn cho bé 9 tháng viện dinh dưỡng

2.1. Cháo tôm – cải bó xôi

Cháo tôm – cải bó xôi
Thực đơn cháo cho bé 9 tháng không thể thiếu cháo tôm cải bó xôi dinh dưỡng

Nguyên liệu:

  • 20g gạo
  • 30g tôm
  • 30g cải bó xôi
  • 5g dầu ăn

Cách làm:

  • Tôm sau khi mua về mẹ cần bóc vỏ, bỏ đầu và chỉ đen.
  • Băm nhuyễn tôm rồi xào qua với hành khô băm nhỏ cho thơm.
  • Trụng sơ cải bó xôi và cắt nhuyễn. Gạo ninh nhừ thì cho tôm và cải bó xôi vào nấu sôi lại thì tắt bếp.
  • Múc cháo ra cho dầu ăn trẻ em vào và cho bé ăn.
  • Món ăn trong thực đơn cho bé 9 tháng viện dinh dưỡng đây giúp bé phát triển được nhiều canxi và vitamin K

2.2. Cháo gan gà + khoai lang

Cháo gan gà + khoai lang
Bổ sung thực đơn cháo cho bé 9 tháng món cháo gan gà khoai lang

Nguyên liệu:

  • Gan gà: 30g
  • Khoai lang: 20g
  • Gạo tẻ: 20g
  • Dầu ăn: 5g

Cách làm thực đơn cho bé 9 tháng:

  • Gan gà rửa sạch rồi băm nhuyễn, phi với hành khô rồi múc ra bát.
  • Khoai lang hấp chín và nghiền nhuyễn.
  • Gạo nấu cháo nhừ thì cho gan gan gà và khoai lang vào nấu sôi lên.
  • Múc cháo ra bát và cho dầu ăn vào rồi cho bé ăn.
  • Đây là món trong thực đơn cho bé 9 tháng bị táo bón và bổ ích nhất

2.3. Cháo thịt heo + rau ngót

Cháo thịt heo + rau ngót
Thực đơn nấu cháo cho bé 9 tháng món cháo thịt heo rau ngót

Nguyên liệu:

  • Gạo: 20g
  • Thịt nạc: 30g
  • Rau ngót: 30g
  • Dầu ăn: 5g

Cách làm:

  • Gạo cho vào nồi ninh nhừ, thịt heo rửa sạch, băm nhỏ, phi với chút hành khô băm nhuyễn cho chín và cho vào cháo.
  • Rau ngót trụng sơ và đem cắt nhuyễn rồi cho vào cháo, đợi cháo sôi lại cho chín rau thì tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát và cho dầu ăn vào và cho bé ăn.
  • Đây là một món trong thực đơn cho bé 9 tháng viện dinh dưỡng đây giúp bé phát triển tốt.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm chay cho bé 9 tháng tuổi luôn khỏe mạnh

2.4. Cơm phủ cá dăm chiên trứng

Cơm phủ cá dăm chiên trứng
Cơm phủ cá dăm chiên trứng phù hợp cho thực đơn cho trẻ 9 – 12 tháng tuổi

Nguyên liệu:

  • Cá dăm khô
  • ½ lòng đỏ trứng gà đã luộc chín
  • ½ muỗng nhỏ bơ
  • 80g cơm nát

Cách làm thực đơn cho bé 9 tháng:

  • Cá dăm khô mẹ đem luộc sơ, vớt ra để ráo nước rồi trộn chung với lòng đỏ trứng gà đã luộc chín.
  • Cho bơ vào chảo, chỉnh lửa nhỏ rồi cho cơm vào đảo đều tay cùng bơ.
  • Cho cơm ra bát, để phần trứng và cá lên trên.
  • Mẹo nhỏ: Món cá dăm khô này mẹ chỉ cần nêm thêm gia vị cho vừa với khẩu vị là sẽ có được ngay món ăn cho người lớn.
  • Món ăn trong thực đơn cho bé 9 tháng viện dinh dưỡng đây cho sự tăng cân của bé

2.5. Súp thịt bò khoai tây

Súp thịt bò khoai tây
Súp thịt bò khoai tây món ăn dặm cho bé 9 tháng được các bé rất yêu thích

Nguyên liệu:

  • Thịt bò nạc: 35g
  • Khoai tây, cà rốt : mỗi loại 1 củ
  • Dầu ăn, hành lá

Cách làm:

  • Thịt bò đem rửa sạch, ướp chút gừng rồi sau đó cho lên bếp đun lửa vừa
  • Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, cắt miếng và hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Nếu bé ăn thô được rồi thì mẹ có thể cắt nhỏ cà rốt mà không nghiền để bé tập nhai.
  • Thịt bò chín nhừ thì cho khoai tây, cà rốt vào nấu chín.
  • Múc súp ra bát và cho thêm chút dầu ăn, chút hành lá lên trên để nguội là bé có thể ăn luôn.

2.6. Cháo tim lợn hầm với khoai tây, rau cải ngọt, cà rốt

Cháo tim lợn hầm với khoai tây, rau cải ngọt, cà rốt
Cháo tim lợn hầm với khoai tây, rau cải ngọt, cà rốt

Nguyên liệu:

  • Tim lợn: 30g
  • Cà rốt, khoai tây: mỗi loại 1 củ
  • Rau cải ngọt 4 -5 ngọn
  • Hành khô, dầu ăn: vừa đủ

Cách làm thực đơn cho bé 9 tháng:

  • Tim lợn sau khi mua về, đem rửa sạch, lọc bỏ hết màng và gân cứng
  • Đem băm nhỏ và xào chín với hành khô.
  • Món ăn này trong thực đơn cho bé 9 tháng viện dinh dưỡng giúp tăng cân nhanh chóng cho bé

2.7. Cà rốt, khoai tây đem gọt vỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn

Cà rốt, khoai tây đem gọt vỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn
Cà rốt, khoai tây đem gọt vỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn
  • Rau cải rửa sạch, ngâm chút nước muối loãng và băm nhỏ
  • Cháo nấu chín thì cho cà rốt, khoai tây vào đảo đều.
  • Sau đó cho cải vào và nấu thêm 3 phút
  • Sau cùng cho tim lợn đã xào chín vào đảo đều và múc cho bát nguội cho bé ăn.
  • Món này trong thực đơn cho bé 9 tháng bị táo bón là rất tốt

2.8. Cháo tôm – gạo lức

Cháo tôm – gạo lức
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của viện dinh dưỡng cháo tôm gạo lức

Nguyên liệu:

  • Gạo lức: 30g
  • Tôm biển: 3 – 4 con
  • Dầu ăn em bé
  • Cà rốt: 1/3 củ

Cách làm thực đơn cho bé 9 tháng:

  • Gạo lức đem vò sạch, nấu chín thành cháo
  • Tôm bỏ vỏ, bỏ đầu, làm sạch sống lưng rồi đem bằm nhỏ
  • Cà rốt gọt vỏ, bằm nhỏ, hấp chín
  • Cháo sôi thì cho tôm bằm, cà rốt bằm vào nấu sôi thêm 10 phút nữa là được.

2.9. Cháo trứng khoai lang

Cháo trứng khoai lang
Cháo trứng khoai lang là món cháo ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi thơm ngon

Nguyên liệu:

  • Khoai lang
  • Lòng đỏ trứng gà
  • Gạo tẻ
  • Dầu ô liu

Cách làm:

  • Khoai lang sau khi rửa sạch mẹ băm nhỏ rồi đem hấp chín hoặc cho vào nồi để nấu chung với cháo.
  • Đợi tới khi cháo và khoai lang chín thì mẹ hãy cho lòng đỏ trứng gà vào.
  • Tiếp tục đun sôi thêm khoảng 4-5 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ cháo ra bát tiếp đến cho thêm 1 chút dầu ăn ô liu vào.
  • Món này là một trong những thực đơn cho bé 9 tháng bị táo bón rất tốt.

Vừa rồi là thực đơn cho bé 9 tháng viện dinh dưỡng về sự phát triển của bé được các chuyên gia khuyên mẹ nên áp dụng, hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ chăm con dễ hơn và bé phát triển khỏe mạnh.

Giỏ hàng 0